Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

UKRAINA VỀ ĐÂU?

Chú thích trong hình: Русский генерал Мороз будет беспощадно бить хунту- Vị tướng Nga Băng giá sẽ đánh bại bọn tiếm quyền ở Kiev

Lời dẫn: Trong Cuộc Chiến tranh Thông tin giữa Nga và Mỹ cùng phương Tây xung quanh xung đột tại Ukraina, Google.tienlang luôn chủ trương "gạn đục khơi trong", "nghe bằng cả hai tai" để hy vọng mang sự thật đến công chúng. Rất tiếc là nhiều nhà báo trẻ hiện nay nhắm mắt nói bừa theo luận điệu tuyên truyền của Mỹ và phương Tây, tự nguyện làm cái loa không công cho họ. Nhiều khi báo chí VN xuyên tạc trắng trợn những phát ngôn của người trong cuộc, như báo Thanh niên xuyên tạc lời Cựu Tổng thống Ukraina Yanukovych, như báo Vietnam+ xuyên tạc lời Tổng thống Nga Putin, như BÁO VNEXPRESS LẠI VU KHỐNG TỰ VỆ DONBASS và mới gần đây BÁO CHÍ VIỆT NAM LẠI XUYÊN TẠC LỜI PUTIN VỀ VỤ GIÚP YANUKOVICH CHẠY TRỐN KHỎI UKRAINA. Những thông tin xuyên tạc đó đã mang tới bạn đọc Việt Nam cái nhìn méo mó về tình hình Ukraina. Rất may là trong làng báo Việt Nam có anh Lê Ngọc Thống, dù không phải là nhà báo chuyên nghiệp mà lại là một sĩ quan tham mưu đang tại ngũ và là một blogger nổi tiếng, chuyên viết về đề tài quân sự. Báo Đất Việt thường sử dụng các bài phân tích của anh, đặc biệt là những bài về tình hình Ukraina.
Hôm nay, Google.tienlang xin giới thiệu hai bài gần nhất của anh Lê Ngọc Thống trên blog của anh. Các bài này cũng đã được sử dụng trên báo Đất Việt. Tuy nhiên, chúng tôi lấy bài từ blog với mong muốn lấy từ gốc các quan điểm của tác giả, chưa bị biên tập.

***********
Có một thực tế không thể chối cãi là cả EU đang phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga. Có quốc gia thì nhiều, có quốc gia thì ít, nhưng dù nhiều hay ít thì đều lo lắng, lo sợ khi nguồn cung khí đốt của Nga không đến được với quốc gia mình. Chính thế mà Nga coi khí đốt như là vũ khí lợi hại. Tuy nhiên, đâu phải ai, khi có trong tay vũ khí lợi hại cũng sẽ sử dụng có hiệu quả, Nga không phải trong số đó, họ sử dụng vũ khí này điêu luyện đến mức thượng thừa.

Dùng để buộc Ukraina bắt EU làm con tin.

Trước hết, Ukraina là nơi trung chuyển khí đốt của Nga sang EU, có đến 30% lượng khí đốt từ Nga đến EU theo lối này. Khi Nga có kế hoạch xây dựng “dòng chảy phương Nam” thì EU phản đối quyết liệt bởi vì không muốn Nga độc quyền toàn bộ (vừa chủ đường ống vừa nhà xuất khẩu).

Tuy nhiên, EU cũng không tính đến diễn biến tại Ukraina. Cứ tưởng làm xong cuộc cách mạng đường phố là đương nhiên, nơi trung chuyển khí đốt thuộc địa phận EU là vũ khí khí đốt của Nga hết thiêng. Nhưng thực tế không vậy, tại sự kiện Ukraine, Nga đã buộc EU phải bảo vệ đường ống khí đốt tại Ukraine như bảo vệ “con ngươi mắt mình”. Đó chính là “con tin” của EU bị Ukraina bắt giữ.

Điều này có nghĩa là, EU muốn làm gì với cái chính quyền Ukraina thì làm, miễn sao đừng để đường ống đó qua Ukraina bị gián đoạn. Tức là hệ thống đường ống bị tàn phá do nội chiến lan rộng không kiểm soát hoặc bị Ukraine lấy trộm…Trong khi Nga vẫn trung thành, cung cấp khí đốt cho EU, nhưng nếu phát hiện bị Ukraine lấy trộm hay có “dòng chảy ngược” là Nga khóa van vì vi phạm hợp đồng, Nga sẽ không chịu trách nhiệm. Đã có hiện tượng “dòng chảy ngược” khi EU muốn cứu Ukraine, “bán lại” lượng khí đốt của mình mua từ Nga đã bị Nga cảnh cáo bằng hình thức “lượng cung khí đốt cho một số nước EU bỗng dưng giảm hụt 15% không hiểu lý do” khiến EU ngưng ngay lập tức, như tuyên bố của Hungari...

Bị Nga cắt nguồn khí đốt vì nợ, Ukraine bây giờ như kẻ đang ôm bom, ăn vạ với EU và biến EU thành con tin không hơn không kém. Điều này không thể trách Nga, vì, thân thích thì tôi cho nợ, giá giảm, còn không thân thích thì “tiền trao cháo múc”, trả hết nợ thì mua bán sẽ tiếp tục. Thế thôi.

Lúc này, muốn có khí đốt để khỏi “đóng băng” trong mùa Đông tới, Ukraine chỉ có 2 cách, hoặc là EU phải trả tiền thay hoặc Ukraine sẽ ăn cướp từ đường ống khí đốt của EU. EU liệu có còn cách lựa chọn nào khác?
 


Theo logic thì do mùa Đông đã cận kề và với dự báo là rất khắc nghiệt, thì EU phải “nôn” tiền ra cho Ukraina và thực tế là thật, EU đã ký thỏa thuận bảo lãnh tài chính với Nga trả nợ cho Ukraina mới hôm qua.

Dùng để trói EU, tách vùng Donbas ra khỏi Ukraina.

Nếu như chỉ đòi được “nợ xấu”, bán được giá cao…với kẻ mạt vận như Ukraina thì chưa phải là thượng thừa. Nga đã sử dụng để đối đầu trực tiếp với EU mà chắc chắn EU không thể quyết liệt trong hành động với Nga tại Ukraine. Đây là một nhận định có ý nghĩa chiến lược mà nếu chính xác thì Nga sẽ rất mạnh tay với tình hình Ukraina.

Ngày 26/10/2014, Ukraina bầu quốc hội. Chẳng có gì bất ngờ khi biết rằng quốc hội hầu hết là những người thân phương Tây, bài Nga. Nga công nhận kết quả bầu cử này và không ngại ngần tuyên bố sẽ công nhận luôn kết quả bầu cử ngày 2/11 của 2 khu vực ly khai ra khỏi Ukraine mà Nga gọi là Cộng hòa nhân dân Donetsk và Cộng hòa nhân dân Lugansk. Đương nhiên, Mỹ, EU đe dọa, phản đối quyết liệt tuyên bố này của Nga, nhưng vấn đề là bằng ngôn ngữ hay bằng hành động mới quan trọng.
 

 
Lưu ý là về thời điểm.
Thứ nhất, không phải muốn thách thức hay làm bẽ mặt Kiev mà vùng Donbass quyết định bầu cử vào đầu tháng 11 thay vì thời gian Kiev cho phép. Sâu xa của việc chọn ngày này là thời điểm trước và đầu mùa Đông là thời cơ để Nga hạ quyết tâm. Việc Nga công nhận kết quả này tại thời điểm trước mùa Đông sẽ khiến cho EU bị động đối phó và tạo sức răn đe mạnh hơn cho vũ khí khí đốt. Chắc chắn, EU sẽ chưa dám mạnh tay với Nga trước mùa Đông khi không muốn tình huống xấu nhất xảy ra khi mùa Đông đến và nguy hiểm hơn, không biết mùa Đông năm nay dài và lạnh ra sao.

Ukraine, bằng quân sự để đè bẹp quân ly khai là không thể, do đó, chỉ trong chờ vào sự trừng phạt của Mỹ-EU vào Nga để kìm hãm sự ly khai của vùng Donbass. Nhưng trong tình huống này nếu căng thẳng EU-Nga tăng cao bao nhiêu thì Ukraina có nguy cơ “đóng băng” bấy nhiêu. Ukraina trong tình thế này lại giống kẻ “trên đe dưới búa”.

Thứ hai là đây là thời điểm EU đã buộc phải bảo đảm tài chính cho Ukraine với Nga để tránh kẻ “ăn vạ đang mang bom” như đã trình bày ở trên, cho nên, EU sẽ quyết liệt với Nga khi Nga tuyên bố công nhận kết quả bầu cử ở vùng Donbass bằng ngôn ngữ là chủ yếu.

Và Ukraine thay đổi ra sao? 

Phải công nhận, chỉ khi không thể giành chiến thắng bằng quân sự sau nhiều tháng trời quyết liệt, tung hết sức mạnh, “tốn nhiều học phí”, thì TT Poroshenko mới có chủ trương muốn giải quyết vùng Donbass bằng đàm phán hòa bình, có vẻ như phù hợp với quan điểm Nga. Nhưng Thủ tướng thì ngược lại, bài Nga và quyết tâm đàn áp bằng vũ lực quân ly khai.
 

Mâu thuẫn giữa Tổng thống và Thủ tướng sau bầu cử đã khiến ông Poroshenko đi nước cờ khôn khéo là đề xuất ông Thủ tướng Yatsenyuk tiếp tục tại vị. Trong tình hình Ukraine như hiện nay chính phủ của ông Thủ tướng Yatsenyuk vừa phải dùng quân sự tiêu diệt quân ly khai, vừa cải cách, khắc phục có hiệu quả tình hình chính trị, kinh tế đang phá sản, nếu không sẽ bị quân đội đảo chính, lật đổ. Đây là tuyên bố sắc lạnh của các đơn vị quân đội được các nhà tài phiệt nuôi dưỡng.

Vậy, liệu khi lên nắm quyền thủ tướng, ông Yatsenyuk có thay đổi được gì một đất nước, kiệt quệ, tan nát…không? Ông ta đè bẹp quân ly khai bằng sức mạnh quân sự của Mỹ-NATO hay bằng chính quân đội mà Tổng tư lệnh là TT Poroshenko đã từng tuyên bố “Nga không muốn cho họ chiến thắng”? Cả hai đều hoang tưởng.

Với những người có tư tưởng như ông Yatsenyuk, tất nhiên không được Nga hoan nghênh; với thành phần cực đoan, phát xít có mặt trong quốc hội cũng không được EU hoan nghênh, tin cậy…thì chính phủ của ông ta chắc tồn tại không lâu. Đó là lý do tại sao ông Petro Poroshenko không dại đưa người của Đảng mình vào tranh cử Thủ tướng dù kết quả kiểm phiếu cuối cùng Đảng của khối Poroshenko đứng đầu.

Hiện tại, Ukraina đang chờ khí đốt. Muốn có khí đốt thì khi Nga được đảm bảo đã có tiền của EU trong tài khoản. Nga thì đang chờ EU “sáng suốt” bằng một loạt các hoạt động quân sự để nhắc nhở rằng, đừng nên nhúng mũi vào công việc người khác, Nga sẵn sàng “đá rắn và không ngại va chạm”. Hãy quên 2 cuộc  bầu cử ngày 2/11 tại Donetsk và Lugansk đi, ít nhất cho đến hết mùa Đông.
Như vậy, tại Ukraine cách nhau hơn 1 tuần có 3 (thực chất là 2) cuộc bầu cử. Cuộc bầu cử do Kiev tổ chức thì không có gì mới, vì cái chính phủ hay cả Tổng thống mới bầu không khác gì chính phủ tạm quyền sau khi lật đổ TT Yanukovych, ra đời trong một thế nước thậm chí còn tồi tệ hơn. Ukraine lại sẽ xuất hiện những cuộc cách mạng mới, bầu cử mới. Nếu hiện tại ở Ukraine có thay đổi thì đó chỉ là sự thay đổi "màu da trên xác chết". Nhưng cuộc bầu cử ở miền Đông Ukraine thì có sự thay đổi rất lớn đang chờ phía trước.
 ***************



Thế trận của Nga vẫn là thế trận buộc chính quyền Kiev phải tan rã hoặc là liên bang hóa, nhưng tiếc thay, tính “liên bang” hiện tại rất mong manh.

Có thể nói, ngày 22/2/2014 là ngày cuối cùng của Cộng hòa Ukraine thống nhất với 44,8 triệu dân trên một vùng lãnh thổ rộng đến 603.700 km2.

Đến nay, tháng11/2014, chỉ chưa đầy 9 tháng, Ukraine đã chính thức bị xén mất khu vực Donetsk và Lugansk với 64.618 km2 và 9,4 triệu dân. Nếu tính cả Crimea khi bán đảo này từ ngày 18/3 đã trở thành một phần của nước Nga, Ukraine bị xén mất nốt 26.100 km2 khỏi lãnh thổ cùng 1 triệu dân trở thành dân Nga, thì vị chi, Ukraine mất gần 90.000 km2 và hơn 10 triệu dân (gần bằng số dân của 3 nước vùng Bantic).

Đây là điều không thể chấp nhận ngay được của chính quyền tổng thống Poroshenko và là một sự thật đau lòng cho những người có lương tâm, lương tri, trên toàn thế giới trong đó có nhân dân Việt Nam. Ukraine không những mất đất, mất dân mà còn rơi vào cảnh nội chiến, đầu rơi máu chảy của hàng nghàn người dân vô tội.

Ai chịu trách nhiệm?

Đắng cay sao. Phương Tây, sau cuộc bầu cử quốc hội Ukraine ngày 26/10 vừa qua đã không ngừng rêu rao chiến thắng, nào là Putin đã đẩy Ukraine vào phương Tây, nào đây là thắng lợi của các Đảng thân phương Tây…Vâng, họ chỉ biết chính quyền Kiev thân họ, theo họ…còn hậu quả tang thương mà Ukraine phải gánh chịu thì không cần quan tâm. Và, cuộc bầu cử ngày 2/11 thì sao?

Cũng như cuộc bầu cử ngày 26/10, cuộc bầu cử ngày 2/11, kết quả ai thắng cử, cầm quyền, không quan trọng, vì nhắm mắt cũng biết kết quả, quan trọng là cuộc bầu cử 2/11 vừa qua đã chính thức xác nhận, đánh dấu ngày mà Ukraine mất Donetsk và Lugansk.

Kiev đã hết thời cơ, cạn kiệt nội lực để tuyên bố mạnh mẽ “quân ly khai hàng hay là chết” như trước kia. Chỉ cần một chuyến xe “cứu trợ”, Kiev buộc phải vội vàng ký hiệp định đình chiến, mà nay đã 6 đoàn xe như vậy thì quân ly khai đang là “bất khả trị” của Kiev, thậm chí đang sẵn sàng để vẽ lại bản đồ khu vực.

Đây là một biến đổi khủng khiếp hơn cả một cơn ác mộng. Tội lỗi này, sai lầm này không phải của người dân Ukraine và hãy khoan đổ tội cho thế lực Nga hay EU. Rõ ràng, thế lực cầm quyền ở Ukraine, bất luận có giải thích kiểu gì thì việc đất nước bị bên bờ vực phá sản, kiệt quệ, bị chia cắt, huynh đệ tương tàn, nhân dân bị cảnh đầu rơi máu chảy…là phải chịu hoàn toàn trách nhiệm chính trước đất nước.

Bất kỳ một chính quyền, nhà nước nào cũng có đường lối đối nội, đối ngoại, nhằm xây dựng đất nước mạnh về kinh tế, vững về an ninh quốc phòng thì chính quyền Ukraine cũng vậy. Thân phương Tây, gia nhập EU và khối quân sự NATO là quyền độc lập, tự chủ của Ukraine, nếu được cho là đúng đắn thì việc để mất và phải mất Crimea là cái giá phải trả với Nga.

Nga không bao giờ để cho NATO lấy Crimea, một vùng đất lịch sử, đồng thời là một căn cứ chiến lược sống còn của mình, dễ dàng, không tốn một viên đạn như vậy được. Nga không giành lại bằng cách này thì bằng cách khác, đó là quyết tâm chiến lược của Nga.

Ukraine có thể dứt tình, ly hôn với Nga nhưng khi chia tay, phải để “đứa con đẻ” của Nga là Crimea ở lại. Đây là một tác động khách quan, "cá lớn nuốt cá bé", mà một quốc gia nhỏ yếu, đã phụ thuộc như Ukraine nói riêng, phải gánh chịu trong cuộc chiến địa chính trị của các nước lớn, khi muốn thoát khỏi sự ràng buộc.

Tuy nhiên, mất Crimea, vẫn chưa phải là tất cả với Ukraine, Ukraine vẫn hoàn toàn có thể đi theo con đường mình đã chọn là theo phương Tây và gia nhập NATO, nhưng, đáng tiếc, những người lãnh đạo cuộc “cách mạng màu” sau vụ lật đổ tổng thống Yanukovych, đã không có nhạy bén về chính tri, thiếu nhãn quan chiến lược, không nắm rõ đặc điểm tình hình tôn giáo, phân bố dân cư, sự phân hóa vùng miền của đất nước…đã mắc sai lầm nghiêm trọng và chính do sai lầm nghiêm trọng này đã khiến Ukraine mới thực sự sụp đổ như hiện tại.

Sai lầm đó chính là tư tưởng phát xít, bài Nga, của các thế lực cực đoan trong giới cầm quyền, đã bộc lộ quá sớm và hành động quá quyết liệt khiến cho miền Đông hoảng sợ, lo lắng, phải đòi liên bang hóa và cuối cùng đòi ly khai. Ly khai thì tình hình sẽ như thế nào, diễn biến logic của nó ra sao, hậu quả đã rõ. Tư tưởng và hành động này của thế lực cầm quyền Kiev, không những khiến Nga sẵn sàng đối phó quyết liệt, thẳng tay, mà ngay người đỡ đầu cho Kiev là EU cũng bất an, lo hậu quả không kém.

 Tiểu đoàn Azov với lá cờ của họ, mang đâm tư tưởng chủ nghĩa phát xít mới, là lực lượng chính, đàn áp quân ly khai.
Tiểu đoàn Azov với lá cờ của họ, mang đâm tư tưởng chủ nghĩa phát xít mới, là lực lượng chính, đàn áp quân ly khai, cũng khiến phương Tây lo ngại, bất an.

Nguy hiểm hơn, đất nước Ukraine, sự chia cắt chưa dừng ở đó. Chính tư tưởng, hành động này đã khiến dân miền Tây Nam Ukraine cũng đang đòi gia nhập vào Ba Lan, Hungary và Slovakia hay đòi tách khỏi Kiev vì họ cũng như người gốc Nga đang lo sợ nguồn gốc không phải người Ukraine của mình. Bởi nếu như xuất hiện những bài xích, khủng bố, kỳ thị sắc tộc, thì sẽ không có một dân tộc thiểu số nào muốn cùng tồn tại trên một vùng lãnh thổ.

Chừng nào ở Ukraine còn có những nghị sỹ quốc hội cực hữu đòi đưa quân đánh bom khủng bố nước Nga; chừng nào còn những hố chôn người tập thể, chừng nào còn các lực lượng mang phù hiệu phát xít…chừng đó còn khiến họ lo sợ. Đó chính là điều kiện cần và đủ cho các dân tộc thiểu số xuất hiện tư tưởng ly khai. Ly khai, chống đối, đòi độc lập cho họ là tất yếu, vì đó là quyền sống, quyền được sống tối thiểu của họ.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà Hungary trở cờ với Kiev, thân Nga hơn khiến Mỹ-EU lo ngại, chẳng phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch quốc hội Ba Lan “bật mí” là Putin bàn với Ba Lan về chia chác lãnh thổ Ukraine; chẳng phải ngẫu nhiên mà Hungary, Slovakia đồng ý với Nga về xây dựng “dòng chảy phương Nam”.

Ít nhất với họ, Ukraine chẳng là cái gì hết, vì dân tộc, vì lợi ích quốc gia, họ sẵn sàng làm tất cả.

Sự lựa chọn ngặt nghèo của Ukraine

Đương nhiên, sau cuộc bầu cử ngày 2/11, phương Tây phản đối quyết liệt bằng ngôn ngữ và Kiev cũng vậy, không những thế còn đe dọa phá bỏ mọi thỏa thuận, phong tỏa kinh tế…nhưng, Kiev đã, đang bất lực. Chẳng phải chính quyền Kiev đã làm tất cả những gì có thế, kể cả biện pháp cuối cùng là dùng quân đội đàn áp, mở hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, không từ sử dụng một phương tiện, vũ khí nào, nhưng cuối cùng vẫn phải ký thỏa thuận 5/9…đó sao? Vậy thì sự đe dọa, biện pháp nào có thể quyết liệt hơn nữa để đưa 2 vùng ly khai vào khuôn khổ?

Tương lai toàn vẹn lãnh thổ Ukraine là vô cùng u ám. Thế lực cầm quyền vùng Donbass như đang ngồi trên lưng hổ. Cho nên, chắc chắn với họ, thì bản đồ của Donetsk phải cần có thêm sân bay Donetsk và bản đồ Lugansk cần có thành phố cảng biển Mariupol…để nối với Crimea là mưu đồ trước mắt của 2 tân tổng thống vừa đắc cử. Do đó, cuộc chiến chống “quân khủng bố” mà thực chất là cuộc thanh trừng sắc tộc do chính quyền Kiev gây ra dù đã đình chiến trên danh nghĩa, vẫn sẽ tiếp tục diễn ra.

Tình thế đáng nói của Kiev là EU, Mỹ- NATO không giúp được gì, trong khi 2 nước Cộng hòa Donetsk và Lugansk thì càng đánh càng mạnh. Trái ngược với EU và NATO, Nga không tiếc thứ gì, không tiếc điều gì để chống lưng cho phe ly khai. Đương nhiên thôi, vì đây là lợi ích an ninh sống còn của Nga chứ không phải của NATO và Mỹ. Cho nên, Kiev không phải tiến hành cuộc chiến với phe ly khai mà thực chất là chiến tranh với nước Nga như Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk đã cay đắng xác nhận.

Như vậy Kiev tiếp tục tiến hành cuộc chiến “chống khủng bố”, để có những hố chôn người tập thể mà không biết ai gây ra…hay không, đều nhìn về phía Mỹ-NATO.

Sự trừng phạt của EU-Mỹ với Nga, chưa đủ độ để buộc Nga thay đổi ý định. Sử dụng biện pháp quân sự với Nga của lực lượng NATO thì hoang tưởng.

Vậy, nhà cầm quyền Kiev sẽ lựa chọn biện pháp nào?

Chỉ có thế 2 sự lựa chọn, hoặc là đưa phần còn lại vào EU hoặc là liên bang hóa Ukraine.

Nếu chọn đưa phần còn lại vào EU, chấp nhận mất miền Đông thì sẽ là một cuộc tự sát chính trị, chính quyền sẽ tan rã là vấn đề thời gian. 

Rốt cuộc, thế trận của Nga vẫn là thế trận buộc chính quyền Kiev phải tan rã hoặc là liên bang hóa. Có điều, liên bang hóa trong tình thế hiện tại, tính chất “liên bang” đã khác xa thỏa thuận, ý tưởng của Nga cách đây 9 tháng. Liên bang bây giờ tính chất rất mong manh, rất dễ thành “độc lập” bất cứ lúc nào. Quả thật, một sự lựa chọn nghiệt ngã.
Lê Ngọc Thống

====================

Mời xem bài liên quan

Mời xem các bài viết liên quan khác:

Nếu còn thời gian, mời xem các bài liên quan dưới đây:

18 nhận xét:

  1. Ở Kieb thực hiện việc cắt điện luân phiên các thang máy nhằm tiết kiệm điện
    Cư dân thành phố Kiev phản ánh với báo Người đưa tin Ukraina rằng ở đây đã cắt điện luân phiên các cầu tháng máy nhằm tiết kiệm điện.

    Cư dân nhà số 13 trên đường phố Ostrowski giờ đây xhir có thể sử dụng thang máy vận chuyển hàng hóa trong những giờ nhất định. Vì thời khóa biểu mới này, đôi khi một số người dân không thể vận chuyển chiếc tủ lạnh cũ của mình đi sửa chữa, các chủ sở hữu căn hộ khác không thể sửa chữa căn hộ của mình vì không có phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng và việc loại bỏ chất thải xây dựng chỉ có thể thực hiện vào ngày nghỉ.
    Tại nhà №28 trên đường phố Vasyl Stus phàn nàn rằng các thang máy cũng bị tắt vào cuối tuần.

    Trong một số căn nhà khác thang máy chở hàng chỉ được phép hoạt động theo yêu cầu của "khách hàng". Khi bạn cần phải nâng hàng hóa cồng kềnh, sẽ có người sẵn sàng đáp ứng như cầu này theo các quy định mới về "kinh doanh". Một cư dân của ngôi nhà №30 trên đường phố. Anna Akhmatova đã gửi đơn khiếu nại lên Văn phòng Ủy ban Hành chính thành phố Kiev (KSCA) rằng "thang máy chở hàng không làm việc và chỉ làm việc khi phải trả tiền -. 50 grivna cho một lần nâng."

    Mỗi ngày trong chính quyền thành phố tiếp nhận hàng chục khiếu nại về việc thang máy. Trong khi đó, ở KSCA nói rằng họ biết về vấn đề này, nhưng lại không có các phương tiện để giải quyết.
    Trong tương lai nó được lên kế hoạch để cải thiện các dịch vụ kiểm soát hoạt đọng của các tòa nhà trong thành phố, để cung cấp cho nhà dịch vụ từ các công ty khác nhau, không nhất thiết phải là doanh nghiệp công ích. Vào tháng Tám, thị trưởng đã ký quyết định, theo đó vào cuối năm nay trong thành phố cần được sửa chữa hoặc thay thế 14 thang máy, thành phố duyệt chi cho Dự án này hơn bảy triệu hryvnia.
    --------
    СМИ: в Киеве в целях экономии электричества отключают лифты
    КИЕВ, 11 ноября. /ТАСС/. В целях экономии электричества в Киеве начались "веерные отключения" лифтов. Во многих жилых домах лифты теперь работают по графику, сообщают "Вести Украины".

    Донецкая область
    © ИТАР-ТАСС/EPA/ROMAN PILIPEY

    Глава "Энергоатома" Украины предложил отключить от электроснабжения ЛНР и ДНР

    Жители дома №13 по ул. Островского теперь могут пользоваться грузовым лифтом только в определенные часы. Из-за нового графика работы лифта кто-то из жильцов не может вывезти свой старый холодильник, собственники другой квартиры не могут заняться ремонтом: завозить стройматериалы и вывозить строймусор у них получается только по выходным.

    А в доме №28 на ул. Василия Стуса жалуются, что лифт выключают именно по выходным.

    В некоторых домах вызывать грузовые лифты позволено только консьержам, когда нужно поднять крупногабаритный груз. Как всегда в подобных случаях, находятся люди, готовые сделать на новых правилах "бизнес". Житель дома №30 по ул. Анны Ахматовой пожаловался в Киевскую госгорадминистрацию (КГГА) на то, что "грузовой лифт не работает и включается за деньги мастерами - по 50 гривен за один подъем".

    Между тем, КГГА считает это самоуправством и призывает сообщать о подобных фактах на "горячую линию" мэрии. "В городской администрации не было никаких распоряжений об отключении лифтов, а особенно с целью экономии электроэнергии, - цитируют "Вести Украины" пресс-службу КГГА. - Лифты могут не работать только по причине поломок".

    Каждый день в городской администрации регистрируют около десяти жалоб на работу лифтов. В КГГА говорят, что знают о проблеме, но средств, чтобы ее решить, нет.

    В перспективе предполагается усовершенствовать диспетчерские службы города, отдать обслуживание домов разным компаниям, не обязательно коммунальным предприятиям. В августе мэр подписал распоряжение, согласно которому до конца года в городе должны отремонтировать или заменить 14 лифтов, город смог выделить на это более семи миллионов гривен.
    http://itar-tass.com/mezhdunarodnaya-panorama/1564706

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Luật nhân quả luôn đúng, những người dân Kiev hồi tháng 2 hoặc là không quan tâm với thời cuộc, hoặc là tham gia vào biểu tình, và giờ đây hậu quả chính họ phải tự nhận lấy. Không nói chuyện họ muốn nhận gói hỗ trợ của Eu hay Nga, chỉ tính chuyện lật đổ tổng thống được bầu hợp hiến dù ông ta đã chấp nhận các điều khoản của phe Maidan thì họ đã sai rồi, thôi ráng qua mùa đông rồi làm 1 cách mạng cam nữa may ra mới có được hòa bình thật sự.

      Xóa
    2. U ơi muốn hòa bình thật sự thì phải làm chu hầu Nga Tàu U a. U lên tỉnh ngộ lại đi

      Xóa
    3. "Luật nhân quả luôn đúng". Cái này bạn nói chuẩn nè. Ông Tổng thanh tra "ở hiền" nên khi về vườn ở Lâu đài, còn có con nuôi cho thêm biệt thự nữa. Ông Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên "Ở ác" nên khi về vườn bị lấy mất chức danh anh hùng.

      Xóa
    4. Oh, chào con bò bayxa tinh, luật nhân quả nó sẽ ứng với đám con cháu vnch chúng mày thôi, thấy không, chúng mày yên không muốn cứ muốn bươi cái quá khứ tủi nhục của mình ra, giờ thì thay vì chỉ còn là câu chuyện của người già ôn quá khứ, giờ thì thanh niên đâu đâu cũng lôi cái trò "bám càng đại pháp, tụt quần thần công" của chúng mày ra cười, hay thậm chí cái gọi là "dân chủ" nó đẹp đẽ cao sang là vậy nhưng lại do chúng mày hô hào nên nó cũng thành 1 trò cười không hơn không kém, hài.

      Xóa
    5. "luật nhân quả nó sẽ ứng với đám con cháu vnch chúng mày thôi,". Câu này chứng tỏ anh bạn não quá bé. Đã là luật mà có ngoại lệ ư???Hay anh bạn cũng muốn nói là luật chỉ áp dụng cho đối tượng này, đối tượng khác thì ko???

      Xóa
    6. Hờ hờ, ngoại lệ gì thế cu, anh đọc mãi đéo thấy anh ghi chữ "ngoại lệ" nào cả, não bé tội nghiệp nhỉ, đến cả đọc hiểu mà nó cũng lệch lạc thế nầy.

      Xóa
  2. Sao cô chủ ko cho cái thằng điên mang nick''Mấy U..."banh nick tan xác đi chứ nghe rác tai,khó chịu quá!

    Trả lờiXóa
  3. Ông Poroshenko tuyên bố mong muốn chấm dứt chiến sự ở Donbass

    © Photo: RIA Novosti/Mikhail Palinchak

    Tổng thống Ukraina Petr Poroshenko tuyên bố nhân dịp kỷ niệm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới I rằng, ông mong muốn chấm dứt hoạt động chiến sự ở phía đông đất nước.

    "Chín mươi sáu năm trước Chiến tranh thế giới thứ I đã kết thúc. Tôi muốn chấm dứt cuộc chiến. Không để ai có cơ hội gây nên sự ngông cuồng thế giới thứ III," - ông Poroshenko viết trên Twitter ngày thứ Ba.

    Tổng thống Ukraina cũng nói thêm rằng, ông tin vào việc giải quyết hòa bình tình hình ở phía đông đất nước.

    "Hôm nay, chúng ta đang bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Ukraina ở phía đông, chúng ta sẽ luôn luôn bảo vệ mảnh đất quê hương và quyền độc lập, phát triển. Tuy nhiên, tôi tin vào khả năng giải quyết hòa bình và thấy mình có nghĩa vụ làm tất cả để đem cuộc sống hòa bình trở lại," – ông Poroshenko viết trên trang cá nhân Facebook.

    Vào tháng Tư năm 2014, chính quyền Kiev mở chiến dịch quân sự chống lại những người dân miền đông Ukraina đã lên tiếng phản đối cuộc đảo chính hồi tháng Hai. Theo Liên Hiệp Quốc, đến ngày 31 tháng 10, số nạn nhân của cuộc xung đột ở Ukraina đã vượt quá 4.000 người, hơn 9.000 người bị thương.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_11/279890412/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay thật, đem quân đánh chán chê rồi xong phán 1 câu "...tôi tin vào khả năng giải quyết hòa bình..." xanh rờn.

      Xóa
  4. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 02:44 12 tháng 11, 2014

    Cạn than, chính quyền Ukraine thí bộ trưởng để sưởi ấm lòng dân
    Chính quyền Ukraine có rất nhiều nỗi lo lúc này. Ngoài chiến sự tại miền đông thì vấn đề năng lượng cho mùa đông vẫn chưa được giải quyết rốt ráo. Để yên lòng dư luận về thiếu hụt nhiên liệu, có vẻ họ sẵn sàng thí vị Bộ trưởng năng lượng và công nghiệp than.
    Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Công nghiệp than Ukraine Yuri Prodan xác nhận rằng Viện Công tố UNN đã bắt đầu thủ tục tố tụng hình sự chống lại ông. "Tôi không thể nói gì nhiều về chuyện này. Tôi nhận thấy các công tố viên đang kiểm tra Công ty Centreenergo, họ muốn tìm hiểu các hợp đồng được ký kết thế nào và bao nhiêu than được mua. Tôi hiểu, việc kiểm tra nhắm đến tất cả các giao dịch liên quan đến mua than. Họ cũng sẽ kiểm tra hợp đồng mua than từ Nam Phi và các thỏa thuận liên quan đến điều đó", Bộ trưởng Prodan phân trần.

    "Mối quan tâm lớn nhất của Ukraine hiện nay là phải có nguồn cung than ổn định, thậm chí nếu than ở đó hơi đắt hơn so với từ Nga", ông nói. "Nhiệm vụ chính là để tránh sự chậm trễ trong việc cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện ở Ukraine, chúng rất quan trọng và không thể gián đoạn. Chúng ta nên có một số lựa chọn thay thế để không phụ thuộc vào một nhà cung cấp vì chúng ta thừa hiểu tác hại của sự phụ thuộc".
    Trước đó, UNN thông báo quyết định khởi tố hình sự với cáo buộc có tham nhũng trong việc nhập than. "Một cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia và quốc phòng Ukraine vào ngày 4.11 đã cho phép khới tố hình sự và thẩm vấn Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Công nghiệp Than Yuri Prodan.
    Vụ án hình sự liên quan đến các tội danh như tham ô, biển thủ hoặc chiếm hữu tài sản bằng cách lạm dụng chức vụ", nguồn của UNN cho biết. Điều này cho thấy chính quyền Ukraine đã bật đèn xanh cho việc khởi tố ông Prodan.
    Các nguồn tin cho biết trong những ngày cuối tuần, các nhà điều tra sẽ chuẩn bị xong tất cả các giấy tờ cần thiết để nộp đơn lên tòa án. "Thẩm vấn bộ trưởng sẽ bắt đầu vào ngày thứ Hai, 10.11 và thời điểm đó, tòa cũng có thể ra lệnh bắt giữ ông Yuri Prodan", nguồn tin cho biết.
    Trước đó, Ukraine đã tính đến việc mua than từ Nam Phi để chống chọi với mùa đông nhưng giá thành cao cộng với việc đang khó khăn tài chính nên kế hoạch vẫn chưa khả thi. Ngoài ra, việc xin Ba Lan cung cấp than cũng không thành do Ba Lan đòi Ukraine phải thanh toán hết các khoản nợ trước đó. Thậm chí, Ukraine còn đề cập đến việc mua than từ các chủ mỏ thuộc vùng do phe ly khai miền đông kiểm soát nhưng kế hoạch này cũng không thành.

    Trả lờiXóa
  5. Những chính trị gia ngu xuẩn làm khổ dân chúng

    Trả lờiXóa
  6. Мария Шараповаlúc 18:29 12 tháng 11, 2014

    Coздание коалиции в Верховной раде без участия партии Яценюка вероятно на 50%


    12 ноября, 9:34 UTC+3
    По данным источника в парламентских кругах, интересы президента и премьера противоречат друг другу сразу по нескольким пунктам
    КИЕВ, 12 ноября. /ТАСС/. Вероятность формирования коалиционного соглашения между фракциями в Верховной раде нового созыва без участия возглавляемой действующим премьером Арсением Яценюком партии "Народный фронт" составляет не менее 50%.
    Об этом украинскому интернет-порталу "Вести" сообщил источник в парламентских кругах.

    "Интересы президента и премьера входят в противоречие сразу по нескольким пунктам - это и пост главы МВД, и кресло спикера, и контроль над минюстом. Все это хочет оставить за собой команда Арсения Яценюка, в то время как у (президента Украины) Петра Порошенко иные планы", - пишет издание.

    "При премьере Яценюке Порошенко получает гарантированное двоевластие, - пояснил источник. - Контроль за бюджетными потоками делает Яценюка более важной фигурой для бизнеса, а возможность использовать эти бюджетные потоки для пиара гарантирует премьеру электоральный рост, в то время как рейтинг Порошенко неизбежно будет падать".

    Как утверждает источник, вероятность создания коалиции без партии Яценюка - "не менее 50%". Присоединиться же к коалиции могут, помимо Олега Ляшко и Юлии Тимошенко, группы мажоритарщиков.

    Ранее представитель "Блока Петра Порошенко" Виталий Ковальчук сообщил, что текст коалиционного соглашения может быть опубликован уже к пятнице 14 ноября. В переговорах о создании коалиции в Верховной раде участвуют партии "Блок Петра Порошенко", "Народный фронт", "Самопомощь", Радикальная партия Олега Ляшко и "Батькивщина".

    "Оппозиционный блок", объединяющий бывших членов ранее находившейся у власти Партии регионов, в переговорах не участвует.
    Результаты парламентских выборов

    Выборы в украинский парламент состоялись 26 октября. Согласно данным ЦИК, партия президента страны "Блок Петра Порошенко" заняла первое место по числу депутатов, избранных в одномандатных округах и по партийным спискам.
    Политическую силу будут представлять в Верховной раде 132 депутата. Партия премьера Украины Арсения Яценюка "Народный фронт" получает в Раде 82 места. Политическая сила во главе с мэром Львова Андреем Садовым "Самопомощь" будет представлена в парламенте Украины 33 депутатами. "Оппозиционному блоку" Юрия Бойко достаются 29 мандатов, а Радикальная партия Олега Ляшко получила 22 места в парламенте. От "Батькивщины" Юлии Тимошенко в Верховной раде будут присутствовать 19 депутатов. По одномандатным округам в Раду также прошли 96 самовыдвиженцев. Кроме того, партия "Свобода" получила шесть мандатов, у "Сильной Украины", аграрной партии "ЗАСТУП", "Правого сектора" и "Воли" - по одному мандату.
    http://itar-tass.com/mezhdunarodnaya-panorama/1566493

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Мария Шараповаlúc 18:34 12 tháng 11, 2014

      "Блок Петра Порошенко" по итогам выборов в Раду занял первое место по полученным мандатам

      В парламенте Украины политической силе достаются 132 места, 63 из которых по партийным спискам, 69 - по одномандатным округам
      КИЕВ, 10 ноября. /ТАСС/. "Блок Петра Порошенко" по итогам выборов в Верховную раду занял первое место по числу полученных мандатов. В парламенте Украины политической силе достаются 132 места, 63 из которых по партийным спискам, 69 - одномандатники. Соответствующие данные приводит ЦИК Украины.

      В то же время по итогам подсчета всех бюллетеней на внеочередных выборах в Верховную раду победил "Народный фронт" Арсения Яценюка с 22,14% голосов избирателей, "Блок Петра Порошенко" набрал 21,81%.
      Партия "Самопомощь" во главе с мэром Львова Андреем Садовым набирает 10,97%, "Оппозиционный блок" Юрия Бойко - 9,43%, Радикальная партия Олега Ляшко - 7,44%, а "Батькивщина" Юлии Тимошенко - 5,68%.

      http://itar-tass.com/mezhdunarodnaya-panorama/1563441

      Xóa
    2. Thì ra ý kiến của bác Nguyễn Thành Phúc có thể xảy ra, tất nhiên là về lý thuyết.
      ------
      Nguyễn Thành Phúc 01:27 Ngày 30 tháng 10 năm 2014
      Tình hình hơi bị ban căng nhỉ.
      Cứ tưởng tay Tổng thống và tay Thủ tướng này dễ dàng tìm được tiếng nói chung vì cả hai đều cùng "đội" EvroMaidan", cùng là tay sai, là chú hề của Mẽo và phương Tây.
      - Xét về lý thuyết:
      Tình hình hai đảng lớn này cạch mặt nhau thì các đảng nhỏ sẽ có giá, vì hai ông lớn buộc phải ve vãn lôi kéo các ông nhỏ về phe mình.
      Tay Thủ tướng đã tuyên bố công khai rằng "Theo Luật Châu Âu", đảng về nhất sẽ nắm chức Thủ tướng, vì vậy, với tư cách là người đứng đầu Đảng về nhất, hắn sẽ tự làm thủ tướng- hắn coi việc này đã quyết định xong. Và hắn cũng tuyên bố, với tư cách là thủ lĩnh đảng về nhất, tự hắn sẽ đứng ra làm chủ trì việc thành lập liên minh đa số cầm quyền chứ không phải Tổng thống Ukr- thủ lĩnh đảng về nhì.
      Điều này cũng chưa hẳn đúng. Vì, cũng theo lý thuyết, thủ lĩnh đảng về nhì vẫn có thể thỏa hiệp với các đảng nhỏ để lập liên minh cầm quyền, nếu họ lôi kéo được các đảng nhỏ này với các điều ưu đãi lớn hơn cho các đảng nhỏ. Ví dụ, Tổng thống Porosenko có thể mời Thị trưởng Lvov - thủ lĩnh đảng Tự cứu- đảng đứng thứ ba về àm Thủ tướng Ukr, chắc ông này không từ chối?
      Thậm chí, tên hề Lasko- thủ lĩnh đảng Cấp tiến- đảng thứ năm làm thủ tướng thì chắc tên này sướng run.
      Nếu tổng thống cho một trong 2 tên này ghế thủ tướng và cho đảng còn lại chức bộ trưởng ngoại giao chẳng hạn thì chắc cả 2 đảng nhỏ này sẽ nhất trí tắp lự.
      Khi đó, Liên minh sẽ gồm:
      2. Thứ hai- Khối Porosenko "Блок Петра Порошенко" 21,82%.
      3. Thứ ba- Tự cứu "Самопомощь" 11%.
      5. Thứ năm- Cấp tiến "Радикальная партия" 7,45%,
      6. Thứ sáu- Tổ quốc "Батькивщина" 5,68%.
      Họ hoàn toàn có thể thành Liên minh đa số để lập chính phủ mà không cần đến đương kim Thủ tướng.
      + Về thực tế:
      Trên kia, tôi chỉ giả đinh theo lý thuyết. Còn trong thực tế, vì cả Tổng thống lẫn Thủ tướng đề là tay sai, là những con rối của Mỹ và phương Tây, nên tôi dự đoán: Mỹ và phương Tây cho phép chúng tranh cãi một chút cho ra vẻ "độc lập", nhưng rồi Mỹ và p Tây sẽ chỉ đạo 2 tên này phải ngồi lại với nhau để lập Liên minh cầm quyền. Thủ tướng không thể là ai khác, chỉ có thể là Arseny Yatsenyuk vì ngay từ đầu, Mỹ đã đầu tư, xây dựng con bài này.
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/10/bau-cu-ukraine-vi-nguon-tien-tu-phuong.html?showComment=1414607272077#c3135022713477350210

      Xóa
  7. Đồng Thị Kim Thanhlúc 11:59 13 tháng 11, 2014

    Hỗn loạn Ukraine: Hiểm họa phát xít, khủng bố châu Âu

    (Quan hệ quốc tế) - Nội chiến, đói rét, bất ổn xã hội... bức tranh Ukraine đang mang những màu sắc tồi tệ nhất, và chủ nghĩa Phát xít đang có cơ hội trỗi dậy tại đây.

    Bức tường rào chia cắt Đông-Tây

    Ngày 15/10 vừa qua, Thủ tướng Ukaine Yatsenyuk đã đến thị sát cặn kẽ công trình bức tường biên giới Stina, ngăn cách quốc gia này với Nga. Tại đây, vị lãnh đạo mang nặng tư tưởng bài Nga, thân châu Âu này đã tự tay lái xe đi thị sát, trèo lên những chòi canh, sờ nắn bê tông và dây thép gai...

    Ngay trên công trường, ông Yatsenyuk ra chỉ thị phải gấp rút hoàn thiện bức vạn lý trường thành này, cô lập và kiểm soát toàn bộ biên giới với Nga, dựa trên những đường cơ sở mà Ukraine đã đơn phương phân định.

    Thực tế thì bức tường bằng rào sắt, dây thép gai ấy, nếu muốn, Nga có thể san phẳng bất kỳ lúc nào. Giá trị thực chiến của công trình này không có nhiều, nhưng nó mang rất nhiều hàm ý. Công trình này biểu hiện quyết tâm xa rời nước Nga, một lòng một dạ hướng về phương Tây mà những nhà cầm quyền Ukraine đang theo đuổi.

    Và đặc biệt hơn, bức tường Stina này sẽ giúp cho Kiev có nhiều quyền lợi, và trước mắt là Ukraine sẽ được nhận chế độ miễn thị thực của Liên minh châu Âu (EU). "Sẽ chẳng ai cấp cho chúng ta chính sách này nếu không có bức tường ngăn cách biên giới với Nga" - Thủ tướng Yatsenyuk khẳng định.

    http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/10/17/34245/ukraine-nga-my-phuong-tay-eu-nato-phat-xit-khung-bo-baodatviet.vn-1_17240531.jpg
    Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk thị sát bức tường biên giới Stina

    Tuy nhiên, biên giới với Nga dài 2.300 km, trong đó có hàng trăm km đang trong sự kiểm soát của những lực lượng ly khai thân Nga. Thông qua địa phận của lực lượng ly khai, Nga vào Ukraine hay châu Âu lúc nào chẳng được. Và nếu để làm cho quyết liệt, làm cho đến nơi đến chốn, phải chăng Kiev sẽ rào cả phần lãnh thổ máu thịt của mình lại?

    Vậy đó, đất nước ấy đang bị chia cắt bởi lợi ích của chính những nhà cầm quyền, và lợi ích đó gắn chặt với những mục tiêu mà EU, hay cụ thể là Mỹ, là phương Tây theo đuổi. Bằng cách này hay cách khác, Ukraine đang tự chia cắt chính mình, tự khắc sâu mâu thuẫn dân tộc, để tìm kiếm những lợi ích từ lời hứa của phương Tây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng Thị Kim Thanhlúc 12:00 13 tháng 11, 2014

      Ukraine mong manh và u ám

      Những màu sắc đang phủ lên Ukraine, đó là màu của khói lửa bom đạn. Khi miền Đông chưa một ngày yên tiếng súng, dù đang thực thi lệnh ngừng bắn. Donetsk trù phú, giàu có, giờ mang hình hài của những nấm mồ, của một thành phố ma tan hoang, đổ nát. Lugansk vẫn tiếp diễn giao tranh, hơn 100 lính Ukraine đang bị bao vây bởi quân ly khai và vơi dần do tử trận, bị bắt sống, trốn chạy...

      Đó là màu sắc của nghèo đói, bệnh tật. Hàng vạn người đã phải rời khỏi ngôi nhà của mình, tá túc trong những trại tị nạn. Họ không có lương thực, quần áo, thuốc men, nước sạch... Ánh mắt của những người dân này chất chứa nỗi sợ hãi và cả căm hờn.

      Bản thân Moscow đã tiếp tục gửi những chuyến hàng viện trợ. Tổng thống Putin không nói cụ thể sẽ viện trợ miền Đông, viện trợ những người nói tiếng Nga, mà khẳng định sẽ viện trợ toàn bộ những người đang chịu cảnh lầm than vì nội chiến. Putin khẳng định: "Nước Nga không thể khoanh tay đứng nhìn công dân Ukraine chịu cảnh đói rét, không thuốc men chữa bệnh, không có nước sạch."

      http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/10/17/34245/ukraine-nga-my-phuong-tay-eu-nato-phat-xit-khung-bo-baodatviet.vn-4_17241540.jpg
      Khung cảnh đổ nát của Donetsk

      Gạt bỏ đi những mâu thuẫn chính trị, những toan tính lợi ích, mưu đồ, thì thực sự người dân Ukraine đang cần cấp cứu khẩn cấp. Trong khi đó, EU chưa thấy nhắc gì đến việc hiện thực hóa những khoản viện trợ nhân đạo hay tái thiết đất nước mà họ thường hứa hẹn với Kiev.

      Bức tranh Ukraine còn là một sắc màu bất ổn nghiêm trọng về chính trị, xã hội. Tại Kiev, nơi cách xa trung tâm của cuộc nội chiến, sự bất ổn vẫn bao phủ. Những tân binh biểu tình đòi tiền trợ cấp, tiền lương, lương thực... nó cho thấy sự thực: ngân khố Ukraine đã trống rỗng.

      Ngày 14/10/2014, bên ngoài tòa nhà Quốc hội Ukraine, bạo lực bùng phát chỉ vì quyền lợi của các tổ chức chính trị, các đảng phái không được chính quyền cũng như liên minh cầm quyền hiện tại đảm bảo. Và trước đó, hồi tháng 9, rồi tháng 8/2014, luôn có những cuộc biểu tình hay bạo loạn của người dân chống chính phủ cầm quyền. Hoặc giữa các phe phái, các tổ chức chính trị với nhau.
      Nơi yên ổn nhất, thành phố du lịch Odessa cũng bắt đầu phải đứng trước lựa chọn mang tính then chốt: theo ly khai hay theo Kiev. Họ luôn giữ thế trung lập, đảm bảo cho người dân sự bình yên, nhưng hiện tại, một bên họ là lãnh thổ của chính quyền Ukraine, còn một bên, phe ly khai đã đưa quân áp sát. Đã đến lúc Odessa phải đưa ra câu trả lời.

      Như Ruslan Novikov - một người dân của Odessa trả lời báo chí trước câu hỏi sẽ theo phe nào, ông khẳng định: "Tôi là người Odessa." Câu trả lời của Novikov là ước vọng của người Donetsk, người Lugansk, người Kiev, người Slavyansk... họ chỉ muốn được yên ổn trong mái nhà, trong thành phố của họ, thay vì phải lựa chọn theo Nga hay theo EU. Nhưng cuối cùng, họ dần bị đẩy vào thế phải cầm súng bắn vào đồng bào bởi cuộc chiến địa chính trị giữa các cường quốc.

      http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/10/17/34245/ukraine-nga-my-phuong-tay-eu-nato-phat-xit-khung-bo-baodatviet.vn-3_17242649.jpg
      Chiến sự ác liệt tại Lugansk

      Ukraine đang có đầy đủ những bất hạnh của một đất nước: nội chiến, bạo loạn, đói rét, nghèo khổ, chia cắt, bất ổn... Và trên hết, quốc gia này đang đứng trước bờ vực vỡ nợ, phá sản.

      Xóa
    2. Đồng Thị Kim Thanhlúc 12:01 13 tháng 11, 2014

      Cơ hội cho chủ nghía Phát xít?

      Trong bức tranh đầy ảm đạm ấy, một màu sắc dần xuất hiện rõ nét: chủ nghĩa Phát xít, với đại diện là phe Cánh Hữu (Right Sector). Cuộc bạo loạn trong các tháng vừa qua đều có bàn tay đốt phá của Right Sector. Tại Odessa, họ đánh đập Nghị sĩ có tư tưởng thân Nga, đốt phá nhà cửa.

      Bất chấp lệnh điều tra của Tổng thống Poroshenko về việc các thành viên Cánh Hữu này giết người vô tội khi tham gia vào Vệ binh Quốc gia, Right Sector vẫn đều đặn tuần hành trên đường phố, dập tắt mọi ý tưởng thân Nga và nắn gân những ý tưởng đối lập với tư tưởng của tổ chức này.

      Phải nói rằng Right Sector đang nổi lên như một tổ chức ngoài vòng pháp luật, và được trang bị vũ trang. Ở Right Sector có đầy đủ những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa Phát xít.

      Một là chủ nghĩa dân tộc cực đoan, bài trừ cộng đồng người nói tiếng Nga, đàn áp mọi phong trào cánh tả như chủ nghĩa dân chủ, chủ nghĩa phi chính phủ, hay các phong trào yêu cầu quyền lợi dân sinh... Hai là chủ nghĩa quân phiệt, xây dựng tổ chức theo đường lối bạo lực, kích động, ủng hộ các hành vi bạo lực, phạm pháp.

      http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/10/17/34245/ukraine-nga-my-phuong-tay-eu-nato-phat-xit-khung-bo-baodatviet.vn-5_17242994.jpg
      Đoàn người Euromaidan biểu tình lật đổ chính quyền

      Bản thân Nga đã chỉ mặt và tuyên bố, Right Sector chính là hiện thân rõ rệt của chủ nghĩa Phát xít trong thế kỷ 21, và Ukraine đang nuôi dưỡng cho sự phát triển của tổ chức này.

      Thực tế thì Kiev không dung túng cho Right Sector mà là phương Tây, cụ thể hơn là Mỹ. Trong cuộc bạo loạn lật đổ cựu Tổng thống Yanukovych hồi tháng 2/2014, Vệ binh Right Sector là thành viên chủ lực trong những người biểu tình Euromaidan (hướng về châu Âu).

      Nói cách khác thì dưới sự giật dây, nhào nặn của phương Tây, Right Sector trở thành bất trị. Và khi đã có một chính phủ hợp pháp để tiếp bước ý nguyện của phương Tây thông qua cuộc bầu cử hồi tháng 5/2014, Right Sector bỗng trở thành người thừa, thành đứa con hoang.

      Và đứa con ấy sẽ phát triển thế nào? Đừng quên rằng nghèo đói, bất ổn xã hội, bạo loạn... chính là cái nôi khởi nguồn, dung dưỡng cho mọi chủ nghĩa cực đoan. Bởi ở đó, con người bị đẩy xuống cùng cực của bất hạnh, sợ hãi, và họ dễ bị lôi kéo theo những tư tưởng trả thù.

      Những gì Mỹ nhào nặn ở Trung Đông, những Al-Qaeda, những IS đủ để làm minh chứng cho những phân tích trên, và Right Sector chính là "quả trứng của quỷ" trên chính đất châu Âu hoa lệ.

      Đỗ Minh Tú/Đất Việt
      http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/hon-loan-ukraine-hiem-hoa-phat-xit-khung-bo-chau-au-3105931/

      Xóa