Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2024

DƯ LUẬN TIẾN BỘ THẾ GIỚI ỦNG HỘ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN GRUZIA CHỐNG LẠI SỰ CAN THIỆP CỦA CÁC NGOs CỦA USAID (MỸ), XÂM PHẠM ĐỘC LẬP CHỦ QUYỀN GRUZIA

 
"Cách mạng Hoa hồng" ở Gruzia năm 2003 do các NGOs của USAID (Mỹ) tổ chức 

"Cách mạng màu sắc- Maidan Kiev 2014" cũng do các NGOs của Mỹ và phương Tây đạo diễn

Lời dẫn: Đất nước Gruzia nhỏ bé và xinh đẹp nằm tại giao giới của Tây Á và Đông Âu, phía tây giáp biển Đen, phía bắc giáp Nga, phía nam giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, và phía đông nam giáp Azerbaijan.
Trong cuộc "Cách mạng màu sắc" ("Cách mạng Hoa hồng") do Mỹ tiến hành năm 2004, Gruzia rơi trọn vào vòng tay bảo kê của Mỹ. Kẻ được chủ Mỹ chọn lựa "Cầm cờ" ở Gruzia, làm Tổng thống Gruzia là anh Nhai cà vạt- Saakashvili. 
Anh Nhai cà vạt- Saakashvili.
Mỹ ồ ạt "viện trợ" tiền của cùng vũ khí để hiện đại hóa quân đội Gruzia theo đúng "Chuẩn NATO". Năm 2008, vì quá tin có chủ Mỹ chống lưng, anh Nhai cà vạt- Saakashvili hung hăng NỔ SÚNG TRƯỚC, tấn công người Nga ở thủ phủ nước Cộng hòa tự trị Nam Ossetia, đánh chiếm Thủ phủ Tskhinvali, gây ra "Cuộc chiến 5 ngày ở Gruzia. Rất nhanh chóng, Thủ tướng Nga khi đó là V.Putin điều quân, không những đuổi binh sĩ "Chuẩn NATO" của Saakashvili khỏi Thủ phủ Tskhinvali mà còn rượt đuổi chúng đến gần Thủ đô Tbilisi. Khi đó, Saakashvili quá hoảng sợ vì nghe cấp dưới báo cáo rằng xe tăng Nga đang tiến vào Thủ đô Tbilisi. Trả lời trên sóng trực tiếp của BBC, ông ta điềm nhiên đưa cà vạt vào miệng nhai ... ngon lành!
Kể từ đó. Mỹ vẫn chưa thôi âm mưu lôi kéo Gruzia vào NATO VÀ EU để biến Gruzia thành bàn đạp giúp Mỹ bao vây Nga. 
Cuộc chiến hiện nay ở Ukraina và xa hơn là "Cuộc chiến 5 ngày" ở chính Gruzia năm 2008 đã giúp giới lãnh đạo hiện nay ở Gruzia hiểu ra SỰ THẬT. Và họ đã buộc phải “QUAY XE”, KHÔNG CÒN THIẾT THA VỚI MỸ VÀ EU!
Tổng thống Gruzia Salome Zourabichvili, đồng thời cũng là "đại lý nước ngoài" của USAID tại Gruzia
Tổng thống Gruzia - bà Salome Zourabichvili là ai? Thực chất bà này là công dân Pháp, sinh ra lớn lên ở Pháp và là nhân viên Bộ Ngoại giao Pháp. Vì có gốc gác dân tộc Gruzia nên bà Salome Zourabichvili được chính phủ Pháp bổ nhiệm làm Đại sứ của Pháp tại Gruzia. Chính trong cuộc "Cách mạng hoa hồng", sau khi được Mỹ cho làm tổng thống Gruzia, Anh Nhai cà vạt- Saakashvili bổ nhiệm bà Salome Zourabichvili làm Bộ trưởng ngoại giao của Gruzia. Rồi sau đó, các NGOs của USAID (được đặt tên một cách mỹ miều là Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ) dựng bà  Salome Zourabichvili lên làm Tổng thống Gruzia! Nghe lạ phải không? Mỹ thì cái gì mà họ chẳng dám làm cơ chứ? Hãy xem ngay ở nước Nga rộng lớn, Mỹ đã cho Yeltsin làm Tổng thống nhiệm kỳ 2 ra sao!
Và bây giờ, chính Salome Zourabichvili cũng là một "đại lý nước ngoài" hoạt động ở Gruzia. Do vậy, dù chính THỦ TƯỚNG GRUZIA IRAKLI KOBAKHIDZE ĐÃ KHIẾN THỦ TƯỚNG ĐỨC OLAF SCHOLZ CỨNG HỌNG về Luật minh bạch, nhưng Salome Zourabichvili dùng chức năng Tổng thống đã phủ quyết luật này. Và trên đường phố, các cuộc biểu tình chống Luật này vẫn tiếp diễn! Chính phủ Mỹ đã ban hành các Lệnh cấm vận Gruzia...

**** (Hết lời dẫn) ****

A. NHIỀU TỜ BÁO LỚN Ở VIỆT NAM CHƯA HIỂU SỰ NGUY HIỂM CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG MÀU SẮC MÀ MỸ TỔ CHỨC TRÊN THẾ GIỚI

Ngay từ năm 1952, Bác Hồ Kính yêu chúng ta đã "tiên đoán" về sự nguy hiểm của các NGOs của USAID (Mỹ) ở Gruzia hiện nay (Xem bài CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐÃ TIÊN ĐOÁN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGOs Ở GRUZIA HIỆN NAY). 

Cả tháng nay, đặc biệt là một tuần nay, báo chí thế giới không ngừng nghỉ đưa tin, bình luận về tình hình nóng bỏng gần đây ở Gruzia. Một blog cỏn con như Google.tienlang cũng đã đăng cả chục bài về Gruzia. Mỗi bài trên Google.tienlang về Gruzia mới chỉ đăng lên trong một thời gian rất ngắn nhưng đã có hàng ngàn lượt đọc. Điều này chứng tỏ người Việt rất quan tâm đến tình hình nóng bỏng ở Gruzia. Tại sao vậy? Là bởi người Mỹ đã có kinh nghiệm lịch sử hàng trăm năm nay v/v tổ chức, đạo diễn các cuộc cách mạng màu sắc và cuộc cách mạng màu ở Maidan Kiev 2014 và ở Gruzia hiện nay đều là những sự kiện ĐANG DIỄN RA TRƯỚC MẮT CHÚNG TA, vì vậy chúng ta dễ kiểm chứng hơn so với những sự kiện xảy ra cách đây vài chục năm, Nhưng tiếc rằng về những bất ổn hiện nay ở Gruzia thì báo chí Việt Nam lại vẫn u u minh minh. Không chấp với các tờ báo lá cải của các hội hè, Điển hình Một tờ báo lớn của Đảng bộ Thủ đô là báo Hà Nội mới đăng bài với tiêu đề Quốc hội Gruzia bác bỏ quyền phủ quyết của Tổng thống đối với dự luật “đặc vụ nước ngoài”

https://hanoimoi.vn/quoc-hoi-gruzia-bac-bo-quyen-phu-quyet-cua-tong-thong-doi-voi-du-luat-dac-vu-nuoc-ngoai-667692.html

Trong phần bình luận, tác giả viết: "Quốc hội Gruzia ngày 28-5 đã bác bỏ quyền phủ quyết của Tổng thống đối với dự luật về “đặc vụ nước ngoài” đang khiến đất nước Nam Caucasus rơi vào khủng hoảng." Bình luận này khiến bạn đọc sẽ nghĩ: Đây là LỖI của Quốc hội Gruzia?

Tiếp theo, tác giả viết "Tranh chấp về dự thảo luật được coi là một phép thử quan trọng để xem Gruzia sẽ duy trì định hướng phương Tây hay thay vào đó là xoay trục sang Nga?" Viết như thế này rõ ràng Báo Hà Nội mới vu khống Chính quyền Gruzia hiện  nay! Bởi Luật minh bạch ... của Gruzia hoàn toàn chẳng hề có "yếu tố Nga" nào cả, ngược lại Luật này gần như một bản "sao chép" Luật Mỹ. Có một điều khác biệt là Luật Mỹ có thêm quy định về trách nhiệm hình sự (phạt tù). còn Luật Gruzia thì không phạt tù ai, chỉ có phạt tiền mà thôi!

Ở Mỹ, ở Nga, EU, ở Pháp, ở Đức, ở Canada, ở hầu hết các quốc gia châu Âu đều có Luật về Đại lý nước ngoài, trong đó, có lẽ luật Mỹ là hà khắc nhất khi quy địch trách nhiệm hình sự phạt tù tới 5 năm và phạt tiền với mức cực kỳ cao với những tổ chức hoặc cá nhân vi phạm Luật Đại lý nước ngoài. Mời những ai biết tiếng Anh, xin hãy vào trang Foreign Agents Registration Act – Đạo luật Đăng ký Đại lý Nước ngoài (FARA) để xem trực tiếp.

https://www.justice.gov/nsd-fara

Trích dịch: "Đo lut Đăng ký Đi lý Nước ngoài (FARA) được ban hành vào năm 1938. FARA yêu cu mt s đi lý nht đnh ca người đng đu nước ngoài tham gia vào các hot đng chính tr hoc các hot đng khác được quy đnh theo đo lut phi công b công khai đnh kỳ v mi quan h ca h vi người đng đu nước ngoài, cũng như các hot đng , các khon thu và chi đ h tr cho các hot đng đó. Vikhai báo thông tin cn thiết s to điu kin thun li cho chính ph và người dân M đánh giá hot đng ca nhng người đó xét theo chc năng ca h vi tư cách là đc v nước ngoài. Đơn v FARA thuc B phn Phn gián và Kim soát Xut khu (CES) thuc Ban An ninh Quc gia (NSD) chu trách nhim qun lý và thc thi FARA."

Đạo luật Foreign Agents Registration Act – Đạo luật Đăng ký Đại lý Nước ngoài (FARA) từ năm 1938 vẫn đang có hiệu lực nhưng không thấy ai chỉ trích

Tiếp theo, Đạo luật Đăng ký Đại lý Nước ngoài (FARA) quy định rõ về Xử phạt hình sự: “Bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào cố tình vi phạm bất kỳ điều khoản nào của FARA…. Sẽ bị phạt tiền tới 250.000 USD hoặc phạt tù đến năm (5) năm. Xem 22 USC § 618(a); 18 USC § 3571."

Mời những ai biết tiếng Pháp, xin hãy đọc bản tin trên Cổng thông tin Thượng viện Pháp với tiêu đề Prévenir les ingérences étrangères en France - Dịch: Ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài vào Pháp

https://www.assemblee-nationale.fr/dyn/16/dossiers/prevenir_ingerences_etrangeres_France

Trích dịch: "Chính phủ đã khởi xướng thủ tục đẩy nhanh văn bản này vào ngày 20/3/2024

Điều hướng các bước thủ tục

Đề xuất về một đạo luật, được Quốc hội thông qua sau khi bắt đầu thủ tục cấp tốc, nhằm ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài vào Pháp , số 479 , được đệ trình vào Thứ Tư ngày 27 tháng 3 năm 2024 và chuyển đến Ủy ban về Luật Hiến pháp, Pháp luật, Quyền bầu cử phổ thông, Quy định và Hành chính tổng hợp

Tiếp theo là Bản tin:

Proposition de loi visant à prévenirles ingérences étrangères en France - Dịch: Nội dung Đề xuất luật nhằm ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài vào Pháp

https://www.vie-publique.fr/loi/293529-prevenir-les-ingerences-etrangeres-proposition-de-loi-houlie-2024

Xuất bản vào ngày 27 tháng 3 năm 2024

Đối mặt với sự can thiệp ngày càng tăng của nước ngoài (tấn công mạng, thông tin sai lệch, v.v.) mà Pháp là mục tiêu, dự luật đưa ra một số biện pháp về tính minh bạch (đăng ký đại diện cho các lợi ích nước ngoài) và tình báo (sử dụng thuật toán, phong tỏa tài sản).

Vào ngày 22 tháng 5 năm 2024, Thượng viện phải xem xét dự luật.

Irakli Kobakhidze – Thủ tướng Gruzia phát biểu trong một bài báo có tiêu đề: Nhiều người đã bị bắt ở Hoa Kỳ dựa trên luật FARA. Đối với dự thảo luật của Gruzia, nó không dự tính bắt giữ bất kỳ ai

https://imedinews.ge/ge/politika/281521/irakli-kobakhidze-ashshshi-faras-kanonis-sapudzvelze-araerti-adamiania-dacherili-rats-sheekheba-qartul-kanonproeqts-is-saertod-aravis-dacheras-ar-itvalistsinebs 

Viết như báo Hà Nội mới chứng tỏ tác giả chưa biết gì về cái gọi là "Cách mạng Hoa hồng" mà ngay những tờ báo lớn ở Việt Nam như báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân... đã từng phân tích. 

Một trong những tờ báo lớn Việt Nam là tờ báo Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng đăng 3 kỳ liền về Cách mạng màu săc mà Mỹ tiến hành trên Thế giới:

Bài 1: Lịch sử thế giới về "cách mạng màu" - Nhận thức đúng bản chất

Thứ tư, 10/05/2023 17:21 (GMT+7)

Trich: "Cách mạng màu" với nhiều tên gọi khác nhau như: cách mạng nhung, đường phố, cam, hoa hồng, hoa tulip, hạt dẻ… đã diễn ra ở một số nước trên thế giới cho thấy bản chất nguy hiểm từ sự can dự của các thế lực vào tình hình nội bộ các nước có chủ quyền, gây ra bất ổn chính trị kéo dài, ly khai dân tộc nhằm tìm mọi cách thay thế chính quyền hiện tại."

https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/bai-1-lich-su-the-gioi-ve-cach-mang-mau-nhan-thuc-dung-ban-chat-636811.html

Bài 2: Nhận diện những nguy cơ tiềm ẩn "cách mạng màu" đối với Việt Nam hiện nay

Thứ sáu, 26/05/2023 14:45 (GMT+7)

Trích: Có thể nhìn thấy lực lượng tài trợ trực tiếp cho các hoạt động phản kháng phi bạo lực - điển hình của “cách mạng màu” là hàng trăm tổ chức phi chính phủ của phương Tây hoạt động trên khắp thế giới như “Ngôi nhà tự do”, “Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ”, “Viện quốc gia nghiên cứu quốc tế của Đảng Cộng hòa”, “Viện quốc gia nghiên cứu quốc tế của Đảng Dân chủ”, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ…”

https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/bai-2-nhan-dien-nhung-nguy-co-tiem-an-cach-mang-mau-doi-voi-viet-nam-hien-nay-638377.html

Bài 3: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước nguy cơ "cách mạng màu" ở Việt Nam

Thứ ba, 25/07/2023 16:58 (GMT+7)

https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/bai-3-bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang-truoc-nguy-co-cach-mang-mau-o-viet-nam-643012.html

Ở mãi Châu Mỹ La tinh xa xôi, ông Tổng thống Mexico López Obrador đã phải tức giận lên tiếng: "Không thể chấp nhận được trong nền chính trị hai thế kỷ qua, đặc trưng bởi các cuộc xâm lược công khai hoặc bí mật, đặt hoặc loại bỏ các nguyên thủ quốc gia Nam Mỹ theo ý thích của siêu cường! Chúng ta hãy lên tiếng tạm biệt với những áp đặt, can thiệp, trừng phạt, lật đổ và bao vây, phong tỏa"  (Xem bài  Tiếng sét trong đêm dài Mỹ Latinh: TỔNG THỐNG MEXICO ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CUBA LÀ DI SẢN THẾ GIỚI!

Về những bất ổn ở Gruzia, Báo Granma Cuba cũng đã lên tiếng tại bài Báo Granma Cuba: DÙ ĐÃ ĐƯỢC THAY ĐỔI TÊN GỌI NHƯNG BẢN CHẤT CỦA CÁC CUỘC ‘CÁCH MẠNG MÀU SẮC’ VẪN CHỈ LÀ ‘ĐẢO CHÍNH’

B. DƯ LUẬN TIẾN BỘ THẾ GIỚI ỦNG HỘ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN GRUZIA CHỐNG LẠI SỰ CAN THIỆP CỦA CÁC NGOs CỦA USAID (MỸ), XÂM PHẠM ĐỘC LẬP CHỦ QUYỀN GRUZIA

Mời những ai biết tiếng Séc, xin hãy đọc bản gốc bài trên báo Parlamentní listy (Sec) với tiêu đề Majdan v Gruzii probíhá.“ Ladislav Větvička ze země, kde se dnes rozhodne – Dịch"Maidan ở Georgia đang được tiến hành" - một blogger người Séc cho biết về một đất nước mà số phận của họ đang được quyết định

https://www.parlamentnilisty.cz/arena/monitor/-Majdan-v-Gruzii-probiha-Ladislav-Vetvicka-ze-zeme-kde-se-dnes-rozhodne-756007

Mỹ cùng phương Tây nói chung đều "kể công" rằng các NGOs của họ đã góp phần to lớn cho Gruzia phát triển những năm qua. Tuy nhiên, tờ báo Parlamentní listy (Séc) khẳng định điều ngược lại như tiêu đề bài báo đã nói: Các NGOs của Mỹ và phương Tây đang tạo ra bất ổn, đang cố làm một cuộc đảo chính tương tự như ở Maidan Kiev 2014! 

"Cách mạng màu sắc- Maidan Kiev 2014" cũng do các NGOs của Mỹ và phương Tây đạo diễn

Trong bài báo tiếng Anh với tiêu đề The Daily Beat: 30 MayDịch: Nhịp đập hàng ngày: 30 tháng 5

https://civil.ge/archives/610621

Trích: "Phát biểu với giới truyền thông tại lễ khánh thành cây cầu mới ở Tbilisi, Thủ tướng Irakli Kobakhidze chỉ trích Đại sứ Đức Peter Fischer vì nói rằng EU sẽ không mở các cuộc đàm phán gia nhập với Georgia chừng nào luật Đặc vụ nước ngoài còn hiệu lực”, đồng thời cáo buộc Đại sứ đưa ra những bình luận chống Gruzia. Thủ tướng nói: “Đức, quốc gia có truyền thống tự nhận mình là một quốc gia đầy trách nhiệm, không nên cử những đại sứ như vậy đến một quốc gia như Georgia.

Ông Irakli Kobakhidze– Thủ tướng Chính phủ Gruzia

Trong sự kiện khánh thành cây cầu, Thủ tướng Kobakhidze cũng tuyên bố rằng sau sự kiện “ Maidan ” ở Ukraine, hai chính phủ liên tiếp được bổ nhiệm từ “bên ngoài” và “những người bổ nhiệm các chính phủ này” đã rũ bỏ trách nhiệm về những diễn biến bi thảm ở nước này. Ông nhắc lại rằng đảng cầm quyền sẽ không cho phép “Maidan” xảy ra ở Georgia, đồng thời nói thêm rằng trước năm 2013, Ukraine là một quốc gia thống nhất với nền kinh tế 200 tỷ USD, và giờ đây đất nước này đã “sụp đổ hoàn toàn”.

Khỏi phải nói, Báo chí tiếng Nga cả của Nga và cả của Ukraina (ở Ukraina có rất nhiều tờ báo dùng tiếng Nga) liên tục cập nhật về tình hình nóng bỏng ở Gruzia.  Ví dụ bài với tiêu đề ЕСПЧ отклонилжалобы Саакашвили - Dịch: ECHR bác bỏ khiếu nại của Saakashvili

16:13 23/05/2024

https://ria.ru/20240523/espch-1947934867.html?in=t

Anh Nhai cà vạt- Saakashvili.

PARIS, ngày 23 tháng 5 - RIA Novosti. Theo một thông cáo của tòa án, Tòa án Nhân quyền Châu Âu (ECtHR) đã bác bỏ khiếu nại của cựu Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili liên quan đến các quyết định của tòa án chống lại ông.

Saakashvili đã cố gắng kháng cáo các bản án trong vụ tấn công một thành viên quốc hội năm 2005 và trong vụ ân xá cho 4 quan chức cấp cao của Bộ Nội vụ bị kết tội sát hại chủ ngân hàng Sandro Girgvliani.

ECtHR nhất trí cho rằng không có hành vi vi phạm Điều 6(1) và 3 (quyền xét xử công bằng cũng như quyền mời và kiểm tra nhân chứng) của Công ước Châu Âu về Nhân quyền,” tòa án cho biết trong quyết định của mình.

Saakashvili, trong số những điều khác, phàn nàn về sự thiếu độc lập và vô tư của thẩm phán, cũng như cách tòa án sử dụng bằng chứng chống lại ông.

Bằng đa số phiếu, tòa án cũng nhận thấy không có hành vi vi phạm Điều 7 (hình phạt trái pháp luật). Ông Saakashvili có thể thấy trước, dựa trên hoàn cảnh của vụ án, việc sử dụng quyền ân xá để cản trở công lý trong một vụ án vụ án giết người sẽ khiến anh ta phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật pháp Georgia,” tòa án kết luận.

ECHR cũng nhận thấy những khiếu nại của cựu tổng thống về việc vi phạm Điều 18 (hạn chế các quyền và tự do) là không thể chấp nhận được.

Saakashvili bị giam ở Georgia vào ngày 1 tháng 10 năm 2021; anh ta có liên quan đến một số vụ án hình sự. Chính trị gia này đã bị kết án vắng mặt trong vụ sát hại chủ ngân hàng Sandro Girgvliani và đánh đập phó Valery Gelashvili. Trong trường hợp đầu tiên, Saakashvili bị kết án ba năm tù, trong trường hợp thứ hai - sáu năm. Ngoài ra, anh ta còn liên quan đến các vụ giải tán một cuộc biểu tình của phe đối lập vào ngày 7 tháng 11 năm 2007, vụ tàn sát công ty truyền hình Imedi và biển thủ ngân sách nhà nước - những vụ này vẫn đang được tòa án xem xét. Thủ tướng Gruzia cho biết Saakashvili sẽ ở tù trong thời gian dài và sẽ chấp hành toàn bộ bản án.

Có thể có ai đó cho rằng bài báo trên của Nga nên có thể không chính xác? Về chuyện Tòa án Nhân quyền Châu Âu (ECtHR) đã bác bỏ khiếu nại của cựu Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili, mời những ai biết tiếng Anh, xin hãy đọc bản gốc trên báo The Guardian (Anh) với tiêu đề Former Georgian president hadfair trial, Strasbourg judges rule - Dịch: Cựu tổng thống Gruzia đã được xét xử công bằng, thẩm phán Strasbourg ra phán quyết

Tòa án nhân quyền châu Âu bác đơn kháng cáo về các vụ án hình sự của Mikheil Saakashvili được xét xử tại tòa án Georgia

Tác giả Daniel Boffey -Trưởng ban phóng viên

https://www.theguardian.com/law/article/2024/may/23/former-georgian-president-had-fair-trial-strasbourg-judges-rule

Còn nhớ, cách đây chưa lâu, nhiều chính trị gia Mỹ và phương Tây, nhiều cơ quan báo chí lớn của Mỹ- Anh và châu Âu đều lên tiếng khóc thương Mikheil Saakashvili, rằng anh ta "sắp chết"; lớn tiếng la lối, rủa xả rằng Toà án Gruzia xử láo; rằng Saakashvili bị buộc tội vì động cơ chính trị của Đảng Giấc mơ cầm quyền; Và rằng "có đặc vụ Nga trà trộn vào cơ quan An ninh Nga để "đầu độc" Saakashvili"!  Nay,  Toà án Nhân quyền châu Âu đã tuyên Y án, đúng như Toà án Gruzia đã tuyên! 

Về điều này, ông Chủ tịch Quốc hội Gruzia vừa lên tiếng trên Cổng thông tin của Kênh 1TV Gruzia với tiêu đề შალვა პაპუაშვილი- ყველა ელჩი, ყველა ევროპელიპოლიტიკოსი, რომელიც მიხეილსააკაშვილს პოლიტიკურ პატიმრადმოიაზრებდა, გამოვიდეს, მოიხადოსბოდიში, ​რეზოლუციებიდანტყუილი ჩანაწერები ამოშალონ - Dịch: Shalva Papuashvili - tất cả các đại sứ, tất cả các chính trị gia châu Âu, những người coi Mikheil Saakashvili là tù nhân chính trị, nên đứng ra xin lỗi, xóa những mục sai khỏi các nghị quyết

13:17, 29.05.2024

https://1tv.ge/news/shalva-papuashvili-yvela-elchi-yvela-evropeli-politikosi-romelic-mikheil-saakashvils-politikur-patimrad-moiazrebda-gamovides-moikhados-bodishi-%e2%80%8brezoluciebidan-tyuili-chanawerebi-amoshal/

Chủ tịch Quốc hội Gruzia, Shalva Papuashvili

Hoặc một tờ báo tiếng Gruzia khác với tiêu đề შალვა პაპუაშვილი- კანონი მიღებულია ქართველიხალხის სახელით - ნებისმიერიუცხოელი, რომელიც მას კითხვისნიშნის ქვეშ აყენებს, კითხვისნიშნის ქვეშ აყენებს დემოკრატიას,ეს არის რუსული სტილი - Dịch: Shalva Papuashvili - luật được thông qua nhân danh người dân Georgia - bất kỳ người nước ngoài nào thắc mắc về nó, thắc mắc về nền dân chủ, đây là phong cách của Nga

https://www.interpressnews.ge/ka/article/801412-shalva-papuashvili-kanoni-migebulia-kartveli-xalxis-saxelit-nebismieri-ucxoeli-romelic-mas-kitxvis-nishnis-kvesh-aqenebs-kitxvis-nishnis-kvesh-aqenebs-demokratias-es-aris-rusuli-stili/

Theo ông, ngày nay Đạo luật Minh bạch này đang bị châu Âu chỉ trích. Chính những người chỉ trích vốn coi Mikheil Saakashvili là ngọn hải đăng của nền dân chủ, đồng thời là một tù nhân chính trị.

Chủ tịch Quốc hội Shalva Papuashvili nói:

"Chính những người châu Âu này coi Mikheil Saakashvili là ngọn hải đăng của nền dân chủ và một nhà lãnh đạo, đồng thời nói với chúng tôi rằng anh ta là một tù nhân chính trị và ai đó đã giết anh ta. Đây chính xác là châu Âu, nơi đang chỉ trích luật pháp ngày nay. Châu Âu này, những nhà lãnh đạo này, những nhà ngoại giao này, những diễn viên khác, nên xin lỗi người dân Gruzia vì đã nói dối chúng tôi trong hai năm, rằng có vẻ như Mikheil Saakashvili đã bị kết án vì lý do chính trị, như thể ai đó đang đầu độc Saakashvili? Bạn có nhớ, một số đại sứ đã phát điên đòi chính quyền phải cho các bác sĩ Ba Lan đến gặp Mikheil Saakashvili. Và chính quyền đã buộc phải đáp ứng. Các nhà lãnh đạo Châu Âu này đã đến và tổ chức một chiến dịch đặc biệt và lấy mẫu xét nghiệm. Xin hỏi, những phát hiện trong phòng thí nghiệm ở đâu, tại sao cuối cùng chúng không được công bố liên quan đến vụ đầu độc nghiêm trọng của Mikheil Saakashvili? 

Toà án Nhân quyền châu Âu đã tuyên y án, đúng như Toà án Gruzia đã tuyên. Trách nhiệm giờ đây thuộc về chính những người châu Âu đã lừa dối người dân Gruzia trong hai năm. Những người châu Âu này - tất cả các đại sứ, tất cả các chính trị gia, tất cả những người coi Mikheil Saakashvili là tù nhân chính trị và nạn nhân của sự đối xử không đúng đắn, nên ra mặt, xin lỗi; đồng thời loại bỏ khỏi các nghị quyết những ghi chú sai lầm mà họ đã đưa ra tại Nghị viện Châu Âu và Uỷ ban châu Âu! 

"Vừa ăn cướp, vừa la làng": Dẫu Bộ trưởng Ngoại giao một nước EU là Litva vi phạm nguyên tắc tối thiểu về ngoại giao là đã đến Thủ đô Tbilisi của Gruzia, trực tiếp "xuống đường" cùng phe đối lập; lên bục diễn thuyết chỉ trích Chính phủ dân bầu ở Gruzia; Đã vậy, khi về nhà, Bộ Ngoại giao Litva còn triệu tập đại sứ Gruzia đến để xỉ vả chính quyền dân cử Gruzia về "tội" đã thông qua Luật minh bạch!

Bộ trưởng Ngoại giao Litva "xuống đường" cùng phe đối lập chống chính quyền dân cử ở Gruzia tại Thủ đô Tbilisi

საგარეო საქმეთასამინისტრო - ლიეტუვის ელჩსგანემარტა, რომ ლიეტუვისოფიციალური პირების განცხადებები,მინისტრის აქციაში მონაწილეობაწარმოადგენს საქართველოსშიდა საქმეებში უხეშ ჩარევას - Dịch: Bộ Ngoại giao - Đại sứ Litva đã được giải thích rằng những tuyên bố của các quan chức Litva, sự tham gia của Bộ trưởng vào hành động này thể hiện sự can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Georgia

15:22, 31.05.2024

https://1tv.ge/news/sagareo-saqmeta-saministro-lietuvis-elchs-ganemarta-rom-lietuvis-oficialuri-pirebis-ganckhadebebi-ministris-aqciashi-monawileoba-warmoadgens-saqartvelos-shida-saqmeebshi-ukhesh-charevas/

Bộ Ngoại giao Georgia công bố thông tin chính thức về việc triệu tập Đại sứ Lithuania, Andrew Kalindra.

"Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Litva tại Bộ Ngoại giao Georgia, Andrew Kalindra, đã được triệu tập để thảo luận về quan điểm và hành động của phía Litva liên quan đến các tiến trình đang diễn ra ở Georgia và luật minh bạch. Phía Gruzia giải thích với đại sứ rằng những tuyên bố gần đây của các quan chức Litva, cũng như sự tham gia của Bộ trưởng Ngoại giao Litva trong cuộc biểu tình, cũng như việc triệu tập đại sứ Gruzia tới Bộ Ngoại giao Litva do việc thông qua Luật minh bạch, thể hiện sự can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của đất nước và không tương thích giữa quan hệ đối tác, hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Tại cuộc gặp, các bên bày tỏ hy vọng đưa quan hệ giữa hai nước trở lại chương trình nghị sự tích cực và bày tỏ sự sẵn sàng để Bộ Ngoại giao hai nước tiếp tục thực hiện chương trình hợp tác hiện tại”, tuyên bố cho biết.

Cuối cùng, bất chấp những chê bai, chỉ trích của Mỹ và phương Tây đối với chính quyền dân cử ở Gruzia, đa số người dân Gruzia vẫn tin tưởng chính quyền đương nhiệm. Nền kinh tế dưới sự điều hành của chính phủ vẫn có mức tăng trưởng tốt, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện.

Speaker: Georgia ranks firstamong 125 countries in Open Budget IndexDịch: Chủ tịch Quốc hội: Georgia đứng đầu trong số 125 quốc gia về Chỉ số Ngân sách Mở

bởi GEORGIA HÔM NAY

Ngày 31 tháng 5 năm 2024

https://georgiatoday.ge/speaker-georgia-ranks-first-among-125-countries-in-open-budget-index/

Ở điểm giao thoa giữa thực tế và hư cấu trong chính trị, tạ ơn Chúa, thế giới của những con số và sự thật phũ phàng vẫn tồn tại. Có những sự thật chắc chắn, được củng cố bởi sự thật, số liệu thống kê, những con số mà dựa vào đó mà hàng loạt thông tin sai lệch xuất hiện”, Chủ tịch Quốc hội Gruzia Shalva Papuashvili viết trên mạng xã hội X.

Trong bài đăng của mình, Papuashvili lưu ý rằng bất chấp cơn bão cố tình nói dối, Georgia vẫn đứng đầu trong số 125 quốc gia trên toàn thế giới về Chỉ số Ngân sách Mở. Chỉ số này đánh giá tính minh bạch của quy trình ngân sách.

Ông đề cập thêm rằng chỉ số này cũng đánh giá việc giám sát ngân sách và sự tham gia của người dân, nơi Georgia đứng thứ năm trên toàn cầu. Theo Papuashvili, Georgia đã đạt được tiến bộ đáng kể về tổng thể, tăng 16 bậc trên bảng xếp hạng trong ba năm qua.

Trong biển những lời nói dối có chủ ý và tin đồn có mục đích, chúng ta vừa biết được rằng một lần nữa, trong Chỉ số Ngân sách Mở 2023, Georgia đứng số một trong số 125 quốc gia trên thế giới. Chỉ số này cũng ước tính khả năng giám sát ngân sách và tính toàn diện của người dân, trong đó Georgia đứng thứ năm. Nhìn chung, chúng tôi đã đạt được tiến bộ đáng kể, tăng 16 bậc trên bảng xếp hạng chỉ trong ba năm qua. Nhìn chung, kể từ năm 2012, khi Giấc mơ Georgia lên nắm quyền, Georgia đã chuyển từ nhóm quốc gia có mức độ minh bạch ngân sách hạn chế lên nhóm các quốc gia có ngân sách hoàn toàn minh bạch.

Ai có thể giải thích được, nếu chính phủ Gruzia thực sự là 'Nga', 'tham nhũng' và 'kém cỏi', thì tại sao ngân sách của chúng ta lại minh bạch NHẤT trên thế giới? Đây là câu hỏi mà rõ ràng là các đối thủ của chúng ta, trong và ngoài Georgia, đang sống trong một bong bóng không thể xuyên thủng do chính họ tạo ra, nơi sự thật không quan trọng và chỉ những lời dối trá được chia sẻ lẫn nhau mới tạo thành hiện thực.

May mắn thay, chính những người quan trọng nhất – người dân, người dân, cử tri của chúng ta – là những người đưa ra quyết định cuối cùng về người điều hành đất nước, bằng cách bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tự do. Và những người này tự mình đánh giá thực tế, không phải bằng cách tin vào những gì một số tổ chức phi chính phủ không minh bạch hoặc các chính trị gia mờ ám nói mà là những gì họ nhìn thấy tận mắt”, Papuashvili nói.

Nguyễn Văn Phương - Cộng tác viên Google.tienlang Tổng hợp và Dịch

Kính mời xem các bài liên quan:

11 nhận xét:

  1. Thực chất học thuyết phản kháng phi bạo lực - cơ sở lý luận của “cách mạng màu”
    Thứ hai, 21/11/2022 - 06:08
    https://www.qdnd.vn/phong-chong-dien-bien-hoa-binh/thuc-chat-hoc-thuyet-phan-khang-phi-bao-luc-co-so-ly-luan-cua-cach-mang-mau-711603

    Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, thế giới chứng kiến sự bùng nổ làn sóng chính trị chưa từng có được gọi bằng những cái tên khác nhau rất mỹ miều, như “cách mạng màu”, “mùa xuân Arab”, hay “biểu tình hòa bình” núp dưới các yêu sách “đòi dân sinh”, “xúc tiến dân chủ”, “cải cách”, “bảo vệ nhân quyền”, “chống tham nhũng”, “chống độc tài” hay là “chống gian lận trong bầu cử”...
    Đã có không ít nguyên thủ nhiều nước đương quyền hoặc vừa mới giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử đã phải ra đi trước sức ép của làn sóng chính trị này. Ở Việt Nam, một số kẻ cơ hội chính trị, phản động đã vận dụng học thuyết phản kháng phi bạo lực, đề ra chủ thuyết về "cách mạng trắng", "cách mạng hoa sen"... với âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Vậy thực chất của học thuyết phản kháng phi bạo lực là gì?

    Nạn nhân của học thuyết phản kháng phi bạo lực, điển hình là cuộc “cách mạng hoa hồng” trong năm 2003 buộc Tổng thống Gruzia Eduard Shevardnadze phải từ chức ngay sau khi vừa tuyên bố đắc cử tổng thống để nhường ghế cho Mikheil Saakashvili-một chính khách được đào tạo rất bài bản ở Mỹ. Cuộc “cách mạng cam” lần thứ nhất ở Ukraine năm 2004 đưa Viktor Yushchenko lên cầm quyền và cuộc “cách mạng cam” lần thứ hai cuối năm 2013 đầu năm 2014 dẫn tới cuộc chiến tranh bạo loạn lật đổ chính thể của Tổng thống Viktor Yanukovych. Phong trào chính trị mang tên “mùa xuân Arab” từ cuối năm 2010 tới nay vẫn chưa chấm dứt ở các nước Bắc Phi-Trung Đông, núp dưới khẩu hiệu “chống tham nhũng” và “chống độc tài” để lật đổ chính thể của chính phủ nhiều nước trong khu vực này. “mùa xuân Arab” đã dẫn tới cuộc chiến tranh xâm lược Libya do NATO tiến hành để xóa bỏ chính thể của Tổng thống Muammar Gaddafi. “Cuộc cách mạng nhung” dẫn tới bạo loạn chính trị ở Venezuela năm 2012 với toan tính ngăn chặn Tổng thống Hugo Chaves tái đắc cử nhưng bất thành. Cuộc “cách mạng trắng” ở Nga với toan tính ngăn cản Vladimir Putin đắc cử nhiệm kỳ thứ ba trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo giới phân tích chính trị quốc tế, căn nguyên sâu xa của làn sóng các cuộc “cách mạng màu” trên đây đều xuất phát từ một học thuyết chính trị mang tên “phản kháng phi bạo lực”-nghĩa là không thiên về sử dụng bạo lực để giành chính quyền. Học thuyết này đang là tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế và giới nghiên cứu công nghệ chính trị. Một trong những chuyên gia bậc thầy về học thuyết “phản kháng phi bạo lực” là Michael McFaul-vị đại sứ của Mỹ ở Nga nhậm chức vào năm 2012. Michael McFaul từng nhận được học bổng theo chương trình đào tạo mang tên “Cecil Rhodes, 1853-1902” để theo học tại Đại học Oxford (Anh). Chương trình này chuyên đào tạo giới tinh hoa chính trị của nhiều nước nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của đế chế Anh trên toàn thế giới dưới khẩu hiệu “đòi dân chủ” và “vì tự do”. Theo Michael McFaul, khi quá trình phi thực dân hóa bùng phát sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Anh quyết định phát triển một hình thức bá chủ thế giới kiểu mới được gọi là cuộc “chiến tranh ủy nhiệm”. Chủ trương chiến lược này được nghiên cứu và hoàn thiện tại Đại học Oxford theo một chương trình mang tên "Đề án phản kháng dân sự và chính sách sức mạnh", gọi tắt là CR&PP (Civil Resistance and Power Politics). Từ năm 2006, lãnh đạo đề án này là hai vị giáo sư của Đại học Oxford là Adam Roberts và Timothy Garton Ash.

      Adam Roberts cũng là người phụ trách chương trình của Đại học Oxford về thay đổi tính chất chiến tranh (Oxford University Programme on the Changing Character of War) nhằm áp dụng các biện pháp phản kháng phi bạo lực trong chiến lược chính trị và quân sự trên phạm vi toàn cầu. Trong một cuộc hội thảo quốc tế tại Đại học Oxford được tổ chức trong khuôn khổ Đề án CR&PP do Adam Roberts chủ trì, Michael McFaul tham dự và đọc tham luận về học thuyết phản kháng phi bạo lực. Về sau, Michael McFaul tập trung nghiên cứu về Nga và trở thành chuyên gia hàng đầu về học thuyết phản kháng phi bạo lực với nhiều công trình nghiên cứu như “Cuộc cách mạng chưa kết thúc ở Nga: Những thay đổi chính trị từ Gorbachev tới Putin” (“Russia's Unfinished Revolution: Political Change from Gorbachev to Putin”); “Sự lựa chọn phổ biến và nền dân chủ có điều khiển: Các cuộc bầu cử ở Nga trong những năm 1999-2000” (“Popular Choice and Managed Democracy: The Russian Elections of 1999 and 2000”); “Dân chủ và chuyên quyền trong thế giới hậu cộng sản” (“Democracy and Authoritarianism in the Рostcommunist World”) và “Dân chủ tiến bộ trên thế giới: vì sao chúng ta cần và chúng ta có thể hành động thế nào” (“Advancing Democracy Abroad: Why We Should and How We Can”)... Chính Michael McFaul là kiến trúc sư trưởng của nhiều cuộc “cách mạng màu” và là người chấp bút bản báo cáo tổng kết của Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) về các cuộc “cách mạng màu” trong không gian hậu Xô viết

      Một chuyên gia chính trị học người Mỹ khác là Gene Sharp-nhà lý luận bậc thầy về học thuyết phản kháng phi bạo lực và cũng từng được đào tạo tại Đại học Oxford. Gene Sharp nổi tiếng thế giới bởi những tác phẩm của ông viết về các phương pháp phản kháng phi bạo lực nhằm lật đổ các chế độ cầm quyền được ông gọi là “chuyên chế”. Năm 1983, Gene Sharp thành lập Viện xã hội mang tên Albert Einstein-một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu cách thức sử dụng các phương pháp đấu tranh phi bạo lực. Gene Sharp là tác giả hai chuyên khảo nổi tiếng mang tựa đề "Từ chuyên chế đến dân chủ" ("From Dictatorship to Democracy") và "198 phương pháp phản kháng phi bạo lực" ("198 Methods of Nonviolent Action"). Hai tác phẩm này là cơ sở lý luận và thực tiễn của học thuyết phản kháng phi bạo lực, được dịch ra hàng chục thứ tiếng và phổ biến rộng rãi ở nhiều nước.

      Xóa
    2. Chỉ tính riêng năm 2012 đã có 44 bản dịch học thuyết phản kháng phi bạo lực của Gene Sharp sang tiếng Nga, tiếng Thái, tiếng Arab, tiếng Myanmar... và được sử dụng làm “cẩm nang” của “các chiến sĩ đấu tranh cho tự do” chống lại chế độ “chuyên chế” ở nhiều nước trên thế giới. Những tác phẩm của Gene Sharp được sử dụng làm giáo trình huấn luyện về chiến lược và chiến thuật phản kháng phi bạo lực tại Trung tâm quốc tế nghiên cứu về xung đột phi bạo lực của Mỹ. Các lực lượng đối lập ở nhiều nước, nhất là một số nước cộng hòa trong không gian hậu Xô viết và các nước Arab từng trải qua các khóa huấn luyện tại trung tâm này. Vì thế, Gene Sharp được mệnh danh là “cha đẻ” tư tưởng về các cuộc “cách mạng màu” đã và đang diễn ra trên khắp thế giới.

      Theo học thuyết phản kháng phi bạo lực của Gene Sharp, quần chúng nhân dân không chỉ là người bỏ lá phiếu bầu nguyên thủ các quốc gia mà cũng có thể là lực lượng nòng cốt trong các cuộc bạo loạn chính trị để lật đổ họ một khi không đáp ứng được lợi ích của phương Tây. Khi đó, người dân được kích động, lôi kéo bằng rất nhiều thủ đoạn tinh vi và trở thành các chiến binh thực sự trong cuộc chiến tranh bạo loạn được tiến hành dưới khẩu hiệu “đòi dân chủ”, “vì tự do”, “đòi nhân quyền”, “chống tham nhũng”, “chống đói nghèo”... Tuy nhiên, theo Gene Sharp, hoạt động phản kháng phi bạo lực để lật đổ chính thể của các quốc gia “chuyên chế” không chỉ bằng các biện pháp “biểu tình hòa bình” mà trong trường hợp cần thiết phải kết hợp với hành động can thiệp quân sự từ bên ngoài. Cuộc chiến tranh xâm lược do NATO tiến hành ở Libya năm 2011 là diễn biến tiếp theo sau các cuộc “biểu tình hòa bình” trong “mùa xuân Arab” là thí dụ điển hình nhất về luận điểm này của Gene Sharp. Cũng theo Gene Sharp, phản kháng phi bạo lực không chỉ là sự phản kháng của người dân trong khuôn khổ pháp luật như thiết lập đối thoại với chính quyền mà còn có thể xóa bỏ luật pháp hiện hành bằng bạo lực. Trong số 198 phương pháp phản kháng phi bạo lực do Gene Sharp đề xuất, có cả các phương pháp bạo lực như khủng bố, làm giả tài liệu, phát tán tiền giả, cướp bóc, hãm hại, ám sát, thâm nhập vào những công trình được bảo vệ để chiếm giữ các tòa nhà và văn phòng của chính phủ. Các cuộc “cách mạng màu” hay phong trào “mùa xuân Arab” đã thể hiện rất rõ luận điểm này của Gene Sharp.

      Theo học thuyết phản kháng phi bạo lực của Gene Sharp, hoạt động lật đổ chính thể của một quốc gia diễn ra theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, phát hiện các điểm yếu trong bộ máy chính quyền sở tại như nạn tham nhũng của các quan chức chính phủ, khó khăn kinh tế-xã hội, khoảng cách giàu-nghèo quá lớn, nội bộ chính quyền bị chia rẽ, gian lận trong bầu cử. Từ đó xác định khẩu hiệu cho các hoạt động “mềm” như mít tinh và biểu tình nhằm khoét sâu thêm khiếm khuyết và tiêu cực trong xã hội và hệ thống chính trị, từ đó quy kết bộ máy quản lý yếu kém của chính quyền và chứng tỏ chính thể hiện thời “không có năng lực” và “không hợp lòng dân”... Để thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn này sẽ sử dụng bộ máy truyền thông, trước hết là các mạng xã hội như Facebook, Twitter... Lấy cảm hứng từ hiệu quả rất cao của các mạng xã hội trong việc khơi mào các hoạt động phản kháng và đẩy tới bạo loạn chính trị, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đưa ra dự báo về “kỷ nguyên cách mạng màu từ mạng internet”. Nhiệm vụ của giai đoạn này còn là để kiểm chứng khả năng phản ứng của chính quyền, khả năng kích động dư luận xã hội và liên kết các nhóm phản kháng đơn lẻ thành phong trào chống chính phủ trên quy mô lớn, thậm chí trong phạm vi cả nước. Giai đoạn 2, tập trung làm băng hoại uy tín và thể diện của bộ máy quyền lực nhà nước, thậm chí vận động các quan chức chính phủ đã thoái hóa biến chất đứng về phía “người dân” để chống lại chính quyền. Giai đoạn 3, ra tối hậu thư yêu cầu người đứng đầu chính quyền từ chức, thậm chí gây bạo loạn để lật đổ chính thể hiện hành và dựng lên chính quyền mới đáp ứng lợi ích của các thế lực bên ngoài.

      Xóa
    3. Trung tâm điều phối toàn bộ hoạt động phản kháng phi bạo lực là đại sứ quán nước ngoài ở nước sở tại và các cơ quan tình báo quốc tế. Tài trợ trực tiếp cho các hoạt động này là hàng trăm tổ chức phi chính phủ của phương Tây hoạt động trên khắp thế giới như “Ngôi nhà tự do” , “Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ”, “Viện quốc gia nghiên cứu quốc tế của Đảng Cộng hòa”, “Viện quốc gia nghiên cứu quốc tế của Đảng Dân chủ”, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ. Những tổ chức này tài trợ cho hàng nghìn tổ chức phi chính phủ được lập ra ở các quốc gia mục tiêu-nơi dự kiến sẽ tiến hành “cách mạng màu” để lật đổ chính quyền sở tại. Những tổ chức này hiện diện trước hết tại các quốc gia nằm ở những khu vực đang diễn ra cạnh tranh địa-chính trị giữa các cường quốc như không gian hậu Xô viết, Bắc Phi-Trung Đông, Mỹ Latin, Đông Nam Á, Nam Á. Lực lượng trực tiếp tiến hành hoạt động phi bạo lực là các lực lượng đối lập thường được hình thành ở những quốc gia có chế độ chính trị đa nguyên đa đảng, hoặc “đội quân thứ năm” được cài cắm trong hệ thống chính trị của nước sở tại. Công cụ để tiến hành hoạt động phản kháng phi bạo lực là bộ máy truyền thông rộng khắp, trước hết là mạng xã hội Facebook hay Twitter...

      Nắm rõ bản chất của học thuyết phản kháng phi bạo lực là vấn đề rất quan trọng để giữ vững ổn định chính trị ở các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển. Đối với công dân Việt Nam, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên cần nghiên cứu, nắm chắc thực chất của học thuyết phản kháng phi bạo lực để có "sức đề kháng" trước âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; cũng như góp phần ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ suy thoái tư tưởng chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; thực hiện bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa từ sớm, từ xa.

      Đại tá LÊ THẾ MẪU

      Xóa
  2. PGS, TS Lê Phước Minh: Phải triệt tiêu mọi mầm mống, nguy cơ “cách mạng màu”
    Thứ năm, 24/12/2020 - 19:12
    https://www.qdnd.vn/chinh-tri/cac-van-de/pgs-ts-le-phuoc-minh-phai-triet-tieu-moi-mam-mong-nguy-co-cach-mang-mau-647445

    Từ biến cố ”Mùa xuân Arab” có thể rút ra nhiều bài học về lựa chọn con đường cách mạng; giữa tăng trưởng kinh tế và quản lý phát triển, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bài học xử lý, triệt tiêu các nguy cơ đe dọa chủ quyền, an ninh quốc gia; cảnh giác với phong trào cách mạng đường phố, xã hội dân sự; giải quyết các mối quan hệ quốc tế, cân bằng chiến lược với các nước lớn….
    Phóng viên (PV) Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc trao đổi với PGS, TS Lê Phước Minh, Viện trưởng viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam xung quanh vấn đề này.

    PGS, TS Lê Phước Minh: Phải triệt tiêu mọi mầm mống, nguy cơ “cách mạng màu”
    PGS, TS Lê Phước Minh.
    PV: Khởi đầu từ Tunisia, “Mùa xuân Arab” nhanh chóng lan tỏa sang nhiều nước Bắc Phi-Trung Đông, dẫn tới sự sụp đổ các thể chế chính trị ở Tunisia, Egypt, Yemen, Libya và khiến Syria rơi vào cuộc chiến tranh khủng bố tàn khốc. Đâu là nguyên nhân của những biến cố này thưa đồng chí Viện trưởng?

    PGS, TS Lê Phước Minh: Năm 2010, từ vụ tự thiêu của một người thất nghiệp, bán hàng rong ở Tunisia đã châm ngòi cho một cuộc biểu tình rộng lớn khiến Tổng thống Ben Ali phải chạy trốn sang Saudi Arabia chỉ sau hai tuần sau đó. Cuộc biểu tình ở Tunisia nhanh chóng lan sang một loạt nước khác trong khu vực Bắc Phi-Trung Đông như: Algeria, Jordan, Ai Cập, và Yemen, Lybia…, tạo thành một cơn “địa chấn” mang tên “Mùa xuân Arab”, lật đổ nhiều nhà lãnh đạo trong khu vực và để lại những hậu quả nặng nề cả về kinh tế, chính trị, xã hội cho nhiều nước.

    Nhìn vào gần chục quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến cố “Mùa xuân Arab”, có thể thấy bạo loạn và lật đổ chủ yếu xảy ra ở các quốc gia có nền chính trị mang nặng dấu ấn độc tài, gia đình trị, tham nhũng, lũng đoạn. Người dân các quốc gia này đều đang hứng chịu cuộc khủng hoảng lương thực, thất nghiệp, đại đa số người dân không có cơ hội tiếp cận giáo dục và các phúc lợi an sinh xã hội khác… và sự đè nén, phẫn uất của người dân do hố sâu khoảng cách giàu nghèo, kèm theo đó là nạn phân biệt chủng tộc, tôn giáo…, đã tích tụ từ nhiều năm trước đó. Những vấn đề nội tại đó ở mỗi quốc gia, lại được “công hưởng” bởi sự can dự của các thế lực cả trong và ngoài nước dưới chiêu bài của “sứ mệnh” thực thi dân chủ, đã làm bùng phát cuộc “cách mạng đường phố” mang tên “Mùa xuân Arab” quét qua nhiều nước Bắc Phi-Trung Đông.

    Tuy nhiên, với những gì mà người dân nhận được và đang phải gánh chịu hiện nay, có thể nói đa phần các cuộc “cách mạng” đó đều thất bại. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là sự nổi dậy của người dân không được dẫn dắt và lãnh đạo bởi một đảng phái chính trị chân chính, vì đất nước, dân tộc và vì tự do, hạnh phúc của người dân. Với các hình thức bạo loạn lật đổ mang tính manh động, thiếu kiểm soát, thì những mâu thuẫn về dân tộc và tôn giáo càng bị khoét sâu, trầm trọng hơn trong suốt 10 năm qua. Bên cạnh đó, sự can dự từ bên ngoài của các nước lớn với những mưu đồ chính trị riêng, điều mà tầng lớp dân nghèo và người lao động khó có thể tiếp cận để hiểu rõ, đã làm méo mó, biến dạng các mục tiêu ban đầu của các cuộc nổi dậy. Truyền thông và mạng xã hội cũng được cho là một tác nhân tiêu cực cả trước, trong và sau các vụ bạo loạn, lật đổ, khiến tình hình ngày càng trở nên mất kiểm soát, ngoài mong muốn của phần đa những người tham gia biểu tình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. PV: Như vậy, xét về bản chất, “Mùa xuân Arab” có phải là một cuộc “Cách mạng màu”?

      PGS, TS Lê Phước Minh: Đúng vậy, xét về bản chất, “Mùa xuân Arab” mang hơi hướng của “Cách mạng màu”. Đây cụm từ để chỉ các phong trào chính trị trong một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ hay thuộc vùng Balkan trong những năm đầu thập niên 2000. Các cuộc cách mạng này lấy tên một màu sắc, một lợi cây hay một bông hoa tiêu biểu. Các cuộc cách mạng màu nổi bật với sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các nhà hoạt động sinh viên trong việc tổ chức các cuộc đấu tranh bất bạo động và sự can thiệp bất chấp quyền tự do, quyền tự quyết của các nước. Điển hình như: “Cách mạng Hoa Hồng” ở Gruzia năm 2003, “Cách mạng Cam” ở Ukraina năm 2004, “Cách mạng hoa Tulip” ở Kyrgyzstan năm 2005. “Cách mạng cây Tuyết Tùng” ở Liban năm 2005, “Cách mạng xanh” ở Kuwait năm 2005….

      Tháng 12 là tháng của mùa xuân ở các nước Bắc Phi - Trung Đông. Sau biến cố này, nhiều người đã chua chát thốt lên rằng, mọi thứ đã biến thành “Mùa đông ảm đạm và tang thương ngay trong các thàng mùa xuân của các nước Arab”.
      PV: Báo chí và nhiều nhà phân tích đã chỉ ra rằng, “Mùa xuân Arab” có vai trò của “những chiến binh mạng”, “các nhà tổ chức cách mạng đường phố” ở chính các nước sở tại – những người đã được phương Tây chiêu mộ, đào tạo từ trước đó. Từ thực tế trên, chúng ta rút ra bài học gì về cảnh giác với chiêu bài núp bóng xã hội dân sự, đội lốt học thuật, đào tạo nhằm chống phá chế độ ở nước ta, thưa đồng chí Viện trưởng?

      PGS, TS Lê Phước Minh: Thời gian qua, một số đối tượng, tổ chức phản động, hoạt động theo mô hình “xã hội dân sự” thường lợi dụng mạng xã hội, đội lốt “dân chủ”, “nhân quyền”, “xã hội dân sự” để kêu gọi, cấu kết lực lượng thực hiện ý đồ chống phá Đảng, Nhà nước. Hành vi của chúng đã gây tác động tiêu cực đến đời sống chính trị, xã hội nước ta, đe dọa an ninh và chủ quyền của dân tộc. Cách thức, chiêu bài mà những đối tượng này thực hiện như: móc nối, tuyển chọn một số thanh niên trong nước đưa ra nước ngoài đào tạo, nhưng thực chất là để tập hợp lực lượng, kích động bạo loạn, biểu tình trong nước; gây dựng các tổ chức chính trị đối lập…, không khác gì mô hình đã từng được áp dụng tại một số nước Bắc Phi-Trung Đông 10 năm trước đây.

      Do vậy, trách nhiệm của các cơ quan công quyền, các lực an ninh, quốc phòng, và cả các cơ quan báo chi, truyền thông là phải đổi mới cách thức truyền thông, thay đổi cách tiếp cận, tăng cường sử dụng truyền thông số và mạng xã hội với mục tiêu thông tin nhanh, cập nhật và đến được mọi người dân. Chúng ta luôn khuyến khích mọi công dân tích cực học tập để nâng cao hiểu biết, đóng góp nhiều hơn cho xã hội, thông qua những tổ chức chính thống, những đơn vị giáo dục uy tín. Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, cảnh báo để người dân, đặc biệt là lực lượng thanh niên, sinh viên, trí thức trẻ, hiểu rõ bản chất và tránh xa các khoản học bổng, các chương trình học dễ tiếp cận nhưng mang màu sắc chính trị, núp dưới danh nghĩa tổ chức phi chính phủ (NGO) hoặc các tổ chức dân sự trá hình. Các cơ quan chức năng cần tiếp tục có biện pháp đấu tranh vạch trần bản chất tiến tới ngăn chặn, xử lý nghiêm những tổ chức hoạt động trái với pháp luật Việt Nam.

      Xóa
    2. Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức cần cung cấp các dữ liệu, thông tin về cơ hội học tập, các nguồn học bổng đáng tin cậy để những người có nhu cầu đi học ở nước ngoài nghiên cứu lựa chọn, không phạm phải sai lầm đang tiếc. Phải truyền thông cho giới trẻ hiểu một điều rằng, đằng sau sự dễ dãi, miễn phí đó đều có những toan tính riêng. Các bạn trẻ cần phải đề cao trách nhiệm công dân, không vì món lợi ích nhỏ, trước mắt mà dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Bởi khi xảy ra hậu quả thì không chỉ cá nhân phải chịu, mà cả gia đình, xã hội và đất nước cũng phải gánh chịu.

      PV: Ngoài vấn đề vừa nêu, chúng ta có thể rút ra bài học gì từ biến cố ở Bắc Phi-Trung Đông, thưa đồng chí Viện trưởng?

      PGS, TS Lê Phước Minh: Từ biến cố ”Mùa xuân Arab” có thể rút ra nhiều bài học về lựa chọn con đường cách mạng; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển quản lý phát trển, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bài học xử lý, triệt tiêu các nguy cơ đe dọa chủ quyền, an ninh quốc gia; cảnh giác với phong trào cách mạng đường phố, xã hội dân sự; giải quyết các mối quan hệ quốc tế, cân bằng chiến lược với các nước lớn….

      Trong đó, điều quan trọng là phải triệt tiêu mọi mầm mống, mọi điều kiện dẫn đến cách mạng màu, đó là kiên quyết chống tệ độc đoán, chuyên quyền, nạn tham những, lũng đoạn và không có vùng cấm trong xử lý những loại tội phạm này. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và triệt tiêu những cá nhân, tổ chức có động cơ, mục tiêu lôi kéo, kích động, lợi dụng một vài sai lầm trong chính sách hoặc sự tha hoá của một bộ phận quan chức chính phủ, phóng đại sự việc nhằm thực hiện âm mưu chính trị. Trên thực tế, những luận điệu cổ súy, kêu gọi nên “đi theo một nước nào đó”, thường được nuôi dưỡng bởi những ý đồ đen tối, trục lợi cả về kinh tế lẫn chính trị. Trông chờ vào sự giúp sức từ bên ngoài sẽ dẫn đến nguy cơ mất chủ quyền, quyền tự quyết dân tộc, thậm chí đẩy đất nước rơi vào nội chiến hoặc một cuộc chiến tranh uỷ nhiệm.

      Công tác truyền thông cũng cần được đổi mới nhằm phục vụ tốt hơn cho lý tưởng và mục tiêu chính trị của Đảng và Nhà nước, vì độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân dân. Đặc biệt trong thời đại cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay, cần làm tốt công tác quản lý mạng xã hội, định hướng thông tin, giáo dục, tuyên truyền để người dân nâng cao hiểu biết, không bị “mắc bẫy” bởi các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

      Như đã phân tích ở trên, các cuộc cách mạng màu, cách mạng đường phố chỉ diễn ra ở những nơi tồn tại thể chế độc tài, quân phiệt, quyền lợi chính đáng của đại bộ phận người dân không được đảm bảo… Chúng ta luôn phải đề cao cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nhưng tôi tin chắc rằng ở Việt Nam, với thể chế và môi trường chính trị như hiện nay, những mầm mống đó sẽ không có cơ hội nảy sinh. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua, Đảng ta luôn “lấy dân làm gốc”; mọi chủ trương, chính sách đều xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Cũng vì thế mà những ý đồ đòi nhen nhóm “đốm lửa tàn” cách mạng màu, cách mạng đường phố hòng lật đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của một số đối tượng chỉ là hoang tưởng, không bao giờ thực hiện được trước sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh của niềm tin với Đảng, Nhà nước và tinh thần cảnh giác cao độ của nhân dân. Thực tế một đất nước Việt Nam hòa bình, ổn đinh, ngày càng phát triển, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, đã chứng minh điều đó.

      xem clip tại đây:
      https://file.qdnd.vn/data/video/0/2020/12/24/vuongthuy/le%20phuoc%20minh.mp4

      Xóa
  3. Như ở Đà Nẵng, Vĩnh Phúc gần đây xuất hiện các trang facebook và blog kêu gọi người dân BVMT sinh thái, phản đối một số dự án KT-XH. Các trang này hoạt động như những tờ báo điện tử với nhiều bài viết của một số cây bút chuyên nghiệp, những hot facebooker nhưng nhiều hơn cả vẫn là các “nhà dân chủ”, những người tự xưng là nhân sĩ, trí thức có tiếng nói đối lập với chính quyền. Đặc biệt, các trang này xuất hiện công khai tư cách của nhóm Green Trees-một nhóm tự xưng là tổ chức xã hội dân sự có hơn 10.000 thành viên, do các đối tượng chuyên chống phá Đảng, Nhà nước, như: Phạm Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn, Trịnh Hữu Long giật dây. Những đối tượng này từng đứng sau kích động tụ tập, biểu tình phản đối dự án thay thế cây xanh ở Hà Nội, sau đó kích động biểu tình nhân sự cố môi trường biển miền Trung. Đối tượng Phạm Đoan Trang đã công khai gọi là “cách mạng cá”. Gần đây, từ khi đối tượng Nguyễn Anh Tuấn được đào tạo ở nước ngoài về nước định cư tại Đà Nẵng, chúng áp dụng nhiều chiêu trò kích động, lợi dụng vấn đề môi trường sinh thái để lôi kéo người dân giống như đã làm ở Hà Nội. Chúng không giấu giếm ý đồ sau “cách mạng cây”, “cách mạng cá” sẽ có thể là “cách mạng voọc” ở Đà Nẵng khi thổi phồng vấn đề môi trường sinh thái. Ở địa phương này, dưới sự kích động của chúng, từng xảy ra các phong trào ký đơn tập thể, tụ tập vì môi trường...
    Đến lợi dụng vấn đề dân sinh, đất đai

    Cách đây ít lâu, việc chính quyền TP Hồ Chí Minh giải phóng mặt bằng khu đất thuộc vườn rau Lộc Hưng (quận Tân Bình) để xây dựng trường học, công trình phúc lợi, đã xuất hiện tình trạng các cá nhân vi phạm cản trở, chống đối người thi hành công vụ, căng băng rôn, biểu ngữ gây mất trật tự. Ngay lập tức, các thế lực thù địch, phản động đã lợi dụng sự việc hòng biến vụ giải phóng mặt bằng này thành điểm nóng về “tranh chấp đất đai”, khoét sâu mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền, biến Lộc Hưng thành điểm nóng kiểu Đồng Tâm, Tiên Lãng. Các báo đài hải ngoại, như: RFA, VOA… tung nhiều bài viết, hình ảnh xuyên tạc “chính quyền cướp đất của dân”, “công an đánh dân”, “dân oan ca thán, chính quyền bất chấp”… Các tài khoản facebook có tên Lê Công Định, Lê Nguyễn Hương Trà, Trịnh Sơn, Nguyễn Tín, Bạch Cúc… đăng tải nhiều bài viết quy chụp chính quyền địa phương “đàn áp giáo hội”, “đập phá nhà dân”... Chúng rêu rao, sắp có “ngòi nổ Tiên Lãng giữa Sài Gòn”, kêu gọi người dân xuống đường hướng dẫn dùng hung khí chống đối… Nhưng nhờ sự cảnh giác của người dân và sự vào cuộc kiên quyết của chính quyền, âm mưu đó đã bị thất bại.

    Ở Hà Nội, gần đây, nhân sự việc các hộ dân thôn Bắc Lãm (phường Phú Lương, quận Hà Đông) tự ý thi công, san đường trên đất giao thông nội đồng nằm trong quy hoạch dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và gây sức ép với chính quyền một cách phi lý, nhiều đối tượng xấu đã kích động, lái vấn đề để khoét sâu mâu thuẫn, làm nóng tình hình. Chúng gây sức ép, kêu gọi và không cho các gia đình cho trẻ đến trường, ép buộc các em tham gia những hoạt động gây rối, mất an ninh trật tự tại địa phương, cản trở việc dạy và học của học sinh và giáo viên.

    Trả lờiXóa
  4. Lừa phỉnh, lôi kéo giới trẻ

    Voice-một tổ chức được cho là ngoại vi của tổ chức khủng bố Việt Tân ở nước ngoài nhiều năm qua đã tìm mọi cách kích động, lôi kéo, mở các lớp đào tạo hàng trăm thanh niên thành những “nhà hoạt động dân chủ” rồi đưa về Việt Nam hoạt động chống phá bằng hình thức kích động, biến các sự việc KT-XH thành những vấn đề chính trị gây bức xúc dư luận. Trong đó, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng hiện nay là các địa phương xuất hiện nhiều hiện tượng phức tạp từ một số đối tượng do Voice đào tạo trở về hoạt động.

    Những “học viên” do chúng đào tạo sau khi trở về đều không còn là những công dân lương thiện đóng góp công sức, trí tuệ để dựng xây đất nước mà bị huyễn hoặc trở thành những “nhà dân chủ”, “nhà hoạt động xã hội”, biết “tổ chức các chiến dịch xã hội”, “gây quỹ”, “viết dự án”, mà bản chất là hướng tới mạo danh vì dân chủ, nhân quyền, vì môi trường sống… để chống phá đất nước. Mấy năm gần đây, Nguyễn Anh Tuấn-đối tượng được chúng đưa đi đào tạo ở nước ngoài trở về Việt Nam, được coi là hạt giống cho nhiều hoạt động chống phá. Sinh sống tại Đà Nẵng nhưng đối tượng này thường xuyên có mặt hoặc tán phát thông tin kích động các sự việc ở Hà Tĩnh, Bình Thuận, Hà Nội, Vĩnh Phúc, TP Hồ Chí Minh... Với thủ đoạn là bám sát vào phản ứng hay bức xúc từ xã hội để chúng “thổi” lên thành một phong trào chính trị chống lại chính quyền nhằm nuôi dưỡng “ý thức phản kháng” của người dân, tuyển lựa và mở rộng lực lượng xã hội tham gia. Từ các chiêu trò này, sâu xa hơn chúng âm mưu tập dượt, đi tới đấu tranh bất bạo động rồi xa hơn là bạo loạn, lật đổ theo mô hình "cách mạng màu", "mùa xuân Ả-rập"…

    Trả lờiXóa
  5. Cảnh giác với âm mưu “cách mạng màu”

    Đối tượng Phạm Đoan Trang trong một tài liệu phản động để tập huấn cho các “nhà lãnh đạo trẻ” của chúng mà cơ quan chức năng thu được đã công khai nêu những cách thức hoạt động trên dựa theo mô hình cách mạng sắc màu để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa. Cái gọi là tổ chức Green Trees do đối tượng này từng cầm đầu đã áp dụng những “chiến lược đấu tranh bất bạo động” trong cuốn “Từ độc tài đến dân chủ” của Gene Sharp. Theo đó, chúng mượn những hoạt động dân sự ôn hòa và hợp pháp, như: BVMT, thiện nguyện hay biểu diễn nhạc... để lôi kéo đám đông. Mỗi lần chính quyền xử lý các hoạt động như vậy, chúng sẽ khiến dân chúng và quốc tế có thiện cảm với phong trào đối lập, vì nghĩ rằng các nhà đối lập vô tội và bị xử oan. Còn nếu chính quyền không xử lý thì các nhóm đối lập sẽ có đủ thời gian để xây dựng lực lượng và uy tín thông qua những hoạt động dân sự tưởng chừng vô hại đó. Khi đã có lực lượng, mối quan hệ và lôi kéo được cảm tình của đám đông, các nhóm đối lập sẽ phát động cách mạng đường phố để lật đổ chính quyền. Chiến lược này đã được sử dụng lặp đi lặp lại trong cuộc "cách mạng màu", "mùa xuân Ả-rập" như đã diễn ra ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

    Chúng luôn núp dưới cái bóng vì tương lai, vì sự phát triển của dân tộc nhưng thực tế những hoạt động đó chỉ nhằm mục tiêu phá hoại, chọc gậy, ném đất đá vào bánh xe phát triển của đất nước. Đôi khi, một hạt cát có thể làm hỏng một cỗ máy, một trào lưu núp bóng dân sinh có thể tạo ra những đám cháy nguy hiểm, đe dọa an ninh chính trị của đất nước.

    Vì thế, đã đến lúc các cơ quan chức năng phải vào cuộc, xử lý nghiêm minh, ngăn chặn không để hình thành cái gọi là “cách mạng cây”, “cách mạng cá”, “cách mạng voọc”. Phải sớm xử lý các trang mạng xã hội chuyên kích động, tập hợp lực lượng và tổ chức các cuộc tụ tập, biểu tình như đã xảy ra ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Bình Thuận… Bài học từ các vụ tụ tập, biểu tình phản đối thay thế cây xanh ở Hà Nội cho thấy, có nguyên cớ ban đầu từ một số trang facebook kêu gọi, kích động người dân. Vì thế, cần sớm tìm ra những đối tượng cầm đầu, điều hành những fanpage, phối hợp với các cơ quan quản lý mạng xã hội để xử lý. Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm tốt công tác quản lý, phối hợp với Facebook bóc gỡ nhiều trang mạng có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước.

    Đối với chính quyền các địa phương, phải nâng cao hiệu quả, hiệu lực lãnh đạo, quản lý; khắc phục triệt để những hạn chế, bất cập, khuyết điểm trong quản lý KT-XH, giải quyết thỏa đáng những vướng mắc, mâu thuẫn ở cơ sở, không để kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng, bóp méo, chống phá.

    Đối với người dân, cần nêu cao tinh thần cảnh giác trước những lời kêu gọi đấu tranh vì môi trường, vì dân sinh, dân chủ. Đấu tranh vì quyền lợi chính đáng là cần thiết nhưng trước hết phải đúng pháp luật và phải dựa vào pháp luật, dựa vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, không nên chủ quan, thiếu suy nghĩ để vô hình trung tiếp tay cho các thế lực phản động phá hoại môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

    THÁI HƯNG

    Trả lờiXóa
  6. Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020
    Nhà báo Phan Văn Thắng: “Thậm chí có tin đồn là tôi có thể phải đi bóc lịch”
    Lý Đợi (thực hiện)
    https://vandoanviet.blogspot.com/2020/03/nha-bao-phan-van-thang-tham-chi-co-tin.html

    Trước lúc rời VHNA tôi cũng bị ông Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam kiến nghị xử lý vì in bài phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc về văn hóa, trong đó có nhắc đến chuyện sinh thái Sơn Trà và quy hoạch Đà Nẵng.
    Cũng là nhờ có nhiều trí thức tên tuổi, nhiều tác giả có uy tín, nhiều bạn đọc, kể cả một số nhà quản lý họ hiểu chuyện, họ biết cái tâm của mình nên có sự chia sẻ, ủng hộ.

    Trả lờiXóa