Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

MIỄN PHÍ GIÁM ĐỊNH ADN HÀI CỐT LIỆT SĨ

Lời dẫn: Có khá nhiều thân nhân liệt sĩ băn khoăn về khoản chi phí giám định ADN hài cốt liệt sĩ hàng chục triệu đồng, vượt quá khả năng của gia đình liệt sĩ. Google.tienlang giải tỏa điều băn khoăn này bằng sự khẳng định rằng: NHÀ NƯỚC SẼ CHI TRẢ KINH PHÍ GIÁM ĐỊNH ADN HÀI CỐT LIỆT SĨ. Chúng tôi xin đăng tải những văn bản liên quan đến lĩnh vực này dưới đây:
********************

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỤC NGƯỜI CÓ CÔNG
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Số: 600 /NCC-LTHS V/v lấy mẫu sinh phẩm giám định AND xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin
Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2012

Kính gửi: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Quyết định số 702/QĐ-LĐTBXH ngày 06 tháng 6 năm 2012 về việc thí điểm giám định ADN xác định danh tính liệt sĩ còn thiếu thông tin năm 2012, Cục Người có công hướng dẫn cụ thể về việc lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ để thực hiện giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin như sau:
I. Phạm vi áp dụng để giám định ADN
1. Hài cốt liệt sĩ mới được cơ quan có thẩm quyền qui tập nhưng chưa đầy đủ thông tin.
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (nơi tiếp nhận hài cốt) chỉ đạo Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban Quản lý nghĩa trang liệt sĩ tiếp nhận hài cốt liệt sĩ và mẫu sinh phẩm hài cốt do đơn vị qui tập hài cốt bàn giao để an táng, lập biên bản ghi rõ nơi qui tập, đơn vị qui tập, tình trạng hài cốt, ghi ký hiệu mẫu sinh phẩm và hài cốt được an táng tại số mộ, lô mộ, hàng mộ trong nghĩa trang liệt sĩ để thực hiện việc tách chiết, lưu giữ tại ngân hàng gene phục vụ cho việc đối chiếu, so sách xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.
2. Mộ đã được an táng trong nghĩa trang liệt sĩ nhưng còn thiếu thông tin, nay nghĩa trang liệt sĩ di chuyển hoặc tôn tạo lại có liên quan đến việc di chuyển phần mộ.
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có công văn đề nghị Cục Người có công để cử cán bộ của Cục và đề nghị Trung tâm giám định gene phối hợp lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ.
3. Mộ trong nghĩa trang liệt sĩ có nhiều gia đình liệt sĩ cùng nhận (mộ có tranh chấp).
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chỉ đạo Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội (nơi quản lý mộ) phối hợp với Ban Quản lý nghĩa trang liệt sĩ và đại diện các gia đình liệt sĩ có tranh chấp thực hiện việc lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ, lập biên bản ghi rõ tình trạng hài cốt, ký hiệu đối với mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ, đồng thời lấy mẫu sinh phẩm của các thân nhân liệt sĩ để thực hiện giám định xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.
4. Mộ liệt sĩ còn thiếu thông tin, nay có thân nhân liệt sĩ nhận và đề nghị giám định ADN.
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (địa phương có mộ) căn cứ đơn đề nghị của thân nhân liệt sĩ kèm theo giấy giới thiệu của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội hoặc chính quyền địa phương nơi thân nhân liệt sĩ đang cư trú và một trong các giấy tờ có thông tin liên quan về nơi liệt sĩ hy sinh hoặc nơi an táng liệt sĩ như: giấy báo tử, giấy báo tử trận, sơ đồ mộ chí, giấy xác nhận của cơ quan quản lý liệt sĩ trước khi hy sinh hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận nơi liệt sĩ hy sinh; giấy xác nhận của đồng đội liệt sĩ có chứng nhận của chính quyền địa phương và các thông tin trong hồ sơ liệt sĩ, hướng dẫn thân nhân liệt sĩ thực hiện việc lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ, lập biên bản ghi rõ tình trạng hài cốt, tiếp nhận và ghi ký hiệu mẫu sinh phẩm để gửi giám định ADN.

II. Phương pháp lấy mẫu sinh phẩm
1. Cách lấy mẫu sinh phẩm.
a) Mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ: Chỉ lấy mẫu sinh phẩm đối với những hài cốt liệt sĩ còn cốt (xương) và lấy mẫu theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Răng: Lấy từ 1-2 răng còn nguyên vẹn của bộ hài cốt (ưu tiên các răng từ lớn đến nhỏ)
- Xương: Lấy 01 mẫu xương với kích thước tối thiểu 2×2 cm theo thứ tự ưu tiên: xương dài, xương ngắn, xương khó định hình, xương dẹt, xương vừng. Lựa chọn các mẫu xương còn chắc nhất, nguyên vẹn nhất.
Trong trường hợp hài cốt đã mủn nát, không thể thu thập được răng hoặc các mảnh xương nguyên vẹn thì cố gắng chọn lựa các mẩu xương tốt nhất còn sót lại.
Mẫu hài cốt sau khi lấy phải được bảo quản trong túi nilon có niêm phong xác nhận của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (nơi quản lý mộ), ngoài bì ghi rõ xác định danh tính đối với liệt sĩ (Họ và tên, nguyên quán, ngày tháng năm hy sinh), thời gian, địa điểm, thông tin liên quan, tình trạng chung, tình trạng mẫu, vị trí của mẫu trong hài cốt và ký hiệu mẫu sinh phẩm.
Ký hiệu mẫu sinh phẩm được viết bằng chữ in hoa bao gồm: Ký hiệu tên địa phương đang quản lý mộ (sử dụng ký hiệu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Thông tư hướng dẫn số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), gạch chéo rồi ghi tiếp tên nghĩa trang liệt sĩ nơi lấy mẫu (ghi rõ khu, lô, hàng, mộ) hoặc địa chỉ nơi lấy mẫu, gạch chéo rồi ghi tiếp ngày tháng năm lấy mẫu.
Ví dụ: Tỉnh Quảng Trị, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, khu B, Lô II, hàng 6, mộ số 49, ngày tháng năm lấy mẫu.
Ghi ký hiệu tắt là: QT/TS-B-II-6-49/7-8-2011
b) Mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ: Chỉ thực hiện nếu lấy được mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ.
* Đối tượng lấy mẫu sinh phẩm: Ít nhất lấy mẫu của 2 trong số những người thân có mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ của liệt sĩ, cụ thể như sau:
- Mẹ liệt sĩ; bà ngoại của liệt sĩ;
- Anh chị em cùng mẹ với liệt sĩ;
- Bác, cậu, dì là anh chị em ruột của mẹ liệt sĩ;
Khi không có thân nhân là những đối tượng nêu trên, có thể lấy của những người có quan hệ họ hàng xa hơn nhưng vẫn có quan hệ huyết thống theo dòng mẹ với liệt sĩ như:
- Anh em còn dì, con già với liệt sĩ;
- Con của chị gái, em gái của liệt sĩ;
* Mẫu sinh phẩm:
- Mẫu tóc: Lấy từ 10 đến 20 sợi tóc có cả chân tóc.
- Mẫu móng tay hoặc móng chân. Cắt từ 5 – 10 mẫu móng tay hoặc móng chân sau khi đã rửa sạch móng nơi cắt bằng xà phòng và bàn chải.
Mẫu sinh phẩm của thân nhân phải được gói trong giấy sạch, cho vào túy nilon có nắp kín, bảo quản ở nhiệt độ phòng. Đặt mẫu sinh phẩm của mỗi thân nhân trong một bì thư, ngoài bì ghi rõ họ tên người được lấy mẫu, tuổi, nguyên quán, trú quán và quan hệ với liệt sĩ, điện thoại liên hệ.
2. Gửi mẫu sinh phẩm
Sau khi tiến hành lấy đủ mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ và mẫu sinh phẩm của thân nhân liệt sĩ, trong thời gian không quá 5 ngày, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ hoặc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nơi thân nhân liệt sĩ đang cư trú có trách nhiệm gửi ngay bộ mẫu sinh phẩm kèm công văn và các giấy tờ liên quan đến Cục Người có công để chuyển mẫu đến Trung tâm giám định thực hiện việc xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.
Trường hợp thân nhân liệt sĩ có nguyện vọng trực tiếp mang mẫu sinh phẩm đến Cục Người có công thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giới thiệu.
3. Trả kết quả giám định
- Các đơn vị giám định sẽ chuyển kết quả giám định đến Cục Người có công
- Căn cứ kết quả giám định, Cục Người có công có công văn thông báo đến Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và đại diện thân nhân liệt sĩ biết.
- Những trường hợp sau khi đã giám định ADN xác định được hài cốt liệt sĩ đúng cùng huyết thống với thân nhân liệt sĩ, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (nơi có mộ) chỉ đạo việc gắn bia ghi tên liệt sĩ và thực hiện chính sách theo qui định.
Trường hợp sau khi đã giám định ADN cho kết quả hài cốt liệt sĩ không cùng huyết thống với thân nhân liệt sĩ thì trên bia mộ liệt sĩ vẫn giữ nguyên những thông tin như ban đầu đã có.
- Những hài cốt liệt sĩ đã lấy mẫu sinh phẩm để giám định xác định danh tính, Sở lập danh sách theo dõi và thực hiện quản lý thông tin liên quan đến việc lấy mẫu sinh phẩm giám định lưu trong hồ sơ mộ chí.
III. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện việc giám định ADN để xác định danh tính liệt sĩ do ngân sách nhà nước đảm bảo từ kinh phí mộ, nghĩa trang liệt sĩ trong kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công được giao trong dự toán hàng năm của Cục người có công để thực hiện đặt hàng đối với cơ quan giám định.
Chỉ thực hiện việc giám định ADN và hỗ trợ kinh phí một lần đối với mỗi liệt sĩ cần xác định danh tính.
Trường hợp có vướng mắc, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố có ý kiến gửi về Cục Người có công (Bộ Lao động-Thương binh vàXã hội) để hướng dẫn cụ thể./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Lưu VT.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Lê Hồng Sơn
 ===========
Google.tienlang lưu ý: Công văn 600 ngày 21-6-2012 của Cục Người có công (về việc lấy mẫu sinh phẩm giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin) đã giao quyền cho Sở LĐ-TB&XH tại địa phương có mộ thẩm định, sau đó gửi mẫu sinh phẩm cho Cục. Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện, một số sở thẩm định hồ sơ quá lỏng lẻo nên Cục có thêm Công văn 191 ngày 21-2-2013 với nội dung: Chỉ thực hiện lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ trong nghĩa trang để giám định khi có ý kiến của Cục. “Về cơ bản, quy trình thực hiện tại hai công văn đều như nhau, chỉ khác là tại Công văn 191 thì Cục sẽ thẩm định trước thay vì sở. Việc thực hiện quy trình mới này vẫn thuộc trách nhiệm của sở chứ không phải trách nhiệm của thân nhân liệt sĩ.
============
Dưới đây là Hướng dẫn Thủ tục và cách lấy mẫu giám định ADN hài cốt liệt sĩ của Hội Hỗ trợ Gia đình Liệt sĩ Việt Nam:

HỘI HỖ TRỢ GIA ĐÌNH LIỆT SĨ
VIỆT NAM

Số: 253/HD-HTGĐLS
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2011

HƯỚNG DẪN
Thủ tục và cách lấy mẫu giám định ADN hài cốt liệt sĩ

Căn cứ vào hướng dẫn của Cục Người có công – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Viện Công nghệ sinh học (CNSH) thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Pháp y Quân đội (PYQĐ), Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ (HTGĐLS) Việt Nam tổng hợp, hướng dẫn thủ tục và cách lấy mẫu giám định ADN hài cốt liệt sĩ, như sau:
A. THỦ TỤC GIÁM ĐỊNH
Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ (HTGĐLS) Việt Nam tiếp nhận các trường hợp giám định hài cốt liệt sĩ nếu có đủ các điều kiện:
1. Có đơn đề nghị của thân nhân liệt sĩ (thân nhân có CMT nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân phù hợp), được UBND xã (phường) xác nhận; mẫu đơn có sẵn ở Ban Chính sách Hội HTGĐLS Việt Nam (Có thể lấy mẫu đơn từ trang Web trianlietsi.vn hoặc điện thoại đến Ban Chính sách Hội HTGĐLS Việt Nam để được hướng dẫn).
2. Có giấy báo tử liệt sĩ (bản sao có chứng thực của xã, phường) hoặc trích lục thông tin về liệt sĩ do đơn vị hoặc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành cấp. Trường hợp mất giấy báo tử, thân nhân liệt sĩ có thể lên Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, thành xin sao lục lại.
3. Có vị trí ngôi mộ nghi ngờ là của liệt sĩ (Ví dụ: Số mộ 1, Hàng 2, Lô 3, Nghĩa trang liệt sĩ A… hoặc ở đồi M, thôn H, xã K, huyện X… , gia đình đã liên hệ, được Ban quản lý nghĩa trang hoặc chính quyền địa phương đồng ý cho mượn mẫu phẩm về giám định, thể hiện bằng biên bản bàn giao cho mượn xương, cốt liệt sĩ). 
4. Nếu thông tin được xác định do đồng đội cũ hoặc bằng phương pháp ngoại cảm thì phải xác định rõ họ tên, địa chỉ của người cung cấp thông tin (có xác nhận của chính quyền xã, phường nơi người cung cấp thông tin cư trú).
5. Có mẫu đối chứng (hướng dẫn ở phần cách lấy mẫu)
B. CÁCH LẤY MẪU GÁM ĐỊNH
Lấy mẫu là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình giám định. Vì vậy cần chú ý theo một trong các yêu cầu sau:
I. Lấy mẫu hài cốt (thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới)
1) Hài cốt còn nguyên vẹn: Lấy từ 1 đến 2 chiếc răng
2) Hài cốt không nguyên vẹn: Lấy khoảng 2x2 cm xương ống hoặc 2x2 cm xương còn cứng
 Chú ý: Mẫu hài cốt liệt sĩ phải được bảo quản trong túi nilon có niêm phong xác nhận của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, ngoài bì ghi rõ đề nghị xác định danh tính đối với liệt sĩ (Họ và tên, nguyên quán, ngày tháng năm sinh)
II. Lấy mẫu sinh phẩm của thân nhân liệt sĩ (mẫu đối chứng)
1) Đối tượng lấy mẫu sinh phẩm: Ít nhất lấy mẫu của 2 trong số những người thân có mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ hoặc theo dòng cha của liệt sĩ, cụ thể như sau:
* Theo dòng mẹ của liệt sĩ: có thể lấy mẫu của hai trong số những người sau:
- Mẹ liệt sĩ; bà ngoại của liệt sĩ;
- Bác, cậu, dì của liệt sĩ;
- Anh chị em cùng mẹ với liệt sĩ;
- Anh em con dì, con già với liệt sĩ;
- Con của chị gái, em gái của liệt sĩ;
- Con của chị gái, em gái của con dì, con già với liệt sĩ;
* Theo dòng cha của liệt sĩ ( nếu không còn các đối tượng nói trên theo dòng mẹ thì lấy mẫu của ông nội hoặc bố đẻ của liệt sĩ )
2) Mẫu sinh phẩm của thân nhân:
- Móng tay hoặc móng chân (5 mảnh).
- Tóc (10 sợi có cả chân tóc)
Mẫu phải bảo quản trong túi nilon đặt trong bì thư, ngoài bì ghi rõ họ tên người được lấy mẫu, tuổi, nguyên quán, trú quán và quan hệ với liệt sĩ, điện thoại liên hệ.
* Sau khi có đủ các điều kiện trên, thân nhân liệt sĩ đến Ban Chính sách Hội HTGĐLS Việt Nam làm các thủ tục cần thiết để giám định ADN. Thời gian hoàn thành: từ 30 đến 90 ngày. Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt nam hỗ trợ toàn bộ kinh phí một lần giám định ADN đối với mỗi liệt sĩ cần xác định danh tính.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hùng Phong 

Chủ blog Người đưa đò đã soạn sẵn các biểu mẫu như dưới đây:

CÁC BIỂU MẪU

1. Đơn xin lấy mẫu hài cốt liệt sĩ trong NTLS (tải về).
2. Đơn xin giám định hài cốt liệt sĩ (tải về).
3. Hướng dẫn lấy mẫu hài cốt liệt sĩ và mẫu đối chứng (tải về).
Ghi chú của Google.tienlang:
Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1081 QĐ-BNV ngày 17/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Đại hội lần thứ nhất được tổ chức ngày 24/10/2010 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Martyr Families Support Association
            Tên viết tắt tiếng Anh:    VMFSA.           Trụ sở: số 8 Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, Hà Nội.
            Điện thoại: 069 696573,  04 37349563  -   Fax:  04 37349562
            Email: hhtgdlsvn@gmail.com         Website: http//www.trianlietsi.vn
   Ban Lãnh đạo :
Chủ tịch : Trung tướng Lê Văn Hân, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. (ĐT: 0982072772)
Các Phó Chủ tịch :
-   Đại tá Nguyễn Hùng Phong, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Tổng cục Hậu cần QĐND Việt nam, Phó Chủ tịch  Thường trực. (ĐT : 0913202270)
-    Bác sĩ Trịnh Đình Cần, nguyên Vụ trưởng vụ TCCB Bộ Y tế. (ĐT : 0913219355)
-   Bác sĩ Nguyễn Đình Thường, nguyên Phó vụ trưởng vụ Kế hoạch –Tài chính Bộ Y tế.  PCT kiêm Tổng Thư ký. (ĐT : 0913528325)
-   Ông Nguyễn Hữu Oanh, nguyên Phó Trưởng ban Tôn giáo của Chính phủ, PCT kiêm Trưởng ban Kiểm tra. (ĐT : 0913255147)

17 nhận xét:

  1. nhiều mộ liệt sĩ bây giờ không còn râng,xương , tóc thì lấy gì để giám định,có còn cách nào để xác định được danh tính liệt sĩ không ? hay là thôi

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn Google.tienlang.
    Tìm đọc trên mạng tôi thấy nhiều trung tâm giám định ADN đưa ra các mức giá rồi có thêm một câu lấp lửng:
    "Khi giám định ADN hài cốt liệt sĩ, Trung tâm sẽ XEM XÉT miễn giảm phí tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của gia đình liệt sĩ...."
    Với câu tuyên bố như vậy thì việc miễn hay giảm là tùy thuộc vào lòng nhân ái từ bi của Trung tâm chứ không phải là chính sách chung của Nhà nước. Và, các Trung tâm tư nhân nói như thế cũng không sai vì họ không được nhà nước chi trả khoản phí này. Nhà nước cũng không ủy quyền cho họ thực hiện chính sách MIỄN phí giám định ADN hài cốt Liệt sĩ.

    Tôi cũng thấy lạ là chính sách MIỄN phí giám định ADN hài cốt liệt sĩ không được các cơ quan truyền thông đại chúng quảng bá, đưa tin.

    Do vậy, các gia định liệt sĩ không nên đến với các trung tâm giám định tư nhân nói trên. Chúng ta cứ đường hoàng làm theo quy định được công bố ở Google.tienlang: Hãy cứ làm đơn theo mẫu công bố ở đây rồi đến Sở Lao động- Thương binh xã hội yêu cầu họ thực hiện. Giám định ADN hài cốt liệt sĩ là trách nhiệm của Nhà nước và người thực hiện trách nhiệm này là các Sở LĐ-TBXH.

    Ai có vướng mắc, khó khăn gì thì cứ lên tiếng ở đây.
    Chúng ta cũng có thể gọi điện cho lãnh đạo HỘI HỖ TRỢ GIA ĐÌNH LIỆT SĨ VIỆT NAM theo các số đã công bố ở trên.

    Trả lờiXóa
  3. Xã hội hóa công tác giám định ADN cho liệt sĩ
    Timnguoithatlac.vn là dự án xã hội của Bionet Việt Nam, hỗ trợ tìm người thất lạc miễn phí ở các mảng: tìm người thân thất lạc (bao gồm: người đi lạc, người bỏ nhà đi lạc, người mất tích, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người thất lạc cha mẹ từ lúc mới sinh, tìm người thất lạc ở Việt Nam, tìm người thân ở nước ngoài, người già đi lạc, người tâm thần đi lạc…), tìm thông tin liệt sỹ (tìm mộ liệt sỹ, tìm thân nhân liệt sỹ) và tìm bạn (tìm bạn đời, người yêu cũ, bạn học cũ, ân nhân, người quên đồ…).

    http://timnguoithatlac.vn/pictures/news/medium_sjj1374468771.jpg
    Cán bộ Hội HTGĐLS Việt Nam cùng các kỹ thuật viên đang lấy mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ Mặt trận 31 khu vực Hòa Bình. Ảnh: Hoàng Liêm

    Gần 300 hài cốt liệt sĩ (HCLS) được giám định ADN miễn phí trong 2 năm qua và đầu năm 2013, hơn 1000 thân nhân liệt sĩ ở 36 tỉnh, thành phố được lấy mẫu sinh phẩm để giám định ADN cho hơn 1000 liệt sĩ nguyên là cán bộ, chiến sĩ Mặt trận 31 (hiện an táng tại Nghĩa trang Hữu nghị Việt - Lào ở huyện Anh Sơn, Nghệ An). Đây là những kết quả tích cực mà Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ (HTGĐLS) Việt Nam phối hợp với Viện Pháp y Quân đội (PYQĐ), Viện Công nghệ sinh học (CNSH) Việt Nam và Viện Kỹ thuật hóa sinh (KTHS) Bộ Công an tiến hành.

    Những tấm lòng tri ân liệt sĩ

    Đầu tháng 4-2013, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giao cho Hội HTGĐLS Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng và các địa phương tổ chức lấy mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ nguyên cán bộ, chiến sĩ Mặt trận 31 hy sinh tại Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (Lào), hiện đang an táng tại Lô A5, A6, A7 Nghĩa trang Liệt sĩ Hữu nghị Việt - Lào, phục vụ cho việc giám định ADN, xác định danh tính liệt sĩ.

    Xác định rõ trách nhiệm và cũng là một dịp để “tri ân liệt sĩ”, Hội HTGĐLS Việt Nam đã chỉ đạo các chi hội, phối hợp chặt chẽ với Ban liên lạc thân nhân liệt sĩ Mặt trận 31, cấp ủy, chính quyền các địa phương, rà soát lại địa chỉ thân nhân của các liệt sĩ trên địa bàn 105 huyện, thuộc 36 tỉnh, thành phố trong cả nước. Từ ngày 28-5 đến 5-7-2013, hội cùng đội ngũ kỹ thuật viên của Viện PYQĐ, Viện CNSH Việt Nam và Viện KTHS đến từng địa phương lấy mẫu sinh phẩm từ các thân nhân liệt sĩ. Kết quả đã lấy được 911 mẫu, đạt 88,9% so với số liệt sĩ thực tế cần lấy mẫu sinh phẩm. Ngày 16-7-2013, toàn bộ số mẫu này đã được Hội HTGĐLS Việt Nam bàn giao cho Viện PYQĐ.

    Để có kinh phí hỗ trợ công tác giám định ADN cho các liệt sĩ, thời gian qua, Hội HTGĐLS Việt Nam đã tiếp nhận những tấm lòng thơm thảo từ các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân; tiêu biểu như: Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) ủng hộ gần 2 tỷ đồng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam gần 2 tỷ đồng, TP Hồ Chí Minh 2 tỷ đồng, Tổng công ty Đông Bắc 1 tỷ đồng… Nguồn ủng hộ này giúp hội có nguồn kinh phí tiến hành giám định ADN cho 300 hài cốt liệt sĩ trong 2 năm qua và hơn 1000 hài cốt liệt sĩ nguyên là cán bộ, chiến sĩ Mặt trận 31; giúp 250 gia đình tìm được hài cốt người thân của mình qua giám định ADN.

    Những thông tin hướng dẫn cần thiết

    Tuy nhiên, trong quá trình xác minh thân nhân các liệt sĩ, cán bộ Hội HTGĐLS Việt Nam được bà Phùng Thị Tiếp ở xã Thái Sơn (Hàm Yên, Tuyên Quang), chị gái của liệt sĩ Phùng Minh Văn, cũng như nhiều thân nhân các liệt sĩ phản ánh rằng: Phần lớn thân nhân các liệt sĩ chưa biết rõ thủ tục, quy trình tiến hành giám định ADN cho các liệt sĩ, nên không biết gửi hồ sơ về đâu. Đề cập về vấn đề trên, ông Nguyễn Hùng Phong, Phó chủ tịch thường trực Hội HTGĐLS Việt Nam, cho biết:

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - Hội đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, như đưa hướng dẫn lên trang mạng: trianlietsi.vn; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng... Ngoài ra, hội cũng đã có công văn gửi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), hội CCB các địa phương đề nghị tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn để nhân dân và thân nhân các liệt sĩ được biết, nhưng phải thừa nhận hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn.

      Về quy trình giám định ADN cho các liệt sĩ để có độ chính xác cao, theo ông Phong, thân nhân các gia đình liệt sĩ cần tuân thủ những quy định chặt chẽ từ việc lấy mẫu hài cốt và mẫu sinh phẩm từ người thân của liệt sĩ.

      Liên quan đến vấn đề này, căn cứ vào hướng dẫn của Cục Người có công (Bộ LĐ-TB&XH); Viện CNSH, Viện PYQĐ, Hội HTGĐLS Việt Nam đã tổng hợp danh sách, hướng dẫn thủ tục và cách lấy mẫu giám định ADN cho liệt sĩ. Hướng dẫn của hội ghi rõ: Hội chỉ tiếp nhận các trường hợp giám định HCLS nếu có đủ các điều kiện: Có đơn đề nghị của thân nhân liệt sĩ (thân nhân có chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân phù hợp), được UBND xã (phường) xác nhận; có giấy báo tử liệt sĩ (bản sao có chứng thực của xã, phường) hoặc trích lục thông tin về liệt sĩ do đơn vị hoặc Bộ CHQS tỉnh, thành phố cấp. Trường hợp mất giấy báo tử, thân nhân liệt sĩ có thể đến Sở LĐ-TB&XH tỉnh, thành phố xin sao lục lại; có vị trí ngôi mộ nghi ngờ là của liệt sĩ (ví dụ: số mộ 1, hàng 2, lô 3, Nghĩa trang liệt sĩ A… hoặc ở đồi M, thôn H, xã K, huyện X… , gia đình đã liên hệ, được ban quản lý nghĩa trang hoặc chính quyền địa phương đồng ý cho mượn mẫu phẩm về giám định, thể hiện bằng biên bản bàn giao cho mượn xương cốt liệt sĩ). Nếu thông tin được xác định do đồng đội cũ thì phải xác định rõ họ tên, địa chỉ của người cung cấp thông tin (có xác nhận của chính quyền xã, phường nơi người cung cấp thông tin cư trú).

      Cách lấy mẫu hài cốt của liệt sĩ là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình giám định, vì vậy thân nhân liệt sĩ cần chú ý các yêu cầu sau: Đối với hài cốt còn nguyên vẹn thì lấy từ 1 đến 2 chiếc răng (ưu tiên các răng còn được cố định trong xương hàm); đối với hài cốt không nguyên vẹn thì lấy khoảng 2x2cm xương ống hoặc 2x2cm xương còn cứng (các xương xốp như xương sọ, xương sườn, xương bàn tay, bàn chân… rất khó làm giám định, tỷ lệ thành công không cao); mẫu HCLS phải được bảo quản trong túi nilon có niêm phong và xác nhận của Sở LĐ-TB&XH, ngoài phong bì ghi rõ: Đề nghị xác định danh tính đối với liệt sĩ (họ và tên, nguyên quán, ngày tháng năm sinh).

      Sau khi tiến hành lấy mẫu hài cốt liệt sĩ, phải lấy mẫu sinh phẩm của thân nhân liệt sĩ làm đối chứng. Mẫu sinh phẩm phải lấy ít nhất của 2 trong số những người thân có mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ hoặc theo dòng cha của liệt sĩ, cụ thể: Theo dòng mẹ của liệt sĩ, có thể lấy mẫu của hai trong số những người là mẹ liệt sĩ, bà ngoại của liệt sĩ; cậu, dì của liệt sĩ; anh chị em cùng mẹ với liệt sĩ; anh em con dì, con già với liệt sĩ; con của chị gái, em gái của liệt sĩ; con của chị gái, em gái của con dì, con già với liệt sĩ. Nếu không còn các đối tượng nói trên theo dòng mẹ thì lấy mẫu của ông nội liệt sĩ; bố đẻ của liệt sĩ.

      Mẫu sinh phẩm của thân nhân liệt sĩ có thể là móng tay hoặc móng chân; tóc (phải lấy cả chân tóc). Mẫu phải bảo quản trong túi nilon đặt trong bì thư, ngoài ghi rõ họ tên người được lấy mẫu, tuổi, nguyên quán, trú quán và quan hệ với liệt sĩ, điện thoại liên hệ.

      Sau khi có đủ các điều kiện trên, thân nhân liệt sĩ sẽ được Hội HTGĐLS Việt Nam cấp giấy giới thiệu để gia đình đưa mẫu phẩm đến Viện CNSH hoặc Viện PYQĐ tiến hành giám định. Thời gian hoàn thành việc giám định ADN từ 30 đến 90 ngày. Gia đình được hỗ trợ 100% kinh phí một lần giám định ADN đối với mỗi liệt sĩ cần xác định danh tính.

      Với những việc làm trên, thiết nghĩ, mỗi HCLS được giám định ADN, mỗi một tấm lòng góp sức, chung tay cùng Hội HTGĐLS Việt Nam là một cách tri ân thiết thực đối với những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

      ĐÌNH THƯỜNG – DUY THÀNH

      Theo trianlietsi.vn

      Xóa
  4. Xây dựng 2 cơ sở giám định ADN xác định hài cốt liệt sỹ
    Thứ bảy, 26/07/2014 20:42

    (CAO) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa đồng ý đầu tư xây dựng 2 cơ sở giám định ADN xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin, theo đề nghị của các Bộ, ngành liên quan.

    Theo đó, sẽ đầu tư hoàn chỉnh 2 Trung tâm giám định AND gồm: Một trung tâm của Bộ Công an (dự kiến tổng mức đầu tư 285 tỷ đồng) và một trung tâm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (dự kiến tổng mức đầu tư 229 tỷ đồng).

    Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công an và Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chỉ đạo việc lập và phê duyệt Dự án đầu tư nâng cấp giám định ADN xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin trong 2 năm 2014 - 2015 theo quy định, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo Đề án cấp Nhà nước về xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin (Đề án 150) ban hành theo Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 24/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

    Đề án 150 yêu cầu đầu tư nâng cấp 3 đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, bảo đảm thực hiện đạt 4.000 mẫu/cơ sở/năm nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2020 có 80.000 hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin được xác định bằng phương pháp giám định gen.

    Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiệm vụ này gặp nhiều khó khăn phát sinh về chất lượng ADN mẫu, khối lượng dữ liệu ADN cũng như về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhân lực nên tiến độ giám định rất chậm. Cả năm 2013, 3 cơ sở mới giám định có kết quả 285/292 mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sỹ. Do vậy, nếu không đầu tư cho các cơ sở giám định sẽ không hoàn thành việc xác định 10.000 hài cốt liệt sỹ vào năm 2015 và 70.000 hài cốt liệt sỹ vào năm 2020 như mục tiêu Đề án 150 đã đề ra.

    Thành Nam
    http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=681&id=522225

    Trả lờiXóa
  5. Đẩy nhanh tiến độ xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin

    10:08, 27/07/2014
    (Chinhphu.vn) - Thực hiện Quyết định 150/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xác minh hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, tính đến tháng 6/2014, đã có 8.128 mẫu hài cốt liệt sĩ được lấy, phân tích được 2.331 mẫu để xác định danh tính.

    Nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, phóng viên Báo điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với ông Đào Ngọc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Người có công (Bộ LĐTBXH) về các vấn đề xung quanh Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin (Đề án 150).

    Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác xác định thông tin hài cốt liệt sĩ. Tuy nhiên, hiện nay Dự án nâng cấp 3 cơ sở giám định gene vẫn còn chậm trễ, chưa ban hành được quy trình xác định danh tính liệt sĩ còn thiếu thông tin. Ông có thể cho biết, nguyên nhân do đâu dẫn đến sự chậm trễ này?

    Ông Đào Ngọc Lợi: Việc quy trình xác định danh tính liệt sĩ còn thiếu thông tin chưa được ban hành là do trong quá trình nghiên cứu xây dựng, Bộ LĐTBXH thấy đây là vấn đề mới, mang tính khoa học và thực tiễn cao, cần phối hợp với nhiều cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong và ngoài nước. Hiện, quy trình đang được hoàn thiện và dự kiến sẽ được ban hành vào tháng 10/2014.

    Về Dự án nâng cấp 3 đơn vị giám định gene (Viện Pháp y quân đội-Bộ Quốc phòng, Viện Công nghệ sinh học-Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Kĩ thuật hóa sinh và Tài liệu nghiệp vụ-Bộ Công an), Bộ LĐTBXH đã thống nhất với 3 cơ sở về công nghệ, danh mục, trang thiết bị. Các đơn vị đã lập đề án trình Bộ chủ quản phê duyệt, Bộ chủ quản đang tiến hành thẩm tra. Công tác thẩm tra sẽ được tiến hành trong quý III/2014 và dự án được hoàn thiện vào cuối năm.

    Theo Đề án 150, thì mục tiêu đề ra là đến năm 2015 xác minh được khoảng 10.000 hài cốt, năm 2020 xác minh được 80.000 hài cốt. Tính đến thời điểm hiện tại kết quả thực hiện việc xác định hài cốt liệt sĩ như thế nào, thưa ông?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Đào Ngọc Lợi: Trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 150, năm 2011 Bộ LĐTBXH đã thí điểm việc thực hiện giám định ADN xác định danh tính liệt sĩ còn thiếu thông tin. Cơ quan giám định đã lấy 123 mẫu hài cốt liệt sĩ và 125 mẫu thân nhân để đối chứng, đã phân tích 100 mẫu hài cốt liệt sĩ và 100 mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ để so sánh.

      Kết quả cụ thể như sau: Có quan hệ huyết thống: 37 mẫu (37%), không có quan hệ huyết thống 61 mẫu (61%), không phân tích được ADN: 2 mẫu (2%).

      Kết quả trên đã được thông báo đến thân nhân liệt sĩ, bước đầu tạo niềm tin của thân nhân liệt sĩ. 1011 mẫu hài cốt liệt sĩcũng đã được lấy để phân tích ADN, lưu giữ tại Viện Công nghệ sinh học.

      Từ kết quả thực hiện năm 2011, Bộ LĐTBXH đã hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 150. Tính đến tháng 6/2014, đã có 8.128 mẫu hài cốt liệt sĩ được lấy, phân tích được 2.331 mẫu, còn lại chưa phân tích 5.797 mẫu.

      Như vậy, để đạt được mục tiêu đề ra còn rất nhiều công việc cần làm. Xin ông cho biết trong thời gian tới, Bộ LĐTBXH sẽ triển khai những công việc gì để hoàn thành đúng tiến độ theo Quyết định số 150/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ?

      Ông Đào Ngọc Lợi: Trong qua trình thực hiện, công tác xác định danh tính hài cốt liệt sĩ gặp rất nhiều khó khăn do mẫu hài cốt đã được chôn cất trong thời gian quá dài, lâu năm (30-40 năm), do đó chất lượng ADN còn lưu lại kém.

      Bên cạnh đó, trang thiết bị của các đơn vị đã quá cũ, chưa được tự động hóa, thường xuyên hỏng hóc ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ phân tích. Thậm chí, có một số kết quả giám định có sự trùng lặp ngẫu nhiên về ADN ty thể của các mẫu phân tích sinh phẩm thân nhân liệt sĩ và hài cốt liệt sĩ, có trường hợp 1 mẫu hài cốt liệt sĩ trùng lặp với trên 20 thân nhân liệt sĩ ở các tỉnh khác nhau.

      Để thực hiện đúng tiến độ theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo 150 đề ra, trong năm 2014 và 2015, Bộ LĐTBXH sẽ tiến hành sẽ ban hành Quy trình xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, hoàn thiện phần mềm cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, hoàn thành điều tra thí điểm, thống kê, tổng hợp, cập nhật, bổ sung thông tin về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ tại 5 tỉnh (Hậu Giang, Ninh Thuận, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Hà Giang) trong quý III/2014.

      Đồng thời, triển khai điều tra trên toàn quốc, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu liệt sĩ, mộ liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ, tiếp tục giám định ADN để xác định danh tính các trường hợp đã lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ, lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ có một phần thông tin tại tỉnh Quảng Trị và tỉnh Bình Thuận.

      Xin cảm ơn ông!

      Thu Cúc
      http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Day-nhanh-tien-do-xac-dinh-hai-cot-liet-si-con-thieu-thong-tin/204716.vgp

      Xóa
  6. Xây dựng cơ sở dữ liệu về liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ
    Thứ hai, 14/07/2014, 16:05 (GMT+7)

    (Chính sách phát triển - Chỉ đạo điều hành) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai điều tra trên toàn quốc để xây dựng cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ trong năm 2014.
    Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp Nhà nước về xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

    Ảnh minh họa

    Để thực hiện có kết quả Quyết định số 150/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin theo kế hoạch đề ra, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu trong thời gian trước mắt các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tập trung làm tốt các công việc theo phân công.

    Cụ thể, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy trình xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin trong tháng 10/2014; tổ chức tập huấn cho các địa phương và các đội tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ trong phạm vi cả nước trong quý IV năm 2014.

    Đồng thời, hoàn thành điều tra, thống kê, tổng hợp, cập nhật, bổ sung thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ thí điểm tại 05 tỉnh (Hậu Giang, Ninh Thuận, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Hà Giang) trong quý III năm 2014; Trao kết quả giám định danh tính liệt sĩ đến thân nhân liệt sĩ.

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương điều chuyển kinh phí từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sang để thực hiện Dự án đầu tư nâng cấp các cơ sở giám định cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn các nội dung chi đặc thù thực hiện Đề án 150 trong quý III năm 2014.

    Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiếp nhận kinh phí (47 tỷ đồng/cơ sở) và khẩn trương chỉ đạo việc đầu tư nâng cấp cơ sở giám định gen với mục tiêu đạt 4.000 mẫu/năm.

    Bên cạnh đó, 3 cơ sở giám định gen đẩy nhanh tiến độ phân tích ADN hài cốt liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ; thực hiện lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ đã có một phần thông tin theo yêu cầu của tỉnh Quảng Trị và tỉnh Bình Thuận trong quý III năm 2014.

    Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo các cơ quan truyền thông thực hiện công tác tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền; nâng cao hiệu quả công tác thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và những thông tin khác phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

    Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam chủ động cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ cho Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tìm kiếm, quy tập và xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận động các tổ chức thành viên, nhân dân và cộng đồng tích cực tìm kiếm, thu thập và cung cấp thông tin cho việc xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

    Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tuyên truyền, chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện công tác xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin trên địa bàn.

    Về việc tăng đầu tư các cơ sở giám định ADN xác định hài cốt liệt sĩ, qua thực tiễn thời gian qua, để đạt mục tiêu xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng phương pháp giám định gen (10.000 đến năm 2015, 70.000 đến năm 2020) cần đầu tư nhiều cơ sở được trang bị đồng bộ và đội ngũ nhân lực hơn so với dự kiến. Do nguồn lực hạn chế, trước mắt Văn phòng Chính phủ báo cáo giải trình theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tăng mức đầu tư để hoàn thiện 02 cơ sở tại Bộ Công an và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (riêng cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng do chưa có địa điểm).

    (Theo Chính Phủ)

    Trả lờiXóa
  7. Quyết định 1237

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Số: 1237/QĐ-TTg


    Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 2013



    QUYẾT ĐỊNH

    VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÌM KIẾM, QUY TẬP HÀI CỐT LIỆT SĨ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

    Căn cứ Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng;

    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Phê duyệt Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo với những nội dung chủ yếu sau đây:

    I. MỤC TIÊU

    1. Đến năm 2015: Tìm kiếm, quy tập được khoảng 10.000 hài cốt liệt sĩ.

    2. Đến năm 2020: Tìm kiếm, quy tập được 60% hài cốt liệt sĩ còn lại có thông tin.

    3. Từ năm 2021 trở đi: Tiếp tục tìm kiếm, quy tập số hài cốt liệt sĩ còn lại.

    II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ

    1. Hoàn thiện cơ chế chính sách về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

    2. Hoàn thiện hồ sơ liệt sĩ, mộ liệt sĩ. Triển khai công tác lập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trên phạm vi toàn quốc.

    3. Tổ chức lực lượng và bảo đảm cho nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập.

    4. Triển khai các hoạt động tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh ở trong nước và nước ngoài. Thông báo rộng rãi cho thân nhân liệt sĩ về nơi hy sinh, nơi chôn cất liệt sĩ.

    5. Mở rộng hợp tác quốc tế tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

    6. Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, không ngừng nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

    III. CÁC GIẢI PHÁP

    Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

    a) Quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và những nội dung cơ bản của Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

    b) Xây dựng, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về tìm kiếm, quy tập; cơ chế chính sách đặc biệt; các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo; chế độ, chính sách về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

    c) Xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 2. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

      a) Xây dựng kế hoạch tuyên truyền; chỉ đạo các cơ quan truyền thông tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

      b) Lập các chuyên trang, chuyên mục của báo, đài, tổ chức diễn đàn, trao đổi, chia sẻ và cung cấp thông tin về liệt sĩ và công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

      c) Định hướng thông tin cho các Đội làm nhiệm vụ quy tập; tuyên truyền về kết quả tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

      d) Hoàn thiện các cơ sở hạ tầng, thiết chế tri ân liệt sĩ (nghĩa trang, đài tưởng niệm, đền thờ liệt sĩ;...).

      đ) Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành trong việc cung cấp, xử lý thông tin, bảo đảm các điều kiện cho nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong và ngoài nước.

      e) Động viên và phát huy các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng nhân dân và kiều bào ở nước ngoài tích cực tham gia cung cấp thông tin, phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ dưới sự định hướng và quản lý thống nhất của chính quyền địa phương và Ban Chỉ đạo các cấp.

      g) Kịp thời động viên, khen thưởng các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong và ngoài nước có thành tích tham gia công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

      3. Chủ động thu thập, kết nối, xử lý thông tin; giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh.

      a) Hoàn thành việc giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh.

      b) Tổ chức rà soát, kiện toàn hồ sơ, lập danh sách liệt sĩ, sơ đồ mộ liệt sĩ; phân tích xác định tổng số liệt sĩ đã hy sinh; kết luận số đã quy tập, số chưa quy tập được.

      c) Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp về liệt sĩ, mộ liệt sĩ.

      d) Xây dựng cổng thông tin điện tử; xuất bản ấn phẩm trao đổi về công tác tìm kiếm, quy tập. Lập tờ rơi về các thông tin cần thiết tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân cung cấp thông tin mộ liệt sĩ.

      đ) Lập Bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

      e) Cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ cho thân nhân và gia đình liệt sĩ.

      g) Áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong việc quản lý, tìm kiếm, quy tập và cung cấp thông tin cho thân nhân và gia đình liệt sĩ.

      4. Kiện toàn tổ chức, lực lượng làm nhiệm vụ chỉ đạo và tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

      a) Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do một đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban.

      b) Thành lập Ban Chỉ đạo ở các quân khu do một đồng chí Phó Chính ủy hoặc Phó Tư lệnh quân khu làm Trưởng ban.

      c) Thành lập Ban Chỉ đạo ở địa phương còn số lượng lớn hài cốt liệt sĩ cần phải tìm kiếm, quy tập do một đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban.

      d) Thành lập mới, kiện toàn cơ quan chuyên môn ở các cấp; tổ chức lực lượng chuyên trách của quân đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

      5. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tăng cường quan hệ với các nước, các tổ chức và cá nhân có liên quan thu thập thông tin; chia sẻ kinh nghiệm; hỗ trợ trang bị, phương tiện, vật chất, kỹ thuật và phối hợp tham gia công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

      6. Bảo đảm phương tiện, trang bị, kinh phí và chế độ chính sách đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

      a) Rà soát, nâng cấp, thay thế, bổ sung các phương tiện, trang thiết bị cần thiết của các Đội chuyên trách đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

      b) Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí cho công tác tìm kiếm, quy tập; bảo đảm chế độ, chính sách đối với các lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và các hoạt động liên quan phục vụ cho tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

      Điều 2. Kinh phí thực hiện

      1. Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước bảo đảm.

      2. Hàng năm, Bộ Quốc phòng lập dự toán chi cho công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

      3. Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính xây dựng, ban hành, hướng dẫn việc quản lý nguồn ngân sách thực hiện Đề án.

      Xóa
    2. Điều 3. Trách nhiệm của các Bộ, Ban, ngành, địa phương

      1. Bộ Quốc phòng:

      a) Chủ trì quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo; xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

      b) Chủ trì, phối hợp xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản pháp luật về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

      c) Chỉ đạo thống nhất các hoạt động thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trong phạm vi toàn quốc.

      d) Hướng dẫn việc thành lập Ban Chỉ đạo ở các quân khu; Quyết định tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Ban Chỉ đạo quốc gia và ở các cấp thuộc quyền quản lý; tổ chức lực lượng chuyên trách tìm kiếm, quy tập; bảo đảm trang bị phương tiện; chủ trì cung cấp thông tin nơi hy sinh, nơi chôn cất liệt sĩ.

      đ) Đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện Đề án; tổ chức kiểm tra, tổng hợp; sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, báo cáo kết quả thực hiện Đề án theo quy định; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

      2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

      a) Chỉ đạo ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận, quản lý hồ sơ quy tập; tiếp nhận và tổ chức an táng hài cốt liệt sĩ.

      b) Phối hợp cung cấp thông tin liệt sĩ, mộ liệt sĩ.

      3. Bộ Ngoại giao:

      a) Chủ trì xây dựng kế hoạch vận động Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin về quân nhân Việt Nam hy sinh, mất tích trong chiến tranh, hỗ trợ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

      b) Chỉ đạo cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ; yêu cầu cơ quan chức năng sở tại hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc nêu trên.

      4. Bộ Thông tin và Truyền thông:

      a) Chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng và các địa phương xây dựng kế hoạch tuyên truyền, cung cấp thông tin về liệt sĩ, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

      b) Chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ phục vụ cho công tác tìm kiếm, quy tập.

      5. Bộ Khoa học và Công nghệ:

      Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ hỗ trợ việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

      6. Các Bộ, ngành có liên quan, theo phạm vi chức năng của mình, có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

      7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

      a) Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; phát huy sức mạnh tổng hợp trong thực hiện.

      b) Chỉ đạo thực hiện và quản lý công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trên địa bàn.

      c) Căn cứ vào tình hình thực tế, thành lập Ban Chỉ đạo tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do một đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban (hoặc phân công một đồng chí phụ trách nơi không thành lập BCĐ), thành viên gồm các cơ quan có liên quan, do cơ quan quân sự làm thường trực.

      d) Tiếp nhận hài cốt liệt sĩ do các đơn vị, địa phương khác chuyển đến.

      đ) Xây dựng, nâng cấp, tu bổ, giữ gìn các công trình tưởng niệm, thiết chế tri ân liệt sĩ của địa phương.

      e) Chỉ đạo báo tin về phần mộ liệt sĩ cho thân nhân liệt sĩ trên địa bàn.

      g) Chủ trì giải quyết những vướng mắc, phát sinh có liên quan về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

      h) Định kỳ báo cáo Bộ Quốc phòng về kết quả tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trên địa bàn để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

      Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

      Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

      THỦ TƯỚNG
      Nguyễn Tấn Dũng

      Xóa
  8. Cả nước có khoảng 1,2 triệu liệt sĩ, trong đó, có hơn 300.000 mộ liệt sĩ còn thiếu thông tin và khoảng 200.000 hài cốt liệt sĩ chưa được quy tập.

    Chiều nay (4/7), tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo cấp Nhà nước về xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin (Ban chỉ đạo 150) đã chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo.
    Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 150, với trách nhiệm là cơ quan thường trực, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành các Quyết định về việc phê duyệt phương án điều tra thông tin về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, phê duyêt và triển khai Dự án “Xây dựng phần mềm quản lý thông tin về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ; ban hành các văn bản đề nghị các Bộ Công an, Quốc phòng và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về đẩy nhanh tiến độ giám định ADN xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; chỉ đạo 3 cơ sở giám định gen hoàn thiện Dự án đầu tư nâng cấp trình Bộ chủ quản phê duyệt.

    Bộ cũng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thành việc xây dựng Quy trình xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; triển khai kế hoạch điều tra thí điểm, thống kê, tổng hợp, cập nhật, bổ sung thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ.

    Viện pháp y Quân đội (Bộ Quốc phòng), Viện Kỹ thuật hóa sinh và tài liệu nghiệp vụ (Bộ Công an) và Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tiếp tục thực hiện việc lấy mẫu, phân tích mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ bảo đảm việc bảo mật, an toàn, đúng quy trình; hoàn thiện dự án đầu tư nâng cấp cơ sở giám định gen để trình cơ quan chủ quản phê duyệt. Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam phối hợp với các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội lập danh sách và địa chỉ cư trú của thân nhân liệt sĩ, xây dựng kế hoạch lấy mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ và thực hiện việc lấy mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ tại các địa phương.

    Theo Ban chỉ đạo 150, cả nước có khoảng 1,2 triệu liệt sĩ, trong đó, có hơn 300.000 mộ liệt sĩ còn thiếu thông tin và khoảng 200.000 hài cốt liệt sĩ chưa được quy tập. Thực tế nhiều năm qua, mỗi năm có khoảng 1.500 mẫu hài cốt liệt sĩ và thân nhân gửi đến để phân tích, đối khớp, so sánh và 2.000 mẫu hài cốt liệt sĩ lấy mẫu ở các nghĩa trang liệt sĩ nâng cấp và các đội quy tập. Hiện nay, yêu cầu của thân nhân liệt sĩ đề nghị lấy mẫu và giám định ADN đồng thời lấy mẫu hài cốt liệt sĩ ở các nghĩa trang trên toàn quốc và các đội quy tập mỗi năm trên 10 nghìn mẫu…Tuy nhiên, quá trình xác định ADN hài cốt liệt sĩ còn khó khăn.

    Sau khi nghe báo cáo của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; ý kiến của các thành viên Ban chỉ đạo và đại diện các bộ, ngành, cơ quan liên quan, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hoan nghênh và ghi nhận tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp chặt chẽ, nghiêm túc của các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ ra những hạn chế trong quá trình thực hiện Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các thành viên Ban chỉ đạo, Bộ ngành, đơn vị cần tiếp tục nỗ lực và quyết tâm hơn nữa để hoàn thành mục tiêu của Đề án. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoàn thành điều tra, thống kê, tổng hợp, cập nhật, bổ sung thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ thí điểm tại 5 tỉnh (Hậu Giang, Ninh Thuận, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Hà Giang) trong quý III/2014; triển khai điều tra trên toàn quốc để xây dựng cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ trong năm 2014. Bộ cũng cần ban hành Quy trình xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin trong quý III/2014; công bố và trao kết quả giám định danh tính liệt sĩ đợt 1 tại nghĩa trang hữu nghị Việt – Lào cho thân nhân liệt sĩ trong tháng 7/2014.

      Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ: “Mấy việc chưa làm được, bây giờ quy trình xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn vướng, hôm nay Ban chỉ đạo xem khoảng bao giờ ra được. Quy trình phải thống nhất. Liên quan đến tổ chức thay thành viên rồi báo cáo cũng phải tự chấn chỉnh. Cốt yếu quan trọng nhất là tiến độ không kịp trong công bố các danh tính của các liệt sỹ. Do nhiều yếu tố kỹ thuật. Tôi đề nghị việc này mình cùng nhau cố gắng trong công bố danh tính của các liệt sỹ”.

      Phó Thủ tướng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận động các tổ chức thành viên, nhân dân và cộng đồng tích cực tìm kiếm, thu thập và cung cấp thông tin cho việc xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tuyên truyền, chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện công tác xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin trên địa bàn. Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo các cơ quan truyền thông thực hiện công tác tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền; nâng cao hiệu quả công tác thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và những thông tin khác phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin./.
      http://vov.vn/xa-hoi/day-manh-viec-xac-dinh-hai-cot-liet-si-con-thieu-thong-tin-336674.vov

      Xóa
  9. http://www.facebook.com/hoighetphandong?ref=streamlúc 17:14 28 tháng 11, 2014

    Cảm ơn các bạn Google.tienlang!
    Cả nước có khoảng 1,2 triệu liệt sĩ, trong đó, có hơn 300.000 mộ liệt sĩ còn thiếu thông tin và khoảng 200.000 hài cốt liệt sĩ chưa được quy tập.
    Do vậy, thông tin các bạn đăng ở đây chắc chắn sẽ giúp cho rất nhiều người, trong đó có tôi.

    Trả lờiXóa
  10. Ngày lâu tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ chúng nó đớp tưởng đã là quá đáng. Nay hài cốt liệt sĩ mà chúng nó phù phép để ăn chỉ thì thôi bó tay. cứt của dân chúng nó cũng chẳng tha

    Trả lờiXóa
  11. Nói chung bọn cơ hội này hết thuốc chữa rồi, cái gì mà chung nó chả ăn.

    Trả lờiXóa