Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Kỳ 4b: Chân tướng Trần Đĩnh qua Đèn Cù (Tiếp theo và hết)

Đến Lại Văn Sâm cũng bái cụ Trần Đĩnh là ... Đại sư?
Lời dẫn: Thú thật là Google.tienlang dù đã đăng Toàn văn Đèn cù của ông Trần Đĩnh nhưng chủ blog chưa thể một lần đọc hết cả 8 phần, 41 chương của Đèn Cù. Cố gắng đọc được một vài chương đầu ở Phần I là tự nhiên thấy oải vì cái thứ văn chẳng ra văn, sử chẳng ra sử. Ấy vậy mà có người đã đọc hết cả 8 phần, 41 chương Đèn cù. Và đọc những hai lần. Và lại đọc kỹ chứ không "cưỡi ngựa xem hoa" như chúng tôi khi cố đọc một vài chương đầu. Không những đọc kỹ hai lần toàn bộ Đèn cù mà lại còn kỳ công viết bài đến 4, 5 kỳ để chỉ ra cho chúng ta cái sự thật trong Đèn cù. Chúng tôi dám chắc rằng không có ai trên đời có được cái kỳ tích này. Người đó chính là Cụ Lý- một cây viết quen thuộc với bạn đọc Google.tienlang.

Hôm nay, nhân ngày nghỉ cuối tuần, Google.tienlang xin phép Cụ Lý mang loạt bài phân tích của Cụ về đây để bạn đọc thưởng lãm.
*********************
 Kỳ 4: Những chiếc mặt nạ của Trần Đĩnh (phần 2 và hết)

1. “Con dê tế thần” hay con thú cưng (Pet)?
2. Trần Đĩnh “cộng sản đích thực, yêu hòa bình”?

---------
3. Thế còn “người phản chiến” Trần Đĩnh?
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mà chính ông là một thành viên tham gia trực tiếp với vai trò "phóng viên chiến tranh", Trần Đĩnh thừa biết, ở miền Bắc hoàn toàn không có phong trào cũng như không có cá nhân “phản chiến” - như ở Mỹ.
Xin nhắc lại: không có “phản chiến”. Chỉ có “đào ngũ”, tức là trốn chiến đấu, và cũng là trốn nhà luôn, vì về nhà cũng vẫn phải trốn, trước hết là vì xấu hổ. Xấu hổ lắm, với cha mẹ, với anh em, với hàng xóm và với chính mình...
Tuy vậy, trong Đèn Cù, ông Trần Đĩnh bệ ngay hai chữ “phản chiến” về và tự dán lên ngực. Ông rất muốn được gọi là người “phản chiến”, vì nếu được gọi là “phản chiến”, thì nghĩa là ông “xót cho cả máu Mỹ”, nhờ đó mà ông được gặp một tham tán văn hoá đại sứ quán Mỹ" " Sau đó giới thiệu nhà báo Mỹ gặp phỏng vấn”, như ông khoe:
Chương 48: “Chắc thấy chúng tôi phản chiến là xót cho cả máu Mỹ - chứ không nghĩ chúng tôi là tay sai của Liên Xô, kẻ thù số một của Mỹ, một buổi sáng tháng chín gì đó năm 1998, một tham tán văn hoá đại sứ quán Mỹ - tức chính quyền Mỹ - đã lần đầu tiên thanh thiên bạch nhật tại trung tâm Hà Nội bất ngờ đến bắt tay một chàng xét lại Việt Nam - chàng ấy là tôi: “Chúng tôi biết ông là thế nào nhưng không tiện gặp, chắc ông hiểu…”. Sau đó giới thiệu nhà báo Mỹ gặp phỏng vấn”.

Cái sự “xót cho cả máu Mỹ” là ông Trần Đĩnh mới “vơ vào” gần đây thôi, chứ nói đến người thực sự “xót máu Mỹ”, thì phải nói đến người Mỹ trước hết và họ phản chiến từ những năm 1960.
Hãy thử so sánh một chút:

+ Ở Mỹ, tổng cộng có hơn 200 tổ chức chống chiến tranh Việt Nam ở trên khắp các bang, 16 triệu trong số 27 triệu thanh niên Mỹ đến tuổi quân dịch đã chống lệnh quân dịch, 2 triệu người Mỹ “gây thiệt hại bất hợp pháp” vì chống chiến tranh xâm lược Việt Nam, 75.000 người Mỹ bỏ ra nước ngoài vì không chịu nhập ngũ và đấu tranh chống chiến tranh xâm lược.
+ Ở Việt Nam, chả có một mống nào khác, ngoài ông Trần Đĩnh.
California, 1965
Washington, D.C. (1967)
Ngày 15/11/1969, hơn 50.000 người Mỹ xuống đường phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam trước tòa nhà Quốc hội. Một cựu binh đang ném quân phục và huân chương qua hàng rào.
+ Ở Mỹ, vì “xót máu Mỹ”, mà Norman Morrison đã tự thiêu ngay trước Lầu Năm góc ở thủ đô Washington để phản đối chiến tranh Việt Nam (1965), cũng vì “xót máu Mỹ” mà cả Bill Clinton và John Kerry chống lệnh quân dịch và tham gia biểu tình phản đối chiến tranh.
Khi John Kerry "phản chiến", điều trần trước Quốc hội Mỹ thì Trần Đĩnh vẫn còn mê mẩn với hào quang "Bất Khuất"
+ Ở Việt Nam, Trần Đĩnh hoàn toàn chẳng có một hành vi nào để có thể gọi là "phản chiến". Ngược lại là đằng khác, khi hàng vạn người dân Mỹ xuống đường phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam và đánh nhau với cảnh sát thì Trần Đĩnh "suốt 1966, tôi bận với Bất Khuất". (chương 26).

Thử hỏi liệu có thuyết phục được ai rằng: vì "xót cho máu người Việt" và “xót cho cả máu Mỹ” mà Trần Đĩnh chấp bút viết cuốn hồi ký “Bất Khuất” hay không?
Thực ra, với cái nhãn “phản chiến” tự dán lên ngực, ông Trần Đĩnh không thể lừa được người Mỹ, và ngay cả đám Cờ Vàng chống cộng, ông cũng không lừa nổi. Nhưng họ giả điếc, giả mù và giả ngu, khi có cơ hội lợi dụng được Trần Đĩnh vào mục đích “hạ bệ thần tượng” cộng sản Việt Nam của họ mà thôi. Đây là điều Trần Đĩnh dù thích hay không cũng phải đưa vào Đèn Cù, nếu muốn xuất bản và đong xèng tại cái lò từng đúc ra những “Bên thắng cuộc” và “Thằng hèn”.
Nói gì thì nói, muốn được coi là người “phản chiến” trước mặt đám Cờ vàng chống cộng, Trần Đĩnh phải giải thích về Bất Khuất, cuốn sách đã được in đến 210.000 cuốn và dịch ra 5 ngôn ngữ khác và đem lại “vinh quang” cho ông. Mặc dù, ông bảo ông khiêm tốn “giấu tên” khi viết Bất Khuất, nhưng có vẻ như ông lại cố tình "chường mặt" ra, trên vỉa hè, vì trong Đèn Cù, ông khoe, : Viết Bất Khuất tôi đã được hưởng không khí ca ngợi đặc biệt. Tôi đi đường vẫn thấy người ở trên hè thân thiện chỉ vào tôi cười nói gì với nhau. Kiểu như phụ nữ chân dài, vòng một khủng bây giờ” (chương 25).
Bất Khuất viết những gì, đây là lời giới thiệu tác phẩm:
“Theo dõi bước chân Nguyễn Đức Thuận trên từng trang, từng trang "Bất Khuất", người đọc nhiều lúc nín thở, hồi hộp, xúc động đến trào nước mắt, trái tim căng lên, sôi sục máu căm thù. Tác giả dẫn chúng ta đi theo anh trên con đường đầy đau thương, khổ ải, trong hơn ba ngàn ngày, trải qua những lò giết người cực kỳ man rợ, man rợ hơn cả bọn đao phủ thời Trung cổ, hơn cả bọn phát xít Hítle.
Từ Pêcarăngđơ, nhà lao Gia Định, trung tâm Thủ Đức, Tổng pha đến Côn Đảo, sa vào những chuồng cọp, địa ngục trần gian đầy rẫy ác ôn quỷ dữ là tập đoàn đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai mổ bụng ăn gan, uống máu người không biết tanh, Nguyễn Đức Thuận cũng với biết bao chiến sĩ cộng sản kiên cường, biết bao người Việt Nam yêu nước, đã đối mặt với quân thù, chống chào cờ ba que, chống học tập "tố cộng", chống "ly khai" tới cùng. Tám năm trời đằng đẵng, ba ngàn ngày mà mỗi phút, mỗi giây, mạng người bị treo bằng một sợi tóc mong manh, chơi vơi trên một vực thẳm kinh hồn. Hơn một ngàn đồng bào đồng chí chúng ta đã hy sinh. Nhưng Nguyễn Đức Thuận và những con người kiên cường như anh vẫn đứng vững trong chồng cọp, đánh bại lũ diêm vương quỷ sứ, đẩy lùi bàn tay thần chết, bắt lũ chúng phải quỳ lạy dưới chân mình.
Mỗi trang "Bất khuất"  là một trang thấm máu và nước mắt, tràn đầy một sức sống mãnh liệt, vang lên tiếng hát yêu đời, yêu cuộc sống, yêu con người, vang lên bài ca chiến thắng không bao giờ tắt. Với trên bốn trăm trang hồi ký, Nguyễn Đức Thuận đã phản ánh sâu sắc cuộc sống anh hùng với tinh thần cách mạng tiến công của những con người có thực, vạch trần hiện thực đen tối trong những địa ngục của xã hội miền Nam dưới gót sắt của một lũ sói lang mặt người dạ thú. "Bất Khuất" toả ra một niềm tin bất diệt vào sự nghiệp cách mạng, vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa giải phóng con người, nêu cao phẩm giá của những con người nhận thức được quy luật và chân giá trị cuộc sống, biết sống và biết chết xứng đáng là Người”.
Chính ông Trần Đĩnh cũng cho biết, trong chương 25, cuốn Bất Khuất được “in rất nhiều và bắt thanh niên cùng quân đội cả nước học tập rộng rãi nữa... mua cho quân đội 160.000 quyển trong tổng số phát hành 210.000”.
Lạ chưa, Trần Đĩnh là người “phản chiến” mà “tác phẩm” có thể nói là duy nhất đem lại hào quang cho ông, (trước những Lê Văn Lương, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ...), lại được “thanh niên cùng quân đội cả nước học tập rộng rãi, riêng quân đội mua tới 160.000 cuốn”. Học tập cái gì, Bất Khuất dạy họ “chống chiến tranh” ư?
Không hề, vì chính ông Trần Đĩnh đã trả lời câu hỏi:“Đảng đang chuẩn bị đánh Mỹ ở cả nước, cần ra Bất Khuất rồi phát động thanh niên, quân đội học tập để đề cao tinh thần hy sinh, chịu đựng gian khổ, hăng hái lên đường vào chiến trường”.(Chương 25).

Như vậy, chẳng làm gì có một Trần Đĩnh “phản chiến”. Sự thực là chỉ có một Trần Đĩnh vì hèn nhát mà thành “xét lại”. Ban đầu ông theo đuôi chính sách nước ngoài “chủ hòa” và sau đó, khi chính sách này thay đổi, năm 1965-1966, thì ông lại đổi màu thành “chủ chiến”. Điều này ông không thể chối cãi được vì nó thể hiện quá rõ qua việc ông chấp bút tác phẩm Bất Khuất. 
Nhưng vì phải "làm lễ ra mắt" các bác chống Cộng Cờ vàng hải ngoại, Trần Đĩnh đành "chạy tội" bằng cách "thanh minh", và không quên “báo công” rằng cuốn này (Bất Khuất) tuyệt không hề  chửi  "thày" các bác (vẫn chương 25):
“Thanh minh vì đó là sự thật. Và nay ở đây, tôi cũng muốn phơi trần ra một sự thật nữa tôi dần dà thấy: Tôi bồi bút thực thụ. Bồi bút nên biết là sai vẫn nghe theo! Thà nhận dốt khoa học còn hơn”.
“Viết Bất Khuất, tôi không một lời chửi Mỹ, trong khi đặc trưng của văn học cách mạng là phải tìm mọi dịp lên án nó, thằng đế quốc kẻ thù của loài người và nhân dân Việt Nam”.
Một điều cần nói nữa: 1965, viết Bất Khuất tôi ngỡ lên án việc đày đoạ con người.Thì hai năm sau nổ vụ án xét lại và tôi là nạn nhân.
Và tôi bắt đầu lờ mờ nhận thấy ngoài bồi bút, tôi mang hai bộ mặt lệch nhau: om xòm ở tư cách kẻ lên án và câm nín với vai tội phạm bị đàn áp man rợ của chính bản thân.
Cái chỗ tự nhận "Tôi bồi bút thực thụ", là Trần Đĩnh học chiêu của đàn anh là nhạc sĩ Thằng Hèn, cốt để vừa kiếm được xèng lại vừa tránh việc mấy anh Cờ Vàng sớm nắng chiều mưa, khi biết ông là người chấp bút Bất Khuất sẽ chỉ mặt chửi ông là "văn nô Cộng sản khát máu". Đã công khai tự nhận là "thằng hèn", thằng "bồi bút thực thụ" rồi, thì có chửi mấy cũng như "nước đổ lá môn". Vâng, thì đã bảo "tôi là một thằng hèn", tôi "bồi bút thực thụ" rồi mà, được chưa?

Nhưng đọc những lời thanh minh và sám hối của ông, nhất là chỗ tôi không một lời chửi Mỹ” và chỗ “xót cho cả máu Mỹ” tôi cứ thấy tồi tội cho ông Trần Đĩnh (chợt nhớ ra hai chữ “tồi tội” này là của bác Hòa Bình). Xưa “chửi” nhau, thậm chí “uýnh” nhau vì là kẻ thù, nay “chào” nhau, kể cả "bắt tay chính quyền Mỹ" đi nữa thì cũng vì đã "làm bạn". Chuyện bình thường thôi mà, đến nguyên thủ quốc gia hai bên cũng đều vậy cả, Trần Đĩnh thân phận “bồi bút”, việc quái gì mà “ngượng”, mà phải kể lể “báo công lục súc”, xin các ông các bà “xét lại” cho tôi... theo cái kiểu hèn mạt như thế?
Hồi nhỏ, Lý tôi cứ Giôn với Ních mà đặt tên cho chó, nay vẫn lỳ, chưa chịu đấm ngực sám hối. (Ghi chú thêm: ảnh chụp lại này thiếu mất quả bom vẽ mặt Nixon ở phía trên )
Có thể nói, ngoài "thành tích" viết Bất Khuất mà không một lời chửi Mỹ” ra thì Trần Đĩnh không hề có một hành vi hay thái độ nào để có thể gọi là "phản chiến" như những Norman Morrison hay Bill Clinton hay John Kerry hoặc như bất kỳ người Mỹ phản chiến nào khác đã hành động hoặc bày tỏ thái độ. 

Vì không hề có một hành vi "phản chiến" nào cả, cho nên thực chất Trần Đĩnh không thể là người "phản chiến". Ông chỉ là một thằng "đào ngũ", không hơn không kém. Điều tôi thắc mắc là, tại sao Trần Đĩnh lại chỉ "vơ vào" có một mình như vậy? Sao không rủ rê thêm một vài bác lính ta đã trót đào ngũ năm xưa và thêm một đống những bác lính Cộng hòa đã từng tan hàng rã ngũ, cùng nhau ra khai báo, nhận "thành tích phản chiến", có phải là đã thành một "phong trào phản chiến" hai miền do Trần Đĩnh đứng đầu?.
4. Một Trần Đĩnh “bất khuất”?
Với việc viết Bất Khuất, trước mặt giới Cờ vàng chống Cộng Hải ngoại, Trần Đĩnh mặc dù đã có thanh minh thanh nga: thứ nhất khi ấy "tôi bồi bút thực thụ", thứ hai là trong Bất Khuất, "không một lời chửi Mỹ", nhưng rồi sau thì cũng phải rạp mình nhận đã "khích động chiến tranh". 

Ấy thế mà khi có người ở trong nước gọi Trần Đĩnh là “phóng viên chiến tranh”, ông không chịu, ông bảo ông “chỉ bất khuất” (ở trên vừa mới "bồi bút thực sự", ở dưới đã lại thành "bất khuất"! Lạ chưa?):
Chương 37: Ba chục năm sau, tháng 3 - 2006, ở hội nghị báo Nhân Dân - gồm cả các Tổng biên tập đã về hưu như Hoàng Tùng, Hồng Hà… - kỷ niệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi người ta giới thiệu tôi là “phóng viên chiến tranh”, tôi đứng lên nói rành từng tiếng:
-Tôi không chiến tranh, tôi chỉ bất khuất.
Tôi nhìn mặt các quan chức đồ sộ. Không một phản ứng.
Sự thật của tôi được chấp nhận. Đây không phải Bất Khuất của Nguyễn Đức Thuận mà là bất khuất viết thường của Trần Đĩnh. Trong khi không ít anh em đang làm việc vỗ tay hoan hô… Tôi có thể kể tên ra."
Thế Trần Đĩnh có “bất khuất” không? Bất khuất với ai? 

Đèn Cù lại cho ta biết:
Chương 32: “Cái hòm tôn hôm nay khiêng lên xe nặng quá. Thì mỗi người bạn một biên bản khai cung vài chục trang còn gì?”
Hóa ra Trần Đĩnh không chỉ viết báo, viết văn, viết thơ mà ông còn viết một thể loại rất nặng ký lô là “biên bản khai cung”, mỗi người bạn ông được ông ưu ái cho “vài chục trang”. Hãy thử so sánh với cuốn Bất Khuất lừng danh chỉ dày khoảng 400 trang, thì ta sẽ thấy ngay “Khai Cung” mới chính thật là tác phẩm “đồ sộ” nhất của Trần Đĩnh, nghĩa đen.
Đã vậy, Trần Đĩnh còn hăng hái và bất nhất trong việc khai cung, khai cung "vượt chỉ tiêu", tệ hơn, còn vẽ (bịa) ra cả sơ đồ tổ chức. Đương nhiên như thế thì nghĩa là có chuyện tố cáo láo, làm liên lụy đến “bạn bè”, đến người khác:
Chương 31: Nhưng nhiều khi bị vặn hỏi về hoạt động gián điệp của anh em, (“Anh đến Phạm Viết thấy trà uống nhiều thế mà không lạ ư? Liên Xô cho mới nhiều thế chứ!”) tôi không thể không sửng sốt. Nhưng tôi đã nói: “Nếu biết tiếng Nga thì tôi cũng làm gián điệp. Để làm gì à? Để cho bên ngoài biết thực trạng mà giúp ta thoát khỏi kìm kẹp của Mao”.
Người ta bảo vẽ sơ đồ tổ chức. Tôi vẽ. Hôm sau, Tuấn xem và nói thôi.
Chương 41: Các anh có lúc khai có tổ chức, có chống đảng. Cuối cùng vì sao tôi dám làm đơn gửi Bộ chính trị kết luận các anh vô tội? Chính là nhờ có cái chỗ dựa pháp lý vững như núi này của các anh. Đó là các anh đều phản cung hoặc khai mâu thuẫn lại với mình cả.
Trong Đèn Cù, Trần Đĩnh kể lại việc khai cung của mình khá là “nhàn nhã” so với các “bạn bè” cùng trong nhóm “xét lại chống Đảng”, thậm chí trong quá trình khai cung ông còn được đích thân Lê Đức Thọ gọi lên hỏi chuyện. Ông Nguyễn Đức Thuận thì “Bất Khuất” là phải, vì suốt 8 năm lao tù bị tra tấn bằng mọi cực hình tàn bạo mà vẫn không chiụ khuất phục, từ việc nhỏ tới việc lớn đều giữ trọn phẩm tiết và lý tưởng. Thế còn Trần Đĩnh thì “chưa đánh đã khai”, thực chất là mới chỉ uống trà đã khai, mà lại khai cả dây, khai "vượt chỉ tiêu", khai oan cả cho người vô tội. Thế mà lại vỗ ngực Tôi không chiến tranh, tôi chỉ bất khuất”cho dù đó chỉ “là bất khuất viết thường của Trần Đĩnh”thì thấy thật là mỉa mai cho nhân cách của ông. Bất khuất cái gì? Bất nhất và khuất tất thì có. Hay đây là lúc ông " SÁNG TẠO NGÔN NGỮ NHƯ NGÔ NHÂN DỤNG ĐÃ KHEN, BẰNG CÁCH VIẾT TẮT MẤY CHỮ "BẤT NHẤT" VÀ "KHUẤT TẤT" THÀNH "BẤT- KHUẤT"?
Này anh Sâm, đây là bài viết nghiêm túc, không phải chỗ để anh cười phọt dắm ra đâu nhá!
Đến đây thì “bạn bè” cũ và mới của ông hẳn đã rõ, vì sao cùng tham gia “xét lại chống Đảng” mà kẻ thì “đi tù triền miên”, còn người thì lại được Sáu Búa (Lê Đức Thọ) gọi lên cho ăn kẹo, “bảo kê” cho khỏi đi tù, rồi còn “cầu cạnh” (!) mời chấp bút hồi ký, rồi suýt nữa lại được theo đoàn đàm phán đi Paris. Mà nếu được đi Paris, thì Trần Đĩnh bây giờ chắc hẳn sẽ còn "sáng tác" ra cả Đèn Trời nữa chứ không phải chỉ cái thứ đèn tù mù ma trơi này.

5. Một Trần Đĩnh không “xét lại chống Đảng”?
Và cuối cùng, thì cái tội “tham gia nhóm xét lại chống Đảng” của Trần Đĩnh là có “oan” hay không? Tất nhiên, theo ông là “oan”, vì ông kể chính những người kết tội ông năm xưa, sau này lại đề nghị minh “oan” cho ông.
Có voi đòi tiên, tiện dịp, ông không những không chịu nhận tiếng “xét lại” mà còn muốn “thiên hạ” “xét lại” cho ông được nhờ, rằng ông là “phản chiến”. Về chuyện Trần Đĩnh "phản - chủ", (bắt chước Trần Đĩnh "bất khuất" tôi gọi tắt "phản chiến - chủ chiến thành “phản – chủ” cho gọn), thì như tôi đã trình bày ở trên, không phải nói lại ở đây nữa.
Nhưng còn chuyện “xét lại”.
“Xét lại” là gì? Đó là những quan điểm lí luận chính trị "xét lại" những luận điểm của K. Marx và F.Engels về cương lĩnh, chiến lược và sách lược cách mạng... cho là nó không còn phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn trên thế giới và trong các điều kiện hiện có trong nước”. 
Trong Đèn Cù, Trần Đĩnh bày tỏ quan điểm công khai về cuộc chiến tranh Giải phóng miền Nam theo chủ trương “chung sống hòa bình” của Khrushchev, tức là không muốn phát động chiến tranh vũ trang giải phóng miền Nam, trái với quan điểm dùng bạo lực lập chuyên chính vô sản trên toàn thế giới của Mác và Lê-nin  đó thôi, không gọi là “xét lại” thì gọi là gì? Hay ông thích được gọi là “phản quốc” hơn, nếu xét trên quan điểm đi ngược lại ý chí của dân tộc?

Thực ra hai cái chữ “xét lại” của thời ấy nghĩa của nó chẳng khác gì mấy chữ “thoái hóa, biến chất” bây giờ. Cũng chẳng có gì là ghê gớm lắm.

 A lúi! Nhân vụ Trần Đĩnh đòi "xét lại" cái sự "xét lại", mới nhớ ra: các cụ Ích Tắc và Chiêu Thống không những đã từng "phản chiến" mà còn "có công" "rước" về "những nền văn minh của nhân loại" cơ đấy. 
Thế còn ông Trần Đĩnh có “chống Đảng” không? Đèn Cù cho thấy là có.
Trong bản khai cung ông Trần Đĩnh đã tự nhận ở là có tổ chức, có chống Đảng” tuy nhiên, sau này ông lại “phản cung” (chương 41).
Tạm chấp nhận là khi “khai cung” thì Trần Đĩnh có thể bị những áp lực nào đó: quyền lợi, gia đình, cơ quan, xã hội hay thậm chí cả về mặt tổ chức, thì thôi, ông khai có tổ chức, có chống Đảng” là khai tầm bậy.    
Nhưng, trước khi có chuyện “khai cung” vào năm 1967-1968, tức là khi không phải chịu một “sức ép” nào cả, thì ông Trần Đĩnh cũng đã “chống Đảng”.
Thực tế ông Trần Đĩnh “chống Đảng” sớm hơn, từ năm 1961 kia, như ở chương 24 ông "khoe": Về nước mới hai năm tôi sa ngay vào hãm địa tối tăm nhất không lối thoát: phần tử trong tổ chức chống đảng, lật đổ, tay sai nước ngoài. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn thấy le lói trong mình một ánh sáng của riêng tôi nó làm cho tôi đứng vững được”.
Thậm chí tư tưởng chống Đảng đến với Trần Đĩnh còn sớm hơn nữa, ngay từ khi ông được cử sang học tại Bắc Kinh năm 1955 - 1959, như ông hé lộ ở chương 37: “Ở Bắc Kinh đọc Nietzsche, tôi mới biết ý thức hệ là ma tuý, và chúa gây lắc là ý thức hệ cộng sản”.
Thế mà sau này ông “phản cung” rằng không chống Đảng, thì cái “phản cung” ấy cũng lại “ba xạo” nốt, ít nhất là đối với cá nhân ông, trước lương tâm ông. Trần Đĩnh ơi là Trần Đĩnh, làm sao biết lúc nào ông nói thật, lúc nào nói khoác đây.
Bực dọc thì nói thế thôi, chứ đọc đoạn dưới đây, thì ta biết thực ra ông Trần Đĩnh lại rất "yêu" Đảng và ngược lại, ông cũng đã được Đảng "quá yêu". Bằng chứng là mãi đến năm 1976 ông mới bị khai trừ. Vì “yêu” và “được quá yêu” nên khi bị khai trừ thì ông “tiếc”Mà ông “tiếc”cái quái gì, cứ xem đoạn sau sẽ rõ:
Trích chương 39: Trên kia tôi nói tôi dửng dưng, tênh tênh khi bị khai trừ. Đúng! Nhưng không phải không có lúc suy sụp. Vì tự ái, xấu hổ. Rồi vì tiếc những ngày tháng đã “chiến đấu” Trên dưới ngọn cờ đỏ. Rồi còn cả một chút tình ý bị mất quyền lợi.
Ít nhất sẽ không còn được nghe truyền đạt những thông tin quan trọng và bí mật của Đảng. Và rơi vào diện chờ mọt xác mới được tăng lương.
Kết
Như vậy, dưới thứ ánh sáng tù mù và nhập nhằng thật giả của Đèn Cù, Trần Đĩnh vác “Truyện Tôi” ra kể, trình ra cho độc giả bộ sưu tầm những chiếc mặt nạ của chính ông, gồm nhà báo lỗi lạc, nhà văn kỳ tài, nhà thơ sáng tạo, người “cộng sản đích thực, yêu hòa bình”, nạn nhân “vụ án oan” xét lại chống Đảng kiêm một Trần Đĩnh “bất khuất”. Trên hết và xuyên suốt, ông khăng khăng muốn người đọc, nhất là đám chống Cộng hải ngoại, biết cho ông là người “phản chiến”.
Loạt bài viết về Đèn Cù trên blog này tuy đã cố gắng khơi gợi, lần ra một bộ mặt đích thực của tác giả Đèn Cù, nhưng có lẽ sẽ không bao giờ tới đích bởi có quá nhiều những điều dối trá, thậm chí là lưu manh của Trần Đĩnh trong Đèn Cù và bởi cả những hạn chế của người viết blog, về thời gian, về sự hiểu biết và cả về năng lực cảm thụ cũng như kỹ năng viết.
Tuy vậy, vẫn mong, ít nhiều, bạn đọc ghé thăm blog này có thể nhận ra:
Một Trần Đĩnh “nhà báo”, chuyên “bịa”, “dựng”, “thêm nếm pha phách”... (kỳ 1).
Một Trần Đĩnh “nhà văn”, với thủ thuật đánh bả, trộn nháo nhào các sự kiện (thật và giả), thời gian, người kể và nhân chứng... (kỳ 2)
Một “thi sĩ” Trần Đĩnh, sở trường thơ "một tấc đến giời", rồi lại tự nhận là “cây bút vệ sinh công cộng, chuyên quét lá soàn soạt” (kỳ 3).
Và không hề có một “Trần Đĩnh” phải la làng la xóm “kêu đau” vì oan, mà chỉ có một Trần Đĩnh như một "con vật cưng", được số phận nuông chiều, thậm chí được Đảng, được các lãnh tụ ưu ái. Có lẽ chính những “ngôi sao” này mới là người cần “kêu đau, kêu oan” vì cái “thằng bán đèn cù” Trần Đĩnh (Kiều: Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ).
Cũng không hề có một Trần Đĩnh “phản chiến” mà chỉ có một Trần Đĩnh hèn nhát xoay sở đèn cù, khi “chủ hòa”, khi “chủ chiến” và nếu cần gọi đích danh, thì chỉ có một Trần Đĩnh “đảo ngũ” và bây giờ, đang ráo riết tận dụng cơ hội để "té nước theo mưa" theo xu hướng bài Hoa cuồng Mỹ của các nhà dân chủ giả cầy và đám chống Cộng Cờ Vàng hải ngoại hiện nay.
Cũng chẳng hề có một Trần Đĩnh “bất khuất” mà chỉ có một Trần Đĩnh luôn bất nhất và hèn hạ, sẵn sàng khai báo và phản cung lung tung, làm bạn bè phải hàm oan, để riêng mình vẫn được “ưu ái” lâu dài.
Và cuối cùng, cái tội “xét lại chống Đảng” của Trần Đĩnh thì lại chẳng hề “oan” chút nào, thậm chí còn là quá nhẹ, nếu xét trên quan điểm thời kỳ đó Trần Đĩnh đã đi ngược lại ý chí thống nhất đất nước của dân tộc ta.
Bây giờ, “tít mù nó lại vòng quanh”, xin trở lại với “chân tướng” của Trần Đĩnh như ông ta tự nhận xét về chính mình ở chương 17:
“Tôi chẳng qua chỉ là cây bút vệ sinh công cộng quét lá quét lẩu xì xằng sao cho nghe cứ là soàn soạt thật to ở bên tai một số người thế thôi… Thế mà tại sao không nghĩ tới chữ bồi bút? Nhận ra bản mặt không phải chuyện dễ”.
Tôi cho đây là câu viết cũng chẳng có mấy chút chân thành, vì thừa biết Trần Đĩnh viết câu này cốt lấy chút mủi lòng từ những độc giả thuộc “bên thua trận” mà thôi.

Nhưng cũng phải công nhận, với câu này, thì không ai có thể viết đúng về Trần Đĩnh như Trần Đĩnh.

Hết
Nguồn: Cụ Lý
========= 

Mời xem bài liên quan

Loạt bài của Cụ Lý về Trần Đĩnh:

12 nhận xét:

  1. Đừng để tâm những gì ông ấy nói làm gì.
    Cho dù thế hệ u 70 chúng tôi đã đọc "Bất Khuất" từ thời mới xuất bản nhưng không ai quan tâm "Trần Đỉnh" là ai hết(Chỉ quan tâm đến nhân vật thôi).Để biết rằng:danh xưng "Trần Đĩnh" hồi đó chẳng hề có chút ấn tượng gì .
    Nhiều tác phẩm hồi chiến tranh được xuất bản ,phát hành ra,kể cả viết tay,in lậu,bị thu hồi...đôi khi người đọc,dù không để ý đến nội dung ra sao,nhưng vẫn biết và nhớ tên tác giả.Còn "Trần Đĩnh" thì không.Thật sự đấy!

    Trả lờiXóa
  2. NGƯỜI ĐẤT SÉTlúc 19:07 22 tháng 11, 2014

    Đây là lần thứ 2 tôi nghe nói đến Trần Đĩn, cũng trên trang GT nầy. Thề đấy!
    Mà công nhận, câu kết của Cụ Lý nhà ta ĐỘC quá!

    Trả lờiXóa
  3. Người Đất Cảnglúc 19:54 22 tháng 11, 2014

    Cảm ơn cụ Lý chứ tôi cũng như chủ nhà, thú thực chưa đọc hết Phần 1 Đèn Cù

    Trả lờiXóa
  4. NGƯỜI ĐẤT SÉTlúc 20:13 22 tháng 11, 2014

    Tôi cũng cố đọc mà nuốt không trôi các ông ạ! Nó nhàn nhạt, nó làn lãng sao ấy.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi còn không đọcnổi hết trang

    Trả lờiXóa
  6. Tôi thì cũng như các bạn chủ nhà và các bạn ở trên: Cố đọc Đèn Cù nhưng chỉ "nuốt" được vài chương đầu.
    Nhưng cả các bài của Cụ Lý thì tôi đọc một mạch.
    Hôm nay, Cụ Lý mới có thêm bài về Đèn Cù nữa.
    Tôi đã gửi còm bên đó:
    ----
    Cựu Chiến binh13:24 Ngày 24 tháng 11 năm 2014

    Tôi thường đọc bài của bác Lý bên Google.tienlang và rất kính phục bác am hiểu tường tận đông tây kim cổ.
    Bài này tôi cũng thấy nhiều thông tin quý mà trước đây tôi chưa biết.

    Duy có thông tin này thì không chính xác:
    " Trước năm 1975, người Mỹ gọi núi Sơn Trà là núi khỉ (monkey mountain), vì đây là nơi thuần cư của loài voọc chà vá chân nâu và nhiều loại khỉ đuôi dài.
    Sơn Trà khi đó là khu quân sự, dân thường không được phép thâm nhập, do đó chả có tượng cũng chưa có chùa."

    Tôi là người m Bắc chứ không phải là người m Nam, không phải người Đà Nẵng nhưng tôi dám chắc thông tin trên là không chính xác. Bởi ngay sau khi giải phóng m. Nam, Trung đoàn bộ của Trung đoàn tôi từ Tây Nguyên chuyển về đóng ở trung tâm Đà Nẵng. Riêng Đại đội tôi thì lại đóng quân ở Huế. Nhưng một lần về Trung đoàn bộ, tôi và một anh bạn cùng đại đội đã sang nhà thờ Giáo xứ Sơn Trà thăm một người anh con ông bác của anh bạn. Gia đình người bác của bạn tôi vào Nam từ 1954. Hai chúng tôi đi xe lam qua cầu Trịnh Minh Thế rồi đến nhà thờ. Cho đến nay, gần nửa thế kỷ rồi mà tôi vẫn nhớ mãi cái ấn tượng về người anh con ông bác của bạn tôi. Tuổi tác chắc cũng đôi mươi như bọn tôi nhưng lại là một cha đạo- tôi không rõ chức tước bên Thiên chúa. Nhưng chỉ biết anh ấy là một cha đạo, đã học qua học viện gì đó bên đạo tương đương đại học. Cũng trẻ như bọn tôi nhưng ăn nói rất điềm tĩnh chứ không xô bồ như đám lính trẻ bọn tôi vừa ở rừng xuống. Anh ta cực kỳ đẹp trai, da trắng môi đỏ như con gái. Không dám nói ra nhưng khi đó tôi thầm nghĩ: Đẹp trai, cao ráo thế mà đi làm cha đạo, chấp nhận không vợ con thì quá uổng phí.

    Kể chuyện đó để thấy rằng Sơn Trà trước năm 1975 cũng tấp nập dân cư ra vào lắm. Từ nội đô sang Sơn Trà ngày đó có hai cây cầu: Một là cầu quân sự là cầu Nguyễn Hoàng mà sau này đổi tên thành cầu Nguyễn Văn Trỗi và một cây cầu dân sự là cầu Trịnh Minh Thế- sau này đổi thành cầu Trần Thị Lý.
    http://locliec.blogspot.com/2014/11/en-cu-lai-them-mot-nham-lan-huu-ich-va.html?showComment=1416810269915#c1749232691951531816

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đèn Cù, lại thêm "một nhầm lẫn hữu ích" và “một sự bốc phét không còn chỉnh sửa nổi”

      Như đã nói ở bài viết "Chân tướng Trần Đĩnh qua Đèn Cù - Kỳ 2", mặc dù Trần Đĩnh tự nhận là người từng “viết tiểu sử” cho Cụ Hồ (1960), viết hồi ký cho Tổng bí thư Trường Chinh, Phạm Hùng, Lê Văn Lương ... nhưng trong Đèn Cù, về mặt gắn kết giữa sự kiện và thời điểm thì "văn hào" Trần Đĩnh quả là “bậc thầy” của sự ba vạ, tức là bạ đâu quăng bom đó, liệt kê không hết...
      Mới đây, trên blog Giao (nguồn) lại đề cập đến chi tiết “nhầm lẫn” của Trần Đĩnh liên quan đến năm sinh của Cụ Hồ:

      “Nhầm lẫn lần này có độ dài 10 năm. Nói đơn giản thì: người anh trai ruột của Hồ Chủ tịch là Nguyễn Sinh Khiêm đã mất đầu thập niên 1950, nhưng trong Đèn cù thì cụ lại còn sống đến tận năm 1960.

      Chắc cụ Khiêm đó là một người anh trai khác ?

      Hay nhà văn Sơn Tùng bị nhầm lên tới 10 năm. Vì theo ghi chép của ông thì: "Cụ từ trần ngày 15-10-1950 (tức ngày 23-8 năm Canh Dần) tại làng Kim Liên, hưởng thọ 62 tuổi. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được tin anh Cả qua đời trong lúc đang bận công tác xa, không thể về được nên đã điện cho Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu IV bức điện số 1229, nhờ chuyển cho họ Nguyễn Sinh làng Kim Liên". Bức điện này được giới thiệu trong nhiều sách.
      Trong Đèn cù, cụ sống đến năm 1960. Có thế, thì các ông nhà văn Hoài Thanh với Nguyễn Huy Tưởng mới có tin giật gân như sau (theo thuật lại của Trần Đĩnh):


      (Hết trích)
      Cũng trên blog Giao, ở một entry khác, có đặt vấn đề nhà văn Sơn Tùng cũng sai lệch trong việc chuyển đổi âm lịch/dương lịch ngày mất của cụ Cả Khiêm. Nhưng năm mất của cụ thì mọi tài liệu đều khẳng định là 1950. Bằng chứng là bức điện của Cụ Hồ gửi cho dòng họ Nguyễn Sinh, mang số 1229, được viết vào ngày 9/11/1950, còn ảnh chụp lưu tại bảo tàng Hồ Chí Minh: “Nghe tin anh Cả mất, lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh đau yếu, tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi xin chịu lỗi bất đễ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước. Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 11 năm 1950”.
      Ấy thế mà theo Đèn Cù thì mãi đến năm 1960, Cụ Khiêm vẫn còn "nói thế" về "năm sinh" của Cụ Hồ. Theo Trần Đĩnh, cụ Khiêm lại còn cho biết "có bằng chứng hẳn hoi trong gia đình và họ hàng" . Thật là hoang đường.

      Trước đó, thì một bạn đọc của blog Locliec là Lê Văn, cũng đã phát hiện vụ Trần Đĩnh ba hoa chích chòe về chuyện lần đầu vào Nam, tháng 11/1976, mà đã nhìn thấy tượng Phật Quan âm lớn nhất Việt Nam tại Bãi Bụt (Sơn Trà - Đà Nẵng), trong khi pho tượng này mới khánh thành cách đây 4 năm, tức là năm 2010.
      Khác với blog Giao cho đó là một “nhầm lẫn hữu ích của Đèn Cù”, bạn Lê Văn gọi thẳng đó là “sự bốc phét không còn chỉnh sửa nổi”.
      Dưới đây là comment của Bạn đọc Lê Văn, ngày 5 tháng 11 năm 2014:

      “ Lê Văn20:06 Ngày 05 tháng 11 năm 2014Thiên lý nên bổ sung điều vô lý này: tượng phật bãi bụt bác Thanh cho xây dựng năm 2000 Hoàn thành sau đó 7 năm. Thế mà sau 30/4 Trần Đĩnh vào Nam xe hỏng dừng lại ngủ sáng ra đã thấy (nguyên văn): Gần năm rưỡi sau, tôi được giấy phép vào. Tiền không có, tôi vay Lê Văn Viện, phiên dịch cho sứ quán Ấn Độ, bố Bống tức ca sĩ Hồng Nhung, 500 đồng. To của. (“Anh cứ cầm, bao giờ trả em, mà không trả cũng được”, – Viện nói). Có tiền rồi lại khó khoản vé. Chỉ có thể hoặc nhất thế nhì thân hoặc chìa cổ ra cho phe vé. Tôi nhờ học giả Đào Duy Anh. Anh viết vài chữ bảo tôi cầm đến cho Hiến từng làm ở báo l’ Action, Quân du kích và Hà Nội Mới. Hiến đã mua cho tôi vé liên vận – xe lửa đến Vinh, đổi xe khách trực chỉ ngày đêm vào Sài Gòn.

      Xóa
    2. Đêm miền Nam đầu tiên nghỉ ở Đà Nẵng. Hành khách ngủ vạ vật trên đường quanh xe. Sáng sớm, mở mắt tôi thấy một vùng loá trắng, tinh khiết, ngỡ như mênh mang ngay ở trên đầu: pho tượng Phật. Chợt thấy lòng êm ả lạ. Nhờ ánh sáng an ủi mà một đức Phật bằng lặng và nguy nga như tảng băng Nam cực kia trôi đến ban cho. Sau biết đó là pho tượng Phật Quan Âm lớn nhất Việt Nam ở Chùa Linh Ứng, Bãi Bụt. Hay thật, sao đêm đầu tiên gửi mộng trên đất miền Nam tôi lại ở Bãi Bụt!

      Trả lờiXóaTrả lời

      Lê Văn20:15 Ngày 05 tháng 11 năm 2014Theo tôi đó là sự bốc phét không còn chỉnh sửa nổi, chuyện bãi bụt mới tinh khôi " cụ Đỉnh " đã nhầm lẩn đến thế, không hiểu sao cụ nhớ tường tận những đến thế chuyện xảy ra nhiều chục năm trước nhìXóa"(Hết trích)

      Đoạn Lê Văn trích ở trên nằm trong chương 38 của Đèn Cù, trong đó Trần Đĩnh cho biết vào khoảng tháng 11/1976 (tức là “gần năm rưỡi sau” ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng), Trần Đĩnh theo xe đò vào Sài Gòn, dọc đường phải ngủ lại Đà Nẵng. Sáng ra, mở mắt ra đã thấy “pho tượng Phật Quan Âm lớn nhất Việt Nam ở Chùa Linh Ứng, Bãi Bụt”.
      Sự thật, như bạn đọc Lê Văn đã chỉ ra, tượng Phật Quan Âm lớn nhất Việt Nam tại Bãi Bụt mà Trần Đĩnh mở mắt ra đã thấy “mênh mang ngay trên đầu” chỉ mới hoàn thành vào những năm gần đây, tức là cách đến ba mươi mấy năm, sau cái ngày “Trần Đĩnh vào Nam”.
      Nhân đây xin cám ơn bạn Lê Văn và blog Giao, tiện dịp xin giới thiệu với bạn đọc vài bức ảnh tư liệu về bán đảo Sơn Trà, nơi ngày nay có danh thắng chùa Linh Ứng - Bãi Bụt.
      Pho tượng Quán Thế Âm bồ tát lớn nhất Việt Nam được đặt tại chùa Linh ứng, Bãi Bụt, thuộc bán đảo Sơn Trà, quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.
      Theo hệ thống tổ chức hành chính của chính quyền Sài Gòn trước năm 1975, thành phố Đà Nẵng gồm 3 quận: quận I, quận II và quận III (bán đảo Sơn Trà).
      Bán đảo Sơn Trà nằm ở phía Đông-Bắc thành phố Đà Nẵng với diện tích khoảng 60 km2. Bán đảo Sơn Trà kết nối với Đà Nẵng qua cầu Thuận Phước vốn được hoàn thành vào năm 2009. Nếu vì lý do hỏng xe mà bác tài xe đò Bắc Nam đưa hành khách, trong đó có Trần Đĩnh vào ngủ đêm tại bán đảo Sơn Trà thì đã là một sự rất vô lý, vì từ quốc lộ 1A đi vào Bãi Bụt, ra vào tốn thêm khoảng 30km.
      Trước năm 1975, người Mỹ gọi núi Sơn Trà là núi khỉ (monkey mountain), vì đây là nơi thuần cư của loài voọc chà vá chân nâu và nhiều loại khỉ đuôi dài.
      Sơn Trà khi đó là khu quân sự, dân thường không được phép thâm nhập, do đó chả có tượng cũng chưa có chùa.
      Nếu quả thật tháng 11/1976, Trần Đĩnh từng đến Sơn Trà, thì may ra, cái duy nhất mà Trần Đĩnh có thể thấy là căn cứ rada đặt tại đây do quân đoàn 3 dã chiến (3rdMAF) của Hoa Kỳ quản lý và giao lại cho quân lực VNCH sau Hiệp định Paris.

      Trần Đĩnh hoa mắt nhìn những quả cầu này ra tượng Phật chăng?

      Xóa
    3. Người dân Đà Nẵng hẳn ai cũng quen thuộc với ba quả cầu, phủ lớp vải trắng đăc biệt trên đỉnh Sơn Trà. Trước năm 1975 người Mỹ đã dùng rada từ đỉnh Sơn Trà để khống chế và theo dõi toàn bộ khu vực rộng lớn từ đảo Guam phủ qua đảo Hải Nam (Trung Quốc), qua Thái Lan và bao trùm toàn bộ Đông Dương. Máy bay ném bom miền Bắc Việt Nam cất cánh từ sân bay Utapao (Thái Lan) và đảo Guam đã được sự dẫn đường của rađa này. Sau ngày giải phóng Đà Nẵng (3/1975), căn cứ này do Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản và sử dụng, nay là trạm rada 29, thuộc trung đoàn 290, sư đoàn phòng không không quân 375.
      Không chỉ có thế, trước giải phóng, bán đảo Sơn Trà còn là tập trung rất nhiều đơn vị Thủy quân lục chiến của Mỹ và hải quân Việt Nam cộng hòa. Đây cũng là nơi đóng quân của “Sở Phòng Vệ Duyên Hải” (Coastal Security Service - CSS), một đơn vị được CIA tổ chức từ thời Ngô Đình Diệm, với các lực lượng Hải Tuần và Biệt Hải chuyên xâm nhập miền Bắc Việt Nam, thực hiện các nhiệm vụ biệt kích, bắt cóc nông dân, ngư dân, thuyền bè, phá hoại các cơ sở hạ tầng và các hoạt động tâm lý chiến khác...

      Vị trí các cơ sở của Sở Phòng vệ duyên hải
      Nơi ấy, bây giờ

      Cổng vào cảng quân sự Tiên Sha, phía sau là núi Sơn Trà
      Cầu tàu, nơi tập kết các lực lượng chuẩn bị xâm nhập miền Bắc


      Lực lượng Biệt hải tại bán đảo Sơn Trà, lưu ý họ được trang bị súng AK để phù hợp với việc xâm nhập miền Bắc.
      Căn cứ quân sự Mỹ quanh bán đảo Sơn Trà

      Căn cứ quân sự Mỹ quanh bán đảo Sơn Trà
      Chùa Linh Ứng Bãi Bụt được đặt viên đá đầu tiên vào ngày 19 tháng 06 năm 2004 âm lịch, sau 6 năm xây dựng ngày 30 tháng 07 năm 2010 (nhằm ngày 19/6 năm Canh Dần) chính thức khánh thành. Chùa xây dựng trên cơ sở phát nguyện của Thượng tọa Thích Thiện Nguyện, được bà con phật tử gần xa hưởng ứng và được thành phố cấp đất xây dựng cùng một quần thể du lịch mới hình thành của Đà Nẵng.

      Xóa
    4. Chùa Linh Ứng
      http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/nguyetque/DSC_0162.jpg
      Thầy Trụ trì và ông Nguyễn Bá Thanh tại lễ khánh thành chùa Linh Ứng và tượng Quan Âm (30-7-2010)
      http://dulichhanoi.vn/wp-content/uploads/2014/05/chua-linh-ung-son-tra-da-nang-2.png
      Tượng Phật Quán Thế Âm lớn nhất Việt Nam. Trần Đĩnh đã "thấy" ngài từ năm 1976
      Đặc biệt, tại chùa Linh Ứng Bãi Bụt có tượng Phật Quán Thế Âm được xem là cao nhất Việt Nam (cao 67m, đường kính tòa sen 35m, tương đương tòa nhà 30 tầng). Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa. Trên mão tượng Quán Thế Âm có tượng Phật Tổ cao 2m. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”.
      Trở lại Đèn Cù: "Sáng sớm, mở mắt tôi thấy một vùng loá trắng, tinh khiết, ngỡ như mênh mang ngay ở trên đầu: pho tượng Phật. Chợt thấy lòng êm ả lạ. Nhờ ánh sáng an ủi mà một đức Phật bằng lặng và nguy nga như tảng băng Nam cực kia trôi đến ban cho. Sau biết đó là pho tượng Phật Quan Âm lớn nhất Việt Nam ở Chùa Linh Ứng, Bãi Bụt. Hay thật, sao đêm đầu tiên gửi mộng trên đất miền Nam tôi lại ở Bãi Bụt!"
      Phải thừa nhận là bác Đĩnh "văn" rất hay, rất rất hay, vượt xa các em cave kể chuyện và các anh nghiện trình bày!
      Đã biết mười mươi vậy rồi, mà cũng như bạn Lê Văn, tôi vẫn thắc mắc. Lạ thật đấy, sao "đêm đầu tiên gửi mộng trên đất miền Nam" bác Trần Đĩnh "lại ở Bãi Bụt" được nhỉ??? Bác mắc bệnh mộng du chăng???.
      Bác Đĩnh ngơi tay viết Đèn Cù tập 2, trả lời cái coi!
      http://locliec.blogspot.com/2014/11/en-cu-lai-them-mot-nham-lan-huu-ich-va.html

      Xóa
  7. Các số liệu so sánh rất thuyết phục, chính xác. Bài viết ấn tượng. Thú vị. Càng đọc càng hiểu về con người thcwj của Trần Đỉnh như thế nào.

    Trả lờiXóa
  8. Thương thay mấy lão cựu binh,
    Đầu toàn đất sét hỏi bình sao đây.
    Giỏi đi theo đám Mao nhều,
    Bằng không câm miệng biết điều đỡ dơ!

    Trả lờiXóa