"Марьяна Безуглая сообщила, что F-16 сбили американской системой ПВО Patriot из-за «дискоординации между подразделениями» ВСУ. Достойное начало для нового «ундерваффе» в руках бедуинов - американский самолет американской ракетой… Не дали нашим парням получить заслуженные 15 миллионов премии за сбитый вражеский F16, сами сбили! Во жлобы;)))”
https://t.me/miroshnik_r/16542
Dịch: "Cô nghị sĩ Ukraina Bezuglaya đã tuyên bố, Chiếc F-16 đầu tiên của Lực lượng vũ trang Ukraine đã bị bắn hạ với sự trợ giúp của hệ thống phòng không Patriot. Một khởi đầu xứng đáng cho F-16, loại vũ khí được mệnh danh là bảo bối thần kỳ trong tay Bedouins khi một chiếc máy bay Mỹ bị bắn hạ bằng một tên lửa Mỹ... Họ không để cho những người của chúng ta nhận được khoản tiền thưởng xứng đáng là 15 triệu cho chiếc F16 của đối phương bị bắn hạ, họ tự bắn hạ nó! Thật là tham lam;)))"
Trước đó, nghị sĩ Verkhovna Rada (Quốc hội) Ukraina Mariana Bezuglaya đã tuyên bố, F-16, trong cuộc tấn công bằng tên lửa lớn vào ngày 26 tháng 8, đã bị bắn hạ với sự trợ giúp của hệ thống phòng không Patriot do thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị của Không quân Ukraina.
Nghị sĩ viết:
"Theo thông tin của tôi, chiếc F-16 của phi công Ukraina Alexei Mes với biệt hiệu "Moonfish" - niềm kỳ vọng "Bộ mặt Lực lượng F-16 Ukraina" đã bị hệ thống tên lửa phòng không Patriot bắn hạ do sự mất phối hợp giữa các đơn vị."
Mariana Bezuglaya viết tiếp: "Các báo cáo ghi nhận rằng anh ta "không quản lý được". Sự kiện này diễn ra trong một trong những cuộc không kích mạnh nhất của người Nga vào ngày 26 tháng 8. Chiến tranh là chiến tranh, những tình tiết như vậy là có thể xảy ra. Nhưng văn hóa dối trá trong Bộ Tư lệnh Không quân của Lực lượng vũ trang Ukraine, cũng như trong các nhân viên quân sự cấp cao khác, dẫn đến thực tế là hệ thống quản lý các quyết định quân sự không được cải thiện trên cơ sở phân tích trung thực, được thu thập một cách nhất quán, mà còn xấu đi và thậm chí sụp đổ, như đã xảy ra ở hướng Pokrovsky. Và không có vị tướng nào bị trừng phạt. Tướng Tư lệnh Không quân Oleschuk vẫn tại vị".
Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine thông báo vụ rơi máy bay chiến đấu F-16 được chuyển giao cho Ukraine, với lý do là "lỗi kỹ thuật của phi công!"
Trả lời báo chí về vụ F-16 đầu tiên rơi ở Ukraina có phải vì tên lửa Patrioty bắn hạ hay không, Phó phát ngôn Lầu Năm góc Hoa Kỳ, người đẹp Sabrina Singh ngúng nguẩy: "Em đã biết chi mô! Em đang chờ báo cáo của Zelensky!"
Đài "Tiếng nói Hoa Kỳ" - "Voice of America", trích dẫn nguồn tin riêng của mình trong lực lượng không quân của Lực lượng vũ trang Ukraine, đã xác nhận rằng chiếc F-16 chở Trung tá Alexei Mes đã bị bắn hạ bởi hỏa lực "thân thiện" của phòng không Ukraina.
Chúng ta cùng mọi người dân Ukraina chưa quên: Từ hồi tháng Bẩy/2024, Zelensky sang tận Đan Mạch, hý hửng leo lên ngồi thử vào chiếc F-16 rồi hào hứng tuyên bố: Có thứ vũ khí thần diệu này thì Ukraina sẽ thắng đến nơi!
Còn bây giờ???
Ông Родион Мирошник - Rodion Miroshnik có gì mà phải trách móc?
Trả lờiXóaTheo tôi, phía Nga thử tìm hiểu xem cụ thể là anh nào trong QĐ Ukraina đã dùng Patriot hạ gục F16 rồi trả thưởng cho anh ta.
15 triệu rúp - số tiền không nhỏ!
Chưa tìm được thì cứ đăng báo, mời anh này đến Moskva lĩnh thưởng!
Đề xuất của ông Hoàng Xuân Đan rất hay. Dù gì thì Nga cũng cần cảm ơn cái anh xạ thủ tên lửa Ukraina này.
Trả lờiXóaTên lửa Mỹ bắn rơi máy bay Mỹ ngay trận đầu F16 ra quân!
Người Ukraina (xạ thủ tên lửa) giết người Ukraina (phi công)!
2 Điều trên có ý nghĩa hơn rất nhiều so với chiến công của 1 xạ thủ tên lửa Nga, bằng tên lửa Nga hạ một máy bay Mỹ vì ngay cả người Mỹ cũng đoán trước được điều này, rằng F16 sẽ làm mồi cho tên lửa Nga, cũng tương tự như xe tăng Mỹ, xe tăng Đức bây giờ đã sắp hết rồi!
Tôi đã nghe bạn bè kể lại, rằng cái thằng F16 điều hành nó rất phức tạp. Phi công Mỹ phải được học hành vài ba năm.
Trả lờiXóaVậy mà Ukraina muốn "đót cháy giai đoạn", học hành bị rút xuống còn vài ba tháng. Chết là phải. Tội cho anh phi công!
Học nhanh chỉ có phi công Việt Nam! Cỡ như Phi công Nguyễn Văn Bẩy, hoặc Phi công Phi đội A37 ném bom Dinh Độc lập...
Máy bay Nga, Máy bay Mỹ với phi công Việt Nam, đều học khá nhanh. Đang lái máy bay Nga, chuyển sang lái A37 Mỹ, phi công ta chỉ học vài ngày!
Xin lỗi, ở Ý kiến trên, tôi gõ nhầm!
Trả lờiXóaNém bom Dinh Độc lập chỉ có một minh Nguyễn Thành Trung. Ông là người đã lái máy bay F-5E ném bom vào Dinh Độc Lập ngày 8 tháng 4 năm 1975.
Ngày 8 tháng 4 năm 1975, lúc 8 giờ 30 phút sáng, Nguyễn Thành Trung (lúc đó là Trung úy Không lực VNCH) nhận được mệnh lệnh xuất kích từ sân bay Biên Hòa (lúc này thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa), lái máy bay F5-E ném bom Dinh Độc Lập. Lần đầu ném 2 quả bom rơi không trúng mục tiêu, lần cắt bom thứ hai có trúng đích nhưng chỉ có một quả nổ. Ông tiếp tục dùng súng 20 ly bắn vào kho xăng Nhà Bè, rồi lái máy bay đáp xuống an toàn trên đường băng dã chiến bằng đất với đường đáp chỉ 1.000m ở sân bay tỉnh Phước Long (nay là tỉnh Bình Phước) trong khi F5E yêu cầu một đường băng hạ cánh đến 3000 m.
Ngày 22 tháng 4 năm 1975, ông được điều ra sân bay Đà Nẵng để hướng dẫn các phi công miền Bắc lái máy bay A-37 (Phi đội Quyết Thắng) do quân Giải phóng chiếm được và huấn luyện trong vòng 1 tuần. Chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975, theo lệnh của bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Thành Trung dẫn đầu phi đội gồm 3 chiếc A-37 từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) cất cánh thẳng hướng Sài Gòn, ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, làm đảo lộn kế hoạch di tản bằng máy bay của người Mỹ, rồi cả phi đội hạ cánh an toàn xuống sân bay Thành Sơn (Phan Rang).
Còn Phi đội A37 là Phi đội tấn công Sân Bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975.
Dùng máy bay địch đánh địch trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
Trả lờiXóa28/04/2022 14:06
https://baohatinh.vn/dung-may-bay-dich-danh-dich-trong-chien-dich-ho-chi-minh-lich-su-post230805.html
Sau khi nghe trình bày ý định viết về trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất chiều 28/4/1975 của không quân ta, ông vui vẻ gác mọi chuyện đại sự lại, kể ngay cho tôi nghe.
Đúng 8 giờ sáng 4/4/1975, tôi trực tiếp đến Bộ Quốc phòng gặp anh Văn (tức Đại tướng Võ Nguyên Giáp) báo cáo về tình hình Đà Nẵng sau khi được giải phóng. Anh hỏi đi hỏi lại còn bao nhiêu chiếc máy bay có thể chiến đấu được? Tôi xác nhận: “Chỉ còn 7 chiếc, nhưng chúng tôi sẽ tích cực sửa chữa và cho dù còn một chiếc cũng xin phép cho đi đánh”. Anh Văn cười và yêu cầu tôi qua báo cáo với anh Ba (tức Tổng Bí thư Lê Duẩn).
Tôi báo cáo ý kiến cho không quân ta sử dụng máy bay địch thu được tham chiến. Anh Ba rất đồng tình: “Đúng quá, cậu vào báo cáo với anh Tô đi!”. Tôi bèn đến gặp anh Tô (tức Thủ tướng Phạm Văn Đồng) tại phòng làm việc trên gác. Anh vui vẻ bắt tay, mời tôi ngồi đối diện rồi chăm chú lắng nghe. Tôi cũng báo cáo ngắn gọn tình hình Đà Nẵng và đề đạt các ý kiến như trên. Anh Tô hài lòng nhận xét đề nghị đưa ra rất chính xác.
Ngày 26/4/1974, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu - anh Lê Văn Tri tiếp tục nhớ lại: "Chiều ngày 25/4/1975, tôi nhận được điện của Cục Tác chiến: “Đúng 8 giờ sáng ngày 26/4/1975, đồng chí Lê Văn Tri có mặt ở Bộ Tổng Tư lệnh nhận nhiệm vụ”.
Sau đó, ngày 26/4/1975, tôi lên gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng hỏi: "Ta thu được bao nhiêu máy bay A37 của địch có thể dùng được?”. Tôi báo cáo: “Thưa Đại tướng, tại Đà Nẵng có một chiếc, phi công đang học lái, còn sân bay Phù Cát - Bình Định có 5 chiếc còn nguyên vẹn, chưa cho bay thử”.
Đại tướng cho biết, có điện của Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tư lệnh chiến dịch từ miền Nam gửi ra đề nghị Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương sử dụng máy bay thu được của địch để tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, với yêu cầu phải đánh đúng vào chiều 28/4/1975 và chỉ vào ngày đó mà thôi. Bộ Chính trị đã đồng ý.
47 năm đã trôi qua nhưng tôi vẫn nhớ rõ cảm xúc của anh Lê Văn Tri lúc ấy. Anh nói rằng, nhận nhiệm vụ đó, anh vừa mừng vừa lo, không biết liệu có tổ chức kịp hay không vì chỉ có 3 ngày để chuẩn bị cho trận đánh có một không hai này.
“Trở về Quân chủng, tôi trao đổi với Chính uỷ Hoàng Phương. Chính uỷ thống nhất để tôi trực tiếp chỉ huy trận đánh này. Bộ phận chỉ huy có các anh Trần Hanh, Nguyễn Hồng Nhị và tôi lên máy bay AN-24 vào sân bay Đà Nẵng lúc 10 giờ. Nơi đây chỉ còn duy nhất một chiếc A37 có thể bay được. Anh Nguyễn Thành Trung đang cùng các chiến sỹ lái của Trung đoàn Mig17 (923) do anh Phạm Ngọc Lan chỉ huy, tập luyện. Sau đó, chúng tôi vào sân bay Phù Cát chuẩn bị thêm 4 chiếc A37 nữa. Chúng tôi tổ chức phi đội chiến đấu lấy tên là “Phi đội Quyết thắng” gồm có phi công Nguyễn Thành Trung số 1 dẫn đầu, Từ Đễ số 2, Nguyễn Văn Lục số 3, Hán Văn Quảng số 4 - chỉ huy, Mai Xuân Vượng và Nguyễn On số 5 - bay cùng đội hình” - anh Lê Văn Tri bồi hồi kể.
Ngày 28/4/1975, phi đội bay vào sân bay Thành Sơn (Phan Rang). Một vấn đề phải thảo luận rất kỹ là đánh vào nơi nào để đạt được ý đồ của Bộ Tư lệnh chiến dịch, phải đánh trúng mục tiêu là khu để máy bay quân sự của sân bay Tân Sơn Nhất, nhằm gây tiếng nổ liên tiếp, tạo ra những cột khói bốc cao, vừa để phối hợp chiến dịch, đồng thời là hiệu lệnh chuẩn bị tấn công vào sào huyệt của nguỵ quân, nguỵ quyền.
Sau khi trao đổi ý kiến với Nguyễn Thành Trung và các đồng chí trong đoàn bay, cuối cùng, đồng chí Lê Văn Tri quyết định đánh vào chỗ để máy bay trực chiến đấu. Đó là điểm tập trung máy bay địch đang mang đầy bom đạn và cũng dễ nhìn thấy.
Đến giờ xuất phát, mọi người tề tựu đủ mặt trong căn phòng rất trang nghiêm có bày chân dung Bác Hồ và lá cờ Tổ quốc. Đồng chí Lê Văn Tri mặc bộ đồ bay của không quân, trang trọng trao nhiệm vụ cho Phi đội Quyết thắng. Phi công Nguyễn Thành Trung thay mặt anh em đứng ra hứa quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Đúng 15 giờ ngày 28/4/1975, phi đội cất cánh. Theo kế hoạch chiến đấu, phải giữ bí mật bất ngờ, nên suốt cả đường bay không dùng thông tin liên lạc với nhau. Đội hình 3 chiếc trước, 2 chiếc sau, luồn lách, né tránh hoả lực phòng không của ta.
XóaDòng hồi tưởng đang chìm trong sự trầm tư, bỗng dưng sôi nổi khi anh Lê Văn Tri kể về phút chiến đấu: “Phi đội vừa tiến vào Sài Gòn, nhiều câu hỏi dồn dập từ sở chỉ huy không quân nguỵ: “Máy bay của phi đoàn nào?”. Phi công Từ Đễ trả lời: “Máy bay của Mỹ đây!”. Dứt lời, anh ném bom vào sân bay Tân Sơn Nhất. Các máy bay còn lại thay nhau trút bom vào số máy bay trực chiến của địch. Tiếng bom nổ vang dội cả Sài Gòn, khói bốc lên từng cuộn lớn. Thi hành xong nhiệm vụ, Phi đội Quyết thăng nối đuôi nhau bay vòng về Phan Rang. 17 giờ 15 phút, có tiếng của Nguyễn Thành Trung từ trên không báo về: “Tất cả phi đội đã về đủ, có một chiếc sắp hết dầu, buộc phải tắt bớt một động cơ để đủ nhiên liệu về đến sân bay Phan Rang. Tôi vội vàng đốc thúc anh em chuẩn bị sẵn sàng để cấp cứu đề phòng chiếc máy bay hết dầu, tắt máy giữa đường băng. May mắn thay, cuối cùng toàn phi đội đều hạ cánh an toàn. Mừng rơi nước mắt, chúng tôi xúc động ôm hôn thắm thiết các phi công và ngay lập tức, tôi thân ái gọi Nguyễn Thành Trung là: “Đồng chí”!. Thế là phi đội Quyết thắng đã hoàn thành một cách xuất sắc, ném bom trúng mục tiêu quy định, phá huỷ và làm cháy trên 50 chiếc máy bay nguỵ đang trực chiến ở sân bay Tân Sơn Nhất. Phía ta tuyệt đối an toàn cả người và phương tiện”.
Ngày mồng 2/5/1975, lúc 14 giờ, đồng chí Lê Văn Tri bước vào trụ sở Ban Liên hiệp bốn bên gặp các anh Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Đinh Đức Thiện và Trần Văn Trà.
Anh Văn Tiến Dũng khen ngợi: “Phi đội Quyết Thắng đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, ném rất đúng mục tiêu, tiêu diệt và phá huỷ trên 50 máy bay, đẩy dịch vào cơn hoảng loạn. Một trận phối hợp tuyệt đẹp trong một chiến dịch hiệp đồng quân chủng, binh chủng đầy đủ nhất từ trước đến nay của Quân đội ta. Ta đã đánh đúng vào thời điểm cực kỳ quan trọng, tác động lớn đến diễn biến chiến dịch đi tới toàn thắng”.
Đúng 2 ngày rưỡi trước khi chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, vào lúc 15 giờ ngày 28/4/1975, phi đội máy bay A37 của phi công Nguyễn Thành Trung đã được lệnh xuất kích từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) vào ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, tiêu diệt và phá hủy 50 máy bay địch. Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Lê Văn Tri là người chỉ huy trận đánh này.
Đó là thời điểm cực kỳ quan trọng, đẩy kẻ địch vào cơn hoảng loạn, góp phần quan trọng đưa chiến dịch đi tới toàn thắng. Tôi may mắn từng được gặp gỡ chuyện trò với Trung tướng Lê Văn Tri - Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân tại phòng làm việc. 47 năm đã qua đi nhưng câu chuyện vẫn còn in đậm trong tâm trí.
Anh hề Zelensky vừa cách chức Tướng Tư lệnh Không quân Oleschuk rồi.
Trả lờiXóaThật nhục cho Mỹ và tay sai - chính quyền nguỵ Kiev: Putin chưa thèm ra tay thì F16 đã rụng!
Trả lờiXóa