Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

NGUYÊN CHỦ NHIỆM CHÍNH TRI LỮ 146 HẢI QUÂN BẢO VỆ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA ĐỀ NGHỊ XEM XÉT TƯ CÁCH ĐẢNG VIÊN CỦA ÔNG LÊ MÃ LƯƠNG

Ông Phan Xuân Dạch, nguyên Bí thư Đảng ủy Lữ đoàn 83, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Lữ 146 Hải quân bảo vệ Trường Sa.

Mời xem video clip 
Ông Phan Xuân Dạch khẳng định "Ông Lê Mã Lương phát ngôn tầm bậy"!

Đơn của ông Phan Xuân Dạch, nguyên Bí thư Đảng ủy Lữ đoàn 83, nguyên Chủ nhiệm Lữ đoàn 146 bảo vệ Trường Sa gửi  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, gửi ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư và Ban Bí thư Trung ương Đảng



 =======
Xem trên fb
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=575416396210496&id=100012264212885&__xts__%5B0%5D=68.ARCGZ-emuYuF_JQMPQ5ih583rJxsLWm4lXUT_J5tv_Meg2eTsUqhrJmKcBreQx1T2vrgN-C72KsAsUCnnBwqUYMueT-Ju39uVouQ6j__sxZmNVXAqbtG1PMMp3y9Ywta6kvY30a5RFxDX_vvln1YPVBazHtibB_sVQZJVCKGuuNQPA43ScO4&__tn__=-R

9 nhận xét:

  1. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 08:32 8 tháng 9, 2018

    Ký ức Trường Sa


    Những ngày cuối năm, khi cơn bão Tembin rình rập ngoài Biển Đông, họ không rời chiếc tivi. Thi thoảng, họ lại bảo con cháu mở mạng internet xem bão đi đến đâu, ảnh hưởng đến quần đảo Trường Sa ở mức nào. Hình ảnh những chiếc nhà giàn mờ mịt trong sóng biển cao hàng chục mét khiến họ không ngừng lo lắng… Trong nỗi lo chung của mọi người, trái tim những cựu chiến binh Trường Sa như đập nhanh hơn bởi lẽ nơi ấy là Trường Sa, vùng đất bao gian khó và oanh liệt mà trong cuộc đời binh nghiệp, họ đã gắn bó, chiến đấu và trưởng thành…

    Trong căn nhà mới hoàn thiện còn phảng phất mùi vôi vữa của cựu chiến binh (CCB) Phan Xuân Dạch, một bức ảnh khổ lớn chụp đảo Trường Sa lớn được treo ở vị trí trang trọng nhất. Ông Dạch giải thích, được tin ông vừa xây xong nhà, đồng đội ông ở Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân, đã mang tặng bức ảnh này. “Đây là món quà rất quý, bởi những năm tháng sống, chiến đấu ở Trường Sa là những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời binh nghiệp của tôi!”, ông Dạch chia sẻ.

    Trước khi có mặt tại quần đảo Trường Sa, ông Phan Xuân Dạch (sinh năm 1943) từng là Chính trị viên Đại đội 2, Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 270 tăng cường cho Tỉnh đội Quảng Bình, tiếp đến là Chính trị viên Đội 1, Đoàn 126, Đặc công nước Hải quân.

    Cựu chiến binh Phan Xuân Dạch (bên phải) và Phan Quang Vịnh.
    Cựu chiến binh Phan Xuân Dạch (bên phải) và Phan Quang Vịnh.
    Năm 1981, ông là Chủ nhiệm Chính trị Đoàn Trường Sa (Lữ đoàn 146). Hơn 10 năm gắn bó với Trường Sa ở nhiều cương vị khác nhau, trong đó có Chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa, ông Dạch được chứng kiến bao thăng trầm, gian khó nhưng cũng đầy vinh quang của những người lính Hải quân nơi đây.

    “Trường Sa những năm tháng ấy vô cùng gian khổ. Trong hai năm tôi giữ vị trí Chính uỷ Trung đoàn công binh 83, chuyên xây dựng các công trình quân sự trên các đảo, chúng tôi làm nhiệm vụ trong tình trạng chạy đua với thuỷ triều. Khi triều xuống thì phải tranh thủ cài mìn, nổ mìn. Đây là cách duy nhất để “đào móng” cho các trụ bê tông trong việc xây dựng nhà giàn trên nền đá của đảo. Nổ mìn xong vừa lúc triều lên, lại đợi triều xuống để đổ bê tông chân trụ. Cán bộ chiến sĩ làm việc không kể ngày đêm mà chỉ phụ thuộc vào thuỷ triều. Thời gian làm việc phải tính chính xác đến từng phút nếu không muốn bao thành quả trở thành công cốc!”.

    Kể về những kỷ niệm đáng nhớ trong những năm tháng ở Trường Sa, ông Dạch vẫn nhớ mãi cái tết năm 1983. Năm đó, ông trực chỉ huy Lữ đoàn, có nhiệm vụ đi thăm và chúc Tết bộ đội trên các đảo. Tàu khởi hành từ đầu tháng 12 âm lịch, dự định sẽ chúc Tết cán bộ, chiến sĩ các đảo trong vòng 1 tháng, kết thúc trước đêm giao thừa.

    Sau khi thăm các đảo Trường Sa Đông, Trường Sa Lớn, Phan Vinh, An Bang, Sinh Tồn, Nam Yết thì biển động. Lúc này chỉ còn 10 ngày nữa là đến Tết, biển động liên tục nên ông và các thành viên đoàn chúc Tết ở lại ăn Tết tại đảo Nam Yết. Và phải đến gần hết tháng Giêng năm đó, biển lặng và đoàn mới tiếp tục xuất phát sang đảo Song Tử Tây.

    “Dù Tết đã trôi qua gần một tháng, nhưng với cán bộ, chiến sĩ đảo Song Tử Tây, lúc này họ mới thực sự được đón Tết. Chúng tôi đọc thư chúc Tết, tổ chức hái hoa dân chủ, chúc mừng năm mới... trong không khí vui tươi. Tàu vào đảo mang theo quà Tết nên anh em có thuốc lá hút, thay vì hút thuốc làm từ lá bàng vuông phơi khô!”, ông Dạch bồi hồi nhớ lại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 08:33 8 tháng 9, 2018

      Những năm tháng ấy, cùng với ông Dạch là nhiều người lính quê Quảng Bình cũng làm nhiệm vụ tại Trường Sa. Năm 1977, ông Phan Quang Vịnh (sinh năm 1946, xã Đức Ninh, thành phố Đồng Hới), là Cụm trưởng Cụm pháo binh đảo Trường Sa Lớn. Tháng 4/1978, ông được lệnh cùng 35 cán bộ, chiến sĩ để tiếp cận bảo vệ đảo Trường Sa Đông. Ông Vịnh nhớ lại: “Trường Sa Đông lúc này chỉ là một bãi đá san hô trơ trọi. Khi tiếp cận đảo, chúng tôi phải mang theo thức ăn, nước uống, vũ khí, nhà bạt... Chúng tôi đào công sự trên nền đá san hô. Đào sâu nước sẽ ngập công sự, nên chỉ đào xuống khoảng 0,5 - 0,6m rồi đắp nổi bằng đá san hô. Ngày nắng rát, đêm lạnh, chúng tôi ở trong nhà bạt, sử dụng dè xẻn từng khẩu phần thức ăn, từng viên đá lửa, dầu nấu bếp và đặc biệt là nước uống. Sau khi tiếp cận đảo, chúng tôi ở lại 4 tháng thì có kíp khác ra thay!”.

      Trong thời gian từ năm 1980 đến năm 1984, ông Vịnh là Thượng uý, Đảo phó đảo Sinh Tồn, được giao nhiệm vụ “tay hòm chìa khoá” đúng nghĩa. “Giữ chìa khóa các hầm nước ngọt, nhiều khi anh em cần, thương lắm nhưng đành chịu vì phải tuân thủ nguyên tắc. Niềm vui lớn nhất với lính đảo là trời mưa. Những lần như thế, chúng tôi tắm thoả thích dưới mưa, hò hát vang trời trong “bữa tiệc” mưa. Bài thơ “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, sau được phổ nhạc cũng ra đời trong giai đoạn này!”, ông Vịnh kể.

      Đảo Sinh Tồn cách đất liền 320 hải lý. Thời ấy, thông tin liên lạc rất hạn chế. Và có khi nửa năm mới có một chuyến tàu ra đảo. Ông Vịnh bùi ngùi nhớ lại: “Đầu năm 1980 tôi nhận tin bố mất, nhưng phải đến 5 tháng sau mới có tàu ra, tôi mới có thể về quê thắp hương cho bố. Thư, báo cũng vậy, một năm vài lần chúng tôi nhận thư nhà, thông tin khi ấy cũng đã cũ. Không chỉ có tôi mà tất cả những người lính đảo thời đó đều trải qua những gian nan, vất vả và thiếu thốn như thế!”.

      Xóa
    2. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 08:34 8 tháng 9, 2018

      Một trong những CCB có thời gian gắn bó với Trường Sa khá dài là ông Nguyễn Đăng Phán (sinh năm 1952 tại xã Hưng Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ). Với 25 năm trong quân ngũ, ông có 15 năm sống và chiến đấu tại quần đảo Trường Sa, từng là Đảo trưởng các đảo Sinh Tồn Đông, Sinh Tồn và Phan Vinh.

      Đảo chìm Đá Nam thuộc quần đảo Trường Sa.
      Đảo chìm Đá Nam thuộc quần đảo Trường Sa.
      Nhắc đến CCB Nguyễn Đăng Phán, nhiều đồng đội của ông vẫn nhớ đến biệt danh Yết Kiêu, bởi khả năng tài tình, linh hoạt của ông trong môi trường biển. Năm 1988, khi ông đang là Đảo trưởng đảo Sinh Tồn thì diễn ra trận hải chiến Gạc Ma. “Đảo Sinh Tồn cách đảo Gạc Ma khoảng 12 hải lý. Ngày 14/3/1988, khi súng nổ ở Gạc Ma, chúng tôi cũng nhận lệnh sẵn sàng chiến đấu. Mỗi phút giây trôi qua, lòng chúng tôi như lửa đốt. Nhưng nhớ lời căn dặn của anh Phan Xuân Dạch, lúc đó đang là Chủ nhiệm Chính trị, đại ý rằng: Em phải hết sức bình tĩnh, anh rất tin tưởng vào bản lĩnh, sự kiên cường của em và đồng đội. Trong trường hợp nổ súng, chúng ta cần phải tác chiến chính xác, bảo đảm chiến thắng... Và trong thời gian diễn ra trận chiến, chúng tôi vừa trực ở chiến hào trong tư thế sẵn sàng nhận lệnh nổ súng, vừa tổ chức đội cảm tử tham gia tìm kiếm đồng đội. Có 4 đồng chí trôi dạt vào gần đảo Sinh Tồn được đội cảm tử cứu. Lúc lên đảo, trong số này có một đồng chí đã hy sinh...”

      Cũng vào thời điểm nổ ra trận hải chiến Gạc Ma, CCB Phan Xuân Dạch đang có mặt trong đoàn cán bộ mang quà ra cho cán bộ, chiến sĩ các đảo. Khi súng nổ, đoàn đang ở đảo Thuyền Chài và được lệnh lên đảo Tiên Nữ để động viên cán bộ, chiến sĩ và bám trụ lại đến hết chiến dịch. Ba tháng sau, họ mới chia tay đảo Tiên Nữ khi nhiệm vụ hoàn thành.

      “Kỷ niệm về Trường Sa có quá nhiều. Thiếu nước ngọt, thèm rau xanh, mong thư nhà, nhớ giọng nói, tiếng cười phụ nữ... Mà được nghỉ phép, về đất liền thì nhớ biển, nhớ đồng đội, nhớ những ngày gian khổ. Giờ ngồi xem tivi, mỗi khi có tin tức về biển đảo, lòng lại thấy nôn nao nhớ...”, ông Phán bồi hồi chia sẻ.

      Gắn bó với biển đảo, với Trường Sa, được chứng kiến và tham gia vào những thời điểm khó khăn, ác liệt nhất nơi mảnh đất thiêng của Tổ quốc, trong ký ức những CCB Trường Sa, tiếng sóng biển vẫn còn vỗ mãi. Và những ca từ đẹp của bài hát “Bâng khuâng Trường Sa” cũng như đang nói hộ tình yêu của bao thế hệ những người lính biển: “Tôi muốn ôm ghì bãi san hô / Vang vọng về con sóng Bạch Đằng giang / Một màu xanh Sinh Tồn, Song Tử / Đẹp dịu dàng Tiên Nữ, An Bang...”


      http://qbtv.vn/?p=newspage&id=3331

      Xóa
  2. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 13:04 8 tháng 9, 2018

    Tôi thấy cách làm của đ/c Phan Xuân Dạch (gửi thư trực tiếp đến Tổng Bí thư, Thường trực Ban Bí thư và Ban Bí thư), và cả nội dung trong thư là rất đúng.

    Đồng chí Dạch, người trong cuộc xác nhận lời nói của mình hoàn toàn chính xác với Đảng: sự việc xảy ra ở Gạc Ma 1988. Đây là căn cứ để các vị lãnh đạo xem xét chỉ đạo xử lý: thiếu tướng Lê Mã Lương, Xử lý cuốn sách, xử lý NXB.

    Vụ việc cuốn sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử đến nay đã chín mùi, đến lúc phải xem xét xử lý, kết thúc câu chuyện. Chúng ta chờ xem TW giải quyết thế nào?

    Trả lờiXóa
  3. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 13:50 8 tháng 9, 2018

    Đính chính:

    Ở trên có sai một chữ, xin sửa lại.
    "chín muồi" thay cho "chín mùi".

    Trả lờiXóa
  4. Cần phải xử lý kỷ luật Lê Mã Lương nghiêm minh.

    Trả lờiXóa
  5. Bài thơ qua hay và ý nghĩa,

    Trả lờiXóa