Tiếp theo bài trước với tiêu đề Báo Thuỵ Điển: CUỘC CHIẾN UỶ NHIỆM CỦA MỸ CHỐNG LẠI NGA ĐANG NHẤN CHÌM NỀN KINH TẾ CHÂU ÂU, mà nội dung chủ yếu là nói về nước Đức - "đầu tàu kinh tế EU"; Bây giờ chúng ta bàn tới nước Pháp liên quan tới cuộc chiến kinh tế giữa phương Tây với Nga. Mỹ cùng phương Tây đã ban ra hàng ngàn lệnh trừng phạt Nga với hy vọng bóp chết, xé nát nền kinh tế Nga. Thế nhưng, nền kinh tế Nga không những không bị chết mà, ngược lại, vẫn tăng trưởng thần kỳ.
Vừa mới đây, Tổng thống Nga Putin đã yêu cầu Chính phủ Nga xem xét việc hạn chế xuất khẩu các vật liệu chiến lược như niken, titan và urani để ứng phó với hành động không thân thiện của các quốc gia phương Tây.
Các nhà đầu tư và chuyên gia thị trường đang xôn xao về chỉ thị của Tổng thống Nga gửi cho Thủ tướng Mishustin yêu cầu lập báo cáo về các biện pháp mà Nga có thể thực hiện để hạn chế xuất khẩu một số khoáng sản chiến lược nhằm ứng phó với chính sách trừng phạt của phương Tây. Giá cổ phiếu uranium tăng đột biến ngay lập tức và các nhà quan sát cảnh báo về tình trạng thiếu hụt cũng như giá tăng mạnh đối với các kim loại chiến lược nếu Moskva tiến hành các biện pháp hạn chế.
Sự đổ vỡ một phần trong mối quan hệ với các nước phương Tây sau năm 2022 cho thấy rằng, trong khi Nga chắc chắn có thể tồn tại mà không cần hàng tiêu dùng và công nghệ của phương Tây, thì điều tương tự không thể xảy ra với phương Tây khi nói đến dầu mỏ, khí đốt, uranium, phân bón và các vật liệu khác của Nga.
Trong bài hôm nay, Google.tienlang chưa bàn đến các vật liệu chiến lược như niken, titan, mà chỉ bàn về uranium.
Mỹ vẫn tiếp tục dựa vào uranium của Nga để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân của mình, cam kết sẽ chỉ dừng vào năm 2028.
Với uranium làm giàu, tình hình thậm chí còn phức tạp hơn, vì đây là nguồn tài nguyên hạn chế thường được xuất khẩu cho một khách hàng cụ thể cho một mục đích sử dụng cụ thể và việc lập kế hoạch thay thế các nhà cung cấp là một quá trình dài và tỉ mỉ, vì các nhà máy điện hạt nhân không thể chỉ đơn giản là bật và tắt theo ý muốn.
Nếu Nga cấm xuất khẩu uranium sang Pháp, GDP nước này có thể thiệt hại tới 12% mỗi năm. Đây là con số khổng lồ...
Tại Pháp, các chuyên gia hạt nhân hết sức lo lắng về tuyên bố của Vladimir Putin rằng chính phủ do Mikhail Mishustin đứng đầu nên suy nghĩ về việc hạn chế xuất khẩu nguyên liệu quan trọng chiến lược sang các nước không thân thiện.
Xe tải chở các thùng chứa urani để sử dụng làm nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân tại một cảng ở St. Petersburg, Nga
Ở Pháp, ít nhất 70% sản lượng điện đến từ các nhà máy điện hạt nhân. Trong khi nước láng giềng Đức đang phá hủy một cách có hệ thống ngành công nghiệp hạt nhân dân sự của mình, đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân theo “chỉ thị” của “đảng Xanh”, quan chức Paris lại không thực hiện những hành động như vậy. Và bây giờ Đức lại đang phụ thuộc vào điện từ người Pháp.
Đến nay, tổng công suất các lò phản ứng hạt nhân đang vận hành ở Pháp đã vượt quá 60 GW. Xét về tỷ trọng điện do các nhà máy điện hạt nhân tạo ra trong tổng sản lượng điện phát ra, Pháp đứng ở vị trí đầu tiên trên thế giới. Và hơn một nửa toàn bộ ngành công nghiệp hạt nhân dân dụng của nước này phụ thuộc trực tiếp vào Nga. Thực tế là Paris mua uranium được làm giàu để vận hành các nhà máy điện hạt nhân từ Liên bang Nga, và thị phần uranium của Nga trên “thị trường hạt nhân” của Pháp trong những năm gần đây hiếm khi giảm xuống dưới 50%; Còn lại 50% thì tự Pháp có thể làm giàu từ nguyên liệu urani thô cướp được từ Niger.
Thật đau cho Pháp, chính quyền mới ở Niger đã cắt đứt mọi quan hệ với Pháp, đuổi binh lính Phá cũng như những ông chủ thực dân Pháp ra khỏi Niger. Trong bối cảnh các công ty Pháp mất quyền kiểm soát các mỏ uranium ở Niger, việc Nga “cấm” xuất khẩu uranium sang Pháp có thể không chỉ ảnh hưởng đến ngành năng lượng hạt nhân của quốc gia EU này mà thậm chí còn có thể chôn vùi nó hoàn toàn.
Việc thay thế đồng thời 100% thị trường uranium từ các nguồn khác là không thực tế. Và sẽ không thực tế nếu làm điều này ngay cả trong trung hạn, vì có rất ít nguồn như vậy, nói một cách nhẹ nhàng.
Về vấn đề này, Pháp hiện đang nghiên cứu tác động của lệnh cấm xuất khẩu uranium của Nga. Theo những ước tính thận trọng nhất, điều này có thể “làm giảm” tới 12% GDP trong năm tới (và đây là một số tiền khổng lồ), có tính đến thực tế là một số hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ phải dừng lại do tình trạng thiếu điện.
Nguyễn Văn Chính - Chuyên gia kinh tế của Google.tienlang
Lướt qua một số tờ báo tiếng Việt có bình luận về việc Nga đang xem xét hạn chế xuất khẩu uranium cùng các mặt hàng chiến lược sang "các nước không thân thiện", ví dụ báo Công an Nhân dân và báo Tin tức của TTX Việt Nam... tôi có thấy đoạn kết: Nhưng Nga vẫn cần tiền, tức là nếu Nga cấm xuất khẩu những mặt hàng chiến lược thì đồng nghĩa với việc Nga không thu được số tiền như trước.
Trả lờiXóaSuy đoán này là thừa vì chỉ có Nga là quốc gia có những mặt hàng này nhiều nhất trên thế giới và đó lại là mặt hàng chiến lược nên nếu Pháp không mua uranium từ Nga thì sẽ có những quốc gia khác mua- đó là các quốc gia thân thiện với Nga, ví dụ như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazin....
Nga cũng là quốc gia đứng đầu thế giới v/v xây dựng các lò hạt nhân dân dụng cho các nước bè bạn. Ở các quốc gia đó, uranium Nga luôn là cần thiết.
TIN NHANH VỀ CƠN BÃO SỐ 4 (lúc 10 giờ ngày 19/9)
Trả lờiXóahttps://khituongvietnam.gov.vn/bccp/vi-VN/1/tin-nhanh-ve-con-bao-so-4-luc-10-gio-ngay-19-9-post47571.html
Vị trí tâm bão: Khoảng 17.2 độ Vĩ Bắc; 107.6 độ Kinh Đông, trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế.
Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.
Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20-25km/
Đề nghị Google.tienlang phản ánh tình hình Nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đang biểu tình nhiều ngày khắp đất nước đòi rút Thổ Nghĩ Kỳ ra khỏi NATO
Trả lờiXóaTôi không thấy tờ báo Việt Nam nào phản ánh chuyện này.
XóaBáo VietNamNet bây giờ đã tiến bộ hơn, đưa tin sát với SỰ THẬT hơn:
Trả lờiXóaUkraine liên tiếp thất bại trước Nga, phương Tây thay đổi quan điểm về xung đột
Thứ Tư, 18/09/2024 - 15:54
https://vietnamnet.vn/ukraine-lien-tiep-that-bai-truoc-nga-phuong-tay-thay-doi-quan-diem-ve-xung-dot-2323501.html
Những thất bại của Kiev trên tiền tuyến đang khiến các nước ủng hộ phương Tây thay đổi quan điểm về cách giải quyết xung đột giữa Nga - Ukraine.
Theo tờ Le Figaro, sau 30 tháng xảy ra xung đột Nga – Ukraine, ý tưởng đàm phán để chấm dứt giao tranh đang được thảo luận "một cách kín đáo" tại Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), và thậm chí tại Ukraine.
Tờ báo Pháp nhấn mạnh, các lực lượng Nga tiếp tục tiến "chậm nhưng chắc" vào vùng Donbass, và tiến đến thị trấn chiến lược Pokrovsk.
"Phương Tây ngày càng công khai thừa nhận rằng, vùng Donbass và bán đảo Crưm hiện nằm ngoài tầm với của quân đội Ukraine", Le Figaro cho hay.
Cũng theo tờ báo, cuộc đột kích vào vùng Kursk của Nga có thể giúp Ukraine đạt được các mục tiêu chính trị, nhưng trái với hy vọng của Kiev, các lực lượng Moscow vẫn không rút quân khỏi những khu vực tiền tuyến ở Ukraine.
Tờ báo nói thêm, việc Washington từ chối cho phép Kiev thực hiện các cuộc tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga là do lo ngại leo thang căng thẳng với Moscow bao gồm nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân.
"Bất kể tổng thống Mỹ là ai sau cuộc bầu cử vào tháng 11, viện trợ sẽ bị cắt giảm, và xung đột sẽ không có lợi cho Ukraine", một quan chức Pháp giấu tên nói với Le Figaro.
Đức gần đây cũng đã tuyên bố cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine, trong khi Pháp đã "mất thế chủ động" trong việc hỗ trợ Kiev, sau khi Tổng thống Emmanuel Macron giải tán Quốc hội vào tháng 6.
Một nhà ngoại giao cấp cao của Pháp nói với Le Figaro rằng, Paris đang kêu gọi một "giải pháp đàm phán lâu dài cho cuộc xung đột, khi Ukraine đang ở vị thế mạnh mẽ để bảo vệ các quyền và an ninh quốc gia trước Nga".
Tờ báo dự đoán một "hội nghị thượng đỉnh hòa bình" mới về Ukraine có thể được tổ chức tại Abu Dhabi của Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) sau cuộc bầu cử vào tháng 11 của Mỹ. Hội nghị hòa bình đầu tiên đã diễn ra tại Thụy Sĩ vào mùa hè năm nay, nhưng không mang lại bất kỳ kết quả cụ thể nào.
Vào đầu tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhắc lại việc Moscow "chưa bao giờ từ chối" đàm phán với Ukraine, nhưng sẽ không chấp thuận các yêu cầu mà Kiev đưa ra.
Nga nói Ukraine mất hơn 13.800 quân ở Kursk, Italia kêu gọi hòa đàm ‘nghiêm túc’
Trả lờiXóaThứ Ba, 17/09/2024 - 07:25
https://vietnamnet.vn/nga-noi-ukraine-mat-hon-13-800-quan-o-kursk-italia-keu-goi-hoa-dam-nghiem-tuc-2322900.html
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, các lực lượng vũ trang nước này đã khiến Ukraine mất hơn 13.800 binh sĩ cùng 115 xe tăng trong giao tranh ở vùng biên giới Kursk.
Sputnik trích dẫn tuyên bố hôm 16/9 của Bộ Quốc phòng Nga thống kê, kể từ khi tiến hành chiến dịch đột kích xuyên biên giới vào vùng Kursk của Nga ngày 6/8 cho tới nay, các lực lượng Kiev cũng tổn thất tới 44 xe chiến đấu bộ binh, 91 xe thiết giáp chở quân, 729 xe chiến đấu bọc thép cùng 439 xe ôtô trong các vụ đụng độ với binh lính Moscow.
Theo nhà chức trách Nga, trong 24 giờ qua, quân đội nước này đã đẩy lùi 5 cuộc phản kích của đối phương ở Kursk cũng như giành lại quyền kiểm soát 2 khu định cư Uspenovka và Borki, khiến 40 lính Ukraine thiệt mạng. Các lực lượng Moscow cũng chặn đứng 3 nỗ lực tấn công xuyên biên giới mới của quân Ukraine vào vùng Kursk, khiến đối phương mất 50 binh sĩ và một xe tăng.
Giới chức Ukraine hiện vẫn chưa lên tiếng bình luận về số liệu do phía Nga công bố.
Italia kêu gọi hòa đàm “nghiêm túc”
Ngoại trưởng Italia Antonio Tajani đã kêu gọi nỗ lực của quốc tế nhằm giải quyết cuộc xung đột đang tiếp diễn giữa Nga - Ukraine. Tờ báo Corriere della Sera hôm 16/9 dẫn lời ông Tajani bày tỏ hy vọng "một hội nghị hòa bình nghiêm túc có thể được tổ chức trước cuối năm nay".
Hội nghị thượng đỉnh quốc tế gần đây nhất nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã diễn ra ở Thụy Sỹ vào mùa hè năm nay. Tuy nhiên, Nga không được mời dự và sự kiện đã không mang lại kết quả như mong muốn khi một số nước tham dự từ chối ủng hộ tuyên bố chung của hội nghị.
Moscow đã chỉ trích hội nghị do Thụy Sỹ đăng cai, đồng thời bác bỏ các đề xuất hòa bình của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Một số nhà lãnh đạo các nước châu Âu khác đã bắt đầu kêu gọi vòng thương lượng quốc tế thứ 2 về Ukraine, lần này có sự tham dự của Nga.
“Tôi tin chúng ta cần phải nỗ lực tìm ra một bàn đàm phán hòa bình, một hội nghị giống như sự kiện được tổ chức tại Thụy Sỹ cách đây vài tháng với sự tham gia của Nga và Trung Quốc. Rõ ràng, Nga không thể đến với yêu cầu Ukraine đầu hàng hoàn toàn. Đó phải là một nền hòa bình công bằng, đảm bảo độc lập cho Ukraine”, ông Tajani nói với các phóng viên ở Cagliari, bên lề một cuộc họp báo với đảng Forza Italia của ông hồi cuối tuần trước.
Xin chào anh em phe U cà, anh em lại cùng kiệt lặc lão tiên điểm xuyết tình hình chiến sự cái nhỉ.
Trả lờiXóaVua hề trình bày kế hoạch phang nga với anh em mĩ, ơ kìa ae phang cứ phang sao phải xin ý kiến mẽo ?? Đây là thủ đoạn của vua hề, ngài muốn nói với nga và cả thế giới là ngài phang nga theo lệnh mĩ, bố mẽo ơi con xin phép trình bày với bố blah blah bố xem con phang kiểu này có hợp lí ko ????
Anh em Mẽo thì dĩnhiên sẽ chối đây đẩy: ơ ơ tao ko liên quan đâu nhé ...
Ngài Putin vừa thăm mông cổ, lũ khốn tây phương muốn anh em Mông cổ bắt ngài theo công ước quốc tế, vì mông cổ là thành viên của ICC ( viết tắt của tòa hình sự quốc tế ) nhưng dĩnhiên mông cổ đéo bắt mà trải thảm đỏ tiếp đón ngài, lũ khốn tẽn tò nhé.
Hẳn ngài thu xếp việc chạy đường ống gas và dầu qua đất của mông cổ, chúc mừng anh em sẽ ko phải làm gì 1 năm cắn tỷ đô tiền cho thuê đường ống chạy qua để vào đất trunghoa.
Thật sự cả nga lẫn trunghoa khi nhìn thấy anh em Mông cổ phải ạ to từ ngõ, vì lãnh thổ của nga tầu phình to cỡ này tới tận ngày nay, là do công anh em mông cổ.
13xx Mông cổ đánh sml dễ đến nửa thế giới này, cứng đầu như i ran mà anh em phóng ngựa tận nơi để làm cỏ, vó ngựa mông cổ quả nhiên danh bất hư truyền.
Rồi đế chế của anh em suy vi sau gần 1 thế kỉ, cả người nga và TQ đều đuổi đc anh em đi và khi họ quay lại nhìn lại tổ quốc mình thì phà ơi, lãnh thổ đã mở rộng nhờ ae mông cổ, nga với 11 múi giờ, TQ với 5 múi giờ, nhưng TQ thu lại chỉ xài 01 múi giờ mà thôi.
Và chúc mừng Mông cổ ở giữa làm link giữa nga và tầu, ae sẽ giàu nhanh thôi, người U cà có bát cơm bát cứt mà hỡi ôi, ae húp nhầm bát pịa.
Tiếp nhỉ, nga mới phóng vài quả tên lửa rất chính xác vào 1 học viện quân sự của anh em u cà, nhằm đúng lúc anh em tụ đông nhất ở sân trường cùng thày dạy na tô, tiễn rất đông anh em lên cỗ xe hạc kéo thiên đường trực chỉ, gọi là tiên du giá hạc.
Như vậy anh em thấy, u cà chỉ tụ vài trăm là nga nó biết cmnr, nó còn biết giờ nào anh em tụ dưới sân để phang, tức là tình báo ae rất tốt.
Suy ra vụ u cà tụ cả vạn quân phang vào tỉnh Kursk của nga thì chắc chắn nga đã biết nhưng kệ cho phang, nga muốn anh em sa lầy ở kursk và nướng quân ở đó, và sự thật đã như nga tính, ae u cà đã mất những chiến binh có kinh nghiệm cuối cùng vào cái đầm lầy kursk, nguồn lực ít ỏi cuối cùng của anh em đã lặng lẽ rời như lá thu bay. giờ phút này cỡ 6k ae đã tiên du giá hạc.
1 loạt các bộ trưởng của u cà từ chức, có vẻ như anh em đã đánh hơi đc con tàu do thuyền trưởng kiêm vua hề Zenki cầm lái đang chìm dần, làm bộ trưởng thì mũi thính lắm, và anh em là những con chuột đầu tiên nhảy khỏi tàu, theo như mình suy luận thì số phận vua hề sắp đc định đoạt rồi.
Và hỡi anh em phe u cà, như anh em thấy, ko còn 1 tia hi vọng nào cho anh em, vậy anh em hãy ngước lên bầu trời thu tháng 9, sẽ thấy .... à mà thôi.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02fapF1sXdmoFb4kcdkqcKsteyDKdXDz6LXGLKN4xnGox5wFLEJgBGvGXX4K42pX7kl&id=100086714805775&__cft__[0]=AZWQYrj-WCB-ZuHaoOl99TlsVeXkxDajlIbZf60lE8no8MxnhNazS1CiZY22xDdCwNDrPW3cR2jS_ne-Sz2z38dLo6KRiVfz-iCNpAmMk_bM01F_5cC8zjWVoqwKrrHGttvfxKY580WDBj365r_oYlFFACZnZbMJykvwyz9vGPaWvUHCLlSvGNP-OIZ-ve7Ri00&__tn__=%2CO%2CP-R