Điểm nhấn đáng chú ý trong chuyến thăm Hà Nội lần
này của người phụ nữ quyền lực nhất Nhà Trắng, một trong hai lãnh đạo quan trọng
nhất trong nội các của Tổng thống Joe Biden, chính là thuyết phục Việt Nam tin
tưởng vào các cam kết trong khu vực của Hoa Kỳ, trong đó hướng đến việc nâng tầm
quan hệ Hà Nội – Washington từ “Đối tác toàn diện” lên thành “Đối tác chiến lược”.
Gặp gỡ Phó Tổng thống Kamala Harris, Chủ tịch nước
Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những thành tựu trong quan hệ Đối tác toàn diện
Việt Nam-Hoa Kỳ trong hơn 25 năm qua.
Theo đó, quan hệ Việt – Mỹ được phát triển tích cực,
thực chất, hiệu quả trên các lĩnh vực hợp tác song phương, khu vực và toàn cầu,
phù hợp với mong muốn của nhân dân hai nước, với tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí
Minh như trong thư gửi Tổng thống Truman cách đây 75 năm.
Với tuyên bố khéo léo của người đứng đầu Nhà nước
Việt Nam có thể thấy, Hà Nội rất rõ ràng trong đường lối ngoại giao: Vẫn tôn
trọng và coi trọng đối tác trên tất cả các phương diện, nhưng kiên trì chính
sách độc lập, tự chủ, đa phương hóa của mình.
Như vậy có thể thấy Việt Nam chưa sẵn sàng cùng Hoa
Kỳ nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược, tuy nhiên, có thể khẳng định, quan
hệ Hà Nội – Washington vốn rất đặc biệt – từ cựu thù, thành đối tác, thành bạn,
chú trọng vào những phương diện tích cực trong quan hệ song phương, sớm đã trở
thành “hình mẫu” trong quan hệ ngoại giao quốc tế.
Việt Nam cũng mong muốn quan hệ Việt-Mỹ sẽ góp phần
xây dựng và củng cố lòng tin, tạo cơ sở để hai bên tích cực trao đổi, tăng cường
và nâng cao hiệu quả hợp tác trong thời gian tới.
Tuy nhiên, tất cả đều phải trên nguyên tắc “tôn trọng
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau”, vì hòa
bình, ổn định, hợp tác phát triển tại khu vực và trên thế giới.
Mỹ coi trọng
Việt Nam, ủng hộ một đất nước mạnh mẽ, độc lập.
Là chính khách kỳ cựu, người phụ nữ quyền lực của
Nhà Trắng, bà Kamala Harris nắm rất tốt nhịp điệu cuộc hội kiến với các lãnh đạo
Việt Nam.
Bà Kamala Harris phát biểu: "Niềm vinh dự khi
là Phó tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam!"
Phó Tổng thống Kamala Harris – vừa cố gắng truyền tải
thông điệp của chính quyền Joe Biden đến Hà Nội, khu vực ASEAN – vừa cam kết để
đối tác thấy được, Hoa Kỳ muốn “ở lại”, hướng đến sự bền vững lâu dài và lợi
ích chung trong quan hệ song phương, đa phương.
Phát biểu với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, bà
Kamala Harris khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ một Việt Nam mạnh, độc lập và thịnh vượng,
tiếp tục đổi mới, mở rộng hội nhập quốc tế, đảm nhận vai trò ngày càng quan trọng
trong ASEAN và khu vực.
“Mỹ coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong muốn
chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt
Nam-Hoa Kỳ”, đại diện cấp cao Nhà Trắng tuyên bố.
Tại cuộc hội kiến, cả bà Kamala Harris và Chủ tịch
nước Nguyễn Xuân Phúc đều nhất trí Việt Nam – Mỹ có nhiều điểm tương đồng, dư địa
hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực như kinh tế-thương mại-đầu tư, an
ninh-quốc phòng, khắc phục hậu quả chiến tranh, y tế, giáo dục, khoa học công
nghệ hiện tại còn rất lớn.
Lãnh đạo Hà Nội và Washington nhất trí, Việt Nam và
Hoa Kỳ chia sẻ các quan tâm chung về ứng phó với biến đổi khí hậu với việc nỗ lực
thực hiện những cam kết quốc gia, triển khai các biện pháp mạnh mẽ về năng lượng
sạch, tái tạo. Tất nhiên, trong các vấn đề thảo luận, không thể thiếu hợp tác
trong ứng phó với đại dịch Covid-19 cũng như quá trình phục hồi sau đại dịch.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã cảm ơn Chính phủ
và nhân dân Hoa Kỳ đã có những hỗ trợ ý nghĩa, kịp thời, đặc biệt là 5 triệu liều
vaccine Covid-19 và nhiều thiết bị vật tư y tế khác.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tuyên bố ngay trong cuộc
gặp với Chủ tịch Phúc rằng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục viện trợ thêm 1 triệu liều
vaccine Pfizer trong bối cảnh Việt Nam đang rất cần có thêm các nguồn cung
vaccine.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tái khẳng định: “Việt Nam
là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng
quốc tế, trong đó, coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ và mong muốn tiếp tục phát triển
quan hệ Đối tác toàn diện ngày càng thực chất, hiệu quả, ổn định lâu dài, vì
hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới”.
Với hai tuyên bố do hai nhà lãnh đạo của Việt Nam
là Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra, có thể thấy,
Hà Nội đang nêu rõ lập trường của mình trước Washington. Việc Mỹ đề xuất nâng tầm
quan hệ lên cấp “Đối tác chiến lược với Việt Nam” dường như đã rõ: Những việc
làm của Mỹ trong thời gian 25 năm qua chưa đủ sức chứng minh sự thành tâm của người Mỹ để thuyết phục lòng tin của người Việt Nam.
Về kết quả chuyễn công du của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, đài phản động RFA có nhận xét cay cú:
"Cuối cùng, vấn đề cốt tử của nước Mỹ hiện nay sau
khi triệt thoái khỏi Afghanistan là “quay lại châu Á” và “quay lại để ở lại”.
Bà Harris đã trình bày trước cả ông Phúc lẫn ông Chính về tầm nhìn Indo-Pacific
và kêu gọi hai nước, Hoa Kỳ và Việt Nam cùng bàn bạc những bước đi cụ thể nhằm
chia sẻ tầm nhìn chung liên quan đến tương lai của khu vực “Indo-Pacific tự do
và rộng mở” (FOIP). Một lần nữa trong phát biểu của cả Chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc lẫn Thủ tướng Phạm Minh Chính đều không có một câu nào bày tỏ sự hưởng
ứng đối với lời kêu gọi của bà Phó Tổng thống. Có lẽ cho đến khi về tận
Washington, bà Kamala Harris và người Mỹ vẫn còn đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ
ngàng khác, không hiểu nổi cái văn hoá chính trị của xứ sở này: “văn hoá” của sự
không minh bạch hay sự không minh bạch của văn hoá?"
Kệ RFA cay cú! Người Việt Nam tỉnh táo đã quen với một "định luật" rằng "Bất cứ ai, bất cứ thứ gì được ca tụng trên BBC, RFA, RFI, VOA... thì đều là thứ rác rưởi; ngược lại, Bất cứ ai, bất cứ thứ gì bị BBC, RFA, RFI, VOA chê bai, chỉ trích thì đó mới đích thị là người tốt, thứ tốt!"
Chiếu theo "Định lý" trên tức là Việt Nam đang đi đúng hướng.