Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2024

"Nhà văn" Nguyễn Quang Vinh - KẺ CHUYÊN LỪA ĐẢO TIỀN CỨU TRỢ

 

Lời dẫn: Đối với những bạn đọc lâu năm của Google.tienlang thì Nhà văn, Nhà biên kịch Nguyễn Quang Vinh không phải là người xa lạ. Ở Blog trước (lập từ Tháng Hai năm 2012), Google.tienlang từng có khá nhiều bài về Nguyễn Quang Vinh nhưng tiếc rằng Blog đó là bị các Ngài Hacker chiếm đoạt vào cuối năm 2013. 

"Chiến tích" của Nhà văn, Nhà biên kịch Nguyễn Quang Vinh từ năm 2012, 2013 vẫn lưu giữ trên báo chí đến tận hôm nay

Ở Blog mới này (lập đúng ngày 01.01.2014), tên của Nguyễn Quang Vinh chỉ được nhắc tới đúng 1 lần tại bài với tiêu đề Cùng Bạn đọc: VÌ SAO TÊN GỌI "TIÊN LÃNG"? Chúng tôi hổng có tính "thù dai" nên chúng tôi cũng chả thèm quan tâm Nguyễn Quang Vinh làm gì trong 10 năm qua. Thế rồi Bão Yagi ập tới khiến hàng trăm người Việt cùng nhà cửa bị bão lũ cuốn trôi. Đau thương chồng chất. Thế nhưng đây lại là mùa kiếm ăn của những kẻ bất lương, trong đó có Nhà văn, Nhà biên kịch Nguyễn Quang Vinh. 

Bổn cũ soạn lại, chiêu thức lừa đảo của Nguyễn Quang Vinh là trên trang fb cá nhân, Vinh liên tục cập nhật tình hình bão Yagi và đăng bài kêu gọi cộng đồng mạng góp tiền cho ông đi cứu trợ tại tỉnh Yên Bái, kèm theo lời hứa hẹn rằngbản sao kê đóng góp sẽ được minh bạch ngay khi trở về.” 

  1. Google.tienlang kính mời bạn đọc thưởng thức "BÀI CA SAO KÊ" của Duy Mạnh- ca sĩ nổi tiếng hay "nói thẳng, nói thật" nha:

Và chỉ vài ngày kêu gọi, Nguyễn Quang Vinh đã nhận được gần trăm triệu đồng.

Nhưng lần này, Nguyễn Quang Vinh gặp “vận đen” khi có người kịp thời vạch mặt. Trên Facebook “Sao Mai” viết: “…Ai có lương tâm cũng không thể làm ngơ và im lặng trước cái ác, cái nhẫn tâm này. Không thể để một kẻ mang danh nhà văn, nhà biên kịch lợi dụng sự tín nhiệm của cộng đồng để ăn cắp niềm tin, lòng hảo tâm, những giá trị nhân văn của tình nhân ái… để trục lợi cho hành vi thiếu đạo đức của mình.

Sau khi xuất hiện bài viết của Băng Thy hôm 13-9-2024, tố cáo nhà văn Nguyễn Quang Vinh lừa đảo, chiều 14-9-2024, ông Nguyễn Quang Vinh thông báo trên Facebook của mình, rằng ông đang ở Viêng Chăn, thủ đô Lào. Ông Vinh cho biết, ông đã dừng việc cứu trợ lũ lụt và gửi tiền trả lại cho mọi người. Ông Vinh viết:

https://www.facebook.com/nvNguyenQuangVinh/posts/pfbid031HG1vZyQQiqTaLLeW7ZnH1BNfnonToCRroN8TZMqBYAKb7L5EkNqNZ84HoJKLRcYl?locale=vi_VN

Tôi đã kẹt lũ lớn ở Viêng Chăn. Nước sông Mê Kông cách mặt đê bao thủ đô nhiều khu vực chưa tới 1 mét. Nội ô Viêng Chăn đang báo động chạy lũ. Tôi không về được theo công việc. Cùng với đó là nghe theo lời khuyên của bạn bè, tôi dừng viêc cứu trợ. Tôi sẽ liên hệ với những bạn đóng góp để trao đổi và đang bàn với anh em bên nhà cách xử lý việc chuẩn bị hàng hóa đã nhỡ triển khai".

Ngoài ra, ông Vinh cũng đã đăng danh sách 72 người, gửi cho ông số tiền 94.600.000 đồng để ông làm công tác cứu trợ. Ông Vinh viết: “Danh sách ở đây, ai đóng góp xin nhắn tin gửi lại tài khoản cho mình ở Messenger, trả lại các bạn nhé. Chúng tôi chờ thông tin gửi lại tiền cho các bạn đến 18g ngày thứ 4 tuần sau. Sau thời điểm này nếu còn ai chưa liên hệ lấy lại thì chúng tôi lên danh sách và rút tiền mang ủng hộ cứu trợ bão lũ tại cơ quan MTTQ, có xác nhận".

Tuy nhiên, sau khi có những người tiên phong lên tiếng như bạn Sao Mai, Băng Thi... trên mạng xã hội xuất hiện đơn khiếu kiện của ông Khăm-Hùng Xay-chạ-Lơn, Chủ tịch Tổng hội người Việt Nam tại CHDCND Lào, gửi Cơ quan Công an Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, tố cáo ông Nguyễn Quang Vinh mượn của Tổng hội số tiền 5.000 đô la, suốt sáu năm qua nhưng không trả, dù ông Vinh hứa sẽ trả lại trong thời gian 2-3 tháng. Ảnh chụp đơn khiếu kiện:

Mặc dù đơn khiếu kiện ghi ngày 9-4-2024, nhưng đây là thông tin mới đối với nhiều người. Vẫn không rõ nhà chức trách Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình giải quyết vụ này ra sao nhưng mấy tháng qua, càng có thêm nhiều nạn nhân của ông Vinh lên tiếng, tố cáo ông lừa đảo, với số tiền lên tới hàng tỉ đồng. Ảnh chụp đơn khởi kiện của một trong những nạn nhân khác của ông Vinh:

Trước tình hình trên, cô Băng Thy đã đưa ra giải pháp cho hàng ngàn nạn nhân bị nhà văn Nguyễn Quang Vinh quỵt tiền vô thời hạn, như sau:

"Hơn một ngày sau khi tôi đăng bài viết SOS cảnh báo việc ‘sẽ có hay không việc nhà văn Nguyễn Quang Vinh ăn chặn tiền ủng hộ bão lũ cho đồng bào bị nạn sau cơn bão Yagi’, bài viết đã nhận được sự phản hồi đáng kinh ngạc từ cộng đồng. Cho đến thời điểm này, từ phát súng đầu tiên của tôi, đồng loạt trang của các Facebooker nổi tiếng cùng nhất loạt hưởng ứng đăng tin. Tổng hợp từ những trang Sao Mai, Nguyễn Xuân Diện, Trần Thanh Cảnh, Nguyễn Quang Lập (anh trai ruột ông Vinh)… là nhiều ngàn người like, hàng ngàn comment và hàng ngàn lượt share!

Một làn sóng nhất loạt lên tiếng phẫn nộ tố cáo ông Vinh. Không có sức để xem hết ở tất cả các trang Facebook. Thấy thật nghẹt thở. Có người đăng cả tin nhắn hỏi Nhà văn Nguyễn Quang Lập- anh ruột của Nguyễn Quang Vinh:

Từ đây, hàng ngàn nạn nhân lẻ tẻ ở khắp mọi miền Tổ Quốc từ lúc không biết nhau, nhất loạt vào những trang này tố cáo hành vi gian dối, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền của tay Vinh.

Ngoài ra, rất nhiều nạn nhân do không vào bình luận được, đã nhắn tin riêng cho tôi với tâm thế cực kỳ phẫn nộ và bức xúc.

Sau rất nhiều nguồn tin, và sự chia sẻ ảnh chụp màn hình các cuộc trao đổi lừa tiền giữa ông Vinh và người bị hại. Tôi không thể trả lời xuể. Vậy, tôi có lời khuyên bà con bị lừa như sau:

Bà con rất may mắn là đã có một nơi để quy tụ lại thành sức mạnh tập thể. Hãy liên lạc với nhau, ghi tên danh sách, xin nhau số điện thoại… tạo thành một group.

Trên trang mạng Facebook này có rất nhiều các Luật sư giỏi, có tâm là bạn bè Facebook của tôi như LS Nguyễn Danh Huế, LS Luân Lê, LS Vũ Xuân Hải, … Tôi tin những luật sư có tâm, có đức sẽ sẵn sàng phân tích và hướng dẫn bà con cách hành động đúng Pháp luật để bảo vệ chính mình, đòi lại số tiền mồ hôi nước mắt bị chiếm đoạt, tố giác hành vi vi phạm pháp luật của ông Nguyễn Quang Vinh ra cơ quan công an.

Đừng sợ hãi, hãy hành động. Đừng để một kẻ đội lốt trí thức, mang danh nhà văn, nhà hiền tài… hết năm này qua năm khác, đã hơn chục năm nay dùng mọi thủ đoạn lưu manh, lường gạt, để cướp đoạt tiền của những người tử tế và nhân ái là các vị.

Xã hội sẽ lụn bại đi bởi những người thấy cái xấu mà không dám mở miệng. Đằng này các vị còn bị chà đạp lên niềm tin và bị chiếm đoạt tiền bởi một kẻ nhân cách dơ bẩn. Vậy các vị còn chần chừ gì mà không hành động ngay?

Sau nhiều cuộc gọi và nhắn tin yêu cầu tôi gỡ bài, tôi không phản hồi. Hiện nay, ông Vinh vẫn tiếp tục diễn trên Facebook, xoá hết các còm bất lợi, chỉ để những còm có lợi cho ông ta. Và buộc phải đăng tin sẽ trả lại tiền ủng hộ cơn bão Yagi hôm vừa rồi.

Đấy là số tiền nhỏ, có 93 - 94 triệu thôi. Còn số tiền RẤT LỚN của hàng trăm, hay ngàn quý vị suốt bao nhiêu năm qua thì sao? Hôm qua có vị thống kê trên trang tôi một con số mà anh ấy biết đã hàng chục tỷ. Thực hư thì tôi không rõ, nhưng có quá nhiều danh sách các nhà văn, nhà thơ, tiến sĩ, giáo sư, người nổi tiếng, fan hâm mộ văn chương và nhiều tấm lòng hảo tâm dính đòn bẩn của ông này.

Vậy, ai sẽ bảo vệ các vị nếu các vị im lặng không lên tiếng và kêu lên Pháp luật?

Nhà văn Nguyễn Quang Vinh là em ruột của nhà văn Nguyễn Quang Lập, tức Bọ Lập, chủ nhân blog Quê Choa trước đây.

Vì có quá nhiều người nhắn tin, gọi điện hỏi về Nguyên Quang Vinh nên ông Nguyễn Quang Lập phải đăng bố cáo trên trang cá nhân: “Vì quá nhiều người hỏi và thúc giục tôi lên tiếng nên xin được trả lời như sau: Nguyễn Quang Vinh là em tôi nhưng tôi đã cắt đứt quan hệ với ông ta, ‘block’ hết Facebook, Zalo, điện thoại. Do đó tôi không biết ông Vinh làm gì từ hai năm đổ lại đây. Tuy nhiên tôi ủng hộ tất cả phê phán và tố cáo ông Vinh, nếu phê phán tố cáo đó là đúng.

Kính mời mọi người xem nguyên văn Bài viết của Băng Thy ngày 13 tháng 9 năm 2024:

CÓ HAY KHÔNG VIỆC NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG VINH DÙNG THỦ ĐOẠN GIAN DỐI ĐỂ TRỤC LỢI NHÂN VIỆC QUYÊN GÓP ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO HOẠN NẠN SAU CƠN BÃO YAGI?

(Bài viết của Băng Thy)

https://dangxuanxuyen.blogspot.com/2024/09/nha-van-nguyen-quang-vinh-co-gian-doi.html

Nửa đêm hôm qua, tôi nhận được cuộc điện thoại gấp từ một người bạn. Chị vốn là nạn nhân trong câu chuyện bị đánh cắp niềm tin vì là nạn nhân của một kẻ dối trá đội lốt nhà văn mà cách đây 5 tháng chị đã cay đắng tâm sự với tôi. Hôm ấy sau khi đã trót chuyển khoản 2 lần, tổng cộng vài chục triệu, thì chị nhận được rất nhiều thông tin về hành vi, tư cách của ông nhà văn này trong hàng hơn chục năm trở lại đây. Chị ngã ngửa ra vì nghĩ rằng mình đã bị lừa.

Hành vi của kẻ gian trá mượn danh mình là nhà văn này như sau:

- Liên tục viết status lên Facebook giới thiệu sách mình viết, những dự án dựng kịch, làm sự kiện lớn…rồi kêu gọi mọi người vào ủng hộ tiền hoặc vay nóng tiền nói là để chi trả cho nhưng việc cao cả, lớn lao ấy.

- Nhắn tin, gọi điện cho rất nhiều người là bạn bè trên Fb, những fan hâm mộ, dù chưa gặp họ bao giờ để vay tiền, nói là vay nóng và sẽ trả chỉ trong thời gian ngắn nhưng rồi mất hút không trả, dối trá hứa hẹn hết lần này đến lần khác. Chiêu thức này diễn ra hết ngày nọ qua tháng kia, lèo nhèo, dài dòng, đeo bám đến mức tra tấn các “con mồi” hoặc bằng lòng từ tâm chậc lưỡi cho vay, hoặc chặn Fb hoặc điện thoại.

Thi thoảng cũng có người dính như chị bạn tôi.

- Thông qua những người bạn của bạn, mò đến tận nơi ở hay làm việc của họ, tự giới thiệu xưng danh để làm quen, mời cafe, vẽ ra những câu chuyện, dự án lớn lao, nhân văn để hỏi vay nóng tiền. Vay nhiều không được thì vay ít. Lèo nhèo, đeo bám kéo dài đến mức trơ tráo làm đối tượng không còn đủ kiên nhẫn muốn phát điên lên. Chuyện này, người bạn của tôi là Luật sư LS Nguyễn Danh Huế cũng có xác nhận, có thể anh là Luật sư, tỉnh táo trước hành vi bất bình thường này, nên không bị mất tiền.

Từ năm 2012, tôi đã đọc nhiều bài báo nói về vụ ông nhà văn này ăn chặn tiền từ thiện bão lũ. Mang danh là một nhà văn tốt bụng, ông ta kêu gọi cộng đồng ủng hộ tiền bão lũ rồi tham nhũng luôn một số tiền lớn 60 triệu của gia đình anh nông dân nuôi vịt Đoàn Văn Vươn (Vươn Thương) ở Tiên Lãng , Hải Phòng. Câu chuyện dài dòng này, báo chí tường thuật chi tiết thì nó kinh khủng lắm, tôi không có đủ thời gian để viết lại. Nhưng tôi đã hỏi người anh của tôi là Tiến sỹ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện, anh xác nhận lại là báo chí viết đúng. Bởi anh Diện và ông Vinh năm 2012 đã cùng nhau hô hào bà con quyên góp ủng hộ lũ lụt. Tuy nhiên, anh Diện không dính líu gì đến việc tham nhũng số tiền này.

Sáng sớm nay, tôi đã gọi điện thoại cho anh Đoàn Văn Vươn. Anh nói, suốt từ ngày ấy đến nay, thi thoảng anh vẫn bị ông Vinh gọi điện vay tiền, xin tiền. Gần đây nhất hôm nọ, ông Vinh nhắn tin, gọi điện miệt mài, liên tục, không ngừng nghỉ… khiến anh rất ức chế như bị tra tấn, dù anh đã từ chối rất nhiều lần. Anh còn kể ra một vài trường hợp bạn của anh, cũng bị ông này tra tấn khủng bố để hỏi vay tiền với chiêu thức y như vậy.

Trong hơn chục năm qua, tôi cũng thấy trên Facebook nhiều status cảnh báo mọi người việc nhà văn Nguyễn Quang Vinh đi đâu cũng hỏi vay tiền, hứa trả rồi không trả, thời gian kéo dài vô tận và toàn nói dối quanh. Có người bị ông ta lừa mất cả nhà cửa vì bị ngân hàng siết nợ. Số tiền bị siết lớn đến vài trăm triệu. Tôi không hiểu tại sao số nạn nhân này lại chưa làm đơn tố giác ông Vinh đến cơ quan Công an để nhờ Pháp luật bảo vệ? Tôi cũng không thể hiểu tại sao các cơ quan quản lý văn hoá lại để một kẻ có tư cách như vậy mang những “sản phẩm văn hoá” của chính mình đi loè bịp thiên hạ. Hội nhà văn và các bạn văn của ông này có biết những câu chuyện động trời này không khi kẻ có trình độ, có chữ mà lưu manh thì hiểm hoạ với xã hội, nó khôn lường đến thế nào?

Nay, thì…

Đêm qua chị bạn tôi gọi. Chị hốt hoảng lên. Chị lo bà con bị lừa mà chuyển khoản vào tài khoản của ông ấy dưới chiêu thức đạo đức giả thương người như thể thương thân trong mùa bão. Mà ông ta đang diễn trên Facebook rất kịch tính. Đây là kịch bản rất chuyên nghiệp vốn là nghề chính của ông ta.

Mời bà con vào để kiểm chứng.

Tôi viết Status này vì trách nhiệm với cộng đồng. Ai có lương tâm cũng không thể làm ngơ và im lặng trước cái ác, cái nhẫn tâm này. Không thể để một kẻ mang danh nhà văn, nhà biên kịch lợi dụng sự tín nhiệm của cộng đồng để ăn cắp niềm tin, lòng hảo tâm, những giá trị nhân văn của tình nhân ái…để trục lợi cho hành vi thiếu đạo đức của mình.

Trước khi viết Status này tôi đã gọi điện thoại cho những nhân vật tôi nêu tên trên đây để kiểm chứng chính xác những thông tin này. Ngoài ra còn một số anh em nhà văn cũng xác nhận nhiều thông tin mà tôi không có đủ thời gian viết thêm ở đây!

Fb nhà văn Nguyễn Quang Vinh đây. Cài đặt rất là có chủ ý để người lạ không sao vào còm được ạ:

https://www.facebook.com/nvNguyenQuangVinh?mibextid=LQQJ4d

Xin cộng đồng lưu ý tẩy chay và share ra cho nhiều người cùng biết.

( Băng Thy).

Nguồn: https://www.facebook.com/nxdien2k15/posts/pfbid0dHU4bknAxCGTbZuch26keEXki5WPGQ7UaDENJSZDXx2SkgFXR4M2KZ6PQqkpbh5gl

Google.tienlang Lưu ý: Tác giả Băng Thy có lẽ chưa biết hết về ông Tiến sĩ Hán nôm Nguyễn Xuân Diện. Trong vụ quyên góp ủng hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn thì ông Nguyễn Xuân Diện và ông Nguyễn Quang Vinh đều có hành vi như nhau: Đều có ý đồ ỉm đi hàng trăm triệu đồng và chỉ phải "ói ra" khi gia đình ông Vươn công khai sự việc trên báo chí.

Hoàng Minh Tâm

Kính mời xem các bài liên quan:

10 nhận xét:

  1. Thư gửi hai Blogger "cầm hộ" hàng trăm triệu ủng hộ gia đình ông Vươn
    22/05/2012 07:02
    https://giaoduc.net.vn/thu-gui-hai-blogger-cam-ho-hang-tram-trieu-ung-ho-gia-dinh-ong-vuon-post62313.gd

    Độc giả Phan Lạc Trung
    (GDVN) -Độc giả Phan Lạc Trung bày tỏ suy nghĩ của mình về việc làm từ thiện của hai blogger Cu Vinh và Nguyễn Xuân Diện.
    Ngay sau khi báo điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin hai blogger Cu Vinh và Nguyễn Xuân Diện đang "cầm giúp" gia đình ông Đoàn Văn Vươn hàng trăm triệu đồng tiền từ thiện, đã có rất nhiều ý kiến bình luận và cả những bức thư gửi về tòa soạn. Qua đó, công chúng thể hiện sự quan tâm của mình tới những vấn đề liên quan tới vụ cưỡng chế Tiên Lãng. Nhưng cũng không ít ý kiến gửi tới hai blogger. Để rộng đường dư luận, tòa soạn xin đăng tải nguyên văn bức thư của độc giả Phan Lạc Trung.
    Chào nhà văn Quang Vinh. Chào ông Nguyễn Xuân Diện, Phó Giám đốc Thư viện Hán Nôm, thuộc Viện Hán Nôm Việt Nam

    Tôi và hai ông chẳng quen nhau, nhưng qua theo dõi báo chí đăng tải thông tin vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, tôi rất thích cái nhiệt tình, thẳng thắn của hai ông. Do đó, theo một cách nào nếu nói tôi là một fan của hai ông cũng không sai.

    Và tôi cũng giống như hàng chục triệu người dân Việt Nam này đã, đang theo dõi diễn biến của vụ cưỡng chế Tiên Lãng, nên tôi cảm nhận được sự nhiệt tình của hai ông. Và vì thế, khi đọc trên báo thông tin về chuyện “Nghi án Cu Vinh “quỵt” 200 triệu đồng nhà ông Vươn”, sau lại là bài: "Blogger Xuân Diện "cầm hộ" 150 triệu đồng ủng hộ gia đình ông Vươn", tôi đã rất buồn. Với tư cách một người “hâm mộ” hai ông (theo cách nào đó), tôi nghĩ mình cần có trách nhiệm gửi tới hai ông những dòng tâm sự của tôi về chuyện này. Và tôi mong, hai ông hãy đón nhận nó một cách tự nhiên, bình thản như những người bạn đang góp ý với nhau.

    Trước hết, thẳng thắn mà nói, tôi cho rằng những lý lẽ hai ông đưa ra giải thích cho chuyện chậm trễ trả tiền chị em nhà cô Hiền, cô Thương có thể sẽ khiến nhiều người cảm thông. Nhưng với tôi, nó không có chút thuyết phục nào. Hay nói trắng ra, tôi nghĩ đó chỉ là cách chống gượng của hai ông mà thôi. Bởi vì, tính từ lúc hai ông quyên góp được tiền đến nay đã ngót nghét gần 5 tháng. Tôi không tin trong 5 tháng đó, hai ông không thu xếp được thời gian, dù chỉ 1 ngày để về Hải Phòng một ngày nào.

    Điều đó, khiến tất cả những người như tôi và có lẽ cả những người bỏ tiền ra ủng hộ đều cảm thấy như bị cướp mất niềm tin, một cách thành thực nhất.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đến đây tôi lại nhớ câu chuyện của một anh bạn tôi làm ở tập đoàn V., anh ấy kể hàng năm V. dùng nhiều tỷ đồng để làm từ thiện, nhưng họ không hề tiết lộ thông tin cho báo chí. Đó mới là cách làm từ thiện xuất phát từ tâm.

      Dù đã từng về thăm gia đình họ rồi hay thông tin qua báo chí, có lẽ hai ông hiểu được cuộc sống của họ khó khăn, chật vật như thế nào. Hai người đàn bà với 4 đứa nhỏ, có biết bao việc phải lo toan, trong khi cá tôm trong đầm cạn kiệt, nhà cửa không có, thử hỏi họ lấy đâu ra nguồn thu để có tiền? Trong hoàn cảnh ấy, hai đứa bé nhà cô Thương đau ốm liên miên, thử hỏi họ có cần tiền không? Họ thiếu tiền hơn bất kỳ ai và cũng cần tiền hơn bất kỳ ai, lẽ ra là người tiếp xúc với gia đình, ông phải hiểu điều đó chứ nhỉ? Vậy thì cớ gì khất lần không trả họ tiền?

      Chỉ vì ông muốn được giao tận tay những người phụ nữ khốn khổ ấy ư? Với ai đó, có thể nghe lý do này, họ có thể phần nào cảm thông với ông, nhưng tôi thì không. Vì tôi thấy không có phần trăm nào thuyết phục trong đó. Giao tận tay thì có gì khác so với chuyển tiền nhỉ? Khác ở chỗ ông thể hiện được sự nhiệt tình, chu đáo với gia đình chăng? Tôi cho rằng, đó chỉ là cách để chống gượng mà thôi. Nếu thực sự chu đáo, hai ông đã trả hết tiền cho họ từ lâu rồi, nhất là khi con cái họ đau ốm, họ cần tiền đầu tư vào khu đầm trống rỗng mới phải, thưa hai blogger!


      NHỮNG HÌNH ẢNH MỚI NHẤT VỀ CUỘC SỐNG CỦA VỢ CON ÔNG ĐOÀN VĂN VƯƠN

      Trong chuyện này, có thể nhiều người, thậm chí cả ông cũng sẽ cho rằng cô Hiền, cô Thương bạc tình bạc nghĩa khi mang chuyện tiền nong lên báo chí để nhắc các ông. Nhưng tôi nghĩ họ cũng có lý do của mình. Nghe họ nói đã điện cho ông nhiều lần để xin lại tiền, nhưng ông cứ lấy lý do bận khất hết tuần này sang tuần khác, tháng này sang tháng nọ. Suy nghĩ tới tận cùng, hai người đàn bà đó đang nắm giữ niềm tin của cả triệu người trên đất nước này, niềm tin về công lý, công bằng và tình người.

      Mà suy cho cùng, cách làm của hai người phụ nữ khốn khổ ấy mặc dù với nhiều người là có phần phản cảm, nhưng cũng có hiệu quả đó chứ, thưa hai blogger? Nếu không có bài báo đó, thì thử hỏi đến bao giờ họ mới nhận được tiền? Và lời cuối tôi muốn nói với hai ông như lời một người bạn là làm từ thiện hay làm bất kỳ điều gì nên xuất phát từ chữ TÂM.

      Độc giả Phan Lạc Trung

      https://giaoduc.net.vn/thu-gui-hai-blogger-cam-ho-hang-tram-trieu-ung-ho-gia-dinh-ong-vuon-post62313.gd

      Xóa
  2. Blogger Cu Vinh nói gì về nghi án “quỵt” 200 triệu nhà ông Vươn?>/b>
    21/05/2012 06:35
    https://giaoduc.net.vn/blogger-cu-vinh-noi-gi-ve-nghi-an-quyt-200-trieu-nha-ong-vuon-post61997.gd

    (GDVN) - Nhà văn Nguyễn Quang Vinh cho biết, đây hoàn toàn là sự hiểu lầm. Hiện nay, ông đã có mặt ở Hà Nội và sẽ giao trả tiền cho vợ con ông Vươn vào ngày 21/5/2012.
    Mới đây, trả lời trên một tờ báo, bà Nguyễn Thị Báu (tức Hiền, em dâu ông Đoàn Văn Vươn) cho rằng, ông Nguyễn Quang Vinh (tức Blogger Cu Vinh) đã “khất lần” không trả lại gia đình số tiền ủng hộ gần 200 triệu đồng.

    Để đảm bảo tính thông tin 2 chiều, phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Vinh về vấn đề này. Tại đây, ông Vinh cho biết, ông không đồng tình với cách đưa tin của tờ báo kể trên.

    Theo ông Vinh, chuyện độc giả gửi tiền cho gia đình ông Vươn có giấy tờ và có người làm chứng đàng hoàng. Hơn nữa, tại thời điểm đó, do bà Hiền và bà Thương không có tài khoản ngân hàng, nơi ở cũng chưa chắc chắn nên ông có lòng tốt cầm giúp. Và bản thân ông chưa bao giờ nghĩ tới chuyện lấy tiền của một ai đó, nhất là những người đang trong hoạn nạn như vợ con ông Vươn, ông Qúy.

    Nhà văn Nguyễn Quang Vinh cho biết, thứ 2 ngày 21/5/2012 sẽ gửi toàn bộ số tiền ủng hộ bao gồm 120 triệu tiền mặt và 3000 USD tới gia đình ông Vươn.
    Nhà văn Nguyễn Quang Vinh cho biết, thứ 2 ngày 21/5/2012 sẽ gửi toàn bộ số tiền ủng hộ bao gồm 120 triệu tiền mặt và 3000 USD tới gia đình ông Vươn.
    Giải thích về chuyện nhiều lần lỡ hẹn với chị em bà Hiền, bà Thương, ông Vinh nói, bởi vì ông muốn mang tiền mặt giao tận tay, đồng thời thăm hỏi cuộc sống mới của gia đình. Tuy nhiên, trong thời gian này, ông đang bận dựng một vở kịch để tham dự liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc nên chưa sắp xếp được thời gian.

    Ông cho biết, thứ 2, ngày 21/5/2012 sẽ gửi toàn bộ số tiền ủng hộ bao gồm 120 triệu tiền mặt và 3.000 USD tới gia đình ông Vươn.

    NHỮNG HÌNH ẢNH MỚI NHẤT VỀ CUỘC SỐNG VỢ CONG ÔNG ĐOÀN VĂN VƯƠN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng trong chiều 20/5, trao đổi với phóng viên, bà Hiền cho biết, sở dĩ kể chuyện này với báo chí bởi vì hiện nay gia đình đang rất kẹt vốn đầu tư vào đầm. Hơn nữa gọi cho ông Vinh nhiều lần mà chưa nhận được tiền nên sinh ra tâm lý nóng ruột.

      Trước đó, trả lời trên một tờ báo, bà Hiền cho biết, khi xảy ra vụ cưỡng chế trái luật tại Tiên Lãng, nhà văn Nguyễn Quang Vinh từ Quảng Bình có viết một số bài viết mang tính bình luận cảm thông với số phận của gia đình ông Vươn, đã đứng ra kêu gọi những người hảo tâm quyên góp ủng hộ gia đình ông Vươn vượt qua khó khăn.

      Hiện nay, vợ con ông Vươn phải sống trong ngôi nhà tạm
      Hiện nay, vợ con ông Vươn phải sống trong ngôi nhà tạm
      Theo thông tin mà ông Vinh công khai trên blog cá nhân, từ cuối tháng 1 đến hết ngày 7/2, đã có hàng trăm cá nhân trong và ngoài nước gửi tiền vào tài khoản ông Vinh với số tiền hơn 127 triệu đồng và 3.400USD để ủng hộ gia đình ông Vươn, ông Quý. Ông Vinh cũng thông tin trên blog đầu tháng 2 sẽ về Tiên Lãng trao lại toàn bộ số tiền cho vợ và em dâu ông Vươn là bà Thương, bà Hiền.

      Theo lời bà Hiền, khi ông Vinh về xã Vinh Quang, Tiên Lãng (Hải Phòng) cũng có nói chuyển tiền ủng hộ tới các bà nhưng ông Vinh lại lấy lý do khi ấy các bà không có nơi ở, phải tá túc nhà người thân nên không biết để tiền đâu. Ông Vinh đã nhận “giữ giùm”, thậm chí còn yêu cầu bà Thương viết giấy nhờ giữ. Sau cả chục ngày ở Tiên Lãng để viết bài đưa lên blog của mình, ông Vinh rời Hải Phòng trở về Quảng Bình mà không giao số tiền cho bà Thương, bà Hiền, dù khi ấy các bà đã có căn lều ở tạm trên khu đầm.

      NHỮNG HÌNH ẢNH MỚI NHẤT VỀ CUỘC SỐNG VỢ CONG ÔNG ĐOÀN VĂN VƯƠN

      Tới đầu tháng 4 vừa qua, sau thời gian dài không thấy ông Vinh đả động gì tới chuyện chuyển tiền trả, bà Hiền, bà Thương đành phải gọi điện đề nghị ông Vinh cho xin lại số tiền để đầu tư vào khu đầm. Lúc này (6/4), ông Vinh trả lời sang “tuần sau mang về trả” nhưng phía người thân của ông Đoàn Văn Vươn vẫn chờ dài cổ mà không thấy ông Vinh đâu.

      Các bà nhiều lần gọi điện nhưng ông Vinh tiếp tục khất lần hết tuần này tới tuần khác. Sau đó, ông Vinh nhắn đang khó khăn nên thư thư sẽ thu xếp trả. Bà Thương cho biết, cách đây chừng một tuần, ông Vinh có gọi điện nói do khó khăn, đề nghị trước mắt chuyển trả bà một nửa số tiền. Tiếp đó, ông Vinh hẹn ngày 17/5 về Tiên Lãng trả tiền nhưng sau đó gọi điện hẹn chiều 18/5. Chờ tới tối 18/5 không thấy ông đâu, bà Thương gọi điện hỏi thì ông nói do có việc nhà nên “tuần sau sẽ về trả”.

      Xóa
  3. Blogger Xuân Diện “cầm hộ” 150 triệu ủng hộ gia đình ông Vươn
    21/05/2012 15:18
    https://giaoduc.net.vn/blogger-xuan-dien-cam-ho-150-trieu-ung-ho-gia-dinh-ong-vuon-post62180.gd

    (GDVN) - Ông Nguyễn Xuân Diện xác nhận đang giữ hơn 150 triệu đồng độc giả ủng hộ gia đình ông Vươn và 3 ngày trước, bà Thương có gọi điện xin lại số tiền này.
    Ngay sau khi nhà văn Quang Vinh lên tiếng và có những động thái đầu tiên giải quyết lùm xùm xung quanh vụ 200 triệu đồng từ thiện giúp gia đình ông Đoàn Văn Vươn, báo điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục nhận được thông tin Blogger Nguyễn Xuân Diện cũng đang “nợ” nhà ông Vươn hàng trăm triệu.

    Được biết, cùng với nhà văn Nguyễn Quang Vinh, trong thời điểm vụ cưỡng chế đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn diễn ra, ông Nguyễn Xuân Diện cũng viết nhiều bài mang tính cảm thông, chia sẻ liên quan tới vụ việc này trên blog của mình . Qua đó, ông cũng kêu gọi độc giả đóng góp tiền ủng hộ gia đình ông Vươn.

    Ông Nguyễn Xuân Diện, Phó Giám đốc Thư viện Hán Nôm, thuộc Viện Hán Nôm Việt Nam đang giữ giúp gia đình ông Vươn hàng trăm triệu đồng.
    Ông Nguyễn Xuân Diện, Phó Giám đốc Thư viện Hán Nôm, thuộc Viện Hán Nôm Việt Nam đang giữ giúp gia đình ông Vươn hàng trăm triệu đồng.
    Trả lời phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Diện, hiện là Phó Giám đốc Thư viện Hán Nôm, thuộc Viện Hán Nôm Việt Nam cho biết, tổng số tiền độc giả quyên góp ủng hộ gia đình ông Vươn qua tài khoản của ông Diện là 333 triệu đồng. Trong đó, ông đã giao cho bà Thương 171 triệu đồng, số tiền còn lại bà Thương nhờ ông Diện giữ giúp, trước sự chứng kiến của bà Lê Hiền Đức, một nhà giáo hưu trí.

    Ông Diện cho biết thêm, 3 ngày trước, bà Thương có gọi điện ngỏ ý muốn “xin lại” 100 triệu đồng ủng hộ trong số tiền còn lại. Nhưng vì chuyển khoản số tiền lớn như vậy cần có chứng minh thư mà chứng minh thư của ông bị mất, chưa làm lại được nên chưa thể gửi tiền vào tài khoản của bà Thương.

    Theo lời ông Nguyễn Xuân Diện, trước đó, gia đình bà Thương chưa yêu cầu ông giao trả tiền lần nào. Dự kiến ngày 22/5/2012, khi nhận được chứng minh thư mới, ông sẽ chuyển ngay 100 triệu đồng cho gia đình ông Vươn. Về chuyện khi nào giao trả nốt số tiền hơn 50 triệu đồng còn lại, ông Diện không nhắc tới.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước khi kết thúc cuộc trao đổi, ông Nguyễn Xuân Diện gọi với phóng viên và nói: “Chuyện của tôi không giống chuyện của ông Vinh đâu nhé!”.

      Trả lời phóng viên, bà Nguyễn Thị Thương cho biết, gia đình bà rất cảm kích sự nhiệt tình giúp đỡ của các blogger trong thời gian qua. Số tiền họ quyên góp được cũng phần nào giúp gia đình giải quyết được một số khó khăn trước mắt. Bà nói thêm, trước khi xảy ra cưỡng chế, bà Thương có tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên về lý do tại sao không gửi tiền ủng hộ này vào tài khoản riêng mà phải nhờ các blogger giữ giúp, bà Thương không nói.

      Ngôi nhà tạm mà vợ con ông Vươn đang sống.
      Ngôi nhà tạm mà vợ con ông Vươn đang sống.
      Trước đó, trả lời trên một tờ báo, bà Phạm Thị Báu (tức Hiền, em dâu ông Vươn) cho biết, khi xảy ra vụ cưỡng chế trái luật tại Tiên Lãng, nhà văn Nguyễn Quang Vinh từ Quảng Bình có viết một số bài mang tính bình luận cảm thông với số phận của gia đình ông Vươn, đã đứng ra kêu gọi những người hảo tâm quyên góp ủng hộ gia đình ông Vươn vượt qua khó khăn.

      Theo thông tin mà ông Vinh công khai trên blog cá nhân, từ cuối tháng 1 đến hết ngày 7/2, đã có hàng trăm cá nhân trong và ngoài nước gửi tiền vào tài khoản ông Vinh với số tiền hơn 127 triệu đồng và 3.400USD để ủng hộ gia đình ông Vươn, ông Quý. Ông Vinh cũng thông tin trên blog, đầu tháng 2 sẽ về Tiên Lãng trao lại toàn bộ số tiền cho vợ và em dâu ông Vươn là bà Thương, bà Hiền.

      Theo lời bà Hiền, khi ông Vinh về xã Vinh Quang, Tiên Lãng (Hải Phòng) cũng có nói chuyển tiền ủng hộ tới các bà nhưng ông Vinh lại lấy lý do khi ấy, các bà không có nơi ở, phải tá túc nhà người thân nên không biết để tiền đâu. Ông Vinh đã nhận “giữ giùm”, thậm chí còn yêu cầu bà Thương viết giấy nhờ giữ. Sau cả chục ngày ở Tiên Lãng để viết bài đưa lên blog của mình, ông Vinh rời Hải Phòng trở về Quảng Bình mà không giao số tiền cho bà Thương, bà Hiền, dù khi ấy các bà đã có căn lều ở tạm trên khu đầm.

      Từ đó tới nay, đã nhiều lần gia đình liên lạc với ông Vinh để lấy lại số tiền này nhưng ông đều khất bận, chưa trả tiền cho gia đình được.

      Sau khi thông tin này được báo chí phản ánh, ngày 21/5/2012, ông Vinh đã chuyển 100 triệu đồng cho gia đình bà Thương.

      Ngân Hà

      Xóa
  4. Hành vi không chuyển tiền quyên góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ sẽ bị xử lý như thế nào?
    • 20/09/2024 - 14:22
    https://thitruongtaichinhtiente.vn/hanh-vi-khong-chuyen-tien-quyen-gop-ung-ho-dong-bao-bi-anh-huong-boi-bao-lu-se-bi-xu-ly-nhu-the-nao-62775.html

    Trường hợp các tổ chức, cá nhân kêu gọi, tiếp nhận tiền ủng hộ của người khác để ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và lũ lụt sau bão nhưng không chuyển hoặc chuyển không đủ số tiền đó vào tài khoản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; không chứng minh được việc sử dụng đúng mục đích số tiền đã tiếp nhận thì sẽ bị xử lý như thế nào?

    Câu hỏi của độc giả Bùi Trung Hiếu gửi về Cổng Thông tin Điện tử Bộ Công an.

    Bộ Công an trả lời như sau: Việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ đồng bào vượt qua khó khăn dịch bệnh, thiên tai là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Nhà nước rất khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức đóng góp vận động, kịp thời mang lại hiệu quả thiết thực cho những người đang cần hỗ trợ. Việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đã được Chính phủ quy định tại Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/12/2021). Nghị định này lần đầu tiên mở ra hành lang pháp lý cho phép cá nhân huy động tiền từ thiện, quy định rõ từng bước những người mà tham gia hoạt động này cần phải làm gì và có các quy định ràng buộc để việc này được minh bạch, tránh bị lợi dụng.

    Điều 5 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm: (1) Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện; (2) Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện; (3) Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

    Đối với câu hỏi của bạn đọc Bùi Trung Hiếu, tùy vào từng trường hợp, tính chất và mức độ của hành vi mà cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể như sau:

    * Về xử lý hình sự

    - Trường hợp thứ nhất, nếu cá nhân, tổ chức ngay từ đầu đã dùng thủ đoạn gian dối, chủ động lên kế hoạch kêu gọi từ thiện, ủng hộ, cứu trợ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân, cụ thể:

    "1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

      a) Có tổ chức;

      b) Có tính chất chuyên nghiệp;

      c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

      d) Tái phạm nguy hiểm;

      đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

      e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

      a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

      c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

      a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

      c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".

      - Trường hợp thứ hai, nếu ban đầu cá nhân, tổ chức kêu gọi quyên góp tiền từ thiện, ủng hộ, cứu trợ không có mục đích chiếm đoạt tài sản, nhưng khi có được tiền từ việc quyên góp, ủng hộ thì dùng thủ đoạn gian dối (như làm giả sao kê, không chuyển đủ số tiền đã nhận được) nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù, cụ thể:

      "1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

      a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

      b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

      a) Có tổ chức

      b) Có tính chất chuyên nghiệp;

      c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

      d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

      đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

      e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

      g) Tái phạm nguy hiểm.

      Xóa
    2. 3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

      4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

      * Về xử lý vi phạm hành chính:

      - Nếu cá nhân, tổ chức lợi dụng hoạt động kêu gọi từ thiện, ủng hộ, cứu trợ để chiếm đoạt tài sản nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, chưa đến mức xử lý hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự nêu trên thì căn cứ quy định tại điểm c khoản 1, khoản 3 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đồng thời, người vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và trục xuất nếu là người nước ngoài. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

      - Đối với hành vi sử dụng không đúng mục đích số tiền ủng hộ đã tiếp nhận theo cam kết ban đầu, căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:

      1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

      a) Để hư hỏng, thất thoát tiền, hàng cứu trợ, trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn;

      b) Sử dụng, phân phối tiền, hàng cứu trợ không đúng mục đích, không đúng đối tượng;

      c) Tráo đổi hàng cứu trợ.

      2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Buộc bồi hoàn lại số tiền, hàng cứu trợ bị hư hỏng, thất thoát do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này;

      b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này;

      c) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho người sử dụng hàng cứu trợ bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này.

      Xóa
  5. Trục lợi trong thiên tai, dịch bệnh là hành vi đáng lên án
    https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/truc-loi-trong-thien-tai-dich-benh-la-hanh-vi-dang-len-an-794440

    Trích:
    Trước đây, theo quy định tại Nghị định số 64/2008/NĐ-CP, chỉ có tổ chức Hội Chữ thập đỏ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện mới được phép kêu gọi, tiếp nhận, phân phối hàng, quà từ thiện cho đồng bào gặp khó khăn, hoạn nạn... Hoặc đơn thuần là người có lòng hảo tâm mang tiền của, hàng hóa của mình trực tiếp giúp đỡ những người đang gặp khó khăn, hoạn nạn. Tuy nhiên, theo đà phát triển của xã hội, hoạt động từ thiện, thiện nguyện trở nên đa dạng hơn khi xuất hiện bên thứ ba-trung gian đứng ra tiếp nhận tiền, hàng từ thiện của người khác để chuyển cho những người đang gặp khó khăn. Từ đó sinh ra nhiều bất cập nên Chính phủ ban hành Nghị định số 93/2021/NĐ-CP để điều chỉnh lại hoạt động kêu gọi quyên góp, tiếp nhận từ thiện.

    Theo quy định tại các Điều 17, 18, 19 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP, cá nhân đứng ra kêu gọi quyên góp từ thiện thì phải nêu rõ thông tin cá nhân bản thân, địa chỉ nơi cư trú, phải thông báo cho chính quyền địa phương về chương trình từ thiện, phải thông báo công khai về mục đích, nội dung, thời gian thực hiện hoạt động kêu gọi tiếp nhận ủng hộ đồng bào đang gặp khó khăn, phải mở tài khoản riêng để sử dụng cho mỗi đợt từ thiện, công khai, minh bạch tài chính và có trách nhiệm giải trình.

    Khi thực hiện các hoạt động từ thiện phải thông báo với chính quyền địa phương nơi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra để phối hợp cùng tổ chức thực hiện... Trường hợp tổ chức, cá nhân đứng ra kêu gọi quyên góp tiền, tài sản để ủng hộ đồng bào đang gặp thiên tai mà không tuân thủ các quy định của nghị định này thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Trong trường hợp lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để đưa ra thông tin gian dối, mạo danh cơ quan, tổ chức để tiếp nhận tiền, tài sản của người khác rồi chiếm đoạt thì người thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự hiện hành với hình phạt thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến mức cao nhất là 20 năm hoặc tù chung thân.

    Trả lờiXóa