Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2024

NẾU NGA CẤM XUẤT KHẨU URANIUM SANG PHÁP THÌ NGÀNH NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN PHÁP SẼ BỊ ‘CHÔN VÙI’

 

Tiếp theo bài trước với tiêu đề Báo Thuỵ Điển: CUỘC CHIẾN UỶ NHIỆM CỦA MỸ CHỐNG LẠI NGA ĐANG NHẤN CHÌM NỀN KINH TẾ CHÂU ÂU, mà nội dung chủ yếu là nói về nước Đức - "đầu tàu kinh tế EU"; Bây giờ chúng ta bàn tới nước Pháp liên quan tới cuộc chiến kinh tế giữa phương Tây với Nga. Mỹ cùng phương Tây đã ban ra hàng ngàn lệnh trừng phạt Nga với hy vọng bóp chết, xé nát nền kinh tế Nga. Thế nhưng, nền kinh tế Nga không những không bị chết mà, ngược lại, vẫn tăng trưởng thần kỳ. 

Vừa mới đây, Tổng thống Nga Putin đã yêu cầu Chính phủ Nga xem xét việc hạn chế xuất khẩu các vật liệu chiến lược như niken, titan và urani để ứng phó với hành động không thân thiện của các quốc gia phương Tây.

Các nhà đầu tư và chuyên gia thị trường đang xôn xao về chỉ thị của Tổng thống Nga gửi cho Thủ tướng Mishustin yêu cầu lập báo cáo về các biện pháp mà Nga có thể thực hiện để hạn chế xuất khẩu một số khoáng sản chiến lược nhằm ứng phó với chính sách trừng phạt của phương Tây. Giá cổ phiếu uranium tăng đột biến ngay lập tức và các nhà quan sát cảnh báo về tình trạng thiếu hụt cũng như giá tăng mạnh đối với các kim loại chiến lược nếu Moskva tiến hành các biện pháp hạn chế.

Sự đổ vỡ một phần trong mối quan hệ với các nước phương Tây sau năm 2022 cho thấy rằng, trong khi Nga chắc chắn có thể tồn tại mà không cần hàng tiêu dùng và công nghệ của phương Tây, thì điều tương tự không thể xảy ra với phương Tây khi nói đến dầu mỏ, khí đốt, uranium, phân bón và các vật liệu khác của Nga.

Trong bài hôm nay, Google.tienlang chưa bàn đến các vật liệu chiến lược như niken, titan, mà chỉ bàn về uranium.

Mỹ vẫn tiếp tục dựa vào uranium của Nga để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân của mình, cam kết sẽ chỉ dừng vào năm 2028.

Với uranium làm giàu, tình hình thậm chí còn phức tạp hơn, vì đây là nguồn tài nguyên hạn chế thường được xuất khẩu cho một khách hàng cụ thể cho một mục đích sử dụng cụ thể và việc lập kế hoạch thay thế các nhà cung cấp là một quá trình dài và tỉ mỉ, vì các nhà máy điện hạt nhân không thể chỉ đơn giản là bật và tắt theo ý muốn.

Nếu Nga cấm xuất khẩu uranium sang Pháp, GDP nước này có thể thiệt hại tới 12% mỗi năm. Đây là con số khổng lồ...

Tại Pháp, các chuyên gia hạt nhân hết sức lo lắng về tuyên bố của Vladimir Putin rằng chính phủ do Mikhail Mishustin đứng đầu nên suy nghĩ về việc hạn chế xuất khẩu nguyên liệu  quan trọng chiến lược sang các nước không thân thiện.

Xe tải chở các thùng chứa urani để sử dụng làm nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân tại một cảng ở St. Petersburg, Nga

Ở Pháp, ít nhất 70% sản lượng điện đến từ các nhà máy điện hạt nhân. Trong khi nước láng giềng Đức đang phá hủy một cách có hệ thống ngành công nghiệp hạt nhân dân sự của mình, đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân theo “chỉ thị” của “đảng Xanh”, quan chức Paris lại không thực hiện những hành động như vậy. Và bây giờ Đức lại đang phụ thuộc vào điện từ người Pháp.

Đến nay, tổng công suất các lò phản ứng hạt nhân đang vận hành ở Pháp đã vượt quá 60 GW. Xét về tỷ trọng điện do các nhà máy điện hạt nhân tạo ra trong tổng sản lượng điện phát ra, Pháp đứng ở vị trí đầu tiên trên thế giới. Và hơn một nửa toàn bộ ngành công nghiệp hạt nhân dân dụng của nước này phụ thuộc trực tiếp vào Nga. Thực tế là Paris mua uranium được làm giàu để vận hành các nhà máy điện hạt nhân từ Liên bang Nga, và thị phần uranium của Nga trên “thị trường hạt nhân” của Pháp trong những năm gần đây hiếm khi giảm xuống dưới 50%; Còn lại 50% thì tự Pháp có thể làm giàu từ nguyên liệu urani thô cướp được từ Niger.

Thật đau cho Pháp, chính quyền mới ở Niger đã cắt đứt mọi quan hệ với Pháp, đuổi binh lính Phá cũng như những ông chủ thực dân Pháp ra khỏi Niger. Trong bối cảnh các công ty Pháp mất quyền kiểm soát các mỏ uranium ở Niger, việc Nga “cấm” xuất khẩu uranium sang Pháp có thể không chỉ ảnh hưởng đến ngành năng lượng hạt nhân của quốc gia EU này mà thậm chí còn có thể chôn vùi nó hoàn toàn.

Việc thay thế đồng thời 100% thị trường uranium từ các nguồn khác là không thực tế. Và sẽ không thực tế nếu làm điều này ngay cả trong trung hạn, vì có rất ít nguồn như vậy, nói một cách nhẹ nhàng.

Về vấn đề này, Pháp hiện đang nghiên cứu tác động của lệnh cấm xuất khẩu uranium của Nga. Theo những ước tính thận trọng nhất, điều này có thể “làm giảm” tới 12% GDP trong năm tới (và đây là một số tiền khổng lồ), có tính đến thực tế là một số hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ phải dừng lại do tình trạng thiếu điện.

Nguyễn Văn Chính - Chuyên gia kinh tế của Google.tienlang

Kính mời xem các bài liên quan:

Báo Thuỵ Điển: CUỘC CHIẾN UỶ NHIỆM CỦA MỸ CHỐNG LẠI NGA ĐANG NHẤN CHÌM NỀN KINH TẾ CHÂU ÂU


Xem VIDEO CLIP CỦA KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐỨC THỜI ĐIỂM TRƯỚC KHI NỔ RA CUỘC CHIẾN UKRAINA đăng ngày 8 thg 2, 2022 trong dịp Thủ tướng Đức Olaf Scholz thăm Hoa Kỳ đầu năm 2022. Đứng cạnh Olaf Scholz, J. Biden nói: “Nếu Nga xâm lược bằng xe tăng hoặc quân đội vượt qua biên giới Ukraina, thì sẽ không còn Nordstream 2 nữa. Chúng tôi sẽ xóa bỏ nóTôi hứa với các bạn rằng chúng tôi sẽ làm được điều đó»!

Kênh Truyền hình Welt (Đức) bình luận: "Thông điệp của Biden không chỉ nhắm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin - mà còn nhắm vào Thủ tướng Olaf Scholz (SPD), người đang đứng ngay cạnh Biden trong Nhà Trắng."

Kính mời những ai biết tiếng Thuỵ Điển, xin hãy đọc bản gốc bài trên báo SwebbTV (Thụy Điển) với tiêu đề: “Europa grundlurat av USA” – proxykriget sänker vår ekonomiDịch: "Châu Âu đã bị Mỹ lừa dối" - cuộc chiến ủy nhiệm nhấn chìm nền kinh tế của chúng ta

https://nyheter.swebbtv.se/europa-grundlurat-av-usa-proxykriget-sanker-var-ekonomi/

Dưới đây, Google.tienlang xin dịch bài báo này....

******

 “Europa grundlurat av USA” – proxykriget sänker vår ekonomi – Dịch: "Châu Âu đã bị Mỹ lừa dối" - cuộc chiến ủy nhiệm nhấn chìm nền kinh tế của chúng ta

Ảnh chụp màn hình tiêu đề bài trên báo SwebbTV (Thụy Điển)

Quá trình “chuyển đổi xanh” của giới tinh hoa quyền lực và cuộc chiến ủy nhiệm của giới đầu sỏ phương Tây chống lại Nga ở Ukraine đang nhấn chìm nền kinh tế châu Âu. Họ nói rằng bây giờ thật tệ khi chúng ta cần một Kế hoạch Marshall mới. Những câu hỏi này sẽ được thảo luận trong Phân tích mới nhất của Swebbtv.

- Tương lai của châu Âu cực kỳ ảm đạm, Nhà kinh tế Lars Bern nói.

(Google.tienlang chú thích: 

Nhà Kinh tế Thuỵ Điển Lars Bern

Lars Bern là một kỹ sư, tiến sĩ công nghệ, tác giả và nhà tranh luận người Thụy Điển. Ông là thành viên của Viện Khoa học Kỹ thuật Hoàng gia Thụy Điển.)

Mario Draghi, cựu thủ tướng Ý và cựu Giám đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu, hiện tin rằng châu Âu cần các khoản đầu tư tương đương với Kế hoạch Marshall mới. Đó là những điều tồi tệ đang diễn ra đối với nền kinh tế châu Âu.

Châu Âu cần 800 tỷ euro mỗi năm để có thể cạnh tranh với Trung Quốc và Mỹ.

Tại sao điều này có thể xảy ra?

- Châu Âu không có lý do thực sự nào để tụt lại phía sau như thế này, Mikael Willgert nói trong Omvärldsanalys của Swebbtv.

- Một phần, GDP của Thụy Điển đã trì trệ trong ba năm, mặc dù thực tế là chúng ta đã tăng dân số với lượng người nhập cư- lực lượng lao động khoẻ mạnh- khá lớn. Nhưng nền kinh tế Thuỵ Điển vẫn không khả quan trong tương lai.

Đồng thời, Đức đang gặp phải những vấn đề kinh tế to lớn.

- Lars Bern cho biết có hai dự án hiện đang hủy hoại châu Âu.

1. Một là quá trình chuyển đổi xanh, với bất kỳ chi phí nào. Đó là lời giải thích tại sao ngày nay chúng ta phải trả tiền điện gấp hai lần rưỡi so với ngành công nghiệp Mỹ. Và tất nhiên với giá năng lượng như vậy, ngành công nghiệp châu Âu không có cơ hội cạnh tranh. Và mức sống của chúng ta bị đẩy xuống. Và giá khí đốt tự nhiên đắt gấp bốn lần rưỡi so với ở Mỹ. Cả điện và khí đốt tự nhiên đều là nguyên liệu năng lượng rất quan trọng cho ngành công nghiệp.

2. Hai là Cuộc chiến uỷ nhiệm của giới đầu sỏ Mỹ chống lại Nga ở Ukraina.

Một nguyên nhân chính khiến giá khí đốt tự nhiên tăng cao là cuộc chiến Ukraine. Các chính trị gia đã gửi vô số tỷ USD thẳng vào “hố đen” Ukraine. Cùng với chiến tranh, Dòng chảy phương Bắc cũng bị nổ tung, nơi từng có thể cung cấp khí đốt rất rẻ cho ngành công nghiệp châu Âu.

Theo Bern, chính sách khí hậuchính sách chiến tranh là "hai lỗ đen lớn" của châu Âu.

- Và nếu Đức gặp những vấn đề kinh tế to lớn, Thuỵ Điển của chúng ta không có cơ hội phục hồi bản thân, bởi vì chúng ta quá phụ thuộc vào Đức, Lars Bern tiếp tục.

- Tương lai của châu Âu vô cùng ảm đạm. Điều chúng ta cũng phải nhớ là Châu Âu không có nguyên liệu thô. Chúng ta không có nguyên liệu thô chiến lược. Chúng ta có rất nhiều người, nhưng so với tất cả mọi người, chúng tôi có nguồn lực cực kỳ hạn chế về nguyên liệu thô.

Lars Bern giải thích: Với cuộc chiến ở Ukraine, Mỹ muốn ngăn chặn châu Âu và Nga đến với nhau. Châu Âu ngày càng gần gũi hơn với Nga. Họ muốn ngăn chặn điều đó.

- Đây là một diễn biến khiến người Mỹ vô cùng lo sợ. Bởi vì về cơ bản điều đó có nghĩa là ngành công nghiệp châu Âu có lợi thế cạnh tranh so với những ngành công nghiệp nhỏ mà người Mỹ còn sót lại. Vì vậy họ muốn ngăn chặn điều này bằng mọi giá.

- Đó là việc tạo ra sự thù địch đối với người Nga để họ có thể cho nổ đường ống dẫn khí đốt (Nord Stream, theo nhà báo điều tra Seymour Hersh đã bị Mỹ cho nổ tung, lưu ý của chúng tôi) mà không gây bão ở châu Âu. Người châu Âu đã bị người Mỹ lừa dối hoàn toàn.

(Về chuyện phá hoại tuyến đường ống Nord Stream - Dòng chảy phương Bắc, xin xem thêm bài  Báo Berliner Zeitung (Đức): HOA KỲ PHÁ HOẠI TUYẾN DÒNG CHẢY PHƯƠNG BẮC VÌ LO SỢ ĐỨC SẼ DỠ BỎ TRỪNG PHẠT NGA )
Tác giả SwebbTV (Thụy Điển)
Trịnh Thanh Hà - Cộng tác viên Google.tienlang Dịch và Giới thiệu

Kính mời xem các bài liên quan:

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2024

Mệt quá, Lại Bão: ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG DI CHUYỂN NHANH, MẠNH LÊN THÀNH BÃO TRONG 24 GIỜ TỚI

 

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục di chuyển theo hướng Tây.

Hồi 1 giờ ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17 độ Vĩ Bắc; 122 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61 km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15 km/h.

Trong khoảng 24 giờ tới, áp thấp di chuyển nhanh theo hướng tây tây nam và có khả năng mạnh lên thành bão. Nếu mạnh lên thành bão thì đây là cơn bão số 4 hoạt động trên Biển Đông trong năm 2024.

Đến 1 giờ ngày mai, áp thấp nhiệt đới theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 25 km/h, di chuyển vào Biển Đông, mạnh lên thành bão trên khu vực Bắc Biển Đông, cách Hoàng Sa khoảng 420km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10. Độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Đến 1h sáng 19/9, tâm bão ở trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 10.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h), biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4m, từ chiều ngày 17-9 tăng lên 3-5m.

Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.

Cũng theo thông tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ 1 đến 4 giờ ngày 17/9, khu vực các tỉnh Thanh Hóa và Đắk Nông đã có mưa vừa, mưa to như: Thạch Quảng (Thanh Hóa) 48,4mm; Đắk Ru (Đắk Nông) 49,8mm; Đắk Rmoan (Đắk Nông) 45mm…

Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Cảnh báo trong sáng 17/9, khu vực các tỉnh trên tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 70mm; nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên đặc biệt là các huyện: Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quan Sơn, Thạch Thành, Thường Xuân (Thanh Hóa); Đăk Glong, Đắk Mil, Đắk R'Lấp, Đắk Song, Krông Nô, thành phố Gia Nghĩa, Tuy Đức (Đắk Nông).

Cảnh báo độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy cấp 1.

Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế-xã hội.

Hoàng Ngân Thương

Kính mời xem các bài liên quan:

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2024

FULBRIGHT - USAID - CIA VÀ CÁCH MẠNG MÀU SẮC. Bài 7. HENRY KISSINGER VÀ KẾ HOẠCH HẬU 30/4/1975 CỦA MỸ

 

Vì đăng rải rác ở nhiều bài, thiếu tính hệ thống nên hiệu quả không cao. Mới đây rộ lên chuyện FULBRIGHT LÀ LÒ ĐÀO TẠO PHẢN ĐỘNG? nên Google.tienlang thấy cần thiết đăng loạt bài Hệ thống lại các bài SỰ THẬT VỀ ĐẠI HỌC FULBRIGHTMột câu hỏi mà mọi người ít để ý, đó là Vì sao ở Đại học Fulbright Việt Nam, hoạt động gì cũng phải trương logo USAID? Rõ ràng Fulbright "có họ" với USAID? USAID thực chất là gì? Có phải USAID là Cánh tay nối dài của CIA (Mỹ) để tiến hành cách mạng màu, lật đổ các chính quyền mà Mỹ không ưa? Các NGOs do USAID lập ra ở Nga (trước năm 2012), Ukraina, ở Gruzia, ở Slovakia, ở Trung Quốc và trên khắp thế giới để làm gì?

Mở đầu loạt bài này, chúng tôi xin đăng bài từ Tạp chí Cộng sản để trả lời cho câu hỏi VÌ SAO NGA PHẢI ĐOẠN TUYỆT VỚI USAID? Bài 2 với tiêu đề TRAO ĐỔI VỚI SINH VIÊN FULBRIGHT VỀ CHUYỆN TIẾN SĨ NGUYỄN KIỀU DUNG NÓI FULBRIGHT “TREO ĐẦU DÊ, BÁN THỊT CHÓ”Bài 3 với tiêu đề FULBRIGHT - USAID - CIA VÀ CÁCH MẠNG MÀU SẮC. BÀI 3- Ở FULBRIGHT THẦY DẠY SỬ (GS NGUYỄN THỊ LIÊN HẰNG) LẠI LÀ NGƯỜI MỸ, NHÌN ĐỜI BẰNG CON MẮT MỸ! Bài 4. NGƯỜI PHÁT NGÔN BỘ NGOẠI GIAO CA NGỢI FULBRIGHT VÀ 8 ĐIỀU CHỊ CHƯA BIẾT. Bài 5. Nhân 2/9: CÁN BỘ CÁC CẤP KHÔNG ĐƯỢC QUÊN LỜI CẢNH BÁO CỦA BÁC HỒ VỀ THỦ ĐOẠN TÂM LÝ CHIẾN CỦA MỸ, ĐẶC BIỆT LÀ TRONG GIÁO DỤC & VĂN HOÁ. Và Bài 6. TÂM SỰ VỚI SINH VIÊN FULBRIGHT VỀ NƯỚC MỸ

Tiếp theo loạt bài này, Hôm nay Google.tienlang xin đăng bài 7 FULBRIGHT - USAID - CIA VÀ CÁCH MẠNG MÀU SẮC. Bài 7. HENRY KISSINGER VÀ KẾ HOẠCH HẬU 30/4/1975 CỦA MỸ về vấn đề Bảo Biên cương Văn hoá Tư tưởng
*****

Trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, có một mặt trận mới được hình thành, đó là mặt trận trên không gian mạng. Có một biên cương mới được hình thành, đó chính là biên cương văn hóa, tư tưởng. Đã có nhiều biểu hiện lệch lạc trong tiếp nhận văn hoá, tư tưởng ngoại lại lai trong giới trẻ, đe doạ đến nền tảng tư tưởng và văn hoá của thế hệ tương lai. Lúc này, cần phải bồi đắp “sức mạnh nội sinh” là vốn văn hoá truyền thống cho thế hệ trẻ, đã có những người trẻ thể hiện khát vọng vươn tầm văn hoá Việt Nam ra thế giới. Nhưng điều cần thiết hơn cả vẫn là sự định hướng, giáo dục trong tiếp nhận văn hoá, tư tưởng trong thời kỳ mới.

Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã để lại cho Việt Nam một lời tuyên chuyến ngạo mạn và đầy thách thức khi rút khỏi chiến trường miền Nam: “Hai mươi năm sau chúng ta sẽ trở lại Việt Nam. Không phải với xe tăng, đại bác, chiến hạm hay pháo đài bay mà bằng xấp đô la... Những gì bom đạn không thể làm được thì sức mạnh của đồng đô la sẽ giải quyết. Người Việt Nam sẽ đón chúng ta như những vị ân nhân.”

Và đến giờ sau 50 năm thống nhất, nghiêm túc nhìn lại, ta không thể không thừa nhận rằng, lời ông ta nói là có căn cứ, và lời “tuyên chiến” đó thực sự là một vấn đề đang diễn biến hàng ngày, hàng giờ. Trong thế giới hiện đại, những hành vi bạo lực, bạo động xâm phạm chủ quyền luôn bị lên án. Thế nhưng, văn hóa lại đang trở thành một thứ “quyền lực mềm”, tấn công vào thành trì tư tưởng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Tâm lý “tự nhục” đề cao một chiều các giá trị nước ngoài

Một điều có thể dễ thấy trên các diễn đàn mạng xã hội, có một bộ phận giới trẻ mang tâm lý “tự nhục”. Đây là khái niệm khi người ta luôn ca ngợi các thành quả, các giá trị văn hóa ngoại quốc một chiều, từ đó so sánh và hạ thấp vị thế, văn hóa của Việt Nam, và thường là sẽ kết thúc bằng câu hỏi “bao giờ Việt Nam mới.... tiến bộ/ theo kịp/ đổi mới” để được như nước bạn? Có thể đơn cử như sau:

Năm 2022, Việt Nam đăng cai SEA Games 31. Đoàn thể thao Việt Nam có 205 huy chương vàng tại SEA Games 31, dẫn đầu bảng tổng sắp. Đây là kỷ lục mới của đại hội. Lúc này thì hội “tự nhục” nổi lên mạnh mẽ khi bôi bác SEA Games là giải ao làng, Việt Nam đứng đầu bảng tổng sắp hoàn toàn do lợi thế chủ nhà.

Tháng 3/2023, câu chuyện ngôi trường Oteshima tại đảo Oteshima (Nhật Bản) chỉ có duy nhất một học sinh, vẫn duy trì hoạt động dạy học đã lan truyền trong cư dân mạng Việt Nam. Và bên cạnh những lời nhận xét đầy nhân văn thì lại nhiều bình luận quay ra chê bôi đất nước. Trong khi, ở Việt Nam cũng tồn tại những ngôi trường ít học sinh như thế, thậm chí điều kiện còn khắc nghiệt hơn! Có những thầy cô giáo đã đánh cược mạng sống “bám bản, gieo chữ”. Mới chỉ đầu tháng 5/2023, hẳn chưa ai quên cô giáo Mai Thị Yến, giáo viên Trường mầm non Đường Thượng (Hà Giang) đã tử vong dưới vực sâu, khi con đường đến điểm trường chỉ còn cách đó 2km!

Bên trái: Ảnh em Akino Imanaka (Nhật Bản) trong lễ tốt nghiệp, bình luận tại một số trang mạng. Bên phải: Giáo viên vùng cao (Việt Nam) kiên trì bám bản trong điều kiện dạy học khó khăn

Chưa hết! Tôn vinh một chiều những thành tựu nước ngoài còn khá là “nương miệng”. Người ta còn luôn ca ngợi các doanh nghiệp, tập đoàn lớn ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... có thể vươn lên “thành rồng” nhưng khi các doanh nghiệp Việt muốn lớn mạnh hơn thì lại luôn lấy cớ ra để “dìm hàng” chê bai: Trung Nguyên Legend mở chi nhánh ở Thượng Hải (21/9/2022). Khi doanh nghiệp đang nỗ lực đưa văn hóa cà phê Việt ra nước ngoài thì lại nghe bỉ bôi rằng họ không thể cạnh tranh được với Starbucks, sẽ sớm “dẹp tiệm”. Hình ảnh chiếc tàu đưa 2000 ô tô VinFast VF8 đầu tiên xuất khẩu đến đất Mỹ thì lại có người chế giễu rằng đó chỉ là ảnh photoshop… rồi nói cạnh khóe đó là “tin bốc phét”. Trong khi để xác minh chuyện này không hề khó khăn!

Bên trái: Ảnh tàu Vinfast đưa gần 2000 xe ô tô sang Mỹ “bị tố” là sản phẩm photoshop của chiếc tàu ở ảnh bên dưới. Bên phải: cận và toàn cảnh tàu Vinfast chở ô tô sang Mỹ

Đất nước ngày một phát triển, chúng ta vui mừng khi có nhiều doanh nghiệp ngoại đến đầu tư, nhưng chúng ta chỉ thực sự tự hào khi những doanh nghiệp mang thương hiệu Việt “mang chuông đi đánh xứ người”. Các tập đoàn như Viettel, Vingroup, FPT, Vinamilk, Hòa Phát... đã và đang làm tốt điều đó!

Ta có thể ca ngợi, tôn vinh những câu chuyện đẹp, hành động đẹp ở bất cứ đâu, nhưng phải thấy được, đó cũng là những giá trị, những thành công mà dân tộc ta đang có, và đang hướng tới. Nếu còn những bất công, bất cập ở đâu đó, thì chính chúng ta sẽ phải đóng góp công sức để khiến xã hội trở nên tốt đẹp hơn, chứ không phải xây dựng nên một nỗi “tự nhục” đầy bi quan, đến mức phi lý và vô căn cứ.

Tiếp nhận thụ động văn hoá, tư tưởng ngoại lai

Dẫu sao, những biểu hiện “tự nhục” nói trên còn dễ dàng nhận diện, gọi tên. Thế nhưng có một ranh giới khác mong manh hơn, khó nhận biết hơn nếu không đủ nhạy cảm. Đó chính là sự tiếp nhận thụ động văn hoá, tư tưởng nước ngoài, đến từ các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật ngoại nhập mang lại. Gọi là “thụ động” bởi nhiều khi, chính bản thân con người cũng không ngờ rằng mình đã tiếp nhận, đã chịu ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng văn hoá, tư tưởng này.

Không ai có thể chối cãi những ngày lễ “ngoại nhập” đang trở thành những ngày lễ mà giới trẻ Việt Nam không thể bỏ qua như[1]: “Halloween” (31/10), Lễ Noel (24/12), lễ “Valentine” (14/2), “Sydney Mardi Gras” (Lễ hội của cộng đồng LGBT[2] (2 tuần cuối tháng 2, đầu tháng 3), “Ngày cá tháng tư 1/4” ; “Thất tịch” (7/7 âm lịch). Một thực tế rằng khi đa số xã hội chấp nhận một xu hướng nào đó, thì mặc nhiên chúng ta cũng phải chấp nhận sự tồn tại của chúng một cách uyển chuyển và thức thời. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc phải thỏa hiệp, và góp phần đưa những văn hóa này vào sâu trong thế hệ trẻ. Những năm gần đây, đã có nhiều trường học đưa hoạt động Halloween (hoá trang thành ma quỷ và những hình ảnh kinh dị), “Ông già Noel tặng quà” vào trong các trường học, thậm chí là từ cấp mầm non và tiểu học! Việc đưa một hoạt động mang tính chất tín ngưỡng tôn giáo vào trường học thực sự không phù hợp. Vô hình chung, trẻ phải tiếp nhận một cách thụ động văn hóa và tư tưởng phương Tây. Trong khi đó, những năm gần đây, đã có trào lưu kêu gọi bỏ Tết cổ truyền của dân tộc, thay đổi Quốc ca Việt Nam!

Các ngày lễ của nước ngoài, mang yếu tố tôn giáo được đưa vào các hoạt động trường học; Giới trẻ hưởng ứng tục ăn đậu đỏ ngày “thất tịch” mà không biết rằng nó không hề có ý nghĩa

Mặt khác, các sản phẩm văn nghệ giải trí nước ngoài như Âu Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản... cũng đang tiến quân một cách sâu rộng vào thị trường Việt Nam. Với sự non nớt của mình, vẫn có những người trẻ phát cuồng vì thần tượng, với những hành động hết sức phản cảm: hôn lên ghế “Idol” [3]từng ngồi, chen lấn xô đẩy đến ngất xỉu khi đón “Idol” ở sân bay, thậm chí đáng lên án hơn là hoạt động donate tiền (quyên góp ủng hộ) cho “Idol” người nước ngoài, mặc kệ chuyện chính họ đã từng lên tiếng xâm phạm chủ quyền Việt Nam! Điển hình như: tháng 8/2020, nhóm fan Việt đã donate gần 1 tỉ đồng cho diễn viên Trung Quốc Triệu Tiểu Đường, mặc dù cô từng lên mạng ủng hộ yêu sách Đường Lưỡi Bò từ năm 2018 - “Trung Quốc, một phân cũng không thể thiếu” (và đây không phải trường hợp diễn viên duy nhất có hành động trên).

Hình chụp màn hình trang Weibo của các diễn viên Trung Quốc được yêu thích tại Việt Nam đã chia sẻ đường lưỡi bò (Phạm Băng Băng, Châu Tấn, Dương Dương…)

Thật đáng sợ khi phải so sánh những hành động đó chẳng khác nào tự mình “mua súng” để tận tay dâng lên kẻ thù, để chúng lúc nào cũng sẵn sàng “nã đạn” vào văn hóa, tư tưởng người Việt. Các thể loại phim, truyện Trung Quốc với nội dung chết đi sống lại, hay “xuyên không” (quay lại quá khứ) từ bao giờ đã ào ạt xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Đó không đơn thuần chỉ là giải trí. Nội dung và cốt truyện hoàn toàn xa lạ với cốt cách văn hóa của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa duy vật biện chứng mà chúng ta đang vận dụng trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Chẳng biết từ bao giờ những “soái ca” màn ảnh, đã “đốn tim” hàng triệu cô gái Việt Nam, những danh xưng “thần tiên tỷ tỷ”, “nữ thần thanh xuân”, “tổng tài bá đạo” trở thành những hình mẫu của thế hệ trẻ, và những ngôn ngữ đó cũng đã xâm nhập vào tiếng Việt (thậm chí có những từ ngữ mà người bản địa cũng không sử dụng như người Việt[4]). Ngay cả trong đời sống hàng ngày, các bậc phụ huynh ngày nay cũng đặt “nickname” cho các con với yếu tố “rất Tây”, “rất Trung” như: Tiểu My, Tiểu Trang... hay Tommy, Jenny... thì có vẻ “sang” hơn chăng? Trẻ mới bi bô học nói hầu như đều được cha mẹ dạy chào là “bye bye”, mà không biết tới “tạm biệt, biết gọi “mommy” mà không biết “u, bầm, bu”... là gì.

Điều đó vô hình chung xây dựng lên lối suy nghĩ “sùng ngoại”, các giá trị vốn có như ngôn ngữ, văn học nghệ thuật.... của nước nhà bị coi nhẹ. Tất cả những hiện tượng trên tuy không phải là đại diện cho tất cả tư duy, suy nghĩ của giới trẻ, nhưng thực sự chúng đã và đang tồn tại. Thậm chí, những biểu hiện tiếp nhận văn hóa một cách thụ động như trên còn tiềm tàng nhiều mối nguy hơn là những biểu hiện bề nổi, tự phát. Bởi không biết từ bao giờ, con người ta mất hoặc giảm đi tình yêu đối với văn hóa dân tộc. Khi ấy, con người ta không khác gì một cơ thể yếu ớt, thiếu sức đề kháng, lơ là cảnh giác với văn hóa ngoại lai và tiếp nhận nó như một điều đương nhiên. Từ những ảnh hưởng về văn hóa, tư tưởng, người ta dễ sa vào bẫy của những kẻ muốn lật lại lịch sử. Và rất có thể một ngày nào đó, chính họ hoặc con cái họ sẽ tham gia “lật móng” nền tảng tư tưởng của Đảng ta lúc nào không hay. Đây là một vấn đề cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc, bởi vì “tổ mối nhỏ” cũng có thể đục thủng cả triền đê. Huống hồ, những “tổ mối” như thế vẫn đang tồn tại, hơn nữa lại tồn tại ở chính trong những thế hệ sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước.

Tác giả Hoàng Diệp Hằng

(Bài đăng trên Báo Lạng Sơn 28/10/2023)

Chị Hoàng Diệp Hằng, Biên tập viên, Bí thư Chi đoàn Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn

[1] Halloween: Lễ hội ma quỷ; Valentine: Ngày lễ tình nhân; lễ Noel: Ngày Thiên Chúa Giáng sinh Thất tịch: ngày lễ tình nhân trong truyền thống Trung Quốc

[2] Cộng đồng LGBT là một nhóm được định nghĩa lỏng lẻo bao gồm đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới và các cá nhân đồng tính khác được thống nhất bởi một nền văn hóa chung và các phong trào xã hội.

[3] Idol: Một từ tiếng Anh, tạm dịch là thần tượng, là một người, một nhân vật nào đó được nhiều người ngưỡng mộ

[4] Ví dụ như từ ‘soái ca’: chữ tiếng Trung tương ứng là 帅哥 chỉ có nghĩa là anh chàng đẹp trai, chứ không bao hàm nghĩa đẹp trai, phong độ, giàu có như người Việt lí giải.

Bài này cũng được đăng trên Trang web Cuộc thi Chính luận Bảo vệ Nền tảng Tư tưởng của Đảng tại link:

http://baovenentang.org.vn/Content/su-de-doa-den-bien-cuong-van-hoa-tu-tuong-ky-2-11298

Hoàng Minh Tâm Giới thiệu
Kính mời xem các bài liên quan: