Vậy là sau hơn 1 năm kể từ ngày 30/5/2015, anh Saakashvili- rận xĩ Gruzia, tay sai Mỹ- làm Thống đốc tỉnh Odessa, Ukraina, ngày hôm nay, anh ta đã bị đổ!
Cựu Tổng
thống Gruzia Saakashvili- kẻ từng theo đuôi Mỹ làm cách mạng hoa hồng ở
Gruzia năm 2004 và nay đang bị chính quyền đương nhiệm ở Gruzia truy nã
quốc tế. Sau thời gian dài Saakashvili ẩn cư bên Mỹ nhưng đầu năm 2015, sau những tuyên bố gây sốc rằng quân đội Ukraina có đủ khả năng
đánh chiếm cả nước Nga, Saakashvili được Tổng thống Ukraina Poroshenko
mời về Kiev giữ chức Cố vấn Tổng thống và kiêm Chủ tịch Ủy ban Cải cách
Ukraina. Ngày 30/5/2015, cũng vì mệnh lệnh từ Mỹ, Saakashvili được Tổng thống Poroshenko bổ nhiệm
làm Thống đốc tỉnh Odessa! Toàn bộ ê kíp của Saakashvili, dù làm việc ở Ukraina nhưng lại được người Mỹ trả lương và huấn luyện.
Hơn một năm qua, với biết bao nhiêu chém gió chém bão rằng sẽ làm trong sạch bộ máy hành chính ở Odessa cũng như ở toàn Ukraina, biến Ukraina thành một cuốc gia "dân chủ, cường thịnh" để rồi đánh bại Nga, để rồi nay anh ta phải chấp nhận thua cuộc!
==========================
*************************************
Mời xem video clip anh Nhai cà vạt tuyên bố từ chức:
Tuyên bố tại một cuộc họp báo, anh Nhai Cà Vạt bảo, rằng đã mệt
mỏi trong việc đấu tranh với những cản trở từ phía các quan chức Ukraina. Anh
cũng kết tội các đại diện chính quyền Ukraina hiện nay rằng chỉ nhăm nhăm vơ
vét cho đầy túi và làm bè cánh của mình mạnh hơn.
Anh ấy nói:
"Tôi quyết định từ chức và bắt
đầu giai đoạn đấu tranh mới. Tôi không buông tay đâu. Tôi sẽ không mệt mỏi. Còn
bọn kia đừng có hy vọng và chờ đợi rằng chúng có thể thoát khỏi tôi".
Anh Nhai Cà Vạt cũng bảo - việc
thay chính quyền vẫn không làm đất nước thoát khỏi tham nhũng.
"Poroshenko hay là
Yanukovich ư? Khác nhau gì đâu, ai sẽ cướp của nhân dân? Tổng Kẹo bảo là
Yatseniuk làm phiền ông ta. Ừ, thì chúng tôi đã thành lập phong trào "Vì sự
trong sạch" và giúp ông ấy thoát khỏi gã Nhồi...Tổng Kẹo ủng hộ hai băng -
băng đảng cướp tội phạm từ những năm 199x của Trukhanov (thị trưởng Odessa) và
băng Izmail của Urbansky (chủ tịch Ủy ban vùng Odessa)" - lời anh Nhai Cà
Vạt nói.
Theo anh Nhai Cà Vạt, cột trụ của
tham nhũng Ukraina là anh Avakov, Bộ trưởng Công an, và Roman Nasirov, Cục trưởng
Cục Thuế Nhà nước Ukraina (đại loại thế)
Giọt nước tràn ly đối với anh
Nhai Cà Vạt là vụ kê khai thuế điện tử - quan chức Ukraina toàn triệu phú!
*********************
*********************
Hẳn bạn đọc Google.tienlang còn nhớ, anh Saakashvili nổi tiếng Thế giới với biệt hiệu "Nhai cà vạt". Đó
là chuyện có thật xảy ra năm 2008. Đây là đoạn clip cắt ra từ một buổi
phỏng vấn của Đài BBC với Tổng thống Gruzia lúc đó là Saakashvili được
phát trực tiếp trên sóng khiến cả thế giới ngỡ ngàng! Số là khi đó,
Saakashvili quá hoảng sợ vì nghe cấp dưới báo cáo rằng xe tăng Nga đang
tiến vào Thủ đô Tbilisi. Trả lời trên sóng trực tiếp của BBC, ông ta
điềm nhiên đưa cà vạt vào miệng nhai ... ngon lành!
Саакашвили ест галстук!
Saakashvili ăn cà vạt!
Saakashvili ăn cà vạt!
Mời xem thêm một vài hình ảnh vui:
==========================
Mời xem bài liên quan:
Cuối tuần: CẢ NƯỚC GRUZIA CHIA TAY SAAKASVILI TRONG NƯỚC MẮT...
Cuối tuần: CẢ NƯỚC GRUZIA CHIA TAY SAAKASVILI TRONG NƯỚC MẮT...
"tự do dân chủ " chỉ là cái bánh vẽ của Mỹ và phương tây dành cho những kẻ ngu ..
Trả lờiXóaKiếp rận bọ thì ở đâu cũng thế thôi!
Trả lờiXóagiới đấu tranh dân chủ nước mình chúng nó ngu thật và ảo tưởng bản thân lắm. trước mình cứ nghĩ chúng nó giả ngu hoặc lưu manh nhưng mình nghĩ oan cho chúng nó thì phải. mình VD thằng Nguyễn Chí Tuyến (Tuyến xồm)xem clip nó liên thiên, khóc lóc, thách đố quan chức xong cuối cùng nó bảo các ông làm được những điều đó biết đâu nó còn xin vào làm ở bộ cùng các ông ý. ý nó nói theo kiểu nó ban thưởng cho các ông được nó phục vụ. không nói các bạn cũng hiểu để vào làm cán bộ trong các bộ q.trọng không những phải giỏi cộng với q.hệ của gia đình cùng với 1 số ĐK và số phải may mắn nữa...dạng như Tuyến Xồm với tư duy như thế cộng với kiểu bố đời nếu xin vào bảo vệ vớ vẩn còn k có cơ hội nhưng nó ảo tưởng nghĩ tầm như nó làm được bộ, thứ trưởng. thế mới thấy giới dân chủ tự ứng cử ĐBQH, bộ trưởng VH, chủ tịch LĐBĐVN...là thật chứ không phải cho vui đâu. thật bó tay.
Trả lờiXóaNHẮN TIN:
Trả lờiXóaMời các bạn gõ cụm từ: "Cựu đại tá CIA Sauvageot: "Tôi thích gọi anh là đồng chí", trên Dân Việt online, Thứ bảy, Ngày 30-4-2016, của Ngọc Thọ. Đọc bài này dù bạn là cờ vàng hay là cờ đỏ đều rất bổ ích.
Tôi đọc thấy hiếm có người Mỹ như vậy, nên giới thiệu cho các bạn đấy.
Cựu đại tá CIA Andre Sauvageot: "Tôi thích gọi anh là đồng chí"
XóaauthorNgọc Thọ Thứ Bảy, ngày 30/04/2016 19:00 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Nói tiếng Việt cực chuẩn, một mực gọi người đối diện bằng cụm từ “đồng chí” và khi bước ra ngoài chỉ đội duy nhất chiếc mũ có hình sao vàng 5 cánh in chữ Việt Nam và mặc chiếc áo cờ đỏ búa liềm… Ông chính là cựu đại tá CIA Andre Sauvageot (Andre) - người có nhiều đóng góp cho nỗ lực bình thường hoá hoàn toàn quan hệ Việt - Mỹ.
Cựu binh Mỹ tìm thấy tình yêu thất lạc 45 năm ở Việt Nam
Cựu binh Mỹ trả nợ cuộc chiến
Khi tôi để lại tin nhắn với nội dung xin được hẹn phỏng vấn, ngay sau cuộc làm việc với Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng, Andre đã chủ động gọi điện lại cho tôi bằng vốn tiếng Việt rất thuần thục: “Tôi đã xong việc rồi anh ạ, chiều nay anh có rảnh không, tôi xin phép mời anh đi ăn tối…”. Dĩ nhiên, tôi nhận lời ngay. Trên đường đi tới địa điểm mà Andre nhắn, tôi cứ nghĩ là sĩ quan thuộc CIA, ông phải cao to, dữ dằn lắm. Thế nhưng, đón tôi tại cổng Nhà khách Quân đội là một người đàn ông Mỹ nhỏ nhắn, đội mũ sao vàng, mặc áo búa liềm. Nở nụ cười hiền từ, Andre chạy tới ôm tôi thật chặt và nói lớn: “Chào đồng chí!”.
cuu dai ta cia andre sauvageot: "toi thich goi anh la dong chi" hinh anh 1Cựu đại tá Andre Sauvageot (phải) trò chuyện với nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhân kỷ niệm 10 năm thực hiện Hiệp định thương mại song phương Mỹ - Việt (2001-2011). ảnh:NVCC
Khi tôi chưa kịp định thần thì Andre cười nói: “Tôi xin phép được gọi anh là đồng chí vì chỉ có đồng chí mới không phân biệt giới tính, tuổi tác, giàu nghèo, sang hèn, giai cấp. Tôi thích gọi anh là đồng chí bởi bình đẳng. Và với tất cả những ai tại Việt Nam tôi gặp, tôi đều gọi là đồng chí hết”.
Họ nói dối chúng tôi
“Hôm nay là một ngày đặc biệt, tôi và đồng chí lần đầu gặp nhau. Tôi không ăn mặn, tôi chỉ ăn chay. Tuy nhiên, đồng chí cứ gọi món gì tuỳ thích, ăn hết khả năng. Hôm nay, đồng chí đừng tranh thanh toán vì tôi xin phép được trả tiền cho bữa ăn này” – Andre thẳng thắn.
Vừa cầm dĩa, Andre vừa kể: Năm 1964, tôi lúc ấy là đại uý, tôi được cử sang Việt Nam làm chỉ huy đội biệt kích nhảy dù chuyên tìm và tiêu diệt Việt cộng tại bưng biền.
"Vợ tôi tên là Quỳnh Hương, tôi gặp cô ấy tại Sài Gòn. Sau này, Hương giúp tôi làm kế toán kiêm thủ quỹ, tài chính luôn. Hương có vẻ đẹp rất Việt Nam, Hương từng tuyên bố với tôi rằng sẽ không cưới tôi nếu tôi chỉ biết tiếng Anh. Ra ngoài, chúng tôi nói tiếng Anh nhưng đã về nhà thì vợ chồng, con cái đều nói tiếng Việt. Đó là một quy định bất thành văn trong gia đình chúng tôi”.
Ông Andre Sauvageot
Lúc mới sang Việt Nam, tôi tin hoàn toàn vào lời của Chính phủ Mỹ 100% rằng cuộc chiến mà chúng tôi phát động tại Việt Nam là chính nghĩa, rằng Việt Nam cộng hoà với sự trợ giúp đến “tận răng” từ Mỹ sẽ giành chiến thắng. Tuy nhiên, càng đi nhiều, gặp gỡ nhiều người dân và cả nói chuyện với những chiến sĩ phía cách mạng bị chúng tôi bắt thì tôi thấy bản chất cuộc chiến này không phải như chính quyền Mỹ nói.
“Địa bàn hoạt động của chúng tôi là các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thời điểm đấy, khu vực này là vùng ma thiêng nước độc, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và kênh rạch chằng chịt, cây cối um tùm, là địa bàn thuận lợi cho du kích quân, cách mạng. Dù ban ngày, chúng tôi kiểm tra rất kỹ từng nhà, thế nhưng có những chuyến “thị sát”, đoàn của chúng tôi vẫn bị du kích quân tấn công thiệt hại tới nửa binh lực” – Andre vẫn không giấu được vẻ sửng sốt.
“Qua những chuyến đi, tiếp xúc với người dân, vốn từ tiếng Việt của tôi đã khá lên trông thấy. Tôi bắt đầu nghe đài. Đài phát thanh Cộng hoà chỉ toàn là những chương trình giải trí nhảm nhí dành cho lớp thị dân thành phố. Tôi lén nghe Đài Tiếng nói Việt Nam để xem bên kia chiến tuyến nói gì. Tôi nghe rất đều, tôi có cảm tình đặc biệt với những phát thanh viên có giọng rất hay ngoài Bắc như Kim Cúc, Việt Khoa, Kiên Cường…”.
Tôi còn nhớ chuyên mục Nông nghiệp - Nông dân có những câu khẩu hiệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh như “Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thi đua với tiền phương” hay như “Hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ”. Rồi thì mục người tốt việc tốt có câu “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp” hay “Người người thi đua, ngành ngành thi đua, ta nhất định thắng, địch nhất định thua” – Andre nhớ lại.
Xóa“Nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi thích nhất là bài hát “Đường ta đi dài theo đất nước” do ca sĩ Thu Hiền hát và bài hát “Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương” của tác giả Nguyễn Đức Toàn. Phía cách mạng có nhiều bài hát hay và ý nghĩa. Tôi thấy những bài hát này làm cho con người thêm sức mạnh, tự tin và sống lạc quan hơn. Nội dung không uỷ mị như những bài hát trên sóng của Đài phát thanh chính quyền Cộng hoà. Ngay như những điều khoản trong Hiệp định Paris, chúng tôi cũng không được biết. May có đài phía cách mạng mà chúng tôi mới nắm được. Đến lúc này, tôi mới thấy mình mất niềm tin và thực sự thất vọng với Chính phủ Mỹ và cấp trên của mình” - Andre bộc bạch.
Việt Cộng can trường lắm!
Theo Andre, năm 1970, ông được tham gia một cuộc thí nghiệm của CIA với một cán bộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam bị bắt giữ. Thông tin mà Tổng nha Cảnh sát của chính quyền Sài Gòn lúc đó cho hay, nữ cán bộ này là nhân vật cấp cao. Trực tiếp Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan là Tổng Giám đốc Cảnh sát quốc gia kiêm Giám đốc Nha An ninh Quân đội Việt Nam Cộng hòa, phụ trách Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo (Tướng Loan cũng chính là người rút súng bắn thẳng vào đầu một chiến sĩ biệt động trên đường phố Sài Gòn - PV) tra tấn bà bằng việc đốt cháy đen hai bàn tay và xét hỏi bà liên tục nhưng đều không moi được bất kỳ thông tin nào.
cuu dai ta cia andre sauvageot: "toi thich goi anh la dong chi" hinh anh 2
Cuối cùng, phía Việt Nam Cộng hòa đành giao nữ cán bộ cho CIA để thử nghiệm một phương pháp mới về tâm lý chiến. Cụ thể, phương pháp mà CIA sử dụng là phương pháp nhân đạo, dùng vật chất đối đãi tốt nhằm thuyết phục bà từ bỏ lý tưởng cộng sản.
“CIA bố trí cho bà sống tại một biệt thự xa hoa gần sát con đường trung tâm nối Sài Gòn hoa lệ với sân bay Tân Sơn Nhất với kẻ hầu người hạ, chăm sóc đặc biệt. Hằng ngày, những nhân viên CIA rất giỏi tiếng Việt, am hiểu về học thuyết Mác – Lênin và Chủ nghĩa cộng sản nói chuyện liên hồi với bà nhằm “đả thông” tư tưởng. “Sau một thời gian, CIA không thấy hiệu quả nên họ gọi tôi nhập cuộc. Tôi bắt chuyện với bà. Bà cũng trò chuyện lại nhưng là những câu chuyện về gia đình, không liên quan gì tới tổ chức, đồng đội cả. Bà khoe có 2 con trai, một người con là sĩ quan của Giải phóng quân và một người con là cán bộ ngoại giao của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đang công tác tại Liên Xô. Bà cũng khuyên tôi đừng thuyết phục bà vô ích vì không đời nào bà phản bội lại Tổ quốc, quê hương, phản bội lại con mình, phản bội lại lý tưởng mà bà đã dấn thân, lựa chọn” - Andre kể.
Khẽ đăm chiêu, Andre nhớ lại: “Tôi đành báo cáo với cấp trên rằng nếu cứ tiếp tục để tôi nói chuyện với bà thì người bị thuyết phục, và người từ bỏ “lý tưởng” là tôi chứ không phải bà ấy”.
Xóa“Tôi không thể nào quên câu nói của bà lúc chào tạm biệt tôi: “Có thể ngày mai tôi không được gặp các con tôi nữa nhưng tôi không hề tiếc nuối về sự lựa chọn của mình. Các ông sẽ không bao giờ chiến thắng bởi chỉ có Đảng Cộng sản mới là sự lựa chọn của người dân Việt Nam, mới là chính đảng duy nhất huy động được sức mạnh toàn dân tộc. Dẫu có hy sinh thì nhân dân này, đất nước này rốt cuộc sẽ giành được độc lập, tự do…” – Andre kể.
“Sau này, một vị chỉ huy trưởng của Trung tâm Huấn luyện cán bộ của Chính quyền Cộng hoà cũng được vời tới để thuyết phục bà nhưng cũng thất bại. Sau này, qua thông tin tôi được biết, do không moi được bất cứ thông tin có giá trị nên chúng đã xử tử bà” – Andre khẽ chùng giọng.
“Các anh thắng là đương nhiên!”
Theo Andre, năm 1973, ông được điều động làm phiên dịch viên cho tướng Woodward - Trưởng phái đoàn Mỹ trong Ban liên hợp quân sự 4 bên gồm: Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa và Mỹ họp ở Sài Gòn trong vòng 2 tháng để thực hiện Hiệp định Paris.
“Cũng chính trong thời gian này, tôi có dịp trò chuyện với các tướng lĩnh của phía Mặt trận Giải phóng và Việt Nam dân chủ cộng hoà. Những vị tướng này không chỉ giỏi về quân sự mà còn giỏi cả về ngoại giao. Có những tướng lĩnh như vậy, các anh không thắng mới là lạ” - Andre nhận định.
“Tôi còn nhớ như in cuối tháng 3.1973, khi tôi hoàn thành nhiệm vụ tại Uỷ ban Liên hợp quân sự, Tướng John John Wickhan - Phó Trưởng đoàn có hỏi tôi rằng sao suốt 9 năm qua, anh không đòi về? Việt Nam giờ đã có hoà bình, CIA sẽ bố trí cho anh một biệt thự sang trọng giữa trung tâm Sài Gòn hoa lệ, sao anh từ chối? Lúc ấy, như một phản xạ tự nhiên, tôi thẳng thừng: “Chừng nào còn người Mỹ thì Việt Nam làm sao có hoà bình, và cũng sẽ không có cái gọi là danh dự theo như Tổng thống Nixon tuyên bố đâu. Việt Nam cộng hoà sẽ không trụ nổi được. Việt Cộng sẽ thống nhất được Tổ quốc của mình”. Tôi còn nhớ như in ánh mắt đầy giận dữ của Tướng John Wickhan: “Là một sĩ quan Mỹ, sao anh lại có ý nghĩ điên rồ như vậy?”. Sau này khi gặp lại giữa Washington DC, Tướng John Wickhan đã khẽ bảo tôi rằng”: “Andre, anh nói đúng”.
Người Việt bao dung
Theo trí nhớ của Andre, trước thời điểm bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ, do chưa có kênh ngoại giao chính thống nào được thiết lập nên chúng tôi phải sử dụng kênh ngoại giao nhân dân. Cả hai bên đều nỗ lực tổ chức những cuộc gặp gỡ, trò chuyện giao lưu giữa các cựu chiến binh, khắc phục hậu quả bom mìn... Cũng nhờ đấy, Andre và những người bạn của mình vận động Chính phủ Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam. Andre cố gắng góp sức vào việc hàn gắn và phát triển quan hệ giữa hai nước, từ vị trí phiên dịch cho các phái đoàn Mỹ, chuyên viên phụ trách hồi hương của Bộ Ngoại giao Mỹ, doanh nhân, hay uỷ viên Hội đồng Thương mại Việt - Mỹ.
Nhấp một ly nước suối lạnh, Andre kể tiếp: “Năm 1993, tôi bắt đầu quay lại Hà Nội. Với vốn tiếng Việt của mình, tôi dễ dàng vẫy một “đồng chí” đạp xích lô để vòng quanh Hồ Gươm. Lúc ngồi trên xe, “đồng chí” ấy kể rằng mình lớn lên tại một vùng ngoại ô Hà Nội. Tháng 12.1972, máy bay Mỹ giội bom phá nát xóm nhỏ của gia đình anh ấy và một quả bom đã giết chết mẹ của anh ấy. Thế nhưng, anh ấy vẫn bảo rằng: “Có lẽ, mục tiêu của họ là nhà máy xi măng gần nhà tôi thôi, có lẽ họ không có mục đích giết mẹ tôi…”.
“Nghe tới đấy, tôi trào nước mắt anh ạ. Trên thế giới này làm gì có dân tộc nào bao dung và rộng lượng như vậy đâu. Sự thực là bom Mỹ đã giết chết mẹ đồng chí ấy và hàng triệu người vô tội khác. Vậy mà mới chỉ sau chừng ấy năm ngắn ngủi. Chúng tôi – những cựu quân nhân Mỹ thay vì bị đối đãi như kẻ thù thì lại được xem như là khách. Các đồng chí càng rộng lượng, càng tử tế thì chúng tôi lại càng thấy day dứt và có trách nhiệm với từng mảnh đất mà bom Mỹ đã giội xuống” - Andre xúc động.
Xóa“Tôi xem Việt Nam là quê hương thứ 2, trước tôi làm cố vấn cho Hội đồng Thương mại Việt – Mỹ, 11 năm liền làm Trưởng đại diện của Tập đoàn General Electrics tại Việt Nam và sau đó là cố vấn cho Interstate Traveler Company. Hơn 1 năm nay, tôi có việc riêng phải trở lại Mỹ, tôi đếm từng ngày được trở lại mảnh đất hình chữ S thân thương này và mong muốn đóng góp sự phát triển toàn diện Việt - Mỹ” – Andre chia sẻ.
Trong suốt bữa tối, Andre liên tục gắp đồ ăn cho tôi, còn mình thì ngồi ăn ngũ cốc một cách ngon lành. Andre cũng liên tục nhắc tôi ăn nhiều vào. “Đồng chí là thanh niên phải ăn khoẻ vào. Chúng tôi là thế hệ phải chịu trách nhiệm và khắc phục hậu quả những hành động do mình gây ra, còn việc đón nhận tương lai và mở ra niềm tin trong quan hệ Việt – Mỹ phải là các bạn trẻ của hai nước quyết định. Muốn vậy phải thật khoẻ” – Andre nói. /.
* Từ năm 1964-1970, chỉ huy đội biệt kích, nhân viên CIA.
* Tháng 3.1973, Andre là người phiên dịch cho phái đoàn Mỹ ở cuộc họp quân sự bốn bên.
* Từ 1982 - 1986, ông làm phiên dịch cho Bộ Quốc phòng Mỹ trong những buổi làm việc với Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch về vấn đề POW/MIA (vấn đề tù binh chiến tranh và người Mỹ mất tích trong chiến tranh).
* Từ năm 1987 - 1989, ông là phiên dịch cho Đại tướng John Vessey - đặc phái viên của Tổng thống Reagan về vấn đề POW/MIA.
* Từ năm 1989 - 1991, Chính phủ Mỹ bổ nhiệm ông làm trợ lý đặc biệt của Đại sứ Mỹ (tại Thái Lan) về Đông Dương sự vụ.
* Từ năm 1991 - 1992, là cố vấn khu vực cho Kế hoạch Hành động toàn diện (CPA) liên quan đến “thuyền nhân Việt Nam”, những người không được phép tái định cư tại Mỹ và các nước khác.
* Từ 1993 - 2003, là Trưởng đại diện Hãng General Electric (GE) tại Việt Nam; làm cầu nối cho Hàng không Việt Nam thuê được 3 chiếc máy bay Boeing B767-300ER và nhiều hợp đồng thiết bị năng lượng như tua- bin khí, tua-bin hơi, tua-bin nước, máy phát điện.
http://danviet.vn/tin-tuc/cuu-dai-ta-cia-andre-sauvageot-toi-thich-goi-anh-la-dong-chi-676994.html
Tôi từng thích vào G.T bởi những có những Còm như của BẠN ĐỌC 17:48 này nêu nhận định của một người Mỹ về việt cộng can trường và Người Việt bao dung ...chứ không vì những bài như viết về cái vị Sava...nhai cà vạt nào đó trên đây .
Trả lờiXóaTưởng rận xĩ vãi lờ bị tó cùng với Vịnh Lưu rồi cơ!
XóaHóa ra cậu vẫn lọt lưới!
Còn việc cậu vào G.TL vì cái gì thì có ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới cùng sự phát triển của trang web này?
Ngày 13/2/2015, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã bất ngờ bổ nhiệm ông Saakashvili (lúc đó mang quốc tịch Mỹ) làm Chủ tịch Hội đồng cố vấn quốc tế về cải cách của Ukraine (IACR), đồng thời đảm nhận nhiệm vụ điều phối việc cung cấp vũ khí sát thương của phương Tây cho Kiev.
Trả lờiXóaBất ngờ hơn là chỉ sau đó 3 tháng, vào ngày 30/5/2015, Tổng thống Poroshenko lại tiếp tục bổ nhiệm vị cựu Tổng thống Gruzia vào chức vụ Thống đốc tỉnh Odessa.
Thời gian qua, con đường hoạn lộ nơi đất khách của cựu chính trị gia Gruzia gặp nhiều trắc trở. Nhiều quan chức Ukraine tuyên bố rằng đã chán ngấy vị chính khách “ngoại nhập” này, bởi những phát ngôn hàm hồ, tư tưởng chống Nga cực đoan và cuộc chiến chống tham nhũng đầy mờ ám.
Mới đây, tờ Vesti nhận định rằng, Thống đốc Odessa Mikhail Saakashvili không còn triển vọng chính trị ở Ukraine, cơ hội duy nhất của ông này là theo hướng mới: Tìm kiếm cơ hội chính trị bằng cách trở về nước, nếu đảng của ông ta thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội tại Gruzia.
Theo nhà phân tích Gennady Chizhov, sau “tuần trăng mật ngọt ngào” với việc liên tiếp bổ nhiệm ông Saakashvili vào các cương vị lãnh đạo quan trọng của nước mình, giờ đây Tổng thống Ukraine Poroshenko đang sẵn sàng hành động mà “không cần sự đệm đàn của Saakashvili”.
Thậm chí là hồi giữa tháng 9 vừa qua, nhiều nghị sĩ Ukraine đã liên kết đệ đơn lên Viện Tổng công tố nước này để kiện Thống đốc Odessa Saakashvili. Các vị đại biểu Verkhovnaya Rada cáo buộc ông Mikhail Saakashvili đã “lập các nhóm tội phạm có tổ chức”.
Theo đó, các tổ chức này có sự tham gia của các cựu nhân viên và nhân viên đương nhiệm của Cơ quan quốc gia chống tham nhũng Ukraine, gây thiệt hại cho đất nước 6,5 tỷ grivna (hơn 250 triệu USD).
Các chuyên gia cho rằng, với những lời hứa suông về cải thiện mức sống của nhân dân, các chương trình cải cách các cơ quan công quyền trên giấy và chương trình chống tham nhũng mờ ám, cùng với đầy rẫy mâu thuẫn với các quan chức lãnh đạo Ukraine, con đường hoạn lộ của Saakashvili ở nước này coi như đã chấm dứt.
Tuy nhiên, vị cựu tổng thống này chỉ có thể quay lại Gruzia nếu UNM giành được thắng lợi và quyết định xóa tội danh, phục hồi quy chế công dân cho ông. Việc Đảng cầm quyền "Mơ ước của Gruzia" thắng lợi đã dập tắt hy vọng của Saakashvili.
Saakashvili không thể tìm được một chỗ đứng trên chính trường Kiev, trong khi uy tín của ông ta tại tỉnh Odessa đã sụt giảm thê thảm, xuống dưới mức 10%. Vị Thống đốc này đang bị cáo buộc vận động hành lang vì lợi ích tài chính cá nhân và gian dối trong cuộc chiến chống tham nhũng. Do đó, ông này đã buộc phải từ chức.
CÔ GÁI TRONG VIDEO CLIP "TÔI LÀ NGƯỜI UKRAINA" LÀ AI?
Trả lờiXóahttp://googletienlang2014.blogspot.com/2015/07/co-gai-trong-video-clip-toi-la-nguoi.html
Tôi xin lạc đề ở đây để nói lại chuyện cũ vì thấy cần thiết.
Trả lờiXóaKhi xảy ra vụ án Quán Xin Chào ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, tôi có nhận xét trên G TL về việc Đại tá Nguyễn Văn Quý trưởng CA Bình Chánh sẽ bị kỷ luật...thì có người "ném đá" tôi dữ ác, nào là "Cầm đèn chạy trước ô tô", "bà tám"...Tôi đã có viết một bài phân tích về chuyện này nhưng rồi không gửi cho G TL. Nay báo Tuổi Trẻ đăng TU TP HCM kỷ luật ông Nguyễn Văn Quý "Cách hết chức vụ trong Đảng". Thấy đã đến lúc nên nói để ai cần hiểu vấn đề này:
Trong Ban chấp hành của Quận ủy, Huyện ủy thường cơ cấu các ban ngành, đoàn thể...Trong Ban Thường vụ QU, HU cơ cấu có Trưởng CA, Huyện đội trưởng hoặc Chính trị viên Huyện đội, v.v...Trường hợp ông Quý là sai phạm không nhẹ, ắt bị kỷ luật. Khi bị ngưng chức thì chưa có hình thức kỷ luật, nhưng sau khi kiểm điểm thì có hình thức kỷ luật. Quy trình là phải kiểm điểm ở Chi bộ nơi ông Quý sinh hoạt, sau đó ông Quý phải tiếp tục kiểm điểm trong Ban Thường vụ rồi ra Ban chấp hành Đảng bộ Bình Chánh xét quyết định kỷ luật. Nhưng phải chờ Quyết định cuối cùng của Ban Thường vụ TU TPHCM. Đây là về mặt tổ chức Đảng, tất nhiên TU có trao đổi với Đảng ủy Bộ CA. (Còn về chức của ngành CA thì do Bộ CA quyết trước rồi). Vì vậy, phải mất thời gian khá lâu Thành ủy TP Hồ Chí Minh mới ban hành Quyết định bằng văn bản.
Thực tế thì khi anh bị ngưng chức chờ kỷ luật thì uy tín, vai trò đã khác rồi. Khi anh bị cách chức về mặt chính quyền thì chức vụ trong Đảng do cơ cấu cũng sẽ mất theo chứ đã chuyển công tác không còn Trưởng CA của huyện Bình Chánh nữa, người khác thay thì người đó sẽ thay luôn chức vụ trong Đảng (Ủy viên Ban Thường vụ HU) nếu đủ tiêu chuẩn, Thường vụ TU có Quyết định bổ sung.
Khi tôi nêu vấn đề kỷ luật ông Quý là từ hiểu biết của mình. Tôi phê phán cá nhân cán bộ làm sai chứ không "quơ đũa cả nắm" phân biệt "mía sâu có đốt". Ông Quý là CA hay ông nào chức vụ gì bên Đảng, Chính quyền làm sai là cá nhân người đó chứ không phải là tập thể, cần phân biệt cho rõ để khỏi bênh vực kiểu cảm tính như đã xảy ra.
Nhân đây xin nói leo trường hợp ông Vũ Huy Hoàng. Ban Bí thư đã quyết định cách chức Bí thư Đảng ủy của ông Hoàng (đã nghỉ hưu nhưng khi đương hức làm sai vẫn phải kỷ luật). Có người bình luận rằng: "Nếu có tiêu chuẩn gì từ chức vụ này thì ông Hoàng không được hưởng nữa. Tôi nghĩ khác. Ông Hoàng có tiêu chuẩn cao là Bộ trưởng, Trung ương ủy viên thì chưa bị cắt vì chưa bị cách chức này. Mà những cái sai của ông Hoàng là trách nhiệm Bộ trưởng, có chức Bộ trưởng ông Hoàng mới có chức trong Đảng là Trung ương ủy viên. Khi nào ông Hoàng bị cách chức cả 2 chức đó thì ông ấy mới không còn hưởng tiêu chuẩn ưu tiên nữa. Chúng ta cần chờ xem Bộ Chính trị có còn xem xét trách nhiệm ông Hoàng tiếp không...?
Chuyện Cách Chức
Trả lờiXóaChỉ có những trường hợp chức to ở Trung ương, nếu bị cách chức, họ sẽ mất quyền hưởng những ưu đãi của cấp Trung ương, những chức nhỏ cấp thấp họ chỉ mất danh dự chứ không mất lương hưu.
Năm 1999, tôi biết một trường hợp một Phó phòng Tài chính của một Sở ở TP HCM bị cách chức. Tôi hỏi thì chị cho biết không ảnh hưởng lương khi nghỉ hưu. Hiện tại, một Trưởng ban Tổ chức QU bị cách chức làm cán bộ vẫn lãnh lương cao ngất trong khi anh này không phải "sáng cắp ô đi chiều cắp ô về" mà mấy ngày mới tới cơ quan cho có mặt để tới tháng lĩnh lương! Anh ta chỉ mất phụ cấp chức vụ thôi. Trường hợp Đại tá Nguyễn Văn Quý nguyên Trưởng CA Bình Chánh bị cách chức cả trong Đảng và Trưởng CA huyện, lương Đại tá vẫn giữ nguyên. Ông ấy chỉ mất danh dự thôi.
Lý do những trường hợp bị cách chức vẫn được lương hưu vì họ đã đóng bảo hiểm xã hội, lương hưu do BHXH trả. Chỉ khi nào bị tù thì mới không được lãnh lương hưu.
Xin cung cấp vài điều ấy để bạn chưa biết.
luong huu do BHXH đóng và cứ đóng đủ 25 năm là được lãnh không phân biệt tu hay không bạn ah2!
Xóabán quần áo tập gym
Trả lờiXóaốp lưng iphone 7 hoco
Trả lờiXóa