Trong vụ Cty Việt Á này, CHUYỆN "WHO CHẤP NHẬN BỘ KIT CỦA CTY VIỆT Á" chắc chắn phải được làm rõ.
Chúng ta đã thấy, chỉ một cô gái "nhiều chuyện" đưa tin sai về Covid trên trang fb cá nhân đã bị phạt 10- 15 triệu đồng. Những vụ phạt như vậy quá nhiều, ở khắp Trung- Nam - Bắc.
Tôi ủng hộ việc xử phạt như vậy.
Còn bây giờ, chúng ta thấy trong CHUYỆN "WHO CHẤP NHẬN BỘ KIT CỦA CTY VIỆT Á" việc thông tin sai có cả quan chức rất lớn, trong thời gian rất dài và đưa thông tin trên hầu hết các tờ báo lớn. Sự việc nghiêm trọng hơn rất nhiều so với việc "một cô gái "nhiều chuyện" đưa tin sai về Covid trên trang fb cá nhân".
- Từ hôm qua đến nay, tôi chưa thấy báo nào đề cập tới CHẤT LƯỢNG bộ kit Việt Á. Tôi ko có kiến thức Y học nên không dám bàn tới Đề tài Nghiên cứu khoa học của Viện Quân y. Nhưng cái thứ sản phẩm được làm ra từ cái xưởng 10 m2 với 10 nhân viên- lao động thời vụ, không được đào tạo gì ... thì chắc ai ai cũng thấy CHẤT LƯỢNG KHÔNG ĐÁNG TIN!
Vậy bây giờ có cần thiết giám định lại CHẤT LƯỢNG bộ kit mà Bộ Y tế đã cấp phép, đã đưa hàng triệu bộ vào sử dụng hay không?
- Vụ DỰNG ĐỨNG CHUYỆN "WHO CHẤP NHẬN BỘ KIT CỦA CTY VIỆT Á" chắc chắn để lại hậu quả rất lớn.
+ Lớn về tiền bạc: Bộ Công an cần làm rõ Tổng số bộ kit mà Việt Á đã bán, Tổng tiền thu về là bao nhiêu nghìn tỉ?
+ Cái hậu quả Lớn hơn là LÒNG TIN của Nhân dân với nỗ lực chống dịch của Đảng & Chính phủ cùng đại đa số y bác sĩ trên tuyến đầu... chắc chẳn giảm sút nghiêm trọng qua CHUYỆN "WHO CHẤP NHẬN BỘ KIT CỦA CTY VIỆT Á".
Nguyễn Thị Vân Anh16:38 21 tháng 12, 2021
KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN LỜI GIẢI THÍCH CỦA BỘ Y TẾ VỀ CHẤT LƯỢNG BỘ KIT CỦA CTY VIỆT Á!
Như tôi đã nói trong ý kiến trên: "Tôi ko có kiến thức Y học nên không dám bàn tới Đề tài Nghiên cứu khoa học của Viện Quân y. Nhưng cái thứ sản phẩm được làm ra từ cái xưởng 10 m2 với 10 nhân viên- lao động thời vụ, không được đào tạo gì ... thì chắc ai ai cũng thấy CHẤT LƯỢNG KHÔNG ĐÁNG TIN!
Vậy bây giờ có cần thiết giám định lại CHẤT LƯỢNG bộ kit mà Bộ Y tế đã cấp phép, đã đưa hàng triệu bộ vào sử dụng hay không?"
Cử tri TPHCM đề nghị làm rõ trách nhiệm công bố thông tin “WHO chấp thuận bộ xét nghiệm của Công ty Việt Á“
Trả lờiXóaCử tri bức xúc cho rằng, các test kit không đảm bảo chất lượng sẽ để lại hệ quả nặng nề trong công tác phòng chống dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Do đó, đề nghị cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm khi công bố thông tin "WHO chấp thuận bộ xét nghiệm của Công ty Việt Á".
Chiều 21-12, đại biểu Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM cùng các đại biểu HĐND TPHCM khóa X thuộc đơn vị 25 tiếp xúc cử tri huyện Bình Chánh sau kỳ họp thứ 4 của HĐND TPHCM.
Tổ đại biểu HĐND TPHCM còn có các đại biểu: Lê Thị Kim Thúy, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TPHCM; Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Bình Chánh.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri mong muốn TPHCM có những chính sách hỗ trợ cho các hộ kinh doanh nhỏ, quy hoạch treo, vấn đề phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt là thông tin liên quan đến vụ việc của Công ty Việt Á “thổi giá” test kit Covid-19 gây bức xúc dư luận vừa qua.
Cụ thể, cử tri Đặng Minh Hoàng (ngụ thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh) cho rằng, các test kit không đảm bảo chất lượng sẽ để lại hệ quả nặng nề trong công tác phòng chống dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Do đó, cử tri đề nghị cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm khi công bố thông tin WHO chấp thuận bộ xét nghiệm của Công ty Việt Á.
https://www.sggp.org.vn/cu-tri-tphcm-de-nghi-lam-ro-trach-nhiem-cong-bo-thong-tin-who-chap-thuan-bo-xet-nghiem-cua-cong-ty-viet-a-783641.html
Vụ “thổi giá” kit test Covid-19: Bộ Y tế và Bộ KH-CN không thể né tránh trách nhiệm
Trả lờiXóaSGGP Thứ Năm, 23/12/2021 06:03
Liên quan tới những vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 (kit test) xảy ra tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á (gọi tắt là Việt Á) và nhiều đơn vị, địa phương có liên quan, Bộ Y tế khẳng định thực hiện đúng quy định cấp phép lưu hành. Tuy nhiên, dư luận cho rằng Bộ Y tế đang lẩn tránh trách nhiệm, trong khi đó Bộ KH-CN lại... lặng thinh.
Nhiều bất thường
Theo Bộ Y tế, việc cấp phép lưu hành kit test của Việt Á trên cơ sở căn cứ vào ý kiến của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả giai đoạn 1 đề tài độc lập cấp quốc gia đột xuất phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus SARS-CoV-2. Đây là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia do Bộ KH-CN phê duyệt, được thực hiện giữa Học viện Quân y và Việt Á.
Tuy nhiên, quy trình cấp phép lưu hành kit test của Việt Á có những bất thường. Bởi ngày 3-3-2020, Hội đồng KH-CN quốc gia do Bộ trưởng Bộ KH-CN thành lập đã họp đánh giá kết quả nghiên cứu chế tạo bộ kit RT-PCR one step với tỷ lệ 8/8 thành viên đồng ý thông qua và nhất trí kiến nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng bộ kit RT-PCR do Việt Á phối hợp Học viện Quân y nghiên cứu, sản xuất. Trước kiến nghị trên, ngay hôm sau, 4-3-2020, Bộ Y tế đã có Quyết định số 774/QĐ-BYT về việc ban hành danh mục 2 sinh phẩm chẩn đoán invitro xét nghiệm virus SARS-CoV-2 của Việt Á. Lý giải về sự cấp phép rất nhanh, Bộ Y tế cho biết “việc cấp phép này đảm bảo đáp ứng nhu cầu xét nghiệm tại thời điểm rất khó khăn khi tiếp cận với nguồn cung ứng sinh phẩm trên thế giới” nhưng thực tế vào thời điểm đó, tại nước ta số ca mắc Covid-19 chưa nhiều.
Về giá của bộ kit test, Bộ Y tế cho rằng “theo quy định của Luật Giá, trang thiết bị y tế và sinh phẩm xét nghiệm không thuộc trong danh mục mặt hàng phải quản lý giá”. Nhưng, ngay từ đầu họp báo giới thiệu về bộ kit test này (ngày 5-3-2020), ông Phan Quốc Việt (Tổng Giám đốc Việt Á) đã tự định giá bộ kit test này có giá 400.000-600.000 đồng.
Và, kể từ khi Việt Á tự công bố giá cho đến ngày 13-7-2021, khi Bộ Y tế có văn bản số 5583 do ông Nguyễn Minh Tuấn (thời điểm đó là Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế) ký gửi các sở y tế, bệnh viện, viện trực thuộc bộ, cập nhật danh sách sinh phẩm, khả năng cung ứng và giá bán kit test, thì kit test của Việt Á luôn đứng ở vị trí số 1 trong danh sách. Kèm theo công văn của Bộ Y tế là giá bán công bố của bộ kit này 470.000 đồng/bộ, áp dụng cho đơn hàng dưới 500.000 bộ... Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là Bộ Y tế căn cứ vào những điều kiện, quy định nào để “ưu ái” đưa kit test của Việt Á luôn ở vị trí số 1 và giá bán là 470.000 đồng/bộ?
Trong khi đó, kết luận điều tra vụ án, Bộ Công an chỉ rõ: “Để thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và các đối tượng ở Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/kit test”.
XóaÔng Nguyễn Minh Tuấn cũng chính là người bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng vào tháng 11-2021 vừa qua. Đáng chú ý, Bộ Y tế cũng cho rằng đã “cương quyết phòng chống tiêu cực, tham nhũng trong mua sắm, đấu thầu” và từ tháng 9-2021, Bộ Y tế đã có nhiều chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và sở y tế các tỉnh thành rà soát, thanh kiểm tra công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế chống dịch. Tuy nhiên, khi việc thanh kiểm tra chưa đem lại kết quả thì Bộ Công an đã khởi tố vụ án và nhiều bị can trong vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Việt Á và CDC Hải Dương”. Như vậy, trong vụ việc này, dư luận đặt câu hỏi Bộ Y tế đã thanh kiểm tra không phát hiện ra sai phạm hay là có phát hiện nhưng... bỏ qua!?
Chờ câu trả lời
Cũng liên quan tới vụ việc này cho đến chiều 22-12, sau nhiều lần cố gắng, nhưng phóng viên Báo SGGP cũng như nhiều báo khác vẫn không thể liên lạc được với lãnh đạo Bộ KH-CN để tìm hiểu, làm rõ những thông tin liên quan. Trước đó, trong ngày 20-12, trên website của Bộ KH-CN (www.most.go.vn), thông tin công bố đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế Anh cấp chứng nhận đạt chuẩn châu Âu cho bộ kit test của Việt Á đã bị gỡ bỏ.
Về lý do, ông Trịnh Thanh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ KH-CN các khối ngành kinh tế - kỹ thuật, trả lời rằng: Bộ chưa xem xét kỹ lưỡng thông tin phản hồi của WHO về bộ kit test của Việt Á. Thực chất WHO chỉ mới “chấp thuận đưa kit test này vào quy trình đánh giá xem xét sử dụng”, chứ không phải “chấp thuận sử dụng”. Đây là “sơ suất” của Bộ KH-CN. Về việc kit test không được WHO chấp thuận nhưng vẫn đưa vào sử dụng phòng dịch, theo ông Hùng, việc WHO chấp nhận hay không chấp nhận độc lập với quyết định cấp phép sử dụng của Bộ Y tế.
Trong khi đó, ngày 26-4-2020, Bộ KH-CN ra thông báo nêu rõ: “Ngày 24-4-2020, WHO đã chấp thuận bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam do Bộ KH-CN giao cho Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất. WHO đã đánh giá bộ kit theo quy trình danh sách khẩn cấp (EUL) và cấp mã số EUL 0524-210-00”. Thông tin này được báo chí Việt Nam đăng tải rất nhiều và đăng công khai trên website của Bộ KH-CN ngay ở thời điểm đó. Nhưng thực tế, ngày 20-10-2020, WHO công bố báo cáo công khai về đánh giá sử dụng khẩn cấp của WHO thẩm định bộ kit test Covid-19 của Việt Á là: “Not Accepted - Không được chấp nhận”.
XóaNhư vậy, EUL 0524-210-00 là mã số xác nhận khi Việt Á đăng ký thẩm định với WHO, không liên quan gì đến việc bộ kit xét nghiệm này được chính thức cấp phép theo các tiêu chí về an toàn và hiệu quả. Chắc chắn, cùng với việc công bố công khai “Not Accepted - Không được chấp nhận”, WHO đã có thông báo trực tiếp tới Việt Á, Bộ KH-CN, Bộ Y tế, cùng các đơn vị liên quan. Nếu có sự nhầm lẫn như ông Trịnh Thanh Hùng nói ở trên, vậy vì sao sau khi nhận được công bố phản hồi của WHO, Bộ KH-CN và Bộ Y tế vẫn không hề có động thái nào sửa sai? Cho đến khi vụ việc tại Việt Á bị Bộ Công an phanh phui, Bộ KH-CN mới rút thông tin nói trên và cho rằng có sự “nhầm lẫn”. Lãnh đạo Bộ KH-CN và các cơ quan liên quan cần sớm trả lời rõ cho dư luận những vấn đề liên quan. Không thể chỉ đơn giản là “sơ suất” hay “nhầm lẫn” ở vụ việc này được.
ĐBQH TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA (TPHCM), Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội:
Theo tôi, việc đầu tiên cần làm là xem xét chất lượng toàn bộ số kit test mà Việt Á đã đưa ra thị trường. Với nhân sự, trang thiết bị, mặt bằng sản xuất như thế thì họ có cung ứng được cho thị trường số lượng lớn như thế không, chất lượng có đảm bảo không? Nếu không phải họ tự làm thì nguồn ở đâu? Nếu không đảm bảo chất lượng thì tại sao Bộ Y tế lại cấp chứng nhận chất lượng (trong khi WHO thì không)? Sau đó mới xét đến giá. Trong bối cảnh dịch bệnh, việc cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu là không sai, nhưng việc lợi dụng, tranh thủ cơ hội này để trục lợi, “thổi giá” thì phải nghiêm trị. Trong vụ việc này, có 2 bộ có liên quan, cần rà soát, kiểm điểm nghiêm túc, đó là Bộ KH-CN và Bộ Y tế. Trong nhà nước pháp quyền, cơ quan nhà nước và công chức nhà nước phải chịu trách nhiệm về những công bố của mình. Các cơ quan chức năng cần xem xét các hành vi này là cố ý hay vô ý, tác hại đến đâu.
ĐBQH LÊ THANH VÂN (Cà Mau), Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội:
Trong vụ việc nghiêm trọng này, có 3 chủ thể chính cần xem xét trách nhiệm là Bộ KH-CN, Bộ Y tế và CDC các địa phương. Tuy chưa có kết luận từ cơ quan điều tra nhưng bước đầu đã xác định Bộ KH-CN có hành vi “nói không thành có”: WHO chưa công nhận chất lượng, nhưng lại nói là đã công nhận rồi. Bộ Y tế là cơ quan đánh giá chất lượng thích ứng với yêu cầu, nhu cầu của ngành mình và tư vấn về giá, cho lưu hành. Khi họ nêu ra một mức giá cụ thể để các CDC tham chiếu thì họ có trách nhiệm xác định tính hợp lý của mức giá đó, chứ không phải doanh nghiệp nói sao nghe vậy. Các CDC cũng không vô can vì họ phải tuân thủ các quy định của Luật Đấu thầu. Do đó, rất cần “vạch mặt chỉ tên” những cán bộ nào nhận tiền chênh lệch giá, thực chất là hành vi nhận hối lộ. Phạm tội khi đất nước đang trong tình thế khó khăn, khẩn cấp thì tính chất tội phạm càng nguy hiểm và tác hại càng lớn.
Yên tâm,mọi thứ đều đúng quy trình rồi đâu lại vào đấy thôi. Nói thẳng đây là lỗi hệ thống,thương cho bác Trọng nhưng khó cứu. Một hệ thống tưởng chừng chặt chẽ từ trên xuống,cơ mà mặt trái của nó là khi đã nắm được thằng có tóc thì dưới phải gật gù thôi. Ai dám phản kháng thì giống như anh công an ở quảng ninh hay hải phòng ấy nhỉ? . Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật,những người đã bị kết luận là có nhiều tai tiếng rồi sai phạm mà vẫn ngồi vào bộ chính trị, bộ xây dựng thì làm sao có thể cứu được đây. Khó, quá khó
Trả lờiXóaBạn Nặc danh23:21 23 tháng 12, 2021 bi quan quá hoa ra lại ăn theo nói leo với lũ phản động.
XóaCái gì mà " đây là lỗi hệ thống,thương cho bác Trọng nhưng khó cứu!! "
Những kẻ ko có trí tuệ thì luôn sợ phê phán và để khoả lấp nó thì "thế lực thù địch, phản động " làm bình phong
XóaĐúng như bạn Lê Hoàng Đức nói.
Trả lờiXóaChúng ta có quyền đòi hỏi Bộ trưởng bộ KH-CN và Bộ trưởng Bộ Y tế phải trả lời công khai chuyện này, phải chỉ rõ ra cụ thể ai là người vi phạm?
Nếu chính là Bộ trưởng thì phải xử lý cả Bộ truỏng. Cũng có thể xử lý hình sự. Không có vùng cấm!
Ngày 26/4/2020, Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ đăng tải: "Bộ KIT xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận".
Trong đó nêu rõ: "Ngày 24/4, Tổ chức Y tế thế giới đã chấp thuận bộ KIT xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam do Bộ Khoa học - Công nghệ giao cho Học viện Quân y và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất. WHO đã đánh giá bộ kit theo quy trình danh sách khẩn cấp (EUL) và cấp mã số EUL 0524-210-00".
Đến ngày 20/10/2020, WHO công bố báo cáo công khai về đánh giá sử dụng khẩn cấp của WHO thẩm định bộ xét nghiệm Covid-19 của Việt Á là: Not Accepted - Không được chấp nhận.
Ngày 20/12/2021, trên website của Bộ Khoa học và Công nghệ, thông tin công bố đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế Anh cấp chứng nhận đạt chuẩn châu Âu cho bộ kit test của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á đã bị gỡ bỏ.
Liên quan đến việc bộ kit test không được WHO chấp thuận nhưng vẫn đưa sản phẩm này vào sử dụng từ tháng 3/2020 đến nay, phát biểu trên tờ VTC News (của Đài tiếng nói Việt Nam) ông Trịnh Thanh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các khối ngành Kinh tế - Kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ, thừa nhận: "Bộ chưa xem xét kỹ lưỡng thông tin phản hồi của WHO về bộ kit test của Công ty Việt Á. Thực chất WHO mới chỉ "chấp thuận đưa kit test này vào quy trình đánh giá xem xét sử dụng" không phải "chấp thuận sử dụng". "Đây là sơ suất của Bộ Khoa học và Công nghệ".
Việc gỡ bỏ thông tin trên website chính thức của Bộ Khoa học và Công nghệ về thông tin bộ xét nghiệm của công ty Việt Á khiến dư luận bất ngờ.
Bởi thông tin về bộ xét nghiệm trên cũng như thông tin được WHO “công nhận” mà Bộ Khoa học và Công nghệ cho đăng tải đã được nhiều cơ quan thông tấn báo chí có uy tín ở trung ương và địa phương đăng tải lại.
Có thể thấy, sau ngày công bố của Bộ Khoa học và Công nghệ, thông tin về bộ xét nghiệm của Việt Á đã lan tỏa khắp cả nước.
Thông tin này đã tồn tại hơn 1 năm nay, khi thông tin được phát đi dư luận đã có những tín hiệu vui mừng phấn khởi khởi. Nhiều địa phương đã tham khảo thông tin này trước khi đặt mua bộ xét nghiệm này cho địa phương mình phục vụ công tác chống dịch Covid-19.
Ngay cả khi WHO công bố báo cáo công khai về đánh giá sử dụng khẩn cấp của WHO thẩm định bộ xét nghiệm Covid-19 của Việt Á là: Not Accepted - Không được chấp nhận ngày 20/10/2020, tức là cách thời điểm hiện tại đã hơn 1 năm, nhưng bản tin sai sự thật trên website Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn tồn tại. Dư luận không thể không đặt câu hỏi về năng lực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ trong vụ việc nghiêm trọng này.
Chỉ đến khi vụ việc bị phanh phui, ông Phan Quốc Việt - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á - bị khởi tố để điều tra về những sai phạm trong việc nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19, thì bản tin trên trang của Bộ Khoa học và Công nghệ bị gỡ xuống.
Các thông tin trên website của trung ương và địa phương vẫn còn đang lưu lại thông tin mà Bộ Khoa học và Công nghệ phát đi.
Và cũng hơn sau một năm, thông tin sai này được cho là “sơ suất”.
Với sự “sơ suất” rất nguy hiểm này dư luận cần câu trả lời cụ thể từ phía Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bởi “sơ suất” theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa là “Không cẩn thận, không chú ý đúng mức để có sai sót”.
Liệu rằng thông tin từ một bộ quản lý nhà nước chuyên ngành về khoa học và công nghệ mà lại có thể “không cẩn thận, không chú ý”…
Lâu nay, nhiều sai sót vẫn được đổ lỗi là do “đánh máy”, và những câu trả lời lỗi “đánh máy” đã trở thành một trong những cách đổ lỗi rất “hợp thời” của số ít cơ quan chức năng khi có sai phạm.
Ông Trần Ngọc Vinh - Đại biểu Quốc hội khóa 12, 13 cho rằng: “Trong việc này, đầu tiên chúng ta phải xác định được rõ công ty Việt Á thực sự là của ai, trực thuộc đơn vị nào? Nó làm ăn không minh bạch như thế mà tại sao lại có thể tồn lại bao nhiêu năm nay.
Trả lờiXóaSau đó, chúng ta cần truy đến trách nhiệm theo ngành dọc của ngành y tế. Đơn cử là tại địa bàn Hải Dương, phải tìm ra được, đã có bao nhiêu người nhúng tay vào khiến cho bộ kit xét nghiệm của công ty Việt Á có giá cao ngất như vậy lại vẫn trúng thầu.
Đó là chưa tính đến trường hợp, những sản phẩm được bán ra nếu nó không đạt chuẩn, không đảm bảo chất lượng thì ai sẽ người chịu trách nhiệm kế tiếp. Tất cả những bộ phận liên quan đến sai phạm này đều phải chịu trách nhiệm và bị xử lý, không thể để một ai ở ngoài luồng.
Trong việc này nhất thiết là phải xử lý nghiêm, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu. Một số lượng lớn sản phẩm kit xét nghiệm được lưu hành và sử dụng trong địa phương mình quản lý lại nói không biết về giá cả của bộ kit đó như thế nào thì ai chấp nhận được, như vậy là vô trách nhiệm.
Nếu người đứng đầu quản lý chặt chẽ, sát sao, làm đến khâu nào mình rà soát đến đó thì đâu có những sai phạm. Ra quy định khâu nào sai thì khâu đó phải chịu trách nhiệm và phạt thật nặng thì đâu có những sự việc tương tự như vậy xảy ra.
Như vậy, trong việc này chúng ta có thể nhận định rằng, nó có cả một đường dây, cả một hệ thống thì nó mới trót lọt, chứ không thể dễ dàng như thế”.
Ông Trần Ngọc Vinh cho biết thêm: “Dư luận tin tưởng và trông chờ Bộ Công an mở rộng điều tra để trả lại sự hoạt động minh bạch cho thị trường cung cấp trang thiết bi, vật tư y tế. Cá nhân nào mắc sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó. Sau sự việc này cũng cần ngành y tế rà soát kỹ về chất lượng, giá thành, xuất xứ của các sản phẩm kit khác trên thị trường xem đã đúng chưa.
Đồng thời, xem xét kỹ lưỡng việc cho thực hiện đấu thầu, đấu giá của các công ty cung ứng để đảm bảo khách quan, chọn đúng đối tượng. Cần tránh việc tiếp diễn câu chuyện có tổ chức đấu giá nhưng đâu đó chỉ là hình thức”.
2 bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh mua kit test của Công ty Việt Á chưa thấy dấu hiệu vi phạm
Trả lờiXóaPV-Thứ sáu, ngày 24/12/2021 07:52 GMT+7
VTV.vn - Sau khi rà soát, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh ghi nhận có 2 bệnh viện đã mua sắm kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á.
Bộ Y tế đã cấp phép cho sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 của Việt Á như thế nào?
CDC TP Hồ Chí Minh không mua kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Á vì giá quá cao
Xưởng sản xuất Kit xét nghiệm COVID-19 "lớn nhất cả nước" của Việt Á rộng... 10m2
Trao đổi với báo chí chiều 23/12, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu (Công an TP Hồ Chí Minh) cung cấp thêm thông tin liên quan vụ việc Công ty Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19.
Theo đó, Công an TP Hồ Chí Minh cũng là đơn vị đầu tiên trong cả nước phát hiện và xử lý hình sự đối với hành vi tham ô, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ để trục lợi liên quan đến thuốc điều trị COVID-19 và tiêm vaccine.
2 bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh mua kit test của Công ty Việt Á chưa thấy dấu hiệu vi phạm - Ảnh 1.
Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu (Công an TP) phát biểu tại họp báo. Ảnh: TTBC TP Hồ Chí Minh
Cụ thể, trên lĩnh vực kinh tế, Công an TP đã khởi tố 18 vụ liên quan về các hành vi: sản xuất vật tư y tế giả, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ để trục lợi, tham ô tài sản, lừa đảo mua bán vật tư y tế giả. Hiện nay, Công an TP đang tiếp tục phối hợp với ngành Y tế và các lực lượng chức năng rà soát, nắm tình hình chung về công tác mua sắm trang thiết bị vật tư y tế thời gian vừa qua để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nếu có.
2 bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh mua kit test của Công ty Việt Á chưa thấy dấu hiệu vi phạm - Ảnh 2.
Chánh Văn phòng Sở Y tế Nguyễn Thị Huỳnh Mai phát biểu tại họp báo. Ảnh: Ảnh: TTBC TP Hồ Chí Minh
Thông tin thêm về việc mua sắm kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, sau khi rà soát, Sở Y tế TP ghi nhận có 2 đơn vị là bệnh viện của TP đã mua sắm kit xét nghiệm của Công ty Việt Á. Trong đó, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch với số lượng 1.250 kit, Bệnh viện TP Thủ Đức với 65.870 kit. Hiện nay các cơ quan chức năng đang tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh ở các đơn vị này.
Theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Công an thành phố đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và Công an các quận, huyện là trong lĩnh vực kinh tế, phải nắm tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về tham nhũng, tiêu cực, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi. Đây là quan điểm xuyên suốt trong các chỉ đạo của Công an thành phố từ khi bùng phát dịch đến nay.
"Không nên gán ghép cái gì liên quan đến Việt Á đều là vi phạm. Nếu có vấn đề tư lợi thì Công an điều tra mới xử lý. Trước mắt, chưa thấy dấu hiệu vi phạm" - Thượng tá Lê Mạnh Hà khẳng định tại buổi họp báo.
Liên quan đến việc Công ty Việt Á hợp tác đặt máy xét nghiệm RT-PCR tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 trong giai đoạn đỉnh dịch COVID-19, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, vào tháng 6/2021, khi tình hình dịch đang diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng cao, việc truy vết khẩn trương cùng với lời kêu gọi các lực lượng ngoài nhà nước cùng hỗ trợ chống dịch, một số công ty, trong đó có Việt Á đã đề nghị tham gia để gia tăng năng lực xét nghiệm cho Thành phố.
XóaDo đó, Sở Y tế đã chấp thuận chủ trương cho phép Công ty Việt Á đặt máy xét nghiệm RT-PCR tại cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu để xét nghiệm số lượng mẫu lớn.
"Sau 2 tuần triển khai, doanh nghiệp đã trả tiền vật tư tiêu hao, vật dụng trang thiết bị nên chưa phát sinh việc mua sắm kit xét nghiệm, sinh phẩm của Công ty Việt Á" - bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai nói.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh thông tin thêm: "Vào thời điểm giữa tháng 6, Thành phố có chủ trương tăng tốc lấy mẫu xét nghiệm từ 100.000 mẫu/ngày lên 300.0000 đến 500.000 mẫu/ngày. Theo đó, Trung tâm đã tính toán đến việc hợp tác với tất cả các đơn vị có năng lực xét nghiệm, trong đó có cả Công ty Việt Á. Tuy nhiên, sau đó Trung tâm đã không triển khai do có phương án tốt hơn".
Tại buổi họp báo, thông tin về kế hoạch tiêm vaccine thời gian tới, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, Sở Y tế đã ban hành văn bản gửi các sở, ngành, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện về hướng dẫn việc tiêm vaccine phòng COVID-19 tại địa phương. Trong đợt này sẽ có những ưu tiên sau: Rà soát những người chưa được tiêm vaccine để tìm hiểu lý do, vận động đi tiêm; tiêm mũi bổ sung cho những đối tượng đúng theo quy định; tiêm nhắc lại cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Dự kiến đợt tiêm vaccine này sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2022.
Hiện tại, lực lượng chức năng thành phố đang điều trị 9.125 bệnh nhân. Đến hết ngày 22/12, thành phố đã tiêm hơn 7,9 triệu liều vaccine phòng COVID-10 mũi 1, gần 7 triệu liều vaccine mũi 2, 50.959 mũi vaccine bổ sung và 141.890 mũi vaccine nhắc lại.
Vụ thổi giá kit test COVID-19: 'Không ai chấp nhận sự nhầm lẫn của Bộ KH&CN'
Trả lờiXóaĐBQH Khoá XIV Phạm Thị Minh Hiền cho rằng, không ai chấp nhận được cách chống chế "nhầm lẫn thông tin" của Bộ Khoa học và Công nghệ trong vụ án gây chấn động này.
Vụ việc "thổi giá" kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á và các đơn vị, địa phương liên quan đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Chia sẻ với VTC News, đại biểu Quốc hội khoá XIV Phạm Thị Minh Hiền (Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Phú Yên) nhấn mạnh, hồ sơ sản phẩm kit test của Việt Á bị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) loại ngay từ đầu vì không cung cấp được chứng nhận quản lý chất lượng ISO cho sản phẩm y tế, có nghĩa là chưa được WHO chấp nhận cho lưu hành tự do.
Thế nhưng, sự “nhanh nhảu không cần thiết” của Bộ KH&CN khi vội vàng ra thông báo trên website của Bộ kèm theo thông tin về năng lực sản xuất cung ứng sản phẩm của Việt Á cho thị trường trong nước và quốc tế, rồi sau đó lại âm thầm gỡ bỏ thật sự gây ra một câu chuyện bi hài cho vụ việc này.
“Tôi thiết nghĩ, Bộ KH&CN cũng không thể tránh khỏi trách nhiệm của mình trong vụ án gây chấn động này. Không ai chấp nhận được cách chống chế sau đó của Bộ là do sự nhầm lẫn thông tin.
Cách giải thích đó càng cho thấy khả năng xử lý thông tin yếu kém của một bộ đóng vai trò quan trọng trong việc giám định đánh giá tiêu chuẩn sản phẩm được sản xuất theo quy trình công nghệ”, bà Hiền bày tỏ.
Bà Phạm Thị Minh Hiền cho rằng cần phải làm rõ trách nhiệm của Bộ KH&CN với nhiều vấn đề liên quan trong vụ việc này.
"Thứ nhất là căn cứ vào đâu để Bộ công bố những thông tin không chính xác về bộ kit test của Việt Á, đây có đúng là sự nhầm lẫn hay còn ý đồ nào khác.
Thứ hai, trách nhiệm của Bộ KH&CN (Hội đồng Khoa học công nghệ quốc gia) tới đâu trong việc thông qua hồ sơ đánh giá kết quả nghiên cứu chế tạo bộ kit real-time RT-PCR one step với tỷ lệ 8/8 (100%) thành viên đồng ý thông qua và nhất trí kiến nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng, để giờ đây dư luận ngã ngửa vì hiện trạng thực tế về năng lực sản xuất kit test của Công ty Việt Á.
Thứ ba, tại sao khi WHO có thông báo chính thức sản phẩm của Việt Á không đáp ứng tiêu chuẩn và không được chấp nhận lưu hành tự do thì Bộ KH&CN cũng như Bộ Y tế lại “bỏ lơ” thông tin này, không có động thái hay kiến nghị tạm dừng lưu hành bộ kit test của Việt Á.
Thứ tư, dư luận đặt ra câu hỏi liệu rằng cả 2 Bộ và những người trực tiếp tham gia quy trình giám định, xét duyệt cũng như các bộ phận có trách nhiệm liên quan có thật sự vô tư và vô can trong vụ việc lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính của Công ty Việt Á? Những vấn đề nêu trên có được xem là hành động tiếp tay của 2 Bộ hay không, rất cần được cơ quan công an điều tra sáng tỏ", bà Phạm Thị Minh Hiền bày tỏ.
Nói thêm về bê bối kit test COVID-19 của Công ty Việt Á, bà Hiền cho rằng vụ việc đã thật sự như một cú đâm quá mạnh, xuyên thủng lòng tin của nhân dân và thậm chí gây hoang mang cả hệ thống phòng chống dịch các cấp.
Xóa“Tôi tin chắc rằng không phải ai tham gia vào lực lượng tuyến đầu cũng đều hiểu rõ quy trình luồn lách như lươn trạch của bộ kit test này.
Trong suốt 2 năm ròng rã, các đội hình y bác sĩ và cả những đội hình khác đã lao lực và gần như kiệt sức nơi tâm dịch để tham gia bảo vệ sức khỏe người dân một cách đúng nghĩa nhưng đến nay vẫn chưa được nhận một chế độ hỗ trợ tương xứng, thậm chí có nơi y bác sĩ chuyển về nhận lương cơ bản.
Vậy mà vẫn có những thành phần “ ăn” không chừa một thứ gì từ đại dịch, trục lợi bất chấp nỗi mất mát đau đớn tột cùng của đồng bào mình, lọc lừa xuyên cả hệ thống quản lý nhà nước mà ở đó có đầy đủ bộ máy tham mưu giúp việc, “gác cổng” về chuyên môn cho Chính phủ như thế”, bà Hiền bức xúc.
Đánh giá rất cao sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan điều tra Bộ Công an, bà Hiền cho rằng, xâu chuỗi lại các dữ kiện quan trọng đã được các cơ quan truyền thông đưa tin, quả thật rất khó chấp nhận những sơ suất hay sai sót của các cơ quan quản lý nhà nước cấp Bộ trong vụ việc này.
“Bởi hồ sơ của một sản phẩm thiết bị y tế muốn lưu hành phải qua rất nhiều khâu sát hạch tiêu chuẩn của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Y tế, Bộ KH&CN mới được cấp phép.
Riêng đối với bộ kit test của Việt Á hồ sơ sản phẩm chưa được WHO chấp nhận cho lưu hành tự do nhưng đã tùy tiện thao túng thị trường với giá trên trời ngay trong lúc các nơi đều gặp khó khăn, lúng túng trong việc mua sắm thiết bị y tế.
Ấy thế mà lại có những bộ sậu liên quan đến Công ty Việt Á thản nhiên bỏ túi riêng tiền tỷ ”, bà Hiền nhấn mạnh.
Bà Phạm Thị Minh Hiền nhắc lại trong thời gian đó, hầu hết các địa phương đồng loạt kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội quan tâm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế mua sắm thiết bị vật tư y tế trong công tác phòng chống dịch. Cũng thời điểm này, Bộ Y tế vẫn chưa đưa ra một quy trình điều trị bệnh nhân COVID-19 và theo dõi sức khỏe người nghi nhiễm theo phân tầng như hiện nay.
XóaPhó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Phú Yên đề nghị cần có một cuộc thanh tra liên ngành rõ ràng về quy trình cấp phép lưu hành đối với sản phẩm liên quan đến thiết bị, đồ bảo hộ cá nhân trong lĩnh vực y tế.
“Khi tiếp cận hồ sơ các sản phẩm y tế trong quá trình kêu gọi vận động ủng hộ nguồn lực phòng chống dịch, nhóm thiện nguyện của chúng tôi nhận thấy có quá nhiều quy định chưa rõ ràng về đánh giá tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
Điển hình như khẩu trang y tế, để một loại khẩu trang có thể sử dụng trong lĩnh vực y tế, trước hết, nhà sản xuất phải có các chứng chỉ ISO quan trọng. Tuy nhiên, thực tế không ít doanh nghiệp đã “tự họa” cho bộ hồ sơ sản phẩm của mình rất đẹp đẽ, đánh tráo khái niệm về đạt chuẩn quốc tế mà nhà xưởng thì chắc chỉ ngang tầm với nhà xưởng sản xuất kit test của Công ty Việt Á, và bằng cách nào đó vẫn được đưa vào danh sách các đơn vị sản xuất, cung ứng trang thiết bị bảo hộ cá nhân.
Tôi tin rằng sẽ có rất nhiều sự thật được phơi bày nếu cơ quan chức năng vào cuộc”, bà Hiền nhận định.
Bà Phạm Thị Minh Hiền mong muốn cơ quan điều tra của Bộ Công an tiếp tục làm rõ hành vi gian dối, từng đường đi nước bước của các đơn vị, cá nhân lợi dụng dịch bệnh “hút máu ngân sách, móc túi người dân”, cùng với đó là đánh giá những hậu quả gây thiệt hại nặng nề về con người và vật chất.
“Hành vi lợi dụng chủ trương phòng chống dịch của nhóm lợi ích để ung dung làm giàu trong sự kiệt quệ, chống đỡ yếu ớt của người dân trước dịch bệnh, để rồi thiệt thòi người dân và doanh nghiệp phải gánh chịu, thiệt hại ngân sách quốc gia phải gánh chịu, tôi cho đó là hành vi độc ác!”, bà Hiền bày tỏ.
https://vtc.vn/vu-thoi-gia-kit-test-covid-19-khong-ai-chap-nhan-su-nham-lan-cua-bo-kh-cn-ar653405.html
Đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói rõ về chất lượng kit của Việt Á
Trả lờiXóaSau khi vụ Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á "bung", "toang", các địa phương có mua kit xét nghiệm của doanh nghiệp này đều lên tiếng rằng, mua theo "giá Bộ Y tế công bố". Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cần trả lời rõ ràng về vấn đề này.
Chuyện các cơ quan y tế, cơ sở y tế có nhận “hoa hồng, lại quả” hay không, nhận thì nhận bao nhiêu là việc của cơ quan điều tra, không liên quan nhiều đến dân.
Dân quan tâm nhất là chất lượng kit xét nghiệm của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á. Bởi vì, việc xét nghiệm COVID-19 liên quan đến sinh mạng, sức khỏe của bao nhiêu con người.
Thất thoát tiền bạc còn tính toán, xử lý, khắc phục được, còn sinh mạng, sức khỏe của con người là vô giá và không thể khắc phục.
Thử hình dung, trong hàng triệu sản phẩm do Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á bán khắp cả nước đạt chất lượng thì không sao, nhưng nếu không đạt chất lượng thì những xét nghiệm trước đây không chính xác. Người âm tính có thể bị dương tính và ngược lại.
Ai cũng hiểu, không thể lường hết được những hậu quả trong phòng dịch khi có những sai số mang tính cốt tử này. Xét nghiệm để tìm ra F0, nhưng kit xét nghiệm không đạt chất lượng thì là "thả" F0 ra cộng đồng.
Ngoài việc lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, dịch kéo dài ảnh hưởng tới cả nền kinh tế. Cho nên, câu trả lời về chất lượng của kit xét nghiệm Việt Á rất quan trọng.
Còn nữa, bán kit xét nghiệm thì phải có máy xét nghiệm. Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á hỗ trợ một số cơ sở y tế máy real - time PCR, máy này chất lượng thế nào, nước nào sản xuất? Nếu không đảm bảo chất lượng thì kết quả xét nghiệm không thể chính xác.
Bộ Y tế trả lời cụ thể nguồn gốc, chất lượng của những chiếc máy này.
Còn về sản phẩm kit, chắc chắn phải bảo đảm chất lượng, Bộ Y tế mới cấp phép đăng ký lưu hành. Đặc biệt, phải kiểm soát thật chi tiết, Bộ Y tế mới công bố giá bán kit của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.
Ông Huỳnh Hữu Dũng - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Long An - trao đổi với phóng viên Lao Động: "Trước khi mua đã tham khảo giá công bố trên website của Bộ Y tế. Chúng tôi mua thông qua chỉ định thầu". Các địa phương khác cũng dựa vào thông tin của Bộ Y tế để mua kit của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á như Long An.
Bộ Y tế là cơ quan quản lý, không phải là đơn vị tiếp thị, cho nên phải chịu trách nhiệm về chất lượng của kit xét nghiệm do Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á sản xuất.
https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/de-nghi-bo-truong-nguyen-thanh-long-noi-ro-ve-chat-luong-kit-cua-viet-a-986810.ldo
VẤN ĐỀ DƯ LUẬN QUAN TÂM: CHỦ THỰC SỰ CỦA CTY VIỆT Á LÀ AI???
Trả lờiXóaTheo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và đầu tư, ngoài ông Phan Quốc Việt - tổng giám đốc Công ty Việt Á, hai cổ đông sáng lập công ty còn lại là ông Đồng Sỹ Huy và bà Hồ Thị Thanh Thủy.
Ông Phan Quốc Việt - tổng giám đốc, người đại diện pháp luật Công ty Việt Á - giữ 10,2% CP công ty. Ông Đồng Sỹ Huy giữ 5% CP, bà Hồ Thị Thanh Thủy giữ 4,8% CP.
Tháng 10-2017, Công ty Việt Á thực hiện đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp lần 6 (lần gần đây nhất), vốn điều lệ doanh nghiệp được nâng lên 1.000 tỉ đồng nhưng góp vốn của 3 cổ đông sáng lập trên không thay đổi, chỉ giữ khoảng 20% CP vốn doanh nghiệp. Như vậy có khoảng 800 tỉ đồng đã được các cổ đông khác bơm vào doanh nghiệp.
Quá trình phất lên nhờ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Á
Trước đây, Công ty Việt Á là cái tên ít được biết tới. Nhưng từ đầu năm 2020, khi dịch COVID-19 bùng phát, Công ty Việt Á bắt tay vào nghiên cứu phát triển bộ kit xét nghiệm COVID-19 cùng Học viện Quân y.
Đầu năm 2020, Bộ Khoa học và công nghệ phê duyệt đề tài "Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm real-time PT-PCR và RT PCR phát hiện virus corona chủng mới nCoV" do Học viện Quân y chủ trì thực hiện.
Tháng 3-2020, Hội đồng khoa học và công nghệ cấp quốc gia thông qua kết quả nghiên cứu chế tạo và kiến nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng kit Real-time RT-PCR one step (test COVID-19).
Tháng 4-2020, công ty được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành kit xét nghiệm COVID-19 đầu tiên do Việt Nam sản xuất.
Đến nay Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm cho trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh thành với doanh thu gần 4.000 tỉ đồng.
Như vậy, 3 cổ đông sáng lập chỉ giữ khoảng 20% CP vốn doanh nghiệp. Vậy còn 80% vốn Cty Việt Á thược về ai?
Hoặc CHỦ THỰC SỰ CỦA CTY VIỆT Á LÀ AI???