Cụ Trần Đĩnh cùng các bạn già. Hình lấy trong bài "Già đầu rồi còn ngu" của bác Hòa Bình. Cụ Đĩnh là người có bộ râu bạc.
Lời dẫn: Thú thật là
Google.tienlang dù đã đăng Toàn
văn Đèn cù của ông Trần Đĩnh nhưng chủ blog chưa thể một lần đọc
hết cả 8 phần, 41 chương của Đèn Cù. Cố gắng đọc được một vài chương đầu ở Phần
I là tự nhiên thấy oải vì cái thứ văn chẳng ra văn, sử chẳng ra sử. Ấy vậy mà
có người đã đọc hết cả 8 phần, 41 chương Đèn cù. Và đọc những hai lần. Và lại
đọc kỹ chứ không "cưỡi ngựa xem hoa" như chúng tôi khi cố đọc một vài
chương đầu. Không những đọc kỹ hai lần toàn bộ Đèn cù mà lại còn kỳ công viết
bài đến 4, 5 kỳ để chỉ ra cho chúng ta cái sự thật trong Đèn cù. Chúng tôi dám
chắc rằng không có ai trên đời có được cái kỳ tích này. Người đó chính là Cụ
Lý- một cây viết quen thuộc với bạn đọc Google.tienlang.
Hôm nay, nhân ngày nghỉ cuối
tuần, Google.tienlang xin phép Cụ
Lý mang loạt bài phân tích của Cụ về đây để bạn đọc thưởng lãm.
*****************
Kỳ 3. A lúi, còn
có một “thi sĩ” Trần Đĩnh!
“Trần Đĩnh vốn là một thi sĩ, loại người thích
sáng tạo ngôn ngữ, bầy đặt, đùa rỡn, vui chơi với ngôn ngữ. Đẽo gọt, mài rũa,
“như thiết như tha, như trác như ma,” rùng mình sảng khoái hay quằn quại đau khổ
với ngôn ngữ".
(Tụng
ca 3 – Ngô Nhân Dụng)
Cụ
bán cho con hai hào nước mắm,
Đệch
mợ mày, có dzậy mà cụng mần thơ... ơ... ơ... ơ ”
(Thơ
Nôm xứ Nghệ - Khuyết danh)
---------
Giờ là lúc giới thiệu gương mặt “nhà thơ tài năng” Trần Đĩnh, xuýt quên.
Toàn bộ Đèn Cù, Trần Đĩnh chỉ viết vài dòng về
thơ của chính mình, ở một đoạn trong chương 6. Tuy rất ít, nhưng chắc là tác giả
cũng đã có chọn lọc về mặt “chất lượng” để đưa vào “truyện Tôi”, xin trình ra
đây để bạn đọc thưởng lãm:
Bài “Khen vệ
tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô”:
“Con người ném
gương lên treo giữa các vì sao, ngửng đầu soi thấy mình đẹp quá”
Thực ra ý tứ so cái "gương" với cái vệ tinh nhân tạo của Trần Đĩnh là không có gì mới, vì từ bao đời nay, “vệ tinh
thiên tạo” của Trái đất là Mặt trăng, đã được các cụ ví là "gương" trong thơ ca cổ, chẳng hạn như câu Kiều của Nguyễn Du “Gương Nga chênh chếch dòm song, Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân”.
Và về mặt khoa học, thì mặt trăng lại đúng là một cái "gương" thật sự,
khi phản chiếu ánh sáng mặt trời tới trái đất vào ban đêm, nhất là vào
thời điểm Trung Thu. Trong khi đó, cái “gương”
Sputnik của Trần Đĩnh, to chỉ bằng quả bóng rổ, nặng 84 kg, phát ra
tiếng kêu píp - píp, và tối om. Cho dù trí tưởng tượng của Trần Đĩnh có
"phong phú" đến mấy, thì ông cũng chỉ “soi thấy
mình đẹp quá” được trong vòng 3 tháng (10/1957 -01/1958), rất có thể
Trần Đĩnh thơ xong, thì cái gương ấy quá
hạn sử dụng rồi (thành rác vũ trụ). Theo Đèn Cù, Thép Mới, tác giả "cây
tre Việt Nam" khen bài này câu này hay lắm hay lắm (!?), nhưng "Kễnh"
tức Tố Hữu thì chê.
Vệ tinh nhân tạo đầu tiên mang tên Sputnik (Bạn đồng hành) do Liên Xôphóng lên không gian 4-10-1957 |
Còn thơ về “những cao ốc mới mọc” dưới đây, thì do Trần Đĩnh tự
khen:
“Xây những ban
công giữa trời và những vườn hoa trong óc…”
Và vì bên dưới cái "ban công giữa trời" có một bà đẩy xe nôi, nên Trần Đĩnh viết tiếp:
“Anh cúi thơm
má chú, rồi hôn vào gót chân, mai kia qua gót chú, anh hôn các tinh cầu…”
Ngoài ra, ở chương (...) còn trích một câu thơ Trần Đĩnh "quạc" lại Phan Khôi, khi Phan Khôi phê phán sai lầm của Đảng, bài thơ của Trần Đĩnh đăng trên báo Nhân Dân: “Ánh sáng không đi đường gẫy, vinh quang xưa bắt ta đi con đường ngay thẳng”.
Thơ
Trần Đĩnh có thuộc trường phái "một tấc đến giời" hay không, hay hay
dở, xin bạn đọc cứ tùy nghi cảm nhận, nhưng xin biết cho là ở miền Bắc,
hồi ấy có lẽ không dùng chữ “cao ốc” và (vì) không hề có “cao ốc”. Và
cái “ban công giữa trời” của Trần Đĩnh chỉ cao tối đa khoảng 17 m, chính
là sân thượng của những khu tập thể lắp ghép 3 đến 5 tầng, ngày nay còn
tồn tại chờ tháo dỡ, ở một vài nơi ngay giữa Hà Nội.
Ví dụ về cái "ban công giữa trời"trong thơ Trần Đĩnh,
bây giờ trông xấu thế chứ ngày xưa thì ... nó cũng xứng đáng để ca ngợi. |
Thế
mà giờ đây, khi đất nước có những tòa nhà “giữa trời” thực thụ như
Keangnam, Bitexco, thì hình như nhà thơ Trần Đĩnh lại chả muốn “hôn các
tinh cầu” nữa mà chỉ muốn chúi xuống hôn ... mặt đất?
Nhưng điều thú vị không nằm ở những câu thơ "một tấc tới giời" của Trần Đĩnh trong Đèn Cù, như đã trích ở trên mà lại là ở đoạn sau đây:
Trong chương 14, cái “Ban
công giữa trời” Trần Đĩnh lại chê cái “Đỉnh cao muôn trượng” Tố Hữu là “trường
phái quảng cáo”, và tất nhiên, không bỏ lỡ cơ hội để gắn luôn "tai trâu" cho "một lô những Hà Xuân Trường, Như Phong, Thợ Rèn… năm sáu người":
Chương 14: “Tết
ta đầu năm 1961, Tố Hữu có bài thơ “Đỉnh Cao 61” đăng trên Nhân Dân số Tết.
Sáng 29, anh đến toà báo, tìm tôi và bảo tôi “lùng mấy anh em sáng tác đến tán
với nhau hè”. Tôi gọi một lô những Hà Xuân Trường, Như Phong, Thợ Rèn… năm sáu
người ngồi đầy phòng khách lớn trên gác. Tố Hữu đọc “Đỉnh Cao 61” rồi bảo anh
em nhận xét. Đều khen hay. Sáng tạo. Mới… Cuối cùng Tố Hữu quay sang tôi đang đứng
dựa tường hỏi:
- Trần Đĩnh?
Tôi nói:
- Cái đoạn kể
các mặt hàng mới sản xuất nghe như quảng cáo.
Tố Hữu hơi sầm mặt”.
Tố Hữu hơi sầm mặt”.
À ra vậy,
nếu trước đó (1958), ông "Kễnh" chịu khó khen cái mặt hàng "gương vệ tinh nhân
tạo" của Trần Đĩnh là "hay", là "sáng tạo", là "mới", thì hôm nay (1961) ngài đâu có phải "sầm mặt" khi nghe mấy chữ "nghe như quảng cáo".
Như vậy (qua Đèn Cù), về mặt viết lách nói chung, hay thơ nói riêng, thì "nhà
thơ tài năng" Trần Đĩnh cũng đâu "kiệt xuất" đến mức “là
một thi sĩ, loại người thích sáng tạo ngôn ngữ, bầy đặt, đùa rỡn, vui
chơi với ngôn ngữ. Đẽo gọt, mài rũa, “như thiết như tha, như trác như
ma,” rùng mình sảng khoái hay quằn quại đau khổ với ngôn ngữ" như Ngô Nhân Dụng quảng cáo quá trời ở trên.
Xét
về "tài năng" thi ca của Trần Đĩnh, qua những câu đã trích dẫn trong
Đèn Cù, ta chỉ thấy ông (và cả ông Ngô Nhân Dụng trong lời giới thiệu),
may ra chỉ có cái tài làm "quảng cáo" mà thôi. Nghĩa là cả hai ông đều
thuộc loại “cây bút vệ sinh công cộng quét lá quét lẩu
xì xằng sao cho nghe cứ là soàn soạt thật to”, như Trần Đĩnh đã tự thú (dẫu không lấy gì làm chân thành cho lắm), ở chương 17.
=================
Mời xem bài liên quan
Loạt bài của Cụ Lý về Trần Đĩnh:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét