Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

TUYÊN BỐ CHUNG VIỆT- NGA

Sáng 26/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thành phố Sochi, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức LB Nga theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.

Trong thời gian chuyến thăm từ ngày 23-26/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin; hội kiến Thủ tướng- Chủ tịch Đảng Nước Nga thống nhất cầm quyền Dmitry Medvedev; Chủ tịch Hội đồng Liên bang V. Matvienko, Quyền Chủ tịch Duma Quốc gia LB Nga I.Melnikov, Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) Gennady Ziuganov; gặp gỡ các cựu chiến binh, chuyên gia Nga từng làm việc tại Việt Nam và đại diện Hội Hữu nghị Nga-Việt.

Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, đánh giá kết quả phát triển quan hệ toàn diện giữa hai nước từ sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 11/2013, thống nhất những biện pháp cụ thể để tiếp tục mở rộng hợp tác.

Trong không khí tin cậy, hai bên cũng đã trao đổi một số vấn đề quốc tế và khu vực. Lãnh đạo hai nước khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-LB Nga, đáp ứng lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục các nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác trong tất cả các lĩnh vực.

Kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức LB Nga, Hai bên đã ra Tuyên bố chung với toàn văn như sau:



Tuyên bố chung Việt Nam và LB Nga


“Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga V.V. Putin, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 11 năm 2014.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với thành phần hẹp và mở rộng với Tổng thống Liên bang Nga V.V. Putin, hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga D.A. Medvedev, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga V.I. Matvienko, Quyền Chủ tịch Đu-ma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga I.I. Melnikov. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng đã đặt vòng hoa tại Mộ Liệt sỹ vô danh, Lăng V.I. Lenin và Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, gặp gỡ các cựu chiến binh, chuyên gia Nga từng làm việc tại Việt Nam và đại diện Hội Hữu nghị Nga-Việt. 
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Vladimia I-lich Lê-nin- vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới.

 
 Tổng Bí thư chứng kiến phần duyệt binh trong nghi lễ viếng Mộ Chiến sĩ Vô danh bên tường Điện Kremlin

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) do đồng chí Chủ tịch Đảng Gennady Ziuganov dẫn đầu


 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga, Chủ tịch Đảng Nước Nga thống nhất cầm quyền D. Medvedev

Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, đánh giá kết quả phát triển quan hệ toàn diện giữa hai nước trong thời gian sau chuyến thăm chính thức Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Tổng thống V.V. Putin vào ngày 12 tháng 11 năm 2013, thống nhất những biện pháp cụ thể để tiếp tục mở rộng hợp tác.

Trong không khí tin cậy, hai bên cũng đã trao đổi một số vấn đề quốc tế và khu vực.



I. Quan hệ Việt-Nga

1. Lãnh đạo hai nước khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga, đáp ứng lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục các nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác trong tất cả các lĩnh vực.

2. Hai bên đánh giá cao các cơ chế đối thoại chính trị tích cực giữa Việt Nam và Nga ở cấp cao và cấp cao nhất, chủ trương tiếp tục củng cố hơn nữa quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng “Nước Nga thống nhất” và các chính đảng khác của Liên bang Nga, các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức xã hội của hai nước.
3. Hai nhà lãnh đạo đánh giá tích cực sự năng động trong hợp tác kinh tế-thương mại song phương và xác định những tiềm năng để tiếp tục phát triển lĩnh vực hợp tác này. Hai bên nhấn mạnh các bộ, ngành có thẩm quyền của hai nước cần tiếp tục nỗ lực để giải quyết nhiệm vụ nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 10 tỷ USD vào năm 2020.

4. Hai bên nhấn mạnh vai trò điều phối quan trọng của Ủy ban liên Chính phủ Việt-Nga về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật (UBLCP), các Tiểu ban và Tổ công tác của Ủy ban liên Chính phủ trong việc chuẩn bị và triển khai các dự án và các chương trình hợp tác; Ủy ban liên Chính phủ tiếp tục giám sát chặt chẽ việc thực hiện những thoả thuận đã đạt được.

5. Hai bên bày tỏ hài lòng về quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên Liên minh Hải quan (Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus và Cộng hòa Kazakhstan), ủng hộ mong muốn của các bên thúc đẩy đàm phán để ký vào năm 2015. Việc ký kết một hiệp định thương mại tự do toàn diện và cân bằng sẽ là yếu tố quan trọng cho việc hình thành môi trường thuận lợi hơn để doanh nghiệp Việt Nam và Nga tiếp tục hợp tác hiệu quả trong giai đoạn hiện nay và tương lai.

Phía Việt Nam hoan nghênh các quốc gia thành viên Liên minh Hải quan đã hoàn thành thủ tục nội bộ để Hiệp ước về Liên minh Kinh tế Á-Âu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 và bày tỏ tin tưởng rằng, việc Liên minh bắt đầu hoạt động sẽ góp phần vào việc bảo đảm sự phát triển kinh tế bền vững trong khu vực và trên thế giới. 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến với Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matviyenko
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến với Quyền Chủ tịch Đuma Quốc gia Nga I.Men nhi cốp
 6. Hai bên cho rằng cần tăng cường đầu tư vào nhau, trong đó có các lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, chế tạo máy, nhiên liệu, năng lượng và các lĩnh vực khác. Hai bên xác định nhiệm vụ tiếp tục hoạt động tích cực trong khuôn khổ Tổ Công tác cấp cao Việt-Nga về các dự án đầu tư ưu tiên, song song với việc ký kết và triển khai Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên Liên minh Kinh tế Á-Âu.

7. Hai bên nhấn mạnh tính chiến lược của hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, trước hết là việc xây dựng tại Việt Nam Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên Ninh Thuận 1 bằng công nghệ tiên tiến nhất, bảo đảm an toàn tối đa và hiệu quả kinh tế cao. Hai bên thống nhất đẩy nhanh việc thực hiện dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân tại Việt Nam.

Phía Nga khẳng định tiếp tục giúp CHXHCN Việt Nam đào tạo cán bộ và nâng cao năng lực cho chuyên gia, các nhà khoa học và cán bộ hành chính trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, sẵn sàng nhận công dân Việt Nam vào học tại các trường đại học của Nga về chuyên ngành nguyên tử. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng tiếp tục mở rộng trao đổi giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai nước về việc xây dựng hệ thống quốc gia bảo đảm an toàn hạt nhân tại Việt Nam.

8. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng thống Liên bang Nga đánh giá cao hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, kêu gọi thực hiện tích cực các dự án hiện có và khởi động các dự án hợp tác mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty dầu khí nhà nước (Tập đoàn Gazprom, Công ty cổ phần Zarubezhneft, Công ty cổ phần Rosneft và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Petrovietnam) hoạt động trên lãnh thổ của hai nước. Hai bên quyết định tăng cường hợp tác, mở rộng khu vực thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam, được xác định bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Hai bên hoan nghênh nỗ lực của các tổ chức Việt Nam và Nga trong việc thiết lập quan hệ hợp tác theo các hướng triển vọng, trong đó có lọc dầu, hóa dầu, cung cấp khí hóa lỏng cho Việt Nam, sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu khí sử dụng cho động cơ. Hai bên thống nhất đẩy nhanh tiến độ đàm phán để đạt được thỏa thuận hợp tác về mở rộng và hiện đại hóa Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

9. Hai bên ủng hộ việc hợp tác trong lĩnh vực năng lượng điện với trọng tâm là thu hút các tổ chức chuyên môn của Nga tham gia vào việc hiện đại hóa các cơ sở năng lượng được Liên Xô hỗ trợ xây dựng trước đây và xây mới các công trình năng lượng theo Kế hoạch phát triển ngành năng lượng điện Việt Nam đến năm 2030.

10. Hai bên nhấn mạnh triển vọng hợp tác trong các lĩnh vực như công nghiệp khai thác khoáng sản và công nghiệp hóa chất, luyện kim, giao thông, bao gồm hàng không dân dụng, sản xuất máy móc, đóng tàu, sự tham gia của các tổ chức chuyên môn của Nga vào việc phát triển đường sắt và lắp ráp các loại toa xe ở Việt Nam.

11. Hai bên khẳng định sự cấp thiết phải mở rộng quan hệ trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp, tổ hợp công nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, bao gồm tăng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nga, tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về chất lượng và các tiêu chuẩn thú y và kiểm dịch thực vật của Nga, thu hút các doanh nghiệp Việt Nam thành lập cơ sở sản xuất nông nghiệp, liên doanh chế biến các sản phẩm thủy, hải sản và đồ gỗ, hàng dệt may, da giày trên lãnh thổ Nga, trong đó có tỉnh Moskva và vùng Viễn Đông.

12. Hai bên cho rằng cần tăng cường và đa dạng hóa hợp tác trong lĩnh vực tài chính tín dụng, bao gồm việc sử dụng các thẻ thanh toán và đồng nội tệ trong các thanh toán kinh tế đối ngoại, tăng cường sự tham gia của Ngân hàng Việt-Nga trong việc thực hiện các dự án song phương trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng. Hai bên khẳng định cần tăng cường sử dụng tiềm năng của Ngân hàng Đầu tư quốc tế với tư cách nguồn tài chính cho các dự án công nghiệp và các dự án cơ sở hạ tầng lớn hiện đang cần thu hút các khoản tín dụng dài hạn.

13. Hai bên nêu bật tầm quan trọng đặc biệt của hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự cũng như trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Đây là lĩnh vực hợp tác không nhằm chống lại bất cứ ai, dựa trên sự tin cậy cao, được thực hiện theo đúng các nguyên tắc và quy định của luật pháp quốc tế nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển bền vững tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới nói chung.

14. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng thống Liên bang Nga khẳng định tầm quan trọng của việc đưa hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ lên tầm chiến lược. Hai Bên cùng quan tâm đến việc thúc đẩy thành lập Đại học Công nghệ Việt-Nga tại Hà Nội cũng như bảo đảm hoạt động ổn định của Trung tâm Công nghệ và Nghiên cứu khoa học nhiệt đới Việt-Nga nhằm triển khai những dự án hợp tác song phương trọng điểm. Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, bao gồm phát triển và sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GLONASS của Nga.

15. Hai bên hoan nghênh việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nhân văn, bao gồm việc mở rộng trao đổi đoàn cấp bộ, ngành, tổ chức thường xuyên trên cơ sở luân phiên Những ngày văn hóa, đẩy mạnh tiếp xúc trong lĩnh vực truyền thông báo chí, lưu trữ, giữa các hội hữu nghị và các tổ chức xã hội khác.

16. Hai bên thống nhất cùng tổ chức trong năm 2015 những sự kiện quan trọng kỷ niệm các mốc đáng nhớ trong lịch sử hai nước, bao gồm 65 Năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Nga (30/1), 40 Năm giải phóng miền Nam Việt Nam và thống nhất đất nước (30/4), 70 Năm Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại (9/5), 70 Năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9) nhằm lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tình hữu nghị Việt-Nga.

17. Hai bên hài lòng nhận thấy số lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam tiếp tục tăng, khẳng định tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực du lịch.

18. Hai bên nhấn mạnh đóng góp quan trọng của các công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Nga và của các công dân Nga đang sinh sống, làm việc và học tập tại Việt Nam trong việc duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống, sự giúp đỡ lẫn nhau và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Hai Bên khẳng định tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam và công dân Nga sinh sống, học tập và làm việc ở mỗi nước, bao gồm giải quyết kịp thời các vấn đề về hoạt động lao động của công dân, trong khuôn khổ luật pháp quốc gia; cũng như tính đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga và lợi ích hợp pháp của công dân hai nước.

19. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng thống Nga ủng hộ đẩy mạnh sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan trong đấu tranh chống di cư bất hợp pháp, trước hết trong khuôn khổ Tổ Công tác Việt-Nga về vấn đề này.

Sau hội đàm cấp cao, hai bên đã ký các văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng.



II. Các vấn đề quốc tế và khu vực

1. Hai bên đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa hai nước và nhận thấy sự gần gũi hoặc tương đồng lập trường của Việt Nam và Nga trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Hai bên khẳng định mong muốn tiếp tục phối hợp hành động chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm tại các diễn đàn quốc tế, củng cố chủ nghĩa đa phương nhằm xây dựng trật tự thế giới đa cực, công bằng dân chủ dựa trên sự tối thượng của luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích hợp pháp của tất cả các quốc gia với vai trò chủ đạo của Liên Hợp Quốc với tư cách cơ chế toàn cầu trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

2. Hai bên bày tỏ hài lòng về mức độ phối hợp hành động cao trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, trong đó có cả các vấn đề như các biện pháp bảo đảm minh bạch và củng cố lòng tin trong vũ trụ, an ninh thông tin quốc tế, an ninh giao thông đường bộ, khẳng định sẵn sàng tiếp tục ủng hộ nhau ứng cử vào các tổ chức quốc tế và khu vực cũng như các cơ quan điều hành của các tổ chức này. Hai Bên đạt được nhận thức chung về sự cần thiết tiếp tục quá trình thảo luận giữa các quốc gia thành viên trong việc cải tổ các cơ quan chủ chốt của Liên Hợp Quốc nhằm đạt được sự đồng thuận rộng rãi tối đa về vấn đề này. 
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện với lãnh đạo Hội hữu nghị Nga- Việt và đại diện các cựu chiến binh Nga chiến đấu tại Việt Nam

3. Việt Nam và Nga cho rằng an ninh quốc tế là không chia tách và toàn diện, xuất phát từ việc an ninh của một quốc gia không thể được bảo đảm bằng an ninh của các quốc gia khác, bao gồm cả việc mở rộng các liên minh chính trị-quân sự toàn cầu và khu vực.

4. Hai bên nhất trí rằng, sự can thiệp từ bên ngoài vào xung đột trong nước của các quốc gia có chủ quyền, áp đặt cấm vận đơn phương không tính đến đặc thù chính trị nội bộ, sắc tộc, tôn giáo, văn hóa và các đặc thù khác sẽ làm mất ổn định và gia tăng căng thẳng trong quan hệ quốc tế. Hai bên nhấn mạnh không chấp nhận sự can thiệp bằng vũ lực từ bên ngoài vào công việc của các quốc gia có chủ quyền, trái với các chuẩn mực luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên Hợp Quốc.

5. Trước thềm Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam và Nga kiên quyết bác bỏ mọi mưu toan xét lại kết quả của Chiến tranh thế giới thứ II, phủ định vai trò quyết định của nhân dân Liên Xô trong chiến thắng thế lực phát xít và chủ nghĩa quân phiệt, mở ra con đường giải phóng cho nhiều quốc gia thoát khỏi ách thuộc địa và cho rằng, việc truyền bá trong thế giới hiện đại tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và phân biệt chủng tộc là nguy hiểm và không thể chấp nhận được. 
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Tập đoàn Dầu khí Zarubezhneft

6. Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết tiếp tục các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố dưới tất cả các hình thức và biểu hiện trên cơ sở luật pháp quốc tế vững chắc.

7. Phía Nga bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc chuẩn bị và tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

8. Hai bên nhận thấy mối nguy hiểm của việc chạy đua vũ trang trong không gian vũ trụ và tầm quan trọng của phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác vũ trụ vì mục đích hòa bình, bày tỏ sẵn sàng hợp tác trong khuôn khổ xây dựng và thúc đẩy dự án Hiệp ước về ngăn chặn triển khai vũ khí trong không gian vũ trụ, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong vũ trụ.

9. Hai bên nhấn mạnh cần quan tâm đến các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu toàn cầu, quản lý nguồn nước bền vững, bao gồm nguồn nước đi qua nhiều lãnh thổ, nhất trí cùng phối hợp hành động chặt chẽ trong các lĩnh vực này.

10. Hai bên tin tưởng rằng, bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau là những nhân tố nền tảng cho sự phát triển bền vững của khu vực châu Á-Thái Bình Dương với vai trò là một trong những cực của trật tự thế giới đa cực đang hình thành. Hai bên bày tỏ ủng hộ vai trò trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong hệ thống các diễn đàn đối thoại và cơ chế hợp tác khu vực, trong cấu trúc khu vực đang định hình. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng thúc đẩy các nỗ lực tăng cường hợp tác an ninh, hợp tác và phát triển bền vững mới tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
11. Hai bên nhấn mạnh các tranh chấp biên giới, lãnh thổ và các tranh chấp khác tại không gian Châu Á-Thái Bình Dương cần được các bên liên quan giải quyết chỉ bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 nhằm duy trì hòa bình, ổn định và an ninh tại khu vực. Việt Nam và Nga ủng hộ việc triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC).

12. Hai bên ủng hộ thúc đẩy toàn diện quan hệ Đối tác đối thoại Nga-ASEAN, trong đó có tính đến việc Liên minh Kinh tế Á-Âu và Cộng đồng ASEAN được thành lập vào năm 2015. Hai Bên khẳng định mong muốn tăng cường phối hợp trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) và cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+).

13. Hai bên bày tỏ sẵn sàng làm sâu sắc quan hệ hợp tác trong khuôn khổ các liên kết khu vực đa phương khác, bao gồm Diễn đàn Á-Âu (ASEM), Hội nghị về phối hợp hành động và củng cố lòng tin ở châu Á và đối thoại hợp tác ở châu Á (CICA).

14. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao vai trò và vị thế của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) với tư cách là cơ chế hợp tác kinh tế có quy mô lớn nhất, đi đầu trong quá trình liên kết kinh tế ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hai bên bày tỏ hài lòng về sự phối hợp hiệu quả trong triển khai các hướng ưu tiên trong hoạt động của APEC. Phía Nga khẳng định sẵn sàng hỗ trợ mọi mặt cho Việt Nam khi Việt Nam đăng cai tổ chức Năm APEC 2017.



III. Cuộc hội đàm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống V.V. Putin đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị truyền thống, cởi mở và tin cậy lẫn nhau.

Hai bên nhất trí cho rằng chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bày tỏ cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu và mến khách phía Nga đã dành cho Tổng Bí thư và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam và mời Tổng thống Liên bang Nga V. Putin thăm chính thức Việt Nam vào thời gian thích hợp. Tổng thống Liên bang Nga V.V. Putin đã cảm ơn và nhận lời mời. Thời gian cụ thể chuyến thăm sẽ được thỏa thuận qua đường ngoại giao./.
===========

Mời xem bài liên quan:

31 nhận xét:

  1. BBC đang rên rỉ:
    Việt Nam ‘phản đối trừng phạt Nga’
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/11/141126_vietnam_nga_tuyen_bo_chung

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việt Nam ‘phản đối trừng phạt Nga’

      Nga và Việt Nam ra tuyên bố chung nói việc “áp đặt cấm vận đơn phương… sẽ làm mất ổn định và gia tăng căng thẳng trong quan hệ quốc tế”.
      Đây là một phần của Tuyên bố đưa ra trong chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

      Ông Trọng vừa kết thúc chuyến thăm, kéo dài từ 23 đến 26/11.
      Tại Moscow, ông đã gặp các lãnh đạo Nga, trong đó có Tổng thống Vladimir Putin.
      Tuyên bố chung của hai nước viết: “Hai bên nhất trí rằng, sự can thiệp từ bên ngoài vào xung đột trong nước của các quốc gia có chủ quyền, áp đặt cấm vận đơn phương không tính đến đặc thù chính trị nội bộ, sắc tộc, tôn giáo, văn hóa và các đặc thù khác sẽ làm mất ổn định và gia tăng căng thẳng trong quan hệ quốc tế.”
      “Hai bên nhấn mạnh không chấp nhận sự can thiệp bằng vũ lực từ bên ngoài vào công việc của các quốc gia có chủ quyền, trái với các chuẩn mực luật pháp quốc tế.”
      Tuyên bố này được cho là nhằm phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu vì vai trò của Nga trong khủng hoảng ở Ukraine.
      Nga và Việt Nam cũng tuyên bố “kiên quyết bác bỏ mọi mưu toan xét lại kết quả của Chiến tranh thế giới thứ II, phủ định vai trò quyết định của nhân dân Liên Xô trong chiến thắng thế lực phát xít và chủ nghĩa quân phiệt”.
      Trong phần liên quan tranh chấp Biển Đông, tuyên bố nói tranh chấp ở châu Á – Thái Bình Dương “cần được các bên liên quan giải quyết chỉ bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế”.
      Chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng được xem là khẳng định quan hệ truyền thống giữa hai nước.
      Tuyên bố chung nói cuộc gặp của ông với Tổng thống Putin “diễn ra trong bầu không khí hữu nghị truyền thống, cởi mở và tin cậy lẫn nhau”.

      Xóa
    2. BBC - có 1 thằng trùm lạm dụng tình dục hàng trăm trẻ em mà không bị tước danh hiệu hiệp sĩ, thật ngưỡng mộ văn minh của Liên hiệp Anh, cũng như dân chủ của Huê Kỳ qua vụ Ferguson.

      Xóa
  2. Bài viết của Bộ trưởng Ngoại giao LB Nga S.V.Lavrov “Tình hữu nghị và quan hệ đối tác đã được tôi luyện qua thời gian”

    Vào tháng 1/2015, Nga và Việt Nam sẽ kỷ niệm một sự kiện trọng đại - 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong những thập kỷ qua ở cả hai nước và trên thế giới đã có những biến đổi sâu sắc và toàn diện. Trong bối cảnh đó, truyền thống hữu nghị, sự tin cậy và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước Nga và Việt Nam vẫn còn đó, và không hề thay đổi.

    Sự phát triển năng động của tổng thể quan hệ song phương đã khẳng định tính chất đối tác chiến lược toàn diện. Nga và Việt Nam thật sự trân trọng mức độ hợp tác mà hai bên đã đạt được. Chúng ta đã có những bước phát triển quan trọng trong các lĩnh vực khác nhau: từ đầu tư, thương mại đến an ninh quốc phòng, khoa học, giáo dục và văn hóa. Sẽ không có gì là phóng đại khi nói rằng trên thực tế không có lĩnh vực nào mà hai nước chúng ta lại không tạo lập được mối quan hệ hợp tác, gắn bó và chặt chẽ.

    Quan hệ đối thoại tin cậy lẫn nhau ở cấp cao đã tạo ra động lực cần thiết để mở rộng toàn diện quan hệ hợp tác song phương. Tháng 7/2012 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang đã thăm Nga. Tháng 11/2013, Tổng thống Liên bang Nga V. Putin thăm chính thức Việt Nam.Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm đã nêu rõ những thỏa thuận tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác trong các lĩnh vực hợp tác truyền thống và có triển vọng. Danh mục những nhiệm vụ ưu tiên nhằm tiếp tục đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Việt Nam, được thông qua hàng năm kể từ năm 2007 đến nay, là cơ sở hết sức quan trọng để thực hiện những thỏa thuận đó. Đây là cơ chế hợp tác ở tầm cao mà không phải với đối tác nào Nga cũng áp dụng.

    Hai bên duy trì sự gặp gỡ và tiếp xúc thường xuyên ở cấp người đứng đầu Chính phủ Nga và Việt Nam. Quan hệ giữa Quốc hội hai nước cũng phát triển tích cực.

    Hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước chúng ta phát triển ở tầm cao mới. Trụ cột quan trọng để làm sâu sắc hơn sự hợp tác của chúng ta là Kế hoạch hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao được ký kết trong chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tháng 7/2012.

    Mặc dù tình hình kinh tế thế giới có những diễn biến không thuận lợi, kim ngạch trao đổi thương mại song phương Nga - Việt Nam vẫn tăng trưởng một cách bền vững, đạt giá trị 3,97 tỷ USD trong năm vừa qua, tăng 8,5% so với năm 2012. Nhiệm vụ tiếp theo của chúng ta là thực hiện mục tiêu đã được lãnh đạo hai nước đề ra là nâng kim ngạch thương mại song phương lên mức 7 tỷ USD vào năm 2015 và 10 tỷ USD vào năm 2020.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bên cạnh đó, cũng cần thấy rằng các chỉ tiêu đạt được trong trao đổi thương mại Nga - Việt vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của hai bên. Từ đó rút ra kết luận rõ ràng là cần tạo ra môi trường thương mại, đầu tư mới về chất, đáp ứng nhiệm vụ làm sâu sắc hơn các quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu. Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa các nước thành viên Liên minh Hải quan (Nga, Belarus, Kazakhstan) và Việt Nam đang được các bên tích cực đàm phán chắc chắn sẽ là động lực mạnh mẽ để phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ, gia tăng dòng luân chuyển đầu tư và công nghệ đối ứng. Bên cạnh triển khai đàm phán FTA, hai bên đã thành lập Tổ công tác cấp cao phụ trách các dự án đầu tư ưu tiên để thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội cấp bách của hai nước. Tôi tin tưởng rằng phía Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ các công ty của Nga hiện đang hoạt động ở Việt Nam. Và các nhà đầu tư Việt Nam ở Nga cũng sẽ nhận được sự ủng hộ tương tự từ phía chúng tôi.

      Theo truyền thống, lĩnh vực dầu khí đã đóng vai trò dẫn đầu trong quan hệ hợp tác kinh tế nhiều mặt giữa hai nước. Ngọn cờ đầu trong lĩnh vực này là Liên doanh Vietsovpetro được biết đến một cách rộng rãi ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Hoạt động tại thềm lục địa Việt Nam hiện nay còn có những công ty hàng đầu của Nga như Gazprom và Rosneft. Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là tăng khối lượng khai thác dầu khí một cách thuần túy, mà còn là đa dạng hóa các hình thức hợp tác như cung cấp dầu và khí đốt thiên nhiên hóa lỏng từ Nga, tổ chức sản xuất nhiên liệu cho động cơ chạy gaz, thu hút các công ty Nga vào việc mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở lọc hóa dầu ở Việt Nam. Trên cơ sở hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, chúng tôi ủng hộ các dự án khai thác dầu khí của Tập đoàn dầu khí PetroVietnam trên lãnh thổ Liên bang Nga.

      Việc cùng nhau thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận đã mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ giữa hai nước. Đồng thời ở Việt Nam cũng đang thành lập Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân. Tôi muốn nhấn mạnh rằng những công trình đó sẽ đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất về độ an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế.

      Khó có thể đánh giá hết ý nghĩa quan trọng của đội ngũ cán bộ chuyên môn cao đối với sự thành công về phát triển kinh tế xã hội ở bất kỳ nước nào. Xuất phát từ điều này, chúng tôi chủ trương mở rộng quy mô đào tạo chuyên gia cho Việt Nam bằng nguồn ngân sách của Nga cũng như trên cơ sở hợp đồng. Dự án thành lập trường Đại học Công nghệ Việt - Nga hiện đang được thực hiện sẽ giúp thế hệ trẻ Việt Nam tiếp cận với những chuẩn mực cao về giáo dục đào tạo được công nhận ở Nga.

      Xóa
    2. Chúng tôi rất phấn khởi được biết rằng ở Việt Nam văn hóa các dân tộc Nga vẫn được mọi người yêu quý như trước đây. Thành công vang dội của Những ngày văn hóa Nga tại Việt Nam diễn ra vào tháng 11 năm ngoái là minh chứng cho điều đó. Về phần mình, người dân Nga cũng rất quan tâm đến nền văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam. Nhiều người Nga rất mong muốn khám phá đất nước tuyệt vời của các bạn. Một minh chứng hùng hồn cho ý kiến này là sự gia tăng ổn định số lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam: Năm vừa qua đã có gần 300 nghìn người Nga đến thăm Việt Nam.

      Chúng tôi trước sau như một ủng hộ việc mở rộng hơn nữa mối liên hệ giữa công dân hai nước. Chúng tôi ghi nhận vai trò tích cực của cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại Liên bang Nga. Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho các công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở Nga. Đồng thời cho rằng cần giải quyết triệt để vấn đề nhập cư bất hợp pháp - có nghĩa là cần nghiêm túc tuân thủ luật pháp của hai nước chúng ta. Các cơ quan có thẩm quyền trong vấn đề này của Nga và Việt Nam đang triển khai những bước đi thích hợp có tính đến mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc chúng ta. Chúng tôi xác định nhiệm vụ chung của cả hai bên là phòng ngừa không để phát sinh vấn đề và kịp thời áp dụng các biện pháp để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực nhập cư.

      Trong năm tới, chúng ta sẽ cùng nhau kỷ niệm một loạt sự kiện đáng ghi nhớ. Trong số đó có kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít, 40 năm giải phóng miền nam Việt Nam và thống nhất đất nước. Những sự kiện này càng lùi xa chúng ta bao nhiêu, chúng ta càng phải trân trọng hơn bấy nhiêu việc gìn giữ những ký ức về những sự kiện đó, kiên quyết chống lại những mưu toan xuyên tạc sự thật lịch sử.

      Yếu tố cấu thành quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga - Việt Nam - đó là sự phối hợp hành động chặt chẽ trên trường quốc tế. Hai nước chúng ta được gắn kết bởi sự tương đồng hoặc gần gũi trong quan điểm về vấn đề hình thành một trật tự thế giới đa trung tâm, dân chủ và bình đẳng, dựa trên những nguyên tắc nền tảng của luật pháp quốc tế, vai trò trung tâm và điều phối của LHQ, sự tôn trọng bản sắc của các dân tộc, chủ trương tìm kiếm giải pháp mang tính tập thể cho các nguy cơ và thách thức toàn cầu. Nga và Việt Nam đang phối hợp quan điểm một cách chặt chẽ trên bình diện song phương cũng như trong khuôn khổ các diễn đàn và tổ chức khu vực và quốc tế.

      Đẩy mạnh quan hệ hợp tác nhiều mặt với các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực đang có vị thế ngày càng quan trọng trong nền kinh tế và chính trị thế giới - là ưu tiên quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Nga. Điều kiện cần thiết để phát triển hợp tác tại khu vực này là sự ổn định. Do đó, nhu cầu cấp thiết hiện nay là cần lập ra tại châu Á - Thái Bình Dương những cơ chế chắc chắn để bảo đảm an ninh bình đẳng và không chia cắt, dựa trên cơ sở không phe khối. Cụ thể, cần thúc đẩy sáng kiến khởi động xây dựng các nguyên tắc khung về cấu trúc khu vực mới được thông qua trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á họp tại Brunei vào tháng 10/2013. Chúng tôi hy vọng phối hợp với các bạn Việt Nam trong việc thúc đẩy sáng kiến này.

      Trong điều kiện hiện nay, Nga và Việt Nam đang đứng trước những nhiệm vụ mới phức tạp hơn. Theo chỉ dẫn của những người đi trước, chúng ta bắt buộc phải sánh bước cùng thời đại. Chỉ có như vậy hai nước chúng ta mới có thể bảo đảm cho mình sự phồn vinh, thịnh vượng và vị thế vững mạnh trong thế giới cạnh tranh cao độ ngày nay. Tôi tin tưởng rằng chúng ta đủ sức cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ đó, với chỗ dựa vững chắc là truyền thống quan hệ hữu nghị và đối tác giữa Nga và Việt Nam đã được tôi luyện qua thời gian.
      Nguồn: Trang web Đại sứ quán Nga tại Hà Nội:
      http://www.vietnam.mid.ru/vn/press.html

      Xóa
  3. Tư bản phát xít Nhật còn cho không mấy cái tàu mà Nga chả nhẽ không cho cái nào. Cứ có tiền mới bán, khéo ông này mong vũ khí bắn cháy ở khu vực này đây. Ngày xưa được học là Mỹ theo CN thực dụng nhưng thời gian chứng minh Nga mới là số 1 về khái niệm này. Mỹ thấy chỗ nào trường mắt là can thiệp, Nga Tàu nó coi trọng lợi ích sát sườn về lãnh thổ và lợi ích kt hơn

    Trả lờiXóa
  4. Những lời "khuôn vàng thước ngọc" !?lúc 07:29 27 tháng 11, 2014

    Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - Biên giới của Mỹ kéo dài tới vĩ tuyến 17 của Việt Nam – TT Ngô Đình Diệm.
      - Chính người Mỹ cũng coi chúng tôi là bù nhìn của Mỹ. Chúng tôi chỉ là những kẻ đánh thuê. – Phó TT Nguyễn Cao Kỳ.
      - Trong đời tôi, tôi từng làm tay sai cho Pháp , rồi tay sai cho Mỹ, quá đủ rồi. – TT Dương Văn Minh.
      - Nếu Hoa Kỳ không viện trợ cho chúng ta nữa … chỉ sau 3 giờ chúng ta sẽ rời khỏi dinh Độc Lập.
      - Diệm là thằng con trai duy nhất chúng ta có ở đó. TT Mỹ Jonson.
      - Không thể để cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được. Henry Kissinger.

      Xóa
    2. Đối diện với thực tại thì phản biện thực tại xem nào. Lớp trẻ bây giờ quan tâm thực tế chứ ai thèm quan tâm thời VNCH hay thời PK xa xưa nữa. Tìm tòi những phát ngôn cho là ngớ ngẩn của đám phản động ngày nay mà đối trọng. Hoặc biện minh cho những phát biểu trên là đúng đắn. Thế mới xứng danh DLV đất Việt chứ

      Xóa
    3. Nặc danh12:06 Ngày 27 tháng 11 năm 2014
      - "tôi không nghĩ VN đã đánh thắng những đế quốc to, tôi nghĩ họ đã đuổi đi những nền văn minh của nhân loại". Một con rận nào đó.

      - "ở bên này (không ghi rõ bên nào mà chắc Mẽo) không cần làm vẫn sống được, ở VN không làm là chết ngay". Lại 1 con rận nào đó.

      - "thanh niên VN ngày nay toàn lũ ngu, cộng sản độc tài tàn ác thế mà không dám làm gì, nhìn sang Hong Kong xem, 1 đứa trẻ 17 tuổi mà dám đứng lên". Lại 1 con rận khác.

      - "đả đảo ĐCSVN hèn với giặc ác với dân ( chắc thằng này muốn chiến tranh cho chết hết mẹ dân luôn)". Dĩ nhiên cũng là 1 con rận nữa.

      - "đả đảo tq, trả tự do cho người yêu nước lê quốc quân (trốn thuế)". Một con rận nào đó biểu tình "có lẽ để đả đảo tq".
      .... Còn nhiều lắm nhớ không hết...

      Xóa
    4. Nặc danh12:06,
      Tìm phát ngôn của phản động ngày nay à? đây nè:
      - "máu trên, máu dưới" - phát ngôn của Bùi Hằng, người phụ nữ của năm do đám rận bình chọn.

      Xóa
    5. Đung có thế chứ phải phản biện tức thi và cập nhật thuc tai. Cho dù có thô tục một tí nhưng xứng danh DLV VN hoàn thành tốt nhiệm vụ trên giao. Đừng vì thiếu lý luận hay vì lý do nào khác mà loi VNCh hay cờ vàng Ca li ra lam gi. Những thứ đó là quá khứ ta k nên ăn mày nữa và tất nhiên sẽ gây phản tác dụng. Đảng ta quang vinh vĩ đại không thiếu dẫn chứng tài liệu cho các ĐC lấy làm dẫn chứng phản biện.

      Xóa
    6. Phong trào dân chủ VN là một vườn hoa nhưng tiếc là một vườn toàn hoa thúi địt. Nói ra chỉ xấu mặt với anh em rận chủ có học ở bên tây bên tàu, có gì mà đáng nói.

      Xóa
    7. Dẫn chứng thực tế của anh em dư luận viên của ta hơi đơn điệu nghèo nàn. Tôi đề nghị các ĐC phải đi thực tế nhiều để tích lũy kiến thức tránh bị tụt hậu quá xa so với dân. Nhận mỗi đồng tiền lương bổng thì các đồng chí phải cố gắng hết sức vì đó là ngân sách quốc gia mà đang trông cậy nơi các ĐC.

      Xóa
  5. NGƯỜI HẢI PHÒNGlúc 12:44 27 tháng 11, 2014

    Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Rất mong các bác nêu ý kiến phù hợp với chủ đề.
    Những ý kiến lạc đề sẽ bị xóa.
    Cảm ơn.

    Trả lờiXóa
  7. Huỳnh Trọng Đôlúc 13:10 27 tháng 11, 2014

    Tuyên bố chung Việt -Nga thể hiện chi tiết đường lối đối ngoại độc lập- tự chủ và không liên kết của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tuyên bố chung cũng thể hiện bản chất dân tộc Việt Nam là yêu hòa bình, thủy chung son sắt với dân tộc Nga. Mối quan hệ này giữa hai dân tộc đã được thử thách trong khói lửa chiến tranh nên ngày nay không một thế lực nào có thể làm thay đổi được.

    Hy vọng các nhà báo trẻ Việt Nam hãy đọc kỹ tuwgf câu từng chữ trong Tuyên bố chung này để không xảy ra những sai sót đáng tiếc trong những bài báo xuyên tạc về nước Nga, về ông Putin... mà Google.tienlang đã chỉ ra trong thời gian qua.

    Trả lờiXóa
  8. Nguyễn Thành Phúclúc 13:57 27 tháng 11, 2014

    Đọc bài về ông Chung- Giám dốc CA Hà Nội,

    “Tôi là Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP Hà Nội….”
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/09/toi-la-thieu-tuong-nguyen-uc-chung-giam.html

    chúng ta mới thấy sự khác nhau rõ rệt giữa VN và Mỹ. Cũng cùng một nhiệm vụ trấn áp tội phạm- bảo vệ dân thường nhưng cách hành xử của Công an VN hoàn toàn khác, mang tính nhân đạo cao. Chứ không như ở Mỹ:
    ------
    Người Việt từ Hoa Kỳ22:25 Ngày 23 tháng 11 năm 2014
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/11/ky-luc-oan-my-uoc-trang-sau-39-nam-ngoi.html?showComment=1416756344470#c3988620873044242256

    Cũng ở TP Cleveland, bang Ohio - nơi có 3 tử tù vừa được trả tự do sao 39 năm tù oan, một cậu bé 12 tuổi vừa bị cảnh sát bắn chết.

    Chả biết cậu bé 12 tuổi này có vũ khí và có bắn cảnh sát hay không nhưng ... cảnh sát thì nói vậy. Cậu ta bị bắn chết rồi nên không thể đòi minh oan được nữa.

    Một sĩ quan cảnh sát đã bắn cậu bé 12 tuổi tại trung tâm vui chơi giải trí của thành phố Mỹ Cleveland, bang Ohio.

    Theo kênh truyền hình 5ABC, cậu bé được đưa đến cơ sở y tế trong tình trạng nghiêm trọng. Vụ nổ súng xảy ra ở trung tâm vui chơi giải trí Cudell. Theo đại diện cảnh sát thành phố Jeff Falmer, "thiếu niên 12 tuổi có vũ khí." Loại vũ khí gì không được nêu rõ.

    Theo cổng thông tin thành phố Cleveland, viên cảnh sát bắn một lần, trúng vào bụng cậu bé. Báo cáo cũng cho biết viên sĩ quan cảnh sát bị thương ở chân. Tại thời điểm này, những người bảo vệ pháp luật không cho biết cậu bé có vũ khí tại thời điểm bị bắn hay không.
    ---
    Người Việt từ Hoa Kỳ 01:49 Ngày 25 tháng 11 năm 2014

    Vụ này to chuyện rồi đây:KHẨU SÚNG CỦA CẬU BÉ LÀ SÚNG ĐỒ CHƠI.
    Theo báo chí hôm nay đưa tin, cụ thể là BBC tiếng Anh cũng đưa, thì cậu bé da đen 12 tuổi có tên là Tamir Rice có khuôn mặt bầu bĩnh, dễ thương:
    Xem ảnh:
    http://news.bbcimg.co.uk/media/images/79219000/jpg/_79219157_79218937.jpg
    Cậu bé đang chơi trong một Vườn trẻ ở trung tâm vui chơi giải trí Cudell thành phố Mỹ Cleveland, bang Ohio VÀ TRONG TAY CÓ CẦM MỘT KHẨU SÚNG.
    Theo hệ thống ghi âm 911 của cảnh sát thì trước đó có người gọi điện báo cho cảnh sát rằng ở đấy có một cậu bé có súng.
    Lát sau có hai sĩ quan cảnh sát đến hiện trường.
    THEO THÔNG TIN TỪ CẢNH SÁT THÌ: Các cảnh sát yêu cầu cậu bé giơ tay lên. Cậu bé không giơ tay mà lại còn đưa tay xuống thắt lưng. Vậy là một trong hai cảnh sát nổ hai phát súng vào bụng. Cậu bé gục xuống. Cảnh sát đưa cậu bé đến bệnh viện nhưng đến sáng hôm sau thì cậu bé chết.
    Theo BBC: Ngay lập tức có nhiều cảnh sát đến hiện trường và họ phát hiện ra "vũ khí" của cậu bé chỉ là súng đồ chơi.
    Gia đình nạn nhân đã thuê luật sư để chuẩn bị khởi kiện cơ quan cảnh sát. Theo lời luật sư thì trong trường hợp này không hề xuất hiện tính cấp thiết để cảnh sát nổ súng tiêu diệt một cậu bé vì cậu bé chưa hề rút ra khẩu súng, chưa hề chĩa súng về phía cảnh sát. Thời điểm diễn ra lại là ban ngày, cảnh sát hoàn toàn có thể quan sát từng động tác của cậu bé để lựa chọn phản ứng phù hợp. Đây là một cậu bé 12 tuổi chứ không phải là một người đàn ông trưởng thành, một tên tội phạm nguy hiểm. Gia đình nạn nhân thì cho rằng cảnh sát quyết định nổ súng tiêu diệt cậu bé chỉ vì cậu ta là người da đen!
    Xem thêm trên BBC:

    24 November 2014 Last updated at 11:39
    Tamir Rice: US police kill boy, 12, carrying replica gun
    http://www.bbc.com/news/world-us-canada-30172433

    Trả lờiXóa
  9. Nga bác tin bán tên lửa S-400 cho Trung Quốc


    Ngày 26/11, đại diện Cơ quan Liên bang Nga về hợp tác kỹ thuật-quân sự khẳng định nước này chưa ký hợp đồng với Trung Quốc về việc cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-400.


    Hãng RIA Novsoti dẫn tuyên bố của người đại diện cơ quan trên, phụ trách giám sát lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật, nói rằng vấn đề cung cấp tên lửa mới của Nga cho Trung Quốc hiện vẫn chưa giải quyết xong.


    Trước đó cùng ngày, báo "Vedomosti" của Nga dẫn nguồn trong tổ hợp công nghiệp-quốc phòng và Bộ Quốc phòng Nga thông báo nước này và Trung Quốc đã ký hợp đồng trị giá hơn 3 tỷ USD, theo đó Trung Quốc sẽ nhận được 6 hệ thống tên lửa tiên tiến S-400. Quá trình đàm phán về việc cung cấp S-400 cho Trung Quốc kéo dài mấy năm qua, trong đó ngay từ năm 2011, từ cơ quan quân sự Nga có tuyên bố rằng việc cung cấp hệ thống tên lửa để xuất khẩu sẽ không sớm hơn năm 2016 - vì trước hết cần hoàn thành chương trình cung cấp dành cho quân đội Nga.


    Đầu năm nay, báo "Kommersant" của Nga loan tin rằng Tổng thống Vladimir Putin đã phê duyệt đề án giao S-400 cho Trung Quốc. Tháng 7/2014, Chánh Văn phòng Tổng thống Nga, ông Sergei Ivanov tuyên bố khách hàng nước ngoài đầu tiên mua được hệ thống này của Nga có thể chính là Trung Quốc.
    Theo dữ liệu của cơ quan báo chí thuộc Bộ Quốc phòng Nga, nước này hiện có tổng cộng 16 tiểu đoàn S-400 và đến cuối năm nay sẽ tăng lên 19 tiểu đoàn.

    Trả lờiXóa
  10. Mối quan hệ giữa 2 nước rất sâu sắc chỉ có điều kim ngạch thương mại chưa tương xứng. Với Nhật Bản cũng vậy, 2 nước đã có quan hệ từ thế kỷ 16 17 thời của các Shogun lãnh đạo.

    Siêu cường số một về hạt nhân đã đồng ý cho sinh viên VN học về hạt nhân. Chục năm nữa VN thành tiểu cường hạt nhân luôn quá (chỉ là tự sướng).


    Trả lờiXóa
  11. Belarus hy vọng lập Khu vực thương mại tự do của Việt Nam và Liên minh Hải quan vào nửa đầu 2015
    Thủ tướng Belarus Mikhail Myasnikovich tuyên bố đất nước ông hy vọng rằng Khu vực thương mại tự do của Việt Nam và Liên minh Hải quan sẽ được tạo lập vào nửa đầu năm 2015.

    "Việt Nam là quốc gia đầu tiên mà Liên minh Hải quan bắt đầu tiến hành đối thoại về Khu vực thương mại tự do. Hôm nay, tiến trình đàm phán đã ở giai đoạn kết. Hiện có đủ mọi cơ sở để khẳng định rằng trong nửa đầu năm 2015, các văn kiện liên quan sẽ được ký kết", - Thủ tướng Mikhail Myasnikovich tuyên bố như vậy hôm thứ Năm tại cuộc hội kiến với Tổng Bí thư BCH trung ương đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Minsk, - theo phản ánh từ cơ quan báo chí của Chính phủ Belarus. "Việc tạo lập Khu vực thương mại tự do không có rào cản và hạn chế nhân tạo sẽ là bước tiến quan trọng tăng cường sự hợp tác giữa Belarus và Việt Nam", - nhà lãnh đạo nội các Belarus nhấn mạnh.

    Thủ tướng Mikhail Myasnikovich cho biết thêm rằng các văn kiện nguyên tắc phát triển hiệp lực cũng có thể nâng cao tiến trình tích cực của quan hệ giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu và ASEAN.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_28/280612148/

    Trả lờiXóa
  12. 27 tháng mười một 2014, 19:34
    Nga và Việt Nam thông qua việc đơn giản thủ tục cho các tàu Nga vào cảng Cam Ranh
    Nga và Việt Nam đã ký kết hiệp định liên chính phủ về đơn giản hóa thủ tục cho phép tàu chiến Nga vào cảng Cam Ranh, - hãng thông tấn TASS được biết từ một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nga.

    "Hiệp định được ký tại Sochi ngày 25 tháng 11, trong chuyến thăm LB Nga của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Tài liệu đề ra thủ tục cho phép tàu Nga vào Cam Ranh chỉ cần các tàu tới lãnh hải Việt Nam báo trước cho chính quyền cảng. "Lời đáp cho sự thông báo sẽ được coi như giấy phép vào cảng," – nguồn tin cho biết.

    Người này lưu ý, Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới có hiệp định tương tự với Nga.

    "Nga có thỏa thuận tương tự nhiều năm trước đây ký với Syria đơn giản thủ tục tàu Hải quân Nga vào cảng Tartus, Syria. Ngoài ra, với Syria Nga còn ký một hiệp định khác về điểm hậu cần vật chất và kỹ thuật của Hải quân Nga bố trí ở Tartus. Giữa Nga và Việt Nam chưa có thỏa thuận như vậy," - nguồn tin nói. Theo ông, một tài liệu tương tự có thể trở thành chủ đề đàm phán tiếp theo giữa hai nước.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_27/280595775/


    Trả lờiXóa
  13. Các nhà dầu khí Việt Nam trên vùng Cực Bắc Nga


    Chuyến thăm LB Nga của Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được đánh dấu bằng việc ký kết gói tài liệu, chứng tỏ sự chuyển động tích cực của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

    Đặc biệt, bao gồm các kế hoạch cùng khai thác hệ thống định vị toàn cầu GLONASS và bố trí trạm giám sát của hệ thống tại Việt Nam, tăng cường đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam tới Nga, dự kiến tăng kim ngạch thương mại Nga-Việt Nam đạt 10 tỉ USD, tổ chức Những ngày Hà Nội tại Moskva, mở rộng số lượng sinh viên Việt Nam theo học các trường đại học Nga.

    Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự quan tâm hàng đầu được dành cho lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí. Hướng hợp tác này chiếm tới một nửa số tài liệu hai bên đã ký và lần nữa khẳng định vai trò đầu tầu quan trọng của hợp tác kinh tế Nga-Việt Nam. Sự hợp tác trong ngành dầu khí từng bắt đầu ngay sau khi Hà Nội được giải phóng. Vào cuối những năm 1954, Liên xô đã cử các chuyên gia đầu tiên về thăm dò trữ lượng dầu khí đến nước Cộng hòa, sau đó ở Nga bắt đầu triển khai công tác đào tạo các nhà dầu khí cho Việt Nam.

    Giai đoạn mới của sự hợp tác bắt đầu vào năm 1981, khi xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro được thành lập tại Vũng Tàu. Doanh nghiệp đã khai thác hơn 210 triệu tấn dầu thô. Trong chuyến thăm Nga của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, giữa các nhà sáng lập công ty liên doanh - Zarubezhneft (Nga) và Petrovietnam đã diễn lễ ký biên bản ghi nhớ phát triển hợp tác. Tài liệu không chỉ liên quan tới Vietsovpetro ở Vũng Tàu mà cả liên doanh Rusvietpetro hoạt động tại vùng Cực bắc châu Âu của Nga. Năm nay, Rusvietpetro lên kế hoạch khai thác hơn 3 triệu tấn dầu, lớn hơn một nửa trữ lượng khai thác dự kiến của Vietsovpetro. Các đồng sáng lập viên của hai công ty liên doanh hiệu quả còn nghiên cứu triển vọng mở một công ty khoan.

    Cách Vũng Tàu ba trăm cây số, tại các mỏ Mộc Tinh và Hải Thạch đang diễn ra hoạt động khai thác khí đốt với hãng Gazprom của Nga. Sau khi đạt mức dự án, hàng ngày tại đây sẽ sản xuất 8,5 triệu mét khối khí và 3,5 nghìn tấn khí ngưng tụ. Việc Petrovietnam lựa chọn doanh nghiệp Nga làm đối tác được cân nhắc dựa vào kinh nghiệm một chục năm hợp tác hiệu quả với Gazprom.

    Công ty liên doanh đầu tiên được hai bên lập ra là Vietgazprom hiện nay điều khiển ba dự án trên thềm lục địa Việt Nam. Liên doanh thứ hai - Gazpromviet hoạt động ở Nga, quản lý hai mỏ khí – tại tỉnh Orenburg trên biên giới với Kazakhstan và ở phía bắc khu vực châu Âu của Nga.

    Doanh nghiệp Gazprom Neft có cổ đông lớn nhất là Gazprom cũng quan tâm tham gia vào việc hiện đại hóa và mua cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất. Điều kiện tham gia dự án này là cung cấp nhiên liệu cho nhà máy. Trong chuyến thăm Nga lần của nhà lãnh đạo đảng Việt Nam, Gazprom Neft và Petrovietnam đã ký một hợp đồng bán dầu thô cho Việt Nam. Tiếp đến hai bên đã ký tài liệu thành lập công ty liên doanh khai thác mỏ dầu Dolginskoe tại vùng biển Pechora ở phía Bắc của Nga ở độ sâu 35-55 mét.

    Trong chương trình nghị sự của chúng tôi còn dự kiến mở một liên doanh khác, - ông Ivan Gogolev, phát ngôn viên của doanh nghiệp thuộc Gazprom chuyên thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài cho biết.

    “Đã ký kết một thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản thành lập công ty liên doanh sản xuất nhiên liệu xe từ khí tự nhiên. Nhiên liệu sẽ phục vụ các phương tiện giao thông công cộng tại tp. Hồ Chí Minh, hiện là yếu tố gây ô nhiễm nghiêm trọng cho không khí đô thị. Việt Nam đang nghiên cứu sản xuất xe buýt mới chạy bằng khí đốt tự nhiên.”

    Trở lại vùng biển Pechora, được biết giữa Petrovietnam và Rosneft, một hãng khai thác dầu lớn của Nga đã đạt được thỏa thuận thành lập liên doanh mới hoạt động ở hai mỏ nữa trên thềm lục địa.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2014_11_27/280579234/

    Trả lờiXóa
  14. Ông Trọng Chuột sang Nga thì xăm xăm đến đặt vòng hoa tại đài Chiến sĩ vô danh. Trái lại, ở trong nước, kỷ niệm ngày các chiến sĩ vô danh hy sinh ở đảo Gạc Ma thì không thấy cái mẹt ông Trọng Chuột ở đâu cả, bia kỷ niệm các chiến sĩ hy sinh bảo vệ biên giới bị đục phá nham nhở cũng không thấy ông Trọng Chuột hé răng nửa lời. Như vậy ông Trọng Chuột có phải là đồ đạo đức giả không?

    Trả lờiXóa
  15. Ý kiến chuyên gia: Người dân Ucraina cần quen dần với việc cắt điện thường xuyên
    Thứ ba, 02 Tháng 12 2014 10:46

    Từ ngày 1/12/2014, Tập đoàn năng lượng “Ukrenergo” bắt đầu thực hiện cắt điện luân phiên để chống quá tải. Ngày hôm qua, một số tuyến xe điện tại Kharkov đã buộc phải ngừng hoạt động. Còn tại thủ đô Kiev, các nhà máy ở hai khu Obolon và Darnitsa cũng bị cắt điện. “Văn phòng chúng tôi bị mất điện gần 4 tiếng đồng hồ. Đành phải ở lại sau giờ làm việc để hoàn thành báo cáo và chuẩn bị giấy tờ ngân hàng”, - Elena Skoretskaia, kế toán một công ty ở khu vực gần ga tàu điện ngầm “Vydubichi” cho biết.

    Sở điện lực Kharkov hứa sẽ cố gắng hạn chế những trường hợp cắt điện bất thường. “Hiện chúng tôi đang phối hợp với các cơ quan dân sinh để loại trừ việc cắt điện những cơ sở đảm bảo đời sống của thành phố”, - thông báo của Sở điện lực cho biết.

    Nguyên nhân dẫn đến việc cắt điện hết sức đơn giản. Theo lời các chuyên gia và những người tham gia thị trường năng lượng, Ucraina hiện đang bị thiếu điện do các nhà máy nhiệt điện không được cung cấp đủ than, cộng với việc sửa chữa ngoài kế hoạch tổ máy số 3 Nhà máy điện nguyên tử Zaporogie (dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 5/12).

    “Trong nước hiện đang thiếu khoảng gần 10% lượng điện cần thiết. Thêm vào đó, mùa đông đến khiến việc sử dụng điện để sưởi ấm tăng, vì vậy việc cắt điện có thể diễn ra thường xuyên”, - đồng Chủ tịch Quỹ chiến lược năng lượng Dmitry Marunich cho biết.

    Ông Marunich cũng khuyên người dân Ucraina nên quen dần với việc cắt điện và cần chuẩn bị sẵn đèn, nến để dùng khi cần thiết.

    Thanh Hải. Theo Segodnya.
    http://www.nguoivietkharkov.com/index.php?option=com_content&view=article&id=41830:ykiennguoidanquanecatdien&catid=35:tin-ucraina&Itemid=496

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bộ Năng lượng lệnh cho các địa phương tăng cường tiết kiệm điện
      Thứ năm, 04 Tháng 12 2014 10:50

      Bộ trưởng Năng lượng và Công nghiệp than Ucraina Vladimir Demchishin tại cuộc họp ngành ngày hôm nay đã ra lệnh giảm tiêu thụ điện trong cả nước xuống 15%, đặc biệt trong khoảng thời gian cao điểm, từ 17:00 đến 21:00 hàng ngày.

      “Tôi muốn đề nghị các tỉnh chấp hành nghiêm túc hơn nữa về vấn đề hạn chế sử dụng điện mà trong những ngày vừa qua đã tăng đáng kể”, - ông nói.

      Bộ trưởng nhấn mạnh, trong trường hợp các bộ phận hoạt động nhịp nhàng và tìm được cơ chế giảm tiêu thụ điện thì tình hình sẽ kiểm soát được ngay trong những ngày sắp tới.

      “Nếu hạn chế được 15% thì chúng ta thấy rằng có thể bình tĩnh vượt qua thời điểm cao trào và sẽ đề nghị Tổng công ty điện lực ngừng cắt điện”, - ông cho biết.

      Bộ trưởng Demchishin cũng đề nghị các doanh nghiệp chuyển sang hoạt động vào ban đêm để tránh trường hợp quá tải điện.

      Như tin đã đưa, tại các thành phố lớn như Kiev và Kharkov đã bắt đầu thực hiện cắt điện luân phiên từ ngày 1/12.

      Trước đó, ngày 14/11, Hội đồng Bộ trưởng Ucraina đã ban hành nghị định số 1092 về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời về đảm bảo năng lượng trong thời hạn một tháng. Lần đầu tiên các biện pháp này được áp dụng từ tháng 8 và vào đầu tháng 10 đã được gia hạn thêm một tháng.

      Quốc Thành. Theo Korrespondent.

      Xóa
    2. Bây giờ là 08:15 Thứ Sáu, 05/12/2014.
      Nhiệt độ ở Kiev là -6 độ C.
      Không điện.
      Không gas
      Không lò sưởi
      Không nước nóng...
      ======
      Kiev
      Thủ đô của Ukraina
      Kiev, hay Kyiv, là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Ukraina. Thành phố tọa lạc tại Bắc Trung bộ của quốc gia này, dọc hai bên bờ sông Dnepr. Với dân số 2.847.200, Kiev trải rộng trên diện tích 839 km². Wikipedia
      Diện tích: 839 km²
      Thời tiết: -6°C, 86% Độ ẩm
      Giờ địa phương: Thứ Sáu 08:15
      https://www.google.com.vn/search?q=p+h&ie=utf-8&oe=utf-8&aq=t&rls=org.mozilla:vi:official&client=firefox-a&channel=rcs&gfe_rd=cr&ei=hU2BVI-QFOaK8QeuvYGgAg#newwindow=1&rls=org.mozilla:vi:official&channel=rcs&q=kiev

      Xóa
    3. Ly khai Ukraine muốn bán than nhưng Kiev đòi đòi lấy không
      05/12/2014, 09:23 (GMT+7)
      Bộ trưởng Năng lượng và Công nghiệp Than phát biểu rằng Ukraine có thể lấy ra khoảng 2 triệu tấn than từ vùng Donbas....

      Itar-Tass đưa tin hôm thứ Năm Phó thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng tuyên bố sẵn sàng cung cấp than cho Ukraine. Ông nói: “Chúng tôi có dự trữ than lớn lắm, các cơ sở lưu trữ đều tràn đầy. Chúng tôi sẵn sàng bán. Chúng tôi có đủ than không chỉ nước cộng hòa của chúng tôi mà cho cả Ukraine luôn”. Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng và Công nghiệp Than mới được bổ nhiệm của Ukraine là Vladimir Demchishin phát biểu rằng Ukraine có thể lấy ra khoảng 2 triệu tấn than từ vùng Donbas. Tuy nhiên ông nói rằng Ukraine không có ý định mua than đó mà chỉ muốn lấy ra khỏi kho than của công ty nhà nước là Ugol Ukrainy (tên này có nghĩa Than của Ukraine). “Than này thuộc về Ukraine và hiện đang ở mỏ than của Ukraine. Tôi hy vọng chúng ta có thể giải quyết được vấn đề này càng sớm khi nào càng hay khi chúng ta có cơ hội lấy ra thông qua ngả Debaltsevo”, ông nói. Tuy nhiên, Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng nói rằng Ukraine không thể lấy được than từ các kho ở Donbass miễn phí với lý do “ngân sách nhà nước của Ukraine đã đóng băng trên các tài khoản của các mỏ than ở Donetsk tổng cộng 218 triệu hryvnia (14,35 triệu USD), hơn nữa, ngân sách còn nợ công nhân mỏ Donbas 816 triệu hryvnia (53,73 triệu USD) khi họ chưa nhận được đồng tiền lương nào kể từ tháng 7”, Bộ Nhiên liệu và Năng lượng DPR tuyên bố. Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme Phạm Quang Vinh...

      Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/ly-khai-ukraine-muon-ban-than-nhung-kiev-doi-doi-lay-khong-post135628.html | NongNghiep.vn

      Xóa
    4. Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga V.V. Putin, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 11 năm 2014.

      Xóa