Thứ Hai, 1 tháng 8, 2022

Google.tienlang nhận định: THỦ TƯỚNG ĐỨC OLAF SCHOLZ HIỆN CHỈ CÓ 2 LỰA CHỌN- MỘT ĐẦU HÀNG PUTIN; HAI TỪ CHỨC!

 

Thương thay Thủ tướng Đức Olaf Scholz!

Ông này không có tâm, có tầm để lãnh đạo một quốc gia hùng mạnh như nước Đức.  Olaf Scholz không có quan điểm chính trị độc lập như bà Angela Merkke. Olaf Scholz thấy Mỹ bảo sao là nghe vậy và ông ta không hiểu, rằng nền kinh tế Đức rất khác so với Mỹ.

Thời Angela Merkke, dù Mỹ chống dự án Dòng chảy phương Bắc 2 nhưng Angela Merkke kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình và coi dự án Dòng chảy phương Bắc 2 chỉ là chuyện làm ăn kinh tế chứ đừng "chính trị hóa" dự án này. Thực tế mấy chục năm cầm quyền của bà Angela Merkke thì Putin đã làm gì bất lợi cho Đức hay chưa? Chưa!

Nếu bà Angela Merkke cầm quyền thêm 1 nhiệm kỳ nữa thì tôi chắc không xảy ra chiến tranh Ukraina. Mà nước Đức sẽ cực kỳ giàu mạnh thêm nhờ Dòng chảy phương Bắc 2. 

Bây giờ, Anh, Bulgari, Ý... vì chống Nga nên chính phủ sụp đổ như con bài domino- Lời ví của ông Thủ tướng Hungary Viktor Orban.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban

(Xem thêm bài Thủ tướng Hungary Viktor Orban: EU TỰ BẮN VÀO PHỔI MÌNH VÀ BÂY GIỜ ĐANG NGỘP THỞ!)

Tờ báo Spiked của Vương quốc Anh vừa có bài The lights are going out across Europe- dịch: Đèn sẽ tắt trên khắp Châu Âu

https://www.spiked-online.com/2022/07/27/the-lights-are-going-out-across-europe/

Tác giả bài báo nói trắng ra rằng, từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023, theo đúng nghĩa đen, những chiếc đèn, kể cả đèn chỉ dẫn giao thông trên đường phố sẽ được tắt ở khắp Châu Âu.Tác giả bài báo cho rằng kế hoạch do Ủy ban châu Âu đề xuất chỉ nhằm mục đích cứu nước Đức, và nói về “sự đoàn kết” chẳng qua là những lời bàn tán suông. Và như vậy, chẳng ai cứu được nước Đức, trừ 1 người: V.Putin!

Ảnh trên báo Spiked của Anh: Đèn sẽ tắt trên khắp Châu Âu. Cả châu Âu ảm đạm, tối đen như mực! 

Đức là đầu tàu kinh tế của cả châu Âu. Nền kinh tế hùng mạnh của Đức đang sụp đổ sẽ kéo cả châu Âu xuống vực. Và sự sụp đổ này là vì những sai lầm của Thủ tướng Olaf Scholz. Ông Thủ hiến Michael Kretschmer bang ở trung tâm nước Đức là bang Sachsen, đã công khai chỉ trích chính phủ Liên bang trên báo lớn là tờ Zeit, rằng Chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz đã sai lầm trong chính sách năng lượng.

Ai biết tiếng Đức có thể đọc bài gốc: Michael Kretschmer: "Der Krieg kennt nur Verlierer"- Dịch: Michael Kretschmer: "Nếu chiến tranh, bạn chỉ có thể thua"!

https://www.zeit.de/politik/deutschland/2022-07/michael-kretschmer-ukraine-sanktionen-inflation/seite-2?utm_referrer=https%3A%2F%2Finosmi.ru%2F20220730%2Fprimirenie-255270617.html

Ông  Kretschmer cho rằng cần đàm phán gấp với Putin xin để mở van Dòng chảy phương Bắc 2 nhằm cứu nền kinh thế Đức, tức cũng là cứu cả châu Âu. 

Bẩy ông thị trưởng của bảy thành phố ở Đức cùng ký vào kiến nghị gửi Thủ tướng Đức, yêu cầu Thủ tướng Đức đàm phán, xin Putin mở van Dòng chảy phương Bắc 2- Nord Stream 2.

Xem bài Мэры с острова Рюген предложили задействовать "Северный поток - 2"- dịch Bẩy thị trưởng của bảy thành phố ở Đức kêu gọi vận hành đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2

https://www.dw.com/ru/mjery-s-ostrova-rjugen-predlozhili-zadejstvovat-severnyj-potok-2/a-62618726 

Google.tienlang cho rằng, hiện nay với Thủ tướng Đức Olaf Scholz chỉ có 2 lựa chọn:

1. Chấp nhận kêu gọi của Thủ hiến bang Sachsen, Michael Kretschmer cùng 7 vị thị trưởng: Đầu hàng Putin, đàm phán hòa bình, xin mở van Dòng chảy phương Bắc 2- Nord Stream 2. Đồng nghĩa với nó là Đức rút ra khỏi Liên minh chống Nga ở Ukraina. Mặc cho Mỹ - Anh làm gì thì làm;

2. Từ chức như Thủ tướng Ý Mario Draghi.

Nguyễn Thị Vân Anh- Cộng tác viên Google.tienlang

======

Từ ngày 27/4/2021, Google.tienlang nhắc anh em báo chí VN:
Xin xem thêm bài khác:

9 nhận xét:

  1. Vừa rồi báo chí Đức nói, ông Cựu Thủ tướng Đức Schroeder cùng vợ sang Moskva xin gặp Putin không rõ kết quả ra sao.
    Шрёдер в Москве - речь шла о газе? Как в ФРГ отреагировали на визит- Dịch: Schroeder ở Moscow - có phải là về khí đốt? Đức phản ứng như thế nào về chuyến thăm?
    https://www.dw.com/ru/shreder-v-moskve-rech-shla-o-gaze-kak-v-frg-otreagirovali-na-vizit/a-62615415
    Tôi nghĩ, đây là chuyến đi thăm dò, mở đường cho phương án 1: 1. Chấp nhận kêu gọi của Thủ hiến bang Sachsen, Michael Kretschmer cùng 7 vị thị trưởng: Đầu hàng Putin, đàm phán hòa bình, xin mở van Dòng chảy phương Bắc 2- Nord Stream 2. Đồng nghĩa với nó là Đức rút ra khỏi Liên minh chống Nga ở Ukraina. Mặc cho Mỹ - Anh làm gì thì làm;

    Trả lờiXóa
  2. Đồng Thị Kim Thanhlúc 09:49 1 tháng 8, 2022

    Việt Nam có thể học tập Philippines. Thay vì nịnh Mỹ và chửi Nga thì hãy chủ động đàm phán với Nga. Một đất nước có vựa lúa mênh mông để xuất khẩu lương thực nhưng nếu không có phân bón thì ...
    Với thế mạnh có quan hệ tốt đẹp lâu đời với Nga, Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động đề xuất với Nga để Việt Nam làm đại lý phân phối phân bón Nga cho cả châu Á.

    ---
    Филиппины и Россия ведут переговоры о поставках удобрений
    https://ria.ru/20220801/udobreniya-1806310858.html
    05:11 08/01/2022
    Philippines và Nga đang đàm phán về việc cung cấp phân bón
    Đại sứ Nga tại Manila Pavlov thông báo đàm phán với Philippines về việc cung cấp phân bón
    MOSCOW, ngày 1 tháng 8 - RIA Novosti. Sau tuyên bố của Tổng thống Ferdinand Marcos, Philippines đang đàm phán với Moscow về việc cung cấp phân bón, Đại sứ Nga tại Manila Marat Pavlov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti.
    Đại sứ cho biết: “Theo tôi được biết, các cuộc đàm phán giữa các công ty Philippines và các nhà sản xuất phân bón của Nga đã được tiến hành.
    Theo ông, “vấn đề cung cấp phân bón đang được phía Philippines đưa ra ở mức cao nhất”. Đại sứ giải thích, đây là một trong những mặt hàng mà việc nhập khẩu phụ thuộc trực tiếp vào "sức khỏe" của nền kinh tế Philippines.
    Ông Pavlov kể lại rằng vào ngày 19 tháng 7, Tổng thống Philippines Marcos, người ưu tiên an ninh lương thực và đích thân đứng đầu Bộ Nông nghiệp nước này, nói rằng vấn đề cung cấp phân bón giá cả phải chăng là một ưu tiên.
    “Đồng thời, rất vui mừng, nước ta được vinh danh là một trong những nhà cung cấp chính các sản phẩm này”, đại sứ nói.
    Pavlov bày tỏ hy vọng rằng "tinh thần tràn đầy năng lượng của ban lãnh đạo mới của Philippines sẽ giúp đẩy nhanh quá trình này và phân bón của Nga sẽ bắt đầu thâm nhập vào thị trường Philippines."

    Trả lờiXóa
  3. Аналитик Бабич: Прибалтика «получит по зубам» из-за разрыва энергетических отношений с РФ
    https://inforeactor.ru/23565779-analitik_babich_pribaltika_poluchit_po_zubam_iz_za_razriva_energeticheskih_otnoshenii_s_rf?utm_source=finobzor.ru
    Nhà phân tích Babich: Các quốc gia Baltic sẽ "gặp khó khăn" do mối quan hệ năng lượng với Liên bang Nga bị rạn nứt
    31 tháng 7 năm 2022 18:54

    Các quốc gia Đông Âu, vốn đặc biệt tích cực đòi cắt đứt quan hệ năng lượng với Nga, sẽ sớm "cắn răng chịu đựng" trong bối cảnh thiếu nhiên liệu. Ý kiến ​​này đã được chia sẻ với iReactor bởi nhà báo, nhà phân tích và nhà bình luận chính trị Dmitry Babich.

    Sự trừng phạt dành cho Latvia
    Ngày 30/7, PJSC Gazprom đã ngừng cung cấp khí đốt cho Latvia do vi phạm các điều kiện lựa chọn nhiên liệu xanh. Tổ chức của Nga nhắc nhở rằng từ ngày 1 tháng 4, các nước không thân thiện phải trả tiền cung cấp nguyên liệu thô bằng đồng rúp.

    Sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Liên bang Nga nhằm phi quân sự hóa và phi quân sự hóa Ukraine, phương Tây đã gia tăng áp lực trừng phạt đối với Moscow, đã thông qua bảy gói hạn chế. Đặc biệt, sự kìm hãm kinh tế đã ảnh hưởng đến việc cung cấp than và dầu.

    Sự phụ thuộc vào Nga

    Nhà phân tích Dmitry Babich , trong một cuộc phỏng vấn với iReactor, lưu ý rằng các nước Đông Âu, tích cực đòi cắt đứt quan hệ với Nga trong khi họ phụ thuộc kinh tế nhiều hơn vào nước này.

    Estonia, Latvia và Lithuania là một phần của hệ thống năng lượng của Liên Xô cũ. Những cái mới ở đây vẫn chưa được tạo ra. Họ sẽ gánh một tải trọng lớn nếu họ tự cung cấp năng lượng bằng chi phí của mình. Khi có một số hạn chế đối với một phần của Liên bang Nga, họ chuyển sang các đối tác giàu có hơn trong EU để cung cấp khí đốt. Cho đến gần đây, Đức là một đối tác như vậy, nhưng bây giờ chính Đức cũng gặp vấn đề vì lệnh cấm vận. Vì vậy, lần đầu tiên trong đời, tất cả các quốc gia Đông Âu muốn trừng phạt Nga điên cuồng như vậy đều phải ngậm đắng nuốt cay, cắn răng chịu đựng ”, chuyên gia này nói.
    Đồng thời, nhà báo gợi ý rằng Liên minh châu Âu, để biết ơn về áp lực đối với Nga, sẽ tìm cơ hội cho phép Latvia trụ vững khi đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng. Tuy nhiên, theo ông, EU có thể không đủ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu này.

    Ngoài ra, Babich cho rằng lĩnh vực du lịch có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất do nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Latvia.

    Ngành công nghiệp của Latvia đã bị suy giảm đáng kể sau khi Liên Xô sụp đổ. Các công ty công nghiệp khổng lồ của Liên Xô không còn hoạt động ở đó. Bây giờ điều này không còn xảy ra nữa, tuy nhiên, có một ngành công nghiệp du lịch mạnh mẽ ở đất nước này, nhưng hãy xem EU có thể hỗ trợ họ đến mức nào, theo tôi, họ (chính quyền Latvia) sẽ tìm cách giúp đỡ. ., - nhà quan sát chính trị tổng kết.
    Theo báo cáo của Gazprom, xuất khẩu khí đốt sang Latvia năm 2020 lên tới 1,6 tỷ mét khối. Nhớ lại rằng vào giữa tháng 7 năm 2022, quốc hội nước này đã thông qua sửa đổi luật năng lượng để cấm nhập khẩu nhiên liệu từ Liên bang Nga.

    Trước đó, người đứng đầu tổ chức Latvijas watching, Aigars Kalvitis, nói rằng Latvia tiếp tục mua khí đốt của Nga thông qua các bên trung gian, sử dụng đồng euro để thanh toán.
    Nhưng cụ thể "qua trung gian" là nước nào khi mà Đức, Pháp, Ý... đều lao đao nắc ngoải vì thiếu khí đốt?

    Trả lờiXóa
  4. Trần Thị Thuậnlúc 08:01 2 tháng 8, 2022

    Hoan nghênh báo VnExpress đã đưa tin đúng sự thật hơn!
    Thủ hiến Đức cảnh báo nguy cơ nếu cô lập Nga
    https://vnexpress.net/thu-hien-duc-canh-bao-nguy-co-neu-co-lap-nga-4494494.html
    Thủ hiến bang Saxony cảnh báo Đức gặp "nguy hiểm" nếu cô lập và cắt đứt hợp tác với Nga, kêu gọi giải pháp hòa bình cho khủng hoảng Ukraine.

    "Tôi nghĩ ý tưởng cô lập lâu dài hoặc không bao giờ nối lại hợp tác kinh tế với Nga là lố bịch và nguy hiểm... Kịch bản Nga hướng về Trung Quốc và cắt mọi quan hệ với châu Âu còn nguy hiểm hơn nhiều", Michael Kretschmer, thủ hiến bang Saxony, miền đông Đức, nói với tờ Die Zeit cuối tuần trước.

    Kretschmer lo ngại về ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt Nga lên kinh tế và an ninh Đức. Ông kêu gọi Berlin cần "thực tế" hơn trong quan hệ với Moskva và châu Âu nên thúc đẩy đàm phán hòa bình, "đóng băng" xung đột ở Ukraine.
    "Lệnh ngừng bắn không chỉ giúp ngừng chết chóc, mà còn tạo cơ hội để cung ứng các nguyên liệu thô, đặc biệt là nhiên liệu hóa thạch và lúa mỳ", Thủ hiến bang Saxony nói.

    Đức là quốc gia châu Âu phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng Nga. Khí đốt giúp tạo ra điện và sưởi ấm cho gần nửa số hộ gia đình và đáp ứng 1/3 nhu cầu năng lượng cho ngành công nghiệp Đức. Trước khi Moskva mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine cuối tháng 2, Nga là bên đáp ứng tới nửa nguồn cung khí đốt cho Đức, nhưng lưu lượng gần đây đã giảm đáng kể.

    Nord Stream 1, đường ống dẫn khí đốt lớn nhất từ Nga sang Đức qua biển Baltic, hiện chỉ hoạt động với 20% công suất sau khi tập đoàn khí đốt Nga Gazprom thông báo ngừng thêm một tuabin tại trạm nén khí Portovaya. Đường ống này trước đó vận chuyển khoảng 55 tỷ m3 khí đốt mỗi năm.

    Theo Kretschmer, bất chấp các kế hoạch chuyển đổi năng lượng đầy tham vọng và những tính toán chính trị, Đức vẫn sẽ cần nguồn cung khí đốt từ Nga trong ít nhất 5 năm tới.

    "Sự thật cay đắng là chúng ta chưa thể từ bỏ khí đốt Nga, và chúng ta phải hành động theo thực tế đó", Kretschmer cho biết thêm.

    Ngoài các hộ gia đình nguy cơ không thể sưởi ấm trong mùa đông, ngành công nghiệp Đức cũng lâm vào tình thế thế hiểm nghèo nếu mất nguồn cung khí đốt Nga. "Toàn bộ hệ thống kinh tế của chúng ta có thể sụp đổ. Nếu không hành động cẩn trọng, Đức có thể trở thành nước phi công nghiệp hóa", ông cảnh báo.

    Thủ hiến Kretschmer hồi tháng trước cho rằng Đức cần đảm bảo có nguồn cung năng lượng đáng tin cậy trước khi áp lệnh trừng phạt Nga.

    Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner ngày 31/7 cảnh báo cuộc khủng hoảng khí đốt tại Đức có thể dẫn đến tình trạng thiếu điện. Bất chấp sự phản đối từ đảng Xanh trong liên minh cầm quyền, ông đang nỗ lực trì hoãn quá trình loại bỏ năng lượng hạt nhân.

    Đức năm ngoái dừng hoạt động ba nhà máy điện hạt nhân và dự kiến dừng tiếp ba nhà máy nữa vào cuối năm nay. Trong quý I, năng lượng hạt nhân và khí đốt giúp tạo ra lần lượt 6% và 13% tổng điện năng của Đức. Berlin trước đó đã "bật đèn xanh" cho 10 nhà máy điện than hoạt động trở lại. 11 nhà máy điện than khác sẽ tiếp tục vận hành thay vì đóng cửa vào tháng 11 như kế hoạch.

    Trả lờiXóa
  5. Trần Thị Thuậnlúc 08:04 2 tháng 8, 2022

    Còn đây là báo Giao Thông:
    Một Thủ hiến tại Đức cực lực phê phán việc trừng phạt mạnh tay với Nga
    https://www.baogiaothong.vn/mot-thu-hien-tai-duc-cuc-luc-phe-phan-viec-trung-phat-manh-tay-voi-nga-d561031.html
    Thủ hiến bang Sachsen của Đức - ông Michael Kretschmer phê phán ý tưởng cô lập vĩnh viễn Nga là vô lý và nguy hiểm.
    Tin tức trong ngày hôm nay
    Tờ Die Zeit dẫn lời ông Michael Kretschmer cho biết, đối với Liên minh châu Âu (EU), Nga - quốc gia hướng về Trung Quốc và không có quan hệ với châu Âu - sẽ nguy hiểm hơn nhiều . Chính trị gia Đức nhấn mạnh: “Trong vài thập kỷ qua, Moscow và châu Âu đã có thể xây dựng mối quan hệ bền chặt trong các lĩnh vực như khoa học, văn hóa và thương mại”.

    Thủ hiến bang Sachsen cũng kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Ukraine. Theo ông, châu Âu nên kiên quyết đàm phán, bởi vì mọi cuộc xung đột vũ trang đều “chỉ có những bên thua cuộc”.
    Khoảng đầu tháng 7, Đức vừa công bố thâm hụt thương mại hàng tháng đầu tiên trong ba thập kỷ. Tại thời điểm đó, chủ tịch Liên đoàn Công đoàn Đức cảnh báo các ngành công nghiệp chủ chốt của nước này có thể sụp đổ vĩnh viễn do giá năng lượng cao và thiếu hụt.

    Hiện nay, Đức – nền kinh tế hàng đầu Liên minh châu Âu – đang nỗ lực đoàn kết cùng khối áp các lệnh trừng phạt với Nga vì chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine, kể cả việc áp đặt lệnh cấm vận đối với 90% nguồn nhập khẩu dầu mỏ từ Nga trước cuối năm nay.

    Trước khi xung đột nổ ra, Nga cung cấp 40% nhu cầu khí đốt và hơn 1/4 lượng dầu mỏ nhập khẩu của EU.

    Theo hãng tin Reuters, lời kêu gọi của ông Kretschmer cho thấy đang ngày càng có nhiều hoài nghi, lo ngại trên chính trường Đức về quan điểm cứng rắn của nước này với Nga liên quan tới chiến dịch tại Ukraine.

    Tuy nhiên theo Reuters, tất cả các chính trị gia thuộc các chính đảng chủ chốt tại Đức từ Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho đến các đảng bảo thủ đối lập vẫn ủng hộ áp các lệnh trừng phạt mạnh với Nga.

    Trong khi đó, bang Sachsen là bang thuộc khu vực Đông Đức, có mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga và đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nhiều hơn nếu xảy ra suy thoái kinh tế.

    Trả lờiXóa
  6. Giá xăng dầu đồng loạt giảm lần thứ 4 liên tiếp, về gần 24.000 đồng/lít
    01/08/2022 14:46
    Từ 15h hôm nay (1/8), Liên Bộ Công thương - Tài chính giảm giá xăng dầu lần thứ 4 liên tiếp.
    Giá xăng dầu hôm nay mới nhất
    Theo đó, giá xăng E5 RON 92 về 24.620 đồng (giảm 450 đồng), xăng RON 95-III là 25.600 đồng (giảm 470 đồng) một lít.

    Như vậy, giá xăng đã giảm về mức hơn 24.000 đồng một lít sau 4 lần giảm liên tiếp, đây là mức giảm rất mạnh trong thời gian vừa qua.

    Các mặt hàng dầu cũng đồng loạt giảm giá. Dầu diesel về 23.900 đồng một lít, sau khi giảm 950 đồng. Dầu hỏa có mức giá mới là 24.530 đồng, giảm 710 đồng, dầu mazut giữ nguyên mức giá so với điều chỉnh kỳ trước, có giá 16.540 đồng/kg.

    Trong kỳ điều chỉnh lần này, cơ quan điều hành đã quyết định trích mỗi lít xăng từ 800-850 đồng vào quỹ. Dầu diesel trích lập 450 đồng một lít, dầu hỏa 650 đồng và dầu mazut trích 787 đồng/kg.

    Việc này nhằm tạo dư địa cho quỹ ở các lần điều hành tiếp theo và giúp số dư Quỹ tại nhiều doanh nghiệp đầu mối bớt âm.

    Hiện dư địa quỹ bình ổn xăng dầu của một số doanh nghiệp lớn đã dương trở lại. Trong đó, tính đến 21/7, Petrolimex dương 53,3 tỷ đồng, PVOil âm 1.000,77 tỷ đồng...

    Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại Hà Nội nhận định, mức “chịu đựng” được của người dân, doanh nghiệp là khi giá xăng về mức 20.000 đồng/lít. Tuy nhiên, chúng ta đã bỏ lỡ thời cơ giảm giá khi thời gian qua chỉ giảm “nhỏ giọt”.

    “Chúng ta vẫn thường thấy “lên 3, xuống 1”, nên khi hàng hóa tăng rồi thì rất khó để hạ về như mức cũ”, ông Phú nhấn mạnh.

    Trước phản ánh hàng hóa vẫn neo cao, Bộ Công thương vừa có công điện yêu cầu cơ quan quản lý thị trường tiến hành kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân lợi dụng biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa để thu lời bất chính.

    Tại phiên họp của Ban chỉ đạo điều hành giá mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chỉ đạo Bộ Tài chính cần tiếp tục tính toán phương án điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng để ổn định mặt bằng giá chung.

    Trả lờiXóa
  7. Đức chỉ có ba tháng để tự cứu mình khỏi cuộc khủng hoảng khí đốt mùa đông
    Thứ Ba, 02/08/2022 12:56

    Đang là mùa hè nhưng Đức có rất ít thời gian để ngăn chặn tình trạng thiếu năng lượng vào mùa đông này. Đây là điều chưa từng có đối với một quốc gia phát triển.
    Nhà lập pháp Đức ủng hộ đưa đường ống Nord Stream 2 vào hoạt động
    Đức sẵn sàng đối phó với đại dịch COVID-19 trong giai đoạn tiếp theo
    Đức tắt đèn, khóa nước nóng ở nơi công cộng để dự trữ năng lượng cho mùa Đông
    Chú thích ảnh
    Căn hộ và các tòa nhà thương mại ở Frankfurt tắt đèn vào ban đêm để tiết kiệm điện. Ảnh: Bloomberg
    Theo Bloomberg, phần lớn châu Âu đang cảm thấy căng thẳng do bị Nga giảm cung cấp khí đốt tự nhiên, tuy nhiên không quốc gia nào bị ảnh hưởng như Đức - nền kinh tế lớn nhất khu vực và có gần một nửa số ngôi nhà dùng khí đốt tự nhiên để sưởi ấm.

    Chính quyền của Thủ tướng Olaf Scholz đã chậm chạp trong giải quyết tình trạng này. Gần đây, Đức mới chỉ đưa ra các mục tiêu cắt giảm nhu cầu sau khi thất bại trong đảm bảo nguồn cung thay thế.

    Ông Robert Habeck, Bộ trưởng Kinh tế Đức, cho biết: “Những thách thức mà chúng tôi đang đối mặt là rất lớn và chúng ảnh hưởng đến các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế và xã hội”.

    Đức đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế và phải hạn chế dùng năng lượng. Các nhà chức trách lo ngại về tình trạng bất ổn xã hội nếu thiếu hụt năng lượng vượt ngoài tầm kiểm soát. Giá điện ở Đức đã tăng kỷ lục vào tuần trước.

    Ông Habeck thừa nhận rằng tình hình là nghiêm trọng và kêu gọi các công ty và người tiêu dùng tăng cường nỗ lực tiết kiệm. Bộ Kinh tế Đức đã cho phép hoạt động lại các nhà máy nhiệt điện than dù ảnh hưởng tới khí hậu và khuyến nghị người Đức lắp đặt vòi hoa sen tiết kiệm nước và giặt quần áo ở nhiệt độ thấp hơn.

    Nếu các biện pháp tái cân bằng cung và cầu không thành công, Chính phủ Đức có thể ban bố tình trạng khẩn cấp về khí đốt. Khi đó, Đức sẽ kiểm soát phân phối và quyết định xem ai nhận được nhiên liệu và ai không.

    Trong khi các hộ gia đình và cơ sở hạ tầng quan trọng như bệnh viện sẽ không bị cắt giảm năng lượng, nhưng nhiệt độ phòng sẽ không còn ở mức dễ chịu khi phải giảm sưởi ấm vào ban đêm, các tòa nhà công cộng phải tắt máy điều nhiệt.

    Chú thích ảnh
    Cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên Astora ở Rehden, Đức. Ảnh: Getty Images
    Chi phí tăng lên sẽ tạo thêm áp lực cho người nghèo. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Cologne, đã có khoảng 1/4 người Đức rơi vào tình trạng nghèo năng lượng, có nghĩa là chi phí sưởi ấm và chiếu sáng ảnh hưởng đến khả năng trang trải các chi phí khác. Chính phủ Đức đang thực hiện các chương trình viện trợ cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những đợt lạnh giá trên khắp châu Âu và châu Á sẽ buộc các công ty năng lượng phải tranh giành nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng vốn đã eo hẹp. Tăng giá LNG trong tình huống đó có thể khiến các công ty phải tạm dừng các cơ sở cung cấp trong mùa đông này và làm giảm khoảng 17% nhu cầu LNG dành cho công nghiệp

      Bà Penny Leake, một nhà phân tích tại công ty tư vấn Wood Mackenzie, nhận định: “Nếu nguồn khí đốt qua Nord Stream vẫn ở mức 20%, chúng ta đang tiến gần đến vùng nguy hiểm”.

      Khi các cơ sở lưu trữ khí đốt chỉ đầy 68% và tốc độ tích trữ có thể giảm sau khi Nga cắt bớt khí đốt chuyển qua đường ống trên vào tuần trước, Đức có nguy cơ không đạt được mục tiêu tích đầy 95% vào ngày 1/11. Đức khó có thể đạt được mức đó trong 3 tháng tới nếu không có các biện pháp bổ sung.

      Khu vực doanh nghiệp đã và đang phản ứng. Một cuộc khảo sát trên 3.500 công ty cho thấy 16% doanh nghiệp công nghiệp đang xem xét giảm sản xuất hoặc từ bỏ một số hoạt động vì khủng hoảng năng lượng.

      BASF SE là một trong số đó. Tập đoàn hóa chất này có kế hoạch cắt giảm sản xuất khí amoniac - một thành phần quan trọng trong phân bón - sau khi chi phí tăng cao khiến hoạt động kinh doanh không có lãi.

      Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính rằng Đức có nguy cơ mất 4,8% sản lượng kinh tế nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt. Ngân hàng Bundesbank đã ước tính mức thiệt hại tiềm tàng là 220 tỷ euro. Đây chắc chắn là một đòn giáng mạnh và không bao lâu, Đức có thể mất khả năng cạnh tranh.

      Ông Michael Kretschmer, Thủ hiến bang Sachsen, cho biết: “Hệ thống kinh tế của chúng ta có nguy cơ sụp đổ. Nếu chúng ta không cẩn thận, nước Đức có thể bị phi công nghiệp hóa”.

      Mặc dù đã trải qua nhiều tháng khủng hoảng, nhưng chính quyền Đức mới bắt đầu mục tiêu cắt giảm nhu cầu 20%. Khi ngày càng cấp bách, Đức đã nâng mục tiêu dự trữ khí đốt tối thiểu.

      Đức hiện cần hỗ trợ vì nước này không tuân theo các hướng dẫn của Liên minh châu Âu về đa dạng hóa các nguồn năng lượng.

      Trong khi các nước như Italy đã nhanh chóng đảm bảo các nguồn thay thế từ các quốc gia như Algeria và Qatar, thì Đức đang ở trong tình trạng khó khăn hơn nhiều do nhu cầu khí đốt cho hệ thống sưởi và công nghiệp ở mức cao, trong khi lưu trữ khí đốt lại thấp.

      Đức đang phát triển cơ sở hạ tầng LNG, nhưng trạm nổi đầu tiên sẽ không kịp hoàn thành để tháo gỡ khó khăn trong năm nay.

      Thùy Dương/Báo Tin tức

      Xóa
  8. Cảnh sát Mỹ cho biết đêm 1/8 giờ địa phương (tức sáng 2/8 giờ Hà Nội), nhiều người đã bị bắn ở khu vực Đông Bắc thủ đô Washington.
    Cảnh sát Mỹ cho biết đêm 1/8 giờ địa phương (tức sáng 2/8 giờ Hà Nội), nhiều người đã bị bắn ở khu vực Đông Bắc thủ đô Washington.

    Hiện chưa xác minh được số nạn nhân và tình trạng của họ.

    Một ngày trước:
    7 người đã bị thương trong một vụ xả súng ở trung tâm thành phố Orlando, bang Florida (Mỹ), rạng sáng 31/7 giờ địa phương.
    Phát biểu với báo giới, Cảnh sát trưởng thành phố Orlando, ông Eric Smith cho biết vụ việc xảy ra sau một cuộc ẩu đả tại khu vực Wall Street Plaza và đại lộ Nam Orange vào khoảng 2h00 ngày 31/7, khi các quán rượu và nhà hàng đã đóng cửa.


    Một người chưa rõ danh tính dùng súng ngắn bắn vào đám đông làm 7 người bị thương.

    Tất cả nạn nhân đã được nhập viện điều trị và hiện trong tình trạng sức khỏe ổn định. Cảnh sát đang tìm kiếm thông tin về nghi phạm.

    Số liệu cập nhật của Gun Violence Archive - tổ chức phi chính phủ chuyên theo dõi các vụ bạo lực súng đạn tại Mỹ - cho thấy từ đầu năm đến nay, Mỹ đã chứng kiến ít nhất 382 vụ xả súng.

    Sau vụ xả súng tại trường tiểu học Robb ở Uvalde, bang Texas, khiến 19 trẻ em và 2 người lớn thiệt mạng, lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã thúc đẩy dự luật "Vì cộng đồng an toàn hơn" để siết chặt kiểm soát súng đạn.

    Ngày 25/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật này. Đây là một nỗ lực liên bang mới quan trọng nhất nhằm giải quyết nạn bạo lực súng đạn tại Mỹ kể từ khi lệnh cấm vũ khí tấn công hết hiệu lực vào năm 1994.

    Trả lờiXóa