Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

MỸ: AI SẼ BẢO VỆ THƯỜNG DÂN KHỎI MŨI SÚNG CẢNH SÁT?

Ảnh: Tại Mỹ, một cô gái không có vũ khí với hàng chục cảnh sát sẵn sàng nhả đạn
Cậu bé da đen 12 tuổi Tamir Rice
Lại thêm một vụ bắn người tàn bạo mới của cảnh sát Hoa Kỳ
Xem video clip:
Vào tuần trước, cảnh sát Cleveland đã bắn chết một cậu bé 12 tuổi có tên là Tamir Rice. Có ai đó gọi điện báo cảnh sát là cậu bé dùng súng giả chĩa vào người qua đường. Hãy nhìn cái cách cảnh sát bắn hạ cậu bé, họ lao xe ô tới gần và bắn chết cậu bé ngay tức thì, không hề có thương thuyết hay cảnh báo.

Theo báo cáo mới đây của FBI vào năm 2013 đã có 461 người Mỹ bị cảnh sát bắn chết hợp pháp, trung bình mỗi năm có hơn 400 người Mỹ bị cảnh sát bắn chết hợp pháp. Trung bình mỗi ngày có hơn một thường dân bị cảnh sát Mỹ bắn chết. Cảnh sát Đức vào năm 2011 bắn chết 6 người, còn cảnh sát Anh chỉ bắn chết 2 người. 

Đã đến lúc người Mỹ nên đặt câu hỏi: Ai sẽ bảo vệ thường dân khỏi mũi súng của cảnh sát.

26 nhận xét:

  1. Vụ này bác Nguyễn Thành Phúc và bác Người Việt từ Hoa Kỳ đã đưa tin từ mấy hôm nay:
    ====
    Nguyễn Thành Phúc 13:51 Ngày 27 tháng 11 năm 2014

    Đọc bài về ông Chung- Giám dốc CA Hà Nội,

    “Tôi là Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP Hà Nội….”
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/09/toi-la-thieu-tuong-nguyen-uc-chung-giam.html

    chúng ta mới thấy sự khác nhau rõ rệt giữa VN và Mỹ. Cũng cùng một nhiệm vụ trấn áp tội phạm- bảo vệ dân thường nhưng cách hành xử của Công an VN hoàn toàn khác, mang tính nhân đạo cao. Chứ không như ở Mỹ:
    ------
    Người Việt từ Hoa Kỳ 22:25 Ngày 23 tháng 11 năm 2014
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/11/ky-luc-oan-my-uoc-trang-sau-39-nam-ngoi.html?showComment=1416756344470#c3988620873044242256

    Cũng ở TP Cleveland, bang Ohio - nơi có 3 tử tù vừa được trả tự do sao 39 năm tù oan, một cậu bé 12 tuổi vừa bị cảnh sát bắn chết.

    Chả biết cậu bé 12 tuổi này có vũ khí và có bắn cảnh sát hay không nhưng ... cảnh sát thì nói vậy. Cậu ta bị bắn chết rồi nên không thể đòi minh oan được nữa.

    Một sĩ quan cảnh sát đã bắn cậu bé 12 tuổi tại trung tâm vui chơi giải trí của thành phố Mỹ Cleveland, bang Ohio.

    Theo kênh truyền hình 5ABC, cậu bé được đưa đến cơ sở y tế trong tình trạng nghiêm trọng. Vụ nổ súng xảy ra ở trung tâm vui chơi giải trí Cudell. Theo đại diện cảnh sát thành phố Jeff Falmer, "thiếu niên 12 tuổi có vũ khí." Loại vũ khí gì không được nêu rõ.

    Theo cổng thông tin thành phố Cleveland, viên cảnh sát bắn một lần, trúng vào bụng cậu bé. Báo cáo cũng cho biết viên sĩ quan cảnh sát bị thương ở chân. Tại thời điểm này, những người bảo vệ pháp luật không cho biết cậu bé có vũ khí tại thời điểm bị bắn hay không.
    ---
    Người Việt từ Hoa Kỳ 01:49 Ngày 25 tháng 11 năm 2014

    Vụ này to chuyện rồi đây:KHẨU SÚNG CỦA CẬU BÉ LÀ SÚNG ĐỒ CHƠI.
    Theo báo chí hôm nay đưa tin, cụ thể là BBC tiếng Anh cũng đưa, thì cậu bé da đen 12 tuổi có tên là Tamir Rice có khuôn mặt bầu bĩnh, dễ thương:
    Xem ảnh:
    http://news.bbcimg.co.uk/media/images/79219000/jpg/_79219157_79218937.jpg
    Cậu bé đang chơi trong một Vườn trẻ ở trung tâm vui chơi giải trí Cudell thành phố Mỹ Cleveland, bang Ohio VÀ TRONG TAY CÓ CẦM MỘT KHẨU SÚNG.
    Theo hệ thống ghi âm 911 của cảnh sát thì trước đó có người gọi điện báo cho cảnh sát rằng ở đấy có một cậu bé có súng.
    Lát sau có hai sĩ quan cảnh sát đến hiện trường.
    THEO THÔNG TIN TỪ CẢNH SÁT THÌ: Các cảnh sát yêu cầu cậu bé giơ tay lên. Cậu bé không giơ tay mà lại còn đưa tay xuống thắt lưng. Vậy là một trong hai cảnh sát nổ hai phát súng vào bụng. Cậu bé gục xuống. Cảnh sát đưa cậu bé đến bệnh viện nhưng đến sáng hôm sau thì cậu bé chết.
    Theo BBC: Ngay lập tức có nhiều cảnh sát đến hiện trường và họ phát hiện ra "vũ khí" của cậu bé chỉ là súng đồ chơi.
    Gia đình nạn nhân đã thuê luật sư để chuẩn bị khởi kiện cơ quan cảnh sát. Theo lời luật sư thì trong trường hợp này không hề xuất hiện tính cấp thiết để cảnh sát nổ súng tiêu diệt một cậu bé vì cậu bé chưa hề rút ra khẩu súng, chưa hề chĩa súng về phía cảnh sát. Thời điểm diễn ra lại là ban ngày, cảnh sát hoàn toàn có thể quan sát từng động tác của cậu bé để lựa chọn phản ứng phù hợp. Đây là một cậu bé 12 tuổi chứ không phải là một người đàn ông trưởng thành, một tên tội phạm nguy hiểm. Gia đình nạn nhân thì cho rằng cảnh sát quyết định nổ súng tiêu diệt cậu bé chỉ vì cậu ta là người da đen!
    Xem thêm trên BBC:

    24 November 2014 Last updated at 11:39
    Tamir Rice: US police kill boy, 12, carrying replica gun
    http://www.bbc.com/news/world-us-canada-30172433

    Trả lờiXóa
  2. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 20:49 29 tháng 11, 2014

    Vụ Ferguson chưa giải quyết xong, lại thêm một cậu bé da đen bị cảnh sát bắn chết ở Ohio
    Làn sóng biểu tình phản đối vụ Ferguson hôm nay vẫn đang tiếp tục trên nhiều thành phố Hoa Kỳ và đã lan sang cả Vương quốc Anh.

    Trong lúc cả Hoa Kỳ đang hồi họp chờ đợi phán quyết xem liệu ông Darren Wilson, người đã bắn chết thanh niên da đen Michael Brown, có bị truy tố hay không thì hôm thứ hai đầu tuần có tin lại thêm 1 thiếu niên 12 tuổi da đen bị bắn chết ở tiểu bang Ohio.
    Vụ này xảy ra trong thành phố Cleveland, nạn nhân tên Tamir Rice lúc đó đang cầm một khẩu súng giả, cảnh sát bảo em bỏ súng xuống, nhưng em không nghe theo và cảnh sát bắn 2 phát khiến em chết tốt.

    Một luật sư đại diện gia đình em Rice cho hay lúc đó em này đang đứng trong sân chơi của thành phố và không hề chỉa súng giả hay có lời lẽ hăm dọa cảnh sát gì cả.

    Em Rice bị bắn vào chiều thứ bảy và qua đời trong một bệnh viện ở Cleveland hôm chủ nhật. Ed Tomba, Phó Giám Đốc Sở Cảnh Sát Cleveland cho biết Rice ‘bị bắn hai phát sau khi đã rút súng từ bên hông ra’

    Sau đó cảnh sát cho biết khẩu súng của Rice là súng bắn hơi, giống hệt một khẩu súng lục bán tự động. Trong số hai cảnh sát có liên quan, một người đã có trên 10 năm kinh nghệm, nhưng người kia gia nhập cảnh sát chưa đến 12 tháng.

    Hai cảnh sát này đang bị cho ngưng việc và một cuộc điều tra chính thức đã được mở ra. Người cha của nạn nhân, ông Gregory Henderson, cho là ‘lẽ ra cảnh sát chỉ nên dùng súng điện để khống chế con ông mà thôi’

    Trả lờiXóa
  3. Người biểu tình vụ Ferguson tẩy chay "Ngày thứ Sáu Đen", 15 người bị bắt
    Hàng trăm người đã làm gián đoạn loạt động mua sắm ngày lễ tại các trung tâm bán lẻ lớn trên khắp nước Mỹ hôm qua, trong ngày mua sắm giảm giá "Thứ Sáu Đen", nhằm phản đối quyết định không truy tố một cảnh sát trong vụ bắn chết một thanh niên da màu ở Ferguson, bang Missouri.
    http://dantri4.vcmedia.vn/3zuKTnQg47tlY5wKmT2O16iHMos72v/Image/2014/11/tn_1-44d98.jpg
    Người biểu tình nằm giả chết tại một trung tâm mua sắm.

    Các cuộc biểu tình mới bắt đầu tại St Louis, bang Missouri vào đêm Lễ Tạ ơn (thứ Năm) và tiếp tục kéo dài sang ngày thứ 6 khi người biểu tình đi từ cửa hàng này sang cửa hàng khác với hai tay giơ lên và hối thúc người mua hàng tẩy chay các cửa hàng.
    Tại khu mua sắm Galleria ở Brentwood, bang Missouri, đám đông biểu tình ngày 28/11 đã tiến hành một cuộc biểu tình nằm, khi họ nằm xuống đất, giả vờ chết, mang theo các khẩu hiệu phản đối nổ súng hoặc kêu gọi tẩy chay "Ngày thứ Sáu Đen".
    http://dantri4.vcmedia.vn/3zuKTnQg47tlY5wKmT2O16iHMos72v/Image/2014/11/tn_6-44d98.jpg
    Người biểu tình nằm giả chết tại một trung tâm mua sắm.

    Không ai bị bắt tại khu mua sắm Galleria nhưng sau khi người biểu tình tập trung, các cửa hàng đã đóng cửa và toàn bộ trung tâm giờ đây cũng đóng cửa chưa biết khi nào sẽ mở trở lại.

    Bên ngoài khu mua sắm Macy's tại quảng trường Herald ở New York, ít nhất 2 người biểu tình đã bị bắt vì chặn lối đi bộ. Hơn 150 người biểu tình đã có mặt tại cửa hàng.

    http://dantri4.vcmedia.vn/3zuKTnQg47tlY5wKmT2O16iHMos72v/Image/2014/11/tn_4-44d98.jpg
    Một người biểu tình giơ khẩu hiệu tẩy chay "Ngày thứ Sáu Đen".

    Một đám đông đã biểu tình tại tầng trệt của khu mua sắm Macy's trong ít phút, trong khi các nhân viên và người mua hàng đứng nhìn với vẻ ngạc nhiên. Một số người mua hàng đã chụp ảnh đám đông biểu tình bằng điện thoại di động.

    Nhiều người biểu tình nói họ hối thúc tẩy chay "Ngày thứ Sáu Đen" để chứng tỏ sức mua của người Mỹ da đen và nhấn mạnh tới các mối liên về sự mất cân bằng về kinh tế và chủng tộc.
    Nhiều người biểu tình mang theo các tấm biển có ghi "Vấn đề cuộc sống của người da đen", "Giơ hai tay lên! Đừng mua sắm" hay "Giơ hai tay lên! Đừng bắn".
    http://dantri4.vcmedia.vn/3zuKTnQg47tlY5wKmT2O16iHMos72v/Image/2014/11/tn_3-44d98.jpg
    Một người biểu tình giơ khẩu hiệu tẩy chay Ngày thứ Sáu Đen.

    Đám đông thậm chí còn ngăn cản giao thông bằng cách đổ ra một đoạn giao cắt đông đúc nhưng sau đó rút lui về phía lề đường. Nhiều người sau đó tuần hành tới Quảng trường Thời đại trước khi quay trở lại Macy's.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các cuộc biểu tình tẩy chay "Thứ Sáu Đen" cũng diễn ra tại các thành phố khác của Mỹ như St. Louis, Chicago và Los Angeles. Các nhà tổ chức đã chọn một trong những ngày mua sắm bận rộn nhất trong năm để thu hút sự chú ý đối với điều mà họ gọi là một vụ giết người tùy tiện và một phán quyết sai trái.

      http://dantri4.vcmedia.vn/3zuKTnQg47tlY5wKmT2O16iHMos72v/Image/2014/11/tn_2-44d98.jpg
      Một người biểu tình giơ khẩu hiệu tẩy chay Ngày thứ Sáu Đen.

      Trong khi đó, cảnh sát tại St Louis, bang Missouri đã bắt giữ 15 người sau khi các cuộc biểu tình mới nổ ra ngày hôm qua.
      Các vụ bắt giữ diễn ra sau khi người biểu tình buộc một trung tâm mua sắm đông đúc ở St Louis phải đóng cửa trong khoảng 2 giờ, yêu cầu tẩy tay mua sắm "Ngày thứ Sáu Đen" và đòi công lý cho người thanh niên da màu Michael Brown.
      http://dantri4.vcmedia.vn/3zuKTnQg47tlY5wKmT2O16iHMos72v/Image/2014/11/tn_5-44d98.jpg
      Một người biểu tình giơ khẩu hiệu tẩy chay Ngày thứ Sáu Đen.

      Các cuộc biểu tình đã nổ ra tại nhiều thành phố ở Mỹ nhằm phản đối quyết định của tòa án hôm 24/11 rằng không truy tố viên cảnh sát Darren Wilson, người nổ súng bắn chết thanh niên da màu 18 tuổi Michael Brown khi Brown bị nghi tham gia một vụ cướp hôm 9/8 tại Ferguson.

      Michael Brown, 18 tuổi, đã bị viên cảnh sát Wilson bắn chết giữa ban ngày trên một tuyến phố tại Ferguson. Mặc dù cảnh sát khẳng định Brown là nghi phạm của một vụ cướp, thanh niên này hoàn toàn không có vũ khí tại thời điểm bị bắn.

      Cái chết của Brown đã làm bùng phát các cuộc biểu tình trên đường phố kéo dài nhiều tuần. Một số cuộc biểu tình đã biến thành bạo lực và cảnh sát bị chỉ trích vì đáp trả người biểu tình bằng các thiết bị chống bạo động hạng nặng.
      An Bình/Dân Trí
      Theo Dailymail, AFP

      Xóa
  4. "Lang thang Internet" Gặp bài nầy, thấy khá hợp entry nên "lôi về" để mọi người thưởng thức.
    Xin lưu ý: - Chống chỉ định với "anh en rân trủ"
    ************
    LÊN TIẾNG ĐI CHỨ, CÁC NHÀ "DÂN CHỦ"?

    -Tâm ngôn-


    ----------------

    Vụ bạo loạn xảy ra ở thành phố Ferguson tại quốc gia luôn vỗ ngực tự hào về nền dân chủ, đặc biệt là nhân quyền thời gian qua được coi như giọt nước tràn ly cho vấn nạn mất nhân quyền ở Mỹ. Nó cho thấy sự trơ trẽn của chính phủ Mỹ khi kịch liệt chỉ trích nhiều quốc gia khác về vấn đề vi phạm nhân quyền, và thực sự thì "ốc chưa mang nổi mình ốc lại mang cọc cho rêu".

    Điều đáng nói là, đúng cái lúc nước sôi lửa bỏng thế này, các nhà "dân chủ" lại bật chế độ ngủ đông, không màng tới "thiên đường mơ ước" của mình nữa. Rõ ràng cách đây không lâu, Nguyễn Hữu Thống còn hùng hồn về cái gọi là "Tuyên ngôn Nhân quyền cho Việt Nam", vậy mà chờ mãi vẫn chưa thấy "Tuyên ngôn Nhân quyền cho Mỹ". Sở dĩ tôi chờ là vì nguyên văn câu chữ của ông thế nầy: "Nếu nhân quyền có tính toàn cầu, bất khả phân, liên lập và liên quan với nhau thì sự can thiệp và nhập cuộc của nhân loại văn minh cũng có tính toàn cầu, thường xuyên, tức thời và đồng bộ".

    "Thiên đường" NHÂN QUYỀN và DÂN CHỦ của các vị đang nổi hơn bao giờ hết, vậy mà các vị lại đi nghỉ đông nơi đâu vậy? Các thần đồng "chém gió" như Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ... đã đến được thiên đường mơ ước, tận mắt chứng kiến "viễn cảnh"cũng không thấy tung hô vạn tuế như trước. Blog "Công lý -- Sự thật" của Tạ Phong Tần đã giải tán hay sao mà không thấy công lý và sự thật được phơi bày? Hay đó chính là kiểu nhân quyền mà các vị mong muốn Việt Nam có được?

    Có bao người đang phải đối diện với chiến tranh, loạn lạc, sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo...ao ước được sống ở Việt Nam, đất nước đứng thứ hai trên bản đồ hành tinh hạnh phúc. Còn các nhà "dân chủ" thì sao, với những gì đang diễn ra các vị còn dám ca ngợi "vùng đất hứa" của mình?./.

    Trả lờiXóa
  5. Các "nhà dân chủ" "bất đồng chính kiến" VN sẽ lên tiếng bảo vệ nhân dân Mỹ trước họng súng của cảnh sát Mỹ, các phởn nhỉ ? Trộm chó bị đánh chết bị vi phạm nhân quyền nghiêm trọng vậy phởn còn không lên tiếng nói gì đến mấy anh Mỹ đen cũng bị vi phạm nhân quyền nghiêm trọng sống ở thế giới siêu "tự do".

    Trả lờiXóa
  6. SAO KHÔNG LÊN ÁN ĐI HỠI LŨ BÁM ĐÍT
    -----
    Cảnh sát Mỹ ngày 18/8 đã sử dụng hơi cay và lựu đạn gây choáng nhằm vào những người biểu tình ở thị trấn Ferguson thuộc bang Missouri.

    Theo các nhân chứng, hành động trên của cảnh sát diễn ra sau khi các cuộc biểu tình trên các đường phố ở Ferguson kéo dài nhiều giờ đồng hồ.

    Theo AFP, hàng nghìn người dân Ferguson lại tiếp tục đổ ra đường phố biểu tình phản đối vụ thanh niên da đen 18 tuổi Michael Brown bị cảnh sát bắn chết. Lực lượng an ninh với xe bọc thép và trực thăng đã yêu cầu đám đông phải giải tán.

    Bạo động bùng phát khi một số người biểu tình ném chai lọ, gạch đá về phía cảnh sát. Phản ứng lại, lực lượng chống bạo động đã bắn hơi cay và lựu đạn gây tê vào phía đám đông. Tình trạng hỗn loạn kéo dài đến nửa đêm (giờ Mỹ).

    Trước đó, cảnh sát Ferguson đã gây bức xúc khi bắt giữ một phóng viên ảnh đến đưa tin về tình trạng bạo động ở Ferguson. Đó là một phóng viên của hãng Getty Images. Trước đó cảnh sát Ferguson từng bắt giữ hai phóng viên của báo Washington Post và Huffington Post.

    Vụ việc trên đang gây sự chú ý của công luận quốc tế. Thế nhưng, tuyệt nhiên không hề thấy các tổ chức nhân quyền phương Tây lên tiếng phản đối. Các nhà dân chủ Việt Nam lại càng im hơi bặt tiếng.
    Chưa bàn đến chuyện đúng sai trong cách hành xử của Mỹ. Vấn đề là tại sao cứ chuyện gì xảy ra ở Việt Nam thì đều được các nhà dân chủ la lối, máng lên tội vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do dân chủ. Trong khi, chuyện tương tự vẫn thường xảy ra ở các nước mà họ lấy làm hình mẫu.

    Nói như vậy để thấy rõ bản chất xu nịnh, bợ đít của các nhà dân chủ dởm đời. Có thể họ vì tiền, vì quyền lợi hay ý thích quái đản nào đó nên làm vậy. Nhưng dù họ vì cái gì đi chăng nữa thì những điều họ nói không khách quan, thậm chí chả mảy may chứa đựng sự thật.
    Chuyện là vậy đấy!

    Trả lờiXóa
  7. Hoan hô nền dân chủ vĩ đại Mỹ, tự do cho cảnh sát bắn giết muôn năm, tự do cho dân được chết vạn tuế, hèn gì các nước có chế độ độc tài tàn ác sau khi bị Mỹ giật dây lật đổ đều có tự do như thế, tự do cho bắn giết muôn năm, đề nghị cộng sản VN học theo ngay lập tức cho cảnh sát bắn bỏ mẹ lũ biểu tình ở HN đi, thế mới là tự do cho cảnh sát, cảnh sát gì mà phải phải kiềm chế 1 lũ chó người không ra người dân chủ không ra dân chủ, nhìn mà nhục thay cho cảnh sát cộng sản VN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bắt vào tù rồi Đánh chết mẹ nó luôn .....Nếu có bị Tù thì cho xử án treo thế mới là dân chủ công bằng !

      Xóa
    2. Saovang 1234507:37 Ngày 30 tháng 11 năm 2014
      Đánh chết trong tù là không được dân chứng kiến, thế là không dân chủ, phải bắn bỏ mẹ chúng nó ngay lập tức giữa đường trước bàn dân thiên hạ, trước bao nhiêu cặp mắt, thế mới là dân chủ tiến bộ, cho ở tù là phí tiền thuế của dân, thế là không dân chủ, bắn chết ngay giữa đường như cảnh sát Mỹ mới là dân chủ, vì Mỹ là trùm dân chủ, phải như Mỹ mới có dân chủ, còn không là độc tài.

      Xóa
  8. Cực kì quan ngại cho thường dân xứ Mĩ, không ai bảo vệ trước họng súng cảnh sát , thương quá !
    Ở VN ta rất may là không bao giờ sợ họng súng nào cả, vì chúng ta không có cảnh sát mà chỉ có các anh công an chỉ biết còn đảng còn mình nên nhân dân rất yên tâm , ko sợ một họng súng nào, có chăng chỉ là sự lo sợ cái sự tự tử trong cơ quan công an mà thôi !

    Trả lờiXóa
  9. Một vài cảnh sát làm sai nhưng đó không phải là bản chất chế độ ! chế độ vẫn ....tốt ! Cũng như ở Việt nam, cho dù gấp 6 lần như vậy thì chế độ vẫn tươi đẹp ( ở Mỉ chỉ 1 cảnh sát bắn chết người dân chứ ở VN thì có tới 6 cảnh sát Tuy Hòa làm chết 1 người dân .. ) !
    Chúng ta lo lắng cho dân thường Mĩ trước họng súng cảnh sát nhưng chúng ta lại không lo cho dân thường VN trước những khúc dây sạc pin điện thoại trong cơ quan công an ...!
    Nhưng cái chết thì lúc nào cũng ...đắng lòng cho dù bị bắn chết bởi cảnh sát hay tự tử bằng dây sạc pin điện thoại trong đồng công an !!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vãi chưa, lên youtube tìm cái clip 1 toán cảnh sát vũ trang đầy đủ bắn 1 ông ăn xin nhé, toán đó chắc gần chục thằng chứ chả ít, còn nhiều hay ít thì mời nghe nhạc rap 18+: https://www.youtube.com/watch?v=IlY9C6pzxKc&feature=youtu.be

      Xóa
    2. Vấn đề là sao phởn không lên án cảnh sát Mỹ giết dân như vẫn gào ghét ở VN chứ không phải so sánh số lượng cảnh sát bắn một người dân. VN đã xử lý công an giết dân (mức án đã tuyên thì nó lại là một vấn đề khác) còn Mỹ thì không và quan trọng nhất phởn không đấu tranh cho dân oan Mỹ. Vì đấu tranh cho dân oan Mỹ chắc sẽ bị cắt trợ cấp, còn đấu tranh cho trộm chó bị đánh chết thì không co ích lợi cho việc lật đổ Đảng mà còn cùng đồng hành với Đảng. Xem lại những hình ảnh trộm chó, các chiến sĩ công an còn phải bảo vệ trộm chó nữa mà. CA đã bảo vệ nhân quyền cho trộm chó, quyền cơ bản nhất là quyền được sống.

      Xóa
    3. Đúng là cái giống " BU địt cũng khen thơm"

      Xóa
  10. Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, thí dụ người ta nói Việt Nam không có dân chủ thì la làng lên, kêu là mỗi nước mỗi khác, dân chủ ở Việt Nam theo kiểu Việt Nam chứ không theo Mỹ, Anh, Pháp, Đức .... nào đó được, còn khi người ta "bắn chết người hợp pháp" thì DLV cố tình quên mất khái niệm "mỗi nước mỗi khác", nghĩa là ở Mỹ pháp luật của người ta nó vậy. Ủa, sao các DLV lại lấy pháp luật "ưu việt" của VN ra mà áp đặt cho chuyện của Mỹ, Mẽo vậy ? Cố tìm cho ra những cái xấu của bọn tư bản dãy chết để mà rêu rao, bởi vì càng ngày càng hiếm cái "ưu việt" của "ta" để mà ồn ào "khoe" chăng ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái chính là ở VN cảnh sát làm chết người bị xử tù rồi, còn ở Mẽo thì trắng án, ok?

      Xóa
    2. Bi xử tù vì theo pháp luật Việt nam đó là tội phạm, còn Mỹ không truy tố vì theo Luật Mỹ đó là giết người hợp pháp, tức khi nào giết người bất hợp pháp thì Mỹ cũng sẽ xử nếu luật của họ có quy định

      Xóa
    3. Ối giời ơi, giờ bàn xem giết người là hợp pháp hay không hợp pháp theo luật nữa cơ đấy, hèn gì dân Mỹ phải biểu tình vì vụ Ferguson.

      Xóa
    4. Dẫu sao dân Mỹ vẫn còn được biểu tình để bày tỏ sự không hài lòng, sự phẫn nộ của mình đối với Nhà nước về việc mà họ cho là không đúng, báo chí của họ cũng tự do phanh phui sự việc ở mọi góc nhìn cho công chúng được tường tận, chứ không chỉ báo được định hướng có lợi cho giới cầm quyền đưa tin. Hai việc này ở các nước XHCN "ưu việt" hoàn toàn không được phép !

      Quốc gia nào cũng tồn tại giết người hợp pháp và giết người không hợp pháp, ví dụ ở Việt Nam vẫn còn án tử hình, tức đó là giết người hợp pháp, còn việc 5 công an đánh chết anh Kiều ở Phú Yên là giết người không hợp pháp, chuyện đơn giản và dễ hiểu vậy mà sao Nặc 14:36 phải kêu lên "ối giời ơi" ?! Dân mình có dám biểu tình phản đối giết người không hợp pháp của 5 vị công an kia không ? Đó mới là điều đáng suy nghĩ !

      Xóa
    5. Anh Trọng Tài 2 nói cũng lạ. Nếu báo chí Việt không nói đến thì sao dân cả nước biết chuyện công an đánh chết người?

      Xóa
  11. Ai bảo vệ cho người dân Mỹ?
    Việt Nam đã cử các chuyên gia về quyền con người sang Mỹ rồi đấy: Cù Huy Hà Vũ, Điếu cày, Trần TT Thủy...
    Còn nếu chưa đủ sẽ cử tiếp Bùi Hằng sang "hát" vài bài là cảnh sát Mỹ sợ vãi.

    Trả lờiXóa
  12. https://www.facebook.com/hoighetphandong?hc_location=timelinelúc 17:02 1 tháng 12, 2014

    Bãi bõ kỳ thị chủng tộc : Giấc mơ tan vỡ
    Lê Vy

    Báo Libération dành hồ sơ lớn bình luận về cái chết của thanh niên da đen tại Ferguson, Mỹ. « Kỳ thị chủng tộc : Giấc mơ tan vỡ » là tựa trên trang nhất. « Tôi có một giấc mơ », lời phát biểu hùng hồn đầy hy vọng của mục sư Martin Luther King giờ đây trở nên xa vời, sau cái chết của thanh niên da đen Michael Brown và viên cảnh sát da trắng, thủ phạm của vụ việc này lại được trắng án, đã gây làn sóng giận dữ trong dân chúng. Sự việc trên cho thấy nước Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc.

    Theo xã luận Libération đề tựa « bước ngoặc », đúng một năm sau thảm kịch tại Ferguson, ở Hoa Kỳ cũng như tại khắp nơi trên thế giới, ai ai cũng chợt nhận ra rằng không phải chỉ bầu ra một tổng thống da đen là có thể xóa bỏ được nạn kỳ thị chủng tộc.

    Năm mươi năm sau khi bãi bỏ các đạo luật Jim Crow phân biệt màu da tại nước Mỹ, người dân Hoa Kỳ lại khám phá ra có đến hai thành phố Ferguson, một của người da trắng và một của người da đen và họ hiếm khi nào chạm mặt nhau.

    Đặc biệt, có đến hai nước Mỹ, một nước Mỹ da trắng được sống trong những điều kiện tốt nhất và ít bị cảnh sát dòm ngó hơn nước Mỹ da đen. Thế tại sao vụ Micheal Brown lại trở nên ầm ĩ hơn các vụ việc trước đó ? Câu trả lời là vì Obama đã gây thất vọng cho dân chúng.

    Vào năm 2014, tuổi thọ của người Mỹ gốc Phi kém hơn người da trắng đến 4 năm. Các hộ gia đình Mỹ trắng thu nhập trung bình 70% cao hơn người da đen, một khoảng cách lớn hơn cả tại Nam Phi, quốc gia nổi tiếng với nạn kỳ thị chủng tộc. Vừa sau cuộc bầu cử giữa kỳ với sự thất bại của đảng Dân chủ, nhiều người Mỹ đã lên bảng tổng kết những gì Tổng thống Obama đã làm được, người vốn được xem là mang lại nhiều kỳ vọng cho dân chúng Mỹ.

    Giáo sư Andrew Diamond nhận xét : « ý chí chính trị đề cập đến vấn đề chủng tộc đã biến mất ». Tuy nhiên, tin vui là vụ Ferguson đã khơi lại vấn đề chủng tộc cần phải được tranh luận trong giới chính trị. Tin buồn là không thể trông chờ vào ông Obama để hàn gắn các vết rạn nứt chủng tộc trong xã hội.

    Sau ông Obama, ai sẽ làm được điều đó. Tờ báo trả lới có thể đó là người luôn khắc cốt ghi tâm câu nói của mục sư Martin Luther King : « Bóng tối không thể xua tan bóng tối : chỉ có ánh sáng mới làm được điều đó. Hận thù không xua tan được hận thù mà chỉ có tình thương mới làm được ».

    http://vi.rfi.fr/quoc-te/20141129-bai-bo-ky-thi-chung-toc-giac-mo-tan-vo/

    Trả lờiXóa
  13. Mỹ: Lại thêm vụ giết người tàn bạo gây làn sóng phản đối mới

    © Photo: REUTERS/Lucy Nicholson

    Ở thành phố Mỹ St. Louis lại vừa diễn ra vụ giết người tàn bạo làm nóng thêm những các cuộc biểu tình phản đối của cư dân địa phương.

    Nạn nhân mới của bọn tội phạm là một người xuất thân từ Bosnia. Theo thông báo của cảnh sát, vụ việc xảy ra hôm Chủ nhật. Mấy đối tượng trẻ tuổi dùng búa nện vào chiếc xe hơi mà anh Zemira Begich 32 tuổi đang ngồi bên trong, rồi đánh đập khiến chủ sở hữu của chiếc xe bị thương nặng và tử vong tại bệnh viện, - như báo địa phương St. Louis thuật lại. Hai trong số những kẻ tấn công đã bị bắt, đang truy lùng những đối tượng còn lại.

    Cũng trong buổi chiều Chủ nhật cảnh sát Mỹ tại St. Louis bắt giữ 6 người biểu tình phản đối quyết định của Bồi thẩm đoàn không kết tội viên cảnh sát đã bắn chết một thiếu niên da đen tay không tại Ferguson hồi tháng Tám.

    Trong tương quan gắn với tình hình xung quanh thành phố Ferguson, ngày thứ Hai Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tiến hành cuộc gặp các thành viên nội các và lãnh đạo phong trào dân quyền, - như thông báo từ Nhà Trắng cho biết.

    Phiên tòa ngày 24 tháng 11 đã không kết tội mà thả viên cảnh sát Darren Wilson, người đã bắn và giết chết thiếu niên Mỹ gốc Phi 18 tuổi Michael Brown hôm 09 tháng Tám ở thành phố nhỏ Ferguson ngoại vi St. Louis. Quyết định của Tòa gây làn sóng phản đối dữ dội không chỉ ở chính Ferguson mà cả ở các bang khác trong khắp nước Mỹ.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_01/280714209/

    Trả lờiXóa
  14. Tín hiệu từ Ferguson, hay là tảng băng ngầm của nền dân chủ Mỹ

    Các sự kiện dẫn đến "cuộc khủng hoảng Ferguson" chỉ là phần nổi của tảng băng ngầm.

    Các chuyên gia cho rằng đây là tín hiệu của toàn bộ các vấn đề mang tính hệ thống đã dần dần tích lũy trong xã hội Mỹ.

    Bạo động ở thành phố Mỹ Ferguson, bang Missouri, bắt đầu ngày 25 tháng Mười Một. Nguyên nhân bùng phát bất bình này là quyết định của tòa bồi thẩm bác bỏ việc truy tố cảnh sát Darren Wilson, người đã bắn thiếu niên da đen Michael Brown hồi tháng Tám. Nhưng lần này câu chuyện không chỉ hạn chế bằng một Ferguson mà thôi. Các cuộc biểu tình quy mô lớn đã được tổ chức tại 37 bang và các thành phố lớn của Mỹ như New York, Chicago, Philadelphia, Atlanta.

    Cuộc khủng hoảng ở Mỹ đã chín muồi từ lâu. Vì vậy, một sự kiện tương đối nhỏ (so với một nước lớn như Mỹ) cũng đủ thành chất xúc tác cho cả một quá trình đã âm ỉ nhen nhóm trong xã hội. Rõ ràng là vấn đề bất bình đẳng chủng tộc ở Mỹ là rất sắc nét. Điều này cho thấy rằng Hoa Kỳ, được cho là đất nước hòa bình và dân chủ trên thế giới, đã không thể đối phó với những vấn đề riêng của họ ở trong nước. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich nhận xét:

    “Những người dân Mỹ đang cố gắng thể hiện quan điểm công dân của mình đang phải đối phó với sự đáp trả gay gắt từ phía cảnh sát. Sự phẫn nộ rộng rãi của quần chúng nhân dân và phản ứng không cân xứng của các cơ quan thực thi pháp luật tái khẳng định một lần nữa rằng đây không phải là một trường hợp riêng lẻ, mà là lỗ hổng hệ thống của nền dân chủ Mỹ, không thể vượt qua được sự chia rẽ sắc tộc sâu sắc, sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng.”

    Tổng thống Mỹ buộc phải thừa nhận rằng vấn đề không chỉ là một Ferguson, mà là toàn bộ nước Mỹ. Theo ông Barack Obama, "vụ này một lần nữa cho thấy sự mất lòng tin vào các lực lượng pháp luật và trật tự là mối đe dọa nghiêm trọng cho xã hội dân sự của Hoa Kỳ."

    Có nhiều khả năng, các cuộc bạo loạn chống chế độ ở Mỹ hiện nay sẽ bị đè bẹp một cách cứng rắn: những người biểu tình bị lực lượng cảnh sát đàn áp với đạn cao su và hơi cay. Nhưng điều đó không có khả năng giải quyết vấn đề thực tế, và chính phủ Hoa Kỳ rõ ràng là đã không đánh giá hết mối nguy cơ đe dọa này. Giám đốc Viện quốc tế các quốc gia mới nhất Alexei Martynov bình luận:

    “Hệ thống Hoa Kỳ được thiết kế bằng cách mà khi các tình huống tương tự xảy ra trong nước, chính phủ không có kịch bản nào khác ngoài sự đàn áp tàn bạo. Điều đó có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ rất nghiêm trọng trên khắp nước Mỹ, thậm chí có thể khiến Tổng thống Obama buộc phải sớm từ chức.”

    Hiện tại, bất chấp các vụ bắt giữ hàng loạt, bất chấp vòi rồng và đạn cao su, các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn. Và, rõ ràng, chính phủ không dễ giải quyết vụ rắc rối này. Hơn nữa, Washington không chỉ gặp khó khăn với người dân trong nước, mà cả trong quan hệ với châu Âu, Nga và toàn thế giới.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2014_11_30/280679629/

    Trả lờiXóa