Thứ Tư, 14 tháng 8, 2024

TẠI SAO CHƯA BẮT ĐÀM BÍCH THUỶ (FULBRIGHT) VÀ BẢO NINH (NỖI BUỒN CHIẾN TRANH) NHỈ?

 

"TẠI SAO CHƯA BẮT ĐÀM BÍCH THUỶ (FULBRIGHT) VÀ BẢO NINH (NỖI BUỒN CHIẾN TRANH) NHỈ?" - Đó là một câu hỏi, một nỗi băn khoăn của một Bạn đọc ở Đây.

Bạn đọc này viết:

*****

Tại sao chưa bắt Đàm Bích Thủ và Bảo Ninh nhỉ?
Báo chí chính thống Việt Nam bị tê liệt, không có nhà báo hay tờ báo nào có thể lên tiếng phê phán Bảo Ninh và Đàm Bích Thuỷ, dù một người Mỹ đã chỉ ra sự phản động của họ trên báo Mỹ!
Xem bài
Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2021
MỘT NGƯỜI MỸ CẢNH BÁO: “ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM- CON NGỰA THÀNH TROY CỦA MỸ Ở VIỆT NAM!”

https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/07/mot-nguoi-my-canh-bao-ai-hoc-fulbright.html

Và Một tờ báo địa phương cũng đã chỉ ra những luận cứ không thể phản bác:
Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020
BÁO BÌNH PHƯỚC CHỈ RÕ HỌ TÊN NHỮNG KẺ LẬT SỬ NHƯ NGUYỄN NHÃ, BẢO NINH, ĐÀM BÍCH THỦY (Fulbright Việt Nam)

https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/03/bao-binh-phuoc-chi-ro-ho-ten-nhung-ke.html

*****

Hoàng Ngân Thương Giới thiệu

Kính mời xem các bài liên quan:

7 nhận xét:

  1. Rõ ràng là cựu TT Phan Văn Khải nhầm người. Ông muốn thành lập trường đại học đẳng cấp quốc tế thì phải hỏi các giáo sư, các nhà khoa học Mỹ chứ hỏi chính trị gia làm gì? Chính trị gia thì biết gì về nghiên cứu và xuất bản? Chính trị gia cho nên mới treo biển kinh tế, nhưng giảng dạy chính sách công. Chính trị gia cho nên mới vác theo cả scandal Bob Kerrey vào Việt nam. Việt nam cần đại học “đẳng cấp quốc tế”, nghĩa là phải theo mô hình chuẩn của nhiều đại học thành công khác trên thế giới thì mới có thể so sánh được với nhau, để biết có “đẳng cấp” hay không. Còn đại học mà ông Vallely đề xuất là một thử nghiệm “không giống ai” thì đâu phải là thứ mà một nước nghèo, giáo dục và khoa học đều yếu kém như Việt nam cần.

    Trả lờiXóa
  2. Mỹ chuẩn bị chiến tranh cả về mặt tinh thần. Chúng dùng báo chí, tranh ảnh, sách vở, ca hát, chớp bóng... đủ các thứ. Chỉ ở Pháp mà thôi, mỗi năm chúng tiêu 2.450 triệu quan vào việc tuyên truyền nhồi sọ. Chúng không ra mặt. Ở nước nào chúng mua chuộc người nước ấy làm thay cho chúng. Bộ trưởng tuyên truyền Mỹ nói: mỗi năm, các báo chí nước ngoài đăng tài liệu tuyên truyền của Mỹ cộng lại hơn 4 vạn trang báo (bằng 16 vạn trang báo Cứu quốc). Mỗi năm ở các nước in hơn 200 quyển sách khen Mỹ và chống cộng, mỗi quyển ra từ 3 nghìn đến 10 vạn bản. Ở các nước có hơn 400 cơ quan làm việc tuyên truyền cho Mỹ... Mỹ còn lập nhà thương, trường học, hội từ thiện, vân vân, ở các nước, để làm cơ quan tuyên truyền và ổ mật thám. Hiện nay, tại những vùng tạm bị chiếm ở nước ta, Mỹ đang ra sức xâm lược văn hóa để hủ hóa và gieo rắc bệnh phục Mỹ, thân Mỹ, sợ Mỹ vào nhân dân, nhất là vào thanh niên ở những vùng ấy. Đó là một điều mà cán bộ giáo dục và tuyên truyền ta phải đặc biệt chú ý và phải ra sức chống lại."

    Đ.X. (một bút danh của Bác Hồ).

    Báo Cứu quốc, số 2128, ngày 25-7-1952.
    Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, in lần thứ ba.

    Trả lờiXóa
  3. Lịch sử từ 1954- 1975 là lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
    Nếu Mỹ không dựng lên chính quyền bù nhìn Ngô Đình Diệm rồi bơm tiền cho nó, bơm bom đạn cho nó, ra lệnh cho nó đàn áp nhân dân thì đâu có chiến tranh?

    Vậy mà cô Đàm Bích Thủy và anh Bảo Ninh- một người VN lại đi xuyên tạc bịa đặt, chạy tội cho Mỹ, nhồi vào đầu trẻ con một bài học bịa đặt thì ta có cần lên tiếng chỉ ra không?

    Tại sao chỉ có báo Bình Phước lên tiếng vụ này?
    Các báo khác không ai biết?
    Và giờ phải nhờ 1 ông Người Mỹ dạy Lịch sử Việt Nam cho người Việt?

    Trả lờiXóa
  4. Trong khi quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã được cải thiện trong thời gian gần đây, bức tranh toàn cảnh đã hoàn toàn khác cách đây nửa thế kỷ. Thủy cho biết Đại học Fulbright Việt Nam đã sử dụng việc hướng dẫn nghiên cứu lịch sử như một lăng kính cho sinh viên để nhìn sâu hơn vào xung đột giữa các quốc gia.

    Tình huống cụ thể: Học sinh của Thủy đã được xem một tập phim tài liệu của Ken Burns về “Chiến tranh Việt Nam”. Kết thúc tập phim, Thủy cho biết nhiều người đã khóc nức nở và xúc động về câu chuyện mà họ đã xem. Thủy nói rằng các sinh viên đã trao đổi lại với cô ấy: “Chúng tôi chưa bao giờ biết người Mỹ phải chịu đựng nhiều đến như vậy. Trước đây chúng tôi chỉ nghĩ người Việt Nam chịu thiệt thòi”.

    Nói về tầm quan trọng của tư duy phản biện, Thủy nói: “Bạn cần nhìn mọi thứ từ một lăng kính khác – đặc biệt là đối với lịch sử. Có rất nhiều cách giải thích về lịch sử”. Thủy đã trích dẫn một câu về sức mạnh biến đổi của giáo dục lịch sử: “Giáo dục là cách tốt nhất để hàn gắn quá khứ”.

    Mặc dù đúng là có rất nhiều cách giải thích về lịch sử, nhưng điều cốt yếu là bối cảnh và sự thật lịch sử là bất biến, nhưng lại thường bị gạt sang một bên nếu chúng không phù hợp với bất kỳ cái rìu ý thức hệ nào của người kể chuyện, trong trường hợp này là nước Mỹ – người đã quyết định lập ra trung tâm Đại học này.

    Thật ra, bản chất của tư duy phê phán mà cô Thủy đề cập đến là một phần và một mục đích của một thế giới quan đổi màu, tham gia vào chủ nghĩa xét lại lịch sử và làm sai lệch sự thật. Có lẽ Thủy cần phải xem lại các định nghĩa về tư duy phê phán, trong đó bao gồm cả những phân tích hợp lý, hoài nghi, không thiên vị, phải đánh giá thông qua bằng chứng thực tế.

    Mặc dù có lẽ Thủy tin vào chính những gì cô nói, nhưng những bình luận của cô cũng là một ví dụ về việc gây lệch lạc cho đám đông, cô chỉ nói với sinh viên tham dự những gì mà người Mỹ muốn nói, trong khi hầu hết đám đông đó không biết có bao nhiêu người Việt Nam đã phải chết và bao nhiêu người đang tiếp tục phải chịu đựng vì những di sản chiến tranh như bom mìn chưa nổ (UXO) và chất độc màu da cam. Đó là câu chuyện cũ đầy máu. Hoa Kỳ đã chiếm đóng, hủy diệt và bỏ đi, không hề có trách nhiệm hay nhận thức tập thể cần phải nhớ về quá khứ cũng như không chịu học hỏi từ nó.

    Bởi vậy, lịch sử sẽ tiếp tục lặp lại những sai lầm của chính nó, bởi nghệ thuật quảng cáo mà không có sự thật hay giá trị giáo dục nào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ các sinh viên đã xem tập phim tài liệu “Chiến tranh Việt Nam” đó nên được yêu cầu đọc cuốn sách “Giết tất cả những gì động đậy: Cuộc chiến của Hoa Kỳ ở Việt Nam” (Kill Anything That Moves: The Real American War in Vietnam) của Nick Turse, được dịch sang tiếng Việt sau vài tháng kể từ khi xuất bản ở Mỹ. Cuốn sách này, mà tôi khuyên độc giả nên đọc chậm từng ít một, và hãy đặt sang một bên nếu thấy bị trầm cảm, đã uống rượu hoặc trước khi đi ngủ, bởi nó mô tả chi tiết về việc sát hại, hành hạ các cơ thể con người mà lính Mỹ coi như một thước đo cho sự chiến thắng trong cuộc chiến, với lý thuyết “nếu chúng bị giết, chúng chắc chắn là Việt Cộng”!

      Có lẽ ai đó cần phải thông báo cho các sinh viên rằng lẽ ra đã có một cuộc bầu cử quốc gia của Việt Nam vào năm 1956 theo các điều khoản của Hiệp định Genève năm 1954, sau thất bại nặng nề của người Pháp tại Điện Biên Phủ. Nhưng có một thực tế nổi bật nhất là Hoa Kỳ đã phá hoại điều khoản đó để tạo ra một “quốc gia” tay sai ở nửa phía nam của Việt Nam, kéo dài chiến tranh trở thành một cuộc chiến khác.

      “Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ nhận được 80% phiếu bầu phổ thông”, theo hồi ký của Tổng thống Dwight D. Eisenhower, “do đó, sẽ thống nhất đất nước của ông và ngăn chặn Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2”. Nếu không có sự đau khổ, chết chóc và hủy diệt mà chiến tranh gây ra, chủ yếu là từ năm 1965 đến năm 1972, bởi Hoa Kỳ, tay sai Sài Gòn và các đồng minh như Úc, Hàn Quốc và các nước khác, Việt Nam sẽ có một giai đoạn phát triển rất khác , rất có thể sẽ vượt lên ngang hàng Singapore. Điều quan trọng nhất là, 3,8 triệu người Việt Nam, hơn một nửa trong số đó là dân thường, và 58.300 người Mỹ sẽ không mất mạng.

      Có lẽ ai đó cần phải đưa ra sự thật rằng những người Việt Nam chiến đấu chống Mỹ là những người yêu nước đấu tranh cho nền độc lập của đất nước họ, và họ đã chết cho lý tưởng đó. Trong khi hầu hết các binh sĩ Hoa Kỳ chiến đấu không vì điều gì ngoại trừ bản thân họ với hy vọng mãnh liệt rằng họ sẽ được trở về nhà với đầy đủ chân tay và không phải nằm trong một chiếc quan tài phủ cờ.

      Nếu sự đau khổ của người Mỹ là bi thảm, thì nó vẫn rất mờ nhạt so với mất mát của người Việt Nam. Hãy dành những giọt nước mắt của sư tử cho họ và những hy sinh mà họ đã chịu đựng để đánh bại Hoa Kỳ, trong một loạt những kẻ xâm lược nước ngoài đáng gờm. Nói một cách đơn giản, ngay từ đầu Hoa Kỳ đã không có quyền ở Việt Nam, không có người Mỹ và vũ khí chiến tranh của Mỹ thì sẽ không có đau khổ."

      Xóa
    2. Thật là một sự đồi bại của lịch sử, khi những người ở FUV tập trung vào sự đau khổ của Hoa Kỳ trong một cuộc chiến mà nó không bao giờ nên tiến hành. Nhưng sự trớ trêu đáng buồn này không đáng ngạc nhiên khi nó đến từ một tổ chức mà các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ cho rằng đó là điều cần làm, thực sự đáng khen ngợi khi chỉ định Bob Kerrey, thủ phạm gây ra tội ác thảm sát ở Thạnh Phong làm chủ tịch hội đồng quản trị của nó (sau đó, họ đã phải trả giá PR cho quyết định PR đáng khinh này về mặt đạo đức).

      Xóa
  5. ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM- TRƯỜNG ĐÀO TẠO PHẢN ĐỘNG!
    ÔNG PHAN VĂN KHẢI VÀ VIỆT NAM ĐÃ BỊ MẮC LỪA!

    Trả lờiXóa