Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2024

Báo Đức đưa tin chấn động: THỦ TƯỚNG OLAF SCHOLZ DỰ ĐỊNH ĐIỆN ĐÀM VỚI VLADIMIR PUTIN

 

Kính mời những ai biết tiếng Đức, xin hãy đọc bản gốc bài trên báo Die Zeit với tiêu đề: Olaf Scholz erwägt Telefonat mit Wladimir Putin – Dịch: Olaf Scholz đang xem xét một cuộc gọi điện thoại với Vladimir Putin

https://www.zeit.de/politik/ausland/2024-10/ukraine-krieg-olaf-scholz-wladimir-putin-telefonat-russland

Đã gần hai năm kể từ cuộc trò chuyện cuối cùng giữa Olaf Scholz và Tổng thống Nga. Theo thông tin từ ZEIT, Thủ tướng đang lên kế hoạch điện đàm với Putin.

Thủ tướng Olaf Scholz (SPD) đang xem xét liên hệ trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên sau gần hai năm. DIE ZEIT đã học được điều này từ giới chính phủ. Một cuộc trò chuyện qua điện thoại đã được lên kế hoạch trước thềm cuộc họp G20 ở Brazil vào tháng 11. Tuy nhiên, cuộc phỏng vấn vẫn chưa được yêu cầu.

Scholz sẽ là người đứng đầu chính phủ đầu tiên của các quốc gia hỗ trợ quan trọng nhất của Ukraine nối lại liên lạc trực tiếp với Putin. Cuộc điện thoại cuối cùng giữa Scholz và Putin diễn ra vào tháng 12 năm 2022. Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng nói chuyện trực tiếp lần cuối với Putin vào năm 2022.

Trong khi đó, tình hình Ukraine vẫn căng thẳng. Nga đã tấn công nguồn cung cấp năng lượng của đất nước trong nhiều tháng và mùa đông đang đến gần. Các cuộc đàm phán về việc hỗ trợ thêm cho Ukraine dự kiến ​​sẽ diễn ra tại Đức vào giữa tháng 10. Tổng thống Mỹ Joe Biden mời mọi người đến dự cuộc họp . Mỹ và Đức là những nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ukraine.

Tuần trước, Putin tuyên bố sẽ mở rộng các tiêu chí về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân . Thông báo này được các nhà quan sát hiểu là một mối đe dọa - bao gồm cả những người ủng hộ Ukraine ở phương Tây. Nga cũng tuyên bố rằng họ muốn tăng thêm chi tiêu quân sự: ngân sách dự kiến ​​sẽ chi khoảng 130 tỷ euro cho năm 2025, tăng thêm khoảng 30%.

*****Hết trích dẫn bài của báo Die Zeit *****

Bình loạn của Google.tienlang:

Nếu không không phải là những người thường xuyên theo dõi chính trường châu Âu và Đức nói riếng mà chỉ đọc một bản tin trên thì đương nhiên ta không thể thấy sự CHẤN ĐỘNG của bản tin.

Kính mời Bạn đọc, chúng ta cùng bình loạn!!!

Chúng ta hãy tự đặt ra câu hỏi: TẠI SAO CHÍNH LÚC NÀY THỦ TƯỚNG OLAF SCHOLZ khẩn thiết đặt ra vấn đề đàm phán với Putin, trong khi nhiều năm trước đố, đặc biệt là từ 22/2/2022, chủ đề "đàm phán với Putin" là chủ đề cấm kỵ ở Mỹ củng phương Tây nói chung. Theo Lệnh chủ Mỹ, Zelensky thậm chí còn ra một SẮC LỆNH v/v cấm đàm phán với Putin.
Thế mà bỗng dưng 
THỦ TƯỚNG OLAF SCHOLZ lại khẩn thiết đặt ra vấn đề đàm phán với Putin?

Tại sao thế? Là bởi vì:

I. MỸ CÙNG NATO KHÔNG THỂ ĐÁNH BẠI PUTIN TRÊN CHIẾN TRƯỜNG. ĐÂY LÀ MỘT THỰC TẾ KHÔNG THỂ ĐẢO NGƯỢC!
Sau thất bại trong cuộc "phản công mùa xuân", "đẩy lùi quân xâm lược Nga" vào giữa năm 2023..., các chuyên gia Mỹ lên giây cót tinh thần cho chế độ nguỵ puppet Kiev, rằng cần tạm thời chuyển sang thế phòng thủ, đợi khi NATO trang bị đủ vũ khí hạng nặng cần thiết cũng như đào tạo huấn luyện nhân sự... rồi sẽ tiếp tục phản công vào năm 2024.
Thế nhưng, thực tế mặt trận cho thấy: MỸ CÙNG NATO KHÔNG THỂ ĐÁNH BẠI PUTIN TRÊN CHIẾN TRƯỜNG. ĐÂY LÀ MỘT THỰC TẾ KHÔNG THỂ ĐẢO NGƯỢC!

Xin hãy đọc ngay các bài:

II. THỦ TƯỚNG OLAF SCHOLZ BUỘC PHẢI NGHE NGUYỆN VỌNG CỦA CỬ TRI ĐỨC: NGỪNG VIỆN TRỢ VŨ KHÍ CHO UKRAINA; NỐI LẠI BANG GIAO VỚI NGA
Liên bang Đức vốn là đầu tàu của cả châu Âu nhưng bây giờ lại biến thành “con bệnh” của châu Âu! Những ngày gần đây, trên báo chí Anh Mỹ và cả báo chí Đức đều có rất nhiều bài chỉ trích bộ máy cầm quyền đương nhiệm ở Liên bang Đức với người đứng đầu Liên minh cầm quyền là Thủ tướng Olaf Scholz. Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất ở Đức cho thấy hiện tại có tới 81% người Đức không hài lòng với hoạt động của chính phủ Olaf Scholz. Cụ thể, theo một cuộc thăm dò do Deutschlandtrend tiến hành, chỉ 19% số cử tri cảm thấy hài lòng với hiệu quả hoạt động của Chính phủ Đức hiện nay, trong khi tỷ lệ ủng hộ đối với cá nhân Thủ tướng Olaf Scholz cũng giảm. Theo Google.tienlang, nền kinh tế Đức từ đầu tàu của cả châu Âu nhưng bây giờ lại biến thành “con bệnh” của châu Âu là bởi vì chính ông Thủ tướng Olaf Scholz đã điều hành chính sách làm chư hầu cho Mỹ, răm rắp tuân lệnh Mỹ “trừng phạt Nga”, huỷ bỏ nguồn năng lượng giá rẻ từ Nga, để rồi, đúng như Thủ tướng Hungary Viktor Orban:  EU TỰ BẮN VÀO PHỔI MÌNH VÀ BÂY GIỜ ĐANG NGỘP THỞ! 
Nghị sĩ Đức đương nhiệm Sahra Wagenknecht 

Thế nhưng, vừa mới đây thôi, một phụ nữ Đức, Nghị sĩ đương nhiệm Sahra Wagenknecht đã làm loé lên niềm hy vọng của người Đức. Người đẹp Wagenknecht tuyên bố “Chính phủ đương nhiệm ở Đức là chính phủ tồi tệ nhất mà nước cộng hòa liên bang từng có”Vì vậy, người đẹp Wagenknecht sẽ theo đuổi chính sách ngược hẳn 180 độ so với chính sách của chính phủ đương nhiệm, tức sẽ đối thoại với Nga, tìm cách nối lại hoạt động tuyến đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 và 2; đồng thời chấm dứt việc hỗ trợ vũ khí cho Ukraina, tương tự như quan điểm của Robert Fico - Tân Thủ tướng Slovakia (Xem bài Tạp chí Politco (Hoa Kỳ): VÌ SAO THỦ TƯỚNG SLOVAKIA GHÉT UKRAINA?) và đàm phán với Nga để chấm dứt chiến tranh ở Ukraina. Với cuộc chiến ở Israel – Palestin hiện nay, Nghị sĩ Wagenknecht cũng sẽ theo đuổi giải pháp đối thoại hoà bình. Người đẹp cho rằng, giải pháp dùng vũ lực mà Biden (Mỹ)- Netanyahu (Israel) cùng Olaf Scholz (Đức) đang theo đuổi sẽ thất bại.
Xem thêm một vài bài khác:
Vừa mới thành lập không lâu song Đảng Liên minh Sahra Wagenknecht đã giành chiến thắng vang dội tại cuộc bầu cử cấp bang ở 3 bang miền Đông. Điều đó cho thấy HOÀ BÌNH CHO UKRAINA VÀ LẬP LẠI QUAN HỆ BANG GIAO VỚI NGA - BÍ QUYẾT ĐỂ LIÊN MINH SARAH WAGENKNECHT CHIẾN THẮNGsong đồng thời, đây cũng là nguyện vọng của đông dảo cử trí Đức, buộc Thủ tướng Đức Olaf Scholz phải theo.
Phó Thủ tướng Đức 
Robert Habeck, lãnh đạo Đảng Xanh thua kiện, buộc phải viết cam kết trước Toà: "Từ nay em chừa, không xuyên tạc về Liên minh Sahra Wagenknecht"

Đảng Liên minh Sahra Wagenknecht ngày càng chiếm được thiện cảm người Đức sau sự kiện hy hữu trong chính trị ở Đức: Đương kim Phó thủ tưởng Đức Robert Habeck, lãnh đạo Đảng Xanh (Trong Liên minh cầm quyền) phải hầu toà vì xuyên tạc bịa đặt, vu khống Đảng Liên minh Sahra Wagenknecht, rằng Đảng này là con rối của Putin, được Putin trả tiền! Đảng Liên minh Sahra Wagenknecht đã phải khởi kiện Phó thủ tưởng Đức Robert Habeck ra toà. Đương nhiên, anh Phó thủ tưởng Đức Robert Habeck không hề có bằng chứng nào về việc Putin trả tiền cho Sahra Wagenknecht. Toà đã buộc Robert Habeck phải viết cam kết: "Từ nay em chừa, không xuyên tạc về Liên minh Sahra Wagenknecht!"
III. THỦ TƯỚNG OLAF SCHOLZ BUỘC PHẢI ĐIỀU HÀNH CHÍNH PHỦ VÌ QUYỀN LỢI CỦA CỬ TRI CÙNG CÁC DOANH NGHIỆP ĐỨC
Lâu nay, Olaf Scholz là con rối, là chư hầu của Mỹ. Điều này đã có nhiều Chuyên gia Đức chỉ ra trên công luận, ví dụ bài Google.tienlang đã đăng gần đây với tiêu đề Bom tấn phát nổ: HANS-WERNER SINN CÁO BUỘC CHÍNH PHỦ ĐỨC VÀ UỶ BAN CHÂU ÂU CỐ TÌNH PHÁ HUỶ NỀN KINH TẾ ĐỨC.

Kính mời mọi người coi lại các bài:

1. ĐỨC PHÁ HỦY TUABIN ĐIỆN GIÓ VÀ LỜI CẢNH BÁO CHO VIỆT NAM

2. Tạp chí Focus (Đức): ‘PHÉP MÀU XANH KHÔNG XẢY RA, ĐỨC CÓ CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG NGU NGỐC NHẤT THẾ GIỚI’ VÀ LỜI CẢNH TỈNH CHO VIỆT NAM

3.  Putin lý giải: CHÂU ÂU THIẾU NĂNG LƯỢNG KHÔNG PHẢI DO NGA MÀ LÀ DO CHÍNH GIỚI LÃNH ĐẠO CHÂU ÂU! 

4. ĐIỆN GIÓ- THÊM LỜI CẢNH BÁO CHO VIỆT NAM TỪ THUỴ ĐIỂN  
5. Nhân chuyến thăm Việt Nam của V.Putin: CHÍNH TÁC GIẢ CỦA CUỘC “CHUYỂN ĐỔI XANH”- ÔNG PHÓ THỦ TƯỚNG KIÊM BỘ TRƯỞNG KINH TẾ ĐỨC ĐÃ THỪA NHẬN SAI LẦM

 IV. THỦ TƯỚNG OLAF SCHOLZ BUỘC PHẢI TỪ BỎ LỐI TUYÊN TRUYỀN CỦA MỸ, RẰNG "NGA LÀ ĐỘC TÀI, KHÁT MÁU"...

Vào Chủ nhật, ngày 26 tháng 11 năm 2023, Google.tienlang đã đăng bài với tiêu đề KHỦNG HOẢNG UKRAINA KHÔNG PHẢI LÀ TRANH CHẤP Ý THỨC HỆ.

Mỹ cùng phương Tây đạo diễn EuroMaidan 2014 là nguyên nhân bùng phát xung đột

Bằng cách tạo ra một màu sắc ý thức hệ cho cuộc xung đột ở Ukraine, phương Tây đang phá hủy các khả năng giải quyết xung đột này. Việc bán câu chuyện về “mối đe dọa Nga vẫn mang lại lợi nhuận cho Mỹ. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không đúng sự thật.

Dịp kỷ niệm 10 năm Maidan của Ukraine, nhiều nguyên thủ các quốc gia NATO đến thăm Kiev bày tỏ sự ủng hộ Ukraine tiếp tục cuộc chiến, một số quan chức phương Tây đang tìm cách lôi kéo Trung Quốc vào cuộc chiến, mô tả cuộc khủng hoảng Ukraine là một “cuộc đấu tranh ý thức hệ” giữa Đông và Tây và cho rằng nếu phương Tây thua ở Ukraine thì sẽ mất đi ý thức hệ. sức mạnh và điều này sẽ mở ra cơ hội cho Nga và Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thậm chí còn cho rằng nếu Nga thành công ở Ukraine, Trung Quốc sẽ ở thế tốt hơn và có thể sử dụng vũ lực để mở rộng lãnh thổ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.

Một số người ở Mỹ và phương Tây chắc chắn muốn biến cuộc khủng hoảng địa chính trị thành một cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa Đông và Tây. Lợi dụng dịp kỷ niệm 10 năm Euromaidan của Ukraine, họ đã tô vẽ những tưởng tượng của mình trong trò chơi địa chính trị này và treo biểu ngữ tư tưởng phản đối chế độ độc tài”.

Ai độc tài nhất quả đất, nếu không phải là Hoa Kỳ? Bất kỳ quốc gia nào không chịu phục tùng cây gậy chỉ huy của Mỹ thì Mỹ sẵn sàng tìm đủ mọi cách, kể cả vu khống, xuyên tạc bịa đặt để lật đổ chế độ của quốc gia đó. Ví dụ ư? Vô thiên lủng: Iraq, Afghanistan, Lybia, Syria...

Mỹ đang ban phát “dân chủ” cho Việt Nam

Iraq sau khi được Mỹ Ban phát “dân chủ”. Image with all "Happy 10th Anniversary, American Catastrophein Iraq!" the newspaper Tragic Farce 

Luận điệu tuyên truyền bài Nga, cố ý vẽ ra Putin là "Kẻ độc tài, khát máu", cố ý vẽ ra "Con Ngáo ộp Nga" ... là luận điệu nguy hiểm nhất của Mỹ. Nó hù doạ người dân phương Tây về một mối đe doạ không có thật. 

Xem bài 10 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA MỸ ĐỂ THÚC ĐẤY CHIẾN TRANH

Chính vì cái Luận điệu vẽ ra "Con Ngáo ộp Putin" nên Mỹ đã lôi kéo được Thuỵ Điển, Phần Lan cùng một số quốc gia Đông Âu vào NATO. 

Ngày 26/7/2024, Google.tienlang đăng bài 2 kỳ với tiêu đề Báo chí phương Tây: D.TRUMP CẮT VIỆN TRỢ CHO UKRAINA CHÍNH LÀ TRUMP ĐANG GIẢI PHÓNG CHÂU ÂU, GIẢI PHÓNG UKRAINA KHỎI VỊ THẾ 'CHƯ HẦU"- "CON RỐI" và Phần II. Báo chí phương Tây: D.TRUMP CẮT VIỆN TRỢ CHO UKRAINA CHÍNH LÀ TRUMP ĐANG GIẢI PHÓNG CHÂU ÂU, GIẢI PHÓNG UKRAINA KHỎI VỊ THẾ 'CHƯ HẦU"- "CON RỐI"Nhân đây, Google.tienlang xin nói rõ hơn quan điểm của ông D.Trump. 

Thực ra ông D.Trump cùng nhiều chuyên gia biết thừa rằng sau khi chiến thắng ở Ukraina, Putin hoàn toàn KHÔNG có nhu cầu phải "Hành quân khắp châu Âu" như nhiều chuyên gia Mỹ đang tuyên truyền. Nhưng từ lâu, ông D.Trump vẫn yêu cầu châu Âu phải Tự bảo vệ mình chứ không thể sống dựa dẫm mãi vào Bầu sữa Mẹ- tiền thuế của người dân Mỹ. Hiểu sai ý định tốt đẹp của D.Trump, các quốc gia châu Âu đua nhau tăng chi phí cho quốc phòng; một số quốc gia nhỏ bé, nền kinh tế èo uột nhưng vẫn cố, không những bằng 2% ngân sách mà còn phấn đấu đạt mức 3% hoặc hơn nữa. Cuộc chạy đua vũ trang này không những không làm cho các quốc gia đó vững mạnh hơn về an ninh mà chỉ làm béo cho các tập đoàn vũ khí Mỹ. Bởi số tiền ngân sách tăng thêm của các quốc gia đó chỉ để mua vũ khí Mỹ. Xin xem thâm bài  Chuyên gia Mỹ: CHIẾN TRANH UKRAINA LÀ MỘT TRÒ LỪA ĐẢO, CŨNG NHƯ SỰ MỞ RỘNG CỦA NATO

Với việc Thủ tướng Đức Olaf Scolz quyết định đàm phán với Putin, rõ ràng là Olaf Scholz sẽ từ bỏ cuộc chạy đua vũ trang. Phải chăng Olaf Scholz không còn lo lắng, rằng Putin sẽ xâm lược Đức? Google.tienlang cho rằng, Olaf Scholz cũng đã tin rằng, thực sự thì Putin KHÔNG CÓ nhu cầu xâm lược Đức hoặc bất kỳ một quốc gia NATO nào. Muốn an ninh quốc gia được vững mạnh thì trước hết, không phải là chạy đua vũ trang, tiếp tục khiêu khích Nga, mà phải làm sao cho nền kinh tế quốc gia của mình vững mạnh.

Có lẽ điểm này là điểm quan trọng nhất trong sự thay đổi quan điểm của Olaf Scholz khi muốn đàm phán với Putin. Bởi, dẫu sao thì Đức vẫn là đầu tàu kinh teews của châu Âu. Một khi Đức đã thay đổi quan điểm về Nga thì các quốc gia châu Âu khác cũng sẽ phải làm theo.

Dương Thành - Bình luận viên quốc tế của Google.tienlang

Kính mời xem các bài liên quan:

11 nhận xét:

  1. Trắng tay sau chuyến thăm Mỹ: Tổng thống Zelensky đối diện thời khắc đen tối nhất
    https://baomoi.com/trang-tay-sau-chuyen-tham-my-tong-thong-zelensky-doi-dien-thoi-khac-den-toi-nhat-c50339887.epi

    2 giờ trước
    Trở về từ Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lại đối mặt với thực trạng: bước tiến trên chiến trường của Nga, một xã hội kiệt quệ và nguy cơ thiếu năng lượng vào mùa đông.

    Thời khắc đen tối nhất

    Tại một sở chỉ huy gần thành phố Pokrovsk đang bị bao vây ở miền đông Ukraine, các binh sĩ thuộc Lữ đoàn Tổng thống Riêng biệt than phiền về sự lưỡng lự của Washington về việc liệu Kiev có thể sử dụng tên lửa phương Tây để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga hay không.

    Giá như họ có thể chiến đấu “bằng cả hai tay thay vì một tay bị trói sau lưng”, thì đội quân này có thể có cơ hội chống lại quân đội Nga hùng mạnh hơn, một người điều khiển máy bay không người lái (UAV) tấn công than thở.

    Bao quanh bởi các màn hình video chiếu cảnh kẻ thù đang tiến tới, vị chỉ huy của tiểu đoàn cho biết mục tiêu của ông đã bắt đầu thay đổi. “Ngay bây giờ, tôi đang suy tính nhiều hơn về cách cứu người của mình”, Mykhailo Temper nói. “Thật khó để tưởng tượng rằng chúng tôi có thể đẩy kẻ thù trở lại biên giới năm 1991”.

    Từng phấn chấn với hy vọng giải phóng vùng đất của mình, ngay cả những người lính Ukraine ở mặt trận giờ đây cũng bày tỏ mong muốn đàm phán với Nga để chấm dứt chiến tranh. Yury, một chỉ huy khác ở mặt trận phía đông, nói rằng ông lo ngại viễn cảnh về một “cuộc chiến tranh vĩnh viễn”.

    “Bây giờ tôi ủng hộ đàm phán”, ông nói thêm, đồng thời bày tỏ lo ngại rằng con trai ông - cũng là một người lính - có thể dành phần lớn cuộc đời để chiến đấu và một ngày nào đó cháu trai ông có thể thừa hưởng một cuộc xung đột bất tận.

    Ukraine đang bước vào thời điểm đen tối nhất của cuộc chiến từ trước đến nay. Họ đang thua trên chiến trường ở miền đông đất nước, trong khi lực lượng Nga tiến lên không ngừng.

    Nước này đang phải vật lộn để khôi phục lại đội ngũ đã suy kiệt của mình, trong khi hệ thống huy động quân sự tùy tiện đang gây ra căng thẳng xã hội thực sự. Họ cũng đang phải đối mặt với một mùa đông đáng sợ, trong bối cảnh mạng lưới điện năng bị phá hủy.

    “Xã hội đã kiệt sức”, Oleksandr Merezhko, Chủ tịch ủy ban đối ngoại của Quốc hội Ukraine, nói.

    Ông Zelensky ký tên vào một quả đạn pháo trong chuyến tham quan nhà máy đạn dược ở Scranton, Pennsylvania (Ảnh: AFP)

    Cùng thời điểm, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang chịu áp lực ngày càng lớn từ các đối tác phương Tây để tìm ra con đường hướng tới một giải pháp thương lượng, ngay cả khi có nhiều sự hoài nghi về việc Nga có chịu tham gia đàm phán hay không, và vị thế của Ukraine hiện giờ quá yếu để có thể đảm bảo một thỏa thuận công bằng.

    Chính quyền Biden nhận thức được rằng chiến lược hiện tại của họ không bền vững vì “chúng ta đang thua cuộc chiến”, Jeremy Shapiro, người đứng đầu văn phòng tại Washington của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, cho biết. “Họ đang nghĩ cách đưa cuộc chiến đó vào trạng thái yên tĩnh hơn”.

    Mối đe dọa lớn nhất đối với Kiev là khả năng ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng tới và cố gắng áp đặt một thỏa thuận hòa bình bất lợi cho Ukraine bằng cách đe dọa từ chối viện trợ quân sự và tài chính.

    Trong khi đó, những bên ủng hộ Ukraine trung thành nhất ở châu Âu có thể muốn tiếp tục tham gia cuộc chiến nhưng lại thiếu kho vũ khí để viện trợ và không có kế hoạch lấp đầy khoảng trống mà Mỹ để lại.

    Kiev xác nhận họ đang đặt nền móng cho các cuộc đàm phán trong tương lai bằng cách chiếm giữ một phần vùng Kursk của Nga trong một cuộc tấn công xuyên biên giới bất ngờ vào tháng 8. Ông Zelensky cho biết việc nắm giữ vùng lãnh thổ này sẽ đóng vai trò như một con bài thương lượng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Zelensky gặp Donald Trump tại Trump Tower ở New York vào tuần trước. Ứng cử viên Tổng thống đảng Cộng hòa nhiều lần tuyên bố có thể nhanh chóng kết thúc chiến tranh (Ảnh: Reuters)

      Trắng tay ở Washington

      Tuần trước, trong nỗ lực củng cố sự ủng hộ của các đồng minh, ông Zelensky đã đến thăm Mỹ để tiếp thị cái gọi là “kế hoạch chiến thắng” của mình, một công thức nhằm củng cố vị thế của Ukraine trước các cuộc đàm phán có thể xảy ra với Moscow. Zelensky mô tả đây là "chiến lược đạt được hòa bình thông qua sức mạnh".

      Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Ukraine đã rời khỏi Washington mà không đạt được 2 vấn đề trọng tâm: Mỹ cho phép sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga; và tiến triển trong nỗ lực gia nhập NATO của Ukraine. Chính quyền Biden đã phản đối cả hai, vì lo ngại điều đó có thể khuyến khích Moscow leo thang xung đột, có khả năng lôi kéo Mỹ và các đồng minh khác.

      Các quan chức Mỹ không mấy ấn tượng với “kế hoạch chiến thắng” của ông Zelensky, trong đó bao gồm yêu cầu cung cấp số lượng lớn vũ khí của phương Tây.

      Một quan chức cấp cao Ukraine nói với Financial Times rằng, mặc dù kế hoạch chiến thắng của ông Zelensky trình bày lại các mục tiêu cũ, nhưng ý nghĩa thực sự của nó là nó chuyển mục tiêu chiến tranh của Ukraine từ giải phóng hoàn toàn sang bẻ cong cuộc chiến theo hướng có lợi cho Kiev.

      “Đó là một nỗ lực nhằm thay đổi quỹ đạo của cuộc chiến và đưa Nga vào bàn đàm phán. Ông Zelensky thực sự tin tưởng vào điều đó”, vị quan chức cho hay.

      Nhiều nhà ngoại giao châu Âu tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York vào tuần trước cho biết đã có sự thay đổi rõ rệt trong giọng điệu và nội dung các cuộc thảo luận xung quanh một giải pháp tiềm năng.

      Họ lưu ý rằng các quan chức Ukraine cởi mở hơn trong việc thảo luận về khả năng đồng ý ngừng bắn ngay cả khi quân đội Nga vẫn ở trên lãnh thổ của họ và các cuộc thảo luận thẳng thắn hơn giữa các quan chức phương Tây về tính cấp thiết của một thỏa thuận.

      Người dân địa phương đi qua một công trình lắp đặt máy biến áp điện ở Kiev bị hư hỏng do cuộc tấn công của Nga. Điện Kremlin đã phá hủy ít nhất một nửa công suất sản xuất điện của Ukraine (Ảnh: Reuters)

      Xã hội kiệt quệ, người dân mong muốn hòa đàm

      Dư luận Ukraine dường như cũng cởi mở hơn với các cuộc đàm phán hòa bình - nhưng không nhất thiết phải chấp nhận những nhượng bộ.

      Cuộc thăm dò mà Viện Xã hội học Quốc tế Kiev thực hiện cho Viện Dân chủ Quốc gia vào mùa hè năm nay cho thấy 57% số người được hỏi cho rằng Ukraine nên tham gia đàm phán hòa bình với Nga, tăng từ mức 33% một năm trước đó.

      Cuộc khảo sát cho thấy chiến tranh đang gây thiệt hại nặng nề hơn bao giờ hết: 77% số người được hỏi cho biết họ đã mất người thân, bạn bè hoặc người quen, gấp 4 lần so với hai năm trước. 2/3 cho biết họ cảm thấy khó khăn hoặc rất khó khăn để sống bằng mức thu nhập thời chiến.

      Cuộc sống của người dân Ukraine sắp trở nên khó khăn hơn. Nga đã phá hủy ít nhất một nửa công suất sản xuất điện của Ukraine sau khi nước này nối lại các cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa hàng loạt nhằm vào các nhà máy điện và cơ sở hạ tầng lưới điện vào mùa xuân năm nay.

      Xóa
    2. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAE), Ukraine phải đối mặt với tình trạng thiếu điện “nghiêm trọng” lên tới 6GW, tương đương 1/3 nhu cầu cao điểm vào mùa đông. IEA lưu ý rằng nước này ngày càng phụ thuộc vào 3 nhà máy điện hạt nhân đang còn hoạt động. Nếu Nga tấn công các trạm biến áp gần các nhà máy này - bất chấp mối nguy hiểm rõ ràng - điều đó có thể khiến hệ thống điện của Ukraine sụp đổ.

      Các thành viên của văn phòng tuyển dụng khu vực Kharkov kiểm tra tài liệu của dân thường. Hàng triệu đàn ông Ukraine buộc phải đăng ký nghĩa vụ quân sự nếu không sẽ bị phạt nặng (Ảnh: Getty)

      Một nguồn cơn căng thẳng khác là việc tuyển mộ binh sĩ. Theo luật mới, hàng triệu đàn ông Ukraine đã buộc phải đăng ký nghĩa vụ quân sự nếu không sẽ phải đối mặt với những khoản phạt nặng. Đồng thời, nhiều người Ukraine biết về việc những người đàn ông bị chặn ngẫu nhiên tại các ga tàu điện ngầm hoặc xe lửa, thường vào đêm khuya, và bị đưa đến các trung tâm huy động, sau một thời gian huấn luyện ngắn là đã bị đẩy ra tiền tuyến.

      Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg gặp ông Zelensky tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York. Ukraine tiếp tục thúc đẩy đảm bảo an ninh từ liên minh (Ảnh: AFP)

      Tư cách thành viên NATO

      Tư cách thành viên NATO vẫn là mục tiêu chính của Ukraine, nhưng rất ít trong số 32 thành viên của khối liên minh muốn chấp nhận Kiev trong khi không có lệnh ngừng bắn đầy đủ, lâu dài và một đường ranh giới trên bản đồ xác định phần lãnh thổ Ukraine mà điều khoản phòng thủ chung của liên minh áp dụng.

      Mô hình được một số người đưa ra là tư cách thành viên của liên minh Tây Đức, kéo dài hơn 3 thập kỷ trước khi Bức tường Berlin sụp đổ và thống nhất phần phía Đông.

      Nhưng ngay cả điều này cũng sẽ đòi hỏi Mỹ và các đối tác phải triển khai một lực lượng lớn mà bất kỳ chính quyền Mỹ nào, dù là đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa, đều sẽ phải chùn bước, do Washington đang tập trung vào mối đe dọa từ Trung Quốc. Một câu hỏi đặt ra là liệu các cường quốc châu Âu có sẵn sàng gánh thêm gánh nặng hay không.

      Và liệu Nga có chấp nhận việc Ukraine gia nhập liên minh, một liên kết với phương Tây mà nước này đã cố gắng ngăn chặn về mặt quân sự trong suốt một thập kỷ? Nhiều người ở cả hai bờ Đại Tây Dương cho rằng điều đó khó xảy ra.

      Một quan chức cấp cao của Ukraine cho biết: “Tôi không nghĩ Nga sẽ đồng ý để chúng tôi tham gia NATO”.

      Kể cả khi Ukraine có tư cách thành viên, điều đó là chưa đủ để ngăn chặn hành động quân sự của Nga. “Ngay cả khi chúng tôi nhận được lời mời của NATO, điều đó cũng chẳng có ý nghĩa gì. Đó là một quyết định chính trị”, quan chức cấp cao Ukraine nói thêm.

      Trong chuyến đi có thể là chuyến đi cuối cùng tới châu Âu trước khi rời khỏi Nhà Trắng, ông Biden dự kiến sẽ chủ trì một cuộc họp giữa Ukraine và các đồng minh tại Đức vào ngày 12/10.

      Một quan chức phương Tây thông tin tóm tắt về các cuộc đàm phán của ông Zelensky ở Washington cho biết có những dấu hiệu cho thấy Biden có thể đồng ý thúc đẩy tư cách thành viên NATO của Ukraine trước khi ông rời nhiệm sở vào tháng 1.

      Theo Financial Times

      Huyền Chi

      Xóa
  2. Nhiều Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine đồng loạt bị cách chức - Báo VietnamNet
    5 giờ trước
    https://baomoi.com/nhieu-thu-truong-quoc-phong-ukraine-dong-loat-bi-cach-chuc-c50338920.epi

    Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov đã cách chức 3 thứ trưởng, 1 quốc vụ khanh khi tuyên bố tiến hành một cuộc cải tổ lớn đối với lĩnh vực quản lý quốc phòng thời chiến.
    Theo Politico, ông Umerov ngày 1/10 tuyên bố: "Hệ thống Bộ Quốc phòng Ukraine - Lực lượng vũ trang, Tổng cục Tình báo và Cục giao thông vận tải đặc biêt của nhà nước, là một vòng khép kín trong thời gian thiết quân luật. Điều này có nghĩa là mọi tiến trình bên trong nó phải rõ ràng và được kiểm soát. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm tác động lên nó, dù là trong hay ngoài, đều không thể chấp nhận được. Trong bối cảnh này, việc thay đổi nhân sự đang diễn ra.

    Tôi đã ký một văn bản trình lên Nội các các bộ trưởng Ukraine về việc cách chức 3 Thứ trưởng Stanislav Haider, Oleksandr Serhiy, Yuriy Dzhygyr, và Quốc vụ khanh Lyudmila Darahan".

    Theo ông Umerov, Thứ trưởng Haider sẽ được chuyển sang một vị trí mới ở văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng. Quan chức này cho biết sẽ công bố cho công chúng về các quyết định bổ nhiệm mới, gồm cả quyết định liên quan tới các thứ trưởng mới.

    Quân đội Ukraine đang phải vật lộn để có được nguồn cung quốc phòng ổn định và Bộ trưởng Umerov nói, nước này sẽ bắt đầu cải cách hệ thống mua sắm quốc phòng.

    Theo ông Umerov, doanh nghiệp quốc phòng Spetstechnoexport thuộc sở hữu nhà nước sẽ được chuyển từ cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine sang chính bộ này.

    Kể từ khi nhậm chức vào tháng 9/2023, ông Umerov nhấn mạnh chống tham nhũng sẽ là ưu tiên hàng đầu của ông khi còn tại nhiệm.

    Trả lờiXóa
  3. Croatia từ chối điều quân tham gia sứ mệnh hỗ trợ Ukraine của NATO
    Báo VietnamPlus
    3 giờ trước
    https://baomoi.com/croatia-tu-choi-dieu-quan-tham-gia-su-menh-ho-tro-ukraine-cua-nato-c50339840.epi

    Tổng thống Milanovic nhấn mạnh ông từ chối cử lực lượng vũ trang Croatia tham gia sứ mệnh hỗ trợ Ukraine vì điều đó không phù hợp với lợi ích quốc gia và có thể gây nguy hiểm cho người dân Croatia.
    Ngày 1/10, Tổng thống Croatia Zoran Milanovic đã tái khẳng định lập trường phản đối cử lực lượng vũ trang Croatia tham gia sứ mệnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hỗ trợ Ukraine.

    Phát biểu tại thủ đô Zagreb, Tổng thống Milanovic nhấn mạnh rằng ông từ chối cử lực lượng vũ trang Croatia tham gia sứ mệnh hỗ trợ Ukraine vì điều đó không phù hợp với lợi ích quốc gia và có thể gây nguy hiểm cho người dân Croatia.

    Tổng thống Milanovic khẳng định thêm rằng với các chính sách quốc gia có trách nhiệm, Croatia có thể ngăn chặn xung đột lan sang biên giới của nước này và duy trì hòa bình cũng như đảm bảo an ninh.

    Trước đó, Tổng thống Milanovic đã phản đối việc huấn luyện binh lính Ukraine tại Croatia, viện dẫn những lo ngại về mặt pháp lý./.

    (TTXVN/Vietnam+)

    Trả lờiXóa
  4. AFP Ukraine withdraws from eastern town of Vugledar - Dịch: Ukraina rút khỏi thị trấn phía đông Vugledar
    Oct 02 2024

    Kyiv (Ukraine) (AFP) - Quân đội Ukraine hôm thứ Tư cho biết họ đã rút khỏi thị trấn Vugledar ở phía đông, trao cho Nga một trong những chiến thắng về lãnh thổ quan trọng nhất trong nhiều tuần.

    Sự thất thủ của thị trấn khai thác than đã đặt ra những câu hỏi mới về vị trí phòng thủ của Ukraine dọc theo tuyến tiền tuyến phía đông nam khi lực lượng Nga tiến quân trước mùa đông.

    Khoảng 14.000 người đã sống ở Vugledar trước khi Nga xâm lược, khiến nơi đây trở thành một trong những thành tựu quan trọng của Moscow trong nhiều tháng tiến quân về phía đông.

    Nhóm quân Khortytsia của Ukraine hoạt động trong khu vực này đã đăng trên Telegram rằng: "Bộ Tư lệnh tối cao đã cho phép thực hiện động thái rút các đơn vị khỏi Vugledar để bảo toàn nhân sự và thiết bị quân sự cũng như chiếm giữ vị trí cho các hoạt động tiếp theo".

    Đơn vị này cho biết họ đã gây ra tổn thất nặng nề cho lực lượng Nga nhưng các cuộc tấn công liên tục có nghĩa là "có mối đe dọa bị bao vây", buộc họ phải rút lui.

    Vugledar cách thành phố Donetsk khoảng 50 km (30 dặm) về phía tây nam, thủ phủ của một khu vực mà Nga tuyên bố đã sáp nhập.

    Lực lượng của Moscow đã cố gắng chiếm thị trấn này ngay từ những tuần đầu tiên của cuộc xâm lược, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.

    Thị trấn này đã xảy ra nhiều cuộc giao tranh đẫm máu trong suốt cuộc chiến kéo dài hai năm rưỡi và phần lớn đã bị san phẳng bởi các cuộc pháo kích của Nga.

    Các blogger quân sự Nga đã đăng tải những video trong những ngày gần đây ghi lại cảnh quân đội kéo cờ Nga tại nhiều địa điểm khác nhau ở Vugledar.

    Bộ Quốc phòng ở Moscow chưa chính thức tuyên bố kiểm soát thị trấn.

    Trong cuộc họp báo hàng ngày hôm thứ Tư, lực lượng này cho biết đã chiếm được khu định cư nhỏ Verkhnokamyanske ở xa hơn về phía bắc tại khu vực Donetsk.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - 'Cực kỳ khó khăn' -

      Với nguồn lực quân sự dành riêng cho thị trấn, Vugledar đã mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng đối với cả Nga và Ukraine.

      Thống đốc vùng Donetsk của Ukraine, Vadym Filashkin, cho biết hôm thứ Ba rằng vẫn còn khoảng 100 thường dân sống ở đó mặc dù có giao tranh ác liệt trong những tuần gần đây.

      “Tình hình nhân đạo ở Vugledar đang vô cùng khó khăn,” ông chia sẻ trên Telegram.

      Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết họ nghi ngờ liệu Nga có giành được lợi thế chiến lược từ việc chiếm được thành phố này hay không.

      "Không rõ liệu lực lượng Nga có đạt được tiến triển nhanh chóng ngoài Vugledar trong tương lai gần hay không", báo cáo phân tích chiến trường cho biết.

      Nhưng việc rút quân của Kyiv làm dấy lên mối lo ngại lớn hơn về khả năng giữ vững tiền tuyến rộng lớn dài 1.000 km (625 dặm) trước quân đội Nga có lợi thế về nhân lực và đạn dược.

      Việc chiếm được Vugledar diễn ra trong bối cảnh quân đội Nga đang cố gắng tiến về trung tâm hậu cần Pokrovsk, xa hơn về phía bắc.

      Hàng ngàn thường dân đã chạy trốn khỏi Pokrovsk trong tháng qua, trong khi lực lượng Nga hiện chỉ còn cách đó chưa đầy 10 km.

      Thành phố khai thác mỏ này là nơi sinh sống của 60.000 người trước khi Moscow phát động cuộc tấn công, và việc chiếm được thành phố này sẽ là một trong những thành quả quan trọng nhất của Nga trong nhiều tháng.

      Trong khi đó, cả hai bên đều báo cáo có người thiệt mạng trong các cuộc không kích gần tiền tuyến.

      Ukraine cho biết một phụ nữ 69 tuổi đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga ở khu vực Kherson, phía nam, một ngày sau cuộc tấn công của Nga vào một khu chợ ở thành phố Kherson khiến sáu người thiệt mạng.

      Tại khu vực Belgorod của Nga, nhiều cuộc không kích của Ukraine đã giết chết ít nhất hai người và làm bị thương 14 người, Thống đốc Vyacheslav Gladkov cho biết.

      Một tài xế xe tải đã thiệt mạng khi "hai máy bay không người lái FPV (góc nhìn thứ nhất) tấn công hai chiếc xe tải đang chạy trên đường cao tốc", anh cho biết trên Telegram, đồng thời đăng tải hình ảnh cabin xe tải bị cháy rụi.

      Gladkov cho biết một cuộc tấn công sau đó vào một doanh nghiệp nông nghiệp đã giết chết một người và làm bị thương 13 người khác.

      Hãng thông tấn AFP

      Xóa
    2. https://www.france24.com/en/live-news/20241002-ukraine-withdraws-from-eastern-town-of-vugledar

      Xóa
  5. Ukraine ra lệnh rút lui khỏi Vuhledar
    12:30 , Alexander Butler

    Bộ chỉ huy quân sự miền Đông cho biết hôm thứ Tư rằng quân đội Ukraine đã nhận được lệnh rút quân khỏi thị trấn Vuhledar trên đỉnh đồi phía Đông đang bị bao vây để tránh bị quân đội Nga bao vây.

    Tuyên bố cho biết: "Bộ chỉ huy cấp cao đã cấp phép thực hiện một cuộc điều động rút các đơn vị khỏi Vuhledar để bảo toàn nhân sự và thiết bị quân sự, cũng như chiếm giữ các vị trí cho các hành động tiếp theo".

    Trả lờiXóa
  6. Không thấy tờ báo tiếng Việt nào, ngoài Google.tienlang lên tiếng bình luận: TẠI SAO BÂY GIỜ THỦ TƯỚNG OLAF SCHOLZ MUỐN ĐÀM PHÁN VỚI VLADIMIR PUTIN?

    Trả lờiXóa
  7. Bộ trưởng Ba Lan nặng lời chỉ trích Ukraine
    V.N (Theo RT, UP)
    Thứ tư, ngày 02/10/2024 20:32 PM (GMT+7)
    https://danviet.vn/bo-truong-ba-lan-nang-loi-chi-trich-ukraine-20241002203221982.htm

    Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak tuyên bố Ukraine đã quên rằng Ba Lan là nước đầu tiên cung cấp viện trợ quân sự cho mình.
    Ukraine đang thể hiện sự thiếu trân trọng đối với sự hỗ trợ quân sự của Warsaw trong cuộc xung đột với Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz phát biểu trong một cuộc phỏng vấn được công bố ngày 2/10.

    Phát biểu với hãng tin Wiadomosci, ông lưu ý rằng Ba Lan là nước đầu tiên gửi vật tư quân sự cho Ukraine và và cáo buộc giới lãnh đạo Ukraine "không nhớ gì về khoản viện trợ này".

    Trước đó, Tổng thống Andrzej Duda ước tính tổng hỗ trợ của Warsaw cho Ukraine là 100 tỷ zloty (26 tỷ USD), tương đương 3,3% GDP của Ba Lan.

    Trong cuộc phỏng vấn, ông Kosiniak-Kamysz cũng đề cập khả năng Ukraine gia nhập EU, tuyên bố rằng ông tin rằng Kiev chỉ có thể gia nhập khối sau khi khai quật các nạn nhân của vụ thảm sát Volyn do những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine gây ra trong Thế chiến II.

    Người ta ước tính rằng từ 40.000 đến 100.000 người Ba Lan đã bị Quân đội nổi dậy Ukraine (UPA) liên kết với Đức Quốc xã sát hại từ năm 1943 đến năm 1945 tại các khu vực Volhynia và Đông Galicia, hiện là một phần của Ukraine.

    Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan cho biết ông "về cơ bản không đồng ý" với khẳng định của Tổng thống Duda rằng bất kỳ ai cản trở con đường gia nhập EU của Kiev đều "hành động phù hợp với lợi ích của Moscow", đồng thời nhấn mạnh rằng Ukraine phải đáp ứng một số điều kiện nhất định trước khi gia nhập khối, bao gồm giải quyết vấn đề Volyn.

    Vụ thảm sát Volyn từ lâu đã trở thành điểm nóng trong mối quan hệ giữa hai nước láng giềng. Warsaw đã tuyên bố vụ thảm sát là "diệt chủng", nhưng Kiev đã hạ thấp sự việc và ca ngợi những kẻ gây ra tội ác, chẳng hạn như Stepan Bandera, kẻ cộng tác khét tiếng với Đức Quốc xã, là "những chiến binh tự do" và "anh hùng dân tộc".

    Khi được hỏi liệu việc cáo buộc Kiev vô ơn đối với viện trợ quân sự và gây sức ép về vụ thảm sát Volyn có thể thúc đẩy tình cảm chống Ukraine hay không, ông Kosiniak-Kamysz cho biết việc không giải quyết được những câu hỏi đó sẽ chỉ khiến chúng trở nên trầm trọng hơn.

    Tháng trước, hãng tin Witold Jurasz đưa tin, trích lời một cựu nhà ngoại giao Ba Lan, rằng vấn đề này đã dẫn đến một cuộc cãi vã giữa Tổng thống Volodymyr Zelensky và Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski.

    Trong một cuộc họp ở Kiev, ông Sikorski được cho là đã nêu vấn đề này với nhà lãnh đạo Ukraine nhưng bị chỉ trích dữ dội khi ông Zelensky yêu cầu các quan chức Ba Lan giữ im lặng về vụ thảm sát Volyn và các bất bình lịch sử khác giữa hai quốc gia.

    Ngày 2/10, tại cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiga, Chủ tịch Quốc hội Ba Lan, Szymon Holovnia, đã nêu vấn đề về việc khai quật những người thiệt mạng trong các sự kiện ở Volyn trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

    Họ cũng đã thảo luận nhiều vấn đề, bao gồm hợp tác an ninh hơn nữa và hỗ trợ nhiều mặt cho Ukraine.

    Trả lờiXóa