Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

CHIẾN SỰ UKRAINA NGÀY 16.4.2014: XE TĂNG MANG CỜ NGA?

Nhìn chung, Chiến sự UKRAINA ngày 16.4 ghi nhận: Đã hết ngày thứ 4 của Đại chiến dịch của Kiep tấn công chống lại người biểu tình miền Đông bằng máy bay, xe tăng, đại bác của toàn bộ lực lượng cơ cấu sức mạnh, cả quân đội lẫn cảnh sát, an ninh... và dù đích thân bộ trưởng Quốc phòng thân chinh đến tận Donetsk chỉ đạo, đốc thúc nhưng chiến sự chẳng những không nhích được lên một bước theo mong muốn của Kiep, ngược lại, chính phủ lại mất thêm binh sĩ cùng xe tăng, thiết bị về tay quân nổi dậy.
Câu chuyện khiến dư luận quan tâm nhất trong ngày hóa ra lại là chuyện những chiếc xe tăng quân đội Ukraina mang quốc kỳ Nga chạy trên đường.
Khi mới xuất hiện video clip về chuyện này, phía Ukraina bình loạn: Quân Nga đã vượt biên, xe tăng đại bác đã tràn ngập Slaviansk! Sau đó, giới lãnh đạo quân sự Ukraina kiểm tra lại và khẳng định trên nghị trường Quốc hội: Đó là chiến thuật "du kích" của những binh sĩ Ukraina! Họ đã rất "láu cá"- "хитрость" khi áp dụng chiến thuật này và đã đánh lừa được đối phương để vượt qua những nơi đối phương đang chiếm đóng!
Thế nhưng, cư dân mạng đã nhanh chóng làm rõ sự thật.
Xem video clip:


Viên Sĩ quan: Ở Kiep, họ điều chúng tôi đến đây để bảo vệ dân làng.
Người dân: Cảm ơn! Nhưng để chống lại ai?
Viên sĩ quan: Chống lại bọn khủng bố nước ngoài!
Người dân: Đâu? Bọn khủng bố nước ngoài ở đâu? Ở đây chỉ có dân làng, bà già, phụ nữ, trẻ em...
"Chúng tôi không muốn chiến tranh, chúng tôi chỉ muốn có một hòa bình và mọi điều tốt đẹp. Tôi nghe nói họ điều xe tăng đến đây để tiêu diệt chúng tôi? Tại sao vậy?" - chị phụ nữ- một cư dân ở Orlovka vừa khóc vừa nói.




Khi mọi người đã hiểu nhau, một binh sĩ thổ lộ:
"Nhận được giấy triệu tập, không ai trong chúng tôi mong muốn lớn lên, mặc đồng phục và sử dụng vũ khí chống lại đồng bào. Nhưng họ nói rằng với chúng tôi rằng: Không có nhiều lựa chọn đâu, hoặc là vào quân đội, hoặc là nhà tù - 3 đến 5 năm!"
Khi các anh đã hiểu, các anh tự nguyện đứng về phía nhân dân:
Trên vai các binh sĩ đều đeo dải băng sọc màu vàng+ đen- biểu tượng của lực lượng Tự vệ Donbass
Quyền thị trưởng thành phố Slavyansk và cũng là chỉ huy lực lượng tự vệ vũ trang thành phố, Vyacheslav Ponomaryov cho biết, đến cuối ngày 16.4.2014, kết quả đàm phán giữa tự vệ thành phố với các đơn vị quân đội, đã có nhiều đơn vị tự nguyện sang hàng ngũ nhân dân. Ngoài ra, có hơn 300 binh sĩ tự nguyện bỏ lại vũ khí cho lực lượng Tự vệ, rời đơn vị trở về quê.
P/s Tôi rất thích cảnh này:
 Các bạn có biết đây là tấm hình gì không a? Đó là tấm hình chúng tôi cắt ra từ video clip trên kia: Một đồng chí Tự vệ đang... điều phối giao thông tại một Trạm kiểm soát giao thông. Họ đều là những cư dân bình thường ở Slaviansk tình nguyện ra đây với nhiệm vụ kiểm soát, không cho ai mang vũ khí vào thành phố của họ. Làm nhiệm vụ nặng nề và nguy hiểm như vậy mà các chàng trai này vẫn có những nét tinh nghịch đáng yêu. Hãy nhìn vào tấm biển tự làm của họ. Trên đó có mấy chữ: CHÚNG TÔI ... SLAVIANSK! Cái ký hiệu hình trái tim ở giữa, mọi người trên khắp thế giới, dù không biết tiếng Ukr, tiếng Nga chăng nữa cũng có thể đoán biết được ý nghĩa của nó, phải không các bạn?

 Nguyễn Thúy Hoa. 

11 nhận xét:

  1. Người biểu tình Ukraine đặt điều kiện với chính quyền Kiev

    Ngày 16/4, Phong trào ủng hộ liên bang hóa miền Đông Nam Ukraine đã đưa ra các điều kiện với chính phủ tạm quyền ở Kiev, trong đó bao gồm cải cách hiến pháp và Ukraine chuyển đổi thành nhà nước liên bang.

    Hãng tin ITAR-TASS của Nga cho biết, các điều kiện trên được đưa ra trong cuộc họp đầu tiên của Phong trào ủng hộ liên bang hóa Ukraine do ứng cử viên Tổng thống Ukraine Oleg Tsaryov chủ trì, diễn ra tại Donetsk. Tham dự cuộc họp có đại diện cho người biểu tình yêu cầu liên bang hóa tại Lugansk, Dnepropetrovsk, Donetsk, Kharkov, Odessa và Zaporozhye.

    Phong trào ủng hộ liên bang hóa Ukraine đã đưa ra hai nhóm yêu cầu đối với bộ máy lãnh đạo hiện nay tại Kiev. Thứ nhất, Phong trào ủng hộ liên bang hóa Ukraine yêu cầu chính phủ tạm quyền Ukraine thông qua luật ân xá đối với những người biểu tình phản đối Kiev, rút lại cáo buộc hình sự đối với các sỹ quan trong lực lượng cảnh sát chống bạo động Alfa và Berkut và thả các tù nhân chính trị, trong đó có Thống đốc nhân dân của vùng Donetsk Pavel Gubarev.

    Thứ hai, phong trào yêu cầu bộ máy lãnh đạo hiện nay ở Kiev ngừng triển khai chiến dịch quân sự và dừng tất cả các hoạt động an ninh ở miền Đông Ukraine.

    Động thái trên diễn ra trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt của chính phủ tạm quyền Ukraine tại miền Đông đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ phía những người biểu tình.

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn cô Tiên đã đăng nhiều tin công bằng về Ukraine, nơi mà Phương Tây đã - vì quyền lợi Địa chính trị của mình - bỏ qua mọi tiêu chuẩn về Đạo đức , Lí trí và thậm chí cả common sense

    Trả lờiXóa
  3. Một đất nước đang yên lành, vì đâu mà nên nỗi thế này hử các bạn "dân chủ"?

    Trả lờiXóa
  4. Hôm nay, luc 15h theo giờ VN sẽ có buổi giao lưu trực tuyến của TT V. Putin lần thứ 12. Nội dung sẽ có vấn đề Ukraina va Crime. Mơi đón xem hệ thống TV Rusian!

    Trả lờiXóa
  5. Ukraina là nước lớn chứ đâu phải nước nhỏ lạc hậu, họ có nền tảng quân sự và quân đội hàng đầu thế giới, nghĩa là họ không thiếu các chuyên gia về kỹ chiến thuật quân sự, nếu một bộ phận này muốn chống lại Ki-ép thì họ cần gì phải trợ giúp từ Nga. Nhất là những chiến binh đã giải ngũ, họ có kinh nghiệm, lại thêm động cơ tinh thần, nếu họ được trang bị trở lại thì việc tham chiến rất có lợi thế, nên việc Ki-ép cho rằng người Nga hiện diện ở Đông U có lẽ thiếu thực tế, Nga chắc chẳng tốn kép và phí sức như vậy, thiếu gì phương pháp khác?

    Trả lờiXóa
  6. Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng Ukraine xuất phát từ trong lòng xã hội và ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài.

    Ukraine: Vì đâu nên nỗi?

    Từ một xã hội đặc biệt…
    Xét về khía cạnh xã hội, có thể nói Ukraine là quốc gia đặc biệt nhất trong không gian hậu Xô viết. Ngay từ sau khi Liên Xô sụp đổ, xã hội Ukraine đã bị phân hóa ra thành hai xu hướng rất rõ rệt là thân Nga và thân phương Tây. Trong suốt 20 năm độc lập, sự đối nghịch này là không thể dung hoà. Sự phân hoá này lại thể hiện trùng khớp với sự phân chia địa giới hành chính, khi hầu hết các tỉnh phía Đông và Đông Nam thân Nga còn khu trung tâm và phía Tây có xu hướng thân phương Tây.
    Chính vì vậy, dù bất cứ người của khu vực nào lên cầm quyền thì Ukraine cũng chỉ ổn định được một thời gian và tương ứng với thời kỳ không rõ ràng về đường lối đối ngoại. Lịch sử hơn 20 năm của Ukraine cho thấy xung đột luôn xảy ra tại thời điểm chính quyền lựa chọn đường hướng phát triển đất nước. Năm 2004 là chiến dịch vận động vào NATO và năm 2013 là sự lựa chọn giữa hội nhập EU hay vào Liên minh hải quan (gồm Nga-Kazakhstan và Belarus).
    Về tính hợp hiến của chính quyền, như đã nói ở trên, do sự phân hoá Đông-Tây rất rõ rệt nên không một thế hệ cầm quyền nào ở Ukraine nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của người dân. Việc người của khu vực nào lên lãnh đạo đất nước phụ thuộc vào sự thắng thế của khu vực đó chứ không phải sự lựa chọn của toàn dân.
    Nói cách khác, không một đường lối đối lãnh đạo nào đáp ứng được cùng lúc nguyện vọng của người dân ở cả hai miền. Do vậy cho dù Tổng thống Ucraine Yanukovich quyết định dừng hội nhập với EU hay tham gia Liên minh hải quan với Nga, Belarus và Kazakhstan đều dẫn đến một kịch bản như hiện nay.
    Về vị trí địa lý, Ukraine là quốc gia nằm giữa Liên minh châu Âu và Nga. Ở vị thế này, mặc nhiên Ukraine bị lôi kéo về phía có sức hấp dẫn mạnh hơn, tương ứng với sự hưng thịnh hay lụi tàn của Nga và EU. Nói cách khác Ukraine là nạn nhân của cuộc cạnh tranh địa-chính trị giữa EU và Nga và phương thức duy nhất chấm dứt tình trạng này là thành lập không gian chung về kinh tế và an ninh kéo dài từ Lisbon đến Vladivostok như ông Putin vừa đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-EU vừa qua song không được phương Tây chào đón.
    Và cuối cùng, không thể không nhắc đến một nhân tố hết sức quan trọng là vai trò chi phối của giới tài phiệt Ukraine. Thực trạng nền kinh tế ngầm và sự lộng hành của giới tài phiệt ở Ukraine hiện nay được đánh giá là tồi tệ không kém ở Nga những năm 90 thế kỷ trước, khi Liên Xô mới tách ra thành các nước cộng hoà độc lập. Ở Nga do ông Putin mạnh tay và được người dân ủng hộ nên đã cơ bản dẹp bỏ được vấn đề này song ở Ukraine hiện trạng gần như bị giữ nguyên từ đó đến nay.
    Giới tài phiệt Ukraine vừa chi phối mạnh mẽ đời sống xã hội, nhất là truyền thông và các lĩnh vực công nghiệp lớn như luyện kim, khai thác khoáng sản, năng lượng…, vừa có ảnh hưởng nhất định đến chính quyền. Trong khi đó, hầu hết tài sản của giới tài phiệt lại nằm ở các ngân hàng Mỹ, châu Âu hoặc ở các vùng hải ngoại khác nhau.
    Vì vậy, bất cứ sự đe dọa phong toả tài sản nào từ bên ngoài cũng ngay lập tức có tác động lên giới tài phiệt và lan toả đến chính quyền theo hiệu ứng đô-mi-nô. Việc chính quyền lựa chọn phương án lãnh đạo nào phụ thuộc vào mong muốn có quyền lực, tiền bạc hay cả hai. Từ đó, có thể hiểu sự không nhất quán trong chính sách của chính quyền thời gian qua cũng do một phần do tác động lợi ích của giới tài phiệt.
    Như vậy, có thể nói các đặc điểm hình thái xã hội trong nước không có yếu tố thuận lợi giúp Ukraine có thể đứng độc lập và ổn định. Bên cạnh đó, số phận của Ukraine một phần phụ thuộc vào khả năng đối nội, đối ngoại của chính quyền.
    …đến sự can thiệp từ bên ngoài

    http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/the-gioi/ukraine-vi-dau-nen-noi-a22659.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trích :
      "Thực trạng nền kinh tế ngầm và sự lộng hành của giới tài phiệt ở Ukraine hiện nay được đánh giá là tồi tệ không kém ở Nga những năm 90 thế kỷ trước, khi Liên Xô mới tách ra thành các nước cộng hoà độc lập. Ở Nga do ông Putin mạnh tay và được người dân ủng hộ nên đã cơ bản dẹp bỏ được vấn đề này song ở Ukraine hiện trạng gần như bị giữ nguyên từ đó đến nay."

      Nạn Cộng sản dai dẳng đến tận giờ, cùng bất tài, tham nhũng của chính quyền hiện tại là nguyên nhân số 1, gây lòng Dân nổi giận, tạo cớ cho Nga chiếm lãnh thổ, Phương Tây can thiệp,gây thảm cảnh U hiện nay.
      Đem tất cả bọn chính quyền U đó đem chu di cũng không rửa hết tội.

      Đảng CSVN soi xem có mình trong đó không?

      Xóa
    2. Ờ, vậy là Châu âu được dùng những phương pháp bẩn thỉu để "dẹp loạn" thay cho dân U à? Có vẻ tốt hơn nhỉ? Can thiệp kiểu phát xít, vụ lợi bẩn thiểu kiểu Âu Mỹ thì cộng sản còn hơn gấp trăm lần.

      Xóa
    3. Kiểu gì thì công là của rân chủ, tội là do cộng sản. Cả thế giới này từ hơn 20 năm nay chỉ còn có 5 nước CS trong hơn 200 quốc gia lãnh thổ, thế mà Ukraina vừa có tài phiệt thao túng, vừa có bất tài tham nhũng của cộng sản. Nhìn về châu Phi, nơi không có chút dấu vết nào của CS từ xưa đến nay thế mà bất tài tham nhũng vô địch mọi thời đại thế nào? Nhìn đâu cũng thấy bóng dáng CS trong đó, đúng là bại não nặng hết thuốc chữa.

      Xóa
    4. Ha, HA , HA!
      Trước đây, thằng bạn tôi than thở, giống Châu Phi quá, khi đem từng bao tải tiền đi gửi ngân hàng.
      Nay cậu Nặc so sánh CS với Phi Châu làm tôi nhớ lại.
      Đây là bài báo tôi mang về từ những báo Đảng. Các cậu có vấn đề gì, có thể kiện, chứ hậm hực ở xó này có tác dụng gì!
      Chính quyền U để " Thực trạng nền kinh tế ngầm và sự lộng hành của giới tài phiệt ở Ukraine " từ thời CS cho đến nay. Căn bệnh ung thư do Con quái thai CS để lại, đã được ông Putin cùng nhân dân ủng hộ, đã may mắn dẹp được.
      Trích :
      " Ở Nga do ông Putin mạnh tay và được người dân ủng hộ nên đã cơ bản dẹp bỏ được vấn đề này song ở Ukraine hiện trạng gần như bị giữ nguyên từ đó đến nay."

      Lòng Dân đã oán, tạo cớ cho thằng Nga, hay thằng Mỹ can thiệp. Vậy tội của chính quyền U không to bằng cái Đình à?
      VN mình, thời nhà Hồ, chíng quyền hà khắc, dân đói khổ, nên kệ cho nhà Hồ chống ngoại xâm một mình. Có khi họ lại giúp để lật đổ cho nhanh. Hay dân Việt thời nhà Hồ không yêu nước?

      Xóa
  7. Chuỗi thất bại liên tiếp của chính quyền Kiev

    Theo AFP, việc những người biểu tình tay không bắt 6 xe bọc thép chỉ là một mắt xích trong chuỗi thất bại đáng xấu hổ của chính quyền Kiev.

    Chính phủ yếu kém
    Các nhà phân tích nhận định rằng việc để cho những người biểu tình tay không bắt 6 xe bọc thép và giải giáp vũ khí của lính dù Ukraina ở miền đông Ukraina chính là bằng chứng cho thấy sự yếu kém của chính quyền Kiev trong khâu lên kế hoạch và thực hiện.

    Chuỗi thất bại liên tiếp của chính quyền Kiev - Ảnh 2
    Việc chính quyền Kiev phát động chiến dịch "chống khủng bố" ở Donbass là một sai lầm tai hại.
    Khu vực Donbass vốn thù địch với ban lãnh đạo mới thân phương Tây ở Kiev và là nơi cảnh sát không muốn đối đầu với các tay súng ly khai.
    Nhà phân tích chính trị Ukraina, Volodymyr Fesenko, nói: “Việc phát động chiến dịch ‘chống khủng bố’ ở Donbass là một sai lầm tệ hại. Donbass là nơi có đại đa số dân chúng chống chính phủ ở Kiev… Khi xe tăng xuất hiện trên đường phố, dân chúng sẽ ngăn chặn chúng”.
    Chuyên gia quân sự Oleksiy Melnik của hãng tư vấn Razumkov cho rằng chính phủ mới ở Kiev đã do dự và chỉ gửi một lực lượng nhỏ có ý nghĩa tượng trưng, trong khi lớn tiếng phát động một “chiến dịch chống khủng bố lớn”.
    Quân đội bạc nhược
    Việc dùng quân đội trấn áp người biểu là trái với hiến pháp Ukraina, trong khi các binh sĩ lại mất tinh thần chiến đấu.

    Chuỗi thất bại liên tiếp của chính quyền Kiev - Ảnh 3
    Những người biểu tình tay không chặn xe bọc thép ở miền đông Ukraina.
    Chuyên gia Melnik nói: "Xe bọc thép đã bị dân thường tay không chặn lại và đó là những người mà binh sĩ Ukraina không thể bắn. Điều này cho thấy chiến dịch chống khủng bố hiện nay là hoàn toàn vô tác dụng”. Chiến dịch này lại sử dụng quân đội “mất tinh thần bởi các sự kiện ở Crimea”, nơi binh sĩ Ukraina đã để mất nhiều căn cứ quân sự mà không hề kháng cự.
    Thiếu kinh phí và sở hữu vũ khí lỗi thời, quân đội Ukraina chỉ có 130.000 lính thường trực khó có thể đương đầu với quân đội Nga dày dạn kinh nghiệm chiến đấu đông gấp 6 lần và được trang bị vũ khí hiện đại. Theo NATO, Nga hiện đang tập trung 40.000 quân sát biên giới phía đông của Ukraina.
    Chuyên gia quân sự Mykola Sungurovsky cho biết Ukraina đã đem những đơn vị mạnh nhất hiện có để bảo vệ đường biên giới phía đông. Ông nhận định: “Đội quân này chỉ có thể chống trả dược đợt tấn công đầu tiên, rồi sau đó phải chuyển sang chiến tranh du kích vì tương quan lực lượng quá chênh lệch”.
    Cảnh sát bất mãn
    Một số nhà phân tích nhận xét rằng quân đội ở miền đông Ukraina chính là lực lượng còn trung thành với chính phủ của Kiev, trong khi cảnh sát đã không làm gì để ngăn chặn các cuộc tấn công chiếm công sở, cơ quan an ninh của các lực lực lượng thân Nga ở một số thị trấn trong khu vực.
    Quyền Phó thủ tướng Vitaliy Yarema thừa nhận ngày 16/4 rằng ở Donetsk, thành phố chính ở miền đông Ukraina, " tình hình rất phức tạp". Ông này nói rằng “một số nhân viên cảnh sát đang chịu sự chỉ huy của lực lượng ly khai”.

    Chuỗi thất bại liên tiếp của chính quyền Kiev - Ảnh 4
    Xe bọc thép rơi vào tay lực lượng ly khai ở thị trấn Slaviansk.
    Nhưng cựu Thứ trưởng Bộ Nội vụ Mykhaylo Kornyenko nói rằng không nên đổ lỗi cho cảnh sát. Ông nói: “Những kẻ tấn công là những người dày dạn kinh nghiệm trận mạc, trong khi cảnh sát lại quá non nớt. Nếu cảnh sát sử dụng vũ khí, hậu quả có thể là thảm họa”.
    Olexandra Rudneva, một nhà phân tích của Viện Nghiên cứu chiến lược, cho biết nhiều cảnh sát cảm thấy bất mãn khi các nhà chức trách mới ở Kiev không trừng phạt những kẻ chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 100 người biểu tình trên Quảng trường Maidan hồi đầu năm nay và biến cảnh sát thành “con dê tế thần”.
    Bà Rudneva nói tiếp: “Trong bối cảnh này, bất cứ ai lên nắm quyền ở Kiev cũng khó gây ảnh hưởng đối với lực lượng cảnh sát, đặc biệt là cảnh sát ở Donetsk”.

    Trả lờiXóa