Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

TƯỚNG LÊ MÃ LƯƠNG: CÓ LẼ VẾT THƯƠNG TÁI PHÁT?

 
Lời dẫn: Mấy hôm nay, một đoạn video clip được tung lên mạng với phát biểu rất lạ về trận chiến Gạc Ma của tướng Lê Mã Lương- Thần tượng của Tuổi trẻ Việt Nam thời đánh Mỹ. Trên mạng, có ý kiến cho rằng do tái phát vết thương chiến tranh nên Anh hùng Lê Mã Lương của chúng ta đã không còn tỉnh táo: "Rất tiếc là tướng Lê Mã Lương tuổi cao sức yếu cộng thêm di chứng của vết thương chiến tranh ở phần hộp sọ nên ngày nay ông bị lẫn rồi.Điều nhầm lẫn của ông đã được cư dân mạng chỉ ra. Chỉ có mấy con rận bọ mới cố tình lợi dụng sự nhầm lẫn của ông để chửi bới, chống phá chế độ."
Chúng tôi- Nhóm Biên tập Google.tienlang- luôn tin tưởng Nhà báo Thiềm Thừ là nhà báo am hiểu nhất về biển đảo VN hiện nay. Chúng tôi đã định nhắn tin hỏi anh Thiềm Thừ về chuyện này thì rất mừng là anh đã có câu trả lời.
Rất, rất cảm ơn anh.
==============
 
Nghĩ cũng lạ



Mấy hôm nay, “cộng đồng mạng” lại xôn xao với clip tướng Lê Mã Lương chém gió về Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988. Clip ghi từ giữa tháng 6, bây giờ mới được đưa lên mạng, để làm gì? Chắc là để chào mừng quốc khánh Trung Quốc? 
Xem video clip:

 Tướng Lê Mã Lương trong buổi tọa đàm "Minh Triết Biển Đông" chiều 14/6/2014 diễn ra tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Xem trên báo Pháp Luật:
http://baophapluat.vn/truyen-hinh-phap-luat/thieu-tuong-le-ma-luong-xuc-dong-ke-lai-tran-chien-tren-dao-gac-ma-187624.html


Trong cái clip đó, tướng Lê Mã Lương bịa ra một chiến sĩ là Nguyễn Văn Luyện, bị lính Trung Quốc đâm nhiều nhát, nhưng đáng kể nhất là ông nói, đã có nhân vật cao cấp lệnh cho lính ta ở Trường Sa không được nổ súng vào lính Trung Quốc. Dựa vào đây, nhiều thánh phán nào là đê hèn bán nước, nào là mang lính đi làm bia đỡ đạn. Những người lính ở Gạc Ma ngày 14/3/1988, như Lê Hữu Thảo khẳng định không có lệnh đó, các thánh cũng chẳng chịu nghe, phán rằng lệnh đó là lệnh tuyệt mật, không được phổ biến cho lính.

Hê hê, nghĩ cũng lạ, ra lệnh mà không truyền lệnh cho lính, lính làm sao biết có lệnh mà chấp hành?

Nghĩ cũng lạ, cái ông bị cho là ra cái lệnh “bán nước”, cũng trong thời gian đó lại chỉ đạo quân ta đóng giữ thêm 12 đảo ở Trường Sa, nâng tổng số đảo Việt Nam đóng giữ ở Trường Sa từ 9 đảo lên 21 đảo. Rồi ngày 7/5/1988, tại đảo Trường Sa, ổng lại đọc một bài phát biểu hùng hồn, mạnh mẽ lên án Trung Quốc, với Lời thề mang hồn nước: “Chúng ta xin thề trước hương hồn của Tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau "Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta".

Nghĩ cũng lạ các lão lãnh đạo Trung Quốc, biết lãnh đạo quân Việt Nam có lệnh không được bắn vào quân Trung Quốc, thế mà không tận dụng cơ hội chiếm hết các đảo ở Trường Sa, nên bây giờ bị “cộng đồng mạng” Trung Quốc mắng là nhu nhược, để Việt Nam chiếm mất bao nhiêu đảo “Nam Sa”.

Nghĩ cũng lạ, tướng Lê Mã Lương...
   
Nguồn: Thiềm Thừ
--------------------------------------------

Mời xem bài liên quan đến Lê Mã Lương:
1. TƯỚNG LÊ MÃ LƯƠNG: CÓ LẼ VẾT THƯƠNG TÁI PHÁT?


Một số bài liên quan khác:

52 nhận xét:

  1. Trông thấy ông Lê Mã Lương đàn đúm với mấy ông "minh triết" là biết ngay ông ấy đã lẫn cẫn.

    Trả lờiXóa
  2. Ông tướng này biết gì về Hải quân mà nói ăng ô. Nghe ông ấy nói một đoạn tui đã thấy chướng tai. Thưa ông Lê Mã Lương! Nên nhớ ông là tướng cho nên phải nói có tầm cỡ như tướng, đừng nói theo kiểu hóng chuyện.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Tấn Xuânlúc 19:42 6 tháng 10, 2014

      Cảm ơn phát biểu của một sĩ quan Hải quân Lê Ngọc Thống.
      Tôi cũng cho rằng do tuổi cao cộng với vết thương sọ não tái phát nên ông Lê Mã Lương đã lẫn, bị bơm kích của mấy ông "minh triết" mà từ lâu cư dân mạng đã biết quan điểm bậy bạ, nhố nhăng của họ.

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  3. ĐỀ NGHI CHỦ NHÀ QUAN TÂM XEM XÉT XEM CÓ BÁO CHÍNH THỐNG NÀO BÀN VỀ CHỦ ĐỀ CLIP NÀY KHÔNG ? CHẲNG LẼ CỨ IM LẶNG.

    Trả lờiXóa
  4. Không chụp được mũ cơ hội chính trị thì cho ngay cái mũ lẩn thẩn và chấn thương sọ não. Dân Hà Nội có câu: Im lặng là vàng. Cấm có sai tí nào. Rồi đây gieo cây nào sẽ nhận quả đấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    2. Ngu độn.Hăn không phải là người trực tiếp,toàn nghe hơi bắc chõ,bịa đặt để hạ uy tín của lãnh đạo quân đội khi đó,Hắn đáng bị tước quân tịch,tước danh hiệu vì sự láo xược ấy

      Xóa
  5. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 21:25 6 tháng 10, 2014

    Người già phải giữ cho mình minh mẫn,sáng suốt,ăn nói cho đứng đắn, không để ai lôi kéo, không dễ bị mua chuộc, giữ tròn bản lĩnh, kiên định lập trường, tư tưởng vững vàng, kiên trung với lý tưởng đã chọn, yêu kính Bác Hồ. Gia đình các vị nên chú ý, nếu thấy người thân có biểu hiện chệch choạc, lệch lạc thì khuyên bảo ngăn giữ để tránh chuyện đáng tiếc xãy ra.
    Nếu bị "lú lẫn" do tâm thần tuổi già hay do hậu quả chiến tranh, trót phát biểu không bình thường thì người thân nên có lời đính chánh. Như vậy sẽ bảo vệ được danh dự gia đình và ngăn kẻ xấu lợi dụng những phát biểu đó.
    Đây là ý kiến góp ý của một người đã già vào diện trên Cổ lai hy 5 năm rồi đấy.
    Chúc các bạn già luôn là Cây Cao Bóng Cả, tỏa rộng che mát cho con cháu vui vầy lớn khôn thành đạt.

    Trả lờiXóa
  6. Dù sao cũng đã để bị mất đảo. Sao không ai lường trước TQ mang tàu chiến đến à? Sao không có biện pháp phòng thủ hay tự vệ từ xa.? Sao hạm đội TBD của Nga ở Camranh gần ngay đó không cứu đồng minh? Chỉ mấy phút để Mig bay đến Gạc Ma thôi mà? Xét khoảng cách địa lý, máy bay TQ không thể tác chiến ở TS đc nên tàu chiến của chúng chỉ làm mồi cho máy bay Mig thôi. Nghèo và đói như năm 45 ta còn chọi nhau cả Nhật, Pháp được mà!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đa số máy bay Việt Nam thời đó không có khả năng tham chiến trên biển. Máy bay MIG 21 tầm xa nhất chỉ bay được 1200km nếu không đem theo bom đạn. Đảo Gạc Ma cách đất liền hơn 300km, nếu tính từ sân bay thì còn xa hơn nữa. MIG 21 không thể nào dùng được trong trận đó. Vả lại MIG 21 là loại đánh nhau trên không, không phải là để tấn công tàu trên biển hoặc trên đảo. Máy bay MIG 19 cũng không bay xa hơn được. Thời chiến tranh VN, chiếc F5E mà ông Nguyễn Thành Trung bay có khả năng, nhưng đến 88 thì chẳng có cách nào bay được.

      Xóa
  7. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  9. Mấy ông DLV mời ông Lê Mã Lương phỏng vấn xem nào. Quay ghi hình để ông phát biểu thưc hư thế nào, để bà con xem tướng Lương này đã thực sự lú lẫn chưa. Việc đó đâu khó đâu, chứ vô danh tiểu tốt mà đi bôi xấu vô căn cứ ông ấy thì e hơi ngại.

    Trả lờiXóa
  10. Huỳnh Trọng Đôlúc 00:20 7 tháng 10, 2014

    Chả việc gì phải đi "phỏng vấn" phỏng veo gì cả. Đâu cứ phải mỗi lần thấy thông tin lạ ta lại phải đi "xác minh"? Mà để kết luận tâm thần có vấn đề hay không thì phải có một hội đồng chuyên môn y khoa chứ người thường không có quyền kết luận.

    Nhưng, với tư cách người nghe/bạn đọc sau khi nghe phát biểu của ông LML thì tôi đồng tình với nhận định trọng Lời dẫn của chủ nhà, rằng chúng ta có quyền nêu ra nghi vấn rằng ông LML đã lẫn.

    Tại sao?
    + Trước hết, về cuộc đời ông LML quá nổi tiếng nên hầu như ai cũng biết: Tuy khi nghỉ hưu có quân hàm Thiếu tướng nhưng cuộc đời binh nghiệp của ông thực sự chỉ có một giai đoạn rất ngắn và nó đã kết thúc ở độ tuổi ngoài đôi mươi với quân hàm trung úy gì đó.
    Sau đó là khoảng thời gian đi học đại học với chuyên nhành lịch sử- bảo tàng bảo tồn chứ không phải quân sự. Tốt nghiệp đại học, ông ra làm việc ở Bảo tàng Quân đội như một sĩ quan chuyên nghiệp với chuyên ngành là bảo tàng bảo tồn.
    Như vậy, chúng ta kính trọng ông LML là kính trọng con người có hành động dũng cảm thời trai trẻ và con người am hiểu về lính vực bảo tàng. Chúng ta không thể đòi hỏi ở ông trình độ của một ông tướng chỉ huy trận mạc.

    + Trận Gạc Ma xảy ra năm 1988 khi ông LML đã rời chiến trường gần 20 năm để làm công tác bảo tàng. Do vậy chúng ta cũng không thể đòi hỏi ở ông những thông tin sâu và chính xác về Gạc Ma.

    + Nghe chính lời ông nói thì thấy ông biết thông tin về trận Gạc Ma qua câu chuyện với ông Giáp Văn Cương - nguyên Đô đốc Hải quân. Mà ông Cương, theo lời ông LML kể trong video này cũng chỉ cho biết rằng: "Nếu nó đánh nữa thì quân ta có thể còn chết nhiều hơn."

    + Vậy những thông tin "Có vị lãnh đạo cấp cao ra lệnh....", rồi ông Thành nào đó- mà tôi không nghe trong số các Ủy viên BCT có người tên là Thành?- đập tay xuống bàn hỏi "Ai ra lệnh?"... Đều là những thông tin ông LML không được chứng kiến. Tôi đồ rằng ông LML tự hịa ra để "chém gió" thôi. Vì đây là những thông tin tuyệt mật, chỉ những Ủy viên BCT mới biết.
    Còn nếu muốn công bố những thông tin mật này thì đòi hỏi quyết định của một cơ quan có thẩm quyền và theo một quy trình đặc biệt chứ không thể một ông tướng bảo tàng về hưu chém gió chém bão.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Đô nói có lý.
      Giả sử ông LML có được tiếp cận với văn bản mật nào đó trong thời gian ông làm Giám đốc Bảo tàng Quân đội thì theo quy định, tầm cỡ như ông không được phép tự ý tiết lộ ra ngoài, nhất là khi đã nghỉ hưu.

      Xóa
    2. ...."Trước hết, về cuộc đời ông LML quá nổi tiếng nên hầu như ai cũng biết: Tuy khi nghỉ hưu có quân hàm Thiếu tướng nhưng cuộc đời binh nghiệp của ông thực sự chỉ có một giai đoạn rất ngắn và nó đã kết thúc ở độ tuổi ngoài đôi mươi với quân hàm trung úy gì đó.
      Sau đó là khoảng thời gian đi học đại học với chuyên nhành lịch sử- bảo tàng bảo tồn chứ không phải quân sự. Tốt nghiệp đại học, ông ra làm việc ở Bảo tàng Quân đội như một sĩ quan chuyên nghiệp với chuyên ngành là bảo tàng bảo tồn.
      Như vậy, chúng ta kính trọng ông LML là kính trọng con người có hành động dũng cảm thời trai trẻ và con người am hiểu về lính vực bảo tàng. Chúng ta không thể đòi hỏi ở ông trình độ của một ông tướng chỉ huy trận mạc"
      Ông Đô này: năm 1985 - 1986 Lê Mã Lương đang là trung đoàn trưởng của một trung đoàn giữ chốt ở huyện Vị Xuyên - Thanh Thủy tỉnh Hà Giang trực tiếp đối đầu với quân Trung Quốc bảo vệ biên giới của tổ quốc đấy. Ông đúng là kẻ hồ đồ.

      Xóa
    3. Thì cỡ Trung đoàn trưởng trong quân đội thì cũng loại tép chứ có gì đâu?

      Xóa
    4. Ông Đô hãy nghe lại đi : LML nói rõ là Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đập bàn...chứ làm gì nói là có ông Thành nào. Nguyễn Cơ Thạch quá nổi tiếng rồi mà không biết nữa thì ông Đô ...thật quá hồ đồ. Thế mà cũng viết nhăng viết cuội. Chán quá!

      Xóa
  11. Người Đất Cátlúc 06:12 7 tháng 10, 2014

    -Ông Huỳnh Trọng Đô nghe nhầm. Ông LML nói"Nguyễn Cơ Thạch" chứ không nói "Thành". Duy có điều, Ông LML nói chưa chính xác, NCT mới chỉ là UVDKBCT chứ không là"một đ/c UVBCT".
    -Nên thông cảm cho sự xót đau, bức xúc của LML khi nhìn, trước đó, clip đồng đội hy sinh khi trong tay không một tấc sắt. Lẽ ra, với cấp hàm và vị trí của mình, LML nên kìm chế những lời nói, xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn, rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng, quặt quẹo sang một hướng khác.
    -Không đồng tình với LML cái nhìn chung nhất về trận chiến Gạc Ma. Nhưng tôi càng không đồng tình với cách nói, hồn nhiên gõ phím, của một số người, qui cho LML lú lẫn, vết thương sọ não tái phát, thậm chí, chém gió.
    -Đến hôm nay, lãnh đạo VN vẫn ban bố quân lệnh" không được nổ súng TRƯỚC" khi đối mặt với lính Tàu trên biển Đông để tránh sập bẫy. Trong chiến tranh hiện đại, từ TRƯỚC rất mơ hồ và nguy hiểm về ý nghĩa thời gian. Nên chăng, cần tu từ trong quân lệnh ngắn gọn này để vừa giữ được môi trường hòa bình, vừa bảo vệ và trân trọng từng giọt máu chiến sĩ QĐNDVN ?
    -Hãy nhìn sự kiện Gạc Ma bằng cái đầu chiến lược và cả chiến thuật để rút ra những bài học
    xương máu. Mà nói đến xương máu, dù xương máu của LML hay của 64 chiến sĩ Gạc Ma, tầm như chúng ta, đều phải kính cẩn để trên đầu vái lạy. Đừng lợi dụng những cái thiêng liêng ấy để nói xấu chế độ hoặc bảo vệ chế độ một cách cuồng.
    -Hằng ngày, có điều kiện tiếp giao với một số vị từng là cây đa cây đề của chế độ. Thi thoảng, phát hiện ở họ, đôi câu nói cũng đã có dấu ấn của tuổi tác. Ai rồi cũng đến lúc ấy. Bác Người Đất Thép ơi, hạ giọng xuống đi ! Tất cả mọi nhẽ trên đời đều phải được quan sát, chia sẻ từ nhiều phía một cách trong sáng. Nhân tâm ắt sẽ gom về...

    Trả lờiXóa
  12. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 07:37 7 tháng 10, 2014

    Ý kiến của bạn Người Đất cát tôi đồng tình. Như vậy là hài lòng cả người nói hớ và người phê bình.
    Cũng nói với Đất cát hiểu cho: tôi nói như trên đây cũng chỉ là nhắc nhỡ mọi người giữ đạo lý cho đúng một con người mới thôi. Xét ra lời tôi cũng không có gì quá đáng, không cao giọng đâu bạn ạ!
    Thời nay đã khác trước nhiều. Những năm chiến tranh hay mới thống nhất đất nước, những người trong "tổ chức" không thể nói năng như vậy được đâu. Bị kiểm thảo "Rát lắm". Nặng hơn, thì kỷ luật...Người cán bộ, nhất là sĩ quan QĐND kỷ luật càng sắt hơn nữa.
    Tôi thì rất bực bội khi nghe ai nói giọng cao ngạo, phản phúc. Họ là những con người đáng khinh hơn đáng trọng. Đó là nói chung như thế. Còm bên trên không ám chỉ riêng LML hay bất kỳ với con người cụ thể nào hết. Ai có "ghẻ" thì tự "né ruồi" vậy. Đối với LML chỉ là hói hớ thôi, đâu phải như những loại người "quay đầu" sang sông. Thông cảm cho bạn ấy vì bức xúc, vì thiếu thận trọng, hoặc do vết thương...
    Chúc bạn Đất cát vui khỏe, may mắn.

    Trả lờiXóa
  13. Anh Lê Mã Lương đã từng là một chiến sĩ trẻ dũng cảm được phong anh hùng. Nhưng người có tinh thần dũng cảm không hẳn là người có tầm suy nghĩ, cách nói năng và nhiều đức tính khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có người "văn võ song toàn"
      Có người "hữu dũng vô mưu", LML có thể thuộc tính cách này.
      Đây là tính cách mỗi người do cha mẹ sinh ra thế, không trách.

      Xóa
  14. Tôi rất đồng tình với ý kiến của bác Người đất cát, nhất là những ý "Hãy nhìn sự kiện Gạc Ma bằng cái đầu chiến lược và cả chiến thuật để rút ra những bài học
    xương máu. Mà nói đến xương máu, dù xương máu của LML hay của 64 chiến sĩ Gạc Ma, tầm như chúng ta, đều phải kính cẩn để trên đầu vái lạy..." và "Hằng ngày, có điều kiện tiếp giao với một số vị từng là cây đa cây đề của chế độ. Thi thoảng, phát hiện ở họ, đôi câu nói cũng đã có dấu ấn của tuổi tác...". Tôi năm nay cũng đã ngoài 70 tuổi, có 7 năm chiến đấu ở chiến trường B. Mấy chục năm qua rồi nhưng đến bây giờ trong tôi vẫn còn đọng lại những hình ảnh và lời nói của Lê Mã Lương (LML), Nguyễn Viết Xuân ngày nào, như có lửa thúc dục chúng tôi lên đường chiến đấu, giải phóng quê hương. Bây giờ, tôi rất buồn khi thấy LML, khác hẳn hình ảnh tôi từng lưu giũ trong mình trong những năm đánh Mỹ. Cũng như bác Người đất cát, tôi cũng quen biết khá nhiều vị cây đa cây đề, từng đứng ở ngôi vị cao trong chế độ. Hầu hết các vị ấy vẫn giữ được phẩm chất chính trị và tư cách đạo đức cao quý khi về hưu. Song có một số vị, tuy không nhiều, nhưng sau khi về hưu thì đổ đốn, trở mặt với tất cả những gì mình đã từng tôn thờ, cống hiến và được hưởng thụ. Khi còn đương chức những vị này không hề nói gì, làm gì để thể hiện cái "minh triết" của mình, ngậm miệng ăn tiền, hưởng mọi chế độ ưu đãi đối với mình. Nay về hưu rồi, nhà cao cửa rộng, con cháu công ăn việc làm đều ngon lành, thu nhập cao nhưng lại quay ra phê phán, thậm chí chửi bới chế độ. Có vị còn ký tên vào một số kiến nghị lên án chế độ, đòi thả người này, người khác, như đòi thả Phương Uyên khi cô này bị bắt, vì cho rằng cô ta chỉ bày tỏ lòng yêu nước, chống Trung Quốc mà thôi! Gần đây lại có Thư kiến nghị của hơn 20 vị tướng gửi cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước đòi hỏi phải công khai nội dung cuộc gặp giữa lãnh đạo nước ta và lãnh đạo Trung Quốc ở cuộc gặp Thành Đô vì theo một thông tin họ được biết thì tại cuộc gặp này lãnh đạo nước ta thỏa thuận với lãnh đạo Trung Quốc là từ năm 2020 nước ta sẽ là một tỉnh tự trị của Trung Quốc! Tôi không hiểu tại sao các vị này lại có thể dễ tin một tin vịt do tay KAMI của Đài RFA bịa ra mà chính tay này đã thừa nhận từ cách đây cũng đã khá lâu rồi như vậy? Tôi đã từng nói với một vị rằng: Nếu trước đây ở cương vị của anh anh nói những điều hôm nay anh nói thì tốt biết bao. Còn bây giờ nếu anh ra khỏi Đảng, trả lại hết bổng lộc chế độ này đã mang đến cho anh và gia đình rồi hãy nói những điều anh đang "tâm huyết" thì tôi sẽ tôn trọng anh nhiều!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trẻ xông pha, già đổ đốn. Tiếc thay !!

      Xóa
  15. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 08:13 7 tháng 10, 2014

    Nói thêm với bạn Đất cát.
    Người đời thường nói "Bảy mươi chưa khoe mình lành", khi xuôi ta nhắm mắt mới biết người ấy thế nào. Nhưng tôi thì nguyện làm trọn một con người, giữ trọn những gì tôi đã chọn lựa, yêu quý bảo vệ cho tới hơi thở cuối cùng.
    Chuyện con người với chế độ, con người ở đây là con người từng theo chế độ. Có thể ví theo góc độ nhỏ tình yêu vợ chồng vậy. Quá trình chung sống làm sao không có lúc xãy ra bất đồng. Hễ cứ gặp bất đồng không chịu giải quyết theo cách cảm thông mà đánh lộn thì tan nhà nát cửa, sẽ khổ thân con cái. Trên bình diện quốc gia là vấn đề đại sự, càng phải có suy xét ở tầm cao hơn chuyện vợ chồng. Ai cũng muốn đưa cá nhân mình lên, ai cũng báng bổ...thì loạn hết.
    Có người hôm qua là thầy tôi, nhưng hôm nay ông nói bậy, ông làm cho tôi coi thường ông. Đó là một người trong 61 người gửi Thư ngỏ...Tôi học ông ở Trường NAQ từ năm 1979, khá sớm.
    Nói với bạn như thế để bạn cảm thông với tôi: Tôi nhận thức đầy đủ về chữ ĐẠO và ĐỜI.

    Trả lờiXóa
  16. Cái clip ngoài hai nhận định thiếu kiểm chứng của tướng LML (mật lệnh và Nguyễn Văn Luyện) thì cũng không có gì mới mẻ chỉ là mấy anh phởn khoái chí như vớ được vàng mà thôi. Cứ cái gì phởn thấy có lợi không cần biết nguồn tin có chính xác không và kiểm chứng ra sao là quá được với mấy anh ấy rồi. Phong cách mà. Cá tính phởn.

    Trả lờiXóa
  17. Người Đất Cátlúc 09:29 7 tháng 10, 2014

    +Kể vui và rất thật các bạn nghe về qui luật tuổi tác. Cụ Tôn Đức Thắng, cựu Chủ Tịch Nước, cả cuộc đời theo CM, không gợn một tí bụi mờ. Khi tuổi tác chồng lên, vài ba lần phát biểu trong hội nghị, Cụ lấy văn bản thư ký đã viết sẵn trong túi ra để đọc. Thư ký để văn bản ở túi trên, Cụ đi tìm ở túi dưới. Không có. Cụ bấn lên, lùng sục khắp các túi. Không đao to búa lớn, rất thông cảm tuổi già, BCT đã gọi thư ký riêng của Cụ:"Mỗi lần Cụ đi đâu, có phát biểu, hãy nhân bản văn bản lên 06 cái, 4 bỏ vào các túi áo, 2 bỏ vào các túi quần". Từ đó trở đi, Cụ Tôn không có lần nào vấp phải sự cố lục tìm văn bản phát biểu. Chính xác. Tôn trọng. Được việc.
    Lại nói về LML. Anh rất nhiều bạn bè tốt và chí thiết. Chỉ cần một người bạn góp:"Ê cậu. Coi chừng cái minh triết, minh tréo gì đó. Phức tạp lắm đấy". Gọn. Xong. Nói leo một chút xíu. Thằng bạn thuở Trung Học Đệ Nhị Cấp, đến tặng tôi cuốn "Minh Triết Văn Hóa Việt". Sách dày. Giấy tốt. In ấn khá công phu. Tôi cám ơn nó và ...Cất. Hơn 10 năm, không đọc một chữ nào. Có lẽ vì tôi hiểu nó. Có lẽ vì tôi thừa biết dưới những minh triết minh tréo ấy là những gì.
    Cuộc sống hằng ngày, hằng hà sa số thông tin. Ai nói chưa đúng( chứ không phải là trái ý ta) thì cần lập luận có lý, có tình, nhẹ nhàng bảo ban. Chỗ này cần nói rõ: 40% số người Việt từ Mỹ về thăm quê, qua tiếp xúc, họ đã hiểu rất sai về Việt Nam. Đạo làm người bảo về sự thật còn cần phải làm nhiều việc lắm. Và làm thì phải có phương pháp. Chửi. Chụp mũ. Tục tĩu là những phương pháp phá hoại mục đích.
    Riêng Bác Thép: Tôi nhắc Bác, chỉ cái việc Bác hướng dẫn tỉ mẩn cho Võ Khánh Linh, Ngân Thương cách vào link để đọc các bài trên Văn Nghệ TPHCM thì Bác đã có dấu hiệu tuổi tác.
    Bác đã thuộc câu thành ngữ(xin lỗi Bác và mọi người):"Vẽ cho đĩ cách vén váy" chưa? Chúng nó khôn tới trời, lẹ hơn sóc. Không phải như tôi, như Bác và một số bạn nữa"mỗ cò trên phím" đâu. Đó, đó, Bác thấy không, dấu ấn tuổi tác rồi đấy. Vui thôi.Hết. Đi dự giỗ và xơi cỗ.

    Trả lờiXóa
  18. Cháu đọc bài này ngay khi nó vừa được đăng lên nhưng vì trình độ hạn chế nên không dám ý kiến.
    Đọc các ý kiến trên, đặc biệt là ý kiến bác Huỳnh Trọng Đô, bác Người Đất Thép, bác Người Đất Cát... cháu hiểu ra nhiều điều.
    Cảm ơn các bác.

    Trả lờiXóa
  19. Trần Mạnh Dũnglúc 09:57 7 tháng 10, 2014

    Giả sử có vị lãnh đạo nào đó ra lệnh không nổ súng trong tình huống tại Gacma khi đó, tôi cho là hoàn toàn đúng. Nếu nổ súng thì Gacma vẫn mất, và TQ sẵn đà chiếm hết các đảo khác của Trường Sa. Nói thêm rằng khi đó Gacma không phải là đảo chúng ta đang quản lý chiếm hữu mà là đảo đang tranh chấp, ai mạnh hơn chiếm trước thì được, tại Gacma khi đó ta chỉ có lính công binh, quân đội VN khi đó cũng không có hạm đội khu trục và hàng trăm máy bay như VNCH khi mất Hoàng Sa.
    Quan trọng là kết quả cuối cùng: ta không chiếm được Gạcma nhựng ta chiếm được nhiều đảo khác nâng tổng số từ 5 lên 21 đảo. (nếu khi đó nổ súng thì chẳng còn đảo nào).
    Vấn đề là đám rận luôn rình rập tìm chuyện này chuyện kia đề xuyên tạc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhất trí với ông Trần Mạnh Dũng.

      + "Nói thêm rằng khi đó Gacma không phải là đảo chúng ta đang quản lý chiếm hữu mà là đảo đang tranh chấp " Và nhấn mạng thêm, đó là ĐẢO CHÌM chứ khôn phải đảo nổi.
      Đây là chi tiết rất quan trọng mà nhiều người không biết. Quân ta đang lên đảo với ý định cắm cờ xí chỗ chứ không phải quân ta đã đồn trú ở đó.

      Trong khu vực này có 3 đảo chìm gần nhau là Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin. Chúng ta giũ được 2 - TQ 1. Lẽ ra, ai "xí trước" thì phải được nhưng bọn TQ dã man, dùng vũ lực chiếm lại Gạc Ma.

      Theo tôi, có lẽ phía VN ta, từ lãnh đạo đến chiến sĩ đều không ngờ TQ dã man đến vậy.

      Xóa
  20. Nguyễn Thành Phúclúc 10:34 7 tháng 10, 2014

    Các bạn chủ nhà nói rằng họ luôn tin tưởng nhà báo Thiềm Thừ- một nhà báo am hiểu nhất về biển đảo VN hiện nay. Tôi cho rằng nhận xét này là chính xác.

    Với ông LML, với tầm của một ông tướng, theo tôi, lẽ ra không nên phát biểu như trong clip này. Bởi với quân hàm Thiếu tướng đã nghỉ hưu, nói rằng "bé" để có thể vô tư "chém gió" thì cũng không phải; nhưng nếu bảo "to" để phán những điều thâm cung bí sử thì cỡ ông LML cũng chưa đủ tầm vì ông không được tham dự các cuộc họp BCT mà lại phán chuyện đập bàn đập ghế ở cuộc họp BCT. Kể cả ông Nguyễn Cơ Thạch cũng không thể có mặt ở cuộc họp BCT chứ chưa nói đến chuyện ông Thạch "đập bàn đập ghế".

    Vậy thì chuyện đập bàn đập ghế này chỉ là do ông LML tự nghĩ ra mà thôi.

    Trả lờiXóa
  21. Tôi cũng nhất trí với ý kiến ông Trần Mạnh Dũng và ông Nguyễn Thành Phúc ở trên.
    Ông Thiềm Thừ đúng là nhà báo am hiểu nhất về biển đảo VN hiện nay.
    Đây là bài của ông ấy:
    ------
    Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin trong chiến dịch CQ88 –
    Sao không chiếm lại Gạc Ma?

    Nếu hiểu biết sâu hơn về CQ88, câu hỏi sẽ khác

    Sao không chiếm lại Gạc Ma? Rất nhiều người nêu câu hỏi đó, khi nhắc về một phần của máu thịt Việt Nam bị nước ngoài chiếm đóng ngày 14/3/1988. Nhưng sao chỉ hỏi “sao không chiếm lại Gạc Ma”?
    Sao không chiếm lại Gạc Ma? Nếu người hỏi chỉ thấy mỗi đảo Gạc Ma, không nhìn xa hơn, rộng hơn, sẽ chẳng có câu trả lời nào lọt tai họ.
    Ngoài bãi san hô Gạc Ma, từ đầu năm 1988 đến tháng 3/1988, Trung Quốc đã chiếm các bãi Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Su Bi, Huy Ghơ ở quần đảo Trường Sa? Thay vì hỏi sao không lấy lại các đảo đó, tại sao chỉ hỏi “sao không chiếm lại Gạc Ma”?

    Sao năm 1988 không chiếm lại các đảo bị Trung Quốc chiếm?

    Đại tá Nguyễn Văn Dân, nguyên Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân, người chỉ huy cụm 2 Trường Sa (cụm Sinh Tồn, bao gồm Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin) trong CQ88 trả lời câu hỏi này của tôi.
    Nói năm 1988 mình thả lỏng để Trung Quốc chiếm đảo là hoàn toàn sai. Tôi là người trong cuộc, tôi rất hiểu. Mình chủ yếu là tàu vận tải, phương tiện thô sơ, đi ra đến đúng đảo chủ yếu là nhờ kinh nghiệm, xác định định vị dựa vào các tàu buôn lớn của nước ngoài. Cố gắng rất lớn. Vì đảo là đảo chìm, một bãi cạn mênh mang. Ý chí, quyết tâm của mình lớn, nhưng tiềm lực, khả năng của mình hạn chế. Phải thừa nhận với nhau chuyện đó. Nhưng không có chuyện thả lỏng Trung Quốc nó muốn làm gì thì làm. Quần đảo Trường Sa quá rộng, các điểm đảo cách nhau rất xa, mình chủ trương đóng giữ tất cả các đảo, nhưng phải chú ý đóng giữ các đảo lớn, bãi chìm lớn trước, bãi nhỏ sau. Nhiệm vụ của tôi là xây dựng xong hai nhà cao chân trên Đá Đông thì lên Ga Ven, làm xong nhà ở Ga Ven, nếu còn lực lượng, còn phương tiện thì mới giải quyết nốt Chữ Thập… Mà đúng cái mùa gió ghê gớm, thời tiết khắc nghiệt. Khi đi, tôi nói với sở chỉ huy, Liên Xô có phương tiện, mình phải nhờ để có gì họ cứu hộ cứu nạn với mình. Lúc sóng gió nguy cơ nhất, liên tục báo về tọa độ tương đối, để có gì là Liên Xô ra cứu hộ cứu nạn…
    Người ta cứ thắc mắc, sao mình không đánh lại ở Gạc Ma. Thực ra mà nói, mình không có phương tiện để đánh. Như cái 605, có hai bệ pháo 40 ly của Mỹ ở mũi tàu, cũ rồi, đạn từ thời Mỹ, chưa chắc còn nổ được. Thứ hai, tàu Trung Quốc nó đậu cách mấy hải lý, nó dùng pháo lớn bắn vào mình. Mình bắn lại nó, cũng không bắn tới.
    Sao mình không đưa tàu chiến ra?
    Mình khẳng định chủ quyền của mình, đưa ra chủ yếu là các phương tiện vận tải, anh em công binh ra giữ chủ quyền. Chứ mình không đưa tàu chiến ra để đối đầu, nổ súng. Chủ quyền là của mình, mình có trách nhiệm tiếp tục đóng giữ, bảo vệ. Chủ trương của mình là vậy. Có đưa tàu chiến ra Trường Sa, là để tăng cường hỗ trợ bảo vệ. Khi mình có chủ trương tiến hành làm nhà cao chân trên tất cả các đảo chìm, mình dùng từ “đóng giữ”, vì chủ quyền của mình rồi, chứ không phải mình “chiếm đóng”. Chính vì quan điểm đó, nên chúng tôi dù khó khăn mấy cũng làm, bằng phương tiện thô sơ của mình.
    Còn Trung Quốc, họ muốn có chủ quyền bằng sức mạnh. Tức là, một cái tàu đưa người định chiếm đóng đảo nào thì có tàu chiến khác đi cùng, thậm chí là tàu tuần dương, như tàu 064, 062. Họ đi đâu đều có phương tiện đồng bộ, sẵn sàng nổ súng. Nếu lúc đó mình đưa tàu chiến ra, tình hình trở nên phức tạp hơn. Có thể xảy chiến tranh, khốc liệt hơn, mà hy sinh của mình lớn hơn. Vì Trung Quốc nó có phương tiện đầy đủ hơn. Nó đánh từ xa, phóng tên lửa từ xa, từ tàu tuần dương, tàu khu trục cỡ lớn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi chiến sự xảy ra, lực lượng Liên Xô không tham gia, vì sẽ làm vấn đề trở nên phức tạp. Họ chỉ giúp mình xác định tọa độ, cung cấp cho mình các phương tiện, báo cho mình thông tin về lực lượng của nó. Chứ họ không ra mặt ở đó được. Tôi nghĩ, lúc đó nếu Liên Xô vào, là cái cớ để lực lượng Mỹ cũng có mặt, thì trở nên còn phức tạp nữa. Tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa, đâu chỉ có Việt Nam và Trung Quốc.

      Ngày 9/1/1988, Đảng ủy Quân chủng họp nhận định: Hải quân nước ngoài sẽ tiến hành các hoạt động quân sự tranh chấp chủ quyền hải đảo, chiếm một số bãi san hô nổi hoặc chìm khi nước lên, xen kẽ với các đảo của ta. Các nước ngoài có thể tranh chấp thêm các đảo kể cả khi có xung đột với nhau. Cũng có nước có thể chiếm đóng một số đảo nằm giữa Kỳ Vân và Ri-gân. Cuộc tranh chấp các đảo đang trở thành nguy cơ trực tiếp đe dọa Việt Nam và các nước trong khu vực. Ở Bắc Bộ, nước ngoài có thể triển khai thêm khu vực khai thác dầu khí, sử dụng không quân và hải quân bảo vệ gây tình hình căng thẳng ở khu vực này. Ở vịnh Thái Lan, Hải quân Mỹ thường xuyên qua lại có thể hỗ trợ cho hải quân Thái Lan mở rộng hoạt động, gây mất ổn định, uy hiếp chủ quyền vùng biển, hải đảo của ta ở phía Nam. Đảng ủy Quân chủng đề ra chủ trương: Tranh thủ thời gian, triệt để triển khai lực lượng đóng giữ trên các đảo. Không để nước ngoài thực hiện ý đồ cho lực lượng đóng xen kẽ với ta, hoàn thành việc đóng giữ các đảo trong ba năm (1988-1990). Trong năm 1988, triển khai lực lượng đóng giữ phải hết sức bí mật, đóng đảo nào, bảo đảm phòng thủ tốt trên đảo đó.
      Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam (1955 – 2005)

      Không chiếm lại các đảo bị Trung Quốc chiếm, ta làm gì?

      Trong bản đồ, các đảo có chữ số màu đỏ là đảo được Hải quân Việt Nam đóng giữ trong CQ88, các đảo có chữ số màu đen là đảo bị Trung Quốc chiếm

      Năm 1975, Việt Nam đóng giữ 5 đảo ở quần đảo Trường Sa: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa.
      Năm 1978, Việt Nam đóng giữ thêm 4 đảo: An Bang (10/3/1978), Sinh Tồn Đông (15/3/1978), Phan Vinh (30/3/1978), Trường Sa Đông (4/4/19878). Tổng cộng đến năm 1978 ta đóng giữ 9 đảo ở quần đảo Trường Sa, đều là đảo nổi.
      Ngày 5/31987, Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Thuyền Chài.
      Trong chiến dịch CQ88, trước ngày 14/3/1988, Hải quân Việt Nam đóng giữ thêm 7 đảo: Đá Tây (2/12/1987), Tiên Nữ (25/1/1988), Đá Lát (5/2/1988), Đá Đông (19/2/1988), Đá Lớn (20/2/1988), Tốc Tan (27/2/1988), Núi Le (28/2/1988).
      Ngày 14/3/1988, ta đóng giữ thêm đảo Len Đao và đảo Cô Lin. Nhân đây cũng nói thêm về vài bài báo ca ngợi quân ta “chiếm lại Len Đao”. Đảo Len Đao có bị Trung Quốc chiếm bao giờ, mà ta chiếm lại. Ngày 14/3/1988, lực lượng ta trên tàu HQ-605 đã cắm được cờ trên bãi Len Đao, nhưng do Trung Quốc cản trở nên ta chưa thể dựng nhà được. Sau đó, trong thế hai bên rình rập nhau, ta đã khôn khéo chớp thời cơ, đổ người đổ phương tiện lên đóng giữ Len Đao, chỉ trong một đêm.
      Ngày 15/3/1988, chỉ một ngày sau sự kiện 14/3/1988, ta không lấy lại được Gạc Ma, nhưng đóng giữ thành công đảo Đá Thị, một vị trí rất quan trọng ở cụm đảo Nam Yết.
      Ngày 16/3, ta tiếp tục đóng giữ đảo Đá Nam. Tổng cộng trong CQ88, ta đóng giữ 11 đảo chìm.
      Tháng 11/1988, Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng giữ, bảo vệ khu vực DK1 ở thềm lục địa phía Nam.

      Được, mất của ta sau CQ88 và sự kiện 14/3/1988, các bạn tự trả lời.

      http://thiemthu62.blogspot.com/2014/03/gac-ma-len-ao-co-lin-trong-chien-dich.html

      Xóa
    2. Mịa, đất đai, tài sản của mình, lại nhâng nháo khoe với cướp rằng , tao cướp được nhiều hơn. Hãi vãi!
      Ô kê, cứ ngồi đó mà đếm đảo tự sướng!
      Đúng là tiến hóa ngược.
      Hãy xem tư duy của tổ tiên: Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di" (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư).

      Xóa
    3. Đâu như đám bậu nhậu nào đó dâng luôn cả 1 quần đảo, bị Huê Kỳ chơi cho 1 vố sau lưng mà đến tận bây giờ vẫn 1 2 bô Mỹ vạn tuế, HÈN.

      Xóa
  22. Ở ngoài bắc có câu: ' nhất lé, nhì lùn, tam rô, tứ rỗ'
    Các anh chị nên cám ơn ông Lê đức Anh, kg có ông đó, các anh chị kg được hưởng hòa bình ' 'sung sướng' như bây giờ đâu, ở đó mà tận hưởng mấy chục điểm bắn pháo hoa ...
    Dự án Hội nghị thành đô, có lẽ ông thai nghén từ đây.
    Hùng hổ đánh giặc như ông Duẩn được gì, bo bo ?
    Dưng mà nếu thượng đế gọi ông Lê Duẩn muộn vài năm, có lẽ 64 chiến sĩ gạc ma khỏi chết tức tưởi.
    Kẻ thì cực tả, kẻ thì cực hữu. Bị chà xát Giữa 2 cực là dân tộc VN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ừ đâu như đám nào đó nhờ ơn cụ diệm cụ thiệu mà giờ lưu vong nhục như con cờ hó mà vẫn đòi quyền "quốc gia".

      Xóa
  23. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 12:54 7 tháng 10, 2014

    Sáng giờ bận, bây giờ mới đọc còm của Đất cát. Gõ mấy dòng với bạn rồi nghỉ trưa, dưỡng thọ.
    1. Tôi nhận ra bạn là ai. Một là cứ lấy tên cũ XYZ, Muòn dùng mới thì tôi góp cho bạn lấy tên Ngũ Hành Sơn hợp hơn. (Đà Nẵng có năm ngọn núi này là biểu tượng, oai lắm đó bạn).
    2, Bạn có cách nói không nhầm lẫn với ai là do cái nghiệp làm thầy trẻ nhỏ quen rồi, hay "dạy" người nay nghỉ hưu lâu vẫn chưa hết tật.
    3. Mình giỏi, có người khác giỏi hơn. Đó là lẽ đời.
    Mấy tháng trước XYZ làm "thầy" với tôi, "dạy" rằng: sau hai chấm không được viết hoa. Tôi không cãi làm gì. Điều XYZ nói có chỗ đúng (đa phần) nhưng có chỗ sai. Không phải tất cả như vậy đâu.
    Bây giờ Người Đất cát nói tôi hướng dẫn tỉ mẫn cho Võ Khánh Linh, Ngân Thương lại sai nữa. Võ Khánh Linh tôi rất phục và thích tính cách cô ấy: văn sắc sảo, cư xử hài hòa, không cực đoan..Cô Ngân Thương khen tôi sau một comment, tôi trả lời có nói về người thân viết báo và giới thiệu với cô ấy. Trang - Sài Gòn hỏi tôi đường link chứ không phải Khánh Linh. Còm còn trên Tienlang, bạn xem lại phải vậy không?
    Tôi nhắc cho nhớ vậy thôi, không có ý chọc bạn đâu. Khỏe nhé bạn Đất cát, hay XYZ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công Nông đối thoạilúc 13:41 7 tháng 10, 2014

      Tôi đã đọc hết các ý kiến ở đây và rất thích những ý kiến bác Người Đất Thép, cả ý kiến bác Người Đất Cát nữa.
      Nếu đúng là bác Người Đất Cát chính là bác XYZ như bác Thép nghĩ thì xin bác cứ lấy lại nick cũ.
      Phải nói luôn rằng đa số anh em còm sĩ nghiêm túc ở đây luôn trân trọng 2 bác, không chỉ vì 2 bác lớn tuổi mà trân trọng nhiều hơn về tầm hiểu biết của hai bác.
      Tôi nhớ lại hình như bác XYZ rời Google.tienlang sau khi có một vài ý kiến chỉ trích bác tại bài
      "Có phải báo Trung Quốc gọi Việt Nam là "đứa con hoang"?
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/06/co-phai-bao-trung-quoc-goi-viet-nam-la.html
      Thôi, chuyện cũ bỏ qua đi. Trên mạng có người này người khác, để bụng làm gì?

      Xóa
    2. Người Đất Cátlúc 21:56 7 tháng 10, 2014

      Xin lỗi Bác Thép, "Trang Sài Gòn chứ không NT, VKL", lại cũng do tuổi tác.
      Tôi lấy nick NĐC chỉ để đùa với bạn già của tôi, NĐT cho vui. Tôi...không là XYZ. đâu. Tôi đích thị là thằng Đu Đủ Héo, đồng đội cũ của LHĐ đấy. Ai hiểu thế nào cũng được. Hu hu...

      Xóa
    3. Công Nông đối thoạilúc 22:16 7 tháng 10, 2014

      Thì ra cụ Đu đủ héo, tác giả bài "Đằng ơi, Mẫm ơi" rất ấn tượng mà cưa dân mạng xôn xao.
      Kính bác.
      Mong bác sinh hoạt thường xuyên.

      Xóa
    4. À, ông héo,
      từ hồi đảng ta ' long trọng' đưa ông Giáp về đảo xa, bây giờ mới thấy lại ông.
      ông dỗi ai mà dỗi lâu thế?

      Xóa
  24. Hiện nay, sự kiện xảy ra ngày 14/3/1988 hay được gọi là hải chiến Gạc Ma. Không đúng, vì ngày đó súng nổ, máu đổ không chỉ riêng ở bãi Gạc Ma, mà cả ở bãi Cô Lin, bãi Len Đao. Nhắc tới ngày 14/3/1988 mà chỉ nói riêng về chuyện xảy ra ở Gạc Ma, bỏ qua những gì diễn ra ở Cô Lin và Len Đao là phiến diện, không đầy đủ về sự kiện.
    Mọi người hay nói “64 liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma”, cũng không đúng. Trong số 64 liệt sĩ hy sinh ngày 14/3/1988, có 62 liệt sĩ hy sinh trên bãi Gạc Ma và tàu HQ-604, 2 liệt sĩ hy sinh cùng tàu HQ-605 ở cạnh bãi Len Đao.
    Có mấy tờ báo nói rằng quân ta bị tập kích ở Gạc Ma, rằng Trung Quốc chọn ngày 14/3/1988 để đánh ta ở Gạc Ma, vì ngày đó nước ta đang để tang cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng. Tào lao. Vì ngày 14/3/1988 là ngày các đơn vị của ta được lệnh đóng giữ các bãi Cô Lin, Len Đao, Gạc Ma.
    http://thiemthu62.blogspot.com/2014/03/gac-ma-trong-chien-dich-cq88-2-gac-ma.html
    http://thiemthu62.blogspot.com/2014/03/gac-ma-len-ao-co-lin-trong-chien-dich.html
    Cựu chiến binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo nói: Tôi chưa được nghe và chưa nhận một mệnh lệnh nào là không được nổ súng. Ai nói rằng ngày 14/3/1988 quân ta được lệnh không bắn vào quân Trung Quốc và đã buộc phải chấp hành lệnh đó, người đó đã xúc phạm những người lính chúng tôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công Nông đối thoạilúc 22:23 7 tháng 10, 2014

      Cảm ơn Nhà báo Thiềm Thừ.
      Tôi thường vào Google.tienlang, đã đọc nhiều bài của Thiềm Thừ ở đây nên cái tên "Thiềm Thừ" với tôi cũng khá thân quen.

      Thêm cái còm này của Thiềm Thừ, tôi tin rằng người khó tính chăng nữa cũng thấy nhất trí với nhận xét của Chủ nhà rằng họ luôn tin tưởng anh Thiềm Thừ bởi anh là nhà báo am hiểu nhất về tình hình biển đảo VN hiện nay.

      Xóa
  25. TQ mắc mưu VN thôi. Cứ xây xong sân bay ở Gacma là VN sẽ lấy lại thôi mà. Bác tổ trưởng dân phố kiêm tuyên huán phường em bảo thế. Em mong là như thế vì cái gì bác ấy nói hay như loa phường vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh22:29 Ngày 07 tháng 10 năm 2014 vào chọc ngoáy cũng vô ích thôi vì cái còm của ông dzô dziên.

      Tôi rất thích đọc các ý kiến thảo luận của các còm sĩ ở Google.tienlang.
      Tôi thấy Google.tienlang là blog dân chủ nhất hiện nay.
      Các bạn không ngại những ý kiến đối lập. Hẳn là các bạn chủ nhà vững tin vào lẽ phải của bản thân mình và tin lực lượng còm sĩ nghiêm túc ở đây.
      Chứ như mấy ông dân chủ rởm đời buivanbong hay xuandien... thì luôn luôn chờ xét duyệt và những ý kiến trái chiều không bao giờ được hiển thị.

      Xóa
  26. Tôi thấy trang ông Bồng vô thỏa mái ý kiến. Chắc các bác lại văng L như ở đây nên không được duyệt thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hố hố, ông Nặc như ng ở cõi trên?
      Ông thử vào đó nói sự thật về vụ "Bí mật Thành đô" như cô Ngân Thương đã nói xem, liệu có được chủ nhà duyệt còm ko?

      Xóa
  27. Nhất trí với ông Thiềm Thừ.
    Ý kiến của ông Công Nông coi như kết thúc chủ đề này.
    Nếu ông Lê Mã Lương tự thấy rằng mình còn minh mẫn thì nên có bài viết xin lỗi, đính chính công khai.

    Trả lờiXóa
  28. Chuyện "Không được nổ súng ở Trường Sa" và "Vết thương khó thể lành"

    14/6/2014, Tại buổi tọa đàm Minh Triết Biển Đông diễn ra tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội. Thiếu tướng Lê Mã Lương – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã xúc động kể lại trận chiến trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988.
    Nguồn: Baophapluat
    Trích dẫn lời trong clip:
    Thiếu tướng Lê Mã Lương nói rằng: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh cho bộ đội ta không được nổ súng nếu như địch chiếm Gạc Ma hay bấy kỳ đảo nào ở Trường Sa... Tài liệu đã rõ rồi, trong một cuộc họp của Bộ Chính trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng, chính vì thế mà khi TQ tấn công vào đảo Gạc Ma thì...

    Theo Thợ Cạo hiểu, có mấy ý cần thấy rõ:
    Chuyện này không lạ, trang Anhbasam đưa ra từ tháng 03/2013: ...một vị cựu quan chức nắm được nhiều thông tin “cung đình” đã kể...còn lưu ở đây

    Ai từng là bộ đội đều biết hệ thống chỉ huy QĐNDVN thường triển khai ý định chiến đấu theo cách "quán triệt" từ cấp trên xuống cấp dưới thông qua cuộc họp, không có văn bản mà chủ yếu là lệnh miệng. Và trong thực tế tác chiến, thể hiện vai trò chỉ huy tập trung, câu nói quen thuộc với cấp thuộc quyền là "Chưa có lệnh, không được nổ súng" hoặc "Chỉ nổ súng khi có lệnh của tôi".
    Cơ chế hoạt động của ĐCSVN là lãnh đạo tập trung, mọi việc quan trọng đều có bàn bạc thống nhất, giả dụ nếu có cuộc họp Bộ Chính trị, cho là BT Nguyễn Cơ Thạch lúc ấy thành viên BCT thì làm gì có chuyện một ủy viên (quan văn) đập bàn chất vấn trắng phớ với một ủy viên khác (có thể là BT Quốc phòng). Thợ Cạo tin chắc là chẳng có ông lãnh đạo cấp nào ra cái lệnh chỉ một vế: "Không được nổ súng" có tính đầu hàng ấy và cũng chẳng có "tài liệu đã rõ" như tướng LML nói.

    Thứ hai, dù "Chưa có lệnh, không được nổ súng" nhưng khi súng đạn đã "đùng đoàng" từ địch hay ta khai hỏa trước thì người lính theo phản vệ tự nhiên là bắn về phía đối phương, dứt khoát không thể bó tay chịu trận. Trong bối cảnh Gạc Ma ngày 14/3/1988, lãnh đạo và chỉ huy quân VN sợ mắc bẩy khiêu khích của TQ, sợ quân ta vô ý nổ súng trước, quân Tàu sẽ có cớ quất luôn các đảo, bãi khác và chiến tranh trên biển đảo sẽ mở rộng... vượt quá khả năng ứng phó. Nên nhớ 1988 là năm VN cực kỳ khó khăn, trong nước thì khủng hoảng kinh tế lên đỉnh điểm, với TQ thì mới làm lành xong, phương Tây bao vây cấm vận đủ thứ, ở CPC thì quá oải tìm cách rút, nhưng còn kẹt một chân.

    Thứ ba, nói thêm mặt khác: Có thể do Lãnh đạo chỉ huy nghĩ rằng ở thế giằng co, Tàu sẽ không làm càn - vì vậy tư tưởng chỉ đạo kiềm chế này làm khả năng chiến đấu của cấp dưới không được nâng lên đúng mực, thậm chí sắp đánh nhau thì mới vội đem vũ khí ra lau dầu mỡ bảo quản. Nhưng lúc ấy, cho là sẵn sàng chiến đấu cao nhất, chấp nhận cuộc chơi "tới bến", chưa chắc đã đã tốt hơn hiện trạng ngày nay, vì tương quan lực lượng ai manh ai yếu đã thấy rõ.

    "Máu chảy ruột mềm" - rất đồng cảm với bức xúc của tướng Lê Mã Lương, Thợ Cạo cũng đã từng khóc uất nghẹn mấy lần đầu khi xem video lính Tàu tàn sát bộ đội ta. LML đã là tướng, khác với lính lác, đã "dũng" cần "trí", đã đăng đàn thì không thể dễ dãi chạy theo lời đồn đãi mơ hồ của chốn "trà dư tửu hậu".

    Cái video ghi hình dạng tuyệt mật ấy được tung lên mạng, cần đặt dấu hỏi: nguồn bị rò rỉ hay cố ý? Thợ Cạo thiên về khả năng thứ hai - PLA muốn đánh đổ huyền thoại làm bẻ mặt QĐNDVN, có điều chúng không lường trước nó là bằng chứng tội ác chiến tranh của TQ trước thế giới, nó cứa vào tim người Việt yêu nước, xúc phạm truyền thống ngoan cường chiến đấu của quân ta. Máu 64 nạn nhân hòa vào Biển Đông, xương mục nát dưới công trình Gạc Ma mà chúng đang tự hào. Nhưng hãy đợi đấy! vì vết thương lòng cho người đang sống khó thể lành.

    http://nguoidongbang.blogspot.com/2014/10/chuyen-khong-uoc-no-sung-o-truong-sa-va.html

    Trả lờiXóa
  29. về vấn đề này mình đã nói 2 lần trong các bài nói chuyện của mình?gần đây nhất trong bài nói về việc ông Lê Mã Lương ủng hộ việc thay đổi lịch sử,mình đã nói rõ hơn?trong bài nói của mình,ông LML đã nói "có một cán bộ cấp cao trong chính phủ lúc đó ra lệnh chiến sỹ ta không được nổ súng"?có lúc ông ấy nói thẳng là ông Lê Đức Anh lúc đó là bộ trưởng quốc phòng?sự thật thế nào?tôi đã nghiên cứu rất kỹ các tài liêu,các bài báo từ thời đó.trong đó có cả những chiến sỹ sống xót trong trận chiến đó.thì câu nói chính xác của ông LĐA là: "chúng ta không được nổ súng trước".ý là bọn chúng chỉ muốn chúng ta nổ súng trước để lấy cớ tấn công chiếm đảo.mà lực lượng của ta lúc đó quá yếu so với chúng?sự thật là như vậy,lỗi là ông LML đã nói thiếu một từ,làm cho nghĩa của câu nói sai hoàn toàn?

    Trả lờiXóa