Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2023

Nóng trên báo Ý: CỰU THỦ TƯỚNG Ý BERLUSCONI ĐỀ XUẤT ‘KẾ HOẠCH MARSHALL’ ĐỂ ĐỔI LẤY LỆNH NGỪNG BẮN CHO UKRAINA

 

Kính mời những ai biết tiếng Ý, xin hãy đọc bản gốc trên báo Ý những bài với tiêu đề Ucraina, Berlusconi: "Da premier non avrei mai parlato con Zelensky"- Dịch: Ukraine, Berlusconi: "Nếu là thủ tướng, tôi sẽ không bao giờ thèm nói chuyện với Zelensky"

https://www.adnkronos.com/ucraina-berlusconi-da-premier-non-avrei-parlato-con-zelensky_78qYbNCROnonCA3K4rKZyg

Hoặc bài  Berlusconidi nuovo contro Zelensky: “Civili uccisi per la sua ostinazione in Donbass”- Dịch: Berlusconi một lần nữa lên án Zelensky: "Dân thường bị giết vì sự cố chấp của ông ta ở Donbass" https://www.ilfattoquotidiano.it/2023/02/12/berlusconi-di-nuovo-contro-zelensky-civili-e-soldati-uccisi-a-causa-della-sua-ostinazione-nel-donbass-insorge-lopposizione/7063115/; hoặc bài Ucraina, Berlusconi: “Non avrei visto Zelensky, non doveva attaccareDonbass”- Dịch: Ukraine, Berlusconi: "Tôi sẽ không gặp Zelensky, ông ta không nên tấn công Donbass". https://tg24.sky.it/politica/2023/02/12/ucraina-dichiarazioni-berlusconi-polemiche; hoặc bài Berlusconi: "Da premier non avrei parlato con Zelensky"- Dịch: Berlusconi: "Nếu là thủ tướng, tôi sẽ không nói chuyện với Zelensky".  

Trước khi đọc bài mới, kính mời bạn đọc xem các bài thời sự nóng hổi gần đây trên Google.tienlang:

 Và đừng quên một vài bài:

Dưới đây, Google.tienlang xin dịch một trong số các bài báo trên báo Ý mới đây…

******

Ucraina, Berlusconi: "Da premier non avrei mai parlato con Zelensky"- Dịch: Ukraine, Berlusconi: "Nếu là thủ tướng, tôi sẽ không bao giờ thèm nói chuyện với Zelensky"

12 Tháng Hai, 2023 | 19.20

Lãnh đạo Đảng Forza Italia (tức Đảng ‘Nước Ý Tiến lên’- một trong ba chính đảng cầm quyền ở Ý): "Đáng lẽ tổng thống Ukraine không nên tấn công hai nước cộng hòa tự trị Donbass"

(Xem bài: Báo Ý dự báo: SAU KHI THỦ TƯỚNG DRAGHI SỤP ĐỔ, CHẮC CHẮN "NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA PUTIN" SẼ LÊN NẮM QUYỀN)

"Nếu là thủ tướng, tôi sẽ không bao giờ thèm nói chuyện với Zelensky". Silvio Berlusconi, lãnh đạo của Đảng Forza Italia, sau khi bỏ phiếu tại điểm bỏ phiếu ở Milan trong cuộc bầu cử khu vực Lombardy. Tại đây Berlusconi bày tỏ quan điểm của mình về Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine, và nói chung về cuộc chiến của Nga ở Ukraina.

BERLUSCONI - "Nếu tôi là thủ tướng, tôi sẽ không bao giờ thèm nói chuyện với Zelensky vì chúng tôi đang chứng kiến ​​​​sự tàn phá của ông ta với đất nước của chính ông ấy, cũng như ông ấy đang tàn sát binh lính và dân thường ở miền đông Ukraina", Berlusconi nói: "Việc ông ấy ngừng tấn công hai nước cộng hòa tự trị Donbass là cần thiết nhưng điều này sẽ không xảy ra, vì vậy tôi đánh giá hành vi của quý ông này rất, rất tiêu cực".

Theo Berlusconi, "để đạt được hòa bình, tổng thống Mỹ nên gặp Zelensky và nói với ông ấy rằng 'một kế hoạch Marshall có sẵn sau khi chiến tranh kết thúc để tái thiết Ukraine' ". Nhà lãnh đạo của Đảng Forza Italia đề cập đến "kế hoạch Marshall trị giá 6-7-8-9 nghìn tỷ đô la với một điều kiện rằng: “bạn ra lệnh ngừng bắn vào ngày mai; nếu không, cũng bắt đầu từ ngày mai, chúng tôi sẽ không cung cấp cho bạn bất kỳ đô la nào nữa!”  

“Chỉ có như vậy mới có thể thuyết phục quý ông Zelensky này đạt được thỏa thuận ngừng bắn", Berlusconi khẳng định. 

Google.tienlang chú thích: Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, vào tháng 6/1947, Mĩ đề ra và thực hiện kế hoạch Marshall (Mácsan) với khoản viện trợ khoảng 17 tỉ USD để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Mặt khác, qua kế hoạch này, Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào Liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

Trịnh Thanh Hà- Cộng tác viên Google.tienlang Dịch và Giới thiệu

====

==== 

Google.tienlang từng dẫn ra nhiều bài báo của các chuyên gia từ nhiều nước trên thế giới nói điều tương tự như Google.tienlang, rằng cuộc chiến ở Ukraina do Mỹ khơi mào. Ví dụ là các bài:
Xin xem thêm bài khác:

19 nhận xét:

  1. Mời ai biết tiếng Ý, xin vào đây nghe ông Cựu Thủ tướng Ý nói gì:
    ----
    Berlusconi: "Da premier non sarei mai andato a cena con Zelensky. Non doveva attaccare il Donbass"- Berlusconi: "Là thủ tướng, tôi sẽ không bao giờ đi ăn tối với Zelensky. Ông ấy lẽ ra không nên tấn công Donbass"
    "Nếu tôi là Thủ tướng, tôi sẽ không bao giờ thèm nói chuyện với Zelensky, bởi vì chúng tôi đang chứng kiến ​​​​sự tàn phá của đất nước ông ấy và sự tàn sát của binh lính và thường dân. Chỉ cần ông ấy ngừng tấn công hai nước cộng hòa tự trị Donbass là đủ và điều này không xảy ra, vì vậy tôi đánh giá hành vi của quý ông này rất, rất tiêu cực".
    https://www.youtube.com/watch?v=Lyeqta6_N9g

    Trả lờiXóa
  2. Ucraina, Berlusconi: "Se fossi premier non avrei mai incontrato Zelensky"- Dịch: Ukraine, Berlusconi: "Nếu tôi là thủ tướng, tôi sẽ không bao giờ gặp Zelensky"
    34.066 lượt xem 13 thg 2, 2023
    "Suo comportamento negativo, non doveva attaccare repubbliche Donbass"
    https://www.youtube.com/watch?v=3ZrwikpJo7A

    Bình luận của bạn đọc:
    @Fraprox
    11 giờ trước
    Finalmente uno che dice quello che tutta la gente normale pensa ma che nessun politico ha le palle di dire. Grande Silvio
    Dịch:
    @Fraprox
    Cuối cùng cũng có người nói ra những gì mà tất cả những người bình thường nghĩ nhưng không chính trị gia nào có đủ can đảm để nói. Silvio vĩ đại.

    @riccardoriccardo5668
    6 giờ trước
    Grande Silvio, sei l unico che ha le palle per dire la verità!!!!!
    Dịch:
    @riccardoriccardo5668
    Silvio vĩ đại, Ông là người duy nhất có thể nói ra sự thật!!!!!

    @annascanu1851
    5 giờ trước
    E si Silvio dice quella verità, che tutti sanno ma …fanno finta di non sapere…
    Dịch: @annascanu1851
    Và vâng, Silvio nói sự thật, điều mà ai cũng biết nhưng... họ giả vờ không biết...

    @irinamartynova5534
    11 giờ trước
    Finalmente un politico coraggioso e sincero❤BRAVO!👏👏👏
    dich:
    @irinamartynova5534
    Cuối cùng cũng là một chính trị gia dũng cảm và chân thành❤BRAVO!👏👏👏

    Trả lờiXóa
  3. Rất mừng là ở Google.tienlang có thêm bạn đọc Hạnh Lê cũng rành tiếng Ý, trong khí báo chí chính thống thì hầu như không có.
    Báo tiếng Anh thì hầu như đều nói xấu Ý, nói xấu Thủ tướng Ý, và báo chí VN thì lại chỉ biết nhai lại báo tiếng Anh, cũng nói xấu nước Ý, nói xấu thủ tướng Ý chứ đừng nói đến ông Berlusconi.

    Trả lờiXóa
  4. Ngay như báo Tin tức của TTXVN cũng không có người biết tiếng Ý nên không thể dịch từ bản gốc báo chí Ý mà phải dịch qua báo chí tiếng Nga là Hãng RT!
    =====
    Cựu Thủ tướng Italy nêu kịch bản về thỏa thuận ngừng bắn Nga – Ukraine
    Thứ Hai, 13/02/2023 18:33
    https://baotintuc.vn/the-gioi/cuu-thu-tuong-italy-neu-kich-ban-ve-thoa-thuan-ngung-ban-nga-ukraine-20230213172918227.htm
    Theo đài RT (Nga), phát biểu sau cuộc bầu cử khu vực ở Lombardy, cựu lãnh đạo Italy Berlusconi tuyên bố rằng để Nga – Ukraine đi đến thỏa thuận ngừng bắn, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phải ngừng tấn công hai khu vực ở vùng Donbass. Ông Berlusconi đề cập đến Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng, cùng với hai vùng lãnh thổ khác của Ukraine, đã bỏ phiếu sáp nhập Nga vào mùa thu năm ngoái.

    Cựu lãnh đạo Italy nói thêm rằng để chấm dứt xung đột, ông Biden nên đề nghị Tổng thống Volodymyr Zelensky thực hiện Kế hoạch Marshall mới, với khoản ngân sách vài tỷ USD để tái thiết đất nước, nhưng chỉ với điều kiện ông Zelensky ra lệnh ngừng bắn vào ngày mai.

    “Bắt đầu từ ngày mai, chúng ta sẽ không còn cung cấp USD và vũ khí cho Ukraine. Chỉ có điều đó mới có thể thuyết phục ông Zelensky đạt thỏa thuận ngừng bắn”, ông Berlusconi nói.

    Sau tuyên bố này, Văn phòng Thủ tướng đương nhiệm Italy Giorgia Meloni nói rằng sự ủng hộ của Rome dành cho Kiev vẫn vững chắc.

    Cựu thủ tướng Italy, chính trị gia phục vụ 4 nhiệm kỳ từ 1994 đến 2011, đã phát triển mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông thậm chí đã đến thăm Crimea hồi năm 2015 sau khi bán đảo này bỏ phiếu trưng cầu dân ý để sáp nhập Nga, bất chấp các nước phương Tây từ chối công nhận kết quả của cuộc bỏ phiếu.

    Kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, ông Berlusconi đã thúc giục Moskva và Kiev ngừng bắn. Đồng thời, cựu Thủ tướng Italy cũng đề nghị đóng vai trò trung gian hòa giải giữa hai bên. Hồi tháng 11/2022, Berlusconi tuyên bố rằng ông có thể thuyết phục Tổng thống Nga Putin ngồi vào bàn đàm phán.

    Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov vào thời điểm đó cho biết Moskva hoan nghênh mọi nỗ lực kiến tạo hòa bình, nhưng ông lưu ý rằng sẽ tốt hơn nếu ông Berlusconi thuyết phục Tổng thống Ukraine Zelensky.

    Trong diễn biến liên quan, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Vershinin hôm 11/2 đã đưa ra điều kiện để nối lại các vòng đàm phán với đại diện Ukraine.

    “Đúng vậy, theo thông lệ, mọi cuộc xung đột đều sẽ chấm dứt thông qua đàm phán. Như tôi đã nói trước đó, chúng tôi sẵn sàng nối lại đối thoại với phía Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán này sẽ chỉ được tiếp tục nếu Ukraine từ bỏ những yêu cầu của họ. Thêm vào đó, đàm phán với Ukraine sẽ chỉ diễn ra theo hướng phù hợp với tình hình thực tế”, ông nói.

    Ông Vershinin đồng thời cáo buộc các nước phương Tây, trong đó có Mỹ cùng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), đã can thiệp và tác động vào quyết định đàm phán tại Kiev.

    Về phần mình, phía Ukraine hồi tháng 1 cho biết nước này không phản đối đối thoại với Nga nếu đối thoại dựa trên các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế.

    Thư ký báo chí Tổng thống Ukraine, ông Sergei Nikiforov khẳng định: “Ukraine không từ chối đàm phán, nhưng chúng tôi muốn nói rằng các cuộc đàm phán nên dựa trên một số nguyên tắc nhất định, đó là các nguyên tắc phổ quát tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thượng tôn pháp luật”.

    Trả lờiXóa
  5. Bác Phùng Văn Nghĩa thân mến,
    Không phải tất cả báo chí tiếng Anh đều nói xấu Ý và thủ tướng Ý cùng ông Belusconi đâu.
    Tôi nghĩ có Hãng Reuters của Anh đưa tin khá trung dung, đúng sự thật, gần giống với Google.tienlang:
    ====
    Italy's Berlusconi says he wouldn't seek meeting with Zelenskiy if PM - Dịch: Berlusconi của Ý nói rằng, nếu là thủ tướng, ông sẽ không gặp Zelenskiy
    Ngày 13 tháng 2 năm 2023 2:47 AM GMT+7 Cập nhật lần cuối 19 giờ trước
    https://www.reuters.com/world/europe/italys-berlusconi-says-he-wouldnt-seek-meeting-with-zelenskiy-if-pm-2023-02-12/
    Cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi sẽ không tìm kiếm một cuộc gặp với Volodymir Zelenskiy nếu ông vẫn còn là người đứng đầu chính phủ, vì ông đổ lỗi cho Tổng thống Ukraine về cuộc chiến với Nga, ông cho biết hôm Chủ nhật.

    Berlusconi, 86 tuổi, thường khoe khoang về tình bạn của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin cho đến khi Nga xâm lược Ukraine và gây sóng gió vào tháng 9 năm ngoái khi cho rằng Putin đã bị đẩy vào cuộc chiến và muốn đưa "những người tử tế" lên lãnh đạo Kiev.
    Berlusconi, lãnh đạo đảng Forza Italia bảo thủ, một phần của liên minh cầm quyền của đất nước, đã phát biểu sau khi Thủ tướng Ý Giorgia Meloni hôm thứ Sáu cáo buộc Pháp gây nguy hiểm cho sự thống nhất của EU đối với Ukraine bằng cách tổ chức một bữa tối Pháp-Đức ở Paris với Zelenskiy mà loại trừ các bên khác trong đồng minh châu Âu.
    “Tôi sẽ không bao giờ nói chuyện với Zelenskiy bởi vì chúng ta đang chứng kiến ​​sự tàn phá đất nước của ông ấy và sự tàn sát binh lính cũng như dân thường của họ”, Berlusconi nói với nhà báo sau khi bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu cho cuộc bầu cử khu vực ở Lombardy.
    Berlusconi nói rằng nếu Zelenskiy ngừng tấn công hai nước cộng hòa ly khai ở Donbass thì chiến tranh đã không xảy ra. "Vì vậy, tôi đánh giá, rất, rất tiêu cực, hành vi của quý ông này", Berlusconi nói thêm.
    Berlusconi cũng kêu gọi Hoa Kỳ gây áp lực lên Zelenskiy và đe dọa ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine, đồng thời hứa hẹn một chương trình viện trợ lớn nếu nước này đồng ý ngừng bắn ngay lập tức.

    Trả lờiXóa
  6. Là một doanh nhân, một chính trị gia lõi đời, Berlusconi thừa hiểu rằng cuộc chiến ở Ukraina hiện nay là cuộc chiến của Mỹ và cụ thể là của giới lái súng Hoa Kỳ; Zelensky chỉ là con rối (Puppet) của giới lái súng Hoa Kỳ.
    Vậy nên, đề xuất của Berlusconi chẳng qua chỉ là lời "đá xoáy" Mỹ mà thôi chứ đời nào Mỹ chịu nghe!
    xem:
    Thứ Hai, 4 tháng 7, 2022
    TỔNG THỐNG NGỤY (PUPPET) ZELENSKY TRONG GỌNG KỀM LỊCH SỬ

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/07/tong-thong-nguy-puppet-zelensky-trong.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng nghĩ như bạn Hoàng Xuân Đan: "đề xuất của Berlusconi chẳng qua chỉ là lời "đá xoáy" Mỹ mà thôi chứ đời nào Mỹ chịu nghe!".
      Cuộc chiến ở Ukraine do Mỹ chỉ huy Zlensky, vì lợi ích của Mỹ: bán vũ khí, làm suy yếu Nga, nên dù ông Berlusconi có còn là Thủ tướng của Ý cũng nói cho có nói chứ không thành hiện thực, vì Mỹ không nghe.
      Tôi đã có nói: Khi nào nước Mỹ có lực lượng chống cuộc chiến ở Ukraine mạnh mới làm cho giới lãnh đạo lắng nghe chứ hiện nay lực lương chống Nga ở Mỹ rất đông. Do vậy cuộc chiến ở Ukaine còn kéo dài nhiều năm nữa.

      Xóa
  7. Báo Giao thông: "Tân Tổng thống Ukraine Zelensky vẫn chỉ là con rối khác của Mỹ"
    https://www.baogiaothong.vn/tan-tong-thong-ukraine-zelensky-van-chi-la-con-roi-khac-cua-my-d423080.html
    Tân Tổng thống Ukraine Zelensky vẫn chỉ là con rối khác của Mỹ, sẽ tiếp tục chính sách của Poroshenko ở Donbass - đại biểu Cộng hòa Donbass.
    Theo báo chí Nga, tân Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky sẽ không thay đổi đường hướng chính trị của cựu Tổng thống Poroshenko trong việc giải quyết tình hình ở Donbass.

    Đó là nhận định của đại biểu Hội đồng Nhân dân Donbass (DNR) - ông Valery Skorokhodov.

    Ông này cho rằng nỗ lực gây áp lực với Nga, vốn không phải là một bên trong cuộc xung đột ở Donbass và bỏ qua nhu cầu đàm phán trực tiếp với DNR và LNR, là bằng chứng trực tiếp cho thấy Tổng thống mới của Ukraine sẽ không thay đổi đường hướng chính trị của ông Poroshenko.

    "Trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, Zelensky đã vi phạm hầu như tất cả các lời hứa bầu cử của mình, làm mất đi hy vọng của hàng triệu người dân Ukraine, những người đã bỏ phiếu cho những thay đổi và cải cách ở nước này.

    Chúng ta thấy ở Ukraine một số con rối đã được thay bằng những người khác, và sức mạnh thực sự vẫn thuộc về các chính trị gia Mỹ.

    Và không có lý do gì để hy vọng vào những sự thay đổi trong tình huống như vậy», - ông Skorokhodov nói, theo báo Sputnik.

    Trả lờiXóa
  8. Ông Stoltenberg thừa nhận NATO từ năm 2014 đã chuẩn bị cho xung đột ở Ukraina
    22:34 13.02.2023 (Đã cập nhật: 23:56 13.02.2023)
    MOSKVA (Sputnik) - Về cơ bản, một năm xung đột ở Ukraina không thay đổi NATO; liên minh đã chuẩn bị cho xung đột này từ năm 2014. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thừa nhận điều này hôm thứ Hai tại cuộc họp báo ở Brussels.
    "Năm này không thay đổi NATO, chỉ chứng minh tầm quan trọng của NATO. Kể từ năm 2014, NATO bắt đầu tiến hành xây dựng lực lượng quân sự của mình một cách đáng kể nhất, vì cuộc chiến không bắt đầu vào tháng 2 năm ngoái, mà bắt đầu từ năm 2014. Và rồi NATO bắt đầu thích nghi", - ông Stoltenberg nói khi được hỏi một năm xung đột ở Ukraina đã thay đổi NATO như thế nào.

    "Kể từ năm 2014, chúng tôi đã tăng số lượng Lực lượng phản ứng, số lượng các cuộc tập trận quân sự, lần đầu tiên tăng chi tiêu quốc phòng sau nhiều năm. Điều đó không làm thay đổi căn bản NATO mà chỉ khẳng định tầm quan trọng của liên minh và tầm quan trọng sự thống nhất của các nước thành viên", - Stoltenberg nói.
    "Vì vậy, trước cuộc xâm lược, chúng tôi quyết định tăng cường sự hiện diện quân sự của mình ở biên giới liên minh, chúng tôi đã làm điều đó trên cơ sở chuẩn bị đã được thực hiện trong những năm trước. Chúng tôi quyết định thành lập các nhóm chiến đấu của NATO (tại các nước Baltic và Ba Lan) vào năm 2016, chúng tôi cũng đã tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trong những tháng dẫn đến xung đột, vì điều này không gây ngạc nhiên đối với chúng tôi. Chúng tôi biết rằng xung đột sẽ xảy ra và chúng tôi đang chuẩn bị đối phó với nó" - Stoltenberg nói.

    Thủ tướng Đức Angela Merkel - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2022
    Lời thú nhận của bà Merkel về Ukraina cho thấy thái độ thực sự của phương Tây với Nga
    13 Tháng Mười Hai 2022, 08:28
    Yêu cầu của Moskva trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt
    Yêu cầu loại trừ khả năng kết nạp Ukraina vào NATO, ngăn cơ sở hạ tầng quân sự tiếp cận biên giới Nga và cung cấp cho Nga những đảm bảo an ninh rõ ràng là những yêu cầu chính của Moskva trong các cuộc đàm phán khẩn cấp với Mỹ và NATO diễn ra vào tháng 1 năm 2022 tại Brussels và Washington trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina.

    Trả lờiXóa
  9. Tổng thống Putin tin tưởng vào chiến thắng của Nga
    22:44 13.02.2023
    MOSKVA (Sputnik) - Trong cuộc gặp nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên bang Nga Gennady Zyuganov, người đã đề cập đến chủ đề cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít, cũng như vị thế của châu Âu và Hoa Kỳ, Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ tin tưởng rằng Nga sẽ chiến thắng.
    "Và tôi hy vọng... Chúng ta có nghĩa vụ phải chiến thắng và chúng ta sẽ chiến thắng", - ông Zyuganov tuyên bố khi nói về hành động của Hoa Kỳ và Châu Âu, về cuộc chiến chống phát xít Đức.

    "Tất nhiên là sẽ như vậy", - ông Putin nói.

    Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ Anatoly Antonov - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2023
    Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
    Mỹ muốn ngăn cản chiến thắng của Nga ở Ukraina
    2 Tháng Hai, 07:00
    Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina
    Nga đã phát động một chiến dịch quân sự ở Ukraina vào ngày 24 tháng 2. Tổng thống Vladimir Putin nêu mục tiêu của chiến dịch là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua." Vì điều này, Nga đã lên kế hoạch thực hiện "phi quân sự hóa và phi hạt nhân hóa Ukraina", đưa ra trước công lý tất cả tội phạm chiến tranh chịu trách nhiệm về "tội ác đẫm máu đối với thường dân" ở Donbass.
    Theo tổng thống Nga, mục tiêu cuối cùng của chiến dịch là giải phóng Donbass và tạo ra các điều kiện đảm bảo an ninh của Nga. Ông Putin tuyên bố rằng phương Tây đang cố gắng tạo ra một vùng đất chống Nga ở Ukraina để làm cho Nga sụp đổ, chiến dịch đặc biệt đã được phát động để ngăn chặn điều này.

    Trả lờiXóa
  10. Reuters: Ukraine says Italy's Berlusconi 'spreading Russian propaganda'- Dịch: Ukraine nói Berlusconi của Ý 'truyền bá tuyên truyền của Nga'
    Ngày 13 tháng 2 năm 2023 6:44 chiều GMT+7 Cập nhật lần cuối 15 giờ trước
    https://www.reuters.com/world/europe/ukraine-says-italys-berlusconi-spreading-russian-propaganda-2023-02-13/
    KYIV, ngày 13 tháng 2 (Reuters) – Ukraine cáo buộc cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi hôm thứ Hai truyền bá tuyên truyền của Nga sau khi ông nói rằng ông sẽ không tìm kiếm một cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nếu ông vẫn còn là người đứng đầu chính phủ.

    Berlusconi, 86 tuổi, thường khoe khoang về tình bạn của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin trước khi Nga xâm lược Ukraine vào năm ngoái.

    Trong các bình luận hôm Chủ nhật, Berlusconi cho biết tất cả những gì Zelenskiy phải làm để ngăn chặn chiến tranh ở Ukraine là "ngừng tấn công" lãnh thổ do phe ly khai do Nga hậu thuẫn nắm giữ ở phía đông và ông đánh giá hành vi của tổng thống là "rất, rất tiêu cực".

    Trả lờiXóa
  11. PHÂN TÍCH CÓ LÝ CỦA ĐÀI RFI!
    Bài phát biểu của ông Lloyd Austin, đặc biệt thu hút sự chú ý của giới quan sát chí ít ở hai điểm. Thứ nhất là mong muốn nhìn « thấy nước Nga bị suy yếu ». Đối với nhiều nhà phân tích, đây là một tuyên bố vô nghĩa, đạo đức giả. Cho đến lúc này Nga chưa cho thấy có dấu hiệu nào xâm chiếm thêm bất kỳ nước nào khác, cũng như càng không thể tấn công NATO trước những màn phô trương sức mạnh tồi tệ hiện nay.

    Nhà chính trị học, chuyên gia về quan hệ quốc tế, Bertrand Badie5 phê phán, khi nói rằng « làm suy yếu nước Nga », điều đó cũng có nghĩa là « chủ nghĩa cứu thế đang trở lại. Hoa Kỳ ở có mặt ở đây là để chiến đấu chống lại đế chế của điều Ác đang trỗi dậy. Điều đó chỉ làm cho ông Putin thêm hài lòng, bởi vì đây chính xác là kiểu lập luận mà ông ấy đang trông đợi để lên án Mỹ và phương Tây đe dọa an ninh của Nga ».

    Điểm lưu ý thứ hai trong phát biểu của Lloyd Austin : Ukraina có thể giành được thắng lợi trong cuộc chiến với Nga. Vậy từ « thắng lợi » ở đây nên hiểu như thế nào ? Với ông Anatol Lieven, sự mập mờ này cho thấy rõ Mỹ đang sử dụng cuộc xung đột tại Ukraina không hẳn là để bảo vệ Ukraina mà còn vì một mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn.

    «Nếu chiến thắng có nghĩa là giúp Ukraina chiến đấu chống Nga và ngăn chặn Nga xâm chiếm Ukraina, thì tất nhiên điều đó là hoàn toàn chính đáng. Nhưng đã có những ý kiến cho rằng chiến thắng có nghĩa là thực sự giúp Ukraina giành lại toàn bộ những vùng lãnh thổ đã mất vào tay Nga kể từ năm 2014, bao gồm cả vùng đất là Nga hiện coi là một phần lãnh thổ quốc gia mình. Đương nhiên, đây sẽ là một sự leo thang quyết liệt thực sự trong các mục tiêu của Hoa Kỳ, vốn dĩ tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng.»6

    Theo phân tích của vị chuyên gia thuộc Quincy Institute for Responsible Statecraft, nếu đây chính là mục tiêu sau cùng của Mỹ, điều đó chẳng khác gì với việc Washington đang vạch ra công thức cho một cuộc chiến vĩnh viễn, với những tổn thất và đau khổ khủng khiếp cho người Ukraina. Bởi vì, họ không thể tấn công vào các vị trí phòng thủ cố thủ của Nga như là chiến đấu bảo vệ các khu đô thị đang diễn ra.

    Tái chiếm lại các vùng lãnh thổ đã bị mất, trên bình diện chính trị và địa lý, đối với Kiev giờ cũng là điều không thể, trừ phi Mỹ và Ukraina phá hủy hoàn toàn Nhà nước Nga, theo như phân tích của nhà nghiên cứu Anatol Lieven: «Toàn bộ các định chế chính trị Nga, kể cả Alexei Navalny, lãnh đạo phe đối lập, tất cả đều xem Crimée như là một phần lãnh thổ Nga. Hơn nữa, điều này đã được một bộ phận lớn người dân bán đảo Crimée, vốn dĩ cũng là tộc người Nga ủng hộ mạnh mẽ. Vì vậy, theo tôi, để có thể đi đến việc Nga trao trả bán đảo Crimée, về cơ bản, bạn phải tiêu diệt Nhà nước Nga ».

    Ukraina : Đức và Pháp không muốn kéo dài chiến tranh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ukraina : Đức và Pháp không muốn kéo dài chiến tranh
      Trong nước cờ này, Hoa Kỳ có lẽ cũng không nên bỏ qua một tác nhân khác, tuy không can dự trực tiếp, nhưng có một vai trò không nhỏ: Trung Quốc, có thể cản trở mọi ý đồ làm suy yếu nước Nga của phương Tây. Trên trang mạng của viện nghiên cứu, Anatol Lieven giải thích: «Trung Quốc cho đến lúc này tỏ ra rất chừng mực trong việc ủng hộ Nga. Nhưng Bắc Kinh sẽ không dung thứ cho một chiến lược nào của Mỹ nhằm phá hủy nước Nga, dẫn đến hậu quả là cô lập hoàn toàn Trung Quốc. »4

      Tất nhiên, chiến lược của Mỹ sử dụng chiến tranh ở Ukraina để làm «suy yếu Nga » cũng sẽ không tương thích cho việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Có nhiều rủi ro Washington phản đối bất kỳ sự dàn xếp nào để mà cuộc chiến vẫn tiếp diễn. Hồi tháng Ba vừa qua, việc chính quyền Kiev đưa ra một loạt các đề xuất rất hợp lý, trong đó cam kết giữ thế trung lập, nhưng lại không được sự ủng hộ công khai từ Washington là một điều đáng chú ý.

      Phải chăng điều đó cũng có nghĩa là Hoa Kỳ trên thực tế đang biến Ukraina như là một «đồng minh» ? Chuyên gia Lieven cảnh báo, chiến lược này của Mỹ được Lloyd Austin đề cập đến có nguy cơ đẩy Mỹ can dự nhiều hơn nữa vào việc hậu thuẫn cho phe dân tộc chủ nghĩa cực đoan ở Ukraina quay lại chống chính tổng thống Zelensky.

      Chỉ có điều như quan sát của tờ báo Pháp Journal Du Dimanche, chiến lược này của Mỹ chưa hẳn nhận được sự ủng hộ hoàn toàn từ nhiều nước đồng minh châu Âu. «Cuộc chiến này không thể kéo dài mãi. Chiến tranh diễn ra ngay trên chính lãnh thổ lục địa và do vậy, châu Âu không mong muốn đưa châu lục này lao vào sự bất ổn», theo như giải thích của một nhà ngoại giao xin ẩn danh.7.

      Đối với nhà nghiên cứu về quan hệ xuyên Đại Tây Dương, Alexandra de Hoop Scheffer, thuộc German Marshall Fund, chi nhánh tại Paris, « sự can dự ngày càng mạnh mẽ của Mỹ trong cuộc chiến này đáp ứng những đòi hỏi của các đồng minh ở sườn phía Đông của Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương – NATO, nhưng Paris cũng như là Berlin hay như Roma đều xem quyết định trên của Mỹ như là một sự leo thang có thể đẩy các nước châu Âu đi đến việc can dự trực tiếp hơn nữa vào cuộc xung đột ».

      Tóm lại, trong cuộc xung đột Ukraina lần này, chưa biết hồi nào kết thúc, bị kẹp giữa Washington và Matxcơva, châu Âu hẹp đường hành động, như tựa đề một bài viết trên tờ Journal Du Dimanche!
      Xem:
      Thứ Tư, 21 tháng 12, 2022
      RFI (PHÁP) TỪ LÂU ĐÃ KHẲNG ĐỊNH CUỘC CHIẾN Ở UKRAINA LÀ CUỘC CHIẾN ỦY NHIỆM CỦA NGƯỜI MỸ VÀ MỸ KHÔNG THỂ THẮNG!

      https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/12/rfi-phap-tu-lau-khang-inh-cuoc-chien-o.html

      Xóa
  12. Tôi chưa đồng tình lắm với cụ Thép!
    ====
    NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 10:01 14 tháng 2, 2023
    Tôi cũng nghĩ như bạn Hoàng Xuân Đan: "đề xuất của Berlusconi chẳng qua chỉ là lời "đá xoáy" Mỹ mà thôi chứ đời nào Mỹ chịu nghe!".
    Cuộc chiến ở Ukraine do Mỹ chỉ huy Zlensky, vì lợi ích của Mỹ: bán vũ khí, làm suy yếu Nga, nên dù ông Berlusconi có còn là Thủ tướng của Ý cũng nói cho có nói chứ không thành hiện thực, vì Mỹ không nghe.
    Tôi đã có nói: Khi nào nước Mỹ có lực lượng chống cuộc chiến ở Ukraine mạnh mới làm cho giới lãnh đạo lắng nghe chứ hiện nay lực lương chống Nga ở Mỹ rất đông. Do vậy cuộc chiến ở Ukaine còn kéo dài nhiều năm nữa.
    ===
    Tôi nghĩ, thời công nghệ thông tin hiện nay, Mỹ không thể độc chiếm mặt trận truyền thông như thời Kháng chiến chống Mỹ ở ta. Hồi đó, Mỹ lôi kéo chư hầu cùng đánh Việt Nam dễ hơn.
    Còn bây giờ, quá khó cho Mỹ làm việc đó.

    Tôi cho rằng hiện nay, cả thế giới đã nhìn rõ bộ mặt Mỹ. Mỹ không dễ lôi kéo chư hầu (Đức, Pháp, Ý....) tham gia cuộc chiến của Mỹ ở Ukraina.
    Nga đánh mạnh những ngày tới, lính nguỵ Kiev đại bại và Mỹ không thể cứu. Chư hầu của Mỹ ở châu Âu (Đức, Pháp, Ý....) cũng chỉ đứng ngoài nhìn Mỹ thua chứ chả đời nào nhóm chư hầu nảy nhảy vào cứu Mỹ.
    Thế là hết.
    Do vậy, chiến tranh sẽ kết thúc trong năm 2023 thôi.

    Trả lờiXóa
  13. Bạn Cựu Chiến binh nhận định tình hình cuộc chiến ở Ukraine có phần lạc quan hơn tôi "chiến tranh sẽ kết thúc trong năm 2023". Thực ra nhiều người muốn cuộc chiến này nên chấm dứt, nhưng...tôi thì nhìn thấy có khác vì Mỹ muốn cuộc chiến ở Ukraine kéo dài, cuộc chiến này kéo dài Mỹ có lợi thì ai cũng thấy. Khi Nga chỉ có Belarus là đồng minh ủng hộ công khai, còn một số nước chỉ ngầm ủng hộ Nga, trong khi Mỹ-Anh "huy động" nhiều nước chậu Âu ủng hộ Ukraine, họ đưa vũ khí cho Uk ngày càng hiện đại chứ chưa có dấu hiệu ngưng lại không ủng hô Uk. Tôi cho rằng chính quyền Biden chống Nga rất mạnh, chừng nào Biden còn làm TT chính sách bài Nga còn nặng và việc đưa vũ khí tài chính cho Uk vẫn được duy trì.
    Cuộc chiến ở Uk quá có lợi cho Mỹ, không chỉ bán vũ khí, khí đốt mà lợi dụng cuộc chiến này Mỹ vận động cô lập Nga, ít ra cũng được nhiều nước ở khối EU ủng hộ chống Nga. Cuộc chiến này (Nga-Ukraine) quá có lợi cho Mỹ, không phải đưa lính Mỹ đi đánh trực tiếp với Nga mà đã có lính của Ukraine đánh thay, Mỹ - Anh muốn Ukraine thắng nên ngày càng "giúp" Uk nhiều thêm, đã đào tạo về tác chiến quân sự chưa đủ, nay Anh đang định mở xưởng sản xuất vũ khí tại Uk để đáp ứng cho cuộc chiến nhanh hơn. Tôi chưa thấy phương Tây ngưng ủng hộ Uk. thì Zenlenski còn "cứng cựa" muốn đánh Nga tới người Uk cuối cùng chứ chưa chịu dừng lại. Còn Nga không bao giờ chấp nhận 10 điểm của Zelenski, (không rút quân, không trao trả lại các vùng đất của Uk đã sát nhập vào Liên bang Nga...). Do vậy, khi nào Mỹ - Anh, các nước phương Tây không ủng hộ Uk thì cuộc chiến Nga- Ukraine mới kết thúc.

    Trả lờiXóa
  14. Chuyện gì đang xảy ra tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam?
    14:56 14.02.2023 (Đã cập nhật: 14:59 14.02.2023)
    Bắt 4 bị can trong vụ án xảy ra tại Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2023
    © Ảnh : Phạm Trung Kiên - TTXVN
    HÀ NỘI (Sputnik) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông tin tới báo chí về việc khởi tố, bắt tạm giam cựu Chủ tịch hội đồng thành viên và một số cá nhân ở Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam.
    Trong thông báo, Bộ GD&ĐT nêu rõ, việc thanh tra, kiểm tra hoạt động Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã được Bộ phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện.
    Bộ đang và sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra một số nội dung khác có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam.
    Đồng thời, chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam rà soát, khắc phục các hạn chế, tồn tại, tổ chức lại bộ máy theo hướng tinh giản, quản lý chặt chẽ, đúng luật, đảm bảo hoạt động lành mạnh, hiệu quả; nhanh chóng ổn định bộ máy tổ chức và tâm lý cán bộ, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, trong đó ưu tiên đảm bảo các hoạt động biên tập, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa theo đúng kế hoạch, đảm bảo tiến độ, chất lượng, phục vụ yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
    Khởi tố 2 bị can lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, liên quan đến Công ty Việt Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2023
    Chuyên viên nhà xuất bản sách cũng tham gia nâng khống giá kit xét nghiệm
    5 Tháng Một, 09:09
    Trước đó, căn cứ kết quả thanh kiểm tra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định số 1886/QĐ-BGDĐT thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Đức Thái - Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam.
    Theo quyết định thi hành kỷ luật, ông Nguyễn Đức Thái đã có những vi phạm như: có khuyết điểm, vi phạm chính sách pháp luật của Nhà nước trong chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam tổ chức thực hiện sản xuất, kinh doanh, biên soạn, in ấn, kê khai, phát hành sách giáo khoa mới; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo Đảng ủy, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, dẫn đến không kịp thời phát hiện nghị quyết ban hành trái pháp luật của Nhà nước.
    Những sai phạm của ông Nguyễn Đức Thái diễn ra chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019. Ông Thái nghỉ công tác từ tháng 12/2022.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khởi tố bắt tạm giam hàng loạt cán bộ
      Liên quan đến những sai phạm nêu trên, ngày 13/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với các bị can Nguyễn Đức Thái; Nguyễn Thị Thanh Thủy (SN 1967; trú tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội - nguyên Trưởng ban Kế hoạch Marketing Công ty TNHH Một thành viên Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam) về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
      Cơ quan điều tra cũng khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với Đinh Quốc Khánh (SN1970; trú phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, nguyên Phó Trưởng Ban Kế hoạch Marketing, Công ty TNHH Một thành viên Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam) và Tô Mỹ Ngọc (SN 1980; trú tại phường Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cổ phần Giấy Phùng Vĩnh Hưng) về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

      Xóa
  15. Tròn 55 năm xảy ra vụ thảm sát Hà My: 37 người Hàn Quốc cúi đầu xin lỗi
    15:41 14.02.2023 (Đã cập nhật: 15:43 14.02.2023)
    HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 14/2, UBND phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn đã tổ chức lễ tưởng niệm 55 năm ngày xảy ra vụ thảm sát tại xóm Tây – làng Hà My.
    Tại đây, ông Kim Chang Sup, trưởng đoàn Quỹ Hòa bình Hàn-Việt, đã đọc thư xin lỗi trước dãy tên các thường dân bị thảm sát được khắc trên văn bia Hà My
    "Tôi xin lỗi, chúng tôi xin lỗi các bạn, những người lòng lại quặn thắt mỗi khi xuân về, những người đã 55 năm mỗi sáng, chiều phải dâng những nén hương cho người thân đã mất", ông Kim Chang Sup nghẹn ngào.
    Sau lời xin lỗi của ông Kim, các thành viên từ Hàn Quốc bước lên bục lễ rồi quỳ xuống trước các thân nhân vụ thảm sát Hà My.
    Cách đây tròn 55 năm, vào ngày 24 tháng Giêng, năm Mậu Thân 1968, tại khu đất xóm Tây - làng Hà My thuộc xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn) đã xảy ra một vụ sát hại tập thể. 135 người dân vô tội, trong đó chủ yếu là phụ nữ, trẻ em đã thiệt mạng.
    Phát biểu tại buổi lễ tưởng niệm 55 năm ngày xảy ra vụ thảm sát tại xóm Tây – làng Hà My, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam chia sẻ, mặc dù chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau thương mất mát và nỗi ám ảnh kinh hoàng của những người còn sống sót của vụ thảm sát năm xưa thì vẫn còn đó.
    Từ sau ngày giải phóng, quê hương thống nhất đất nước, theo nguyện vọng của nhân dân cũng như thân nhân của đồng bào bị sát hại, năm 2000, được sự hỗ trợ của phía Hội Cựu chiến binh Hàn Quốc, cùng nguồn kinh phí của địa phương và sự đóng góp của bà con nhân dân, chính quyền địa phương đã xây dựng một Nhà bia để làm nơi tưởng niệm, hương khói, thăm viếng những người đã mất. Cũng từ đó, người làng cứ đến thời gian này sẽ cùng nhau chung tay làm mâm giỗ chung cho những nạn nhân.
    Nhằm tưởng nhớ các nạn nhân, năm 2011, UBND tỉnh Quảng Nam đã công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh.
    Theo Tuổi Trẻ, trên văn bia có ghi, ngày 24 tháng giêng năm Mậu Thân 1968, trong cuộc càn vào xóm Tây, lữ đoàn Rồng Xanh của quân đội Hàn Quốc đã xả súng thảm sát 135 thường dân, đa phần là phụ nữ và trẻ em. Nhiều gia đình đã bị xóa tên khỏi làng, nhiều đứa trẻ bỗng chốc bơ vơ, phải sống dựa vào hàng xóm.
    Ngoài tưởng niệm vụ thảm sát Hà My, đoàn Quỹ Hòa bình Hàn-Việt còn trực tiếp thăm thân nhân các vụ thảm sát khác do quân đội Hàn Quốc gây ra tại Quảng Nam và tặng học bổng cho học sinh nghèo.

    Trả lờiXóa
  16. Thảm sát Phong Nhị: Việt Nam muốn gác lại quá khứ, hướng tới tương lai
    15:24 09.02.2023 (Đã cập nhật: 15:49 09.02.2023)
    HÀ NỘI (Sputnik) - Trên tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, Việt Nam mong muốn những hành động thiết thực hướng đến kết quả tốt đẹp cho nhân dân hai nước Việt-Hàn. Đây là thông tin Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra tại họp báo thường kỳ diễn ra vào chiều 9/2 tại Hà Nội.
    Liên quan đến câu hỏi về biện pháp pháp lý từ phía Việt Nam liên quan đến thông tin, một tòa án ở thủ đô Seoul ngày 7/2 đã yêu cầu chính phủ Hàn Quốc bồi thường cho một nạn nhân trong vụ thảm sát tại làng Phong Nhất và Phong Nhị (Quảng Nam) năm 1968 do quân đội nước này gây ra khi tham chiến tại Việt Nam, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt cho biết:
    “Đây là một trong nhiều vụ thảm sát mà quân đội nước ngoài gây ra cho nhân dân Việt Nam tại một số địa phương trong những năm cuối thế kỷ 20. Chúng tôi cũng quan tâm theo dõi phán quyết của Tòa án trung Seoul và cũng bảo vệ quyền lợi quan trọng chính đáng của công dân Việt Nam. Trên tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, Việt Nam mong muốn cùng với Hàn Quốc phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Khuyến khích các hành động thiết thực, hiệu quả nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, hướng đến tình hữu nghị, kết quả tốt đẹp cho nhân dân hai nước Việt Nam - Hàn Quốc”.
    Trước đó, theo Yonhap News, phán quyết của Tòa án quận trung tâm ở thủ đô Seoul ngày 7/2 là lần đầu tiên một tòa Hàn Quốc yêu cầu chính phủ nước này phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân vụ thảm sát Phong Nhị ở tỉnh Quảng Nam vào năm 1968.
    Trọng vụ thảm sát vào tháng 2/1968, khoảng 70 dân thường làng Phong Nhị đã bị các binh sĩ thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến số 2 của quân đội Hàn Quốc sát hại.
    Vào năm 2020, bà Nguyễn Thị Thanh, một trong những người sống sót sau vụ thảm sát, nộp đơn kiện chính phủ Hàn Quốc tại tòa án nước này, yêu cầu nhận được khoản bồi thường trị giá khoảng 23.800 USD.
    Tòa án ở thủ đô Seoul đã bác bỏ lập luận của chính phủ Hàn Quốc rằng nước này không thể bị kiện bởi một công dân Việt Nam, căn cứ vào một thỏa thuận trước đó.

    "Những văn kiện trên không có quyền lực pháp lý để ngăn cản một công dân Việt Nam đâm đơn kiện chính phủ Hàn Quốc", phán quyết cho biết.
    Tòa án quận trung tâm thủ đô Seoul cũng bác bỏ lập luận rằng quân đội Hàn Quốc chưa bị chứng minh có liên quan đến vụ thảm sát tại làng Phong Nhị.
    "Tòa công nhận rằng những thành viên trong gia đình của nguyên đơn đã bị sát hại và bà đã phải chịu nhiều vết thương do các hành động của lực lượng thủy quân lục chiến", phán quyết của tòa án nhận định, đồng thời gọi vụ thảm sát vào năm 1968 là một hành động "vi phạm rõ ràng quy định của pháp luật".

    Trả lờiXóa