Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Đại biểu NGUYỄN ĐÌNH QUYỀN (phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp): Có bao nhiêu ông Trần Văn Truyền?


 Nhà đất có liên quan đến ông Truyền ở nhiều nơi được ủy ban Kiểm tra trung ương làm rõ
22/11/2014 11:52 GMT+7

TT -  Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội NGUYỄN ĐÌNH QUYỀN (phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp), về thông báo của Ủy ban Kiểm tra trung ương đối với trường hợp ông Trần Văn Truyền:

Tôi tin rằng thông báo của Ủy ban Kiểm tra trung ương chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình, hoan nghênh của dư luận vì thông báo đó rất cụ thể, rõ ràng, nghiêm túc. 

Nhưng đọc vào nội dung thông báo đó, với những khối tài sản đất đai nhà cửa “khủng” của ông Truyền, thì câu hỏi đặt ra là liệu có bao nhiêu ông Trần Văn Truyền? 
Tôi không bình luận về vụ việc cụ thể của ông Trần Văn Truyền, chúng ta cần nhìn thấy cái gì nó lớn hơn, bản chất hơn. 
Đây là vụ việc cụ thể, điển hình, đau đớn bởi nó liên quan đến một người từng đứng đầu ngành thanh tra có nhiệm vụ chính trong công tác phòng chống tham nhũng, kiểm soát tài sản thu nhập cán bộ... Tôi xin nhấn mạnh đây là vụ việc cụ thể thôi chứ không phải là thiếu những vụ việc tương tự như thế này.
Sự việc của ông Truyền càng hối thúc chúng ta nhìn lại toàn bộ nền công chức, công vụ, từ việc đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm, kiểm soát quyền lực...
Tất cả những khâu đó đều có những lỗ hổng cần đặt lên bàn để hoàn thiện. Nếu các lỗ hổng trong nền công vụ không được bịt lại, thiết chế kiểm soát quyền lực không phát huy được tác dụng thì vụ ông Truyền chỉ là trường hợp cá biệt mà thôi, còn lại vẫn có nhiều ông Truyền khác.
Tôi chỉ muốn nói một điều, với trải nghiệm hai khóa là đại biểu Quốc hội rồi, tôi thấy cơ chế quản lý cán bộ của chúng ta đang quá trông cậy vào sự tự giác của cán bộ, nghĩ rằng cứ là thứ trưởng, bộ trưởng, lãnh đạo cấp cao thì họ là người tốt. Không phải. Không thể trông cậy như vậy được. 
Đại biểu NGUYỄN THÁI HỌC (trưởng Ban nội chính tỉnh Phú Yên):
Tôi tin vụ việc sẽ được xử lý nghiêm minh
Vụ việc của ông Trần Văn Truyền được cử tri, dư luận cả nước đặc biệt quan tâm. Tôi nghĩ rằng với kết luận như vậy thì dư luận, nhân dân rất hoan nghênh quyết tâm của trung ương và sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng như sự vào cuộc quyết liệt của Ủy ban Kiểm tra trung ương.
Thông báo được công bố chỉ ít ngày sau khi đại biểu Quốc hội có ý kiến cho thấy sự tôn trọng của cơ quan có trách nhiệm đối với Quốc hội, cũng là sự tôn trọng đối với cử tri.
Tôi tin rằng từ kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương, trong đó có nêu các yêu cầu, chỉ đạo cụ thể, các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc để thực hiện chỉ đạo này, tiếp tục làm rõ từng vấn đề và xử lý nghiêm minh các cá nhân, tổ chức có vi phạm.
Qua vụ việc của ông Trần Văn Truyền, các cơ quan có trách nhiệm chắc chắn phải có đánh giá lại các quy định và việc thực hiện các quy định về kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, đặc biệt là đối với cán bộ cấp cao.
NHÓM PV - CTV/Tuổi trẻ
================== 
22/11/2014 00:02 GMT+7
TTO - UBND TP.HCM đã chỉ đạo thu hồi căn nhà 105 Nguyễn Trọng Tuyển. UBND tỉnh Bến Trẻ đã quyết định thu hồi thửa đất số 598B5 Nguyễn Thị Định.
Căn nhà số 105 Nguyễn trọng Tuyển, P.5, Q. Phú Nhuận, TP.HCM được cho thuê bán trái cây -Ảnh: Tiến Long


Theo thông cáo báo chí ngày 21-11 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, trong đó có nội dung Ban Bí thư yêu cầu Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận.
Liên quan đến yêu cầu nói trên, qua tìm hiểu của báo Tuổi Trẻ, trước đó Thường trực Thành ủy TP.HCM đã chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND TP tiến hành các thủ tục thu hồi căn nhà 105 Nguyễn Trọng Tuyển và kiểm điểm tổ chức và cá nhân liên quan.
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 21-11, giám đốc Sở Xây dựng TP Trần Trọng Tuấn cho biết sở đã nhận được văn bản ngày 11-11-2014 của UBND TP chỉ đạo thực hiện việc thu hồi căn nhà 105 Nguyễn Trọng Tuyển.
Theo ông Tuấn, căn cứ văn bản chỉ đạo này của UBND TP, Sở Xây dựng TP và các cơ quan có liên quan đang phối hợp để triển khai trình tự, thủ tục thu hồi nhà này theo đúng qui định. 
Cũng theo ông Tuấn, Sở Xây dựng TP đang phối hợp với các cơ quan liên quan để rà soát, xác định trách nhiệm cụ thể của các cá nhân và tập thể có liên quan để triển khai việc kiểm điểm theo qui định.
Tại Bến Tre, Ngày 21-11, ông Võ Thành Hạo, chủ tịch UBND tỉnh, cho biết ông đã ký quyết định thu hồi thửa đất số 598B5 Nguyễn Thị Định để khắc phục những sai sót của những lãnh đạo UBND tỉnh trước đó.
Quyết định thu hồi thửa đất trên được ông Hạo ký vào ngày 19-11-2014 và các cơ quan liên quan đang tiến hành xử lý theo trình tự.
Nói về nguyên nhân dẫn đến việc đến thời điểm này mới thực hiện, ông Hạo thừa nhận: “Kết luận của UB Kiểm tra Trung ương cũng đã  chỉ rõ là có sự cả nể đối với đồng chí Truyền”.
Liên quan đến căn nhà số 6 đường Lê Quý Đôn, phường 1, TP. Bến Tre trước khi ông Truyền nhận nhà thì Công ty Xây dựng và Phát triển nhà Bến Tre đã tiến hành sửa chữa, cải tạo mới với tổng chi phí là 413,385 triệu đồng, ông Hạo cho biết sẽ cho kiểm tra lại.
“UBND tỉnh sẽ tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với các cơ quan, cá nhân liên quan về việc cấp nhà, đất đối với đồng chí Truyền tại Bến Tre trong thời gian tới”, ông Hạo khẳng định.
Ông Nguyễn Văn Thắng, nguyên bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, chia sẻ: “Việc một cán bộ cấp cao liên tục kể lể hoàn cảnh khó khăn, bức xúc về nhà ở nhưng khi được cấp nhà, đất lại không ở mà cho mượn, cho thuê hoặc để cho con cái thừa hưởng thì khó có thể chấp nhận. Rõ ràng khi soi vào đạo đức thì anh là người không trong sáng”.
Nhận xét về ngôi biệt thự đồ sộ tại xã Sơn Đông, ông Thắng cho rằng, giữa bốn bề người dân nhà tranh vách lá mà mọc lên một ngôi biệt thự của cán bộ như thế thì thật là phản cảm.
“Tôi nói thẳng bất cứ người dân nào cũng có thể nghi ngờ có sự khuất tất, tham nhũng thôi. Vì rõ ràng với đồng lương cán bộ mà có trong tay nhiều tiền của như thế, khó mà lý giải được.
Theo tôi điều quan trọng nhất không phải là những tổn thất về nhà đất có thể quy đổi thành tiền bạc mà là uy tín, tư cách của một người đảng viên sẽ sụt giảm nghiêm trọng trong lòng dân. Cái này khó mà tính toán hoặc lấy lại trong ngày một ngày hai”, ông Thắng nói.
QUỐC THANH - NGỌC TÀI/Tuổi trẻ
=======================

21/11/2014 12:46 GMT+7
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy những khuyết điểm, vi phạm của ông Trần Văn Truyền đến mức phải thực hiện quy trình xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định.  
Căn biệt thự hoành tráng gây chú ý dư luận của ông Trần Văn Truyền tại Bến Tre - Ảnh: Ngọc Tài
Ngày 21-11, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã có thông cáo báo chí về kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với ông Trần Văn Truyền, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên tổng Thanh tra Chính phủ.
Toàn văn thông cáo như sau: 
Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà đất đối với ông Trần Văn Truyền, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên tổng Thanh tra Chính phủ.
Sau khi báo cáo xin ý kiến Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương thông báo: 
Tại kỳ họp lần thứ 26 ngày 2 và 3-10-2014 và kỳ 27 ngày 29 và 30-10-2014 qua xem xét, thảo luận báo cáo kết quả kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy:
Ông Trần Văn Truyền là cán bộ xuất thân từ gia đình có công với cách mạng, có quá trình cống hiến lâu dài, đảm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở địa phương và cơ quan Trung ương, có những đóng góp thiết thực trong công tác xây dựng Đảng và chính quyền trên các cương vị và chức trách, nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, trong thời gian còn đương chức và khi về nghỉ hưu, ông Truyền đã có một số khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chính sách nhà, đất như sau:
1. Về thửa đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre
Tháng 12-1992, ông Trần Văn Truyền được Quân khu 9 cấp thửa đất tại lô số 61 thuộc Khu C, địa chỉ 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thị xã Bến Tre do đơn vị Quân y thuộc Tỉnh đội Bến Tre quản lý với diện tích 210m2 (diện tích trên thực tế là 351m2).
Việc ông Trần Văn Truyền tuy không phải là cán bộ quân đội nhưng được cấp mảnh đất trên là do Tỉnh đội Bến Tre đề nghị với Quân khu 9, trong khi ông không có đơn đề nghị, không có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác. 
Sau khi được cấp đất, gia đình có san lấp mặt bằng, làm tường rào nhưng không làm nhà ở mà cho người khác mượn để mở quán bán cơm.
Đến năm 2002, khi được chính quyền địa phương thông báo nộp 16 triệu đồng tiền sử dụng đất để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Trần Văn Truyền làm đơn đề nghị miễn giảm tiền sử dụng đất theo chính sách với gia đình người có công và được Cục Thuế tỉnh Bến Tre quyết định miễn giảm theo nghị định số 38/CP, ngày 23-8-2000 của Chính phủ đúng với số tiền là 16 triệu đồng.
Năm 2007, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre về nhà ở, đất ở.
Qua kiểm tra cho thấy năm 1992, ông Trần Văn Truyền đã nhận đất của Quân khu 9, đến năm 2003 ông lại được tỉnh bán cho căn nhà số 6 Lê Quý Đôn, P.1, thành phố Bến Tre theo nghị định 61/CP của Chính phủ; do vậy Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã yêu cầu ông Truyền trả lại mảnh đất trên cho Tỉnh đội Bến Tre quản lý; ông Trần Văn Truyền cũng đã có đơn trả lại.
Nhưng từ năm 2007 đến nay, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh chưa thu hồi được thửa đất trên, do giữa gia đình ông Trần Văn Truyền và các cơ quan chức năng của tỉnh chưa thống nhất được mức giá đền bù phần chi phí gia đình bỏ ra để san lấp mặt bằng và làm tường rào.
Trong khi chưa giải quyết dứt điểm thì đến năm 2013, ông Truyền lại có đơn xin làm nhà tạm trên lô đất này cho con dâu làm kho chứa bia và đã được Sở Xây dựng cấp giấy phép.
Như vậy, ông Trần Văn Truyền biết mình không đúng đối tượng được cấp đất nhưng vẫn nhận. Sau khi đã được mua nhà theo nghị định số 61/CP và sau khi được Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu trả lại, ông đã không kiên quyết, dứt khoát thực hiện, sau đó lại có đơn xin làm nhà tạm để con dâu sử dụng.
Việc làm trên của ông Trần Văn Truyền thể hiện sự thiếu gương mẫu của người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận không tốt đối với bản thân.
Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre và các cơ quan chức năng thực hiện không nghiêm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thu hồi đất, để kéo dài, gây dư luận không tốt đối với lãnh đạo ở địa phương. 
2. Về căn nhà tại số 6 Lê Quý Đôn, P.1, thành phố Bến Tre
Năm 2002, UBND tỉnh đồng ý cho gia đình ông Trần Văn Truyền được thuê căn nhà số 6 Lê Quý Đôn, P.1, thành phố Bến Tre với diện tích: nhà chính 118,22m2, nhà phụ 24,48m2, khuôn viên đất 117,69m2.
Trước khi ông nhận nhà, Công ty Xây dựng và phát triển nhà Bến Tre đã tiến hành sửa chữa, cải tạo mới căn nhà trên với tổng chi phí là 413,385 triệu đồng. 
Năm 2003, khi đã chuyển công tác ra Hà Nội, ông Trần Văn Truyền có đơn xin mua căn nhà số 6 Lê Quý Đôn và đã được UBND tỉnh Bến Tre ra quyết định chuyển quyền sử dụng đất và bán cho ông căn nhà trên theo nghị định 61/CP.
Trong đơn xin mua nhà, ông Truyền cam kết chưa được cấp đất theo chính sách nhà, đất của Nhà nước.
UBND tỉnh Bến Tre đã quyết định bán cho ông Trần Văn Truyền căn nhà trên theo nghị định 61/CP, với số tiền miễn giảm là 76,291 triệu đồng; số tiền còn phải nộp cho Nhà nước là 277,969 triệu đồng.
Như vậy, thời điểm mua căn nhà trên, ông Trần Văn Truyền đã được hưởng chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định trước đó vào năm 2002.
Bản thân ông Trần Văn Truyền đã thiếu tự giác, thiếu gương mẫu khi đồng thời trong hai năm 2002 và 2003 được hưởng 2 lần chính sách về nhà, đất của Nhà nước, không đúng với quy định tại khoản 4, điều 2, nghị định 61/CP của Chính phủ "Việc hỗ trợ tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng chỉ xét một lần cho một hộ gia đình...”. 
Việc UBND tỉnh chỉ đạo cho sửa chữa, bán cho ông Trần Văn Truyền căn nhà số 06 Lê Quý Đôn cũng có một số khuyết điểm, vi phạm.
3. Về căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, P.15, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Năm 2003, khi đã chuyển ra Hà Nội công tác, ông Trần Văn Truyền có đơn gửi UBND TP.HCM trình bày hoàn cảnh khó khăn do công tác xa ở Hà Nội và có nhu cầu nhà ở tại TP.HCM trong khi gia đình không có khả năng mua đất để xin thuê nhà tại thành phố và đã được UBND TP.HCM giải quyết cho thuê căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, P.15, quận Phú Nhuận. 
Năm 2008, do thời hạn hợp đồng gần hết, ông có làm đơn và được Công ty Quản lý - kinh doanh nhà TP.HCM đồng ý chuyển tên trong hợp đồng cho con gái là Trần Thị Ngọc Huệ làm việc tại Công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Sài Gòn, tiếp tục được thuê căn nhà trên. 
Đến tháng 3-2011, ông làm đơn trình bày hoàn cảnh khó khăn, bức xúc về nhà ở và đề nghị UBND TP.HCM bán căn nhà này cho ông và để con gái là Trần Thị Ngọc Huệ đứng tên.
Sau đó các cơ quan chức năng của TP.HCM đã đồng ý bán căn nhà trên cho bà Trần Thị Ngọc Huệ theo hình thức thu 100% tiền sử dụng đất theo đơn giá do thành phố quy định hằng năm và thực hiện quy trình bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước theo nghị định 61/CP của Chính phủ, nhưng không tính miễn, giảm các khoản được hỗ trợ theo chính sách.
Vào thời điểm tháng 7-2014, qua kiểm tra và báo cáo của Công an quận Phú Nhuận, ông Trần Văn Truyền và gia đình không sử dụng căn nhà này mà cho người khác ở và bán hàng. 
Tại thời điểm làm đơn xin mua căn nhà này, vợ ông là bà Phạm Thị Thủy đang đứng tên sở hữu căn nhà số 465/48C khu phố Phước Hậu, phường Phú Khương, quận 9, TP.HCM là nhà được tặng; con gái ông là Trần Thị Ngọc Huệ đang đứng tên sở hữu căn hộ 28.04A, khu căn hộ cao cấp Hùng Vương tại quận 5, TP.HCM.
Như vậy, ông Trần Văn Truyền đã thiếu trung thực, không báo cáo thông tin đầy đủ, đúng sự thật về nhà, đất; đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định bán nhà của UBND TP.HCM không đúng đối tượng và chính sách của Nhà nước.
Sau khi được mua thì không sử dụng ngay mà lại để cho người khác ở và bán hàng. Việc làm trên của ông là có vi phạm, làm cho uy tín cá nhân bị giảm sút, gây dư luận xấu trong xã hội.
4. Về nhà công vụ tại số 61, đường Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, Hà Nội
Năm 2004, ông Trần Văn Truyền được Cục Quản trị A, Ban Tài chính quản trị trung ương hợp đồng với Văn phòng Chính phủ cho thuê nhà công vụ phòng số 607, B1, khu nhà A, 61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, Hà Nội với diện tích 95m2... 
Tháng 10-2011, ông Trần Văn Truyền nghỉ hưu theo chế độ. Đầu năm 2014, khi có thông tin, dư luận về thực hiện chế độ nhà công vụ và Ủy ban Kiểm tra Trung ương nắm tình hình thì ông mới đề nghị trả lại nhà. Đến tháng 5-2014, Bộ Xây dựng đã tiếp nhận lại căn hộ trên.
Như vậy, sau khi đã nghỉ hưu gần 3 năm ở tỉnh Bến Tre, ông Trần Văn Truyền mới trả lại nhà công vụ ở Hà Nội cho Nhà nước. Với cương vị nguyên là cán bộ cấp cao, ông có khuyết điểm khi chưa thật sự gương mẫu trong sử dụng nhà công vụ.
5. Về căn nhà biệt thự tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre
Từ năm 2009 - 2010, con trai ông Trần Văn Truyền là Trần Hoàng Anh, cán bộ cảnh sát giao thông Công an tỉnh mua gom đất của 4 hộ dân (với 8 thửa liền kề), diện tích 16.567,4m2, tổng số tiền theo hợp đồng là 1,43 tỉ đồng (ngoài ra còn 1 lô đất gần 8.000 m2 của con gái ông là Trần Thị Ngọc Huệ mua nhưng chưa sử dụng). 
Tháng 12-2012, căn cứ đơn đề nghị của ông Trần Hoàng Anh, UBND thành phố Bến Tre cấp phép xây dựng nhà cho ông Trần Hoàng Anh với diện tích xây dựng tầng trệt 441,71 m2; tổng diện tích sàn 1.226,61 m2; công trình có 3 tầng với chiều cao là 19,96m.
Tháng 5-2014, UBND thành phố Bến Tre đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất cho ông Trần Hoàng Anh.
Ông Trần Văn Truyền có báo cáo giải trình về nguồn kinh phí đầu tư xây dựng công trình trên là từ 7 tỉ đồng tiền của vợ chồng ông dành dụm và 4 tỉ đồng mượn của bà Phạm Thị Kim Anh, trú tại khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, quận 9, TP.HCM và hiện ông đang ở trong căn nhà này..
Như vậy, việc mua đất và xây dựng nhà của các con ông Truyền được thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, với cương vị nguyên là cán bộ lãnh đạo cấp cao, ông Trần Văn Truyền đã thiếu cân nhắc và chủ quan khi xây dựng công trình biệt thự lớn trong khuôn viên đất rộng, trong khi nhà ở và đời sống nhân dân địa phương trong vùng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; gây phản cảm và tạo dư luận xấu, lan rộng trong xã hội.
Việc làm trên của ông thể hiện sự thiếu cân nhắc thận trọng và thiếu gương mẫu trong thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân ông và tổ chức Đảng; vi phạm mục C, khoản 1, điều 1, hướng dẫn số 03 ngày 15-3-2012 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện quy định số 47-QĐ/TW, ngày 1-1-2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm: “Làm những việc pháp luật không cấm, nhưng ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên”.
6. Về căn nhà số 465/48C, khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, quận 9, TP.HCM
Nguồn gốc căn nhà số 465/48C, khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, quận 9, TP.HCM là từ việc ông Trần Văn Truyền có quen biết gia đình bà Trần Thị Lý, sinh năm 1930, trú tại quận 9.
Bà Lý có nhận ông Trần Văn Truyền làm con nuôi. Tháng 7-2000, bà Lý có lập di chúc để lại cho con gái là Phạm Thị Kim Anh, sinh năm 1967.
Trong di chúc của bà Lý có nội dung để lại toàn bộ tài sản cho con gái là bà Kim Anh, do bà Kim Anh toàn quyền quyết định khi bà mất, trong đó đồng ý việc chia tài sản cho các con đỡ đầu và các cháu. 
Sau khi bà Lý mất, bà Kim Anh đã mở di chúc để chia số tài sản thừa kế cho một số người, trong đó có ông Truyền. Năm 2008, bà Kim Anh tặng cho vợ ông Trần Văn Truyền là bà Phạm Thị Thủy 1 căn nhà 3 tầng, diện tích xây dựng 211,8m2, tổng diện tích sàn là 505,1m2 tại số 465/48C khu phố Phước Hậu.
Từ khi được tặng căn nhà, ông Truyền chưa sử dụng, nay theo báo cáo đã giao lại cho bà Kim Anh quản lý, ông nhận của bà Kim Anh 4 tỉ đồng để làm nhà biệt thự ở Bến Tre. 
Tóm lại, từ 6 trường hợp cụ thể về nhà, đất nói trên, qua kiểm tra cho thấy:
Trong thời gian giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt ở địa phương, cơ quan trung ương và khi đã về nghỉ hưu, ông Trần Văn Truyền đã có khuyết điểm, vi phạm: thiếu cân nhắc, thiếu gương mẫu trong việc tự mình thực hiện hoặc tác động, đề nghị với các cơ quan chức năng để xử lý một số trường hợp về nhà, đất có liên quan đến lợi ích của bản thân và gia đình; trong đó có việc thiếu trung thực, có việc vi phạm hoặc chưa gương mẫu thực hiện tốt quy định về những điều đảng viên không được làm và thực hiện cuộc vận động học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Những việc làm của ông gây phản cảm, tạo dư luận xấu ở địa phương và lan rộng trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân ông và tổ chức Đảng; 
Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh và các cơ quan chức năng tỉnh Bến Tre có khuyết điểm, vi phạm trong việc còn nể nang, không chỉ đạo thu hồi dứt điểm lô đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre; trong việc sửa chữa, cải tạo mới và bán cho ông Trần Văn Truyền nhà số 6 Lê Quý Đôn, thành phố Bến Tre theo nghị định 61/CP. 
UBND TP.HCM và các cơ quan chức năng của thành phố đồng ý bán cho con gái ông Trần Văn Truyền căn nhà tại số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận là không đúng đối tượng, thiếu căn cứ pháp lý, có sự nể nang, vi phạm quyết định số 118/TTg, ngày 27-11-1992 của Thủ tướng Chính phủ; công văn số 2527/BXD-VP, ngày 18-12-2008 của Bộ Xây dựng và Công văn số 76/UBND-ĐTMT, ngày 20-02-2009 của UBND TP.HCM.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy những khuyết điểm, vi phạm của ông Trần Văn Truyền đến mức phải thực hiện quy trình xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định. 
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã báo cáo và được Ban Bí thư đồng ý (như nêu tại công văn số 9161-CV/VPTW, ngày 20-11-2014 của Văn phòng Trung ương Đảng), theo đó Ban Bí thư yêu cầu:
- Đối với ông Trần Văn Truyền:
+ Kiểm điểm trách nhiệm theo quy trình về các khuyết điểm, vi phạm nêu trên trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre và Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
+ Yêu cầu các thành viên trong gia đình thực hiện nghiêm các quyết định xử lý về nhà, đất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre:
+ Thực hiện quy trình kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với ông Trần Văn Truyền về những khuyết điểm, vi phạm nêu trên.
+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi dứt điểm thửa đất tại số 598 B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre theo quy định của pháp luật. 
+ Chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chậm thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thu hồi thửa đất nói trên và việc cải tạo, sửa chữa, bán nhà số 6 Lê Quý Đôn, thành phố Bến Tre.
- Đối với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM
+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận theo hướng đề xuất của UBND TP.HCM tại công văn số 685/UBND-ĐTMT-M, ngày 30-9-2014. 
+ Chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan khi không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật trong việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước tại số 105-Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận.
TTXVN

77 nhận xét:

  1. NGƯỜI ĐẤT SÉTlúc 21:06 22 tháng 11, 2014

    Cái nầy hay nè, Đang chờ!
    Nào , mời anh em xúm vô.

    Trả lờiXóa
  2. Người Đất Cátlúc 21:40 22 tháng 11, 2014

    -Phút 84, tỷ số Việt Nam-Indonesia 2-1, Samsul, Indonesia, băng xuống, tung quả sút không khó mấy nhưng thủ môn Nguyễn Mạnh để bóng chui qua háng. Tỷ số 2-2. Tiếc! Hàng công làm. Hàng thủ phá.Thương quá những Công Vinh...
    -Hết trận. Buồn. Rong chơi trên mạng. Lại một trường hợp hao hao nữa: Gác đền Trần Văn Truyền!!! Đến nước nầy rồi mà Ngài Bí Tư Tỉnh Ủy Bến Tre vẫn gọi ông Truyền là đồng chí (chắc chưa khai trừ khỏi Đảng). Tôi đề nghị phải gọi ông Truyền bằng "thằng"-thằng Truyền-
    mới xứng dang, đúng lẽ. Tôi, dân đen, quần chúng. Nhưng tôi xem thường, rẻ rúng những thằng gác đền như thằng Truyền như loái súc sinh. Tạm dừng. Run quá. Giận quá. Ngại không
    hãm lời được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NGƯỜI ĐẤT SÉTlúc 22:02 22 tháng 11, 2014

      Bớt giận ông Cát ơi! Còn nếu ....không thể nguôi giận thì cũng đừng so sánh như thế, không khéo (Ng.M) em cháu nó buồn. Cũng tội!

      Xóa
    2. Sao người ta lại hay lạm dụng từ Đồng Chí ? Những điều Đảng viên không được làm ...vẫn đang có hiệu lực pháp lý trong Đảng cơ mà ? Rất thông cảm cho những người nghèo, công nhân nghèo sau CPH...Giá như có ít vốn để dưỡng HƯU như Truyền !

      Xóa
  3. Trên báo Thanh Niên Online có bài viết của Phan Minh Chánh cho rằng ông Truyền đã phản bội niềm tin của công chúng (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141122/ong-tran-van-truyen-da-phan-boi-niem-tin-cua-cong-chung.aspx)
    Tôi cho nhận xét đó cũng chưa thỏa đáng, mà phải đau lòng nói rằng: “ Ông ấy đã ĐÁNH CẮP niềm tin của nhân dân. Vun quén cho cá nhân, gia đình mình bằng cả máu xương của những người ngã xuống vì lý tưởng mà có cả ông đã từng theo đuổi.
    Nói thật, cán bộ cao cấp vướng vào tham nhũng đã nhục. Ông – Một “quan Thanh Tra” thì càng nhục gấp vạn lần. Ông Kim Quốc Hoa đã nói: “Vấn đề nhà cửa với ông Trần Văn Truyền có giá trị cao nhưng cái giá phải trả và tư cách cán bộ cấp cao là không tương xứng. Ông ấy đã từng là người đứng đầu “phủ Khai Phong” nhưng lại không trở thành tấm gương sáng cho mọi người noi theo”.
    “Trong vòng 24 giờ qua, tôi nhận được nhiều tin nhắn và cuộc gọi đến chia sẻ. Nhưng trong thâm tâm, tôi cảm thấy buồn, cảm thấy xấu hổ với một vị nguyên cán bộ cấp cao như thế”

    Ước gì ông và gia đình ông xem được những dòng nầy!...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nhớ là ông Kim Quốc Hoa- TBT báo Cựu chiến binh là người cho nổ phát súng đầu tiên vào Truyền bằng 1 bài của 1 cộng tác viên đăng cái hình cung điện của Truyền.
      Các bạn chủ nhà nên tìm hiểu đăng lại bài đó và những bài bái bênh Truyền tấn công lại Kim Quốc Hoa thì hay hơn...

      Xóa
    2. Xin lỗi, ông Kim Quốc Hoa- TBT báo Người Cao tuổi

      Xóa
  4. Nhầm lẫn thế nào chứ, lẽ nào nguyên tổng thanh tra chính phủ lại giàu vậy. Có thể đồng chí ấy lao động làm việc tích cực lại tiết kiệm nữa. Biết đâu bọn phản động ít sít ra nhiều vu không một cán bộ trung kiên. Chờ kết luận cho thật rõ, các đồng chí cứ bình tĩnh. Đặc biệt là đồng chí đất Cát phải lưu ý đừng mắc mưu địch.

    Trả lờiXóa
  5. Trời ơi sao cứ có một người lên thớt mà mọi người cứ làm như quý hiếm lắm để rồi suýt xoa thế. Trừ con cháu xếp lớn( hậu duệ )còn lại để có một chân công chức lương tâm 3 TR thôi đã tốn hàng trăm, vài trăm tr rồi. Huống chi những chức to hơn, lợi lộc nhiều hơn thì vô giá. Trong cả quá trình phấn đấu lấy ngắn nuôi dài trên bậc thang danh vọng là cuộc đua về trí tuệ và tiền bạc. Vị trí càng cao thì mất nhiều tiền, nhiều mối quan hệ và tất nhiên sẽ thu được rất nhiều tiền. Đó là thực tế khách quan vốn có đang rất phổ biến chứ không có kẻ phản động nào bới móc hay dựng chuyện cả. Kẻ kín người khoe khoang, kẻ còn người mất là do khả năng vây cánh, khả năng bưng bít, sự khéo léo trong từng hoàn cảnh cụ thể. Không có tiền thì làm sao từng bước leo lên, không có tiền thì làm sao giữ được ghế. Ông Truyền là thủ phạm nhưng cũng là nạn nhân thôi và nếu từ đầu ông chê tiền thì mọi người sẽ chẳng biết ông là ai vì ông chỉ là một nông dân ở Bến Tre.

    Trả lờiXóa
  6. Nhìn qua biệt thự ở Bến Tre thật ác liệt, nhiều nhiều tỷ chứ chẳng chơi. Tiền ấy mà chia cho dân nghèo thì nhiều gia đình thoát khỏi sự nghèo đói cùng quẫn. Đất nước thì đang đi vay nợ, dân thì kiếm sống vất vả mà nhiều quan giàu quá. Tổng thanh tra CP mà thế này thì chống vào mắt, buồn quá các đồng chí nhỉ. Phải xem thế nào chứ thế này thì thiệt thòi cho dân làm cơ, kỳ vọng lắm, tin tưởng lắm rồi thất vọng nhiều thêm. Bac Thanh ( Đà nẵng ) sắp về chưa, có tranh thủ học tập kinh nghiệm chống tham nhũng bên MỸ không. Mong bác sớm khỏe về mà giúp dân diệt trừ lũ sâu mọt.

    Trả lờiXóa
  7. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 03:32 23 tháng 11, 2014

    Ông Trần Văn Truyền và những câu nói chống tham nhũng nổi bật
    Ông Trần Văn Truyền nguyên là Tổng Thanh tra Chính phủ từ năm 2007 đến năm 2011. Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ Việt Nam, có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
    Vì vậy, với cương vị là người đứng đầu cơ quan Thanh tra Chính phủ, ông Trần Văn Truyền đã có rất nhiều lần phát biểu trước báo giới liên quan đến các vấn đề, trường hợp tham nhũng, chống tham nhũng, chống tiêu cực tại Việt Nam.
    Điểm lại một số câu nói nổi bật nhất của ông Truyền trong thời gian đảm nhiệm các trọng trách quan trọng.
    Xử lý tham nhũng cán bộ nghỉ hưu dễ hơn
    Năm 2005, khi còn là Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương, ông Truyền từng khẳng định rằng: Hiện nay tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp. Mức độ tổn thất do tham nhũng cũng lớn hơn.
    "Hồi xưa, nghe vài trăm triệu đồng đã kinh hồn, giờ hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ... Nội vấn đề đất đai nó chỉ cần quặt quẹo trên quy hoạch, cấp phép lòng vòng một chút, khi phát hiện ra thì đã mất hàng trăm tỉ đồng rồi", ông nói.

    Bên cạnh đó, cách thức tham nhũng cũng rất đa dạng; có thể là vi phạm pháp luật để tham nhũng, cũng có thể bằng những cách rất hợp pháp như mua bán, đầu cơ đất đai.

    http://plo.vn/uploaded/phuongdung/2014_11_22/ong_tvtruyen_pgkx.jpg?width=500

    Căn biệt thự khủng của ông Truyền

    "Song hợp pháp đến đâu, khi truy nguyên nguồn gốc cũng là tham nhũng. Vì nhờ có chức quyền, anh nắm được quy hoạch, đầu cơ đúng chỗ đúng lúc nên mới mua 1 đồng bán 10, 100 đồng. Biểu hiện tham nhũng rất rõ: một số cán bộ giàu lên nhanh chóng. Căn cứ đồng lương, kể cả việc sản xuất kinh doanh gia đình cũng không thể lý giải được mức sống đó".
    "Qua những vụ tham nhũng lớn vừa rồi, chúng tôi nhận thấy xử lý cán bộ đã nghỉ hưu dễ hơn nhiều. Còn người gián tiếp mà đang tại chức, họ chạy (chức) rất dữ".
    Cũng trong bài báo đó, khi nói về vấn đề cán bộ kê khai tài sản, ông Truyền chắc nịch: "là cần thiết để giám sát, quản lý cán bộ... Trong nền kinh tế 2 mặt của chúng ta thì kê khai tài sản cũng chỉ mang tính tương đối. Có phải cái gì cũng thể hiện bằng nhà, đất. Ngay cả nhà, đất họ có đứng tên đâu; tiền cho con du học thì họ khai là cô dì, chú bác... cho (Pháp Luật TP.HCM, 5.7.2005).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 03:33 23 tháng 11, 2014

      Cái chính là do phẩm chất đạo đức
      "Vị trí trách nhiệm của mình đang được người dân quan tâm, kỳ vọng, tôi ý thức được chuyện đó và sẽ làm hết sức mình, làm đầy đủ trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm.
      Đúng là có những việc vượt ngoài khả năng của mình, thậm chí có việc trong khả năng nhưng không thể làm khác nữa được thì cũng phải chấp nhận, vì không thể một mình giải quyết được. Tôi sẽ suy nghĩ và tự thấy khi nào đó không hoàn thành nhiệm vụ hoặc dân hết tín nhiệm thì mình sẽ thôi, sẽ từ chức".
      "Bất cứ cuộc thanh tra nào, bất cứ vụ giải quyết án nào cũng đều có “chạy”. Chạy trực tiếp, chạy gián tiếp, chạy nhiều, chạy ít tùy mỗi việc". "Cái chính là do phẩm chất đạo đức, họ không tự giữ mình" - (TTO, 30.3.2007).

      Càng công khai, càng minh bạch, càng dễ kiểm soát
      Bên lề cuộc đối thoại với các nhà tài trợ về phòng chống tham nhũng, ông Truyền cho biết Chính phủ đang xây dựng chiến lược phòng chống tham nhũng từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
      Trong đó, theo ông công khai, minh bạch là vấn đề cốt lõi nhất, xương sống nhất.
      "Càng công khai, minh bạch, càng kiểm soát được tình hình; nhất là công khai các hoạt động của bộ máy nhà nước, công khai các việc mà công chức nhà nước phải làm; từ đây công khai, minh bạch luôn cả về tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức" - (TTO, 4.12.2007).

      Chỉ có báo chí chùng, cơ quan tham nhũng không chùng
      Về những vụ án tham nhũng được coi là “đầu voi đuôi chuột”, ông Truyền giải thích: "Có những vụ bản chất không nghiêm trọng nhưng do cách xử lý của các cơ quan chức năng chưa thật rõ ràng, dứt khoát đã dẫn đến hiểu lầm... Việc “chùng” xuống là do cách thông tin".
      "Nếu được nói trên diễn đàn Quốc hội, tôi sẽ nói công tác chống tham nhũng hiện không chùng xuống, nếu chùng xuống thì chỉ có báo chí chùng, còn các cơ quan chống tham nhũng khác không chùng".
      Đối với vấn đề cán bộ liệt kê - công khai tài sản, ông nói: “Luật không quy định công khai mà chỉ yêu cầu thẩm tra khi bị tố cáo, hay trước khi bổ nhiệm. Nếu thẩm tra thấy không đúng mới công khai.
      Hiến pháp đã quy định người dân có quyền giữ bí mật tài sản của mình. Nên chúng tôi không thể kiến nghị sửa hiến pháp được. Hiến pháp chưa sửa thì chưa thể công khai" - (TTO, 31.10.2008).

      http://plo.vn/uploaded/phuongdung/2014_11_22/tran_van_truyen_1htd_vxoj.jpg?width=500
      Căn nhà của ông Truyền ở quận Phú Nhuận, Tp.HCM

      Xóa
    2. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 03:34 23 tháng 11, 2014

      Phải theo dõi cả hồ sơ kê khai tài sản của cán bộ nghỉ hưu
      Giải thích lý do vì sao đợt kê khai tài sản của các bộ đầu tiên đầu tiên (31.12.2007) Thanh tra Chính phủ chưa đặt ra vấn đề các cán bộ, công chức đã kê khai đầy đủ, trung thực hay chưa, thì ông Truyền cho hay đây là nghĩa vụ và thực hiện theo pháp luật quy định. Nó mang tính pháp lý đối với cán bộ, công chức.
      Ý nghĩa của việc kê khai tài sản lần này chỉ nhằm mục đích xác lập hồ sơ kê khai tài sản ban đầu của cán bộ, công chức. Các cơ quan chức năng sẽ dựa vào bảng kê khai này như một lời cam kết, trình bày của cán bộ với tổ chức.
      Sau này, trong quá trình quản lý, nếu phát hiện cán bộ nào kê khai không trung thực sẽ bị xử lý. Hoặc sau này, tài sản của người đó có khác đi thì phải giải trình cho tổ chức một cách rõ ràng. Giải trình không rõ, có nghĩa là không trung thực với tổ chức và phải bị xử lý kỷ luật về tội không trung thực.
      Cũng theo ông, hồ sơ kê khai tài sản được theo dõi, quản lý theo cả một quá trình, ngay cả khi cán bộ đó nghỉ hưu, hoặc chuyển công tác sang ngành khác, địa phương khác. Trong trường hợp đã về hưu mà phát hiện có tài sản bất minh, không giải trình được, lúc đó cơ quan pháp luật cũng sẽ căn cứ theo luật hiện hành để xử lý - (VnEconomy 10.2.2009).

      Đấu tranh chống tham nhũng là phải biết hy sinh
      Trao đổi với báo chí tại hành lang Quốc hội trước phiên đối thoại với Tổ chức Minh bạch quốc tế về tham nhũng trong giáo dục (sáng 28.5.2010), Tổng thanh tra Chính phủ khi còn đương chức cho biết tham nhũng trong giáo dục đang phức tạp và khuyên những người đấu tranh phải biết hy sinh. Bản thân ông cũng phải hi sinh nhiều.
      "Tiêu cực trong giáo dục vẫn tồn tại nhiều. Nói chung dư luận xã hội có nhiều, nhưng đánh giá vấn đề phải có những bằng chứng cụ thể".
      "Đấu tranh chống tham những, tiêu cực rất gian nan, khó khăn nên chúng ta phải có bản lĩnh, dám đương đầu và chấp nhận để đấu tranh. Nếu đấu tranh mà giải quyết được tình trạng tiêu cực thì đó là có lợi cho cái chung, đất nước đang cần, nhân dân đang mong" - (TTO 28.5.2010).

      Khai là phải trung thực
      Sáng 14.6.2010 bên hành lang Quốc hội, ông Truyền đã có cuộc trao đổi với báo chí về một số vấn đề liên quan đến việc kê khai tài sản của ông Ðặng Hạnh Thu, người vừa bị cho thôi chức tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) vào thời gian đó.
      Cụ thể, dư luận và báo chí phản ánh ông Ðặng Hạnh Thu có nhiều lô đất ở Ðồng Nai, nơi ông này từng làm cục trưởng Cục Hải quan (trước khi làm tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ông Thu là phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan).
      Ông nói: "Thứ nhất, về đất mua như vậy là đúng pháp luật, công khai, minh bạch. Thứ hai là có kê khai tài sản và nói chung trong việc này nếu xét trên nhiều góc độ cũng không có vấn đề gì gọi là sai trái nghiêm trọng. Thế nhưng có việc anh là cán bộ mà mua quá nhiều đất.
      "Bây giờ tiền thì thiếu gì nguồn, chứ đâu phải mình hỏi lấy tiền đâu chung chung vậy. Hơn nữa vì gia đình vợ anh Thu làm doanh nghiệp, làm ăn kinh tế, có khả năng thì mua cũng là điều bình thường. Chỉ có chuyện trong thời điểm đó mà mua nhiều nền đất như thế thì người ta không đồng tình thôi. Chứ còn về tiền nong thì không có vấn đề gì khuất tất".
      "Kê khai tài sản thì nhiều hay ít là do tài sản, khai phải trung thực chứ không lo khai nhiều thì sẽ có ý kiến này ý kiến khác", ông nói thêm - (TTO, 15.6.2010).

      Xóa
  8. Mấy DLV Boong, Cùi bắp...hay to mồm chửi bậy hôm nay bị đi ỉa chảy nên đi viện hết rồi à. Cứ chửi vài câu gì đó cho nó đỡ thẹn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy hôm nay bận ủ ...ân bón ruộng và làm thức ăn cho các bạn mồm dọc.

      Ông Truyền sai thì bị bắt, bị tịch thu tài sản, có gì đâu mà xoắn. Bắt được càng nhiều đám quan xấu thì đất Việt càng tốt. Anh em mồm dọc dạo này nghiện thức ăn cùi bắp ủ nên hay nhắc cùi bắp vậy. Thông cảm nhé, cùi bắp không ăn tạp như anh em mồm dọc nên không phải chủ đề nào cũng tham gia.

      Nghe kết luận của các bác UBKTTW hơi chán, chẳng có bằng cớ gì hết (vi phạm mấy điều ĐV không được làm không phải là vi phạm pháp luật), phải chứng minh được nguồn tài sản bất hợp pháp thì mới tịch thu được. Ông Truyền hoàn toàn có quyền giầu có, rất buồn cười là làm quan chức thì không được giàu có. Cần phương pháp để các quan chức không thịt được tiền dân, tiền nước chứ không phải cấm quan chức giầu. Làm giầu cho bản thân cho gia đình mà không làm được thì giúp dân, giúp nước thế nào được.

      Xóa
    2. cùi bắp thì muôn thuở vẫn là cùi bắp, làm quan chức của chế độ vô sản, theo tài liệu công khai thì "lương ba cọc ba đồng" thì làm giàu bằng cách nào ? Đúng lý thuyết của chế độ mà cùi bắp ra sức bưng bô thì quan chức không có quyền giàu có bởi không có điều kiện để được giàu có. Lưu ý đó chỉ là lý thuyết, còn thực tế hoàn toàn khác hẳn, chỉ là 1 Phó chủ tịch Phường phụ trách kinh tế - nhà đất thôi, gia đình hoàn toàn không làm thêm nghề gì khác mà đã giàu sụ, huống hồ quan chức cỡ Trần Văn Truyền ! Nếu là người lớn và có đầu óc suy nghĩ, mong rằng cùi bắp ăn nói cho chuẩn hơn nghen.

      Xóa
    3. Nhà nước pháp quyền >>> phải xử lý bằng pháp luật, không thể bằng cảm tính, không căn cứ, không bằng chứng.

      Nếu có bằng chứng vi phạm pháp luật >>> bắt, xử phạt, tịch thu tài sản .... theo đúng qui định pháp luật.

      Không có bằng chứng vi phạm pháp luật >>> phát biểu với kết luận lăng nhăng làm gì.

      Làm gì có cái căn cứ vi phạm pháp luật nào là "gây bức xúc trong dư luận"??? hóa ra hàng xóm ghen tị cũng là 1 tội à???

      Cái cần làm là hoàn thiện hệ thống chế tài và giám sát để đám quan xấu ít có cơ hội thịt tiền dân, tiền nước chứ không phải kiểu lu loa không có căn cứ pháp luật. Điều luật nào không cho phép ông Truyền được có nhà to??? có căn cứ để xác định ông Truyền vi phạm pháp luật không???

      Cùi bắp thi thoảng rảnh rỗi thì cũng bưng bô đổ vào alo anh em mồm dọc thôi. he he he.

      Xóa
    4. muốn có bằng chứng tham nhũng đâu có khó, cứ giao cho cơ quan điều tra làm rõ tiền từ nguồn nào mà ông Truyền đã lộ và những ông Truyền chưa lộ giàu như vậy là có ngay ! Còn như ai nói vụ này không chứng cứ thì hãy mạnh dạn chửi cho thật dữ dội, thật sâu cay vô cái nơi đã kết luận ông Truyền có nhà đất một cách phi pháp và ra lệnh thu hồi đi, dám hông ?

      Xóa
    5. Bác nặc tranh luận với thằng dở người Cùi bắp làm gì. Câu nói mồm đọc cũng thể hiện loại trẻ ranh vô học rồi. Giờ mà điều tra rõ ràng tài sản của những người như ông Truyền cực dễ. Nhưng sẽ động chạm toàn hệ thống và những người cầm quyền rất sợ điều đó. Nên chỉ khi bị buc chỗ nào thì xử lý khoanh vùng để đối phó dư luận.

      Xóa
    6. Hô hố, theo lập luận này thì các anh tuyên giáo phải gọi các bạn mồm dọc là cụ. Lạc quan tếu và hô khẩu hiệu suông quen mõm rồi. Ngay ở các nước phát triển Âu Mỹ (hệ thống kiểm soát tài chính rất tốt) việc kiểm chứng nguồn tiền bất hợp pháp còn chảy máu mắt huống hồ là ở Việt nam, toàn sử dụng tiền mặt. Thật lòng khuyên mồm dọc đừng nên ẳng bậy ở những chủ đề cần chuyên môn.

      Cái khó là phải xây dựng được hệ thống chế tài và giám sát để đám quan bẩn "ít" dám và khó có thể thịt tiền dân và tiền nước. Tui cũng không kêu gọi anh em mồm dọc hiến kế đâu, não để ngồi thì hiến được cái gì, chỉ ẳng bậy là hay thôi.

      Đố anh em mồm dọc tìm được điều luật mà ông Truyền vi phạm theo báo cáo của UBKTTW đấy (lưu ý mấy điều ĐV không được làm thì không phải pháp luật nhé).

      Xóa
    7. chịu khó tìm đọc vài cái còm của người có tên cùi bắp, mèn đét ơi, tưởng gì, hóa ra chỉ là một người làm như có vấn đề về thần kinh. Ừa, chỉ là vi phạm những điều cấm Đảng viên không được làm, rồi nào thì Đảng không làm thay Nhà nước, nào là Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật..v..v.. và ...v..v.. vậy cùi bắp ơi, tại sao chỉ một bản kết luận của Đảng về ông Truyền thôi mà một loạt Nhà nước từ Sì gòn cho tới Bến Tre phải răm rắp thực hiện thu hồi nhà của Truyền tham quan ngay tắp lự ? Tại sao ? Tại sao ? Phải chăng Đảng đã đứng trên mọi thứ và tại đất nước này Đảng muốn gì là phải được nấy ? Vậy chỉ cần Đảng thôi, chứ cần gì pháp luật, phải hôn cùi bắp, còn hổng chịu vậy thì với đẳng cấp chửi và suy luận không hề thua kém Chí Phèo, mong cùi bắp chửi dùm đi, chửi ai đứng trên Pháp luật đó, chửi đi, chửi mạnh, chửi độc vô, cùi bắp !

      Xóa
    8. Chửi chính quyền là chuyên môn sâu của anh em mồm dọc mà, mời anh em cứ tự nhiên. Làm sai luật mà đúng ý thì cả làng sung sướng, đúng là nực cười. Cùi bắp chỉ thấy buồn cười thôi.

      Xóa
    9. Ngu, lập luận ho hênh đuối lý chỉ biết cười thôi. Thế mà tập tọe làm DLV. Xấu hổ đồng chí Cùi bắp.

      Xóa
    10. Đây, đã có ý kiến chính thức về chuyện phải làm rõ nguồn tiền của gia đình ông Truyền, đáng chú ý là con trai ông Truyền, chỉ mới sinh năm 1981 và chỉ là 1 Đại úy công an thôi mà đã có trong tay khối tài sản mấy chục tỷ đồng, hàng ngày đi làm bằng một chiếc ô tô sang trọng..... Tiền ở đâu ra ? Làm công an thì suốt ngày công tác trong đơn vị, tới tháng lĩnh lương "3 cọc 3 đồng", đâu có thì giờ làm kinh tế bên ngoài mà tiền đâu dữ vậy ?

      http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/con-ong-truyen-lay-tien-dau-xay-dinh-thu-20141124230933607.htm

      Xóa
    11. Đến chết cười với những kiểu suy luận "tiền ở đâu ra" mất. Có bằng chứng thì cứ túm cổ, thời đại nào mà còn hỏi câu "tiền ở đâu ra". Mọi công dân đều có quyền có tiền chứ, sinh năm 1981 thì không có quyền có tiền à??? là quan thì không có quyền có tiền à??? Luật nào cấm công dân có tiền???

      Luật có bắt buộc con ông Truyền phải chứng minh thu nhập không??? nếu không phải chứng minh theo luật thì ai hỏi thì cứ cho cái tát vào alo.

      Bao nhiêu năm trời tưởng thoát được kiểu duy ý chí, kiểu bầy đàn, cuối cùng lại quay lại. Nản.

      Xóa
    12. ha ha, có tiền với "tiền đâu dữ vậy" là hai thứ hoàn toàn khác nhau, thật tội nghiệp cho cùi bắp, mỗi chuyện đơn giản vậy mà còn không phân biệt được, làm mất mặt DLV quá đi. Mỗi tháng cha con Truyền lĩnh mỗi người dăm, bảy triệu từ lương là cũng có tiền, nhưng lương đó tới mấy trăm năm nhịn ăn, nhịn mặt mới đủ xây những cơ ngơi như họ đang có.
      Người có trình độ cỡ cùi bắp (không phân biệt được giữa có tiền và có tiền nhiều dữ vậy !) thì chắc không hiểu gì về Logich học với tư duy Logich rồi nên thôi, có nói cũng chỉ mất công.

      Xóa
    13. đính chính : nhịn mặc

      Xóa
    14. Buồn quá, mồm dọc kiến thức đầy mình mà không tìm được điều luật nào cấm công dân có tiền hoặc "nhiều tiền dữ vậy". Ấm ức quá đi.

      Cần nhất là phải chứng minh đó là tiền bẩn, chứ không phải suy luận kiểu chụp mũ dở người. Cần nhất là phải xây dựng hệ thống chế tài và giám sát để giảm cơ hội đám quan bẩn ăn tiền dân, tiền nước chứ không phải phát biểu lăng nhăng để đẹp lòng dân chúng.

      Cùi bắp là lớp đáy xã hội, trình độ lùn lắm, mồm dọc trình độ cao mời trích dẫn giúp điều luật nào cấm công dân "có tiền" hoặc "có nhiều tiền dữ vậy" coi??? hi hi hi.

      Xóa
  9. Sao lại chạy?Trên cuộc đồi nay ko có gì là tuyệt đối và tôi hoan hô đảng và nhà nước đã làm thẳng tay trường hợp Ong Truyền và thu hồi nhà đất của ông.Tôi cũng ủng hộ ai nếu họ có chứng cớ để lôi rất nhièu con sau khác ra nữa!

    Trả lờiXóa
  10. Có bao nhiêu ông Trần Văn Truyền ? Chắc chắn đếm không xuể nếu cho người dân được tham gia kiểm tra để bắt "sâu" trong bộ máy quản lý đất nước hiện nay. Trần Văn Truyền chỉ là con dê già đã nghĩ hưu dùng để tế thần cho yên dư luận hiện tại thôi, vẫn còn nhan nhãn Trần Văn Truyền nhà cao cửa rộng, giàu sang tột bậc, con cái học hành ở các nước tư bản giãy chết đó, khéo hỏi.

    Trả lờiXóa
  11. Người Đất Cátlúc 09:35 24 tháng 11, 2014

    Không biết nhận xét này có đúng không, nếu không thì HLL thứ lỗi cho tôi: Liền sau bài thằng Truyền, tối thứ 7, thì sáng và trưa hôm sau, mặc dù Chủ Nhật, HLL gối ngay 2 bài, một về án oan 39 năm ở Mỹ, một về bọn lừa đảo ngoại cảm. Động thái ấy, tôi nghĩ không vô tình chút nào của một người chơi blog có chủ đích, có tổ chức. Ai cũng thừa hiểu, nắm đấm phẩn uất bị chia ra nhiều mặt nhận, lực công phá của nó sẽ giảm đi. Đúng không? Nhưng HLL ạ, như tôi đã nhiều lần khẳng định xuyên suốt trong các phản hồi của mình, chế độ này không đổ, không bao giờ đổ bởi lực lượng gọi chung là chống phá Cách Mạng mà sẽ đổ, nhanh chóng sụp đổ bởi bọn Truyền và hao hao Truyền. Nhiều đêm, tôi tự cảm thấy rất thỏa nguyện khi suốt đời là một công dân tốt, công dân trung thực. HLL, đồng nghiệp, bạn đọc và tôi, đang tự nguyện làm những tiền đạo, những trung phong, những tiền vệ trong sáng để bảo vệ chân lý.
    HLL nghĩ sao, khi trên sân bóng có thằng khốn, gọi là đồng đội, đá phản lưới nhà hoặc giả vờ
    bắt bóng nhưng để bóng chui qua háng một cách ngoạn mục? Một thằng oắt con nhà quê, CP, chỉ có cái thiên phú chơi bóng, không phải nó muốn, không phải nó vi phạm, mà gia đình, quê hương nó, chính quyền đoàn thể nơi nó ở, muốn nó có điều kiện thuận lợi phát triển tài năng
    thì cùng nhau hợp pháp việc cải chỉnh hộ tịch cho nó. Sai. Nhưng cái sai ấy đến mức phải đem ra công luận mổ xẻ như chẻ sợi tóc làm 4 không? Và cuối cùng sẽ để làm gì? Quê tôi, ông Bí Thư xã, quá 2 nhiệm kỳ phải nghỉ. Ông xin chuyển công tác lên huyện. Chuyển không được vì tuổi ông 42. Thế là sau đó vài tháng, từ KS, CNND, HK, cả bằng cấp, cả thẻ Đảng, tất tật ông được"cải lão hoàn đồng" thành 38 và ông trở thành một Phó Phòng Tài nguyên Môi trường huyện!. Trường hợp này nhiều lắm, nhiều vô số kể. Mà vì cá nhân các ông ấy chứ một tí tẹo ích lợi cho cộng đồng cũng không có.
    Riêng thằng Truyền- nhân dân, Đảng, giao cho nó cái trọng trách gác đền ở Phủ Khai Phong, mà gác đền trong giai đoạn quan trọng này của đất nước. Nó nặn ra không biết bao nhiêu lời vàng ý ngọc để khuyên mọi người sống, làm việc liêm chính để nó...ăn cướp. Nói thật, một dân đen như tôi, đổi cái chức, con người của nó, bù thêm 5-6 căn nhà của nó cướp, tôi cũng- xin lỗi- ỉa trên đầu nó mà chối từ. Diễn đàn thì có nhiều người tham gia. Nhưng tôi vẫn nghĩ, tiếng nói giá trị nhất, trong sáng nhất, vẫn là tiếng nói của người dân chính hiệu. Quyền không. Lợi không. "Xiền" không. Nhưng đêm ngày, năm tháng họ vẫn miệt mài cho một xã hội công bằng, dân chủ, no ấm, hòa bình và văn minh. Mỏi tay. Xin dừng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thì nghĩ đơn giản hơn bác Cát, không biết có đúng ko.
      Trong hai ngày nghỉ nhưng có nhiều sự kiện nóng xảy ra nên các cô chủ nhà, theo tôi nghĩ, phải đăng nhiều bài về nhiều lĩnh vực khác nhau.
      Đăng bài về ông TRuyền, tôi nghĩ chắc chủ nhà cũng muốn bà con bạn đọc góp ý tìm phương cách chống tham nhũng hiệu quả hơn chứ ko thể để như hiện nay.

      Xóa
    2. Chắc bác Cát "nhạy cảm" quá nên mới suy nghĩ thế chứ.
      Khi chủ nhà đã"dám" đưa lên rồi thì ngại gì "lực' của những "cú đấm" vào tiêu cực bị các thế lực "phục hoạt" lợi dụng.
      Đấm mạnh vào "mảng" nầy nhiều thì càng có lợi cho đất nước thêm thôi!

      Xóa
    3. DLV honghale bày cách chống tham nhũng cho đang đi, ăn cơm của chúa mua gay xem nào. Cơ chế này có mà chống đầu gối. To mồm như ông Đất Cát bên trên còn than thở bất lực kia. 100 % đàn chúng tôi mà góp ý bày phương cách thì sẽ bị cho là phản động phá hoại vì động chạm tới cơ chế độc quyền chính trị. Nên các đồng chí chỉ còn cách tự lực cánh sinh hát bài phê tự phê và chỉnh đốn hoặc học tập tấm gương đạo đức HCM. Tớ nói trước là đéo học được đâu vì HCM ngày xưa khong con không cháu. Bây giờ khác xưa về nhiều mặt nên chẳng thằng nào học được đâu. sẽ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Ông Cat hiểu hết vấn đề nhưng vì lợi lộc ơn huệ nhiều quá nên đành cam tâm cam chịu thực tế này.

      Xóa
  12. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủlúc 19:08 24 tháng 11, 2014

    Mấy vị nặc danh chấy rận to mồm chửi xằng, ví dụ như Nặc danh13:21 Ngày 24 tháng 11 năm 2014.
    Thế cái cơ chế Bồ Đào Nha thì có phải cộng sản đâu mà nó cũng tham nhũng khiến suýt vỡ nợ, nếu không cầu cứu nước ngoài cứu khẩn cấp.
    Đây, thông tin trên đài phởn RFI, chắc không phải DLV của Cộng sản, chắc họ không dựng chuyện, đổ oan cho tên cựu thủ tướng:
    -------
    Cựu thủ tướng Bồ Đào Nha José Socrates bị bắt vì tham nhũng và rửa tiền
    Xem ảnh:
    http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2014-11-22T162558Z_1143805221_GM1E75V0J8201_RTRMADP_3_PORTUGAL-CORRUPTION-SOCRATES_0.JPG
    Cựu thủ tướng Bồ Đào Nha José Socrates bị câu lưu vì tội tham nhũng, rửa tiền vào rạng sáng 22/11/2014.

    Cựu thủ tướng Bồ Đào Nha, José Socrates hôm nay (23/11/2014) trình diện tòa án Lisboa để trả lời về các tội danh tham nhũng, rửa tiền, trốn thuế. Ông đã bị câu lưu tại sân bay thành phố trong đêm ngày 21 rạng sáng ngày 22/11/2014 khi vừa từ Paris trở về. Thủ tướng Socrates thuộc đảng Xã hội Bồ Đào Nha. Ông từng lãnh đạo đất nước từ năm 2005 đến 2011.
    Vụ bắt giữ cựu thủ tướng Socrates xảy ra vào lúc Bồ Đào Nha đang chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Tháng 6/2011 ông đã phải từ chức sau khi Bồ Đào Nha suýt bị tuyên bố phá sản và phải cầu viện quốc tế hỗ trợ tài chính. Từ ba năm qua, José Socrates sống tại Paris và ghi danh ở đại học Sorbonne. Tư pháp Bồ Đào Nha chú ý đến trường hợp của ông sau vụ cựu thủ tướng Bồ Đào Nha mua một căn hộ tại Paris trị giá 3 triệu euro.

    Theo tư pháp Bồ Đào Nha, cựu thủ tướng Socrates đang bị điều tra vì nhiều vụ chuyển tiền mờ ám. Nhiều khoản tiền đã được chuyển vào tài khoản ngân hàng của ông nhưng không phù hợp với các khoản thu nhập đã được cựu thủ tướng Bồ Đào Nha khai báo với sở thuế.
    Bên cạnh đó, tên tuổi của ông José Socrates cũng đã nhiều lần được nhắc tới trong các vụ tham nhũng. Chẳng hạn như trong dự án xây dựng khu trung tâm thương mại Freeport ở ngoại ô thủ đô Lisboa. Ông đã bị khám nhà. Ít nhất ba cộng tác viên thân cận của cựu lãnh đạo Bồ Đào Nha cũng trong tầm ngắm của tư pháp.

    Đối với dư luận Bồ Đào Nha, vụ án Socrates là giọt nước làm tràn ly. Tuần trước, 11 quan chức cao cấp đã bị bắt giữ vì liên lụy đến vụ tai tiếng mang tên « hộ chiếu vàng ». Trong danh sách 11 người đó, có những nhân vật tai to mặt lớn như người đứng đầu cơ quan biên phòng hay một quan chức của ngành mật vụ.
    Cụ thể những người này bị tình nghi cấp visa trái phép cho các kiều dân ngoài khối Liên Hiệp Châu Âu. Trong số đó đông đảo hơn cả là người Trung Quốc, Brazil và Angola. Đây là hình thức để các công dân này bắt rễ được vào Liên Hiệp Châu Âu. Để đổi lại, những người cầm « hộ chiếu vàng » đã phải đầu tư vào Bồ Đào Nha. Theo thống kê chính thức nhờ phương thức này, Lisboa trong năm 2012 đã thu vào được hơn 1 tỷ đô la. Tai tiếng « hộ chiếu vàng » đã khiến bộ trưởng Nội vụ Bồ Đào Nha phải từ chức.
    http://vi.rfi.fr/quoc-te/20141123-cuu-thu-tuong-bo-dao-nha-jose-socrates-bi-bat-vi-tham-nhung-va-rua-tien/

    Trả lờiXóa
  13. Ở Bo hay ở Mỹ thì vẫn có tham nhũng không thể sạch sẽ được. Nhưng ở những nước dân chủ thì tham nhũng bị kiềm chế tốt hơn nhiều. Tùy thuộc vào chính trị mỗi nước dân chủ mà mức độ tham nhũng tiêu cực ở mức cao thấp khác nhau. Tham nhũng ít hơn, tiêu tiền ăn cắp khó hơn, khả năng bao che bưng bít khó hơn nhiều. Con TQ hay VN minh thi khoi phai noi roi dung khong. Tổng thanh tra chính phủ còn thế này thì nói nhiều làm gì, im mẹ đi cho đỡ xấu hổ.

    Trả lờiXóa
  14. Người Đất Cátlúc 10:55 25 tháng 11, 2014

    Mỗi quốc gia có những đặc thù riêng của nó. Không thể đem cái việc ăn cướp của thằng chó Truyền suy diễn, qui kết chế độ này là chế độ tham nhũng. Những lời vàng của người ngọc Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị:"Tiên ưu. Hậu lạc"( Phải buồn lo trước, trước cái lo buồn của nhân dân. Rồi sẽ vui sau, sau cái vui của nhân dân). Hoặc nôm na:"Hễ nước nổi rồi bèo sẽ cùng nổi". Và hàng trăm trí thức, sinh trưởng từ gia đình gia giáo, đã sống, xả thân, hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp CM. Hãy đặt đất nước vào hoàn cảnh sau cuộc nổi dậy của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Cần Vương, Duy Tân, Đông Du...mới thấy hết chọn lựa lực lượng Việt Minh là sự chọn lựa duy nhất, đúng đắn, khôn ngoan, không một chút chệch hướng, của lịch sử giữ nước dân tộc, của nhân dân Việt Nam. Khác đi, không ôm chân đế quốc thì cũng liếm gót ngoại bang. Phần còn lại, sau khi đã hoàn thành công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, là nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả, nặng nề, dũng cảm và vô cùng khôn ngoan của những thế hệ kế tục sự nghiệp CM Việt Minh. Trong đặc thù" sơn thủy tương liên, văn hóa tương đồng, lý tưởng tương thông, vận mệnh tương quan" với người láng giềng
    Trung-Hoa-vĩ-đại, thì mức độ thiêng liêng, cao cả, nặng nề, khôn ngoan của những người lãnh đạo đất nước phải được nâng lên, nhân lên tầm thời đại. Chủ quan, rề rà, không cầu thị, bảo thủ, cứ" dĩ bất biến ứng vạn biến" thì dần dà sẽ lạc hậu và tạo thêm nhiều nguy cơ mới.
    Trở lại việc thằng trộm Truyền. Vấn đề không nhân đó để bôi đen chế độ. Càng không thể nhân đó rồi chỉ sang Tàu, Bồ Đào Nha cũng có tham nhũng thì hiện tượng tham nhũng cũng là...bình thường. Thưa thật với các bạn, có thể, nếu BCT mạnh tay, quyết tâm "vừa diệt ruồi, vừa đả hổ" thì sẽ lôi ra trước ánh sáng công lý tầm vài chục thằng Truyền nữa. Có thể nội vụ và tài sản quốc gia thu hồi lại sẽ khủng hơn nhưng việc thằng Truyền nó quan trọng, nó làm mất lòng tin lớn trong nhân dân, vì nó là chủ nhân của Phủ Khai Phong trong-lúc-này. Mỗi tháng, tôi chay tịnh 4 ngày: 14, rằm, 30 và mồng 1 âm lịch. Nhưng nếu pháp luật cho phép tùng xẻo thằng Truyền, thì tôi, xin tự nguyện tham gia tích cực và tiên phong. Tước đảng tịch của nó. Đưa nó vào tù. Không trả nó về bất cứ KDC nào. Vì chứa nó, quần chúng, dân đen sẽ bị vấy bẩn.

    Trả lờiXóa
  15. Nghe Người đất cát nói mỗi tháng chay tịnh 4 ngày mà phát rùng mình, nổi hết da gà ! Ý là đã có chay tịnh mà bài viết của Người đất cát còn "rực lửa đấu tranh" với những bạo lực ngôn từ như "thằng chó, thằng trộm, thằng, nó..". Tuy nhiên, cũng có vài ý trong bài viết thiết nghĩ Người đất cát nên coi lại, trước mắt tôi chỉ xin góp ý 1 điều :

    Đảng đã thừa nhận "tham nhũng đã và đang là quốc nạn", tức tham nhũng đã rất lớn về “lượng” và rất nguy hiểm về “chất” tới nổi đe dọa sự tồn vong của Đảng và Chế độ XHCN. Theo qui định của Luật phòng chống tham nhũng hiện hành thì tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn đó để vụ lợi. Người có chức vụ, quyền hạn đương nhiên là người của bộ máy quản lý Nhà nước, quản lý bao gồm tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục..v..v…những lĩnh vực này lại chính là các yếu tố cấu thành Chế độ chính trị do Nhà nước giữ vai trò trung tâm. Như vậy, bằng nhận định “Tham nhũng hiện nay đã và đang trở thành quốc nạn, đe dọa đến sự tồn vong của Đảng và của Chế độ xã hội chủ nghĩa.” thì chính Đảng đã thừa nhận chế độ hiện tại đang bị tham nhũng đe dọa đến sự tồn vong, chứ cần gì ai suy diễn từ chỉ mỗi chuyện ông Truyền rồi qui kết chế độ này là chế độ tham nhũng.

    http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-moi/Phong-chong-tham-nhung/2013/19910/Thuc-chat-nguyen-nhan-cua-tham-nhung-va-nhung-van-de-dat.aspx

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cách “đặt vấn đề” và “ngôn từ” rõ ràng là của Tư TB.
      Sao không lấy lại nick cũ nhỉ?...
      ....Mà vẫn như ngày nào. Ông cũng vẫn ”thích” “trộn lẫn” các khái niệm để hướng người đọc mập mờ về một v/đ nào đó à?:
      “Đảng đã thừa nhận chế độ hiện tại đang bị tham nhũng đe dọa đến sự tồn vong”
      Điều đó nó KHÁC HOÀN TOÀN với:
      “cần gì ai suy diễn từ chỉ mỗi chuyện ông Truyền rồi quy kết chế độ này là chế độ tham nhũng.”
      T T2 có công nhận “sự khác biệt” đầy “ác ý” ở chỗ ĐANG BỊ THAM NHŨNG và CHẾ ĐỘ THAM NHŨNG đó không?...

      Xóa
    2. Đang bị tham nhũng đe dọa tới sự tồn vong của cả Đảng cầm quyền lẫn Chế độ chính trị chứng tỏ trong Đảng cầm quyền và Chế độ chính trị đó tham nhũng đã chiếm đa số, mà đã chiếm đa số thì nói chế độ tham nhũng cũng không sai. Sỡ dĩ chỉ nói "đang bị đe dọa..." là nói theo cách nói của Đảng, nhằm làm nhẹ đi cái thực tế quá phũ phàng mà ai có đầu óc đều hiểu rằng một chế độ tham nhũng chiếm đa số = chế độ tham nhũng.

      Như vậy, rõ ràng tôi không trộn lẫn khái niệm mà chỉ tại TVH không biết tư duy logich. Tôi có đọc còm của ông TTB, tôi tôn trọng ông ấy như tôn trọng tất cả những người đối thoại có cái tâm và cái tầm, nhưng sao TVH lại phải liên tưởng tới ông TTB khi đang nói chuyện với Trọng Tài 2 ? Không lẻ trên thế gian này chỉ có ông TTB có kiến thức để tranh luận ? Nghĩ rằng TVH nên tập trung vào nội dung cần trao đổi hơn là cái tên tác giả, bởi trên mạng, nội dung bài viết mới là thật còn nick chỉ là ảo.

      Xóa
    3. Từ chỗ “ tham nhũng đã và đang là quốc nạn” rồi nâng lên thành “chiếm đa số trong đảng cầm quyền”. Xong “chơi luôn” , dán thêm nhãn “CHẾ ĐỘ THAM NHŨNG” là cách suy diễn hết sức hồ đồ, xằng bậy. Và bất cứ người nào có chút hiểu biết bình thường cũng nhận ra điều đó.
      Thành ngữ: “mía sâu có đốt, nhà dột có nơi” là ý chê trách hành động “vơ đũa” và khuyên con người nên có cái nhìn và hành xử thông minh hơn. Ngu dốt đã là vấn đề. “Cố tình” thể hiện cái ngu dốt thì lại là chuyện khác nữa...
      Tư duy logic không có nghĩa là bưng bát cơm ăn, đôi khi vơ vào hạt sạn rồi vội vàng cho rằng đây chẳng phải cơm rồi hất đổ. (tôi cho rằng người có TRÍ không ai làm vậy) TT2 nên suy nghĩ lại chỗ nầy!...
      Cũng như trong xã hội. Giống như một tập hợp đầy đủ các gam màu. Thế nhưng những cái đầu “hạn hẹp” cứ chăm bẫm nhìn vào những mảng đen rồi bảo sao “nó tối quá”!
      Không phải “tơ tưởng” gì đến TTB đâu! Chỉ là muốn biết ông ấy dạo nầy thế nào. Qua thời gian , “trình” “nổ” của ông ấy đến đâu vậy mà!
      “Nghĩ rằng TVH nên tập trung vào nội dung cần trao đổi hơn là cái tên tác giả, bởi trên mạng, nội dung bài viết mới là thật còn nick chỉ là ảo.”
      Cám ơn vì góp ý. Nhưng nói thật, tôi vẫn “thích” biết người viết đó là ai ( dù vẫn ảo). Để chi? – Để “tôn trọng” hoặc “khinh bỉ” họ hơn khi tranh luận ( vẫn ảo). Thí dụ: mấy cái nick Nặc danh núp lùm, lâu lâu nhảy ra cắn cái rồi chạy mất.
      Mà công nhận, thiếu TTB đôi khi cũng…mất hứng!

      Xóa
    4. Luận về "khinh bỉ" thì xin nói thẳng tôi "khinh bỉ" TVH, "khinh bỉ" vì lẻ trình độ của ông kém quá mà lại hay ti toe, rất đúng với câu "dốt hay nói chữ", cái câu "mía sâu có đốt, nhà dột có nơi" là áp dụng trong trường hợp phân loại, ví dụ cây mía có 10 đốt, trong đó có đốt bị sâu và đốt không bị sâu lẫn lộn, khi cần phân loại ta phải chú ý "mía sâu có đốt" để lựa ra đốt nào sâu thì bỏ, đốt nào không sâu thì ăn chẳng hạn. Còn nhận định cây mía thế nào lại là một phạm trù khác, ví dụ cây mía 10 đốt chỉ có 1 đốt bị sâu có thể người ta chưa nhận định cây mía sâu, 2 đốt sâu cũng vậy, nhưng 3, 4 đốt bị sâu người ta chắc chắn phải đắn đo khi nhận định và khi số đốt bị sâu vượt hơn một nửa, chiếm đa phần cây mía, người ta chẳng ngần ngại đưa ra nhận định rằng đó là cây mía bị sâu.

      Đảng cầm quyền và Chế độ chính trị ở nước ta có bề dầy kinh nghiệm lãnh đạo, có những công cụ trấn áp sắc bén để bảo vệ Đảng và Chế độ, hay nói cách khác, có một sức mạnh như vẫn hay tuyên truyền là vô địch, thế nhưng bây giờ chính Đảng thừa nhận tham nhũng nguy hiểm tới mức đe dọa được sự tồn vong của Đảng và Chế độ vô địch đó, kết hợp với một vài phát biểu khác của lãnh đạo thuộc hàng cao cấp, ví dụ "một bộ phận không nhỏ đã thoái hóa, biến chất..." hoặc "một bầy sâu..." thì người dù ngu dốt tới đâu cũng phải hiểu được tham nhũng đã hiện diện khắp mọi ngóc ngách của chế độ, chiếm đa số trong Chế độ. Tôi cho rằng Đảng dám thừa nhận điều đó là một sự tiến bộ vượt bậc, bởi phải xác định rõ mục tiêu, nhận diện đúng kẻ thù, biết rõ qui luật hình thành, vận động và phát triển của sự vật, sự kiện, hiện tượng thì mới có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Đảng thừa nhận để đề ra quyết sách đúng đắn, nhằm chuyển chế độ từ tham nhũng hiện tại trở lại trong sạch trong tương lai là một điều rất đáng hoan ngênh và ủng hộ.

      Chế độ tham nhũng và Chế độ chủ trương tham nhũng cũng là hai khái niệm hoàn toàn khác. Một chế độ do quản lý yếu kém khiến bọn tham nhũng sinh sôi nảy nở dĩ nhiên khác với một chế độ có những chủ trương, chính sách khuyến khích tham nhũng, cần phân biệt rõ như vậy nếu tự cho mình là không ngu dốt, để khỏi nhầm lẫn khi nghe người khác nói chế độ tham nhũng đã giãy nãy la làng.

      Cái sự ngu dốt hay thông thái không phải lớn họng la lên là có được, nó sẽ thể hiện qua hành vi, thái độ và kiến thức trong bài viết của mỗi người. Tôi cho rằng nói vắng mặt người thứ 3 là hành vi vô văn hóa và ngu dốt, đáng bị "khinh bỉ", do đó xin miễn bàn với TVH về những thông tin có liên quan tới ông/bà TTB nào đó.

      Xóa
    5. Khi xem xét một vấn đề xã hội phải chú ý tới nhiều yếu tố như điều kiện ra đời, hoàn cảnh, phạm vi ảnh hưởng...v..v.. Đã biết xã hội là một tổng thể nhiều gam màu, thì phải biết ngoài câu "mía sâu có đốt, nhà dột có nơi" ra, tổ tiên ta còn dạy hậu thế rất nhiều câu khác, "1 con sâu làm rầu nồi canh" chẳng hạn, hoặc cũng với ví dụ bưng chén cơm ăn của TVH nhưng không phải lẫn trong đó là hạt sạn mà là 1 con giòi hoặc một mẫu đờm ..... thì sao ? TVH vẫn chỉ gạt bỏ con giòi và mẫu đờm đi và điềm nhiên ăn phần cơm còn lại trong chén sao ?

      Xóa
    6. Khách Qua Đườnglúc 13:44 26 tháng 11, 2014

      Khen Ông TVH: Quá nhạy nên sớm nhận ra "cái tổ con chuồn chuồn".
      Chê Ông TVH: Đã biết thế thì chớ "mang đờn đem gảy sát tai trâu". Phí!

      Xóa
    7. Gối rơm theo phận gối rơm, có đâu dưới đất mà chồm lên cao. Nhà em phận chầu rìa nên xin dựa cột nghe, không dám nói leo hay vuốt đuôi, nịnh bợ, nó trơ trẽn lắm các bác ạ

      Xóa
    8. @-Trọng Tài 211:40
      Thường thì người ta tỏ thái độ và dùng từ “khinh bỉ” với những kẽ xấu xa, tiểu nhân, hèn đớn .v.v.. -đại loại là vậy. Và tôi cũng đã từng dùng để nói về vài trường hợp trước đây, trên diễn đàn nầy, với những cái nick nặc danh, nhảy ra “cắn trộm”rồi dông mất. Chỉ có thế!
      Dù không được học hành đỗ đạt. Nhưng từ nhỏ, tôi được dạy dỗ là làm người phải biết khiêm nhường, nhẫn nhịn, làm lành, lánh dữ. Cho nên, tôi không bao giờ “dám” khinh bỉ những người mà chỉ vì người đó “kém” hơn mình. Bởi tôi sợ sẽ trở thành tên kiêu căng, hợm hĩnh, (mà từ ngữ bình dân trong Nam người ta gọi là LÀM PHÁCH CHÓ!) …Hơn nữa, chửi thẳng vào mặt người mình đối thoại bằng hai từ “khinh bỉ” mà VẪN CẶM CỤI HƠN THUA VỚI HỌ TỪNG CÂU TỪNG CHỮ thì chẳng lẽ TrọngTài 2 nghĩ mình sẽ ĐƯỢC MỌI NGƯỜI TÔN TRỌNG HƠN sao?
      Qua phản hồi của TT2, tôi “tâm đắc” hai câu sau đây:
      1- "dốt hay nói chữ".
      Rồi nghe TT2 “giảng” câu “ mía sâu có đốt….” mà tôi cười muốn sặc!...
      Trời ạ! Lần đầu tiên trong đời tôi mới “vỡ lẽ” câu: MÍA SÂU CÓ ĐỐT, là để….”PHÂN LOẠI”. Cho nên tôi nói “tâm đắc” là vì vậy! Nên chăng, các bạn trên GG Tiên lãng nầy nên ghi nhớ thêm 1 định nghĩa mới về thành ngữ nêu trên? Đúng là DỐT HAY NÓI CHỮ!
      Câu thứ hai là câu nầy:
      2- “Cái sự ngu dốt hay thông thái không phải lớn họng la lên là có được, nó sẽ thể hiện qua hành vi, thái độ và kiến thức trong bài viết của mỗi người”.
      Trong hàng hàng lớp lớp câu chữ của TT2. Theo tôi, có lẽ câu trên là súc tích, cô đọng nhất. Nó cho mọi người thấy “ sự thông thái” của TT2 đến cở nào.
      Riêng mình, dù không có sự “thông thái” hay trình độ còn kém mà TT2 “từng khinh bỉ”, cũng xin “ti toe” thêm lần nữa như sau ( TT2 “khinh bỉ” không đọc thì người khác đọc):
      -TT2 nói:” Tôi cho rằng nói vắng mặt người thứ 3 là hành vi vô văn hóa và ngu dốt, đáng bị "khinh bỉ", do đó xin miễn bàn với TVH về những thông tin có liên quan tới ông/bà TTB nào đó.
      Xin thưa:
      -TT2 lên án trật lất. Tầm bậy!
      Cái chỗ “nói vắng mặt người thứ 3” và “nói XẤU người thứ 3 vắng mặt” còn không phân biệt được thì “dạy đời ai”?
      Cho nên, sẽ chính xác hơn nếu tôi sửa lại: -“ chỉ có NGU DỐT mới nói NÓI VỀ NGƯỜI THỨ 3 VẮNG MẶT LÀ HÀNH VI VÔ VĂN HÓA”
      Mà thật vậy. Lục lại bao nhiêu sách vở, chưa thấy chỗ nào “khuyên” (hoặc cấm đoán) không nên nói về người thứ ba (vắng mặt) trong một trường hợp cụ thể nào đó.( dĩ nhiên là không phải nói xấu)
      Còn nữa,
      Tôi lấy hình tượng bát cơm có sạn để chứng minh một cách dễ hiểu nhất về cách xử lý “khôn ngoan” của con người trước “sự cố không mong muốn”. Hình tượng đó là hoàn toàn “bình thường” và nó từng xảy ra hàng ngày trong đời sống. Nhưng vì TT2 cố tình không công nhận “sự thực thực tế” đó rồi “đơm đặt” thêm nào là giòi, đờm .v.v..để cãi cùn. Ví dụ của TT2 là phi thực tế, khiêng cưỡng, lãng. Và đương nhiên là VÔ LÝ!...
      THAY LỜI KẾT
      Nếu quả thực, TT2 có “sự thông minh, thần thái hơn người”, có học hành, “trình” cao, “độ” cả - thì gia đình, con cái .TT2 được nhờ. Nhưng, cứ dựa vào đó mà tự cho mình “giỏi” hơn người rồi coi khinh khi người khác thì thật là lố bịch. Thiển nghĩ, tư tưởng đó chỉ có ở những kẻ vô học.
      Nói (lịch sự) là vậy, chứ thật ra, tôi không tin TT2 thông minh. Vì qua các comment phía trên, nó chứa hàng đống mâu thuẫn và thấy….tức cười! ( cái chỗ… phân loại mía sâu ấy!)
      Nhưng không phải vì những điều đó mà tôi “lên tiếng” (tôi không có thói quen bới móc những khiếm khuyết, hạn chế khách quan của người khác). Tôi lên tiếng vì không đồng ý quan điểm và lập luận của TT2 về chuyện “thời sự” nầy. Đây:
      “…Chế độ chính trị đó tham nhũng đã chiếm đa số, mà đã chiếm đa số thì nói chế độ tham nhũng cũng không sai…” (LẬP LUẬN NẦY LÀ HỒ ĐỒ. Con số phần trăm cụ thể bao nhiêu mà đa số? Nó SAI ngay vế đầu tiên và do đó , vế thứ 2 là VÔ NGHĨA)
      Và đây:
      “..một chế độ tham nhũng chiếm đa số = chế độ tham nhũng.” (quá rõ như 2 với 2 là 4 phải không?)

      Xóa
    9. Ông THV đuối lý mẹ nó rồi còn cố đấm ăn xôi. Tôi học ít nhưng đọc qua thấy ông thua người ta một trời một vực. Con tôi nó không quan tâm đến chính trị mà nó còn thay ông đã phơi bụng rồi. Thôi lặn đi và chuyên đề tài và tôi khuyên ông TT 2 nói vậy đủ rồi, mọi người đã hiểu cả. Nói thêm thánh chửi nhau thôi

      Xóa
    10. Thưa ông Nặc danh 02:57
      Tôi có vỗ ngực to mồm tôi hơn người đâu. Nhưng để người ta tin những lời ông vừa nói là từ cửa miệng của một NGƯỜI ĐÀNG HOÀNG, trung thực (dù ông ít học). Thì ít ra, nặc cũng phải chỉ ra cho người ta biết họ ĐUỐI LÝ chỗ nào. Ít học chớ đâu phải vô giáo dục đâu mà muốn nói sao thì nói, bạ đâu nói đấy, dù cho đây chỉ là "thế giới ảo"?

      Xóa
    11. Hi hi, người ta nói rùi đó, Đảng và chế độ có sức mạnh vô địch, dưng mờ tham nhũng đe dọa được cả sự tồn vong của Đảng và Chế độ thì tham nhũng cũng phải có sức mạnh ghê gớm lắm chứ phải không ạ? Thiểu số nàm thao mà có sức mạnh ý được, nhà bác đuối lý nhưng cãi cùn là thế đấy bác TVH. Lại nữa, cái ví dụ bát cơm ý mà, nhà iem thấy rằng cơm bây lẩn sạn, sỏi hiếm hơn lẩn đờm đấy bác, đang ăn mấy thằng nhóc hắc xì rơi vãi đờm vào cơm, thậm chí chúng còn làm lẩn cả c... vào cơm ý chứ, chuyện xảy ra thường mờ. Chuyện này Bác cũng đuối lý là thế. Thêm nữa là cái câu "1 con sâu làm rầu nồi canh" sao bác lờ đi ? Bác lờ như thế chả đuối lý thì là là gì? Thôi bác ợ, đuối lý thì học hỏi thêm, hơn thua ở đây có được cải giải gì đâu mà.

      Xóa
    12. hi hi, đây nữa nè, nhà bác TVH biết nói thế này "-TT2 nói:” Tôi cho rằng nói vắng mặt người thứ 3 là hành vi vô văn hóa và ngu dốt, đáng bị "khinh bỉ", do đó xin miễn bàn với TVH về những thông tin có liên quan tới ông/bà TTB nào đó.
      Xin thưa:
      -TT2 lên án trật lất. Tầm bậy!
      Cái chỗ “nói vắng mặt người thứ 3” và “nói XẤU người thứ 3 vắng mặt” còn không phân biệt được thì “dạy đời ai”?"

      Nhưng trước đó, khi nói tới người vắng mặt thì bác TVH nói rằng " Không phải “tơ tưởng” gì đến TTB đâu! Chỉ là muốn biết ông ấy dạo nầy thế nào. Qua thời gian , “trình” “nổ” của ông ấy đến đâu vậy mà!" Ka ka ! Nói thế này mà không phải là nói xấu người thứ 3 lúc vắng mặt à?

      Tự mình mâu thuẫn với mình, thế mà 0 chịu đuối lý, chán lắm bác TVH ạ.

      Xóa
    13. Ông TVH rất xấu chơi. Ở GGTL có quy định tranh luận rõ ràng nhé, khi tranh luận với anh em dân chủ thì KHÔNG được hỏi số liệu và dẫn chứng cụ thể, nếu vi phạm quy định này thì:
      - AE dân chủ sẽ "ẳng đổng", hoặc
      - AE dân chủ sẽ chuyển chủ đề, hoặc
      - AE dân chủ sẽ chuyển nick khác.
      Ông TVH chơi vậy là không hay rồi. he he he.

      Xóa
    14. Trả lời chung các Nặc:
      Các nặc "ný nuận" như thế thì đây "đúi ný" thiệt! Tuy nhiên, trước khi bye bye ,tôi muốn làm rõ vài chi tiết:
      - TT2 "khinh bỉ" tôi vì tôi KÉM hơn ông ấy mà hay "ti toe" qua câu "mía sâu....." rồi TT2 "giải thích"CÂU ĐÓ LÀ ĐỂ ÁP DỤNG TRONG VIỆC ....PHÂN LOẠI".(nhắc lại cũng không nhịn được cười!). Có nghĩa là ông ấy PHŨ NHẬN CÂU THÀNH NGỮ TRÊN CHỈ VỀ THỰC TRẠNG XÃ HỘI. cũng có nghĩa là tôi đặt v/đ SAI, "dốt hay nói chữ" v.v... Để cuối cùng TT2 lấy câu " 1 con sâu làm rầu nồi canh" (nghĩa bóng cũng chỉ về 1 thực trạng xã hội) làm "đối trọng" so sánh, tranh luận. Tôi muốn hỏi, TT2 thật sự có "hiểu" mình đang viết gì không? Tôi nói "một đống mâu thuẫn" là vì vậy và thấy không cần thiết phải phản biện.
      Riêng v/đ người thứ 3 là TTB.
      Rất tiếc là Nặc không nắm hết "câu chuyện" đã vội vã đưa ra kết luận khiến sai lại càng sai:
      "trình "nổ" của ông ấy đến đâu vậy mà!" hoàn toàn không phải là câu nói xấu người vắng mặt. Càng không phải bịa đặt, bêu riếu vô cớ. Mà chính là do người đó "tự hào" nói ra.Trên đây nhiều người còn nhớ "câu nói hay nhất trong năm" đó là: " Tư THÁCH AI NỔ ĐƯỢC NHƯ TƯ!"
      Không tin, Nặc cứ hỏi lai cô chủ.
      Để tránh làm loãng topic, có lẽ ta nên dừng.
      Tuy nhiên, tôi vẫn bảo lưu quan điểm cần thiết phải vạch rõ "ý xấu" ẩn nấp trong các bài viết như vừa nêu, như trong các cmt là một ví dụ.

      Xóa
    15. Người Đất Cátlúc 11:19 27 tháng 11, 2014

      Xin khách quan góp với mọi người:
      Nhiều người trong chúng ta, cụ thể ở đây, trên GT, có học, nhưng hiểu về thành ngữ, xin lỗi, còn mù mờ. Thành ngữ không thể giải nghĩa bằng các bộ phận từ chứa trong nó mà phải hiểu theo MỘT NGHĨA DUY NHẤT, không đa nghĩa.
      Ví như:"Ếch ngồi đáy giếng". Không được tách ra từng từ ếch/ngồi/đáy/giếng để giải thích. Thành ngữ trên chỉ được hiểu theo một nghĩa: Tình cảnh hạn chế nên nhận thức bị hạn chế.
      Tương tự:"Mía sâu có đốt", không thể giải thích theo hướng cây mía bị sâu đục một đốt, hai đốt, thậm chí năm ba đốt, rồi mở ra...cây mía hư. "Mía sâu có đốt" chỉ có một nghĩa duy nhất: Bộ phận có hư đốn nhưng không nên qui ra cái toàn thể. Không còn, không được, giải thích khác. Tiện thể:"Con sâu làm rầu nồi canh": Một cá thể xấu xuất hiện ngoài ý muốn làm ảnh hưởng đến chất của một toàn thể tốt.
      Mọi lý luận, suy diễn, trái với khoa học ngôn ngữ, với người có chữ đều bị phát hiện, nhẹ nhàng thôi, múa chữ vụng.

      Xóa
    16. Cảm ơn bác Đất Cát.
      Tôi nghĩ, còm của bác cũng là cách giúp con người tích lũy thêm kiến thức. (ngoại trừ...ai đó "siêu" quá thì thôi, khỏi nói.)
      Chúc khỏe!

      Xóa
    17. Hi, nhà em lại nghĩ các bác TVH, cui bap với Người đất cát không cần phải nhiều lời khen và cám ơn nhau như thế, kẻo thiên hạ cười răng mèo tự khen mèo dài đuôi, tức chỉ nhõn 1 người tự khen, tự xoa mình ý

      Xóa
    18. Đúng là tâm địa của ....Nặc. Cứ suy bụng ta ra bụng người.
      Riết rồi "hết dám" cám ơn hay chào nhau một câu!
      Chán!

      Xóa
    19. "Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi" cách hiểu của anh em dân chủ là đầy tính sáng tạo. Cách hiểu của ông Cát và TVH là cách hiểu xưa cũ, cổ hủ từ xưa không phù hợp với xu hướng dân chủ. Nhá, nhá, nhá.

      Chết cười về kiến thức của anh em dân chủ mất. Tuổi trẻ cười chắc phải link với GGTL thôi, kẻo lãng phí 1 nguồn truyện cười vô cùng đa dạng và phong phú. Mấy cụ nhà nho mà đọc được dễ tăng xông não rùi lên nóc tủ buôn hoa quả lắm.Quả không hổ danh đàn nhà tư núp lùm.

      Xóa
    20. Hi hi, anh giai cui bap tự nhận xét hay đấy, thà trước sau cứ giữ phong cách chai mặt , nói dai và cãi ngang (vì trình kém!) như anh giai mà vẫn còn tẹo gì đấy gọi là người, chứ cái ngữ lúc ra vẻ đạo mạo, lúc lại thằng này, con kia, chó với mèo, chay với tịnh.... thì nó thành tắc kè mất rồi, anh giai ạ, GGTL chỉ để mấy cô tiên tự sướng với nhau hoặc tự sướng với mấy anh giai như cui bap thui, chứ nó "tầm cỡ" quá thì Tuổi trẻ cười nào dám link, đợi khi nào có Tuổi trẻ khóc thì may ra. hí

      Xóa
    21. Đó là Nặc 07:27 "rút kinh nghiệm" từ cờ vàng Cali đấy Cùi bắp ạ! Chạy sút quần rồi mà giờ vẫn "kiên cường" cờ quấn cổ, trùm (sơn) lên ô tô, thậm chí đưa cả vào chậu rửa chân nữa mà họ có thấy gì là nhục đâu!
      Các ông / bà "DLV' biết sai mà sửa. Biết có khuyết điểm mà điều chỉnh thì xem ra không "hạp" khẩu vị" với nhúm cờ vàng Cali và dân chủ giả cầy nầy rồi.

      Xóa
    22. he he, cái sự chạy sút quần này còn hạ hồi phân giải các bác ạ, e là có khi tới đó chả còn quần để sút, chả còn chổ để chạy ý

      Xóa
    23. Ấy ấy, Nặc cứ thoải mái .....thủ dâm tinh thần đi, chả ai cấm cản gì đâu!
      Có điều người ta cũng tò mò muốn biết bao lâu thì "hạ hồi phân giaỉ". 4 năm, hay 40 năm nữa?

      Xóa
  16. Vụ ông Trần Văn Truyền: Chỉ thu hồi, kiểm điểm là xong?
    (PLO)- Sau kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương về khối tài sản “khủng” và biện pháp xử lý đối với cựu tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền, dư luận vẫn chưa lặng yên bởi một câu hỏi lớn được đặt ra: Chẳng lẽ chỉ xử lý ở mức như vậy là êm?

    Hàng loạt sai phạm “lộ thiên” mà theo điều tra của cơ quan UB kiểm tra trung ương là ít nhất 6 tài sản bất động sản thuộc cỡ “bự” của ông Truyền đều “có vấn đề”. Một vài sai phạm của ông Truyền được kể ra như thiếu trung thực, thiếu gương mẫu, gây dư luận không tốt, thiếu tự giác v.v….

    Hình thức xử lý đặt ra cho cựu tổng thanh tra chính phủ là kiểm điểm trách nhiệm về các khuyết điểm, vi phạm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre và UB KTTW. Hai bất động sản bị thu hồi là căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, F15, Phú Nhuận, TP.HCM và thửa đất 598B5 Nguyễn Thị Định, F. Phú Khương, TX Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

    So sánh giữa siêu lợi ích mà ông Truyền thu được dựa trên các tài sản không hợp lệ trên với mức đề xuất xử lý chỉ mang tính rút kinh nghiệm là chính, bạn đọc PLO đặt ra nhiều câu hỏi, trong đó nhức nhối nhất là “chẳng lẽ chỉ xử có thế?”


    Nhà đất có liên quan đến ông Truyền ở nhiều nơi được ủy ban Kiểm tra trung ương làm rõ - Đồ họa: V.Cường/Tuổi trẻ

    Xấu hổ cho một ông quan đầu ngành

    Sở dĩ sự việc gây bức xúc cao độ, dư luận quan tâm trong suốt một thời gian dài chính là vì vị trí của ông Truyền không phải là bình thường.

    Khi đương nhiệm, với tư cách là Tổng Thanh tra Chính phủ, ông là người đứng đầu cơ quan chuyên trách của Chính phủ về thanh tra, là đầu mối theo dõi, tổ chức, đôn đốc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cả nước. Đó là cơ quan chuyên trách, có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra sai phạm của tất cả cơ quan khác. Biết sai vẫn phạm, mà còn phạm nghiêm trọng, điều đó đã gây tâm lý thất vọng, bất bình sâu sắc trong dư luận.

    Bạn đọc Dinh Thi Tuyet Son bày tỏ: “Thật xấu hổ cho người nguyên là một vị tư lệnh của một ngạch chuyên đi kiểm tra, làm trong sạch đội ngũ CBCC”. Bạn Phạm Anh Dũng chỉ buông một câu chán nản: “Thanh tra mà còn vậy thì hỏi ai bây giờ?”

    Nhìn từ “tầm cỡ” đáng nể của những sai phạm mới bị phanh phui ấy, nhiều người đặt nghi vấn về cả quá trình nắm quyền trước đó của ông Truyền. Độc giả CCB nói: “Phải xem những con người do ông Truyền tranh thủ ký đề bạt trước khi hạ cánh, có bao nhiêu trong số đó lo lót đi bằng cửa hậu? Khi về đã như vậy thì lúc đương chức hiệu quả công việc trong trọng trách của mình, ông làm đến đâu?”.

    Đáng buồn là nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là một trường hợp “bị lộ” trong khi còn rất nhiều quan chức khác vẫn đang trong vòng bí mật. Bạn duongdoan nêu nghi ngại “còn bao nhiêu cán bộ như bác Truyền nữa?”.

    Có thể nói, vụ việc của tổng thanh tra chính phủ Truyền đã làm lung lay đáng kể niềm tin vào cơ quan công quyền của quần chúng.


    Một trong những BĐS bị điều tra của ông Truyền ở địa chỉ 06 Lê Quý Đôn, Phường 1, thành phố Bến Tre

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dấu hiệu vi phạm pháp luật

      Cách xử lý thu hồi hai bất động sản như trên kèm hình thức kỷ luật chỉ là kiểm điểm, rút kinh nghiệm trước Đảng không đủ để thuyết phục dư luận về tính nghiêm minh khi xử lý đối với các sai phạm của ông Truyền.

      Lý do là vì đại đa số ý kiến đều cho rằng hành vi của ông Truyền có dấu hiệu vi phạm pháp luật và phải bị xử lý trước pháp luật chứ không chỉ xử lý về trách nhiệm đảng viên là xong. Mặc dù ông Truyền đã về hưu, nhưng các chuyên gia luật đã khẳng định không có vùng cấm trong xử lý vi phạm và cũng không có việc cho hạ cánh an toàn.

      Bạn đọc Nguyen Huu Nhan kiên quyết đề xuất: “Tôi nghĩ ta làm đến đâu chắc chắn đến đó, ra ngô ra khoai, có kết luận xử lý thông báo rộng rãi. Nhiều bạn đọc cho là ông Truyền đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tôi nghĩ là có cơ sở, đề nghị các cơ quan có trách nhiệm đi sâu theo hướng này”.

      Độc giả Nguyen Thi Thanh thì nêu quan điểm: “Thu hồi không chưa đủ, phải xử lý tội tham ô vì người làm luật mà còn vi phạm luật”. Ý kiến này được rất nhiều người đồng tình.

      Phát biểu trên báo, đại biểu Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm UBVH, GD Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH cũng cho rằng đằng sau sự việc này có thể có những dấu hiệu trục lợi, vi phạm pháp luật về công tác phòng, chống tham nhũng, về công tác bổ nhiệm cán bộ.

      Không có cách khác để xử lý ông Truyền?

      Vụ việc ông Truyền coi như là phát hiện muộn, xử lý muộn. Song nhiều bạn đọc tự hỏi, đây có phải là một trong nhiều trường hợp “xui xẻo” bị lộ? Nếu xử lý mạnh tay, nghiêm khắc thì có thể sẽ ngăn chặn được các trường hợp khác tương tự. Còn nếu chỉ giữ ở cách xử lý này thì e rằng tính răn đe là không đủ mạnh.

      Ở mức độ hiểu biết thông thường về pháp luật, công chúng chỉ cảm thấy kỳ lạ vì sao hành vi “thu gom” tài sản sai phép ở mức độ cao như vậy mà hình thức xử lý lại quá đơn giản? Nếu vụ việc này bị phát hiện khi ông Truyền còn đương chức, liệu có thể coi là một trọng án tham nhũng hay không?

      http://plo.vn/uploaded/phuongdung/2014_11_24/nha_o_tphcm_rpbd.jpg?width=500
      Căn nhà TP.HCm, một trong hai tài sản của ông Truyền bị thu hồi

      Bạn đọc TanHoangGia bất bình nói: “Tại sao cả hệ thống chính trị, rất nhiều cơ quan chức năng quản lý nhà nước không phát hiện được mà đến khi báo chí phanh phui mới vào cuộc nhỉ, chẳng nhẽ cả hệ thống không bằng một vài phóng viên? Mà đây mới là phần nổi của tảng băng chìm thôi nhé. Phải xem xét luôn yếu tố hình sự ...”

      Độc giả Lê Thái Bình nêu ý kiến có phần chua chát: “Làm quan chức sướng thật, nhà đất nhiều quá-cuối cùng có sai phạm thì cũng kiểm điểm rút kinh nghiệm là chính...”.

      Những ý kiến trên đã phần nào cho thấy sự bất cập trong việc xử lý sai phạm ông Truyền và đặt ra thực tế phải bổ sung vào hệ thống quy định pháp luật với những cách làm khác sát sườn hơn, phù hợp với thực tế hơn để làm gương cho không ít cán bộ đã, đang và có “nguy cơ” lợi dụng chức quyền để trục lợi.

      Xóa
    2. Không thể loại trừ trách nhiệm của địa phương

      Trong khi người dân thường muốn đăng ký tiêu chuẩn mua nhà ở xã hội hay vay tiền ngân hàng để mua nhà đều trải qua quy trình điều tra, xác minh rất chặt chẽ về điều kiện tài chính thực có.

      Thế nhưng vì sao một quan chức như ông Truyền, vốn dĩ “có điều kiện” hơn dân thường, lại làm đơn xin gì cũng liên tiếp được chấp nhận, bày tỏ hoàn cảnh khó khăn để từ xin thuê, tới xin mua nhà đất đều được đồng ý?

      Độc giả PLO đặt ra một vấn đề đó là trách nhiệm của các cơ quan đã “tạo điều kiện thuận lợi” để ông Truyền vi phạm.

      Độc giả Nguyễn Thanh Phong nói đơn giản: “Trách nhiệm này thuộc về ai? Xin không cho thì làm gì có chuyện vi phạm?”.

      Tương tự, bạn Nguyễn Văn Ren cũng cho rằng có sự liên đới trách nhiệm và không chỉ nên dừng lại ở việc xử lý đương sự một mình ông Truyền.

      “Khuyết điểm ông Tuyền như kết luận của UBKTTW thì các cơ quan, địa phương bị thanh tra thời điểm ông đương chức và cấp đất cũng có trách nhiệm một phần. Có thể không có vấn đề khuất tất, nể nang hay làm sai nhưng đã bỏ qua, xử lý nhẹ, vì ông là quan thanh tra”, là ý kiến của bạn lethanh.

      http://plo.vn/uploaded/phuongdung/2014_11_24/ong_tvtruyen_ssra.jpg?width=500
      Biệt thự khủng của ông Truyền nổi bật giữa vùng quê Bến Tre.

      Như vậy có thể thấy sau một thời gian đấu tranh, cuối cùng những nghi vấn đầu tiên về khối tài sản khủng của ông Truyền đã phần nào có lời đáp. Cơ quan kiểm tra của Đảng cũng đã nêu rõ cách thức xử lý đối với những sai phạm của ông Truyền trên tư cách là một đảng viên cao cấp đã nghỉ hưu.

      Tuy nhiên, điều mà nhiều bạn đọc PLO nói riêng cũng như dư luận nói chung còn băn khoăn là liệu vụ việc này có được xử lý tiếp tục bởi những quy định pháp luật của Nhà nước hay không? Bởi lẽ với những sai phạm như vậy mà chỉ dừng ở mức “lấy lộn thì trả lại” và "kiểm điểm rút kinh nghiệm" thì chúng ta cũng khó an lòng được về quyết tâm chống tham nhũng - một chủ trương đã được nhấn mạnh từ nhiều năm qua.

      Xin dùng ý kiến của bạn đọc Đức Cạn để kết lại bài viết: “Kiểm điểm là gì khi đã nghỉ hưu? Nếu dư luận không phanh phui thì sẽ ra sao?”

      An Khương (tổng hợp)
      Pháp luật TP

      Xóa
  17. Ông DLV honghale dở người. Quan to như thế, ở triều đình còn phải kiêng nể vì ông Truyền nắm thóp nhiều người. Về địa phương bố bảo thằng nào dám động. Chẳng qua báo chí nó thối mồm giống bọn phản động nên các bác cấp trên vỗ vai bắc Truyền : Thôi đồng chí thông cảm, dư luận nó rùm beng quá, bắt buộc chúng tôi phải thu hồi cho yên dư luận và de giữ gin dai cuc. Thực ra thực tế tiến ĐC cũng thừa sống 10 đời rồi, làm CM chúng ta phải biết hy sinh, con người con của. Honghale chẳng hiểu thực tế toàn nói sách vở rất ngớ ngẩn.

    Trả lờiXóa
  18. Người Đất Cátlúc 18:18 27 tháng 11, 2014

    Những nguồn dẫn tương đối khách quan của Bạn honghale giúp mọi người hiểu thêm về vụ việc lão Truyền. Đồng ý với Bạn khiếm danh 12:26, việc xử lý vụ việc lão Truyền chưa triệt để, có dấu hiệu nương tay. Còn đánh giá những trích dẫn góp lời về honghale thì Bạn quá cẩu thả và một chiều. Chiều nào thì Bạn tự hiểu. Riêng Bạn khiếm danh 15:32 cho rằng tôi, Cùi Bắp, TVH là một. Đúng. Chúng tôi thường có những quan điểm, nhìn nhận một số vấn đề giông giống nhau, nhưng với các bạn cố tình quặt quẹo, chỉ cần mỗi một chúng tôi, cũng đủ sức tranh biện. Đóng kịch, chuyện nực cười và có cần thiết đến thế không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tranh biện? Đây mới là chuyện nực cười! Đọc những còm của nhà bác và cui bap, TVH thấy các bác có thiên bẩm về chửi bới, nói ngang chứ chả phải tranh biện đâu bác ạ, mà bác cũng đã hết "thằng chó Truyền" với "thằng Truyền" tự khi nào vậy? Bác lại vừa vào chay tịnh à?

      Xóa
  19. SAO CHỈ BIẾT BÔI ĐEN?

    Trên BBC vừa có bài "vì sao tin tiêu cực lại ăn khách".

    Bài viết có đoạn: Vì sao báo chí và truyền hình thường xuyên đưa tin về thiên tai, thảm họa hay những vụ tai tiếng liên quan đến tham nhũng?

    Đơn giản vì chúng ta bị cuốn hút bởi những tin tiêu cực như vậy mà bản thân không hề hay biết, theo nhà tâm lý học Tom Stafford.

    Khi đọc tin, đôi lúc bạn cảm thấy tất cả các sự kiện đều rất tồi tệ và nặng nề. Vì sao truyền thông lại tập trung vào những khía cạnh xấu của cuộc sống mà không phải là những khía cạnh tốt? Và việc này nói lên điều gì về chúng ta, với tư cách là độc giả?

    Đối với các phóng viên, một thảm họa đột xuất thì thường ăn khách hơn là những sự kiện diễn biến chậm chạp. Hoặc có thể họ nghĩ rằng những nghi án tham nhũng hoặc những mẩu chuyện bất hạnh có thể được chuyển tải thành tin tức một cách dễ dàng hơn.

    Tuy nhiên có khi nào chính độc giả hay khán giả đã tạo thói quen đó cho các phóng viên? Nhiều người nói họ thích những tin tốt. Nhưng liệu đây có phải là sự thật?

    Báo chí Việt Nam có lẽ cũng không phải ngoại lệ. Do nhiều nguyên nhân, nhưng vì cơm áo, gạo tiền là nguyên nhân căn cốt nhất để báo chí thường xuyên đưa tin kiểu bôi đen, nhằm câu khách.

    Xin được trích ra đây, ý kiến bạn Le Quang Ho:

    Trước kia giá đất 20 triệu một mét bán chẳng ai mua, giờ bán 120 triệu một mét nhờ ơn Nhà nước làm đường, mà còn kêu, là sao? Báo chí gì đưa tin mà chẳng biết nghĩ.

    Đưa tin gì mà chỉ biết bôi đen, không bao giờ biết nói đến công ơn của đảng và nhà nước. Dân chủ quá trớn, nhẽ ra phải đóng cửa thêm vài tờ báo.

    Như ông Việt kiều vô gia cư ờ Mỹ bị chết do đang ngồi quán cafe mà nguyên cái xe SUV nó tông vào, nếu ở VN chắc báo chí và cư dân mạng tru tréo lên là sao đất nước gì mà khủng khiếp thế này, ngày nào cũng có người chết thảm, ông # đâu sao không từ chức đi, blah blah,...

    Do bị báo chí tô đen, nên nhiều người không tin được sự thật là ở Mỹ, số người chết do tai nạn giao thông tính theo đầu người còn cao hơn VN, xưa có con mụ Từ Huy suốt ngày lèm bèm nước ta nhiều tù nhân quá, tôi lấy số liệu cho xem ở Mỹ có mấy triệu tù nhân, thì mụ im bặt lảng qua chuyện khác. Một lũ tâm thần chỉ thích đọc tin xấu, thất bại do xã hội đào thải nên tối ngày lèm bèm chửi bới xã hội. Trong khi ngoài kia nắng vẫn vàng, gái vẫn xinh, mây vẫn xanh, chim vẫn hót, đất nước thay da đổi thịt mỗi ngày, éo hiểu nổi bọn tâm thần loser.

    Trên con đường xây dựng xã hội dân chủ và tự do ngôn luận, thiết nghĩ việc đầu tiên chúng ta phải làm là đấu tranh để đảng và nhà nước cũng được bình đẳng trước dư luận như các đối tượng khác. Hiện nay các "nhà dân chủ" đàn áp thẳng tay bất cứ ai bất đồng chính kiến, dù là trên báo, trên truyền hình, hay trên facebook.

    Tham khảo:
    http://dantri.com.vn/su-kien/ban-thao-nha-ben-doan-duong-noi-do-dep-nhat-sai-gon-998778.htm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Đất Cátlúc 04:00 28 tháng 11, 2014

      Chào Bác Mõ!
      Năm 1991, tôi tự nguyện xin rời bục giảng để về làm ruộng. Một trong những nguyên nhân, có nguyên nhân lý luận tuổi cao bằng trái đất, về- tô-hồng-bôi-đen, mà Bác vừa nhắc! "Chiến" với Bác không tiện, vì tôi thường đọc Bác và thực lòng, rất quí Bác. Cái món thực đơn này, xin Bác mang gấp gấp lại xuống nhà bếp. Thấy nó, tôi muốn ói Bác ạ!

      Xóa
    2. Hi, bác Người đất cát đứng bục giảng bao lâu mà lại "tự nguyện xin rời bục giảng để về làm ruộng" vậy? Em dự là khoản 16 năm bác nhễ? Em cũng dự chắc nhà bác là giáo viên Ngữ văn, vì chỉ có giáo viên Ngữ văn mà hay dùng từ "thằng, con, thằng chó..." hoặc "đ...mẹ, đ...bà" gì đấy mới "tự nguyện rời bục giảng về làm ruộng" thui. Nếu không phải xin bác bỏ quá dùm, nhà iem xin cảm ơn.

      Xóa
  20. Công Nông đối thoạilúc 17:53 30 tháng 11, 2014

    Dư luận phê phán ông Trần Văn Truyền “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô tài sản”
    26/11/2014

    “Có được Bản kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông báo về dấu hiệu vi phạm chính sách nhà, đất (thực chất là tham nhũng) của ông Trần Văn Truyền, chúng tôi mừng lắm, niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân gắn bó với Đảng hơn. Cảm ơn nhóm phóng viên và Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi đã vượt qua mọi sự nghiệt ngã, thể hiện bản lĩnh vững vàng, rất kiên cường, dám đấu tranh chống tham nhũng bằng nghĩa vụ và trách nhiệm công dân với Tổ quốc”. Nhiều cán bộ lão thành, cán bộ hưu trí, bạn đọc trên mọi miền nhắn tin, điện thoại tới Tòa soạn Báo Người cao tuổi khẳng định như vậy!…

    Ông Trần Văn Truyền từng là quân nhân “đào ngũ”…

    Theo điều tra của Báo Người cao tuổi tại Bến Tre, ông Trần Văn Truyền xuất thân từ một quân nhân ở Đại đội 3, Tiểu đoàn 516. Khi ra trận, do trực thăng của địch ruồng bố, chiến sĩ Trần Văn Truyền bỏ ngũ, trốn về làm công tác Đoàn Thanh niên ở huyện Ba Tri. Do “quan hệ” với con gái Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy, ông bố vợ tương lai bố trí “chàng rể” làm ở Ban Tổ chức Huyện ủy. Sau này ông Truyền báo cáo tổ chức, do bị thương nên không quay về đơn vị cũ. Vậy ngọn gió nào đưa ông lên chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, rồi lên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre. Ngồi ghế này, lợi dụng lúc Bí thư Tỉnh ủy đi họp Trung ương, ông Truyền “hiến kế” rút ngân sách của Ban Tài chính Quản trị phân phát cho mỗi Tỉnh ủy viên một xe gắn máy Drem II trị giá 20 triệu đồng. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy được gấp đôi (40 triệu đồng). Nhiều cán bộ lão thành đã nghỉ hưu gửi đơn tố cáo lên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu lúc ấy và có chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc. Vậy mà ông Truyền vẫn lên giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi lên cao hơn ở ngoài Trung ương. Nhiều cán bộ lão thành ở Bến Tre nhận xét: “Ba Truyền tham nhũng có truyền thống!”. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham ô, vụ lợi, khai man tài sản, dối lừa. Ngay khi Báo Người cao tuổi phát hiện đăng bài báo đầu tiên về ông Trần Văn Truyền thì ông Cao Văn Trọng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến Tre trả lời với báo chí về khu đất 16.567,4m2 của con trai và 8.000m2 đất của con gái ông Truyền mua với nhiều căn nhà ở các nơi, con trai ông Truyền mua rồi “san lấp cải tạo lại, nhà ông Truyền xây cũng nhỏ, đơn sơ, đồ đạc không có gì”. Phát ngôn bao che, đánh lừa dư luận của ông Cao Văn Trọng như thế cũng cần xem xét lại tư cách, cán bộ. Nhân dân Bến Tre ví von ông Trọng “là Lê Lai cứu chúa… chổm”. Khu đất 315m2 ông Truyền làm nhà cho thuê tại số 598 – B5, đường Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, tuy ông Truyền không có đơn xin cấp đất và cũng không có xác nhận của cơ quan, nhưng ông Huỳnh Văn Be, Chủ tịch UBND tỉnh lúc ấy vẫn biếu không. Con trai ông Be mới chỉ Thiếu úy cũng được bố cấp hàng nghìn mét vuông xây biệt thự. Khu đất này nguyên là ruộng canh tác hợp pháp của một hộ gia đình có 11 nhà giáo, trước giải phóng miền Nam bị chế độ Ngụy quyền chiếm đoạt, sau giải phóng hộ dân này gửi hàng trăm lá đơn xin lại thì ông Huỳnh Văn Be quyết định không trả (11/12 người trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị xem xét, giải quyết) ông Be giữ lại phân phát cho 10 cán bộ của tỉnh.
    http://nguoicaotuoi.org.vn/wp-content/uploads/2014/11/a4..jpg
    Cổng chính đi vào dinh thự và “dự án gia đình” của ông Trần Văn Truyền đầu tư hơn nửa tỉ đồng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công Nông đối thoạilúc 17:53 30 tháng 11, 2014

      Dư luận đặt câu hỏi, bà mẹ nuôi cho ông Truyền có biệt thự ở Quận 9, TP Hồ Chí Minh lại là người nhận ông làm con nuôi vào thời điểm ông làm Tổng TTCP. Con gái ông Truyền được vào làm việc tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí, con rể từ Công an xã An Hiệp, huyện Châu Thành (Bến Tre) được lên “làm quan” ở Cục Cảnh sát Giao thông phía Nam thuộc Bộ Công an. Con dâu ông được làm đại lí độc quyền bia Sài Gòn trong tỉnh, v.v… Nếu là con thương binh, liệt sĩ, con của những anh hùng liệu có xin được công việc dễ dàng vậy không? Chuyện ông Trần Văn Truyền chui sâu, leo cao để tham nhũng không thể xử lí hành chính như những kẻ ăn cắp chó, ăn cắp xe đạp…? Nhiều cán bộ lão thành bức xúc về công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng và quản lí cán bộ. Ngoài chuyện tham ô tham nhũng, lừa dân, dối Đảng có hệ thống, ông Truyền còn khai man lí lịch khi ứng cử Đại biểu Quốc hội ở Bến Tre. Tuy chưa có bằng cấp III bổ túc văn hóa, nhưng ông vẫn vào học Đại học Luật Khóa I tại chức ở tỉnh lị Bến Tre, kê khai sơ yếu lí lịch trích ngang “Tốt nghiệp Đại học Luật”. Chúng tôi đến Trường Đại học Luật Hà Nội, được Trưởng khoa Tại chức cho xem sổ lưu thì thấy danh sách 21 học viên không đủ điều kiện thi tốt nghiệp, trong đó có thí sinh Trần Văn Truyền đứng hàng số thứ tự thứ sáu, v.v…

      Nỗi trăn trở của người cầm bút chống tham nhũng

      Để tìm được căn bệnh “lợi dụng chức vụ quyền hạn tham nhũng” của ông Trần Văn Truyền, theo chỉ đạo của Tổng Biên tập, nhóm phóng viên Báo Người cao tuổi phải tiêu tốn nhiều thời gian, công sức, vượt qua bao rào cản khắc nghiệt và miệng người cười chê, oán trách mới có được những thông tin chính xác, những tấm ảnh cụ thể. Khó khăn nhất là tất cả nhà, đất với hàng chục sổ đỏ đều do vợ, con ông Truyền đứng tên chủ sở hữu, ở nhiều địa phương nên việc đi lại, xác minh không đơn giản. Chính quyền các địa phương (ngoài tỉnh Bến Tre) không biết tên tuổi vợ, con ông Truyền. Mặt khác, khi phóng viên đề cập tới ông Tổng TTCP thì số đông cán bộ địa phương đều tỏ ý lo sợ, không dám cung cấp thông tin. Đi đến đâu chúng tôi cũng nhận được câu trả lời việc này “không biết”. Có những người xem chúng tôi là những cây bút chuyên xoi mói chuyện đời tư người khác đã nghỉ hưu.

      Trong thời gian trông chờ kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chúng tôi đã nhận một số tin nhắn hăm dọa, thô tục.

      Về Bến Tre thì ông Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tổng thu ngân sách của tỉnh không đủ nuôi riêng ngành Giáo dục. Trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Bến Tre có 35.376 liệt sĩ, 15.154 thương binh, 1.506 bệnh binh và 2.205 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Toàn tỉnh vẫn còn 31.657 hộ nghèo, chiếm 8,59%. Vậy mà ở vùng đất nghèo khó này lại mọc lên “Vườn phố Thường vụ” do nhiều cán bộ cấp cao của tỉnh lợi dụng Nghị định 61/NĐ-CP tạo lập lên theo “phong trào” tham nhũng tập thể để chiếm nhà mặt tiền rồi bán hoặc cho thuê. Thiếu tướng, cựu Giám đốc Công an tỉnh Hồ Quốc Việt thì tổ chức đường dây làm hộ chiếu giả cho nhiều đối tượng xấu ra nước ngoài dễ dàng. Ông Trần Văn Truyền, cựu Tổng TTCP xây dựng dinh thự trên vùng đất nghèo khó này.

      Xóa
    2. Công Nông đối thoạilúc 17:54 30 tháng 11, 2014

      Trở lại Hà Nội, trên những chuyến bay mây mù dày đặc, trong giấc ngủ chập chờn, chúng tôi cứ bị ám ảnh về khu biệt dinh đồ sộ của ông Truyền đang gặm nhấm sâu vào từng khúc xương tủy của hàng triệu liệt sĩ trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

      Trao đổi với chúng tôi, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Vị, cựu Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, cựu Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Bến Tre, 65 năm tuổi Đảng cho biết: “Tôi rất mừng khi đọc được thông cáo báo chí về Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với ông Trần Văn Truyền. Từ một thanh niên “đào ngũ” mà trở thành Bộ trưởng, chạy giặc mà dám khai báo với tổ chức là bị thương rồi bỏ trốn. Những kẻ như vậy cần phải xử lí đúng quy định của Đảng và pháp luật, dân mới tin và gắn bó với Đảng hơn. Tôi và nhiều anh em cán bộ lão thành khác đang trông chờ, vì đây mới chỉ là kết luận trên giấy”.

      Ông Phan Thanh Giảng, cựu Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cựu Giám đốc Sở Thương mại Bến Tre, 70 năm tuổi Đảng khẳng định: “Ba Truyền gian trá, xảo quyệt, nhà đất, tiền của mênh mông như thế mà thiếu trung thực, ông này không còn tư cách là đảng viên, cần xử lí nghiêm minh. Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới chỉ đề cập tới nhà, đất, còn chuyện mua chức quyền mà ông ta kí bổ nhiệm, nâng hàm cấp hơn 60 người trước khi nghỉ hưu thì chưa thấy Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề cập tới? Tôi lo nhất là xử lí kiểu “giơ cao đánh khẽ”. Nếu cán bộ cấp cao nào cũng thế, thử hỏi đất nước còn gì, dân còn gì, dân sẽ tin vào đâu? Thật đau lòng ở một vùng đất có truyền thống cách mạng mà lại sinh sôi, nảy nở thứ hoa dại như vậy? Nếu không có bản lĩnh, nhiệt huyết, trí tuệ của những người cầm bút ở Báo Người cao tuổi, ý chí đấu tranh bảo vệ lẽ phải của ông Tổng Biên tập thì khó có thể tìm ra những con sâu dân mọt nước ấy. Tôi đề nghị Trung ương phải kịp thời khen thưởng Báo Người cao tuổi, con chim đầu đàn trong công tác chống tiêu cực, phòng chống tham nhũng trong giới báo chí.

      Trường Sơn – Hồng Lĩnh
      http://nguoicaotuoi.org.vn/tin-tuc/du-luan-phe-phan-ong-tran-van-truyen-loi-dung-chuc-vu-quyen-han-tham-o-tai-san.html

      Xóa
  21. Luật sư Trần Đình Triển“bán đứng” thân chủ như thế nào?
    28/11/2014

    Như độc giả của Báo Người cao tuổi và dư luận đã biết, vụ án “Hai con nhím” mà TAND thành phố Hà Nội đã kết thúc phiên xét xử sơ thẩm ngày 30/9/2014 sau nhiều lần dở dang, tạm hoãn. Trong vụ án này, có rất nhiều luật sư tham gia bào chữa cho các bên. Nhưng tại phiên xét xử cuối cùng đó, luật sư (LS) Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng LS Vì Dân không được thân chủ “trọng dụng” tiếp, do “bán đứng” thân chủ để ăn cả “hai mang”. Tính “hai mặt” trong một con người này như thế nào?…
    nggaddû

    Luật sư Trần Đình Triển.

    Vì là những người theo dõi diễn biến phiên tòa, chúng tôi thấy trong phiên xử ngày 11/9/2014, LS Trần Đình Triển còn gay gắt, “đốp chát” với Hội đồng xét xử, nhưng ở phiên xử ngày 30/9/2014 để Tòa tuyên án, “bỗng dưng” thấy vắng bóng ông Trưởng Văn phòng LS Vì Dân mà báo chí và dư luận vẫn mai mỉa “ông… vì tiền”. Đoán được việc “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”, chúng tôi tìm đến bà Hàn Thị Phước (sinh năm 1959) trú tại 93 Trường Chinh, phường Phương Liệt (Thanh Xuân, Hà Nội) là bị cáo trong vụ án. “Khổ chủ” Hàn Thị Phước đầy cay đắng, thất vọng trước việc “bán đứng” thân chủ của LS Trần Đình Triển như sau:

    Do Nguyễn Quốc Bình (sinh năm 1977) trú tại 100 phố Nhổn, thôn Tu Hoàng, xã Xuân Phương, Từ Liêm (là bị cáo trong vụ án) giới thiệu bà Phước với LS Triển, vì Bình là anh em đồng hao với ông Triển. Ngày 12/10/2013, bà Phước đến Văn phòng LS Vì Dân nhờ ông Triển tư vấn, dịch vụ pháp lí để bào chữa cho bà và Bùi Quốc Phòng. Ông Triển đã kí với bà Phước Hợp đồng dịch vụ pháp lí, tổng số tiền 100 triệu đồng. Bà Phước đã ứng trước 30 triệu đồng. Sau đó LS Triển đã đưa lên mạng Internet các đơn tố cáo bà Nguyễn Thị Hoa (sinh năm 1966) trú tại T2 Khu đô thị Trung Hòa, Nhân Chính, quận Thanh Xuân, là bị hại trong vụ án.

    Thế nhưng, vô tình có một hôm – bà Phước trình bày tiếp – bà đến nhà ông Triển đã thấy vợ chồng bà Nguyễn Thị Hoa (chồng là Nguyễn Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ Thanh tra Chính phủ). Thấy vậy, bà Hứa Thị Phước chột dạ và linh cảm mình đã “gửi trứng cho ác”(?!). Ngay ngày hôm sau, bà Phước tức tốc đến gặp ông Trần Đình Triển để làm rõ việc xuất hiện của vợ chồng bà Hoa, trong khi ông đang “dịch vụ” cho bà. Không tỏ ra ái ngại, lúng túng, ông Triển thản nhiên, lạnh tanh mà rằng: “Ông Hải chồng bà Hoa là bạn tôi, có nhiều việc liên quan. Để tôi dàn xếp cho hai gia đình nói chuyện. Bà ác lắm. Bà Hoa sắp lên làm Phó Chủ tịch của một tỉnh mà bà lại làm đơn từ như vậy”.

    Chua chát thay! Chính ông Triển vừa “chắp bút” thảo đơn từ cho bà Phước, tung lên mạng Internet qua trang Facebook của mình, “ẵm” gọn 30 triệu đồng đó thôi. Sao ông không ngượng mồm khi bảo bà Phước là “bà ác lắm”? Nếu bà Phước không phát giác vợ chồng bà Hoa ở nhà ông, chắc ông vẫn lẳng lặng làm tròn “trách nhiệm” với bà để “thanh lí” nốt 70 triệu đồng trong số 100 triệu đồng của Hợp đồng dịch vụ? Nhận diện được “chân dung” của vị LS “hai mặt” và chỉ “vì tiền” này, bà Hàn Thị Phước không thuê tiếp ông Triển bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quốc Bình nữa. Ngược lại, đối với vợ chồng bà Hoa, công sức của ông Triển “bán đứng” thân chủ; ngấm ngầm làm “gián điệp” cho bà Hoa thì vợ chồng bà Hoa – cái giá của sự “biết ơn” và “biết điều” là không hề nhỏ? Phản bội và “bán đứng” thân chủ như thế; cơ hội, giả nhân giả nghĩa, “quăng xương cho chó cắn nhau” như thế, LS Trần Đình Triển không ngoài mục đích là sát phạt và trục lợi, lóa mắt vì tiền, lộ nguyên hình là kẻ thất đức, tráo trở: Làm luật sư ăn cả hai mang!

    Đối với vụ án Chủ tịch Công đoàn Bộ Công Thương Nguyễn Thị Hoa bị “vu khống”, một tờ báo uy tín khác đã “giật” tít: “Bữa thịt nhím dần hé lộ”!

    Đức Dũng – Trung Thứ
    http://nguoicaotuoi.org.vn/ban-doc/luat-su-tran-dinh-trienban-dung-than-chu-nhu-the-nao.html

    Trả lờiXóa
  22. HOAN NGHÊNH BÁO PETROTIMES
    Sau sự việc ngày 21/11, "UB Kiểm tra TƯ đã có thông cáo báo chí về kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với ông Trần Văn Truyền, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ", một lần nữa sức mạnh và vai trò của báo chí trong cuộc chống các hiện tượng tiêu cực của xã lại lại được khẳng định. Và dù không có một hình thức khích lệ nào đối với báo Người Cao tuổi nói chung, ông Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa nói riêng nhưng dư luận đang thầm cảm ơn những tập thể và những cá nhân như thế.


    Liên quan vụ việc về ông Trần Văn Truyền, khi được hỏi về tâm thế khiến ông (KQH) theo đuổi đến cùng dù biết đó là việc khó và đầy rẫy những thứ cám dỗ có thể khiến những người như ông phải "trả giá", ông Hoa đã cho rằng: “Có người từng khuyên tôi dừng vụ ông Trần Văn Truyền” và câu trả lời cho lời khuyên răn đó thì chắc nhiều người đã tỏ tường. Kết quả đến với cá nhân ông Truyền hôm nay như ông Hoa nói: "Việc đưa ra kết luận như vậy cũng một phần là chịu sức ép từ chất vấn của các đại biểu quốc hội. Việc đưa ra kết luận là kịp thời và đáp ứng được sự mong đợi của cử tri" nhưng chắc chắn không ai dám quên những con người như ông! Và cũng thật đáng mừng khi những cuộc chiến tương tự như thế, báo Người Cao tuổi và ông Kim Quốc Hoa không đơn độc, việc báo Năng lượng mới theo đuổi để làm rõ các hành vi sai phạm của Luật sư Trần Đình Triển trên phương diện đạo đức cá nhân và nghề nghiệp (Luật sư) có thể xem là một điển hình, dù nó chưa ngả ngũ và có một cái kết cuối cùng.
    Đến nay, qua theo dõi thì báo Năng lượng mới đã có 03 loạt bài viết về cá nhân Luật sư Trần Đình Triển:

    1. Luật sư "Vì dân" Trần Đình Triển và vụ bê bối tiền tỉ
    2. Luật sư Trần Đình Triển "lợi dụng" bà chủ Tập đoàn ATS?
    Mới đây nhất là bài viết: "Luật sư "Vì Dân" Trần Đình Triển "tẩn" đồng nghiệp giữa công đường" phản ánh về một câu chuyện mang tính "hậu trường" bên lề một phiên tòa mà Luật sư Triển tham gia với tư cách là Luật sư bào chữa nhưng thay vì thực hiện cái "thiên chức" được giao của mình với thân chủ và đại diện cho cơ quan thực thi pháp luật thì ông này lại dính vào cái chuyện ồn ào không hay và "những hành vi cá nhân không chuẩn mực" vi phạm vào quy tắc 15, 16 và 20 được quy định tại Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng luật sư toàn quốc).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đáng nói hơn, trong bài báo mới nhất này, Báo Năng lượng mới cũng đã chuyển đi bức thông điệp "theo đuổi đến cùng những vụ việc liên quan cá nhân ông Triển": "Vụ việc LS Trần Đình Triển bị chính thân chủ của mình đứng ra tố cáo là “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và “trốn thuế” vào giữa năm 2014 vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ". Có thể xem đây là một quyết tâm mang tính hệ thống của báo này trong việc đi đến cùng lật tẩy con người của Luật sư Trần Đình Triển.


      Vụ việc liên quan cá nhân ông Triển cũng thu hút sự quan tâm của Báo Người cao tuổi (tất nhiên, họ đi khai thác một khía cạnh khác của vấn đề) qua bài viết "Luật sư Trần Đình Triển bỏ sinh hoạt Đảng 6 năm vẫn khai trong lí lịch là đảng viên?" cho hay: "Có gì bí mật trong lí lịch đảng, ông Triển có bị kỉ luật hay không? Chỉ có ông biết rõ, khi ông chuyển từ ngành Công an sang Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, rồi về mở Văn phòng Luật sư Vì Dân. Theo đúng quy định, ông Triển phải nộp hồ sơ Phiếu chuyển sinh hoạt đảng số 180/GTSHĐ cho Quận ủy Đống Đa, rồi lấy giấy giới thiệu của Quận ủy Đống Đa về Đảng ủy phường Trung Tự nơi ông có hộ khẩu cư trú để sinh hoạt ở Chi bộ số 25. Nhưng Quận ủy quận Hai Bà Trưng chỉ biết ông Triển là người nhận hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng còn vì sao ông không nộp, không sinh hoạt đảng thì ông Triển là người biết rõ. Lí lịch luật sư ông khai là đảng viên để được bầu vào Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội nhưng đã bỏ sinh hoạt 6 năm. Là luật sư, lẽ nào ông Triển không hiểu Điều lệ Đảng? Điều 8 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 ghi rõ: “Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lí do chính đáng… thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách đảng viên”. Từ năm 2009 đến nay đã 6 năm đảng viên Trần Đình Triển không sinh hoạt ở chi bộ nào; không có chi bộ, đảng bộ nào ở quận Hai Bà Trưng hay quận Đống Đa có trách nhiệm và thẩm quyền xóa tên đảng viên Trần Đình Triển, trường hợp này xin gửi đến Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội xem xét và giải quyết, còn ông Triển liệu có còn xứng đáng là Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội không, có còn đủ tư cách để đi dự Đại hội Liên đoàn Luật sư Việt Nam không?". Điều này khiến tôi nghĩ rằng dường như đang có một sự liên thủ giữa báo Năng lượng mới - Báo Người cao tuổi trong theo đuổi vụ việc liên quan Luật sư Trần Đình Triển và nếu có chuyện đó thì nên chăng đó là tin vui nhằm tạo ra sức mạnh hòng chống đỡ lại sự phản kháng, trốn tránh của các chủ thể bị phản ánh.
      Đơn kiến nghị của Luật sư Trần Đình Triển
      Khi đang luận bàn điều này, có người bạn nói tôi rằng, so với "con cá" to sa lưới vừa qua của Báo Người Cao tuổi thì báo Năng lượng mới có chăng chỉ bắt con cá con? Nhưng tôi lại nghĩ hoàn toàn, cuộc chiến chống tiêu cực không hề có t sự phân tầng cá to hay cá nhỏ. Chúng ta không thể lấy cái địa vị xã hội có được của ông Truyền để đi so sánh với ông Triển! Nếu như vụ ông Truyền có cái khó là ông từng là quan chức đầu ngành của Trung ương thì cái khó không thể nói hết của ông Triển chính là vốn hiểu biết pháp luật. Còn nhớ, sau khi phản ánh những sai phạm của ông Triển thì Luật sư này cũng đã có những phản ứng bằng văn bản gửi đến báo Người Cao tuổi. Vì vậy, thay vì đi so sánh như thế thì nên chăng chúng ta nên cố chờ tin vui từ sự liên thủ giữa hai báo này./.
      Phương Nam OP
      http://vietnamngayve.blogspot.com/2014/11/hoan-nghenh-nang-luong-moi.html

      Xóa
  23. ở quê tôi vùng đất dân chưa thoát hết nghèo mà Bí thư Huyện ủy Giá Rai Vương văn Bền giàu không thua ông Truyền nhà xây vài tỷ, trên 10 nền nhà được cấp ở tỉnh BL, BV Giá Rai trên 10 tỷ mà có sau đâu. mấy cha chỉ được nước đục thả câu, đè 01 người đánh tới, tôi nói đời sống không công bằng....

    Trả lờiXóa