Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

CÙNG NGHE LẠI LỜI TUYÊN BỐ TỪ CHỨC CỦA NGUYỄN VĂN THIỆU

Người Việt Nam, từ Nam chí Bắc, nếu là người bình thường thì không ai còn mơ hồ về cái tập đoàn đánh thuê Việt Nam Cộng hòa. Kẻ đầu lĩnh trong tập đoàn đánh thuê này là Nguyễn Văn Thiệu đã có một tuyên bố không thể rõ ràng hơn về thân phận đánh thuê của mình và đồng bọn: Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!

Nhân ngày lịch sử 30/4, chúng ta cùng nghe lại lời tuyên bố từ chức của Nguyễn Văn Thiệu để rõ hơn về thân phận đánh thuê của ông ta cùng đồng bọn.
Xem video clip:
Diễn văn từ chức của Nguyễn Văn Thiệu ngày 21.4.1975
  
************************

“Sự ngạc nhiên thú vị” trong diễn văn từ chức của Tổng thống VNCH


Lịch sử VN hiện đại – nếu chúng ta tính từ khoảng giữa thế kỷ hai mươi đến nay, nói chung ít có chuyện các nhà lãnh đạo cao cấp từ chức, huống chi một tổng thống. Có lẽ trường hợp của Trường Chinh, vào năm 1956, buộc phải từ chức Tổng bí thư Đảng Lao động VN do sai lầm của cuộc cải cách ruộng đất là một thí dụ khá hiếm hoi.
Cách đây đúng 37 năm, ngày 21.4.1975, vào hồi 19h30, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã có một bài diễn văn từ chức tại dinh Độc Lập, trước sự hiện diện của đông đảo cử tọa gồm Phó Tổng thống, các Chủ tịch Thượng nghị viện, Hạ nghị viện, Tối cao Pháp viện, Thủ tướng Chính phủ, các nghị sỹ và dân biểu, nhân viên Chính phủ… Đúng ngày hôm đó, Xuân Lộc – cánh cửa thép bảo vệ Saigon đã bị mở toang, thành phố đầy lo sợ và những tiếng gầm của xe tăng, đại pháo của Bắc VN đã vọng về dinh Độc Lập.
Diễn văn từ chức của Thiệu được ghi âm lại đầy đủ. Người ta đã phân tích rất nhiều về các khía cạnh của nó. “Sợi chỉ đỏ” xuyên suốt bài diễn văn là Thiệu kết tội sự bỏ rơi đồng minh của Hoa Kỳ, sự vô nhân đạo của Hoa Kỳ, sự thất hứa của Hoa Kỳ – một đại cường quốc. Đó chính là nguyên nhân trực tiếp, quan trọng nhất dẫn đến sự sụp đổ của Nam VN – theo quan điểm của Thiệu.
 Nguyễn Văn Thiệu chưng diện rất oách xà lách
Nghiên cứu kỹ bài diễn văn, có vẻ như đây là một bài nói chuyện trực tiếp, chứ không phải là một văn bản viết sẵn để đọc. Nghe băng ghi âm càng chứng tỏ điều đó. Song, có lẽ chỉ những người trực tiếp chứng kiến buổi lễ từ chức mới biết rõ sự thực. Cũng có tác giả có mặt trong buổi lễ viết là Thiệu “đọc” diễn văn từ chức. Dù sao, chúng ta vẫn thấy ngôn ngữ bài diễn văn là ngôn ngữ nói, không phải ngôn ngữ viết. Thêm nữa, kết cấu bài diễn văn đôi chỗ không chặt chẽ, nhảy từ vấn đề này qua vấn đề khác. Cho nên, chúng ta có thể tìm thấy không ít “sự ngạc nhiên thú vị” trong bài diễn văn từ chức của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, tháng Tư năm 1975.
Gạt ra ngoài các vấn đề chính trị, nhìn tổng quát, bài diễn văn từ chức của Thiệu khá “hay”, khá hấp dẫn, sinh động, cuốn hút, có cá tính. Nó không trích dẫn các tác phẩm đông tây kim cổ, ngôn ngữ “bình dân” và đôi lúc, khá là “hài hước”. Nhưng, bài diễn văn cũng cho chúng ta thấy, Tổng thống VNCH có vẻ không phải là một nhà tuyên truyền xuất sắc. Về điểm này, chúng ta phải khâm phục các nhà lãnh đạo Bắc VN.
Đây, ông ta lập luận về sự viện trợ của Hoa Kỳ cho Nam VN một cách khá “lạ lùng”. Ông ta nói với Tổng thống Nixon, “tôi không đòi hỏi quý ông một sự viện trợ vô hạn định hai, ba chục năm…Ông chỉ cần giúp cho tôi 5 năm mà cho thật dồi dào, hay 3 năm cho thật dồi dào để cho tôi có cái đà để phát triển kinh tế rồi sau đó ông cúp luôn…Tôi có đưa ra một thí dụ nói chúng ta là một con bệnh mới đau dậy, nếu như mỗi ngày ông cho tôi một viên thuốc thì tôi chỉ đủ sức để không có bệnh, nhưng cũng không làm ăn gì được, không đứng dậy đi, không đứng dậy chạy, không có làm ăn sinh sống được. Nhưng bây giờ tôi là con bệnh mới đau dậy, ông giúp thuốc cho tôi nó mạnh lên, ông giúp thuốc tôi nhiều đi, mỗi ngày bảy tám thứ thuốc đi thì tôi tập thể thao, thì 4 năm hay 3 năm tôi sẽ trở thành một người mạnh. Khi trở thành người mạnh tôi đi làm ăn…tôi khỏi nhờ ông…”.
Nghe thật “ngạc nhiên thú vị” – ngôn ngữ của một Tổng thống sắp từ chức. Làm sao ông ta có thể quan niệm vấn đề viện trợ đơn giản đến thế. Tôi bỗng nhớ ông Mười Hương, phụ trách toàn bộ mạng lưới tình báo của Trung ương Cục miền Nam, bị chính quyền nhà Ngô bắt. Trong cuộc đấu khẩu với chính Ngô Đình Nhu – bộ não của chế độ, Mười Hương cho rằng, viện trợ Mỹ là cái thòng lọng, nó có hai mặt, rất nguy hiểm. Nếu các ông không nghe lời, khi cần, họ sẽ siết cái thòng lọng đó lại. Ngô Đình Nhu và cả Ngô Đình Diệm sau đó đều công nhận phân tích của Mười Hương là hoàn toàn chính xác.
Tổng thống VNCH lại có một sự so sánh đầy hình ảnh. Ông ta nói, ngay cả Hoa Kỳ với nửa triệu lính, binh hùng, tướng mạnh, xài gần 300 tỷ đô la trong 6 năm trời, nhưng không thể thắng ở VN, đành tìm một lối thoát danh dự, thì với quân đội Nam VN, “súng thiếu, đạn thiếu, thuốc thiếu, xăng thiếu, máy bay thiếu, không có B52, lại bảo tôi làm cái chuyện đội đá vá trời thì có khác gì mấy ông cho tôi 3 mỹ kim và bảo, hãy đi máy bay hạng nhất. Họ không biết rằng thuê một phòng ngủ một ngày đã 30 mỹ kim. Không làm được, phi lý”.
Về vấn đề này, tướng Võ Nguyên Giáp bình luận, đại ý, thói quen ăn chơi xen cả vào khẩu khí của bài diễn văn! (Võ Nguyên Giáp: Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng). Hơn thế, có lúc, ông ta gọi người Mỹ là “quan thầy của chúng ta”. Không bao giờ Bắc VN gọi Nga Xô hay Trung Cộng là “quan thầy” của họ cả! Rõ ràng, với cách ví von như vậy, Thiệu không phải là người xuất sắc trong tuyên truyền.
Chúng ta tiếp tục với những “sự ngạc nhiên thú vị” khác của bài diễn văn. Thiệu nói về nguyên nhân ông ta từ chức cũng thật độc đáo. “…Cái sự ra đi của tôi chỉ là một hạt cát đối với một bãi sa mạc, hy sinh rất đáng, một cái ghế Tổng thống mà đổi lại viện trợ dồi dào đầy đủ cho nhân dân miền Nam, chiến đấu bảo vệ đất nước, rồi để thương thuyết có một giải pháp bảo đảm được miền Nam tự do dân chủ không bị cộng sản đô hộ thì, cái đó tôi xin chắp tay cả nón tôi lạy (dùng từ “hay”!), lạy…cả người Mỹ”. Liệu có “sự ngạc nhiên thú vị” nào hơn?!
Phát biểu của Thiệu càng có tính tiên tri, vì thực tế người Mỹ đã không trở lại Nam VN nữa, họ nhất quyết rút ra khỏi Nam VN. Bắc VN đã nhận định hết sức sáng suốt, “cho kẹo Mỹ cũng không dám vào nữa” (Phạm Văn Đồng). Sau bao nhiêu năm “tìm và diệt” quân giải phóng rất khó khăn, thế mà bây giờ họ ngang nhiên hành quân trên Quốc lộ với xe tăng, đại pháo, đội hình bộc lộ hoàn toàn thì người Mỹ lại rút ra mất rồi và VNCH đành bó tay vô kế khả thi.
Thiệu tiếp tục kết tội sự thất hứa của Mỹ. “Người Mỹ đánh giặc không đánh được đặt ra một chương trình VN hóa, chúng ta chấp nhận. Rồi cũng không VN hóa. VN hóa rồi hứa rằng cộng sản xâm lăng và tái xâm lăng thì sẽ phản ứng, cũng không phản ứng, thì chỉ còn có một cái chuyện tối thiểu đưa đồ (lại dùng từ “hay”!) cho người ta đánh mà không đưa thì thử hỏi đó là cái gì?”. Ngôn ngữ của Tổng thống VNCH không thể đơn giản hơn được nữa!
“Sự ngạc nhiên thú vị” của bài diễn văn không dừng lại ở đó.
Như thường lệ, Thiệu nói về “thằng cộng sản” rất ấn tượng. “Thằng cộng sản năm 68 đánh không được thì đàm rồi 72 đánh không được thì đàm và bây giờ cộng sản nghĩ rằng còn quân Mỹ ở đây thì cộng sản không thể nào thắng, thay bằng ký cái Hiệp định Pari, Mỹ đi về, còn thằng miền Nam ta sẽ làm thịt nó”. “Mấy ông không giúp đỡ cho tôi mà thằng cộng sản nó được giúp đỡ 10 lần nhiều hơn”…
Và Bắc VN đã đánh một số căn cứ, quận lỵ từ nhỏ đến lớn để đo lường sự phản ứng của Mỹ. Mỹ nín thinh, không có phản ứng gì. Thiệu lớn tiếng hỏi: “thái độ đó làm sao không khuyến khích thằng xâm lăng, mà thằng xâm lăng đó ngày một mạnh mẽ…mà chúng ta ngày càng suy yếu…cộng sản lại được những đồng chí bố con (lại dùng từ “hay” nữa!) giúp đỡ cho ngày một mạnh mà Mỹ không dám động đến lông chân thằng cộng sản ở Bắc Việt hoặc kể cả miền Nam”.
Và ông ta thêm: “chúng ta có trách nhiệm, thằng cộng sản không có trách nhiệm”.
“Sự ngạc nhiên thú vị” trong bài diễn văn từ chức của Tổng thống VNCH còn nhiều, song tôi xin tạm dừng ở đây và chúng ta sẽ trở lại chủ đề này trong một dịp khác.
Nguồn: Lê Mai blog

32 nhận xét:

  1. Phường Điện Biênlúc 10:05 30 tháng 4, 2014

    Viên "Sáng mắt" hàng năm,
    Bổ xung, ngày cuốc hận.
    Mắt vẫn mờ, vẫn găm,
    Mơ màng, ngày giỗ trận.

    Ba chín năm trôi qua,
    Nhớ in, ngày vứt súng,
    Lúc cởi dép, tụt quần,
    Che thân. làm dân chúng.

    Quân đội, nhất nhì giời,
    Quân trang, hàng siêu đẳng,
    Nhìn thấy bóng "khỉ đu",
    Rã đàn hơn một tháng.

    Cái gì tạo chiến thắng,
    Vũ khí hay quân trang?
    Nói ngay và nói thẳng,
    Chính nghĩa thắng sói lang.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Nhất là khổ hai, ba.
      Ba chín năm trôi qua,
      Nhớ in, ngày vứt súng,
      Lúc cởi dép, tụt quần,
      Che thân. làm dân chúng.

      Quân đội, nhất nhì giời,
      Quân trang, hàng siêu đẳng,
      Nhìn thấy bóng "khỉ đu",
      Rã đàn hơn một tháng."

      Xóa
    2. Thơ của cái lão này cứ tưng tửng, sâu cay mang tính hài, bôi bac.
      lão làm ta nhớ trận mở màn Buôn me, hồi đó bộ may tuyên tuyền ngụy và mĩ có câu:
      10 thằng việt cộng leo cành đu đủ không gẫy, liên tưởng: 10 thằng việt cộng (khỉ) nó mới đu chơi buôn ma, mà quân ngụy vãi đáy ra quần rồi...

      Xóa
  2. LỜI TRẮNG TRỐI CỜ VÀNG!

    Cháu con ta nhớ lấy,
    Mình chỉ kiếp, đánh thuê.
    Còn tiền, làm tất cả,
    Tiền hết coi bằng huề.

    Trả lờiXóa
  3. Từ ngày ông Thiệu tuyên bố từ chức đến lúc Sài Gòn được hoàn toàn giải phóng chưa tròn 10 ngày. Chưa tròn 10 ngày, chúng ta tiếp quản TP, tiếp quản nhiều mục tiêu, trung tâm chính trị quan trọng, trong đó có Đài Phát Thanh Sài Gòn. Dài dòng như vậy cũng để nói lên một ý kiến: Đài Tiếng Nói Nhân Dân TP Hồ Chí Minh chưa làm tốt công tác bảo quản tài liệu, ở đây, băng ghi âm tuyên bố từ chức của ông Thiệu, chất lượng âm thanh bị giảm đến hơn phân nửa. Thật tiếc. Một điều tệ hại nữa, lồng hình ảnh động của ông Thiệu, mà hình ảnh khi ông còn quá trẻ, những năm 1969-1970, trong cuộc nói chuyện có văn bản tại một hội nghị ấc ơ nào đó, rồi lồng diễn văn ứng khẩu trong lễ từ chức vội vội vàng vàng ngày 21.4.1975! Cứ nhìn khẩu hình không khớp với tiếng của ông ta thì ai cũng biết. Chê Thiệu dở tuyên truyền mà ta tuyên tryền như thế này, theo kiểu này, thì ta dở hơn ông ta nhiều.
    Tôi may mắn là người được nghe trực tiếp, rõ từng lời, gần như thuộc lòng, rất mãn nhĩ, tuyên bố từ chức của ông Thiệu phát trực tiếp trên sóng radio Đài phát thanh Sài Gòn.
    Trí thức, học sinh, sinh viên miền Nam không ưa Thiệu nhưng chúng tôi, hầu hết, phục tài hùng biện của Thiệu qua nhiều thông điệp, diễn văn.
    Tuyên bố từ chức trên đây hoàn toàn ứng khẩu và không soạn thảo trước văn bản, dù là những ý chính gạch đầu dòng. Nó công khai thừa nhận trụi trần một tập đoàn đánh thuê có lương có thưởng cho Hoa Kỳ. Có điều, nói gì thì nói, trong sâu thẳm, Thiệu vẫn còn cái khẳng khái của một con dân Việt. Tôi nhớ mãi lời Thiệu:" NÓ rút quân. Rút quân thì đưa ĐỒ cho NGƯỜI TA đánh. Đưa ĐỒ cho NGƯỜI TA đánh thì NÓ không đưa. Quân trang, quân dụng, vũ khí, khí tài, tiền bạc...nằm gọn trong phương ngữ Ninh Thuận "ĐỒ". Hai đại từ xưng hô: NÓ và NGƯỜI TA đối nhau chát chúa, trút hết mọi căm giận, khinh bỉ, tuyệt vọng lên ông chủ Tập Đoàn. Gần trọn miền Nam đã được giải phóng. Chốt chặn cuối cùng Xuân Lộc đã bị san phẳng. Sài Gòn đang hấp hối. Tâm cảnh của Thiệu cũng rất chi là dễ hiểu. Còn gì để che giấu,
    giữ ý tứ, chính trị chính em. Nói, nói hết. Trụi trần để"tiến lên phía sau"! Cám ơn một chính khách hết sức thành khẩn khi lâm...nguy!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất tiếc là tiếng anh chỉ có they và we, khi dịch thành chữ cho mấy quan thầy nghe thì nó cũng trở nên bình thường, cái kiểu cha mẹ cũng you mà mày tao cũng you nốt của tiếng anh làm ngôn ngữ trở nên thật sáo rỗng. mất nghĩa thế nào ấy.

      Xóa
    2. Thế ra Thiệu nói tiếng Việt theo kiểu người Việt gốc Mỹ?

      Xóa
    3. Theo tôi nghĩ nếu dùng chữ "nghiên cứu" thì tác giả nên nghiên cứu 2 chiều một cách chân thật nhất, còn không dễ hiểu lầm là đả kích, tuyên truyền lấm. Tốt nhất là đừng nói gì cả khi không hiểu vần đề một cách toàn cục.

      Xóa
  4. Chiến tranh Việt Nam: ‘Tổng thống’ Nguyễn Văn Thiệu ăn vạ chủ Mỹ
    https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=q7o-Urhg5YA
    Đây là tập tin âm thanh có chứa nguyên văn phát biểu từ chức của “tổng thống” chính phủ bù nhìn Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu. Trong hồ sơ này, chúng ta có thể thấy sự cay cú, ấm ức khi ông Thiệu không còn được chỉ định là tổng thống bù nhìn của ông chủ Mỹ.

    Cao trào đến khi ông Thiệu bất lực không thể kiểm soát cảm xúc của mình, ông tỏ ra “đau đớn”, tuyệt vọng, ông bắt đầu khóc, rên rỉ, đổ lỗi cho ông chủ của mình. Thiệu sử dụng một số từ rất cay đắng khi nói về ông chủ của mình: Thất hứa, không công bằng và vô nhân đạo.

    Chính phủ Hoa Kỳ đã chăm sóc nuôi nấng và cung cấp các công cụ chiến tranh cho Thiệu và đưa Thiệu lên khi ông chỉ là một trung tá “quèn”, sau đó chính phủ đế quốc Mỹ đưa lên Thiệu và ông ta đã trở thành một con rối, một con búp bê được gọi là “tổng thống”. Sau đó, ông ta đã trở thành một tỷ phú vì công việc này như là một lao động chính trị.

    Bên cạnh đó bạn sẽ nghe bài phát biểu hết hơi của ông già Trần Văn Hương và cũng nghe bài phát biểu đầu hàng vô điều kiện của ông Dương Văn Minh (“tổng thống” cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn).

    Trong tập tin âm thanh này, bạn sẽ nghe một bài hát đặc biệt và hiếm hoi mà không còn phổ biến: “Thành phố Hồ Chí Minh, giữa Thành phố tên vàng”, sáng tác bởi nhạc sĩ Thanh Phúc ngay lập tức sau khi thành phố Sài Gòn được giải phóng.

    Tập tin âm thanh được ghi lại 15 năm trước đây từ các đài phát thanh Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, bây giờ chúng tôi đăng này trên YouTube và rất vui khi được chia sẻ với tất cả các bạn.

    PTV: Lời nói của “tống thống” Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 21 – 4 – 1975. Các bạn đã thấy là những đồng tiền viện trợ của Mỹ có tầm quan trọng như thế nào đối với sự tồn tại của ngụy quyền Sài Gòn. Và không còn được người Mỹ cho tiền nữa thì Nguyễn Văn Thiệu đã tức tối như thế nào. Đây là lời của Nguyễn Văn Thiệu trong ngày 21/4/1975.

    NVT: Người Mỹ đánh giặc ở đây không đánh được, đi về. Đặt ra một cái chương trình Việt Nam hóa, chúng ta chấp nhận, rồi cũng hổng “Việt Nam hóa”. Hổng “Việt Nam hóa” rồi, hứa rằng Cộng Sản xâm phạm thì sẽ phản ứng, hổng phản ứng. Thì chỉ còn một cái chuyện tối thiểu là đưa đồ cho người ta đánh, mà không đưa. Thì thử hỏi cái đó là cái gì?

    Thất hứa, thiếu công bằng, thiếu tín nghĩa, vô nhân đạo đối với 1 “đồng minh” đang chịu đau khổ triền miên. Trốn tránh trách nhiệm của một đại cường quốc.

    Sở dĩ tôi từ chức hôm nay là bởi vì hôm nay, bên quốc hội Hoa Kỳ đưa vấn đề viện trợ ra mổ xẻ. Tôi nghĩ rằng hành động tôi từ chức hôm nay biết đâu ngày mai. Từ cái chỗ nó lên 300 nó lên 722 hay là lên 1 tỷ mấy. Rồi tới tấp cầu hàng không chở xe, tăng, đạn, pháo không còn ông Thiệu ở đây viện trợ, viện trợ, viện trợ. Tôi hi vọng như vậy.

    Để coi thử, quốc hội Huê Kỳ có đồng ý. Tôi cũng hy vọng rằng trong tình thế quân sự căng thẳng tại quân khu 3, quân khu 4. Ông Thiệu đi rồi và ông tổng thống Hương thì biết đâu còn 3 – 4 ngày, còn 1 tuần thì cái chuyện đó có thể làm được.

    Nếu tôi để ngày mai ngày mốt mà tôi mới từ chức, rồi Cộng Sản nó khởi sự tấn công thì e rằng nó đã quá trễ, lúc đó nó quá dở, trễ quá rồi làm hỏng được. Mà Huê Kỳ, quốc hội Huê Kỳ cứ viện trợ 350, “Trời phải sớm chút, này trễ quá rồi 350 không thể lên 722 được.” Không sớm hơn, cũng không trễ hơn.

    Bởi vì tôi nghĩ rằng, cái thời gian tính từ hôm nay có thể thay đổi được cục diện quân sự tại chiến trường miền Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. PTV: Sự hy vọng của ông Nguyễn Văn Thiệu đặt vào người kế thừa chức “tổng thống” là ông Trần Văn Hương. Một ông lão già yếu, nhưng ông Trần Văn Hương vẫn tỏ ra bốc đồng. Và đây là lời tuyên bố “xanh rờn” của ông TVH vào lúc “nhậm chức tổng thống”.

      TVH: Tôi xin hứa với anh em tất cả, ở trong quân đội. Là ngày nào, anh em còn chiến đấu tôi cũng luôn đứng bên cạnh anh em. Và ngày nào chẳng may “đất nước” không còn. Thì cái đống xương khô của tôi sẽ nằm bên cạnh đống xương của tất cả anh em chiến sĩ. Đó là cái nguyện vọng tha thiết của tôi. Suốt cả đời tôi.

      PTV: Truyền chức vụ “tổng thống” lại cho đại tướng Dương Văn Minh. Vào thời điểm ấy, trong giới chóp bu của ngụy quyền Sài Gòn đã diễn ra một tình cảnh hết sức hỗn loạn. Trước hết là vì sự bỏ chạy của nhiều nhân vật quan trọng trong chính quyền Sài Gòn. Sự bó tay của Mỹ và sự tan ra nhanh chóng của quân đội, chính vì thế những kẻ ngoan cố hi vọng là tướng Dương Văn Minh sẽ lên tạo ra một sự chuyển biến nào đó.

      Cũng vào chiều 28/4 ấy, trong lời tuyên bố nhậm chức tổng thống Dương Văn Minh đã kêu gọi quân đội “bảo vệ lãnh thổ” và không buông vũ khí, chiến đấu tới cùng. Nhưng, cũng trong chiều 28/4, một sự kiện quân sự quan trọng đã tạo ra một tác động làm rung động cả Sài Gòn.

      Đó là biên đội máy bay A-37, 5 chiếc do đồng chí Nguyễn Thành Trung chỉ huy đã cất cánh từ sân bay Thành Sơn đã ném bom xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Tiếng nổ và những cột khói cao bốc lên từ sân bay Tân Sơn Nhất làm rung chuyển cả SG. Và cũng chính tiếng bom rung chuyển ấy đã đẩy địch vào một cơn hoản loạn mới khiến cho lời kêu gọi của “tổng thống” Dương Văn Minh trở nên vô nghĩa.
      5h sáng ngày hôm sau, 29/4/75 tiếng súng tấn công vào đô thành SG đã nhất loạt nổ vang dội ở các vùng xung quanh Sài Gòn. Các đoàn quân hừng hực khí thế tiến công từ 4 phương 8 hướng tiến về Sài Gòn. Các binh đoàn bộ đội ta nhanh chóng tiêu diệt các cánh quân địch ngăn chặn và phản kích. Tiến thẳng về các mục tiêu đã được định sẵn.

      Sáng 30/4, trong thế thua đã quá rõ, chính quyền ngụy xin ngừng bắn nhưng quân ta vẫn kiên quyết tấn công. Các hướng tiến công nhanh chóng chiếm mục tiêu. Vào lúc 11h30p ngày 30/4/1975, xe tăng của bộ đội ta đã húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập, lá cờ quân giải phóng tung bay trên nóc dinh. Toàn bộ nội các của tổng thống DVM đã ngồi đợi sẵn để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

      Xóa
    2. Trong những ngày lịch sử trọng đại ấy, cùng với các đoàn quân tiến về SG các cán bộ phóng viên của đài phát thanh Sài Gòn giải phóng nay là đài tiếng nói nhân dân Tp.HCM của chúng ta cũng bám chắc những sự kiện lịch sử của những ngày lịch sử ấy.

      Cũng chính trên làn sóng mà các bạn đang nghe hôm nay đã phát đi lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của “tống thống” Dương Văn Minh và đây xin các bạn nghe trích, giới thiệu lại một trong những phóng sự đầu tiên được phát sóng trên phát thanh SGGP nay là đài tiếng nói nhân dân Tp.HCM vào những phút đầu tiên mà thành phố SG được giải phóng. Phóng sự này phản ánh tuyên bố đầu hàng của “tổng thống” DVM do xướng ngôn viên Thanh Giang trình bày.

      XNV1: Đây là đài phát thanh SGGP

      XNV2: Đây là đài phát thanh SGGP

      XNV1: Tiếng nói của nhân dân SG Gia Định

      XNV2: Phát thanh từ Sài Gòn

      XNV2: Các bạn thân mến, ngày 30/4/1975, chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại đã toàn thắng. Sài Gòn đã hoàn toàn giải phóng. Hồi 13h30 ngày 30/4/1975, “tổng thống” ngụy quyền Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đây là tiếng nói của Dương Văn Minh.

      DVM: Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, “tổng thống” chính quyền Sài Gòn kêu gọi “quân lực Cộng Hòa” hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện trên giới tuyến miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn.

      XNV2: Sau khi tuyên bố đầu hàng không điều kiện, Dương Văn Minh, “tổng thống” ngụy quyền, Nguyễn Văn Quyền, “phó tổng thống”, Vũ Văn Mẫu, “thủ tướng”, cùng hàng chục nhân vật cao cấp khác trong bộ máy ngụy quyền, đã được đưa đến nhà khách dinh tổng thống ngụy trước đây.

      PTV: Thưa các bạn. Đó là những tiếng nói đầu tiên của làn sóng đài chúng tôi trong những ngày đầu miền Nam hoàn toàn giải phóng. Thấm thoát đó mà đã 18 năm trôi qua, có lẽ các bạn cũng sẽ có một tâm trạng như chúng tôi khi nghe xong đoạn trích bài phóng sự nói trên, đó là thời gian trôi đi nhanh quá, 18 năm mà mới tưởng như là ngày hôm qua, quả thật lịch sử và thời gian đã làm chúng ta cảm thấy tự hào hơn với những gì mà dân tộc ta đã làm trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước. Cảm giác ngắn ngủi và gần gũi của những sự kiện lịch sử nhắc chúng ta một điều: Lịch sử oanh liệt của các thế hệ đi trước vẫn sống với mỗi chúng ta và chúng ta là những người có trách nhiệm viết tiếp một chương mới vào biên niên sử của dân tộc, đó là chương xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh. Phải không thưa các bạn?

      Xóa
  5. Cả Miền Nam được nuôi bởi viện trợ Mỹ. Với biên giới Hoa Kì kéo dài đến Vĩ tuyến 17.
    Cả miền Bắc được nuôi bởi viện trợ của phe XHCN. Và là tiền đồn của phe XHCN luôn.

    Và chúng nó xông vào giết nhau.
    Kết quả là bây giờ Dân em hửi Rắm bạn Campuchia yêu quí về nhiều mặt.

    Trả lờiXóa
  6. Đúng giờ này 39 năm về trước nhân dân VN đã chôn sống chế độ VNCH

    Trả lờiXóa
  7. Chúng ta đã thống nhất, nước Việt Nam là 1. Chân lý ấy không thay đổi. Hai miền hai tư tưởng ắt phải có 1 tư tưởng áp đảo để thống nhất. Trong tương lai, nếu có nhiều đảng cạnh tranh lãnh đạo, chúng ta lại có tên nước là Cộng hòa Việt Nam thay vì cái tên loằng ngằng copy từ LX.

    Trả lờiXóa
  8. Trong cuộc nội chiến đẫm máu, bất cứ bên nào bị cắt viện trợ cũng chết ngay !
    Một bên thì ( trích ở trên ) :" Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!..." ( hết trích )
    Còn một bên thì :"
    “ Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc[19] ”
    ( nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Du%E1%BA%A9n )
    Thực chất thì hai con cờ này nằm trên bàn cờ của sen đầm, lái súng thế giới, cái hai bên đóng góp là ... người !
    Kết thúc chiến tranh với hàng triệu con người hi sinh, thương bệnh binh và mất tích !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ cờ vàng Cali sắp chếtlúc 16:56 30 tháng 4, 2014

      Tào Cờ vàng chính hiệu đây cũng không ngửi được cái thứ dơ dáy của thằng Xích lô

      Xóa
  9. Công Nông đối thoạilúc 17:04 30 tháng 4, 2014

    Nội chiến?
    Đây là ý kiến của Daniel Ellsberg trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255:
    “Không làm gì có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ..
    Dùng ngôn từthực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mớiđầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ đểduy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ.
    Cuộc chiến đó không có gì là “nội chiến”, sau 1956 hay 1960, như nó đã không từng là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc - một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình - thì không phải là một cuộc nội chiến.
    Bảo rằng chúng ta “xía vào” cái gọi là “đích thực là một cuộc nội chiến”, như hầu hết các tác giả Mỹ, và ngay cả những người có khuynh hướng tự do chỉ trích cuộc chiến cho rằng như vậy cho đến ngày nay, đơn giản chỉ là che dấu một sự thực đau lòng hơn, và cũng chỉ là một huyền thoại như là luận điệu chính thức về một “cuộc xâm lăng từ miền Bắc”.
    Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lăng của Mỹ”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công Nông đối thoạilúc 17:14 30 tháng 4, 2014

      Cuốn sách “Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ” do John Carlos Rowe and Rick Berg viết, có đoạn:
      ===
      “Tưởng cũng nên nhớ lại vài sự kiện. Mỹ đã dính sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chiếm thuộc địa cũ của họ, biết rằng kẻ thù là phong trào quốc gia của Việt Nam . Số tử vong vào khoảng nửa triệu. Khi Pháp rút lui, Mỹ lập tức hiến thân vào việc phá hoại Hiệp Định Genève năm 1954, dựng lên ở miền Nam một chế độ khủng bố, cho đến năm 1961, giết có lẽ khoảng 70000 “Việt Cộng”, gây nên phong trào kháng chiến mà từ 1959 được sự ủng hộ của nửa miền Bắc tạm thời chia đôi bởi Hiệp Định Genève mà Mỹ phá ngầm. Trong những năm 1961-62, Tổng thống Kennedy phát động cuộc tấn công thẳng vào vùng quê Nam Việt Nam với những cuộc thả bom trải rộng, thuốc khai quang trong một chương trình được thiết kế để lùa hàng triệu người dân vào những trại (ấp chiến lược?) nơi đây họ được bảo vệ bởi những lính gác, giây thép gai, khỏi quân du kích mà Mỹ thừa nhận rằng được dânủng hộ. Mỹ khẳng định là đã được mời đến, nhưng như tờ London Economist đã nhậnđịnh chính xác, “một kẻ xâm lăng là một kẻ xâm lăng trừ phi được mời bởi một chính phủ hợp pháp.” Mỹ chưa bao giờ coi những tay sai mình dựng lên là có quyền hợp pháp như vậy, và thật ra Mỹ thường thay đổi những chính phủ này khi họ không có đủ thích thú trước sự tấn công của Mỹ hay tìm kiếm một sự dàn xếp trung lập được mọi phía ủng hộ nhưng bị coi là nguy hiểm cho những kẻ xâm lăng, vì như vậy là phá ngầm căn bản cuộc chiến của Mỹ chống Nam Việt Nam. Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân lọại trên khắp Đông Dương”

      Xóa
    2. Công Nông đối thoạilúc 17:17 30 tháng 4, 2014

      Tác giả Cuốn sách viết tiếp:
      “Có đến 77% lục quân, 66% thủy quân lục chiên và không quân, 40% hải quân, 6,5 triệu lượt binh sĩ, 22.000 xí nghiệp của nước Mỹ đã được huy động để phục vụ chiến tranh VN. Chừng như chưa đủ, Mỹ còn lôi kéo năm nước phụ thuộc Mỹ bao gồm Úc, New Zealand (châu Đại Dương), Hàn Quốc (Đông Bắc Á) và Thái Lan, Philippines (Đông Nam Á) với số quân lúc cao nhất hơn 70.000 cùng tham chiến với 550.000 quân viễn chinh Mỹ, làm nòng cốt cho hơn 1 triệu quân ngụy Sài Gòn.
      Theo thống kê chưa đầy đủ, Mỹ đã chi trực tiếp cho cuộc chiến tranh VN tới 676 tỉ USD, so với 341 tỉ USD trong chiến tranh thếgiới thứ hai và 54 tỉ trong chiến tranh Triều Tiên, và nếu tính cả chi phí gián tiếp thì lên tới 920 tỉ USD (VN, con số và sự kiện (1945-1989), 1990-Sức mạnh VN, 1976). Những chi phí khổng lồ này tính theo thời giá hiện nay đủ sức vực cả các nước thế giới thứ ba vượt qua đói nghèo, lạc hậu để rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước thuộc “câu lạc bộ nhà giàu” như các nhóm G7, OECD... (!)”
      Và “Để thực hiện mục đích “hủy diệt và nô dịch”dân tộc VN, Mỹ đã giội xuống hai miền Nam, Bắc hơn 7,8 triệu tấn bom đạn, một khối lượng bom đạn lớn hơn lượng bom đạn mà Mỹ đã sử dụng trong bất cứ cuộc chiến tranh nào trước đó. Trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam của Mỹ, bình quân một người dân phải chịu 45,5 kg bom đạn, 1km2 chịu 6 tấn bom đạn. Chỉ trong mười năm (1961-1971), quân đội Mỹ đã phun hơn 20 triệu gallon (1gallon = 3,78 lít) chất độc da cam cũng như nhiều thuốc “diệt cỏ” chứa hóa chất chết người dioxin đã làm cho hàng triệu người VN mắc bệnh, vô số thai nhi biến dạng và di chứng kéo dài cho đến tận ngày nay.”

      Xóa
    3. Công Nông đối thoạilúc 17:18 30 tháng 4, 2014

      “Vào đầu năm 1988, lần đầu tiên Chính phủ Mỹ buộc phải chính thức thừa nhận rằng 15% cựu chiến binh Mỹ từ chiến tranh VN trở về, nghĩa là khoảng 50.000 người vẫn còn bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng mà nguyên nhân của căn bệnh này là do họ đã tham chiến ở VN và tất nhiên đã từng gây tội ác dù là trực tiếp hay gián tiếp.”

      Xóa
  10. Mấy chú chống + suốt ngày lải nhải hết nội chiến thì là miền Bắc xâm lược (nói rất ngu đã nội chiến thì sao lại còn xâm lược). Thôi kệ mấy chú đó đi các bác ạ, để mấy chú đó tự sướng, có ai thèm nghe đâu.
    Mỹ còn công nhận là nó sai lầm khi xen vào VN rồi mà.

    Mà ông Thiệu phát biểu đúng là thú vị nhỉ. Khi tuyệt vọng thì không còn ý tứ gì xấc. Cứ đổ trách nhiệm cho Mỹ đã phản bội mà không chịu tự xem bản thân.

    Trả lờiXóa
  11. Một cuộc "nội chiến" kỳ lạ của người Việt Nam: “Có đến 77% lục quân, 66% thủy quân lục chiên và không quân, 40% hải quân, 6,5 triệu lượt binh sĩ, 22.000 xí nghiệp của nước Mỹ đã được huy động để phục vụ chiến tranh VN".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ĐÚNG loại Bò Đỏ Cộng Sản ������. Thế mày biết Cộng Sản Liên Xô với Đảng Anh TÀU+ 4 Tốt 16 chữ vàng nhà mày Chi Viện biết bao nhiêu Người với Tên lửa, Pháo, Xe Tăng, Máy Bay Cho Cộng Sản Bắc Việt nhà mày ko hả con Cộng Sản Con������

      Xóa
  12. Ơ kìa, bận đi ăn giỗ hay sao mà ít người...phản biện thế nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Admin nó cắt bài có tính chất phản động bạn ơi !

      Xóa
  13. lao thanh kach manglúc 19:27 1 tháng 5, 2014

    Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  14. Nghe tiếng ở đây đỡ ồn hơn:
    https://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=zJw1b9goV7w

    Trả lờiXóa
  15. Bản Tin Tức Cuối Cùng Của Đài Phát Thanh Sàigòn Tháng 4-1975
    https://www.youtube.com/watch?v=yLBXLkaDDRk

    Trả lờiXóa
  16. Lời Tuyên bố đầu hàng - Tư liệu lịch sử quý
    https://www.youtube.com/watch?v=cpWK1oyM8ZE

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lời kêu gọi của nhạc sĩ TCS trên đài phát thanh SG ngày 30-4-1975
      https://www.youtube.com/watch?v=qRmepINV5hY

      Xóa
  17. Долгое эхо Вьетнамской войны (2015) Документальный

    https://www.youtube.com/watch?v=_jmGaV4hiwc

    Trả lờiXóa