Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM LÀ NGƯỜI THẾ NÀO?

Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Diệm
Hôm nay, ngày 02/11/2014. Cách đây vừa đúng 51 năm, vào ngày 02/11/1963, theo lệnh Mỹ, một số tướng lĩnh VNCH làm cuộc đảo chính, hạ sát cả hai anh em Ngô Đình Diệm- Tổng thống VNCH và Ngô Đình Nhu- Cố vấn cho Tổng thống.
Vây ông Ngô Đình Diệm là người thế nào mà ngày này năm ngoái những "nhà dân chủ" như LM Lê Ngọc Thanh, mẹ con Phương Uyên cùng bè bạn đến tận ngôi một để đặt hoa vái lạy xì xụp?
Theo đề nghị của Nhóm Biên tập Google.tienlang và bạn đọc, bác Người Đất Thép mới gửi cho chúng tôi bài viết "ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM LÀ NGƯỜI THẾ NÀO?". Xin chân thành cảm ơn bác Người Đất Thép và xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.
************************ 

 ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM LÀ NGƯỜI THẾ NÀO?

Tôi đứng trên lập trường của một người dân để xét về ông Ngô Đình Diệm một cách khách quan, thực tế đã xãy ra, không mang ác cảm hay thiên vị. Bài viết này chỉ nói được một phần chứ chưa có thì giờ đầu tư sâu hơn, mong bạn đọc thông cảm.

          Trước khi đi vào chuyện bản thân và gia đình ông Diệm, xin nhắc bối cảnh lịch sử nước ta trước thế kỷ 19, các nhà truyền giáo đã đi trước, để dọ đường giúp Pháp xâm lược vào năm 1858 (họ đánh vào Đà Nẵng không được, rút vào đánh Gia Định) sau đó. Lúc đó, nhiều sĩ phu yêu nước đã đứng lên chống Pháp, thì một số người chạy theo làm tay sai cho kẻ xâm lược. Gia đình ông Diệm thuộc loại thứ hai. 
 
 Ông Ngô Đình Khả, 5 người con trai Thục-Diệm-Nhu-Luyện-Cẩn và con dâu Trần Lệ Xuân.

          Dòng họ Ngô Đình Diệm là dòng họ có truyền thống làm quan, tay sai cho Pháp. Thân phụ ông Diệm là Ngô Đình Khả, làm quan tới chức Thượng thư dưới triều vua Thành Thái theo Nguyễn Thân dẫn quân đánh phá phong trào Văn Thân của cụ Phan Đình Phùng. Anh cả ông Diệm là Ngô Đình Khôi làm Tổng đốc Quảng Nam, Ngô Đình Thục một thời làm Tổng Giám mục phục vụ cho đạo Gia Tô rất đắc lực, Ông Diệm còn mấy người em là Ngô Đình Nhu gắn bó với ông, Ngô Đình Cẩn ở Huế nuôi mẹ cho các ông anh làm chính trị. Khi Ngô Đình Diệm (sinh năm 1901) nắm quyền ở miền Nam thì ở miền Trung Ngô Đình Cẩn tác oai tác quái, người dân nói hắn là bạo chúa miền Trung. Ngô Đình Luyện được Ngô Đình Diệm bổ nhiệm là Đại sứ ở Vương Quốc Anh. Hai người con gái của ông Khả bà là Ngô Đình Thị Giáo, Ngô Đình Thị Hiệp - mẹ của Hồng y Nguyễn Văn Thuận, một người chống Cộng quyết liệt.

          Lúc thiếu thời, cha ông Ngô Đình Diệm tức Ngô Đình Khả học Nho sau vào chủng viện học chương trình Pháp, rồi được gửi sang trường nhà dòng ở Penang, Malaysia làm tu sinh. Nhưng sau đó ông bỏ về làm quan triều Nguyễn.

          Ngô Đình Diệm năm 15 tuổi cùng anh là Ngô Đình Thục vào học trường dòng. Nhưng vài tháng ông bỏ học ở đấy, xin học trường Quốc học Huế. Ông Diệm được ông Nguyễn Hữu Bài là quan phụ chính trong triều dạy dỗ và thương như con đẻ, người anh của ông Diệm là Ngô Đình Khôi lấy được con gái của Nguyễn Hữu Bài. (Ông Bài với cha ông Diệm là bạn thân).

          Nói đến đây cho thấy ảnh hưởng tư tưởng của ông Diệm thế nào, ông thuộc con người đứng về phía nào, theo ai người đọc đã thấy rất rõ.

          Quá trình làm quan của ông Ngô Đình Diệm từ chức Tri huyện (năm 1921), hai năm sau nhảy lên Tri phủ, năm 1929 vọt lên chức Tuần vũ tỉnh Phan Thiết (Bình Thuận ngày nay)...Năm 1923, ông được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Lại dưới triều Bảo Đại. Do bất đồng về cách cai trị của triều đình quá lệ thuộc Pháp nên ông từ chức.

          Tôi nhìn ra việc ông Diệm từ chức này chỉ là bất mãn lối quan điểm giải quyết việc cai trị như đã nói chứ không phải do "yêu nước". Ông chống Pháp không phải vì động cơ yêu nước như các sĩ phuTrương Định, Thủ Khoa Huân, Phan Đình Phùng...

          Cách mạng tháng Tám 1945, ông Diệm và một số người thân trong gia đình bị Việt Minh bắt tại Tuy Hòa, Phú Yên. Ông Diệm được giải ra Hà Nội, gặp Bác Hồ và được ân xá, trả tự do.

          Ngô Đình Diệm qua Mỹ, phần lớn ở trong các trường dòng như Lakewood ở New Jersey và trường dòng Ossining ở New Jork. Ông được Hồng y Spellman làm trung gian tranh thủ tình cảm vài dân biểu như Walter H. Judd, Mike Mansfield và John F. Kennedy. Cũng nhờ Spellman và một vài nhân vật cấp cao CIA, Ngô Đình Diệm vào ở các chủng viện lớn nói trên. Khi sang Pháp rồi Bỉ ông Diệm cũng ở trong tu viện lớn.

          Năm 1954, khi Pháp gặp khó khăn tại Điện Biên Phủ, lúc này Pháp lệ thuộc Mỹ cả về vũ khí và tài chính phục vụ chiến tranh Đông Dương, Mỹ có ý đồ thay chân Pháp "ngăn chặn" Cộng sản tràn xuống Đông Nam Á tại Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam. Mỹ dùng con bài Ngô Đình Diệm nên gây sức ép với Bảo Đại phải đưa ông Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng. Ngày 7-7-1954, (ngày này hồi đó ở miền Nam gọi ngày song thất) Ngô Đình Diệm lập chính phủ mới với nội các gồm 18 người.

          Các nhân vật tay sai của Pháp như Nguyễn Văn Hinh, Lê Văn Viễn (Bảy Viễn, chỉ huy Bình Xuyên theo Việt Minh kháng chiến, nhưng bị tình báo Pháp mua chuộc chạy về Sài Gòn theo Pháp) chống đối Ngô Đình Diệm rất mạnh. Cả giáo phái Hòa Hảo, Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh nữa, làm cho Diệm muốn rời bỏ chức vụ. Mỹ đã chi tiền, cử CIA, cố vấn quân sự giúp Ngô Đình Diệm dẹp được các giáo phái. Ông Dương Văn Minh là một sĩ quan do Pháp đào tạo đã ngã theo ông Diệm chỉ huy quân đội đánh Bình Xuyên. Ông Nguyễn Ngọc Thơ, một địa chủ theo Pháp nay theo Mỹ làm Phó Tổng thống cho Ngô Đình Diệm lừa mị bắt tướng Ba Cụt rồi giết chết. Tướng Trịnh Minh Thế, chỉ huy quân đội Cao Đài cũng nghe theo chiêu dụ của CIA, đầu hàng Ngô Đình Diệm. Ông Thế bị bắn sau lưng khi đang chỉ huy đánh quân Bình Xuyên trên cầu Tân Thuận (đường từ quận 4 đi Nhà Bè bây giờ là ranh giới Q.4 và Q,7). 
 Tướng Trịnh Minh Thế
Con đường này hồi đó Sài Gòn đặt tên đường Trịnh Minh Thế, bây giờ là đường Nguyễn Tất Thành ví nó chạy qua trước bến Nhà Rồng, nơi Bác Hồ xuống tàu đi Pháp và các nước tìm đường cứu nước, ngày 5-6-1911.

          Nhờ có "kinh viện và quân viện" dồi dào và hậu thuẩn toàn diện của Mỹ nên Ngô Đình Diệm củng cố được quyền lực các năm đầu sau khi dẹp yên sự chống đối của quân đội các tôn giáo. Thời kỳ này, từ 1955 đến 1958, Đảng Cộng sản chủ trương đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, đòi Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam Bắc theo Hiệp định Genève. Ở miền Nam cán bộ còn ở lại chỉ lo trốn và bị giặc bắt, bị sát hại dã man mà không được chống lại bằng võ trang. Sử ghi thời kỳ này là cuộc chiến tranh đơn phương, chính quyền Ngô Đình Diệm mặc sức tung hoành, không bị đối phương chống lại.
 
 
Ngô Đình Cẩn cho tay chân từ miền Trung vào Sài Gòn tìm bắt cán bộ ta ngoài ấy chuyển vùng vào Nam đưa về giam giữ tra tấn vô cùng tàn ác ở địa ngục chín hầm tại Huế.  

          Ngô Đình Diệm không chấp nhận Tổng tuyển cử vì người Mỹ biết uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhân dân rất cao, đến 80% ủng hộ Chính phủ Hà Nội. Mặt khác, dân số miền Bắc đông hơn miền Nam đến hai triệu người, Tổng tuyển cử thua là cái chắc, nên cương quyết chống đối. Việc này, Mỹ đã tính nước cờ từ khi Hiệp định Genève, Mỹ và cả chính phủ Sài Gòn đều không ký. Chính phủ Sài Gòn lúc đó còn lệ thuộc Pháp, nhưng đã bắt tay với Mỹ.

          Ngô Đình Diệm xây dựng chính quyền ngày càng lún sâu vào thế gia đình trị và muốn tôn giáo trị theo ý của Ngô Đình Thục. Chuyện chính quyền cấm Phật tử treo cờ đạo Phật ở Huế hồi tháng 5 năm 1963, là theo "lệnh" của Ngô Đình Thục, đã gây ra phong trào phản đối chính quyền mạnh chưa từng thấy kể từ khi ông Diệm chấp chánh. 
 Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu
Đỉnh điểm là vụ Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu ở ngã tư đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách mạng tháng Tám), gần trước sứ quán Campuchia năm 1963, dẫn đến cuộc đảo chính ngày 1.1.1963, hai anh em ông Diệm bị giết chết, năm sau 1964, ông Ngô Đình Cẩn cũng bị tử hình. 
  Cabot Lodge- Đại sứ Mỹ, người chỉ đạo vụ đảo chính lật đổ và sát hại Ngô Đình Diệm
Trớ trêu thay, những người từng được ông Diệm tin tưởng cất nhắc lại là những người cho hai anh em ông ấy xuống chầu Diêm vương. Ông Dương Văn Minh từng giúp củng cố quyền lực cho chế độ Ngô Đình Diệm, nay lại là người cầm đầu lật đổ Diệm.
 Dương Văn Minh tại thời điểm chỉ huy cuộc đảo chính
 Hôm 5.5.1964 Tướng Dương Văn Minh đã ký quyết định bác đơn xin ân xá của ông Cẩn và trở thành tên sát thủ ông Cẩn

          Ông Diệm từng thoát chết một lần vào ngày 11-11-1960. Lần ấy, đại tá quân dù Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông làm cuộc đảo chánh nhưng thất bại. Sở dĩ cuộc đảo chánh ấy không thành công là những người tổ chức đảo chánh kém về tổ chức và bị mắc lừa Ngô Đình Diệm. Hồi ấy, tôi còn ở Sài Gòn, có đi xem thấy lính dù đói mà không có ai tiếp tế lương thực cho họ có cái ăn khi đứng gác... Người Mỹ thì chưa ủng hộ đảo chính. Chỉ hai ngày, số sĩ quan đảo chánh chạy vô sân bay lấy máy bay sang tỵ nạn chính trị tại Campuchia. Số hoạt động chính trị sa lông như Phan Quang Đán, Nguyễn Tường Tam...bị Diệm bắt bỏ tù, Nguyễn Tường Tam về sau uống thuốc độc tự vận. Nhiều tờ báo chửi Diệm trong hai ngày đảo chánh, sau khi hoàn hồn, Diệm cho tay chân đập phá, bắt chủ bút và đóng cửa.

          Còn đảo chính năm 1963 thì Mỹ ra tay "thay ngựa giữa dòng", họ trợ sức, bật đèn xanh cho đám sĩ quan lật đổ ông Diệm. Người Mỹ trực tiếp chỉ đạo đảo chánh là đại sứ Henry Cabot Lodge. Ông Lodge là một chuyên gia về đảo chánh.

          Ông Hoàng Xuân Hãn nói vợ chồng ông Ngo Đình Nhu làm cho người ta ghét, làm sụp đổ chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm. Tôi thì nhận định toàn diện hơn: Ông bà Nhu có làm cho người ta ghét chế độ. Ông Nhu giúp ông Diệm xây dựng cơ đồ, nhưng nếu không có Mỹ hậu thuẩn thì ông Nhu cũng không thể giúp ông Diệm cai trị được miền Nam từ 1955 đến 1963. Ông Nhu có góp phần làm suy yếu chính quyền Ngô Đình Diệm về uy tín, đẩy nó nhanh sụp đổ chứ không phải là nguyên nhân chính. Nguyên nhân quyết định là do Đảng Cộng sản chủ trương giải phóng miền Nam bằng vũ trang, có Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam tập hợp lực lượng ngày càng đông càng mạnh làm cho chính quyền nhà Ngô suy yếu, nội bộ mâu thuẩn lục đuc, chống lại nhau ngày càng gay gắt. Chính sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng miền Nam làm cho chính quyền, quân đội của Sài Gòn không thể đứng vững nên Mỹ phải đổ quân trực tiếp chiến đấu với Việt Cộng. Nhưng rồi cũng thua, phải chấp nhận ký Hiệp định Paris cuốn cờ về nước. Hai năm sau, quân đội đệ nhị Cộng hòa trên một triệu người, nhưng phải bỏ trận địa chạy dài từ Cao Nguyên xuống đồng bằng, từ Quảng Trị Huế Đà Nẵng đến Phan Rang, Xuân Lộc, cuối cùng là Sài Gòn "thất thủ" về tay Cộng sản ngày 30-4-1975.

                    Ngày nay, ai còn tưởng nhớ ông Ngô Đình Diệm?

          Như phần mở đầu bài viết tôi nhắc đến những người tay sai cho Pháp, tiếp nối làm tay sai cho Mỹ, những người họ hàng, cùng tôn giáo, những người cùng chí hướng với ông Diệm - xưa còn sót lại (xin nhấn mạnh không phải tất cả mà một số thôi) và đám người vong bản, bất mãn hùa theo, tưởng nhớ, ca ngợi ông ấy là người yêu nước để kiếm dola thôi. Người có cái nhìn khách quan trung chính họ đánh giá ông Diệm không phải là người tài  có tầm một lãnh tụ - như cụ Hoàng Xuân Hãn đã trả lời phỏng vấn trong bài "Học giả Hoàng Xuân Hãn và gia đình Ngô Đình". Phần tôi nhận thấy ông Ngô Đình Diệm nếu có tinh thần yêu nước thì cũng chỉ vì quyền lợi của gia đình, tôn giáo ông theo và một số người phe phái nịnh bợ, kính trọng ông thôi chứ ông không vì quyền lợi của toàn dân tộc. Do vậy nên từ mâu thuẩn nọi bộ đã chuyển lên thành mâu thuẩn đối kháng với đám sĩ quan từng thân cận tin yêu của ông. Họ không còn con đường nào khác là làm thịt anh em ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu để giải quyết mâu thuẩn. Điều này là thực tế trong chín năm chấp chánh của ông Ngô Đình Diệm chứ không phải tôi suy diễn.

Tháng 10/2014.

                                                                   Người Đất Thép     

94 nhận xét:

  1. "Ông Thế bị bắn sau lưng khi đang chỉ huy đánh quân Bình Xuyên trên cầu Tân Thuận" ?!...
    Hình như tướng Cao Đài - Trịnh Minh Thế bị Diệm cho ám sát ngay trong ngày ăn mừng thắng trận (tiêu diệt Bình Xuyên) tại Cầu Chữ I chứ không phải là trong trận đánh Bình Xuyên như ở bài viết. Sau đó Ông Diệm có bài điếu văn viếng TMT nghe nói cũng rất "sướt mướt". Thật là đểu giả.

    Trả lờiXóa
  2. Tài liệu bên sachhiem.net (có thời gian tôi sẽ tìm lại) cho biết: Con và vợ ông Tịnh minh Thế cho rằng ông bị giết từ trong dinh ĐL, với 2 phát súng vào mang tai rất gần, khoảng cách chừng 1 -- 2m. Điều đó càng cho thấy sự cực kỳ tàn ác và không từ mọi thủ đoạn của chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm.

    Trả lờiXóa
  3. Theo Wiki thì:
    ====
    "Ngày 8 tháng 3 năm 1955, 7 tiểu đoàn quân đội Việt Nam Cộng hòa bắt đầu hành quân tiêu diệt lực lượng đối lập là đảng Đại Việt tại Quảng Trị, và tới ngày 25 tháng 3, quân dù mở cuộc tấn công vào phe đối lập tại Sài Gòn, nhưng Cao ủy Pháp là tướng Paul Ely cùng tướng Lawton Collins (Mỹ) gây sức ép buộc quân chính phủ phải ngưng chiến. Tuy nhiên, thế lực của quân chính phủ được củng cố lên nhiều khi ngày 29 tháng 3, tướng Nguyễn Thành Phương, tư lệnh các lực lượng Cao Đài tuyên bố ủng hộ chính phủ. Tình hình căng thẳng giữa hai bên kéo dài, các thỏa hiệp do Pháp và Mỹ làm trung gian đưa ra đều bị hai bên bác bỏ, tới ngày 26 tháng 4, xung đột quân sự bùng nổ trở lại. Quân đội chính phủ nhanh chóng đánh tan sức kháng cự của quân Bình Xuyên, tới cuối tháng 4, quân Bình Xuyên hoàn toàn bị đánh bại, bị đẩy khỏi thành phố, bị quân chính phủ truy kích.

    Ngày 3 tháng 5 năm 1955, khi đang ngồi trên xe Jeep chỉ huy tiến quân qua cầu Tân Thuận, tướng Trình Minh Thế bị một viên đạn carbin bắn tỉa bắn vào sau gáy. Vụ giết người này không bao giờ được làm sáng tỏ, một số người đổ lỗi cho phía Pháp (vì họ đã thề giết cho bằng được Trình Minh Thế trong suốt nhiều năm [cần dẫn nguồn]), trong khi một số người cho rằng chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã làm việc này. Hoàn cảnh cái chết của ông cũng gây nhiều tranh cãi, khi có nhiều thông tin khác nhau, thậm chí đối lập nhau về thời gian, địa điểm, vết thương gây nên cái chết của ông... Sau khi chết, tên ông được đặt cho con đường dọc suốt Quận 4 Sài Gòn cho tới năm 1976, nay là đường Nguyễn Tất Thành.

    Con trai Trình Minh Thế là Trình Minh Sơn cư ngụ ở Canada khi trả lời báo Asia Times cho rằng cha mình bị giết bởi một khẩu súng lục chĩa vào gáy. Ông cũng cho biết Trình Minh Thế đã bị bắn hai phát, chứ không phải một như thông tin chính thức mà giới truyền thông Việt Nam Cộng hòa đưa ra lúc bấy giờ. Ông cho rằng cha mình đã bị ám sát bởi chính quyền Ngô Đình Diệm để ngăn chặn khả năng ông trở thành phe đối lập với chính quyền"

    Trả lờiXóa
  4. Xem thêm video clip:
    Đám tang tướng Trịnh Minh Thế (5-1955)
    https://www.youtube.com/watch?v=qN6bd-3xn7U

    Trả lờiXóa
  5. Bài Nói Chuyện Của Bà Quả Phụ Trịnh Minh Thế

    Ngày 3 tháng 5 năm 1955, ngày chồng tôi mất, Ông trung tá tham mưu trưởng Trương Lương Thiện có về Tây Ninh báo tin và chở tôi và mẹ chồng tôi về Saigòn. Về đến nơi, lúc thấy xác chồng tôi là 1giờ khuya. Khi ngồi bên xác chồng tôi, tôi mới phát hiện chồng tôi chết vì 2 viên đạn. Viên đạn thứ 1 từ ót trổ ra miệng, miệng còn ám khói đạn. Viên đạn thứ 2 từ lỗ tai phải trổ ra mắt trái, tròng mắt bay mất, mí mắt lõm xuống và còn nguyên vẹn không rách, lỗ tai còn ám khói đạn. Tôi có lấy khăn ước lau chùi nhưng không sạch được! Nhìn 2 vết đạn này, tôi nghĩ là chồng tôi bị ám sát chứ không chết trận được vì 2 lỗ đạn rất nhỏ, nhỏ như đầu chiết đũa và không phá rộng. Từ lúc đó tôi luôn luôn ở bên xác chồng tôi, tôi không ngủ, không ăn uống gì được cho đến trưa ngày hôm sau là liệm xác. Sáng hôm sau thì ông Ngô Đình Diệm cùng phái đoàn đến. Tôi có nhìn thấy ông Diệm té xỉu trước mặt tôi. Sau khi ông Diệm về, có mấy người em chồng tôi và các anh em trong đoàn thể Liên Minh đến thăm xác. Tôi có chỉ cho tất cả mọi người thấy là chồng tôi chết vì hai viên đạn. Khi chết chồng tôi mặt quân phục kaki vàng và bộ đồ đẫm máu đỏ; người em gái thứ 5 của chồng tôi đã đem về Tây Ninh đốt. Chánh quyền Ngô Đình Diệm không giải thích gì về cái chết của Tướng Thế mà trái lại khi chôn cất chồng tôi xong thì có mấy người lạ mặt hăm he tôi không cho tôi nói là chồng tôi chết vì hai viên đạn, không cho nói gì về cái vụ của chồng tôi chết hết. Cho tới bây giờ thì cũng không có cái giấy xác nhận về cái chết của của chồng tôi, cái giấy khai tử tới nay bây giờ tôi cũng không có.

    Ông Tạ Thành Long nói là chồng tôi chết khi đi khám mặt trận, nhưng theo 2 viên đạn bắn vào đầu đó thì tôi nghĩ chồng tôi bị ám sát bằng súng kề vô đầu bắn chứ khôngphảii là tử trận.

    Nhắc đến ông Văn Thành Cao, cựu Thiếu Tướng và ông Tạ Thành Long, cựu đại tá của QLVNCH thì bà Trịnh Minh Thế cho biết, bà đối với 2 vị sĩ quan cao cấp đó như là tất cả các anh em trong đoàn thể Liên Minh mà thôi. Mãi đến năm 1993, khi anh em cựu chiến binh trong đoàn thể Cao Đài Liên Minh tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm thành lập quân đội Cao Đài, Ban Tổ Chức gởi vé máy bay mời tôi qua tham dư…Trong Đại Hội, tôi có gặp các ông Văn Thành cao và Tạ Thành Long. Riêng ông Tạ Thành Long thì đó là lần đầu tiên từ lúc chồng tôi chết tôi mới gặp lại. Chú Long có mời tôi tôi về nhà vợ chồng chú tá túc trong những ngày đại hội. Thật ra tôi có nghi ngờ là những người này có dính líu vào cái chết của chồng tôi, tôi nghi từ lâu rồi, nhưng chưa có bằng cớ rõ rệt nên tôi đối đãi mọi người như nhau. Từ khi nghe tin tức và tài liệu những người đó có dính líu đến cái chết của chồng tôi, thì tôi cắt đứt không liên lạc với những người đó nữa…


    Trích Báo Saigon Nhỏ, số 437, tr 48, tháng 1/2007
    http://dongduongthoibao.net/view.php?storyid=336

    NDVN, ngày 2/11/07

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giải Tỏa Bí Mật Về Cái Chết Của Tướng Trịnh Minh Thế

      (Tạp chí GÓP GIÓ, số 112, thứ ba, ngày7/2/03)

      LỜI TÒA SOẠN: Tướng Trịnh Minh Thế, Tư lịnh Lực Lượng Cao Đài Liên Minh bị giết vào lúc 6 giờ chiều ngày 3-5-1955, là một nghi án mà đã có một số tin tức loan khác nhau, như:

      1- Về phía chính quyền Ngô Đình Diệm cho biết rằng tướng Trịnh Minh Thế đã trúng một viên đạn vào đầu, khi ông đi trên chiếc xe Jeep chạy trên cầu Tân Thuận, trong khi đang truy quét lực lượng Bình Xuyên.

      2- Theo ông Lê Trọng Văn, viết rằng cái chết của tướng Trịnh Minh Thế là do tướng Văn Thành Cao cho đàn em ngôi chung xe Jeep với tướng Thế , ha sát ông tại cầu Tân Thuận, theo mật lệnh của ông Ngô Đình Nhu.

      3- Theo một tài liệu bằng tiếng Pháp do ông Nhị Lang công bố trên báo chí, thủ phạm giết tướng Thế là Thiếu tá Tình báo Savani của Pháp, trả thù cho tướng Chanson. Thiếu tá Savani từ trên chiếc thuyền nhỏ của Pháp từ dưới sông bắn lên xe tướng Thế.

      Nhưng theo tài liệu do ông Trịnh Minh Sơn công bố trên tờ Làng Văn, Canada, số 232 tháng 12-2002, dưới đây, cho biết thân phụ ông - tướng Trịnh Minh Thế đã bị giết tại Dinh Độc Lập rồi đem xác ông chở tới cầu Tân Thuận để đánh lạc hướng.

      Rõ ràng đây là một bằng chứng thật CHÍNH XÁC nhứt. Bởi vì là người trong gia đình mới có thể nhìn tận mắt có cả thảy HAI vết đạn bắn rất gần, một vào ót và một vào vào lỗ tai tướng Thế còn để lai ám khói trên vết thương, chứ không phải MỘT phát duy nhứt như tin công bố.

      Được biết khi hay tin chồng chết, bà Trịnh Minh Thế đã đến ôm xác chồng và khóc kể “Ông Nhu đã giết chồng tôi!”.

      Cũng vào thời gian đó có tin ông Nhu đã bí mật cho người tới hăm dọa gia đình tướng Thế buộc phải giữ im lặng. Tướng Thế sẽ được truy thăng Trung tướng, được hưởng một số tiền tử tuất để sinh sống, và các con sẽ được thâu vào trường Quốc Gia Nghĩa Tử ăn học tử tế. Phải chăng vì để bảo vệ sự an toàn cho gia đình, bắt buộc gia đình tướng Thế phải giữ bí mật cho tới bây giờ? GÓP GIÓ

      Xóa
    2. Giải-tỏa bí mật về cái chết của tướng Trịnh Minh Thế

      Trong mục này, Làng Văn số 231, BC viết rằng: “Tướng Trịnh Minh Thế tử trận đang khi điều quân tấn công lực lượng Bình-Xuyên bên kia cầu Tân-Thuận, đạn đạo phát xuất từ một giang-thuyền Pháp, do Bình-Xuyên điều khiển. Sau này có tin, tướng Thế bị Savani, sĩ quan Phòng Nhì Pháp ra lệnh ám sát để trả thù cho tướng Chanson.”

      Sau khi báo phát hành, thân nhân của tướng Thế, hiện sinh sống ở Canada, đã gửi thư cho BC, công bố bí mật về cái chế của tướng Thế, nội dung như sau. BC xin đăng tải nguyên văn như một sử liệu:

      “Brossard, ngày 12 Nov, 2002

      Kính thưa ông Bút Chì

      Nhân đọc thấy một độc giả thắc mắc về cái chết của tướng Trịnh Minh Thế, và đã được ông trả lời trong mục giải đáp, Làng Văn số 231.

      Tôi xin tự giới thiệu là con trai út của cố Trung tướng Trịnh Minh Thế. Mẹ tôi là quả phụ Nguyễn Thị Kim, hiện đang sinh sống với tôi ở Canada. Nhờ ông Bút Chì đính chánh giùm một bí mật về cái chết của ba tôi, sau 47 năm mà gia đình tôi giữ im lặng.

      Sự thật là ba tôi bị ám sát, không chết trận như tin tức và lời đồn đãi

      Ba tôi bị ám sát lúc 6 giờ chiều ngày 3 tháng 5, 1955, do 2 viên đạn súng nhỏ, vì vết thương không phá rộng. Viên đạn thứ nhất dí sát vào ót, bắn trổ ra miệng, miệng còn ám khói đạn. Viên đạn thứ hai, phát ân huệ, cũng dí sát vào lỗ tai phải, bắn trổ ra bể tròng mắt trái, lỗ tai ám khói súng. Điều đó cho thấy, kẻ ra tay là người thân cận, đứng sau lưng hoặc đứng kế bên. Mẹ tôi tin rằng ba tôi bị mưu sát trong dinh Độc Lập, khi về họp tham mưu. Sau đó đưa xác ra mặt trận cầu Tân Thuận và hô lên là tử trận.

      Từ ngày mất nước, ở hải ngoại có nhiều giả thuyết được đưa ra, nói về cái chết của ba tôi. Đề tài này thường một số người liên hệ tới cái chết mờ ám của ba tôi, khuê ra, tạo nhiều giả thuyết vô lý, vô căn cứ, ngụy tạo, hoặc đem viết sách hoặc đăng trên báo chí, để cố tình che đậy sự thật, tung hỏa mù đánh lừa dư luận để bưng bít tội ác năm xưa.

      Như ông Bút Chì đã thấy, qua nhiều sách báo và tài liệu, tất cả đều nói tướng Thế tử thương vì một viên đạn duy nhất; nhưng gia đình tôi và cả giòng họ Trịnh đều biết là ba tôi chết vì 2 viên đạn được bắn rất gần (dí sát và bóp cò). Chỉ cần chi tiết quan trọng đó thôi cũng đủ để tôi khỏi tốn công dẫn chứng dài dòng để đả phá các giả thuyết ngụy tao khác

      Sau cùng, để đính chánh trả lời trên báo, ông có thể tóm tắt: “Anh em ông Diệm Nhu ngày về chấp chánh bấp bênh nên đã chiêu dụ tướng Trịnh Minh Thế về hợp tác để củng cố địa vị; sau đó chủ mưu hạ sát để trừ hậu hoạn”

      Xin thành thật cám ơn ông”

      Trịnh Minh Sơn

      2810 Bourgogne
      Brossard, Quebec J4Z 1T5
      Canada
      http://dongduongthoibao.net/view.php?storyid=336

      Xóa
    3. GÓP Ý CỦA ĐDTB:

      Trong cuốn “Phong Trào Kháng Chiến Trịnh Minh Thế” của ông Nhị Lang tên thật là Thái Lân, xuất bản 1984 nơi trang 328 – 329 viết như sau:

      “Tướng Thế mất đúng 7 giờ chiều ngày mồng 3 tháng 5 năm 1955. Ông bị một viên đạn Carbin duy nhất bắn vào lỗ tai bên phải, xuyên qua mắt trái, tròng mắt bay mất. Khói đạn còn dính bên tai, chứng tỏ kẻ sát nhân phải đứng gần lắm nên mới chính xác như vậy. Một con mắt còn lại nhắm nghiền, hàm răng giả của ông cũng đã bay đi đâu mất.”. Điều này chứng tỏ điều ông Trịnh Minh Sơn đúng, bố ông bị bắn 2 phát. Đạn đi từ lỗ tai lên mắt viên đạn đó không chạm đến răng được và viên đạn đó không phải là súng Carbin mà là súng lục loại Rouleau. Phát bắn đầu tiên từ sau ót ra miệng bay đi hàm răng giả, Tướng Thế chưa chết, vì chưa vào óc. Người bắn phải cao hơn tướng Thế

      * Ký giả Như Phong Lê Văn Tiến phỏng vấn ông Tô Bình Cầm em vợ của Tướng Thế, ông Cầm cho biết rằng: “Tướng Thế đã bi giết trong dinh Độc Lập, có thể ở dưới tầng hầm (basement), rồi ông Nhu cho đem qua cầu Tân Thuận Ông Cầm quả quyết tướng Thế không có ở trong xe, không lái xe và không đi đến Tân Thuận. Thi thể tướng Thế được đưa tới đó để giả như ông ta chết tại mặt trận.”

      * Ký giả Như Phong Lê Văn Tiến phỏng vấn ông Tạ Thành Long là tùy viên của tướng Thế. Ông Long bác bỏ việc ông có liên hệ đến cái chết của tướng Thế và ám chỉ ông biết ai đứng đàng sau vụ hạ sát này, nhưng từ chối không cho biết chi tiết. Cuộc phỏng vấn này vào ngày 8-8-1999, mà bức thư của cựu trưởng phòng nhì Pháp là Savani đã được tạp chí Việt Nam Hải Ngoại của Luật sư Đinh Thạch Bích phổ biến từ lâu chứng tỏ là tài liệu giả mạo, vì Đại tá Tạ Thành Long không nhắc đến người Pháp giết và còn cho biết ai đứng đằng sau vụ hạ sát

      * Phóng Sự - Ký Sự của Tuổi Trẻ Cuối Tuần Online: Phạm Xuân Ẩn – Tên Người Như Cuộc Đời của Nhà Văn Nguyễn Thị Ngọc Hải, kỳ thứ 8, ngày 25/10/06, Phạm Xuân Ẩn đã cho biết: “…Người Sài Gòn ngày đó nhớ những biển lửa từ Tân Thuận đến Xóm Củi, và kể cho nhau nghe cái chết của tướng Cao Đài Trịnh Minh Thế. Thế ở trong Tứ Liên rồi quay ra đi với Diệm. Chính Diệm - Nhu cho người giết Thế ngay chỗ cầu Tân Thuận…”, click đọc: PHẠM XUÂN ẨN – TÊN NGƯỜI NHƯ CUỘC ĐỜI - Nguyễn Thị Ngọc Hải

      * Ông Lê Trọng Văn chưa bao giờ gặp Ông Trịnh Minh Sơn cho đến hiện nay, mong Ông Nguyễn Cần bút hiệu Tú Gàn đừng có viết Càn – viết Gàn nghe ông Tú Tàn, vì Lê Trọng Văn và Trịnh Minh Sơn đang sinh sống tại San Diego và Quebec, Canada

      Tạp chí GÓP GIÓ, ngày 7/2/03

      ĐDTB, ngày 18/12/06
      http://dongduongthoibao.net/view.php?storyid=336

      Xóa
  6. Audio: Bài giảng trong Thánh Lễ Cầu Nguyện và Tưởng Nhớ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Melbourne
    + ĐGM Vincent Nguyễn văn Long11/1/2014

    Quý vị và anh chị em thân mến,

    Cùng với đồng bào ở nhiều nơi trên quê hương còn dưới ách thống trị của Cộng Sản và trên khắp thế giới tự do, hôm nay chúng ta đến ngôi thánh đường này để tưởng nhớ và cầu nguyện cho cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người khai sáng nền Đệ Nhất Cộng Hòa.

    Ngày này hơn nửa thế kỷ trước, ông cùng bào đệ Ngô Đình Nhu đã trải qua những giờ phút bi hùng cuối đời tại ngôi thánh đường mang tên Nhà Thờ Cha Tam. Là người sống đức tin Công Giáo mãnh liệt, thiết tưởng ông đã tìm đến ngôi thánh đường trong giờ phút định mệnh như là một nghĩa cử phó thác. Ông không dùng quyền lực, trung thần hay vũ khí để bảo vệ mạng sống mình mà phó thác tất cả cho Đấng Toàn Năng. Cái chết của ông đánh dấu một sự hy sinh hiến mình hoàn toàn cho một mục đích tối hậu, một giấc mơ cao thượng: Đó là một tương lai tươi sáng cho tổ quốc Việt Nam. Có thể nói, ông đã noi gương Thầy Chí Thánh Giêsu để chết cho người mình thương mến. “Không tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của người dám thí mạng sống mình vì người mình thương mến”. Cụ Diệm không có vợ con và gia đình riêng. Người mà cụ thương mến chính là đồng bào và quê hương mà cụ đã cống hiến chính mạng sống mình.

    Sự kiện một phong trào tự phát để phục hồi danh dự và phát huy tinh thần ái quốc của cụ Diệm nói lên sức mạnh của công lý và sự thật. Sức mạnh ấy đang như ngọn sóng trào dâng từ lòng dân tộc và có khả năng đánh tan những điều phi nhân gian dối của chế độ Cộng Sản. Quả thế, lịch sử trong chiều dài bất tận của nó luôn trả lại công và tội một cách xứng đáng, bất chấp những nỗ lực thổi phồng hay bóp méo sự thật. Cũng như bộ mặt thật của những kẻ thù ghét ông, kể cả những người núp sau bình phong tôn giáo đang hiện rõ sau những tô điểm giả dối như thế nào, thì con người dũng khí của cụ Diệm cũng đang phục hồi như vậy. Ngay cả những thế hệ trẻ như tôi lớn lên trong những tuyên truyền giả dối về ông, chúng tôi bất kể tôn giáo và xu hướng chính trị, đang đòi lại chỗ đứng trong lịch sử cho ông. Thánh Phaolô đã viết về luật nhân quả là “Gieo giống nào thì gặt giống ấy”. Phải chăng phong trào tự phát để phục hồi danh dự và phát huy tinh thần ái quốc của cụ Diệm là bằng chứng hùng hồn về con người và cuộc đời của một vĩ nhân thời đại?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kính thưa quý vị và anh chị em,

      Hôm nay chúng ta đến đây không phải để hoài niệm một quá khứ hay một thời huy hoàng đã qua. Con người và cuộc đời của cụ Diệm đã vượt qua hàng rào không gian, thời gian, tôn giáo và đảng phái chính trị. Ông không còn chỉ thuộc về người Công Giáo, ông cũng không chỉ còn thuộc về phe đảng hay ngay cả quân cán chính của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, thậm chí ông cũng không chỉ thuộc về những người Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản trên khắp thế giới. Vì vai trò, vì sự dấn thân phục vụ và sự hy sinh cho quê hương, cụ Diệm mãi mãi thuộc về mọi người Việt Nam. Cụ đã đi vào lịch sử của đất nước như là một người con ưu tú và là anh hùng của dân tộc.

      Việc tưởng nhớ cụ không còn là một sự hoài niệm đầy xót xa và cũng không nằm trong không khí tiếc hận của những người “phò Ngô” hay thất thế xa cơ. Mục đích của chúng ta hôm nay cũng không còn đơn thuần là phục hồi danh dự cho ông hay lột trần những giả dối của những người và những thế lực thù ghét ông. Có những người vì thương mến ông, muốn đưa ông và bào đệ đến một nơi an nghỉ xứng đáng hơn. Thiển nghĩ đó là những điều thứ yếu. Vả lại, với một con người coi nhẹ sự phù vân ở thế gian, ông cũng chẳng màng gì những điều ấy. Việc tưởng nhớ ông chỉ có ý nghĩa đích thực khi chúng ta –những người con dân nước Việt còn trăn trở cho hiện tình đất nước– cùng nhau thực hiện giấc mơ chưa thành của ông. Giấc mơ đó là gì thưa quý vị và đồng bào? Đó là ngày khải hoàn của công lý, của sự thật, của sự nhân bản, của những giá trị Chân-Thiện-Mỹ trên quê hương. Đó là ngày chiến thắng của ánh sáng trên tối tăm, sự lành trên sự dữ, chí nhân trên cường bạo và đại nghĩa trên hung tàn. Đó là ngày cánh chung của chế độ Cộng Sản và ngày quang phục của một Việt Nam thực sự độc lập, dân chủ và vững mạnh trước những thử thách mới.

      Xóa
    2. Kính thưa quý vị và anh chị em,

      Hôm nay là ngày Đại Lễ mừng Chư Thánh Nam Nữ, những người được ca tụng trong phụng vụ cũng như những vị hy sinh trong âm thầm. Họ là những người sống Tám Mối Phúc Thật noi gương Đức Kitô. Họ là những người dám chấp nhận sự nghèo khổ, sự đau buồn, sự than khóc, mọi sự thiệt thòi khác và nhất là dám hy sinh cuộc đời vì lý tưởng Phúc Âm. Họ đã chẳng màng danh vọng, vinh quang, phú quý hay trường thọ. Chúng ta có thể nhìn gương các thánh nhân qua những người dám hy sinh chính mạng sống để quê hương có ngày tươi sáng. Chúng ta nghiêng mình kính cẩn trước những gương anh linh của tổ quốc như cụ Diệm. Chúng ta hãy cùng nhau hướng về mục đích mà chính ông đã làm những viên gạch lót đường: đó là sự sống viên mãn cho tha nhân, sự phục hưng cho dân tộc và sự trường tồn của cơ đồ Tổ Quốc.

      Cuộc đời và sự hy sinh của cụ Diệm phản ánh một sự hiến thân hoàn toàn của Đức Kitô. Phải chăng cụ –như Thầy Chí Thánh– là phiến đá mà người thợ xây loại bỏ, để trở nên tảng đá góc tường? Phải chăng như tổ phụ Abraham và Môisen, cụ tranh đấu cho một tương lai tươi sáng mà không mong đợi chính mình phải được đặt chân vào và hưởng hoa quả của đất hứa? Phải chăng tấm gương vị quốc vong thân và ước mơ xây dựng một triều đại chính trực trên quê hương của cụ sẽ mãi mãi làm ngọn đuốc soi đường cho các thế hệ mai sau?

      Tôi thâm tín là thế. Mặc dù “nhân sinh vô thập toàn,” tôi thâm tín là cụ xứng đáng là ngọn đuốc trong đêm đen của đất nước trong lịch sử cận đại. Tinh thần yêu nước của cụ Diệm đang thúc đẩy những người tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ và những giá trị nhân bản tại quê nhà. Người Việt chúng ta hãy từ bỏ những chia rẽ phe nhóm, “phò Ngô” và “chống Ngô” là dư âm của một thời dĩ vãng. Chúng ta hãy cùng nhau thực hiện giấc mơ chưa thành của ông và cũng là của những nhà ái quốc thuộc muôn thế hệ.

      Thánh Lễ hôm nay nhắc nhở cho chúng ta một chân lý là chỉ có tình yêu hiến thân cho lẽ phải, cho công lý và cho triều đại chính trực mới là lẽ sống của người tín hữu. Sứ mạng của Đức Kitô cũng chính là hiến thân để sự sống viên mãn được thể hiện nơi con người. Chúng ta hãy can trường bước theo con đường hiến thân phục vụ, như các thánh nhân cũng như các anh hùng hào kiệt đã đi trước chúng ta.

      Xin Thiên Chúa chúc lành và kiện toàn mọi nỗ lực tranh đấu của chúng ta cho những giấc mơ của tiền nhân, vững tin vào sự viên mãn của công lý và sự thật trong Chúa Giêsu Kitô, viên đá tảng của niềm tin và niềm hy vọng chúng ta.

      + Vincent Nguyễn văn Long

      Giám Mục Phụ Tá Melbourne
      http://www.vietcatholic.net/News/Html/131441.htm

      Xóa
  7. Nam California tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
    Sunday, October 26, 2014 5:13:02 PM

    Nguyên Huy/Người Việt

    WESTMINSTER (NV) - Lễ Tưởng Niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm được cựu Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tổ chức trang trọng tại công viên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Westminster, California, vào trưa Chủ Nhật, 26 tháng 10.

    Ngày 26 tháng 10, cách đây 58 năm, cũng là ngày khai sinh nền Đệ I Cộng Hòa với vị tổng thống đầu tiên được bầu là ông Ngô Đình Diệm.

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/197247-DP-102614-NgoDinhDiem-1-400.jpg
    Quang cảnh hàng quân danh dự trong Lễ Tưởng Niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
    (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

    Trong diễn văn khai mạc của trưởng ban tổ chức, ông Nguyễn Văn Liêm phát biểu, “Chúng ta tổ chức tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngày hôm nay, không chỉ để tưởng niệm vị tổng thống đã hết lòng vì dân vì nước, đã hy sinh vì lý tưởng và lòng yêu nước của mình, mà là chúng ta cùng nhau ôn lại lịch sử hình thành nên quốc gia Việt Nam, chấm dứt là thuộc địa của Pháp, từ bỏ chế độ quân chủ để chính thức là một quốc gia tự do, dân chủ được hơn 150 quốc gia trên thế giới công nhận.”

    Ông Nguyễn Văn Liêm phát biểu tiếp, “Chúng ta cần ghi nhớ ngày 26 tháng 10 là ngày độc lập của Việt Nam ... Hôm nay chúng ta cùng nhau thắp một nén hương lòng tưởng nhớ đến vị tổng thống đã đặt nền móng tự do cho đất nước. Noi gương người, chúng ta hãy thắp lên ngọn lửa tự do để tái lập Việt Nam Cộng Hòa.”

    Trưởng ban tổ chức Nguyễn Văn Liêm cũng nhắc đến 9 năm cầm quyền, cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã làm cho miền Nam trù phú, mọi mặt kinh tế, chính trị, giáo dục, xã hội đều phát triển tốt đẹp và được thế giới kính nể.

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/197247-DP102614-NgoDinhDiem-2-400.jpg
    Hội Đền Hùng cử hành nghi thức tế lễ trước bàn thờ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
    (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

    Chủ Tọa buổi lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm nay là Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh, chủ tịch Hội Đồng Đại Diện Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại. Giáo Sư Vinh phát biểu, “Một lớp người có tinh thần quốc gia, yêu nước đã được tạo ra mà thế hệ chúng tôi là những chứng nhân cho sự thay đổi lịch sử. Việt Nam đã rời bỏ được chế độ quân chủ, Pháp thuộc mà thành lập được một quốc gia tự do với chính thể Cộng Hòa vào ngày 26 tháng 10, 1956. Như nhiều năm qua chúng ta đã tổ chức ngày này để vinh danh người đã khai sinh nền tự do dân chủ cho đất nước.”

    Buổi lễ được tiếp diễn với những nghi thức tế lễ cổ truyền do Hội Đền Hùng phụ trách. Trước một di ảnh lớn, ban tế đã trịnh trọng cử hành những nghi thức tế lễ cổ truyền trong tiếng chiêng trống rộn rã uy nghi.Mười hai hội đoàn đã lần lượt theo nhau dâng trước bàn thờ những vòng hoa tưởng niệm. Theo ban tổ chức, đó là Cộng Đồng Tôn Giáo Tây Nam Hoa Kỳ, Cộng Đồng Công Giáo Giáo Phận Orange County, Tổ Chức Người Việt Liên Bang Hoa Kỳ và Cộng Đồng Người Việt Pomona, Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Nam California, Gia Đình Cựu Học Sinh Di Cư Gia Long và Phú Thọ, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, Cộng Đồng Người Việt San Diego, Hội Đồng Hương Bình Giả, Các hội đoàn giới trẻ, hai Gia Đình Phú Cam-Huế và Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California.

    Hàng trăm đồng hương và quan khách đã đến tham dự. Ban Tù Ca Xuân Điềm và ban Hợp Ca Thủy Quân Lục Chiến góp tiếng hát quân hành trong suốt chương trình tưởng niệm.

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=197247&zoneid=3

    Trả lờiXóa
  8. Phóng sự - Bài giảng lễ trước mộ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ngày 01.11.2014

    http://youtu.be/vGktSYco7Vw
    ==//==
    Đất Thánh

    VRNs (02.11.2014) – Sài Gòn – Có một nhà văn nói: “Nếu bạn yêu một Nhà nước, đó là bạn yêu một quyền lợi, nếu bạn yêu một Tổ Quốc tức là bạn yêu một số phận”.

    Xét cho cùng lịch sử cũng là câu chuyện của số phận những cá nhân: “History”.Số phận của những lãnh tụ của nền Cộng hòa Đệ nhất muốn hay không cũng ảnh hưởng đến một quốc gia non trẻ từng được gọi là Việt Nam Cộng Hòa.

    Tôi lan man nghĩ vậy khi một bạn trẻ rủ đi dự Thánh lễ cho anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm ở nghĩa trang Lái Thiêu vào ngày giỗ của ông 1/11 (các ông bị bắn vào sáng sớm ngày 2/11/1963).
    Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, CSsR, Phó giám tỉnh DCCT VN kiêm bề trên Nhà Sài Gòn đang chia sẻ Lời chúa - Ảnh Bắp Nướng.
    Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, CSsR, Phó giám tỉnh DCCT VN kiêm bề
    trên Nhà Sài Gòn đang chia sẻ Lời chúa – Ảnh Bắp Nướng.

    Cả hai chú cháu đều là lần đầu nên phải vừa đi vừa hỏi thăm.Đến gần nghĩa trang Lái Thiêu, thấy có một tốp chừng 4,5 chiếc xe máy đang dừng ở vệ đường, chúng tôi ghé lại định hỏi thăm thì người phụ nữ lớn tuổi tay cầm một bó huệ trắng nói:
    - Các cậu đi lên mộ Cụ phải không? Chờ đây rồi đi theo tui.

    Một người đàn ông trung niên hỏi bà:

    - Chị Sáu, nghe nói tụi nó sẽ “hốt” hả?

    - Đừng lo, có gì mình nói lên thăm mộ người thân, người nhà tôi cũng nằm gần mộ Cụ.

    Năm thành phố HCM (không phải Sài Gòn) di dời mộ hai anh em Cụ ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi để làm công viên Lê Văn Tám (một nhân vật không có thật) tôi đang ở Sài Gòn, định đến viếng thì đây đã biến thành công trường.Thời gian sau đó những người hàng rong bán những sợi dây bùa cho trẻ em đến chơi trong công viên này làm ăn khá phát đạt.

    Nghĩ mà ngán ngẩm, một đội quân lúc nào cũng vỗ ngực “bách chiến bách thắng” mà sợ cả những người đã chết, đến cái tên cũng không cho được nhắc, mộ chí đề tên Thánh và hai chữ “Huynh” và “Đệ”.

    7 linh mục DCCT và Dòng Đa Minh đồng tế cầu nguyện cho Quý cụ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, bà Cố Lucia và các quân nhân đã qua đời tại phần mộ cụ Tổng Thống đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa.
    7 linh mục DCCT và Dòng Đa Minh đồng tế cầu nguyện cho Quý
    cụ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, bà Cố Lucia và các quân nhân đã qua đời tại phần mộ cụ Tổng Thống đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa.

    Lịch sử được viết lại bởi những kẻ thắng trận dù sao đi nữa cũng không thể kéo dài tuổi thọ. Một đời người hay thậm chí cả một triều đại cũng chỉ là chớp mắt so với vĩnh cửu. Lịch sử chính là vĩnh cửu và là một giá trị trường tồn vì nó là Sự Thật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một thanh niên trẻ có khuôn mặt dễ thương đứng ở cổng nghĩa trang, thấy tôi cậu hỏi:

      - Chú đi thăm mộ Cụ đúng không? Để con dắt chú đi.

      Len lỏi trên một lối mòn hai bên là những đám cỏ gianh, cây dại mọc cao hơn cả đầu người, chàng thanh niên kể:

      - Bọn con mới dọn cỏ hôm qua đó chú- Rồi cười:

      - Chú cho con chút tiền café nha chú?

      Ai mà từ chối được chứ trước vẻ mặt và nụ cười ấy.

      Đã rất đông người đang ở trước hai ngôi mộ, tôi đến chào các Linh mục của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, cảm động trước những câu thăm hỏi thân tình của các Ngài, một vị nói:
      - Anh cùng họ với Cụ đấy.
      - Dạ thưa Cha, còn cùng là chi Trảo Nha nữa đấy ạ.

      Cụ tổ của chi họ này ngày xưa là một Quận công trấn giữ phòng tuyến hai miền thời phân tranh Trịnh-Nguyễn.Ông có công rất lớn nên được Chúa Trinh gả con gái cho. Ông cũng nổi tiếng ngang tàng và đào hoa (có 11 bà vợ và 97 người con), khi bà Quận chúa ghen tuông, ông mang bà vào trả lại phủ Chúa, chúa Trịnh Tùng tức giận tước hết chức tước, bắt làm dân thường và tước cả quyền mang họ Ngô.Nhưng sau một thời gian lại được phục hồi và được ban một câu: “Khanh là trảo nha (nanh vuốt) của xã tắc”. Chi họ này lấy tên Ngô Trảo Nha từ dạo đó.

      Một chi thiên di vào Quảng Bình và là thủy tổ của gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm. Hiếm có một dòng họ nào hoạnh phát và cũng bi thảm như vậy, người anh cả của Ngô Tổng thống là Ngô Đình Khôi cùng con trai là Ngô Đình Huân đều bị Việt Minh thủ tiêu ngay từ năm 1945 cùng với Thượng thư Phạm Quỳnh, rồi ba anh em đều bị giết trong cuộc đảo chính để lại nỗi xót thương ngậm ngùi suốt bao năm ròng. Ngày ông Hồ Chí Minh mời ông Ngô Đình Diệm ra Hà Nội tham gia chính phủ, ông Diệm có hỏi: Tại sao lại giết anh tôi? Ông Hồ trả lời ra sao thì không thấy ghi lại, nhưng đó là chính là thái độ kiên quyết bất hợp tác của Ngô Chí sỹ.

      Một Thánh Lễ rất đơn giản nhưng trang nghiêm, những người Công giáo không phải dâng Lễ cho một vị Tổng thống mà là một Thánh Lễ cho một đồng đạo, một người anh em Công chính, tôi như bị chìm ngập trong tiếng Thánh Ca du dương, trong tiếng đọc trầm bổng những lời Kinh Thánh trong sáng lạ thường.

      Hai người mặc quân phục VNCH đứng nghiêm trước mộ giơ tay chào, không hiểu họ đang nói gì với người nằm dưới kia? Tôi thoáng thấy phía sau họ có một phụ nữ lén lau nước mắt.

      Nhân dân muôn thuở là công bằng, họ ghi nhớ hết. Nấm cỏ xanh, nắm xương trắng rồi cũng thành cát bụi, rồi ai cũng nông vùi ba tấc đất cũng đến chỗ hết của muôn đời. Có chăng chỉ còn lại tiếng thơm đối với ai là một vĩ nhân hay tiếng nguyền rủa với những kẻ gian hùng.

      Một đám mây bỗng dừng lại trên bầu trời, làm rợp mát cả vùng nghĩa trang đang nắng gắt. Một vị Linh mục giải thích:
      - Với người Công giáo chúng tôi, nghĩa trang là nơi thờ tự, nơi dâng Thánh Lễ nên cũng được coi là Đất Thánh.

      Vâng, tôi cũng tin sâu sắc vào điều đó.

      “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” - Kinh Thánh.

      Ngô Nhật Đăng

      Nguồn: Việt Nam Thời Báo FB.

      http://www.chuacuuthe.com/2014/11/dat-thanh/

      Xóa
    2. Hi hi...
      Rận Ngô Nhật Đăng

      Xóa
    3. Giá mà gia đình họ Ngô không làm tay sai cho Pháp, ông Diệm không theo công giáo và không đồng ý cho Mỹ vào VN thì chúng ta đã có 1 Hàn Quốc ở miền Nam đến tận ngày nay rồi, đáng tiếc là không có những điều trên thì không còn là "cụ" Diệm nữa.

      Xóa
    4. Cái gì cũng nhận vơ. Đến cái nghĩa trang cũng bảo là đất Thánh. Vài chục năm nữa lại kích động giáo dân đòi lại đất Thánh này luôn quá ?

      Xóa
  9. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rận trủ anh nào cũng ngu. Có ngu mới mần được rận trủlúc 13:06 2 tháng 11, 2014

      Cô chủ xóa ý kiến của rận nặc nhanh thế?
      Chắc là cô bực lắm hả?
      Tôi vừa đọc xong, đang định gõ vài dòng thì cô đã xóa.
      Theo tôi, cứ để cho rận phát biểu.
      Mọi người sẽ hiểu cả thôi.
      Khi rận bí, không bảo vệ được thần tượng Ngô Đình Diệm thì rận quay sang tấn công chủ nhà, rằng thì là không bảo vệ biển đông, suốt ngày cờ vàng cờ đỏ....

      Hi hi, kệ hắn nói. Không biết khi nói, hắn có biết Rận Nội rận ngoại đang "tưởng nhớ công đức Ngô Tổng thống" đó sao?
      Rận+ Phởn ca ngợi công đức Ngô thì được.
      Còn chúng ta vạch rõ tội trạng của Ngô thì ko được sao, hả Rận nặc?

      Xóa
    2. Đề nghị bạn chủ nhà tìm tài liệu làm 1 bài về việc Diệm tặng Tưởng Giới Thạch đảo Ba Bình nhân lễ song thập quốc khánh của khựa cho đám cờ vàng mất dạy biết thế nào là biển đảo thiêng liêng.

      Xóa
    3. Nguyễn Tấn Xuânlúc 14:48 2 tháng 11, 2014

      Thưa bạn Nặc danh 13:32 Ngày 02 tháng 11 năm 2014
      Theo hiểu biết của tôi thì KHÔNG HỀ CÓ CHUYỆN Diệm tặng Tưởng Giới Thạch đảo Ba Bình nhân lễ song thập quốc khánh
      Thông tin này chỉ bắt nguồn từ anh chống cộng "phản tỉnh" Nguyễn Phương Hùng chủ trang KBC HN đưa ra, chẳng có bất cứ cơ sở nào.

      Trong bài
      Việt Nam Công Hòa dâng đảo Hoàng Sa cho Trung quốc
      Bài này có lời dẫn của Nguyễn Phương Hùng:
      "KBCHN: Bài viết cách đây 4 năm (2008) đã được phát tán trên nhiều diễn đàn. Nhưng đám người chống Công cuồng tín vẫn ngụy biện và xuyên tạc. KBCHN xin được đăng lại để cho biết ai đã làm mất Hoàng Sa và tinh thần bản Công Hàm Ngoại Giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nhân tiện đâ KBCHN xin nhắc nhở năm 1956 Tổng thống Ngô Đình Diệm đã tặng cho Tổng thống Tưởng Giới Thạch đả Ba Bì nh là đảo lớn nhất tại vào tháng 10 năm 1956, nhân dịp lễ Song Thập 10/10. cuả Trung Hoa Dân Quốc. "
      Năm 1973, phái đoàn Việt Nam và Nhật Bản đi sưu khảo Hoàng Sa trong phái đoàn có Kỹ sư Lưu. Khi tới quần đảo Hoàng Sa thì đã thấy cờ Trung quốc ở nhiều đảo rồi nên không vào được, chỉ còn vài đảo có quân Việt Nam thôi. Tin tức này VNCH im thin thít không công bố Đến 19-1-1974 thì Trung quốc chiếm hết.



      Trong bài viết của nhà văn Duy Lam, anh của nhà văn Thế Uyên lúc đó là Trung tá Nguyễn Kim Tuấn, chánh văn phòng của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, vào ngày 19-1-1974 có nhận được điện thoại bên bộ tư lệnh Hải quân vùng I Duyên hải xin phi cơ chiến đấu ra yểm trợ cho Hoàng Sa, Trung tá Tuấn gọi điện thoại cho tướng Khánh biệt danh là Khánh Khỉ cho biết tất cả máy bay chiến đấu Mỹ cung cấp cho không có loại nào đủ xăng để trở về đất liền, nên từ chối. Trong khi đó, máy bay Mig của Trung quốc vần vũ trong vòm trời Hoàng Sa. Đọc bài của phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại người ra lệnh tác chiến. Đọc bài “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Hà Văn Ngạc, người ra lệnh khai hỏa, đứng chờ máy bay F5 ra tiếp ứng. Điều đó chứng tỏ lãnh đạo VNCH chẳng có kế hoạch phòng thủ, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa gì cả, vì đến phương tiện phi cơ cũng không có phối hợp với bên Không quân bảo vệ bầu trời hải đảo có không, cũng không biết, cũng không áp dụng binh thư“biết người biết ta, trăm trận trăm thắng hay Địch yếu ta đánh, Địch manh ta rút để bảo toàn lực lượng”. Nghe lệnh Tổng thống, ngài Kỳ Thoại cho lênh đánh đại để nướng quân, thật vô trách nhiệm, bao nhiêu người chết oan. Thiết lập kế hoạch tái chiếm, rồi bỏ luôn. Nói theo giọng điệu chống Cộng ở hải ngoại thì Việt Nam Cộng Hòa đã dâng đảo Hoàng Sa cho Trung quốc. Nói như vậy có sai không? không sai sau đây....

      Xóa
    4. Nguyễn Tấn Xuânlúc 14:56 2 tháng 11, 2014

      Đây là nguyên văn bài "Việt Nam Cộng Hòa Dâng Đảo Hoàng Sa Cho Trung Cộng" đăng trên sachhiem. Trong bài không hề có thông tin Diệm tặng cho Tưởng đảo Ba Bình. Như vậy, thông tin này chỉ do tên Nguyễn Phương Hùng bá láp bịa ra khi đăng lại bài này trên KBCHN.
      -----
      Việt Nam Cộng Hòa Dâng Đảo Hoàng Sa Cho Trung Cộng

      Đặng Văn Hoa

      http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuD/DangvHoa.php

      20 tháng 1, 2008

      Năm 1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng công bố xác nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đến năm 2000, khi có tin Việt Nam ký kết hiệp ước về biên giới với Trung quốc, thì ở hải ngoại nổi lên phong trào rủa xả Phạm Văn Đồng đã ký công hàm ngày 14-9-1958, dâng đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung quốc để lấy viện trợ khí giới.

      Tôi ngạc nhiên, ông Đồng đã dâng Hoàng Sa, Trường Sa cho Tàu từ năm 1958, sao còn lại công nhận chủ quyền vào năm 1977. Tôi cũng ngạc nhiên, năm 1958, Đông Dương im tiếng súng sao lại xin Trung Cộng viện trợ vũ khí vì nếu có xin họ cũng không cho vì họ đâu muốn Việt Nam mạnh đâu, họ còn chia Đại Hàn và Việt Nam ra làm đôi để họ dễ sai khiến. Tôi cố gắng đi tìm cái Công hàm, ông Phạm Văn Đồng ký dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung quốc và không làm sao sao tìm thấy được, xin cũng chẳng ai có. Sau đó tôi tìm được bức thư của ông Phạm Văn Đồng gửi cho ông Tổng lý Chu Ân Lai “triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc” ký ngày 14-9-1958. Trong bức thư đó không có chữ nào là dâng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung quốc cả. Một hải lý là 1km 85, vậy 12 hải lý là 22 km. Quần đảo Hoàng Sa cách đảo Hải Nam của Trung quốc là 190 hải lý, cách bờ biển Việt Nam khoảng 200 hải lý hay 300 km. Thưa quý vị, trong 12 hải lý làm gì có Hoàng Sa và Trường Sa ở trong đó mà quý vị lớn lối rủa xả.

      Việt Nam Cộng Hòa cũng công nhận 12 hải lý của Trung quốc.

      Mới đây tôi được nghe nói, đọc bài của quý vị sau đây: Vũ Quang Ninh, Đinh Quang Anh Thái, Xuân Hồng, Vĩnh Phúc, sử gia Trần Gia Phụng (sic), Hoàng Long Hải, Phương Hoa Vũ Thị Hòa (VOVN), Mường Giang, Hà Sĩ Phu, Quỳnh Thi…rủa xả Phạm Văn Đồng. Nhưng số báo Việt Tide 335 ra ngày 14-12-2007, chủ nhiệm Vũ Quang Ninh, Tổng thư ký Đinh Quang Anh Thái cho đăng ngay trang bìa cái thư gọi là công hàm ngày 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng với hàng chữ lớn “VĂN KIỆN CHỨNG MINH CỘNG SẢN HÀ NỘI DÂNG ĐẤT CHO CỘNG SẢN BẮC KINH”. Tôi cố gắng đọc lại từng chữ vẫn không thấy chữ nào là dâng đất cho Bắc Kinh, cũng chẳng thấy mấy chử Hoàng Sa và Trường Sa nào cả, đặc biệt trong số này có bài viết của Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại xác nhận “Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố là 12 hải lý cách bờ biển, quốc tế thường công nhận 3 hải lý” trang 41. Chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam Công. Hòa, chỉ công nhận có 12 hải lý mà gọi là dâng đất cho Trung quốc, thì chính ông Việt Nam Cộng Hòa dâng đất cho Trung quốc, trong đó có sử gia Trần Gia Phụng, Phương Hoa vũ Thị Hòa…dâng đất cho Trung quốc chứ còn ai nữa.

      Xóa
    5. Nguyễn Tấn Xuânlúc 14:57 2 tháng 11, 2014

      Việt Nam Công Hòa dâng đảo Hoàng Sa cho Trung quốc

      Năm 1973, phái đoàn Việt Nam và Nhật Bản đi sưu khảo Hoàng Sa trong phái đoàn có Kỹ sư Lưu. Khi tới quần đảo Hoàng Sa thì đã thấy cờ Trung quốc ở nhiều đảo rồi nên không vào được, chỉ còn vài đảo có quân Việt Nam thôi. Tin tức này VNCH im thin thít không công bố Đến 19-1-1974 thì Trung quốc chiếm hết.

      Trong bài viết của nhà văn Duy Lam, anh của nhà văn Thế Uyên lúc đó là Trung tá Nguyễn Kim Tuấn, chánh văn phòng của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, vào ngày 19-1-1974 có nhận được điện thoại bên bộ tư lệnh Hải quân vùng I Duyên hải xin phi cơ chiến đấu ra yểm trợ cho Hoàng Sa, Trung tá Tuấn gọi điện thoại cho tướng Khánh biệt danh là Khánh Khỉ cho biết tất cả máy bay chiến đấu Mỹ cung cấp cho không có loại nào đủ xăng để trở về đất liền, nên từ chối. Trong khi đó, máy bay Mig của Trung quốc vần vũ trong vòm trời Hoàng Sa. Đọc bài của phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại người ra lệnh tác chiến. Đọc bài “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Hà Văn Ngạc, người ra lệnh khai hỏa, đứng chờ máy bay F5 ra tiếp ứng. Điều đó chứng tỏ lãnh đạo VNCH chẳng có kế hoạch phòng thủ, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa gì cả, vì đến phương tiện phi cơ cũng không có phối hợp với bên Không quân bảo vệ bầu trời hải đảo có không, cũng không biết, cũng không áp dụng binh thư “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng hay Địch yếu ta đánh, Địch manh ta rút để bảo toàn lực lượng”. Nghe lệnh Tổng thống, ngài Kỳ Thoại cho lênh đánh đại để nướng quân, thật vô trách nhiệm, bao nhiêu người chết oan. Thiết lập kế hoạch tái chiếm, rồi bỏ luôn. Nói theo giọng điệu chống Cộng ở hải ngoại thì Việt Nam Cộng Hòa đã dâng đảo Hoàng Sa cho Trung quốc. Nói như vậy có sai không? không sai sau đây.
      Trong bài Trần Phong Vũ phỏng vấn Nguyễn Văn Ngân cố vấn của Tổng thống Thiệu đã cho biết như sau:

      “Cũng tương tự như vậy, việc Trung Cộng chiếm Hoàng vào đầu năm 1974 đã được sự thỏa thuận ngầm của Mỹ để đặt Cộng Sản Hà nội sau này trước một “fait accompli”. Ông Thiệu biết Hải quân Việt Nam không đủ sức đương đầu với hải quân Trung Cộng và hạm đội 7 Hoa Kỳ sẽ không can thiệp nhưng ông vẫn ra lệnh tác chiến như một chứng liệu về chủ quyền lãnh thổ sau này”

      Đánh để cho Trung Cộng chiếm, đặt Cộng sản Hà Nội chuyện đã rồi. Thế có nghĩa là cho Trung Cộng chiếm còn hơn để thằng Cộng sản Hà Nội cai trị, không ăn thì đạp đổ - Ai dâng đất cho Trung Cộng đây - Việt Nam Cộng Hòa chứ còn ai nữa.

      Xóa
    6. Nguyễn Tấn Xuânlúc 14:58 2 tháng 11, 2014

      Nhân dịp viết thêm: Việt Nam bị mất đất

      Trong lịch sử Việt Nam, thời đại Vua Minh Mạng, diện tích Việt Nam rộng lớn nhất, miền Bắc có vùng mỏ đồng Tụ Long, miền Nam tiến tới hải cảng Shihanuok Ville, ông Trương Minh Giảng đóng đô tại Nam Vang. Nếu quân Pháp không sang thì chỉ trong vòng 50 năm nữa Lào và Cam Bốt đã thuộc về ta.

      Khi quân Pháp qua, họ đã vì quyền lợi kinh tế đem 800 km2 đất vùng mỏ đồng Tụ Long dâng cho Trung quốc (diện tích lớn hơn Tân Gia Ba), vùng đất này ở phía bắc tỉnh Hà Giạng (Từ mỏ đồng Tụ Long cho tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam của Hà Mai Phương - Chu Thu Hằng).

      Pháp cho Trung quốc từ 100m – 200m từ cửa Ải Nam Quan đến cây số “0” bây giờ.

      Trong bản đồ Việt Nam thời Pháp thuộc, sông Kỳ Cùng ở trong địa phận Việt Nam cách biên giới 1km. Người Tàu làm nhà ngay trên đường biên giới, họ trồng chuối, chuối mọc lan đến đâu thì biên giới ở đó. Đến bây giờ chuối mọc đến bờ sông Kỳ Cùng. Nên biên giới hiện nay là giữa dòng sông Kỳ Cùng. Những gia đình Việt sống ở khu vực đó bị chuối che phải thành dân Tàu cả rồi.

      Bản đồ Trung quốc, của Tưởng Giới Thạch cho đến Mao Thạch Đông, họ tự vẽ biên giới của họ xuống tận Tân Gia Ba. Nay họ chấp nhận ký hiệp ước biên giới với Việt Nam tức là họ chấp nhận hủy bỏ biên giới trước đây trên bản đồ đến tận Tân Gia Ba. Đó là thành công lớn của lãnh đạo Việt Nam. Họ không chịu ký mới là kẹt cho mình.

      Giới Lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam hèn (?)

      Chính quyền Việt Nam không chấp nhận cho sinh viên biểu tình chống Trung quốc về sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa. Nhiều bài viết đã rủa xả chính quyền Việt Nam là hèn hạ, nhục nhã. Viết ra như vậy là chứng tỏ không thuộc sử, vả lại chính quyền Việt Nam đã nắm vững đường đi sắp tới là sẽ có hội nghị Quốc tế về biên giới trên biển họp tại Việt Nam. Lê Lợi chém đầu Liễu Thăng rồi hằng năm phải đúc người Vàng sang Tàu triều cống, Quang Trung đại phá quân Thanh, phải cử sứ giả sang xin hòa để cho đất nước tránh nạn binh đao, sao gọi là hèn.

      Tấn công Ngoại giao để có hòa bình

      Mới đây linh mục Trần Văn Kiệm (?), tác giả tự điển Hán Nôm, nói trên đài truyền hình khuyên người dân Việt Nam học tiếng Tàu, học không khó và rất có ích, vì là ngôn ngữ quốc tế quan trọng tương lai. Ông cũng cho biết trong Văn khố Tòa Thánh rất nhiều tài liệu về chữ Tàu chẳng có ai biết vào khai thác cả. Trước đây tác giả Lý Đương Nhiên viết trong bài “Góp Ý Dịch chử Soldat”, cũng cho biết nếu không có giáo sĩ và Pháp qua thì không có chữ Quốc ngữ, Việt Nam vẫn xử dụng chử Tàu đến bây giờ rất có lợi. Theo chiều hướng này, nhà nước Việt Nam vận động với chính quyền Trung Quốc, xin cho học sinh Việt Nam sang du học, xin viện trợ giáo viên sang dạy cho các trường 1 tuần 2 buổi. Châu Âu đã mở cửa biên giới 25 nước qua lại. Trung quốc và Đông Nam Á cũng sẽ tiến tới như Âu Châu. Đường Cao tốc từ Côn Minh đến Hà Nội sẽ dễ dàng, ngôn ngữ sẽ dễ dàng liên hệ với nhau nếu Trung quốc viện trợ giáo viên sang giúpViệt Nam. Đề nghị đó dù được chấp thuận hay không cũng rất có lợi về bang giao.

      Đặng Văn Hoa
      ĐDTB, ngày 16/1/08
      http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuD/DangvHoa.php

      Xóa
  10. Huỳnh Trọng Đôlúc 15:27 2 tháng 11, 2014

    Lại nói tên Nguyễn Phương Hùng, tôi nhớ ở blog cũ Google.tienlang đã vạch mặt những trò bậy bạ của hắn khiến hắn lồng lộn.
    Chúng ta tôn trọng sự thật lịch sử. Có sao nói vậy. Nói về Ngô Đình Diệm thì bản thân hắn đã có quá nhiều tội ác rồi. Hà cớ gì tên Phương Hùng còn bịa ra những điều không có cho Diệm?

    Nói về Nguyễn Phương Hùng, hắn từng là tên chống cộng điên cuồng. Hắn cũng không khác Chí Phèo Ngô Kỷ, cũng chửi bới, mạt sát Nguyễn Cao Kỳ khi ông Kỳ về VN...
    Đây là bài của Nguyễn Phương Hùng còn lưu trên mạng:
    =====

    Kính gửi: Ông Nguyễn Xuân Vinh

    Chủ tịch Hội Đồng Đại Diện Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại

    2002 Carignan Way, San Jose, CA 915135

    (408) 270-1357 e-mail: nxvinh@...


    Đồng kính gửi:

    Quý Tướng Lãnh

    Quý Tổng Hội trong và ngoài TT/CS/VNCH/HN

    Quý Liên Hội trong và ngoài TT/CS/VNCH/HN

    Quý Hội Cựu Quân Nhân trong và ngoài TT/CS/VNCH/HN

    Quý Niên Trưởng, Huynh Trưởng và Chiến Hữu QLVNCH

    Về việc: Vu cáo cá nhân chúng tôi cựu SVSQ trường Bộ Binh Thủ Đức Khoá 27, cựu Thương Phế Binh phục vụ trong binh chủng Biệt Động Quân TĐ52/LĐ3/BĐQ QLVNCH là Việt Gian

    Kính thưa qúy vị,

    Câu chuyện chúng tôi bị “Vu Cáo” và bị “đuổi” ra khỏi phòng họp báo đã xảy ra trong Đại Hội Kỳ 3 TT/CS/VNCH/HN ngày Chủ Nhật 4/10/2009 tại phòng sinh hoạt Hội Đồng Thành Phố Westminster lúc 4 giờ chiều trước mặt khoảng trên dưới 50 người hiện diện. Diễn biến của sự kiện quá rõ ràng mà bà Đỗ Thị Thuấn, một thành viên trong Tập Thể đã cho chiếu video Đại Hội trên mạng trang nhà Ánh Dương, nên tôi thấy không cần thiết phải kể lại dữ kiện để tránh mang tiếng là chủ quan.

    Kính thưa quý vị,

    Sở dĩ hôm nay tôi mới viết lá thư này vì muốn chờ đợi một tuyên cáo chính thức của Đại Hội về sự kiện này. Nhưng cho đến hôm nay thì sự chờ đợi của tôi đã quá thời hạn 15 ngày và bà Đỗ Thị Thuấn đã vẫn tiếp tục công kích và biạ đặt những điều không đúng về sự kiện trên báo chí, trang nhà Ánh Dương và các diễn đàn điện tử. Mặc dù chiến hữu Đỗ Thái Nhiên đã xác nhận trong buổi họp báo: “Phản ứng của bà Đỗ Thị Thuấn chỉ mang tính cách cá nhân.” Tôi là một người nhỏ tuổi so sánh với tuổi đời của Bà Thuấn, ông Đỗ Thái Nhiên và ông Nguyễn Xuân Vinh nên tôi tạm tin những gì ông Đỗ Thái Nhiên nói trong Đại Hội. Tuy nhiên, “việc làm gọi là cá nhân này” cả ban tổ chức lẫn ông Nguyễn Xuân Vinh và Chủ tọa đoàn không ai có một phản ứng dù là nhẹ nhàng để chấm dứt như ngăn chặn bà Đỗ Thị Thuấn hoặc một lời xin lỗi “rất tiếc cho sự kiện xảy ra ngoài ý muốn.” Trái lại thái độ im lặng khó hiểu của Đại Hội rõ ràng đúng như bà Đỗ Thị Thuấn cho biết: Đại Hội đã có thảo luận về cá nhân tôi và cũng đã ngầm đồng ý để cho bà Đỗ Thị Thuấn tự do hành động “cá nhân” như trên (Việt Weekly số 41, 42 và 43.) Ngày thứ Năm 22/10/2009 trên tuần báo Việt Weekly bà Đỗ Thị Thuấn vẫn “cố tình” đưa tấm hình chụp bấm từ video khi tôi ra về với lời chú thích: “Nhà báo Nguyễn Phương Hùng bị điệu ra khỏi phòng họp” ngầm cho dư luận biết tôi bị đuổi ra khỏi phòng họp.


    Kính thưa quý vị,

    Tôi cố gắng tin vào ngôn ngữ của người lớn, nhưng sự kiện thực tế lại không cho phép tôi “được quyền” tin như vậy vì chính ông Nguyễn Xuân Vinh nguyên văn: “Tôi không nói anh là cộng sản, nhưng anh có những bài viết chứng tỏ anh là việt gian.” Cộng thêm những dữ kiện bà Đỗ Thị Thuấn liên tục 3 tuần lễ liên tiếp “xác quyết” tôi là Việt Gian và “bị đuổi ra khỏi phòng họp” cho nên, tôi nghĩ đã đến lúc tôi cần phải gửi lá thư này để làm sáng tỏ sự kiện. Do đó, lá thư này chúng tôi mong muốn TT/CS/VNCH/HN nên dành chút ít thì giờ để trả lời một vài thắc mắc của tôi như sau:

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huỳnh Trọng Đôlúc 15:28 2 tháng 11, 2014

      Tại sao bà Đỗ Thị Thuấn cũng bảo trong Đại Hội đặc phái viên Đoàn Trọng là Việt Gian, nhưng ông Đoàn Trọng lại không bị đòi đuổi ra ngoài (Việt weekly số 41)?

      Video Đại Hội Kỳ 3 được công khai chiếu lên mạng Ánh Dương. Vậy bà Đỗ Thị Thuấn đã được phép của TT/CS/VNCH/HN để phát hình chưa? Theo chỗ tôi được biết từ Đại Hội Kỳ 2 năm 2007 đã có chủ trương không cho phép bất cứ ai được quay video trừ bà Đỗ Thị Thuấn. Bà Đỗ Thị Thuấn là nhân vật nào mà đầy quyền uy như vậy? Lý do tại sao bà Thuấn lại được trở thành thành viên của Tập Thể với tư cách Hội Gia Đình Quân Đội? Ông Nguyễn Xuân Vinh vì rời Việt Nam từ năm 1962 đến nay đã 47 năm nên không biết những cơ chế của tổ chức QLVNCH, nhưng quý vị là những bậc tướng lãnh, đàn anh của tôi xin quý vị giải thích trong quân đội có đơn vị nào được gọi là Gia Đình Quân Đội hay không?


      Là một thành viên trong tổ chức sáng lập Đại Hội Toàn Quân 2003, tôi mạn phép nhắc lại những diễn tiến Đại Hội Toàn Quân 2003 và quy tắc thành lập TT/CS/VNCH/HN. Mục đích ĐHTQ là tập hợp các cựu quân nhân và không chấp nhận tổ chức chính trị. Chứng minh:

      Chiến sĩ Võ Đại Tôn bị từ chối tham gia Tập Thể với tư cách tổ chức Liên Minh Quang Phục Việt Nam.

      Cố Đại Tá Hoàng Đạo Thế Kiệt không được tham gia Tập Thế với tư cách nhóm “Làn Ranh Quốc Cộng”

      Ông Nguyễn Vũ Khương không được tham gia với danh nghĩa “Nhóm Tinh Thần Vinh Sơn”

      Ông Trần Trọng An Sơn không được ra tranh cử chức Trung Tâm Trưởng Điều Hợp Trung Ương với Thiếu Tướng Lê Minh Đảo năm 2005 vì là người thuộc tổ chức Việt Quốc.

      Ngay cả các lực lượng Bán Quân Sự như Cảnh Sát Quốc Gia, Xây Dựng Nông Thôn cũng đã là những đề tài tranh cãi sôi nổi lúc đó trước khi được Đại Hội Toàn Quân 2003 chấp nhận.

      Tất cả các cựu quân nhân nếu muốn trở thành những thành viên của Tập Thể phải trở về đơn vị cũ tức là các hội Cựu Quân Nhân. Nay bà Đỗ Thị Thuấn là một người đã ly dị với người chồng là cựu Đại Uý Hải Quân trên 10 năm nay (Xin lỗi phải nhắc chuyện đời tư để làm sáng tỏ sự kiện,) tức là hoàn toàn không còn liên hệ gì đến quân đội và đã được thu nhận vào Tập Thể như thế nào? Một vị trong TT cho biết bà Đỗ Thị Thuấn được ông Nguyễn Xuân Vinh “cho” trở thành thành viên 3 ngày trước Đại Hội tháng 10 năm 2007. Vậy nếu điều này đúng xin quý vị cho biết điều lệ trong Nội Quy đã được tu chính ngày nào tại đâu và đã được Hội Đồng Giám Sát hoặc Cố Vấn chấp thuận và thông qua?

      Năm 2005 trước khi Đại Hội bất thường nhóm họp tôi đã viết thư đề nghị thay Trung Tâm Điều Hợp Trung Ương bằng 5 vị Tổng Hội Trưởng của các quân binh chủng để lập thành Ban Thường Vụ điều hành công việc Tập Thể. Rất tiếc đề nghị không những không được thực hiện mà ngược lại Trung Tâm Điều Hợp Trung Ương với Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Đại Tá Mai Viết Triết, Trung Tá Lê Văn Trang, Đại Uý Đoàn Hữu Định đã bị giải tán năm 2007 để trung ương tập quyền vào tay ông Nguyễn Xuân Vinh. Một hình thức tổ chức không tổ chức và chưa có một tổ chức nào tại hải ngoại dù là hội đồng hương với Hội Đồng Đại Diện (Lập Pháp) kiêm nhiệm Hội Đồng Điều Hành (Hành Pháp). Phải chăng mọi quyết định hiện nay tuyển mộ người đều do quyết định của cá nhân ông Nguyễn Xuân Vinh?

      Mới đây nhất trong một e-mail gửi đi ngày 20/10/2009 bà Đỗ Thị Thuấn đã tiết lộ chuyện hôn nhân của ông Nguyễn Xuân Vinh và bà Nghinh Xuân tức hậu duệ Phiến Đan (Chuyện đời tư đáng lẽ không nên viết, nhưng tôi cần đề cập đến vì liên quan đến câu hỏi dưới đây.) Một người goá vợ và một người ly dị chồng thì việc tái kết hợp không có gì phạm luật. Yếu tố đạo đức cũng không phải chủ đề của bài viết. Nhưng vì trong Ban Điều Hành của Tập Thể cả 2 người này cùng nằm trong Ban Tham Mưu có quyền biểu quyết. Xin vui lòng cho biết mọi quyết định nếu có sẽ là một hay hai phiếu. Nếu có tu chính Nôi Quy xin vui lòng cho biết ngày tháng đã thông qua để chấp nhận 2 vợ chồng cùng được biểu quyết?

      Xóa
    2. Huỳnh Trọng Đôlúc 15:37 2 tháng 11, 2014

      6- Cuối cùng tôi mong muốn sớm nhận được một thông báo hay Nghị Quyết hoặc Thư Đính Chánh về việc tôi bị vu cáo là Việt Gian. Năm 1962 ông Nguyễn Xuân Vinh đã tự ý rời bỏ quân ngũ và chức vu (Theo tài liệu của Wikipedia thì ông Nguyễn Xuân Vinh đã “resigned”, ai cũng biết trên trang mạng Wikipedia những người được mời có thể tự viết lý lịch cá nhân của mình) Theo sự hiểu biết nông cạn, thì quân lực VNCH không có kế hoạch cho phép giải ngũ trừ trường hợp bất khiển dụng (do Hội Đồng Giám Định Y Khoa ấn định). Do đ1o chữ resigned phải được hiểu ông Nguyễn Xuân Vinh không giải ngũ mà chỉ là sự từ nhiệm chức vụ Tư Lệnh Không Lực (nguyên nghĩa của chữ resignation là từ chức khác với discharged) để đi tu nghiệp. Năm 1965 là năm ông Nguyễn Xuân Vinh hết hạn tu nghiệp. Nhưng ông đã chọn Hoa Kỳ là quê hương thứ hai để ở lại phục vụ. Từ năm 1965 – 1975 là thời gian cao điểm của cuộc chiến Việt Nam. Ông Nguyễn Nguyễn Xuân Vinh đã xoá bỏ câu châm ngôn của quân chủng Không Quân oai hùng và đầy tình nghĩa mà ông từng làm Tư Lệnh: “Không Quân không bỏ bạn bè, chiến hữu.” Ông Nguyễn Xuân Vinh đã không những bỏ bạn bè chiến hữu mà ông đã nhẫn tâm để lại cả một quê đắm chìm trong khói lửa và đang thoi thóp dưới 2 bàn tay siết chặt của đồng minh Hoa Kỳ. Ông đã tiếp tay và phục vụ một quốc gia đã nhẫn tâm bán đứng đồng minh. Ông đã làm gì để cứu nguy quốc gia dân tộc này trong thời kỳ điêu linh? Trong thời gian vận động để thành lập Đại Hội Toàn Quân ông đã không chịu làm Phụ tá cho Thiếu Tướng Lê Minh Đảo với một lý luận: “Tôi quen biết nhiều giới chức trong chính quyền Hoa Kỳ, với chức vụ Chủ Tịch tôi dễ dàng can thiệp và giúp cho Tập Thể nhiều trở ngại trong tương lai.” Do vậy, lúc đó thay vì làm phụ tá cho Thiếu tướng Lê Minh Đảo, quý vị Tướng lãnh đã phải tiến đến giải pháp thành lập thêm một cơ chế là Hội Đồng Đại Diện để ông Nguyễn Xuân Vinh được làm chủ tịch. (Tiên khởi ĐHTQ không dự trù cơ cấu Hội Đồng Đại Diện.) Từ 1965 – 1975 thời gian đất nước đã phải hi sinh rất nhiều những người con yêu của Tổ Quốc. Năm 1968, tôi là một sĩ quan trong binh chủng Biệt Động Quân đã thực sự thao trường đổ mồ hôi và đổ máu cho quê hương đất nước. Ngày 30/11/1968 tôi bị thương tại chiến trường Sóc Con Trăng, Tây Ninh và giải ngũ ngày 27/5/1969. Trong khi đó ông Vinh đã “đổ” những gì trong cảnh thái bình và xa hoa tại Hoa Kỳ? Anh tôi Nguyễn Phương Thành, Pháo đội trưởng 183 Pháo Binh, sư đoàn 18 đã hi sinh tại chiến trường Quảng Đức (1972). Em tôi Nguyễn Phương Cường, Trung đội phó Trinh sát sư đoàn 25 hi sinh tại Gò Dầu Hạ (1973) vả thân phụ tôi, Trưởng phòng Tổng Quản Trị Lữ Đoàn 3 Thiết Kỵ bị đi tù và bị chết vì bệnh loét bao tử. Trong khi đó thì ông Nguyễn Xuân Vinh đang làm gì, vận động được gì với chính giới Hoa kỳ như ông đã khoe ở trên? Tôi chỉ muốn đòi hỏi một sự công đạo, liêm minh công chính về hai chữ “Việt Gian” đã được thốt ra từ cửa miệng của ông Nguyễn Xuân Vinh, Chủ tịch Hội Đồng Đại Diện TT/CS/VNCHJ/HN. Những bằng cấp, sở học của ông chỉ đóng góp cho đất nước Hoa kỳ, còn tôi sở học của tôi còn kém ông rất xa, nhưng thương tật trên cơ thể hiện nay đã mang nhiều giá trị và ý nghĩa hơn những gì ông khoe khoang bằng này cấp nọ. Bởi vì lời vu cáo của bà Đỗ Thị Thuấn đã xảy ra trong buổi họp báo công khai của Tập Thể. Ông Nguyễn Xuân Vinh cũng đã phụ họa bằng cách xác nhận tôi là “Việt Gian.” Thưa ông Nguyễn Xuân Vinh tôi không dám nhận chiếc “huy chương” cao quý do ông gửi tặng. Đất nước và quốc gia vinh danh tôi đủ rồi.

      Xóa
    3. Huỳnh Trọng Đôlúc 15:38 2 tháng 11, 2014

      7- Tôi Nguyễn Phương Hùng số quân 65/202984, thương phế binh binh chủng Biệt Động Quân Quân Lực VNCH trân trọng kính cẩn cúi đầu xin ông Nguyễn Xuân Vinh vị lãnh đạo tối cao của Tập Thể Chiến Sĩ hãy tái cứu xét cho nỗi oan ức của người “xếp bút nghiên theo việc đao cung” để ông được yên thân du học trong lúc đất nước loạn ly. Tôi đòi lại sự công đạo cho “chiến thương bội tinh” với Nhành Dương Liễu mà QLVNCH đã ban phát cho chiến thương của tôi. Nhất là ông, một người đã “tự ý” rời bỏ quân đội năm 1965, lại càng không đủ tư cách để ban phát cho tôi như vậy. Tôi không hèn hạ như mạt tướng Nguyễn Cao Kỳ thưa ông.

      8- Tôi Nguyễn Phương Hùng số quân 65/202984, thương phế binh binh chủng Biệt Động Quân QLVNCH, yêu cầu ông Nguyễn Xuân Vinh hãy chứng minh bài vở tài liệu nào tôi là Việt Gian.. Nếu nói rằng những bài viết của các tác giả chống đối ông Nguyễn Chí Thiện hoặc bài viết của các ông Việt Thường, Nam Nhân, Con Ong, Hồn Việt ...v...v... là “Việt Gian” thì yêu cầu ông hãy thống lĩnh Tập Thể đứng lên tiêu diệt Việt Gian trước khi nói chuyện chống cộng sản bên kia Thái Bình Dương. Ông Nguyễn Xuân Vinh tưởng ông ở Mỹ 47 năm, ông hiểu cách hành xử văn minh của người văn minh. Không cùng chí hướng thì ông kết tội là “đánh phá” (Trường hợp Tổng Hội Võ Bị Quốc Gia, Âu Châu.) Phê bình điều sai quấy là “việt gian” hay sao? Ông quá già nên sinh lú lẩn, ông đã bị bà Đỗ Thị Thuấn bịt mắt che tai để thuyết phục ông tin tôi là “Việt Gian”?

      9- Tôi Nguyễn Phương Hùng số quân 65/202984, thương phế binh binh chủng Biệt Động Quân QLVNCH, hoàn toàn phản đối việc vi phạm quyền tự do hoạt động truyền thông cuả tôi theo Tu chính Án số 4 của Hiến Chương Hoa Kỳ. Ông Nguyễn Xuân Vinh (Tập Thể) chủ trương “đoàn kết” để chống cộng, nhưng hành động ngày 4 tháng 10 năm 2009 có phải là thái độ “đoàn kết” hay không? Tập Thể chủ trương chống Cộng Sản Việt Nam bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý vậy ngày 4/10/2009 là hành động có thua gì CSVN hay không? Tập Thể lên án cá nhân tôi (Bà Đỗ Thị Thuấn, bà Phiến Đan và ông Nguyễn Xuân Vinh) mà không cho tôi cơ hội được quyền “biện hộ”, vậy buổi họp báo ngày 4/10/2009 có phải là một hình thức “Tòa Án Nhân Dân” rập khuôn CSVN hay không?

      10- Tôi Nguyễn Phương Hùng số quân 65/202984, thương phế binh binh chủng Biệt Động Quân QLVNCH, với tư cách là sáng lập viên Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California năm 1993 và thành viên sáng lập Đại Hội Toàn Quân năm 2003 kính xin quý Tổng Hội, quý hội đoàn Cựu Quân Nhân hãy lên tiếng để trả lại sự công đạo cho một quân nhân từng chiến đấu như quý vị, một người hoạt động không ngừng nghỉ từ năm 1980 đến nay và có mặt trong hầu hết những cuộc biểu tình chống cộng sản. Tôi vẫn trân quý và bảo vệ cơ chế Tập Thể, nhưng tôi không khỏi đau buồn nhìn những cố gắng của mình trước đây cho tổ chức nay đang bị thao túng bởi một thiểu số người bất xứng. Tương lai Tập Thể sẽ vì những con sâu tự tung tự tác làm tan vỡ hi vọng cuối cùng của hàng ngũ cựu quân nhân. Anh em trong Tập Thể vì cả nể tuổi tác, học thức và chức vụ cũ nên không muốn mất lòng ông, nhưng ngày hôm nay danh dự của tôi bị va chạm tôi phải lên tiếng. Trong một lá thư góp ý lần thứ hai gửi cho Tập Thể qua Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, tôi đã viết: “Một tổ chức muốn thành công cần có những cán bộ tốt thay vì những tay sai nịnh bợ giỏi” chắc ông còn nhớ. Gần đây nhất trong Đại Hội Kỳ 3 ông Trần Trọng An Sơn, Tru ng Tâm Trưởng Tập Thể Chiến Sĩ Tây Nam Hoa Kỳ cũng nói: “Chúng ta đến với nhau vì cái tình, bây giờ chẳng ai ra lệnh ai cả.” Đúng vậy huy chương, cấp bậc, lương bổng không còn để ban phát; tất cả chỉ còn lại cái tình. Thích thì ở không thích thì đi. Điểm hẹn cuối cùng đang gần trong gang tấc cho mỗi chúng ta trước mặt: Vùng 5 chiến thuật. Quan liêu, bè phái, phe đảng, độc tài, đố kỵ cuối cùng địch chưa chết, nhưng chúng ta sẽ chết hết.

      Xóa
    4. Huỳnh Trọng Đôlúc 15:39 2 tháng 11, 2014


      Trân trọng kính chào.

      Nguyễn Phương Hùng

      (714) 469-0462 e-mail: thacmac52@...

      http://kbchaingoai.net và http://kbchaingoai.iboard.us

      NPH

      TỔ QUỐC-DANH DỰ-TRÁCH NHIỆM

      TẬP THỂ CHIẾN SĨ VNCH HẢI NGOẠI

      2002 Carignan Way San Jose CA 95135

      Tel: ( 408)270-1357 Email: nxvinh@sbcglobal. net

      THƯ CỬ NHIỆM

      CHỦ TỊCH HỘI ÐỒNG ÐẠI DIỆN TẬP THỂ CHIẾN SĨ VNCH/HN

      -Chiếu Ðiều 21,22,23 và 24 Bản Ðiều Lệ Tập Thể Chiến Sĩ VNCH/HN về Tổ Chức Và

      Nhiệm Vụ Của Hội Ðồng Ðại Diện .

      -Chiếu theo sự tham khảo ý kiến và đề nghị của Hội Ðồng Tư Vấn và Ủy Ban Thường Vụ

      -Chiếu Nhu cầu công tác của Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại:

      Nay cử nhiệm Chiến Hữu PHIẾN ÐAN Trung Tâm Ðiều Hợp Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa ÚC CHÂU

      Vào chức vụ Phụ Tá Chủ Tịch Hội Ðồng Ðại Diện Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại Ðặc Trách về Truyền Thông

      Các Phó Chủ Tịch Ðiều Hành , Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ ,Phó Chủ Tịch Hậu Duệ, Các Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Ðiều Hợp Ðịa Phương và Các Tổng Hội ,Liên Hội, Hội Ðoàn Cựu Quân Nhân, Cảnh Sát Quốc Gia, Lực Lượng Bán Quân Sự được yêu cầu giúp đở Chiến Hữu Phiến Ðan vừa được cử nhiệm mọi dễ dàng trong khi thi hành trách vụ cho Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại.

      Thư Cử Nhiệm nầy có hiệu lực kể từ ngày ký.

      San Jose ngày 08 tháng 11 năm 2007

      Nơi nhận :

      - Chiến Hữu được cử nhiệm “để thi hành”

      -Phó Chủ Tịch Ðiều Hành

      -Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ

      -Phó Chủ Tịch Hậu Duệ

      -Ủy Ban Thường Vu

      “chiếu nhiệm vụ thi hành “

      -Hội Ðồng Tư Vấn “để thẩm tường”

      -Hội Ðồng Giám Sát nt

      -Các Hội Ðoàn và Các Trung Tâm “để tuờng “

      From: Lloyd Pham
      Date: Friday, October 23, 2009, 6:38 PM

      Xem thêm video clip:
      http://www.youtube.com/feature=player_embedded
      Nguồn:
      http://nhabaovietthuong.blogspot.ca/2009/10/nguyen-phuong-hung-nguyen-xuan-vinh-tap.html

      Xóa
  11. Chứng kiến sự hào hứng tưởng nhớ, kỷ niệm, ăn mừng Ngày Quốc khánh VNCH đệ nhị của các anh chị đang đòi đấu tranh dân chủ cho Việt Nam, fber Nguyễn Lý Hiếu‎ đã có bài thơ “tặng” họ:

    TỔ tiên ai cũng nên thờ

    SƯ trong chùa cũng phải thờ mẹ cha
    CHA mẹ vất vả nuôi ta
    LŨ người phản động đúng là chó điên
    PHẢN bội nòi giống tổ tiên
    ĐỘNG rồ cả lũ nên quên cội nguồn
    BA chín năm sống cúi luồn
    QUE chống không có, phải buồn gối lê
    VIỆT Nam có kẻ u mê
    GIAN manh hở tí tiền chê không đành
    BÁN đi hết cả thanh danh
    NƯỚC nào rửa sạch tội danh chúng mày ?
    CHÓ dại thì phải chết ngay
    CHẾT cho đỡ bẩn đất này , biết chưa !
    " Nguồn Loa Phường"

    Trả lờiXóa
  12. Đồng Thị Kim Thanhlúc 15:49 2 tháng 11, 2014

    Văn Tế Cụ Ngô Đình Diệm

    Bảo quốc Kiếm

    http://sachhiem.net/TONGIAO/BQK/BQK02a.php

    31-Oct-2013

    Hỡi ơi,

    Máy tạo xoay vần, vòng nhân quả mấy ai thoát được.

    Cơ trời khó biết, kiếp luân hồi đâu dễ vượt qua.

    Hận xuất trùng trùng mọi ngả;

    Như sóng trào xô ngã núi sông kia.

    Nhớ linh xưa,

    Chân đi chữ bát, tay khóat hai hàng,

    Bộ com lê trắng tay gậy đàng hoàng

    Kinh lý miền Tây, cả quan quân lội bùn cố đẩy.

    Vẻ anh hùng Cụ khẩy cười duyên.



    Lại nhớ,

    Sau những ngày dẹp Hoà Hảo Bình Xuyên,
    Cụ ra sức tấn công người ủng hộ.

    Gần hai chục triệu người như cây đại thụ,
    Cụ chẳng cần nên chặt gốc, đốt thân.

    Để Ki tô hoá miền Nam,

    Cụ dùng luật mười năm chín (10/59)

    Dù không thù, không hận, nhưng chẳng theo nhất định “thiên Hồ”.

    Đảng phái Quốc gia, Phật Giáo tín đồ, Pê 18, Chín hầm... Cụ thưởng

    Mật vụ Quang Đông, Công an Dương Hiếu trong tay Nhu Tuyến

    Vắt miền Nam thành biển máu thù.

    Ôi vườn Cam chú Cẩn một nỗi hận thiên thu;

    Ôi tay Thục máu đào tuôn Đài Phát thanh còn nhiều chứng tích.

    Đảng Xã Hội Công Giáo, rồi Cần Lao hiện thực,

    Bắc Di Cư theo lệnh “Xít peo mơn” (Hồng Y Spellman)

    Là nguyên nhân sụp đổ cả miền Nam.

    Cụ có biết Công Đồng hai đã đổi, Vé-Đờ -Ken (*) đã thay cuốn sách trời; sao đành lòng mần dại rứa Cụ ơi.

    Cụ có hay cơm “Tin Lành” cung cấp, “Én Xì Xi” giang tay ôm mặt đất;
    răng lại khờ bóp họng người ta.

    Chính hai việc này đã buộc Cụ thành MA.

    Hỡi ơi,

    Tím ruột bầm gan, cả trời Nam lên sốc

    Xót xa hận tủi khôn cùng, mười tám nhân vật Ca-ra-ven thỉnh cầu bỏ độc.

    Tư lệnh Nhảy dù kiên quyết ra tay....

    Củng cố lại rồi Cụ nhất định làm ngay,
    diệt Phật Giáo Cụ chẳng hay hậu quả.

    “Nước lũ” không đổ ra biển cả,
    mà quay vào xóa sạch oan khiên.

    Rứa răng Nhân vị Cần Lao kêu trời, trách đất liên miên ?

    Ở cõi thâm u nào chắc Cụ cũng thành điên.

    Tam đại truyền thừa,

    Ki-Tô chi chí

    Đào mả Phan Đình Phùng sướng không Cụ hỉ ?

    Làm tay sai Pháp, con cả Vé-Đờ-Ken

    Lại định theo Nhật thống trị Việt Nam !

    Hỡi ơi,

    Đường “kếc mệnh” trong nhà tu Mỹ, Ý;

    Xó công danh nơi lệ thuộc ngoại bang

    Bóp họng dân lành, Cụ đâu biết tiếng kêu than; "thi đua" mãi, nên “thua đi” miền Bắc.

    Chủ nghĩa Xã hội cả hai đầu Thái cực; Đỏ hay Đen thì cũng vậy mà thôi.

    “Tức nước vỡ bờ”, Cụ có biết Cụ ơi,

    Nợ phải trả là chu trình vũ trụ.

    Dẫu sao nữa,

    Tội ác Cụ đã đi vào lịch sử,

    Sóng Cụ dâng nào ai có biết đâu.

    Cuộc tang điền là biển hoá bãi dâu, chữ suy thịnh cưỡng cầu mô có được ?

    Muốn nuôi cá, sao tát hồ bán nước, mong dựng rừng răng chặt đốn hủy thiêu ?

    Cả miền Nam nổi giận đẩy ngọn triều, xô rác rưởi ra ngàn trùng xa lắc.

    Thương thay,

    Nay âm dương cách trở, biết hồn Cụ về đâu, Lạc Tiên hay Địa Ngục,
    nỗi nhớ này gọi chút lòng người dù thương không phải tiếc.

    Cũng lòng thành một khúc, xót xa cho thảm nạn,
    cầu hồn người biết lấy trong bỏ đục, xa hẳn hận thù mà giữ lấy lòng nhân.

    Ô hô, thương thay.

    BQK-28-10-13
    Nguồn Sách Hiếm
    http://sachhiem.net/TONGIAO/BQK/BQK02a.php

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng Thị Kim Thanhlúc 15:52 2 tháng 11, 2014

      Văn Tế Cụ Diệm 2011

      Bảo quốc Kiếm

      http://sachhiem.net/TONGIAO/BQK/BQK02.php

      30-May-2012



      Hỡi ơi,

      Giáp Ngọ huy hoàng, thừa thiên chấp chánh,

      Quý Mão bồi hồi, dân lệnh “qui tiên”

      Nhớ linh xưa,

      Con nhà quyền quý,

      Đường hoạn lộ, rồng mây gặp hội,

      Chỉ mười năm thăng đến Thượng thư !

      “Lệnh trời cao” rũ ấn “từ hư”

      Danh chí sỹ liên hồi sắp đặt

      Theo “quyền huynh” ghé sang đất Nhật,

      Thấy không xong, sang Mỹ cầu bàn.

      Hai ba năm “tu-học” xong ban

      Lại về Pháp chực chờ Bảo Đại

      Ngày song thất đăng quang thiệt khoái

      http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=13481

      Dần loại vua, nắm trọn quyền uy !

      Khổ một nỗi,

      Tính toan chẳng sáng,

      Bị “quyền thần gia trị” chuyển lay,

      Nên “thân tàn ma dại”; than ai ?

      Thương lắm nhỉ, “đồng môn” lệ nhỏ

      Hỡi ôi !

      Trưa hôm trước triệu bàn tay vỗ,

      Mấy ai thương “nhụy rữa hoa tàn” !

      Đứa con cưng Tư lệnh Sư đoàn

      Được “xức thuốc” thay Trời trừng trị.

      “Truyền thống” ấy hồn hay không nhỉ ?

      Ai có ai, mà oán cũng vì “Trời”.

      Kiếp “anh tài” khổ lắm hồn ơi,

      Lạc tay lái muôn đời thống hận !

      Thương là thương, chọn đường vong bản,

      Lại ngậm ngùi toan tính độc tôn.

      “Quốc hoá của mình”, thịt đổ máu tuôn

      “Dâng hiến nước nhà”, bị dân chống lại !

      “Bình địa ba đào” luật đời ai cãi ?

      Trước hay sau thì cũng “mệnh Trời” !!!

      Thiết nghĩ,

      Nơi chốn thâm u,

      Hồn ơi nghĩ kỹ:

      Đừng trách dân vùng lên chống trả

      Đừng hô hào bởi tại Đồng minh

      Đừng cho rằng Phật giáo biểu tình

      Nên Mỹ mới ra tay trừ khử....

      Hy vọng rằng:

      Hồn biết câu bỉ thử

      Bởi cái này, nên có cái kia

      Nhân quả tự nhiên là luật tuần hoàn

      Vô sở hữu cũng vô sở đắc

      Niệm niệm: “lỗi tại tôi”

      Lời ai đã nhắc ?

      Thôi buông xuôi cho đẹp cả hai chiều.

      Thiên đàng, Địa ngục chỉ có bấy nhiêu

      Do tâm niệm, chứ ai vào thay đổi.

      Chạnh nghĩ,

      Lúc ngôi cao chí cả

      Lúc bèo dạt, hoa trôi

      Giữa thế gian, người khóc, kẻ cười

      Hãy “vô nhiễm”, hồn ơi đừng oán hận.

      Nghĩ đến mình lúc trời quang mây tạnh,

      Nghĩ đến người lúc khổ lụy oan khiên

      Thì hồn ơi, hồn sẽ tỉnh liền

      Chôn ân oán cho sạch tay “huyết hận”.

      Hôm nay đây,

      Lưu lạc xứ người,

      Nhớ thương cố quốc

      Nhớ đến người nghe dạ xót xa.

      Đốt nén tâm hương,

      Thành tâm tưởng niệm

      Nguyện cho hồn thoát khỏi khổ đau.

      Nếu Thiên đàng có thật trên đầu

      Xin hướng niệm để mau về cõi tịnh.

      Hỡi ơi !

      Thương thay,

      Phục duy thượng hưởng.

      BQK-01-11-11
      Nguồn Sách Hiếm
      http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=5332

      Xóa
    2. Quá chuẩn luôn!

      Xóa
  13. "Cụ" Diệm sướng thật, 2 con bé bên mộ "cụ" nhìn xinh vãi

    Trả lờiXóa
  14. An muốn tìm hiểu về cuộc đảo chính, những mối dây nhợ giữa các cá nhân trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng- tức nhóm đảo chính thì tôi giới thiệu cuốn: " Ai Giết Anh Em Ngô Đình Diệm" của Quốc Đại gồm 31 chương.
    Dưới đây là một phần chương 1:
    -----
    Ai Giết Anh Em Ngô Đình Diệm
    Tác Giả: Quốc Đại

    Định Mệnh Đã An Bài

    Sáng sớm ngày 2-11-1963, sau một đêm dài không ngủ, trong lúc tiếng súng vẫn còn nổ lẻ tẻ đâu đây với nhiều đám khói tại trung tâm Sài Gòn, từ các máy thu thanh phát ra lời loan báo của phe đảo chính, đã hạ được dinh Gia Long thủ phủ cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm, nhưng anh em ông Diệm đã trốn thoát. Khoảng 10 giờ cùng ngày, Đài phát thanh Sài Gòn loan một tin vắn tắt: "Anh em ông Diệm bị bắt tại Chợ Lớn, và đã tự tử"? Dư luận bàn tán xôn xao, phần đông nghi ngờ: Không tin anh em ông Diệm đã chết và nhất là không tin anh em ông Diệm tự sát. Vì ai cũng biết: Tổng thống Diệm là một trong những người ngoan đạo, mà Thiên Chúa cấm tự sát. Trong khi ấy phe đảo chínhkhông cho biết thêm tin tức nào về cái chết của Diệm, Nhu. Và báo chí không dám nói rằng anh em ông Diệm bị giết. Ngày 6-11- 1963, nhật báo New York Time in hình xác Tổng thống Diệm bị còng tay với lời chú thích "suicide with no hand" (tự sát không có tay) Có ý mỉa mai lời thông báo của phe đảo chính rằng anh em ông Diệm đã tự sát. Về sau, người ta đã có thể công khai nói rằng anh em cố Tổng thống bị giết. Nhưng ai giết? Và ai ra lệnh giết? Đó là một nghi vấn cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn phơi bày ra trước ánh sáng. Người viết không dám làm công việc của một sử gia, mà chỉ muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc soi sáng cho một giai đoạn gay go của lịch sử, một giai đoạn đầy những biến chuyển và bí mật.

    GIÂY PHÚT CUỐI CÙNG
    Trước khi nhận định toàn bộ về con người Ngô Đình Diệm và chế độ của ông ta chúng tôi xin ghi lại những giây phút cuối cùng của cuộc đời một Tổng thống "Việt Nam Cộng hoà". Nhân dịp tiếp các phái đoàn quân chính trong ngày 26-10-1963, Tổng thống Diệm, bằng một giọng ai oán, thoáng buồn ông nói: " Chế độ này tuy còn nhiều khuyết điểm, cũng còn hơn nhiều chế độ khác… Người ta chê là độc tài nhưng chỉ ngại còn những thứ độc tài khủng khiếp hơn. Tôi tiến thì theo tôi, tôi lui thì bắn tôi, tôi chết thì trả thù cho tôi". Trong thời gian này tinh thần của Tổng thống Diệm đang trải qua cơn dao động cực độ. Những nhân vật gần ông đều nhận thấy ông trở nên nóng nảy bất thường, hay thở dài, nét mặt đăm chiêu thoáng buồn. Có lẽ Tổng thống Diệm đã linh cảm được tai hoạ sắp đến với ông ta, gia đình và chế độ. Ông Ngô Đình Nhu lại càng biểu hiện một cách mau chóng. Ông Nhu già hẳn đi, nét mặt chảy dài. Bức hình của ông Nhu đăng trên tuần báo Express số 909 - (15-12-1968) chính là mấy bức hình chụp vào những ngày cuồi cùng trong đời ông. Khuôn mặt ông Nhu càng in một vẻ căm giận cùng với vẻ đẹp của đường nét điêu khắc.Tuy nhiên ông Nhu vẫn giữ được vẻ điềm tĩnh và sẵn sàng đối phó… Sáng sớm ngày 30-10-1963 ông Diệm lững thững đi xuống vườn hoa trước cửa dinh Gia Long, ngắm mấy chậu non bộ nhỏ mới đắp xong và đặt dưới gốc cây. Ông bận bộ đồ xám nhạt, đội mũ len chống chiếc ba toong như khi đi thăm địa điểm dinh điền. Ông ngắm vài phút ngó lên bức ảnh lớn của ông treo cao đằng sau bàn giấy của ông Đổng Lý Bộ phủ Tổng thống rồi mỉm cười lên lầu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TIẾP KHÁCH LẦN CUỐI
      Ngày 31-10, hầm trú ẩn xây trong dinh Gia Long đã hoàn tất, để có thể chịu đựng được loại bom 500 kilôgam. Cũng vào ngày đó, ông Ngô Đình Nhu tiếp kiến các đại diện Uỷ ban Liên hiệp Bảo vệ Phật giáo. Cùng ngày phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc về vụ Phật giáo miền Nam đáp máy bay ra Huế để tiếp tục cuộc điều tra. Đại sứ Cabot Lodge đã nhận được đầy đủ tin tức về kết quả và thái độ của Phái đoàn này tại Sài Gòn và thấy rằng sẽ bất lợi cho những toan tính âm mưu của ông. Vụ đàn áp Phật giáo phải được duy trì để lấy cớ lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm như ông Lodge mong muốn. Sáng 1 nhằm vào ngày lễ các Thánh, côngsở đều được nghỉ, Tổng thống Diệm đã tiếp người bạn "đồng minh" Hoa Kỳ cuối cùng trong đời ông. Đó là Đô đốc Harry D.Felt, Tổng Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình dương. Đô đốc Harry D.Felt chắc hẳn biết rõ những gì xảy tới, trong mấy giờ nữa sẽ kết thúc chế độ của Tổng thống Diệm mà ông ta theo lễ nghi vẫn xưng tụng như một nhà lãnh đạo anh minh của miền Nam. Hồi 13 giờ 30 súng bắt đầu nổ từ nhiều nơi trong đô thành… Ai gây nên tiếng súng đó? Bắt đầu từ một thế lực nào? Tướng lãnh? Quần chúng? Mỹ? Thực ra, những âm mưu lật đổ Tổng thống Diệm đã sắp đặt từ tháng 5-1963, rồi được âm thầm tiến hành… Buổi tối ngày 28-10, do sự sắp xếp từ trước Trung tướng Trần Văn Đôn đã tiếp xúc bí mật với giới chức Mỹ tại nhà một nha sĩ([i]). Tướng Đôn luôn luôn nhắc nhở người Mỹ giữ bí mật hoàn toàn và không thảo luận vấn đề này với bất cứ một ai, ông ta đã cố gắng thuyết phục Đại sứ Cabot Lodge chấp nhận chương trình hành động của nhóm ông và làm như thế nào để Hoa Kỳ đồng ý cho bật đèn xanh càng sớm càng tốt.
      Lúc đầu nhóm đảo chính dự định khai hoả vào ngày 31-10 (theo sự Trước nữa, nhóm đảo chính cùng với sự đạo diễn của mấy chuyên gia CIA đã dự định đảo chính nhân ngày kỷ niệm 26-10. Nhưng đêm 25-10 ông Nhu đã nhận được báo cáo đầy đủ: Nhóm đảo chính với các tướng Đôn, Minh ra tay hành động trong cuộc duyệt binh tại đường Thống Nhất vào sáng 25-10. Dịp này sẽ bắt sống Tổng thống Diệm và ông Nhu sau đó sẽ thanh toán dinh GiaLong và thành Cộng hoà. Vào phút chót, ông Sinh Trưởng phòng CIA toà Đại sứ Mỹ (người thay thế Đại tá Rieharson) đã thông báo kịp thời cho Lu Conein biết là chưa thể bật đèn xanh bởi có kẻ trong toà Đại sứ Mỹ tiết lộ cho ông Nhu. Hiển nhiên là Cabot Lodge đã đóng vai trò một nhà "lãnh đạo" đứng bật đèn cho cuộc đảo chính 1-11-1963. Cabot Lodge được coi như tiếng nói có thẩm quyền của phe "Tự do" Harriman.

      Những nguyên nhân nào khiến cho Mỹ phải gấp rút tìm mọi cách lật đổ chế độ Tổng thống Diêm? Hẳn nhiên, về phía Mỹ không phải là nguyên nhân Phật giáo. Đơn giản vì quyền lợi nước Mỹ trước hết. Cái gai chính yếu của Đại sứ Cabot Lodge cũng như Smith Conein và nhóm đảo chính là tướng Tôn Thất Đính. Làm sao nhổ được cái gai này? Tuy nhiên, cho đến ngày 28-11 tướng Đôn có thể đã tạm yên tâm về mặt tướng Đính. Điều mà phe đảo chính lo ngại nhất là lực lượng đặc biệt của Đại tá Lê Quang Tung. Lực lượng này vẫn được coi như thành phần nòng cốt của chế độ Ngô Đình Diệm. Ngày 29-12, tướng Tôn Thất Đính với tư cách Tư lệnh Quân đoàn III (và từng là Tổng trấn Sài Gòn-Gia Định) ra lệnh cho các đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt di chuyển ra khỏi Sài Gòn. Đó cũng là một phần kế hoạch nhằm vô hiệu hoá những lực lượng trung thành với chế độ. Hơn nữa, tướng Đính đang được lòng tin cậy của ông Nhu. Theo dư luận đồn đại sau ngày đảo chính, ngày 1-11-1963 thì chính ông Nhu đã giao phó cho tướng Đính thực hiện một cuộc đảo chính giả với danh hiệu Bravo I và II nhằm phá vỡ kế hoạch đảo chính thực của nhóm tướng lĩnh đang liên kết với Cabot Lodge. Nếu thực sự cuộc đảo chính sẽ xảy ra, ông Nhu chấp nhận một cách không nghi ngờ việc tướng Đính "móc nối" với nhóm Đôn, Minh. Chính ông Nhu đã từng nói với tướng Huỳnh văn Cao: "Khánh với Đính là chỗ người trong nhà cả. Không lo”. Ông Nhu tuy cao tay lắm nhưng đâu có thể học được chữ ngờ qua trường hợp của tướng Đính!

      Xóa
    2. Tương kế tựu kế, tướng Đính nắm cơ hội này để quật ngược lại thế cờ Không có sự tham gia của tướng Đính, cuộc đảo chính 1-11-1963 không thể thành công. Cái lối của ông Nhu là cái lối của một nhà chiến thuật và chiến lược, nhìn và tiên liệu quá xa phạm vi hạn hẹp của chiến thuật, giai đoạn. Hơn nữa, vì lòng tin cậy, ông Nhu đã chọn nhầm một người mà chính trước đây ông Nhu cho là "khó xài" Nhưng vẫn sử dụng vì cho rằng mình cao tay ấn. Mặt khác, trước đó Đại tá Đỗ Mậu quyền Giám đốc Nha An ninh quân đội, một môn đệ tin cậy của Ngô Đình Diệm đã phúc trình cho hai ông Nhu, Diệm biết VC([ii]) đang tập trung tại vùng ven đô và âm mưu đánh phá Sài Gòn. Dĩ nhiên đây chỉ là bản phúc trình giả với mục đích làm lạc hướng theo dõi của chính quyền và đồng thời có cớ để phân tán một số đơn vị trung thành của Diệm ra khỏi Sài Gòn. Như vậy phe đảo chính sẽ giảm thiểu được sức chống đối của phe Chính phủ([iii]). Hồi 12 giờ 30 ngày 1-11, tướng Trần Văn Đôn cùng một số tướng tá nòng cốt triệu tập Hội nghị trong Bộ Tổng Tham mưu với sự tham gia của hầu hết các tướng lãnh và một số Tư lệnh quân binh chủng. Tướng Tôn Thất Đính không có mặt trong Hội nghị này, lúc đó ông ta đang phải túc trực tại tổng hành dinh Quân đoàn III. Người thì cho rằng đến giờ phút quyết liệt, phe đảo chính vẫn chưa tin hẳn tưởng Đính. Và có lẽ đó cũng là lý do tướng Đính không có mặt trong Hội nghị quan trọng đó.

      THIỆN CHÍ NHÀ GIÀU
      Theo tiết lộ của Georges Chaffard qua bài báo tựa đề La paix manquée en 1963([iv]), để lôi kéo tướng Đính vào phe đảo chính, Mỹ đã trao cho tướng Đính một số tiền ứng trước là 1 triệu Dollars do kết quả sự thương lượng giữa tướng Đôn và Đại sứ Cabot Lodge ngày 24-10. Số tiền ứng trước này được coi là thiện chí cụ thể của Mỹ giúp phe đảo chính có chút phương tiện để thực hiện kế hoạch([v]). Tưởng cũng nên nhắc lại, khoảng cuối tháng 10, dư luận trong chính giới và ngoại giao đoàn đã đồn đại về những hoạt động của nhóm mật vụ Pháp thuộc Sở "Hành Động" (Action) do tướng De Gaulle gởi qua Sài Gòn vì nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho hai anh em ông Diệm.
      Sáng 1-2, Đại sứ Cabot Lodge hướng dẫn Đô đốc Felt đến dinh Gia Long thăm xã giao Tổng thống Diệm. Nhân dịp này Tổng thống Diệm đã Cabot Lodge biết. là đang có dư luận về một cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống. Ông Diệm nói như thế là có ý bảo cho ông Cabot Lodge biết, ông ta luôn luôn theo dõi đường đi nước bước của Mỹ trong âm mưu lật đổ chế độ hiện hữu. Đại sứ Cabot Lodge vẫn một nụ cười vồn vã hứa chắc với ông Diệm, nếu có sự chẳng hay xảy ra như dư luận đồn đại, người Mỹ sẽ đảm bảo cho cá nhân Tổng thống.

      Xóa
    3. Đọc tiếp:
      http://music.vietfun.com/trview.php?cat=15&ID=6627

      Xóa
  15. Ngô Đình Diệm, một nhân vật độc tài, tàn ác khét tiếng, nhắc đến ông, chúng ta hay dùng từ “nhân vật chống Cộng”. Danh từ này rất khập khiễng vì cả cuộc đời ông ta chống lại dân tộc. Danh sách nạn nhân của ông ta, đảng viên ít hơn dân thường rất nhiều. Do đó, nhắc đến ông chúng ta phải nói đó là một nhân vật chống dân tộc, chứ không phải chống Cộng. Vậy mà hàng năm, cứ vào ngày này, còn có những người thắp nến cầu nguyện, tôn vinh ông Việt gian số 1 này mới phản cảm làm sao. Những nhà rân chủ loe hoe mấy mống đi viếng mộ ông Diệm nhưng nổ là “nhân dân”. Có cái kiểu viếng mộ mà tươi cười chụp hình mới kinh. Kể cũng lạ, bọn họ hâm mộ “cụ Diệm” cuồng nhiệt lẽ ra phải ghét Mỹ chứ sao bợ đít Mỹ nhỉ? Ông Diệm chết thảm là do người người Mỹ giết chứ phải Cộng sản đâu .

    Thế giới tình cảm của rân chủ thiệt kỳ quái !!!!!

    http://gocnhinthoidai.blogspot.com/2014/11/nhan-am-gio-ong-ngo-inh-diem.html

    Trả lờiXóa
  16. Cụ Diệm Khóc Ròng

    Bảo quốc Kiếm

    http://sachhiem.net/TONGIAO/BQK/BQK02a.php

    05-Nov-2013

    Hôm qua cụ Diệm khóc ròng

    Hỏi ra mới biết nỗi lòng đáng thương

    Cụ rằng: Tui ghét cả phường

    Buôn thần bán thánh chẳng nương tay nào

    Nói xong nước mắt lại trào

    Bầm gan tím ruột máu trào tuôn ra

    Ai ngờ tụi nó tinh ma

    Bắt tui đứng dưới “Nam Ca” (Nam Cali) tượng đài

    Dưới chân hai đấng râu mày

    Đã từng hạ sát tui ngày mồng hai



    Bây giờ tụi nó trói đây

    Bốn chân họ đá mặt mày toe tua

    Mấy ông tướng tá nói chua:

    Năm mươi năm trước chú thua rồi mà

    Hội Đồng Cách Mạng định tha

    Nhưng Lu-xiêng (Lucien) khiến Khiêm mà ra tay

    Bây giờ sao chú tới đây

    Muốn thêm mấy phát nát thây nữa à ?



    Cụ rằng: Tui chỉ hồn ma

    Bị loài buôn bán mang ra “chào hàng”

    Tướng ơi, tui chỉ bị oan

    Quân Dân cả nước xin khoan hồng dùm



    Quân Nhân Cách Mạng Hội Đồng

    Đã từng tha thứ trong lòng tui hay

    Chỉ vì mệnh lệnh của “NAI” (Knight)

    Nhà tui phải chịu quả này không sai

    Nay xin quỳ trước tượng đài

    Anh hùng Mỹ Việt tỏ bày tâm tư:

    Rằng phường ăn hại tàn dư:

    Cần Lao Nhân Vị sống thừa ác gian

    Ngày tui thịt nát xương tan

    Chúng treo cờ trắng có màng chi mô

    Chạy theo sau Thiệu chúng hô:

    “Mừng nay Cách Mạng cơ đồ khá hơn”

    Thằng thăng chức, đứa lên lon

    Mười hai năm ấy chẳng còn nhớ tui

    Ngày nay hết giỗ Thiệu rồi

    Đem tui ra để làm mồi câu cơm

    Người được giết, kẻ hàm oan

    Chúng đều cúng hết để làm chi chi ?



    Mồ cha một lũ ngu si

    Giết tui lần nữa tại Ca Li này

    Dưới chân hai vị “LÍNH THẦY”

    Tui quằn, tui quại suốt ngày suốt đêm

    Nào ai nghe tiếng tui rên....



    BQK-04-11-13

    Trả lờiXóa
  17. Cả bài viết là một sự cóp nhặt, vá víu,...
    Riêng câu này :" ... Mỹ đã tính nước cờ từ khi Hiệp định Genève, Mỹ và cả chính phủ Sài Gòn đều không ký. ..... " là đủ chứng minh người viết chả hiểu gì về thời cuộc lúc bấy giờ, và chả hiểu gì về hiệp định " Giờ neo " 1954 về VN !
    HĐ Genève có đến 99% là do TQ và Pháp hoạch định, mấy chú khác tham gia và kí hay không kí thì cũng chả ảnh hưởng đến giá trị của HĐ ! ( sau khi thất bại trên bàn hội nghị về bán đảo Triều Tiên thì xoay sang bàn về Đông Dương , nhưng chủ yếu là VM có ĐBP thì tụi Pháp mới ngồi bàn bạc với TQ thông qua bù nhìn VNDCCH ... )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rận trủ anh nào cũng ngu. Có ngu mới mần được rận trủlúc 04:27 3 tháng 11, 2014

      Công với chẳng ný.
      Cậu học lại Lịch sử đi. Trung Quốc trước đó hầu như không có tiếng nói trên thế giới thì sao Pháp phải bàn với TQ để hoạch định đến 99% Hiệp định?

      Khi đó Liên Xô và TQ còn có quan hệ tốt với nhau và hai nước này đứng đầu khối Cộng sản quốc tế, cũng là hai nước lớn viện trợ cho VN mọi thứ đánh Pháp. nhưng vì TQ chưa hề có tiếng nói trên trường quốc tế nên Liên Xô mới cố kéo TQ đến tham dự Hội nghị Giơ ne vơ. Ban đầu Hội nghị này không có mặt TQ.

      Xóa
    2. Khẳng định : Về thủ tục thì HĐ genève 1954 về VN là hiệp định đình chiến giữa VNDCCH và Pháp ! nhưng toàn bộ thì do TQ và Pháp chia chác ! Ngay cả việc DMZ - V , VNDCCH muốn là vĩ tuyến 15 ( để có được đường 9 - nam Lào ) ....v.v... cuối cùng thì dời lên vt 17, và cũng là lí do để TQ thôn tính Hoáng Sa ( sau này ) cho dễ !
      .................

      Xóa
    3. Nguyễn Thành Phúclúc 10:56 3 tháng 11, 2014

      TQ có ý đồ nhăn chặn sự lớn mạnh của VN. Đó là sự thật. Vì vậy, mục tiêu của VN DCCH và TQ ở Hội nghị Genève có mâu thuẫn nhau.
      Nhưng nói "HĐ Genève có đến 99% là do TQ và Pháp hoạch định" là nói bậy.

      Ngay ở Hội nghị đó, VN đã thấy những âm mưu của TQ và đã chủ động tiến hành đối thoại song phương và trực tiếp với phái đoàn Pháp, với phái đoàn TQ....
      Tất nhiên, chúng ta có một vài nhượng bộ với TQ nhưng chúng ta không lệ thuộc TQ ở Hội nghị này.

      Xóa
  18. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 04:33 3 tháng 11, 2014

    Về chuyện Ngô Đình Diệm là tay sai của Vatican và của Mỹ thì chúng ta cần tìm hiểu ai là người quyết định việc đặt Ngô Đình Diệm vào ghế lãnh đạo VNCH?
    Tìm hiểu về điều này, không gì thuyết phục hơn là hãy đọc những tài liệu của chính những người Mỹ mà ông GS. Trần Chung Ngọc đã dày công tra cứu:
    =====
    Chúng ta biết rằng Ông Ngô Đình Diệm không phải là một khuôn mặt chính trị có tầm vóc ở Việt Nam, được nhiều người biết đến trước khi được đưa về Việt Nam làm Thủ Tướng vào tháng 6, 1954. Thành tích của ông trong thời Pháp thuộc không lấy gì làm sáng sủa, chưa kể ông thuộc dòng họ ba đời làm Việt Gian. Thành tích “yêu nước” nổi bật nhất của ông là trong thời Pháp thuộc, khi làm Tri Phủ Hòa Đa, ông đã dùng đèn cầy đốt hậu môn của những người yêu nước chống Pháp để tra khảo. Chúng ta cũng biết, từ năm 1950, ông đã rời quê hương đất tổ của ông để sống trong các Trường Dòng Công Giáo ở Mỹ và ở Bỉ. Vì những thành tích này mà khi ông về cầm quyền, những người Công giáo đã tôn ông lên làm “chí sĩ”, và người dân miền đã Nam bị cưỡng bức phải ca bài “Toàn dân Việt Nam biết ơn Ngô Tổng Thống; Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm”. Cuối cùng, “muôn năm” chỉ có vỏn vẹn “chín năm”, và ông đã yên nghỉ cùng Chúa và ông bạn vàng Torquemada (một Đại Phán Quan Tây Ban Nha giống như ông Diệm đã từng tự nhận), tới nay được 43 năm rồi.

    Một câu hỏi được đặt ra: với một thành tích “yêu nước” và chính trị không có gì, với một khả năng rất giới hạn, tài và đức đều không có, vậy tại sao ông Diệm lại được chọn để làm Thủ Tướng ở miền Nam?

    Có lẽ những chi tiết trong cuốn “The American Pope: The Life and Times of Francis Cardinal Spellman”, A Dell Book, NY, 1985, của John Cooney, tạm gọi là đầy đủ nhất. Để viết cuốn sách này, tác giả Cooney đã xử dụng những nguồn tài liệu từ chính Nhật Ký của Spellman, những hồ sơ mật của FBI, và qua những cuộc phỏng vấn, nên tác phẩm của Cooney là một nguồn tài liệu rất có giá trị [By using Spellman’s personal diary, FBI classified files, and interviews, Cooney’s volume is an engrossing, valuable document]. Vậy sau đây, tôi xin trích dẫn vài đoạn trong phần nói về ông Diệm trong cuốn sách trên, từ trang 307 đến trang 314:

    “Tuy rằng không có mấy người biết điều này, Hồng Y Spellman đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị của một người đã ở trong một Trường Dòng ở New York trước đây, vừa trở thành Thủ Tướng của miền Nam Việt Nam: Ngô Đình Diệm. Ở Diệm, Spellman nhìn thấy những đặc điểm mà ông ta muốn có trong mọi người lãnh đạo: Công Giáo nồng nhiệt và chống Cộng điên cuồng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 04:33 3 tháng 11, 2014

      Spellman đã gặp Diệm ở New York vào năm 1950, khi người Việt Nam này ở trong Trường Dòng Marykoll ở Ossining, New York. Một tín đồ Công giáo trung thành, sinh ra từ một gia đình gia giáo, Diệm ở trong Trường Dòng do sự cầu xin của người Anh, Ngô Đình Thục, một Giám mục Công giáo. Là một người độc thân rất sùng tín, Diệm đã tự tách mình ra khỏi thế giới, đặc biệt là ra khỏi quốc gia tan tác bởi chiến tranh của ông ta. Và ông ta chỉ được biết đến bởi một nhóm nhỏ hoạt động chính trị ở Mỹ. Ở Việt Nam tên ông ta không gây nên một hứng thú nào. Trên chính trường Mỹ, ông ta không được ai biết đến, một tình trạng mà Spellman giúp ông sửa đổi. Lai lịch của Diệm không tránh được sự chú ý của Spellman.

      Người đưa Diệm đến Spellman là Linh mục Fred McGuire. Một cựu thừa sai ở Á Châu, kiến thức về Viễn Đông của McGuire được biết rõ ở Bộ Ngoại Giao. McGuire nhớ lại, một ngày nọ ông được Dean Rusk, khi đó làm trưởng ban Á Châu vụ, nhờ dàn xếp để Giám mục Thục, sắp đến Mỹ, tới gặp các viên chức của Bộ Ngoại Giao. Rusk cũng tỏ ý muốn gặp Diệm.

      McGuire tiếp xúc với người bạn lâu đời, Giám Mục Griffiths, vẩn còn là chuyên viên ngoại vụ của Spellman. Hắn ta yêu cầu sẽ để cho Thục được tiếp kiến đúng nghi thức bởi Hồng Y. Trong dịp này Diệm đã từ Trường Dòng đến nhà riêng của Spellman. Cuộc gặp gỡ giữa Spellman và Diệm có thể là một cuộc gặp gỡ lịch sử. Joseph Buttinger, một người hoạt động cho những người tị nạn Việt Nam, tin rằng Hồng Y Spellman là người Mỹ đầu tiên nghĩ đến việc đưa Diệm về lãnh đạo Nam Việt Nam.

      Tháng 10 1950, hai anh em Diệm đã gặp các viên chức Bộ Ngoại Giao ở khách sạn Mayflower, có cả Rusk. Diệm và Thục được tháp tùng bởi McGuire và ba giới chức chính trị của giáo hội khi đó đang hoạt động để ngăn chận Cộng Sản: Linh mục Emmanuel Jacque, Giám mục Howard Carroll, và Edmund Walsh ở đại học Georgetown. Mục đích của cuộc gặp gỡ này là hỏi hai anh em Diệm Thục về đất nước của họ và xác định những niềm tin chính trị của họ. Điều rõ ràng sau đó là cả Thục và Diệm đều tin rằng Diệm sẽ cai trị đất nước của họ. Sự kiện là Việt Nam chỉ có 10% Công Giáo không đáng quan tâm đối với hai anh em Diệm.

      Khi bày tỏ ý kiến trong bữa ăn tối, hai lập trường Diệm tin tưởng nhất đã rõ ràng. Hắn ta tin vào quyền năng của Giáo hội Công Giáo và hắn ta thù địch dữ dội và quyết liệt chống Cộng. Điều này chắc đã phải gây ấn tượng trên các viên chức Bộ Ngoại Giao. Quan tâm đến Việt Nam từ khi Truman bắt đầu giúp tài chánh cho Pháp ở đó (Việt Nam), những viên chức Bộ Ngoại Giao đã luôn luôn để ý đến những người lãnh đạo chống Cộng cực đoan vì ảnh hưởng của Pháp đã phai nhạt. Sau Điện Biên Phủ, Eisenhower muốn ủng hộ một chính phủ mở rộng hơn là chính phủ của ông Vua, người không được quần chúng ủng hộ mấy vì đã từ lâu bị coi như là một bù nhìn của Pháp và Mỹ. Do đó Mỹ muốn có một người Quốc Gia ở địa vị cao ở Nam Việt Nam để làm giảm sự hấp dẫn của Hồ Chí Minh. Kết quả là Bảo Đại đã cho Diệm một chức vụ mà Diệm mà Diệm vẫn muốn – Thủ Tướng.

      Trích trong bài:
      Vài Nét Về “Cụ Diệm”
      Trần Chung Ngọc
      http://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls06.php

      Xóa
    2. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 04:42 3 tháng 11, 2014

      Sau khi thận trọng dẫn ra các tài liệu, GS Trần Chung Ngọc viết tiếp:
      =====
      Từ 20 lời phê phán của các tác giả ngoại quốc trên, chúng ta có thể rút tỉa ra được những gì? Sau đây là vài điểm chính.

      1). Ngô Đình Diệm là người vô tài, vô đức, nhu nhược, được Hồng Y Spellman, với sự phụ giúp của ngoại trưởng John Foster Dulles cùng một vài chính khách Công giáo Mỹ khác, theo lệnh của Vatican, vận động với Mỹ đưa Diệm về cầm quyền ở Nam Việt Nam vì Diệm thuộc loại người Công giáo cuồng tín khát máu Tây Ban Nha trong thời Trung Cổ, chống Cộng điên dại nên đương nhiên có thể tin cậy để chống Cộng cho Mỹ và cho Vatican. Ngoài ra Vatican cũng còn góp phần vận động, thuyết phục Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Cái tội này của Vatican đối với Việt Nam sẽ được ghi vào sử sách.

      2). Chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ bạo ngược, chuyên chế, không có sự hậu thuẫn của quần chúng. Đó là một chế độ mà hầu hết những người nắm quyền hành chánh, quân sự là những gia nô vô liêm sỉ.

      3). Chính cái chất Công Giáo cuồng tín, tổng hợp của ngu dốt, kiêu căng, huênh hoang, hợm hĩnh [theo giáo sư Nguyễn Mạnh Quang] của Diệm đã làm hại Diệm. Sách lược Công giáo hóa miền Nam bằng thủ đoạn tiêu diệt các giáo phái khác của Diệm trong một nước mà Công giáo chỉ chiếm có 7% là một sách lược ngu xuẩn, đi ngược lại tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên của dân tộc, đã đưa đến sự oán ghét của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam. Sách lược này đã ghi thêm một chương ô nhục vào lịch sử giáo hội Công giáo Việt Nam, một giáo hội vốn đã nổi tiếng là: “Hễ phi dân tộc thì thể nào cũng phản bội dân tộc.”

      Xóa
    3. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 04:43 3 tháng 11, 2014

      Kết Luận:

      Trước sách lược “Công giáo hóa miền Nam” ngu xuẩn, bạo tàn, hại dân, hại nước của chính quyền Ngô Đình Diệm, con cờ giai đoạn của Vatican và Mỹ, Phật Giáo Việt Nam không còn có thể chọn lựa con đường nào khác ngoài con đường tranh đấu, không riêng gì cho Phật Giáo mà còn cho cả dân tộc. Những bằng chứng tràn ngập về tính cách bạo tàn, kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm, đã chứng minh một cách hùng hồn là cuộc tranh đấu của Phật Giáo cách đây 40 năm ở miền Nam Việt Nam là có chính nghĩa, hợp với lòng dân.
      Thật vậy, tuy Phật Giáo phát động phong trào chống chế độ Ngô Đình Diệm nhưng lòng dân oán ghét chế độ bạo tàn phi dân chủ này đã âm ỉ từ lâu, như chúng ta đã thấy trong một số tài liệu vừa trích dẫn ở trên. Chúng ta không nên quên là ông Diệm đã bị ám sát hụt tại Ban Mê Thuột ngay từ năm 1957, ngày 21 tháng 5. Rồi đến cuộc đảo chánh thất bại của lực lượng nhảy dù ngày 11 tháng 11, 1960, vụ dội bom dinh độc lập của 2 sĩ quan VNCH ngày 27 tháng 2, 1962. Và sự kiện là, trong cuộc tranh đấu Phật Giáo 1963, không phải chỉ có Phật tử mới tham gia tranh đấu mà gồm đủ mọi thành phần dân tộc, từ các em học sinh trung học đến các sinh viên đại học, các giới sĩ, nông, công, thương, kể cả những người Công giáo tiến bộ gồm một số linh mục và tín đồ Công giáo.

      Phật Giáo là tôn giáo hòa bình. Những bậc tôn đức trong cuộc tranh đấu Phật Giáo 1963 không chủ trương lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm bằng bạo động, kể cả Bồ Tát Thích Quảng Đức. Nhưng không ai có thể phủ nhận là cuộc tranh đấu này đã góp phần lớn lao đưa đến sự cáo chung của chế độ Công giáo trị, gia đình trị Ngô Đình Diệm vào ngày 1 tháng 11, 1963. Ý thức được lòng dân, chính quân đội Việt Nam, chỉ huy bởi nhiều tướng lãnh, trước đã theo và ủng hộ ông Diệm, đã đứng lên làm tròn sứ mạng dẹp bỏ một chế độ Công giáo độc tài, phi dân tộc, phi tổ quốc. Như đã từng nhiều lần có công với dân tộc trong nhiệm vụ bảo vệ, giữ nước, cuộc tranh đấu 1963 của Phật Giáo ở miền Nam cũng đã góp được nhiều công to lớn cho dân tộc. Ngoài việc đưa đến sự chấm dứt một chế độ ác ôn đã mất đi lòng dân, chính yếu là cuộc tranh đấu của Phật Giáo đã thành công trong việc bảo vệ được nền văn hóa truyền thống và tôn giáo dân tộc. Tôn giáo dân tộc ở đây phải được hiểu theo nghĩa tôn giáo của tuyệt đại đa số người dân trong nước, thí dụ như Ki Tô Giáo ở Mỹ, ngăn chận được hiểm họa của Công giáo trong toan tính đưa toàn dân Việt Nam xuống hàng súc vật (con chiên), cúi đầu tuân phục một định chế có thủ phủ đặt tại Vatican, ngự trị bởi một số người ngoại quốc vô đạo đức tôn giáo như John Paul II và Benedict XVI, mà lịch sử đen tối ô nhục của tôn giáo này đã không còn là một vấn đề xa lạ đối với thế giới ngày nay.
      http://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls06.php

      Xóa
  19. Giải mật lời ‘tiên tri’ về số phận anh em ông Diệm
    27.10.2014 | 19:05 PM

    Cuộc đảo chính lật đổ anh em ông Ngô Đình Diệm diễn ra năm 1963 nhưng từ mấy năm trước đó, một chỉ huy tình báo của ta đã dự đoán điều này và cảnh báo anh em Diệm-Nhu.

    Năm 1958, mật vụ của chính quyền Sài Gòn bắt được một cán bộ cấp cao của quân giải phóng và tình nghi đó là Phó Giám đốc Nha Tình báo Bắc Việt. Chúng đã chuyển người tù này qua nhiều nhà giam và sử dụng nhiều ngón nghề nhưng không khai thác được gì. Sau cùng chúng đưa ông về Huế giam ở khu Chín Hầm khét tiếng là địa ngục trần gian của Ngô Đình Cẩn.

    Lý do người tù được đưa ra Huế là vì trước đó Đoàn công tác đặc biệt miền Trung của Ngô Đình Cẩn đã “thu phục” được một số phần tử kháng chiến cũ. Tuy nhiên, Cẩn đã cho đàn em sử dụng hết các mánh khóe mà vẫn không khai thác được chút gì từ người tù này. Bí bách, Cẩn phải gọi cho anh trai là Ngô Đình Nhu – người được xem là “mưu sĩ” số 1 của “triều đại họ Ngô” ra để gặp người tù hòng “chiêu hồi”.

    Người tù đặc biệt này chính là ông Trần Quốc Hương (thường gọi là Mười Hương) người chỉ huy mạng lưới tình báo chiến lược của Việt Nam với những chiến sĩ tình báo nổi tiếng như: Lê Hữu Thúy, Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ…

    Chúng bố trí gặp ông Mười Hương trong một cuộc họp đông người tại nhà nghỉ mát của Cẩn ở cửa Thuận An. Cuộc gặp có Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Hà Thúc Luyện – Tỉnh trưởng Thừa Thiên, Hồ Đắc Khương – đại biểu chính phủ Trung phần, Trần Văn Đôn – Tư lệnh Quân khu và một số cán bộ của ta bị bắt.

    Ảnh 1 http://xmedia.nguoiduatin.vn/172/2014/10/27/anhemngodinhdiem.jpg
    Ông Ngô Đình Diệm cùng một số thành viên trong gia đình.

    Mở đầu cuộc họp, Ngô Đình nhu nói về tình hình thế giới và chính sách của họ Ngô nhằm kêu gọi các cán bộ ta bị bắt “chuyển hướng”.

    Theo lời kể của ông Trần Quốc Hương được nhắc trong sách Trần Quốc Hương – Người chỉ huy tình báo của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hải, khi ông Mười Hương vừa được đưa vào phòng thì Ngô Đình Cẩn phủ đầu bằng một lời trách móc: “Các ông ác lắm, diệt cả gia đình chúng tôi. Các ông đã giết anh cả tôi (Ngô Đình Khôi, Tổng đốc Quảng Nam) lại còn giết con anh tôi, Ngô Đình Huân – cháu đích tôn của dòng họ. Suýt nữa thì gia đình họ Ngô tôi tuyệt tự…

    Đáp lại, ông Mười Hương nói: “Ông ạ, nếu Cộng sản ác như ông nói thì ông Diệm không còn sống đến bây giờ. Có lúc bắt được ông Diệm, Cụ Hồ tha đó thôi, còn kêu gọi hợp tác chống đế quốc. Các ông đều biết rõ cả”.

    Vào cuộc gặp, khi Ngô Đình Nhu thuyết giảng về chính sách họ Ngô và kêu gọi sự chuyển hướng, ông Mười Hương đã có cuộc tranh luận với Nhu. Ông nói: “Các ông chưa có độc lập đâu”.

    Nhu hỏi lại: Tại sao ông lại nói thế. Chúng tôi chỉ dựa vào Mỹ, cũng như các ông dựa vào Nga Xô thôi.

    Ông Mười Hương phân tích: “Chính các ông nói: Mỹ viện trợ 80% cho quân sự và vũ khí, 20% còn lại trang bị cho cảnh sát và thông tin tuyên truyền, tức là chỉ giúp các ông điều kiện để đánh nhau và chửi nhau với miền Bắc thôi. Có gì cho xây dựng kinh tế đâu.

    Ông Diệm vay tiền làm đập Đa Nhim, nhưng Mỹ không cho. Các ông vay – họ không cho vay, các ông phải xin họ mới cho. Họ không tin các ông. Các ông mua hàng dân dụng ở đâu cũng phải do cơ quan viện trợ Mỹ chỉ định. Ít nhất 10% hàng chở về cũng phải bằng tàu Mỹ.

    Các ông phụ thuộc Mỹ. Viện trợ Mỹ là cái thòng lọng. Khi nào các ông chống họ, không nghe họ thì họ thắt lại, các ông hết thở thôi. Kinh tế các ông chả có gì cả. Ở miền Bắc chúng tôi mọi chuyện hoàn toàn khác”.

    Ảnh 2 http://xmedia.nguoiduatin.vn/172/2014/10/27/anh%20ong%20muoi%20huong.jpg
    Ông Trần Quốc Hương (người mặc áo đen). Ảnh: báo Công an Đà Nẵng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngô Đình Nhu nghe vậy thì im lặng rồi lảng sang chuyện khác bảo: Các ông cứ chửi chúng tôi là tay sai của Mỹ, cứ giữ biên giới Mỹ ở Vĩ tuyến 17. Không biết ông có biết, hay là chỉ các ông lớn ở trên mới biết, là Kennedy và Khrushchyov đã thỏa thuận, xác định Vĩ tuyến 17 ở Việt Nam và Vĩ tuyến 38 ở Triều Tiên làm ranh giới phân chia cân bằng ảnh hưởng của hai phe, hai thế lực. Chúng tôi bước sang Bắc Vĩ tuyến 17 thì Nga Xô không để yên. Còn các ông bước vào phía Nam thì Mỹ cũng không thể nào để yên được. Ông là người Bắc sao lại vào Nam phá Hiệp định?

      Ông Mười Hương nhận định Ngô Đình Nhu đang đánh tráo khái niệm. Cũng theo ông, vào thời điểm đó, một số người đã bị luận điểm này lung lạc làm cho hiểu lầm, không cho cuộc kháng chiến chống Mỹ vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước mà cho là chiến tranh ý thức hệ.

      Lúc đó, ông Mười Hương trả lời: “Ông Nhu này, tôi là người Việt Nam. Từ nhỏ tôi đã được học nước Việt Nam liền một dải, từ Ải Nam Quan ở phía Bắc tới mũi Cà Mau ở phía Nam. Cụ Hồ từng nói “miền Nam là máu thịt của Việt Nam, dù sông có thể cạn, núi có thể mòn”. Tôi theo Cụ Hồ. Tôi rất tự hào vì đã được ở lại miền Nam để đấu tranh cho thống nhất đất nước.

      Nếu muốn biết chế độ nào tốt, xấu, ông thử mở cửa giới tuyến cho tự do lựa chọn xem. Nếu miền Bắc xấu thật thì người ta sẽ theo vào miền Nam với các ông hết”.

      Ngô đình Nhu bảo: Nội 1 triệu người di cư cũng đã đủ chết rồi. Lấy gì nuôi. Nếu thế thì mất ngay với các anh thôi. Các anh nói giỏi. Tôi thừa nhận chúng tôi không có được những cán bộ như thế”.

      Ông Mười Hương vặn lại: Nếu chỉ là nghe tuyên truyền thôi, tại sao chúng tôi là trí thức, có học lại vẫn tin theo miền Bắc, Cụ Hồ? Vậy nhất định phải có gì đó chứ!

      Nhu lại lấy chuyện Nhân văn giai phẩm và cải cách ruộng đất ra để phản công, cho rằng không có dân chủ. Lúc đó, mặc dù đã ở tù lâu, không được cập nhật thông tin nhưng bằng sự suy xét của mình, ông Mười Hương vẫn không nao núng. Ông trả lời: “Gia đình tôi là địa chủ nhưng tôi không chấp nhận gia đình tôi không làm ruộng mà có hàng chục mẫu trong khi nông dân không có ruộng đất. Tôi tán thành cải cách ruộng đất nhưng không muốn cảnh đấu tố sai. Người ta làm ruộng phải có ruộng đất. Nhưng tôi phản đối cách làm”.

      Sau cuộc gặp, anh em Diệm-Nhu có trao đổi với nhau và nhận xét: ông Hai đó (chỉ ông Mười Hương) là Cộng sản ngoan cố nhưng nói nhiều điều phải suy nghĩ”.

      Ảnh 3 http://xmedia.nguoiduatin.vn/172/2014/10/27/anhngodinhnhu.jpg
      Ông Ngô Đình Nhu - cố vấn của chế độ gia đình trị họ Ngô.

      Sau cuộc gặp ở miền Trung hơn 3 năm, những điều ông Mười Hương phân tích đã thành hiện thực. Do những mâu thuẫn giữa Mỹ và anh em họ Ngô, Washington đã bắt đầu tính đến việc thay ngựa và CIA đã tích cực tiếp xúc với các sĩ quan trong quân đội VNCH để mưu tính đảo chính. Đến 1/11/1963, cuộc đảo chính đã diễn ra dưới sự ủng hộ của CIA kết thúc chế độ gia đình trị của họ Ngô.

      Về phần ông Mười Hương, sau khi chế độ họ Ngô sụp đổ, ông đã được tổ chức tìm cách giải cứu sau đó đưa ra căn cứ Củ Chi rồi được Trung ương gọi ra miền Bắc nghỉ ngơi dưỡng sức. Năm 1968, ông lại tha thiết muốn vào Nam và được tổ chức đáp ứng. Vào Nam ông công tác trong ban An ninh miền (thường gọi là T4). Năm 1970, ông trở thành Trưởng ban An ninh T4 với 3 nhiệm vụ: Diệt ác ôn, tiến hành công tác điệp báo và đảm bảo an ninh khu vực.

      Tuy nhiên, cuộc gặp với Nhu-Cẩn cũng gây phiền toái cho ông. Sau chiến tranh, có người tố giác rằng ông Mười Hương đã “chuyển hướng” nên mới không bị Diệm-Nhu thủ tiêu. Rất may là cả tài liệu lẫn các nhân chứng đều còn đầy đủ nên tổ chức đã xác minh làm rõ sự việc chứng minh ông luôn giữ được khí tiết trong tù. Chính ông Phạm Xuân Ẩn đã kể lại “Tôi đang học ở Mỹ (khi ông Hương bị bắt – chú thích tác giả), ông Mười Hương giữ được khí tiết không khai ra nên tôi an toàn”.

      http://www.nguoiduatin.vn/giai-mat-loi-tien-tri-ve-so-phan-anh-em-ong-diem-a159699.html
      Trần Vũ

      Xóa
  20. YẾU-TỐ HOA-KỲ

    TRONG VAI TRÒ THỦ-TƯỚNG & TỔNG-THỐNG

    CỦA ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM


    Có người cố ý bác-bỏ vai trò của Mỹ trong việc ông Ngô Đình Diệm về nước nhậm-chức Thủ-Tướng, xem như ông ấy là người của Trời, tự-nhiên mà lên, không được (mà cũng không cần) hậu-thuẫn gì của Hoa Kỳ.

    Thế nhưng:

    Theo tiến-sĩ PHẠM VĂN LƯU:

    “Sau khi thảo luận với Ông Foster Dulles (Ngoại-Trưởng Hoa Kỳ), để ông ta biết ý định ấy, tôi (Bảo Đại) cho vời Ngô Đình Diệm và bảo ông ta: ... Ông cần phải lãnh đạo Chính Phủ... (trích hồi ký “Con Rồng Việt Nam” của Bảo Đại).

    “Đến ngày 24 và 25 tháng 5 (năm 1954), theo chỉ thị của Hoa Thịnh Đốn, Đại Sứ Mỹ tại Ba Lê là Dillon và một số viên chức khác đã đến gặp Ông Diệm để bàn về việc ông nhận chức vụ Thủ Tướng....” (trước khi ông Diệm về nước vào khoảng 25-6-1954 và nhậm-chức vào ngày 7-7-1954)

    (Trích từ cuốn sách “Biến Cố Chính Trị Việt Nam Hiện Đại – Ngô Đình Diệm và Bang Giao Việt-Mỹ 1954-1963” của Phạm Văn Lưu, do "Centre for Vietnamese Studies" ở Melbourne, Bang Victoria, Australia, xuất-bản năm 1994 (trang 57)

    Theo ông CHÍNH ĐẠO

    (tức Nguyên Vũ, Vũ Ngự Chiêu):

    “14/6/1954: PARIS: Diệm gặp Đại sứ Mỹ Douglas Dillon, báo tin sắp được làm Thủ Tướng... Diệm muốn Mỹ viện trợ nhiều hơn để bảo vệ châu thổ sông Hồng (FRUS, 1952-1954, XIII:2:1695-6).”

    (Trích từ cuốn sách “Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 (Tập B: 1947-1954)” của Chính Đạo, do Văn Hóa, Houston, TX, USA, xuất bản năm 1997, trang 392)

    Theo ký-giả TÚ GÀN:

    VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

    Với một vài nét đại cương chúng tôi vừa trình bày trên, độc giả cũng có thể nhận thấy rằng người Mỹ đã tốn khá nhiều công sức và tiền của để xây dựng nên chế độ Ngô Đình Diệm: Từ việc truất phế Bảo Đại, bầu cử quốc hội, soạn thảo và ban hành hiến pháp, cải cách ruộng đất... đến việc thành lập một chế độ độc đảng (Cần Lao Nhân Vị Đảng) và cơ quan mật vụ (Sở Nghiên Cứu Chính Trị)... để có một chính quyền mạnh có thể đương đầu với cộng sản, các chuyên Hoa Kỳ đã làm việc rất vất vã với chính phủ Ngô Đình Diệm...

    (Xem thêm các mục "Chủ Nghĩa Nhân Vị", "Đảng Cần Lao", v.v...)

    Việc thành lập cơ quan mật vụ cho chính phủ Ngô Đình Diệm cũng do Mỹ đề xướng. Ông Trần Kim Tuyến cho biết chính ông McCarthy, Trưởng trạm CIA của Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn đã soạn thảo sẵn văn kiện tổ chức rồi đưa cho ông Nhu và ông Nhu chuyển cho Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống để làm Sắc Lệnh thành lập “Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội”... Người đầu tiên làm Giám Đốc là Đốc Phủ Sứ Vũ Tiến Huân, sau đó mới đến ông Trần Kim Tuyến...

    (Trích từ bài viết “Trả lại sự thật cho lịch sử” của Tú Gàn - Saigon Nhỏ ngày 26.10.2007)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo ông Thomas L. Ahern, Jr.

      (tác-giả “CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963” do CIA xuất-bản):

      “Qua tài liệu này, lần đầu tiên chúng ta biết được, từ năm 1950 cho đến năm 1956, CIA có hai Sở tình báo ở Sài Gòn: một Sở CIA Saigon Station nằm dưới sự điều khiển thông thường từ bản doanh CIA ở Langley, Virginia; Sở kia, có tên là Saigon Military Mission, làm việc trực tiếp, và chỉ trả lời cho Giám Đốc Trung Ương Tình Báo. Saigon Military Mission, theo Tài Liệu Ngũ Giác Đài (The Pentagon Papers) được giải mật trước đây, do đại tá Edward G. Lansdale chỉ huy. Lansdale đến Sài Gòn tháng 6-1954 (ông Ngô Đình Diệm về nước vào cuối tháng 6.1954) với hai nhiệm vụ: huấn luyện những toán tình báo Việt Nam để gài lại ở miền Bắc trước ngày di cư và tập kết hết hạn; và, dùng mọi phương tiện ngầm (covert action) để giúp tân thủ tướng Ngô Đình Diệm (nhậm chức từ 7-7-1954). Theo tác giả Thomas L. Aherns, chính Giám Đốc CIA Allen Dulles chỉ định đại tá Lansdale cho điệp vụ ở Sài Gòn và cũng ra lệnh Lansdale làm việc trực tiếp cho ông. Tác giả Ahern viết, CIA có mặt từ năm 1950 để giúp đỡ quân đội Pháp xâm nhập và thu thập tin tức tình báo. Nhưng từ cuối năm 1953, khi thấy tình hình quân sự nguy ngập của Pháp, Hoa Thịnh Đốn thay đổi nhiệm vụ của CIA Saigon Station: Liên lạc và thu thập tình báo những thành phần quốc gia để lập một chánh thể chống cộng trong trường hợp Hoa Kỳ thay thế Pháp. Cùng lúc Hoa Thịnh Đốn gởi thêm một toán CIA để lo về quân sự, Saigon Military Mission...

      CIA and the House of Ngo tiết lộ một số chi tiết ly kỳ như, CIA liên lạc và làm thân với ông Ngô Đình Nhu từ năm 1951, rất lâu trước khi Hoa Kỳ liên lạc với ông Diệm. Đầu năm 1954, khi có tin Hoa Kỳ chuẩn bị đề nghị quốc trưởng Bảo Đại và chánh phủ Pháp giải nhiệm hoàng thân Bửu Lộc và thay bằng ông Diệm, thì ông Nhu là người đầu tiên CIA gặp để bàn về liên hệ của Hoa Kỳ đối với thủ tướng tương lai Ngô Đình Diệm.

      Tháng 4-1954, một nữ nhân viên Mỹ làm việc ở CIA Saigon Station, thông thạo tiếng Pháp, quen biết và liên lạc thân thiện với Bà Ngô Đình Nhu. Từ nữ nhân viên Virginia Spence này, Sở CIA Saigon bắt được nhiều liên lạc với hầu hết những người thân trong gia đình, hoặc thân cận với Nhà Ngô. Tháng 4-1954, CIA ở Hoa Thịnh Đốn gởi Paul Harwood sang làm cố vấn riêng cho ông Nhu. Tuy là nhân viên CIA, nhưng Harwood đóng vai một nhân viên Bộ Ngoại Giao, làm việc từ Tòa Đại Sứ. Trong hai năm, Hardwood cố vấn là làm việc với ông Nhu để xâm nhập và ảnh hưởng đường lối ngoại giao quân sự của nền đệ nhất VNCH với tổng thống Diệm. Paul Hardwood thân thiện với gia đình ông bà Nhu đến độ ông ta là người đỡ đầu cho Ngô Đình Lệ Thủy, ái nữ của ông bà Nhu...”

      (Trích từ "CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963" [Tài liệu mật của CIA về gia đình họ Ngô] của Thomas L. Ahern, Jr. do Center for the Study of Intelligence (CIA) ấn hành, Nguyễn Kỳ Phong lược dịch)

      http://lexuannhuan.tripod.com/YeuToMy.html

      Xóa
  21. Người Đất Cátlúc 13:36 3 tháng 11, 2014

    Bài này xuất hiện rơi vào thời điểm 26-10 và 2-11, khá có ý nghĩa.
    Chỉ một bạch thư, gia đình ông Diệm kể công với đại diện chính phủ Pháp ở Đông Dương về "thành tích dẹp giặc Phan Đình Phùng" đủ nói lên tất cả: ông Diệm, gia đình ông Diệm có hay không đồng hành cùng dân tộc kháng chiến chống ngoại xâm? Tuổi thanh xuân của tôi, ném trọn vào giai đoạn Đệ I và Đệ II chế độ VNCH nên không lạ lẫm gì về những thông tin trong giai đoạn này. Một chi tiết cần khách quan bổ sung thêm về một trong những nguyên nhân dẫn đến sụp đổ thảm hại của chế độ gia đình trị họ Ngô: Họ Ngô không mặn mà lắm về đề xuất đưa, đổ
    quân Mỹ ồ ạt vào tham chiến của chính phủ Hoa kỳ. Lùng sục bắt bớ, có nhiều trường hợp thủ tiêu, tất cả những gia đình "thân Cộng" và có tư tưởng chống lại cái gọi là"Phong trào công giáo tiến hành". Nhiều tướng lãnh phật tử không thuận với gia đình họ Ngô. Nhân dân, đại bộ phận theo đạo Phật, oán hờn. Các nhà sư lãnh đạo giáo hội Phật Giáo công khai tuyên chiến
    sống mái với nhà Ngô, Hoa Kỳ đang nôn nóng cần chiến trường tiêu thụ bom đạn của tài phiệt Mỹ. Diệm đổ là điều tất yếu.
    Nhắc tới chế độ Diệm- Nhu, là nhắc tới một chế độ tàn ác, ôm gót ngoại bang, phi dân tộc, phi nhân tính, phi nhân nghĩa. Mọi cái mặt nạ che chắn đã bị lịch sử bóc gỡ trụi trần. Ủng hộ, suy tôn một chế độ hiểm ác, đi ngược lại lợi ích dân tộc là phần việc chỉ dành cho bọn lưu manh chính trị.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Cát & Thép à. Đọc đoạn giới thiệu của bác mô tả về Ngô Đình Diệm mà các bác nói là dưới con mắt của 1 ng dân tôi thấy ko khách quan chút nào. Các bác nói những lời y như tuyên truyền vậy. Các bác đã từng đi hỏi 1 triệu đồng bào di cư chưa?

      Từ trong bóng tối, Ngô Đình Diệm bước ra 1 bước ra là trở thành 1 nguyên thủ Quốc gia, thành lập nền Đệ nhất Cộng Hòa, ngang tầm nguyên thủ VNDCCH là Hồ Chí Minh.

      Dù có chê trách Ông Diệm như các bác đã nói thế nào đi chăng nữa, thì cũng phải công nhận ông ta là 1 ng có tài lãnh đạo. Ông đã đưa 1 Miền Nam đầy tranh chấp rối loạn giữa các phe phái hợp nhất thành 1 nền Cộng Hòa mà ông là ng khai sinh ra nó.

      Trong 9 năm tại vị, ông phải vừa dẹp loạn bên trong, vừa đối phó bên ngoài. 1 con ng ko có tâm với đất nước, với dân tộc thì chẳng phải lao tâm khổ tứ đến thế.Tuy rằng ông có những sai lầm nhất định, nhưng ko thể phủ nhận công lao của ông. Đây là tôi đứng trên lập trường khách quan mà nhận xét, chứ ko phải ca ngợi đâu nhé.

      Đặc biệt tôi thấy lý thú nhất là chính sách cải cách ruộng đất của ông Diệm.

      Xóa
    2. Người Đất Cátlúc 20:49 3 tháng 11, 2014

      Bạn Tình Bay Xa!
      Cám ơn Bạn đã có những lời lẽ ôn tồn trên diễn đàn. Nếu Bạn biết cầu thị, biết chấp nhận lắng nghe thông tin đúng đắn ( tôi là dân đen chính hiệu, chúa ghét lối nói vuốt đuôi, tuyên truyền), tôi xin hầu chuyện với Bạn.
      -Bạn nói điều này hết sức đúng: đa số đồng bào ki-tô-giáo di cư từ Bắc vào đều ủng hộ chế độ ông Diệm. Vì không có chế độ chính trị nào tốt hơn, đẹp hơn, đem lại đặc quyền đặc lợi cho họ, ngoài Diệm. Họ đã "theo Chúa vào Nam" thì chẳng nhẽ họ chống lại ông Diệm à? Về sau, những năm cuối cùng của Diệm, những Nguyễn Tường Tam, Trương Đình Dzu, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hòa Hiệp, LM Nguyễn Viết Khai, LM Hoàng Quỳnh, LM Chân Tín, LM Trương Bá Cần...đều chống Diệm quyết liệt. Chưa kể đến hàng tướng lãnh gạo cội như Trần Tử Oai, Tôn Thất Đính, Trần Văn Đôn, Trần Thiện Khiêm, Dương Văn Minh...cũng không đội chung trời với Diệm (Danh sách còn dài, đa phần trong số họ đều đại diện cho 1 triệu bà con Bắc di cư).
      Bạn nói:"Từ trong bóng tối bước ra, ông Diệm trở thành một nguyên thủ quốc gia ngang tầm với Cụ Hồ". Cách hiểu của Bạn không đúng. Ông Diệm được người Mỹ, người Pháp chuẩn bị ngai ngồi chu đáo như đã chuẩn bị việc không tuân thủ hiệp định Genève về tổng tuyển cử thống nhất 2 miền Nam-Bắc. Còn "Cụ Ngô ngang tầm với Cụ Hồ" là sự so sánh quá khập khiểng. Như trên tôi đã nói, Cụ Hồ nối chí kháng Pháp của Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng. Còn ông Diệm đã tự bạch tự thú "gia đình có thành tích dẹp giặc Phan Đình Phùng". Đi sâu vào chi tiết này, tất nhiên Bạn sẽ hiểu ai bán nước và ai cứu nước. Không thể đem 2 nhân vật
      này để so sánh được. Mở rộng với Bạn: Trong hàng ngũ Việt Minh Cộng Sản, Bạn chỉ giùm cho tôi một nhân vật đã từng ôm gót ngoại xâm? Hầu hết họ đều xuất phát từ tầng lớp gia đình trí thức, truyền thống yêu nước. Đành rằng, một số học hành chưa được chu đáo nhưng không ai có nửa ngày theo giặc, bán nước cầu vinh. Còn cái chế độ gọi là VNCH thì xin lỗi Bạn, không võ đoán, 98% đều xuất thân từ"mẫu quốc". 9 năm trị vị của gia đình họ Ngô là 9 năm dài ác mộng, khủng khiếp đối với tuyệt đại đa số nhân dân miền Nam. Có thể, gia đình Bạn may mắn chẳng những thoát khỏi sự ruồng bố dã man đó mà có thể được chia sẻ với chế độ "Ngô Tổng Thống" nhiều đặc ân? Chân thành trao đổi với Bạn những sự thật đó.
      Có điều kiện, Bạn đọc thêm các tài liệu được lưu hành dưới thời ông Diệm:" Miền Bắc Việt Nam, hai mươi năm xây dựng XHCN dưới mưa bom của Mỹ"( Vua chống Cộng miền Nam, LM Nguyễn Viết Khai), hoặc" Người Công giáo và Cộng Sản hôm nay"( LM Chân Tín, Trương Bá Cần)," Nhận Định I, II, III & IV" (Giáo sư, tín hữu ki-tô-giáo, Nguyễn Văn Trung)...Tóm lại, gọi ông Diệm là Việt gian, không sai tí tì ti nào. Chào Bạn.

      Xóa
    3. Các bác đã từng đi hỏi 1 triệu đồng bào di cư chưa?
      >> Nói thì nói cho rõ, di cư từ Bắc vào Nam những năm 50~60 hay di cư từ Nam đến Huê Kỳ những năm 70~80.

      "Từ trong bóng tối, Ngô Đình Diệm bước ra 1 bước...trở thành 1 nguyên thủ Quốc gia..."
      >> Ừm, ai chẳng hiểu cái bóng tối đó là nhóm CIA.

      "..đưa 1 Miền Nam đầy tranh chấp rối loạn giữa các phe phái hợp nhất thành 1 nền Cộng Hòa mà ông là ng khai sinh ra nó."
      >> Và rồi ông ta chết dưới tay chính những người thuộc nền cộng hòa đó.

      "Trong 9 năm tại vị, ông phải vừa dẹp loạn bên trong, vừa đối phó bên ngoài."
      >> Bằng cách lê máy chém khắp miền Nam, tố cộng diệt cộng... mời cố vấn Mỹ chỉ từng đường đi nước bước nhưng không cho lính Mỹ vào chứ gì.

      "...chính sách cải cách ruộng đất của ông Diệm."
      >> Là vay nợ tiền của Mỹ để mua đất của chính đất nước mình bán lại cho chính dân mình hả?

      Xóa
    4. NGƯỜI ĐẤT SÉTlúc 23:02 3 tháng 11, 2014

      Đã bảo bầy Xà Tinh "càng phán" càng "thảm hại" mà lị!
      [ Các bác đã từng đi hỏi 1 triệu đồng bào di cư chưa?] -Hỏi chi 1 triệu dân di cư cho cực. Hỏi Giáo-hoàng Pius XII hay Hồng y Spellman phải gọn hơn không?
      [Từ trong bóng tối, Ngô Đình Diệm bước ra 1 bước ra là trở thành 1 nguyên thủ Quốc gia, thành lập nền Đệ nhất Cộng Hòa, ngang tầm nguyên thủ VNDCCH là Hồ Chí Minh.] Sic!
      Đọc đây này:
      " Đã viết về “Cụ Hồ” (http://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls04.php) mà lại không viết về “Cụ Diệm” thì quả là một điều thiếu sót, vì dù sao ông Diệm cũng đã là Tổng Thống của miền Nam trong 9 năm . Nhưng bài này tuyệt đối không phải để đối chiếu so sánh “Cụ Diệm” với “Cụ Hồ” vì không ai có đôi chút hiểu biết lại đi làm công việc vô trí này. Tại sao? Vì một đằng suốt đời sống gian khổ, tổ chức, tập họp những người yêu nước chống Pháp, mong giành lại độc lập và thống nhất cho đất nước [Cụ Hồ], một đằng làm quan cho Pháp, bắt người yêu nước chống Pháp tra khảo, rồi nằm yên vị trong các Trường Dòng Công Giáo ở Mỹ, Bỉ trong khi nước nhà sôi bỏng vì chiến tranh, kháng chiến chống Pháp trở lại Đông Dương, rồi phút cuối trở về làm “chí sĩ cứu tinh dân tộc”...
      Trước khị "phán", nhớ chịu khó tìm hiểu kỷ chút để bớt phán bậy Xà tinh nhé!

      Xóa
    5. Ko phải so sánh bác ơi. Vấn đề bác lấn cấn là chuyện phi nghĩa hay chính nghĩa. Bác đã từng nghe bài hát "Kẻ chiến thắng có tất cả" của ABBA chưa?

      Bác nên nhớ, ko phải ai muốn làm nguyên thủ Quốc gia là làm dc, dù sao ông Diệm cũng đứng đầu 1 Quốc gia, phán xét ông ta ko phải chỉ nhìn 1 phía. Bác mang trong mình tư tưởng ai ko theo ta thì ắt kẻ đó là kẻ xấu???

      Còn 1 điều đặc biệt nữa là ông Diệm ko có vợ, cũng chưa nghe ai nói ông ta có nhân tình. Phải là 1 ng toàn tâm toàn ý với công việc nên ko dành thời gian cho chuyện riêng tư, có phải ko bác?

      Xóa
    6. "Là vay nợ tiền của Mỹ để mua đất của chính đất nước mình bán lại cho chính dân mình hả?"Cứ tạm cho là như thế. Chuyện này liên quan đến trái phiếu chính phủ gì đó, lâu quá ko nhớ, lười gúc. Nhưng chuyện này lại làm hài lòng cả đôi bên địa chủ và ng dân. Và theo tôi đây là 1 sự tiến bộ thời bấy giờ.

      Việc cải cách điền địa của ông Diệm giống như phái gì trong cách mạng tháng 10 Nga đã từng đề xuất với Lê Nin. Nhưng Lê Nin dã gạt đi và cho đó là kiểu tư sản, ông quyết định phải triệt để thu hồi đất về cho nhà nước vô sản, và đó là cách mà các nước XHCN đã từng làm.

      Xóa
    7. Không có gì đặt biệt lắm đâu TBX à!
      Ông NĐD không có vợ nhưng có một người con trai đấy. Đừng phán ẩu!

      Xóa
    8. "Ông NĐD không có vợ nhưng có một người con trai đấy. Đừng phán ẩu!". Tôi rất vui lòng nhận là mình sai nếu anh bạn cho tôi biết con ông Diệm tên gì? Ở đâu? Và làm gì? Đừng có nói là nghe đồn nhé !!!

      Xóa
    9. Người Đất Cátlúc 06:17 4 tháng 11, 2014

      Ông Diệm có con rơi với người phụ nữ miền Tây hoặc có người yêu, sau này là phu nhân của trùm mật thám Pháp, là thông tin từ tài liệu mà tướng Trần Văn Đôn có được. Tuy nhiên, đó vẫn là tin đồn, là dư luận, chưa được kiểm chứng, xác minh. Mà chuyện ái tình của ông Diệm, nếu có, âu cũng bình thường, không gì phải tranh cãi, xấu tốt. Cái hiển nhiên, cụ thể, chính xác, ông Diệm đã chọn con đường ngược với con đường dân tộc, hủy hoại cơ hội thống nhất đất nước, gây điêu linh và tạo tiền đề cho điêu linh, chết chóc, tang thương gần 21 năm trên mảnh đất hình chữ S.

      Xóa
    10. Bác à. Bác có thấy Việt Nam năm 1945 có giống Triều tiên ko vậy. Mỹ và Liên xô đều tranh giành ảnh hưởng của mình trên những mảnh đất mà Nhật chiếm đóng. Trong 3 năm chiến tranh, cũng hàng triệu ng Triều tiên đã chết cho cuộc thống nhất Nam Bắc đó sao? Nhưng đâu có ai nói Tổng thống Lý Thừa Vãn của Nam Hàn khi ấy là kẻ bán nước đâu bác? Và bác thấy rồi đó, hiện nay cuộc sống của dân Nam Hàn so với Bắc Hàn là như thế nào?

      Xóa
    11. Buồn cười cái đám chống cộng này thật, gì cũng ném VN Nga TQ Triều Tiên vào 1 nhóm nghèo đói lạc hậu trong khi Nga thì 1 9 1 10 quân sự với Huê Kỳ, TQ thì kinh tế nó top 5 thế giới, Triều Tiên khoa học kỹ thuật - vũ khí hạt nhân cũng đéo kém anh tây nào, VN thì xuất khẩu gạo, hạt tiêu, điều top 3 thế giới... cái tốt chả thấy bao giờ đem ra nói, chỉ chực cái xấu mà xỉ vả.

      "...Việt Nam năm 1945 có giống Triều tiên..."
      >> Vậy cu nghĩ Diệm và Pác Chun hy hao hao nhau không?

      "...hiện nay cuộc sống của dân Nam Hàn so với Bắc Hàn là như thế nào?"
      >> Một bên sống chân chất, 1 bên đàn bà không phẩu thuật thẩm mỹ thì không sống được, ok?

      Xóa
    12. "Một bên sống chân chất, 1 bên đàn bà không phẩu thuật thẩm mỹ thì không sống được, ok?" Bạn đúng là bảo thủ. Cà cuống chết đến đít vẫn còn cay. Vẫn cố vớt vát bằng 1 câu mà ai đọc ngầm hiểu là thấy. Chân chất là thế nào nếu ko phải dựa vào viện trợ của Nam Hàn để cứu đói. Còn phẫu thuật thẩm mỹ đâu có thể muốn là dc nếu ko có nhiều tiền???

      Xóa
    13. Bayxa Tinh15:30 Ngày 04 tháng 11 năm 2014
      Thế này nhé, Triều Tiên họ thiếu thốn vật chất nhưng tinh thần thì không thiếu, vì thế nên họ mới có thể sống trong 1 đất nước khó khăn như thế, Hàn có thể giàu vật chất nhưng đàn bà của họ lại không dám đối mặt với chính cái mặt của họ.

      Xóa
    14. Nản cho bạn. Bạn đang đói, ng ta bảo bạn hãy cố nhịn đói đi và hãy nêu cao tinh thần hăng say làm việc. Bạn có đập vào mặt cái ng bảo bạn như thế ko? Trừ khi bạn là kẻ cuồng tín quên mình cho 1 tôn giáo nào đó.

      Bạn ko nghe cha ông ta nói "Phú quý sinh lễ nghĩa" à. Chuyện ng ta có tiền, muốn mình đẹp hơn thì có gì mà ko tốt?

      Xóa
    15. Nản cho ông bảy bò. Nước bạn đang trong tình trạng chiến tranh, người ta bảo bạn hãy cố nhịn giảm bớt sản xuất vũ khí đi, trong khi phe kia thì hùng hục tập trận. Bạn có đập vào mặt cái người nói như thế không? Trừ khi bạn là kẻ ngu si tưởng rằng cuộc đời này đầy màu hồng của tình yêu.

      Bạn không nghe cha ông ta nói "cái nết đánh chết cái đẹp" à. Chuyện người ta có khuôn mặt xấu, sao lại không thể chấp nhận đó là mặt của mình, đẻ con ra 2 mẹ con nhìn nhau như 2 thái cực.

      Xóa
  22. Vì sao Bayxa Tình không muốn ai đó nói Ngô Đình Diệm là kẻ bán nước hại dân?
    Vì dòng họ của Bayxa Tình đã từng nhiều đời phục vụ cuộc chiến xâm lược VN của Pháp rồi đến Mỹ.
    Dễ hiểu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn à, khi xét về nhân vật lịch sử, chúng ta phải đứng trên lập trường khách quan. Ko để mình bị ảnh hưởng tuyên truyền của bên nào.

      Khi nói về triều Nguyễn, chẳng phải chúng ta luôn nói là 1 triều đại bán nước, còn vua Gia Long là "cõng rắn cắn gà nhà" đó sao? Mà chúng ta đã quên đi chuyện Vua Gia Long đã có 1 công lao vĩ đại là thống nhất đất nước sau hàng trăm năm chia cắt.

      Xóa
    2. Bayxa Tinh11:23 Ngày 04 tháng 11 năm 2014
      "Khi nói về triều Nguyễn, chẳng phải chúng ta luôn nói là 1 triều đại bán nước..."
      >> Chẳng ai góp cả triều Nguyễn vào cùng Gia Long cả.

      Mà chúng ta đã quên đi chuyện Vua Gia Long đã có 1 công lao vĩ đại là thống nhất đất nước sau hàng trăm năm chia cắt.
      >> Ai đem Xiêm vào VN, ai dẫn Pháp cùng đại bác của chúng vào VN - làm tiền đề cho sau này Pháp quay lại chiếm luôn VN đấy cả 1 dân tộc vào bùn nô lệ? Không nhờ Nguyễn Huệ dọn đường "Trịnh - Nguyễn phân tranh" thì Nguyễn Ánh còn lâu mới thống nhất đất nước được.

      Xóa
    3. "ai dẫn Pháp cùng đại bác của chúng vào VN". Bạn sai rồi. Thời điểm đó là thời điểm các nước Phương Tây chinh phục thuộc địa. Cho dù có mời hay ko mời thì chúng vẫn đánh chiếm Việt Nam như thường. Lấy lí do đó chẳng qua là cố gắng đổ tội cho vua Gia Long thôi.

      Bạn nhìn sang TQ xem, có ai mời chúng vào đâu mà chúng vẫn chiếm Hồng Kong, Macao đấy thôi.

      "Không nhờ Nguyễn Huệ dọn đường "Trịnh - Nguyễn phân tranh"". Bạn lại càng sai nữa. Đó là bạn dựa vào giả thiết "nếu như". Nói như bạn thì Nhà Tấn thống nhất TQ nhờ công của Lưu Bị???

      Xóa
    4. Bayxa Tinh15:21 Ngày 04 tháng 11 năm 2014
      Vậy ai đã nhờ hết Xiêm đến Pháp để đánh Tây Sơn? Việc Nguyễn Ánh mượn tay Pháp rồi đá Pháp chẳng khác gì tạo cho chúng 1 cái cớ để trả thù như "chiến tranh nha phiến" của TQ.

      Đó là bạn dựa vào giả thiết "nếu như".
      >> Vậy ông nói thử xem, nếu như không có Nguyễn Huệ dọn 2 nhà Đàng Trong - Đàng Ngoài thì Nguyễn Ánh lấy gì để mà thống nhất đất nước, sự ủng hộ của nhân dân thì ít ỏi phải mượn tay ngoại bang từ Xiêm đến Thanh àm vẫn đại bại.

      Xóa
    5. " sự ủng hộ của nhân dân thì ít ỏi ". Bạn lại càng sai nữa, ko có sự ủng hộ của nhân dân thì làm sao lập nên 1 triều đại mới. Chuyện cầu ngoại viện là chuyện có thể hiểu dc khi thế và lực của vua Gia Long lúc bấy giờ ko thể đối chọi ngang ngửa với vua Quang Trung. Nhưng chuyện cầu ngoại viện ko thể đánh đồng với chuyện bán nước vì chẳng có bằng cớ là vua Gia Long bán nước ở chỗ nào? Còn nhà Thanh là lấy cớ đưa vua Lê chiêu Thống về nước để xâm lược nước ta, chẳng liên quan gì đến vua Gia Long.

      Xóa
    6. "..ko có sự ủng hộ của nhân dân thì làm sao lập nên 1 triều đại mới."
      >> thế sao Nguyễn Ánh phải nhờ tới ngoại bang giúp phục vị? Từ Xiêm đến Pháp? Tây Sơn cũng chỉ có dân Việt mà làm nên những chiến công đó thôi, sao phải đi nhờ ngoại bang?

      "Chuyện cầu ngoại viện là chuyện có thể hiểu dc khi thế và lực của vua Gia Long lúc bấy giờ ko thể đối chọi ngang ngửa với vua Quang Trung. Nhưng chuyện cầu ngoại viện ko thể đánh đồng với chuyện bán nước vì chẳng có bằng cớ là vua Gia Long bán nước ở chỗ nào?"
      >> Buồn cười, hiểu là hiểu thế nào, đem ngoại bang vào giết chính người trong nước mình mà phải hiểu à, lỡ như nó chiếm luôn thì làm thế nào? Lại cầu ngoại bang khác hả?

      Xóa
    7. Anh bạn chẳng hiểu lịch sử, nghe ng khác nói cứ phán bừa. Bạn nên biết đối với vua Gia Long, vua Quang Trung coi như là giặc cỏ, chuyện ngoại giao nhờ nước khác giúp mình diệt giặc cỏ cũng là hợp đạo lý của chính quyền chính thống. Nếu ko phải chính quyền hợp pháp thì ai mà giúp??? Còn chuyện bạn nói "lỡ như nó chiếm luôn thì làm thế nào?" chỉ là bạn võ đoán chẳng có căn cứ nào cả. Chỉ là suy luận tầm bậy.

      Xóa
    8. Bayxa Tinh19:14 Ngày 04 tháng 11 năm 2014
      Ông chẳng biết gì về lịch sử cả, nghe người khác nói cứ phán bừa. Ông nên biết từ xa xưa đất nước ta luôn bị ngoại bang dòm ngó, và không ít lần chính người Việt trong nước hỗ trợ ngoại bang mà dân gian vẫn gọi là VIỆT GIAN. Cớ gì 1 ông vua như Nguyễn Ánh lại không hiểu điều đó?

      "Bạn nên biết đối với vua Gia Long, vua Quang Trung coi như là giặc cỏ..."
      >> ông mới là người võ đoán thì có.

      "...chuyện ngoại giao nhờ nước khác giúp mình diệt giặc cỏ cũng là hợp đạo lý của chính quyền chính thống."
      >> Như vnch ấy hả?

      Rõ toàn suy luận tầm bậy.

      Xóa
    9. Anh bạn giải thích dùm tôi từ Việt Gian, vậy anh cho vua Gia Long là Việt Gian??? Anh bạn nói Xiêm la nhòm ngó Việt Nam chắc???Nản.

      "Như vnch ấy hả?". Vậy anh bạn nói thế nào khi quân TQ giúp quân Bắc Hàn công Nam Hàn??? Vậy Kim Nhật Thành phải gọi là Hàn gian???

      Xóa
    10. Anh bạn giải thích dùm tôi từ Việt Gian, vậy anh cho vua Gia Long là Việt Gian??? Anh bạn nói Xiêm la nhòm ngó Việt Nam chắc???Nản.
      >> Hãi, cãi lý không được thì đánh tráo khái niệm để phản bác, hỏi chú mày 1 câu thôi : dẫn quân của 1 nước khác vào đất nước mình để đánh kẻ thù của mình trong nước thì phải gọi là gì?

      Vậy anh bạn nói thế nào khi quân TQ giúp quân Bắc Hàn công Nam Hàn??? Vậy Kim Nhật Thành phải gọi là Hàn gian???
      >> Xin lỗi nhé, chỉ có mỗi Triều Tiên tấn công Nam Hàn để cố thống nhất đất nước trước thôi, không nhờ đám liên quân do ai dẫn đầu nào đó tấn công lại thì Triều Tiên thống nhất lâu rồi và cũng chả phải buộc TQ tham chiến đâu, nhắc lại cho mà nhớ "TQ chỉ tham chiến sau khi liên quân đánh bật quân Triều Tiên khỏi Bình Nhưỡng" nhé.

      Rõ lý luận cùn, nản.

      Xóa
    11. " "TQ chỉ tham chiến sau khi liên quân đánh bật quân Triều Tiên khỏi Bình Nhưỡng" nhé." Cái này mới hài. Anh bạn cố tình tránh né chuyện phải trả lời "quân TQ giúp quân Bắc Hàn công Nam Hàn thì anh bạn gọi là gì???"

      Rốt lại 1 câu, anh bạn chỉ phán hễ là địch thì ngoại viện anh bạn gọi là bán nước, còn là ta thì vì thế này, vì thế kia nên... Nản. Tư duy kiểu lạc hậu quá anh bạn. Ngày xưa thì dc, chứ bây giờ anh bạn phải trang bị thêm kiến thức để vá lỗ hổng!!!

      Xóa
    12. Hờ hờ, đúng là bảy bò tinh, cãi nhau với bọn ngu vnch chúng mày cứ phải chửi tục mới phải đạo, cái loại chó má đã bán nước không biết thân sửa lỗi mà còn láo lếu đòi dân chủ cho VN.

      Quay trở lại câu hỏi của mày nhé con bò: mày muốn biến quan hệ đồng minh giữa Trung - Triều thành quan hệ tay sai để rồi từ đó đánh tráo khái niệm với vnch và Mỹ chứ gì, nhưng xin lỗi nhé Trung nó hỗ trợ Triều thật nhưng nó đách điều khiển được Triều Tiên nhé, cái mà mày gọi là "quân TQ giúp... công Nam Hàn" ấy nó là cái chó gì thế? Tao chả ghi rõ ràng ở trên là chỉ khi liên quân do Mỹ đứng đầu đánh bật Triều tiên ra khỏi Bình Nhưỡng đến tận biên giới Trung - Triều thì TQ mới xuất quân hỗ trợ à, thế thì ở đây ai giúp ai đánh ai đây hả con bò? Trung - Triều khi đó là đồng minh, thì việc hỗ trợ nhau có gì sai hử con bò?

      Chốt lại vẫn là bọn vnch chúng mày NGU NHƯ CHÓ, rước Mỹ vào tận VN, thừa nhận đánh VNDCCH là để chống cộng cho Mỹ thì đéo phải bán nước thì là gì hử. Tư duy kiểu BÒ quá đấy bayxa tinh à. Ngày xưa thì được, chứ bây giờ internet nó phổ cập rồi, cái mõm chó chúng mày có sủa nữa sủa nữa thì cũng chả thây đổi được số phận chó nô của vnch đâu.

      Xóa
    13. Biết ngay mà. Anh bạn đuối lý thì văng tục, tôi gặp chuyện này thường hoài. Thậm chí bạn tôi đi học ngày xưa cãi ko lại cũng thế. Điều đó càng chứng tỏ lý lẽ của tôi là sự thật.

      Tôi nói có sai đâu, Trung Triều là phe ta nên quan hệ là...đồng minh, còn kẻ khác là tay sai, bán nước. Nhảm.

      Xóa
    14. Đúng là bảy bò tinh, bố biết cu sẽ dùng chuyện đó như 1 lá bài để "giải oan" cho vnch mà, rất tiếc cu ạ, vnch là chó vong nô, và đó là sự thật mãi mãi trường tồn, chính người Mỹ đã thừa nhận, giỏi thì bật ông tổng thống Mỹ gì bảo vnch là chó mà dám bật lại chủ đi, hờ hờ.

      Xóa
  23. Chí sỹ Ngô là người có công lớn với đất Việt, đặc biệt được Diêm Vương đất Việt ghi tên sổ vàng danh dự.

    Vì lợi ích chính trị cá nhân Ngô chí sỹ không tổ chức tổng tuyển cử để đất Việt có thể thống nhất bằng con đường hòa bình, góp phần gửi cho Diêm Vương đất Việt mấy triệu nhân mạng. Công lao này lớn vô cùng.

    Trả lờiXóa
  24. http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=6177
    NGÔ CHÍ SĨ là đây:



    Tôi Đã Gặp Kẻ Ăn Thịt Người
    Nguyễn Hồng Hải

    http://sachhiem.net/LICHSU/N/NgHongHai.php

    01-Nov-2014

    From: Nguyễn Hồng Hải < x.hongcon@yahoo.com >
    Date: 9-30-14

    Hồi còn ở trại tị nạn Ft Chaffee, tôi ở khu B, cạnh giường một ông thượng sĩ già, quen gọi là thượng sĩ Của. Họ thì tôi không biết, ông cho biết hồi ông Diệm còn sống ông là lính của Lê Quang Tung, phòng vệ phủ Tổng Thông. (xem thêm Chân Dung NVQG Chương 13 - Tiếp Tục Sứ Mạng Truyền Thống Của Catô Giáo ở Hải Ngoại)

    Ông kể chuyện cho chúng tôi nghe, khi ông về làm việc ở Bến Tre, ông bắt được một người du kích VC , sau đó mổ bụng người này lấy gan và mang đến một quán nhậu mà chủ quán là con gái ông VC kia , nhờ cô chủ quán xào nấu.

    Sau khi đưa lên bàn nhậu, ông và các chiến hữu chia nhau ăn gan người và không quên mời cô chủ quán một miếng và còn hỏi "gan có ngon không"? Sau khi tính tiền ra đi ông mới cho cô con gái biết là cô vừa ăn thịt cha mình.

    Cô gái nghe xong chết giấc.
    .........................................................

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu chuyện này không đáng tin. Tông không ngờ câu chuyện ko có nguồn gốc này lại được trang đứng đắn là trang sachhiem chọn đăng.

      Xóa
    2. Nguyễn Hồng Hải

      ________________

      (1) Ngày tôi rời khỏi trại Ft Chaffee đi đến Kansas City mùa noel 75 , còn nghe tin ông thượng sĩ Của cùng với 1 số anh em cựu quân nhân khác đi làm trại gà ở Oklamoha. Nếu ông còn sống thì cũng cở ngoài tuổi 80, lâu không liên lạc sống chết chưa rõ, nhưng câu chuyện kể rùng rợn này, có 2 anh KQ khác cũng được nghe. Đó là Lê thanh Nghiệp ở Lafayette , Nguyễn trí Tựu sau lấy con gái nhà báo Đạm phong ở Baton Rouge.

      (2) Chó Phú Quốc là một giống chó rất đặt biệt do các LM người Bồ đưa sang VN nuôi lấy thịt.

      Tôi là nhân chúng thật nghe chính miệng ông sát thù kễ lại nên cứ ghi tên thật của tôi.
      -------------------------
      Không tin là quyền của ông.Chuyện moi gan móc mật người sống là "thường" xảy ra dưới thời Mỹ Ngụy dù đó không phải là VC, đó là thói dã man của bọn Ngụy mà cho đến giờ bao nhiêu gia đình đau lòng uất hận khi nhìn lên bàn thời cha anh mình bị sát hại một cách khủng khiếp như thế. Ai không tin thì cứ về những miền quê trên khắp miền Nam thử hỏi xem sẽ rõ.

      Xóa
  25. https://www.facebook.com/hoighetphandong?hc_location=timelinelúc 11:34 8 tháng 11, 2014

    ĐẢO CHÍNH VIỆT NAM CỘNG HOÀ 1/11/1963 - SỐ PHẬN TAY SAI

    Cuối tháng 8/1963, theo lệnh của đại sứ Mỹ tại Việt Nam là Lodge, Conene - một sĩ quan CIA tới thăm Dương Văn Minh.
    Dương Văn Minh bổ nhiệm một tâm phúc của mình là trung tướng Trần Văn Đôn làm liên lạc viên giữa ông ta với Conene. Kế hoạch đảo chính được dần hoàn thiện vào khoảng tháng 10-1963.
    Ngô Đình Diệm và đồng đảng không hề hay biết tí gì. Em ruột ông Diệm là ông Ngô Đình Nhu, cố vấn chính trị của Diệm ngày càng tỏ ra bất mãn và kịch liệt phê phán chính sách của Mỹ đối với vấn đề Việt Nam. Ông Nhu chửi Lodge là “Đồ tiểu nhân bại hoại về đạo đức".
    Lúc 4 giờ 20 phút chiều ngày 29-10-1963 tại Nhà Trắng, Tổng thống Kennedy triệu tập một cuộc họp đặc biệt gồm 15 vị cố vấn ngoại giao cao cấp và chuyên gia an ninh quốc gia. Số phận của Ngô Đình Diệm được định đoạt tại cuộc họp này.
    Tổng thống Kennedy không chủ động nghe ý kiến của người phản đối, chỉ buông xuôi bằng câu “Thôi cứ để Lodge và các cộng sự của ông ta tùy cơ ứng biến, tới khi đó mọi việc sẽ rõ!”.
    Sáng 1-11-1963, Dương Văn Minh quyết định tiên hạ thủ vi cường. Các cơ quan chủ chốt nhanh chóng nằm trong tay phe đảo chính.
    Diệm quyết định phone trực tiếp cầu cứu Lodge: “Tại Sài Gòn này có một số tướng lĩnh quân đội không muốn phục tùng sự điều hành, chỉ huy của chính phủ” - ông Diệm thử thăm dò - “Tôi rất muốn biết thái độ của người Mỹ các ngài nhận định về việc này như thế nào?”.
    “Xin lỗi, từ trước tới nay, tôi chưa từng nghe nói về tin tức có liên quan tới đảo chính!” - Lodge giả vờ ngây ngô để tìm cách thoái thác. “Vả lại, hiện đang là 4 giờ 30 phút sáng tại miền Đông nước Mỹ, Washington không thể ngay lập tức trả lời ngài được”.
    “Nhưng về phía ngài chí ít cũng có cách nhìn khái quát chứ ạ! Tôi hiện tại chỉ mong được làm theo mọi yêu cầu của người Mỹ các ngài và sẽ cố gắng hết mức. Tôi tin rằng, nhiệm vụ mà nước Mỹ giao cho chúng tôi là tối cao...”.
    “Đúng vậy, ngài tổng thống đã hoàn thành rất tốt sứ mệnh của mình... Nhưng điều tôi lo lắng nhất hiện nay là an toàn tính mạng của ngài. Nghe nói, nếu các ngài đồng ý chủ động từ chức, thì những kẻ chủ mưu chuyện này sẽ sẵn sàng cung cấp mọi phương tiện cho anh em ngài rời Việt Nam, không rõ ngài đã nhận được tin này chưa?”.
    Đầu dây bên kia, Diệm chết lặng không nói thêm được gì nữa. Ông ta ngay lập tức hiểu ra rằng Mỹ và bọn đảo chính là cùng một giuộc.
    Đến sáng sớm ngày 2 tháng 11, các lực lượng bảo vệ dinh Gia Long đầu hàng. Nhưng khi vào dinh Gia Long, các lãnh tụ đảo chánh bỗng bối rối khi thấy ông Diệm và ông Nhu không có mặt ở đó. Và người Mỹ đi theo họ cũng bối rối không kém. Theo tướng Đôn, Conein, vốn có mặt tại bộ Tổng tham mưu trong suốt thời gian đảo chánh này, cứ nhắc đi nhắc lại: “Hai người này đi đâu? Phải bắt giữ họ bằng bất cứ giá nào. Không đập trứng thì làm sao làm được trứng tráng”
    Thì ra, biết trước nguy khốn, hai anh em họ Ngô đã sớm bí mật lẻn vào Chợ Lớn, nhờ che chở. Trong thời gian này, ông ta còn bắt liên lạc với Đại sứ quán Đài Loan, hy vọng được vào tị nạn tạm thời. Nhưng phía Đài Loan im re, không dám đồng ý lời thỉnh cầu này. Tới bước đường cùng, Ngô Đình Diệm ý thức được rằng đã cận kề cái chết. Ông ta cố tình kéo dài thời gian bằng cách thân chinh gọi điện thoại cho kẻ cầm đầu phe đảo chính, báo tin sẽ chuẩn bị nghi thức đầu hàng tại một nhà thờ. Nhưng ông ta không ngờ chỉ trước đó vài giờ đồng hồ, nhóm chủ mưu làm đảo chính đã quyết định số phận của ông ta.
    Dương Văn Minh thân chinh chọn lựa cắt cử một toán quân đi "đón Diệm". Toán quân này đi trên hai chiếc xe Jeep quân sự và một chiếc xe bọc thép M-113, lao về phía nhà thờ. Anh em Diệm-Nhu bị trói, bị nhét vào chiếc xe bọc thép. Đoàn xe dông thẳng một mạch về sở chỉ huy đảo chính.
    Khi cửa chiếc xe bọc thép M-113 mở ra, chỉ thấy anh em họ Ngô nằm gục trên vũng máu, thân mình chi chít vết đạn. Ngô Đình Nhu còn bị thêm mấy nhát đâm vào ngực. Cả hai anh em đã chết thảm
    ===

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://www.facebook.com/hoighetphandong?hc_location=timelinelúc 11:36 8 tháng 11, 2014

      Quay trở lại thời gian:
      Ngày 11/12/1961, gần hai tháng sau khi Kennedy gửi lá thư cho Tổng thống Diệm, viết rằng: “Mỹ quyết định giúp Việt Nam giành độc lập…”. Hai nhóm quân đội và thiết bị quân sự gồm 33 trực thăng bắt đầu đến Sài Gòn, cùng bốn máy bay một động cơ dùng huấn luyện và 400 viên chức - nhân viên quân đội Mỹ. Hôm sau, tờ New York Times viết: “Sự ủng hộ quân sự trực tiếp đầu tiên của Mỹ dành cho cuộc chiến Nam Việt Nam chống du kích cộng sản đã được tiến hành”. 10 ngày sau, 22/12/1961, chuyên gia quân sự James Davis đã trở thành người lính Mỹ đầu tiên bị du kích cộng sản giết. Davis bị bắn xuyên sọ, chết tức thì. Cuộc chiến “Mỹ hóa” tại Việt Nam thật sự mở màn…
      Chỉ nửa năm sau, thái độ của Tổng thống Diệm đối với Mỹ (cũng như ngược lại) bắt đầu thay đổi và mỗi lúc một xấu. Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ thị Đại sứ Mỹ tại VNCH Frederick Nolting tìm người thay Tổng thống Diệm.
      Giữa tháng 8/1962, cố vấn ngoại trưởng Mỹ tại Sài Gòn Mendenhall giục Nhà Trắng: “Khử ông Diệm, ông Nhu, bà Nhu và phần còn lại của gia đình Ngô”.
      Theo Mendenhall: "Kế hoạch đảo chính có khả năng thành công khi ông Diệm và vợ chồng ông Nhu không có mặt trong Dinh Gia Long và Tổng giám mục Ngô Đình Thục lẫn Đại sứ VNCH tại Anh, ông Ngô Đình Luyện, cũng không hiện diện trong nước.
      "Để vẹn toàn mưu sự, nhóm đảo chính nên bắt giam Nguyễn Đình Thuần (Ngoại trưởng) và bác sĩ Trần Kim Tuyến (sếp an ninh). Việc di tản viên chức trọng yếu Mỹ trước ngày đảo chính là điều tối cần thiết, phòng trường hợp Ngô Đình Diệm phản đòn và bắt họ làm con tin. Lực lượng đặc nhiệm Mỹ phải được huy động nhằm ngăn cộng sản “thừa nước đục thả câu”.
      Báo cáo Mendenhall là kế hoạch chi tiết đầu tiên phác họa cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm với sự nhúng tay của Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch Mendenhall có nhiều chi tiết bất ổn tiềm tàng. Hơn nữa, một vụ đảo chính có lẽ là chưa cần thiết...
      =====
      Bản Ghi nhớ do Phó Giám đốc Kế hoạch CIA (Helms) gửi cho Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách Viễn đông Sự vụ (Hilsman)
      Washington, ngày 16 tháng 8 năm 1963
      ĐỀ MỤC: Kính chuyển Những Đánh giá về Tình hình tại Nam Việt Nam.
      Thừa lệnh Phó Giám đốc (Kế hoạch)
      W.E.Colby
      ĐỀ MỤC: Khả năng Ngô Đình Nhu kế vị Tổng thống Ngô Đình Diệm
      1- Những tình huống khi Tổng thống Ngô Đình Diệm rời khỏi chính trường sẽ là những tiền đề cực kỳ quan trọng cho chuyện Ngô Đình Nhu kế vị làm Tổng thống Nam Việt Nam. Những khả năng đó gồm:
      a- Từ chức
      b- Chết tự nhiên hay chết vì tai nạn
      c- Bị ám sát
      d- Bị đảo chánh. Có thể bị giết nhưng không hẵn sẽ xảy ra như thế.
      2- Nhu, dĩ nhiên, là một thành viên của Quốc Hội, đơn vị nhà là tỉnh Khánh Hòa. Với sự loại trừ Diệm, Nhu có thể không vi phạm Hiến Pháp bằng cách dẫn điều 34 để từ đó nắm quyền Tổng thống không quá hai tháng, nếu từ đầu ông ta thuyết phục được Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ và Chủ tịch Quốc Hội Trương Vĩnh Lễ từ nhiệm chức vụ hiện tại và xếp đặt để ông ta lên thay thế Chủ tịch Trương Vĩnh Lễ. Sau đó, Nhu sẽ có thêm hai tháng để chuẩn bị và chiến thắng một cuộc bầu cử toàn quốc để đưa ông ta lên chức vụ Tổng thống một cách hợp pháp....
      ====

      Xóa
    2. https://www.facebook.com/hoighetphandong?hc_location=timelinelúc 11:39 8 tháng 11, 2014

      Công điện ngày 24/8/1963, bộ ngoại giao Mỹ gởi đại sứ Lodge.
      Đại sứ Cabot Lodge đến Saigon 22/8. Hai ngày sau, ngày 24/8 ông nhận được công điện của bộ ngoại giao Mỹ, với một nội dung sau đây:
      "Bộ Ngoại Giao gởi Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn để thi hành ngay lập tức. Tối Mật. Không được phép phổ biến. Chỉ đích thân Đại Sứ Lodge mới được phép đọc. Đối với CINPAC/POLAD thì chỉ Đô Đốc Felt được phép đọc
      Theo CAS Sài Gòn 0265 báo cáo về quan điểm của Tướng Đôn; Saigon 320, Saigon 316, Saigon 329. (Các con số là mật mã). Bây giờ thì hoặc quân đội đề nghị lệnh thiết quân luật hoặc ông Nhu đã lừa họ. Ông Nhu đă lợi dụng Tình trạng đó để tấn công chùa chiền bằng cảnh sát và Lực Lượng Đặc Biệt của Đại Tá Tung trung thành với ông ta, làm cho nhân dân Việt Nam và thế giới ngỡ lầm rằng quân đội làm. Hơn nữa, cũng thật quá rõ là ông Nhu đă âm mưu sắp đặt ông ta vào vị trí chỉ huy.
      Chính phủ Hoa Kỳ không thể dung dưỡng Tình trạng mà quyền hành lại nằm trong tay ông Nhu. Ông Diệm phải loại bỏ ông Nhu và các thuộc hạ của ông để thay vào đó bằng quân đội tinh nhuệ và các chính trị gia có tư cách.
      Nếu ông (Đại Sứ Lodge) cố gắng hết sức, nhưng ông Diệm vẫn ngoan cố và từ chối thì chúng ta phải đối đầu với một điều có thể xảy ra, là ngay cả bản thân ông Diệm cũng không thể tồn tại được.
      Ông đại sứ và tổ hành động tại chỗ phải cấp tốc cứu xét việc tìm người lãnh đạo thay thế, và soạn thảo những kế hoạch chi tiết để thay thế Diệm, khi cần. Không cần phải nói, chắc ông đại sứ sẽ tham khảo ý kiến với đại tướng Harkins về những biện pháp cần thiết để bảo vệ nhân viên Mỹ trong suốt thời kỳ khủng hoảng… Ông đại sứ nên hiểu rằng chúng tôi không thể từ Hoa Thịnh Đốn đưa ra những chi tiết hành động, nhưng ông đại sứ cũng nên hiểu rằng chúng tôi triệt để đứng sau lưng ông đại sứ trong tất cả những hành động nhằm đạt tới mục tiêu của chúng ta”
      Ký tên: Hilsman, Forrestal, Ball, W.Everell Hariman ".
      (Telegram 243, State to Lodge, Aug 24, 1963, Box 198, National Security File, John F. Kennedy Library).
      =====

      Xóa
    3. https://www.facebook.com/hoighetphandong?hc_location=timelinelúc 11:40 8 tháng 11, 2014

      DANH SÁCH NHẬN TIỀN "THƯỞNG" ĐẢO CHÍNH:
      Phiếu trình của thiếu tá Đặng Văn Hoa, gởi trung tướng Trần Văn Đôn:
      "Phiếu đệ trình, ngày 14 tháng 8 năm 1971
      Trích yếu:
      Về số bạc ba triệu đồng của ông Conein cho mượn để thù lao các đơn vị trong ngày Cách mạng 1/11/63.
      Kính thưa trung tướng,
      Số bạc 3 triệu đồng của ông Conein cho mượn thì đã được trung tướng chỉ thị cấp cho những người sau đây:
      Ngày 1/11/63, TT/TMT Trần thiện Khiêm nhận ..........500,000 $
      (do đại tá Đặng văn Quang làm biên nhận)
      Ngày 1/11/63, TT Tôn Thất Đính tư lệnh quân đoàn 3 nhận ...500,000 $
      (do đại úy Phạm viết Hùng nhận)
      Ngày 10/11/63, TT Tôn thất Đính có nhân thêm ................100,000 $
      Ngày 4/11/63, tặng sư đoàn 5 ...50,000 $(do đại tá Nguyễn văn Thiệunhận)
      Ngày 5/11/63, tặng liên đoàn thủy quân lục chiến của đại tá Lê nguyên Khang..100.000 ( do đại úy Quế nhận)
      Ngày 5/11/63, đại tá Trần ngọc Huyến thị trưởng Đà Lạt nhận 100,000 $
      Ngày 9/11/63, thiếu tá Phan Hòa Hiệp trường thiết giáp nhận ..100,000$
      Ngày 19/11/63, đại úy Đào ngọc Diệp câu lạc bộ tổng tham mưu nhận...100,000$
      Tổng cộng.................................................................1,550,000$
      Tất cả số tiền 1,550,000 $ trên đây đều có biên nhận (đính kèm).
      Như vậy còn lại 1,450,000 $, trung tướng cũng tặng cho anh em nhưng không có chữ ký biên nhận.
      Nếu tôi nhớ không lầm thì trung tướng đã tặng cho các ông sau đây:
      Trung tướng Dương văn Minh
      Trung tướng Lê văn Kim
      Trung tướng Tôn thất Đính
      Thiếu tướng Nguyễn hữu Có
      Thiếu tướng Trần ngọc Tám
      Trung tướng Nguyễn Khánh
      Trung tướng Đỗ Cao Trí
      Ngày 14 tháng 8 năm 1971
      Ký tên
      Đặng Văn Hoa"
      Hồi ký của tướng Đôn: " Đúng 1:30 trưa,ông Conein vào có mang theo một máy truyền tin đặc biệt để liên lạc với Toà Đại Sứ Mỹ và một bao tiền Ba Triệu bạc VN. Đảo chánh vừa thành công,trong không khí rộn ràng đó, tôi có tặng cho các bạn một số tiền ủy lạo binh sĩ đơn vị và không đòi làm biên nhận đầy đủ. Đến năm 1971 tôi ra lệnh cho thiếu tá Đặng văn Hoa tìm lục lại các biên nhận về việc chi số tiền Ba Triệu bạc tiền thưởng của Conein, thì thiếu tá Đặng văn Hoa làm tờ trình và một số các biên nhận. Tôi xin đính kèm theo đây để chứng minh. Vì lúc đó mấy triệu bạc VN đối với tôi không phải là số tiền mà tôi khao khát ."( Trích : "VN Nhân Chứng" của Trung Tướng Trần Văn Đôn, trang 211)
      =====
      Sau khi giết cả nhà Diệm, Hoa Kỳ múa gậy vườn hoang, toàn quyền thao túng bộ máy VNCH, dùng viện trợ để sai bảo và bắt đám tay sai phải đáp ứng mọi đề nghị yêu cầu của Mỹ. Mỹ toàn quyền chỉ định thành phần chính phủ, phe nhóm nào được ông Đại sứ Mỹ để ý là có thể lập chính phủ nên Chỉnh Lý, Đảo chánh xảy ra liên tiếp. Quân Lính VNCH bị đưa đi đánh lẫn nhau do tham vọng bè phái giữa các tướng. Tướng Nguyễn Ngọc Loan đưa Thủy Quân Lục Chiến và Cảnh Sát Dã Chiến ra Miền Trung đánh nhau với lính Sư Đoàn I Bộ Binh của tướng Nguyễn Chánh Thi. Nguyễn chánh Thi theo phe Phật giáo tranh đấu của Thích trí Quang, nổi loạn đòi Miền Trung Tự Trị, chiếm Thị xã Đà Nẵng và Thành phố Huế.
      Thật là mỉa mai, cay đắng cho một "chính thể"!
      =====
      Chính Ngô Đình Diệm công khai thừa nhận:
      "Biên giới của Mỹ không ngừng ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, mà kéo dài, ở Đông Nam Á, tới sông Bến Hải, ở vĩ tuyến 17 của Việt Nam, hình thành một biên giới của 'thế giới tự do', cái mà chúng ta đều trân quý”.
      Và chính Tổng thống Mỹ Lydon Johnson nói: “"Diệm là thằng con trai duy nhất mà chúng ta có ở đó”. (Diem is the only boy we’ve got out there).”
      Để rồi cuối cùng, cả nhà Diệm đều bị giết theo cách người ta hành hình đám thảo khấu. Thật đáng thương!
      (20 ngày sau khi Diệm bị giết, 22/11/1963 Kennedy bị ám sát chết tại Mỹ. Đại uý Nguyễn Văn Nhung, kẻ trực tiếp hạ sát Diệm - Nhu sang năm 1964 cũng bị thủ tiêu).
      Thật bi hài khi nhân 50 ngày "giỗ cụ Diệm", đám cờ vàng Ca li phọt lại tổ chức "lễ" cho nhà Diệm ở chân.. "tượng đài chiến sỹ Việt Mỹ" - đao phủ của Diệm - Dưới âm ty, chắc gia tộc Diệm lại uất đến thổ huyết mà chết lần nữa!!!

      Tổng hợp NHM.

      Xóa
  26. https://www.facebook.com/hoighetphandong?hc_location=timelinelúc 11:46 8 tháng 11, 2014

    Mời xem Video clip:
    https://www.youtube.com/watch?v=DeNv_62v6WQ&feature=youtu.be

    JOHNSON THÚ NHẬN GIẾT ÔNG DIỆM
    Ngày 2 tháng 11 năm 1963 là ngày hai anh em ông Diệm-Nhu bị ám sát trong xe bọc thép sau cuộc đảo chính do Mỹ bật đèn xanh và chi tiền 'ủy lạo' tướng sĩ 'quốc gia' tham gia. Trong một cuộc nói chuyện với Eugene McCarthy vào ngày 1 tháng 2 năm 1966, Tổng thống Lyndon Johnson đã thú nhận chuyện này:
    "Họ đã bàn với tôi về Diệm, anh nhớ chứ. Ông ấy thối nát và cần phải bị giết. Và thế là chúng ta giết ông ấy. Tất cả chúng ta đã họp nhau lại và dùng một đám côn đồ trời đánh ám sát ông ấy. Và bây giờ, chúng ta thật sự chẳng tìm được sự ổn định chính trị từ lúc đó."
    "They started on me with Diem, you remember, he was corrupt and he ought to be killed. So we killed him. We all got together and got a goddamn bunch of thugs and assassinated him. Now, we've really had no political stability since then."
    http://youtu.be/DeNv_62v6WQ
    Đoạn đối thoại này cho thấy nỗi khổ tâm của chính quyền Mỹ. Mỹ đã bỏ nhiều công sức đưa ông Diệm lên và đặt nhiều hy vọng nhưng cuối cùng thì chính mình phải ra lệnh thủ tiêu con ngựa chứng và kéo theo bất ôn chính trị sau đó. Nhưng thật ra thì từ đầu cái chính quyền giả tạo do Mỹ dựng lên này chưa bao giờ có ổn định cả.
    Có một sự hiểu lầm rất đáng tiếc ở đây là Mỹ thì nghĩ rằng mình một tay đưa ông Diệm lên, nuôi ăn nuôi mặc nên luôn mong đợi phải có một sự phục tùng nào đó. Ông Diệm thì không biết là do ngây thơ hay hoang tưởng nên cứ cho là mình được làm tổng thống thật, có quyền lực tối cao thật sự và do đó cả gia đình cứ thoải mái tự tung tự tác.
    Tự sức ông Diệm thì không có khả năng trèo lên ghế tổng thống nắm niền Nam vì trước đó ông chẳng có công lao trong sự nghiệp đánh đuổi Pháp cho nên không có sự ủng hộ rộng rãi trong dân, Ông không có một đảng chính trị trong nước hậu thuẫn, và cũng chẳng có một quân đội do mình xây dựng nên để trung thành với mình. Không có Mỹ trực tiếp cho CIA nhảy vào múa may thì không có Tổng thống Diệm.
    https://www.facebook.com/hoighetphandong/photos/a.714689918572308.1073741921.124739034234069/725955080779125/?type=3&theater Quân đội mà Mỹ cho ông dùng cho giống tổng thống đúng là 'một đám côn đồ' đâm thuê chém mướn theo lời Johnson nói, vì nó được Pháp tạo ra để chống lại cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc của người Việt Nam. Cứ cho tiền thì nó sẽ giết theo lệnh. Pháp rút đi thì Mỹ thuê lại và do đó chỉ cần Mỹ nháy mắt một cái thì họ sẽ làm thịt cả gia đình ông Diệm ngay.
    Và do bản chất đánh thuê vì tiền nên khi Mỹ rút đi, không trả lương và ra lệnh nữa thì quân đội này mất phương hướng, tan rã rất dễ dàng.

    Trả lờiXóa
  27. https://www.facebook.com/hoighetphandong?hc_location=timelinelúc 11:49 8 tháng 11, 2014

    Còn đây là BBC nhé, chuẩn phương tây nè:
    --------
    Chính tổng thống Mỹ ủng hộ lật ông Diệm

    Chính ông John F. Kennedy đã đồng ý với đảo chính với điều kiện nó phải thành công

    Các tài liệu giải mật gần đây cho thấy Tổng thống John F. Kennedy đồng ý phải lật đổ người tương nhiệm tại Sài Gòn, ông Ngô Đình Diệm, hồi năm 1963.

    Mặc dù phản đối đảo chính ngay lập tức khi các tướng lĩnh ở Sài Gòn tiếp cận Hoa Kỳ hồi cuối tháng Tám năm 1963, ông Kennedy dần dần cảm thấy rằng không còn lựa chọn nào khác trong cố gắng mang lại thành công cho cuộc chiến chống cộng sản ở nam Việt Nam, theo dẫn chứng từ các băng ghi âm những cuộc họp của Tổng thống Kennedy với các quan chức Hoa Kỳ.

    Những phân tích của trang Lưu trữ An ninh Quốc gia, trang của các nhà báo và học giả lập ra để đảm bảo độ minh bạch của các quyết định chính trị, cho thấy ông Kennedy thực sự quan tâm tới những diễn biến ở Sài Gòn vào thời điểm đó và cố gắng để có những thông tin đầy đủ nhất trước khi đi tới quyết định sẽ làm gì.

    Tài liệu mang tên 'Cuộc đảo chính Diệm sau 50 năm, John F. Kennedy và miền Nam Việt Nam, 1963' dựa vào một loạt những băng ghi âm mà chính Tổng thống Kennedy ghi lại và được giải mật trong vài năm gần đây cùng với một số văn bản mật đã được công bố để kết luận ông Kennedy đã không phản đối đảo chính nhưng muốn đảm bảo đảo chính phải thành công.

    Vị Tổng thống đã chủ trì nhiều cuộc họp để bàn về chuyện Hoa Kỳ cần ứng phó ra sao trước tình hình phức tạp ở Sài Gòn trong đó có cuộc tấn công của gia đình họ Ngô nhắm vào Phật giáo, phe quân đội muốn lật ông Diệm và cả tin tức Cố vấn Ngô Đình Nhu đã có những liên hệ bí mật với miền bắc cộng sản.

    Ông Kennedy đóng vai trò điều phối thay vì áp đặt ý kiến cá nhân khi gặp gỡ các quan chức quốc phòng và ngoại giao hàng đầu để bàn về nam Việt Nam.
    Loại bỏ ông Nhu

    Cũng như các quan chức Hoa Kỳ khác, ông Kennedy đồng ý rằng cần phải loại bỏ Cố vấn Ngô Đình Nhu, người đứng đằng sau nhiều quyết định bị xem là tai hại của Tổng thống Diệm.
    Ông Diệm kiên quyết không loại bỏ em trai khỏi vị trí cố vấn dù Hoa Kỳ gây sức ép

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://www.facebook.com/hoighetphandong?hc_location=timelinelúc 11:50 8 tháng 11, 2014

      Ngay cả sau khi đã có tin các tướng lĩnh Sài Gòn đang mưu lật ông Diệm, Tổng thống Kennedy vẫn muốn có những hoạt động ngoại giao nhằm thuyết phục ông Diệm gạt bỏ ông Nhu và bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông cố vấn.

      Nhưng vào thời điểm cuối tháng Tám năm 1963, hai tháng trước cuộc đảo chính ngày 1/11/1963, ông Kennedy cũng biết rằng tương quan lực lượng giữa phe toan đảo chính và phe trung thành với ông Diệm nghiêng về phía quân ủng hộ gia đình họ Ngô.

      Khi đó ông Kennedy cũng nhận thấy Mỹ, theo chính lời ông, đang "ngập tới hông" ở Việt Nam và cuộc chiến chống cộng sản sẽ không đi tới đâu nếu ông Diệm và các ủng hộ viên của ông tiếp tục tại nhiệm.

      Vị Tổng thống cũng ý thức được rằng Quốc hội Hoa Kỳ sẽ bất bình nếu biết ông đứng về phía các viên tướng đảo chính nhưng kết luận rằng các dân biểu còn "giận dữ hơn nếu Việt Nam thất bại" trong cố gắng trở thành hình mẫu phi cộng sản ở châu Á.

      Ông cũng trực tiếp nghe bàn thảo về các phương thức Hoa Kỳ có thể thực hiện để ủng hộ giới tướng lĩnh muốn đảo chính trong đó có giảm viện trợ của Hoa Kỳ cho lực lượng đặc nhiệm trung thành với ông Diệm, dùng trực thăng của quân đội Hoa Kỳ để giúp chuyển quân cho các viên tướng Sài Gòn và cả kế hoạch di tản người Mỹ nếu đảo chính bất thành.
      10 năm đẫm máu

      Cuối cùng cuộc đảo chính đã diễn ra hôm 1/11/1963 với sự bật đèn xanh của Mỹ và sau khi các tướng mưu đảo chính hội đủ lực lượng vượt trội so với quân trung thành với ông Diệm.
      Nửa triệu lính Hoa Kỳ đã tới Việt Nam trong những năm sau đảo chính

      Cả hai ông Diệm và Nhu bị giết hôm 2/11 và miền Nam rơi vào tình trạng bất ổn chính trị từ đó cho tới khi tan rã vào năm 1975.

      Hai mươi ngày sau chính Tổng thống Kennedy cũng bị sát hại bởi một tay súng.

      Sự can dự của Hoa Kỳ vào Việt Nam ngày càng tăng sau sự ra đi của cả hai tổng thống.

      Trong năm 1965, Hoa Kỳ đưa 200.000 quân tới tham chiến ở Việt Nam và số quân này tăng gấp đôi trong năm sau đó và đạt nửa triệu vào năm 1967.

      Tới khi Hiệp ước Paris nhằm chấm dứt Cuộc chiến Việt Nam được ký kết, hơn 58.000 lính Mỹ đã chết trong cuộc chiến tàn khốc vốn cũng cướp đi sinh mạng của hàng triệu người Việt Nam.

      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/11/131104_kennedy_ung_ho_lat_diem#orb-banner

      Xóa