Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2022

Chuyển 2 nội dung có dấu hiệu “lợi ích nhóm” về sách giáo khoa sang Bộ Công an: NHỮNG CẢNH BÁO CỦA GOOGLE.TIENLANG VỀ VẤN ĐỀ ‘SÁCH GIÁO KHOA’ LÀ CHÍNH XÁC

 

Hai nội dung mà Thanh tra Chính phủ đã phát hiện có dấu hiệu “lợi ích nhóm” gồm: 1. Hướng dẫn sử dụng sách bài tập, sách tham khảo giữa Bộ GD-ĐT và Công ty TNHH MTV Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam; 2. Lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in để sản xuất sách giáo khoa theo phương thức chào hàng cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Kính mời quý vị xem lại Những cảnh báo của Google.tienlang gần đây là ở các bài:

1. KHI QUỐC HỘI VÀO CUỘC THÌ CHẮC CHẮN SẼ LỘ MẶT Ổ PHẢN ĐỘNG - NHÓM BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA ...

https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/05/khi-quoc-hoi-vao-cuoc-thi-chac-chan-se.html

2. Giữ Lịch sử là môn học bắt buộc: CÓ LẼ QUỐC HỘI LẠI PHẢI CÓ NGHỊ QUYẾT MỚI

https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/05/giu-lich-su-la-mon-hoc-bat-buoc-co-le.html

3. The Diplomat cảnh báo Việt Nam: HỆ LỤY CỦA VIỆC LÃNG QUÊN QUÁ KHỨ LỊCH SỬ

https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/05/the-diplomat-canh-bao-viet-nam-he-luy.html

4. THƯ CỦA TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN GỬI BỘ GD& ĐT PHẢN ĐỐI VIỆC BỎ MÔN LỊCH SỬ

https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/04/thu-cua-trung-tuong-nguyen-thanh-tuan.html

5. Ngày 22/5/2022: UB THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SẼ BÀN V.V SỬA SAI CHO BỘ GIÁO DỤC BỎ MÔN LỊCH SỬ

https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/05/ngay-2252022-ub-thuong-vu-quoc-hoi-se.html

6. VIỆT NAM NÊN HỌC NGA: SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ PHẢI DO NHÀ NƯỚC BIÊN SOẠN!

https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/12/viet-nam-nen-hoc-nga-sach-giao-khoa.html

Ngoài ra, quý vị cũng đừng quên bài quyết liệt của Google.tienlang về vụ Việt Á: 

Chiều 29/12/2022, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm (TTCP) đã ký thông báo Kết luận thanh tra chuyên đề công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo; (thời kỳ thanh tra từ 1-1-2014 đến 31-12-2018, Google.tienlang lưu ý: Ông Phạm Vũ Luận- Nhiệm kỳ từ 17 tháng 6 năm 2010 đến 7 tháng 4 năm 2021; Ông Phùng Xuân Nhạ- Nhiệm kỳ từ 9 tháng 4 năm 2016 đến 7 tháng 4 năm 2021); đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho chuyển thông tin 2 nội dung trên sang Bộ Công an xem xét, xử lý theo quy định.

Với thời kỳ thanh tra trên, TTCP tiến hành thanh tra tại Bộ GD-ĐT về sách giáo khoa (việc quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, thẩm định, duyệt, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa); việc quản lý, triển khai, thực hiện một số dự án đầu tư cho giáo dục, đào tạo. Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến yêu cầu TTCP thực hiện theo thẩm quyền và quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, TTCP đã kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, lãnh đạo Bộ GD-ĐT được phân công phụ trách (theo từng thời kỳ).

TTCP cũng kiến nghị về xử lý kinh tế đối với Công ty TNHH MTV Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Do thời kỳ thanh tra từ 2014-2018, trong khi đó sách giáo khoa được nhà xuất bản này thực hiện đăng ký giá từ năm 2011 nên chưa xác định được cụ thể, chính xác số tiền gia đình học sinh (là khách hàng) đã mua sách giáo khoa cao hơn giá sách giáo khoa mà nhà xuất bản phải đăng ký đúng giá từ năm 2011 đến nay.

Vì thế, nhà xuất bản này phải nộp ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền gia đình học sinh đã mua sách giáo khoa cao hơn sách giáo khoa mà nhà xuất bản phải đăng ký đúng giá từ năm 2011 đến nay, ngay sau khi Bộ Tài chính ban hành kết luận thanh tra, kiểm tra các yếu tố hình thành giá sách giáo khoa từ năm 2011 (trong đó có số tiền trên 85,1 tỷ đồng trong thời kỳ thanh tra từ 2014 đến năm 2018, do nhà xuất bản trên phân bổ chi phí chưa đúng tỷ lệ doanh thu của sách giáo khoa, hạch toán không đúng thuế suất giá trị gia tăng đầu vào của 3 loại giấy in, tính thuế giá trị gia tăng đối với chi phí lãi vay chưa đúng quy định).

Hoàng Minh Tâm

=====

7 nhận xét:

  1. "Thanh tra Chính phủ đã phát hiện dấu hiệu lợi ích nhóm ở 2 nội dung"- đây mới chỉ là 1 phần nhỏ của vụ này thôi.
    Ta hãy chờ xem khi Quốc hội vào cuộc giám sát toàn bộ vụ sách giáo khoa này thì mới thấy cả ổ phản động- cuồng Mỹ ở cái e kip biên soạn - thẩm định sách giáo khoa. Không phải vô tình mà nhiều Đại biểu Quốc hội đều đồng thanh: Đây là vụ Việt Á!
    Tôi đồng tình với lập luận của Google.tienlang ở bài:
    Giữ Lịch sử là môn học bắt buộc: CÓ LẼ QUỐC HỘI LẠI PHẢI CÓ NGHỊ QUYẾT MỚI
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/05/giu-lich-su-la-mon-hoc-bat-buoc-co-le.html
    Trích:
    Google.tienlang bổ sung: Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần làm rõ và trả lời cho công luận biết về ý kiến của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn:

    "Như vậy là đã rõ, việc xếp môn Lịch sử là môn tự chọn ở cấp THPT tức là lại một lần nữa Bộ lại tìm cách “bỏ" môn lịch sử, lần này là ở cấp PTTH. Tôi xin quý đồng chí đừng vội giải thích rằng chúng tôi không bỏ hoặc quy cho tôi vu khống Bộ vì không bỏ mà nói “bỏ“. Thực ra các vị đã muốn bỏ từ lâu, song sức ép của xã hội và của người dân yêu nước các vị không dám công khai bỏ mà tìm cách gián tiếp bỏ ở cấp cao nhất của giáo dục phổ thông, đó là đưa môn sử trở thành môn tự chọn, và tất nhiên học sinh sẽ rất ít và rất rất ít em chọn môn sử (tôi còn nhớ tại thành phố Đà Nẵng đã có năm Hội đồng thi PTTH chỉ có một thí sinh dự thi môn lịch sử).

    Một câu hỏi đặt ra: Tại sao Bộ Giáo dục Đào tạo lại tìm mọi cách để hạ thấp vai trò, vị trí của môn Lịch sử trong suốt 10 năm qua?

    Để trả lời câu hỏi này, tôi hoàn toàn không thể có câu trả lời nào khác là các đồng chí lãnh đạo Bộ đã xa rời Tư tưởng về giáo dục của Bác Hồ “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam“, xa rời quan điểm về Văn hoá của Đảng ta mà mới nhất ngay đầu năm tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc đã nhắc lại “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội: Văn hoá còn dân tộc còn; phải giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc...” và đặc biệt với cách làm đó đã vô tình hay cố ý tiếp tay cho những kẻ xét lại lịch sử (bởi vì khi đã làm cho xã hội mù sử thì đó là mảnh đất tốt để gieo mầm đổi trắng thay đen trong lịch sử, mà cuộc xung đột vũ trang ở Ucraina là tấm gương nhãn tiền trong việc nã đại bác vào lịch sử để rồi đưa cả dân tộc vào thảm họa), đồng thời cũng nằm trong âm mưu Diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch mà Mỹ là ông trùm xét lại lịch sử thế giới."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đề nghị Google.tienlang nên có bài mới, có thể đặt tít là: TẠI SAO BỘ GIÁO DỤC CHỌN ÔNG TRÙM LẬT SỬ VŨ MINH GIANG LÀM TỔNG CHỦ BIÊN XUYÊN SUỐT SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ?
      Google.tienlang đã có bài chứng minh về dấu hiệu trở cờ phản động của ông Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử, Đỗ Ngọc Thống...
      Vậy nay cần bổ sung ông Vũ Minh Giang vào cái e kip phản động này.

      Xóa
    2. điều này nguy hiểm cho thế hệ trẻ quá

      Xóa
  2. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thôi Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, thôi Phó thủ tướng là đúng
    Theo tôi, ông Bình Minh khổng quản được Bộ Ngoại giao, đặc biệt là Học viện Ngoại giao để cho nhiều cán bộ tham gia trang web phản động Nghiên cứu quốc tế như Google.tienlang đã chỉ ra ở bài BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG CẦN CÓ TIẾNG NÓI CHÍNH THỨC VỀ CÁI GỌI LÀ 'THẢM SÁT MẬU THÂN HUẾ 1968'
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/12/ban-tuyen-giao-trung-uong-can-co-tieng.html
    Trích:
    "Điều hành trang web Nghiencuuquocte.org, ngoài Tổng Biên tập Lê Hồng Hiệp (TS, Đại học New South Wales) thì còn có các thành viên Ban Biên tập là người ở trong nước gồm: Vũ Thị Hương Giang (Phóng viên, báo Tuổi Trẻ), Nguyễn Thị Nhung (CN, Học viện Ngoại giao Việt Nam), Phạm Trang Nhung (CN, Học viện Ngoại giao Việt Nam), Nguyễn Hoàng Mỹ Phương (ThS, Đại học Kinh tế TPHCM), Nguyễn Thế Phương (ThS, Đại học KHXH&NV TPHCM), Phạm Thị Huyền Trang (ThS, Học viện Ngoại giao Việt Nam), Lê Vĩnh Trương (TS, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Vương Thảo Vy (CN, Đại học KHXH&NV TPHCM), Đỗ Hải Yến (CN, Đại học Luật TPHCM)…"
    Trung ương họp bất thường đồng ý cho Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thôi Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, thôi Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII và cho ý kiến về nhân sự để Bộ Chính trị giới thiệu Quốc hội phê chuẩn chức danh Phó Thủ tướng.
    Theo thông cáo phát từ Văn phòng Trung ương Đảng, chiều 30/12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp phiên bất thường để xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ.

    Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định biểu quyết, thống nhất để ông Phạm Bình Minh thôi giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII.

    Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến về nhân sự để Bộ Chính trị quyết định giới thiệu Quốc hội khoá XV phê chuẩn chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo quy định.
    Ông Vũ Đức Đam thôi giữ chức vụ Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII cũng thôi Ủy viên TW, thôi Phó thủ tướng vì dính vụ Việt Á.

    Trả lờiXóa
  3. Представитель Госдепа заявил об озабоченности США в связи с переговорами между президентом РФ и председателем КНР - Đại diện Bộ Ngoại giao phát biểu về quan ngại của Hoa Kỳ liên quan đến cuộc đàm phán giữa Tổng thống Liên bang Nga và Chủ tịch nước CHND Trung Hoa
    Hôm nay, 08:57
    https://topwar.ru/207897-predstavitel-gosdepa-zajavil-ob-ozabochennosti-ssha-v-svjazi-s-peregovorami-mezhdu-prezidentom-rf-i-predsedatelem-knr.html
    Cuộc hội đàm được tổ chức một ngày trước đó dưới dạng video giữa Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc hóa ra đã gây lo ngại cho chính quyền Hoa Kỳ. Điều này đã được tuyên bố trực tiếp trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Một phát ngôn viên chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nói rằng "Washington lo ngại rằng Bắc Kinh đang vi phạm nguyên tắc trung lập chính trị đã tuyên bố bằng cách đàm phán và hỗ trợ cho Nga."

    Tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ: "Bắc Kinh đã nhiều lần tuyên bố rằng họ tuân thủ nguyên tắc trung lập chính trị. Nhưng hành vi của anh ấy chứng minh rõ ràng rằng đây không phải là trường hợp, và rằng anh ấy đã đầu tư và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga."

    Một biểu hiện khác của giọng điệu cố vấn từ phía Hoa Kỳ, dường như cuối cùng đã tự thuyết phục rằng họ nên hành động như một trọng tài toàn cầu, hay đúng hơn, một hiến binh, người cũng xác định cách thức, đối với ai và theo nguyên tắc nào trong thế giới hiện đại có thể hợp tác.

    Từ một tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ:

    Chúng tôi bày tỏ lo ngại rằng giới lãnh đạo Trung Quốc đang có những liên hệ kiểu này với giới lãnh đạo Nga. Chúng tôi và Liên minh châu Âu đã cảnh báo Bắc Kinh về hậu quả nếu Nga cung cấp hỗ trợ quân sự chống lại Ukraine, cũng như giúp phá vỡ các biện pháp trừng phạt.

    Đại diện bộ phận phía Mỹ tuyên bố, Mỹ đang theo dõi chặt chẽ các hành động của Bắc Kinh.

    Nhớ lại rằng vào đêm trước, Vladimir Putin và Tập Cận Bình đã đồng ý gặp mặt trực tiếp. Nó sẽ diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm tiếp theo của nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Nga vào năm 2023.

    Trả lờiXóa