Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2022

TẠI SAO BỘ GIÁO DỤC CHỌN ÔNG TRÙM LẬT SỬ VŨ MINH GIANG LÀM TỔNG CHỦ BIÊN XUYÊN SUỐT SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ?

 

Tại bài Chuyển 2 nội dung có dấu hiệu “lợi ích nhóm” về sách giáo khoa sang Bộ Công an: NHỮNG CẢNH BÁO CỦA GOOGLE.TIENLANG VỀ VẤN ĐỀ ‘SÁCH GIÁO KHOA’ LÀ CHÍNH XÁC có ý kiến của một bác Bạn đọc đáng kính:

====

Cựu Chiến binh lúc 07:50 31 tháng 12, 2022

"Thanh tra Chính phủ đã phát hiện dấu hiệu lợi ích nhóm ở 2 nội dung"- đây mới chỉ là 1 phần nhỏ của vụ này thôi.

Ta hãy chờ xem khi Quốc hội vào cuộc giám sát toàn bộ vụ sách giáo khoa này thì mới thấy cả ổ phản động- cuồng Mỹ ở cái e kip biên soạn - thẩm định sách giáo khoa. Không phải vô tình mà nhiều Đại biểu Quốc hội đều đồng thanh: Đây là vụ Việt Á!

Tôi đồng tình với lập luận của Google.tienlang ở bài: Giữ Lịch sử là môn học bắt buộc: CÓ LẼ QUỐC HỘI LẠI PHẢI CÓ NGHỊ QUYẾT MỚI

Trích:

Google.tienlang bổ sung: Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần làm rõ và trả lời cho công luận biết về ý kiến của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: 

"Như vậy là đã rõ, việc xếp môn Lịch sử là môn tự chọn ở cấp THPT tức là lại một lần nữa Bộ lại tìm cách “bỏ" môn lịch sử, lần này là ở cấp PTTH. Tôi xin quý đồng chí đừng vội giải thích rằng chúng tôi không bỏ hoặc quy cho tôi vu khống Bộ vì không bỏ mà nói “bỏ“. Thực ra các vị đã muốn bỏ từ lâu, song sức ép của xã hội và của người dân yêu nước các vị không dám công khai bỏ mà tìm cách gián tiếp bỏ ở cấp cao nhất của giáo dục phổ thông, đó là đưa môn sử trở thành môn tự chọn, và tất nhiên học sinh sẽ rất ít và rất rất ít em chọn môn sử (tôi còn nhớ tại thành phố Đà Nẵng đã có năm Hội đồng thi PTTH chỉ có một thí sinh dự thi môn lịch sử). Một câu hỏi đặt ra: Tại sao Bộ Giáo dục Đào tạo lại tìm mọi cách để hạ thấp vai trò, vị trí của môn Lịch sử trong suốt 10 năm qua? Để trả lời câu hỏi này, tôi hoàn toàn không thể có câu trả lời nào khác là các đồng chí lãnh đạo Bộ đã xa rời Tư tưởng về giáo dục của Bác Hồ “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam“, xa rời quan điểm về Văn hoá của Đảng ta mà mới nhất ngay đầu năm tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc đã nhắc lại “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội: Văn hoá còn dân tộc còn; phải giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc...” và đặc biệt với cách làm đó đã vô tình hay cố ý tiếp tay cho những kẻ xét lại lịch sử (bởi vì khi đã làm cho xã hội mù sử thì đó là mảnh đất tốt để gieo mầm đổi trắng thay đen trong lịch sử, mà cuộc xung đột vũ trang ở Ucraina là tấm gương nhãn tiền trong việc nã đại bác vào lịch sử để rồi đưa cả dân tộc vào thảm họa), đồng thời cũng nằm trong âm mưu Diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch mà Mỹ là ông trùm xét lại lịch sử thế giới."

(Hết trích ý kiến Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn)

Tôi đề nghị Google.tienlang nên có bài mới, có thể đặt tít là: TẠI SAO BỘ GIÁO DỤC CHỌN ÔNG TRÙM LẬT SỬ VŨ MINH GIANG LÀM TỔNG CHỦ BIÊN XUYÊN SUỐT SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ?

Google.tienlang đã có bài chứng minh về dấu hiệu trở cờ phản động của ông Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử, Đỗ Ngọc Thống...

Vậy nay cần bổ sung ông Vũ Minh Giang vào cái e kip phản động này.

====

Thể theo ý kiến của Bạn đọc, Google.tienlang xin có bài dưới đây....

***** 

Một trong 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII chỉ ra là: “Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.

Thế mà mới đây, trên báo Công Lý của TAND Tối cao đăng bài phỏng vấn ông Vũ Minh Giang với tiêu đề “GS.TSKH Vũ Minh Giang: Đại đoàn kết dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Toàn bộ bài này toát lên cái nhìn nhận lệch lạc của ông Vũ Minh Giang về Lịch sử Kháng chiến của dân tộc Việt Nam nói chung và Kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói riêng. Theo ông ta, cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc chiến ý thức hệ Quốc – Cộng khiến cho người dân ở 2 miền Nam- Bắc đều là nạn nhân! Từ cái nhìn lệch lạc đó, ông Vũ Minh Giang kêu gọi hòa giải, đoàn kết, “không nói chuyện thắng thua nữa!”

Là một Giáo sư- Tiến sĩ Lịch sử; là Phó Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam - Tổng Chủ biên  xuyên suốt sách giáo khoa Lịch sử, thế mà đến giờ ông Vũ Minh Giang vẫn u u minh minh, chẳng biết cuộc Kháng chiến chông Mỹ của toàn dân tộc Việt Nam do Bác Hồ và Đảng Cộng sản lãnh đạo là đúng hay sai; là chính nghĩa hay phi nghĩa! Ông Vũ Minh Giang viết: "Với cách nhìn nhận như vậy, chúng ta mới thấy hết sự khốc liệt của cuộc chiến tranh này. Nó hủy hoại không chỉ thể xác mà còn hủy hoại ghê gớm tinh thần của dân tộc Việt. Nó chia rẽ giữa những người Việt Nam với nhau, giữa bên “thắng cuộc” và bên “thua cuộc”. Phía nào cũng có cái lý của mình. Phía “bên này” thì cho rằng mình là chính nghĩa, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước. Phía “bên kia” cũng nói rằng mình là chính nghĩa."

Trong bài này, ông Vũ Minh Giang còn có những xuyên tạc bịa đặt, vu khống cho cơ quan chức năng quản lý báo chí, rằng từ trước tới nay đã kìm kẹp các nhà báo và vì vậy, các nhà báo phải vùng lên, tự đấu tranh giải phóng cho mình! Ông Vũ Minh Giang nói: … đừng đòi hỏi đâu xa mà đã đến lúc các cơ quan truyền thông, những người làm công tác tuyên truyền phải nhắc tới sự tự “giải phóng”, sự thanh thản ở chính mỗi con người chúng ta”?!

Tiếp theo, ông Vũ Minh Giang xuyên tạc bịa đặt, vu khống cho các Cựu Chiến binh Việt Nam là “thù dai”. Có phải quan điểm của ông cho rằng các Cựu Chiến binh như Thượng tướng Võ Tiến Trung, như Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, như Thiếu tướng Hoàng Kiền … là “thù dai”? Và vì “thù dai” nên, theo ông Giang, những vị này không chấp nhận bỏ chữ “ngụy” khi nói tới chế độ tay sai (puppet) Sài Gòn trong Bộ sử? Và, nếu chỉ các Cựu Chiến binh “thù dai” nên không chấp nhận bỏ chữ “ngụy” thì nay, các cụ CCB đều ngót nghét 70- 80 tuổi, “gần đất, xa trời”, chẳng mấy nữa họ đi theo tiên tổ thì các ông sẽ cho ra Bộ sử với việc bỏ chữ “ngụy”?

Google.tienlang cho rằng với quan niệm như trên, ông Vũ Minh Giang nếu không nói là phản động thì, chí ít, ông là kẻ ngu lâu dốt bền, chẳng hiểu gì về chữ “ngụy- puppet” cả. Bác Hồ- người thầy về văn nói cũng như văn viết gọi cái chế độ VNCH là “ngụy” không phải vì Bác “thù dai” mà là Bác chỉ ra Bản chất của cái chính quyền tay sai bán nước do Pháp và sau là Mỹ dựng lên. (Xem bài Bác Hồ sử dụng chữ “ngụy” như thế nào?). Google.tienlang đồng tình với Thiếu tướng Hoàng Kiền khi ông cho rằng chỉ bỏ đi một chữ “ngụy” là thay đổi bản chất cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, biến những Người lính Cụ Hồ từ NGƯỜI GIẢI PHÓNG thành kẻ XÂM LƯỢC!

(Xem bài Video clip VTV cùng Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Thiếu tướng Hoàng Kiền lên án Phan Huy Lê cùng bè lũ lật sử)

Bùi Ngọc Trâm Anh

*****

BỔ SUNG: Tối 16/01/2023, Google.tienlang bổ sung bài trên báo Công Lý của TAND Tối cao đăng bài phỏng vấn ông Vũ Minh Giang với tiêu đề “GS.TSKH Vũ Minh Giang: Đại đoàn kết dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” kẻo có ai đó cho rằng Google.tienlang vu khống cho ông Vũ Minh Giang. Trước phản ứng dữ dội của dư luận, báo Công Lý đã gỡ bài phỏng vấn này nhưng nhiều người đã kịp chụp lại bài báo bằng các hình ảnh và Google.tienlang đã lưu tại bài vào Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019 với tiêu đề Hội chứng nguy hiểm- "TRIỆU NGƯỜI VUI, TRIỆU NGƯỜI BUỒN":

====

Mời xem bài liên quan:

1. KHI QUỐC HỘI VÀO CUỘC THÌ CHẮC CHẮN SẼ LỘ MẶT Ổ PHẢN ĐỘNG - NHÓM BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA ...

2. Giữ Lịch sử là môn học bắt buộc: CÓ LẼ QUỐC HỘI LẠI PHẢI CÓ NGHỊ QUYẾT MỚI

3. The Diplomat cảnh báo Việt Nam: HỆ LỤY CỦA VIỆC LÃNG QUÊN QUÁ KHỨ LỊCH SỬ

4. THƯ CỦA TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN GỬI BỘ GD& ĐT PHẢN ĐỐI VIỆC BỎ MÔN LỊCH SỬ

5. Ngày 22/5/2022: UB THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SẼ BÀN V.V SỬA SAI CHO BỘ GIÁO DỤC BỎ MÔN LỊCH SỬ

6. VIỆT NAM NÊN HỌC NGA: SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ PHẢI DO NHÀ NƯỚC BIÊN SOẠN!

7. Chuyển 2 nội dung có dấu hiệu “lợi ích nhóm” về sách giáo khoa sang Bộ Công an: NHỮNG CẢNH BÁO CỦA GOOGLE.TIENLANG VỀ VẤN ĐỀ SÁCH GIÁO KHOA LÀ CHÍNH XÁC

8. TẠI SAO BỘ GIÁO DỤC LẠI CHỌN ÔNG TRÙM LẬT SỬ VŨ MINH GIANG LÀM TỔNG CHỦ BIÊN XUYÊN SUỐT SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ?

Chuyển 2 nội dung có dấu hiệu “lợi ích nhóm” về sách giáo khoa sang Bộ Công an: NHỮNG CẢNH BÁO CỦA GOOGLE.TIENLANG VỀ VẤN ĐỀ ‘SÁCH GIÁO KHOA’ LÀ CHÍNH XÁC

 

Hai nội dung mà Thanh tra Chính phủ đã phát hiện có dấu hiệu “lợi ích nhóm” gồm: 1. Hướng dẫn sử dụng sách bài tập, sách tham khảo giữa Bộ GD-ĐT và Công ty TNHH MTV Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam; 2. Lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in để sản xuất sách giáo khoa theo phương thức chào hàng cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Kính mời quý vị xem lại Những cảnh báo của Google.tienlang gần đây là ở các bài:

1. KHI QUỐC HỘI VÀO CUỘC THÌ CHẮC CHẮN SẼ LỘ MẶT Ổ PHẢN ĐỘNG - NHÓM BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA ...

https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/05/khi-quoc-hoi-vao-cuoc-thi-chac-chan-se.html

2. Giữ Lịch sử là môn học bắt buộc: CÓ LẼ QUỐC HỘI LẠI PHẢI CÓ NGHỊ QUYẾT MỚI

https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/05/giu-lich-su-la-mon-hoc-bat-buoc-co-le.html

3. The Diplomat cảnh báo Việt Nam: HỆ LỤY CỦA VIỆC LÃNG QUÊN QUÁ KHỨ LỊCH SỬ

https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/05/the-diplomat-canh-bao-viet-nam-he-luy.html

4. THƯ CỦA TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN GỬI BỘ GD& ĐT PHẢN ĐỐI VIỆC BỎ MÔN LỊCH SỬ

https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/04/thu-cua-trung-tuong-nguyen-thanh-tuan.html

5. Ngày 22/5/2022: UB THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SẼ BÀN V.V SỬA SAI CHO BỘ GIÁO DỤC BỎ MÔN LỊCH SỬ

https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/05/ngay-2252022-ub-thuong-vu-quoc-hoi-se.html

6. VIỆT NAM NÊN HỌC NGA: SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ PHẢI DO NHÀ NƯỚC BIÊN SOẠN!

https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/12/viet-nam-nen-hoc-nga-sach-giao-khoa.html

Ngoài ra, quý vị cũng đừng quên bài quyết liệt của Google.tienlang về vụ Việt Á: 

Chiều 29/12/2022, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm (TTCP) đã ký thông báo Kết luận thanh tra chuyên đề công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo; (thời kỳ thanh tra từ 1-1-2014 đến 31-12-2018, Google.tienlang lưu ý: Ông Phạm Vũ Luận- Nhiệm kỳ từ 17 tháng 6 năm 2010 đến 7 tháng 4 năm 2021; Ông Phùng Xuân Nhạ- Nhiệm kỳ từ 9 tháng 4 năm 2016 đến 7 tháng 4 năm 2021); đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho chuyển thông tin 2 nội dung trên sang Bộ Công an xem xét, xử lý theo quy định.

Với thời kỳ thanh tra trên, TTCP tiến hành thanh tra tại Bộ GD-ĐT về sách giáo khoa (việc quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, thẩm định, duyệt, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa); việc quản lý, triển khai, thực hiện một số dự án đầu tư cho giáo dục, đào tạo. Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến yêu cầu TTCP thực hiện theo thẩm quyền và quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, TTCP đã kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, lãnh đạo Bộ GD-ĐT được phân công phụ trách (theo từng thời kỳ).

TTCP cũng kiến nghị về xử lý kinh tế đối với Công ty TNHH MTV Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Do thời kỳ thanh tra từ 2014-2018, trong khi đó sách giáo khoa được nhà xuất bản này thực hiện đăng ký giá từ năm 2011 nên chưa xác định được cụ thể, chính xác số tiền gia đình học sinh (là khách hàng) đã mua sách giáo khoa cao hơn giá sách giáo khoa mà nhà xuất bản phải đăng ký đúng giá từ năm 2011 đến nay.

Vì thế, nhà xuất bản này phải nộp ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền gia đình học sinh đã mua sách giáo khoa cao hơn sách giáo khoa mà nhà xuất bản phải đăng ký đúng giá từ năm 2011 đến nay, ngay sau khi Bộ Tài chính ban hành kết luận thanh tra, kiểm tra các yếu tố hình thành giá sách giáo khoa từ năm 2011 (trong đó có số tiền trên 85,1 tỷ đồng trong thời kỳ thanh tra từ 2014 đến năm 2018, do nhà xuất bản trên phân bổ chi phí chưa đúng tỷ lệ doanh thu của sách giáo khoa, hạch toán không đúng thuế suất giá trị gia tăng đầu vào của 3 loại giấy in, tính thuế giá trị gia tăng đối với chi phí lãi vay chưa đúng quy định).

Hoàng Minh Tâm

=====

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2022

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG CẦN CÓ TIẾNG NÓI CHÍNH THỨC VỀ CÁI GỌI LÀ 'THẢM SÁT MẬU THÂN HUẾ 1968'

Nếu ngay bây giờ bạn hỏi ông Gúc từ khóa 'THẢM SÁT MẬU THÂN HUẾ 1968' thì chỉ trong 0,41 giây sẽ cho ra 62.500 kết quả (hình trên)! Đứng thứ hai trong số 62.500 kết quả này là bài Bài học từ Thảm sát Huế . Ngay trong đoạn mở đầu, bài viết này có đoạn xuyên tạc bịa đặt: "Kéo dài đến ngày 24/02, Trận Mậu Thân tại Huế được xem là cuộc giao tranh lớn nhất ở đô thị trong suốt chiến tranh Việt Nam. Phe cộng sản đã mất khoảng 5.000 lính, trong khi thiệt hại của QLVNCH là khoảng 400 người và của Mỹ là 216 người. Khoảng 80% cố đô bị phá hủy. Không những thế, trận đánh còn gây ra thương vong cho rất nhiều dân thường. 
Suốt đợt giao tranh, lực lượng Việt Cộng và QĐNDVN đã tổ chức các khu giải phóng (liberated zones), tiến hành nhiều buổi tuyên truyền, ra lệnh phân phối khẩu phần ăn, buộc thanh thiếu niên tham gia lao động và chiến đấu, cũng như chỉ điểm kẻ thù, và đôi khi chỉ điểm cả thành viên trong gia đình họ nhằm tố cáo và sát hại. Các cựu thành viên của Phong trào Đấu tranh, những người đã rời Huế vào năm 1966 rồi trở về cùng phe cộng sản vào năm 1968, vốn đã rất quen thuộc với thành phố và giờ đây có vai trò quan trọng trong việc xác định những kẻ cần thủ tiêu.
Không chỉ có các viên chức trong chính phủ và quân đội bị tàn sát, mà cả thường dân vô tội, trong đó có phụ nữ và trẻ em, cũng bị tra tấn, hành quyết hoặc chôn sống. Sau trận Huế, hàng ngàn người đã mất tích. Chẳng ai biết được thân nhân của mình đang ở đâu; họ lang thang khắp các nẻo đường, tìm kiếm và đào bới giữa đống thi thể. Người dân thậm chí còn tìm thấy xác chết ở khu vực Kinh thành Huế và xung quanh lăng mộ của các vua bên ngoài thành phố.
Chỉ trong vòng vài tháng, người ta bắt đầu tìm thấy những ngôi mộ tập thể. Số lượng xác chết tiếp tục tăng lên cùng với việc phát hiện thêm nhiều ngôi mộ vào mùa thu năm 1969. Tổng số thi thể được khai quật quanh thành phố đã tăng tới khoảng 2.800. Vụ thảm sát thường dân không được vũ trang với quy mô lớn như vậy đã để lại một vết sẹo rất sâu trong ký ức của những người sống sót. "
Trong bài khá dài này, tác giả ca ngợi cuốn Tiểu thuyết của cơ quan Tâm lý chiến Mỹ "Giải khăn sô cho Huế", coi cuốn sách này là Tư liệu Lịch sử! Tác giả không hề biết rằng, kẻ viết cuốn Tiểu thuyết hư cấu, bịa đặt này là Nhã Ca- người của cơ quan Tâm lý chiến Mỹ. Một số sĩ quan tiểu đoàn 10 chiến tranh tâm lý sau giải phóng đã cho biết, chỉ đạo của cấp trên phải tạo ra bằng chứng giả nhằm tuyên truyền “đổ tội cho cộng sản”. “Giải khăn sô cho Huế” của Nhã Ca là một bằng chứng như vậy (sách đạt “Giải văn chương Quốc gia Việt Nam cộng hòa”  năm 1970). Chính Nhã Ca từng công khai thừa nhận ở Mỹ rằng, cuốn sách đã hư cấu nên những chuyện không có thật về những nhân vật cách mạng hiện diện vào thời kỳ đó. Họ là những nhân sĩ trí thức của Huế tham gia hoạt động cách mạng nhưng chưa hề giết hại trả thù hoặc ra lệnh sát hại người của chính quyền Ngụy. Hiện nay, trong số họ đang sinh sống ngay tại Huế và không ít lần lên tiếng về sự vu khống xuyên tạc với  chính bản thân mình. 
(Xem bài Cần có cái nhìn khách quan về Mậu Thân 1968 ở Huế của báo Thừa thiên- Huế ngày 25/01/2018)
Vậy cái trang web Nghiên cứu Quốc tế này là ai mà lại có bài xuyên tạc bịa đặt về Huế - Mậu thân 1968 như vậy? Theo họ tự giới thiệu thì: 
====
Dự án Nghiencuuquocte.net là Một dự án nhằm phát triển học liệu chuyên ngành NCQT tại Việt Nam.
Mục đích
Nghiên cứu Quốc tế là một dự án phi chính trị, phi lợi nhuận nhằm mục đích phát triển nguồn học liệu chuyên ngành nghiên cứu quốc tế bằng tiếng Việt và thúc đẩy việc học tập, nghiên cứu các vấn đề quốc tế tại Việt Nam.
Lý do ra đời
Trong khi số người học tập và nghiên cứu về các vấn đề quốc tế ở Việt Nam ngày càng gia tăng thì việc tiếp cận các tài liệu mang tính học thuật của thế giới về lĩnh vực này còn rất hạn chế vì hai lý do: Thứ nhất, các tài liệu này thường phải trả phí mới tiếp cận được, trong khi các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam hầu như không có chi phí trang trải. Thứ hai, các tài liệu này chủ yếu được xuất bản bằng tiếng Anh, khiến nhiều sinh viên, nhà nghiên cứu, và đặc biệt là quảng đại độc giả quan tâm đến các vấn đề quốc tế nói chung, gặp khó khăn trong việc tiếp thu, lĩnh hội. Nghiencuuquocte.net ra đời với hi vọng sẽ góp phần khắc phục được các vấn đề trên.
Hoạt động chính
Hoạt động chính của Nghiencuuquocte.org là biên dịch sang tiếng Việt và xuất bản trên website của mình các nguồn tài liệu mang tính học thuật bằng tiếng Anh về lĩnh vực quan hệ quốc tế, bao gồm chính trị quốc tế, kinh tế quốc tế, và luật pháp quốc tế.
====
Điều hành trang web Nghiencuuquocte.org, ngoài Tổng Biên tập Lê Hồng Hiệp (TS, Đại học New South Wales) thì còn có các thành viên Ban Biên tập là người ở trong nước gồm: Vũ Thị Hương Giang (Phóng viên, báo Tuổi Trẻ), Nguyễn Thị Nhung (CN, Học viện Ngoại giao Việt Nam), Phạm Trang Nhung (CN, Học viện Ngoại giao Việt Nam), Nguyễn Hoàng Mỹ Phương (ThS, Đại học Kinh tế TPHCM), Nguyễn Thế Phương (ThS, Đại học KHXH&NV TPHCM), Phạm Thị Huyền Trang (ThS, Học viện Ngoại giao Việt Nam), Lê Vĩnh Trương (TS, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Vương Thảo Vy (CN, Đại học KHXH&NV TPHCM), Đỗ Hải Yến (CN, Đại học Luật TPHCM)…
Như vậy, nhìn vẻ bề ngoài thì Nghiencuuquocte.org khá sạch sẽ và nghiêm túc, thậm chí có cả người của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông- nơi được báo Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu, quảng bá ngay khi thành lập- năm 2014 với bài báo có tiêu đề Ra mắt Quỹ Hỗ trợ và Nghiên cứu Biển Đông.
Nhưng tại sao Nghiencuuquocte.org lại đăng bài Bài học từ Thảm sát Huế  xuyên tạc, vu khống cho Việt Nam gây ra vụ "Thảm sát Mậu thân Huế 1968"? Cuối bài này, tác giả còn răn dạy Việt Nam: "Nước Việt Nam hậu chiến cũng không công nhận vụ thảm sát, họ muốn bỏ qua nó, hoặc xem nó là một sự kiện ngụy tạo. Trong các sự kiện kỷ niệm chiến dịch Tết Mậu Thân ở Việt Nam, Thảm sát Huế chẳng bao giờ xuất hiện. Việc biến người Mỹ thành “kẻ ác duy nhất” cũng đã góp phần xóa bỏ những hành vi sai trái của những người cộng sản. Nhận thức về lịch sử là một yếu tố quan trọng trong việc định hình một quốc gia và duy trì bản sắc của một con người, nhưng nhiều học sinh sinh viên ở Việt Nam lại không thích tìm hiểu về lịch sử của họ, một phần vì họ hiểu mình bị giới hạn trong việc tiếp cận tài liệu và các nguồn lực khác, cũng như việc họ bị hạn chế ra sao trong việc giải thích lịch sử. Điều này khuyến khích sự ngờ vực chính phủ, một điều vốn sẽ dần gia tăng khi ngày càng có nhiều tài liệu thách thức phiên bản lịch sử của đảng xuất hiện."
Ô hay! "Học sinh sinh viên ở Việt Nam" hay gọi chung là lớp trẻ Việt Nam chúng tôi ngày nay đâu có thể bị "giới hạn trong việc tiếp cận tài liệu và các nguồn lực khác"? Có rất nhiều bạn trẻ Việt Nam như chúng tôi đây thông thạo không những tiếng Anh, Tiếng Nga mà còn cả tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.... Và với việc phổ cập mạng WiFi khắp các hang cùng ngõ hẻm, vùng sâu vùng xa hiện nay ở Việt Nam thì một cụ bà nông dân miền Tây Nam bộ hay một bác tiều phu dân tộc ít người vùng Điện Biên, Lai Châu ở phía Bắc, nếu muốn, có thể lên mạng, vào Google.tienlang là có thể đọc được nhiều bài viết của các giáo sư người Mỹ về cái gọi là ‘Thảm sát Huê Mậu thân 1968’:
Nếu ai đó cho rằng Google.tienlang là một trang blog cỏn con, không đáng tin thì có thể tìm hiểu về cái gọi là 'Thảm sát Mậu Thân Huế 1968' trên các trang báo chính thống là báo Thừa thiên- Huế ngày 25/01/2018 qua bài Cần có cái nhìn khách quan về Mậu Thân 1968 ở Huế hoặc Tạp chí Sông Hương qua bài Đọc Nhã Ca hồi ký - Bình luận của một người trong cuộc đăng ngày 30/09/2008...
Rất tiếc là Google.tienlang hay thậm chí như báo chính thống như báo Thừa Thiên Huế hay Tạp chí Sông Hương vẫn chỉ là các tờ báo nhỏ nhoi, độ phủ sóng không lớn, không được bằng trang web phản động Nghiencuuquocte.org. Do vậy, Google.tienlang kính nhờ BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG CẦN CÓ TIẾNG NÓI CHÍNH THỨC VỀ CÁI GỌI LÀ 'THẢM SÁT MẬU THÂN HUẾ 1968'. Bởi một trong những chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương là "Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, tổng hợp phân tích những âm mưu, thủ đoạn và các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. Kịp thời đề xuất đối sách, biện pháp và chỉ đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm, luận điệu, thông tin sai trái; đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Chủ trì, phối hợp thống nhất đấu tranh với các luận điểm sai trái, xuyên tạc trên cả ba lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng – văn hóa và văn học – nghệ thuật" như đòi hỏi của Quyết định số 88-QĐ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG, có hiệu lực từ ngày 01/12/2022 (So với quy định cũ tại Quyết định 144-QĐ/TW ngày 08/8/2018 thì Quyết định 88-QĐ/TW chỉ có sự thay đổi nhỏ: Thay Cơ quan thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cơ quan thường trực tại thành phố Đà Nẵng bằng Cơ quan thường trực khu vực miền Nam và Cơ quan thường trực khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Ngoài ra, bổ sung thêm Văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương vào cơ cấu tổ chức của Ban Tuyên giáo Trung ương.)
Hoàng Ngân Thương 
=====

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2022

Asia Times: ĐỨC KHÔNG MUỐN LÀM CHƯ HẦU CHO MỸ!

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tập Cận Bình đã có nhiều điều để thảo luận trong cuộc gặp gần đây. Hình ảnh: Screengrab / BBC
Mời những ai biết tiếng Anh xin hãy đọc bản gốc bài báo trên Asia Times (Thời báo Châu Á) với tiêu đề A Germany-China-Russia triangle on Ukraine- Dịch: Tam giác Đức-Trung-Nga về Ukraine
Dưới đây, Google.tienlang xin dịch bài báo này...
*****
A Germany-China-Russia triangle on Ukraine- Dịch: Tam giác Đức-Trung-Nga về Ukraine
Đức thách thức Hoa Kỳ bằng cách duy trì quan hệ nồng ấm với Trung Quốc, quốc gia mà Berlin coi là có vai trò đặc biệt trong việc kiến ​​tạo hòa bình ở Ukraine
Ảnh chụp màn hình tiêu đề bài  báo trên Asia Times

NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2022
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken có lẽ nghĩ rằng với vai trò tự bổ nhiệm là cảnh sát thế giới, ông có đặc quyền kiểm tra xem chuyện gì đang xảy ra giữa Đức, Trung Quốc và Nga mà ông không được biết. Tuy nhiên, cuộc gọi của Blinken tới Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào thứ Sáu (23/12) hóa ra lại thất bại.
Chắc chắn nhất, ý định của ông là thu thập thông tin chi tiết về hai cuộc trao đổi cấp cao mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có vào những ngày liên tiếp vào tuần trước – với Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất và cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tương ứng.
Blinken có thể đã đưa ra một phỏng đoán thông minh rằng cuộc điện thoại của Steinmeier với Tập vào thứ Ba và chuyến thăm bất ngờ của Medvedev tới Bắc Kinh và cuộc gặp của ông với Tập vào thứ Tư có thể không phải là ngẫu nhiên.
Nhiệm vụ của Medvedev sẽ là chuyển một số thông điệp rất nhạy cảm từ Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Tập. Các báo cáo gần đây đã chỉ ra rằng Moscow và Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một cuộc gặp giữa Putin và Xi vào cuối tháng này.
Steinmeier là một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, từng đảm nhiệm chức vụ ngoại trưởng từ 2005 đến 2009 và một lần nữa từ 2013 đến 2017, cũng như phó thủ tướng Đức từ 2007 đến 2009 – tất cả đều trong thời kỳ Angela Merkel làm thủ tướng (2005-2021) ). Bà Merkel đã để lại một di sản là mối quan hệ của Đức với cả Nga và Trung Quốc đều tăng vọt.
Steinmeier là một chính trị gia cấp cao thuộc Đảng Dân chủ Xã hội, giống như thủ tướng hiện tại Olaf Scholz. Chắc chắn rằng cuộc điện đàm của Steinmeier với Tập là để tham khảo ý kiến ​​của Scholz. Đây là một điều.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 4/11/2022. Ảnh: Chính phủ Liên bang Đức
Quan trọng nhất, Steinmeier đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đàm phán hai Thỏa thuận Minsk (2014 và 2015), cung cấp một gói các biện pháp nhằm ngăn chặn giao tranh ở Donbas trong hạ nguồn của cuộc đảo chính do Hoa Kỳ tài trợ ở Kiev.
Khi các thỏa thuận Minsk bắt đầu sáng tỏ vào năm 2016, Steinmeier đã tham gia với một ý tưởng khéo léo mà sau này được gọi là Công thức Steinmeier đánh vần trình tự các sự kiện được nêu trong các thỏa thuận.
Cụ thể, công thức Steinmeier kêu gọi tổ chức bầu cử tại các vùng lãnh thổ do phe ly khai nắm giữ ở Donbas theo luật pháp Ukraine và sự giám sát của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu. Nó đề xuất rằng nếu OSCE đánh giá việc bỏ phiếu là tự do và công bằng, thì quy chế tự trị đặc biệt cho các vùng lãnh thổ sẽ được bắt đầu.
Tất nhiên, tất cả đó bây giờ đã lùi vào lịch sử. Mới đây bà Merkel đã “thú nhận” trong cuộc phỏng vấn với báo Zeit rằng trên thực tế, thỏa thuận Minsk là một nỗ lực của phương Tây nhằm câu giờ, tìm kiếm “thời gian vô giá” để Kiev tự tái vũ trang.
Với bối cảnh phức tạp này, Blinken hẳn sẽ cảm thấy có điều gì đó không ổn khi Steinmeier bất ngờ gọi điện cho Tập Cận Bình, và Medvedev bất ngờ xuất hiện ở Bắc Kinh vào ngày hôm sau và được chủ tịch Trung Quốc tiếp đón. Đáng chú ý, các báo cáo của Bắc Kinh khá lạc quan về mối quan hệ của Trung Quốc với Đức và Nga.
Ông Tập đưa ra đề xuất ba điểm cho Steinmeier về phát triển quan hệ Trung Quốc-Đức và tuyên bố rằng “Trung Quốc và Đức luôn là đối tác đối thoại, phát triển và hợp tác cũng như đối tác giải quyết các thách thức toàn cầu”.
Tương tự, trong cuộc gặp với Medvedev , ông nhấn mạnh rằng “Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Nga để không ngừng thúc đẩy quan hệ Trung-Nga trong kỷ nguyên mới và làm cho quản trị toàn cầu công bằng và bình đẳng hơn”.
Cả hai bài đọc đều đề cập đến Ukraine như một chủ đề thảo luận, với việc Tập nhấn mạnh rằng “Trung Quốc luôn cam kết thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình” (với Steinmeier) và “tích cực thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình” (với Medvedev).
Nhưng Blinken đã thực hiện sứ mệnh của mình một cách vụng về khi đưa ra các vấn đề gây tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt là “tình hình Covid-19 hiện tại” ở Trung Quốc và “tầm quan trọng của tính minh bạch đối với cộng đồng quốc tế”.
Không có gì ngạc nhiên khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nghiêm khắc giảng bài Blinken không được “tham gia đối thoại nhưng lại đồng thời ngăn chặn đối thoại” hoặc “nói chuyện hợp tác nhưng đồng thời đâm Trung Quốc”.
Vương nói: “Đây không phải là sự cạnh tranh hợp lý, mà là sự đàn áp phi lý. Nó không có ý nghĩa để giải quyết đúng đắn các tranh chấp, mà là để tăng cường xung đột. Trên thực tế, nó vẫn là thói quen bắt nạt đơn phương cũ. Điều này không hiệu quả với Trung Quốc trong quá khứ và cũng sẽ không hiệu quả trong tương lai.”
Vương Nghị có đôi lời với người đồng cấp Hoa Kỳ Antony Blinken. Hình ảnh: Facebook
Cụ thể, về vấn đề Ukraine, ông Vương nói: “Trung Quốc luôn đứng về phía hòa bình, các mục đích của Hiến chương Liên Hợp Quốc và xã hội quốc tế để thúc đẩy hòa bình và đàm phán. Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng một vai trò mang tính xây dựng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng theo cách riêng của Trung Quốc.” Đánh giá từ tài liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Blinken đã thất bại trong việc lôi kéo Vương vào một cuộc trò chuyện có ý nghĩa về Ukraine.
Thật vậy, những lời đề nghị gần đây của Đức với Bắc Kinh liên tiếp diễn ra nhanh chóng – chuyến thăm cấp cao của Thủ tướng Scholz tới Trung Quốc vào tháng trước với một phái đoàn gồm các CEO hàng đầu của Đức và cuộc điện đàm của Steinmeier vào tuần trước – đã khiến Washington  không mấy vừa lòng.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden kỳ vọng Đức sẽ phối hợp với Washington trước thay vì đưa ra các sáng kiến ​​riêng đối với Trung Quốc. (Thật thú vị, Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Đức duy trì quyền tự chủ chiến lược của mình.)
Ngoại trưởng thân Mỹ hiện tại của Đức, Annalena Baerbock, đã tránh xa chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Scholz. Rõ ràng, cuộc gọi điện thoại của Steinmeier cho Tập xác nhận rằng Scholz đang đi theo kế hoạch theo đuổi con đường can dự mang tính xây dựng với Trung Quốc, giống như bà Merkel đã làm, bất kể tình trạng mối quan hệ căng thẳng của Hoa Kỳ với Trung Quốc.
Điều đó nói rằng, thảo luận về hòa giải ở Ukraine với Trung Quốc là một bước đi táo bạo của giới lãnh đạo Đức vào thời điểm hiện tại khi chính quyền Biden đang tham gia sâu vào cuộc chiến ủy nhiệm với Nga và có mọi ý định hỗ trợ Ukraine “miễn là nó nhận."
Nhưng có một mặt khác của nó. Đức đã kiềm chế sự tức giận và sỉ nhục của mình trong vài tháng qua. Đức không thể không cảm thấy rằng họ đã bị chơi trò đếm ngược đến cuộc xung đột ở Ukraine - một điều đặc biệt khó chịu đối với một quốc gia thực sự theo chủ nghĩa Đại Tây Dương trong định hướng chính sách đối ngoại của mình.
Các bộ trưởng Đức đã công khai bày tỏ sự không hài lòng rằng các công ty dầu mỏ của Mỹ đang khai thác một cách trơ trẽn cuộc khủng hoảng năng lượng sau đó để kiếm lợi nhuận trời cho bằng cách bán khí đốt với giá nội địa ở Mỹ cao gấp 3 đến 4 lần.
Đức cũng lo ngại rằng Đạo luật giảm lạm phát của chính quyền Biden , dựa trên các khoản đầu tư cơ bản về khí hậu và năng lượng sạch, có thể dẫn đến việc ngành công nghiệp Đức di cư sang Mỹ.
Điều tồi tệ nhất trong tất cả là việc phá hủy các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream. Nước Đức phải biết khá rõ về các thế lực đứng sau hành động khủng bố đó, nhưng nước này thậm chí không thể gọi chúng ra và phải kìm nén cảm giác nhục nhã và phẫn nộ.
Một công nhân kiểm tra thiết bị giám sát tại trạm nén Slavyanskaya, điểm đầu của đường ống Nord Stream 2 của Nga. Ảnh: TASS
Việc phá hủy các đường ống Nord Stream khiến việc hồi sinh mối quan hệ Đức-Nga trở thành một vấn đề cực kỳ nan giải. Đối với bất kỳ dân tộc nào có một lịch sử đáng tự hào, việc chấp nhận bị đẩy đi như một con tốt là hơi quá đáng.
Scholz và Steinmeier là những chính trị gia dày dạn kinh nghiệm và sẽ biết khi nào nên đào sâu và thu mình lại. Trong mọi trường hợp, Trung Quốc là một đối tác cực kỳ quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế của Đức. Đức khó có thể để Mỹ phá hủy quan hệ đối tác với Trung Quốc và biến nước này thành một nước chư hầu (vassal state) của Mỹ.
Khi nói đến cuộc chiến Ukraine, Đức đã trở thành quốc gia tiền tuyến, nhưng chính Washington mới là bên quyết định chiến thuật và chiến lược của phương Tây. Đức cho rằng Trung Quốc có vị trí duy nhất để trở thành một người kiến ​​tạo hòa bình ở Ukraine. Các dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh cũng đang hâm nóng ý tưởng đó.
Tác giả M. K. Bhadrakumar
Google.tienlang giới thiệu đôi nét về tác giả:
Ông M. K. Bhadrakumar
Ông M. K. Bhadrakumar là người viết chuyên mục cho tờ báo Ấn Độ The Hindu và Deccan Herald. Trước đó, ông đã làm việc 30 năm tại Bộ Ngoại giao Ấn Độ, là Đại biện lâm thời tại Kuwait và Kabul, Phó Cao ủy tại Islamabad, Đại sứ tại Thổ Nhĩ Kỳ và Uzbekistan.
Nguyễn Thị Huyền- Cộng tác viên Google.tienlang Dịch và Giới thiệu
=========
Từ ngày 27/4/2021, Google.tienlang nhắc anh em báo chí VN:

Mời xem thêm một số bài liên quan:

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022

SỰ THẬT TỪ TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA BÁC BỎ LỜI XUYÊN TẠC CỦA Ô PHẠM MAI HÙNG- PCT HỘI KHLS VỀ CỤ NGUYỄN VĂN TỐ

Pgs.Ts Phạm Mai Hùng (hình dưới) và lời xuyên tạc bịa đặt của ông ta trên báo Người Lao động: "Người khởi xướng và đứng ra dựng bia là nhân sĩ Nguyễn Văn Tố (1889-1947)" (hình trên)

Lời dẫn: Về tấm bia Alexandre de Rhodes từng được dựng vào năm 1941 ở cạnh Hồ Gươm (nơi có tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh ngày nay), Google.tienlang đã có 2 bài: 
1. Bài vào Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019 với tiêu đề CỤ NGUYỄN VĂN TỐ KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI DỰNG NHÀ BIA ALEXANDRE DE RHODES
Tại Bài thứ hai, Google.tienlang viết: "Trên báo Người Lao động ngày 29-11-2019, ông PGS-TS Phạm Mai Hùng- Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có phát biểu được báo đóng trang trọng trong một khung nền tím. Xin trích.
Hà Nội từng có bia tưởng niệm Alexandre de Rhodes
Ở chính vị trí tượng đài "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" của Hà Nội hiện nay, trước kia là bia tưởng niệm ghi nhớ công ơn của Alexandre de Rhodes - một trong những người có công lớn mang lại chữ viết hiện nay cho người Việt Nam. Người khởi xướng và đứng ra dựng bia là nhân sĩ Nguyễn Văn Tố (1889-1947), làm việc tại Trường Viễn Đông Bác Cổ. Năm 1938, Nguyễn Văn Tố cùng một số trí thức lập ra Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ tạo nên một phong trào học chữ Quốc ngữ rộng khắp trong cả nước.”
(Hết trích lời ông PGS-TS Phạm Mai Hùng)
Rõ ràng là vì cá nhân ông PGS-TS Phạm Mai Hùng muốn tôn vinh ông Alexandre de Rhodes nên ông đã xuyên tạc bịa đặt về cụ Nguyễn Văn Tố và về Hội truyền bá chữ quốc ngữ do cụ Tố làm Hội trưởng.
Viết như ông PGS-TS Phạm Mai Hùng “Người khởi xướng và đứng ra dựng bia là nhân sĩ Nguyễn Văn Tố” là hết sức nguy hiểm bởi xưa nay, các thế lực phản động đã từng xuyên tạc như vậy để rồi ám chỉ rằng cụ Nguyễn Văn Tố cùng các nhân sĩ trí thức đã công nhận, đã vinh danh Alexandre de Rhodes, dựng bia tưởng niệm. Nhưng rồi, chỉ vì lý do chính trị, chính quyền Cộng sản đã “phá bỏ đi một công trình văn hóa” để thay bằng tượng đài "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!"
Tại bài trên, Google.tienlang đã dẫn ra những chứng cứ để kết luận rằng ông PGS-TS Phạm Mai Hùng- Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã xuyên tạc bịa đặt, vu khống cho cụ Nguyễn Văn Tố, một nhân sĩ trí thức lớn của Việt Nam. Tuy không phải là Đảng viên Cộng sản nhưng cụ Nguyễn Văn Tố là người ủng hộ chủ trương của Đảng Cộng sản: Đánh đuổi thực dân Pháp giành Độc lập Tự do cho quê hương Việt Nam. Và vì vậy, không đời nào cụ Nguyễn Văn Tố lại đi "khởi xướng và đứng ra dựng bia" tên gián điệp của Thực dân Pháp như lời xuyên tạc bịa đặt, vu khống của ông PGS-TS Phạm Mai Hùng.
Lời Kết luận của Google.tienlang là chính xác. Sự thật Lịch sử đó càng được làm sáng tỏ khi Trung tâm Lưu trữ Quốc gia vừa công bố những tư liệu liên quan qua bài với tiêu đề Nhà bia Alexandre De Rhodes và những câu chuyện ít được biết đến.
Trong toàn bộ bài này không hề có thông tin nào cho thấy cụ Nguyễn Văn Tố là người "khởi xướng và đứng ra dựng bia" tên gián điệp của Thực dân Pháp như lời xuyên tạc bịa đặt, vu khống của ông PGS-TS Phạm Mai Hùng. Chúng tôi hy vọng cơ quan chức năng xử lý hành vi xuyên tạc bịa đặt của ông Phạm Mai Hùng và Giải thể luôn cái Hội Khoa học Lịch sử mà ông Phạm Mai Hùng làm Phó Chủ tịch, cũng như các ông cựu Chủ tịch Phan Huy Lê, Chủ tịch đương nhiệm Trần Đức CườngPhó Chủ tịch Vũ Minh Giang, Tổng thư ký Dương Trung Quốc ... vì lý do các ông này chuyên xuyên tạc bịa đặt, bẻ cong, thậm chí là LẬT SỬ, đảo ngược SỰ THẬT LỊCH SỬ.
Dưới đây, Google.tienlang đăng nguyên văn bài viết trên của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia...
*******

Nhà bia Alexandre de Rhodes được xây dựng và khánh thành năm 1941 tại vị trí nay là Tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, đối diện đền Ngọc Sơn. Công trình nhà bia nay không còn. Nhưng vẫn có không ít người quan tâm đến công trình đó và ý nghĩa của nó.

Công trình kỉ niệm này được xây dựng như thế nào? Ai là người khởi xướng? Kinh phí xây dựng lấy từ đâu? Nghiên cứu hồ sơ lưu trữ, chúng tôi tìm được khá nhiều tài liệu về quá trình quyên góp và xây dựng trong suốt hơn 10 năm để công trình này từ ý tưởng trở thành hiện thực. 

Người đầu tiên khởi xướng xây dựng Đài Kỉ niệm Triệu tổ chữ Quốc ngữ[1] là trung tá Bonifacy[2]. Trong tài liệu lưu trữ có thông tin rất chi tiết về việc này. Năm 1927, Bonifacy đã có ý tưởng quyên góp để xây dựng một công trình kỉ niệm ghi nhớ công lao cha cố Alexande De Rhodes. Ngay lập tức kế hoạch được triển khai. Một hội đồng được thành lập với mục đích quyên góp tiền và xây dựng công trình.Việc quyên góp rộng rãi khắp Đông Dương, được Toàn quyền ủng hộ. Trung tá Bonifacy đã tổ chức quyên góp tiền để dựng Đài Kỉ niệm Triệu tổ chữ Quốc ngữ bằng tài khoản số 9711 tại Ngân hàng Đông Dương. Nhưng không may, đến tháng 4 năm 1931, Bonifacy qua đời. Số tiền quyên góp đã được 5814,61 đồng bạc. Trong đó có sự đóng góp của nhiều người Việt làm việc trong các công sở Pháp.

Bản sao kê tài khoản số 9711 – tài khoản đặc biệt “Alexandre De Rhodes”, chủ tài khoản là August Bonifacy tại Ngân hàng Đông Dương ngày 30/6/1932 (sau khi Bonifacy chết). Nguồn TTLTQG1

Đến cuối năm 1931, Hội đồng họp và cử ông Cucherousset, chủ nhiệm của Đông Pháp Kinh tế Tạp chí thay Bonifacy làm Chủ tịch Hội đồng. Số tiền quyên góp được chuyển sang tài khoản số 52186, chủ tài khoản là ông Cucherousset. 

Đài kỉ niệm dự định sẽ dựng theo lối An Nam và giao cho các kiến trúc sư bản xứ thiết kế. Hội đồng đã tổ chức một cuộc thi nhưng kết thúc chỉ nhận được 2 bản thiết kế nhưng “chẳng ra hình thù gì, lạc cả ý nghĩa”. Hội đồng tiếp tục kéo dài thời hạn nhận các bản thiết kế thêm 9 tháng nữa và hết hạn chỉ nhận được 5 bản, trao giải thưởng cho 3 bản vẽ (200 đồng – 100 đồng – 50 đồng). Tuy nhiên, bản vẽ được giải nhất cũng không được sử dụng vì thành phố Hà Nội cho rằng kiểu đó không có điểm nào mang nét mỹ thuật An Nam, mà lại giống phương Tây. Do đó, chính quyền thành phố đã từ chối cấp đất cho việc thi công đài kỉ niệm kiểu Tây này.

Hội đồng đã phí mất 350 đồng tiền thưởng mà vẫn không có được bản vẽ. Hội đồng này đã nhờ đến ông Phạm Quỳnh để trình tâu lên vua Bảo Đại xin ban thưởng cho người vẽ được kiểu đài kỉ niệm phù hợp. Vua Bảo Đại đã chuẩn tâu đề nghị đó. Cuộc thi lại được đăng tải trên 2 tờ báo Pháp văn là L’Annam nouveau và La Patrie annamite và một số báo quốc ngữ nhưng cuối cùng cũng không mang lại kết quả nào khả thi. 

Sau đó, cuộc họp Hội đồng thành phố ngày 31 tháng 5 năm 1934 đã thông qua việc cấp đất cho công trình kỉ niệm cha cố De Rhodes tại vị trí trước đó là Rạp Variétes [trước đó là Rạp Pathé – Rạp chiếu bóng đầu tiên ở Hà Nội]. 

Năm 1934, ông Cucherousset qua đời. Số tiền trong tài khoản số 52186 đứng tên ông được chuyển cho Thủ quỹ của Hội đồng dựng Đài kỉ niệm, với số tiền là 2.540,07 đồng vào cuối năm 1934, sau đó mở tài khoản số 52782 đứng tên Thủ quỹ của Hội đồng. 

Phiếu chuyển tiền từ tài khoản mang tên Coucherousset. Nguồn TTLTQG1

Khi còn sống, ông Coucherousset đã giao cho kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện lập dự án xây dựng công trình. Sau khi Coucherousset qua đời, cựu Thống sứ Bắc Kì Tissot (Chủ tịch danh dự của Hội đồng) và ông Lesterlin, thủ quỹ của Hội đồng đã chính thức kí kết giao kèo với Nguyễn Cao Luyện ngày 27 tháng 11 năm 1934. Theo giao kèo, kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện chịu trạch nhiệm tiền dự án cho công trình được hội đồng xây dựng đài kỉ niệm và hội đồng thành phố thông qua từ tháng 8 năm 1934. 

Theo tập điều kiện thầu lập ngày 15 tháng 8 năm 1934, việc dựng Đài kỉ niệm được thực hiện tại Hà Nội, ở góc phố Francis Garnier và phố Du Lac [đối diện đền Ngọc Sơn]. Kinh phí sẽ chi trả làm 4 đợt: tạm ứng 1000 đồng; 1000 đồng sau khi đá được chuyển đến Hà Nội; 1000 đồng khi hoàn thành và 1000 đồng sau khi nghiệm thu cuối cùng. Như vậy tổng số tiền là 4000 đồng. Việc thi công được thực hiện theo cách làm với các công trình thông thường đã được thử nghiệm nhiều lần. 

Bản vẽ mặt bằng khu vực dựng đài kỉ niệm của kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện. Nguồn TTLTQG1

Kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện được cử theo dõi công trình và là người phụ trách về mẫu bia khắc và nhà bia. Nhà thầu Lê Bá Cử, người đã thi công nhiều công trình đá ở Đông Dương, đã nhận làm công trình này theo giao kèo kí kết ngày 18 tháng 10 năm 1934. Theo bản giao kèo, công trình thi công được thực hiện theo các bản vẽ do kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện giao cho. Thời hạn là cuối tháng 5 năm 1934.

Trong quá trình thi công đã xảy ra tranh cãi lớn không thể giải quyết được giữa nhà thầu vàkiến trúc sư Luyện, người chịu trách nhiệm về thiết kế công trình của Hội đồng. Lê Bá Cử cho rằng các bản vẽ do kiến trúc sư Luyện cung cấp theo kiểu Âu, chứ không theo kiểu bản xứ như đã thống nhất và phàn nàn về việc kiến trúc sư Luyện không thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Tranh cãi này đã khiến cho công trình không hoàn thành đúng hạn. Thời điểm đó, Đốc lí Virgitti đã phải gửi thư cho Lesterlin về việc này. Trong thư có viết về “thiết kế của kiến trúc sư Luyện, với một cột bia đá cao 6-8 mét, nặng nhiều tấn không phù hợp với khung cảnh khi nó nằm rất sát với Tháp Bút”. Đồng thời, Đốc lí đã đưa ra 2 giải pháp cho Hội đồng xây dựng đài kỉ niệm phải lựa chọn: Thứ nhất là Hội đồngtiếp tục thực hiện công trình khi Thành phố đồng ý các bản vẽ đã điều chỉnh cơ bản; Thứ hai là Hội đồng sẽ giải tán và Hội đồng thành phố sẽ xây dựng một công trình xứng đáng để tưởng nhớ Cha cố De Rhodes. Trường hợp hội đồng giải tán, bản vẽ của kiến trúc sư Luyện sẽ bị trả lại. 

Mẫu thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện. Nguồn TTLTQG1

Tại cuộc họp Hội đồng thành phố ngày 30 tháng 11 năm 1936, việc dựng Đài kỉ niệm lại được đưa ra bàn luận. Quá trình thi công kéo dài quá lâu gây nhiều tranh cãi trong xã hội. Thêm vào đó, ông chủ tịch Lesterlin lại về Pháp và không quay trở lại. Đốc lí Virgitti đã đề nghị hủy hợp đồng với Lê Bá Cử nhưng ông này đã đề nghị ra hạn đến ngày 10 tháng 2 năm 1937. Tuy nhiên, trong điều kiện đó, Đốc lí đã đề nghị sẽ phải trực tiếp phụ trách việc này thay cho hội đồng dựng đài kỉ niệm. Toàn thể các ủy viên Hội đồng thành phố đều nhất trí thông qua. 

Toàn bộ số tiền còn lại ít ỏi được chuyển sang tài khoản mới số 53132 được mở với tên Đốc lí Hà Nội – Dựng đài kỉ niệm De Rhodes, chứ không phải tài khoản mang tên cá nhân để tránh nhầm lẫn theo yêu cầu của Đốc lí Virgitti. 

Tuy nhiên, cho đến năm 1939, vụ việc này vẫn chưa được giải quyết. Chính quyền thành phố đã gửi thư triệu tập cho tất cả các thành viên của hội đồng dựng đài kỉ niệm họp để giải quyết vấn đề. Xét thấy không thể để một công trình dang dởmãi như vậy được, Đốc lí Hà Nội lúc đó là Delsalle đã trả lại hồ sơ cho các thành viên của Hội đồng xây dựng đài kỉ niệm (hội đồng không hoạt động từ năm 1937). Ngày 15 tháng 1 năm 1940, các thành viên đã tập hợp lại và bầu Feyssal, Thanh tra Sở Trước bạ là chủ tịch hội đồng và ông này đã chấp thuận. Họ trao cho ông Feyssal toàn quyền quyết định để hoàn thành công trình như đã từng được đề xuất thực hiện. 

Khởi động trở lại, sau hơn 1 năm, một nhà bia thiết kế hoàn toàn khác ban đầu được khánh thánh. Đó là tác phẩm của kiến trúc sư Joseph Lagisquet. Toàn quyền Decoux và nhiều quan chức Pháp và người Việt đã có mặt trong buỗi lễ khánh thành. TờTạp chí Đông Dương (Indochine) đã cho ra mắt chuyên san số 41 ngày 16 tháng 12 năm 1941 gồm nhiều bài viết về Alexandre De Rhodes và sự kiện khánh thành nhà bia. Tại buổi khánh thành, ông Feysal, với tư cách chủ tịch hội đồng, đã ca ngợi công lao trung tá Bonifacy, người đầu tiên có ý tưởng dựng đài kỉ niệm và ông Cocherousset, người tiếp nối ông Bonifacy: “… tôi nhắc lại rằng, không có họ, chắc chắn chúng ta không thể tổ chức kỉ niệm và khánh thành công trình Alexandre De Rhodes ngày hôm nay”. 

Toàn quyền Decoux khánh thành Nhà bia. Ảnh đăng Tạp chí Đông Dương. Nguồn TTLTQG1

Tiếp theo là phát biểu của Ngô Tử Hạ, một thành viên hội đồng: “Công trình đã hoàn thành, dành cho dân chúng. Chúng tôi hết sức vui mừng vì đã hoàn thành nhiệm vụ mà chúng tôi tin rằng đó là thực hiện một ý tưởng cao đẹp... Công việc của hội đồng chúng tôi đã kết thúc tại đây. Việc bảo tồn và tôn kính công trình không thuộc phận sự của hội đồng. Chúng tôi hy vọng sau này, du khách đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Hồ Gươm và dừng lại trước công trình này, có thể nghe được tiếng thì thầm “Hãy nhớ về những điều tốt đẹp đã có, những điều tốt đẹp khác sẽ đến”.

Hàng đầu, từ trái qua phải: Hoàng Trọng Phu, Chapouard, Grandjean và Nguyễn Văn Tố tham dự lễ khánh thành. Ảnh đăng Tạp chí Đông Dương. Nguồn TTLTQG1

Tiếp đến là phát biểu của Nguyễn Văn Tố[3]: “… Mỗi lần đi qua di tích lịch sử này, chúng ta sẽ cùng nghĩ đến trí thức người An Nam Hàn Thuyên, cha đẻ của chữ Nôm và thầy tu dòng Tên người Pháp, những người mà chúng ta cần biết ơn vì việc pháp điển hóa chữ Quốc ngữ và vì cả các tư liệu quan trọng cho lịch sử ngôn ngữ của chúng ta.” 

Ông Boudet, Giám đốc Nha Lưu trữ và Thư viện, kết thúc loạt bài phát biểu với tư cách là một học giả xuất sắc. Ông ấy đã có bài phát biểu rất hay.Buổi lễ kết thúc tốt đẹp. Toàn quyền Decoux nhận lời mời của hội đồng đích thân chủ trì buộc tiệc mời khách nhân dịp lễ khánh thành nhà bia buổi tối tại Nhà hát thành phố[4]. 

Nhà bia ngày nay không còn nữa nhưng câu chuyện kể về nó vẫn còn được tiếp tục. Những tranh cãi việc việc nên hay không nên vinh danh vị cha cố Alexandre de Rhodes vì những đóng góp của ông trong lịch sử ngôn ngữ của chúng ta vẫn chưa có hồi kết./.

Chú thích: 

[1] Tên gọi dự kiến của đài kỉ niệm lúc khởi xướng. A. de Rhodes được coi là triệu tổ - người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. 

[2] Lieutenant – colonel Auguste Bonifacy: đã sống ở Bắc Kì 37 năm và qua đời tại Hà Nội năm 1931. 

[3] Nguyễn Văn Tố thời điểm đó là Chủ tịch Hội truyền bá chữ Quốc ngữ 

[4] Tạp chí Indochine (Đông Dương) số 41, năm 1941. 

Tác giả Đỗ Hoàng Anh

Hoàng Minh Tâm Giới thiệu

=====