Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2022

Mới nóng: PHÁT HIỆN RÒ RỈ, NGA QUYẾT ĐỊNH NGỪNG VÔ THỜI HẠN ĐƯỜNG ỐNG DÒNG CHẢY PHƯƠNG BẮC 1

 

Tập đoàn Gazprom ngày 2/9 thông báo họ không thể mở lại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 theo kế hoạch, sau khi phát hiện tuabin chính tại trạm nén Portovaya gần St. Petersburg bị rò rỉ dầu, trong quá trình kiểm tra chung với đơn vị bảo dưỡng Siemens Energy.

"Chúng tôi dừng hoàn toàn vận chuyển khí đốt qua Nord Stream 1, cho đến khi vấn đề được khắc phục", thông báo của Gazprom cho biết, nhưng không đề cập đến thời hạn cụ thể.

Vài giờ trước đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói trong cuộc họp báo rằng việc cung cấp khí đốt qua Nord Stream 1 có thể gặp nhiều gián đoạn hơn trong tương lai. Moskva cho rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga đã cản trở các hoạt động và bảo trì thường kỳ của đường ống.

Hoàng Ngân Thương

=====

Từ ngày 27/4/2021, Google.tienlang nhắc anh em báo chí VN:

1. Hai nguyên tắc nằm lòng cho các nhà báo Việt Nam: TRUNG THỰC VÀ ĐỪNG NHÌN SỰ KIỆN BẰNG CON MẮT NGƯỜI MỸ!Và các bài: 2. Các nhà báo Việt Nam nên biết: NGUYÊN NHÂN QUAN HỆ NGA- UKRAINA ĐANG NÓNG LÊN LÀ DO UKRAINA CHỦ TRƯƠNG ĐẢO NGƯỢC LỊCH SỬ, QUYẾT LÀM TAY SAI CHO MỸ! 3. VỀ "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH" VÀ "CÁCH MẠNG MÀU SẮC" - CẦN XEM LẠI VIDEO PHÂN TÍCH CỦA TBT, CTN NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Xem bài liên quan:

Mời xem một vài bài về thân phận những kẻ làm tay sai cho Mỹ:

13 nhận xét:

  1. Hơn 81% người Nga 'tín nhiệm ông Putin'
    81,1% người dân Nga tín nhiệm ông Putin vào tuần cuối tháng 8, trong khi 78,1% tán thành công việc của ông, theo khảo sát của trung tâm VTsIOM.

    Mức độ tín nhiệm đối với Tổng thống Vladimir Putin trong tuần qua giảm 0,1% so với mức 81,2% của tuần trước đó, theo kết quả khảo sát được Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Toàn Nga (VTsIOM) công bố ngày 2/9.

    "Tỷ lệ tán thành công việc của Tổng thống Nga từ 22/8 đến 28/8 là 78,1%, giảm 0,3% so với tuần trước đó", VTsIOM cho biết thêm. Khảo sát được VTsIOM thực hiện từ 22/8 đến 28/8, với sự tham gia của 1.600 người trên 18 tuổi.
    VTsIOM là đơn vị thăm dò thuộc sở hữu nhà nước Nga, được thành lập năm 1987 và là một trong những trung tâm khảo sát thị trường, xã hội học hàng đầu của Nga.

    Trung tâm có mạng lưới phỏng vấn viên riêng, gồm khoảng 5.000 người. VTsIOM đặc biệt nổi tiếng với các cuộc thăm dò ý kiến toàn quốc hàng tuần (loại khảo sát được thực hiện trực tiếp), khảo sát qua điện thoại hàng ngày và các nghiên cứu trực tuyến thường xuyên.

    Các số liệu đánh giá tích cực đối với Thủ tướng Mikhail Mishustin và chính phủ Nga giảm lần lượt 0,8% và 0,1% trong tuần qua, xuống mức 51,8% và 50,8%. Tỷ lệ tín nhiệm đối với Thủ tướng Mishustin vẫn giữ nguyên ở mức 62,5%.

    Những người được khảo sát cũng đánh giá về các đảng trong quốc hội, trong đó đảng Nước Nga Thống nhất có tỷ lệ tín nhiệm cao nhất với 40,2%.

    Khảo sát được thực hiện trong bối cảnh chiến sự Ukraine đã bước sang tháng thứ bảy. Xung đột tới nay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, trong khi tiến trình đàm phán giữa hai nước cũng đình trệ từ cuối tháng 3. Trong khi Nga ra điều kiện Ukraine phải đầu hàng để chấm dứt chiến sự, Kiev tuyên bố nhượng bộ lãnh thổ là "không thể chấp nhận được" và quyết tâm đẩy lực lượng Moskva ra khỏi biên giới.

    Trả lờiXóa

  2. Потери Киева, миссия МАГАТЭ и потолок цен на российскую нефть. События вокруг Украины
    3/9- 03:40
    https://tass.ru/mezhdunarodnaya-panorama/15635959
    TASS CẬP NHẬT THÔNG TIN MỚI NÓNG LIÊN QUAN ĐẾN UKRAINA

    Gazprom thông báo ngừng cung cấp hoàn toàn qua dòng chảy phương Bắc.
    Những nỗ lực của Lực lượng vũ trang Ukraine nhằm tiến theo hướng Nikolaev-Kryvyi Rih và các hướng khác, dẫn đến những tổn thất đáng kể của họ, được thiết kế để "tạo ra ảo tưởng cho những người phụ trách phương Tây về khả năng <...> tiến hành một cuộc tấn công, ”- Shoigu nói.

    Theo Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, chỉ trong 24 giờ qua, phía Ukraine trên hướng Nikolaev-Kryvyi Rih đã thiệt hại hơn 330 người và 55 thiết bị. Ngoài ra, hai máy bay cường kích Su-25 của Ukraine và một máy bay chiến đấu MiG-29, được chuyển đổi sang sử dụng tên lửa chống radar của Mỹ, đã bị bắn rơi trên khu vực Kherson.

    Chỉ trong tháng qua, theo ông Shoigu, Ukraine đã mất 601 vũ khí hạng nặng và pháo, chủ yếu do phương Tây sản xuất, 19 máy bay và 6 trực thăng, cũng như 188 máy bay không người lái.

    Sứ mệnh của IAEA
    Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi, người lãnh đạo sứ mệnh của tổ chức tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya, đã xác nhận sự vi phạm "tính toàn vẹn vật lý" của nó ở một số nơi, nhưng không cho biết đó là vô tình hay cố ý. Theo ông, công việc của phái bộ có thể kéo dài đến ngày 4-5 / 9 và trong tương lai, IAEA dự kiến ​​sẽ tổ chức sự hiện diện thường xuyên của nhân viên tại cơ sở.
    Chính quyền địa phương hy vọng rằng điều này sẽ ngăn chặn các cuộc pháo kích của Ukraine vào Energodar, nơi đặt nhà máy điện hạt nhân và chính nhà máy này. Đồng thời, vào tối thứ Sáu, họ nói rằng một máy bay không người lái của Ukraine "với nhiệm vụ chiến đấu" đã bị bắn hạ cách vật thể vài trăm mét.

    Shoigu đảm bảo rằng không có vũ khí hạng nặng nào của Nga trên lãnh thổ của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya và các khu vực xung quanh, đồng thời đặt mọi trách nhiệm lên Kyiv về những trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra do nhà máy bị pháo kích.

    Trả lờiXóa
  3. Khủng hoảng năng lượng: 'Tự bóp nghẹt', nhiều 'ông lớn' ngành công nghiệp lần lượt đóng cửa, lối thoát nào cho châu Âu?
    Mặt bằng chi phí mới đã “bóp nghẹt” công việc kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn cung năng lượng đang bị thiếu hụt trầm trọng, giá xăng dầu, khí đốt không ngừng thiết lập kỷ lục mới... Giới quan sát cho rằng, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đang tự “bóp nghẹt” chính các ngành công nghiệp trong khu vực.
    Doanh nghiệp đóng cửa, lao động mất việc, Eurozone đang rơi vào suy thoái?
    Ở châu Âu, nguồn cung năng lượng đang bị thiếu hụt trầm trọng, trong khi môi trường giá lại liên tục thiết lập những kỷ lục mới. Hậu quả là các nhà máy công nghiệp lần lượt phải đóng cửa do chi phí quá cao, trong khi đời sống sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi mức lạm phát hai con số.

    Slovalco, nhà cung cấp nhôm chính ở châu Âu, sẽ ngừng sản xuất ở Slovakia kể từ tháng Chín. Khoảng 300 nhân viên toàn thời gian và hơn 1.000 người từ các công ty phụ trợ sẽ mất việc làm.

    Kể từ đầu năm, nhà máy này đã giảm 40% sản lượng kim loại nhẹ ban đầu. Bây giờ, công suất chủ yếu được ghi nhận trong các quá trình xử lý lại. Trước đó, việc đình chỉ hoạt động cũng đã được nhà máy kẽm Budel của Hà Lan thông báo.

    Các nguồn năng lượng đắt đỏ cũng làm tổn hại đến ngành công nghiệp hóa chất. Công ty Chimcomplex khổng lồ của Romania đã dừng sản xuất các hợp chất polyols, octanol và isobutanol, vốn cần thiết cho việc sản xuất keo dán, chất bịt kín và sơn bóng.

    Song song với đó, cuộc khủng hoảng năng lượng không bỏ qua các nhà sản xuất phân bón. Do giá khí đốt quá cao, nhà sản xuất ANWIL của Ba Lan đã không thể hoạt động và nhà sản xuất Yara của Na Uy cũng buộc phải giảm công suất tới 35%.

    Tại Đức, nhà sản xuất SKW Sticksoffwerke Piesteritz đóng cửa các chi nhánh trên khắp đất nước. Người phát ngôn doanh nghiệp Christopher Profitlich cho biết chi phí khí đốt của công ty lên tới 30 triệu Euro mỗi tháng.

    Theo người phát ngôn Christopher Profitlich, những chi phí mới đã “bóp nghẹt” công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo nhà máy đã sẵn sàng ngừng sản xuất hoàn toàn. Từ ngày 1/10 tới, 860 nhân viên có thể bị nghỉ việc và không có việc làm.

    Các quan chức địa phương đã gióng lên hồi chuông báo động. Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner và Bộ trưởng Kinh tế Robert Habek bị tấn công bởi những bức thư than phiền.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc SKW Sticksoffwerke Piesteritz ngừng hoạt động hoàn toàn có thể mang đến một thảm họa cho toàn bộ đất nước. Ngoài phân bón, công ty còn sản xuất Adblue, chất làm sạch khí thải động cơ diesel được lắp đặt trên hầu hết các xe tải ở Đức.

      Các nhà phân tích cảnh báo nguy cơ khủng hoảng năng lượng sẽ làm giảm hơn 1/4 tổng công suất sản xuất phân đạm ở châu Âu.

      Trong bối cảnh này, việc dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” đã sẵn sàng hoạt động có thể cứu vãn tình hình, song phương Tây kiên quyết nói Không.

      “Cơ hội để tồn tại tốt hơn trong mùa Đông sẽ biến thành một thất bại chính trị nghiêm trọng”, Bộ trưởng Robert Habeck cho biết.

      Vì vậy, để bảo vệ tham vọng của mình, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) lại đang “bóp nghẹt” chính các ngành công nghiệp trong khu vực.

      Trong khi đó, các doanh nghiệp ở Lithuania và Latvia đang gặp vấn đề về bán hàng, với chi phí hàng hóa tăng vọt. Theo những người đứng đầu các liên minh có liên quan tại các nước cộng hòa Baltic thì “cho đến nay, chưa có giải pháp thay thế xứng đáng cho nguồn cung dầu và khí đốt từ Nga”.

      Việc nhập khẩu từ Na Uy, Trung Đông, châu Phi, cũng như đường biển từ Bắc Mỹ không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của châu Âu. Do đó, sản lượng và GDP sẽ giảm”, Georgy Svirin, một chuyên gia về thị trường tài chính quốc tế cảnh báo.

      Đồng quan điểm này, các chuyên gia thuộc tổ chức tài chính quốc tế UBS Group cũng chỉ ra rằng, nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) đang rơi vào suy thoái. Họ ước tính các nền kinh tế trong khu vực sẽ suy giảm lần lượt 0,1% và 0,2% trong quý III và quý IV/2022. Song song với đó, lạm phát hàng năm ở châu Âu cũng đạt mức cao nhất trong 25 năm.

      Đối với cái gọi là khí đốt thay thế, mới đây Na Uy đã từ chối giảm giá bán nhiên liệu xanh cho các nhà nhập khẩu châu Âu.

      “Ở các nước đầu tàu, chẳng hạn như Đức, nhà nước vẫn đang hỗ trợ cho các công ty chủ chốt. Tuy nhiên ở các nước nghèo hơn, triển vọng của doanh nghiệp là rất đáng buồn”, Oleg Cherednichenko, Phó Giáo sư Khoa Lý thuyết kinh tế của Đại học Kinh tế Nga Plekhanov, cho biết.

      Xóa
    2. Họ không có nhiều lựa chọn
      Giá điện ở “Lục địa Già” đã tăng đáng kể từ mùa Xuân năm ngoái. Biểu giá tăng lên sau khi giá khí đốt đắt lên, vốn là nhiên liệu chính của hầu hết các nhà máy nhiệt điện. Nguyên nhân là do nguồn cung hạn chế trên thị trường và tỷ lệ lấp đầy các cơ sở lưu trữ ngầm ở EU thấp. "Đổ thêm dầu vào lửa" là nhu cầu mạnh mẽ về khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) ở châu Á.

      Chi tiêu cho các nguồn năng lượng đã bị phân tán bởi các lệnh trừng phạt chống Nga. Ngoài ra, tình trạng nắng nóng bất thường cũng buộc người dân phải sử dụng điều hòa nhiều hơn.

      Thêm vào đó, sự cạnh tranh về LNG giữa châu Âu và châu Á ngày càng gay gắt - cả hai lục địa đều đang vội vàng tích trữ nhiên liệu trước mùa Đông. Kết quả là EU bắt đầu mua thêm khí đốt, từ đó đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng năng lượng.

      Cộng hòa Czech, nước chủ trì Hội đồng châu Âu, đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của các Bộ trưởng năng lượng EU để thảo luận về các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng, theo Thủ tướng Petr Fiala thông báo.

      Việc tăng giá nhiên liệu đánh vào túi tiền của không chỉ các nhà công nghiệp, mà cả những người dân châu Âu bình thường. Đối với người tiêu dùng ở Lithuania, Latvia và Estonia, giá điện đã đạt mức kỷ lục là 4.000 Euro cho mỗi Megawatt-giờ (tương đương 4 Euro cho mỗi kilowatt-giờ).

      Trong những điều kiện này, phương Tây không có nhiều lựa chọn ngoài việc tiết kiệm chi phí sưởi ấm. Ví dụ, Đức đã đề xuất giảm nhiệt độ sưởi ấm tại các văn phòng và nơi công cộng xuống 19 độ C. Các quan chức cho biết, các tòa nhà mà người dân “không ở trong thời gian dài” hoàn toàn không cần phải sưởi ấm.

      Trong khi đó, nhìn vào triển vọng của ngành công nghiệp châu Âu còn thấy đáng buồn hơn. Chi phí sản xuất phụ thuộc vào giá khí đốt và giá điện. Nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ buộc phải đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động, và điều này sẽ dẫn đến việc sa thải hàng loạt.

      Nguy hiểm hơn, việc không có nguồn thu nhập cố định và môi trường giá cao tại các cửa hàng sẽ dẫn đến sự bùng nổ vấn đề kinh tế xã hội ở châu Âu.

      Ngoài ra, việc tăng giá phân bón do gần 1/4 các nhà máy ở EU đóng cửa dẫn đến nguy cơ thu hoạch mùa vụ kém. Do đó đến năm 2023-2024, vấn đề thiếu lương thực trong khu vực có thể trở nên trầm trọng.

      Xóa
  4. Khủng hoảng năng lượng châu Âu đáng sợ mức nào?
    Nhà phân tích cấp cao Fabian Ronningen tại hãng nghiên cứu năng lượng Rystad Energy nhận định rằng “đáng sợ” là một từ chính xác để mô tả cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu lúc này.


    Khủng hoảng năng lượng châu Âu

    Cách đây 2 ngày, có một thông tin gây xôn xao thị trường năng lượng châu Âu khi giá điện giao năm 2023 được công bố tại một số nước như Pháp và Đức. Theo các con số mới, giá mỗi MWh điện giao tại hai nước này trong năm 2023 đều lên tới khoảng 1.000 euro, tức cao gấp khoảng 10 lần cách đây 1 năm.

    Tại Anh, Cơ quan quản lý năng lượng của chính phủ - Ofgem cho biết kể từ ngày 1/10 sẽ tăng giá trần điện và khí đốt lên từ 80-100%, khiến mỗi hộ gia đình trung bình tại Anh sẽ phải chi gần 4.200 USD mỗi năm cho tiền năng lượng.

    Tại Đức, kể từ ngày 1/10/2022, mỗi hộ gia đình sẽ phải đóng thêm 2,4 cent cho mỗi KWh sử dụng khí đốt, tương đương với việc phải chi thêm khoảng 500 euro mỗi năm. Tại thị trường châu Âu, giá khí đốt ngày 26/8 đã ở mức 341 euro cho mỗi MWh, gần bằng mức kỷ lục 345 euro/MWh hồi tháng 3/2022 và mức giá này đã tăng 5,5 lần chỉ trong vòng 12 tháng qua.

    Các con số trên là những ví dụ rõ nhất cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu đang bước vào một giai đoạn đáng sợ, khi giá của tất cả các loại năng lượng, từ khí đốt, điện cho đến xăng dầu đều tăng rất cao và ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế.

    Về mặt vĩ mô, giá năng lượng tăng cao là yếu tố quan trọng nhất khiến lạm phát tại nhiều quốc gia châu Âu hiện đang ở mức cao nhất trong 3-4 thập kỷ qua. Như tại Anh, dự kiến lạm phát vào tháng 10/2022 sẽ lên tới 13%, trong khi tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), con số này đã dao động quanh mức 10%.

    Cách đây chừng 1 tháng, các số liệu từ Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đã cho thấy khoảng 1/3 trong số hàng chục triệu doanh nghiệp nước này đã phải cắt giảm, thậm chí là ngừng sản xuất, vì giá năng lượng quá cao. Chính phủ Đức đã phải chi hàng trăm triệu euro trợ giúp cho Uniper, tập đoàn nhập khẩu năng lượng lớn nhất của Đức, thoát khỏi phá sản. Chính phủ Đức thậm chí đã tính đến phương án tách khí đốt ra khỏi thị trường năng lượng trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ hệ thống năng lượng của Đức khỏi sụp đổ.

    Đối với các hộ gia đình châu Âu, khủng hoảng năng lượng đã là thực tế quá rõ nét, phản ánh qua hoá đơn điện, khí đốt tăng từ vài chục % cho đến cả vài trăm %, giá cả hàng hoá tiêu dùng cũng tăng do lạm phát, đồng thời phải thực hiện một loạt các biện pháp khẩn cấp để tiết kiệm năng lượng như hạn chế sưởi ấm, hạn chế tiêu dùng điện… Tất cả những điều này càng trở nên phức tạp hơn khi châu Âu đã và đang trải qua một mùa Hè vô cùng khắc nghiệt về thời tiết, với nắng nóng cực đoan kéo dài, hạn hán lớn nhất trong vòng 500 năm, khiến nhu cầu năng lượng ngày càng cấp bách hơn.

    Trả lờiXóa
  5. Hệ lụy của khủng hoảng năng lượng

    Hóa đơn tiền điện tăng cao, chi phí sinh hoạt tăng phi mã và một mùa đông phải lựa chọn giữa “ăn uống hoặc sưởi ấm” đang là thực tế mà người dân châu Âu phải đối mặt…

    Về mặt đời sống, giá năng lượng tăng cao tạo ra một gánh nặng tài chính rất lớn lên các hộ gia đình. Từ khoảng vài tuần qua, tại Anh đã xuất hiện phong trào không trả hoá đơn năng lượng (Don’t pay UK), một phong trào bất tuân dân sự nhằm phản đối việc giá năng lượng sẽ tăng quá cao trong thời gian tới. Phong trào này hiện đã thu hút hơn 100.000 người tham gia và mục tiêu là sẽ lôi kéo được 1 triệu người phản đối trả hoá đơn tiền điện hay khí đốt, qua đó gây sức ép buộc chính phủ Anh thay đổi chính sách.

    Hiện nay, tính trung bình mỗi hộ gia đình người dân Anh chi khoảng 10% thu nhập cho khí đốt và điện, con số đã tăng gấp đôi so với năm 2021. Và với thực tế là hoá đơn điện sẽ tăng khoảng 80% từ tháng 10 tới, chắc chắn gánh nặng tài chính với các hộ gia đình tại Anh sẽ ngày càng lớn hơn. Rất nhiều nước khác tại châu Âu đã và đang rơi vào tình cảnh giống Anh bởi rất ít chính phủ các nước này có các chính sách bảo vệ người tiêu dùng trước bão giá năng lượng.

    Việc giá năng lượng tăng cao, như phân tích ở trên, cũng là nguyên nhân lớn nhất đẩy lạm phát tại các nước châu Âu lên mức cao nhất trong 3-4 thập kỷ qua. Lạm phát khiến chi phí sinh hoạt gia tăng, sức mua giảm sút nên hệ luỵ trực tiếp là chất lượng sống của người dân châu Âu suy giảm, thậm chí đối với nhiều hộ gia đình nghèo tại châu Âu, khủng hoảng năng lượng hiện nay là mối đe doạ sống còn trong mùa Đông tới.

    Về mặt kinh tế, khủng hoảng năng lượng đe doạ mọi lĩnh vực kinh tế. Khi nguồn khí đốt từ Nga bị cắt giảm, châu Âu hiện đang gấp rút tìm kiếm các nguồn thay thế, trong đó một lượng lớn là khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) nhập từ các nước như Mỹ, Qatar… Nhưng vấn đề ở đây là LNG mà châu Âu nhập từ Mỹ hiện quá đắt đỏ, đắt gấp 10 lần so với mức giá trung bình trong 1 thập kỷ qua và cũng đắt gấp khoảng 10 lần so với giá tại Mỹ.

    Một số chuyên gia kinh tế nhận định, việc châu Âu sắp cấm toàn bộ dầu mỏ của Nga và hiện đang cắt giảm lượng nhập khẩu khí đốt từ Nga để chuyển qua mua LNG của Mỹ cũng tương tự như việc châu Âu phải đi mua dầu mỏ với giá 500 USD/thùng. Con số này thậm chí còn có thể cao hơn nữa trong những tháng tới, khi mùa Đông khiến nhu cầu năng lượng tại châu Âu tăng cao.

    Với mức giá năng lượng nhập khẩu cao như thế, rất nhiều công ty châu Âu đã phải cắt giảm sản xuất, thậm chí là đóng cửa nhà máy vì càng hoạt động sẽ càng thua lỗ. Mức giá năng lượng đó cũng khiến các công ty châu Âu suy giảm khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác. Hậu quả trước mắt là sản xuất sụt giảm, đình trệ, thất nghiệp gia tăng còn về lâu dài thì sẽ là việc đánh mất khả năng cạnh tranh, thậm chí là phá sản.

    Trả lờiXóa
  6. Giải pháp của châu Âu

    Mùa đông đang đến gần, khả năng Nga cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt có thể xảy ra. Rõ ràng không có dấu hiệu nào cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu sẽ sớm được cải thiện.

    Hiện nay mỗi nước châu Âu đều đang gấp rút tìm các giải pháp khẩn cấp cho riêng mình. Trong tuần này, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thăm Canada, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm Algeria, trong đó một chủ đề quan trọng của các chuyến thăm là vấn đề năng lượng.

    Đức muốn mua nhiều LNG hơn từ Canada còn Pháp cũng muốn Algeria cung cấp nhiều khí đốt hơn cho Pháp và châu Âu. Hồi tháng 07/2022, ngay trước khi chính phủ liên minh sụp đổ, Thủ tướng Italy, ông Mario Draghi còn dẫn một phái đoàn rất đông quan chức cấp cao và doanh nghiệp Italy sang Algeria để ký các hợp đồng hàng tỷ euro mua khí đốt của Algeria.

    Trong vài tháng qua, các nước châu Âu đều đang “tự thân vận động”, mỗi nước tự tìm cách lo nhu cầu năng lượng của mình, thậm chí Hungary còn đẩy mạnh việc mua dầu mỏ và khí đốt của Nga, dù bị các nước châu Âu khác phản đối.

    Việc các nước EU tự tìm kiếm các nguồn cung cho mình đã và đang gây ra các bất đồng trong khối khi một số nước, điển hình là Đức, đã bị các thành viên khác chỉ trích là đã hành động “ích kỷ” khi nhanh tay thu gom các hợp đồng năng lượng từ các nơi mà không để ý đến lợi ích của các thành viên EU khác. Bối cảnh này gợi nhớ lại các bất đồng gay gắt giữa các nước EU khi tranh nhau mua khẩu trang, vật tư y tế trong giai đoạn đầu đại dịch Covid-19 đầu năm 2020.

    Nhằm tránh kịch bản này tái diễn, Uỷ ban châu Âu cũng đã có một số động thái liên kết các nước, như việc tổ chức lại mô hình cùng mua chung khí đốt, giống như khi cùng mua chung vaccine ngừa Covid-19, hoặc dự tính áp đặt biện pháp tiết kiệm năng lượng bắt buộc với tất cả các nước thành viên EU, qua đó san sẻ gánh nặng giữa các nước. Uỷ ban châu Âu cũng tìm kiếm các hợp đồng năng lượng từ nhiều nước khác, như mua khí đốt từ Azerbaijan…

    Tuy nhiên, đến thời điểm này tất cả các biện pháp này đều chưa hiệu quả, nỗi lo sợ về một mùa Đông thảm hoạ vẫn đang lan tràn tại hầu hết các nước châu Âu. Điều này bắt buộc EU phải có nhiều cuộc họp Thượng đỉnh năng lượng khẩn cấp trong thời gian tới và khi châu Âu vẫn đang rất chật vật để tìm các nguồn cung lớn và ổn định để thay thế dầu mỏ và khí đốt của Nga như hiện nay thì châu Âu bắt buộc phải đẩy nhanh việc bàn thảo về cơ chế trợ giúp khẩn cấp lẫn nhau.

    Hiện tại, EU đang duy trì cơ chế phản ứng nhanh giữa các nhóm nước lân cận, tức trong trường hợp 1 nước bị thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng, các nước láng giềng sẽ có nghĩa vụ hỗ trợ cho nước đó. Nhưng cơ chế này cũng đặt ra rất nhiều hoài nghi bởi hiện hầu hết các nước EU đều chưa tích trữ đủ nguồn năng lượng dự trữ cho mùa Đông nên không nước nào thực sự sẵn sàng trợ giúp nước khác. Ví dụ như Pháp, hiện đã dự trữ trên 90% lượng khí đốt cho mùa Đông, nhưng chính phủ Pháp cho rằng trong trường hợp khẩn cấp cũng chỉ có thể cung cấp cho Đức 5% trong số này, dù Đức đang là nước đối mặt với nguy cơ khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng nhất.

    Link gốc
    https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/khung-hoang-nang-luong-chau-au-dang-so-muc-nao-post966270.vov

    Trả lờiXóa
  7. Nguyễn Thị Huyềnlúc 19:23 3 tháng 9, 2022

    Six in 10 British Factories at Risk of Going Under as Bills Soar
    Six in 10 British Factories at Risk of Going Under as Bills Soar
    Báo Mỹ: 60% nhà máy ở Anh có thể bị đóng cửa do giá năng lượng
    Bloomberg viết: Do giá điện tăng ở Anh, sáu trong số mười nhà máy có thể đóng cửa. Đối với gần một nửa số nhà sản xuất của đất nước, hóa đơn tiền điện đã tăng hơn 100% trong năm qua, theo cơ quan này.
    Julian Harris
    Sáu trong số mười doanh nghiệp ở Anh có nguy cơ đóng cửa do giá điện tăng vọt, theo một nghiên cứu cho thấy rõ mức độ khủng hoảng mà thủ tướng tiếp theo sẽ phải đối mặt.
    Make UK, một nhóm đại diện cho các nhà sản xuất của Anh, cho biết hóa đơn tiền điện đã tăng hơn 100% đối với gần một nửa số doanh nghiệp ở nước này trong năm qua.
    Nghiên cứu cho biết: “Cuộc khủng hoảng hiện tại đang khiến các nhà sản xuất phải lựa chọn rõ ràng giữa việc cắt giảm sản xuất hoặc đóng cửa hoàn toàn nếu sự trợ giúp không đến sớm”.
    Tên của tân thủ tướng Anh sẽ được công bố vào thứ Hai, và Liz Truss dự kiến ​​sẽ vượt qua Rishi Sunak, đối thủ chính của cô trong cuộc đua giành ghế lãnh đạo Đảng Bảo thủ. Áp lực hiện đang đè nặng lên chính phủ khi họ chờ đợi một gói cứu trợ lớn hơn để giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp đối phó với sự gia tăng chưa từng có của giá điện toàn cầu.
    Ngành sản xuất của Anh đã và đang đi xuống, bằng chứng là chỉ số sức mua do S&P Global công bố trong tuần này. Theo nhóm MakeUK, 13% nhà máy đã giảm giờ hoạt động hoặc cố gắng không làm việc trong giờ cao điểm, trong khi 7% đang tạm ngừng sản xuất trong thời gian dài hơn.
    Giám đốc điều hành của Make UK, Stephen Phipson cho biết: "Chính phủ mới phải hành động khẩn cấp vì chúng tôi đã và đang tụt hậu so với các đối thủ toàn cầu."

    Trả lờiXóa
  8. Nguyễn Thị Huyềnlúc 19:27 3 tháng 9, 2022

    Tạp chí Phố Wall: America Could Face Its Own Gas Crisis, or Worsen Europe’s- Mỹ có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt của riêng mình, thậm chí tồi tệ hơn của châu Âu
    https://www.wsj.com/articles/america-could-face-its-own-gas-crisis-or-worsen-europes-11662049594
    WSJ viết: Mỹ có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt của chính mình. Mức tồn kho hiện thấp hơn bình thường và giá có thể bắt đầu tăng đột biến trong mùa đông. Châu Âu cũng sẽ gặp khó khăn, vì trong tình huống như vậy Hoa Kỳ khó có thể giúp được gì, tác giả bài báo cảnh báo.
    Jinjoo Lee
    Cái nóng mùa hè ở Hoa Kỳ vẫn chưa hoàn toàn lắng xuống, nhưng lượng khí đốt tự nhiên dự trữ như một lời nhắc nhở ớn lạnh về sự tăng vọt giá có thể bắt đầu vào mùa đông, cũng như những mối nguy hiểm thậm chí còn nghiêm trọng hơn đang chờ đợi Châu Âu.
    Dự trữ khí đốt tự nhiên của Mỹ tăng 61 tỷ feet khối trong tuần kết thúc vào ngày 26 tháng 8, theo dữ liệu chính thức được Cơ quan Thông tin Năng lượng công bố hôm thứ Năm. Tức là hiện nay trữ lượng khí đốt tự nhiên thấp hơn 11,3% so với mức bình quân trong 5 năm qua. Khoảng cách này mở rộng trong cái gọi là "mùa nước đổ" khi các kho dự trữ tích tụ trước mùa đông.
    Điện, chiếm khoảng 37% lượng tiêu thụ ở Hoa Kỳ, là động lực chính thúc đẩy nhu cầu khí đốt tự nhiên tăng trong mùa hè này. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết nắng nóng khiến máy điều hòa không khí hoạt động liên tục trong gia đình và văn phòng. Theo Jack Winters, một nhà phân tích tại S&P Global Commodity Insights, tiêu thụ khí đốt tự nhiên đặc biệt cao trong mùa hè này do các doanh nghiệp ít chuyển sang sử dụng than đá hơn, vốn cũng tăng giá.
    Vẫn còn hai tháng nữa mới kết thúc mùa dự trữ - thường là bảy tháng - nhưng giá khí đốt đã ở mức được thấy lần cuối vào năm 2008, khi Hoa Kỳ sản xuất ít nhiên liệu hơn 43% so với năm 2021. Hợp đồng tương lai khí tự nhiên của Henry Hub đã nhanh chóng đạt 10 đô la / triệu đơn vị nhiệt Anh (Btu) vào tuần trước. Giá tăng nhẹ sau báo cáo tồn kho của Cơ quan Thông tin Năng lượng, lên 9,17 USD / triệu Btu. Trong khi đó, châu Âu đang chứng kiến ​​một cú sốc giá rõ rệt hơn nhiều, với giá khí đốt tự nhiên kỳ hạn tháng tới được giao dịch ở mức khoảng 70 USD / mmbtu do Nga tạm ngừng giao hàng.
    Với việc châu Âu đang đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu ảo, mức tăng đột biến mạnh, mặc dù ít khắc nghiệt hơn, ở Hoa Kỳ có vẻ như phóng đại, do các thị trường này rất phân mảnh. Mặc dù Mỹ là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất, nhưng lượng LNG tối đa mà nước này có thể vận chuyển đến châu Âu và châu Á bị giới hạn ở khoảng 13 tỷ feet khối, chiếm khoảng 11% sản lượng trong nước.
    Hợp lý hay không, hoạt động giá đầu tiên chỉ ra rằng chi phí khí đốt tự nhiên ở Mỹ cực kỳ nhạy cảm với các tiêu đề nước ngoài. Vào mùa đông, điều này có thể dẫn đến sự biến động mạnh về giá cả đối với loại nhiên liệu này, không chỉ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết mà còn phụ thuộc vào những ý tưởng bất chợt của Điện Kremlin.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Thị Huyềnlúc 19:29 3 tháng 9, 2022

      Các ước tính ước tính cho thấy nếu Hoa Kỳ bơm khí tự nhiên vào kho chứa với tốc độ bằng với tốc độ trung bình trong 5 năm qua trong hai tháng còn lại của mùa bổ sung, tổng trữ lượng sẽ là 3,298 nghìn tỷ feet khối vào cuối tháng 10. . Nếu tỷ lệ bổ sung thấp hơn 4% so với tỷ lệ trung bình trong 5 năm qua - tình hình hiện nay - thì 3,272 nghìn tỷ feet khối sẽ được bơm vào kho chứa. Kể từ năm 2010, lượng dự trữ vào cuối mùa bổ sung đã giảm xuống dưới 3,3 nghìn tỷ feet khối chỉ một lần.
      Mẹ thiên nhiên cũng không cảm thấy mệt mỏi với việc ném thẻ ngẫu nhiên. Ví dụ, một cơn bão có thể thay đổi lượng khí trong kho theo bất kỳ hướng nào - làm gián đoạn sản xuất hoặc làm giảm mạnh nhu cầu về nhiên liệu. Một mùa đông lạnh giá có thể nhanh chóng làm cạn kiệt tất cả các kho dự trữ.
      Ngoài ra, giá khí đốt tự nhiên ở Hoa Kỳ cũng có thể dao động tùy thuộc vào thời điểm nhà máy khí đốt tự nhiên hóa lỏng Freeport LNG, đóng cửa sau một vụ hỏa hoạn vào đầu tháng 6, mở cửa trở lại. Nếu nhà máy này tiếp tục hoạt động hết công suất - tức là hóa lỏng hai tỷ feet khối khí mỗi ngày - trong suốt mùa hè, thì khoảng cách về trữ lượng so với mức trung bình trong 5 năm qua sẽ là 16% thay vì 11%. Giá khí đốt Henry Hub giảm sau khi công ty thông báo vào tuần trước rằng nhà máy sẽ chỉ bắt đầu hóa lỏng và xuất khẩu khí đốt tự nhiên vào giữa tháng 11, chứ không phải vào tháng 10 như báo cáo trước đó.
      Ngoài ra, chúng ta cũng không nên quên khả năng bùng phát chủ nghĩa dân tộc tài nguyên, có thể làm trầm trọng thêm những rắc rối của châu Âu. Năm ngoái, một nhóm công nghiệp đại diện cho các nhà sản xuất đã thúc giục Bộ Năng lượng Mỹ thúc đẩy việc cắt giảm xuất khẩu LNG để Mỹ có thể bơm thêm khí tự nhiên vào kho chứa. Trong khi cơ quan này vẫn chưa đưa ra bình luận nào về việc xuất khẩu LNG, Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm đã gửi một lá thư tới các nhà máy lọc dầu kêu gọi họ tập trung vào việc xây dựng kho dự trữ ở Hoa Kỳ.
      Ngay cả trong tình bạn bền chặt nhất, sự nguội lạnh có thể xảy ra khi nhiệt kế hạ xuống.

      Xóa
  9. G7, bảy nước công nghiệp lớn nhất thế giới đã định giá bán dầu của Nga. Họ là những người "thông thái" mà sao lại hè nhau làm cái việc như người mắc phải bệnh tâm thần?
    Đời là "Thuận mua vừa bán", người làm ra sản phẩm định giá bán chứ đâu có chuyện người mua định giá hàng của người bán, làm như hàng ế, hôi thối, không ai mua vậy.
    Tôi sản xuất ra hàng, tôi định giá bán, anh mua thì trả tiền theo quy định của tôi (trường hợp này Nga quy định người mua phải thanh toán bằng đồng rúp), anh không mua thì mặc anh, tôi bán cho người khác, làm như trên trái đất này chỉ có 7 anh mua dầu của Nga thôi sao.
    Với tư duy "Quyết tâm làm suy yếu nước Nga, người ta hết cách "trừng phạt", nay dùng tới cách "định giá" hàng của Nga mà hàng độc, không mua thì nhà máy 7 nước phải đóng cửa nghỉ sản xuất, co6nng nhân không ở trong nhà máy thì ra đường biểu tình đòi truất phế mấy ông tâm thần không cho ngồi ghế Thủ tướng, Tổng thống nữa...
    G7 ơi là G7!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cựu Chiến binhlúc 08:44 4 tháng 9, 2022

      Cụ Thép nói chuẩn!
      "G7, bảy nước công nghiệp lớn nhất thế giới đã định giá bán dầu của Nga. Họ là những người "thông thái" mà sao lại hè nhau làm cái việc như người mắc phải bệnh tâm thần?
      Đời là "Thuận mua vừa bán", người làm ra sản phẩm định giá bán chứ đâu có chuyện người mua định giá hàng của người bán, làm như hàng ế, hôi thối, không ai mua vậy. "

      Xóa