Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2018

CÁI GỌI LÀ "THẢM SÁT MẬU THÂN-HUẾ 1968"- TRÒ LỪA BỊP ĐÃ BỊ VẠCH TRẦN BỞI MỘT SỬ GIA MỸ

Lời dẫn: Hôm nay, ngày 2/2/2018, đã là 17 tháng chạp năm Đinh Dậu. Chỉ còn mấy hôm nữa sẽ là ngày Tết Mậu Tuất- Kỷ niệm 50 năm Chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968. Cũng như 50 năm qua, cứ vào dịp này thì trên mạng Internet lại dày đặc các thông tin của mấy ông bà chống cộng cực đoan kiểu như "TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN SẮP ĐẾN, XIN THA THIẾT KÊU GỌI ĐỒNG BÀO TRONG NƯỚC VÀ Ở HẢI NGOẠI NHỮNG AI CÓ THÂN NHÂN ĐÃ BỊ VIỆT CỘNG/CỘNG SẢN THẢM SÁT TRONG TẾT MẬU THÂN 1968 HÃY CÙNG LÊN TIẾNG." Họ trưng ra các tài liệu của các "sử gia" VNCH để chứng minh cho cái gọi là "Thảm sát Mậu thân",  "Cộng sản khát máu" ... Họ đòi phải đưa vụ "Thảm sát Mậu thân" ra xem xét và truy tố Việt Cộng tại Tòa án Quốc tế về tội ác diệt chủng ...
Tại các diễn đàn, bất cứ ai đưa ra ý kiến trái chiều là bị chụp mũ "Dư luận viên của Đảng", là người đã bị Cộng sản "nhồi sọ"! Rất tiếc là hiện nay có một số người, có cả một vài nhà báo, giảng viên luật... không biết vì vô tình hay hữu ý, đã công khai sử dụng trên báo chí chính thống những tài liệu của những "sử gia" VNCH mà không cần có sự đối chiếu với các nguồn tài liệu khác khiến lịch sử bị bóp méo...
50 năm- đúng nửa thế kỷ đã trôi qua. Nhưng rất may là thời internet hiện nay, nếu với những người ham tìm hiểu thì chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo rất nhiều nguồn tài liệu, không chỉ những nguồn tài liệu lịch sử chính thống của Nhà nước mà còn cả những tài liệu của chính những người Mỹ.
Hôm nay, Google.tienlang giới thiệu Tập Tài liệu với tựa đề THE 1968 'HUE MASSACRE'- “THẢM SÁT HUẾ” TẾT MẬU THÂN của một sử gia- Nhà báo Mỹ Gareth Porter đăng trên Tạp chí "Indochina Chronicle", số 33 ngày 24/6/1974.
Gareth Porter (sinh 18 tháng 6 năm 1942 tại Independence, Kansas) là một sử gia, nhà báo điều tra, và nhà phân tích về các chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.
Sử gia- Nhà báo Mỹ Gareth Porter

Porter tốt nghiệp Đại học Illinois, nhận bằng thạc sĩ (Master) trong lĩnh vực chính trị quốc tế từ Đại học Chicago và bằng tiến sĩ (Ph.D.) trong lĩnh vực chính trị Đông Nam Á từ Đại học Cornell.
Trong thời chiến tranh Việt Nam, Gareth Porter là phóng viên thường vụ tại Sài Gòn cho hãng thông tấn Dispatch News Service International và sau đó là đồng giám đốc của Indochina Resource Center, một tổ chức nghiên cứu và giáo dục có trụ sở tại Washington, D.C. Ông dạy môn nghiên cứu quốc tế tại City College of New York và American University trong thời kỳ 1982-90.

Tham khảo thêm: 
Video clip: HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG TRẢ LỜI KÊNH TRUYỀN HÌNH MỸ:

******************************

THE 1968 'HUE MASSACRE'- Dịch: “THẢM SÁT HUẾ” TẾT MẬU THÂN

Mục lục
1 Vụ "thảm sát tại Huế" năm 1968
1.1 VAI TRÒ CỦA TIỂU ĐOÀN CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ (POLITICAL WARFARE) SỐ 10
1.2 MÂU THUẪN VỚI KẾT QUẢ TÌM HIỂU CỦA MỘT BÁC SỸ
1.3 CÁC CUỘC KHAI QUẬT NĂM 1969
1.4 DOUGLAS PIKE: NGƯỜI THAO TÚNG BÁO CHÍ XUẤT SẮC
1.5 TÀI LIỆU "NHỮNG KẺ THÙ CỦA NHÂN DÂN" CỦA PIKE
1.6 CHO HỌ MỘT CON SỐ ...
1.7 PIKE VIẾT LẠI CHÍNH SÁCH CHO MTGPDT.
1.8 MỤC SƯ VÀ CÁC TRÍ THỨC TỰ HÀNH QUYẾT
1.9 KẾT LUẬN
1.10 Ghi chú

Vụ "thảm sát tại Huế" năm 1968
Tác giả: D.Gareth Porter. Tạp chí: "Indochina Chronicle", số 33 ngày 24/6/1974.
Sáu năm sau sự kiện Mậu Thân 1968, một trong những chuyện hoang đường dai dẳng của Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai vẫn chưa được thách thức: cuộc "thảm sát" của Cộng sản tại Huế. Phiên bản chính thức về những gì đã xảy ra tại Huế đã là Mặt trận Giải phóng Dân tộc (MTGPDT) và Bắc Việt đã giết không chỉ các quan chức có trách nhiệm mà cả các nhân vận tôn giáo, trí thức và dân thường một cách cố ý và có hệ thống, và rằng các địa điểm chôn cất được tìm thấy sau đó đã để lộ khoảng 3000 tử thi, phần lớn nhất trong tổng số 4700 nạn nhân của việc hành quyết do Cộng sản thi hành.
Tuy còn nhiều điều chưa được biết về những gì đã xảy ra ở Huế, nhưng có đủ bằng chứng để kết luận rằng câu chuyện được chuyển tới nhân dân Mỹ bởi các cơ quan tuyên truyền Mỹ và Nam Việt Nam khác xa với sự thật, mà trái lại, là kết quả của một chiến dịch chiến tranh chính trị của chính quyền Sài Gòn, được hỗ trợ bởi chính quyền Mỹ và được chấp nhận bởi báo chí Mỹ một cách không phê phán. Một nghiên cứu kỹ lưỡng về một bên là câu chuyện chính thức về vụ "thảm sát" tại Huế, và bên kia là các bằng chứng từ các nguồn tin chống Cộng độc lập, đem lại một thoáng nhìn khám phá vào trong các nỗ lực của báo chí Mỹ nhằm nuôi sống nỗi sợ hãi về một cuộc "tắm máu" lớn. [1] Đây là một .chuyện hoang đường đã phục vụ lợi ích của chính quyền Mỹ trong quá khứ, và tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ của nhân dân hiện nay.

VAI TRÒ CỦA TIỂU ĐOÀN CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ (POLITICAL WARFARE) SỐ 10
Để làm sáng tỏ câu chuyện chính thức về Huế, người ta phải lần lại nguồn gốc của các thông tin nguyên gốc mà đã được chuyển tới nhân dân Mỹ về sự việc.


Cơ quan của chính quyền Sài Gòn được trao hoàn toàn trách nhiệm cho việc biên soạn dữ liệu về vụ được cho là "thảm sát" và công bố thông tin không phải Bộ Xã hội (Ministry of Social Welfare and Refugees) hay Bộ Y tế, như người ta có thể mong đợi, mà là Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH). Câu chuyện về vụ "thảm sát" được báo chí Mỹ đưa tin trong các năm 1968 và 1969 đã được lấy cơ sở từ lời của đơn vị này - lực lượng mà nhiệm vụ cụ thể của họ là làm mất uy tín của MTGPDT bất kể sự thật như thế nào. Cả số lượng tử thi tìm được và các nguyên nhân tử vong đều chưa từng được khẳng định bởi các nguồn tin độc lập. Trái lại, như chúng ta sẽ thấy, bằng chứng từ các nguồn độc lập thách thức phiên bản sự thật của Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10.

Tường trình chính thức của Sài Gòn về vụ được cho là thảm sát xuất hiện lần đầu vào ngày 23-4-1968, khi Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị công bố một báo cáo rằng hơn một ngàn người đã bị hành quyết bởi những người Cộng sản trong nội thành và quanh Huế. Báo cáo của Tiểu đoàn đã được lặp lại chi tiết bởi United State Information Service (dịch?) nhưng báo chí Mỹ lờ đi [2]. Một tuần sau, US Mission công bố một báo cáo của chính mình, bản báo cáo này về bản chất là diễn đạt lại báo cáo của QLVNCH. Báo cáo của US Mission được nói là đã là kết quả của một cuộc điều tra "của các cơ quan chức năng Mỹ và Nam Việt Nam" [3]. Nhưng vai trò của các cố vấn Mỹ trong báo cáo có vẻ như chỉ là thứ cấp; theo hãng tin của chính quyền Sài Gòn, Vietnam Press, báo cáo được dựa trên dữ liệu cung cấp bởi Cảnh sát Quốc gia ở Huế, các cố vấn Mỹ, các cuộc phỏng vấn các quan chức Thông tin và Tỵ Nạn của Nam Việt Nam, và "các hồ sơ của Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10," nơi cung cấp các thống kê cơ bản về các vụ được coi là hành quyết [4]. Vietnam Press còn báo cáo rằng "một sỹ quan của Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10 có tham gia điều tra về các vụ hành quyết ước lượng rằng gần như một nửa số nạn nhân tìm thấy đã bị chôn sống."

Trong các tháng Ba và Tư, khi các tử thi được cho là của nạn nhân các cuộc hành quyết của Cộng sản đang được khai quật, chính quyền Sài Gòn không cho phép bất kỳ phóng viên nào xem các địa điểm có mộ hay các tử thi, mặc dù tại thời điểm đó có rất nhiều phóng viên nước ngoài đang có mặt tại Huế. Cuối tháng Hai, Đại tá Tỉnh trưởng Pham Van Khoa tuyên bố rằng 300 thường dân là viên chức chính phủ đã bị Cộng sản hành quyết và đã được tìm thấy trong các ngôi mộ tập thể ở phía đông nam thành phố [5]. Nhưng không một phóng viên nào được đưa đến thăm những nơi được cho là mộ đó. Thực tế, nhiếp ảnh gia người Pháp, Marc Riboud, người đã vài lần yêu cầu được nhìn thấy những ngôi mộ, đã liên liếp bị từ chối cấp phép. Khi cuối cùng anh ta dùng trực thăng để đến địa điểm đã thông báo thì phi công từ chối hạ cánh với lí do là vùng đất đó "không an toàn"[6]. Riboud không bao giờ nhìn thấy địa điểm đó, và đến khi danh mục chính thức theo thời gian của các phát hiện và bản đồ tọa độ của các địa điểm có mộ được công bố, không có địa điểm nào giống với cái mà Đại tá Khoa miêu tả [7].

Cuối tháng Ba, phóng viên Steward Harris của tờ Thời báo Luân Đôn có mặt ở Huế để viết về cái được cho là các vụ hành quyết tập thể, đúng vào thời điểm mà theo danh mục chính thức đã có khoảng 400 tử thi được tìm thấy trong khu vực các lăng vua ở phía nam Huế. Nhưng thay vì đưa anh ta đến địa điểm đó, người sĩ quan chiến tranh chính trị Mỹ lại đưa anh đến một địa điểm mộ tại khu Gia Hội, nơi các tử thi đã được chôn cất lại từ lâu [8]. Do đó, anh ta phải dựa vào lời của các quan chức Mỹ và Việt về những gì được tìm thấy tại các địa điểm mộ.

Hơn nữa, Phòng Chiến tranh Chính trị của QLVNCH đã công bố các báo cáo mâu thuẫn nhau về số lượng tử thi đã được tìm thấy. Ví dụ, tại địa điểm trường trung học Gia Hội, báo cáo chính thức của Mỹ, dựa trên thông tin cung cấp bởi Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10, đưa ra tổng số 22 mộ tập thể và 200 tử thi, với bình quân 9 tử thi mỗi mộ [9]. Nhưng khi Steward Harris được đưa đến địa điểm đó, người sĩ quan Việt Nam hộ tống nói với anh ta rằng mỗi ngôi mộ trong số 22 ngôi có từ 3 đến 7 xác, cho ra tổng trong khoảng từ 66 đến 150 [10]. Cũng khoảng trong thời gian đó, Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10 xuất bản một cuốn sách nhỏ dành cho người đọc Việt Nam, trong đó nói rằng tại trường học có 14 mộ (chứ không phải 22), con số này còn làm giảm tổng số hơn nữa [11].


MÂU THUẪN VỚI KẾT QUẢ TÌM HIỂU CỦA MỘT BÁC SỸ
Tính chất lảng tránh của các con số của Sài Gòn là đáng kể khi xem xét lời chứng của Alje Vennema, một bác sỹ làm việc cho một đội y tế Canada tại bệnh viện Quảng Ngãi, người tình cờ có mặt tại bệnh viện tỉnh Huế trong thời gian xảy ra sự kiện Tết Mậu Thân và là người đã tự thẩm tra các địa điểm mộ [12]. Vennema công nhận rằng có 14 mộ tại trường Gia Hội, nhưng ông nói rằng trong các ngôi mộ đó tổng cộng chỉ có 20 xác. Vennema còn khẳng định rằng tại hai địa điểm còn lại trong khu Gia Hội chỉ có 16 tử thi thay vì 77 như chính quyền tuyên bố, và rằng tại những địa điểm trong khu vực lăng vua ở tây nam Huế chỉ có 29 tử thi thay vì 201 như được tuyên bố trong các báo cáo chính thức.

Theo Vennema, do đó, tổng số tử thi tại bốn địa điểm chính được phát hiện ngay sau Tết là 68, chứ không phải con số 477 như đã được tuyên bố chính thức. Ngoài ra, tuy không khẳng định rằng không có ai trong số các tử thi này đã là nạn nhân bị MTGFDT hành quyết, nhưng ông nói rằng các bằng chứng cho thấy hầu hết họ là nạn nhân của các cuộc giao chiến trong vùng chứ không phải do giết chóc chính trị. Trong trường hợp các địa điểm trong khu lăng vua, ông khẳng định rằng hầu hết các tử thi có dấu vết của quân phục. Ông kể rằng đã hỏi chuyện các dân làng gần đó, họ nói rằng trong các ngày 21 đến 26 tháng Hai khu vực trung gian đã bị bom và pháo dữ dội. Và, trái với các tuyên bố của chính phủ rằng nhiều nạn nhân đã bị chôn sống tại đó, Vennema nói rằng tất cả các tử thi đều có các vết thương.

Các tình tiết của phiên bản chính thức - nguồn gốc chiến tranh chính trị của nó, sự từ chối cho phép sự khẳng định của báo chí từ quan sát trực tiếp, các thống kê đáng đặt dấu hỏi - và lời chứng của một bác sỹ y khoa, (người mà khi đó đã có mặt), tất cả đều chỉ đến sự miêu tả sai lạc sự thật của chính quyền Sài Gòn trong bản báo cáo tháng Tư năm 1968 của họ. Trong thực tế, các bằng chứng cho thấy rằng Tiểu đoàn Chiến tranh chính trị có thể đã thổi phồng con số của các vụ hành quyết thực sự của MTGPDT lên mười lần hoặc nhiều hơn.

CÁC CUỘC KHAI QUẬT NĂM 1969
Trong năm 1969, khi có thêm nhiều tử thi được khai quật tại các ngôi làng xung quanh thành phố Huế, một chương khác trong chiến dịch của chính quyền Sài Gòn được thi hành bởi tiểu đoàn chiến tranh chính trị. Tử thi đầu tiên được tìm thấy ở đông nam Huế, khi cuộc khai quật được diễn ra dưới sự giám sát của "Ủy ban tìm kiếm và chôn cất các nạn nhân Cộng sản" đứng đầu bởi quận trưởng, thiếu tá Trung. Một lần nữa, các nhà báo không được mời tới chứng kiến công việc khi đang diễn ra, nhưng sau đó được mời bởi thiếu tá Trung, người nói rằng Ủy ban đã tìm ra 135 thi thể tại xóm Vinh Luu của thôn Phu Da và 230 thi thể trong 7 hố chôn tại thôn Phú Xuân. [13]

Điều mà ông quận trưởng không nói với phóng viên, đó là toàn bộ những vùng tìm thấy các hố chôn là chiến trường trong nhiều tuần của năm 1968. MTGPDT đã tiếp tục giữ nhiều làng nhỏ ngay cả sau khi đã bị đẩy ra khỏi thành phố, và một số làng vẫn nằm trong quyền kiểm soát của họ trong hàng tháng, khi các máy bay ném bom của Mỹ đánh phá họ dữ dội.

Một trong bốn địa điểm được phát hiện cuối tháng Ba năm 1969, nơi được coi là chứa 22 tử thi, nằm giữa hai làng Phú Mỹ và Tuy Vân [14]. Làng Phú Mỹ, chỉ cách Huế 3 dặm về phía đông, là một trong các làng đã bị các đơn vị Cộng sản chiếm giữ trong cuộc tổng tấn công, khi nhiều nam giới trẻ nằm trong tuổi quân sự đã được gọi vào Quân Giải Phóng. Theo một cuộc phỏng vấn sau này với một người dân làng, máy bay Mỹ đã liên tục ném bom làng, phá hủy hàng trăm ngôi nhà và làm dân thường thiệt mạng.

Ba địa điểm còn lại, được tìm thấy cuối tháng Ba và đầu tháng Tư, theo danh sách của Lầu Năm Góc có chứa 357 thi thể, nằm tại làng Phú Xuân và tại làng Phú Đa cách đó một đoạn đường ngắn [15]. Một lần nữa, Phú Xuân, cách Huế 13 dặm, đã là chiến trường của các cuộc giao tranh dữ dội, trong đó có sự sử dụng mạnh của không lực Mỹ, trong các tuần nối tiếp cuộc Tổng tấn công. Trong một trận chiến kéo dài cả ngày mà các bom Mỹ đã được dùng đến, khoảng 250 lính Cộng sản đã bị thiệt mạng, theo một phỏng vấn với trưởng làng Phú Xuân được đăng trên tờ Tiền Tuyến - tờ báo của chính Phòng Chiến tranh Chính trị [16].

Khẳng định của Sài Gòn rằng các tử thi tìm thấy là xác của các nạn nhân bị Cộng Sản hành quyết đã không thuyết phục ngay cả các quan chức trong chính quyền Sài Gòn. Bộ trưởng Y tế, Trần Lưu Y, sau khi đi thăm các địa điểm chôn cất vào tháng Tư năm 1969, đã thẳng thắn thông báo với Phó Tỉnh trưởng Thừa Thiên quan điểm của ông rằng các tử thi có thể là của những người lính MTGPDT bị chết trong các trận giao tranh [17]. Báo Phòng Chiến tranh Chính trị lập tức lên án ông Bộ trưởng vì thái độ hoài nghi này [18]
Những thông tin ít ỏi được đưa ra về các thi thể chắn chắn hỗ trợ cho nghi ngờ rằng chỉ có rất ít nạn nhân quả là đã bị Cộng sản hành quyết. Xét riêng một điều, báo cáo của chính Thiếu tá Trung về số tử thi tìm thấy trong quận của mình chỉ khẳng định 9 nhân viên dân sự và 14 lính quân đội Sài Gòn trong tổng số 365 [19]. Người ta biết rất rõ rằng một số lượng đáng kể tử thi là của phụ nữ và trẻ em. Một sỹ quan Mỹ tại Huế đã thừa nhận với một phóng viên tờ _Washington Post_ tại một lễ tang tập thể cho những người chết: "Một số có thể đã đơn giản là bị kẹt lại [trong các cuộc giao tranh]" [20]. Thật sự không có gì lạ nếu MTGPDT đã chôn nhiều phụ nữ và trẻ em bị chết do bom và pháo tại các làng mà họ đã kiểm soát ở gần Huế.

Một phát hiện chủ yếu khác vào tháng Chín năm 1969 về các thi thể tại khe Đá Mài, một vùng rừng rậm cách Huế 10 dặm về phía nam, vẫn bị bao quanh bởi các mâu thuẫn và sự mơ hồ. Thậm chí số tử thi được tìm thấy đến nay vẫn là một cái gì đó bí ẩn. Tường trình chính thức của Lầu Năm Góc cho rằng con số vào khoảng 250 [21]. Nhưng một vài tháng sau, khi Douglas Pike, chuyên gia về Việt Nam của U.S. Information Agency, báo cáo về kết quả tìm kiếm, con số đã tăng lên 428 [22]

Hơn nữa, người "chiêu hồi" được Sài Gòn đưa ra để chứng thực về cái được coi là vụ thảm sát của Cộng sản đã kể hai câu chuyện rất khác nhau và đầy mâu thuẫn về sự việc. Trong một cuộc phỏng vấn được sắp xếp bởi chính quyền Sài Gòn với tờ _Baltimore Sun_ cuối năm 1969, người "chiêu hồi" chứng rằng một chỉ huy Cộng sản khu vực, người đã từ là bạn của anh ta, đã nói với anh ta rằng gần 600 người từ Phú Cam và Tu Dam đã giao cho những người dân tộc miền núi theo Cộng sản để bị họ giết. Lý do, như anh ta giải thích với tờ Sun, là rằng họ đã là "những tên phản bội cách mạng"[23]. Nhưng cũng chính người đàn ông này, trong một cuộc phỏng vấn với thông tín viên của _Tiền Tuyến_ vài ngày sau đó đã nói rằng cũng chính người chỉ huy khu vực đó đã kể với anh ta rằng 500 "tên ác ôn" đã bị đưa lên núi, không phải để giết mà để cải tạo." [24]

Một lần nữa, có một mâu thuẫn trực tiếp và quan trọng giữa các phiên bản của Pike và phiên bản chính thức của Lầu Năm Góc về việc các nạn nhân là ai và họ từ đâu đến. Phiên bản của Pike nói rằng họ là một nhóm người bị bắt trong một nhà thờ tại khu Công giáo Phú Cam ở Huế ngày 5 tháng Hai năm 1968, và bị giải về năm dặm về phía nam, nơi 20 người trong số đó bị hành quyết bởi một tòa án nhân dân và sau đó bị chuyển giao cho một đơn vị Cộng sản địa phương, đơn vị này đưa họ thêm 3 dặm rưỡi ra xa Huế trước khi giết họ. [25]. Tuy nhiên, tường trình của Bộ Quốc phòng [Mỹ] viết rằng một nhóm thường dân bị đưa đi khỏi nhà thờ Phú Cam với số lượng chỉ gồm từ 80 đến 100 người, không phải 400 như Pike viết.[26]. Hơn nữa, một bản tường trình nguyên được đăng tại một tờ báo bán chính thức _Viet-Nam Magazine_ và được in lại bởi Đại Sứ quán Sài Gòn tại Washington, khẳng định rằng tất cả mọi người ngoại trừ 20 người bị hành quyết bởi tòa án nhân dân đã được cho phép trở về Huế với cảnh báo rằng MTDTGPMN một ngày nào đó sẽ quay lại Huế, và rằng dân chúng nên cư xử cho thích hợp.[27]

Các mâu thuẫn trên rất quan trọng khi xét nỗ lực của Pike khi lý luận rằng những bộ hài cốt tại Đá Mài chắc chắn là nạn nhân do Cộng sản giết hại vì họ là nhóm người đã bị đem đi từ Huế với danh nghĩa tù nhân. Trong thực tế, có bằng chứng rằng hầu hết những người rời khỏi Phú Cam với Cộng sản hoàn toàn không phải tù nhân, mà họ bị ép phục vụ với vai trò người khiêng cáng thương, tải đạn, và thậm chí cả với vai trò binh sĩ cho MTDTGPMN. [28]. Như Hãng Thông tấn Pháp tường thuật từ Huế trong thời gian diễn ra trận đánh chiếm thành phố, một số nam thanh niên, đặc biệt từ vùng Phú Cam, đã nhận được súng hoặc được sử dụng như là những người khiêng cáng thương để vận chuyển thương binh về phía những nơi đóng quân trên núi. [29]

Một lần nữa, các bằng chứng gián tiếp đã hàm ý mạnh mẽ rằng 250 bộ hài cốt tìm được tại khe Đá Mài (không phải 400 như Pike tuyên bố) cũng đã bị giết trong chiến trận hoặc bởi bom B-52 của Mỹ. Bài báo tại _Viet-Nam Magazine_ ghi chú rằng địa điểm "nằm trong vùng lân cận nơi Cộng sản đã đánh trận lớn cuối cùng với quân đồng minh (từ 30-4 đến 2-5-1968)" [30] -- một sự kiện mà người đọc của báo chí Mỹ chưa từng được biết. Giải phóng Quân đã luôn luôn chú trọng vào việc mang xác của những người lính của họ ra khỏi chiến trường rồi mới chôn nhằm mục đích phủ nhận các thông tin tình báo chiến thuật của đối phương về thương vong.

Nói ngắn gọn, những điểm không nhất quán và các điểm yếu khác của nhiều tài liệu chính thức, sự thiếu bằng chứng khẳng định, và sự có mặt của các bằng chứng mâu thuẫn với các lời giải thích chính thức, tất cả hàm ý rằng đại đa số các thi thể tìm được trong năm 1969 trong thực tế là các nạn nhân của không lực Mỹ và của giao tranh mặt đất đã diễn ra ác liệt trong các ngôi làng, chứ không phải do MTDTGP hành quyết.

DOUGLAS PIKE: NGƯỜI THAO TÚNG BÁO CHÍ XUẤT SẮC
Douglas Pike, chuyên viên của US Information Agency- Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ
Phần lớn nhờ công của một người mà vụ "thảm sát" Huế đã nhận được sự theo dõi đáng kể và bình luận rộng rãi của báo chí Mỹ trong các năm 1969 và 1970. Người đó là Douglas Pike, chuyên viên của US Information Agency- Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ (Ghi chú của Google.tienlang:  Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ là tổ chức quan hệ công chúng lớn nhất trên thế giới, chi tiêu hơn 2 tỷ đô la mỗi năm để tuyên truyền quan điểm của Mỹ đến khoảng 150 quốc gia khác nhau.) Pike là người đã đến Nam Việt Nam tháng 11 năm 1969, có lẽ do sự gợi ý của Đại sứ Ellsworth Bunker, để chuẩn bị một báo cáo về Huế [31] Trong hai tuần cuối tháng Chín, Pike đã gợi, trực tiếp hoặc gián tiếp, cho một số bài báo khác nhau về Huế và đề tài "tắm máu" nói chung. Chính Pike đã tóm tắt lại cho một số phóng viên phiên bản của ông ta về sự chiếm đóng Huế của Cộng sản, và cùng lúc đó lan truyền bản dịch của một tài liệu bắt được của Cộng sản mà ông ta đã tìm thấy trong hồ sơ - cái mà ông cho là một lời thừa nhận về vụ giết hàng loạt các thường dân vô tội trong thời gian chiếm đóng Huế.

Tài liệu đã là chủ đề của một số câu chuyện trên báo chí Mỹ. Ví dụ, tờ Washington Post đăng bài của Associated Press về tài liệu đó với tiêu đề "Quân Đỏ giết 2900 người ở Huế trong Tết, theo tài liệu bắt được của địch". [32]. Bài của thông tín viên báo Christian Science Monitor, dưới tiêu đề "Cộng sản thừa nhận giết người", mở đầu rằng "Vụ thảm sát của Cộng sản tại Huế đầu năm 1968 đã thể hiện sự cực điểm của tính toán kĩ càng. [33]. Cả hai bài báo đều trích dẫn từ câu sau của bản dịch như là một bằng chứng của sự thừa nhận: "We eliminated 1892 administrative personnel, 20 second lieutenants, and many non-commissioned officers".

Không có bài báo nào đặt vấn đề về tính xác thực của tài liệu hay tính chính xác của bản dịch mà họ nhận được. Nguyên bản tài liệu tiếng Việt, một bản sao mà tôi nhận được từ US Command tại Việt Nam tháng Bảy năm 1972 cho thấy rằng tác giả vô danh không nói những gì mà báo chí và công luận đã được đưa đến chỗ tin rằng anh ta đã nói.[34] Trong nguyên bản tiếng Việt, câu được trích dẫn ở trên không hỗ trợ tin chính thức của Mỹ rằng Cộng sản thừa nhận đã giết hơn 2600 thường dân tại Huế. Trước hết, ngữ cảnh của câu trên không phải là một bàn luận về chuyện trừng phạt những người được coi là tội phạm hay "kẻ thù", mà là một tường trình tổng quan về cuộc tấn công trong việc tiêu diệt quân đội và chính quyền Thừa Thiên. Tại hai đoạn văn trước đó, tài liệu nói đến việc thiết lập một "lực lượng chính trị với nhiệm vụ là tuyên truyền và kêu gọi quân địch mang vũ khí ra hàng". Tài liệu gợi lại rằng các lực lượng tự phòng vệ (self-defense) đã hoảng sợ đến nỗi khi quân của Mặt trận tấn công, họ đã cố vượt sông và kết quả là 21 người trong số họ đã bị chết đuối. Đoạn viết về khu Phú Vang ghi lại sức mạnh của các lực lượng chống đối và địa điểm của cuộc tấn công, và nói về việc bắt được 12 xe tải chở lương thực và 60 cuộn vải cờ.

Câu tiếp theo có ghi "We eliminated 1892 administrative personnel" trong bản dịch chính thức. Nhưng từ "diệt", ở đây được dịch là "eliminate", phải được hiểu là có nghĩa "destroy" hoặc "neutralize" theo nghĩa quân sự, thay vì "kill" hay "liquidate" như Pike và các bài báo đã viết. Như được sử dụng trong các thông cáo quân sự cộng sản, từ này đã được dùng để bao gồm giết, làm bị thương hoặc bắt sống đối với các lực lượng đối địch. Ví dụ, Thông cáo Đặc biệt thứ Ba của Quân Giải Phóng Nhân dân, phát hành vào cuối cuộc tổng tấn công đã viết "Ta đã _diệt_ một phần lớn lực lượng địch: theo thống kê ban đầu, ta đã giết, làm bị thương và bắt sống hơn 90000 quân địch..."[35]. Cần lưu ý rằng "diệt" không mang nghĩa "giết" trong bất cứ sử dụng tiếng Việt thông thường nào, và rằng bản dịch chính thức rất không theo quy tắc (irregular).

Hơn nữa, từ "tề", được dịch là "administrative personnel" trong phiên bản được lưu hành cho các phóng viên, thực ra có một nghĩa rộng hơn, theo một từ điển Bắc Việt chuẩn, là "puppet personnel", bao gồm cả thường dân và nhân viên quân sự. [36]. Trong thực tế, khi tài liệu chỉ cụ thể đến nhân sự của chính quyền Sài Gòn, người viết dùng một từ khác: ngụy quyền. Do đó, cả ngữ cảnh và cách sử dụng hàng ngày của các từ đang được nghi vấn đều trái với ý nghĩa mà Pike đã thành công trong việc thuyết phục báo chí sử dụng.

TÀI LIỆU "NHỮNG KẺ THÙ CỦA NHÂN DÂN" CỦA PIKE
Nếu sự biểu đạt sai của tài liệu có thể được giải thích bởi kết hợp của sự dịch tồi và sự sốt sắng của chính Pike trong việc tìm bằng chứng hỗ trợ cho luận cứ của chính quyền, chính Pike phải nhận hoàn toàn trách nhiệm cho một trường hợp thứ hai tương tự xảy ra gần như trong cùng thời gian. Pike đã đưa cho một số phóng viên được chọn lọc từ trước một danh sách 15 phạm trù của cái mà ông ta gọi - và đã được gọi như vậy trên báo chí - là "kẻ thù của nhân dân", những gì được coi là mục tiêu cần tiêu diệt của Cộng sản. Danh sách có cả hai loại với hàm ý rằng Cộng sản có ý giết các lãnh đạo tôn giáo và địa chủ hay tư bản: "leading key members of religious organizations still superstitious" (các thành viên quan trọng của các tổ chức tôn giáo mê tín dị đoan ), và "members of the exploiting class" (các thành viên của tầng lớp bóc lột). Tài liệu đã được đặt vào vị trí quan trọng tại các bài báo của tờ Los Angeles Times và Washington Daily News về những thứ được cho là kế hoạch của Cộng sản cho một cuộc "tắm máu", và một lần nữa được nhắc đến trong các câu chuyện nói đến cuốn sách nhỏ của chính Pike [37]. Nhưng một lần nữa, dù tài liệu có thể có tính xác thực, nhưng những giải thích được đặt lên trên nó rõ ràng đã có ý ngụy tạo. Trước hết, chính tài liệu đó không nói gì về "kẻ thù của nhân dân" [38]. Thứ hai, nó không nói hay ám chỉ rằng 15 loại người này phải bị trừng phạt, chưa nói gì đến chuyện tiêu diệt, như Pike đã nói với các phóng viên và về sau đã viết trong cuốn sách nhỏ của chính mình về Huế. [39]

Thực ra, tài liệu đó, với tiêu đề "15 tiêu chuẩn cứu tập", chỉ đơn giản là khái niệm của một cán bộ địa phương về các loại người cần phải theo dõi. [40]. Các loại người được đánh dấu cho việc trấn áp của MTDTGPMN khá là khác so với những gì trong danh sách được Pike lưu truyền, danh sách đó không bao gồm cả "leading key members of religious organizations still superstitious" (các thành viên quan trọng của các tổ chức tôn giáo mê tín dị đoan ), hay "members of the exploiting class" (các thành viên của tầng lớp "leading key members of religious organizations still superstitious" (các thành viên quan trọng của các tổ chức tôn giáo mê tín dị đoan ), và "members of the exploiting class" (các thành viên của tầng lớp bóc lột). Và chắc chắn Pike phải nhận biết được điều đó, do một tài liệu khác liệt kê những loại người cần trừng phạt đã được công bố bởi US Mission vào tháng 10 năm 67. [41]

Một nhân tố khác được gợi ý bởi sự có mặt của Pike tại Sài Gòn là lời chứng của một người "chiêu hồi", hay đào ngũ, từ phía MTDTGP về vấn đề tắm máu. Kỹ thuật trưng bày hàng binh trước các cuộc họp báo đã được Phòng Chiến tranh Chính trị sử dụng nhiều lần để chứng minh một vấn đề chính trị mà nếu không thì không thể được ghi lại một cách thuyết phục. Tuy các nhà báo có kinh nghiệm nhất ở Sài Gòn luôn hoài nghi trước các tuyên bố của những hàng binh được Sài Gòn trưng bày, nhưng luôn có những nhà báo bị lôi cuốn bởi ý tưởng phỏng vấn một cựu cộng sản thực thụ. Do đó, người ta đã sắp đặt để Le Xuan Chuyen, người nhận là đã là trung tá của Quân đội Nhân dân Việt Nam trước khi đào ngũ vào tháng Tám năm 1966, được phỏng vấn bởi các thông tín viên của Washington Daily News và Los Angeles Times để công bố quan điểm của ông ta về các kế hoạch của Cộng sản về một cuộc tắm máu hậu chiến. Chuyen ước lượng rằng một danh sách "nợ máu" Cộng sản bao gồm khoảng 5 triệu người Nam Việt Nam, trong đó khoảng 500 000 người sẽ bị giết. [42]

Một ghi chú ngắn về quá khứ của Chuyen sẽ giúp đặt lời chứng này dưới một góc nhìn đúng đắn. Ngay cả trong cuộc thẩm vấn đầu tiên, người tự xưng là "trung tá" (một cấp bậc mà người thẩm vấn muốn hỏi) đã thể hiện một vẻ cơ hội chính trị đáng ghi nhận. [43] Ông ta đã chần chừ ca ngợi Thiệu và Kỳ là các nhà lãnh đạo "can đảm, yêu nước và có tinh thần dân tộc cao," và thậm chí trước cả khi được hỏi. [44]. Trong vòng vài tháng, Chuyen đã được đề cử làm giám đốc Trung tâm Chiêu Hồi của chính quyền Sài Gòn - một vị trí đã không hề được nhắc đến trong các tường trình báo chí về các tuyên bố của ông ta về các chính sách được cho là của Cộng sản [45].

Người hàng binh được cho là cao cấp thứ hai, thiếu tá Tran Van Dac, tại thời điểm đó thực ra đang là Cố vấn Kế hoạch (Planning Adviser) cho tổng giám đốc (general directorate) chiến tranh chính trị của QLVNCH. Đây khó có thể là một nhân chứng vô tư. [46]. Phát biểu năm 1969 của ông ta rằng có 3 triệu người Việt Nam trong danh sách "nợ máu" đã tiếp tục được những người biện hộ của chính quyền Mỹ lấy làm cơ sở, trong đó có ngài Robert Thompson và chính Pike. [47]

CHO HỌ MỘT CON SỐ ...
Thành công chính của Pike là đưa ra "ước lượng" chính thức hay con số 4756 là số thường dân bị MTDTGPMN giết ở Huế và các khu vực lân cận. Đây là một kỳ công không hề nhỏ, vì để có được con số này, Pike đã phải dùng thống kê làm biến mất hàng ngàn dân thường là nạn nhân của bom Mỹ tại Huế. Sự thật không thể phủ nhận là bom và rốc-két của Mỹ, chứ không phải các cuộc ám sát của Cộng sản, đã gây ra thương vong lớn nhất tại Huế. Sự đổ máu và tàn phá đã lay động ngay cả những người ủng hộ lâu năm cho các nỗ lực chống Cộng. Khi đó, Robert Shaplen đã viết, "Trong chiến tranh Triều Tiên hay trong chiến tranh Việt Nam cho đến giờ, tôi chưa bao giờ nhìn thấy cái gì khủng khiếp, nếu tính về sự tàn phá và tuyệt vọng, như tôi đã thấy ở Huế." [48]. Sau khi sự chiếm đóng của Cộng sản tại Huế kết thúc, Don Tate của Scripps-Howard Newspapers miêu tả những hố bom rộng 14m và sâu 6m rải rác trên những con phố gần thành cổ và "những tử thi xếp chồng lên nhau 5 xác một trong những hố chôn." [49] 9.776 trong số 17.134 ngôi nhà ở Huế đã bị phá hủy hoàn toàn, 3.169 ngôi nhà khác được chính thức xếp vào loại "bị hư hại nghiêm trọng". (Trong phần còn lại của tỉnh Thừa Thiên, 8000 ngôi nhà khác bị hủy hoại quá nửa. [50]). Ước lượng ban đầu của Nam Việt Nam về số dân thường bị chết trong cuộc giao tranh đẫm máu là 3.776 [51].

Tuy nhiên, khi các chuyên gia chiến tranh chính trị VNCH bắt tay vào việc, ước lượng ban đầu này, được ghi trong một báo cáo tháng Ba của văn phòng tỉnh về Dịch vụ Xã hội và Tỵ nạn, bằng cách nào đó đã bị thay bởi một ước lượng mới là con số 944, được công bố trong cuốn tài liệu của Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10. [52] Và đây là tất cả những gì Pike cần để biến hàng ngàn dân thường thiệt mạng thành nạn nhân của một cuộc "tàn sát của Cộng sản".

Trong một sơ đồ mà ông gọi là một "bản kê tóm tắt lại" về những người chết và mất tích, Pike bắt đầu không phải bằng cách liệt kê số lượng thương vong từ nhiều nguyên nhân khác nhau, mà bằng một tổng số 7.600, con số mà ông ta nói là "ước lượng tổng số thương vong dân thường tại chiến trận Huế" của chính quyền Sài Gòn. [53]. Tuy nhiên, ước lượng nguyên gốc của chính phủ một lần nữa do Văn phòng Xã hội của tỉnh cung cấp, lại chỉ là hơn 6.700 - chứ không phải 7600 - và được dựa trên ước lượng 3776 thường dân bị chết tại chiến trường Huế.[54]. Thay vì sử dụng số liệu của Văn phòng Xã hội, Pike dùng con số 944 của Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10. Đem trừ con số đó và con số 1900 người nằm viện vì các vết thương chiến tranh, Pike thu được con số 4756 mà ông ta cho là tổng số nạn nhân của thảm sát do Cộng sản, bao gồm cả 1945 trường hợp "mất tích" bằng phương pháp tính toán kỳ quặc này. Nói ngắn gọn, toàn bộ quy trình thống kê này có mục đích duy nhất là đạt đến một con số thiếu trung thực 4756 nạn nhân của một vụ "thảm sát".

PIKE VIẾT LẠI CHÍNH SÁCH CHO MTGPDT.
Trọng tâm của phân tích của chính Pike là cái mà ông ta gọi là một "giả thuyết" về chính sách của lãnh đạo MTDTGPMN tại Huế trong thời gian chiếm đóng thành phố. Ý chính của "giả thuyết" như sau: chính sách của MTDTGPMN trải qua 3 giai đoạn rõ ràng, tương ứng với các pha khác nhau của cuộc chiếm đóng: trong những ngày đầu, MTDTGPMN chỉ kỳ vọng vào việc giữ quyền kiểm soát tạm thời và nhiệm vụ của họ không phải là thiết lập chính phủ của chính họ mà là phá hủy cấu trúc chính quyền Sài Gòn. Trong giai đoạn này, với các danh sách đen, các cán bộ MTDTGPMN đã hành quyết không chỉ các nhân viên dân sự và quân sự mà còn cả các lãnh đạo tôn giáo và xã hội. Tiếp theo, sau ngày thứ ba hoặc thứ tư, lãnh đạo Cộng sản quyết định rằng họ có thể giữ thành phố lâu dài, do đó, theo lời Pike, họ đã bắt đầu một "thời kỳ tái cơ cấu xã hội" và tìm diệt tất cả những ai không có lý tưởng vô sản và thành phần xuất thân vô sản, đặc biệt là các lãnh đạo Phật giáo, Cơ Đốc giáo và trí thức. Cuối cùng, khi họ chuẩn bị rời khỏi thành phố vào cuối tháng Hai, họ giết bất kỳ ai có thể nhận diện các cán bộ của họ trong thành phố. [55]

Trong khi Pike mơ hồ nhắc tới các mẩu bằng chứng khác nhau mà ông cho rằng chúng hỗ giả thuyết đó, ông ta không đưa một dẫn chứng nào trong tài liệu được xuất bản của mình. Trong bất cứ trường hợp nào, mọi bằng chứng hiện có đều mâu thuẫn giả thuyết của Pike từ đầu đến cuối. Trước hết, các tài liệu bắt được của MTDTGPMN hàm ý rằng Mặt trận có nhiệm vụ không chỉ phá hủy chính quyền Sài Gòn mà còn xây dựng tại Huế một chính quyền cách mạng và đặt kế hoạch giữ thành phố càng lâu càng tốt. Trong thực tế, chính tài liệu mà Pike sử dụng để khẳng định sự thừa nhận trách nhiệm của Cộng sản về vụ giết hàng loạt dân thường đã chỉ rõ rằng Giải phóng Quân có "nhiệm vụ chiếm giữ Huế càng lâu càng tốt để một chính quyền cách mạng có thể được thành lập." [56]

Còn về các danh sách đen cho hành quyết, khẳng định của Pike rằng danh sách dài và bao gồm cả các quan chức cấp thấp và các nhân vật không nằm trong chính quyền mâu thuẫn với không ai khác ngoài chính chỉ huy trưởng cảnh sát mật của Huế, Le Ngan, người cũng có tên trong danh sách. Năm 1968, ngay sau khi tái chiếm thành phố, Le Ngan kể với cựu nhân viên tổ chức Tình nguyện Quốc tế Len Ackland, người đã làm việc ở Huế trước cuộc tổng tấn công, rằng danh sách đen cho khu Gia Hội chỉ bao gồm các sĩ quan của bộ máy cảnh sát mật của khu. [57]

Các danh sách khác là về những người được chọn không phải để hành quyết mà là để bắt giữ và cải tạo. Những người bị bắt - tuy không nhất thiết bị hành quyết, theo một tài liệu có tên "Bản kế hoạch công kích và khởi nghĩa của mũi A" mà tôi nhận được từ Joint US Public Affairs Office tháng 6 năm 1971 - được giới hạn trong một số lượng tương đối nhỏ các quan chức Mỹ và Việt. [58]. Tài liệu nói rằng "Về tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng, các sĩ quan từ đại tá trở lên, các sĩ quan tình báo Mỹ và các trưởng các bộ phận, nếu tình hình thuận lợi, một số bị bắt lúc 12 giờ, họ phải nhanh chóng thuyết phục những người khác không trốn tránh và kêu gọi họ đầu hàng ... và sau đó ta phải đưa họ ra khỏi thành phố." Theo kế hoạch, những người bị bắt cần được giữ trong các nhà tù bên ngoài thành phố cho đến khi hồ sơ của họ được nghiên cứu và các phán quyết được đưa ra cho từng trường hợp cụ thể. Nó nhấn mạnh rằng không một người nào trong số các quan chức cao cấp Việt và Mỹ bị giết trừ khi tình hình chiến trận trong những giờ đầu tiên không thành công và không có cách nào đưa họ ra khỏi thành phố - một hoàn cảnh rõ ràng đã không xảy ra.

Tiếp theo, tài liệu loại trừ các viên chức cấp thấp ra khỏi diện bị bắt hoặc trừng phạt: "Về những nhân viên dân sự làm việc cho địch vì kế sinh nhai và không chống đối cách mạng, giáo dục họ và nhanh chóng giao cho họ trách nhiệm để tiếp tục làm việc phục vụ cách mạng."

Có một loại thứ ba: những người không phải quan chức cấp cao, cũng không phải nhân viên dân sự thông thường mà là những người đã từng có lần chủ động tham gia bộ máy bán quân sự của chính quyền. Tuy những cá nhân này không được giao việc, nhưng bằng chứng cho thấy kế hoạch là cải tạo họ chứ không phải hành quyết, miễn là MTGPDTMN giữ được quyền kiểm soát thành phố. Trong những ngày đầu của cuộc chiếm đóng, họ đã được lệnh khai báo với hội đồng địa phương nhưng rồi đã được phép trở về nhà. [59]

Điều đó không có nghĩa không có các vụ hành quyết tại Huế trong giai đoạn đầu của cuộc chiếm đóng. Len Ackland và thông tín viên tờ Washington Post Don Oberdorfer đã ghi lại các trường hợp của các cá nhân đã bị hành quyết khi họ cố trốn tránh Mặt trận hoặc chống đối chính phủ mới theo cách này hay cách khác. [60]. Nhưng những biện pháp cứng rắn này, mà trong nhiều trường hợp có thể đã phản ánh những hành động cá nhân của quân lính hoặc cán bộ thay vì một quyết định chính sách của Mặt trận (như khi một người bị bắn vì kháng cự khi bị bắt), không hề giống với sự trừng phạt hàng loạt đối với các vị trí quan chức hay thái độ chính trị mà Douglas Pike đã khẳng định. Và số vụ hành quyết cũng tương đối nhỏ, theo lời các cư dân Huế đã được Ackland phỏng vấn.

MỤC SƯ VÀ CÁC TRÍ THỨC TỰ HÀNH QUYẾT
Luận cứ của Pike rằng có một giai đoạn "tái cơ cấu xã hội" đánh dấu bằng một đòn trừng phạt các nhân vật tôn giáo và trí thức mâu thuẫn với không những logic của chiến lược chính trị của MTDTGPMN mà còn bởi các tài liệu bằng chứng. Như chính Pike đã chỉ ra trong cuốn sách của mình, "Chiến tranh, hòa bình, và Việt Cộng", xuất bản năm 1969, chính quyền cách mạng tại Huế trong thời kỳ chiếm đóng đã bao gồm một số lãnh đạo của Phong trào Đấu tranh năm 1966 chống chính quyền Kỳ - chính các lãnh đạo trí thức và Phật giáo mà về sau ông ta đã khẳng định vào năm 1968 MTDTGPMN muốn tiêu diệt một cách có hệ thống. [61]. Những người này không phải những người cách mạng vô sản hăm hở trả thù hệ thống Phật giáo và tầng lớp học thức, như Pike đã gợi ý, mà là đại diện của những hội nhóm ở Huế đã chủ động phản đối chính phủ Thiệu-Kỳ và sự chiếm đóng của quân đội Mỹ. Chính trên những tầng lớp này mà MTDTGPMN đã đặt cơ sở cho chiến lược chính trị của họ về một mặt trận thống nhất rộng lớn nhất có thể tại Huế.

Do đó, chủ tịch Ủy ban Cách mạng tại Huế là Le Van Hao, nhà dân tộc học nổi tiếng của Đại học Huế, người trước đó đã biên soạn Struggle Movement's publication _Vietnam, Vietnam_. Một phó chủ tịch là một cao tăng Phật giáo của miền Trung Việt Nam, Thich Don Hau. Các lãnh đạo khác của Phong trào Đấu tranh năm 1966 quay trở về làm thành viên của Ủy ban Cách mạng bao gồm Hoàng Phủ Ngọc Tường, cựu giáo viên trường Quốc học, người đã trở thành tổng thư ký của ủy ban mới; Nguyễn Đắc Xuân, người đã được Phong trào Đấu tranh ở Huế phân công tổ chức "student commandos" tại Đà Nẵng năm 1966; và Ton That Duong Ky, một giáo sư Đại học Huế.

Những người đã từng tham gia phong trào Phật giáo năm 1966 cũng được đưa vào chính quyền cách mạng bởi các nhân vật nổi tiếng khác từ các trường viện giáo dục tại Huế, chẳng hạn bà Nguyen Dinh Chi, cựu hiệu trưởng của trường nữ sinh Đồng Khánh danh tiếng, người là một nữ phó chủ tịch của nhóm "Liên minh" được thành lập muộn hơn vào năm 1968. Ton That Duong Thien, một thày giáo tại trường trung học Nguyễn Du, đã chỉ huy các hoạt động tại khu Gia Hội, và nhiều người khác thuộc tầng lớp trí thức Huế đã nhận các vị trí có trách nhiệm trong chính quyền cách mạng.[62]

"Kế hoạch công kích và khởi nghĩa" còn khẳng định rằng chiến lược chính trị của Mặt trận là dựa vào các sư tăng và tín đồ Phật giáo để được hỗ trợ tại Huế. Trong một mục nói cụ thể về các nhóm tôn giáo, tài liệu viết: "Chúng ta phải tìm kiếm mọi cách để đoàn kết và giành được sự ủng hộ của các tín đồ và sư sãi Phật giáo."

Về những người Công giáo ở Huế, bằng chứng từ cả các tài liệu của Cộng sản và nhân chứng cho thấy chính sách của MTDTGPMN không hướng về phía chống lại Giáo hội Công giáo. Tài liệu "Kế hoạch công kích và khởi nghĩa" bắt được nói đến việc "cô lập (isolate) những tên phản cách mạng lợi dụng Công giáo tại Phú Cam". Tuy nhiên, trong thuật ngữ tiếng Việt của Cộng sản, "cô lập" có nghĩa hành động để cắt đứt các ảnh hưởng của các cá nhân nói trên ra khỏi các sự vụ của cộng đồng. Nó không có nghĩa hành quyết hay thậm chí không nhất thiết có nghĩa bỏ tù, trái với những gì mà các chuyên gia chiến tranh chính trị có thể thuyết phục.

Tài liệu chỉ ra rằng chỉ có các mục sư bị phát hiện "che dấu địch" mới là đối tượng trừng phạt, và mức độ trừng phạt cụ thể còn tùy vào mức độ mà chống đối cách mạng của cá nhân đó trong quá khứ.

Tại khu Gia Hội, nơi MTDTGPMN đã kiểm soát trong 26 ngày, một linh mục Công giáo nói với Len Ackland rằng không một ai trong số các giáo dân của ông bị MTDTCPMN hại. [63]. Hai nhân vật Công giáo duy nhất được xác nhận bởi chính quyền Sài Gòn là đã bị giết bởi MTDTGPMN là hai linh mục người Pháp dòng Benedictine, Cha Guy và Cha Urbain. Tuy nhiên, các nguồn tin từ tu viện Thiên An báo cáo rằng quân MTDTGPMN đã chiếm giữ tu viên vài ngày khi Cha Guy và Cha Urbain vẫn có mặt ở đó, và rằng không ai trong số hai người đó hay một linh mục nào khác bị hại. Hãng Thông tấn Pháp đưa tin rằng hai người đã chạy khỏi tu viện để tránh bom Mỹ vào ngày 25 tháng 2 - hai ngày sau khi quân MTDTGPMN đã rút. [64]. Địa điểm nơi xác của hai người được tìm thấy là tại khu vực mà bác sỹ Vennema nói rằng dân làng đã về các trận bom dữ dội của Mỹ vào thời điểm mà hai linh mục được cho là bị giết. [65]. Hơn nữa, cuốn sách nhỏ của Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị khẳng định rằng cả Cha Urbain và Cha Guy đã bị bắt và buộc phải tháo bỏ trang phục linh mục trước khi bị đưa đến khu vực các ngôi mộ Đồng Khánh (the area of the Dong Khanh tombs), nơi họ bị giết và chôn. Nhưng những mục sư tìm thấy xác của Cha Urbain được trích lời trong chính cuốn sách nhỏ đó rằng ông ta nhận ra xác do số hiệu giặt trên áo của vị linh mục!

Khái niệm của Douglas Pike về một kế hoạch của MTDTGPMN về việc thanh trừng xã hội Việt Nam qua các cuộc hành quyết hàng loạt kỳ quặc và không liên quan đến thực tế của chính sách MTDTGPMN đến mức nó cho chúng ta biết nhiều về chủ ý của chính Pike hơn là về hoạt động mà ông ta cho rằng mình đang miêu tả. Cũng như vậy, khi ông ta có ý rằng Mặt trận cố gắng trừ khử bất cứ ai biết danh tính của những cán bộ đã hoạt động bí mật tại Huế, có vẻ như ý đó được dựa trên khái niệm của Pike về hoạt động của Mafia hơn là dựa trên bất cứ hiểu biết nào về hoạt động của MTDTGPMN. Rõ ràng, các cán bộ mà danh tính đã được công khai không thể ở lại thành phố khi MTDTPGMN rút đi. Những người khác, những người đã không để lộ mình ngay cả sau khi MTDTGPMN đã chiếm được Huế, vẫn ở lại, điều đó không có gì để nghi ngờ. [66]

Có vẻ như Pike đã không nỗ lực thẩm tra về các sự kiện đã xảy ra trong giai đoạn sau của thời gian Cộng sản chiếm đóng. Năm 1968, các quan chức chính quyền Sài Gòn tại Huế đã nói với Len Ackland rằng những người bị MTDTGPMN giết khi họ chuẩn bị rời thành phố trước áp lực quân sự của Sài Gòn và Mỹ là các quan chức và các lãnh đạo chính trị chống Cộng, những người trước đó đã có trong danh sách cải tạo. [67]. Tại thời điểm đó, MTDTGPMN đối mặt với các lựa chọn: để các cá nhân này tiếp tục chiến tranh chống lại Mặt trận, hoặc trừ khử họ trong khi MTDTGPMN vẫn còn nắm quyền kiểm soát thành phố, hoặc đưa họ ra khỏi thành phố để cải tạo. Không nghi ngờ gì, một số trong số những người trước đó bị đánh dấu để cải tạo đã bị hành quyết trong giai đoạn sau của cuộc chiếm đóng, tuy số lượng có vẻ ít hơn nhiều lần con số mà chính quyền Sài Gòn và Douglas Pike khẳng định. Những người khác trong số những người bị đánh dấu để cải tạo đã được đưa ra khỏi thành phố, về phía núi để cho mục đích đó. Lời cáo buộc rằng những người tù này đã bị giết một cách có hệ thống không hề được hỗ trợ bằng bằng chứng hay logic.

Do đó, "giả thuyết" của Pike phải được đánh giá là không xứng đáng được xem xét nghiêm túc. Nó thể hiện sự suy đoán méo mó không được đặt trong khuôn khổ của việc chú trọng đến các bằng chứng tài liệu sẵn có, lại càng không theo các chiến lược và chiến thuật cách mạng mà Pike tự cho mình là một chuyên gia. Tuy vậy, cuốn sách nhỏ của Pike phải được xem là một thành công lớn trong chiến tranh chính trị, do cách giải thích của ông ta về các sự kiện tại Huế vẫn là một cách giải thích nổi trội hơn cả đối với các nhà báo và các nhân vật của quần chúng.

KẾT LUẬN
Vấn đề mà các nhà sử học phải cân nhắc về thời gian Mặt trận giải phóng dân tộc Miền Nam chiếm giữ Huế không phải là các vụ tử hình có xảy ra hay không, mà là chúng đã là các hành động bừa bãi hay là kết quả của một sự "thanh trừng" có kế hoạch đối với toàn xã hội - như các chuyên gia chiến tranh chính trị (political warfare specialists) của các chính quyền Mỹ và Sài Gòn. Cũng quan trọng tương đương là câu hỏi cái gì đã gây ra cái chết cho hàng ngàn thường dân Huế trong các trận đánh trong thành phố, Mặt trận giải phóng dân tộc Miền Nam hay bom và pháo của Mỹ

Các bằng chứng hiện có - không phải từ các nguồn của MTGPDTMN mà là từ các tài liệu chính thức của Mỹ và Sài gòn và từ các quan sát viên độc lập - cho thấy rằng câu chuyện chính thức về một vụ tàn sát bừa bãi những người được coi là không đi theo phía MTGPDTMN là một sự ngụy tạo hoàn toàn. Không chỉ số lượng tử thi được phát hiện ở trong và quanh thành phố Huế đang để ngỏ cho các câu hỏi, mà quan trọng hơn, nguyên nhân của cái chết có vẻ như đã bị dịch chuyển từ chính trận đánh sang chuyện tử hình của MTGPDTMN. Và các tường trình "có thẩm quyền" và chi tiết nhất về các vụ được cho là tử hình được kết nối với nhau bởi chính phủ không đứng vững trước thẩm tra.

Ngày nay, hiểu biết về các kỹ thuật bóp méo và diễn đạt sai mà các nhà tuyên truyền của Sài Gòn và Mỹ thực hành trong khi tạo dựng một chiến dịch chiến tranh chính trị từ thảm kịch của Huế cũng có tầm quan trọng trong kém khi quân Mĩ vẫn còn tham chiến tại Việt Nam. Nó đi vào tận gốc rễ của vấn đề đối mặt với sự thật về cách mạng Việt Nam và các nỗ lực của Mỹ nhằm trấn áp nó bằng vũ lực. Tầm màn sai trái được dựng lên quanh cuộc Tổng tấn công Mậu Thân tại Huế đã và sẽ là một cơ chế phòng vệ khác của chính phủ Mỹ cũng như phần lớn công luận Mỹ để tránh phải đối mặt một cách thành thực với tính chất thực của cuộc đấu tranh ở đó.


Ghi chú
▲ Về một nghiên cứu về chiến lược này, Xem D. Gareth Porter, "Bloodbath; Myth or Reality?" Indochina Chronicle No. 19, September 15, 1973.
▲ Joseph Dees, "Survivors Relate Communist Mass Murders of 1,000 in Hue," IPS (USIS) dispatch, April 23, 1968.
▲ New York Times, May 1, 1968; Washington Post, May 1, 1968.
▲ Vietnam Press, May 1, 1968. The UPI story on the report indicated that it was based solely on information supplied by the police, failing to mention the role of the Political Warfare Battalion. Washington Post, May 1, 1968. The New York Times did not mention the source of the information. It is safe to say, therefore, that no American newspaper reader learned that the ARVN Tenth Political Warfare Battalion played the key role in compiling the story.
▲ New York Times, February 29, 1968.
▲ Le Monde, April 13, 1968.
▲ "Chronology of Graves Discovered, Vicinity of Hue (Civilian Deaths in Tet 1968)," obtained from the Office of the Assistant Secretary of Defense for Public Affairs, February 1970.
▲ New York Times, March 28, 1968.
▲ "Chronology of Graves Discovered."
▲ New York Times, March 28, 1968.
▲ Vu Cuong Sat cua Viet Cong tai Co Do Hue (Communist Murder in Hue), Tenth Political Warfare Battalion of ARVN, 1968, p. 13.
▲ Alje Vennema, "The Tragedy of Hue," unpublished manuscript, 1968, pp. 19-23.
▲ "Chronology of Graves Discovered," site 22.
▲ "Villagers Returning to Hue," UPI, in San Francisco Chronicle, December 8, 1968; "South Vietnamese Farmer Stoically Works Fields," Washington Post, January 4, 1970.
▲ "Chronology of Graves Discovered," sites 21, 13 and 14.
▲ Tiền Tuyến, ngày 27-1-1969.
▲ Tiền Tuyến, ngày 3-5-1969
▲ Ibid
▲ Vietnam Press, April 12, 1969
▲ Washington Post, May 5, 1969.
▲ "Chronology of Graves Discovered," site 25.
▲ Douglas Pike, The Viet-Cong Strategy of Terror (Saigon: U.S. Mission, Vietnam, 1970), p. 29.
▲ Baltimore Sun, October 12, 1969.
▲ Tiền Tuyến, 17-10-1969.
▲ Pike, op. cit., pp. 28-29.
▲ "Chronology of Graves Discovered."
▲ Embassy of Viet-Nam, Washington, D.C., Vietnam Bulletin, Viet- Nam Information Series, No. 28, April, 1970, p. 6.
▲ Agence France-Presse dispatch, February 15, 1968, in L'Heure Decisive (Paris: Dossiers AFP-Laffont, 1968), p. 153.
▲ Ibid.
▲ Vietnam Bulletin, loc. cit.
▲ Pike đã nói điều này với Benedict Stavis của Đại học Cornell trong một cuộc phỏng vấn ngày 10-9-1973. Letter from Stavis to the author, September 10, 1973.
▲ Washington Post, November 25, 1969.
▲ Christian Science Monitor, December 1, 1969.
▲ Tien Chien Thang Hue tu Ngay 31.1, 23.3" (Information on the Victory in Hue from January 31 to March 23), xerox copy obtained from the Combined Documents Exploitation Center, Saigon. The document, it should be noted, is far from being a high-level report or analysis of the Tet Offensive in Hue. It is handwritten, sketchy, and clearly done at the local level for local consumption.
▲ Nhân Dân, February 28, 1968.
▲ Từ Điển Tiếng Việt (Vietnamese Language Dictionary) (Hanoi: Nha Xuat Ban Khoa Hoc, 1967), p. 927.
▲ Los Angeles Times, November 20, 1969; Washington Daily News, November 25, 1969
▲ Pike, op. cit., p. 16; news articles cited above.
▲ The paragraph immediately preceding Pike's mention of the document refers to a whole class of villagers being "wiped out," op. cit.
▲ "15 Tieu Chuan Cuu Tap" (Fifteen Criteria for Investigation), bản sao xerox nhận được từ Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn. Tài liệu này được sao lại tại "Viet-Nam Documents and Research Notes", Document No. 97, August 1971, Part II.
▲ "Repressing Counterrevolutionaries: The Viet Cong System of Punishment," Viet-Nam Documents and Research Notes, Document No. 5, October 1967.
▲ Washington Daily News, November 5, 1969. Trên tờ Los Angeles Times, November 20, 1969, Chuyen đã đưa ra con số 3 triệu.
▲ Trong báo cáo về cuộc thẩm vấn Chuyen, người thẩm vấn đã đặt dấu chấm hỏi sau chức vụ và các nhiệm vụ trong quá khứ trong VPA mà Chuyen đã nhận. U.S. State Department, Captured Documents and Interrogation Reports (1968), item no. 55, "Interrogation of Le Xuan Chuyen."
▲ như trên
▲ Phát biểu của Tran Van Do, Troi Nam, No. 3, 1967, p. 13.
▲ Vo Van Chan, The Policy of Greater Unity of the People (Saigon: Minister of Chieu Hoi, Republic of Vietnam, 1971), p. 19.
▲ See Pike, op. cit., p. 18; Sir Robert Thompson, "Communist Atrocities in Vietnam," New York Times, June 15, 1972.
▲ "Letter from Vietnam," The New Yorker, March 23, 1968.
▲ Washington Daily News, March 1, 1968.
▲ "Status of Refugees," official report by Office of Refugees, U.S. Agency for International Development, May 2, 1968.
▲ Saigon Post, March 17, 1968
▲ VC Carnage in Hue, Tenth Political Warfare Battalion, 1968, p. 8.
▲ Pike, op. cit., pp. 30-31.
▲ Saigon Post, March 17, 1968.
▲ Pike, op. cit., pp. 30-31.
▲ "Information on the Victory in Hue."
▲ Len Ackland and D. Gareth Porter, "The Bloodbath Argument," Christian Century, November 5, 1969. Reprinted in Paul Menzel, ed., Moral Argument and the War in Vietnam (Nashville: Aurora Publishers, 1971), pp. 141-46.
▲ "Ban Ke Hoach Con Kich va Khoi Nghia cua Mu A" (Plan for an Offensive and General Uprising of Mui A), xerox copy obtained from Office of Special Projects, JUSPAO, Saigon, June, 1971.
▲ Len Ackland, "Resist and They Die," unpublished manuscript, 1968, pp. 5-6.
▲ Như trên., pp. 15-19; Washington Post, December 7, 1969; and Don Oberdorfer, Tet (New York, Avon Books, 1971), pp. 216-53.
▲ Pike, War, Peace and the Viet Cong (Cambridge, MIT Press, 1969.
▲ Ackland, op. cit., p. 8; Christian Science Monitor, May 8, 1968; Vennema, op. cit., p. 10; notes from interviews in Hue by Francois Sully of Newsweek, March, 1968.
▲ Ackland and Porter, op. cit., p. 145.
▲ Agence France-Presse dispatch, March 3, 1968, in Vietnam Press Special Reports, March 5, 1968.
▲ Vennema, op. cit., p. 26.
▲ Vu Cuong Sat cua Viet Cong tai Co Do Hue, pp. 2, 18-21.
▲ Cộng sản Trung Quốc đã gặp tình huống tương tự năm 1947, khi họ chiếm được một tỉnh và các quan chức và chính quyền ngầm của họ lần đầu tiên nổi lên công khai. David Gulala kể về chuyện mình đã hỏi một chính ủy về chuyện gì sẽ xảy ra khi Hồng Quân phải rời thị xã. "Họ cũng sẽ rời đi và tiếp tục hoạt động bí mật," ông ta trả lời. "Ông không sợ rằng họ sẽ mất giá trị vì đã để lộ mình sao?" Gulala hỏi. Chính ủy trả lời, "Chúng tôi có những điệp viên bí mật trong thành phố, những người đã không lộ mặt khi chúng tôi lấy được nó. Chúng tôi thậm chí không biết họ là ai. Họ sẽ ở lại khi chúng tôi đi." Galula, Counterinsurgency Warfare: Theory and Practice (New York: Praeger, 1964), pp. 56-57.

Bản gốc Tiếng Anh:
"Indochina Chronicle," #33, June 24, 1974
 Part One

Six years after the stunning communist Tet Offensive of 1968, one of the enduring myths of the Second Indochina War remains essentially unchallenged: the communist "massacre" at Hue. The official version of what happened in Hue has been that the National Liberation Front (NLF) and the North Vietnamese deliberately and systematically murdered not only responsible officials but religious figures, the educated elite and ordinary people, and that burial sites later found yielded some 3,000 bodies, the largest portion of the total of more than 4,700 victims of communist execution.

Although there is still much that is not known about what happened in Hue, there is sufficient evidence to conclude that the story conveyed to the American public by the South Vietnamese and American propaganda agencies bore little resemblance to the truth, but was, on the contrary, the result of a political warfare campaign by the Saigon government, embellished by the U.S. government and accepted uncritically by the U.S. press. A careful study of the official story of the Hue "massacre" on the one hand, and of the evidence from independent or anti-communist sources on the other, provides a revealing glimpse into efforts by the U.S. press to keep alive fears of a massive "bloodbath."1 It is a myth which has served the U.S. administration interests well in the past, and continues to influence public attitudes deeply today.
….. 

48 nhận xét:

  1. Vụ này thời Trí Tuệ VN Online thời mà Bill Gate, Steve Job còn phong độ ngời ngời thì đã cãi nhau ỏm tỏi rồi và các pác ba que bị quần hùng quốc nội đánh cho chạy mất dép vì các bác ấy quá dốt không đủ kiến thức tranh luận. Các bác í bị nhồi sọ nặng nề quá lâu năm nên tất nhiên không bao giờ chịu chấp nhận sự thật. Chỉ tin vào tâm lý chiến của Mỹ và việt gian ngụy quyền và ngụy quân của Pháp mỹ. Còn nói chung thì giờ mấy vụ này quá rõ ràng rồi còn gì không có gì mới lạ nữa. Ở VN ai tin QĐ ND VN đi thảm sát ? Trừ hậu duệ ba que còn cuồng tín và những kẻ không điên cũng thần kinh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "ba que" --> Quốc kỳ VNCH, Long Tinh Kỳ nhà Nguyễn

      @Tuyết Anh: bạn Vẹm già thù dai không được xúc phạm lịch sử gây chia rẽ dân tộc nhé. Thân mến!

      Xóa
  2. Không nói là chiến thắng thì những oan hồn những người bị giết hồi Tết Mậu Thân 1968 không nghỉ yên . Vẫn còn rất nhiều người chưa được yên nghỉ !
    Người ta cũng quên bài phỏng vấn tướng Võ Nguyên Giáp của kí giả người Ý O. Fallaci sau tết Mậu Thân . Thiệt hại là quá lớn . Chiến Thắng là tưởng tượng !

    Trả lờiXóa
  3. Giao thưa bao giờ cũng là thời khắc thiêng liêng với mọi người dân VN. Giao thừa Mậu Thân cũng thế. Dân Miền Nam vui mừng vì có thỏa thuận ngừng bắn trong dịp này. Nhiều đơn vị quân đội VNCH cũng được cho nghỉ dịp này. Họ không biết rằng, "bên thắng cuộc" đang âm thầm chuẩn bị cho một sự phản bội lệnh ngừng bắn.
    Thế mà 50 năm sau vẫn tung hô "thắng lợi vĩ đại", "thắng lợi chiến lược" (mặc dù đã thảm bại). Đúng là tuyên truyền nhồi sọ trơ trẽn!

    Trả lờiXóa
  4. Các sĩ quan Đồng Minh hôm nay nói rằng người ta đã tìm thấy xác ba người lính Bắc Việt ở Huế bị xiềng vào một súng trung liên và bị để mặc cho bảo vệ vị trí của họ đến chết.

    Ba người bị xiềng quanh mắt cá vào một báng súng trung liên nhẹ do Trung Cộng chế tạo. Họ giữ vị trí của họ cùng với những địch quân khác trong hai ngày ở một trường học cho đến lúc họ bị tiểu đoàn Năm Thủy Quân Lục Chiến Nam Việt tiêu diệt.

    Các sĩ quan Đồng Minh nói những người bị xiềng này đều là binh nhì. Họ đi chân không và xác họ đầy những lỗ đạn.

    "Họ đều là những người nhỏ con cỡ như tôi," người lính Thủy Quân Lục Chiến Nam Việt cao chỉ một mét rưỡi nói.

    Thiếu tá Paul Carlsen ở San Clemente, tiểu bang California, cố vấn với những người lính Thủy Quân Lục Chiến Nam Việt, nói dây xích xiềng những người này vào súng của họ là giống như loại dây xích lớn dùng để xích chó và có những mắt xích dày độ một phân ba.

    Súng trung liên này có băng đạn tròn một người có thể sử dụng thường được quân Bắc Việt và Việt Cộng dùng đến. Họ có ý định rõ ràng là sau khi người đầu tiên bị giết chết hai người kia sẽ sử dụng súng cho đến lúc tất cả ba người đều chết.

    Nguồn: Báo The New York Times số ra ngày 17 tháng Hai, 1968. Nguyên tác tựa đề tiếng Anh: "3 Dead Enermy Soldiers Reported Chained to Gun".

    Trả lờiXóa
  5. Cuộc công kích Tết Mậu Thân cho thấy bản chất tàn bạo của Việt Cộng Bắc Việt

    Vào ngày 17 tháng 11 năm 1967, Mặt trận giải phóng tuyên bố họ sẽ tiến hành cuộc ngừng bắn trong dịp lễ sắp tới: ba ngày cho Giáng Sinh; ba ngày cho Tết tây; và bảy ngày cho Tết ta, từ 27 tháng 12, 1967 cho tới 3 tháng 2, 1968 (Ford 1995, 101; Oberdorfer 2001, 70). Tuy hai phe không ký một thỏa hiệp ngừng bắn nào trên giấy tờ, những tuyên bố trên đài phát thanh được coi là thỏa ước ngừng bắn chính thức, và đã được thi hành nhiều lần trước đó. Theo nguyên tắc quốc tế, ngưng bắn có thể được tuyên bố chính thức bằng hiệp định, nhưng cũng đã từng coi là sự hiểu biết không chính thức giữa hai phe đối nghịch (Wikipedia 2014b).

    Thực ra, cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng (VC) không những không có ý định ngừng bắn mà lại còn âm mưu một cuộc tổng công kích trên toàn lãnh thổ miền Nam. Hăm hở tưởng rằng họ có thể bắt chước chiến thuật của Quang Trung Nguyễn Huệ cho lính ăn Tết trước khi đại phá giặc Thanh năm 1789, chính quyền Bắc Việt cho dân ăn Tết sớm một ngày vào ngày 29 tháng 1, lấy cớ là mặt trăng, mặt trời và trái đất ở vị trí khác thường năm đó và ăn mừng một ngày sớm hơn thì may mắn hơn (Oberdorfer 2001, 73-74). Nhưng quả là thiên bất dung gian, ý định lập lại chiến công hiển hách của Quang Trung lại tạo ra thất bại nặng nề. Vì thay đổi ngày Tết vào phút chót, có những lẫn lộn trong các thành phần tham gia cuộc tổng công kích. Cuộc tấn công không được đồng bộ cùng lúc, và phối hợp bị trễ nãi một ngày, khiến cho các đơn vị tấn công bị tiêu diệt dễ dàng. Tuy nhiên, vì Hoa Kỳ và chính phủ miền Nam không nghĩ là cộng sản Bắc Việt vi phạm thỏa ước ngừng bắn, phần lớn binh sĩ được cho nghỉ phép về ăn Tết với gia đình. Do đó, quân cộng sản vẫn có được yếu tố bất ngờ do sự vi phạm thỏa ước ngừng bắn và chiếm đóng thành công trong những giờ đầu tiên tại nhiều vị trí.

    Vào sáng sớm ngày 31 tháng 1 năm 1968 (tức mùng 2 Tết trong miền Nam và mùng 3 Tết trong miền Bắc), khoảng 80,000 quân chính quy Bắc Việt và Việt cộng tấn công hơn 100 thành phố trên khắp miền Nam Việt Nam (Berman 1996, 21). Hoa Kỳ và QLVNCH phản ứng kịp thời và đẩy lui các cuộc tấn công trong những giờ đầu tiên. Huế và Sài Gòn chứng kiến cảnh đánh nhau đẫm máu nhất. Vào đầu tháng 3, 1968, mọi cuộc tấn công trên toàn lãnh thổ miền Nam coi như bị dẹp tan.

    Kết quả của cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân là thảm bại cho cộng sản. Không những dân không hưởng ứng cộng sản, mà dân còn bỏ chạy thoát cộng sản để về phía VNCH (Willbanks, 81). Thương vong của hai phe như sau:

    CỘNG SẢN Bắc Việt: ít nhất là 40.000 chết;
    Hoa Kỳ: khoảng 1.100 chết;
    VNCH: khoảng 2.300 chết (Willbanks 2006, 81-82; Currey 1996, 84).

    Với số thương vong thảm não như vậy, ngay chính phe Cộng Sản công nhận Tết Mậu Thân là một thất bại quân sự nặng nề (Willbanks 2006, 81).

    Trả lờiXóa
  6. Một trong những hành động tàn bạo của VC trong Tết Mậu Thân là ám sát. "Ám sát là thành phần chủ chốt của kế hoạch VC để làm tê liệt chính quyền và phá rối phản ứng chính quyền trong Tết" (Robbins 2010, 148). "Các toán ám sát đến nhà các viên chức, sĩ quan, và những người khác đã bị ghi sổ, rồi giết họ và, nếu có thể, gia đình họ" (sđd.) Có những toán VC tản mát trong thành phố và đi lùng những người trên danh sách đen, thường là sĩ quan hoặc binh sĩ QLVNCH và cảnh sát quốc gia, nhân viên dân sự hoặc những người dính líu với chính quyền Sài Gòn. Toán VC tới tận từng nhà, soát thẻ căn cước, bắn lính đi phép ngay tại chỗ (Willbanks 2006, 36). Dù có nhiều vụ ám sát không thành công, với chỉ thị ám sát dã man, bất kẻ phụ nữ trẻ em, lính VC có sẵn cái khái niệm coi thường sinh mạng người dân và sẵn sàng hy sinh dân cho mục tiêu họ. Câu chuyện về Bẩy Lốp trình bày dưới đây cho thấy bản chất dã man của VC. Ngoài ra, như đã được biết rộng rãi, vụ thảm sát tại Huế là bằng chứng cụ thể không chối cãi được về sự tàn bạo của VC.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyện cộng sản dùng bạo lực giết dân lành, gia đình của sĩ quan, binh sĩ và nhân viên chính quyền miền Nam, đầy rẫy. Nhắc đến Tết Mậu Thân, ít người có thể quên được tấm ảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan hành quyết một đặc công cộng sản, coi là Đại úy VC Bẩy Lốp Nguyễn Văn Lém. (Cho tới nay, vẫn chưa có xác định rõ ràng tên VC trong hình là Bẩy Lốp.) Câu chuyện của tướng Loan và Eddie Adams, nhiếp ảnh gia chụp bức ảnh, đã được truyền bá rộng rãi (Xem, thí dụ như, Nguyễn Ngọc Chính 2012; Robbins 2010, 151-163). Chuyện tên VC bị hành quyết có phải là Bẩy Lốp hay không, hoặc tại sao tướng Loan hành quyết hắn, không quan trọng trong mục tiêu bài này. Cái đáng nói là những gì mà Bẩy Lốp làm. Theo nhân chứng, Bẩy Lốp dùng trẻ em là bia đỡ đạn cho đồng bọn hắn chạy thoát lúc đánh nhau; hắn bị bắt trong lúc đang giết 34 người trong gia đình các nhân viên cảnh sát và quẳng xác họ vào rãnh; hắn giết trung tá Nguyễn Tuấn và cả gia đình ông, kể cả bà mẹ 80 tuổi vì vị sĩ quan VNCH không chịu chỉ cho hắn cách khởi động xe tăng (Robbins 2010,154-156). Bẩy Lốp không phải là một trường hợp đặc biệt. Đã có hàng ngàn, hàng vạn chứng tích quân cộng sản tàn nhẫn giết phụ nữ trẻ em, người già, và dân vô tội, kể cả cuộc thảm sát Mậu Thân tại Huế.

      Phương châm cộng sản là "Lấy cứu cánh biện minh phương tiện." Do đó, họ không cần đếm xỉa gì đến cách thức họ dùng đề đạt mục tiêu. Ta thấy ngay cái sai lầm của phương châm này. Cho dù cứu cánh (mục tiêu) họ đúng, phương tiện họ dùng thường là sai lầm và làm tiêu tan cái cứu cánh của họ. Đó là không kể đa số mục tiêu họ là sai lầm, vì chúng dựa trên lý thuyết sai lầm. Những lãnh tụ cộng sản còn dùng chiến thuật lừa đảo gian trá để kích động những kẻ đi theo mình. Ngoài ra, những người đi theo cộng sản quen với tuyên truyền và tẩy não nên họ mất đi khả năng lý luận hoặc phân tích các lý thuyết cộng sản. Họ trở nên mù quáng và không biết hoặc không dám thách thức quyền lực.

      Trong thời chiến, họ giết người dân vô tội không gớm tay vì họ cho rằng cái cứu cánh thống nhất đất nước quan trọng nhất, hoặc họ bị thuyết phục nghĩ rằng đánh cho "Mỹ cút ngụy nhào" là mục tiêu tối thượng. Trong thời bình, các lãnh tụ cộng sản chỉ muốn Đảng cộng sản tồn tại và làm đủ cách để giữ gìn chuyện đó để phục vụ mục tiêu lợi ích cá nhân. Người dân sống dưới chế độ cộng sản chịu sự áp bức, tuyên truyền, và tẩy não để trở thành những con cừu non. Sự tàn phá trí tuệ của hàng triệu thanh thiếu niên nam nữ ưu tú của Việt Nam thật là ghê rợn, còn tàn bạo hơn giết người trong máu lạnh vì nó tiêu hủy cả một dân tộc.

      Xóa
  7. Maria Còn Zin Nhélúc 02:42 3 tháng 2, 2018

    Ôi vụ này tranh luận là để cho các nhóm cộng đồng ngụy già Hắc Ô hải ngoại tranh luận chứ trong nước thì chả cần thiết để tranh luận. Vì nếu ra đường hỏi ai có biết anh Giải phóng quân thảm sát nhân dân không thì chắc chắn nó tưởng mình là thằng điên mới trốn trại tâm thần ra.

    Ngay cả chủng loại ngụy sử như Phan Huy Lê, Trần Văn Cường cũng chỉ dám nói là "gọi ngụy là đúng như không nên gọi mà nên gọi trung tính để cho mọi người chấp nhận được", trả lời pv trên MTG. Ngay cả bộ lịch sử Trần Văn Cường chủ biên cũng chỉ dám gọi ngụy là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn chứ không dám gọi là "việt nam cộng hòa". Còn Phan Huy Lê thì chỉ dám sờ mó nhà Nguyễn, gián tiếp hạ thấp nhà Tây sơn và vua Quang Trung hoàng đế và xuyên tạc về anh hùng Phù Đổng Lê Văn Tám và trận đốt xăng Tây ở Thị Nghè chứ chưa dám nói nhiều về kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Ngụy" --> chính danh VNCH (theo Sử VN toàn tập)
      "kháng chiến chống Mỹ cứu nước" --> 20 năm Nội chiến Việt Nam
      "Maria Còn Zin" --> Đức Mẹ Maria Đồng Trinh

      Các bạn Vẹm già vô thần như bạn Nặc Nô/Quế Sơn thất giáo, bạn Thép non mê muội, hãy mau tỉnh ngộ mà sám hối tội lỗi để được hưởng hồng ân Thiên Chúa nhé. Thiên Chúa từ bi sẽ cứu vớt linh hồn lầm lạc của các bạn. A-men, lành thay!

      Xóa
  8. Tất tật đều từ Nguyễn Phúc Liên Thành, cháu ngoại của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Liên Thành là tay sai đắc lực số 1 của tướng sát nhân cảnh sát ngụy quyền Sài Gòn Nguyễn Ngọc Loan. Tay Liên Thành đã từng vấy máu thầy tu, thầy giáo, bạn học, dân lành cố đô Huế khi làm trùm mật vụ ở Thừa Thiên-Huế. Những gì xuất phát từ mồm của Liên Thành đều giả trá, gian xảo. Mọi người yên tâm: Cả một tập thể hiểu biết, trí tuệ, trung thực nhóm sachhiem.net sẽ trả lại sự trong sáng ngời ngời hơn pha lê của trí thức miền Trung nói riêng và trí thức trong MTDTGPMNVN nói chung giai đoạn 1960-1975. Tiếc, trách, trong việc này, anh Nguyễn Khoa Điềm là người cần lên tiếng, cần cất lời, nhưng anh lại câm mồm như hến. Ôi! một UVBCT. Ôi! con trai của một Nguyễn Khoa Hải Triều...
    Nhìn khuôn mặt, cách diễn đạt của thằng ác ôn Liên Thành hoàn toàn đối lập với một thầy giáo quốc học Huế, một nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

    Trả lờiXóa
  9. Tổng Đánh lén Mậu Thân: Hy sinh máu xương người lính chỉ vì "háo danh"

    NV Phạm Đình Trọng - Sau năm 1975, học xong khóa I trường Viết Văn Nguyễn Du, tôi có hai năm làm việc ở Ban Ký Sự Lịch Sử Quân Sự thuộc Tổng Cục Chính Trị.

    Ban có nhiệm vụ hoàn thành bản thảo bộ ký sự lịch sử “Trận Đánh Ba Mươi Năm” gồm 5 tập. Từ 1945 đến 1975, ba mươi năm chiến tranh được chia ra làm năm giai đoạn, mỗi giai đoạn là một tập sách.

    Gần ba mươi nhà văn, nhà báo quân đội chia làm năm nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một tập bản thảo. Tôi và nhà văn Đào Thắng được bổ xung về Ban ở giai đoạn cuối và làm tập năm do nhà văn, thượng tá Nam Hà làm trưởng nhóm. Gặp gỡ các tướng lĩnh, những người hoạch định các chiến dịch, những người chỉ huy những trận đánh. Đọc hồi ký của các tướng lĩnh quân đội miền Bắc, quân đội miền Nam, quân đội Mỹ. Sục vào các kho hồ sơ lưu trữ...

    Nguồn tư liệu gốc ngổn ngang đó cho chúng tôi hình dung đầy đủ và chính xác từng chiến dịch từ cơn cớ ban đầu, đến diễn biến ở bản doanh, diễn biến ở mặt trận và giá máu phải trả. Từ đó chúng tôi cũng nhận ra những góc khuất của chiến tranh, những góc khuất của lòng người. Người háo danh, háo quyền lực đã không tiếc máu xương của hàng triệu người lính và dân lành để thỏa mãn sự háo danh đó.

    Đầu năm 1967, Bí thư trung ương cục miền Nam, đại tướng Nguyễn Chí Thanh mới từ mặt trận miền Nam trở ra Hà Nội đã cùng Bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn hình thành ý tưởng Xuân Mậu Thân 1968 Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa, giành thắng lợi quyết định và chỉ đạo cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu làm kế hoạch thực hiện.

    Trong mười một ủy viên Bộ Chính trị, tướng Giáp là người duy nhất lên tiếng không đồng tình với ý tưởng Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa Xuân 1968. Theo ông sức mạnh chiến tranh của quân Mĩ, quân đồng minh ở Nam Việt Nam và quân đội Sài Gòn đang trên đỉnh cao với hơn nửa triệu quân Mĩ và quân đồng minh, gần một triệu quân Sài Gòn. Chưa đủ thời gian thấm đòn chiến tranh nhân dân của ta, hơn nửa triệu quân Mĩ với máy bay chuyển quân bay rợp trời, xe tăng dàn trận bò kín đất đang chủ động mở những cuộc hành quân lớn đánh vào vùng đất quân giải phóng kiểm soát. Lúc đối phương lực đang còn mạnh và thế đang lên mà dốc vốn vào tổng công kích trận cuối cùng chỉ cháy túi, kiệt vốn, tự sát. Căn cứ quân nước ngoài không đặt trong thành phố, thị xã. Đánh vào tất cả thành phố, thị xã, trung tâm hành chính đông dân là nhằm vào người dân. Đẩy mức độ ác liệt của chiến tranh lên cao ngay trong thành phố là mang chết chóc đến cho dân lành và dàn mỏng lực lượng ta ra phơi mình trên địa hình trống trải, lạc lõng trong đường phố bàn cờ nhằng nhịt sẽ bị tiêu diệt đến người lính cuối cùng, chỉ tự chuốc lấy thương vong lớn, không thể có chiến thắng quyết định.

    Thời điểm này chỉ nên mở cuộc tập kích chiến lược: Bất ngờ đồng loạt đánh vào tất cả các căn cứ quân Sài Gòn, quân Mĩ và đồng minh trên toàn miền Nam, cùng với tiêu hao sinh lực là đánh mạnh vào tinh thần chiến đấu của đối phương, thúc đẩy phong trào phản chiến của nhân dân Mĩ đòi Chính phủ đưa con em họ về nước, tạo ra bước ngoặt về cục diện chiến tranh. Khi yếu tố bất ngờ không còn, sức mạnh của đội quân khổng lồ, sức mạnh của vũ khí, sức mạnh của công sự phía đối phương được phát huy thì ta phải thu quân bảo toàn lực lượng cho những chiến dịch đánh lớn và quyết định tiếp theo.

    Lý giải đúng đắn đó của tướng Giáp chỉ là một ý kiến lẻ loi đã bị bỏ qua.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tổng Đánh lén Mậu Thân: Hy sinh máu xương người lính chỉ vì "háo danh"

      Hai bên tham chiến đã thỏa thuận ngừng chiến dịp Tết Nguyên đán để người dân được bình yên ăn tết. Bội ước thỏa thuận, đúng giao thừa Tết Mậu Thân, đêm 31.1.1968 lịch tây, đội quân ở rừng do Hà Nội chỉ huy, thực sự là đội quân miền Bắc, nổ súng đánh vào tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn trên toàn miền Nam. Bị bất ngờ, quân miền Nam và đồng minh không kịp phản ứng, đành để mất nhiều khu vực trong các thành phố, thị xã cho đội quân miền Bắc làm chủ. Tình thế này dẫn đến hai hậu quả.

      Một. Vùng thành phố, thị xã do quân miền Bắc làm chủ trở thành nơi chiến sự ác liệt nhất, nơi tập trung bom đạn của cả hai phía, nơi tắm máu dân lành. Thành phố Huế là nơi quân miền Bắc ở lại lâu nhất, 28 ngày, cũng là nơi tang thương nhất. Hơn 116 000 ngôi nhà bị tàn phá, trong đó 9 776 ngôi nhà bị san bằng, 3 776 dân lành bị bom đạn giao tranh giết chết. Đội quân từ rừng về coi những người dân làm việc trong bộ máy hành chính của chính quyền Sài Gòn hoặc liên quan đến chính quyền Sài Gòn đều là kẻ thù, là ác ôn phải loại bỏ. Chiến dịch diệt ác trừ gian nhằm vào dân thường cũng diễn ra khốc liệt nhất ở khắp các thành phố, thị xã.

      Hai. Đội quân miền Bắc đánh vào thành phố chỉ nhờ yếu tố bất ngờ mà giành được thắng lợi ban đầu. Yếu tố bất ngờ không còn, đội quân đánh vào thành phố từ chủ động thành bị động, phải lấy thế yếu, thế bị động, thế cô lập, bị bao vây, chia cắt, phơi mình ra trên địa hình đường phố trống trải và lạ lẫm đương đầu với thế mạnh áp đảo của đội quân miền Nam. Cố giữ các thành phố, thị xã, những trung tâm hành chính để hòng dựng lên một chính quyền cách mạng thay thế chính quyền Sài Gòn nhưng càng cố giữ thành phố, thị xã thì các thành phố, thị xã miền Nam càng trở thành vực thẳm không đáy chôn vùi quân miền Bắc.

      Đơn vị sau thế chỗ đơn vị trước đã bị xóa sổ nhưng đơn vị thế chỗ càng về sau quân số càng ít ỏi! Nhiều đơn vị, cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, cả du kích bị xóa sổ nhiều lần! Nhiều đảng bộ, chi bộ hi sinh trắng không còn một đảng viên!

      Tết Mậu Thân 1968 là thảm họa người Việt giết người Việt với qui mô lớn nhất, quyết liệt nhất, mê say nhất, tàn bạo nhất và số người bị giết lớn nhất, phải tính tới con số hàng trăm ngàn mà bên bị tổn thất về người nặng nề nhất chính là đội quân dồn dập đánh vào các thành phố, thị xã miền Nam dưới sự đôn đốc từ Hà Nội do sự háo danh của người nhiều tham vọng quyền lực.

      Xóa
    2. Tổng Đánh lén Mậu Thân: Hy sinh máu xương người lính chỉ vì "háo danh"

      Lứa nhà văn quân đội chúng tôi hình thành trong cuộc chiến tranh Nam Bắc được Tổng cục Chính trị tập hợp về từ giữa năm 1976 đến mùa hè năm 1984 vẫn đang có mặt đông đủ ở Vân Hồ Ba, Hà Nội. Và Vân Hồ Ba Hà Nội trở thành địa chỉ thường xuyên lui tới của những người cầm bút đất kinh kì.

      Một buổi chiều muộn nhà văn Bùi Bình Thi phóng xe máy từ nhà sáng tác Quảng Bá, Hồ Tây đến Vân Hồ Ba hấp tấp kể với chúng tôi câu chuyện nhà văn vừa chứng kiến về người khởi xướng vụ tắm máu Tết Mậu Thân 1968 chạy trốn, chối bỏ trách nhiệm trước người dân, trước lịch sử.

      Sau một ngày đóng cửa hì hục viết, trước bữa cơm chiều, các nhà văn đang ở trại sáng tác Quảng Bá thường sang phòng nhà văn quân đội, đại tá Xuân Thiều tán chuyện đợi nhà bếp mở cửa. Chiều nay vừa đủ mặt thì bỗng Tổng Bí thư Lê Duẩn cùng người bảo vệ xuất hiện ở cửa phòng.

      Từ đại hội lần thứ tư cuối năm 1976, đảng Lao động Việt Nam đã đổi tên thành đảng Cộng sản Việt Nam và chức Bí Thư thứ nhất đổi thành Tổng Bí thư. Khu nhà nghỉ của cơ quan Trung ương đảng Cộng sản bên Hồ Tây, cách nhà sáng tác của hội Nhà Văn dăm phút đi bộ. Tổng Bí thư Lê Duẩn đang nghỉ ở đó. Buổi chiều ông đi dạo và ghé vào nhà sáng tác của các nhà văn.

      Các nhà văn đều là đảng viên Cộng sản nhận ra Tổng Bí thư của mình liền nồng nhiệt đón tiếp. Tổng Bí thư vui vẻ hỏi tên từng nhà văn. Nghe nhà văn Xuân Thiều tự giới thiệu là đại tá, Tổng Bí thư tươi cười hỏi: Đại tá hỉ? Nhà văn đại tá hỉ? Tốt hỉ? Nghe nhà văn Bùi Bình Thi xưng tên, ông bảo: À, à, Thi lãnh đạo hội Nhà Văn hỉ? Nhà văn cao lớn Bùi Bình Thi có nước da ngăm ngăm đen, có khuôn mặt đầy đặn và hàng lông mày rậm giống nhà văn Nguyễn Đình Thi vội cải chính: Dạ, thưa bác, cháu là Bùi Bình Thi, không phải Tổng Thư kí hội Nhà Văn Việt Nam Nguyễn Đình Thi ạ!

      Trong không khí vui vẻ, nhà văn Xuân Thiều giãi bày: Thưa bác, tôi là Xuân Thiều, đại tá, nhà văn quân đội. Tôi đang viết tiểu thuyết về Huế trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Tôi thấy Tết Mậu Thân sáu tám ở Huế chết chóc nhiều quá, mất mát đau thương lớn quá. Bộ đội chết không còn người để chôn nhau. Dân chết cũng nhiều...

      Mới nghe có thế, Tổng Bí thư đã đứng bật dậy, đỏ mặt quát: Ngu! Ngu! Đại tá mà ngu!... rồi ông đùng đùng bước nhanh ra cửa như chạy trốn.

      Thực chất của Tết Mậu Thân 1968 là vậy. Đến người chủ mưu khởi xướng ra chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 cũng co cẳng chạy trốn khi nghe nhắc đến Mậu Thân 1968 thì hằng năm có nên tưng bừng kỉ niệm chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 không nhỉ?

      Chiến tranh đã qua lâu rồi. Cần thoát ra khỏi tuyên truyền tâm lí chiến, không thể coi chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968, người Việt giết người Việt với qui mô lớn nhất, người Việt bị giết chết nhiều nhất trong một chiến dịch, người Việt kề nòng súng vào tai người Việt bắn ngay trên đường phố là chiến thắng của bất kì phía nào, của bất kì ai.

      Trở về với bản thể con người, trở về với cội nguồn dân tộc để nhận ra rằng Xuân Mậu Thăn 1968 là mùa xuân tang tóc của dân tộc Việt Nam, là trang đau buồn của lịch sử Việt Nam. Trang đau buồn đó cần ghi lên hàng đầu tên hai người.

      Một tên phải viết bằng mực đen và một tên viết bằng mực đỏ. Tên viết bằng mực đỏ là Võ Nguyên Giáp. Dù Võ Nguyên Giáp bị gạt ra bên lề chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 nhưng tiếng nói của Võ Nguyên Giáp khi chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 được soạn thảo, tiếng nói không đưa chiến tranh chết chóc vào nơi tập trung dân cư, không đẩy mức độ ác liệt của chiến tranh lên cao ngay trong thành phố, là tiếng nói của trái tim Con Người, tiếng nói của dòng máu đỏ Việt Nam.

      Xóa
  10. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 04:27 3 tháng 2, 2018

    Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào mùa Xuân 1930.
    Hàng năm, nhân dân Việt Nam mừng Xuân mới cũng là dịp mừng sinh nhật của Đảng.
    Ba năm trước, tôi một đảng viên của Đảng, nhân dịp đón Xuân, mừng Đảng có viết một bài thơ, nói lên nguyện vọng của mình - tiếng nói không chỉ của một người. Bài thơ này tác giả chú trọng nội dung hơn hình thức.
    Hiện nay Đảng có những bước đi đáp ứng mong muốn của nhân dân trong đó có tác giả.
    Nhân dịp mừng Đảng 88 tuổi (1930 - 2018) xin chép bài thơ ấy lên đây.

    CHÀO XUÂN

    Xin chào mùa xuân hai ngàn mười lăm
    Đất nước 40 xuân liền dải cờ hồng
    Kháng chiến 31 năm thống nhất non sông.
    Thỏa ước mong vị Cha già dân tộc.
    Lời Bác dạy nhớ lấy dân làm gốc
    Vì nhân dân - trên hết mọi lợi quyền.
    Lời thề xưa là lời hịch thiêng liêng
    Đảng vì dân nên dân tin Đảng.
    Chủ nghĩa Mác truyền cho ta ánh sáng.
    Tư tưởng Hồ Chí Minh soi rọi nẻo đường.
    Học Đạo đức Người, theo mãi tấm gương,
    Trong sáng lòng ta, bao la Đất Việt.
    Hãy nhớ lấy lời Bác Hồ tha thiết
    Ngày hôm nay và tận mãi mai sau,
    Muốn non nước này bền vững dài lâu
    Người Cộng sản phải luôn gương mẫu.
    Phải bỏ hết những thói hư tật xấu
    Quyết làm người vì nước, vì dân.
    Đừng vì "ta" mà coi rẻ nhân quần
    Người như thế đâu chỉ là đáng trách.
    Người như thế phải tẩy trang quét sạch
    Đất thêm tươi, hoa thêm tỏa ngát hương
    Nước mới lên hạnh phúc, hùng cường,
    Tổ quốc mãi bài ca đầy sức sống.
    Mừng xuân mới 40 năm sống động,
    Đời vui chung hạnh phúc khắp mọi nhà,
    Đảng Cộng sản vinh quang, mãi khúc ca.
    Việt Nam đất nước nở hoa, xin chào!
    Xuân 2015

    P/s: Lại thêm một còm lạc đề nữa, nhưng vì cần thiết.
    Tôi định sáng nay sau khi đi họp về mới gửi, nhưng rồi thay đổi gửi vào sáng sớm.

    Trả lờiXóa
  11. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 07:47 3 tháng 2, 2018

    Mấy ông bà cờ vàng ba que nặc danh ở trên xuyên tạc bịa đặt nói về thất bại của Việt Nam trong Mậu thân 1968 nhưng, như các bạn chủ nhà đã nói:
    ----
    Cũng như 50 năm qua, cứ vào dịp này thì trên mạng Internet lại dày đặc các thông tin của mấy ông bà chống cộng cực đoan kiểu như "TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN SẮP ĐẾN, XIN THA THIẾT KÊU GỌI ĐỒNG BÀO TRONG NƯỚC VÀ Ở HẢI NGOẠI NHỮNG AI CÓ THÂN NHÂN ĐÃ BỊ VIỆT CỘNG/CỘNG SẢN THẢM SÁT TRONG TẾT MẬU THÂN 1968 HÃY CÙNG LÊN TIẾNG." Họ trưng ra các tài liệu của các "sử gia" VNCH để chứng minh cho cái gọi là "Thảm sát Mậu thân", "Cộng sản khát máu" ... Họ đòi phải đưa vụ "Thảm sát Mậu thân" ra xem xét và truy tố Việt Cộng tại Tòa án Quốc tế về tội ác diệt chủng ...
    Tại các diễn đàn, bất cứ ai đưa ra ý kiến trái chiều là bị chụp mũ "Dư luận viên của Đảng", là người đã bị Cộng sản "nhồi sọ"! Rất tiếc là hiện nay có một số người, có cả một vài nhà báo, giảng viên luật... không biết vì vô tình hay hữu ý, đã công khai sử dụng trên báo chí chính thống những tài liệu của những "sử gia" VNCH mà không cần có sự đối chiếu với các nguồn tài liệu khác khiến lịch sử bị bóp méo...
    50 năm- đúng nửa thế kỷ đã trôi qua. Nhưng rất may là thời internet hiện nay, nếu với những người ham tìm hiểu thì chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo rất nhiều nguồn tài liệu, không chỉ những nguồn tài liệu lịch sử chính thống của Nhà nước mà còn cả những tài liệu của chính những người Mỹ và phướng tây

    ----
    Hãng thông tấn Reuters của Anh ngày 3-2-1968 bình luận: “Quy mô và tính chất ác liệt của các trận tấn công phối hợp ở Sài Gòn và ở các trung tâm chủ chốt khác tại Nam Việt Nam làm cho Mỹ và các nước đồng minh rất đỗi ngạc nhiên”. Kế đó, ngày 5-2-1968 hãng này thống kê: “Mỹ có đến nửa triệu quân ở Nam Việt Nam, đã mất 13 năm và đã tiêu mỗi ngày 60 triệu đô la mà vẫn không bảo vệ được một tấc vuông đất nào ở miền Nam Việt Nam cả”. Trong khi đó, báo Người quan sát (Anh) tỏ ra ngạc nhiên khi than rằng: “Người ta không thể tin là một tình hình như thế lại có thể xảy ra”.

    Báo Pháp “Thế giới” (Le Monde) ngày 1-2-1968 mỉa mai: “Người Mỹ đã từng khẳng định dân chúng Nam Việt Nam chịu đựng hơn là ủng hộ Mặt trận Dân tộc giải phóng, giờ đây liệu họ còn có thể nêu lên những lý lẽ như thế nữa không sau khi đã xảy ra một cuộc biểu dương đáng khâm phục về sức mạnh và lòng dũng cảm của Việt Cộng như vậy”. Báo Chiến đấu ngày 1-2-1968 khẳng định: “Điều hiển nhiên là người Mỹ đã thua đứt về mặt chính trị trong cuộc chiến tranh này rồi. Những gì xảy ra ở Sài Gòn cũng đủ cho thấy Mặt trận Dân tộc giải phóng đã nắm được các tầng lớp dân chúng ở miền Nam Việt Nam trong mức độ lớn biết nhường nào”.

    Tờ Le Figaro (Pháp) ngày 2-2-1968 bình luận: “Cuộc tiến công lừng danh của Việt Cộng cho ta thấy trước hết cái tài tình của những người chỉ huy trong việc hướng dẫn cuộc chiến tranh vừa quân sự, vừa chính trị này. Về mặt đối nội, họ vừa thu được một thắng lợi lớn; họ chứng tỏ cho nhân dân Việt Nam thấy rằng, họ có thể đánh nơi nào và lúc nào cũng được hết. Họ làm cho chính phủ Sài Gòn và quân đội của chính phủ này trở thành một trò cười. Họ tăng cường sự kiểm soát của họ, và do đó, làm giảm bớt sự kiểm soát của chế độ Sài Gòn đối với dân thường, những người dân thường này thì đầy lòng kính nể và khâm phục đối với Mặt trận Dân tộc giải phóng".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Mấy ông bà cờ vàng ba que" --> đồng bào ruột thịt miền Nam VNCH
      "cờ vàng ba que" --> Quốc kỳ VNCH, Long Tinh Kỳ nhà Nguyễn

      Nặc danh03:16 3 tháng 2, 2018

      Tổng Đánh lén Mậu Thân: Hy sinh máu xương người lính chỉ vì "háo danh"

      Đầu năm 1967, Bí thư trung ương cục miền Nam, đại tướng Nguyễn Chí Thanh mới từ mặt trận miền Nam trở ra Hà Nội đã cùng Bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn hình thành ý tưởng Xuân Mậu Thân 1968 Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa, giành thắng lợi quyết định và chỉ đạo cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu làm kế hoạch thực hiện.

      Trong mười một ủy viên Bộ Chính trị, tướng Giáp là người duy nhất lên tiếng không đồng tình với ý tưởng Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa Xuân 1968. Theo ông sức mạnh chiến tranh của quân Mĩ, quân đồng minh ở Nam Việt Nam và quân đội Sài Gòn đang trên đỉnh cao với hơn nửa triệu quân Mĩ và quân đồng minh, gần một triệu quân Sài Gòn. Chưa đủ thời gian thấm đòn chiến tranh nhân dân của ta, hơn nửa triệu quân Mĩ với máy bay chuyển quân bay rợp trời, xe tăng dàn trận bò kín đất đang chủ động mở những cuộc hành quân lớn đánh vào vùng đất quân giải phóng kiểm soát. Lúc đối phương lực đang còn mạnh và thế đang lên mà dốc vốn vào tổng công kích trận cuối cùng chỉ cháy túi, kiệt vốn, tự sát. Căn cứ quân nước ngoài không đặt trong thành phố, thị xã. Đánh vào tất cả thành phố, thị xã, trung tâm hành chính đông dân là nhằm vào người dân. Đẩy mức độ ác liệt của chiến tranh lên cao ngay trong thành phố là mang chết chóc đến cho dân lành và dàn mỏng lực lượng ta ra phơi mình trên địa hình trống trải, lạc lõng trong đường phố bàn cờ nhằng nhịt sẽ bị tiêu diệt đến người lính cuối cùng, chỉ tự chuốc lấy thương vong lớn, không thể có chiến thắng quyết định.

      Thời điểm này chỉ nên mở cuộc tập kích chiến lược: Bất ngờ đồng loạt đánh vào tất cả các căn cứ quân Sài Gòn, quân Mĩ và đồng minh trên toàn miền Nam, cùng với tiêu hao sinh lực là đánh mạnh vào tinh thần chiến đấu của đối phương, thúc đẩy phong trào phản chiến của nhân dân Mĩ đòi Chính phủ đưa con em họ về nước, tạo ra bước ngoặt về cục diện chiến tranh. Khi yếu tố bất ngờ không còn, sức mạnh của đội quân khổng lồ, sức mạnh của vũ khí, sức mạnh của công sự phía đối phương được phát huy thì ta phải thu quân bảo toàn lực lượng cho những chiến dịch đánh lớn và quyết định tiếp theo.

      Lý giải đúng đắn đó của tướng Giáp chỉ là một ý kiến lẻ loi đã bị bỏ qua.

      Xóa
  12. Kết quả của cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân là thảm bại cho cộng sản. Không những dân không hưởng ứng cộng sản, mà dân còn bỏ chạy thoát cộng sản để về phía VNCH (Willbanks, 81). Thương vong của hai phe như sau:

    CỘNG SẢN Bắc Việt: ít nhất là 40.000 chết;
    Hoa Kỳ: khoảng 1.100 chết;
    VNCH: khoảng 2.300 chết (Willbanks 2006, 81-82; Currey 1996, 84).

    Với số thương vong thảm não như vậy, ngay chính phe Cộng Sản công nhận Tết Mậu Thân là một thất bại quân sự nặng nề (Willbanks 2006, 81).
    ---------------------------------------
    Tui thấy các buổi lễ chỉ để "kỷ niệm tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân" chứ đâu có chữ nào công nhận Bắc Việt các bạn đã chiến thắng trận "đánh lén" Mậu Thân?? Trong thực tế thì các bạn chỉ đạt thắng lợi về mặt tuyên truyền nhưng còn về thực chất thì ta đã bị thất bại nặng nề do tất cả các cánh quân chủ lực tung ra đều bị quân dân VNCH của ta làm cỏ sạch sẽ!!!

    Nhưng nếu Bắc Việt các bạn không thắng thì là VNCH của ta thắng? Cũng không phải nốt vì quân dân VNCH của ta bị "đánh lén" thì phải đánh trả để bảo vệ lãnh thổ miền Nam thôi, đuổi Bắc Việt chạy trốn trở lại bên kia vĩ tuyến 17 rồi thì VNCH của ta cũng không truy kích thêm nữa.

    Túm lại thì trận "đánh lén" Mậu Thân, Bắc Việt chủ động đánh lén ăn cắp trứng gà nhưng kết cục là 'tụt quần' bơi qua sông Bến Hải. Còn VNCH của ta thì chỉ tổ chức tự vệ đánh trả thành công đuổi quân Bắc Việt ra khỏi miền Nam thì cũng không thèm truy kích kẻ ngã ngựa. Do đó, để giữ hòa khí dân tộc thì kết quả trận Mậu Thân là: VNCH của ta đã thủ hòa với Bắc Việt trên thế thắng. Các bạn Việt Cộng già chắc không đồng ý, nhưng sự thực là Việt Cộng các bạn chưa bao giờ trương băng rôn tự sướng "chiến thắng Mậu Thân" cả ạ. Thân mến!

    Trả lờiXóa
  13. Tôi cũng mới biết trang này, vào xem thấy các bạn Cộng Sản vẫn cứ khư khư bóp méo lịch sử để luôn "giành thắng lợi" về phía mình. Tôi có thắc mắc là tại sao các bạn luôn cho mình "thắng cuộc" nhưng lúc nào cũng hằn học với VNCH mà các bạn cho họ là "thua cuộc"??? "Thắng cuộc" mà sao các bạn vẫn luôn ôm hận và nuôi thù với VNCH??? Tôi e rằng thực chất các bạn vẫn lo sợ VNCH sẽ được khôi phục lại theo Hiệp định Paris 1973 chăng? Nhưng theo tôi dù cho VNCH có được phục hồi lại đi nữa thì cũng tốt chứ vì Cộng Sản Hà Nội đã chủ trương Hòa hợp hòa giải dân tộc rồi kia mà? Cứ mãi thù hận thế này thì tôi e các bạn Cộng Sản đến lúc nằm dưới 3 thước đất chắc cũng vẫn kết bè kết cánh đánh nhau trong nghĩa trang sao? Nghe sao mà lố bịch và đáng thương quá! Tôi thấy còm bác Nặc dưới đây khá hay nên chép lại đây để biết đâu là mở đường cho 1 trong những cách thực tiễn để Hòa giải thù hận dân tộc. Mến chào các bạn!

    Nặc danh08:10 27 tháng 1, 2018

    Nghĩa trang Quân đội VNCH ở Biên Hòa cũng đang được trùng tu. Tôi mong rằng sau này sẽ được đổi tên là Nghĩa trang Đoàn Kết-Hòa Giải dân tộc để Ngụy quân và Cộng quân cùng được an tán bên nhau. Các bạn Vẹm già nào lòng còn nhiều thù hận thì rất nên được ưu tiên đưa vào đây và cũng nên được các cha linh mục rửa tội lần cuối để xóa bỏ những thù hận và tội lỗi do vì vô thần mà mạo phạm. Tui vốn ít học như bạn Tú Nô nên suy nghĩ hạn hẹp. Mong thỉnh giáo các bạn Thép và các bậc cao minh. Xin đa tạ!
    ----------------------------------------------
    @Quế Sơn: cháu thấy bác Nặc danh05:02 2 tháng 2, 2018 nói đúng, có dẫn chứng số liệu rõ ràng, khoa học mà. Có bác CCB gần nhà cháu từng tham gia Mậu Thân, thành cổ Quảng Trị 1972,vv... kể rằng sự thật thì bộ đội ta hy sinh nhiều lắm. Trận Mậu Thân ở Sài gòn, khi bị quân đội VNCH của ta phản kích, bộ đội Bắc Việt lạc đường được người Hoa ở Chợ Lớn che giấu, đục tường nhà thông nhau để cho bộ đội Bắc Việt rút chạy thục mạng trốn khỏi thành đô. Nhưng khi bộ đội Bắc Việt chạy về được đến Long An trong đêm thì bị địa phương quân mai phục, đánh úp, truy sát với trực thăng yểm trợ. Và kết quả thì bác Quế Sơn biết rồi đấy, thấy đau lòng cho bộ đội Bắc Việt lắm, cháu nghe bác CCB kể đa số họ đều rất trẻ và quê ở đâu ngoài Bắc lận ạ.

    Hoặc như mùa hè đỏ lửa 1972, bác CCB kể với cháu rằng thành cổ Quảng Trị là "cối xay thịt... bộ đội"!?!?? Cháu nghe mà xót xa vô cùng. Cháu tự hỏi tại sao người ta lại tàn nhẫn đẩy cả triệu thanh niên miền Bắc cầm súng lao đầu vào thành cổ để thí mạng như con thiêu thân để làm gì??? Những người làm cha, làm mẹ mà biết được sự thật phũ phàng là con mình đứt ruột đẻ ra để bị đem ra thí mạng cùi như cỏ rác như thế thì đứt từng khúc ruột đấy, bác Quế Sơn ạ.

    Cháu thấy bác CCB vừa kể vừa chảy nước mắt. Bác CCB bảo cháu: Cái giá phải trả để biến sự "phi nghĩa" thành ra "chính nghĩa" là sinh mạng oan uổng của hàng triệu thanh niên vô tội đấy, cháu ạ. "Chính nghĩa" mà như thế thì có còn là "chính" nữa không? "Chính nghĩa VNCH" đâu có tàn ác xây trên xương máu, sinh mạng của con em miền Nam như thế? Chính bác bây giờ nghĩ lại vẫn có cảm giác hai bàn tay từng cầm súng của mình đã vấy máu tội lỗi vì đã bắn vào những anh em binh sĩ miền Nam mà họ mới đúng là những người đang ra sức bảo vệ Chính nghĩa cho cả dân tộc!?

    Trả lờiXóa
  14. Thảm sát Mậu Thân, tội ác diệt chủng nhân loại

    Sau trận chiến, Huế bắt đầu một cơn ác mộng khác, khi người dân Huế nhận ra, nhiều ngàn người dân đất thần kinh đã bị thảm sát, bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có cả việc cột người ta lại thành từng xâu, rồi đẩy xuống hố chôn sống. Ðây là lời kể của những người chứng kiến tận mắt cảnh khai quật tử thi nạn nhân.

    Theo nhà báo Vũ Ánh, nguyên phóng viên Mặt Trận Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, có mặt tại Huế từ mùng Năm đến 29 Tết Mậu Thân, thì Bác Sĩ Lê Khắc Quyến đã phải thốt lên khi thấy các hầm chôn tập thể tại Phú Thứ: “Ðây là cách giết người của người ở thời Trung Cổ.”

    Nhà báo Vũ Ánh, người đi theo các nhóm tìm hầm chôn xác tập thể, kể lại cảm giác của ông khi lần đầu nhìn thấy những cảnh tượng ấy: “Vùng nhiều nhất là quận Phú Thứ và Dạ Lê Thượng. Rất nhiều hầm chôn xác tập thể. Cảm giác tôi lúc ấy rất lạ, như là bị tê liệt khi nhìn các hình ảnh đó.”

    Ngay ở hầm Phú Thứ, theo lời nhà báo Vũ Ánh, khoảng gần 1,000 người bị chôn tập thể. Khi khui lên, đầu của họ phía sau sọ bị bể hết. Những thi hài bị nối nhau bằng dây điện thoại. Có những người không có vết thương, chứng tỏ bị chôn sống. Sau này, một nhân chứng cho biết: Họ được lệnh đập đầu bằng đầu cuốc, từ phía lưỡi vào. Quan trọng nhất là, theo nhân chứng: Người này phải đập người kia. Cứ 10 người thì bị cột lại bằng dây điện thoại, và đều bị đập vỡ từ phía sau.

    “Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, nào là đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra.” Ông Võ Văn Bằng, trưởng Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân, hồi tưởng.

    Ông Bằng nhớ lại: “Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng.”

    Mức độ kinh hoàng dâng lên, từ từ, từng ngày, từng tuần, từng tháng. Rồi, đến ngày 19 Tháng Chín, 1969, tức là 20 tháng sau trận Mậu Thân, Huế vỡ òa với những phát hiện về vụ thảm sát tại Khe Ðá Mài thuộc quận Nam Hòa. Người ta tìm ra khoảng 400 bộ hài cốt. Những hài cốt chỉ còn xương và sọ. Thịt da đã rữa và trôi đi theo dòng nước.

    Huế 1968, là Huế của “chiều đi lên Bãi Dâu, hát trên những xác người”.

    Huế 1968, là Huế của “đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng”.

    Huế 1968, là Huế của khăn sô vào áo tang trắng. Ðó là những hình ảnh không thể nào quên với những ai đã một lần chứng kiến.

    “Mỗi lần nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế làm lễ, dân chúng đi lễ, cả nhà thờ mặc đồ trắng và để tang trắng. Trắng cả nhà thờ.” Ông Trần Tiễn San, trung úy Tiểu Ðoàn 39 Biệt Ðộng Quân vào năm 1968, kể lại. “Dọc đường, từ đường Lê Lợi, các quận lên mồ chôn tập thể Ba Ðồn toàn khăn tang áo trắng.”

    Trả lờiXóa
  15. Thảm sát Mậu Thân: Địa Ngục mở cửa

    Ông Liên Thành nhớ lại, những ngày Huế rơi vào tay quân đội Bắc Việt, trước khi phía Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh tái chiếm, Cộng Sản chiếm đến đâu thì thành lập “chính quyền cách mạng” đến đó: “Lập chính quyền xong, đầu tiên họ kêu gọi quân nhân cán chính trong thành phố ra trình diện. Sau khi trình diện thì được cấp giấy, có quyền đi lại, coi như giấy thông hành. Những người này về nói lại với người khác, người kế tiếp ra trình diện. Ðến lần thứ ba thì họ yêu cầu tất cả những người đã trình diện lần một và hai ra trình diện lại, đây là lần quyết định.”

    Khi tất cả mọi người ra trình diện, vào lần thứ ba, thì phía Cộng Sản bắt đầu cuộc thảm sát.

    Ðầu tiên là những “tòa án nhân dân”: “Ngay lúc đầu, một số người bị đưa ra tòa án nhân dân xử và chôn sống tại Bãi Dâu, tại vùng chùa Áo Vàng gần chùa Diệu Ðế và một số nơi khác trong quận Nhì.”

    Tiếp theo là Dòng Chúa Cứu Thế và nhà thờ lớn Phủ Cam: “Riêng tại quận Ba, Việt Cộng bắt đi hơn 500 người đang trốn trong Dòng Chúa Cứu Thế, dẫn đi hết, rồi chôn sống. Tội nghiệp nhất là một số nạn nhân hoàn toàn không dính dáng gì đến chính quyền. Ngoài ra, trong số này còn có một người rất tiếng tăm là Thượng Nghị Sĩ Trần Ðiền. Tại vùng Phủ Cam, bốn ngày sau khi Việt Cộng chiếm Huế, Nhà Thờ Lớn Phủ Cam bị ập vào, 300 thanh niên bị bắt đi, sau này xác của họ được tìm thấy ở vùng phía Tây Nam Hòa, tức vùng núi dọc khe Ðá Mài, lăng Gia Long.”

    Ðã có bao nhiêu người bị giết, và đã có bao nhiêu địa điểm chôn người? Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng, cựu dân biểu đại diện khu vực Thừa Thiên, nói rằng con số 5 đến 6 ngàn người là không sai lệch mấy. Và khoảng 22 địa điểm trở thành nơi che giấu các thi hài: “Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau Tết, chúng tôi lập Hội Gia Ðình Nạn Nhân Cộng Sản trong Tết Mậu Thân. Các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6,000 người. Có nhà báo ước tính 5,000. Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu.”

    Ông Nguyễn Lý Tưởng kể lại, cuộc tìm kiếm nạn nhân Tết Mậu Thân bắt đầu từ giai đoạn Tết đến Mùa Hè năm 1968 và đỉnh điểm là vụ Khe Ðá Mài, thuộc đỉnh núi Ðình Môn Kim Ngọc. Tại đây, khoảng 400 bộ hài cốt được tìm thấy. Những hài cốt tìm thấy tại Khe Ðá Mài chính là của những người trú ẩn tại xứ đạo Phủ Cam, thuộc làng Phủ Cam, xã Thủy Phước, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

    “Cộng Sản bắt đi trên 500 người, thanh niên từ 15, 16 tuổi đến ông già 60, 70 bị đưa đi giam ở chùa Từ Ðàm. Ðến đêm, họ bị dẫn lên đường núi và qua sông. Sau đó tàn sát hết mọi người trong tư thế bị trói. Khi tàn sát thì dùng súng máy, trung liên, đại liên, cả lựu đạn. Các xác sau đó bị vùi xuống khe.” Ông Nguyễn Lý Tưởng kể lại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thảm sát Mậu Thân: Địa Ngục mở cửa

      “Từ Tết, tức Tháng Hai, 1968 đến Tháng Chín, 1969, khoảng 20 tháng, có một số người của Cộng Sản về hồi chánh, đã chỉ ra địa điểm thảm sát. Phía Việt Nam Cộng Hòa mở đường hành quân vào tìm, thì tìm được. Tại đây, họ thấy sọ người, xương người dồn đống dưới khe. Nơi đây thuộc quận Nam Hòa, có tên là Khe Ðá Mài, thuộc vùng núi Ðình Môn Kim Ngọc.” Vẫn theo lời ông Nguyễn Lý Tưởng.

      “Quân đội mang hết xương và sọ về để tại một trường tiểu học thuộc quận Nam Hòa, các đồ vật gồm có thẻ căn cước bọc nhựa, có áo quần, đồ dùng, vật kỷ niệm mang theo trong người. Hàng ngàn thân nhân đến tìm. Nhờ đó, gia đình tìm được dấu vết. Trong số các nạn nhân, có cả học trò tôi, như em Phan Minh, Bùi Kha, mới 16, 17 tuổi.”

      Một trong những vụ thảm sát gây phẫn nộ dư luận quốc tế là vụ giết bốn bác sĩ người Ðức sang giảng dạy và làm việc tại trường Ðại Học Y Khoa Huế. Trong bài viết “The Vietcong Massacre at Hue,” xuất bản năm 1976, một bác sĩ có tên Elje Vannema kể rằng ông bà bác sĩ Horst Gunther Krainick và hai bác sĩ Raymund Discher cùng Alterkoster bị giết trong Tháng Hai, 1968 tại chùa Tường Vân hoặc một vùng đất nhiều cây cối cách chùa chừng nửa dặm, nơi người ta tìm thấy thi hài của các nạn nhân. Bác sĩ người Pháp, có tên Le Hir khám nghiệm tử thi các nạn nhân cho biết có dấu vết đạn xuyên qua đầu và ót.

      Ngày 13 Tháng Tư, linh cữu đưa thi hài các bác sĩ này rời Việt Nam về Ðức. Hơn 250 sinh viên y khoa Huế và Sài Gòn cùng đội quân danh dự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đi theo chiếc xe có bốn ngựa kéo, bên trên chở linh cữu các ân nhân.

      Một trong những người tham gia đi tìm các hố chôn tập thể thời ấy là ông Võ Văn Bằng, Trưởng Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân Tết Mậu Thân, nói rằng ủy ban của ông tìm được khoảng 3,000 hài cốt. Trong số ấy, đau đớn nhất, chỉ khoảng 10% là nhận diện được, và được gia đình mang về cải táng.

      Số nạn nhân còn lại phải được an táng tập thể tại hai nghĩa trang ở Huế gần núi Ngự Bình là Ba Ðồn và Ba Tầng. Dựa trên thi hài và đồ vật còn sót lại của nạn nhân, ông Bằng phỏng tính 20% nạn nhân là quân nhân, 40% là công chức và 40% là dân thường.

      Về nguyên ủy thành lập Ủy Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân, ông Võ Văn Bằng cho biết nhờ “một sự tình cờ,” mà sau đó người dân Huế mới vỡ lẽ là thân nhân mình bị thảm sát tập thể: “Một năm sau, nhân cuộc hành quân của tiểu khu Thừa Thiên ngang qua khu vực giáp giới của Phú Vang, Hương Thủy và Phú Thứ, người ta thấy một đầu lâu trồi lên dưới một trảng cát dài hàng cây số. Ðào lên, đó là thi hài của Thiếu Úy Trần Văn Ðỉnh, nhận biết được nhờ tấm thẻ bài. Tin này loan ra rất nhanh nên tạo phong trào tìm xác ở Phú Thứ.”

      Theo lời ông Võ Văn Bằng, vì người ta bị chôn lớp này trên lớp khác, đến khi tìm được vị trí, thân xác đã không còn nguyên vẹn. Ðể giúp thân nhân tìm được người thân, ủy ban phải đánh số lên thi hài và ghi các chi tiết liên quan, chẳng hạn “đầu vỡ,” “sọ bể,” tay bị cột như thế nào, dây lạt hay điện thoại, vạt áo, nilông còn sót.

      Và rồi đến bước cuối cùng: “Loan tin trên đài phát thanh Huế để đồng bào nhận dạng.”

      Xóa
  16. Tôi đồng ý với các bác. Tôi chưa bao giờ nghe gì về vụ này cả. Nhưng tôi nghĩ vụ này chỉ có thể là 1 vấn đề tranh luận ở ngoài VN thôi. Còn ở VN mà đưa vụ này ra thì quá rõ là 1 trò cười kinh điển. Xin nhớ cho là quân đội nhân dân VN trong lòng dân là như nào. Một là dân người ta dù ghét chế độ, ghét quan chức, chửi nhà nước khi lụt lội thì hình ảnh quân đội vẫn luôn trong lòng mọi người 1 cách kính trọng nhất. Tất nhiên tập thể nào cũng có 1 vài cá nhân sâu hoặc 1 nhóm sâu. Nhưng về tập thể quân đội thì trong lòng dân VN không số 1 thì cũng số 2, nếu có kém thì chỉ kém có đội tuyển bóng đá quốc gia.

    Hình ảnh thân thương của người du kích đánh Mỹ cút ngụy nhào, của anh giải phóng quân, đã đi sâu vào lòng vào máu từng người dân xứ này. Khi nói đến quân đội thì già trẻ VN nghĩ ngay đến 1 là chống ngoại xâm, chống xâm lược, 2 là cứu giúp dân chúng trong lũ lụt, chống thiên tai, bão lụt. Ngoài ra khi trong lòng người dân thì quân đội với Cụ Hồ hòa quyện vào nhau như 1, anh lính cụ Hồ, người lính cụ Hồ, bộ đội cụ Hồ, đó là những gì nhiều người hay gọi người lính giải phóng quân Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

    Giờ mà bảo quân đội này thảm sát dân thì chỉ có đón lấy mấy trận cười hay bị người nóng tính họ đập cho vào viện thôi chứ không cần lý lẽ hay tranh luận gì về vụ này cả. Thậm chí tôi nghĩ nếu như Nhà Nước muốn người dân thù bọn phản động thêm thì chỉ cần cho công an chìm giả làm phản động đi rải mấy cái tuyên truyền chiến tranh tâm lý của Douglas Pike về vụ "thảm sát" Mậu Thân, đi rải "tài liệu" gốc của chúng nó luôn. Bảo đảm không cần kêu gọi người dân chống phản động mà người ta sẽ vác gậy đi tìm chúng nó. Mấy cái này chỉ cần liếc 1 cái là biết xạo không cần lý lẽ gì cả. Bởi vì những cái quá đương nhiên thì không cần lý lẽ gì cả mà sẽ biết ngay đó là bịp bợm. Như mấy "tài liệu" "sự thật" về Hồ Chí Minh gì đấy nó bảo Bác giết người gì đấy. Hay nó nói xấu Phật, thì biết ngay là bố láo rồi cần gì tranh luận lý lẽ gì.

    Trả lờiXóa
  17. Thảm sát Mậu Thân: Chối bỏ tội ác

    Nỗi kinh hoàng đối với dân Huế qua đi, nhưng trong lòng họ, nỗi đau vẫn còn. Người còn sống vẫn đau với vết thương chưa lành, trong khi người đã khuất vẫn chưa được giải oan.

    Học giả Douglas Pike, thuộc Phòng Thông Tin Hoa Kỳ, trong bản báo cáo hoàn tất ngày 1 Tháng Hai, 1970 tại Sài Gòn, viết, chỉ trong một trận Mậu Thân tại Huế, gần 4,800 thường dân đã chết và mất tích. Ông Pike kết thúc lời mở đầu của báo cáo bằng một khẳng định: “Nếu báo cáo của tôi là một bản án đối với thái độ của người Cộng Sản, thì thật sự nó là như vậy đấy. Ðơn giản vì thái độ ấy đáng bị lên án.”

    Cho đến nay, chưa bao giờ chính quyền Hà Nội lên tiếng giải trình những thảm sát xảy ra cho Huế vào mùa Xuân 1968. Nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến cuộc thảm sát kinh hoàng này: Ai sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng trong Biến Cố Mậu Thân? Những cuộc thảm sát xảy ra trong hoàn cảnh nào? Các nạn nhân xấu số đã bị giết ra sao?

    Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xã báo cáo, khoảng 5,300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên.

    Nhiều nguồn dư luận được đưa ra, liên quan đến thủ phạm của vụ thảm sát. Có người nói, chính những thành phần thiên Cộng tại Huế, đa số là sinh viên, đã thoát ly lên mật khu năm 1966 trong các phong trào sinh viên tranh đấu phải chịu trách nhiệm. Trong số này, những tên tuổi được nhắc đi, nhắc lại gồm có Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Ðắc Xuân, Lê Văn Hảo.

    Thật sự, một số thành viên trong nhóm này đã về lại Huế trong những ngày Mậu Thân. Ðiều này được khẳng định bởi ông Nguyễn Phúc Liên Thành, vào thời điểm 1968 là Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Ðặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên: “Năm 1966, như Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Ðắc Xuân… đã vượt thoát lên mật khu, đã xâm nhập vào thành phố Huế trong thời gian đó.”

    Trở về Huế, họ có tham gia vào các cuộc thảm sát trong 25 ngày thành Huế thất thủ? Ông Nguyễn Phúc Liên Thành tin rằng, trên thực tế, trong thành phần sinh viên trở về Huế, một số người đã thực hiện các vụ hành quyết, nhưng chỉ là một số rất ít, vì tư thù cá nhân. “Trường hợp đó chỉ là 1 phần trăm. Như trường hợp các sinh viên tranh đấu cũ, nay trở lại, vì thù hận bạn bè, nay mang ra xử và chôn sống, nhưng rất ít.”

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thảm sát Mậu Thân: Chối bỏ tội ác

      Trong khi đó, ông Lê Văn Hảo, từng là chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên-Huế vào thời gian ấy, khẳng định về sự vô tội của cá nhân ông: “Ðó không phải là sự thật lịch sử. Tôi chỉ là một con tin trong thế kẹt, phải nhận một chức vụ để bảo tồn sự sống còn để mong có ngày về với vợ con thôi. Chứ tôi nói thật, trong Tết Mậu Thân, vai trò của tôi hoàn toàn thụ động, chỉ ngồi trên núi thôi. Lâu lâu, các ông lãnh đạo, như Trần Văn Quang, ghé qua thăm, an ủi là thôi, sự việc diễn tiến như vậy thì mình đi theo Cách Mạng thôi.”

      Ông Hảo, trong cuộc trả lời phỏng vấn với Ðài Á Châu Tự Do hồi năm 2006 cũng nói về vai trò bù nhìn của Mặt Trận Giải Phóng: “Khi lên trên núi, tôi biết ngay Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chỉ là một trò bịp bợm, một tổ chức hữu danh vô thực của Cộng Sản, do Hà Nội chỉ đạo.”

      Như vậy, câu hỏi là: Ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho những cái chết oan khuất của nhiều ngàn người Huế cách đây 45 năm?

      Trước khi thử tìm cách trả lời câu hỏi này, hãy nghe những phát biểu nói về cố gắng che giấu tội ác và sự xúc phạm vào nỗi đau của các nạn nhân, từ phía chính quyền Hà Nội.

      Nhà báo Vũ Ánh nhớ lại: “Một bản tin của đài Giải Phóng mà về sau tôi nghe được qua kiểm thính của nhân viên của đài (Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa) thì họ nói đó là cảnh sát và quân đội VNCH khi thua, rút đi thì làm điều đó. Chuyện đổ vạ là điều bình thường của Cộng Sản từ trước đến giờ. Nhân chứng vẫn còn sống đây thôi, cả trong lẫn ngoài nước. Họ không thể xóa được những điều ấy.”

      Trong những trận đánh tại chiến trường Huế, người dân cố đô đã chọn cho mình phía bên nào? Trung úy tiểu đoàn 39 Biệt Ðộng Quân đã tham gia trận tái chiếm Huế, ông Trần Tiễn San, kể lại: “Lúc đánh ở Vỹ Dạ, lực lượng chính của Việt Cộng không còn nữa. Nhưng khó đánh vô cùng. Mình tiến từ nhà này qua nhà khác, nhà thì có kẽm gai, bờ tường. Mình bên này thì dân chúng bên kia thấy là họ đâm đầu chạy qua theo. Không biết làm sao. Dân thì ở giữa làn đạn. Mà họ thấy mình thì họ đâm đầu chạy qua.”

      Xóa
  18. Giờ này mà còn bố láo bố toét về "thảm sát Mậu Thân Huế". Tởm. Càng sủa càng phản tác dụng, tác dụng ngược, làm trò hề nhố nhăng lố bịch.

    Trả lờiXóa
  19. Thảm sát Mậu Thân: Tội ác là đây!

    Theo ông Liên Thành, thì năm 1972, ông bắt được một trung tá Việt Cộng, tên Hoàng Kim Loan, là thành ủy viên hoạt động bí mật tại Huế 20 năm. “Tôi [Liên Thành] hỏi: Tại sao các anh thảm sát đồng bào Huế man rợ đến như vậy? Thì Loan nói đây là chủ trương bạo lực cách mạng của cấp trên chỉ thị. Thứ hai, khi trên đường rút lui, do không thể đem theo tù nhân, nên phải giết. Loan nói, người Cộng Sản chúng tôi có chủ trương thà giết lầm còn hơn bỏ sót.”

    “Tôi hỏi lại, tại răng không bắn họ, cho họ viên đạn còn dễ hơn lấy búa, dùng vật cứng đập đầu họ và đẩy xuống hố”. Loan nói: “Ðạn chúng tôi để bắn Mỹ Ngụy. Ðạn đâu để bắn những đám người như vậy.”

    Rồi đến năm 1975, khi quân đội Bắc Việt tiến vào miền Nam, một lần nữa, những người đã khuất vẫn không được yên nghỉ. Nghĩa trang trên núi Ba Tầng, còn gọi là núi Bân, nơi an táng khoảng 400 thi hài tìm được nơi Khe Ðá Mài vùng Ðình Môn Kim Ngọc Tháng Chín, 1969 bị đập phá cả tấm bia và các bàn thờ. Linh Mục Phan Văn Lợi kể lại.

    Năm 1975, sau khi chiếm được miền Nam, Cộng Sản phá ngay tấm bia dựng ở phía sau và phá hai bàn thờ nằm ở phía trước. Từ đó về sau, người ta có đến cũng chỉ đến trong âm thầm lặng lẽ hoặc cá nhân mà thôi, không dám công khai.”

    Gần nửa thế kỷ trôi qua kể từ Biến Cố Mậu Thân 1968, vụ thảm sát vẫn là một vết thương chưa lành, “vẫn còn đau mỗi khi trái gió, trở trời.” Người dân Huế sẽ vẫn tiếp tục sống, tiếp tục vươn lên, đó cũng chính là cá tính của người dân đất thần kinh. “Vết thương đó vẫn chưa khô máu, vết sẹo đó mỗi lần trái gió trở trời vẫn đau xót xa.” Nhà văn Huy Phương, cựu Phóng Viên Cục Tâm Lý Chiến VNCH, bày tỏ.

    Bốn mươi lăm năm qua là 45 năm người dân Huế đón Xuân cùng lễ giỗ. Bốn mươi lăm năm nhưng vết thương chưa lành. Năm nay, người dân Huế ở hải ngoại lại tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát Mậu Thân. Thế nhưng, cho đến nay, đứng trước những cáo buộc suốt gần nửa thế kỷ, của những người thuộc Việt Nam Cộng Hòa, của giới nghiên cứu quốc tế, nhất là Hoa Kỳ, Hà Nội vẫn chưa bao giờ có câu trả lời chính thức: Ai, bằng cách nào, và tại sao, đã giết hàng ngàn người Huế, trong đó có cả sinh viên, thanh niên, học sinh và phụ nữ??

    Riêng đối với người dân Huế, với sông Hương, với núi Ngự, với Nam Giao, với thành quách kinh đô cũ, Mùa Xuân 1968 vẫn luôn là một ngày đại tang. Ðến bao giờ, công lý và công bằng sẽ được trả lại cho người đã chết?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Liên Thành là ai ? Nhân chứng lịch sử ư ?
      Một thằng mặt chuột lừa thầy phản bạn như thằng Liên Thành học lực tú tài bán phần chỉ có thể làm vua như thằng chột trong đám mù.
      Tưởng đưa thằng nào làm nhân chứng chư đưa Liên Thành làm nhân chứng thà ra hỏi mệ bán cá chợ Đông Ba.

      Xóa
  20. 2. “Thảm sát ở Huế”

    Ngoài chiến dịch chiến tranh tâm lý rộng lớn kể trên của Mỹ-Diệm, sau này Mỹ-Thiệu cũng thực hiện một chiến dịch chiến tranh tâm lý quy mô lớn sau trận đánh 25 ngày ở Huế trong sự kiện xuân Mậu Thân 1968.

    Sau trận chiến 25 ngày, Mỹ-ngụy trong một sự kiện ở Huế mà nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân và nhiều cư dân Huế gọi là sự kiện “Hậu Mậu Thân” đã lùng sục trả thù, giết hại. Người dân Huế nào có thiện cảm, có giúp đỡ Mặt Trận dù chỉ là vài lon gạo, vài đồng tiền dành dụm, hay cả nhà có 1 người nào đó theo cách mạng, đều bị đem ra trả thù, hành quyết. Họ đã tẩy trắng Huế bằng bom đạn trong nỗ lực chiếm lại thành phố. Và sau khi đã chiếm lại thì họ ngăn chặn phóng viên vào tác nghiệp, đồng thời mở cuộc tổng trả thù quy mô lớn.

    Một nhân chứng ở Huế, chị Nguyễn Thị Hoa khi trả lời phỏng vấn trong phần 7 của loạt phim tài liệu 13 phần Vietnam: A Television History (Việt Nam: Thiên lịch sử truyền hình), do đài PBS (Mỹ), WGBH Boston (Mỹ), CIT (Anh), Antenne-2 (Pháp) và LRE Production (Pháp) sản xuất và phát hành, đã cho biết: “Bắt đầu là chúng nó (Mỹ) dùng phi pháo. Chúng dội pháo vào khu vực chúng tôi sinh sống, san bằng nhà cửa, cây cối. Chúng bắn pháo vào nhà những khu vực quanh đó. Những nhà này bán xăng dầu nên khi pháo bắn thì cháy trụi. Tất cả người già, trẻ nhỏ, phụ nữ lánh nạn ở đây đều bị thiêu sống.”

    Sau đó, Mỹ-ngụy gom lại xác những nạn nhân chiến tranh lại, trong đó phần lớn là những người dân bị chết bởi bom đạn Mỹ, những người dân bị chính họ tàn sát trả thù, những thi thể chiến binh Giải phóng và lính ngụy, cũng như những cộng sự của Mỹ, gom lại hết, rồi quay phim và chụp hình tuyên truyền giả dối đó là “nạn nhân thảm sát của Việt Cộng”, thậm chí sau đó một số kẻ viết thuê ở Sài Gòn còn nâng lên thành “hành quyết”, “chôn sống”, con số thì có những bài báo phóng đại lên đến “hàng triệu”.

    Sau khi chiếm Huế, Mỹ-ngụy phong tỏa khu vực, ngăn cấm tất cả phóng viên nào muốn vào Huế kiểm chứng các “hố chôn tập thể”. Sau khi đã dàn dựng xong, họ mới cho các phóng viên báo chí ngụy quyền, hoặc chống cộng, hữu khuynh vào đưa tin, làm phóng sự về “tội ác Việt Cộng”, rồi sau đó mới hoàn toàn cho phép các phóng viên quốc tế, trung lập vào tác nghiệp.

    Nhà văn Trần Thị Thu Vân (Nhã Ca) sau đó được chỉ đạo viết tiểu thuyết “Giải khăn sô cho Huế” theo phong cách tự truyện, một dạng “hồi ký ma” được hư cấu từ trí tưởng tượng phong phú của một nhà văn tâm lý chiến chuyên nghiệp lĩnh lương Mỹ để tuyên truyền bôi nhọ lực lượng kháng chiến.

    Trả lờiXóa
  21. Chiến dịch chiến tranh tâm lý này tuy đã thành công lừa gạt được một bộ nhận nhỏ, nhưng không lừa dối được nhiều người Việt Nam và người dân thế giới, bởi vì:

    Chỉ nói suông, không bằng chứng, không có hình chụp, thước phim nào có những người lính Giải phóng trong đó. Trong tất cả các hình ảnh về tội ác chiến tranh ở Việt Nam thì những bức ảnh lính Mỹ-ngụy gây tội ác nào mà có lính Mỹ-ngụy trong đó thì được công nhận là tội ác Mỹ-ngụy. Còn những bức ảnh không có lính Mỹ-ngụy trong đó thì bị các cơ quan tâm lý chiến tuyên truyền thành “tội ác cộng sản”. Tất cả các bức ảnh được giới tâm lý chiến Sài Gòn và các thế lực chống cộng tuyên truyền xưa nay đều không có bất kỳ 1 hình nào có người lính Giải phóng trong đó, chỉ thấy nạn nhân cùng những lời bình chụp mũ, gán tội vô căn cứ, không bằng không chứng và giấu đi ai là kẻ thủ ác thật sự.
    Không hợp thường lý và không có tiền lệ. Quân Giải phóng sống trong dân, sống nhờ vào dân, được dân nuôi giấu, che chở, thảm sát dân chính là tự sát, là tự tuyệt đường sống của quân mình.
    Trái ngược với luật pháp Việt Nam, các nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng cũng như chính sách của Nhà nước, hay các tuyên thệ, quân luật, cách làm, các hành động lâu nay của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chiến lược của Việt Nam là chiến tranh nhân dân, với phương châm “quân với dân như cá với nước”. Mỹ-ngụy đã phải xây các trại tập trung như Ấp chiến lược để gom dân, dồn dân vào đó để tách dân ra khỏi quân, “tát nước bắt cá”. Các chỉ thị từ trên xuống quân đội thường xuyên nhấn mạnh “phải dựa vào dân”. Vì vậy những hành động gây tai tiếng, làm xấu hình ảnh trước nhân dân và dư luận quốc tế là không hợp lý. Thực tế trước và sau chiến dịch Mậu Thân thì sự ủng hộ của người dân đối với cách mạng vẫn vậy không lay chuyển.
    Không phù hợp với các bằng chứng hay những lời kể từ các nhân chứng ở hiện trường, cũng như không được nhiều người trên thế giới tin tưởng, đề tài này không được các học giả xem là một đề tài nghiêm túc để đưa vào các tác phẩm, công trình nghiên cứu của họ. Nói chung thông tin này không phù hợp với các nguồn tin, sách báo, tài liệu quốc tế.
    Xưa nay có nhiều phóng viên chiến trường như David Duncan, Robert Shaplen, nhà báo, nhà nhiếp ảnh người Pháp Marc Riboud, nhân viên Bộ quốc phòng Hoa Kỳ Townsend Hoopes và các nhà nghiên cứu độc lập như tiến sĩ Noam Chomsky, nhà kinh tế học Edward Herman, giáo sư tiến sĩ Gerath Porter, tiến sĩ Alje Vennema, sử gia Stanley Karnow, cựu phóng viên Bưu báo Washington (Washington Post) Don Lux, giáo sư sử học Larry Berman v.v. đều đã góp phần vạch trần chiến dịch thông tin bôi nhọ này của Mỹ-ngụy.

    Đây là bài nghiên cứu của Blogger Thiếu long Texas (không tìm thấy link gốc ở blog nhà) đăng lại trên cổng thông tin Chiến Tranh Việt Nam.

    https://chientranhvietnam.wordpress.com/2013/05/24/toancanhchientranhvietnam-4/

    Trả lờiXóa
  22. Đây mới là tội ác Mỹ ngụy:

    Sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về tội ác chiến tranh xâm lược” do Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh và Nhà xuất bản Trẻ ấn hành vào năm 2003, sưu tầm và ghi lại lời chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu mạnh mẽ với ký giả quốc tế như sau:

    “Vì Mỹ đất nước chúng tôi bị chia cắt làm đôi, đồng bào miền Nam chúng tôi đang lâm vào tình cảnh đau thương, nước sôi lửa bỏng. Vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam có những tòa án phát xít, những luật lệ bạo ngược, những máy chém lưu động giết người khắp thành thị và thôn quê, có những trại giam khổng lồ, giam cầm và tra tấn hàng chục vạn người, giết chết hàng vạn người yêu hòa bình và yêu Tổ quốc. Vì Mỹ mà có những sư đoàn, binh lính với máy bay, xe tăng và đại pháo Mỹ đi càn quét liên miên, giết hại thường dân, đốt phá làng mạc. Nói tóm lại vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam biến thành địa ngục trần gian”.

    Trả lờiXóa
  23. Chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy xuân mậu Thân 1968

    Mac-Xi-Oen- cựu Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn : "Ngày 31/1/1968 quân địch (tức qpuân giải phóng) tiến công và chỉ trong vòng 2 ngày họ đã tiến vào 5 đô thị lớn, 39 tỉ lỵ và nhiều thành phố, làm cho phần lớn dân chúng Mỹ và một số quan chức kinh hoàng, sự hoảng hồn đó mãi mãi không bao giờ được khôi phục lại hoàn toàn" .

    Tướng Oét -mo-Len- nguyên tư lệnh bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam : "Việt cộng đã đưa chiến tranh vào các thành phố,các đô thị đã gây thương vong, thiệt hại và nền kinh tế bị phá hoại...các trung tâm huấn luyện bị đóng cửa, nói theo quan điểm thực tế thì chúng ta (Mỹ) phải công nhận đốii phương đã giáng cho Nam Việt Nam một cú đấm nặng nề"; "Chiến tranh đã trở thành vấn đề chính trị với triển vọng địch "quân giải phóng) có thể thắng ở Oasington như họ đã thắng ở Geneve, ý chí của các chính khách Mỹ đang suy giảm".

    Cựu Tổng thống Mỹ Ai-xen-Hao "chưa bao giờ gặp phải tình trạng buồn như tình cảnh hiện nay của nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc về chiến tranh ở Việt Nam".

    Đương kim tổng thống Gion-Xon lúc bấy giờ tỏ ra chán nản dao động sâu sắc. Trong 2 ngày 25 và 26/3/1968 đã triệu tập một cuộc họp "Những nhân vật am hiểu tình hình nhất" và cuối cùng tổng thống đã quyết định rời khỏi sân khấu chính trị, chấp nhận "ngã ngựa giữa dòng".

    Hen-Ry-Kít Sinh-Giơ cựu bộ trưởng ngoại giao Mỹ : "Tình hình (miền Nam Việt Nam) rối như tơ vò mà chiến tranh Việt Nam đã dìm xã hội chúng ta vào đó", ...

    Và ngay trong khi chiến dich đang ở thời điểm quyết liệt, Mỹ đã buộc phải chấp nhận ngồi vào bàn thương lượng, bước ngoặt chiến tranh Việt Nam qua chiến dich tổng công kích và nổi dậy xuân Mậu Thân mở ra. Hội nghị Paris bát đầu khai mạc từ tháng 5-1968 và hiệp đinh Paris được ký kết vào 27/1/1973.

    Chiến dich tổng tiến công và nổi dây xuân Mậu Thân 1968 bắt đầu từ giao thừa tết năm đó và kéo dài trong suốt 300 ngày đêm, máu xương của đồng bào và chiến sỹ ta đã phải đổ để buộc kẻ thù phải xuống thang chiến tranh, làm phá sản chiếnh tranh cục bộ của Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán để tiến tới
    Mỹ phải rút quân, nguỵ phải sụp đổ, đất nước được độc lập, thống nhất.


    Trả lờiXóa
  24. "Thảm sát Mậu Thân 1968"

    Mac-Xi-Oen-Tay lo- cựu đại sứ Mỹ ở Sài Gòn : "Ngày 31/1/1968 quân địch (tức quân Giải Phóng) tiến công và chỉ trong vòng 2 ngày họ đã tiến vào 5 đô thị lớn, 39 tỉnh lỵ và nhiều thành phố...làm cho phần lớn dân chúng Mỹ và một số quan chức kinh hoàng, sự hoảng hồn đó mãi mãi không bao giờ được hồi phục lại hoàn toàn"

    Tướng Oét-Mo-Len- nguyên tư lệnh chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam : "Việt công đã đưa chiến tranh đến các thành phố, các đô thị, đã gây thương vong thiệt hại và nền kinh tế bị phá hoại... các trung tâm huấn luyện bị đóng cửa, nói theo quan điểm thực tế thì chúng ta (Mỹ) phải công nhận, đối phương đã giáng cho chính phủ Nam Việt Nam một cú đấm nặng nề"; "Chiến tranh đã trở thành một vấn đề chính trị với triển vọng địch (quân giải phóng) có thể thắng WaSingTon như họ đã thắng ở Geneve, ý chí của các chính khách Mỹ đang suy giảm"

    Cựu tổng thống Mỹ Ai-Xen-Hao : "Chưa bao giờ gặp phải tình trạng buồn như tình cảnh hiện nay của nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc về chiến tranh".

    Đương kim tổng thống Giôn-Sơn lúc bấy giờ tỏ ta chán nản, dao đông sâu sắc. Trong 2 ngày 25 và 26/3/1968 đã triệu tập một cuộc họp "những nhân vật am hiểu tình hinh nhất" và cuối cùng tổng thống đã quyết định rời khỏi sân khấu chính trị, chấp nhận "ngã ngựa giữa đường".

    Hen-Ri-kít-Sin-Giơ, nguyên bộ trưởng ngoại giao Mỹ : "Tình hình (miền Nam Việt Nam) rối như tơ vò mà chiến tranh Việt Nam đã dìm xã hội chúng ta vào đó"

    Chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 khởi đầu từ giữa đêm giao thừa tết nguyên đán năm đó và kéo dài tới 300 ngày dêm sau đó. Giữa lúc đang quyết liệt Mỹ đã phải chấp nhận xuống thang chiến tranh, chấp nhận đàm phán cũng là chấp nhận sự phá sản chiến tranh cục bộ. Hội nghị Paris bắt đầu tiến hành từ tháng 5/1968 và hiệp định được ký kết vào ngày 27/1/1973, Mỹ rút quân và hơn 2 năm sau nguỵ nhào, kết thúc chiến tranh, đất nước thống nhất..
    Kết thúc chiến dich nguỵ tung hô là Việt cộng "thảm sát" để đánh lạc hướng dư luận nhằm níu kéo sự viện trợ của Mỹ. Mỹ cũng hùa theo để tranh thủ cử tri Mỹ trong bầu cử tổng thống mới, cả hsi đều đã bị lộ mặt sảo trá của mình.
    Mật Thâm 1968 kết thúc có hậu bằng kết quả hoàn hảo là Mỹ cút, nguỵ nhào vào mùa xuân 1975.



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh10:12 3 tháng 2, 2018

      Thảm sát Mậu Thân: Tội ác là đây!

      Theo ông Liên Thành, thì năm 1972, ông bắt được một trung tá Việt Cộng, tên Hoàng Kim Loan, là thành ủy viên hoạt động bí mật tại Huế 20 năm. “Tôi [Liên Thành] hỏi: Tại sao các anh thảm sát đồng bào Huế man rợ đến như vậy? Thì Loan nói đây là chủ trương bạo lực cách mạng của cấp trên chỉ thị. Thứ hai, khi trên đường rút lui, do không thể đem theo tù nhân, nên phải giết. Loan nói, người Cộng Sản chúng tôi có chủ trương thà giết lầm còn hơn bỏ sót.”

      “Tôi hỏi lại, tại răng không bắn họ, cho họ viên đạn còn dễ hơn lấy búa, dùng vật cứng đập đầu họ và đẩy xuống hố”. Loan nói: “Ðạn chúng tôi để bắn Mỹ Ngụy. Ðạn đâu để bắn những đám người như vậy.”

      Rồi đến năm 1975, khi quân đội Bắc Việt tiến vào miền Nam, một lần nữa, những người đã khuất vẫn không được yên nghỉ. Nghĩa trang trên núi Ba Tầng, còn gọi là núi Bân, nơi an táng khoảng 400 thi hài tìm được nơi Khe Ðá Mài vùng Ðình Môn Kim Ngọc Tháng Chín, 1969 bị đập phá cả tấm bia và các bàn thờ. Linh Mục Phan Văn Lợi kể lại.

      “Năm 1975, sau khi chiếm được miền Nam, Cộng Sản phá ngay tấm bia dựng ở phía sau và phá hai bàn thờ nằm ở phía trước. Từ đó về sau, người ta có đến cũng chỉ đến trong âm thầm lặng lẽ hoặc cá nhân mà thôi, không dám công khai.”
      --------------------------------
      Việt Cộng ác quá. Nhân chứng, vật chứng rành rành thế rồi chối sao được? Cám ơn các bác Nặc đã cung cấp những thông tin tội ác của VC.

      Xóa
  25. VONG NÔ PHÁT RỒ THÀNH Nặc danh23:20 2 tháng 2, 2018, Nặc danh23:18 2 tháng 2, 2018; Nặc danh23:23 2 tháng 2, 2018; Nặc danh23:37 2 tháng 2, 2018; Nặc danh23:43 2 tháng 2, 2018; ; Nặc danh23:46 2 tháng 2, 2018; Nặc danh23:49 2 tháng 2, 2018; Nặc danh03:11 3 tháng 2, 2018; ; Nặc danh03:16 3 tháng 2, 2018; Nặc danh03:22 3 tháng 2, 2018; Nặc danh03:23 3 tháng 2, 2018; ; Nặc danh09:03 3 tháng 2, 2018; ; Nặc danh09:10 3 tháng 2, 2018; Nặc danh09:27 3 tháng 2, 2018; Nặc danh08:10 27 tháng 1, 2018; Nặc danh09:52 3 tháng 2, 2018; ; Nặc danh09:56 3 tháng 2, 2018; ; Nặc danh09:58 3 tháng 2, 2018; Nặc danh10:03 3 tháng 2, 2018; Nặc danh10:06 3 tháng 2, 2018; ; Nặc danh10:12 3 tháng 2, 2018;, SỦA CÀN, CẮN BẬY, ĂNG ẲNG CÙNG ĐỒNG LOẠI LÀM BẨN CẢ TRANG GOOGLETIENLANG

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Vong Nô" --> đồng bào ruột thịt miền Nam VNCH

      @Minh Thanh: Bỏ cái thói tự sướng, quá lố đi được rồi đấy, các bạn Vịt Cộng ạ. Cứ đòi "thắng Mỹ" mà bị Mỹ cấm vận cho đói nhăn răng phải ăn bo bo, củ chuối cầm hơi mà còn nói dóc. Không nhờ VNCH để lại cho 16 tấn vàng để mua mì tôm thì có mà bốc đất mà cạp!!! Vẫn còn nợ 16 tấn vàng đấy nhá. Đừng có bắt chước cái thói vô ơn bội nghĩa như các bác Thép non, Tú Nô thất giáo "ăn cơm Quốc gia, thờ ma Cộng sản". Bạn Vịt đã nói được 1 câu nào cám ơn VNCH chưa mà bày đặt trở giọng phản phúc, ăn cháo đá bát như thế?? Trả lại 16 tấn vàng đi rồi hãy bẻm mép. Cả vốn lẫn lãi nhé, không được thiếu 1 xu. Thế nào, có đủ tiền để trả không?? Chào các bạn Vẹm già!

      Xóa
    2. Vong nô là những ai? Vong nô là những kẻ như sau:
      1.Là những tên việt gian tay sai của giặc ngoại bang mang nhiều tội ác với nhân dân Việt Nam, không muốn hoàn lương, ngoan cố theo giặc, chống phá lại quê hương đất nước Việt Nam chúng không xứng đáng được gọi là người Việt Nam. Thực chất chúng đều tự bỏ Quốc Tịch Việt Nam nhập theo quốc tịch của chủ chúng.
      2. Là những kẻ trở cờ, chiêu hồi, tham nhũng, những tên tội phạm những kẻ đầu trộm đuôi cướp, lười lao động muốn làm cẩu nô cho giặc ngoại bang chống phá lại chế độ, quê hương đất nước Việt nam.. để kiếm xèng của giặc ngại bang cướp của nhân dân lao động quăng cho gặm; bị nhân dân, chính quyền phát hiện chúng sợ tội chạy ra với chủ chúng nên phải sống kiếp vong nô gọi là vong nô.
      3.Việt Kiều, không phải là vong nô, Việt kiều là người Việt Nam là một bộ phận nhân dân Việt Nam, do nhiều hoàn cảnh, điều kiện khác nhau phải xa quê hương đát nước Việt Nam sống ở nước ngoài, nhưng vẫn một lòng hướng về xây dựng quê hương đất nước Việt nam...những người trước kia do hoàn cảnh điều kiện, lầm đường, lạc lối theo ngụy, làm việc cho ngụy VNCH bị giặc kích động, lừa mỵ chạy ra sinh sống ở nước ngoài nay biết hối cải không theo giặc chống phá lại quê hương, đất nước Việt Nam nữa thì là Việt Kiều là một bộ phận nhân dân Việt Nam....

      Xóa
  26. Nhân chứng Thảm sát điệt chủng Tết Mậu Thân 1968

    GS Nguyễn Lý-Tưởng - Bốn mươi năm trước đây, trong Tết Mậu Thân (1968) lúc đó tôi đang là Dân Biểu Hạ Nghị Viện Việt Nam Cộng Hoà (đơn vị tỉnh Thừa Thiên).

    Gia đình tôi có 5 người chết trong Tết Mậu Thân ... Với tư cách một nhân chứng, tôi xin trình bày một vài nhận xét như sau:

    Bốn mươi năm trước đây, trong thời gian Tết Mậu Thân (1968), Việt Cộng đã không tôn trọng lệnh hưu chiến mà họ đã cam kết với quân đội Ðồng Minh Hoa Kỳ và VNCH, đã lợi dụng giờ phút thiêng liêng theo truyền thống văn hoá của dân tộc để mở cuộc tổng tấn công vào các thị xã của toàn Miền Nam, đặc biệt là thành phố Huế.

    Hàng chục, hàng trăm nạn nhân bị chôn sống trong một cái hố sâu, tay bị trói bằng giây điện, giây tre, bị đâm bằng lưỡi lê, bị đánh bằng cán cuốc, bị bắn bằng súng hoặc bị chôn sống.

    Ða số các nạn nhân là những nhà tu hành, sinh viên học sinh, những người dân vô tội, những người không có vũ khí trong tay, những người đang ở trong nhà với vợ con, những người đã chấp hành lệnh trình diện để được học tập về chủ trương chính sách của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam...

    Dã man nhất là tại Khe Ðá Mài (thuộc vùng núi Ðỉnh Môn, Kim Ngọc, quận Nam Hoà, tỉnh Thừa Thiên) Việt Cộng đã dùng súng trung liên, đại liên, lựu đạn và mìn giết tập thể các nạn nhân, vất xác xuống dưới khe, lâu ngày thây thối rữa bị nước cuốn đi, chỉ còn 428 sọ người, xương người dồn lại một đống.

    Người ta đã dựa vào các dấu vết còn lại của nạn nhân như áo len, tượng ảnh, giấy căn cước bọc nhựa... để biết được thân nhân của mình đã chết ở trong đống sọ và xương lẫn lộn đó.

    Biến cố Mậu Thân xảy ra chưa đầy một tháng, theo báo chí Cộng Sản tiết lộ vào năm 1998 (kỷ niệm 30 năm Mậu Thân 1968-1998) thì đã có trên 100.000 lính Việt Cộng chết hoặc mất tích.

    Theo thống kê của VNCH có 4.954 binh sĩ tử trận, 15.097 bị thương. Cộng Sản đã làm cho 627.000 dân vô tội phải cảnh màn trời chiếu đất, phải bỏ vùng quê chạy về thành phố, có 14.300 dân bị chết và 24.000 người bị thương. Chính phủ VNCH phải lập ra các Trại Tỵ Nạn Cộng sản để tiếp đón, lo ăn, ở, săn sóc thuốc men cho dân...

    Riêng tại Huế, chính quyền VNCH công bố có 6.000 người chết trong đó có 384 binh sĩ VNCH chết và 1800 bị thương. Về phía Mỹ có 147 chết và 857 bị thương.

    Như vậy tổng số người chết và mất tích cả hai bên khoảng 120.000 người. Sau Tết Mậu Thân có 9.461 cán binh Việt Cộng bị bắt hoặc ra hồi chánh qua chiến dịch Phượng Hoàng của VNCH. Nhiều đơn vị bộ đội VC tan nát, không còn người nào.

    Vụ "Thảm sát Mậu Thân 1968 tại Huế" đến nay đã 40 năm rồi (1968-2008) nhưng phía Cộng Sản không có một chút hối hận, không có một lời xin lỗi...

    Trái lại, trong những năm gần đây, Hà Nội đã tổ chức rầm rộ "Kỷ Niệm Chiến Thắng Mậu Thân" tại Sài Gòn năm 1998, tại Hà Nội năm 2003 và tại Huế năm 2008... Tại sao Cộng sản lại cố khơi dậy biến cố đau thương đó? Tại sao Cộng Sản lại cố rêu rao thành tích diệt chủng đó?

    Năm 1997, sáu sử gia Pháp đã cho ra đời một cuốn sách dày 846 trang tựa đề "Le Livre Noir du Communisme" (Sách Ðen về Cộng Sản) cho biết trong vòng 80 năm kể từ ngày Ðảng Cộng sản lên nắm chính quyền tại Nga (1917-1997), đã có trên 100 triệu người bị chết vì họa Cộng Sản.

    Vụ "Thảm sát Mậu Thân" là một hành động dã man, diệt chủng mà Việt Cộng đã để lại trong lòng thân nhân của những nạn nhân tại Miền Nam Việt Nam, điển hình là tại thành phố Huế, một nỗi kinh hoàng, một niềm uất hận nghẹn ngào, một món nợ mà đáng lẽ ra con cháu các nạn nhân phải đòi cho được kẻ sát nhân phải trả bằng máu!

    Nhưng chúng tôi không chủ trương trả thù mà chỉ muốn nhắc nhở những thế hệ trẻ sau chúng tôi "Ðừng bao giờ tái diễn tội ác dã man tàn bạo đó nữa!"

    GS Nguyễn Lý-Tưởng, cựu dân biểu VNCH.

    Trả lờiXóa
  27. Ngay sau khi tấn công chiếm đóng Huế, bộ đội và "Mặt trận Giải phóng" đã tàn sát đồng bào Huế từ đêm giao thừa Mậu Thân 1968 và suốt gần một tháng chiếm đóng Huế. Sau đó chúng đã phải tháo chạy bởi sự phản công tái chiếm thành phố Huế của quân lực VNCH và Hoa kỳ . Sau gần một năm tìm kiếm vô vọng những thân nhân đã bị Việt cộng bắt giữ.Nhờ qua lời khai của một Việt cộng hồi chánh, đã tiết lộ những mồ chôn tập thể bí mật mà Việt cộng đã tàn sát hàng ngàn đồng bào Huế mà chúng đã bắt giữ. Mồ chôn xác những nạn nhân bị thảm sát được lần lượt được phát hiện, cùng với các chứng cứ khác là bằng chứng hành động tàn bạo ở quy mô lớn đã được Việt cộng thi hành ở Huế và vùng lân cận trong 4 tuần chiếm giữ Huế. Các vụ giết người,chôn sống này là Việt cộng có chủ tâm và là một phần của một cuộc trả thù, thanh trừng quy mô lớn với nhiều tầng lớp đồng bào Huế miền Nam Tự do. *Mồ chôn tập thể thứ nhất tìm thấy ngay sau cuộc chiến:1,173 nạn nhân Trong số những nạn nhân này có hai vị Linh Mục -- Cha Bữu Đồng và Cha Micael Bang, cùng với hai Sư Huynh Dòng Lasan. *Mồ chôn tập thể thứ nhì, luôn cả mồ chôn Gò Cát, tháng 3-7, năm 1969: 809 nạn nhân *Mồ chôn tập thể thứ ba, suối Đá Mài quận Nam Hòa, tháng 9, 1969: 428 nạn nhân *Mồ chôn tập thể thứ tư, biễn muối ở Phú Thứ, tháng 11, 1969: 300 nạn nhân

    http://vietnamsaigon75.blogspot.com/2012/08/tham-sat-mau-than-1968-toi-ac-viet-cong.html

    Tím đen, xác rỉ nước vàng
    Người tan nát mặt, họ hàng biết ai?
    Chặt ngang cổ, bổ ngang tai
    Đâm bàn tay thủng, kẽm gai xâm vào
    Cọc tre xuyên đến đỉnh đầu
    Cụm năm người chết, cụm xâu cả mười
    Sình trương bao xác đứng ngồi
    Máu me rùng rợn, rã rời, trơ xương

    Mưa rơi ray rứt đoạn trường
    Con thơ khóc Mẹ, vợ thương khóc chồng
    Mảnh nào nhận dạng bà, ông?
    Mảnh nào rửa thối động lòng quật khai?

    Trả lờiXóa
  28. Maria Còn Trinh Đấylúc 03:20 4 tháng 2, 2018

    Đồng ý, hình ảnh của QDNDVN, hình tượng người giải phóng quân là những hình ảnh hình tượng đẹp nhất, giống như hình ảnh Bác Hồ vậy. Đây là đội quân nhà Phật đối với dân Campuchea. Đối với số đông dân tộc VN thì hình ảnh QDND, hình ảnh Cụ Hồ đáng tôn trọng hơn nhiều so với thể loại như Dê Xu, Maria của đám Kito giáo cuồng tín, cực đoan. Giờ bảo các BỘ ĐỘI CỤ HỒ đi thảm sát dân thì đúng là ngu đần nhất thế gian rồi. Thế gian làm gì có chuyện nào ngu đần hơn cái này nữa. Giờ mà bảo Dê Xu, Maria thảm sát dân có khi còn có người tin hơn.

    Trả lờiXóa
  29. "Dê Xu" --> Đức Chúa Giê-Su
    "Maria" --> Đức Mẹ Maria Đồng Trình
    "đám Kito giáo" --> Giáo dân đạo Cơ-đốc thờ Chúa Giê-Su và Mẹ Maria

    Nặc danh13:42 2 tháng 2, 2018

    ... Đức Chúa GIÊSU ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: ”Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xóa tên như đồ xấu xa. Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên Trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế .. Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho cho kẻ ghét anh em. Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. Ai vả anh em má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh em, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh em, thì đừng đòi lại. Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy... Anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì THIÊN CHÚA vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác”(Luca 6,20-23/27-35).

    Các bạn Vẹm già vô thần như bạn Nặc Nô/Quế Sơn thất giáo, bạn Thép non mê muội, hãy mau tỉnh ngộ mà sám hối tội lỗi để được hưởng hồng ân Thiên Chúa nhé. Thiên Chúa từ bi sẽ cứu vớt linh hồn lầm lạc của các bạn. A-men!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính vì nghe theo lời dậy bậy bạ vây của GiêSu mà khi Pháp, Mỹ đem quân xâm lược Việt Nam thì Diệm và lũ giáo gian ngu muội chủng mày đã dâng luôn đát nước cho chúng, rồi làm tay tay sai, tôi tớ trung thành cho chúng, cùng với giặc giết hại dân lành, giầy xéo quê cha đất tổ, non sông đất nước.

      Chúng mày sẽ phải đền tội. Trời đát sẽ trừng phạt mày Nặc con ạ .

      Xóa
  30. Nhìn lại ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975 đủ thấy được rằng Mậu Thân 1968 ở Huế thì ai là người thảm sát nhân dân ?

    Kẻ đó không ai khác là bon nguy quyền, nguỵ quân.

    Bởi vì nếu là Việt công thì sao trong chiến dịch tổng tiến công mùa xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam lại không có một vụ "thảm sát nào sẩy ra ? Trong khi nguỵ quyền, nguỵ quân thì la lối lên là Sài Gòn và nhiều nơi khác sẽ có "tắm máu" rồi chen nhau đu càng máy bay, tụt cả quần ra chạy bán sống bán chết trong khi quân giải phóng và người dân lại tay bắt mặt mừng chào đón thắng lợi vui hơn cả tết, chẳng có cái chuyện "tắm máu" ở đâu sẩy ra. Rồi với hơn 1 triệu cán binh nguỵ quân, nguỵ quyền nằm trong tay Việt công mà vẫn an toàn tính mạng.
    Hỏi rằng nếu Việt cộng ác, muốn trả thù thì sao được như thế.

    Từ thời kỳ trước ngày giải phóng quân giải phóng chưa hề gây ra một vụ nào gọi là "thảm sát", trong khi Mỹ, Nguỵ thì chỉ tư 1975 đén 1973 đã tiến hành tới gần 400 vụ thảm sát giết hại hàng nghìn người, có vụ giết hại tới 500 người, như ở Mỹ Lai, Thạnh Phong Mỹ Nguỵ đã bắn, chặt đầu, cắt cổ hàng loạt người đều là ông bà già, phụ nữ trẻ em,...


    Trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, riêng ở Huế trong 28 ngày quân giải phóng chiếm giữ thành phố Huế là 28 ngày Mỹ, nguỵ dùng pháo, náy bay bắn phá vào khu dân cư, vào làng xã ở Huế làm nhiều dân thường thiệt mạng. Khi quân giải phóng rút đi Mỹ, nguỵ quay lại trả thù quân giải phóng bằng cách sát hại hàng nghìn dân thường.

    Để che dấu thất bại và tội ác nhằn đánh lừa dư luận, với Nguỵ là để gây áp lực đòi Mỹ tăng viện trợ, với Mỹ là để tranh thủ phiếu bầu cử của cử tri Mỹ nên cả hai đèu ra sức xuyên tạc là Việt cộng "thảm sát" dân thường nhưng ý đồ của chúng đã bị vạch mặt. Bằng sự xuyên tạc chúng dựng lên mọi chuyện, phỏng vấn hết ông A đến bà B, hết tin của báo này dến báo khác chung quy là toàn nguỵ với nguỵ, phản động với phản động nhiều khi đến trớ trêu, chẳng hơn gì trò tre thì lừa được ại ?

    Sự thật vẫn là sự thật,
    Nguỵ muôn kiếp vẫn là nguỵ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bọn ngụy là lũ ba que xỏ lá vì có lá cờ ba que. Ở Miền Nam trước đây, "ba que xỏ lá" đã trở thành thành ngữ để chỉ tính chất đểu cáng. Người ta thay vì nói đồ đều cáng thì nói đồ ba que xỏ lá. Thế đấy.

      Xóa
  31. Quân ta thảm sát dân mình, còn quân giặc xâm lược Mỹ và ngụy quân, quân ngụy tay sai bán nước là cứu tinh phải không, lính ngụy hiền lắm cứu dân phải không, ừ thì cứ cố tin cố tưởng tượng thế đi, giả sử có gấp 10 lần số người chết ở trận Huế thì cũng chỉ là 1 con số rất nhỏ bé so với số dân chúng bị các đồ đệ của Dê Xu va Maria của Kito giáo tàn sát trong Thập Tự chinh.

    Trả lờiXóa
  32. Cựu Chiến binhlúc 21:21 7 tháng 2, 2018

    Trong 25 ngày chiến đấu, cả hai bên đều chịu thiệt hại lớn. Quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa có hơn 4.400 thương vong, còn Quân Giải phóng mất khoảng 3.000 tới 4.000 người (trong đó có 1.042 người tử trận). Tính theo tỷ lệ, các đơn vị Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa thương vong 1/4 quân số, trong khi quân Giải phóng thương vong 1/3.

    Hãng AFP đưa tin: “Trong các trận đánh hàng nghìn quân nhân đã bị giết. Quân đội Hoa Kỳ và quân chính phủ (Sài Gòn) phải chôn những người chết của họ bất kỳ nơi nào và lúc nào có thể được. Còn lính dù Nam Việt Nam thì chôn xác ngay trên trận địa”. Về phía Quân giải phóng, theo chỉ huy trưởng Lê Minh, để đánh lùi các đợt phản kích, trong tuần đầu “thương vong trong nội thành đã lên tới 300”[9]

    Tài liệu của Quân Giải phóng ghi nhận: Sau 25 ngày đêm chiến đấu và làm chủ thành phố Huế, quân và dân ta đã diệt, bắt sống, bức hàng và làm tan rã 25.000 tên địch, bắn rơi và phá hỏng hơn 200 máy bay, bắn cháy 41 tàu chiến, phá huỷ 533 xe quân sự, giải phóng 210.000 dân, 20 xã, 271 thôn, thành lập chính quyền ở 200 thôn.

    Trong khi xét về chiến thuật, quân Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa đã thành công khi tái chiếm được Huế, nhưng xét về toàn cục thì họ đã nếm đòn đau nhất trong các cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Với việc giữ được thành phố 25 ngày, quân Giải phóng ở Huế đã giành thành công lớn nhất và giữ được thành phố lâu nhất so với các thành phố khác, góp phần quan trọng vào thắng lợi chính trị cũng như tạo ý nghĩa tuyên truyền của tổng tiến công và nổi dậy trên toàn Miền.

    Mặt khác, chính chiến thuật của Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa cũng đẩy tình cảnh của họ vào thế bất lợi, bởi việc sử dụng vũ khí hạng nặng trong chiến tranh đô thị, tuy giúp giảm thương vong, song lại gây tàn phá chết chóc cho dân thường. Những hình ảnh này được trình chiếu lên truyền hình vô hình trung đã khiến nhân dân Mỹ căm phẫn, làm quân đội Mỹ mất đi sự ủng hộ của công chúng, tác động tiêu cực tới chiến lược chiến tranh của họ. Trận đánh này cùng với Tết Mậu Thân vẫn thường được giới sử học Mỹ coi là "Begin the lost of the War"[cần dẫn nguồn] - Khởi đầu của sự thất bại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cựu Chiến binhlúc 21:24 7 tháng 2, 2018

      Sự thiệt hại cho dân thường
      Tòa tỉnh trưởng, qua đài phát thanh Huế, đã ra thông cáo thiết quân luật 24 trên 24. Tuy nhiên nhiều thường dân đã liều chạy về nhà cũ thu thập chăn mền, chiếu, gạo, nồi niêu, bát đĩa. Tại hữu ngạn sông Hương có 2 trung tâm tỵ nạn, một tại Dòng Chúa Cứu Thế và một tại trường Kiểu Mẫu, một trại khác đã được tạo lập tại Phú Lương.


      Một góc thành phố Huế bị vũ khí hạng nặng của Mỹ tàn phá trơ trụi
      Những trại tỵ nạn này được lập ngay từ khi quân lực Hoa Kỳ mở cuộc phản công và họ giải tỏa đến đâu thì dân chúng đến tập trung tại các trung tâm tỵ nạn. Đến ngày 10 tháng 2 năm 1968, người ta mới bắt đầu thu lượm xác chết và dân chúng nằm rải rác rồi tạm chôn ngay bên đường, không thể dời ra nghĩa địa được.

      Để tiêu diệt quân Giải phóng trong đô thị, quân Mỹ dùng pháo hạm và máy bay ném bom bắn phá suốt ngày đêm. Các loại vũ khí có sức sát thương hàng loạt như súng không giật 107 mm bắn đạn tạo mưa đinh, bom napan, đạn pháo tăng, súng phun lửa... được sử dụng tối đa. Bên cạnh việc giúp tiêu diệt đối phương, những vũ khí này cũng gây tác hại rất lớn cho dân thường. Theo thống kê, sau 25 ngày chiến sự, 80% nhà cửa ở Huế đã bị bom đạn Mỹ phá hủy, hàng ngàn thường dân cũng chết trong các cuộc giao tranh.[10] Theo tài liệu của Quân Giải phóng, họ đã phải chôn cất hàng ngàn dân thường trong các hố chôn tập thể cùng binh sĩ của họ.


      Cải táng các thi hài khai quật trong các hố chôn tập thể sau trận Tết Mậu Thân
      Một số tài liệu Mỹ và phương Tây cho rằng trong lúc chiếm giữ Huế, quân Giải phóng đã xử tử nhiều nhân viên quân sự và dân sự thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa.[11][12][13] Theo ông Mark Woodruff, một báo cáo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng bắt được ngày 25 tháng 4 năm 1968 ghi rằng họ đã "diệt 1.892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, 790 tên ác ôn, sáu đại úy, 1 trung úy, 20 thiếu úy và nhiều sĩ quan trừ bị…" tại Huế.[14] Ngược lại, phía quân Giải phóng và một số tài liệu Mỹ và phương Tây cho biết: Cái gọi là "cuộc thảm sát" chỉ là đòn tâm lý chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế bom Mỹ đã làm nhiều thường dân chết lẫn lộn cùng binh lính hai bên. Quân Giải phóng đã tự chôn cất thường dân chết do hỏa lực của Mỹ, do vậy Hoa Kỳ mới phát hiện xác thường dân trong các ngôi mộ tập thể. Vào thời điểm đó, một số hãng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đã đến kiểm chứng các hố chôn tập thể, nhưng bị phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa ngăn cản.[15][16][17][18][19]

      Xóa
    2. Cựu Chiến binhlúc 21:25 7 tháng 2, 2018

      Điều này đặt nghi vấn: tại sao Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa sau khi tái chiếm Huế đã không cho phóng viên quốc tế tới hiện trường để điều tra viết bài, trong khi nếu sự việc có thật thì lẽ ra Mỹ phải tận dụng vì đây sẽ là cơ hội tuyên truyền rất tốt cho họ.

      Thiệt hại gây ra cho Hoàng Thành
      Sau khi trận tổng công kích của quân Giải phóng miền Nam thực hiện vào Huế kết thúc, Huế đã bị tàn phá tới 80% nhà cửa. Thành Nội với chiều dài 2.5 km kể như hoàn toàn bị tàn phá.

      Nhiều công trình bị thiệt hại trong Hoàng Thành. Cửa Ngọ Môn cùng các công trình khác bị hư hại nặng nề, làm biến dạng, mãi đến cuối thập niên 1970 mới được trùng tu, sửa chữa.[cần dẫn nguồn]

      Ý nghĩa
      Quân sự
      Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã giữ được bí mật và sự bất ngờ của trận đánh. Thậm chí QGP tập kết quân và huấn luyện ở nơi chỉ cách trung tâm Huế 5 km nhưng phía đối phương không hề hay biết. Các mũi tiến công về chính trị cũng thâm nhập vào nội thành để tổ chức nội dậy. Vũ khí được đưa vào bằng các xe lam, xe hàng hoa quả và các thuyền hai đáy. Việc QGP giữ được bí mật là chủ yếu do có sự trợ giúp của nhân dân. Sự bất ngờ mà 5.000 Quân Giải phóng gây ra đối với 25.000 quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã khiến cho các cơ quan hành chính của VNCH tại Huế bị tan rã ngay trong những ngày đầu của trận đánh. Tới ngày thứ ba của cuộc tấn công, quá trình nổi dậy của người dân trở nên mạnh mẽ, các cơ sở của VNCH bị tan rã nhanh chóng. Để hỗ trợ Quân Giải phóng, nhiều người dân đã tình nguyện nấu cơm, cung câp thực phẩm để QGP tiếp tục chiến đấu. Thậm chí người dân đã tổ chức mít-tinh ngay tại nội đô để ủng hộ Quân Giải phóng.
      https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_M%E1%BA%ADu_Th%C3%A2n_t%E1%BA%A1i_Hu%E1%BA%BF

      Xóa