Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2022

Quá nóng trên báo Mỹ: BRITTNAY GRINER- VĐV BÓNG RỔ MỸ CHẠY TRỐN TRỞ LẠI NGA TRONG NỖI KINH HOÀNG KHI NHÌN THẤY LÁ CỜ MỸ

 
Ảnh chụp màn hình bản tiêu đề tin trên báo Mỹ cùng hình ảnh Brittney Griner chạy trở lại máy bay

Kính mời những ai biết tiếng Anh, xin hãy đọc bản tin trên báo BabylonBee (Mỹ) với tiêu đề Brittney Griner Flees Back to Russiain Terror After Seeing American Flag- Dịch: Brittney Griner chạy trốn trở lại Nga trong nỗi kinh hoàng sau khi nhìn thấy lá cờ Mỹ

https://babylonbee.com/news/brittney-griner-flees-back-to-russia-in-terror-after-seeing-american-flag

Dưới đây là bản dịch của Google.tienlang …

*****

 Brittney Griner Flees Back to Russiain Terror After Seeing American Flag- Dịch: Brittney Griner chạy trốn trở lại Nga trong nỗi kinh hoàng sau khi nhìn thấy lá cờ Mỹ

Ngày 8 tháng 12 năm 2022 · BabylonBee.com

LOS ANGELES, CA – Người chơi WNBA (Hiệp hội bóng rổ nữ Mỹ) được trả tự do Brittney Griner đã trốn trở lại Nga sau khi nhìn thấy lá cờ Mỹ lần đầu tiên sau nhiều tháng. Griner phát hiện ra lá cờ gần đường băng của Sân bay Quốc tế Los Angeles khi chuyến bay của cô ấy đến từ Nga và có phản ứng tiêu cực với cảnh tượng này.

Brittney Griner

"AAHHHHHH! Biểu tượng cho sự áp bức đối với tôi!" Griner nói trong nước mắt. "Khi tôi nhìn thấy lá cờ Mỹ, tôi thấy chế độ nô lệ. Tôi thấy Jim Crow. Tôi thấy George Floyd. Tôi thấy một đất nước không quan tâm đến người da đen, đặc biệt là không quan tâm đến các thành viên da đen của cộng đồng LGBTQ.""Chỉ 3 phút ở đây và sự tồn tại của tôi đã bị đe dọa bởi lá cờ Mỹ này!"

(Chú thích của Google.tienlang: Jim Crow là một nạn nhân da màu bị bắn chết bởi một cảnh sát da trắng và Jim Crow cũng là tên một đạo luật chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Còn George Floyd là ai? Xin xem câu trả lời ở bài Video clip vietsub: 8 PHÚT 46 GIÂY GEORGE FLOYD BỊ CẢNH SÁT GIẾT HẠI NHƯ THẾ NÀO?

và bài MỸ: AI SẼ BẢO VỆ THƯỜNG DÂN KHỎI MŨI SÚNG CẢNH SÁT?)

Động thái này gây sốc cho nhiều người và được hiểu là một cái tát vào mặt chính quyền Biden. "Chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ để trả tự do cho cô ấy. Chúng tôi đã nói với Putin rằng ông ấy có thể có bất cứ thứ gì ông ấy muốn mà không cần điều kiện gì", một quan chức giấu tên của Biden cho biết. "Tại sao cô ấy lại quay lại với Putin? Điều đó chỉ khiến chúng ta trở nên tồi tệ!"

Một số nhà hoạt động đứng về phía Griner. "Họ để cô ấy ngồi ở Nga gần một năm," nhà hoạt động LGBTQ phi nhị phân Nicole Owens cho biết. "Và họ chỉ đổi cô ấy lấy một gã buôn vũ khí. Đó là một sự xúc phạm. Cô ấy đáng giá ít nhất là bảy tay buôn vũ khí Nga." Các nhà hoạt động khác đổ lỗi cho WNBA – Hiệp hội bóng rổ nữ Mỹ. Lena Hogan, nhà hoạt động vì quyền phụ nữ, cho biết: “Cô ấy hầu như không kiếm được tiền đủ sống. Hợp đồng WNBA của cô ấy chỉ có giá 220.000 đô la một năm. Cô ấy phải đến Nga để kiếm tiền thật."

Griner dự kiến sẽ quay lại Moscow vào tối nay.

Nguyễn Thị Vân Anh- Cộng tác viên Google.tienlang Dịch và Giới thiệu

(Ghi chú của người dịch: BabylonBee là một tạp chí châm biếm)

======


12 nhận xét:

  1. “Danh sách theo dõi đặc biệt” của Mỹ gây phẫn nộ lớn ở Việt Nam
    PHẠM KHOA - 07/12/2022 14:48
    Thông tin Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố đưa Việt Nam vào ‘Danh sách Theo dõi Đặc biệt’ (Special Watch List) liên quan đến tôn giáo đã gây phẫn nộ rất lớn trong dư luận…
    Nhiều năm nay, Việt Nam luôn đấu tranh chống lại cách nhìn nhận sai lệch từ Mỹ đối với các vấn đề về tôn giáo, dân chủ. Vụ việc trên ít nhiều có liên quan với câu chuyện Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) đưa các bị cáo trong vụ án Tịnh Thất Bồng Lai vào danh sách “Nạn nhân tự do tôn giáo và niềm tin toàn cầu”.

    Tuy nhiên, nhắc đến Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), có lẽ rất nhiều người Việt Nam cảm thấy khó hiểu về những sai lầm lặp đi lặp lại từ năm này qua năm khác. Đây là một đơn vị tham vấn độc lập, lưỡng đảng cho chính phủ Hoa Kỳ, cơ quan này giám sát tự do tôn giáo trên toàn thể giới và khuyến nghị chính sách cho Tổng thống, Ngoại trưởng, và Quốc hội. Từ thời điểm năm 2006, sau khi Việt Nam được chính quyền Hoa Kỳ đưa ra khỏi danh sách “những quốc gia bị quan tâm đặc biệt về tôn giáo” (CPC) thì năm nào USCIRF cũng khuyến nghị chính phủ Mỹ… đưa Việt Nam vào lại danh sách. Tuy nhiên, gần 20 năm đã trôi qua với nhiều nhiệm kỳ Tổng thống, dù là thuộc Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa thì đề xuất của USCIRF đều… thất bại.

    Lâu nay, nước Mỹ vẫn tự hào về các giá trị dân chủ, và đi đâu cũng đem tiêu chuẩn về dân chủ của mình làm thước đo, áp đặt lên các quốc gia khác. Trước Việt Nam, hàng loạt các nước thuộc nhiều châu lục cũng đã bị Mỹ đơn phương đưa vào danh sách “đen” tự dựng lên của họ, như: Trung Quốc, Cuba, Eritrea, Iran, Nicaragua, CHDCND Triều Tiên, Pakistan, Nga, Saudi Arabia, Tajikistan và Turkmenistan… “Sự quên” này có nguyên nhân từ các lợi ích chính trị của nước Mỹ.

    Trong một thế giới ngày càng đa dạng, không một nước nào có quyền áp đặt mô hình chính trị, kinh tế, văn hóa của mình cho một quốc gia khác. Các quyền và tự do của mỗi cá nhân, kể cả tự do tôn giáo, chỉ có thể được bảo đảm và phát huy trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích chung của dân tộc và cộng đồng; cũng như quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ. Sẽ không công bằng khi kêu gọi bảo vệ tự do của một vài cá nhân, ngay cả lúc họ xâm phạm nghiêm trọng tự do của các cá nhân, tổ chức khác với đày đủ các tang chứng, vật chứng, và đơn từ tố cáo, làm ảnh hưởng đến lợi ích của cả cộng đồng xã hội.

    Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền, và là một đối tác uy tín của nhiều tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội quy mô toàn cầu, nên thay vì quan tâm can thiệp vào các vấn đề của đối tác, người Mỹ hãy dành thời gian cùng Việt Nam vun đắp, xây dựng, thúc đẩy các cơ chế đối thoại song phương để nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, từ đó, tránh được những hành động mang tính hai mặt.

    Cần nhắc lại, không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nhiệm kỳ 2023-2025. Chính sự ghi nhận tích cực của cộng đồng quốc tế đối với nỗ lực nâng cao quyền con người và chất lượng sống của Việt Nam đã phủ nhận thông tin một chiều từ những vụ việc tương tự như “Danh sách Theo dõi Đặc biệt” nói trên.

    https://canhco.net/danh-sach-theo-doi-dac-biet-cua-my-gay-phan-no-lon-o-viet-nam-p613612.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đồng tình với bài này của Google.tienlang: HOA KỲ VỪA DIỄN MÀN “SÓI ĐỘI LỐT CỪU” Ở VIỆT NAM
      https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/06/hoa-ky-vua-dien-man-soi-oi-lot-cuu-o.html
      Những ngày vừa qua, báo chí Việt Nam đưa tin rầm rộ về chuyến thăm Việt Nam của Nhân vật thứ hai trong cơ quan đối ngoại của Hoa Kỳ, Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman. Các báo đều nhấn mạnh phát biểu của bà Thứ trưởng Wendy Sherman, rằng "Hoa Kỳ tôn trọng Việt Nam, coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam, nhất quán ủng hộ một Việt Nam giàu mạnh và thịnh vượng"


      Nếu đúng như vậy thì tốt quá đi! Nhưng Google.tienlang xin hỏi bà Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman: Nếu thực bụng người Mỹ mong muốn Việt Nam giàu mạnh và thịnh vượng thì Tại sao chính Mỹ năm nào cũng có cái gọi là Báo cáo Nhân quyền để xuyên tạc bịa đặt, vu khống Việt Nam vi phạm này nọ? Nếu thực bụng người Mỹ mong muốn Việt Nam giàu mạnh và thịnh vượng thì Tại sao chính Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại công nhận Phạm Đoan Trang, một kẻ phản động, đã bị bỏ tù 9 năm vì các hoạt động "chống phá nhà nước", là người chiến thắng giải Phụ nữ Dũng cảm Quốc tế? Nếu thực bụng người Mỹ mong muốn Việt Nam giàu mạnh và thịnh vượng thì Tại sao Mỹ không chính thức thừa nhận, rằng Mỹ đã sai lầm khi tiến hành cuộc chiến tranh hóa học cả chục năm trời chống Việt Nam- điều mà ngay cả thường dân Mỹ đều biết?

      (Xem bài MỘT NGƯỜI MỸ NÓI VỀ SỰ TÀN PHÁ GHÊ RỢN, MẤT NHÂN TÍNH CỦA QUÂN ĐỘI MỸ Ở VN và bài Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN: BÁO CHÍ THẾ GIỚI CA NGỢI CHÍNH SÁCH ĐỘC LẬP CỦA VIỆT NAM VÀ ASEAN)

      Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman, khi phát biểu tại Đại học Fulbright ở TP Hồ Chí Minh, đã buông lời hứa cung cấp cho Việt Nam mọi bằng chứng về nỗ lực ngoại giao của Washington nhằm ngăn chặn xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina.

      Người Mỹ sẵn sàng «giúp đỡ Putin»?

      Nhà ngoại giao Mỹ nói: «Chúng tôi đã có nguyên một danh sách toàn bộ những việc có thể làm để giúp Tổng thống Putin tháo gỡ các vấn đề an ninh mà ông ấy vướng phải. Thế nhưng ông ấy không muốn dùng ngoại giao mà quyết định phát động cuộc xâm lược bất công và vô cớ vào Ukraina».

      Bà bày tỏ hy vọng rằng sau khi nghiên cứu các bằng chứng về nỗ lực ngoại giao của Hoa Kỳ, thì Hà Nội vốn duy trì quan hệ lịch sử lâu năm với Nga và Ukraina sẽ có «lập trường đúng đắn» trong vấn đề này. Bởi quan điểm ​​của Hà Nội trong cả hai cuộc bỏ phiếu chống Nga tại Liên Hợp Quốc đều không hợp ý chính quyền Hoa Kỳ.

      Vậy, theo bà Thứ trưởng, Việt Nam đã SAI khi bỏ phiếu chống với Nghị quyết LHQ do Mỹ soạn thảo v/v đuổi Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền?
      Không ạ! Như Thủ tướng Phạm Minh Chính của chúng tôi phát biểu rõ ràng ở Mỹ, Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chọn chính nghĩa thay vì chọn bên. Việt Nam bỏ phiếu chống là vì chưa có cuộc điều tra thấu đáo về cái gọi là "Thảm sát Bucha" nhưng Mỹ đã Kết luận do Nga thực hiện như trong Bản dự thảo Nghị quyết của Mỹ.

      Xóa
    2. (Xem bài Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ: MỸ THẤT BẠI TRONG VIỆC LÔI KÉO ASEAN VÀO CUỘC CÙNG MỸ CHỐNG NGA HOẶC CHỐNG TRUNG QUỐC
      GS-TSKH Vladimir Kolotov, chuyên gia khoa học chính trị và phương Đông học, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg nhận xét:

      “Như đang thấy, nhà ngoại giao cao cấp của Mỹ cũng không nắm được lịch sử vấn đề. Toàn thế giới đều biết rằng vào tháng 12 năm 2021, Tổng thống Nga Putin đã kêu gọi NATO bắt đầu các cuộc đàm phán thực chất với mục tiêu cung cấp cho Nga đảm bảo lâu dài và đáng tin cậy về an ninh. Sở dĩ có yêu cầu như vậy là bởi Hoa Kỳ và các nước NATO cấu kết chặt chẽ với Ukraina và các đối tác khác của khối NATO đã tăng vọt hoạt tính chống Nga. Tất cả chúng ta đều nhớ rằng phương Tây đã từ chối xem xét đề xuất này, khăng khăng muốn đảm bảo lợi ích của mình dù tổn hại cho Nga. Để loại bỏ mối đe dọa với an ninh của mình, Matxcơva đã hứa sẽ sử dụng các biện pháp quân sự-kỹ thuật. Khi tại Hội nghị Munich tháng 2 năm 2022, Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky công nhiên tuyên bố rằng Kiev đang xem xét vấn đề chế tạo vũ khí hạt nhân, Nga buộc phải phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hóa Ukraina. Ngay trong những giờ chiến sự đầu tiên ở Ochakovo ngoại vi Kharkov và những điểm khác, đã phá huỷ các căn cứ quân sự của NATO đe dọa LB Nga. Hơn thế nữa, đã tịch thu được nhiều tài liệu chứng tỏ rằng trong các phòng thí nghiệm quân sự của Mỹ ở Ukraina đã tạo ra nhiều loại virus gây bệnh nguy hiểm. Do đó, như cách nói ở Nga và Ukraina, đừng có tung hoả mù «vải thưa che mắt thánh» làm gì nữa».

      Tất cả những «lời hay ý đẹp» và uyển ngữ ngoại giao chỉ một lần nữa cho thấy lập trường thiếu thuyết phục của Hoa Kỳ mà người Mỹ sử dụng để gây nhầm lẫn về mối quan hệ nhân-quả, che giấu sự thật rằng chính Washington phải chịu trách nhiệm về cuộc đối đầu ở châu Âu cũng như đà tiếp diễn của nó hiện nay. Trước đây, Hoa Kỳ từng thi hành chương trình «Việt Nam hóa» chiến tranh, bây giờ họ đang vận hành chương trình «Ukraina hóa» cuộc chiến. Người Mỹ ưa thích và biết cách chiến đấu bằng sức lực kẻ khác để chống lại các đối thủ địa chính trị của Hoa Kỳ. Bây giờ họ đang làm tất cả những gì có thể để kéo dài cuộc xung đột này, kể cả phương thức cấp hỗ trợ tài chính khổng lồ và bơm vũ khí, - chuyên gia Nga kết luận.

      Bùi Ngọc Trâm Anh
      https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/06/hoa-ky-vua-dien-man-soi-oi-lot-cuu-o.html

      Xóa
  2. Lại một bài báo hay của Mỹ!
    Như người dịch, cô Nguyễn Thị Vân Anh đã có Ghi chú của người dịch: BabylonBee là một tạp chí châm biếm.
    Châm biếm nhưng rất đúng với tình hình ở Mỹ.
    Bạn Phạm Khoa ở nhận xét đầu tiên “Danh sách theo dõi đặc biệt” của Mỹ gây phẫn nộ lớn ở Việt Nam khiến tôi và mọi người không thể không đồng tình.
    Rất tiếc là trên báo chính thống chưa có bài phản biện nào như của bạn Phạm Khoa!

    Trả lờiXóa
  3. Mỹ đưa Việt Nam vào ‘Danh sách Theo dõi Đặc biệt’ vì vi phạm tự do tôn giáo
    06/12/2022
    https://www.voatiengviet.com/a/my-dua-vietnam-vao-danh-sach-theo-doi-dac-biet-vi-vi-pham-tu-do-ton-giao/6864298.html
    Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken vừa công bố quyết định đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt (Special Watch List hay SWL) vì có những vi phạm nghiêm trọng về quyền tự do tôn giáo. Khi bị đưa vào danh sách này, Việt Nam sẽ bị Hoa Kỳ theo dõi sát sao và các quan chức vi phạm có nguy cơ phải đối mặt với các biện pháp chế tài.

    Bộ Ngoại giao Mỹ dẫn lời Ngoại trưởng Blinken trong thông cáo ngày 2/12 nói rằng ông đưa Việt Nam vào “Danh sách Theo dõi Đặc biệt” vì nước này “thực hiện hoặc dung túng cho những vi phạm nghiêm trọng về quyền tự do tôn giáo”.

    Ngay hôm 2/12, VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Washington, DC, và đề nghị bình luận về công bố này của ngoại trưởng Mỹ, nhưng đến nay vẫn chưa được phản hồi.

    Vào tháng trước, trong một tuyên bố gửi cho VOA, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng nước này “luôn thực hiện nhất quán” chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

    Bộ Ngoại giao Mỹ quyết định đưa Việt Nam vào danh sách SWL lần này sau nhiều lần Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) liên tục đề nghị bộ đưa Việt Nam vào Danh sách Quan tâm Đặc biệt (Countries of Particular Concern, hay CPC) vì cho rằng Việt Nam “vi phạm một cách nghiêm trọng” về tự do tôn giáo.

    Mặc dù chưa được đáp ứng đầy đủ theo đề nghị, nhưng USCIRF cũng hoan nghênh quyết định của ông Blinken.

    Ông Abraham Cooper, Phó Chủ tịch USCIRF, viết trên Twitter: “Mặc dù chúng tôi tin rằng các điều kiện ở Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn CPC, nhưng chúng tôi hy vọng việc Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách SWL sẽ khuyến khích chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cụ thể để giải quyết các mối quan ngại lâu dài về tự do tôn giáo”.

    Uỷ viên USCIRF Frederick Davie viết trên Twitter hôm 2/12: “Chúng tôi hoan nghênh việc Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào Danh sách ‘Theo dõi Đặc biệt’, mặc dù USCIRF đã liên tục khuyến nghị liệt Việt Nam vào Danh sách CPC từ năm 2002 và vẫn lo ngại về các điều kiện tự do tôn giáo của nước này”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. USCIRF cho rằng vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam “vẫn có hệ thống, luôn tiếp diễn và nghiêm trọng”, ảnh hưởng nhiều nhất đến người Hmong & người Thượng theo đạo Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy, Giáo hội Phật giáo Thống nhất, Cao Đài độc lập, và nhiều nhóm khác, đồng thời kêu gọi Bộ Ngoại giao tiếp tục giải quyết những lo ngại này.

      Từ 2005-2006, Việt Nam bị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa vào danh sách CPC, nhưng đến 2007 Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách này do Việt Nam cam kết cải thiện chính sách về tôn giáo.

      Việc thiết lập danh sách SWL dựa theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế Frank Wolf, được Quốc Hội Mỹ thông qua và Tổng Thống ký ban hành ngày 16/12/2016. Đạo luật này bổ sung cho Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế ban hành năm 1998, mà theo đó chỉ có cơ chế thiết lập danh sách CPC.

      Với đạo luật bổ sung này, những quốc gia chưa chạm ngưỡng CPC nhưng gần chạm ngưỡng này phải bị đưa vào danh sách SWL để theo dõi một cách sát sao, và nếu sau một thời gian vẫn không cải thiện, đó là căn cứ để bị đưa vào danh sách CPC. Những quốc gia bị chỉ định CPC phải đối mặt các biện pháp trừng phạt với mức nặng nhất là cấm vận.
      Các nhà hoạt động và các tổ chức tôn giáo độc lập ở Việt Nam hoan nghênh quyết định này của Ngoại trưởng Mỹ, đồng thời kêu gọi Washington gây áp lực với Hà Nội nhiều hơn nữa để Việt Nam thay đổi chính sách về tự do tôn giáo.

      Hòa Thượng Thích Không Tánh ở Tp.Hồ Chí Minh, một thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, hôm 5/12 bày tỏ sự đồng tình:

      “Điều đó chứng tỏ rằng Hoa Kỳ cũng có lòng đối với tình trạng vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam. Trong lòng chúng tôi cũng vui”.

      “Nhưng không biết rằng Hoa Kỳ có những cái gì để chế tài hoặc có cái gì để làm cho Việt Nam phải thực hiện và tôn trọng các công ước quốc tế về các vấn đề tự do tôn giáo thực sự hay không?”.

      Khi một quốc gia bị đưa vào danh sách SWL, Bộ Ngoại Giao Mỹ hàng năm phải cung cấp cho Quốc hội danh sách các vi phạm nghiêm trọng, danh tính của những thủ phạm đằng sau mỗi vi phạm, và biện pháp chế tài đã áp dụng đối với từng thủ phạm. Các biện pháp chế tài này bao gồm cấm nhập cảnh vĩnh viễn thủ phạm và các thành viên gia đình của thủ phạm, đóng băng tài sản ở Mỹ của thủ phạm tương tự như Đạo luật Magnitsky Toàn cầu 2016 của Mỹ.

      Xóa
    2. Từ Lâm Đồng, ông Hứa Phi, Chánh trị sự Cao Đài, thành viên của Hội đồng Liên tôn Việt Nam, bày tỏ sự đồng tình với động thái mới nhất của Bộ Ngoại giao Mỹ, đồng thời đưa ra khuyến nghị rằng Mỹ nên có các chế tài như đạo luật Magnitsky nhằm vào các quan chức vi phạm, nhưng chưa nên vội vàng đưa Việt Nam vào danh sách CPC.

      “Phải tìm mọi cách ngăn chặn những đảng viên, những cán bộ cộng sản đàn áp tôn giáo… cho vào danh sách theo dõi đặc biệt đó. Chúng ta nên ngăn chặn những người đó trước, chứ nếu đưa vào danh sách CPC thì tất nhiên người dân Việt Nam sẽ khổ”.

      “Chúng tôi cũng mong muốn rằng các nước khác làm theo Đạo luật Magnitsky Toàn cầu của chính phủ Hoa Kỳ”.

      Một tín đồ Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên không nêu danh tính vì lý do an toàn nói với VOA rằng ông rất mừng vì Việt Nam bị đưa vào Danh sách “Theo dõi Đặc biệt”, đồng thời kêu gọi Washington gây áp lực nhiều hơn nữa đối với Hà Nội:

      “Mong cho Việt Nam thay đổi vì đàn áp tôn giáo nhiều lắm. Họ không cho mình đi nhóm, không cho đi rao giảng nữa. Họ cấm, nhất là nhóm lõi Tây Nguyên”.

      “Mong cho Hoa Kỳ áp lực Việt Nam mạnh hơn để việc đàn áp người Tây Nguyên giảm bớt”.

      Tổ chức phi chính phủ BPSOS ở Hoa Kỳ nhận định rằng việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách SWL được xem như là cú “sốc” lớn thứ 2 đối với Hà Nội trong vòng chưa đầy 5 tháng qua.

      Ngày 19/7, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã xếp Việt Nam vào bậc 3 (Tier 3), là bậc tệ nhất về buôn người, với nguy cơ chính phủ do đảng cộng sản lãnh đạo bị cấm vận và cá nhân các giới chức chính quyền bị chế tài.

      Trong khi Hoa Kỳ và các nước phương Tây thường xuyên lên tiếng về tình hình vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam, và đã nêu vấn đề này ở các cấp cao nhất trong chính phủ, chính quyền Việt Nam một mực cho rằng “Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong việc đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, chưa bao giờ các tôn giáo có điều kiện phát triển như hiện nay”.

      Truyền thông Việt Nam lặp đi lặp lại các phát biểu rằng nhà nước Việt Nam “tôn trọng và bảo vệ” quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, nhưng đồng thời nhấn mạnh rằng chính quyền nghiêm cấm hoạt động “lợi dụng” tôn giáo để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và của công dân.

      Xóa
  4. Anh rận xĩ Nặc danh phía trên chép bài của VOA để tuyên truyền cho nó à?
    Sao không chép cả bài Tiên đề Google.tienlang luôn thể?

    Trả lờiXóa
  5. Tiên đề Google.tienlang: “Bất cứ ai, bất cứ thứ gì được mấy ông BBC, RFA, VOA, RFI… tung hô thì đích thị đều là những người, những thứ bỏ đi, không ra gì"- Đó là một chân lý khỏi cần chứng minh!”
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/08/tien-e-googletienlang-bat-cu-ai-bat-cu.html

    Trả lờiXóa
  6. thấy cờ Mỹ mà đã cao chạy xa bay rồi

    Trả lờiXóa