Mỹ thúc đẩy một cuộc chiến ủy nhiệm tại Ukraina: Đâu là những hệ quả?
Đăng ngày: 12/05/2022 - 15:18
Từ trái sang phải: Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken, tại Kiev, Ukraina ngày 25/04/2022.
Sau hơn hai tháng xung đột, Hoa Kỳ và các đồng minh
quyết định ồ ạt viện trợ quân sự cho Kiev để đánh bại Vladimir Putin. Một bước
ngoặt chiến lược biến Ukraina thành một chiến trường chưa từng có giữa phương
Tây và Nga. Nhưng giới quan sát cảnh báo, cuộc chiến ủy nhiệm mà Mỹ đang tiến
hành ở Ukraina ẩn chứa nhiều hệ quả nguy hiểm.
Ukraina : «
Cánh tay vũ trang nối dài » cho Mỹ chống Nga?
Trong cách thức tiếp cận cuộc xung đột tại Ukraina,
Hoa Kỳ những ngày gần đây đã có những hành động kiên quyết hơn: Thông qua gói
viện trợ 40 tỷ đô la vũ khí và nhân đạo tại Quốc Hội (10/5) hay như Ký luật «Ukraine
Democracy Defense Lend-Lease Act of 2022» để tăng tốc cung cấp vũ khí cho Kiev.
Văn bản này dựa vào đạo luật « cho vay-cho thuê vì quốc phòng » có từ năm 1941,
thời Đệ Nhị Thế Chiến. Theo đó, Mỹ được phép « bán, nhượng, trao đổi, cho thuê
hoặc cung cấp » vũ khí cho các nước đồng minh bị phát xít Đức đe dọa.
Rồi các phát ngôn từ chính quyền Biden cũng mỗi lúc
cứng rắn hơn. Ngày 25/04/2022, khi đến thăm Kiev lần đầu tiên sau hai tháng
xung đột bùng phát, cùng với ngoại trưởng Anthony Blinken, bộ trưởng Quốc Phòng
Mỹ Lloyd Austin tuyên bố: «Người Ukraina có thể giành chiến thắng nếu
như họ có được những khí tài, sự hậu thuẫn tốt. Chúng ta muốn thấy nước Nga bị
suy yếu đến một mức độ mà Nga không thể làm điều tương tự như việc xâm chiến
Ukraina.»
Giới quan sát cho rằng, khi gởi hai viên chức hàng
đầu đến Kiev, chính quyền Biden muốn bắn đi một thông điệp rõ ràng đến Matxcơva
và thế giới : Nước Mỹ đã trở lại, nhưng lần này với vai trò « Leading From
Behind » (Chỉ huy từ hậu trường). Trong cuộc xung đột lần này, Hoa Kỳ lại dẫn đầu
các nền dân chủ - tự do trong cuộc chiến chống các chế độ độc tài chuyên chế mà
Vladimir Putin là một gương mặt tiêu biểu. Và ở đó, Ukraina sẽ là « cánh tay vũ
trang nối dài » cho Mỹ và châu Âu.
Trong « cuộc chiến của Joe Biden »1, theo như tựa một
bài viết của Le Monde, bộ ba Jake Sullivan – cố vấn an ninh quốc gia, người vạch
ra chiến lược; Antony Blinken – ngoại trưởng Mỹ, đảm trách vế nhân đạo và
Lloyd Austin – bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, phụ trách khâu quân sự, sẽ đảm nhiệm
vai trò đầu tầu, thực thi « sứ mệnh ». Chuyên gia về Hoa Kỳ Annick Cizel, đặc
biệt nhấn mạnh đến vai trò của lãnh đạo Lầu Năm Góc :
Kể từ giờ, chính « Lloyd Austin, bộ trưởng Quốc
Phòng Mỹ - người mà chúng ta không thấy xuất hiện, chưa nghe phát biểu từ bao
lâu nay – sẽ người chỉ đạo việc điều phối Mỹ - châu Âu, cung cấp vũ khí, đào tạo
binh sĩ Ukraina mà mọi người giờ đều biết (…) Trong cuộc leo thang xung đột
đang diễn ra, chính lãnh đạo bộ Quốc Phòng, chủ nhân Lầu Năm Góc, sẽ thông tin
công khai về những nỗ lực của Mỹ hậu thuẫn Ukraina. »2
Chiến tranh
Ukraina : Cơ hội để Mỹ khôi phục uy tín?
Vì sao Hoa Kỳ lại có sự quay ngoắc như thế về chiến lược sau nhiều tuần tỏ ra thận trọng ? Cú sốc rút quân khỏi Afghanistan trong hỗn loạn hồi tháng 8/2021, được xem như là một bảng tổng kết thành tích thảm hại của Mỹ sau 20 năm chiến tranh không hồi kết ở Irak và Afghanistan.
Theo Le Monde, có nhiều nguyên nhân giải thích cho
sự năng động này của Mỹ. « Thứ nhất, sẽ dễ
dàng hơn khi tham gia vào một cuộc chiến ủy nhiệm mà không lo một binh sĩ Mỹ
nào bị thiệt mạng trên chiến trường. Điều thứ hai, không kém phần quan trọng,
đó là lần đầu tiên Mỹ tin rằng khó thể bị tấn công và lịch sử đang đứng về phía
họ. Sau cùng, một sự hậu thuẫn mang tính quyết định có thể khôi phục phần nào
uy tín của đất nước bị sứt mẻ sau thất bại ê chề ở Kabul » 3.
Thế nên, khi nhắc đến quyết tâm sử dụng cuộc xung đột
tại Ukraina để tiến hành một cuộc chiến ủy nhiệm chống Nga với một mục tiêu là
« làm suy yếu nước Nga », nhà phân tích Anatol Lieven, Quincy Institute for
Responsible Statecraft, cảnh báo :
«Điều đó có
nghĩa là Washington sẽ áp dụng một chiến lược mà mọi tổng thống Mỹ đều cẩn trọng
tránh trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh : Đó là tài trợ cho một cuộc chiến ở châu
Âu, ẩn chứa nguy cơ leo thang cao dẫn đến đối đầu quân sự trực tiếp giữa Nga và
NATO. Một cuộc đối đầu có thể được kết thúc bằng một thảm họa hạt nhân.
Việc Hoa Kỳ
và NATO thời đó, từ chối hậu thuẫn các cuộc nổi dậy vũ trang chống lại chế độ
Xô Viết ở Đông Âu, rõ ràng là không dựa trên bất kỳ sự thừa nhận nào về tính hợp
pháp của chế độ cộng sản và sự thống trị của Liên Xô, mà chỉ dựa trên những
tính toán đơn giản và sáng suốt về những rủi ro khủng khiếp mà Hoa Kỳ, châu Âu
và toàn thể nhân loại có thể gánh lấy.»4
W and W –
Win or Weaken ?
Bài phát biểu của ông Lloyd Austin, đặc biệt thu
hút sự chú ý của giới quan sát chí ít ở hai điểm. Thứ nhất là mong muốn nhìn « thấy
nước Nga bị suy yếu ». Đối với nhiều nhà phân tích, đây là một tuyên bố
vô nghĩa, đạo đức giả. Cho đến lúc này Nga chưa cho thấy có dấu hiệu nào xâm
chiếm thêm bất kỳ nước nào khác, cũng như càng không thể tấn công NATO trước những
màn phô trương sức mạnh tồi tệ hiện nay.
Nhà chính trị học, chuyên gia về quan hệ quốc tế,
Bertrand Badie5 phê phán, khi nói rằng «
làm suy yếu nước Nga », điều đó cũng có nghĩa là « chủ nghĩa cứu thế đang trở lại. Hoa Kỳ ở có mặt ở đây là để chiến đấu
chống lại đế chế của điều Ác đang trỗi dậy. Điều đó chỉ làm cho ông Putin thêm
hài lòng, bởi vì đây chính xác là kiểu lập luận mà ông ấy đang trông đợi để lên
án Mỹ và phương Tây đe dọa an ninh của Nga ».
Điểm lưu ý thứ hai trong phát biểu của Lloyd Austin
: Ukraina
có thể giành được thắng lợi trong cuộc chiến với Nga. Vậy từ « thắng lợi
» ở đây nên hiểu như thế nào ? Với ông Anatol Lieven, sự mập mờ này cho thấy rõ
Mỹ đang sử dụng cuộc xung đột tại Ukraina không hẳn là để bảo vệ Ukraina mà còn
vì một mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn.
«Nếu chiến thắng
có nghĩa là giúp Ukraina chiến đấu chống Nga và ngăn chặn Nga xâm chiếm
Ukraina, thì tất nhiên điều đó là hoàn toàn chính đáng. Nhưng đã có những ý kiến
cho rằng chiến thắng có nghĩa là thực sự giúp Ukraina giành lại toàn bộ những
vùng lãnh thổ đã mất vào tay Nga kể từ năm 2014, bao gồm cả vùng đất là Nga hiện
coi là một phần lãnh thổ quốc gia mình. Đương nhiên, đây sẽ là một sự leo thang
quyết liệt thực sự trong các mục tiêu của Hoa Kỳ, vốn dĩ tiềm ẩn nhiều hậu quả
nghiêm trọng.»6
Theo phân tích của vị chuyên gia thuộc Quincy Institute
for Responsible Statecraft, nếu đây chính là mục tiêu sau cùng của Mỹ, điều đó
chẳng khác gì với việc Washington đang vạch ra công thức cho một cuộc
chiến vĩnh viễn, với những tổn thất và đau khổ khủng khiếp cho người Ukraina.
Bởi vì, họ không thể tấn công vào các vị trí phòng thủ cố thủ của Nga như là
chiến đấu bảo vệ các khu đô thị đang diễn ra.
Tái chiếm lại các vùng lãnh thổ đã bị mất, trên
bình diện chính trị và địa lý, đối với Kiev giờ cũng là điều không thể, trừ phi
Mỹ và Ukraina phá hủy hoàn toàn Nhà nước Nga, theo như phân tích của nhà nghiên
cứu Anatol Lieven: «Toàn bộ các định chế
chính trị Nga, kể cả Alexei Navalny, lãnh đạo phe đối lập, tất cả đều xem
Crimée như là một phần lãnh thổ Nga. Hơn nữa, điều này đã được một bộ phận lớn
người dân bán đảo Crimée, vốn dĩ cũng là tộc người Nga ủng hộ mạnh mẽ. Vì vậy,
theo tôi, để có thể đi đến việc Nga trao trả bán đảo Crimée, về cơ bản, bạn phải
tiêu diệt Nhà nước Nga ».
Ukraina : Đức
và Pháp không muốn kéo dài chiến tranh
Trong nước cờ này, Hoa Kỳ có lẽ cũng không nên bỏ
qua một tác nhân khác, tuy không can dự trực tiếp, nhưng có một vai trò không
nhỏ: Trung Quốc, có thể cản trở mọi ý đồ làm suy yếu nước Nga của phương Tây.
Trên trang mạng của viện nghiên cứu, Anatol Lieven giải thích: «Trung Quốc cho đến lúc này tỏ ra rất chừng
mực trong việc ủng hộ Nga. Nhưng Bắc Kinh sẽ không dung thứ cho một chiến lược
nào của Mỹ nhằm phá hủy nước Nga, dẫn đến hậu quả là cô lập hoàn toàn Trung Quốc.
»4
Tất nhiên, chiến lược của Mỹ sử dụng chiến tranh ở
Ukraina để làm «suy yếu Nga » cũng sẽ không tương thích cho việc tìm kiếm một
giải pháp hòa bình. Có nhiều rủi ro Washington phản đối bất kỳ sự dàn xếp nào để
mà cuộc chiến vẫn tiếp diễn. Hồi tháng Ba vừa qua, việc chính quyền Kiev đưa ra
một loạt các đề xuất rất hợp lý, trong đó cam kết giữ thế trung lập, nhưng lại
không được sự ủng hộ công khai từ Washington là một điều đáng chú ý.
Phải chăng điều đó cũng có nghĩa là Hoa Kỳ trên thực
tế đang biến Ukraina như là một «đồng minh» ? Chuyên gia Lieven cảnh báo, chiến
lược này của Mỹ được Lloyd Austin đề cập đến có nguy cơ đẩy Mỹ can dự nhiều hơn
nữa vào việc hậu thuẫn cho phe dân tộc chủ nghĩa cực đoan ở Ukraina quay lại chống
chính tổng thống Zelensky.
Chỉ có điều như quan sát của tờ báo Pháp Journal Du
Dimanche, chiến lược này của Mỹ chưa hẳn nhận được sự ủng hộ hoàn toàn từ nhiều
nước đồng minh châu Âu. «Cuộc chiến này không thể kéo dài mãi. Chiến
tranh diễn ra ngay trên chính lãnh thổ lục địa và do vậy, châu Âu không mong muốn
đưa châu lục này lao vào sự bất ổn», theo như giải thích của một nhà
ngoại giao xin ẩn danh.7.
Đối với nhà nghiên cứu về quan hệ xuyên Đại Tây
Dương, Alexandra de Hoop Scheffer, thuộc German Marshall Fund, chi nhánh tại
Paris, « sự can dự ngày càng mạnh mẽ của
Mỹ trong cuộc chiến này đáp ứng những đòi hỏi của các đồng minh ở sườn phía
Đông của Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương – NATO, nhưng Paris cũng như là
Berlin hay như Roma đều xem quyết định trên của Mỹ như là một sự leo thang có
thể đẩy các nước châu Âu đi đến việc can dự trực tiếp hơn nữa vào cuộc xung đột
».
Tóm lại, trong cuộc xung đột Ukraina lần này, chưa biết hồi nào kết thúc, bị kẹp giữa Washington và Matxcơva, châu Âu hẹp đường hành động, như tựa đề một bài viết trên tờ Journal Du Dimanche!
**********
Ghi chú :
1. Comment les hommes du président Biden s’emparentde la guerre en Ukraine ? – Google.tienlang dịch: Người của Tổng thống Biden đang tiếp quản cuộc chiến ở Ukraine như thế nào, Le Monde ngày 05/05/2022.
2. Guerre en Ukraine : l’Amérique à la manœuvre –France Culture ngày 29/04/2022.
3. L’interventionisme américain de retour – Le
Monde ngày 05/05/2022.
4. The horrible dangers of pushing a US proxy war
in Ukraine – Responsible Statecraft ngày 27/04/2022.
5. Ukraine : le nouveau face-à-face
Russie-États-Unis. – France Culture ngày 03/05/2022.
6. Is the U.S. Treating the Ukraine Conflict as a
Proxy War Against Russia? – DemocracyNow (Youtube) ngày 28/04/2022.
7. Entre Washington et Moscou, une voie étroite
pour l’Europe – Journal du Dimanche ngày 30/04/2022.
Bùi Ngọc Trâm Anh Giới thiệu
======
Tổng thống Putin: Trong nhiều năm qua Nga đã cố gắng cải thiện quan hệ với Ukraina
Trả lờiXóa20:53 21.12.2022
Moskva (Sputnik) - Trong nhiều năm qua, Nga đã làm mọi việc để xây dựng mối quan hệ anh em với Ukraina, nhưng không hiệu quả, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói.
“Chúng tôi đã thực hiện trong nhiều thập kỷ, tôi muốn nhấn mạnh điều này, trong nhiều thập kỷ, chúng tôi đã cố gắng xây dựng quan hệ (với Ukraina). Trong điều kiện địa chính trị mới, chúng tôi đã làm mọi cách để xây dựng không chỉ quan hệ láng giềng tốt đẹp, mà còn là quan hệ anh em trong môi trường mới.
Chúng tôi đã tạo điều kiện: chúng tôi đã cho vay, chúng tôi đã cung cấp năng lượng hầu như miễn phí trong nhiều năm. Thế nhưng không hề có điều gì mang lại hiệu quả” - ông Putin nói tại cuộc họp Bộ Quốc phòng.
quá chuẩn
XóaTrả lời RFI Việt ngữ, Philippe Sébille Lopez, chuyên gia về năng lượng và địa chính trị, thuộc cơ quan tư vấn Géopolia, Pháp, nhìn nhận chiến tranh Ukraina là một cơ hội bằng vàng cho các nhà sản xuất ở Mỹ :
Trả lờiXóaPhilippe Sébille Lopez : « Hoa Kỳ luôn có tiềm năng khai thác khí đốt rất lớn, mà chủ yếu là khí đá phiến. Tuy nhiên, để phát triển mảng công nghiệp này, các nhà sản xuất Mỹ cần được bảo đảm họ phải có một thị trường rộng lớn. Khủng hoảng Ukraina là một cơ hội. Châu Âu quay lưng lại với Nga và phải cần đến khí đốt của Mỹ, bỗng chốc trở thành một thị trường vô cùng to lớn và đang phát triển thêm nữa theo chiều hướng này. Mỹ đang nhòm ngó để thay thế vào chỗ trống của Nga, bởi từ khi chiến tranh Ukraina bùng nổ, Matxcơva không còn muốn bán khí đốt cho châu Âu, mà bản thân Bruxelles cũng không muốn để Matxcơva dùng dầu khí như một vũ khí để bắt chẹt Liên Âu ».
RFI : Thế nhưng cả bên cung lẫn bên cầu đều đang gặp nhiều giới hạn.
Philippe Sébille Lopez : « Khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ tiếp tục tăng thêm. Vấn đề đặt ra là các nhà sản xuất tư nhân của Mỹ cần được bảo đảm là họ sẽ cung cấp khí đốt cho châu Âu trong một thời gian dài. Chẳng hạn đấy phải là những hợp đồng trên 15 năm, bởi vì khai thác khí hóa lỏng đòi hỏi nhiều đầu tư vào công nghệ mới. Trong khi đó, với chính sách chuyển đổi năng lượng, Liên Hiệp Châu Âu đề ra mục tiêu giảm bớt mức độ lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch vào ngưỡng 2035. Điều đó có nghĩa là châu Âu ký hợp đồng với Mỹ trong giai đoạn từ 10 đến 12 năm mà thôi. Do vậy Liên Âu tiến thoái lưỡng nan : Bruxelles muốn từ bỏ một phần năng lượng hóa thạch để thay thế bằng các loại năng lượng tái tạo. Nhưng trước mắt Liên Âu lại chưa thể trông cậy vào khí đá phiến của Mỹ, bởi vì các nhà sản xuất ở bên kia Bắc Đại tây Dương muốn được bảo đảm rằng họ phải ký được những hợp đồng dài hạn với châu Âu. Nói cách khác, cả bên cung lẫn bên cầu đều lâm vào thế kẹt ».
RFI : Nhưng trong mọi trường hợp, Liên Hiệp Châu Âu vẫn lệ thuộc vào các nguồn cung cấp năng lượng « bên ngoài », thay đổi duy nhất trong năm là chuyển từ quỹ đạo của Nga để ngả về phía các nhà cung cấp Mỹ.
Philippe Sébille Lopez : « Liên Hiệp Châu Âu luôn và vẫn sẽ phải phụ thuộc vào các nguồn cung cấp nước ngoài về năng lượng hóa thạch, bởi trên châu lục này gần như không còn dầu khí, ngoại trừ ở vùng Biển Bắc. Ngay cả tại đây, thật ra thời kỳ vàng son đã qua, những năm tháng phồn thịnh nhất đã thuộc về quá khứ. Dầu và khí đốt ở Biển Bắc đang cạn dần. Đó chính là lý do khiến Liên Âu đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo và chuyển hướng về hydrogen. Nhưng đừng quên rằng, để có hydrogen, chúng ta cũng cần có điện vậy ! Năng lượng gió hay Mặt trời không phải là những giải pháp lý tưởng, vì đây không phải là những nguồn năng lượng mà mức sản xuất có thể điều chỉnh tùy theo nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Liên Âu càng lúc càng phải phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, mặc dù có thể thay thế nguồn cung cấp của Nga bằng các tập đoàn của Mỹ. Vấn đề đối với Liên Hiệp Châu Âu vẫn nguyên vẹn: Châu lục này càng lúc càng cần nhiều phương tiện để cung cấp điện lực cho thị trường nội địa, nhưng kết quả thì lại không có gì là chắc chắn trong những điều kiện nghiên cứu hiện nay ».
Xem bài 2022, Khí đốt của Mỹ đổ bộ vào châu Âu
Đăng ngày: 20/12/2022 - 12:00
https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-kinh-t%E1%BA%BF/20221220-2022-kh%C3%AD-%C4%91%E1%BB%91t-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-%C4%91%E1%BB%95-b%E1%BB%99-v%C3%A0o-ch%C3%A2u-%C3%A2u
bạn lạc đề rồi
XóaMỹ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam với binh hùng tướng mạnh, với nửa triệu binh sĩ cùng hàng vạn lính chư hầu mà không thắng được phải đổi sang Việt Nam hóa chiến tranh. Như anh ngụy - puppet Nguyễn Văn Thiệu từng nói: "Nguyễn Văn Thiệu (NVT): Người Mỹ đánh giặc ở đây không đánh được, đi về. Đặt ra một cái chương trình Việt Nam hóa, chúng ta chấp nhận, rồi cũng hổng “Việt Nam hóa”. Hổng “Việt Nam hóa” rồi, hứa rằng Cộng Sản xâm phạm thì sẽ phản ứng, hổng phản ứng. Thì chỉ còn một cái chuyện tối thiểu là đưa đồ cho người ta đánh, mà không đưa. Thì thử hỏi cái đó là cái gì? Thất hứa, thiếu công bằng, thiếu tín nghĩa, vô nhân đạo đối với 1 “đồng minh” đang chịu đau khổ triền miên. Trốn tránh trách nhiệm của một đại cường quốc.
Trả lờiXóaXem bài Ngày 21.4.1975- ‘Tổng thống’ Nguyễn Văn Thiệu ăn vạ chủ Mỹ
https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/04/ngay-2141975-tong-thong-nguyen-van.html
Anh hề Puppet Zelensky đang ở Mỹ xin tiền nhưng rồi cũng như puppet tiền bối Nguyễn Văn Thiệu thôi.
Thắng làm sao được!
Bài hay:
Trả lờiXóaTruyền thông Mỹ và cách đưa tin về cuộc chiến tranh Việt Nam
PGS, TS. DƯƠNG VĂN QUẢNG, THS. NGUYỄN THÙY VÂN
21:58, ngày 24-04-2019
TCCSĐT - Đề cập vai trò của truyền thông Mỹ, các nhà nghiên cứu truyền thông đều thống nhất nhận định: từ chỗ chỉ là những tờ báo thuộc địa của Anh, giai cấp tư sản cầm quyền ở Mỹ đã dần xây dựng lên một hệ thống thông tin lớn nhất thế giới, tạo ra cách đưa tin kiểu Mỹ và định hướng thông tin không chỉ đối với công chúng trong nước mà cả trên thế giới.
Năm 1950, Tổng thống Mỹ H. S. Truman tuyên bố trong buổi lễ thành lập Ủy ban Thông tin tuyên truyền Liên bang: “Chúng ta cần buộc thế giới phải nghe những gì ta nói. So với các hoạt động đối ngoại khác, nhiệm vụ đó không kém phần quan trọng… Điều đó cũng quan trọng như sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế”.
Nhìn lại 100 năm về trước với 05 cuộc chiến tranh mà Mỹ tham chiến, kể từ cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha năm 1898 (1), có thể rút ra nhiều nhận định khác nhau về vai trò của truyền thông Mỹ trong chiến tranh. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm thay đổi cách đưa tin của truyền thông Mỹ, nhất là khi đã thoát khỏi vòng cương tỏa của giới cầm quyền nước này để đưa tin một cách minh bạch, công khai và nhanh nhất.
Giai đoạn 1954 - 1963
Không phải ngẫu nhiên mà truyền thông Mỹ và phương Tây thay đổi cách nhìn và đưa tin về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, bởi nó cần những cú hích mạnh từ những gì diễn ra tại chiến trường miền Nam Việt Nam trong vòng 10 năm.
Thật vậy, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, báo in gần như đóng vai trò độc quyền về truyền thông và thông tin. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, báo in vẫn đóng vai trò thông tin quan trọng nhưng đã dần bị lấn lướt bởi đài phát thanh. Trong suốt hai thập niên Chiến tranh lạnh (1945 - 1964), mọi phương tiện truyền thông trên thế giới bị kiểm soát bởi quyền lực chính trị. Mọi vấn đề quốc tế, kể cả truyền thông, thông tin đều tập trung vào cuộc đối đầu ý thức hệ giữa hai phe. Thông tin về cuộc chiến tranh Việt Nam thời gian đầu cũng không nằm ngoài quy luật này.
Truyền thông nói riêng và công luận Mỹ nói chung về cơ bản ủng hộ các chiến lược toàn cầu của Mỹ, từ chiến lược “bên miệng hố chiến tranh” đến chiến lược “vượt trên ngăn chặn” hay “phản ứng linh hoạt”. Cũng vì lẽ đó, truyền thông Mỹ không quan tâm đến, hay nói đúng hơn là ủng hộ việc Chính phủ Mỹ giúp đỡ quân sự cho quân đội viễn chinh Pháp ngay từ năm 1950 và sau đó trực tiếp can thiệp, hất cẳng Pháp và ủng hộ chế độ Việt Nam Cộng hòa dưới chiêu bài “chống lại sự bành trướng của cộng sản” ở châu Á, “bảo vệ thế giới tự do”, không thực hiện Hiệp định Geneve. Đi liền với đó là chế độ kiểm duyệt báo chí hết sức chặt chẽ được áp dụng trong hai cuộc chiến tranh thế giới và trong hai thập niên đầu Chiến tranh lạnh. Rất ít thông tin về cuộc chiến tranh Việt Nam được cập nhật trên các phương tiện truyền thông nói chung và truyền hình Mỹ nói riêng. Chỉ có một số phóng sự được thực hiện và chủ yếu là về “sự xuất hiện của lực lượng cộng sản” ở miền Nam Việt Nam và những cuộc hành quân “tiễu trừ cộng sản” của quân đội Sài Gòn được cố vấn quân sự Mỹ chỉ đạo.
Chính vì vậy, nhận thức của công chúng Mỹ về cuộc chiến tranh Việt Nam ở giai đoạn này cũng khá mờ nhạt. Chính phủ Mỹ tạo ra một hệ thống thông tin nhằm định hướng tư tưởng cho công chúng Mỹ, khiến họ tin rằng cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam là nhằm bài trừ “cộng sản” và việc “hậu thuẫn Việt Nam Cộng hòa” là “nghĩa cử tốt đẹp, cao cả” của nước Mỹ.
Đến đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Chính phủ Mỹ vẫn nắm hoàn toàn quyền kiểm soát truyền thông, mọi tin tức xuất hiện trên truyền hình nói riêng và các phương tiện truyền thông nói chung đều chịu sự kiểm duyệt chặt chẽ của Chính phủ Mỹ. Truyền thông và công luận Mỹ về cơ bản ủng hộ các chiến lược toàn cầu của nước này, ủng hộ Chính phủ Mỹ can thiệp vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Giai đoạn 1960 - 1968, truyền hình Mỹ bắt đầu tìm cách vượt khỏi sự kiểm soát của Chính phủ Mỹ và mang đến những thông tin xác thực về cuộc chiến tranh Việt Nam cho công chúng Mỹ. Thông tin về cuộc chiến tranh Việt Nam xuất hiện khá đều đặn, tăng dần về số lượng trên các kênh truyền hình của Mỹ và trở thành một trong những mối quan tâm của người dân Mỹ.
XóaGiai đoạn 1965 - 1968
Trong giai đoạn này, truyền thông Mỹ đã có nhiều thay đổi trong cách thức đưa tin về cuộc chiến tranh Việt Nam.
Thứ nhất, tổ chức xây dựng đội ngũ đưa tin hùng hậu. Có thể nói, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là giọt nước tràn ly, không chỉ làm thay đổi hoàn toàn cách thức truyền hình Mỹ đưa tin về cuộc chiến tranh Việt Nam, mà còn tác động đến mối quan hệ của chính quyền Mỹ với truyền thông nước này, góp phần đảo ngược chiều dư luận Mỹ, từ chỗ ủng hộ chuyển sang nghi ngờ, phản đối và cuối cùng là lên án chính quyền tham chiến. Tổng thống Mỹ R. Nixon khi đó đã nói: “Kẻ thù nguy hiểm, tồi tệ nhất của chúng ta là báo chí”.
Thứ hai, quay và dựng thành sản phẩm. Để chuẩn bị cho việc đưa tin về cuộc chiến tranh Việt Nam đến với người dân Mỹ nói chung và công chúng nói riêng, các đài truyền hình của Mỹ đã chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận, từ đội ngũ phóng viên, quay phim, hỗ trợ, cho đến các thiết bị phục vụ công việc này. Họ quay các hình ảnh về cuộc chiến tranh tại Việt Nam, tiếp đó chuyển các hình ảnh đã được quay đến Tokyo (Nhật Bản) để dựng thành sản phẩm truyền hình và cuối cùng là chuyển sản phẩm này về Mỹ.
Thứ ba, truyền hình trực tiếp qua vệ tinh. Đây là cách thức đưa tin rất mới. Với phương thức này, thông tin sẽ đến được với người xem một cách nhanh nhất và cập nhật nhất. Thực tế cho thấy, tham gia tường thuật và phát trực tiếp qua vệ tinh về một cuộc chiến tranh là công việc hết sức cam go nhưng cũng vô cùng quan trọng, bởi khi ở chiến trường, giữa những làn bom đạn và những tiếng thét la, cảm xúc của người xem về sự thật của toàn bộ cuộc chiến tranh được đẩy lên cao nhất. Nếu người làm báo dành trọn con người mình với mọi giác quan, tình cảm, ý nghĩ, thậm chí dám liều cả mạng sống của mình để có được những thông tin nóng hổi về cuộc chiến tranh, người xem sẽ có được cái nhìn chân thực nhất về mọi mặt của cuộc chiến.
Đề cập đến những người đã làm thay đổi cách thức đưa tin về cuộc chiến tranh Việt Nam, không thể không kể tới Walter Cronkite (04-11-1916 - 17-7-2009) - một phóng viên, nhà báo Mỹ, cũng là người tiên phong cho những chương trình truyền hình đầu tiên được phát sóng trên toàn nước Mỹ. Được mệnh danh là “người đàn ông đáng tin cậy nhất nước Mỹ”, W. Cronkite nắm giữ vị trí dẫn chương trình kênh “CBS Evening news” với các bản tin gắn liền những sự kiện lịch sử quan trọng trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XX. Phóng sự của W. Cronkite đã tác động mạnh mẽ đến cách đưa tin của truyền thông cũng như công luận Mỹ. Theo cựu Trưởng Văn phòng đại diện Đài NBC Steinman tại Sài Gòn: “Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh đầu tiên được phát sóng rộng rãi trên truyền hình Mỹ”. Trong giai đoạn 1965 - 1968, khoảng 86% chương trình tin tức hằng đêm của Đài CBS và NBC tập trung vào chiến trường Việt Nam, thu hút gần 50 triệu người Mỹ theo dõi. Năm 1964, chỉ có 40 phóng viên chiến trường nước ngoài ở Việt Nam, nhưng sau 01 năm (năm 1965), con số này đã tăng lên 419 người và sau đó là trên 600 người.
Những hình ảnh phản ánh sự thật tàn bạo của cuộc chiến, về những khu phố hoang tàn đổ nát do bom đạn và hàng nghìn người dân vô tội nằm la liệt khắp nơi, đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ dưới bàn tay lính Mỹ - những người được “chiêu mộ” cho cuộc chiến này với mục đích “tiêu diệt mầm mống cộng sản độc hại đang lan rộng ở Đông Nam Á”, khiến người dân Mỹ hết sức bàng hoàng, sửng sốt. Tại khu vực Lầu Năm Góc và phố Walls, làn sóng biểu tình đã tăng đến mức không thể kiểm soát. Hàng chục nghìn thanh niên Mỹ đốt thẻ quân dịch, xuống đường phản đối, không sang Việt Nam tham chiến. Các sàn chứng khoán tại phố Walls không thể hoạt động do dòng người phản đối chiến tranh tràn xuống đường quá đông, khiến giá cổ phiếu của Mỹ bị sụt giảm nhanh chóng…
XóaĐáng chú ý, những phóng sự của W. Cronkite đã khiến nhiều người trong giới cầm quyền Mỹ xem xét lại chính sách chiến tranh của Mỹ. Hệ quả là, ngày 29-02-1968, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.Namara đã từ chức; Quốc hội Mỹ không chấp nhận tăng quân như đề nghị của Tư lệnh Bộ chỉ huy Cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam - tướng William Childs Westmoreland - mà yêu cầu cải thiện khả năng chiến đấu của quân đội Sài Gòn để có thể thay thế quân đội Mỹ trên chiến trường, từng bước rút quân Mỹ ra khỏi chiến trường Việt Nam.
Thực tế chứng minh, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong cách thức đưa tin về quan hệ quốc tế của truyền thông Mỹ.
Một là, sự phát triển của công nghệ thông tin. Có thể nói, truyền hình là một trong những phát minh công nghệ vĩ đại nhất của nhân loại trong thế kỷ XX. Sự ra đời của truyền hình đã thay đổi toàn diện cuộc sống của người dân trên khắp thế giới. Truyền hình giúp cho đời sống giải trí, thông tin kinh tế, chính trị - xã hội của con người trở nên toàn diện hơn. Và cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam là một trong số những đề tài lớn của truyền hình Mỹ giai đoạn từ 1960 - 1975.
Vào giữa những năm 60 của thế kỷ XX, truyền hình được xem là nguồn thông tin chính và có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với người dân Mỹ. Bên cạnh sự phát triển của truyền hình, công nghệ vệ tinh truyền thông cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trên cơ sở tiến bộ của khoa học - kỹ thuật về mặt lan truyền tin tức, các nhà báo, phóng viên chiến trường trong cuộc chiến tranh Việt Nam truyền tin trực tiếp thông tin qua vệ tinh về Mỹ mà không cần qua xử lý. Điều này đáp ứng được tính thời sự và giúp công chúng Mỹ cập nhật thông tin một cách nhanh chóng nhất.
Hai là, tự do báo chí và tính khách quan trong cách đưa tin. Bước vào những năm 60 của thế kỷ XX, với sự phát triển nhanh chóng vượt bậc của công nghệ thông tin, truyền hình đã thực sự có chỗ đứng vững chắc trong truyền thông. Những người làm báo không còn phải viết những bài báo quá dài, hay mô tả bằng lời những chi tiết của sự kiện, mà chỉ cần ghi hình và ghi âm, sau đó dựng thành phóng sự hoặc phát trực tiếp trên truyền hình. Điều đó càng kích thích và tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà báo, phóng viên Mỹ đến đưa tin về cuộc chiến tranh Việt Nam.
Nhận thấy “mối đe dọa” từ truyền hình, Phái bộ viện trợ quân sự Mỹ (MACV) đã bổ nhiệm ông Barry Zorthian làm cố vấn truyền thông cho tướng W. C. Westmoreland, có nhiệm vụ cung cấp thông tin và kiểm soát việc đưa tin về cuộc chiến tranh Việt Nam trên các kênh truyền hình Mỹ, như CBS, NBC. Các phóng viên muốn quay phim, chụp ảnh phải có giấy phép. Tuy nhiên, nhiều phóng viên vẫn tìm cách tiếp tục có mặt tại hiện trường để thu thập tin tức và chụp những bức hình, ghi lại các đoạn phóng sự một cách chân thực, đã làm lay động bao trái tim của những người dân Mỹ. Họ đã vượt qua rào cản về ý thức hệ, nhìn nhận cuộc chiến dưới góc độ khách quan, góc độ con người, góc độ đạo đức nghề nghiệp để bóc trần sự thật về cuộc chiến tranh phi nghĩa tại Việt Nam.
XóaCó thể nói, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã đánh dấu bước ngoặt về tự do báo chí tại Mỹ và kể từ đây, “sự hợp tác về thông tin” giữa MACV và báo chí đã chấm dứt. Hàng loại bản tin, phóng sự chân thực về cuộc chiến tranh tại Việt Nam được phát liên tục và thường xuyên trên sóng truyền hình Mỹ. Từ đây, cuộc chiến tranh tại Việt Nam được gọi là “cuộc chiến truyền hình đầu tiên”.
Tóm lại, kể từ năm 1960, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tự do báo chí cũng như sự khách quan trong cách đưa tin, truyền hình Mỹ đã thay đổi cách truyền tin đến với công chúng. Họ đi theo hướng tôn trọng sự thật, phản ánh chân thực, chính xác và kịp thời toàn bộ sự thật về cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Truyền hình, truyền thanh của Mỹ đã có một sức ảnh hưởng to lớn đến công luận Mỹ trong vấn đề chiến tranh Việt Nam. Chính nền truyền thông đó đã làm thay đổi thái độ của công chúng Mỹ, khiến họ chuyển từ ủng hộ sang chống đối dữ dội sự can thiệp và tham chiến của Mỹ tại Việt Nam, đẩy cuộc chiến vào bế tắc và chấm dứt cuộc chiến với thất bại thuộc về phía Mỹ.
Từ cuộc chiến tranh Việt Nam có thể đưa ra một số nhận xét về vai trò của truyền thông trong quan hệ quốc tế nói chung và cách đưa tin về các sự kiện quốc tế nói riêng, như sau: 1- Chiến tranh Việt Nam đã làm thay đổi hoàn toàn cách “làm tin” và “truyền tin” của mọi phương tiện truyền thông đại chúng; 2- Truyền thông Mỹ ngày càng tách khỏi chính trị, thoát khỏi vòng cương tỏa, kiểm soát, thậm chí là kiểm duyệt của các cơ quan công quyền; 3- Truyền thông ngày càng thực hiện một cách độc lập và chuyên nghiệp vai trò theo dõi và đưa tin về những sự kiện quốc tế; 4- Truyền thông ngày càng có thái độ phê phán và định hướng theo cách riêng của từng phương tiện; 5- Truyền thông đã tác động mạnh mẽ đến công luận và hướng công luận phản ứng, thậm chí hành động theo hướng mà truyền thông chỉ ra; 6- Cùng với sự xuất hiện của internet, công nghệ số,… truyền thông đưa tin ngày càng nhanh và minh bạch./.
(1) Năm cuộc chiến tranh mà Mỹ trực tiếp tham chiến, bao gồm: chiến tranh với Tây Ban Nha (năm 1898), Chiến tranh thế giới thứ nhất, Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh vùng Vịnh (năm 2003)
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/54764/truyen-thong-my-va-cach-dua-tin-ve-cuoc-chien-tranh-viet-nam.aspx
Mỹ chỉ làm những gì có lợi cho Mỹ
XóaĐây mới là clip hay Số phận Tổng thống Ukraine Zelensky ? - Nâng Tầm Kiến Thức
Trả lờiXóahttps://www.youtube.com/watch?v=Aef-V8fiOow
Сын Трампа придумал Зеленскому новое обидное прозвище - Con trai Trump nghĩ ra biệt danh mới chế nhạo Zelensky
Trả lờiXóa20:23 21.12.2022
https://ria.ru/20221221/zelenskiy-1840371443.html
Trump Jr gọi Tổng thống Ukraine Zelensky là Nữ hoàng viện trợ nước ngoài vô ơn
MOSCOW, ngày 21 tháng 12 - RIA Novosti. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã trở thành "nữ hoàng vô ơn viện trợ nước ngoài ", Donald Trump Jr., con trai của cựu tổng thống Mỹ , viết trên Twitter .
“Nói chung, Zelensky chỉ là một nữ hoàng viện trợ nước ngoài vô ơn,” ông viết để đáp lại lời chỉ trích nhà lãnh đạo Ukraine của Washington Examiner và nhà bình luận Byron York của Fox News cho biết.
Zelensky vẫn sẽ gọi viện trợ của Mỹ là không đủ ở Washington vào thứ Tư, bất chấp quy mô của nó.
Nhà báo Candice Owens đã gọi Zelensky là nữ hoàng phúc lợi trên Fox News.
Trước đó, Nhà Trắng đã xác nhận rằng Zelensky sẽ đến thăm Washington vào thứ Tư. Zelenskiy cũng đã tweet rằng anh ấy đang trên đường đến Hoa Kỳ, nơi anh ấy sẽ gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden .
Theo truyền thông Mỹ, Zelensky đang trên đường tới Washington. Đại diện của một trong các nghị sĩ nói với RIA Novosti rằng nhà lãnh đạo Ukraine sẽ phát biểu trước quốc hội, nơi ông sẽ nêu vấn đề phân bổ 45 tỷ USD khác cho Kiev .
Mỹ và các đồng minh NATO tiếp tục gửi vũ khí trị giá hàng chục tỷ USD cho Kiev. Moscow đã nhiều lần tuyên bố rằng việc cung cấp vũ khí của phương Tây chỉ kéo dài cuộc xung đột và việc vận chuyển chúng trở thành mục tiêu hợp pháp của quân đội Nga.
Âm mưu của Mỹ quá rõ ràng, nhưng một số báo vẫn đưa tin không đúng sự thật
XóaTrích từ bài Báo dikGAZETE (Thổ Nhĩ Kỳ): SỰ LẬT LỌNG CỦA OBAMA CÙNG PHƯƠNG TÂY Ở MAIDAN 2014 LÀ NGUYÊN NHÂN CUỘC CHIẾN HIỆN NAY Ở UKRAINA
Trả lờiXóahttps://googletienlang2014.blogspot.com/2022/08/bao-dikgazete-tho-nhi-ky-su-lat-long.html:
===
Nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ Fuad Safarov đã viết đúng, như các nhà báo Đức đã viết từ ngày 01.3.2014 tại bài Video clip của Kênh truyền hình Đức KlagemauerTV: Sự thật về Evromaydan- Tổng hợp dư luận quốc tế về tình hình Ucraina
https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/03/video-clip-cua-kenh-truyen-hinh-uc.html
Tại bài trên, các nhà báo Đức cho biết: "Kể từ khi bắt đầu bất ổn ở Maidan, người cầm đầu nhóm nổi loạn nhận được 200 USD mỗi ngày cho mỗi thành viên tham gia và thêm 500 USD nữa nếu nhóm có hơn 10 người. Các điều phối viên nhận được tới 2000 USD một ngày cho các hoạt động biểu tình với điều kiện các nhóm tham gia trực tiếp tấn công lực lượng an ninh và các cơ quan nhà nước. Nhân chứng cho biết tiền được chuyển qua các kênh ngoại giao tới đại sứ quan Mỹ ở Kiev. Từ đó chuyển tới văn phòng của các tổ chức phi chính phủ “Svoboda” và “Tổ quốc”. (Ước tính khoảng 2 triệu USD mỗi tuần). Nhân chứng nói: “Người ta đi đến Maidan như thể đi làm. Họ đến từ khắp các thành phố”.”Tôi biết người biểu tình nhận được 25 USD mỗi ngày. Con trai 18 tuổi của tôi đã luôn đến đó từ đầu và được trả tiền. Nhưng ở đó chưa bao giờ thực sự hòa bình”. Victoria Newland (phát âm: “Njuland”), đại diện của ngoại trưởng Mỹ xác nhận Mỹ đã chi 5 tỷ USD cho “Dân chủ hóa Ukraina”. "
Kiev đang cố che giấu tổn thất thực sự trong vùng chiến sự
Trả lờiXóa12:41 22.12.2022
MOSKVA (Sputnik) - Giới lãnh đạo Ukraina đã gửi cho quân đội và các cơ quan dân sự chỉ thị bổ sung nhằm che giấu tổn thất thực sự của quân nhân Ukraina trong vùng chiến sự, ông Andrei Marochko, sĩ quan dân quân LNR căn cứ vào tin tình báo cho biết.
"Trước hết là lệnh cấm vận chuyển thi thể vào ban ngày và gắn mác hàng hóa. Nếu có thể hãy sử dụng các xe dân sự có thùng bịt kín", - Morochko nói.
Ông cho biết thêm theo thông tin tình báo, tất cả các nhân viên y tế Ukraina được lệnh không làm lộ dữ liệu về số lượng và tình trạng của quân nhân.
"Các nhân viên y tế cũng bị cấm cung cấp thông tin về số lượng và tình trạng của bệnh nhân trong số các quân nhân. Mọi hoạt động chụp ảnh và quay video trong các cơ sở y tế và nhà xác đều bị cấm nếu không có yêu cầu chính thức và sự cho phép của các cơ quan thực thi pháp luật", - ông Marochko nói thêm.
Kiev sẽ thất thủ thôi
XóaTổng thống Ukraina Zelensky không đạt được thỏa thuận ở Washington về việc cung cấp vũ khí hiện đại
Trả lờiXóa13:32 22.12.2022
Matxcơva (Sputnik) - Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã không đạt được mục tiêu trong chuyến thăm Mỹ là nhận được nhiều vũ khí hiện đại hơn, theo The Washington Post.
Viện trợ cho Ukraina
Kết quả chuyến đi của Zelensky tới Washington đã được một số nhà báo Mỹ đánh giá.
Các tác giả chú ý đến sự khác biệt trong quan điểm của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Zelensky về nhu cầu quân sự của Ukraina.
Có điều chắc chắn rằng "tổng thống Ukraina và các cố vấn của ông tiếp tục khăng khăng yêu cầu Washington gửi vũ khí tân tiến mà ông Biden không muốn cung cấp."
Cũng không loại trừ rằng mục tiêu của Zelensky là có được "vũ khí mạnh hơn và tăng cường khả năng của Ukraina trong việc phát động các chiến dịch tấn công lớn".
Đổi lại, phía Mỹ, bao gồm cả ông Biden, đang chờ đợi các cuộc thảo luận xung quanh giải quyết ngoại giao và khả năng đàm phán với Nga, WP cho biết thêm.
Chiến dịch quân sự đặc biệt Nga ở Ukraina
Ngày 24 tháng 2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina. Ông nhấn mạnh rằng các kế hoạch của Moskva không bao gồm việc chiếm đóng Ukraina, mục đích chỉ nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hóa Ukraina.
Các nước phương Tây đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt chống LB Nga. Đại hội đồng LHQ đình chỉ sự tham gia của Nga trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Theo Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Lực lượng vũ trang chỉ tấn công vào cơ sở hạ tầng quân sự và quân đội Ukraina, và tính đến ngày 25 tháng 3, họ đã hoàn thành các nhiệm vụ chính của giai đoạn đầu - làm giảm đáng kể tiềm năng chiến đấu của Ukraina. Ngày 19/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố bắt đầu giai đoạn tiếp theo của chiến dịch đặc biệt.
Đại tá Mỹ chỉ ra chi tiết đánh dấu thất bại của Mỹ ở Ukraina
Trả lờiXóa15:28 20.12.2022
Matxcơva (Sputnik) - Đại tá Douglas McGregor, cựu cố vấn của người đứng đầu Lầu Năm Góc, cho biết cuộc xung đột ở Ukraina đang và sẽ chống lại Hoa Kỳ.
Liệu quyền bá chủ của Mỹ có sụp đổ vì Ukraina?
"Washington không còn có thể cố gắng áp đặt quyền bá chủ của Mỹ hoặc Anh-Mỹ do Mỹ đứng đầu lên phần còn lại của thế giới. Phần còn lại của thế giới không muốn điều này. Thành thật mà nói, bản thân người Mỹ không cần nó. Nó hủy hoại chúng ta. Vì vậy chủ nghĩa bá quyền sẽ sụp đổ và cuộc đối đầu Nga – Ukraina sẽ chỉ đẩy nhanh quá trình này mà thôi", ông McGregor tuyên bố.
Ông nói, điều đáng lo ngại là giới tinh hoa đang rất muốn kéo Mỹ vào cuộc xung đột với một cường quốc như Nga.
"Còn việc chúng ta bị lôi cuốn tham gia vào 'các cuộc chiến tranh có lựa chọn', trong các cuộc xung đột cấp thấp chống lại những kẻ thù không có phương tiện để chống trả là một nhẽ khác. Tôi đang nói về Iraq và Afghanistan," viên đại tá nói.
Ngoài ra, ông tin rằng quyền bá chủ hiện đang kết thúc, bởi vì Hoa Kỳ thực sự cạn kiệt về tài chính.
"Chúng ta đang nói về khoản nợ công có chủ quyền là bao nhiêu, 30 hay 31 nghìn tỷ đô la? Chúng ta thấy mình đang ở cùng vị trí của Vương quốc Anh vào năm 1947, khi tỷ lệ nợ trên GDP của quốc gia này là 240% sau Thế chiến thứ hai. Lý do phần lớn là do chúng ta, vì TT Franklin Roosevelt muốn tiêu diệt Đế quốc Anh cho rằng ông sẽ đạt được điều này nếu đẩy nước Anh vào cảnh nợ nần," ông McGregor kết luận.
vị cựu cố vấn Lầu Năm Góc này nói có lý đấy
XóaÔng Biden nói rằng Zelensky sẵn sàng đối thoại về hòa bình với Nga
Trả lờiXóa06:55 22.12.2022
MOSKVA (Sputnik) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết trong một cuộc họp báo chung với Vladimir Zelensky rằng ông này sẵn sàng tìm kiếm một "nền hòa bình bình đẳng" với Nga; Zelensky gật đầu xác nhận điều này.
"Tổng thống Zelensky, ông cho thấy rõ ràng rằng ông sẵn sàng đạt được... hãy để tôi nói lại câu đó. Ông sẵn sàng đạt được hòa bình, một nền hòa bình bình đẳng", - Tổng thống Biden nói trong buổi phát biểu chung về kết quả cuộc đàm phán vừa diễn ra tại Nhà Trắng, quay sang nhìn Zelensky với vẻ dò hỏi khi nói câu này.
Zelensky gật đầu đáp lại câu nói.
"Chúng tôi cũng biết rằng (Tổng thống Nga) Vladimir Putin không có ý định chấm dứt cuộc chiến này. Và Hoa Kỳ có ý định đảm bảo rằng nhân dân Ukraina quả cảm tiếp tục có phương tiện để bảo vệ đất nước của họ", - Tổng thống Mỹ nói thêm.
Zelensky: Chuyến thăm Hoa Kỳ đồng nghĩa với việc kiểm soát được tình hình ở Ukraina
Về phần mình, trong cuộc gặp với Biden, Zelensky nói rằng chuyến thăm Hoa Kỳ của ông có thể thực hiện được nhờ việc khôi phục quyền kiểm soát tình hình ở Ukraina với sự hỗ trợ quân sự của phương Tây.
"Tôi rất muốn đến sớm hơn, và ngài Tổng thống biết điều đó, nhưng tôi không thể, vì tình hình quá khó khăn. Và bây giờ, khi tôi đến được, thì điều đó có nghĩa là chúng tôi kiểm soát được tình hình nhờ sự hỗ trợ, trước hết là nhờ sự hỗ trợ của các bạn", - ông nói.
Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraina
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Washington sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ quân sự cho Kiev, bao gồm cả việc cung cấp các hệ thống phòng không. Mỹ cũng sẽ cung cấp cho Ukraina 374 triệu USD viện trợ nhân đạo.
"Chúng tôi dự định tiếp tục tăng cường khả năng tự phòng vệ cho Ukraina, đặc biệt thông qua việc cung cấp các hệ thống phòng không. Đó là lý do tại sao chúng tôi có ý định cung cấp cho Ukraina hệ thống phòng không Patriot, cũng như huấn luyện quân nhân Ukraina để họ có thể sử dụng nó đúng cách”, - ông Biden nói.
Tổng thống Hoa Kỳ cũng nói thêm rằng Washington có ý định tiếp tục áp đặt các hạn chế đối với Nga vì chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này. Ngoài ra, ông chủ Nhà Trắng nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ việc Kiev hướng tới "một thế giới công bằng" mà không nói rõ điều đó có nghĩa là gì.
Biden tuyên bố nhất trí với Ukraina chống Nga
“Tổng thống Zelensky và tôi thống nhất, hai quốc gia cùng nhau để đảm bảo rằng ông ta (Tổng thống Nga Vladimir Putin) không thể thành công”, - ông Biden nói trong cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Vladimir Zelensky.
Ông Biden tuyên bố "Hoa Kỳ sẽ ở bên Ukraina chừng nào chinh Ukraina cũng sẽ như vậy".
Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ và các đồng minh không tìm kiếm một cuộc đụng độ trực tiếp với Nga. Đây là cách Biden trả lời câu hỏi tại sao Washington không chuyển giao cho Kiev những loại vũ khí mà họ yêu cầu, cụ thể là tên lửa tầm xa.
Nhật kêu gọi Mỹ công nhận vụ ném bom Hiroshima và Nagasaki là sai lầm
Trả lờiXóa11:04 22.12.2022
MOSKVA (Sputnik) - Thượng nghị sĩ Nhật Bản Muneo Suzuki, một chính trị gia nổi tiếng, kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ, vẫn thường lớn tiếng về hành động của các quốc gia khác, hãy thành thật nói với Nhật Bản và toàn thế giới rằng việc ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki là một sai lầm.
“Mặc dù 77 năm đã trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, Hoa Kỳ, nước đã ném bom nguyên tử, chưa bao giờ xin lỗi hay xin tha thứ. Đó chính là Mỹ nước vẫn to tiếng nói đến “dân chủ, nhân quyền và tự do” về hành động của các quốc gia khác. Vậy tại sao không nói với Nhật Bản và thế giới một cách trung thực những gì Hoa Kỳ đã làm?" - chính trị gia đặt câu hỏi trong một bài viết đăng trên trang web của mình trước những bình luận trên các phương tiện truyền thông Nhật Bản xung quanh khả năng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới thăm thành phố Nagasaki vào tháng 5/2023.
Thượng nghị sĩ Suzuki lưu ý rằng ông cho là đúng nếu diễn ra chuyến thăm của người đứng đầu chính quyền Hoa Kỳ tới thành phố bị Mỹ ném bom nguyên tử trước đây.
"Trong (chuyến thăm), ông nên nói những gì ông ta thực sự muốn nói. Tôi ước gì ông ta sẽ nói với thế giới, chứ chưa nói gì riêng đến Nagasaki và Hiroshima, như sau: "Sử dụng (vũ khí hạt nhân) là không thể, sử dụng bom nguyên tử là một sai lầm", - nghị sĩ Nhật Bản nhấn mạnh.
Biden có kế hoạch đến thăm Nhật Bản
Đầu tuần này truyền thông Nhật Bản đưa tin chính phủ Nhật Bản và Hoa Kỳ đang đàm phán về khả năng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có chuyến thăm thành phố Nagasaki của Nhật Bản vào tháng 5/2023. Theo dự kiến, chuyến thăm Nagasaki của ông Biden có thể diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản vào tháng 5 để dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7 sẽ được tổ chức tại Hiroshima ngày 19-21/5.
Nếu chuyến đi diễn ra suôn sẻ, Biden sẽ trở thành vị Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Nagasaki. Tháng 5/2016 cựu Tổng thống Barack Obama trở thành nhà lãnh đạo Mỹ đầu tiên đến thăm Hiroshima vào dịp hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra tại Nhật Bản.
Ném bom Hiroshima và Nagasaki
Ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945, quân đội Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản: 140 nghìn người chết ở Hiroshima và 74 nghìn người tử vong ở Nagasaki. Phần lớn nạn nhân của hai vụ ném bom nguyên tử là thường dân. Hàng năm vào những ngày này ở Hiroshima và Nagasaki đều tổ chức lễ tưởng niệm để nhớ về thảm kịch hạt nhân đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 214 nghìn người.
cuộc xung đột Nga - Ukraina sẽ làm nước Mỹ lao dốc
XóaTTX VN: Ukraine sa lầy, tiểu đoàn tinh nhuệ Mỹ huấn luyện thiệt nặng ở Bakhmut - Tin thế giới - VNEWS
Trả lờiXóa59.478 lượt xem Đã công chiếu 4 giờ trước
VNEWS - Vùng Bakhmut thuộc Donetsk giờ đây đã trở thành chiến trường chính của cuộc xung đột khi cả Nga lẫn Ukraine đều điều động binh sĩ, xe tăng, pháo binh và tập trung dội hỏa lực với mức độ chưa từng có kể từ cuối tháng 2 năm 2022. Các lực lượng Nga đã gây tổn thất nặng nề cho quân đội Ukraine trong trận chiến giành Bakhmut theo một đánh giá mới đây của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Washington.
https://www.youtube.com/watch?v=HA7vabY7EIU
XóaTin Quốc tế mới nhất 22/12 | CHỐI THẲNG THỪNG | Ở Mỹ nêu ra mười lý do để từ chối Ukraina
Trả lờiXóa13.902 lượt xem 22 thg 12, 2022
Tin Quốc tế mới nhất 22/12 | CHỐI THẲNG THỪNG | Ở Mỹ nêu ra mười lý do để từ chối Ukraina @TinTucVietOfficial
00:38 Ở Mỹ nêu ra mười lý do để từ chối Ukraina
01:45 Nga thu được lợi gì nếu Ukraina có Patriot?
03:10 Nhà Trắng lo ngại sự hiện diện quân sự Nga tại Belarus
05:04 Tổng thống Putin ủng hộ đề xuất mở rộng quân đội Nga lên 1,5 triệu người
07:08 Tổng thống Nga loại trừ khả năng quân sự hóa nền kinh tế
https://www.youtube.com/watch?v=_wOYvyMb9Xo
В МИД Ирана призвали Зеленского не испытывать терпение Тегерана, делая «безрассудные заявления» - Bộ Ngoại giao Iran kêu gọi Zelensky không thử thách sự kiên nhẫn của Tehran bằng cách đưa ra "những tuyên bố liều lĩnh"
Trả lờiXóaHôm nay, 21:47
https://topwar.ru/207332-v-mid-irana-prizvali-zelenskogo-ne-ispytyvat-terpenie-tegerana-delaja-bezrassudnye-zajavlenija.html
Iran đã không cung cấp thiết bị quân sự cho bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột quân sự ở Ukraine và Zelensky không nên thử lòng kiên nhẫn của Tehran bằng cách đưa ra những tuyên bố liều lĩnh. Tuyên bố này được đưa ra bởi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanani Chafi.
Một nhà ngoại giao Iran đã chỉ trích bài phát biểu của Zelensky tại Quốc hội Mỹ, gọi đó là "tục tĩu". Theo đại diện Bộ Ngoại giao, Iran không cung cấp thiết bị quân sự cho bất kỳ bên nào để sử dụng trong cuộc xung đột, Tehran tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia, bao gồm cả Ukraine.
Zelensky nên biết rằng sự kiên nhẫn chiến lược của Iran trước những cáo buộc vô căn cứ như vậy không phải là vô hạn.
- trang web của Bộ Ngoại giao Iran cho biết.
Ngoài ra, Tehran nhắc nhở rằng "tình bạn" với Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng có kết quả tích cực và khuyên tổng thống Ukraine nên "học một bài học" từ số phận của các nhà lãnh đạo chính trị khác, những người cũng tìm kiếm sự hỗ trợ của Washington.
Ukraine đã nhiều lần cáo buộc Iran cung cấp máy bay không người lái cho Nga, gọi máy bay không người lái kamikaze của Nga là "Geran" Iran Shahed 136. Đồng thời, Kiev không thể đưa ra bằng chứng cho thấy những chiếc được quân đội Nga sử dụng là của Iran. Zelensky, là con rối của Hoa Kỳ, khi đến Washington, một lần nữa cáo buộc Tehran cung cấp vũ khí cho Nga.
Bất chấp các cáo buộc, cả Moscow và Tehran đều không công nhận việc cung cấp máy bay không người lái. Điện Kremlin nhấn mạnh
Mỹ đã nhận ra sai lầm của Mỹ trong cuộc xung đột này
XóaỞ Mỹ nghi ngờ sự trung thực của Ukraina
Trả lờiXóa05:52 23.12.2022
MOSKVA (Sputnik) - Ukraina không phải là quốc gia trung thực nhất, vì vậy Washington nên suy nghĩ lại cách tiếp cận của mình trong việc hỗ trợ Kiev, nhà bình luận Jordan Boyd cho biết trong một bài báo cho tờ Federalist.
“Từ khi Zelensky lên nắm quyền ở Ukraina ngày càng có nhiều khuynh hướng phản dân chủ: đất nước bị hạn chế quyền tự do ngôn luận, các quan chức cố gắng nhét tiền đầy túi, còn hệ thống tư pháp bị phá hủy hoàn toàn”, - bà nói.
Theo bà, khi cấp tiền "cho một chế độ tham nhũng mà hầu như không có sự giám sát nào", Quốc hội Mỹ đã vô hiệu hóa lập luận của "phái diều hâu thích chiến tranh", những người ủng hộ việc viện trợ thêm cho Kiev.
Ngoài một số việc khác, Boyd cũng nói thêm rằng nếu chính sách của Zelensky không được sửa đổi thì điều đó có thể dẫn đến tình huống tương tự như đã xảy ra lúc quân Mỹ rút khỏi Afghanistan, khi Taliban* "kế thừa" vũ khí của Mỹ.
Hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết Hoa Kỳ sẽ cung cấp khoảng 1,85 tỷ USD viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraina, bao gồm các hệ thống tên lửa phòng không Patriot.
Hoa Kỳ và các đồng minh NATO tiếp tục gửi vũ khí trị giá hàng chục tỷ đô la cho Kiev. Moskva đã nhiều lần tuyên bố rằng việc cung cấp vũ khí của phương Tây chỉ kéo dài xung đột, còn những chuyến hàng vận chuyển chúng trở thành mục tiêu tấn công hợp pháp của quân đội Nga.
Các khu vực phía đông của Ukraina vang tiếng còi báo động không kích
Trả lờiXóa05:10 23.12.2022
MOSKVA (Sputnik) - Tại các tỉnh Poltava, Kharkov và Dnepropetrovsk nổi còi báo động không kích, theo dữ liệu từ bản đồ trực tuyến của Bộ Phát triển Kỹ thuật số Ukraina.
Lệnh báo động được ban bố ở các khu vực phía đông đất nước gần như cùng một lúc.
Ngoài ra, còi báo động còn vang lên tại tỉnh Zaporozhye ở khu vực do Kiev kiểm soát.
Các cuộc tấn công của LLVT Nga vào cơ sở hạ tầng Ukraina bắt đầu từ ngày 10 tháng 10 - hai ngày sau vụ khủng bố cầu Crưm mà chính quyền Nga nhận định là do bàn tay của cơ quan đặc nhiệm Ukraina. Cuộc tấn công của Nga đánh vào các cơ sở năng lượng, công nghiệp quốc phòng, chỉ huy quân sự và thông tin liên lạc. Kể từ đó cảnh báo không kích được ban bố mỗi ngày ở các tỉnh thành Ukraina, có những khi ban bố khắp cả nước.
Sau các đợt tấn công ngày 15 tháng 11, Thủ tướng Ukraina Denys Shmygal thông báo gần một nửa hệ thống năng lượng của đất nước đã bị vô hiệu hóa. Vào tháng 12, ông Vladimir Zelensky nói rằng hiện tại không thể khôi phục hoàn toàn hệ thống năng lượng của Ukraina.
Tổng thống Nga: Mỹ từ lâu đã tham gia cuộc xung đột Ukraina
Trả lờiXóa23:05 22.12.2022
MOSKVA (Sputnik) - Tổng thống Nga Vladimir Putin về khả năng Hoa Kỳ tham gia nhiều hơn vào tình hình ở Ukraina: Tôi xin trả lời - rộng hơn và sâu hơn, họ đã tham gia quá trình này từ lâu.
"Vì vậy, bạn vừa nói liệu có thể nói về sự tham gia nhiều hơn của Hoa Kỳ vào cuộc xung đột ở Ukraina hay không. Tôi sẽ nói đùa sẽ đề nghị xem xét vấn đề này rộng hơn và tập trung hơn - chính xác là cái gì và tại sao. Bởi vì Hoa Kỳ đã làm điều này trong một thời gian dài, họ đã tham gia từ lâu vào các quá trình diễn ra trong không gian Xô Viết và hậu Xô Viết, toàn bộ các tổ chức đã làm việc ở Ukraina", - Putin nói với các phóng viên.
Tổng thống Vladimir Putin nói tại cuộc họp Bộ Quốc phòng Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Tổng thống Putin: Trong nhiều năm qua Nga đã cố gắng cải thiện quan hệ với Ukraina
21 Tháng Mười Hai, 20:53
"Đây là một vấn đề rất tế nhị, sự thống nhất của thế giới Nga. "Chia để trị" - khẩu hiệu này đã có hiệu lực từ thời cổ đại và vẫn được sử dụng tích cực trong chính trị thực tế. Vì vậy, kẻ thù tiềm năng của chúng ta, đối thủ của chúng ta luôn mơ ước về điều này và đã luôn làm như vậy. Họ cố gắng chia rẽ chúng ta và sau đó nắm lấy các mảnh riêng biệt", - ông Putin nói với các phóng viên.
Biện pháp cần thiết
Hoạt động quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, và chúng ta phải biết ơn quân đội Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm.
"Tôi muốn nhấn mạnh mọi thứ đang diễn ra và mọi thứ liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp hoàn toàn bắt buộc và cần thiết. Chúng ta nên biết ơn quân đội, binh lính, sĩ quan, binh lính vì những gì họ đang làm cho Nga, bảo vệ lợi ích, chủ quyền của Nga và trên hết là bảo vệ người dân chúng ta", - nguyên thủ quốc gia nhấn mạnh.
Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina
Ngày 24 tháng 2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina. Ông nhấn mạnh rằng các kế hoạch của Moskva không bao gồm việc chiếm đóng Ukraina, mục đích chỉ nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hóa Ukraina.
Thủ tướng Hungary Orban đề xuất giải tán Nghị viện châu Âu
Trả lờiXóa22:22 22.12.2022
MOSKVA (Sputnik) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã đề xuất bãi bỏ Nghị viện châu Âu sau khi nổ ra vụ bê bối tham nhũng.
Chính trị gia gọi tình huống này là dấu hiệu và như một giải pháp được đề xuất để thành lập một Nghị viện châu Âu mới, sẽ bao gồm "các đại biểu quốc gia".
"Nếu chúng ta muốn khôi phục niềm tin của công chúng, đã đến lúc giải tán Nghị viện châu Âu", - ông viết trên Twitter.
Theo ý kiến ông, điều kiện này sẽ đảm bảo quyền kiểm soát, trách nhiệm giải trình và sự tin cậy cao hơn.
"Trao lại quyền kiểm soát cho các quốc gia thành viên EU", - thủ tướng nói thêm.
Trước đó, ông Orban kêu gọi "rút cạn đầm lầy tham nhũng" ở EU, ám chỉ "sợi dây" từ vụ bê bối bắt giữ phó chủ tịch Nghị viện châu Âu có thể dẫn đến đỉnh điểm.
Tham nhũng trong Nghị viện châu Âu
Vào đầu mùa đông, chính quyền Bỉ đã thực hiện một loạt vụ bắt giữ và khám xét ở Brussels liên quan đến cuộc điều tra những nghi ngờ tham nhũng trong Nghị viện châu Âu, vốn có liên quan đến việc tổ chức World Cup ở Qatar. Phó chủ tịch Nghị viện Châu Âu, chính trị gia Hy Lạp Eva Kaili và đối tác của bà, đã bị giam giữ và một cuộc khám xét được tiến hành tại nơi ở của chính trị gia này.
Наработки нового российского учебника истории представят в начале будущего года - Sự phát triển của sách giáo khoa lịch sử Nga mới sẽ được trình bày vào đầu năm tới
Trả lờiXóaHôm nay, 11:42
https://topwar.ru/207364-narabotki-novogo-rossijskogo-uchebnika-istorii-predstavjat-v-nachale-buduschego-goda.html
Những đổi mới về sách giáo khoa lịch sử mới sẽ được trình bày vào đầu năm 2023. Điều này đã được tuyên bố bởi Bộ trưởng Bộ Giáo dục Sergei Kravtsov. Khóa học lịch sử của trường sẽ dựa trên các ấn phẩm hiện có và sẽ bao gồm các sự kiện lịch sử mới nhất.
Sách giáo khoa này sẽ không được tạo ra từ đầu, mà dựa trên những sách giáo khoa đã tồn tại, nhưng có tính đến các sự kiện lịch sử diễn ra trong năm nay: sự khởi đầu của một chiến dịch quân sự đặc biệt, sự sáp nhập của Lugansk vào Liên bang Nga và các khu vực Cộng hòa Nhân dân Donetsk, Zaporozhye và Kherson, áp lực trừng phạt chưa từng có. Những sự thật này sẽ được phản ánh trong sách giáo khoa mới,- Kravtsov nói.
Thực tế là sách giáo khoa mới sẽ xuất hiện trong các trường học đã được công bố vào mùa hè này. Quyết định này được đưa ra sau cuộc họp của Hội đồng Khoa học và Phương pháp về Sách giáo khoa, dịch vụ báo chí của Bộ Giáo dục Nga đưa tin. Tất cả sách giáo khoa sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn giáo dục mới của tiểu bang liên bang (FSES). Sau khi cập nhật các bản đồ trong sách giáo khoa địa lý, đại diện của cộng đồng khoa học và các viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Nga sẽ tham gia vào công việc.
Nhóm làm việc và tổ chức công việc này do Vladimir Rostislavovich Medinsky đứng đầu. Tôi biết rằng Vladimir Rostislavovich tích cực giao tiếp với các tác giả hiện tại. Và tôi nghĩ rằng vào cuối tháng 1 - đầu tháng 2, một số bản thảo đầu tiên của cuốn sách giáo khoa như vậy sẽ được hoàn thành,- Kravtsov nói.
Tất cả các quyền đối với sách giáo khoa lịch sử mới sẽ thuộc về nhà nước. Theo Bộ Giáo dục, quá trình biên soạn sách giáo khoa mới sẽ mất khoảng một năm. Vào ngày 13 tháng 12, Vladimir Putin đã chỉ thị nghiên cứu vấn đề kết hợp các khóa học "Lịch sử Nga" và "Lịch sử đại cương" cho học sinh. Công việc này sẽ được chia thành hai giai đoạn.
Mời các bạn nào hay phê phán ông Võ Văn Kiệt ... vào đọc bài "Dấu ấn Võ Văn Kiệt", trên Vĩnh Long online của nguyên Phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long TRƯƠNG CÔNG GIANG.
Trả lờiXóa...."Ông thường gặp GS Phan Huy Lê, khuyến khích động viên Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức nhiều hội thảo, nhằm khắc phục những mặt yếu kém trong phương pháp luận sử học, những hạn chế của tư duy giáo điều, máy móc nhằm nâng cao tính khoa học trong nhận thức lịch sử, trả lại công bằng cho một số nhân vật lịch sử, từ Trần Thủ Độ, Hồ Qúy Ly cho đến Phan Thanh Gỉan, Lê Văn Duyết, Nguyễn Văn Vĩnh, Dương Văn Miinh. Tôn vinh những người nước ngoài có công lớn với Việt Nam như Alexandre de Rhodes, Raymon Dien, Morison...và cách đánh giá trước đây về các Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam và Nam Bộ".
Chắc các bạn trẻ chủ trang Google.tienlang cũng như cá nhân tôi đã đọc các bài ca ngợi cụ Võ Văn Kiệt, trong đó có bài "Dấu ấn Võ Văn Kiệt", trên Vĩnh Long online của nguyên Phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long TRƯƠNG CÔNG GIANG.
XóaNhưng Google.tienlang không phải là "phê phán ông Võ Văn Kiệt" mà chỉ chỉ ra những quan điểm lệch lạc, sai lầm của ông ấy lúc cuối đời.
Nếu bạn muốn bênh che cho ông Võ Văn Kiệt, bạn thủ phản biện để bác bỏ quan điểm của Google.tienlang, ở các bài, ví dụ
1. Thứ Ba, 12 tháng 10, 2021
CÁC ÔNG VÕ VĂN KIỆT, PHAN HUY LÊ NHẦM LẪN KHI CHO RẰNG NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ĐÃ “KHÓC THƯƠNG” TÊN BÁN NƯỚC PHAN THANH GIẢN
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/10/loi-dan-cac-ong-vo-van-kiet-phan-huy-le.html
2. DỰNG TƯỢNG TÊN BÁN NƯỚC PHAN THANH GIẢN, ÔNG VÕ VĂN KIỆT BỊ MẮNG BỞI MỘT NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG VĨNH LONG
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/10/dung-tuong-ten-ban-nuoc-phan-thanh-gian.html
3. CA NGỢI PHAN THANH GIẢN- PHAN HUY LÊ PHẢN BỘI QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI THẦY- VIỆN SĨ TRẦN HUY LIỆU
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/10/ca-ngoi-phan-thanh-gian-phan-huy-le.html
4. ĐẶT TÊN ĐƯỜNG ALEXANDRE DE RHODES Ở TP HỒ CHÍ MINH- ÔNG VÕ VĂN KIỆT ĐÃ “LÀM TRỘM” TRONG ĐÊM RA SAO?
https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/11/at-ten-uong-alexandre-de-rhodes-o-tp-ho.html
5. Nhân 100 năm ngày sinh cụ Võ Văn Kiệt: CHÍNH CỤ VÕ VĂN KIỆT ĐÃ CHỐNG LƯNG CHO LŨ LẬT SỬ
https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/11/nhan-100-nam-ngay-sinh-cu-vo-van-kiet.html
Châu Âu đang dần xa Mỹ trong vấn đề cấm vận nước Nga
Trả lờiXóa