Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Thoát Tàu là Thoát sư tử đá?

 Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có số phiếu “tín nhiệm thấp” là 157 phiếu (chiếm 31.59% tổng số đại biểu QH), là người đứng thứ hai “bội thu” phiếu “tín nhiệm thấp”, sau bà Nguyễn Thị Kim Tiến- Bộ trưởng Bộ Y tế. Ông Hoàng Tuấn Anh cũng là tác giả kiêm Tổng Tư lệnh chiến dịch ... "bài con sư tử đá" hài hước và tốn kém hiện nay
Lời dẫn: Chiều 15/11/2014, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 50 người giữ các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có số phiếu “tín nhiệm thấp” là 157 phiếu (chiếm 31.59% tổng số đại biểu QH), là người đứng thứ hai “bội thu” phiếu “tín nhiệm thấp”, sau bà Nguyễn Thị Kim Tiến- Bộ trưởng Bộ Y tế. Bác Nguyễn Thành Phúc- một cồng sĩ đáng kính của Google.tienlang đã có nhận xét: “Về Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Vâng, cũng lại đặt câu hỏi: Ông này đã làm được gì, ngoài ba cái trò tào lao như cuộc vận động lấy chữ ký bình chọn Vịnh Hạ Long là Bẩy kỳ quan thế giới mới theo một trang web lừa đảo. Mới nhất là ông này đang chỉ đạo chiến dịch bài Tàu một cách ngô nghê tốn kém là bài con sư tử đá mà ông Lý đã có bài viết rất hay.

Đề nghị Google.tienlang đưa bài này về cho anh em tham khảo.”
Vâng, chúng tôi xin thực hiện yêu cầu này của bác Phúc. Google.tienlang cảm ơn Cụ Lý và xin trân trọng giới thiệu.
**********

Khoảng hơn một tháng trước, khi thấy các “nhơn xỹ” ầm ĩ hội thảo bàn chuyện “thoát Tàu”, tôi còn đang phân vân lắm, vì chưa hiểu rõ, thoát Tàu là thoát cái gì.

Các “nhơn xỹ” thì nói như đinh đóng cột, rằng thoát Tàu, tức là thoát về “ý thức hệ”, nhưng “ý thức hệ” cuả Tàu, nó là cái gì? Bản chất có giống “ý thức hệ” của Ta không? Và nếu có giống nhau thật, thì tại sao các “nhơn xỹ” không kiến nghị để Tàu nó phải thoát Ta, mà lại cứ khăng khăng đòi Ta phải “thoát Tàu”? Lưu ý là nếu xét đến yếu tố “bản quyền”, thì “ý thức hệ” của Ta sinh ra trước Tàu vài năm, vậy Tàu nó phải “thoát Ta” thì mới là phải đạo.
Trong khi quan hệ Ta – Tàu từ trước đến nay, thì điều quan trọng nhất vẫn có đó:
Xưa, Tàu cho không, biếu không Ta đủ thứ (có lúc Tàu định “biếu” cả người, nhưng Ta không nhận) mà còn đách cấm được Ta chơi với Nga Xô,  rồi "uýnh" cho Mỹ cút, "uýnh" Ngụy nhào, "uýnh" Khờ me đỏ, sau lại "uýnh" luôn cả Tàu.
Xưa đã chả cản được ta "uýnh", và nay thì, làm cách nào để Tàu có thể cấm được Ta thực hiện “mong muốn làm bạn với tất cả các nước”, như Ta đã tuyên bố công khai với bàn dân thiên hạ, ngay trước mũi Tàu đấy thôi. (Sáng nay (15/9/2014), nghe tin radio, quả vải, quả nhãn Ta rồi đây sẽ sang “làm bạn” với dân Mỹ).
Do chả thấy vị “nhơn xỹ” nào đòi Tàu thoát Ta về “ý thức hệ”, tôi buộc phải đi đến kết luận rằng, thực chất các “nhơn xỹ” của chúng ta chỉ nhăm nhăm đòi “Ta thoát Ta”. Nhưng ngoài mồm các ông ấy cứ hô toáng lên là “thoát Tàu”.
Cho đến hôm nay đọc báo mới biết, hóa ra các nhà làm Văn Hóa nước nhà mới thực sự là người muốn thoát Tàu, thật đơn giản, bằng cách “bài trừ” những con sư tử đá.
Gì chứ “thoát Tàu” kiểu này thì tôi đồng ý ngay, nhưng vì lý do gì, để nói sau.
Quả vậy, một chiến dịch bài trừ “linh vật ngoại lai” ra khỏi các đền chùa, di tích, công sở, do Bộ Văn hóa đề xuất vừa được phát động và hưởng ứng rầm rộ.
Trong công văn của Bộ Văn Hóa, “linh vật ngoại lai” được chỉ đích danh là “sư tử đá” và  “một số vật phẩm khác”.
Cụ thể, thì đó là những con sư tử đá, tạc theo lối Tàu, ví dụ như hai chú này, đang canh cổng đình Yên Phụ:
 
"Linh vật ngoại lai": Sư tử đá tại đình Yên Phụ - Hà Nội
PGS Trần Lâm Biền, ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia ví von " Đem hai tên lính ngoại quốc canh cửa nhà mình, liệu có được yên ổn?". 
Trước hết, phải nói là tôi không thấy ví von của PGS Trần Lâm Biền có tính thuyết phục chút nào, vì chỉ có những anh “có điều kiện” mới có thể thuê người nước ngoài canh cửa. Sau đó, nếu bàn đến chuyện liệu có được “yên ổn” với “lính ngoại quốc” thì mỗi ngày, có hàng trăm chuyến bay Việt do cơ trưởng là người nước ngoài lái và 100% hành khách vẫn giao trọn sinh mạng cho các “tên lính ngoại quốc” đấy thôi, sao không thấy ai thắc mắc.
Hơn nữa, những con sư tử đá ấy cũng không thể gọi là “lính ngoại quốc” vì  chúng được làm từ đá Đà Nẵng, Thanh Hóa hay Ninh Bình cả, lại do chính tay thợ Ta tạo tác. Tức là chỉ có mỗi cái hình dáng bên ngoài, lớp vỏ, là “theo kiểu Tàu”, thì có khác gì Ta mặc quần “phăng”, áo “phông” giặt bằng “xà bông”, nghĩa là toàn thứ “ngoại lai” cả, mà thiên hạ có ai gọi Ta là Tây đâu.
Xét thực chất, thì ở Tàu, con sư tử cũng không phải là một sinh vật bản địa, chính người Tàu cũng du nhập nó, mới thành ra con sư tử đá kiểu Tàu.
Thôi thì khi đã quyết dẹp bỏ các “linh vật ngoại lai” thì phải dùng các linh vật thuần Ta để thay thế. Linh vật Ta là thế nào, đại khái các nhà nghiên cứu cũng lúng túng, hiện nay tạm thống nhất lấy con Nghê để thay thế.
Ở Ta, ngoài con Nghê thì còn có mấy con khác được gọi là “linh vật”, từ voi đá, ngựa đá, chó đá, đến những con chưa biết đặt tên gì, nhưng phổ biến nhất vẫn là con Nghê. Con Nghê có mặt từ lan can cho đến cổng làng, cổng chùa, dinh thự, lăng tẩm, đền miếu với đủ loại hình thức (tượng tròn, phù điêu) và chất liệu (vữa vôi, đá, đồng, gỗ).
Con Nghê, thì cũng không phải là linh vật 100% thuần Việt, vì ở Tàu con sư tử đá có lúc còn được gọi là con Toan Nghê. Nhưng con Nghê ở ta trông vừa nhang nhác con sư tử lại vừa giống con cún con nên khi dịch ra tiếng Anh, các nhà chuyên môn ít khi dịch là lion mà hay dịch là fo dog, khổ thay, chữ Nghê trong tiếng Hán cũng gồm bộ Cẩu (chó) với chữ Nhi (trẻ con) mà thành.
Ta cũng chả có huyền thoại hay truyền thuyết gì về con Nghê, chỉ biết những con Nghê đã có mặt ở các di tích từ hàng nhiều trăm năm trước khi con “sư tử đá kiểu Tàu” đổ bộ vào di tích, đền chùa và công sở như ngày nay.
 
 Nghê đá, đền vua Đinh, Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình, thế kỷ 17

 
 Nghê đá, lăng Ngọ tộc, Hiệp Hòa, Bắc Giang, thế kỷ 17

 

 Nghê đá, đền Gióng, Gia Lâm, Hà nội, thế kỷ 17

 
 Nghê đá, cửa Hiển Nhân, Đại nội, Huế, thế kỷ 19
Và đây là hai “linh vật thuần Việt” khác, rất đẹp, nhưng giới chuyên môn cũng chưa biết đặt tên là gì.
 
Bây giờ, ngắm Nghê, rồi so con Nghê với con sư tử Tàu, thì thấy rõ:
Con Nghê đầu to, chi trước mảnh dẻ hơn chi sau, thân trơn, có khi có vảy, dáng vẻ vẻ hiền lành. Mắt nhỏ vừa phải, miệng có khi ngậm khi há nhưng không phô ra hàm răng nhọn như để đe dọa. Trạng thái biểu cảm khá đa dạng, từ vui tươi (nơi cổng đình, cổng làng), nghiêm trang, cung kính (đền miếu) đến buồn rầu (nếu ở lăng tẩm).
So với con Nghê thì con “sư tử đá kiểu Tàu” có ít tính cách điệu hơn, nghĩa là thiên về tả thực dáng vẻ hung dữ, trấn áp với cơ bắp, móng vuốt, răng nanh và vẻ mặt.
Ví dụ như thế này:
 
Xét về độ oai phong, nghê không thể sánh được sư tử, ngược lại về sự thân thiện, thì Nghê gần gũi con người và cảnh quan hơn.
Về cách bố trí trên mặt bằng thì ở Ta, con Nghê và các linh vật khác thường được xếp theo vị trí “chầu”, như nghênh đón, tức là được đặt cân xứng hai bên lối đi, hướng nhìn vuông góc với trục giao thông (sân, đường). Còn ở Tàu, thì đôi sư tử đá được bố trí theo tư thế “trấn”, có cái nhìn uy hiếp và trực diện vào khách dọc theo trục đường.
Như đã nói ở trên, con Nghê cũng không hẳn là thuần Việt, vậy tại sao tôi lại đồng ý với việc thay thế “sư tử đá kiểu Tàu”?
Đơn giản, xem ảnh thì biết, chỉ vì tôi thấy con “Nghê” đa dạng, hiền lành và nhất là đẹp hơn con “sư tử Tàu” hung hăng và đơn điệu. Chỉ thế thôi, chứ không hề mơ mộng hão huyền thoát nọ thoát kia.
Nhưng, ở các di tích cổ, đền, chùa, đình, miếu, dùng Nghê, Sấu, Voi, Ngựa đá... thì được, chứ ở các nơi công sở, thay con sư tử đá bằng con Nghê, con Sấu, thì buồn cười lắm. Hay là ta cứ đặt quách con chó đá ở công sở, có khi lại hay các Ngài ạ, vì sẽ đỡ "trộm".
Thực tình, khi viết entry này, tôi vẫn hy vọng là các nhà làm công tác Văn Hóa nước ta không thiếu tự tin tới mức phải tiên phong “thoát Tàu”, bằng cách mở chiến dịch “bài trừ linh vật ngoại lai”, mà tội đồ chính là những con “sư tử đá ”, vốn được làm từ đá Việt và do chính thợ Việt tạo tác, chỉ tiếc, với hình dáng “kiểu Tàu”.
Có chút khôi hài là, để thoát khỏi những con “sư tử đá kiểu Tàu” vô tri vô giác, thì các nhà Văn Hóa lại dùng 4 chữ thuần Tàu là “Linh Vật Ngoại Lai”, (nếu cộng thêm 2 chữ “bài trừ” nữa thì là 6, cộng thêm 2 chữ “chiến dịch” nữa thì thành 8 chữ thuần Tàu...), thành ra các Ngài chưa “thoát” được chỗ nọ thì đã lại “nhập” chỗ kia.
Vì thế, tôi đâm lo xa rằng, trong khi loay hoay thoát nọ thoát kia theo cái cách đó, thì các nhà Văn hóa xứ ta lại không thoát được cái phép "thắng lợi tinh thần" của các chú AQ chính hiệu.
Nguồn: Cụ Lý

33 nhận xét:

  1. Tiêu chuẩn thế nào là "ngoại lai"???
    Tiêu chuẩn thế nào là "thuần Việt"???

    Không xác định được thể nào là "ngoại lai", thế nào là "thuần Việt" mà vẫn cấm, thế mới tài.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cui bap la sinh vat ngoai lai than Nga than Tau. Bọn tớ chỉ thân Vua Hùng. Mỹ, VNCH bọn tớ cũng ghét.

      Xóa
    2. Cùi bắp cắp bùi là sinh vật ngoại lai thân Nga đầu Tàu đít Vịt. Chính xác luôn!

      Xóa
    3. @ các bạn mồm dọc thân mến,
      Cùi bắp có sai ở đâu thì chỉ giùm, sao cứ phải hằn học, cay cú sủa đổng vậy??? làm vậy kỳ lắm. Hi hi hi.

      Xóa
    4. Đúng là thằng cùi bắp cắp bùi, sai đây này: Chửi đổng là chửi "giữa trời", không có địa chỉ, không có tên ai...còn ở đây họ réo tên ông bà ông vải cùi bắp ra mà nhiếc, không phải là chửi đổng nghe con, mà là chửi vỗ mặt! Hi hi hi.

      Xóa
    5. Mồm dọc không biết đọc à, tui nói các bạn mồm dọc "sủa đổng" mà. "Chửi đổng" là hành động của người, còn "sủa đổng" là hành động của các bạn mồm dọc đáng mến.

      Xóa
  2. Nhục quá, ông Bộ trưởng Văn hóa. Báo Đảng Cộng sản vẫn lưu nà:
    -----
    Phát động bầu chọn cho Vịnh Hạ Long
    18:35 | 15/10/2011

    (ĐCSVN) – Tối 14/10, tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia III (TP. Đà Nẵng), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức buổi Lễ phát động bầu chọn vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.



    Các đại biểu tham dự buổi Lễ nhắn tin bầu chọn cho Vịnh Hạ Long

    Đến phát động cuộc bầu chọn có các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh; GS.TS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Thanh thiếu niên Nhi đồng Quốc hội; cùng gần 600 học sinh, sinh viên, vận động viên, huấn luyện viên của Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia III, Trung tâm Đào tạo vận động viên Đà Nẵng, các học sinh trong khu vực đã đến dự Lễ phát động thi đua bầu chọn vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

    Tại buổi Lễ phát động, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh: Để thể hiện lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm, nghĩa vụ và tình yêu quê hương đất nước, mỗi cá nhân hãy bình chọn để vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan mới.

    Theo Ban tổ chức buổi Lễ, việc bầu chọn Vịnh Hạ Long trở thành một trong bảy Kỳ quan thiên nhiên của thế giới được tiến hành bằng 4 hình thức: bầu chọn trực tiếp qua mạng theo địa chỉ www.new7wonders.com, qua điện thoại, qua tin nhắn và qua mạng xã hội facebook.

    Ngay tại buổi lễ, đã có gần 600 người trực tiếp nhắn tin để bầu chọn cho Vịnh Hạ Long.

    Trước đó, vào ngày 13/10, các tình nguyện viên của Đại học Đà Nẵng đã đến các điểm đông dân cư vận động và hướng dẫn nhân dân bầu chọn cho kỳ quan thiên nhiên của Việt Nam./.

    Các từ khóa theo tin:
    Đình Tăng/Báo Đảng Cộng sản vẫn lưu nà
    http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30351&cn_id=484832

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. UNESCO khẳng định không liên quan đến cuộc vận động “7 kỳ quan mới của thế giới”

      Theo UNESCO, United Nations Educational Scientific and Cultural Organization – Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc, thì tổ chức này đã tái khẳng định họ không có liên quan gì đến cuộc vận động “7 kỳ quan mới của thế giới” bởi New 7 Wonders.

      Cuộc vận động này được tiến hành vào năm 2000 như là một sáng kiến cá nhân của Bernard Weber, với ý tưởng khuyến khích tất cả công dân các nước lựa chọn 7 kỳ quan mới của thế giới thông qua việc bình bầu đại chúng.

      Mặc dù UNESCO đã vài lần được mời ủng hộ dự án này nhưng UNESCO đã quyết định không hợp tác với ông Weber.

      UNESCO phê phán cách làm của ông Weber rất nặng nề như sau:

      UNESCO không ủng hộ việc dùng các phiếu tự do hay đại chúng để đánh giá trị của các di tích.
      Việc làm của ông Weber không thể so sánh với công việc mang tính khoa học và giáo dục của UNESCO trong việc chọn lọc các di sản văn hóa thế giới (ý nói việc làm của ông Weber không khoa học).
      Danh sách “7 kỳ quan mới của thế giới” là kết quả của một hoạt động mang tính cá nhân, chỉ phản ánh ý kiến của những người sử dụng internet chứ không phải của toàn thế giới.
      Sáng kiến của ông Weber không đóng góp gì vào sự bản tồn các di sản được chọn bởi công chúng.

      Theo UNESCO, giá trị của các di tích

      không chỉ có thể được đánh giá bằng cảm tính và sau đó liệt chúng vào một danh sách mới, mà chúng
      phải được đánh giá bằng các tiêu chuẩn khoa học, các chế tài về pháp lí và quản lí.

      Câu hỏi:

      Có cần phải tốn kém công sức và tiền bạc cho cái việc không khoa học?
      Đánh giá, thẩm định chất lượng của một công trình, di tích thì cần ý kiến của chuyên gia hay chỉ cần biểu quyết “đưa tay” của quần chúng?
      Cần giá trị đích thực được thẩm định bằng các tiêu chuẩn khoa học hay chỉ cần ý kiến của quần chúng mà phần đông không có chuyên môn?

      UNESCO confirms that it is not involved in the "New 7 wonders of the world" campaign
      Monday, July 9, 2007

      In order to avoid any damaging confusion, UNESCO wishes to reaffirm that there is no link whatsoever between UNESCO's World Heritage programme, which aims to protect world heritage, and the current campaign concerning "The New 7 Wonders of the World".

      This campaign was launched in 2000 as a private initiative by Bernard Weber, the idea being to encourage citizens around the world to select seven new wonders of the world by popular vote.

      Although UNESCO was invited to support this project on several occasions, the Organization decided not to collaborate with Mr. Weber.

      UNESCO's objective and mandate is to assist countries in identifying, protecting and preserving World Heritage. Acknowledging the sentimental or emblematic value of sites and inscribing them on a new list is not enough. Scientific criteria must be defined, the quality of candidates evaluated, and legislative and management frameworks set up. The relevant authorities must also demonstrate commitment to these frameworks as well as to permanently monitoring the state of conservation of sites. The task is one of technical conservation and political persuasion. There is also a clear educational role with respect to the sites' inherent value, the threats they face and what must be done to prevent their loss.

      There is no comparison between Mr Weber's mediatised campaign and the scientific and educational work resulting from the inscription of sites on UNESCO's World Heritage List*. The list of the "7 New Wonders of the World" will be the result of a private undertaking, reflecting only the opinions of those with access to the internet and not the entire world. This initiative cannot, in any significant and sustainable manner, contribute to the preservation of sites elected by this public.

      *****

      * New sites will be added to UNESCO's World Heritage List during the 31st session of the World Heritage Committee in Christchurch, New Zealand, from 23 June to 2 July.
      http://whc.unesco.org/en/news/352

      Xóa
    2. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 12:30 17 tháng 11, 2014

      Bảo tàng Heidi Weber, trụ sở được New 7 Wonders công bố trên website, là một kiến trúc nhiều màu sắc, hiện đại và độc đáo bên bờ hồ Zurich (Thụy Sĩ). Tấm biển ở lối vào bằng tiếng Anh và tiếng Đức ghi rõ: “Đóng cửa đến mùa hè 2012”. Không có dấu hiệu nào của một tổ chức hoạt động ở đây.
      Đó là cảm nhận của phóng viên tạp chí Tempo (Indonesia) khi tìm đến bảo tàng Heidi Weber vào đầu tháng 11/2011. Rất khó xác định được đây là nơi New7Wonders Foundation đặt trụ sở, vì không thấy có biển tên. Bảo tàng đặt trong tòa nhà 2 tầng diện tích 15 x 12m ở Hoeschgasse 8, 8008, Zurich, thuộc sở hữu của mẹ ông Bernard Weber, người sáng lập New7Wonders.

      Một số cư dân của khu Hoeschgasse 8 khi được hỏi cũng không hề biết rằng viện bảo tàng chỉ mở cửa 3 tháng một năm này là trụ sở của New7Wonders. Địa chỉ được tổ chức in trên các tiêu đề thư là Hoeschgasse 8, 8034, Zurich. Nhưng phóng viên Tempo cũng không thể tìm được dấu vết của New7Wonders ở đó.
      Theo Tempo, đại sứ Indonesia tại Thụy Sĩ và Liechtenstein, Djoko Susilo đã kiểm tra sự tồn tại của văn phòng New7Wonders và kết luận: “Nó là một công ty ma”.
      Về phía mình, người đứng đầu bộ phận truyền thông của New7Wonders, Eamonn Fitzgerald vẫn bác bỏ mọi cáo buộc. Fitzgerald khẳng định New7Wonders có 2 địa chỉ với mã bưu chính khác nhau, nhưng “không cái nào là giả”.
      Công ty phá sản thành tổ chức quốc tế?
      Trong email gửi tạp chí Tempo, đại sứ Djoko Susilo cho biết, dù không muốn tiếp tục gây ra các cuộc bút chiến, nhưng ông thấy mình có trách nhiệm cung cấp thêm thông tin về vụ phá sản của New 7 Wonders of the World để dư luận có thể đánh giá chính xác hơn về mức độ tin cậy của tổ chức đã và đang tổ chức nhiều cuộc vận động bầu chọn kỳ quan trên toàn thế giới. Theo đó:
      - New 7 Wonders of the World được Bernard Weber và cộng sự đăng ký tại bang Schwyz ngày 26/6/2000 dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn với số vốn 103.000 franc Thụy Sĩ.
      - Mục tiêu hoạt động của công ty là quảng bá các kỳ quan thế giới qua internet.
      - Địa chỉ của công ty là 19, Bahnhofstrasse, CH 8832 Wollerau (bangSchwyz).
      - Ngày 7/10/2003, một tòa án địa phương tuyên bố New 7 Wonders of the World phá sản và chính quyền bang Schwyz chính thức hủy đăng ký kinh doanh của công ty này vào ngày 5/1/2006.
      - Trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản, Bernard Weber và cộng sự đã thành lập một tổ chức với tên gọi và mục đích hoạt động tương tự như công ty cũ, New 7 Wonders of the World.
      - New 7 Wonders of the World Foundation được đăng ký tại Zurich ngày 7/4/2004. Địa chỉ là bảo tàng tư nhân Heidi weber haus von le Corbusier Hochgasse 8, CH 8008 Zurich.
      Đại sứ Djoko Susilo còn đặt vấn đề nghi ngờ về một số chi tiết khác xung quanh hoạt động của New7Wonders như việc website của tổ chức này được đăng ký ở Panama chứ không phải ở Thụy Sĩ.
      Quan điểm của ông gặp phải sự phản đối quyết liệt từ phía New7Wonders. Jean-Paul de la Fuente, giám đốc phát triển kinh doanh của tổ chức này khẳng định New 7 Wonders AG là công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập năm 2000 để thực hiện mảng kinh doanh của các chiến dịch vận động bầu chọn.
      Tuy nhiên, đến năm 2003, công ty chấm dứt hoạt động theo đúng thủ tục thông thường được áp dụng trên thế giới. Từ năm 2004 đến nay, mảng kinh doanh của các chiến dịch vận động bầu chọn kỳ quan do NOWC Panama (New Open World Corporation Panama) điều hành. De la Fuente khẳng định công ty không đóng cửa vì phá sản, mà đó chỉ là một bước thay đổi cần thiết về cấu trúc.
      Đại diện New7Wonders cho rằng việc tuyên bố công ty của họ phá sản là hành động dối trá, phỉ báng và “ngài đại sứ cần cải thiện vốn tiếng Đức và hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh”. Ông này cũng cho biết không thể khởi kiện vì đại sứ Djoko Susilo được quyền miễn trừ ngoại giao.

      Xóa
    3. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 12:34 17 tháng 11, 2014

      Tổ chức lừa tiền thế giới

      New7Wonders.com chỉ là ý tưởng "kinh doanh" của một người Canada gốc Thụy Sĩ tên là Bernard Weber. Đây là website của một tổ chức tư nhân đặt trụ sở tại Thụy Sĩ (New Open World) chứ không phải của một dự án của một chính phủ hay tổ chức uy tín nào trên thế giới. Bằng khả năng quảng bá, marketing khéo léo, cộng với cách chọn tên của dự án "New 7 Wonders of Nature", "7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới", Bernard Weber đã đánh vào lòng tự hào dân tộc, lôi kéo và đánh lừa được rất nhiều phương tiện truyền thông, thậm chí cả các ban ngành về tài nguyên thiên nhiên & du lịch ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước nghèo có hiểu biết và dân trí thấp.

      Bên ngoài, tay lừa đảo Weber tuyên bố rằng dự án của mình “phi lợi nhuận”, nhưng cái sự “phi lợi nhuận” đó giúp hắn kiếm bộn tiền. Mỗi địa danh tham gia phải … kí hợp đồng và đóng cho tổ chức 5k USD/tháng. Các website khác muốn sử dụng các nội dung về các thắng cảnh bình chọn cũng phải trả phí 5k USD/tháng. Ngoài ra, hắn còn có các nguồn thu từ tiền tài trợ, tiền chia từ các công ty dich vụ viễn thông cho phí SMS và vote call, tiền bán các loại hàng hoá như áo phông, đồ lưu niệm với giá rất đắt…
      Đặc biệt, bọn lừa tiền N7W còn chơi trò khốn nạn nhất trong các trò khốn nạn đó là … bán phiếu bầu. Một người có thể nhắn bao nhiêu tin tùy thích để bầu chọn. Tức là N7W “thả cửa” cho các con mồi mua càng nhiều phiếu bầu càng tốt. Việc làm này vừa phản khoa học, vừa mang đậm tính chất lừa tiền thiên hạ.

      Trả lời về khoản “lợi nhuận” khổng lồ, từ 3 năm trước, báo Sachsen (Đức) dẫn lời N7W tuyên bố: "Chúng tôi cam kết sẽ dùng 50% tiền lãi thu được để đầu tư vào việc tu bổ 7 kỳ quan thế giới mới và một số công trình khác". Khi được hỏi 50% số lãi còn lại sẽ được dùng vào việc gì, N7W im lặng. Chưa kể, đã 3 năm trôi qua nhưng mình chưa thấy tăm hơi gì về khoản tiền tu bổ mà N7W mạnh miệng hứa nó nằm ở đâu cả, bạn nào thấy rồi thì báo cho mình 1 câu với.

      Đẳng cấp chém gió cấp quốc tế

      Ngày 27/9/2011, Bernard Weber đến làm việc tại Quảng Ninh. Hắn mạnh miệng tuyên bố: “Thông qua cuộc bầu chọn đó đã có nhiều danh thắng nhận được rất nhiều sự quan tâm với trên 1 trăm triệu phiếu bầu của người dân trên khắp thế giới, chứng tỏ sự quan trọng và tầm ảnh hưởng rất lớn của cuộc bầu chọn do tổ chức phát động.”

      Chúng ta hãy thử xem qua cái “tầm ảnh hưởng” của N7W. Sử dụng Alexa để tìm hiểu thông tin về N7W thì ta có thể thấy như sau : new7wonders.com xếp hạng 22,607 trên thế giới và hạng 31,656 tại Mỹ. Trong khi đó, cùng thời điểm, trang vnexpress được xếp hạng 386 trên thế giới và hạng 1,167 tại Mỹ. Thậm chí đến cả diễn đàn vn-zoom.com còn được xếp hạng 3,357 trên thế giới và 18,285 tại Mỹ. Cả 2 trang viết bằng Tiếng Việt đều có “tầm ảnh hưởng” vượt xa N7W trên thế giới Một đều hết sức bất ngờ, trong các nước sở hữu địa danh lọt vào “chung kết”, new7wonders được xếp hạng 1,061 tại Việt Nam, chỉ thua 2 nước IQ thấp đó là Lebanon (240) và Tanzania (265). Tại một số nước IQ cao như Đức, Pháp, Hàn Quốc, xếp hạng của N7W khá … lẹt đẹt, 50,446 ở Đức, 77,133 ở Pháp, Hàn Quốc thậm chí còn không thấy bóng dáng đâu
      Công nhận tầm ảnh hưởng của N7W là vô cùng to lớn đối với nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới
      (Số liệu của Alexa được thống kê ngày 4/10/2011)

      Xóa
    4. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 12:35 17 tháng 11, 2014

      Phản ứng của nhân dân tiến bộ trước thảm họa N7W

      Khi được hỏi về N7W, tổ chức UNESCO tuyên bố rằng
      “Mặc dù nhiều lần được mời ủng hộ N7W, nhưng UNESCO quyết định không hợp tác với ông Weber. Mục tiêu của UNESCO là giúp các nước xác định, bảo vệ và bảo tồn các di sản thế giới. Cần xác định các tiêu chuẩn khoa học, xác định giá trị của các ứng viên.” Như vậy, theo UNESCO kết quả bầu chọn của N7W không chính xác và không có khoa học. Cũng phải, bán phiếu bầu thì lấy đâu ra khoa với chả học.

      Nagib Amin, một chuyên gia Ai Cập về di sản thế giới phát biểu: "Ngoài khía cạnh thương mại, lá phiếu không có cơ sở khoa học." Tại Ai Cập, Bộ trưởng Văn hóa Farouq Hosni gọi cuộc bầu chọn này là “ngớ ngẩn” và mô tả Weber - nhà sáng lập NOWC - chỉ có mục đích duy nhất là “tự quảng cáo”.

      Tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội UNESCO VN và nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội UNESCO thế giới, cho rằng việc "mua phiếu bầu và nhà tổ chức thu tiền" này khiến cuộc bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới của N7W "không khác gì một cuộc thi Manhunt (Người đàn ông quyến rũ) quốc tế, khi một cá nhân bỏ ra vài nghìn USD để mua hàng trăm lá phiếu".

      Chính phủ Maldives đã sớm tỉnh ngộ, nhận ra trò lừa đảo của N7W và đã rút lui từ tháng 5/2011
      http://maldivesresortworkers.wordpre...-wonders-scam/
      http://www.mymaldives.com/blog/maldi...7wonders-scam/

      Chắc chính phủ Maldives bị thần kinh mới rút khỏi N7W nếu bọn đó không phải bọn lừa đảo

      Xóa
    5. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 12:35 17 tháng 11, 2014

      Vịnh Hạ Long bá đạo trên bảng xếp hạng N7W
      Tại Việt Nam, từ năm 2007, chính phủ phát động cả 1 chiến dịch cấp quốc gia về bầu chọn cho vịnh Hạ Long trên trang web lừa tiền quốc tế. Các tờ báo liên tục tung hô N7W, thằng lừa đảo Bernard Weber, hô hào nhân dân Việt Nam hãy bình chọn cho vịnh Hạ Long để “bày tỏ lòng yêu nước”. Cụ thể, từ ngày 22 tháng 2 năm 2008, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã được phía New Open World (NOW) đồng ý là cơ quan bảo trợ chính thức và đã đại diện ký thỏa thuận với NOW. Ngày 25 tháng 2 năm 2008, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ phát động bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới. Nhiều báo như báo Tuổi Trẻ đã lập hẳn 1 chuyên mục để thông tin (với khẩu hiệu "Bầu chọn Việt Nam: Lá phiếu của lòng yêu nước") thường xuyên và tuyên truyền cổ động cho cuộc bình chọn này. Và như tại Tiền Giang, từ ngày 25 tháng 3 năm 2008, lãnh đạo Tỉnh đoàn, sở Văn hóa Thông tin và sở Bưu chính viễn thông cùng hàng trăm đoàn viên thanh niên Đoàn khối dân chính đảng tỉnh Tiền Giang đã khởi động chiến dịch 10 tháng bầu chọn cho ba danh thắng của Việt Nam vào danh sách kỳ quan thế giới mới, trong đó có cả việc hỗ trợ đường truyền Internet tốc độ cao miễn phí cho 35 trường Trung học Phổ thông trong tỉnh để giáo viên và học sinh tham gia bầu chọn. Và chỉ trong tuần lễ phát động đầu tiên, đã có gần 10.000 lượt đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở thành phố Mỹ Tho đã tham gia bầu chọn. Ngày 14-3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, báo Thanh Niên, Đài Truyền hình Việt Nam và EVNTelecom đã ký hợp tác và phát động chương trình vận động bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên của thế giới cho đến 31 tháng 12 năm 2008, trong đó có 1 "Cuộc tuần hành vòng quanh đất nước bằng xe đạp và thiết lập các điểm bầu chọn cho vịnh Hạ Long ở các tỉnh, thành phố". Ngày 19/8/2008, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã chỉ đạo Cục Hợp tác Quốc tế đưa ra 9 chương trình hành động từ nay đến cuối năm cho cuộc vận động bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới. Do chiến dịch bầu chọn quá hoành tráng này, 3 địa danh của VN (Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng, Phan-xi-păng) bá đạo trên bảng xếp hạng nhiều tuần liền.
      Gần đây, vòng chung kết của cuộc bầu chọn N7W diễn ra cực kì “sôi động”. Thằng lừa đảo Bernard Weber đến thăm Việt Nam vào cuối tháng 9 năm 2011 để PR cho N7W. Lợi dụng lòng tự hào dân tộc và suy nghĩ thiếu chin chắn của người Việt, hắn liên mồm tâng bốc vịnh Hạ Long lên tận trời xanh. Được tiếp thêm đạn, các tay thợ báo bồi bút ngu si IQ thấp liền liên tục khua môi múa mép, tâng bốc N7W và thằng khốn nạn Bernard Weber, tiếp tục kêu gọi các con mồi tự chui đầu vào rọ vì … tình yêu nước.

      Báo chí truyền hình thì phần đông ngu si dốt nát là đúng rồi, vấn đề ở đây là tại sao chính phủ VN lại “gà mờ” như thế? Chính phủ 1 nước nhỏ như Maldives còn nhận ra trò lừa đảo của N7W, vậy tại sao chính phủ 1 nước lớn như VN lại không? Phải chăng, chính phủ biết thừa cái trò lừa đảo này nhưng các cấp chính quyền vẫn dấn thân vào để “lấy thành tích” báo cáo lên trên? Phỏng đoán này là có cơ sở, vì căn bệnh thành tích từ lâu đã thâm nhập vào mỗi người dân Việt Nam.

      Xóa
    6. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  3. Ở Nhật. Lỡ mồm hay đưa ra chính sách sai là về vườn rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở VN thì CN về chăm sóc vườn biệt thự ở ngoại ô.

      Xóa
    2. Về b bố, chúng mày tưởng ít tiền à lũ phản động.

      Xóa
  4. Xin các bác hiến kế làm thế nào ngăn chặn cái chiến dịch bài sư tử đá hài hước và tốn kém này đi.
    Nhà iem hôm nọ về quê thấy bà con quê em đang cãi chửi nhau vì cái lệnh của ông Bộ trưởng hâm hâm ngu dốt này. Số là có 1 gia đình có con là việt kiều Mẽo, đã đặt đôi sư tử đá ở Ninh Binh gần 1 tỷ về công đức cho Đình làng. Thế nhưng giờ các quan chức làng bảo gia đình kia ra bê về dùng riêng chứ để ở Đình thì cán bộ sở Văn hóa không duyệt hồ sơ Di tích xếp hạng...
    Thế là cãi chửi nhau lộn tùng bậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việt kiều mà dốt thế, ai dung do Tau.Bao với ông VK ấy lam tuong OBama xem tất cả có sướng rên lên không. Về nước mà không biết sở thích của quan & dân Việt. Nản.

      Xóa
    2. Bao nhiêu sư tử đá đã đặt ở các đình chùa miếu mạo hàng chục, hàng trăm năm nay...
      Vì cái công văn ất ơ của ông này mà làm náo loạn tất cả...

      Xóa
  5. Truyện ngắn hay, truyện ngắn tình yêu, góc tâm sự, sống đơn giản blog
    Key: truyen ngan - khuyen mai mobifone

    Trả lờiXóa
  6. Thêm dăm ông kiểu BT Tuấn Anh "sư tử đá" hay BT Huy Hoàng "nếm phân kiểm tra chất lượng" thì đất Việt ta khó ngẩng mặt lên lắm. Chán.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhằm nhò gì Cùi bắp ơi. VN có nhiều loại người như ông thì mấy chốc mà dân giàu nước mạnh, vượt qua bọn Âu Mỹ. Mấy ông BT này cũng làm 2 khóa là về thôi mà, cái cơ bản và quan trọng là chính sách sáng suốt tài tình của Đảng ta sẽ vượt qua tất cả trở ngại để trước cuối thế kỷ này sẽ thành công CNXH như ĐC TBT đã từng tiến đoan. Cui bap lo xa quá.

      Xóa
  7. Pháp luật-Luật pháp Việt Nam
    Cứ như một thứ tạp nham lộn nhèo
    Pháp quyền-nhà nước chán phèo
    Luật đem ra dọa dân nghèo mà thôi
    Oan sai chỉ biết kêu trời
    Quan trên vẫn ghế tót vời nghênh ngang
    Theo "lễ' mà xử các quan
    Theo "hình" cứ bắt dân oan tội tù
    Xoay như chong chóng đèn cù
    Cực hình tra tấn, cố vu tội hình
    Mặc lòng dân chúng bất bình
    - "Quyền ta to nhất pháp đình ngán ai"!
    Oan sai bồi tiếp oan sai
    Công lý như vậy hỏi ai...chủ trò?!

    Trả lờiXóa
  8. Việt Nam không có thờ Sư Tử có muốn thi qua Phi Châulúc 20:18 18 tháng 11, 2014

    Việt Nam không có thờ Sư Tử có muốn thi qua Phi Châu

    Trả lờiXóa
  9. Việt Nam không có thờ Sư Tử có muốn thi qua Phi Châulúc 20:20 18 tháng 11, 2014

    Nước VN có Sư tử đâu mà thờ ...... Đồ Ngu như cuibap

    Trả lờiXóa
  10. Lạ! Quá lạ! Có lẽ không có bất cứ người dân ở đâu lại lạ như dân nước Việt mình. Lạ. Cực kỳ lạ. Lạ đến mức… chả giống ai. Nói dân mình “lạ” là bởi theo Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền kể giữa nghị trường Quốc hội hôm 17/11, có vị cán bộ nói trên truyền hình rằng: “cán bộ không nhận mà do dân cứ đưa tiền”.

    Mình không xem chương trình đó nên không biết vị cán bộ đó là ai, nói khi nào nhưng một khi đại biểu Quốc hội nói trên nghị trường thì mình tin là có, 100% là có.

    Vì tin nên mình thấy lạ, rất lạ cho dân nước mình bởi theo ý câu nói đó thì cán bộ, công chức nước mình liêm khiết lắm, trung thực lắm, chí công, vô tư lắm…

    Họ không và ngàn lần không muốn nhận cái gọi là đồng tiền “bẩn” mang tên “hối lộ” mà tại vì dân nước mình hư, “đạo đức” công dân kém đến mức “cán bộ không nhận” mà dân “cứ đưa”.

    Thế là lỗi tại dân. Dân làm hư cán bộ.

    Mà dân nước mình lạ nhỉ. Đồng tiền mồ hôi, nước mắt, thậm chí có khi phải trả bằng cả máu mới có. Thế mà không hiểu sao lại dễ “đưa” thế.

    Mà lại đưa rất tận tình, đưa rất quyết liệt, đưa… không khoan nhượng. Nhiều khi đưa tinh vi đến mức kín đáo gói vào trong túi quà, bỏ cùng chai rượu trong túi nên cán bộ không, không biết. Có người còn tinh vi, kín đáo đến mức đưa cho vợ cho con các sếp nên sếp nào có biết gì đâu?

    Từ lâu, trên mạng còn lưu truyền tài liệu dạy… cách “cứ đưa” với những chiêu thức cực kỳ tinh vi.
    Lạ! Mình không tài nào lý giải nổi vì sao dân nước Việt mình lạ thế thì may quá, ĐB Nguyễn Bá Thuyền đã giải thích: “Phải xem lại cán bộ mình tại sao dân lại cứ đưa. Bởi vì người ta không còn niềm tin với anh nên người ta phải đưa. Như chữa bệnh người ta phải đưa tiền, vì họ nghĩ rằng nếu không đưa thì chữa không tốt. Tôi xin vào công chức nhà nước, tôi phải chi tiền vì tôi sợ không công tâm về công tác tổ chức. Bây giờ nếu tôi không chạy tiền thì ông khác chạy mất thì sao?... Nếu không xây dựng lòng tin với dân thì đi đến đâu người dân cũng đưa tiền. Nhưng đưa tiền không phải vì kính nể…”.

    Ra thế! Té ra là như thế!

    Người dân “phải đưa” (chứ không phải “cứ đưa” như lời vị cán bộ nói trên ti vi) vì họ không tin ở cán bộ công chức. Niềm tin ấy vơi hao đến mức nếu như khám bệnh mà không đưa phong bì thì dù vị thầy thuốc đó thật sự là “lương y”, người dân cũng không tin. Có cán bộ công chức nào đó vô tư thật thì người dân cũng… không tin!

    Sẽ rất nguy hiểm cho một xã hội mà ở đó, người dân không còn lòng tin nữa.

    Vâng! ĐB Thuyền còn nói thẳng rằng người dân đưa tiền “không phải vì kính nể”.

    Quá đúng!

    Người dân làm được đồng tiền khó khăn lắm, mồ hôi nước mắt lắm. Người Việt Nam có câu: Đồng tiền liền khúc ruột. Mỗi lần “cứ đưa”, họ đau xót như phải cắt từng khúc ruột nhưng vẫn bắt buộc phải đưa.

    Nói cho cùng theo mình, người dân Việt Nam cũng như công dân mọi nước trên thế giới thôi, đều “của đau, con xót”, đều yêu quý đồng tiền như máu thịt chứ dân mình không lạ đến mức tự dưng “cứ đưa” như lời cái ông cán bộ nói trên truyền hình mà ĐB Thuyền đã kể, phải không các bạn?

    Trả lờiXóa
  11. Mình tâm đặc với phân tích này, xin chép về đây:
    -------
    Mối quan hệ phức tạp Việt -Mỹ:

    Ông Tom Malinowski người đặc trách về dân chủ , nhân quyền và lao động của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thăm Việt Nam vào đầu Tháng 11. Trong một cuộc họp báo kết thúc chuyền thăm dài ngày, Ô. Malinowski nói, “Thông điệp chúng tôi gửi tới những người đã gặp là, hiện có một cơ hội lịch sử để xây dựng một mối quan hệ gần gũi hơn nhiều giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhưng chúng tôi không muốn đó là một mối quan hệ đổi chác, tức là chúng tôi đến với Việt Nam khi chúng tôi cần họ vì một cái gì đó và phía Việt Nam đến với chúng tôi khi họ cần chúng tôi vì một cái gì đó. Mỹ muốn mối quan hệ bang giao với Hà Nội sâu sắc và bền vững hơn như các mối quan hệ đối tác của Mỹ với các bạn hữu và các đồng minh thân thiết nhất ở châu Á, châu Âu cũng như những nơi khác”.

    Phụ Tá Ngoại Trưởng Tom Malinowski

    Rõ ràng qua tuyên bố này, Ô. Tom Malinowski muốn nhắn nhủ các nhà lãnh đạo Việt Nam:

    - Hãy xích gần lại với Mỹ hơn nữa như Nhật Bản, Nam Hàn và Phi Luật Tân…

    - Hãy tin tưởng vào Mỹ như Âu Châu, Úc Đại Lợi, Canada tin tưởng vào Mỹ.

    - Hãy ký hiệp ước phòng thủ chung như NATO, Phi Luật Tân, Nhật Bản để được Mỹ bảo vệ. Hải Quân Mỹ sẽ vào Cam Ranh, thủy quân lục chiến Mỹ sẽ đóng ở Đà Nẵng, Chu Lai. Sư Đoàn 1 Kỵ Binh sẽ đóng ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Utapao của Thái Lan sẽ được mở lại và sẽ là căn cứ không quân khổng lồ B-52 và B-2 để yểm trợ cho mặt trận Miền Bắc. Tại Điện Biên Phủ sẽ thiết lập một hệ thống đánh chặn hỏa tiễn như ở Ba Lan. Nếu thiếu quân, Mỹ có thể kêu gọi Nhật Bản đem một sư đoàn đóng ở Lào Cai, Sư Đoàn Mãnh Hổ của Đại Hàn đóng ở Phù Cát, Qui Nhơn, Sư Đoàn Mãng Sà Vương của Thái Lan sẽ đóng ở Phú Yên. Một sư đoàn Úc sẽ đóng ở Núi Đất, Bà Rịa vừa bảo vệ con đường huyết mạch Sài Gòn-Vũng Tàu, vừa bảo vệ mặt trận phía Nam. Như thế Việt Nam sẽ vững như bàn thạch, chẳng cần mua sắm thêm vũ khí làm gì, viện trợ Mỹ xài mệt nghỉ, đạn bắn thả giàn, vỏ đạn pháo binh thu gom giao cho thương gia Chợ Lớn xuất cảng chẳng mấy chốc kinh tế sẽ phát triển. Lính Việt Nam có thể cho giải ngũ bớt vì quân đội “đồng minh” đánh hộ rồi. Trung Quốc không dám đụng tới sợi lông chân Việt Nam và có khi sợ quá phải trả lại Quần Đảo Hoàng Sa cho Việt Nam không biết chừng. Đó là viễn ảnh tốt đẹp khi Việt Nam có quan hệ “thân thiết” với Mỹ như các đồng minh NATO, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Úc Châu.

    Trên thế giới này và từ ngàn xưa đến giờ, quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia cũng giống như mối liên hệ trai gái phải trải qua nhiều giai đoạn dò dẫm, thử thách và chinh phục tình cảm lẫn niềm tin.

    - Nếu chỉ quen biết sơ sài, chưa hợp nhãn, men tình chưa bén thì chỉ là bạn thôi nhé. Giống như nhà thơ Đinh Hùng nói, “Em chỉ là em gái thôi”. Xin anh đừng thường xuyên tới nhà em kẻo ba rầy, má quở, hàng xóm chê cười.

    - Nếu hai bên đã thực sự yêu nhau và tin tưởng nhau rồi thì quà tặng, rủ nhau đi ăn, đi chơi liên miên, ảnh chụp không biết bao nhiêu mà kể. Tối về còn gọi điện thoại nói chuyện có khi suốt đêm cho “đỡ nhớ”. Rồi từ từ tìm cách giới thiệu với bố mẹ gia đình về ý trung nhân của mình.

    - Nếu là gia đình nề nếp, gia giáo thì tìm ông mai bà mối dàn xếp cho thân phụ và thân mẫu hai bên gặp nhau, chào hỏi, làm quen, tìm hiểu về thân thế, địa vị….Nếu giai đoạn này qua được thì…

    - Hai bên sắp đặt lễ hỏi.

    - Sau lễ hỏi là lễ cưới, mối tình kết thúc bằng tờ giá thú. Hai bên ký vào tờ giấy về ăn đời ở kiếp với nhau. Đứng trên quan hệ ngoại giao thì gọi đó là ký kết hiệp ước liên minh quân sự - sống chết có nhau.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nay Ô. Tom Malinowski nói mối liên hệ Việt-Mỹ có tính “đổi chác” tức “ông thò cây giò, bà thò chai rượu” cho nên chúng ta phân tích thử xem trên đời này có bao nhiêu mô thức ngoại giao?

      - Ngoại giao trên thế đồng minh thật sự, chứ không phải “đồng minh” nhưng anh là ông chủ - thì có thể tương nhượng nhau vì quyền lợi chung. Quan hệ đồng minh này dứt khoát không có chuyện “đâm sau lưng chiến sĩ”, mật đàm với kẻ thù để tháo chạy, chơi đòn bẩn v.v…

      - Ngoại giao trên thế độc lập tự chủ: Anh được gì? Tôi được gi? Anh phải làm gì? Tôi phải làm gì?

      - Ngoại giao trên thế chư hầu, lệ thuộc: Anh phải làm cái này. Anh không được làm cái kia nếu không thì: Gây khó khăn, cắt viện trợ, cô lập, cấm vận, lật đổ…

      - Ngoại giao trên thế lực lượng bất cân xứng nhưng lại cần có nhau như Mỹ-NATO chẳng hạn: Chia quyền lợi theo kiểu tứ-lục (Kẻ bốn phần, người sáu phần”

      - Ngoại giao trung lập trên thế được nể trọng như Ấn Độ: Kết giao với tất cả các cường quốc khác như Mỹ, Nga, Trung Quốc nhưng không ngả theo ai, không chống ai, quyền lợi của Ấn Độ là tối thượng và thường bênh vực các nước nhỏ bị áp chế, hoặc tham gia các Phong Trào Phi Liên Kết.

      Khi nhắn nhủ và khuyên răn các nhà lãnh đạo Việt Nam như thế không hiểu Ô. Tom Malinowski trước khi sang Việt Nam có biết Việt Nam hiện theo sách lược Ngoại Giao Ba Không?
      Do lịch sử để lại, do cùng chung thể chế chính trị, do yếu tố địa lý (Geopolitics), Việt Nam theo sách lược Ngoại Giao Ba Không để duy trì hòa bình, không biến Việt Nam thành “máu xương”, “tiền đồn” hay “bàn đạp” cho bất cứ đại cường nào trong mưu đồ “tranh ngôi bá chủ” hay “bảo vệ anh ninh từ xa” của họ.

      Thế ngoại giao này theo đuổi mục đích “chỉ có bạn, không có kẻ thù” bao gồm các điều kiện:

      - Không quân đội ngoại bang đóng ở Việt Nam.

      - Không liên minh quân sự.

      - Không liên kết với nước thứ hai để chống lại nước thứ ba.

      Về điều khoản thứ nhất: Nếu thi hành đúng, chắc chắn không có chuyện hải quân Mỹ hoặc Nga đóng ở Cam Ranh hoặc trên đất liền.

      Về điều khoản thứ hai: Nếu thi hành đúng, chắc chắn Việt Nam sẽ không ký thỏa hiệp liên minh quân sự với ai, nhưng tùy tình hình, tùy mức độ tin cậy, có thể hợp tác chế tạo vũ khí, huấn luyện, tập trận chung, chia xẻ tin tức tình báo, mua bán vũ khí. Khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Leon Paneta ghé thăm Cam Ranh, Tướng Phùng Quang Thanh tuyên bố Hải quân Nga-Mỹ và quốc tế có thể ghé Cam Ranh như một trạm dừng chân, bảo trì, sửa chữa, tiếp vận.

      Về điều khoản thứ ba: Nếu thi hành đúng, Việt Nam sẽ không liên kết với Hoa Lục hay Nga để chống Mỹ. Ngược lại Việt Nam cũng sẽ không liên kết với Mỹ để chống Hoa Lục hay Nga. Đây là thế ngoại giao độc lập và trung lập của một nước nhỏ nằm giữa gọng kìm quốc tế giống như Thụy Sĩ nằm giữa gọng kìm bốn nước Pháp, Đức, Ý và Áo. Thụy Sĩ mà ngả nghiêng theo bất cứ một trong bốn quốc gia nói trên là chết ngay.

      Xóa
    2. Cũng giống như Ukraina trước đây theo chính sách “phi liên kết” thì sống yên. Khi phe cực hữu thân Mỹ và Âu Châu đảo chính rồi nắm quyền, chỉ mới có ý định gia nhập NATO mà đã mất Crimea và chắc chắn cũng sẽ mất luôn hai vùng Donetsk và Lugansk. Theo các nhà bình luận quốc tế, Ukraina đang đối đầu với nguy cơ tan vỡ ra từng mảnh vụn. Đó là kết quả của chính sách ngoại giao ngông cuồng và không hiểu biết một tí gì về một định luật bất biến gọi là “địa lý chính trị” (Geopolitics). Định luật này có nghĩa là “địa lý như thế nào thì chính trị/ngoại giao như thế ấy”. Nếu anh là một nước nhỏ, nằm sát một đại cường A thì phải thuận thảo với đại cường A. (Chẳng hạn như Mễ Tây Cơ và Gia Nã Đại phải thuận thảo tức láng giềng tốt với Mỹ). Nếu anh liên minh với một đại cường B để chống lại đại cường A thì…sớm muộn gì cũng “từ chết tới bị thương”, đất nước anh sẽ tan nát và có thể bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ. Đó là lý do tại sao Miến Điện và Thái Lan là những nước nhỏ có chung biên giới với Hoa Lục đã hợp tác với Mỹ và Hoa Lục cùng lúc để tạo thế quân bình nhưng không bao giờ có thái độ hoặc hành động chống Trung Quốc. Đó là chính sách ngoại giao vô cùng khôn ngoan của Miến Điện và Thái Lan.

      Hiện nay Việt Nam, về phương diện đối ngoại luôn luôn phải làm ba việc cùng lúc:

      1) Giao hảo với Trung Quốc để phát triển kinh tế và không biến Trung Quốc thành kẻ thù. Tổng số thương vụ Việt Nam-Trung Quốc hiện nay khoảng 50 tỉ đô-la mỗi năm.

      2) Giao hảo với Nga để có đầy đủ vũ khí tối tân bảo vệ đất nước, từng bước xây dựng kỹ nghệ quốc phòng tự chủ và cũng là một đồng minh chính trị vô cùng quan trọng.

      3) Giao hảo với Mỹ để tranh thủ thế ngoại giao, chính trị, và nhất là phát triển kinh tế và không làm cản trở kế hoạch “Xoay Trục” của Mỹ.

      Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì (L) và Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2014. Ảnh REUTERS / Kham

      Do đó, việc thực hiện sách lược Ngoại Giao Ba Không vô cùng gian nan, như người đi trên sông đóng băng, đi thăng bằng trên giây. Vị trí của Việt Nam hiện nay giống như một viên bi nhỏ nằm giữa ba cục nam châm lớn là Nga, Mỹ và Trung Quốc. Chuyến đi của Ô. Dương Khiết Trì tới Việt Nam là nhằm lôi kéo Việt Nam ra khỏi quỹ đạo Mỹ. Chuyến đi của Ô. Tom Malinowski là nhằm lôi kéo Việt Nam sâu hơn vào quỹ đạo Hoa Kỷ. Còn Nga thì không cần làm gì cả vì Nga đã có quan hệ rất sâu với Việt Nam. Giữa cơn phong ba bão táp, nước nhỏ muốn sống yên cũng khó, nhất là nước nhỏ đó lại nằm ở trọng điểm chiến lược. Chắc chắn lời tuyên bố của Ô. Tom Malinowski sẽ tạo áp lực lên các nhà lãnh đạo Việt Nam vì Việt Nam đang cần hợp tác với Mỹ để tạo thế ngoại giao, chính trị và nhất là kinh tế, tài chính.

      Tất cả những chuyển động này đang diễn ra trong bối cảnh vô cùng phức tạp của thế giới mà hòa bình chỉ là lớp váng, còn xung đột lại là những đợt sóng ngầm. Ai cũng nói “hợp tác” nhưng bên trong thì chơi đòn ngầm kiềm chế hoặc triệt hạ lẫn nhau. Đòi hỏi các cường quốc từ bỏ hoặc giảm bớt tham vọng cũng giống đòi hỏi một con sư tử đói không ăn thịt con bò rừng, ngoại trừ khi đại cường đó thảm bại trong một cuộc đụng độ quân sự, mất hết thuộc địa và tiềm lực quốc gia suy yếu. Cho nên sự đụng độ hay “tỷ thí võ công” đôi khi là cần thiết để phân định ngôi thứ và một trật tự mới của thế giới được thiết lập.

      Đào Văn Bình

      (California ngày 15/11/2014)
      http://www.sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=6188

      Xóa
  12. Rõ như ban ngày còn úp mở làm chó gì. Thằng Tàu nó muốn thôn tính ta,lợi dụng ta làm con bài còn tốt như Bắc Triều Tiên. Nga cung muon ta lam con tot luc bat tong tam. Mỹ thì muốn ta đa đảng dân chủ hóa trở về với thế giới tự do dân chủ đề cùng với TG văn minh chống lại CN bành trướng lãnh thổ Nga Tàu. Thằng nào cũng đểu cả, nhưng theo MỸ thì khá hơn, còn theo Tàu và Nga là cắn lưỡi vì sẽ mất vĩnh viễn biển đảo lãnh thổ. Hai thằng côn đồ cùng mau sẽ đi với nhau đe dọa tới bản đồ thế giới. VN mình mà lãnh đạo lo cho chế độ thì sẽ cực kỳ nguy hiểm cho đất nước, hãy thay đổi tư duy trước khi quá muộn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủlúc 19:05 19 tháng 11, 2014

      Anh Nặc ngu ơi là ngu. Muốn VN thành Liby sao? Thành Iraq, thành Aicap, thành Ukr ... sao?

      Xóa
    2. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủlúc 19:08 19 tháng 11, 2014

      Chủ nhà và Các bác xem, bài của ông Đào Văn Bình ở Cali này có nên đăng thành 1 entry độc lập không nhỉ?
      Hay quá.

      Xóa
    3. Bợ Mỹ thằng nào cũng dạilúc 06:56 20 tháng 11, 2014

      Hờ hờ, để phân tích xem theo Mỹ thì ta sẽ được lợi gì nào:
      1, Chắc có lẽ sẽ như Hàn, Nhật ta sẽ được vinh dự nhận đô bằng các "khoản vay" lãi suất thấp, có nghĩa là ta phải... bán tiền Việt để mua tiền đô, dĩ nhiên phải chịu các chi phí triết khấu của ngân hàng từ... Hoa Kỳ.
      2, Ta cũng sẽ được vinh dự được "viện trợ" các loại vũ khí tối tân siêu hại điện của quân lực Hoa Kỳ, đổi lại Hoa Kỳ sẽ... gửi cố vấn để... cố vấn... kỹ thuật, huấn luận... quân sự cho ta.
      3, Có lẽ vấn đề dân chủ sẽ lại được lôi lên như 1 điều kiện tiên quyết mà qua đó cờ vàng sẽ có cơ hội tung bay giữa đường phố như 1 biểu hiện của dân chủ, và sĩ nhiên nếu họ có vấn đề gì về mặt mũi mồm hay thân thể thì VN sẽ... chưa dân chủ.
      4, Lại 1 vấn đề liên quan đến dân chủ: đa đảng, hờ hờ chắc ta phải làm 1 lần sửa hiến pháp nữa mà qua đó tổ chức mà ta từng liệt vào danh sách khủng bố... vịt tân có thể được1 chân trong những đảng phái.. thời kỳ dân chủ mới.
      5, Dĩ nhiên nếu VN theo Mỹ thì hệ thống đánh chặn tên lửa trứ danh đang vây quanh Nga sẽ có vinh dự được nằm trên đất VN này, mà qua đó không chỉ làm đau mắt TQ mà có khi cả Nga, và khi đó chắc chắn kinh tế VN sẽ đi xuống do VN nhập khá siêu từ TQ mà không có nguồn thay thế, hàng Mỹ dĩ nhiên sẽ có vào VN nhưng cái chắc hẳn cũng rất... "hiện đại".
      6, Có người nói nếu theo Mỹ ta sẽ lấy lại được HS - TS, nhưng Đài Loan, Philip đều phe... Hoa Kỳ, chắc sẽ có 1 bản "ghi nhớ" cùng hợp tác cùng có lợi ver 2 kiểu Mỹ, hờ hờ.
      7, Nếu ngày xưa miền Nam là tiền đồn chống cộng ở Châu Á, thì sau khi theo Mỹ chắc chắn VN sẽ thành tiền đồn chống TQ ở Châu Á, và đến 1 lúc nào đó xung đột của 2 anh lớn Mỹ - Trung lên đến đỉnh điểm VN ta gần như 90% lại có vinh dự là nơi thử vũ khí của 2 anh này, lý do dễ dùng nhất thì có lẽ từ cái lưỡi bò, có khi ta sẽ được Mỹ "viện trợ" 58k liệt sĩ nữa có điều là "giúp VN", hihi.

      Xóa