Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Tư, 8 tháng 3, 2023

CUỘC CHIẾN Ở UKRAINA- THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN CHÍ VỊNH KHÔNG BIẾT ĐẾN YẾU TỐ CHÍNH/TÀ

 

Xin đọc ngay bài MUỐN BÀN VỀ CUỘC CHIẾN Ở UKRAINA, TRƯỚC TIÊN PHẢI TÌM HIỂU XEM BÊN NÀO CÓ CHÍNH NGHĨA. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh không quan tâm tới yếu tố Chính/Tà của cuộc chiến nên toàn bộ các bài bình luận về cuộc chiến ở Ukraina hiện nay đều đáng bị vứt bỏ!
Tại bài Cuối tuần: HÃY ĐỂ MẶT TRỜI LUÔN CHIẾU SÁNG- ПУСТЬ ВСЕГДА БУДЕТ СОЛНЦЕ- MÃI LÀ CA KHÚC YÊU HOÀ BÌNH CỦA THIẾU NHI CẢ THẾ GIỚI Google.tienlang đã viết: "Cũng như Việt Nam từng phải tiến hành ‘cuộc chiến bắt buộc’ trên đất Campuchia, ngày nay nước Nga đang phải tiến hành ‘Cuộc chiến đặc biệt’ trên đất Ukraina. Cũng như người Việt – dân tộc yêu hoà bình, người Nga cũng yêu hoà bình, yêu Tổ quốc. Nhưng, như Bác Hồ của chúng ta từng nói: “Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần yêu nước ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

Người Nga cũng vậy. Mỹ cùng NATO đạo diễn cuộc cách mạng màu sắc EuroMaidan 2014 lật đổ tổng thống dân bầu Yanukovych rồi dựng lên cái chính quyền tay sai (puppet)- tân phát xít Kiev, tương tự cái chính quyền Ngô Đình Diệm- Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam trước đây (Chế độ Kiev có phải là phát xít hay không thì hãy xem bài mới đây của Nhà báo Mỹ đăng trên báo Mỹ: NHÀ BÁO MỸ BÌNH LUẬN VỀ KẾ HOẠCH CỦA UKRAINA ‘ĐẬU XE TĂNG TRÊN QUẢNG TRƯỜNG ĐỎ Ở MOSKVA’ và bài của Giáo sư Mỹ John V Walsh trên báo Asia Times AsiaTimes: RÒ RỈ CUỘC ĐIỆN ĐÀM ZELENSKY AN ỦI ĐỒNG NGHIỆP PUPPET XỨ ĐÀI KHI THÁI VĂN ANH LO SỢ LẶP LẠI SỐ PHẬN PUPPET TIỀN BỐI NGÔ ĐÌNH DIỆM -…). Ngay lập tức, theo lệnh ông chủ, cái chính quyền tay sai (puppet)- tân phát xít Kiev này dùng xe tăng đại bác đàn áp người dân Ukraina ở miền Đông. Và khói lửa chiến tranh che phủ bầu trời miền Đông Ukraina suốt từ 2014 đến nay. (Xem bài báo Ý Báo Ý: "UKRAINA- NATO ĐÃ PHÁT ĐỘNG CUỘC TẤN CÔNG 8 NĂM TRƯỚC" - (Ucraina: l’attacco lo lanciò la Nato otto anni fa)

Cũng như Việt Nam thời năm 1979, thể theo tiếng kêu cứu của người dân Campuchia trước nạn diệt chủng của bè lũ phát xít Pol Pot (với sự trợ lưng của bè lũ phản động Bắc Kinh và quan thầy Hoa Kỳ), “Bộ Đội Nhà Phật” Việt Nam đã phải tiến hành “cuộc chiến bắt buộc” trên đất Campuchia. Ngày nay, trước sự kêu cứu của người dân Ukraina ở miền Đông, người Nga cũng đang phải tiến hành cuộc “Chiến tranh đặc biệt” trên đất Ukraina nhằm “phi phát xít hoá” bè lũ tay sai Kiev với sự chống lưng của Mỹ cùng NATO nhằm mang lại ánh sáng mặt trời cho thiếu nhi cùng người dân Ukraina miền Đông mà ngày nay người dân nơi đây đã bỏ phiếu đồng tình sáp nhập vùng đất này vào nước Nga."

Tại bài này có nhận xét đáng chú ý của bạn đọc Nguyễn Đức Kiên như sau:
===

Nguyễn Đức Kiênlúc 21:53 5 tháng 3, 2023

Tôi nghĩ bài Thư giãn cuối tuần hôm nay của Googletienlang không chỉ là thư giãn mà còn có ý phản biện lại quan điểm sai lầm của ông Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, đặc biệt là các phát biểu của ông Vịnh trên VTC gần đây. Ông Nguyễn Chí Vinh liên tục khẳng định rằng, muốn nói gì thì nói, cứ đưa quân sang nước khác thì dù có thắng về quân sự thì cũng thua về chính trị, tức là cuộc chiến không có chính nghĩa nên không được dư luận đồng tình, ủng hộ và vì vậy, Nga bị cô lập....

Rõ ràng quan điểm của ông Nguyễn Chí Vịnh là sai lầm. Chúng ta chỉ cần vặn lại ông Vịnh 1 câu như bài hôm nay của Google.tienlang đã viết trên kia, rằng ông Nguyễn Chí Vịnh đánh giá cuộc "chiến tranh bắt buộc" của Việt Nam thời 1979 là đúng hay sai?
Tôi nghĩ khi đó ông Nguyễn Chí Vịnh phải tắt tiếng.
Ông Vịnh không biết rằng Mỹ và NATO đã tiến hành cuộc cách mạng màu sắc qua EuroMaidan 2014 để dựng lên một chính quyền bù nhìn (puppet) Kiev, tương tự như bòn bù nhìn (puppet) Ngô Đình Diệm+ Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam....

Tôi đề nghị Google.tienlang chép loạt bài của Ls Thái Bảo Anh về đây để cho ông Nguyễn Chí Vịnh sáng ra.
CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI CHIẾN TRANH (PATH TO WAR)
Muốn dự đoán được kết thúc thì cần biết chiến tranh đã bắt đầu như thế nào.

https://baoanhthai.substack.com/p/chien-tranh-o-ukraine-con-uong-dan

Nói thêm, Ls Thái Bảo Anh cũng là người quen với bạn đọc Google.tienlang từ cách đây 7 năm trước qua bài của Google.tienlang về Ls Thái Bảo Anh: Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016
LUẬT SƯ THÁI BẢO ANH "TIÊN ĐOÁN" HẬU PHÁN QUYẾT CỦA PCA

https://googletienlang2014.blogspot.com/2016/07/luat-su-thai-bao-anh-tien-oan-hau-phan.html

Những lời "tiên đoán" của ông Thái Bảo Anh ngày ấy, đến nay đều đã diễn ra đúng như thế.

==== (Hết trích)===

Google.tienlang đồng tình với nhận xét trên của bạn đọc Nguyễn Đức Kiên.

Trước khi đọc bài mới, kính mời bạn đọc xem các bài thời sự nóng hổi gần đây trên Google.tienlang:

 Và đừng quên một vài bài:

Thể theo ý kiến trên của bạn đọc, dưới đây, Google.tienlang xin giới thiệu bài của Ls Thái Bảo Anh...

********

 CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI CHIẾN TRANH (PATH TO WAR)

Muốn dự đoán được kết thúc thì cần biết chiến tranh đã bắt đầu như thế nào.
Thái Bảo Anh

Có nhiều bạn hỏi tôi về dự đoán xem cuộc chiến ở Ukraine sẽ đi tới đâu.  Tôi nghĩ rằng, cần phải thấy được con đường dẫn tới cuộc chiến tranh này thì mới đoán được nó sẽ đi về đâu.  Vì cuộc chiến tranh này chấm dứt thế nào sẽ được quyết định bởi phía Nga là chính nên ở phần đầu bài này, tôi sẽ tóm tắt lại con đường mà người Nga đã đi tới chiến tranh.  Khi chúng ta nhìn sự việc theo cách nhìn của người Nga và nhìn vào lịch sử của họ, chúng ta có thể dự đoán được họ sẽ kết thúc cuộc chiến tranh này ra sao.  (Nếu bạn cho rằng cuộc chiến tranh này sẽ kết thúc bởi một thắng lợi của Ukraine sau khi họ chiếm lại hoặc Nga phải trả lại Crimea và 4 tỉnh vừa bị sáp nhập vào Nga thì nên dừng đọc ở đây).

Ngày 7/12/2022, báo Die Zeit của Đức, đăng một bài phỏng vấn dài với cựu thủ tướng Đức, Angela Merkel.  Trong cuộc phỏng vấn Merkel nói “thỏa thuận Minsk năm 2014 là một cố gắng nhằm giúp cho Ukraine có thêm thời gian.  Quốc gia này cũng sử dụng thời gian này để trở nên mạnh hơn, như chúng ta đang thấy hôm nay”.  Vài ngày sau cuộc phỏng vấn này, cựu tổng thống Pháp, Francois Hollande, người cùng với Merkell là đồng bảo trợ cho Ukraine trong cuộc đàm phán với Nga, cũng thừa nhận một điều tương tự trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Kyiv Independent.  Khi được hỏi “Ông có nghĩ rằng các thỏa thuận Minsk nhằm để làm chậm bước tiến của Nga ở Ukraine?” Hollande đã trả lời “Đúng thế, Angela Merkel đã đúng ở điểm này”.

Phản ứng từ phía Nga là dễ hiểu.  Giới truyền thông của Nga lập tức trích dẫn hai ý kiến này để khẳng định cho quan điểm có từ lâu của họ rằng từ năm 2014 tới tháng 2/2022, mọi hành động của phương Tây đối với đàm phán cũng như ký kết chỉ nhằm mục đích mua thời gian cho Ukraine (với lực lượng quân đội lúc đó đang trên đường sụp đổ hoàn toàn sau cuộc bao vây lớn của quân Nga tại Debaltsevo) và chuẩn bị cho một cuộc chiến trong tương lai với Nga.  Chưa bao giờ báo chí Nga có bằng chứng rõ ràng, trực tiếp như vậy từ hai nguyên thủ của hai quốc gia phương Tây bảo trợ cho Ukraine trong 2 thỏa thuận Minsk.  Phản ứng từ phía tổng thống Nga Putin thì bình thản hơn nhiều.  Ông chỉ bình luận rằng mình thất vọng vì thái độ của phương Tây trong việc ký kết và thực hiện hai thỏa thuận Minsk.

Vậy vấn đề đặt ra là:

(i)                  Người Nga có biết về việc đàm phán và ký thỏa thuận Minsk của phương Tây chỉ là mua thời gian cho Ukraine để nước này tăng cường năng lực quân sự cho một cuộc chiến tranh với Nga trong tương lai?

(ii)                Nước Nga có chuẩn bị cho cuộc chiến Ukraine không? Và nếu có thì là bắt đầu từ lúc nào?

(iii)               Tại sao Merkel và Hollande lại nói điều này vào tháng 12/2022, sau 8 năm liền giữ kín chuyện đó?

(iv)               Người Nga sẽ đi tới đâu trong cuộc chiến này và những gì sẽ diễn ra trong thời gian tới?

Đối với câu hỏi thứ nhất, tôi tin rằng người Nga biết rất rõ ý định của phương Tây, ngay cả khi đang đàm phán lẫn sau khi các thỏa thuận Minsk đã được ký.  Vào thời điểm đó, tình báo Nga đã thâm nhập mọi tầng lớp kiến trúc xã hội và chính quyền của Ukraine.  Số lượng người trong các lực lượng công lực và vũ trang của Ukraine có cảm tình với Nga cũng rất nhiều.  Do đó, việc phương Tây ráo riết tái vũ trang cho quân đội Ukraine cũng như các hoạt động ngầm để phá hoại việc thực hiện thỏa thuận Minsk 1 và 2 không thể qua mắt được người Nga.  Mặc dù phương Tây đã cố gắng thanh lọc sự ảnh hưởng của Nga đối với bộ máy chính quyền của Ukraine nhưng sự thâm nhập của Nga sâu tới mức tới khi chiến tranh nổ ra thì có tới 2/6 thành viên đoàn đàm phán của Ukraine với Nga đã bị loại bỏ vì tội phản quốc.  Ở vùng Zaporozhy có gần 50 nhân viên của lực lượng an ninh Ukraine (SBU) đã ở lại vùng bị Nga chiếm và hợp tác với họ.  Điều này đã dẫn tới một loạt cuộc thanh trừng sau đó đối với lãnh đạo SBU miền Đông Ukraine.  Hoặc việc bắt giữ các quan chức cao cấp nhất của tập đoàn Motor Sich, công ty sản xuất các động cơ cho máy bay chiến đấu, trực thăng cho quân đội Ukraine vì tội phản quốc do đã cung cấp các động cơ này cho Nga trong suốt 8 năm qua.

Ngoài nguồn tin từ các điệp viên thâm nhập vào hệ thống của Ukraine thì người Nga cũng hoàn toàn có thể xác định được ý định của phương Tây và Kiev dựa trên việc phân tích các thông tin công khai.  Việc tái trang bị cho quân đội và chuẩn bị cho chiến tranh là một việc không thể chỉ thực hiện gói gọn trong phạm vi lĩnh vực quân sự mà nó liên quan tới mọi khía cạnh của xã hội – từ giáo dục thế hệ trẻ, bài trừ văn hóa Nga, thay đổi luật pháp và chính sách đối với miền Đông – và cuối cùng và rõ ràng nhất là khu vực Donbass trong 8 năm không bao giờ ngừng tiếng pháo của Ukraine bắn vào các vùng ly khai. 

Một lý do khác là sự hiểu biết và kinh nghiệm lịch sử.  Ban lãnh đạo của Nga nghiên cứu rất kỹ các chiến lược cũng như kỹ thuật của phương Tây nhằm chống Liên bang Xô Viết trước đây và Nga hiện nay.  Đó là một chiến lược tổng thể bao quát mọi lĩnh vực. 

Đối với kinh tế thì hàng loạt chính sách tinh vi từ ngăn cản Nga gia nhập các định chế thương mại, tài chính quốc tế tới việc sử dụng các hiệp định thương mại làm con bài để mặc cả tới các hạn chế đối với chuyển giao công nghệ và vốn cho Nga (ngay cả trước khi cuộc chiến Ukraine xảy ra). Một ví dụ điển hình nhất là việc EU yêu cầu Ukraine chỉ được lựa chọn hoặc là ký hiệp định thương mại với họ hoặc là ký với Nga và đây là khởi đầu của cách mạng maidan năm 2014 và cuộc chiến hôm nay.

Đối với lĩnh vực chính trị - xã hội thì đó là việc thâm nhập của các tổ chức NGO phương Tây vào xã hội Nga để truyền bá các giá trị phương Tây nhằm thay đổi các “giá trị truyền thống” và hỗ trợ cho các lực lượng chính trị thân phương Tây.  Các ví dụ điển hình là việc khuyến khích thay đổi nhận thức về đồng tính luyến ái (LBGT) trong xã hội Nga và chỉ trích, cô lập chính quyền Nga và Nhà thờ Chính thống giáo vì những nỗ lực của họ để bảo vệ các “giá trị truyền thống” của Nga về vẫn đề này cũng như các nỗ lực nhằm thay đổi cách nhìn của người Nga đối với các vấn đề lịch sử thời Liên bang Xô Viết.

Đối với lĩnh vực ngoại giao thì đó là việc lôi kéo các quốc gia Đông Âu và các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết cũ rời khỏi các quan hệ hợp tác với Nga, trở thành thành viên của NATO hoặc chấp nhận cho Mỹ đặt các căn cứ quân sự.

Đối với lĩnh vực quân sự thì đó là việc hỗ trợ từ gián tiếp tới trực tiếp, từ tiền bạc tới vũ khí cho các lực lượng, các quốc gia có các xung đột vũ trang với Nga.  Các hỗ trợ của phương Tây đối với lực lượng Hồi giáo Apghanistan để chống Liên Xô từ năm 1979 tới 1989, các lực lượng nổi dậy ở Chechnya trong 2 cuộc chiến 1994 và 2000 và các hỗ trợ cho Gruzia dẫn tới cuộc chiến 5 ngày năm 2008 với Nga.  Và gần đây nhất là các hỗ trợ cho Ukraine.

Vậy câu hỏi đặt ra là nếu như đã biết rõ ý định của phương Tây như vậy thì người Nga đã chuẩn bị cho chiến tranh từ lúc nào?

Tôi nghĩ rằng người Nga đã bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chiến gần như là trực tiếp với NATO từ sau cuộc chiến 2008 với Gruzia.  Trong 2 cuộc chiến với Chechnya, người Nga biết rằng phương Tây gián tiếp tài trợ cho các lực lượng ly khai Chechnya thông qua các lực lượng hồi giáo mà họ đã hỗ trợ trong chiến tranh Apghanistan 1979-1989 với mục đích khiến cho Nga bị sa lầy vào một cuộc nội chiến.  Ở Gruzia năm 2008, người Nga đã nhận thấy rằng NATO đã bắt đầu trực tiếp trang bị cho một quốc gia có thể có gây chiến tranh với lực lượng thân Nga ở Nam Ossetia và Abkhazia.  Cùng khoảng thời gian mà Saakashvili lên nắm quyền tại Gruzia (và dẫn tới cuộc chiến 2008) thì một nhân vật khác thân phương Tây cũng lên nắm quyền ở Ukraine (tổng thống Yuschenko lên nắm quyền năm 2004 sau các hỗn loạn xã hội tương tự như ở maidan 10 năm sau).  Vào lúc đó, tôi tin rằng Putin (lúc đó là thủ tướng) đã tin rằng sớm hay muộn, NATO sẽ biến Ukraine thành một Gruzia khác trong cuộc xung đột với Nga.  Mặc dù người Nga đã thành công ở Gruzia trong chiến tranh 2008 và sau đó tổng thống Saakashvili bị thất cử và trở thành tội phạm phải lưu vong, nhưng cuộc chiến đó đã bộc lộ rõ sự lạc hậu của lực lượng vũ trang Nga.  Quân Nga đã chiến thắng trong cuộc chiến 2008 là do (i) sự dũng cảm của binh sỹ và tướng lĩnh Nga tại quân khu Bắc Cáp-ca-dơ (Caucasus) chứ không phải do trình độ kỹ thuật, hậu cần của Nga và (ii) quy mô nhỏ bé của quân đội Gruzia.

(Binh lính Nga tại Georgia năm 2008. Trang bị của họ không khác gì quan đội Xô Viết những năm 1990).

Các phân tích đối với cuộc chiến này cho thấy nếu phương Tây tách được Ukraine khỏi ảnh hưởng của Nga và NATO trang bị vũ khí cho nước ngày thì vấn đề của Nga sẽ trở nên vô cùng nghiêm trọng.  Vào thời điểm Liên Xô tan rã, các nước Baltic là nơi sản xuất các thiết bị điện tử, bán dẫn lắp trên các vũ khí của Liên Xô, và Ukraine là nơi sản xuất xe tăng, thiết giáp, tàu chiến, máy bay, tên lửa, và là nơi nghiên cứu và sản xuất các loại hợp kim đặc biệt, các loại động cơ cho toàn bộ các khí tài của Liên bang.  Các phòng thiết kế từ xe tăng tới máy bay, tên lửa và tàu chiến cũng chủ yếu nằm tại Ukraine chứ không phải ở Nga.  Trước nguy cơ trở thành một quốc gia có quân đội và lượng vũ khí lớn nhất Liên bang Xô Viết cũ nhưng lại không có nền công nghiệp quốc phòng đáng kể (từ nghiên cứu tới sản xuất nguyên liệu cơ bản (thép, hợp kim) và động cơ) người Nga đã phải cố làm tất cả những gì có thể.  Họ chấp nhận trách nhiệm trả toàn bộ các khoản nợ của Liên bang Xô Viết để đổi lại việc nhận về càng nhiều vũ khí nặng càng tốt - từ máy bay ném bom chiến lược tới tàu chiến.  Đối với hạm đội biển Đen, thậm chí tình báo Nga đã phải sử dụng việc kích động các binh lính và sỹ quan của hạm đội từ chối tuyên thệ trung thành với Ukraine (dù rằng theo nguyên tắc đã thống nhất thì quân đội đóng ở đâu sẽ thuộc về quốc gia nơi đóng) để tuyên thệ trung thành với Nga.  Trong 10 năm sau đó, người Nga dùng khí gas và dầu giá rẻ cung cấp cho Ukraine để đổi lại các động cơ, thép và các phụ tùng mà họ không thể sản xuất được cho vũ khí nặng của mình.

Vào năm 2004, khi Yuschenko lên nắm quyền tại Ukraine, một cơn ác mộng có thể xảy ra với Nga là Ukraine sẽ cắt bỏ toàn bộ các hoạt động hợp tác quân sự với Nga (khiến cho toàn bộ hải quân, không quân của Nga sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì không có phụ tùng thay thế).  Thêm vào đó, nếu lực lượng quân đội Ukraine được NATO tái trang bị lại và trở nên thù địch với Nga thì tình hình sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Dưới thời Liên bang Xô Viết, Hồng quân có hai cụm quân mạnh nhất, được trang bị hiện đại nhất đóng tại Đông Đức và Ukraine (vâng, chính là Ukraine).  Các lực lượng Hồng quân đóng tại Nga và Belarussia đều được trang bị và huấn luyện kém hơn cụm quân tại Đông Đức (đối đầu trực tiếp với NATO) và cụm tại Ukraine (bảo vệ trung tâm kinh tế, quân sự quan trọng nhất của Liên bang).  Theo thỏa thuận với Tây Đức và Mỹ, cụm Hồng quân từ Đông Đức rút về đã được giải thể.  Trong khi đó toàn bộ lực lượng Hồng quân tại Ukraine đã trở thành nòng cốt của quân đội Ukraine sau này. 

Các yếu tố trên dẫn tới một vấn đề nghiêm trọng là nếu Ukraine “trở cờ” theo NATO mà Nga chưa kịp xây dựng lại nền công nghiệp quốc phòng (từ nguyên liệu cơ bản như thép, hợp kim tới các thiết bị tinh vi như thiết bị bán dẫn và điện tử, với sản phẩm hoàn thiện cho cả hải, lục, không quân và lực lượng tên lửa chiến lược) thì nước Nga sẽ là một người khổng lồ có đôi chân đất sét khi quân đội to lớn của nó không có nền công nghiệp quốc phòng hỗ trợ.  Nguy hiểm thứ hai là quân đội Ukraine cho tới năm 2000 không phải trải qua các thiệt hại của các cuộc chiến.  Nếu chất lượng của đội quân này đi xuống thì chỉ là vì họ tự thoái hóa.  Trong khi đó quân đội Nga đã phải trải qua 2 cuộc chiến dài ngày tại Chechnya và 1 cuộc chiến ngắn ngày tại Gruzia.  Lực lượng quân sự của Nga bị tổn thất qua các cuộc chiến này, đặc biệt là trong 2 cuộc chiến tại Chechnya.  Nguy hiểm thứ ba là về số lượng, quân đội Ukraine đứng thứ 2 ở châu Âu, chỉ sau quân đội Nga.  Các sỹ quan của Ukraine hiểu quân đội Nga như trong lòng bàn tay vì trước năm 1991, họ là một và sau năm 1991 quân đội Nga không có nhiều thay đổi cả về khoa học, kỹ thuật, tổ chức, chiến thuật, chiến lược.  Trong khi đó, nếu quân đội Ukraine được sự hỗ trợ của NATO về vũ khí, tổ chức, hậu cần và tình báo thì dù Ukraine có quy mô kinh tế, dân số nhỏ hơn Nga nhưng với sự hiểu biết về Nga và các hỗ trợ kỹ thuật, tình báo từ phương Tây, quân đội Ukraine sẽ là đối thủ ngang ngửa với quân đội Nga.

Người Nga nhận thức được vấn đề trên nên sau khi Yuschenko lên nắm quyền ở Ukraine, họ đã bắt đầu đẩy nhanh tốc độc xây dựng lại nền công nghiệp quốc phòng.  Tuy nhiên, chỉ sau cuộc chiến với Gruzia năm 2008 với sự thật phũ phàng về quân đội Nga bị phơi bày thì người Nga mới dồn lực vào phát triển công nghiệp quốc phòng và tái trang bị lại quân đội.  Sau năm 2008, lần đầu tiên sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Putin, lúc đó là thủ tướng, đưa ra một chương trình hiện đại hóa quân đội với một ngân sách khổng lồ trong nhiều năm tới.  Điều này khiến cho bộ trưởng tài chính Nga lúc đó đã từ chức vì ông cho rằng kế hoạch đó sẽ dẫn tới việc nước Nga lại rơi vào tình trạng phá sản một lần nữa khi đi theo vết xe đổ của Liên bang Xô Viết khi chi quá nhiều cho quân sự.  Sự hiện đại hóa quân đội Nga bị chậm lại vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 và chỉ bắt đầu tăng tốc sau khi Nga thoát khỏi cuộc khủng hoảng. 

Trong thời gian xây dựng lại nền công nghiệp và hiện đại hóa quân đội, ở Ukraine người Nga chơi theo luật chơi của phương Tây.  Họ cũng chi tiền, hỗ trợ các đảng phái thân Nga để thắng cử và dùng các lợi ích kinh tế (gas và dầu giá rẻ, các khoản tín dụng ưu đãi) để giữ Nga trong vòng ảnh hưởng của mình.  Người Nga hiểu rằng kể cả trường hợp khi một chính quyền Ukraine thân phương Tây và được NATO đào tạo, huấn luyện quân đội thì cũng sẽ không thể dễ dàng phát động một cuộc chiến chống Nga khi mà văn hóa Nga và tiếng Nga còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống. (Một ví dụ điển hình cho việc tiếng Nga chiếm vai trò quan trọng là nội các của tổng thống Poroshenko sau cách mạng maidan đã cố gắng sử dụng tiếng Ukraine và tiếng Anh để thay thế tiếng Nga nhưng rồi cuối cùng đành phải chấp nhận sử dụng tiếng Nga trong các cuộc họp vì đó là thứ tiếng duy nhất mà tất cả các thành viên chính phủ có thể nghe nói mà không cần phiên dịch).  Nói một cách khác, muốn để cho Ukraine có chiến tranh với Nga thì phương Tây cần phải loại bỏ ảnh hưởng của văn hóa Nga, thay đổi lại nhận thức về lịch sử của Ukraine.  Dưới các thời tổng thống Yuschenko và Yanukovic, ảnh hưởng của phương Tây lên Ukraine tăng lên rõ rệt, thế nhưng văn hóa Nga vẫn được tôn trọng và lịch sử gắn liền giữa Ukraine với Nga và Liên bang Xô Viết không bị xâm phạm.

Tuy nhiên, sau cách mạng maidan 2014, ý định của phương Tây đã bộc lộ rõ.  Dự luật đầu tiên của chính quyền mới (mà thực tế là chính quyền này được bầu ra khi tổng thống Yanukovic bị phế truất không đúng pháp luật (không đủ phiếu để phế truất ông này)) là loại bỏ tiếng Nga khỏi đời sống.  Dù dự luật không được thông qua nhưng nó đã thổi bùng ngọn lửa ly khai ở miền Đông nơi đại đa số người dân có tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ.  Tiếp theo đó là sự trỗi dậy của các lực lượng dân tộc chủ nghĩa cực đoan của Ukraine với lịch sử phục vụ cho Đức Quốc xã trong Thế chiến 2 và việc Kiev coi Stepan Bandera, nhà sáng lập của phong trào này, là anh hùng của Ukraine.  Quyết định này không chỉ khiến người Nga ghê tởm mà nó cũng khiến cho đồng minh thân cận thứ 2 của Ukraine trong cuộc chiến này là Ba Lan khó chịu.  Bandera và phong trào dân tộc của ông ta đã giết hại hàng trăm ngàn người Ba Lan cùng người Do Thái và người Nga khi họ mặc bộ quân phục Đức Quốc xã.  Tiếp sau các thất bại nặng nề trong cuộc chạm trán với các lực lượng chính quy Nga (các lực lượng này đã tiến hành một cuộc chiến tranh ngắn nhưng khốc liệt dưới danh nghĩa quân ly khai Donbass với Ukraine) dẫn tới việc buộc phải ký thỏa thuận Minsk để mua thời gian tái trang bị như Merkel và Hollande xác nhận gần đây, quân đội Ukraine đã tiến hành một cuộc chiến tranh không tuyên bố liên tục trong 8 năm đối với các vùng ly khai ở Donbass.   Cùng lúc đó, sách giáo khoa mới được biên soạn, các sách sử được thay đổi, các hoạt động đào tạo quân sự và bài Nga đối với tầng lớp trẻ được ráo riết tiến hành.  Ukraine, mặc dù vẫn coi Crimea và các vùng ly khai miền Đông và người dân ở đó là người Ukraine, đã tiến hành mọi biện pháp từ kinh tế (cấm vận, ngừng cấp lương hưu cho người về hưu, chặn nguồn cung cấp nước cho cả Crimea và vùng Donetsk) tới quân sự.  Việc hợp tác với NATO trở nên chặt chẽ.  Các chuyên gia NATO trong 8 năm tới đào tạo và huấn luyện cho quân đội Ukraine ngay trên đất Ukraine.  Vũ khí phương Tây được cung cấp để tấn công vào các vùng ly khai. 

Việc tái vũ trang cho Ukraine và bài trừ văn hóa, ảnh hưởng Nga và thay đổi lịch sử để tạo ra một vết cắt không thể nối liền giữa hai nước và chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh trực tiếp giữa Ukraine và Nga chỉ là một phần nhỏ của các nỗ lực mà phương Tây nhằm làm suy yếu Nga.  Những gì phương Tây làm với Ukraine chỉ là phần nổi nhỏ của một tảng băng chìm.  Phần chìm của tảng băng là toàn bộ các hoạt động cấm vận được tiến hành một cách toàn diện để đánh quỵ nền kinh tế, xói mòn sự ổn định chính trị và xã hội tại Nga.

Về kinh tế, đó là một hệ thống cấm vận toàn diện và phức tạp nhất từ trước tới nay được phương Tây áp dụng chống lại Nga.  Hệ thống cấm vận này đánh vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế: từ nông nghiệp tới công nghiệp và tài chính; từ các ngành sinh lợi nhất cho ngân sách nhà nước Nga tới các ngành cần thiết cho cuộc sống của người dân.

Về chính trị và ngoại giao, phương Tây đã làm mọi cách để cô lập nước Nga và độc ác hóa hình ảnh của quốc gia, dân tộc, văn hóa Nga.  Việc này thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc, với mức độ từ tinh vi tới thô thiển.  Chúng ta đã thấy sự sắp xếp cố ý của phương Tây trong nhiều cuộc gặp quốc tế sau năm 2014; trong đó ghế ngồi của các quan chức Nga, và thậm chí của cả tổng thống Putin bị đặt vào các vị trí cô lập, tách biệt với những người khác.  Hình ảnh của nước Nga, người Nga trong điện ảnh, báo chí của phương Tây luôn luôn gắn với một quốc gia độc tài, tàn ác, mafia và luôn là nguồn nguy hiểm cho hòa bình thế giới (khác hẳn với con số thống kê thực tế là sau chiến tranh thế giới thứ hai tới nay thì số cuộc chiến mà Mỹ khởi đầu nhiều hơn số cuộc chiến mà Liên Xô, Nga và Trung Quốc tham gia cộng lại).  Phương Tây quy mọi thứ xấu xảy ra là do Nga – từ việc Trump trúng cử tổng thống Mỹ tới giá cả hay lạm phát gia tăng.  Hệ thống tuyên truyền này đã tạo ra một nỗi sợ Nga (Russophobia) (tương tự như cách họ đã tạo ra nỗi sợ Trung Quốc – Chinophobia) lớn tới mức khi cuộc chiến Ukraine – Nga nổ ra, các hoạt động bài trừ mọi yếu tố Nga diễn ra ở mọi lĩnh vực từ văn hóa tới thể thao, từ hoạt động nhân đạo tới ngoại giao quốc tế.  Thậm chí mèo Nga cũng không được tham dự các cuộc thi quốc tế.  Các tác phẩm của nhạc sỹ Nga từ trước thế kỷ 20 cũng không được chơi và thậm chí các viện bảo tàng phương Tây còn công khai tuyên bố không trả các tác phẩm nghệ thuật mà họ mượn viện bảo tàng Nga để trưng bày.

Danh sách những vấn đề tương tự sẽ còn rất dài.  Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, có thể nói ngắn gọn là trong con mắt của người Nga, phương Tây đang chuẩn bị cho một cuộc chiến toàn diện chống lại Nga một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tùy hoàn cảnh.  Và mục đích của cuộc chiến đó là lại đánh quỵ nước Nga như họ đã làm với Liên bang Xô Viết.

Ở phần tiếp chúng ta sẽ chuyển sang xem xét vấn đề chuẩn bị chiến tranh của nước Nga.

CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH

Rõ ràng là người Nga đã nhìn nhận rằng cuộc chiến sắp tới sẽ là cuộc chiến giữa phương Tây và Nga dưới hình thức một cuộc chiến tranh ủy nhiệm trên đất Ukraine.  Và kết cục của cuộc chiến tranh đó sẽ là sự tồn vong của Liên bang Nga.  Họ tin rằng phương Tây sẽ dùng Ukraine là cú hích để đẩy Nga vào con đường sụp đổ như Liên bang Xô Viết trước đó.  Do đó, họ đã hành động và phát súng đầu tiên của cuộc chiến không phải là một quả tên lửa hành trình bắn vào đất Ukraine vào tháng 2 năm 2022 mà thực ra nó đã diễn ra âm thầm trước đó.

Vào năm 2015, tổng thống Obama đã phát biểu khá tự tin về nước Nga trong một cuộc họp báo quốc tế.  Đại ý của ông là Putin đã sai lầm khi xâm lược Ukraine và sáp nhập Crimea.  Giờ đây (năm 2015) nước Nga đang đánh mất hết những gì nó đã cố gắng nỗ lực trong 25 năm trước đó (tính từ thời Liên Xô sụp đổ) để có được.  Phương Tây, hơn bao giờ hết đã đoàn kết để chống lại Nga.  Các biện pháp cấm vận kinh tế đang khiến nước Nga suy sụp và sự sụp đổ của nền kinh tế là thấy trước khi giá trị đồng rúp tụt thê thảm.  Các lệnh cấm vận sẽ khiến cho nước Nga không có cơ hội để hiện đại hóa đất nước của mình và nguồn thu chủ yếu dựa vào dầu khí của Nga đang tụt thảm hại.  Cuộc sống của những người dân Nga đang bị ảnh hưởng khủng khiếp bởi quyết định liều lĩnh của Putin và giới tinh hoa Nga.  Vào thời điểm đó, Putin không bình luận về những gì mà Obama nói.  Tuy nhiên, vào năm 2022, thực tế đã chứng minh là người Nga đã có những biện pháp chống lại những gì mà Obama nói.

NGA RA ĐÒN TRƯỚC VỚI MỸ VÀ RU NGỦ CHÂU ÂU

Phương Tây nhìn nhận rằng nền kinh tế của Nga (vào năm 2014) rất phiến diện và hoàn toàn phụ thuộc vào việc xuất khẩu năng lượng.  Thậm chí nền nông nghiệp Nga không thể cung cấp đủ cho nhu cầu cơ bản của người dân và họ phải nhập lương thực, thực phẩm từ phương Tây bằng ngoại tệ từ bán năng lượng. Nếu giá dầu tụt xuống tới một mức nhất định thì ngân sách của Nga sẽ bị thâm hụt và nếu như việc đó kéo dài, Nga sẽ lâm vào một cuộc khủng hoảng.  Một cuộc khủng hoảng sẽ là tiền đề để cho các hoạt động xâm nhập của phương Tây tại Nga biến thành một cuộc cách mạng loại bỏ Putin khỏi vị trí quyền lực như họ đã làm ở Ukraine và một số nước cộng hòa Xô Viết cũ.  Vũ khí của Mỹ chính là công nghệ khai thác dầu đá phiến (shale oil).  Vào thời điểm này Mỹ đã phát triển được công nghệ khai thác dầu mỏ từ đá phiến và giá dầu thế giới ở mức cao kỷ lục 110 đô la Mỹ/thùng vào tháng 9/2013 đã khiến cho nền công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ phát triển vượt bực.  Sản lượng dầu đá phiến đã khiến cho giá dầu mỏ tụt từ mức 110 đô/thùng năm 2013 xuống còn 43 đô/thùng vào tháng 3/2015 và tới mức 28 đô/thùng vào tháng 2/2016.  Cùng với hàng loạt cấm vận với Nga, việc giá dầu giảm gần 6 lần đã khiến cho ngân sách của chính phủ Nga bị âm.  Lúc này, phương Tây tin rằng chỉ là vấn đề thời gian cho tới thời điểm dự trữ ngoại hối của Nga cạn kiệt và nước Nga hoặc phải từ bỏ Crimea và vùng Donbass hoặc cách mạng sẽ xảy ra.  Thế nhưng một điều bất ngờ là Nga đã bắt tay với các nước sản xuất dầu thuộc khối OPEC và (trái với dự đoán của phương Tây) đẩy giá dầu xuống thấp hơn nữa bằng cách tăng sản lượng không ngừng.   Vào tháng 4/2020, giá dầu xuống tới mức kỷ lục 11 đô/thùng vào tháng 4/2020.  Đây là đòn quyết định hạ gục ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ.  Ngành này đã liên tục chịu lỗ kể từ năm 2015 sau khi giá dầu xuống mức 40 đô/thùng.  Vào năm 2020, hầu hết các doanh nghiệp dầu đá phiến của Mỹ đã đóng cửa, phá sản.  Từ năm 2020 tới nay, kể cả giá dầu tăng vì cuộc chiến Ukraine, có hơn 500 doanh nghiệp dầu đá phiến của Mỹ tiếp tục phá sản và ngành này không ngóc đầu lên được.


Như vậy người Nga đã nổ súng trước và triệt hạ vũ khí kinh tế mạnh nhất của Mỹ nhằm vào việc bóp chết nguồn ngân sách của Nga.  Thắng lợi của Nga ở đây không phải là chỗ vẫn giữ được nguồn thu ngân sách mà là triệt hạ một cách dứt điểm ngành dầu đá phiến, vũ khí mà Mỹ có thể dùng để thao túng giá dầu.

Nhưng người Nga đã làm thế nào để đạt được điều đó?  Đúng là để diệt ngành dầu đá phiến của Mỹ, Nga phải hạ giá dầu bằng cách tăng sản lượng dầu khai thác.  Tuy nhiên, nếu hạ giá dầu thì Nga cũng sẽ cạn nguồn thu và có vẻ cuộc chơi sẽ là ai ngạt thở trước.  Tuy nhiên, Nga đã không rơi vào cái bẫy đó.  Song song với việc hạ giá dầu thì họ tăng nguồn thu bằng cách bán khí đốt cho châu Âu.  Với hệ thống đường ống được xây dựng tiện lợi cho việc cung cấp khí tới hầu hết các quốc gia ở châu Âu, Nga không có đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực cấp khí đốt ở thị trường này.  Trong khi Merkel và Hollande nghĩ rằng họ đã ru ngủ được Putin bằng 2 thỏa thuận Minsk thì Putin ru ngủ lại họ bằng cách khiến họ tin rằng Putin tin vào tất cả những gì họ ký.  Chính vì lý do đó, họ không ngừng tăng lượng khí mua từ Nga (và điều đó có nghĩa là khiến họ phụ thuộc vào Nga hơn).  Chính trong thời kỳ này thì đường ống dẫn khí North Stream 2 được bắt đầu xây dựng vì đường ống North Stream 1 đã bị khai thác hết công suất. 

Một điều nực cười là châu Âu, trong khi cùng Mỹ giúp Ukraine chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Nga thì họ lại tin rằng Nga hoàn toàn bị họ xỏ mũi và đang ngây thơ cung cấp khí gas giá rẻ cho họ.  Cùng với lượng khí gas được châu Âu tiêu thụ không ngừng tăng thì ngân sách của Nga không bị ảnh hưởng bởi giá dầu giảm mà thực tế ngân sách chính phủ Nga lại bội thu.  Điều này khiến cho Putin có thể ra đòn quyết định cùng OPEC hạ gục ngành dầu đá phiến của Mỹ bằng cách hạ giá dầu không thương tiếc.  Nói một cách ngắn gọn là Putin đã dùng tiền của châu Âu để ra đòn triệt hạ Mỹ.  Việc châu Âu phụ thuộc vào khí đốt giá rẻ của Nga cũng sẽ khiến họ trả giá sau này, khi cuộc chiến Ukraine xảy ra.

Chính sự triệt hạ ngành dầu đá phiến của Mỹ và khiến châu Âu phụ thuộc vào khí đốt giá rẻ của Nga đã khiến cho Mỹ và châu Âu, khi cuộc chiến Ukraine xảy ra, phải viện đến các biện pháp phi thị trường là cấm nhập khẩu dầu và tiến dần tới cấm nhập khí đốt của Nga.  Những biện pháp phi thị trường này thể hiện rõ là nó gây hậu quả nặng nề cho các nước nhập dầu và khí của Nga hơn là cho Nga.  Việc các biện pháp phi thị trường không có hiệu quả rất dễ hiểu vì nếu như nó có hiệu quả thì Liên bang Xô Viết đã không sụp đổ.

ĐỐI PHÓ VỚI CẤM VẬN

Trong giai đoạn từ 2014 tới 2022, các biện pháp cấm vận của phương Tây chủ yếu nhằm vào các mặt hàng tiêu dùng và các dịch vụ cao cấp như tài chính, ngân hàng.  Họ cho rằng vì nền sản xuất và dịch vụ cao cấp của Nga yếu kém nên khi cấm vận các ngành ngày cuộc sống của người Nga sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức.  Việc biến mất các sản phẩm lương thực từ phương Tây như bơ, sữa từ Hà Lan, rượu vang từ Pháp và các thiết bị điện tử cao cấp sẽ khiến cho người Nga thấy rằng chất lượng cuộc sống của họ đi xuống.  Các cấm vận đối với dịch vụ cao cấp như tài chính, ngân hàng sẽ khiến người dân, đặc biệt là tầng lớp giàu và trung lưu sẽ bất mãn với chính quyền.  

Để đối phó lại, người Nga phát triển các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu và dồn nỗ lực vào các ngành xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng mà phương Tây không nhận ra.  Trong suốt 8 năm quân đội Ukraine nã pháo vào 2 nước cộng hòa ly khai vùng Donbass, khi mà “con em chúng ta thì đi học còn con em họ thì phải ngồi dưới hầm” như lời tổng thống Ukraine Poroshenko nói, thì nền nông nghiệp Nga đã tiến bộ nhảy vọt.  Từ chỗ là một quốc gia nhập khẩu lương thực (một truyền thống kéo dài từ thời Liên Xô), nước Nga trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về lúa mạch, thịt heo và nhiều mặt hàng khác.  Toàn bộ lương thực của Nga được sản xuất trong nước (và điều này khiến cho cuộc sống của người dân không bị ảnh hưởng khi cuộc chiến với Ukraine xảy ra).  Đặc biệt hơn, tận dụng lợi thế nguồn năng lượng giá rẻ, nước Nga đã trở thành nước xuất khẩu các mặt hàng nghe tiếng thì không ấn tượng nhưng thực ra có ý nghĩa sống còn với nền kinh tế.  Một điển hình đó là ngành phân bón.  Chỉ khi cuộc chiến xảy ra và các biện pháp cấm vận triệt để được phương Tây tuyên bố thì người ta mới phát hiện ra là nạn đói ở nhiều nơi sẽ xảy ra ngay trong năm 2022 nếu không có lúa mì của Nga và sẽ xảy ra ở nhiều nơi khác nữa trong những năm tới nếu không có phân bón do Nga sản xuất.

Tương tự như thế, khi cuộc chiến nổ ra, bất chấp những cảnh báo từ cựu tổng thống Nga Medvedev, châu Âu tin rằng họ có đủ tiền để mua khí hóa lỏng từ Mỹ dù giá cao để đảm bảo nhu cầu sưởi của người dân qua mùa Đông.  Thế nhưng khi tất cả các kho dự trữ đã đầy và họ không còn phải lo cho việc sưởi nữa thì họ phát hiện ra rằng người Nga không có ý định từ bỏ mục đích của mình và họ đã chuyển sang một mô hình chiến tranh lâu dài.  Lúc này thì vấn đề với châu Âu không phải là làm thế nào để cai nghiện “khí đốt Nga” mà là cai nghiện “khí đốt giá rẻ của Nga”.

Nếu vấn đề chỉ là thay thế khí đốt Nga thì châu Âu có thể kiếm nguồn thay thế bằng khí hóa lỏng trong thời gian trước mắt từ Mỹ và nguồn năng lượng mặt trời, gió về lâu dài.  Tuy nhiên, khi vấn đề là “khí đốt GIÁ RẺ” thì họ không thể tìm được nguồn năng lượng nào rẻ hơn nguồn khí đốt của Nga trong thời gian trước mắt lẫn lâu dài.  Họ phát hiện ra rằng các ngành công nghiệp của họ hiện tại tuy mất dần thị phần thế giới vào tay Trung Quốc nhưng vẫn còn cầm cự được ở châu Âu vì giá thành họ còn cạnh tranh ở mức nào đó được với hàng Trung Quốc.  Tuy nhiên, nếu không còn nguồn khí đốt giá rẻ của Nga, giá thành của tất cả các ngành sử dụng nhiều năng lượng sẽ tăng tới mức không thể cạnh tranh với Trung Quốc.  Mà các ngành công nghiệp này, nguy hiểm hơn, lại là đầu vào của nhiều ngành công nghiệp khác.  Ví dụ như công nghiệp hóa chất cơ bản, các ngành luyện kim, phân bón.  Nếu các ngành này phá sản hoặc bị Trung Quốc thâu tóm thì các ngành khác là đầu ra của các ngành này sớm hay muộn cũng chịu chung số phận.  

Để đối phó với việc nguồn xuất khẩu khí đốt sang châu Âu giảm, người Nga đã xây dựng hệ thống cung cấp khí đốt tới Trung Quốc, quốc gia có nền công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.  Nền công nghiệp Trung Quốc được hưởng lợi từ khối lượng khí lớn, ổn định và giá rẻ trong cuộc cạnh tranh với châu Âu sẽ như hổ mọc thêm cánh (trong khi châu Âu như một con hổ không cánh mà lại bị mất chân).  Cần lưu ý ở đây là dù Nga bán khí cho Trung Quốc với giá rẻ nhưng việc rẻ ở đây là so với thị trường.  Với cuộc chiến ở Ukraine ngày càng khốc liệt và các hãng khí hóa lỏng Mỹ bán khí hóa lỏng cho châu Âu cao gấp 3-4 lần giá ở Mỹ đã khiến cho mặt bằng giá khí tăng cao.  Điều này dẫn tới giá bán khí của Nga lại cao hơn giá bán cho châu Âu lúc chưa chiến tranh.  Điều này tạo ra một nghịch cảnh là Ukraine bị tàn phá và quân đội bị tiêu hao vì chiến tranh, châu Âu dốc hầu bao để trả tiền cho năng lượng tăng giá, và tiền đó rơi vào túi của các nhà sản xuất khí hóa lỏng Mỹ, giúp Nga thu thêm tiền từ Trung Quốc và giúp Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn trong sản xuất so với châu Âu.  Và cuộc chiến càng kéo dài thì xu thế này càng tiếp tục, ngoại trừ khi Mỹ bán khí hóa lỏng cho châu Âu với giá thấp.  Tuy nhiên, nếu Mỹ làm vậy thì tên chính thức của họ đã thành Liên bang Xô Viết Bắc Mỹ.

Chúng ta thấy rằng với ngành dầu đá phiến của Mỹ, người Nga dùng tiền mua khí đốt của châu Âu để có thể đẩy giá dầu xuống thấp để tiêu diệt.  Thế nhưng với châu Âu, người Nga lại dùng tiền mua khí của người Trung Quốc để nuôi chiến tranh với Ukraine và dùng khả năng cạnh tranh của hàng Trung Quốc để tàn phá nền công nghiệp châu Âu.  Putin là một võ sĩ Judo giỏi, và có vẻ như các chính sách của ông có dùng triết lý của các đòn thế Judo khi sử dụng chính sức nặng của đối thủ để gây ra thương tích cho họ sau khi khóa thế và quật họ ngã xuống.

ĐỐI NỘI

Nếu các hoạt động phát triển nông nghiệp và công nghiệp trong nước vừa có tác dụng nâng cao sức đề kháng của nền kinh tế Nga là một biện pháp vừa nhằm chuẩn bị chiến tranh vừa nhằm nâng cao đời sống kinh tế thì bên cạnh đó Nga cũng thực thi một loạt các hoạt động phòng ngừa khác. 

Đối với cách thâm nhập ưa thích của phương Tây là qua các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Nga đã luật hóa các quy định hạn chế các tổ chức này và cuối cùng là đóng cửa hoạt động của các tổ chức có xu hướng tác động vào đời sống chính trị, xã hội.  Hệ thống internet, kênh lan truyền các thông tin chống chính phủ trong các cuộc “cách mạng màu” cũng được kiểm soát.  Nga là quốc gia đầu tiên triển khai và thực nghiệm việc ngắt kết nối hoàn toàn hệ thống internet trong nước với quốc tế.  Các quy định nhằm bảo vệ “giá trị truyền thống” của dân tộc Nga và Chính thống giáo cũng được ban hành, đặc biệt là nhắm vào các đối tượng đồng tính luyến ái (LGBT).

Cùng với việc loại trừ các ảnh hưởng của phương Tây trong đời sống xã hội, các hoạt động về giáo dục lịch sử, truyền thống dân tộc cũng được triển khai song song với các tuyên truyền về các hoạt động bài Nga ở Ukraine.  Tổ chức Wagner với cơ cấu tương tự như đội quân Lê dương của Pháp cũng được triển khai trong thời kỳ này và thử thách chiến đấu ở nhiều địa bàn.

Cuối cùng, khi cuộc chiến tranh nổ ra, Putin và toàn thể ban lãnh đạo của Nga đã có những buổi tường thuật trực tiếp trên truyền hình về việc ra quyết định mở chiến dịch tại Ukraine và sau này là sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine vào Nga.  Nhiều người cho rằng Putin chỉ đơn thuần là diễn kịch.  Tuy nhiên, tôi cho rằng Putin đã tính đến trường hợp có những người trong ban lãnh đạo Nga có thể sẽ “trở cờ” trong quá trình chiến tranh hoặc sau này sẽ đặt vấn đề “xét lại” đối với cuộc chiến Ukraine và đổ cho Putin quyết định mọi thứ một cách độc tài.  Bằng việc truyền hình trực tiếp cho nhân dân và cho cả thế giới, Putin cho thấy ông đã đưa toàn bộ hệ thống Nga vào con đường chỉ có tiến lên chứ không thể lùi và không một cá nhân lãnh đạo nào có thể tìm cách “nhảy khỏi con tàu” khi khó khăn xảy ra.

MẶT TRẬN NGOẠI GIAO

Người Nga nhận thấy rằng Obama đã quá tự tin khi cho rằng toàn bộ cộng đồng quốc tế sẽ đi theo Mỹ trong cuộc chiến chống Nga.  Nước Nga đã lần lượt, từng bước tiến hành một chính sách để đảm bảo chia rẽ liên minh mà Mỹ dự định lập ra trong tương lai khi cuộc chiến Ukraine nổ ra. 

1/ Phần đầu tiên là chính sách ngoại giao với châu Âu và NATO. 

Trong khi Đức và Pháp tin tưởng rằng mình đã ru ngủ được Nga khi ký 2 thỏa thuận Minsk; trong khi Ukraine nhìn nhận sự ủng hộ hạn chế của Nga đối với vùng Donbass trong suốt 8 năm vùng này bị Ukraine dội pháo và từ chối thực hiện thỏa thuận Minks là sự ngần ngại của Nga đối với việc leo thang cuộc chiến thì cả châu Âu và Ukraine đều không nhận ra được là Nga đang từng bước cài thế cho cuộc chiến tranh tới.  Đức, quốc gia mạnh nhất trong khối EU sau khi Anh rời khỏi khối, trở thành quốc gia có tỷ lệ phụ thuộc vào khí đốt của Nga lớn nhất.  Trong năm 2022, tổng số các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi giá nhiên liệu tăng của Đức là khoảng 1.300 tỷ EU.  Dù 1.300 tỷ EU là một con số khủng khiếp nhưng nó cũng chỉ giúp được cho những người được hỗ trợ cầm cự chứ không phải là phát triển.  Và ngay cả với một nước giàu như Đức thì việc tiếp tục hỗ trợ như vậy cũng sẽ nhanh chóng khiến quốc gia này đuối sức.  Trong khi đó, người Ukraine không có khả năng đánh bại Nga trên chiến trường và người Nga thì chưa hề có ý định bỏ cuộc.  Đó cũng là lý do khiến cho Đức là nước dè dặt nhất trong việc hỗ trợ vũ khí cho Ukraine khi chiến tranh nổ ra.

Khi cuộc chiến Ukraine nổ ra và EU áp dụng các biện pháp trừng phạt, Nga đã áp dụng các biện pháp đáp trả một cách khác nhau đối với các quốc gia EU để chia tách hành động của khối này.  Đối với các quốc gia cuồng nhiệt chống Nga nhất là 3 nước vùng Baltic và Ba Lan, Nga cắt toàn bộ các nguồn cung năng lượng – từ khí, dầu tới điện – ngay khi các nước này từ chối thanh toán theo hợp đồng đã ký và thực hiện cấm vận.  Với các nước khác như Đức và trung Âu, Nga mở lối cho họ vẫn giữ được thể diện là đang thực hiện cấm vận nhưng thực ra là vẫn thực hiện hợp đồng đã ký với Nga.  Đó là việc không thanh toán bằng tiền Nga nhưng chuyển tiền EUR cho ngân hàng Nga để ngân hàng đổi sang rúp Nga và chuyển cho bên bán.  Điều trên đã dẫn tới sự không đồng bộ trong hành động (giai đoạn đầu) tới mức đối đầu giữa một số quốc gia.  Điển hình nhất là Hungary đã chỉ thực thi một phần cấm vận và từ chối những biện pháp gây thiệt hại cho nước này.   Thái độ cứng rắng của Hungary đã dẫn tới việc bà Ursula von der Layen, chủ tịch ủy ban châu Âu phát biểu rằng sẽ có biện pháp xử lý Hungary.  Phát biểu này đã dẫn tới phản ứng dữ dội của các đảng cánh tả các nước EU.  Họ gọi đó là một hành động đe dọa phi pháp, phi dân chủ.  Thực tế là tới lúc đó tới nay, Hungary vẫn hành động theo lợi ích của mình, từ chối cung cấp vũ khí, tiền bạc cho Ukraine và từ chối thực hiện các cấm vận có hại cho họ nhưng EU cũng không có bất kỳ biện pháp nào để trừng phạt quốc gia này.  Điều này đã khiến cho chính phủ mới ở một số nước sau khi chính phủ cũ (với quan điểm chống Nga triệt để) sụp đổ giảm hẳn cường độ chống Nga (ví dụ như Bulgary và Ý).

Phản ứng về mặt ngoại giao của Nga với Đức và Ba Lan cũng khác nhau.  Nếu như Nga luôn có các bình luận đối với các phát biểu của Đức thì họ có thái độ phớt lờ đối với các phát biểu của Ba Lan.  Trường hợp có phát biểu thì người Nga luôn ý tứ ám chỉ dã tâm của Ba Lan khi nhiệt tình giúp đỡ Ukraine là nhằm chiếm lại vùng lãnh thổ miền Tây Ukraine.  Ngay cả việc Ba Lan tăng cường cho quân đội thêm 250 ngàn quân gần đây thì Nga cũng ám chỉ rằng số quân đó là để bù cho số quân sẽ tiến vào chiếm vùng phía Tây Ukraine.  Trong khi mối quan hệ giữa Ba Lan và Nga đã bị đóng băng thì quốc gia này, hào hứng với sự gia tăng vai trò quốc tế kể từ khi chiến tranh Ukraine nổ ra, đã quay sang yêu cầu Đức bồi thường hàng ngàn tỷ EUR cho các thiệt hại mà nước này gây ra cho Ba Lan trong Thế Chiến 2.  Mặc dù Đức đã thẳng thừng từ chối nhưng Ba Lan vẫn tiếp tục lời qua tiếng lại.  Điều này cho thấy rằng các quốc gia lớn nhất của châu Âu đang bị phân tâm, không tập trung vào việc chống Nga khi cuộc chiến Ukraine bắt đầu chuyển sang giai đoạn quyết định.

2/ Thổ Nhĩ Kỳ

Trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một ví dụ khác của chính sách ngoại giao Nga.  Thổ tuy không phải là một thành viên của EU nhưng lại là thành viên quan trọng của NATO khi họ kiểm soát eo biển Dardanelles và Bosphorus nối giữa Địa Trung Hải và Biển Đen.  Vào năm 2015, người Nga đã tiến hành chiến dịch quân sự ở Syria, quốc gia phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ để chống ISIS.  Sau 5 năm, ISIS đã gần như bị tiêu diệt hoàn toàn nhưng người Nga đã nắm được một quân bài quan trọng để đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ.  Kẹp ở giữa Thổ Nhĩ Kỳ về phía Bắc và vùng kiểm soát của chính phủ Syria về phía Nam là vùng kiểm soát của lực lượng người Kurds được Mỹ hỗ trợ và trang bị.  Trước đó người Mỹ đã viện trợ và trang bị cho lực lượng này để họ chống lại ISIS.  Tuy nhiên, bản thân người Kurds lại có giấc mộng riêng, họ muốn có một quốc gia Kurdistan riêng của mình – và quốc gia đó sẽ bao trùm các vùng đất có người Kurds sống (tức là có cả một phần phía Nam của Thổ Nhĩ Kỳ).  Điều này đã khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ đi từ đối đầu với Nga (Thổ từng bắn hạ một máy bay Su-24 của Nga vào năm 2015) đến hợp tác với Nga tại Syria.  Họ có chung một mục đích là sử dụng các biện pháp từ kinh tế tới quân sự để loại trừ lực lượng nổi dậy Kurds thân Mỹ.  Sự hợp tác này đã dẫn tới việc Thổ trở thành một cực khác ngoài Mỹ (và châu Âu), Nga, và Ukraine trong cuộc chiến. 

Cho thời điểm này, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất có thể khiến Nga nghiêm túc nói chuyện (chúng ta có thể còn nhớ chuyện Paris, Washington cố gắng gọi điện và điện Kremlin không trả lời vào các thời điểm nghiêm trọng trong năm 2022).  Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cho cả Ukraine lẫn Nga ngồi lại đàm phán.  Họ cũng thực hiện việc giữ các tù binh Ukraine mà Nga chấp nhận trao đổi trong lần đầu tiên tại Thổ cho tới hết chiến tranh.  Họ cũng là người trung gian cho đàm phán và bảo đảm thực hiện cho thỏa thuận bán lúa mì cho Ukraine.  Và quan trọng hơn nữa, họ đang trở thành trung tâm vận chuyển khí đốt của Nga cho vùng Nam châu Âu thay thế cho Ukraine. 

Việc chơi hai mang của Thổ Nhĩ Kỳ là rõ ràng với tất cả các bên.  Thế nhưng, càng ngày, Thổ Nhĩ Kỳ càng nghiêng về phía Nga vì có lợi hơn (và Nga cũng có lợi hơn cả về mặt kinh tế lẫn chính trị, ngoại giao khi hợp tác với Thổ).  Trong chiến tranh lạnh, Thổ Nhĩ Kỳ được phương Tây o bế vì họ có thể ngăn chặn hạm đội Biển Đen của Liên Xô tiến sang Địa Trung Hải.  Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ thì Thổ Nhĩ Kỳ mất vai trò quan trọng với NATO.  Quốc gia này thường xuyên bị châu Âu chỉ trích vì các chính sách của mình và dù đã xếp hàng 20 năm nhưng vẫn chưa được gia nhập EU.  Khi cuộc chiến Ukraine nổ ra, Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện ra rằng, nếu họ duy trì quan hệ tốt với Moscow thì không chỉ biên giới phía Nam của họ yên ổn (khi mà cùng Nga họ có thể khống chế và tiến tới tiêu diệt lực lượng Kurds thân Mỹ) mà vị thế của họ với Mỹ và EU cũng tăng vượt bậc.  Vào đầu chiến tranh, việc cung cấp các thiết bị bay không người lái (UAV) của Thổ Nhĩ Kỳ cho Ukraine được sử dụng như là một con bài để đàm phán với Nga.  Tuy nhiên, chỉ một thời gian rất ngắn sau khi thấy rằng Nga có đầy đủ phương tiện để tiêu diệt các UAV này thì Thổ Nhĩ Kỳ đã ngừng cung cấp các sản phẩm này cho Ukraine và chuyển sang đàm phán với Nga về trung chuyển dầu khí.  Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì nếu tiếp tục cung cấp UAV, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đánh mất uy tín của thiết bị này (mà họ đã có được một cách vang dội trong cuộc chiến Armenia – Azerbaijan trước đó) khi quân Nga bắn rụng hàng loạt.  Trong khi đó việc trở thành bên trung chuyển khí đốt cho Nga sẽ mang lại một nguồn lợi lớn và ổn định trong thời gian dài cho Thổ Nhĩ Kỳ.  Với mức lạm phát có lúc lên tới 30%/năm như hiện nay, nguồn thu từ Nga sẽ có ý nghĩa sống còn với Thổ Nhĩ Kỳ.  Với mối quan hệ với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sử dụng lợi thế của mình để mặc cả với phương Tây.  Ví dụ điển hình nhất là Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ phiếu chống đơn gia nhập NATO của Thụy Điển nếu nước này không giao cho Thổ Nhĩ Kỳ những lãnh đạo của đảng công nhân người Kurds thân Mỹ.  Biểu hiện rõ ràng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Mỹ (và phương Tây) là phát biểu của ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ khi nghe tin Mỹ gửi lời chia buồn đối với vụ đánh bom tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ khiến nhiều người chết hồi cuối năm 2022.  Ông nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ từ chối nhận lời chia buồn đó vì họ biết rất rõ ai là người huấn luyện, đào tạo, hỗ trợ những kẻ đánh bom.

3/ Saudi Arabia

Saudi Arabia là đồng minh quan trọng bậc nhất của Mỹ ở vùng Vịnh.  Quốc gia này là nước bỏ nhiều tiền nhất cho hai cuộc chiến của Mỹ chống Iraq.  Tuy nhiên, kể từ khi hợp tác với Nga trong việc triệt hạ ngành dầu đá phiến của Mỹ giai đoạn 2015-2020, Saudi Arabia càng ngày càng trở nên độc lập với Mỹ.  Đỉnh điểm của việc này là sau khi cuộc chiến Ukraine nổ ra và giá dầu, khí trên thế giới tăng phi mã, cả tổng thống Mỹ, tổng thống Pháp và thủ tướng Anh đã lần lượt tới Saudi Arabia để đề nghị nước này giúp giảm giá dầu bằng cách tăng sản lượng hoặc cung cấp cho họ với giá ưu đãi.  Tuy nhiên, cùng với việc đón tiếp lạnh nhạt (Saudi Arabia cử một tỉnh trưởng ra đón các nguyên thủ trên) câu trả lời của Saudi Arabia là cắt giảm sản lượng khiến cho giá tăng còn cao hơn.  Hành động này, không có gì nghi ngờ nữa, đã giúp cho Nga cả về thế và lực trong việc duy trì chiến tranh.

4/ Trung Quốc

Cuộc chiến Ukraine mang lại lợi ích cho Trung Quốc ở nhiều mặt.  Là một quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và đang soán ngôi nền kinh tế số 1 của Mỹ, Trung Quốc luôn khát năng lượng.  ¾ năng lượng của Trung Quốc được chuyên chở qua eo biển Singapore và biển Đông.  Nếu có sự biến, hạm đội 7 của Mỹ sẽ có thể dễ dàng chặn 2 điểm này và Trung Quốc sẽ bị bóp nghẹt về năng lượng.  Do đó, một nguồn năng lượng cung cấp trên bộ, giá rẻ và ổn định, với khối lượng lớn là sự bảo đảm lý tưởng cho Trung Quốc đối với phát triển lâu dài.  Nga là một đối tác lý tưởng về cung cấp năng lượng vì Trung Quốc biết Nga ý thức rất rõ rằng họ không thể xâm chiếm, hay kiểm soát được Trung Quốc và họ sẽ bị thiệt hại to lớn nếu Trung Quốc sụp đổ.  Ngược lại, Nga cũng hiểu rõ rằng Trung Quốc không có tham vọng về đất đai với một quốc gia có tiềm lực vũ khí hạt nhân mạnh nhất thế giới.  Những người nói rằng Trung Quốc đang nhòm ngó vùng Siberia của Nga thực ra không biết gì về việc ảnh hưởng và sự hiện diện của Trung Quốc tại châu Phi.  Tuy nhiên đây là một vấn đề khác, không bàn ở đây.

Với một dân số 1,5 tỷ người và nền kinh tế quy mô số 1 thế giới, Trung Quốc hoàn toàn có thể thay thế được châu Âu trong tương lai xa (nếu châu Âu hoàn toàn cắt đứt việc mua khí đốt của Nga).

Trong những năm 1970s, người Mỹ đã hy sinh Việt Nam Cộng Hòa và một phần quan trọng quyền lợi của Đài Loan để tiếp cận và hợp tác với Trung Quốc để chống Liên Xô.  Kissinger lúc đó đã nhận xét rất đúng rằng tuy Trung Quốc lúc đó còn nghèo khó nhưng không thể không cần Trung Quốc trong việc đánh bại Liên Xô.  Tuy nhiên sang đầu thế kỷ 21, người Mỹ lại đi ngược cái nguyên tắc thành công đó.  Họ cùng lúc coi Nga và Trung Quốc là hai kẻ thù và để cho hai đối thủ này bắt tay liên minh với nhau.

5/ Ấn Độ

Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ là nước được hưởng lợi lớn qua cuộc chiến Ukraine.  Với việc phương Tây cấm việc mua dầu của Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã nhập dầu của Nga về rồi trộn với dầu có nguồn gốc khác và bán lại cho phương Tây để hưởng một khoản lớn từ giá chiết khấu của Nga và phần giá tăng do thị trường.  Khi bị chỉ trích về việc mua dầu của Nga, ngoại trưởng Ấn Độ đã vỗ mặt nhà báo châu Âu rằng đã đến lúc châu Âu dừng việc cho rằng mọi vấn đề của của họ là vấn đề của thế giới còn mọi vấn đề của phần còn lại của thế giới thì không liên quan tới họ.  Trong một cuộc phỏng vấn khác, ông nói rằng phương Tây nên nhớ rằng Ấn Độ từ lâu đã không còn là một nước thuộc địa và họ sẽ hành động không phải theo cách mà phương Tây muốn mà là cách có lợi nhất cho lợi ích quốc gia của họ.

6/ Sự mở rộng của BRICS

Vào tháng 7/2022 lãnh đạo các nước G7 và NATO có các cuộc họp thượng đỉnh cách nhau chỉ vài ngày với mục đích là thống nhất hành động chống Nga.  Cuộc họp này diễn ra sau cuộc họp thượng đỉnh của khối BRICs (với các thành viên là Nga, Trung Quốc, Brasil, Ấn Độ và Nam Phi.  Tại cuộc họp này các thành viên không có bất kỳ hành động nào chống hay lên án cuộc chiến của Nga tại Ukraine.  Đồng thời, sau cuộc họp đã có hai quốc gia là Algeria, Argentina và Iran nộp đơn gia nhập khối.  Các quốc gia khác đang quan tâm tới việc gia nhập và thường xuyên cử đại diện dự thính các cuộc họp của khối là Saudi Arabia, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Nigeria, Senegal, Thái Lan và United Arab Emirates.  

Với 5 quốc gia thành viên hiện tại thì vào năm 2023 GDP tổng cộng của khối theo sức mua liên quan (PPP) sẽ chiếm 36% thế giới trong khi G7 chiếm 27%.  Tỷ lệ này sẽ còn thay đổi hơn theo hướng tăng thêm cho BRICs vì dân số của nhóm này chiếm 41% dân số thế giới so với 17% của nhóm G7.  Tất cả các nền kinh tế này đều là các nền kinh tế năng động và đang đi lên.

Tác giả Ls Thái Bảo Anh

Hoàng Ngân Thương Giới thiệu

====

Xem thêm các bài khác:

1. BỨC BIẾM HỌA CỦA NGƯỜI BRASIL VỀ CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA MỸ Ở VN NAY VẪN NGUYÊN TÍNH THỜI SỰ

14. CUỘC CHIẾN Ở UKRAINA- THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN CHÍ VỊNH KHÔNG BIẾT ĐẾN YẾU TỐ CHÍNH/TÀ

26 nhận xét:

  1. Cựu Chiến binhlúc 20:14 8 tháng 3, 2023

    Tôi đã xem một loạt video clip mà ông Nguyễn Chí Vịnh phát biểu trên VTC. Và tôi kết luận: Ông Nguyễn Chí Vịnh phát ngôn hồ đồ. Khi ca ngợi Mỹ và đả kích Nga bị "CÔ LẬP", BỊ "ĐÁNH HỘI ĐỒNG" thì rõ ràng là ông Nguyễn Chí Vịnh xuyên tạc bịa đặt, ông Nguyễn Chí Vịnh đã SAI LẦM ngay cả khi chúng ta ôn lại Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ.
    Thời Kháng chiến chống Mỹ, Mỹ cùng lôi kéo hầu hết các nước chư hầu (mà Mỹ gọi là "đồng minh", tương tự cuộc chiến Ukraina hiện nay) của Mỹ trên khắp thế giới để ĐÁNH HỘI ĐỒNG VIỆT NAM.
    Thời Việt Nam đánh Polpot, cũng là Mỹ thao túng cả Liên hợp quốc để Liên hợp quốc thông qua nhiều nghị quyết lên án Việt Nam xâm lược Campuchia!

    Đúng nhhuw ông Nguyễn Đức Kiên nhận xét: "Chúng ta chỉ cần vặn lại ông Vịnh 1 câu như bài hôm nay của Google.tienlang đã viết trên kia, rằng ông Nguyễn Chí Vịnh đánh giá cuộc "chiến tranh bắt buộc" của Việt Nam thời 1979 là đúng hay sai?
    Tôi nghĩ khi đó ông Nguyễn Chí Vịnh phải tắt tiếng."

    Trả lờiXóa
  2. Президент Украины Зеленский заявил, что после Артемовска российской армии откроется путь на Славянск и Краматорск - Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết sau Artemivsk, quân đội Nga sẽ mở đường tới Slavyansk và Kramatorsk
    Hôm nay, 15:49
    https://topwar.ru/212439-prezident-ukrainy-zelenskij-zajavil-chto-posle-bahmuta-rossijskoj-armii-otkroetsja-put-na-slavjansk-i-kramatorsk.html
    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết quân đội Ukraine sẽ làm mọi cách để tránh bị Bakhmut (Artemivsk) bao vây hoàn toàn.


    Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CNN của Mỹ, ông Zelensky cho biết, mặc dù mong muốn cứu sống các binh sĩ Ukraine đóng quân ở khu vực Bakhmut, nhưng Bộ chỉ huy Lực lượng Vũ trang Ukraine sẽ làm mọi cách có thể để cố gắng giải tỏa thành phố.

    Ông cũng nói thêm rằng bằng cách trì hoãn việc bảo vệ khu định cư này, quân đội Ukraine có được thời gian cần thiết để chuẩn bị cho một cuộc phản công quy mô lớn vào khu vực Zaporozhye, mục đích là cắt hành lang đất liền tới Crimea và làm gián đoạn hoạt động hậu cần của quân đội Nga. lực lượng.

    Việc giữ lại Artemivsk hoàn toàn là một quyết định chính trị của chế độ Ukraine. Bất chấp những tổn thất đáng kể của quân đội Ukraine trong phần đường tiếp xúc này và việc chặn gần như hoàn toàn tất cả các tuyến đường tiếp tế cho lực lượng đồn trú của thành phố bởi PMC Wagner của Nga, bộ chỉ huy Ukraine, dưới áp lực từ giới lãnh đạo chính trị của đất nước, có ý định gửi lực lượng dự bị từ các hướng khác để cố gắng giải tỏa Artemivsk, đặc biệt là Kupyansky và Zaporizhzhya.
    Không còn nguồn cung cấp, các quân nhân Ukraine buộc phải rời thành phố thành từng nhóm nhỏ vào ban đêm qua những cánh đồng và con đường đất, nhưng những hành động này bị cản trở bởi hoạt động không ngừng của pháo binh Nga và sự tan băng vào mùa xuân. Các chiến binh của chế độ Kiev thường bị buộc phải từ bỏ các thiết bị bị sa lầy trong bùn, nghĩa đen là nằm rải rác trên các cánh đồng tiếp giáp với Artemivsk.

    Trả lờiXóa
  3. Американский военный эксперт: Западу стоит прийти к соглашению с Россией, пока российская армия не дошла до Польши - Chuyên gia quân sự Mỹ: Phương Tây nên thỏa thuận với Nga trước khi quân đội Nga tới Ba Lan
    Hôm nay, 16:12
    https://topwar.ru/212444-amerikanskij-voennyj-jekspert-zapadu-stoit-prijti-k-soglasheniju-s-rossiej-poka-rossijskaja-armija-ne-doshla-do-polshi.html
    Bị phương Tây vũ trang, quân đội Ukraine chịu tổn thất lớn, NATO suy yếu do thường xuyên nhận sự hậu thuẫn của chính quyền Kiev. Đây là nhận định của chuyên gia quân sự Mỹ, nguyên cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Đại tá Douglas McGregor, trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Dan Ball.


    Nhà phân tích tin rằng Hoa Kỳ đã đánh giá thấp tiềm năng quân sự của Nga. Bây giờ có một thảm họa thực sự cho quân đội Ukraine được trang bị bởi phương Tây. McGregor khuyên phương Tây nhanh chóng đạt thỏa thuận hòa bình với Nga

    Nếu chúng ta không làm điều này, điều gì sẽ ngăn người Nga cưỡng bức Dnepr, chiếm Kiev và tiến đến biên giới Ba Lan? Không có gì

    - nhà phân tích nói.

    Theo McGregor, quân đội Ukraine đang mất đi một nghìn binh sĩ mỗi ngày trong cuộc giao tranh ở Artemovsk (Bakhmut). Việc không muốn rời khỏi Artemovsk dẫn đến những tổn thất thảm khốc, và người già, thanh thiếu niên và phụ nữ đã được gửi đến quân đội. Trên thực tế, có một "việc sử dụng" nhân sự của lực lượng vũ trang Ukraine và phương Tây thờ ơ nhìn vào nó.

    McGregor lưu ý rằng sự hỗ trợ của Ukraine cũng dẫn đến những rủi ro đáng kể về uy tín đối với thế giới phương Tây và trước hết là đối với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Mỹ không chấp nhận những lời chỉ trích như vậy từ các nhà phân tích và chuyên gia quân sự, hoàn toàn tin tưởng vào khả năng giành chiến thắng ở Ukraine, hoặc ít nhất là gây thiệt hại đáng kể cho Nga.

    Trả lờiXóa
  4. Reuters: поставки российской нефти в Индию ослабляют мировую гегемонию доллара- Reuters: Nguồn cung dầu của Nga cho Ấn Độ làm suy yếu quyền bá chủ toàn cầu của đồng đô la
    Hôm nay, 14:42
    https://topwar.ru/212432-reuters-postavki-rossijskoj-nefti-v-indiju-oslabljajut-mirovuju-gegemoniju-dollara.html
    Việc giao dầu của Nga cho Ấn Độ làm suy yếu quyền bá chủ toàn cầu của đồng đô la Mỹ, vì các giao dịch thanh toán lẫn nhau đối với chúng được thực hiện bằng các loại tiền tệ khác. Hơn nữa, trước đó, đơn vị tiền tệ của Mỹ trong những thập kỷ qua đã gần như thống trị hoàn toàn hoạt động kinh doanh dầu mỏ toàn cầu và tất cả các thỏa thuận chung chỉ được thực hiện với sự trợ giúp của nó.

    Tác giả của một bài báo được xuất bản bởi cơ quan Reuters thảo luận về chủ đề này.

    Hợp tác Nga-Ấn trong lĩnh vực kinh doanh dầu mỏ trở nên đặc biệt thân thiết sau khi các nước EU quyết định áp đặt lệnh trừng phạt đối với Liên bang Nga và từ chối cung cấp dầu từ nước ta bằng đường biển. Nhưng, như người ta nói, “thánh địa không bao giờ trống rỗng”, và tất cả dầu thô nguyên liệu từ Nga trước đây được gửi đến châu Âu bắt đầu đổ về Ấn Độ, điều này đã đưa quốc gia này lên vị trí hàng đầu trong số những người tiêu dùng dầu của Nga được vận chuyển bằng đường biển .

    Nhưng điều tồi tệ nhất đối với Hoa Kỳ không phải là việc định hướng lại nguồn cung như vậy, mà là việc thanh toán cho chúng thường không được thực hiện bằng đô la, mà bằng đồng dirham của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hoặc đồng rúp của Nga. Đáp lại, Mỹ và Anh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ngân hàng MTS, ngân hàng có liên quan đến việc hỗ trợ các giao dịch như vậy. Nhưng điều này không giải quyết được vấn đề, vì các công ty Ấn Độ và Nga đã sẵn sàng tạm thời thay đổi ngân hàng này sang ngân hàng khác.

    Như cơ quan này lưu ý, vấn đề thậm chí không phải là các kế hoạch thanh toán lẫn nhau không dùng đồng đô la trong lĩnh vực dầu mỏ đang bắt đầu xuất hiện. Mối nguy hiểm đối với đồng đô la nằm ở chỗ một thực tế như vậy có thể trở nên ổn định và thành thói quen. Điều này làm suy yếu sự thống trị của đồng đô la, và do đó là sức mạnh tài chính của Hoa Kỳ.

    Trả lờiXóa
  5. Dài quá. Nhưng thái bảo ạnh đúng. Nguyễn chí vịnh sai

    Trả lờiXóa
  6. Nga Tấn Công Như Vũ Bão Nướng Hàng Ngàn Quân NATO ở Bakhmut, Zelensky Muốn Đầu Hàng Mà Không Được
    6.288 lượt xem 8 thg 3, 2023 #tinnongthoisu24h #tinthoisu
    Nga Tấn Công Như Vũ Bão Nướng Hàng Ngàn Quân NATO ở Bakhmut, Zelensky Muốn Đầu Hàng Mà Không Được
    https://www.youtube.com/watch?v=p9uLo06CE58

    Trả lờiXóa
  7. Toàn cảnh Nga Tấn Công Ukraine ngày 8/3: Cảnh giao tranh giáp lá cà bên trong chảo lửa Bakhmut

    https://www.youtube.com/watch?v=5DPKA2JC2yc

    Trả lờiXóa
  8. UNBOXING FILE: Các hiểm họa đến từ sự thống trị của nước Mỹ
    1.290 lượt xem Đã công chiếu 6 giờ trước #unboxingfile
    Ngày 20/02/2023, Trung Quốc công bố báo cáo về “Các hiểm họa đến từ sự thống trị của nước Mỹ” trên trang web chính thức của Bộ Ngoại giao. Báo cáo, ngoài phần giới thiệu và kết luận, nêu lên 05 vấn đề nảy sinh từ sự thống trị của Mỹ trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, công nghệ và văn hóa.
    Nguồn: Nghiên cứu chiến lược https://tinyurl.com/56u5r5nn
    ************************
    📯 NỘI DUNG LIÊN QUAN:
    Trung Quốc tự tin tiến bước vào xung đột Nga - Ukraine


    • UNBOXING FILE: Tr...
    Trung Quốc và những bài học rút ra từ Nga trong cuộc đối đầu Đông - Tây


    • UNBOXING FILE: Tr...
    Kỷ nguyên thống trị của phương Tây sắp kết thúc, phi phương Tây không thể đảo ngược!?


    • UNBOXING FILE: Kỷ...
    Yếu tố Trung Quốc trong cuộc đấu "1 mất 1 còn" của 2 trật tự thế giới


    • UNBOXING FILE: Yế...
    Nhân tố văn minh và vị trí của nước Nga trong trật tự thế giới mới đang hình thành


    • UNBOXING FILE: Nh...
    Chiến tranh Ukraine là trận quyết chiến của 2 trật tự thế giới đơn cực và đa cực


    • UNBOXING FILE: Ch...
    Thế giới đang trong tình trạng "đơn cực", "đa cực", hay "vô cực", "loạn cực"?


    • UNBOXING FILE: Th...
    Giương cao ngọn cờ đa cực, Putin tập hợp lực lượng công phá đế chế USD của Mỹ


    • UNBOXING FILE: Gi...
    Chiến lược Mỹ tối như hũ nút, sao có thể đối phó với thế đang lên của Nga - Trung?


    • UNBOXING FILE: Ch...
    https://www.youtube.com/watch?v=IGxpin_pNnU

    Trả lờiXóa
  9. UNBOXING FILE: Chiến lược Mỹ tối như hũ nút, sao có thể đối phó với thế đang lên của Nga - Trung?
    Những cụm từ như “lãnh đạo toàn cầu”, “các giá trị được chia sẻ”, “trật tự dựa trên luật lệ” và “thế giới tự do” không thể thay thế cho chiến lược. Thật vậy, đến một lúc nào đó, khả năng nói ra tất cả những lời sáo rỗng quen thuộc này sẽ cản trở tư duy thực sự...
    Nhà phân tích Stephen M. Walt không ngớt lời chỉ trích đường lối đối ngoại của chính quyền Biden. Cho rằng, đây là hệ quả nối dài từ việc nước Mỹ đang ăn bám vào chiến lược thời Chiến tranh Lạnh. Tóm lại, Washington đang đối mặt với khủng hoảng đường lối.
    https://www.youtube.com/watch?v=3WgKyG9hcnE

    Trả lờiXóa
  10. 1. Ông Nguyễn Chí Vịnh luôn cho rằng "CỨ MANG QUÂN SANG NƯỚC KHÁC LÀ SAI!"
    Đây là khẳng định SAI thứ nhất của ông Nguyễn Chí Vịnh.

    2. Ông Nguyễn Chí Vịnh cũng cho rằng vì Nga mang quân sang Ukraina nên "DÙ CÓ THẮNG VỀ MẶT QUÂN SỰ NHƯNG CŨNG SẼ THUA VỀ CHÍNH TRỊ=> NGA BỊ CÔ LẬP VÌ KHÔNG CÓ CHÍNH NGHĨA"!
    Đây là điểm SAI thứ hai của ông Nguyễn Chí Vịnh.

    Ông Nguyễn Chí Vịnh không hề biết rằng, với sự hỗ trợ của phản động Trung Quốc và Mỹ, bọn Polpot đã gây chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam nên Việt Nam đã phải tiến hành "cuộc chiến bắt buộc" trên đất Campuchia.
    Tương tự như vậy, Mỹ cùng NATO đã làm cuộc cách mạng màu sắc ở Maidan Kiev tháng 2/2014 để lật đổ Tổng thống hợp hiến Ukraina Yanukovych rồi dựng lên chính quyền tay sai (puppet) Kiev. Không công nhận chính quyền tay sai (puppet) Kiev nên người Ukraina miền Đông tự thành lập nhà nước của riêng mình. Theo lệnh Mỹ, chính quyền tay sai (puppet) Kiev này mang xe tăng đại bác đánh người Ukraina ở miền Đông suốt hơn 8 năm qua, đe doạ an ninh biên giới nước Nga. Người dân Ukraina miền Đông kêu cứu và Nước Nga đã buộc phải tiến hành cuộc chiến đặc biệt trên đất Ukraina.

    Nước Nga hoàn toàn không bị cô lập trên thế giới như ông Nguyễn Chí Vịnh nghĩ.
    Thời chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ cũng lôi kéo bè lũ chư hầu của chúng trên khắp thế giới trực tiếp tham chiến chống Việt Nam. Lính đánh thuê Hàn Quốc, Thái Lan, Úc... nhan nhản ở Việt Nam. Tại Liên Hợp quốc, do giật dây của Mỹ, cũng có đa số các nước lên án Việt Nam vì cho rằng "Bắc Việt xâm lược Nam Việt".
    Thời chiến tranh chống Polpot cũng thế, do Mỹ giật dây nên tại Liên Hợp quốc, cũng có đa số các nước lên án Việt Nam vì cho rằng "Việt Nam xâm lược Campuchia."
    Nhắc lại chuyện cũ để ta thấy dù có nhiều kẻ chư hầu Mỹ lên án Việt Nam nhưng nhân loại tiến bộ vẫn ủng hộ Việt Nam; không thể nói Việt Nam bị cô lập.

    Thời bây giờ, ở cuộc chiến tại Ukraina cũng thế thôi: Nói Nga bị cô lập là nói bậy!

    Nhưng theo tôi, Putin đã KHÔNG KHÉO LÉO như Cụ Hồ của ta. Theo tôi, lẽ ra Putin nên tư vấn cho người Ukraina miền Đông thành lập MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG UKRAINA ngay từ năm 2014, tương tự MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM để đấu tranh ngoại giao.

    Trả lờiXóa
  11. Vì sai lầm của ông nguyễn Chí Vịnh nên báo phản động Người Việt của lũ cờ vàng có cơ hội tấn công Việt Nam qua bài Nguyễn Chí Vịnh ‘quay xe,’ ám chỉ Putin ‘phát động chiến tranh’ thì phải kết thúc
    February 24, 2023
    https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nguyen-chi-vinh-quay-xe-am-chi-putin-phat-dong-chien-tranh-thi-phai-ket-thuc/
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – “Để kết thúc cuộc xung đột này [cuộc chiến Ukraine], ai là người phát động chiến tranh cũng phải là người tính toán, tìm cách rút khỏi cuộc chiến.”

    Đó là phát ngôn của ông Nguyễn Chí Vịnh, cựu thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam, trong đoạn video clip phát trên YouTube VTC Now hôm 23 Tháng Hai, nhân đánh dấu một năm Nga xâm lăng Ukraine.
    Lời của ông Vịnh được hiểu là ám chỉ ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, là người phải có trách nhiệm rút lui, kết thúc cuộc xâm lược.

    Bên cạnh việc quy trách nhiệm cho ông Putin về việc kết thúc cuộc chiến, ông Vịnh còn mạnh miệng chê tổng thống Nga “đánh giá thấp tinh thần chiến đấu của người Ukraine.” Ông Vịnh cũng bình luận thêm rằng việc “dùng chiến tranh để kết thúc mâu thuẫn là vô nghĩa.”

    “Dù anh có đúng hay sai, mà anh có đúng đi nữa. Dù anh có bị sức ép như thế nào đi chăng nữa, dù anh về tình cảm về lý trí có bị phản bội như thế nào đi nữa nhưng anh giải quyết vấn đề bằng chiến tranh đưa quân sang một nước khác là điều tối kỵ, điều không bao giờ được chấp nhận. Và kết cục của cái việc ấy sẽ là thất bại,” ông Vịnh nói trong đoạn clip.
    Đề cập về giải pháp hòa bình cho Ukraine, ông Vịnh nói chung chung: “Năm 2023, tôi vẫn chờ đợi sẽ có một nhân tố nào đó đột phá để có kẽ hở cho hòa bình ở Ukraine.”

    Ngoài ra, trong đoạn clip trả lời phỏng vấn của VTC Now, ông Nguyễn Chí Vịnh cũng lặp lại quan điểm của đảng là “không chọn bên, không dựa vào nước này để chống nước kia”…

    Đến nay, các báo ở Việt Nam không dám chỉ đích danh Nga là “quân xâm lược” mà vẫn tuyên truyền rằng Moscow phát động “chiến dịch quân sự” tại Ukraine.

    Do vậy, việc ông Vịnh dù “chỉ trích nhẹ nhàng” ông Putin được coi là bước “quay xe” của ông này sau nhiều phát ngôn tỏ ý bênh vực Nga và ông Putin khi cuộc xâm lược khởi sự từ 24 Tháng Hai năm ngoái.

    Tuy vậy, công luận không rõ phát ngôn mới nhất của ông Vịnh có thể hiện quan điểm chính thức của Bộ Quốc Phòng Việt Nam hay không.

    Trong một diễn biến khác, hãng AP ghi nhận, thêm một lần nữa, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng cho nghị quyết của Liên Hiệp Quốc đòi Nga rút khỏi Ukraine trong cuộc bỏ phiếu hôm Thứ Năm, 23 Tháng Hai.

    Trong số 193 quốc gia, có 141 quốc gia bỏ phiếu thuận, 32 quốc gia bỏ phiếu trắng, bảy quốc gia bỏ phiếu chống, và 13 quốc gia không bỏ phiếu.

    Đây là lần thứ năm Việt Nam bỏ phiếu có lợi cho Nga, quốc gia đồng minh lâu đời và là nhà cung cấp vũ khí chính cho quốc gia Đông Nam Á này. Trong số các quốc gia bỏ phiếu trắng với Việt Nam có cả Trung Quốc và Ấn Độ, giống như mọi lần trước.

    Hành động bỏ phiếu trắng khiến hàng trăm Facebooker người Việt vào trang Facebook Đại Sứ Quán Ukraine ở Hà Nội để lại bình luận “xin lỗi vì đảng không đại diện cho suy nghĩ của người dân Việt Nam.”

    Ngày 24 Tháng Hai, 2022, ông Putin ra lệnh cho quân đội Nga xâm lăng Ukraine, mà ông gọi là “hành quân đặc biệt,” để tiêu diệt “Phát Xít” Ukraine, bảo vệ người nói tiếng Nga, và xóa tan âm mưu của Kiev định gia nhập khối NATO. (N.H.K)

    Trả lờiXóa
  12. Tôi nhất trí với phân tích của ông Hoàng Xuân Đan:
    ===
    Hoàng Xuân Đanlúc 06:34 9 tháng 3, 2023
    1. Ông Nguyễn Chí Vịnh luôn cho rằng "CỨ MANG QUÂN SANG NƯỚC KHÁC LÀ SAI!"
    Đây là khẳng định SAI thứ nhất của ông Nguyễn Chí Vịnh.

    2. Ông Nguyễn Chí Vịnh cũng cho rằng vì Nga mang quân sang Ukraina nên "DÙ CÓ THẮNG VỀ MẶT QUÂN SỰ NHƯNG CŨNG SẼ THUA VỀ CHÍNH TRỊ=> NGA BỊ CÔ LẬP VÌ KHÔNG CÓ CHÍNH NGHĨA"!
    Đây là điểm SAI thứ hai của ông Nguyễn Chí Vịnh.

    Ông Nguyễn Chí Vịnh không hề biết rằng, với sự hỗ trợ của phản động Trung Quốc và Mỹ, bọn Polpot đã gây chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam nên Việt Nam đã phải tiến hành "cuộc chiến bắt buộc" trên đất Campuchia.
    Tương tự như vậy, Mỹ cùng NATO đã làm cuộc cách mạng màu sắc ở Maidan Kiev tháng 2/2014 để lật đổ Tổng thống hợp hiến Ukraina Yanukovych rồi dựng lên chính quyền tay sai (puppet) Kiev. Không công nhận chính quyền tay sai (puppet) Kiev nên người Ukraina miền Đông tự thành lập nhà nước của riêng mình. Theo lệnh Mỹ, chính quyền tay sai (puppet) Kiev này mang xe tăng đại bác đánh người Ukraina ở miền Đông suốt hơn 8 năm qua, đe doạ an ninh biên giới nước Nga. Người dân Ukraina miền Đông kêu cứu và Nước Nga đã buộc phải tiến hành cuộc chiến đặc biệt trên đất Ukraina.

    Nước Nga hoàn toàn không bị cô lập trên thế giới như ông Nguyễn Chí Vịnh nghĩ.
    Thời chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ cũng lôi kéo bè lũ chư hầu của chúng trên khắp thế giới trực tiếp tham chiến chống Việt Nam. Lính đánh thuê Hàn Quốc, Thái Lan, Úc... nhan nhản ở Việt Nam. Tại Liên Hợp quốc, do giật dây của Mỹ, cũng có đa số các nước lên án Việt Nam vì cho rằng "Bắc Việt xâm lược Nam Việt".
    Thời chiến tranh chống Polpot cũng thế, do Mỹ giật dây nên tại Liên Hợp quốc, cũng có đa số các nước lên án Việt Nam vì cho rằng "Việt Nam xâm lược Campuchia."
    Nhắc lại chuyện cũ để ta thấy dù có nhiều kẻ chư hầu Mỹ lên án Việt Nam nhưng nhân loại tiến bộ vẫn ủng hộ Việt Nam; không thể nói Việt Nam bị cô lập.

    Thời bây giờ, ở cuộc chiến tại Ukraina cũng thế thôi: Nói Nga bị cô lập là nói bậy!

    Nhưng theo tôi, Putin đã KHÔNG KHÉO LÉO như Cụ Hồ của ta. Theo tôi, lẽ ra Putin nên tư vấn cho người Ukraina miền Đông thành lập MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG UKRAINA ngay từ năm 2014, tương tự MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM để đấu tranh ngoại giao.

    Trả lờiXóa
  13. TTX VN: Làn sóng đình công lan rộng ở Pháp - Thế giới hôm nay - VNEWS
    4.263 lượt xem 9 thg 3, 2023 #phap #nuocphap #caicachhuutri
    VNEWS - Những ngày này, kinh đô ánh sáng Paris, Pháp đang phải nhường chỗ cho một hình ảnh khác kém hoa lệ hơn. Đó là những thùng rác ùn ứ, không có công nhân vệ sinh thu dọn do tình trạng đình công kéo dài. Pháp đang lầm vào một cuộc khủng hoảng xã hội khi hàng triệu người đình công vì những cải cách hưu trí của chính phủ.
    https://www.youtube.com/watch?v=o4Fs113HzjA

    Trả lờiXóa
  14. Phạm Hoàng Đứclúc 11:34 10 tháng 3, 2023

    Thật không thể ngờ một vị tướng đáng kính của Việt Nam như ông Nguyễn Chí Vịnh lại có thể ấu trĩ đến vậy.
    Muốn bàn đến bất kỳ cuộc chiến nào ta cũng phải tìm hiểu kỹ nguồn cơn, xuất phát điểm của nó.
    Ông Trần Văn Thắng- (Hà Nội) đã phát biểu rất đúng ở bài MUỐN BÀN VỀ CUỘC CHIẾN Ở UKRAINA, TRƯỚC TIÊN PHẢI TÌM HIỂU XEM BÊN NÀO CÓ CHÍNH NGHĨA
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/10/muon-ban-ve-cuoc-chien-o-ukraina-truoc.html
    Trích:
    ====
    Trần Văn Thắng- Hà Nội08:27 27 tháng 10, 2022
    Khi bàn về cuộc chiến ở Ukraina hay bất kỳ cuộc chiến tranh nào, người nghiêm túc trước hết phải tìm hiểu xem: Lẽ phải thuộc về bên nào? Bên nào chính nghĩa, bên nào phi nghĩa?...
    Tức là phải đi tìm nguồn cơn của cuộc chiến chứ không phải chỉ biết một điều quân đội của bên nào mạnh hơn, có vũ khí tối tân hiện đại hơn...
    Tôi biết, xưa nay các bạn chủ nhà Google.tienlang thường ngưỡng mộ ông Lê Ngọc Thống. Nhưng cá nhân tôi thì đã thất vọng với ông này bởi ông ta dường như cuồng Nga. Mà cuồng Mỹ, cuồng Nga, cuồng Tàu đều là không tốt. Bởi khi đã "cuồng" thì không còn sự tỉnh táo để tư duy, đưa ra những nhận định sáng suốt. Ông Lê Ngọc Thống chỉ biết say sưa chứng minh rằng Nga có vũ khí tối tân hơn, đánh đấm có bài bản hơn... nhưng ông Lê Ngọc Thống chưa có bài nào chỉ ra nguồn cơn cuộc chiến, và vì vậy, ông này cũng không biết bên nào có chính nghĩa.
    TÌM "CHÍNH NGHĨA" Ở ĐÂU?
    1. Vào hiện tượng trước mắt?
    - Nếu chỉ nhìn vào hiện tượng đang xảy ra trước mắt thì rõ ràng là Ukraina không mang quân sang đánh Nga; vậy cớ sao Nga mang quân sang đánh Ukraina? Vậy là Nga không chính nghĩa?
    Ông Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có sai lầm khi phát biểu trên báo Tuổi trẻ cho rằng Nga đã sai mà Google.tienlang đã chỉ ra ở bài vào Thứ Ba, 15 tháng 3, 2022 với tiêu đề GOOGLE.TIENLANG KHÔNG ĐỒNG TÌNH VỚI QUAN ĐIỂM VỀ CUỘC CHIẾN Ở UKRAINA CỦA THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN CHÍ VỊNH TRÊN BÁO TUỔI TRẺ!
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/03/googletienlang-khong-ong-tinh-voi-quan.html

    - Tương tự, nếu chỉ nhìn vào thời khắc tháng 1/1979 khi quân đội Việt Nam ào ạt tiến vào tận Phnongpenh thì rõ ràng là Việt Nam sai, VN không có chính nghĩa...

    2. Vào việc bên nào có đa số quốc gia ủng hộ? Bên nào có Liên hợp quốc ủng hộ?
    Cũng không ổn. Vì trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, rõ ràng là Mỹ có nhiều quốc gia ủng hộ hơn phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Liên hợp quốc cũng ra khá nhiều nghị quyết lên án Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngay cuộc chiến Cam Pu Chia, Liên hợp quốc cũng ra không ít nghị quyết lên án Việt Nam.

    Vì vậy, để tìm "CHÍNH NGHĨA" Ở ĐÂU? bắt buộc phải tìm hiểu Lịch sử của quá trình hình thành sự kiện.
    - Với cuộc chiến ở Ukraina, bài viết Báo Ý: "UKRAINA- NATO ĐÃ PHÁT ĐỘNG CUỘC TẤN CÔNG 8 NĂM TRƯỚC" - (Ucraina: l’attacco lo lanciò la Nato otto anni fa) đã cho chúng ta thấy Lịch sử của quá trình hình thành sự kiện. Đoạn trích dưới đây là vô cùng quan trọng:
    ----
    "Vào tháng 2 năm 2014, NATO, vốn đã chiếm giữ các chức vụ chủ chốt ở Ukraine từ năm 1991, đã tiến hành cuộc đảo chính lật đổ tổng thống được bầu hợp lệ của Ukraine thông qua các đội hình tân Quốc xã được huấn luyện và vũ trang đặc biệt. Nó được sắp xếp theo một chiến lược chính xác: tấn công người Nga ở Ukraine để kích động phản ứng từ Nga và do đó mở ra một rạn nứt sâu sắc ở châu Âu. Khi người Nga ở Crimea quyết định quay trở lại nước Nga mà trước đây họ là một phần, và người Nga ở Donbass (bị ném bom từ Kiev bằng bom phốt pho trắng) cố thủ tại hai nước cộng hòa, cuộc chiến leo thang của NATO bắt đầu chống lại Nga. Nó được hỗ trợ bởi EU, trong đó có 21/27 quốc gia thành viên thuộc NATO dưới sự chỉ huy của Mỹ."
    ----
    Nếu ai bỏ quên đoạn trích trên đây thì không thể biết chính nghĩa thuộc về ai!
    ====

    Trả lờiXóa
  15. Đại sứ Mỹ lo lắng về hành động của Putin ở Ukraina
    13:31 10.03.2023
    MOSKVA (Sputnik) - Newsweek dẫn lời cựu Đại sứ Mỹ tại Moscow Michael McFaul cho biết, những thành công quân sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraina đang gây lo ngại.
    "Tình hình thực sự bế tắc trong vài tháng, và điều này khiến tôi lo lắng. Tôi lo lắng về khả năng cầm cự của người Ukraina", - chính trị gia này nói.

    Ông nói thêm Kiev không muốn kéo dài cuộc xung đột.
    "Người Ukraina không tin thời gian đang đứng về phía mình. Họ không muốn một cuộc chiến tranh kéo dài vì không nghĩ mình có thể chịu đựng được - thứ nhất, vì họ sẽ hết binh lính, và thứ hai, họ sợ thiếu sự hỗ trợ từ phía Tây", - McFaul nói.

    Như Tổng thống Vladimir Putin đã nhấn mạnh, Nga không tìm cách quay bánh đà của cuộc xung đột Ukraina, mà tìm cách chấm dứt nó. Nhưng các nước phương Tây liên tục nói về sự cần thiết phải tiếp tục chiến sự, tăng cường cung cấp vũ khí và huấn luyện các chiến binh của Lực lượng Vũ trang Ukraina trên lãnh thổ của mình.
    Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
    Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
    Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.

    Trả lờiXóa
  16. Trung Quốc bị bắt quả tang hợp tác quân sự chặt chẽ với Nga
    13:43 10.03.2023
    MOSKVA (Sputnik) - Các công ty chủ chốt của tổ hợp Công nghiệp-Quân sự Nga và Trung Quốc tiếp tục tương tác với nhau bất chấp lệnh trừng phạt áp đặt lên Moskva do xung đột với Kiev. Điều này được chứng minh bằng dữ liệu hồ sơ hải quan mà CNN có được.
    Hồ sơ cho thấy trong năm 2022, ít nhất là đến giữa tháng 11, nhà thầu quốc phòng Poly Technologies có trụ sở tại Bắc Kinh đã vận chuyển ít nhất hơn chục lô hàng, bao gồm các bộ phận trực thăng và thiết bị vô tuyến đất đối không, cho một công ty Nga do nhà nước hậu thuẫn đang chịu lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.
    Ba lô hàng từ Poly Technologies được dán nhãn là các sản phẩm để vận hành, bảo dưỡng Mi-171Sh của Nga - trực thăng vận tải quân sự có thể được trang bị vũ khí và đã được sử dụng trong các chiến dịch. Tuy nhiên, CNN lưu ý rằng không có bằng chứng cho thấy bất kỳ hàng hóa trao đổi nào đang trực tiếp thúc đẩy cuộc xung đột ở Ukraina.
    "Các chuyên gia quân sự và an ninh cho biết các bộ phận do công ty Trung Quốc gửi tới Nga là thiết bị cơ bản cho máy bay do Nga thiết kế. có thể là một phần của các hợp đồng hiện có và các mối quan hệ kinh doanh tiêu chuẩn giữa các công ty", - bài báo viết.
    Mối đe dọa hòa bình
    Trước đó trong Báo cáo về các mối đe dọa toàn cầu hàng năm, cơ quan tình báo quốc gia Mỹ cho biết Bắc Kinh tiếp tục hợp tác với Moskva về kinh tế, ngoại giao và quốc phòng, bất chấp sức ép từ phương Tây. Cần lưu ý bất chấp sự không hài lòng của một số quốc gia liên quan đến việc tiến hành chiến dịch đặc biệt ở Ukraina, Trung Quốc "sẽ duy trì hợp tác ngoại giao, quốc phòng, kinh tế và công nghệ với Nga để tiếp tục nỗ lực thách thức Hoa Kỳ".

    Trả lờiXóa
  17. Nga cảnh cáo trước các nước NATO về việc giao máy bay cho Ukraina
    11:29 10.03.2023
    MOSKVA (Sputnik) - Quyết định cung cấp máy bay chiến đấu cho Kiev đồng nghĩa với việc các nước NATO trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraina, ông Dmitry Polyansky, Phó đại diện thường trực thứ nhất LB Nga tại LHQ tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với Jackson Hinkle.
    "Một số người nói về khả năng cung cấp máy bay cho Kiev. Tôi không biết điều này thực tế đến mức nào. Nhưng máy bay sẽ ngụ ý nhiều thứ. Việc này có thể liên quan đến sự tham gia trực tiếp của các nước NATO vào vấn đề bảo dưỡng kỹ thuật, về sân bay, bởi vì ỏ Ukraina không có nhiều sân bay phù hợp cho việc này”, - ông Polansky nói.

    "Như vậy hãy thử hình dung những chiếc máy bay đó cất cánh ở Ba Lan, bay vào không phận Ukraina, sau đó quay trở lại Ba Lan để bảo trì. Thế thì Ba Lan có tham gia vào việc này hay không? Tôi nghĩ là có. Mà là tham gia trực tiếp. Như vậy đấy, rất nhiều vấn đề và quá ít tư duy từ phía phương Tây", - ông nói thêm.
    Đồng thời, ông nhắc lại luận điểm rằng việc cung cấp xe tăng cho Kiev sẽ không thay đổi bất cứ điều gì trên chiến trường.
    Theo Polyansky, chế độ Ukraina hẳn rất muốn NATO tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột, "bởi vì đây là cơ hội duy nhất để chế độ (Vladimir) Zelensky sống sót".
    "Có một số chính trị gia ở Mỹ, ở Châu Âu, nói rằng chúng ta cần gửi quân, chúng ta cần chiến đấu. Các vị nên hiểu rằng điều đó có nghĩa là bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ ba, bởi vì ở đây là nói về mưu toan đánh bại một cường quốc hạt nhân", - ông Polyansky nói, tỏ ý nghi ngờ về sức khỏe tâm thần của những người đưa ra những lời kêu gọi như vậy.

    Trả lờiXóa
  18. Thủ tướng Hungary kêu gọi nên suy nghĩ thấu đáo về tương lai quan hệ với Nga
    10:39 10.03.2023
    MOSKVA (Sputnik) - Thủ tướng Hungary ông Viktor Orban kêu gọi nên suy nghĩ thấu đáo về tương lai mối quan hệ với Nga, ông phát biểu điều này tại một diễn đàn kinh tế ở Budapest.
    Theo ông Orban, việc khôi phục quan hệ giữa châu Âu và Nga sau khi kết thúc cuộc xung đột ở Ukraina là "xa rời thực tế", mặc dù đó là yêu cầu "tự nhiên" và "dễ hiểu".
    "Chính vì vậy nên cần suy nghĩ thấu đáo về chính sách kinh tế và đối ngoại của Hungary, xem chúng ta có thể thiết lập và duy trì hệ thống quan hệ như thế nào với Nga trong 10-15 năm tới", - ông Orban nói thêm.
    Như nhà lãnh đạo Hungary lưu ý, vì một số lý do chủ yếu liên quan đến năng lượng, việc duy trì càng nhiều mối quan hệ với Moskva càng tốt đáp ứng lợi ích của Budapest. Tuy nhiên, "ngày nay không ai trả lời được câu hỏi" liệu có thể làm được điều này hay không, ông Orban nói.
    Kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, Hungary liên tục phản đối các biện pháp trừng phạt nhằm vào các nguồn năng lượng của Nga, phản đối việc gửi vũ khí tới Ukraina. Đầu tháng 3 vừa qua, quốc hội Hungary đã ban hành sắc lệnh cấm cung cấp vũ khí cho Ukraina từ lãnh thổ nước này. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Peter Szijjarto giải thích nguyên nhân là do Budapest tìm cách bảo vệ lãnh thổ Transcarpathia, nơi có đông người dân tộc Hungary sinh sống, vì việc cung cấp vũ khí qua vùng đất của họ sẽ trở thành mục tiêu quân sự hợp pháp.

    Trả lờiXóa
  19. Chả cần biết ông Nguyễn Chí Vịnh nói gì như đài phản động VOA có bài này, mời ông Vịnh đọc chơi:
    ===
    Tướng Việt Nam nói Putin ắt sẽ thua
    26/02/2023
    https://www.voatiengviet.com/a/tuong-viet-nam-noi-putin-at-se-thua/6978944.html
    Tướng Vịnh nói bài học mà Việt Nam rút ra được từ cuộc chiến Nga – Ukraine là không tham gia vào “trò chơi quyền lực” của các nước lớn.

    Dù chính quyền Hà Nội luôn bỏ phiếu trắng trong xung đột Nga – Ukraine, một tướng của Việt Nam vừa tuyên bố rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin ắt sẽ thua trong cuộc đối đầu với nước láng giềng từng cùng nằm trong Liên Xô cũ vì không có chính nghĩa.

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, người về hưu hồi cuối năm 2021 khi là thứ trưởng quốc phòng, nói với truyền hình VTC hôm 23/2, một ngày trước kỷ niệm một năm cuộc chiến:

    “[Dù] anh có đúng đi chăng nữa, dù anh bị sức ép thế nào đi chăng nữa, dù anh về mặt tình cảm, về mặt lý trí anh có bị phản bội thế nào đi chăng nữa, nhưng anh giải quyết vấn đề bằng chiến tranh, nhất là đưa quân sang một nước khác là điều tối kỵ, là điều không bao giờ được chấp nhận.

    “Rõ ràng chúng ta thấy rằng là một nước Nga sống ở trong bối cảnh châu Âu như vậy, một nước Nga không đáng để bị bao vây cấm vận như là phương Tây đã làm, cũng không đáng để những hành động thù địch của những nước lân cận đối với nước Nga như vậy, trong đó có cả Ukraina.

    “Nhưng để giải quyết vấn đề đấy mà anh dùng chiến tranh, anh lại đưa quân sang một nước khác, một quốc gia khác là điều không thể chấp nhận và kết cục của cái việc ấy sẽ là thất bại. Đúng một năm trước tôi nói có thể có thắng lợi về quân sự nhưng mà rất mong manh. Nhưng chắc chắn không có thắng lợi về chính trị. Mà chính trị chúng ta đều biết là kết quả nối dài của quân sự. Nếu đánh thắng về quân sự mà thất bại về chính trị thì đánh để làm gì? Đó là chưa kể cho tới bây giờ có thắng về quân sự đâu.”

    Tướng Vịnh cũng nói rằng lý do Nga sẽ không thắng Ukraine, cũng giống như Hoa Kỳ từng phải rút khỏi Việt Nam, là vì chính nghĩa không ở bên ông Putin và quân đội của ông. Ông Vịnh nói bất kể chiến tranh có kéo dài bao lâu, Ukraine sẽ chiến thắng vì họ bảo vệ đất nước của chính họ chứ không đưa quân đi xâm lược nước khác.

    Sự cả quyết và kiên cường của Ukraine không những gây ngạc nhiên cho Nga, nước gây chiến, mà cả các nước lúc đầu đứng ngoài vì nghĩ rằng Tổng thống Volodymyr Zekensky khó có thể trụ được trước sức mạnh quân sự của Nga hồi tháng Hai năm ngoái. Sự sa lầy của Nga trong năm qua đã khiến phương Tây đổ nhiều tỷ đô la vũ khí giúp Ukraine cầm chân Nga sang tháng thứ 13. Ông Putin vẫn kiên quyết gọi những gì xảy ra trong hơn một năm qua là “chiến dịch quân sự đặc biệt” và những ai dám gọi đó là “cuộc chiến” ở Nga có thể bị bỏ tù. Mặc dù chỉ coi đó là chiến dịch nhưng tổng thống Nga đã buộc phải ra lệnh tổng động viên để có thêm hàng trăm ngàn lính bổ sung cho quân đội.

    Hà Nội vẫn tiếp tục giữ quan hệ bình thường với cả Nga và Ukraine, thậm chí giữ nguyên lịch thăm viếng Nga của các đoàn cấp nhà nước ngay sau khi chiến sự xảy ra hồi cuối tháng Hai năm 2022. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng từ chối lên án Nga có hành động xâm lược nước khác và phá vỡ hoà bình trên thế giới bất chấp sự thúc giục từ Ukraine và nhiều nước khác.

    Tướng Vịnh nói bài học mà Việt Nam rút ra được từ cuộc chiến Nga – Ukraine là không tham gia vào “trò chơi quyền lực” của các nước lớn. Ông Vịnh cũng nói chiến lược của Hoa Kỳ từ trước tới nay vẫn là kiềm chế để Nga không bao giờ có cơ hội thách thức Washington như Liên Xô trước đây. Vị tướng nói thêm việc Nga gây chiến đã khiến Hoa Kỳ củng cố vị trí lãnh đạo thế giới và khiến NATO có thêm lý do để khẳng định sự tồn tại của mình trong một thế giới mà trước đó người ta coi hoà bình là tất yếu. Theo ông Vịnh, Nga cũng đã khiến các nước trong NATO tự nguyện tăng ngân sách quân sự mà không cần tới Hoa Kỳ thúc ép.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kỷ niệm một năm cuộc chiến Nga – Ukraine diễn ra đúng một tuần sau kỷ niệm 44 năm Cuộc chiến Biên giới giữa Việt Nam và láng giềng Trung Quốc vốn bắt đầu hôm 17/2/1979. Báo Nhân Dân chỉ đăng lại những hình ảnh xưa cũ kèm dòng giới thiệu “44 năm đã trôi qua, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc để thêm một lần nữa khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam - Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.” Chính quyền Việt Nam không muốn kỷ niệm đậm cuộc chiến với nước láng giềng khổng lồ dù từng ghi vào Hiến pháp rằng Trung Quốc là “kẻ thù truyền kiếp”. Họ thậm chí còn ngăn cả người dân tổ chức tưởng niệm.

      Xóa
  20. Báo Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam: Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc dự báo thời điểm xung đột Ukraine kết thúc
    Thứ Sáu, 10/03/2023 10:54 Phân tích-Nhận định
    https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/vien-khoa-hoc-quan-su-trung-quoc-du-bao-thoi-diem-xung-dot-ukraine-ket-thuc-20230310104314180.htm
    Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc đã đưa ra dự báo về thời điểm xung đột ở Ukraine kết thúc cũng như bên giành phần thắng.
    Báo Nikkei của Nhật Bản ngày 7/3 trích dẫn các nguồn thạo tin cho biết một nhóm chuyên gia cố vấn quân sự hàng đầu của Trung Quốc đã dự đoán rằng cuộc giao tranh Nga - Ukraine sẽ kết thúc trước mùa thu năm 2023 và Moskva là người chiến thắng.

    Bản đánh giá trên là của Viện Khoa học Quân sự (AMS) - nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở tại Bắc Kinh thường xuyên báo cáo và đề xuất cho ban lãnh đạo Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

    Tờ Nikkei cho biết AMS đã đưa ra nhận định về tình hình ở Ukraine vào đầu tháng 12/2022. Quan điểm của nhóm cố vấn này là chiến sự có khả năng sắp chấm dứt và thúc đẩy Bắc Kinh đóng vai trò tích cực hơn trong tìm kiếm một giải pháp hòa bình ở Ukraine.

    Dự báo của AMS dựa trên mô phỏng quân sự về cuộc xung đột đang diễn ra, cho thấy nó sẽ kết thúc vào khoảng mùa hè năm 2023, với việc Nga chiếm thế thượng phong. Nhóm chuyên gia tin rằng cả nền kinh tế Nga và Ukraine sẽ khó duy trì giao tranh qua mùa hè.

    Nikkei cho rằng phân tích của AMS đã khiến Bắc Kinh đưa ra bản đề xuất kế hoạch hòa bình cho Ukraine. Với sáng kiến này, Trung Quốc đã tìm cách khôi phục quan hệ với châu Âu để đảm bảo dòng đầu tư và công nghệ tiếp tục chảy vào nền kinh tế này. Một trong những mục tiêu khác của Bắc Kinh là duy trì quan hệ hữu nghị với Kiev.

    Nikkei cũng nhận định rằng Bắc Kinh đang dự tính gửi viện trợ kinh tế cho Kiev như một phần trong kế hoạch hòa bình của mình.

    Thành công trong các nỗ lực hòa giải ở Ukraine cũng sẽ giúp Trung Quốc đảm nhận một vị trí nổi bật hơn trong mắt nhóm các nước Nam bán cầu. Báo Nikkei cho biết để đạt được điều này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cân nhắc công du Moskva. Tuy nhiên, Bắc Kinh chưa chính thức công bố về bất kỳ kế hoạch nào như vậy.

    Tạp chí Phố Wall đã đưa tin về việc Trung Quốc chuẩn bị cho chuyến thăm Moskva vào cuối tháng 2. Theo các phương tiện truyền thông, ông Tập Cận Bình có thể đến Moskva vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 trong nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình đa bên.

    “Chuyến thăm Nga không thể diễn ra quá sớm hoặc quá muộn”, một nguồn tin Trung Quốc nói với Nikkei, bình luận về chuyến thăm tiềm năng. Theo Nikkei, kịch bản tốt nhất đối với Trung Quốc là Nga và Ukraine sẽ bắt đầu đàm phán ngay sau chuyến công du Moskva của nhà lãnh đạo Trung Quốc.

    Trước đó, Trung Quốc đã công bố kế hoạch 12 điểm để giải quyết cuộc xung đột Ukraine vào cuối tháng 2, bao gồm lời kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán hòa bình, lên án các biện pháp trừng phạt đơn phương và duy trì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia.

    Moskva bày tỏ hoan nghênh những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giải quyết cuộc xung đột, trong khi phương Tây phần lớn lại gạt bỏ sáng kiến này.

    Về phần mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hoan nghênh một số yếu tố trong đề xuất của Trung Quốc về việc chấm dứt xung đột khi chúng “tương đồng với tôn trọng luật pháp quốc tế và toàn vẹn lãnh thổ”, song cho rằng chỉ quốc gia đang hứng chịu chiến tranh mới nên đứng ra đề xuất kế hoạch hòa bình.

    Tổng thống Ukraine cho rằng Bắc Kinh không đưa ra một kế hoạch cụ thể mà là những ý kiến, đồng thời thừa nhận không đồng tình với một số điểm khác trong đề xuất, song cũng đề cập đến khả năng Trung Quốc đứng ra làm trung gian hòa giải.

    Hoàng Trang/Báo Tin tức

    Trả lờiXóa
  21. Để Tướng Vịnh phát biểu trái chiều với quan điểm của Đảng, phải chăng gió đã đổi chiều?
    https://www.nguoivietdallas.com/vit-nam/-tng-vnh-pht-biu-tri-chiu-vi-quan-im-ca-ng-phi-chng-gi-i-chiu
    Ngày 23/2/2023, một ngày trước kỷ niệm một năm cuộc chiến Ukraine, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, vị tướng quân đội về hưu năm 2021, đã phát biểu với đài Truyền hình VTC rằng, Putin chắc chắn sẽ thất bại, vì không có chính nghĩa.

    Điều đáng ngạc nhiên là, từ trước tới nay, chính quyền Hà Nội luôn thể hiện thái độ thân Nga và luôn bỏ phiếu có lợi cho Nga trong những vấn đề liên quan đến xung đột Nga – Ukraine tại Liên Hiệp Quốc. Nhưng một đài truyền hình chính thống dưới quyền kiểm soát của Đảng lại cho phép phát đi một thông điệp ngược chiều như vậy, quả là một điều đáng ngờ.

    Phải chăng, nhà cầm quyền Hà Nội đang muốn đổi chiều, vuốt đuôi phương Tây khi nhìn thấy rõ tình thế bất lợi của anh bạn lớn? Họ muốn mượn miệng của một ông tướng đã về hưu để truyền đi thông điệp, như vậy, vừa gián tiếp bày tỏ thái độ với phương Tây, vừa không mất lòng Nga, vì ông tướng về hưu thì chẳng có quyền lực gì, không đại diện cho giới lãnh đạo được, đại khái vậy.

    Hãy nghe Tướng Vịnh phát biểu: “Dù anh có đúng đi chăng nữa, dù anh bị sức ép thế nào đi chăng nữa, dù anh về mặt tình cảm, về mặt lý trí anh có bị phản bội thế nào đi chăng nữa, nhưng anh giải quyết vấn đề bằng chiến tranh, nhất là đưa quân sang một nước khác là điều tối kỵ, là điều không bao giờ được chấp nhận.

    “Rõ ràng chúng ta thấy rằng là một nước Nga sống ở trong bối cảnh châu Âu như vậy, một nước Nga không đáng để bị bao vây cấm vận như là phương Tây đã làm, cũng không đáng để những hành động thù địch của những nước lân cận đối với nước Nga như vậy, trong đó có cả Ukraina.

    “Nhưng để giải quyết vấn đề đấy mà anh dùng chiến tranh, anh lại đưa quân sang một nước khác, một quốc gia khác là điều không thể chấp nhận và kết cục của cái việc ấy sẽ là thất bại. Đúng một năm trước tôi nói có thể có thắng lợi về quân sự nhưng mà rất mong manh. Nhưng chắc chắn không có thắng lợi về chính trị. Mà chính trị chúng ta đều biết là kết quả nối dài của quân sự. Nếu đánh thắng về quân sự mà thất bại về chính trị thì đánh để làm gì? Đó là chưa kể cho tới bây giờ có thắng về quân sự đâu.”

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tướng Vịnh còn nhấn mạnh rằng, lý do Nga sẽ không thắng Ukraine, là vì chính nghĩa không ở bên ông Putin và quân đội của ông, bất kể chiến tranh có kéo dài bao lâu, Ukraine sẽ chiến thắng vì họ bảo vệ đất nước của chính họ chứ không đưa quân đi xâm lược nước khác.

      Quan điểm của ông Vịnh rất rõ ràng và dứt khoát, chứ không mập mờ hàng hai như quan điểm của Đảng Cộng sản. Trong suốt quá trình diễn ra cuộc chiến từ tháng 2/2022 đến nay, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn tiếp tục giữ quan hệ bình thường với cả Nga và Ukraine, thậm chí, họ còn giữ nguyên lịch thăm viếng Nga của các đoàn cấp nhà nước. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng nhiều lần từ chối lên án Nga có hành động xâm lược nước khác và phá vỡ hoà bình trên thế giới, bất chấp sự thúc giục từ Ukraine và nhiều nước khác.

      Khi bắt đầu cuộc chiến, không mấy ai tin vào chiến thắng của Ukraine, ngay cả các lãnh đạo hàng đầu thế giới. Nhiều nước lúc đầu đứng ngoài cuộc, vì nghĩ rằng, Tổng thống Volodymyr Zekensky khó có thể trụ được trước sức mạnh quân sự của Nga. Nhiều nguyên thủ quốc gia thậm chí còn khuyên ông Zelensky đi tị nạn để bảo toàn cho cá nhân và gia đình ông. Nhưng chính quyền của Tổng thống Zelensky và dân tộc Ukraine đã khiến cả thế giới ngạc nhiên và ngưỡng mộ vì sự kiên cường của họ. Họ đã buộc quân đội Nga – một đội quân mà trước chiến tranh được đánh giá là “hùng mạnh” – phải sa lầy và buộc Putin phải ra lệnh tổng động viên để có thêm hàng trăm ngàn lính bổ sung cho quân đội. Điều này cũng đã làm cho nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, thay đổi quan điểm và đổ vào Ukraine nhiều tỷ vũ khí hiện đại.

      Sự kiêu ngạo và hiếu thắng đã đẩy Putin và cả nước Nga vào thế khó khăn, đồng thời cũng nâng cao vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ, vốn đã suy giảm trước đó, và khiến các quốc gia khác tự động tăng ngân sách quốc phòng. Đúng là Putin tự lấy đá ghè chân mình, lợi bất cập hại.

      Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

      Xóa
  22. vùng miền Đông họ đã tuyên bố là QG độc lập rồi (hiệu lực hơn cả TUYÊN BỐ THÀNH LẬP MẶT TRẬN

    Trả lờiXóa