Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2023

NGƯỜI MỸ QUÁ ...KHỔ: TRONG TỔNG SỐ 242 NĂM TỪ NGÀY LẬP QUỐC CHỈ CÓ 5 NĂM AN HƯỞNG THÁI BÌNH

 

Người Mỹ đi đến đâu là khói lửa chiến tranh bùng lên ở đó.

Trước khi đọc bài mới, kính mời bạn đọc xem các bài thời sự nóng hổi gần đây trên Google.tienlang:

Thể theo yêu cầu của Bạn đọc ở Đây, Google.tienlang xin tách một comment của một bạn đọc khác thành bài độc lập.
====

Đề nghị các bạn chủ trang chép ý kiến sau thành 1 bài độc lập để mọi người nhớ:
----
Cựu Chiến binh lúc 18:31 14 tháng 2, 2023
"Cựu Tổng thống Mỹ Carter cho biết: Hoa Kỳ mới chỉ hòa bình được 16 năm trong số tổng số 242 năm kể từ ngày lập quốc. Tính cả các cuộc chiến tranh, các cuộc tấn công quân sự và chiếm đóng quân sự, thực ra chỉ có 5 năm hòa bình trong lịch sử Hoa Kỳ — 1976, năm cuối cùng của chính quyền Gerald Ford và 1977-1980, toàn bộ nhiệm kỳ tổng thống của Carter. Carter sau đó gọi Mỹ là "quốc gia hiếu chiến nhất trong lịch sử thế giới", ông nói, kết quả là Mỹ buộc các nước khác phải "áp dụng các nguyên tắc Mỹ của chúng tôi."

Trích từ bài Bạn nên biết: CỰU TỔNG THỐNG HOA KỲ JIMMY CARTER KHẲNG ĐỊNH “HOA KỲ LÀ QUỐC GIA HIẾU CHIẾN NHẤT THẾ GIỚI”

Có thể lấy tít là NGƯỜI MỸ QUÁ ...KHỔ: TRONG TỔNG SỐ 242 NĂM TỪ NGÀY LẬP QUỐC CHỈ CÓ 5 NĂM AN HƯỞNG THÁI BÌNH

..... (Hết trích ý kiến bạn đọc)

Google.tienlang bổ sung: 

1. Ông Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter phát ngôn như trên là vào năm 2019 nên khi đó, ông tính Lịch sử Mỹ là 242 năm kể từ ngày lập quốc (ngày 4/7/1776).

2. Trong bức thư gửi con gái Sarah Bache năm 1784, Tổng thống Mỹ Bejamin Franklin viết rằng ông không hài lòng khi đại bàng trọc được chọn là biểu tượng của đất nước. "Đại bàng là loài chim xấu. Nó không bao giờ sống một cách trung thực. 

Con có thể thấy nó đứng trên những cái cây chết ở sông. Nó quá lười biếng để tự bắt cá mà chỉ đợi những con khác kiếm cá và sau đó cướp công", ông viết. 

Google.tienlang cho rằng nhận xét trên của cựu Tổng thống Mỹ Bejamin Franklin thực ra lại quá đúng với Lịch sử 246 năm của Hoa Kỳ.

Tính đến năm 2022, Hoa Kỳ sẽ bước sang năm thứ 246 kỷ niệm Ngày Độc lập của họ. 

Tuy nhiên, thực ra, cái ngày 4/7/1776 đó chỉ là ngày đánh dấu sự kết thúc cuộc tranh giành quyền lợi của các phe phái người châu Âu cùng đến xâm lược đất đai của người bản địa da đỏ ở Mỹ. 

Các học sinh ở Mỹ được dạy rằng Christopher Columbus là người khám phá ra châu Mỹ, vượt qua Đại Tây Dương trên ba con thuyền Nina, Pinta và Santa Maria. Nhà thám hiểm người Italy thậm chí còn được tôn vinh vào mỗi tháng 10 trong Ngày Columbus, ngày lễ quốc gia mang tên ông.

Tuy nhiên, người đàn ông được ghi nhận đã phát hiện ra "Tân Thế giới" lâu nay lại là chủ đề gây tranh cãi trong lịch sử Mỹ do cách ông đối xử với cộng đồng người da đỏ bản địa, cũng như vai trò trong quá trình chiếm đóng thuộc địa. Hàng chục thành phố và nhiều bang Mỹ, như Minnesota, Alaska, Vermont và Oregon, đã thay thế Ngày Columbus bằng Ngày của Người dân Bản địa.

Giờ đây, trong bối cảnh các cuộc biểu tình sôi sục trên cả nước Mỹ vấn đề bất bình đẳng chủng tộc, xuất phát từ vụ người đàn ông da màu George Floyd bị cảnh sát ghì chết, người dân Mỹ bắt đầu phá hủy những bức tượng Columbus, nhằm gợi nhắc về những tội ác mà ông gây ra cho người bản địa.

"Chúng ta nên đặt câu hỏi tại sao những người Mỹ như chúng ta lại tiếp tục tôn vinh Columbus, mà không biết sự thật lịch sử về di sản của ông ấy, cũng như lý do ban đầu lập ra kỳ nghỉ đó", tiến sĩ Leo Killsback, trợ lý giáo sư tại Đại học Bang Arizona, cho biết.

Theo nhà sử học David Perry, rõ ràng những chuyến hải trình của Columbus "có tác động lịch sử không thể phủ nhận, mở ra kỷ nguyên vĩ đại của hoạt động khám phá Đại Tây Dương, thương mại, cuối cùng là chiếm đóng thuộc địa của người châu Âu".

Tuy nhiên, Columbus không phải người đầu tiên phát hiện ra "Tân Thế giới". Trước khi ông đặt chân đến châu Mỹ vào năm 1492, người da đỏ bản địa đã sống tại đây suốt nhiều thế kỷ. Người châu Âu đầu tiên tới lục địa Bắc Mỹ cũng được cho là không phải Columbus, mà là nhà thám hiểm người Na Uy Leif Eriksson, người đến trước Columbus 5 thế kỷ.

Trong hành trình qua các hòn đảo ở khu vực Caribe, cùng những bờ biển tại Trung và Nam Mỹ, Columbus gặp những người dân bản địa mà ông coi là "người Ấn Độ". Ông được cho là đã cùng đoàn tùy tùng bắt nhiều người bản địa làm nô lệ, đối xử vô cùng tàn bạo với họ, theo History, chuyên trang về lịch sử của Mỹ.

Trong suốt những năm có mặt tại châu Mỹ, Columbus đã buộc người bản địa lao động cật lực để kiếm lợi nhuận. Sau đó, ông bán hàng nghìn người Taino sang Tây Ban Nha và rất nhiều người đã chết trên đường. Những người bản địa không bị bắt làm nô lệ thì bị đưa đi đào vàng trong các mỏ và làm việc trong các đồn điền.

History cho biết trong thời gian giữ chức thống đốc tại khu vực giờ đây là Cộng hòa Dominica, Columbus đã giết nhiều người bản địa để đáp trả cuộc nổi dậy của họ. Nhằm đề phòng những cuộc nổi loạn trong tương lai, ông còn cho kéo lê thi thể nạn nhân trên đường phố để thị uy.

Tượng Columbus tại thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ, bị mất đầu hôm 10/6/2020

Hôm 10/6/2020, cảnh sát thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ, phải phong tỏa khu vực xung quanh bức tượng Columbus trên đại lộ Atlantic, khi phần đầu của nó bị tháo rời trong đêm và vứt trên mặt đất gần đó. Đây không phải lần đầu bức tượng bị phá hoại. Năm 2015, dòng chữ "Mạng sống người da màu quan trọng" phun bằng sơn đỏ cũng xuất hiện trên bức tượng.

Hoàng Minh Tâm

=====

Google.tienlang từng dẫn ra nhiều bài báo của các chuyên gia từ nhiều nước trên thế giới nói điều tương tự như Google.tienlang, rằng cuộc chiến ở Ukraina do Mỹ khơi mào. Ví dụ là các bài:
Xin xem thêm bài khác:

18 nhận xét:

  1. TTX VN: Thời sự Quốc tế chiều 16/2.Nga dội thẳng hỏa lực, phá phòng tuyến; khí cầu Mỹ xâm nhập Trung Quốc?
    42.599 lượt xem Đã công chiếu 3 giờ trước #hoalucnga #my #trungquoc
    VNEWS - Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết, các lực lượng Nga đã tăng cường pháo kích, phóng rocket và tấn công tên lửa vào các mục tiêu trên khắp Ukraine, ngoài những nỗ lực tiến công trên một số mặt trận chủ lực. Về phía Trung Quốc, trong một thông báo được đưa ra mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cáo buộc các khí cầu của Mỹ đã xâm nhập không phận các khu tự trị Tây Tạng và Tân Cương của nước này.

    Các nội dung có trong bản tin:
    - Các pháo phản lực “Grad” Nga tập trung hỏa lực đánh phá tuyến phòng ngự quân đội Ukraine
    - Nga tập kích toàn tuyến Ukraine, lên dây cót cho trận chiến lớn
    - Trực thăng quân sự Mỹ lao xuống cao tốc, không ai sống sót
    - Thủ hiến Scotland bất ngờ từ chức
    - Mỹ, Philippines tổ chức tập trận chung quy mô lớn
    https://www.youtube.com/watch?v=i_PZAVIXPkQ

    Trả lờiXóa
  2. Cập Nhật Nga Tấn Công Ukraine ngày 16/2: Quân đội Ukraine đánh sập cầu ở Bakhmut vì bị Nga bao vây?
    https://www.youtube.com/watch?v=5R4fDlkQb-4

    Trả lờiXóa
  3. Blinken: Mỹ không thúc giục Ukraina đòi lại Crưm
    11:20 16.02.2023 (Đã cập nhật: 14:30 16.02.2023)
    MOSKVA (Sputnik) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken trong một cuộc họp video với nhóm chuyên gia nói rằng Mỹ không chủ động thúc giục Ukraina đòi lại Crưm, mà chỉ có Kiev đưa ra quyết định về việc này, tờ Politico trích dẫn nguồn tin biết được phát biểu của Blinken cho biết.
    Tờ báo lưu ý rằng trong cuộc trò chuyện có người hỏi Blinken liệu Hoa Kỳ có sẵn sàng giúp Ukraina đạt được mục tiêu đòi lại Crưm hay không. Theo bài viết, Blinken cho rằng nỗ lực đòi lại Crưm của Ukraina sẽ là "lằn ranh đỏ" đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể khiến Moskva đáp trả mạnh hơn.
    Theo bốn người biết được nội dung câu chuyện, Blinken trả lời rằng Hoa Kỳ không chủ động thúc giục Ukraina lấy lại Crưm mà chỉ Kiev tự đưa ra quyết định. Theo nhận định của hai người trong số nói trên, Blinken tạo ấn tượng rằng Mỹ không coi việc lấy lại Crưm là bước đi khôn ngoan vào thời điểm này. Tuy nhiên họ nhấn mạnh rằng ông ta không trực tiếp nói ra những lời này", bản tin viết.
    Theo hai người khác, tờ báo viết, Ngoại trưởng nói rằng quyết định cố chiếm lại Crưm bằng vũ lực là do chính người Ukraina đưa ra chứ không phải Mỹ. Như tờ báo cho biết thêm, điều đó làm cho các nguồn tin hiểu rằng Blinken cởi mở hơn "đối với trò chơi tiềm năng của Ukraina về việc giành lại Crưm". Một nguồn tin nhận định trong chuyện này thông điệp chung về diễn tiến mọi việc là "khá mơ hồ", trong khi đối với khả năng "đạt được thắng lợi lớn" của mỗi bên đều có "những vấn đề thực sự".

    Trả lờiXóa
  4. Lại nói về nước Nga trong khi Nga vắng mặt - chủ đề chính tại Hội nghị An ninh Munich
    12:41 16.02.2023 (Đã cập nhật: 14:26 16.02.2023)
    Một trong những chủ đề chính tại Hội nghị An ninh Munich từ 17-19/02/2023 sẽ là tình hình ở Ukraina. Tuy nhiên, như Chủ tịch Hội nghị ông Christoph Heusgen nói với Reuters, các quan chức Nga không được mời tham dự sự kiện này bởi vì ban tổ chức không muốn “dành cơ hội để những kẻ chà đạp luật pháp quốc tế nói lên ý kiến tại Hội nghị”.
    Tại Munich, tương lai của nước Nga sẽ được thảo luận "với các thủ lĩnh phe đối lập và những người bị trục xuất", theo Reuters.
    Nga có cách nhìn nhận khác về sự việc. Đáp lại nhận xét của Heusgen, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, năm nay, cũng như những năm trước, phái đoàn Nga không thấy có lý do gì để tham gia Hội nghị Munich, vì sự kiện này không còn thu hút sự quan tâm của Matxcơva nữa – diễn đàn này đã trở thành một "sự kiện xuyên Đại Tây Dương thuần túy". Còn Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev lưu ý rằng, trong những năm gần đây, Hội nghị An ninh Munich đã hoàn toàn xuống cấp, và các nhà tổ chức ngại mời Nga tham dự vì họ không muốn nghe sự thật.
    Hội nghị An ninh Munich phục vụ lợi ích của ai?
    Được thành lập năm 1962, Hội nghị Munich đã hoạt động trong 30 năm đầu tiên như một diễn đàn để các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị của các quốc gia NATO thảo luận về các vấn đề hợp tác chính trị-quân sự xuyên Đại Tây Dương. Kể từ những năm 1990, sau khi đại diện của Nga và các nước Đông Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản bắt đầu tham gia diễn đàn, nó đã được đổi tên thành Hội nghị An ninh Munich. Tuy nhiên, bản chất của nó vẫn giữ nguyên. Đây vẫn là câu lạc bộ của các đồng minh NATO phát biểu như một mặt trận thống nhất, bằng chứng là danh sách những người được mời tham dự Hội nghị Munich năm 2023.
    Trong số những người tham gia diễn đàn năm 2023 có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Theo dự kiến, Ngoại trưởng Ukraina Dmitry Kuleba cũng sẽ có mặt tại Munich. Và thay vì những đại diện hợp pháp của nước Nga do người dân bầu ra, trong danh sách các khách mời sẽ có những đại diện của phe đối lập định cư ở nước ngoài, muốn xóa Nga khỏi bản đồ thế giới.
    Trong cuộc phỏng của Sputnik, nhà khoa học chính trị Nga Dmitry Zhuravlev lưu ý rằng, một quyết định như vậy sẽ phá hủy nền tảng của chính hội nghị.
    “Nếu bạn chỉ mời những người ủng hộ bạn, ý nghĩa của hội nghị sẽ biến mất. Mục tiêu của hội nghị là tổ chức cuộc thảo luận để đem đến một thỏa thuận chung. Và nếu bạn chỉ nghe những lời nói của chính mình, thì đâu là sự hiểu biết lẫn nhau, bạn thảo luận vấn đề với ai? Với chính mình? Cách này thật là thuận tiện hơn, nhưng đây là bệnh tâm thần phân liệt. Cách này không giúp giải quyết các vấn đề với thế giới bên ngoài”, - ông Zhuravlev nói.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những cảnh báo của Vladimir Putin trong bài phát biểu tại Hội nghị Muních năm 2007
      Trong bài phát biểu tại Hội nghị Munich năm 2007, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rằng, bất chấp những đảm bảo bằng lời nói, phương Tây không có ý định đạt thỏa thuận với Nga. Theo nhà lãnh đạo Nga, ý muốn của Hoa Kỳ và các đồng minh của họ xây dựng một thế giới đơn cực là vô ích, vì một trật tự thế giới dân chủ, công bằng phải đảm bảo “an ninh và thịnh vượng không chỉ cho một vài quốc gia mà cho tất cả”. Tổng thống Putin nói, Nga muốn có quan hệ hữu nghị với phương Tây, nhưng, Nga muốn để phương Tây cũng tính đến lợi ích của Nga. Đại diện của các nước NATO và các đồng minh của họ, những người lắng nghe Vladimir Putin năm 2007, chỉ cười trước lời kêu gọi tôn trọng lợi ích của Nga trong bối cảnh an ninh toàn cầu. Theo ý kiến ​​​​của họ, một quốc gia - bên thua trận trong Chiến tranh Lạnh - không có quyền nói lên ý kiến của mình mà phải thực hiện mọi mệnh lệnh của " bên thắng trận". Tuy nhiên, Vladimir Putin không đùa khi kết thúc bài phát biểu ở Munich bằng câu:
      “Nga là một nước có hơn một nghìn năm lịch sử, thực tế nước Nga đã luôn luôn tận dụng đặc quyền thực hiện chính sách đối ngoại độc lập. Ngày nay chúng tôi không có ý định thay đổi truyền thống này”.
      Mục đích của Hội nghị Munich 2023 là gì?
      Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich ông Christoph Heusgen không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng, hội nghị này là một diễn đàn đối thoại toàn cầu. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Đức Arnd Festerling, ông nhấn mạnh rằng, sẽ không có đại diện chính thức nào của Nga tại hội nghị. Mục tiêu chính của diễn đàn sẽ là "tạo ra một mặt trận thống nhất chống lại Putin", vì cho đến nay chỉ có EU, NATO và G7, cùng với Ukraina đang hoạt động như một mặt trận thống nhất chống lại Nga. Christoph Heusgen phàn nàn:
      “Hai phần ba dân số thế giới sống ở các quốc gia duy trì quan điểm trung lập hoặc thân Nga”.
      Theo ông, cư dân Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á vẫn chưa hiểu rằng họ cần phải sống theo các quy tắc được thiết lập ở trung tâm của nền dân chủ - Hoa Kỳ, để trở nên hạnh phúc như người Châu Âu. “Người châu Âu chúng tôi có thể coi mình là những người may mắn, bởi vì người Mỹ dưới sự lãnh đạo của Joe Biden đã và vẫn đứng về phía chúng tôi”.

      Xóa
  5. Mỹ cho Ukraina "cơ hội cuối cùng" với viện trợ quân sự
    17:44 16.02.2023
    MOSKVA (Sputnik) - Các quan chức Mỹ đã gửi tín hiệu riêng tới Ukraina rằng viện trợ của phương Tây không phải là vô hạn, Newsweek viết.
    "Các ý kiến ​​cũng có thể dao động tùy thuộc vào mức độ các quốc gia châu Âu đang đóng góp hỗ trợ Kiev. Các nhà phê bình trong nước có thể bắt đầu đặt câu hỏi về vai trò hàng đầu của Washington trong việc cung cấp hỗ trợ nếu các quốc gia lục địa NATO được coi là hỗ trợ không đủ hoặc thậm chí chia rẽ vì Ukraina", - ấn phẩm trích dẫn lời Giáo sư Đại học Luân Đôn Rob Singh.

    Ngoài ra, theo giáo sư Michael Clarke của Đại học King's College London, Kiev phải thực hiện các bước nhất định để tiếp tục nhận được hỗ trợ.
    "Những dấu hiệu hiện tại về khả năng miễn cưỡng tiếp tục tài trợ cho Ukraina trên thực tế chỉ là một biểu hiện rằng Kiev không chỉ phải tiếp tục chiến đấu trong năm nay mà còn phải tạo ra một số bước ngoặt quyết định trên chiến trường, điều mà bằng cách nào đó thay đổi động lực rõ ràng có lợi cho nó", - ông nói.

    Ông Clark bổ sung rằng đây là một nhiệm vụ khá khó khăn đối với quân đội Ukraina.

    NATO tập trung vào đối đầu
    Nga đã nhiều lần lưu ý rằng Liên minh Bắc Đại Tây Dương có mục đích đối đầu và bày tỏ lo ngại về việc xây dựng lực lượng của NATO ở châu Âu.
    Moskva cảnh báo rằng viện trợ quân sự của phương Tây sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp cho Ukraina và sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột, đồng thời thiết bị vận chuyển vũ khí sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của quân đội Nga.

    Trả lờiXóa
  6. Tin Quốc tế mới nhất 16/2 | Nga tuyên bố QUÁ DỄ DÀNG xuyên thủng 2 phòng tuyến của Ukraine
    4.295 lượt xem 16 thg 2, 2023 #Thoisu #Tintucviet #Tintuc24h
    CHIẾN SỰ CẬP NHẬT : https://bit.ly/TinQuocTe

    Nga tuyên bố đã xuyên thủng 2 phòng tuyến của Ukraine ở phía Đông nước này giữa bối cảnh phương Tây thông báo sẽ cung cấp thêm hỗ trợ quân sự cho Kiev, trong đó có đạn pháo.

    Tin Quốc tế mới nhất 16/2 | Nga tuyên bố QUÁ DỄ DÀNG xuyên thủng 2 phòng tuyến của Ukraine @TinTucVietOfficial

    00:24 Nga tuyên bố xuyên thủng 2 phòng tuyến của Ukraine
    02:45 Các quốc gia NATO đã chi bao nhiêu cho Ukraine?
    https://www.youtube.com/watch?v=M9HMwrafazU

    Trả lờiXóa
  7. Hàng loạt quốc gia NATO đổi ý không chuyển xe tăng cho Ukraine; Nga tung vũ khí mới hạ gục Starlink
    7.510 lượt xem Đã công chiếu 119 phút trước #tinquocte #ngaukraine #tin360
    Tin quốc tế ngày 16/2: Hàng loạt quốc gia NATO đổi ý không chuyển xe tăng cho Ukraine; Nga tung vũ khí mới hạ gục Starlink | Tin360 News

    Khác hẳn với tuyên bố vào cuối tháng trước, khi Mỹ và Đức thành lập 1 liên minh xe tăng hoành tráng. Giờ đây, hàng loạt quốc gia NATO bỗng dưng đổi ý và dự kiến chỉ gửi 1 tiểu đoàn bao gồm 30 xe tăng cho Ukraine - con số này chỉ bằng 1/10 so với kỳ vọng của Kyiv. Trong khi ấy, Nga tung ra vũ khí lợi hại có thể hạ gục hệ thống Starlink của tỷ phú Elon Musk. Đồng thời cảnh báo Abrams, Leopard sẽ bị “thiêu rụi” bởi con robot này.
    https://www.youtube.com/watch?v=mSgpRlFyGbA

    Trả lờiXóa
  8. TTX VN: Thời sự Quốc tế tối 16/2.Nga gọi súng phun lửa; đánh chìm tàu; Tây Bắc Syria bị ‘bỏ rơi’ sau động đất?
    55.816 lượt xem Đã công chiếu 2 giờ trước #nga #ukraine #thonhiky
    VNEWS - Cập nhật về tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga vừa đưa ra tuyên bố cho biết: Quân đội nước này đã gây ra nhiều tổn thất cho phía Ukraine trong vòng 24 giờ qua, nổi bật trong đó là việc đánh chìm 1 tàu quân sự của Ukraine. Quân đội Nga còn huy động ra chiến trường súng phun lửa để tiếp tục thực hiện chiến dịch quân sự. Trong một diễn biến khác, liên quan đến thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết, họ đặc biệt quan tâm đến tình hình của những người dân ở Tây Bắc Syria, khu vực do quân nổi dậy kiểm soát và ít được tiếp cận với viện trợ.

    Các nội dung có trong bản tin:
    - Động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria: Tây Bắc Syria đang là “mối quan tâm lớn nhất”
    - Nga tuyên bố đánh chìm tàu quân sự, hạ 8 nhóm biệt kích Ukraine
    - Sai lầm khiến lữ đoàn tinh nhuệ Nga trả giá đắt tại chảo lửa Đông Ukraine
    - Triều Tiên có thể đã thành lập đơn vị tên lửa đạn đạo liên lục địa mới
    - Tổng thống Mỹ Biden kiểm tra sức khỏe trước thềm vận động tranh cử
    - Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố Crimea là “lằn ranh đỏ” của Tổng thống Putin; Nga cảnh báo Mỹ đã vượt qua mọi lằn ranh đỏ
    - Bộ trưởng Quốc phòng Anh nhận định: Nga dùng tới 97% lực lượng ở Ukraine
    - Tiết lộ sốc về số lượng xe tăng Nga bị phá hủy trong cuộc xung đột với Ukraine
    - Chậm điều tra dân số, Ấn Độ không biết đang có bao nhiêu dân
    - Nhật Bản xem xét điều chỉnh quy tắc sử dụng vũ khí phòng vệ trước hành động xâm phạm không phận
    - Nguy cơ khủng hoảng trần nợ công ở Mỹ
    - Nổ súng tại trung tâm thương mại Mỹ
    - Các nước châu Âu đẩy mạnh chuyển đổi quốc phòng
    - Hơn 8.400 người di cư thiệt mạng khi tìm cách đến châu Âu
    - Cơ quan công tố Hàn Quốc xin lệnh bắt lãnh đạo đảng đối lập
    https://www.youtube.com/watch?v=Zn_Y1KAkTYQ&t=21s

    Trả lờiXóa
  9. Người đứng đầu Wagner: Người Ukraina đã giết lính đánh thuê Mỹ Peter Reed
    23:42 16.02.2023
    Moskva (Sputnik) - Lính đánh thuê người Mỹ Peter Reid đã bị giết chết ở Artemovsk bởi chính người Ukraina, người đứng đầu nhóm Wagner Yevgeny Prigozhin cho biết trên kênh Telegram của mình.
    "Bất kỳ chuyên gia quân sự nào cũng sẽ xác nhận rằng gần như không thể phát hiện ra cứ điểm này và tấn công từ các vị trí của chúng tôi. Thực hiện điều này từ các vị trí của Ukraina sẽ thuận tiện hơn nhiều. Tôi có thể tự tin nói rằng Peter Reed đã bị giết bởi chính người của mình. Và báo cáo về vụ giết người này đã được Laidinen người Estonia chuẩn bị", - ông Yevgeny Prigozhin giải thích.
    Theo ông Prigozhin, mọi cáo buộc chống Wagner đều không có bằng chứng.
    "Với thành công tương tự, bạn đã cố gắng buộc tội Nga và có thể là Wagner trong vụ ám sát John F. Kennedy", - doanh nhân Yevgeny Prigozhin nói thêm.

    Đồng thời, Yevgeny Prigozhin lưu ý rằng ông ta không có dữ liệu chính xác về cách Reid bị giết. Các câu hỏi cũng được đặt ra bởi thực tế là trước khi chết, vì một lý do nào đó, Erko Laidinen người Estonia đã quay phim anh ta.
    Prigozhin xác định rằng người lính đánh thuê đã chết tại giao lộ Phố Polevaya và Ngõ 1 Pushkinsky, nằm cách vị trí của nhóm Wagner chưa đầy 5 km.
    Tuần này, New York Times đã đăng đoạn video thuộc quyền sở hữu của tờ báo này cho thấy cái chết của lính đánh thuê người Mỹ Reed trong một cuộc tấn công bằng tên lửa.
    Đầu tháng 11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết hơn 8.000 lính đánh thuê từ hơn 60 quốc gia đã tới Ukraina, trong đó các nhóm lớn nhất đến từ Ba Lan, Mỹ, Canada, Romania và Anh. Hơn 3000 người trong số họ đã chết vào thời điểm đó, một số người đã trở về nhà.
    Theo các ấn phẩm phương Tây, tính đến tháng 1, có từ 1000-3000 lính đánh thuê nước ngoài đang hoạt động trong các đơn vị của Lực lượng Vũ trang Ukraina.
    Chiến dịch quân sự ở Donbass
    Ngày 24 tháng 2, Nga đã phát động chiến dịch đặc biệt nhằm phi quân sự hóa Ukraina. Tổng thống Vladimir Putin nêu mục tiêu của chiến dịch là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm." Theo quy định của Bộ Quốc phòng, quân đội Nga đã hoàn thành các nhiệm vụ chính của giai đoạn đầu - làm giảm đáng kể tiềm lực chiến đấu của Lực lượng vũ trang Ukraina.

    Trả lờiXóa
  10. Nhà báo Mỹ cung cấp bằng chứng mới về việc Hoa Kỳ tham gia vụ phá hoại Dòng chảy phương Bắc
    22:09 16.02.2023 (Đã cập nhật: 22:30 16.02.2023)
    Moskva (Sputnik) - Các thợ lặn Mỹ với thiết bị làm việc dưới đáy biển sâu đã tham gia cuộc tập trận quân sự Baltops-2022 gần đảo Bornholm của Đan Mạch, và được phó đô đốc của Hạm đội 6 Hoa Kỳ hướng dẫn trước khi thực hiện cuộc lặn kéo dài 6 giờ đồng hồ cùng những chiếc thùng nhỏ.
    Một chuyên gia cao cấp tham gia cuộc tập trận đã cung cấp thông tin này cho nhà báo Mỹ John Dugan qua thư nặc danh. Nhà báo Dugan cung cấp toàn bộ nội dung bức thư cho Sputnik.
    Trước đó nhà báo người Mỹ Seymour Hersh, người từng đoạt giải Pulitzer, đã đăng bài điều tra của ông về vụ nổ đường ống dẫn khí đốt. Bài báo của ông viết rằng trong cuộc tập trận Baltops của NATO mùa hè năm 2022, các thợ lặn Mỹ đã cài đặt chất nổ dưới Dòng chảy phương Bắc, mà người Na Uy kích hoạt gây ra vụ nổ sau đó 3 tháng. Ông Hersh tuyên bố Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định phá hoại Dòng chảy phương Bắc sau hơn 9 tháng thảo luận bí mật với nhóm an ninh quốc gia. Sau đó, Lầu Năm Góc tuyên bố với Sputnik rằng Hoa Kỳ không liên quan gì đến việc cho nổ tung đường ống dẫn khí đốt của Nga vào năm ngoái.
    Ông Dugan xác nhận với Sputnik rằng ông có mọi lý do để tin tưởng vào nguồn ẩn danh đã cung cấp bằng chứng cho ông — đó là những bức ảnh chụp cuộc tập trận và nhiều tài liệu khác, nhưng yêu cầu không phát tán chúng để người ngoài không thể nhận ra ông ta. Bức thư được gửi cho Dugan vào ngày 2 tháng 10. Người gửi bức thư cho biết đã sử dụng địa chỉ email dùng một lần. Dugan đã cố gắng liên lạc với tác giả bức thư nhưng vô ích.
    "Tôi hoàn toàn tin tưởng vào bức thư này. Nó chứa đựng những chi tiết mà chỉ một người quen thuộc với các cuộc tập trận Baltops-22 và thiết bị làm việc sâu dưới biển mới có thể cung cấp. Mọi thứ đều chính xác", - ông Dugan nói với Sputnik.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tác giả bức thư nặc danh lưu ý rằng vào tháng 6 năm 2022, ông ta đã tham gia cuộc tập trận Baltops của NATO gần đảo Bornholm của Đan Mạch. Theo người này, vào ngày 15 tháng 6, trực thăng đã chở đến một nhóm người Mỹ mặc thường phục.
      "Ý nghĩ đầu tiên của tôi là họ trông giống như một nhóm khủng bố", - tác giả bức thư viết, đồng thời cho biết thêm rằng ông thấy những người này không có thẻ bài bảng tên, cũng như có kiểu tóc và râu ria rất lạ.

      Các thợ lặn và nhóm người mặc thường phục được một Phó Đô đốc thuộc Hạm đội 6 của Hải quân Hoa Kỳ đón tiếp. Tác giả bức thư đã không thể nghe thấy cuộc trò chuyện của họ vì tiếng ồn của trực thăng.
      Nhân chứng khẳng định đã nhìn thấy những quân nhân Hoa Kỳ có thiết bị thở tái tạo oxy MK-29, thiết bị này vốn sử dụng hỗn hợp oxy/heli để lặn sâu xuống biển. Ngoài ra, những quân nhân Hoa Kỳ còn có các thiết bị đắt tiền và chuyên nghiệp khác mà các đơn vị hải quân thông thường không sử dụng. Họ cũng mang theo bên mình những chiếc thùng nhỏ.
      Bản thân các thợ lặn cho biết rằng họ đến để tham gia diễn tập rà phá bom mìn - họ phải đi thuyền cao su đến một khu vực nhất định, tìm và rà phá mìn chống tàu ở đó, nhưng họ lại không có thiết bị đặc biệt cho các hoạt động này. Ngoài ra, theo lời kể của nhân chứng, các quân nhân Mỹ sau cuộc nói chuyện với Phó đô đốc Hoa Kỳ đã đến khu vực không dành cho tập trận và vắng mặt trong một thời gian dài.
      "Họ rời thuyền, mang máy thở và biến mất dưới nước trong hơn 6 giờ đồng hồ. Không có thiết bị độc lập nào cho phép thợ lặn có thể ở dưới nước trong 6 giờ liền. Với các hệ thống quân sự mới nhất, chỉ có thể ở dưới nước tối đa 3 hoặc 4 giờ", - tác giả viết.
      Theo anh ta, họ trở về mà không còn những cái thùng, sau đó họ được trực thăng đến đón.
      Trước cuộc tập trận, tại cuộc họp giao ban do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức, chỉ huy Hạm đội 6, Phó Đô đốc Eugene Black đã nói về việc đưa hoạt động gài mìn dưới nước vào chương trình tập trận. Tuy nhiên, do không liên lạc được với tác giả bức thư, Dugan không thể xác nhận danh tính của phó đô đốc được nêu ở trên.
      Những vụ tấn công khủng bố xảy ra vào ngày 26 tháng 9 cùng lúc trên hai đường ống dẫn khí đốt xuất khẩu của Nga sang châu Âu - «Dòng chảy phương Bắc» và «Dòng chảy phương Bắc - 2». Đức, Đan Mạch và Thụy Điển không loại trừ khả năng phá hoại có chủ đích. Nhà điều hành dự án là công ty Dòng chảy phương Bắc thông báo rằng tình trạng bất thường khẩn cấp với đường ống dẫn khí đốt là chưa từng có và không thể tính trước thời gian sửa chữa. Viện Công tố Tối cao LB Nga đã khởi tố vụ án về hành động khủng bố quốc tế làm hư hại đường ống dẫn khí «Dòng chảy phương Bắc»
      Ngày 31 tháng 10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết rằng Gazprom đã được phép tham gia kiểm tra địa điểm xảy ra vụ nổ trên đường ống «Dòng chảy phương Bắc», và ông Alexei Miller đứng đầu tập đoàn Nga đã báo cáo với Tổng thống về cuộc khảo sát. Tổng thống Putin cũng tuyên bố rằng vụ nổ trên đường ống dẫn khí đốt «Dòng chảy phương Bắc» rõ ràng là vụ tấn công khủng bố trắng trợn.

      Xóa
  11. Đại tá Mỹ nói về việc Lực lượng Vũ trang Ukraina rút lui sau lời cảnh báo của Stoltenberg
    21:32 16.02.2023
    Moskva (Sputnik) - Tuyên bố của Tổng thư ký NATO Ian Stoltenberg về việc cạn kiệt nguồn dự trữ của các đồng minh do xung đột tại Ukraina cho thấy tình hình tuyệt vọng của Lực lượng Vũ trang Ukraina, Đại tá Hoa Kỳ Douglas McGregor cho biết trong cuộc phỏng vấn với kênh YouTube Judging Freedom.
    Trước đó, ông Stoltenberg cho rằng cuộc xung đột ở Ukraina cần số lượng lớn đạn dược và làm cạn kiệt nguồn dự trữ của các đồng minh. Ông Stoltenberg nói thêm rằng mức sử dụng đạn dược hiện tại của Kiev cao gấp nhiều lần so với khả năng sản xuất, điều này gây căng thẳng cho ngành công nghiệp quốc phòng.
    "Không còn nghi ngờ gì nữa, Ukraina sắp hết đạn dược. Họ buộc phải rút lui và tập hợp lại, nếu không sẽ bị tiêu diệt", - ông McGregor nói.
    Theo sĩ quan này, lời của Tổng thư ký NATO thể hiện tín hiệu về vấn đề ngày càng cấp bách giữa các đồng minh do không thể bổ sung các nguồn cung cấp cần thiết. Ông McGregor cho rằng điều này có thể dẫn đến việc viện trợ cho Kiev sẽ sớm bị điều chỉnh lại.
    "Tình hình bây giờ rất khó khăn. Chúng ta càng tuyệt vọng thì những tuyên bố ở Ukraina và phương Tây càng trở nên khôi hài", - Đại tá Hoa Kỳ Douglas McGregor nói.

    Trả lờiXóa
  12. Bộ trưởng Quốc phòng Anh thừa nhận sự yếu kém của châu Âu
    20:32 16.02.2023
    Moskva (Sputnik) - Châu Âu kiệt quệ và dễ bị tổn thương do viện trợ quân sự cho Ukraina, tờ Independent dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace.
    "Đạn dược của chúng tôi, mức độ khả năng phòng thủ, khả năng chống lại các cuộc tấn công của chúng tôi hiện nay cực kỳ thấp", - người đứng đầu Bộ Quốc phòng Anh cho biết.
    Bộ trưởng Ben Wallace kêu gọi suy nghĩ về việc tăng ngân sách quốc phòng trong dài hạn khi thế giới trở nên nguy hiểm và bất ổn hơn. Ông nói thêm rằng London sẽ không thể sớm cung cấp máy bay cho Lực lượng vũ trang Ukraina vì chi phí bảo trì và đào tạo phi hành đoàn cao.
    "Tôi không nghĩ rằng trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm tới, chúng tôi có thể chuyển giao máy bay chiến đấu cho Ukraina. Đơn giản là không thể học lái những thiết bị như vậy trong một hoặc hai tuần, mà sẽ mất nhiều thời gian", - ông Wallace nói.
    Mùa xuân năm ngoái, Moskva đã gửi công hàm tới các nước NATO về vấn đề cung cấp vũ khí cho Kiev. Ngoại trưởng Sergei Lavrov lưu ý rằng bất kỳ lô hàng nào chứa thiết bị quân sự cho Ukraina đều sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của quân đội Nga.
    Theo ông Sergei Lavrov, Hoa Kỳ và liên minh trực tiếp tham gia xung đột - không chỉ bằng cách cung cấp vũ khí, mà còn đào tạo quân nhân ở Anh, Đức, Ý và các nước khác.

    Trả lờiXóa
  13. В ночное время суток нанесены удары по объектам противника в Харькове и области -Vào ban đêm, các cuộc tấn công đã được thực hiện vào các mục tiêu của kẻ thù ở Kharkov và khu vực
    Hôm nay, 07:29
    https://topwar.ru/211133-v-nochnoe-vremja-sutok-naneseny-udary-po-obektam-protivnika-v-harkove-i-oblasti.html
    Vào ban đêm, các cuộc tấn công tiếp tục vào các cơ sở hạ tầng và mục tiêu quân sự trong lãnh thổ do kẻ thù kiểm soát. Một số đối tượng trên lãnh thổ của khu vực Kharkiv đã bị tấn công.


    Một số vụ nổ ầm ầm ở Kharkov vào ban đêm. Một trong số đó là tại một cơ sở hạ tầng quan trọng. Theo một số báo cáo, đây là một trong những nhà máy nơi họ đã cố gắng khôi phục dây chuyền sửa chữa thiết bị quân sự. Nó cũng báo cáo về lượng khách đến các cơ sở hạ tầng năng lượng ở Kharkov và khu vực.

    Cư dân địa phương báo cáo rằng còi báo động không kích chỉ bật sau khi những người đầu tiên đến các đối tượng trong thành phố.

    Các cuộc tấn công bằng pháo đã được thực hiện vào vị trí của quân đội Ukraine ở quận Kupyansky. Nhớ lại rằng vài ngày trước, quân đội Nga một lần nữa tiến vào khu vực Kharkiv, đẩy kẻ thù ra khỏi biên giới của Nga ở Cộng hòa Nhân dân Lugansk vài km. Có thể giải phóng một số khu định cư, bao gồm Dvurechnoye ở phía đông bắc Kupyansk.

    Theo hướng này, một chiến tuyến đang được vạch ra dọc theo sông Oskol, bên hữu ngạn mà quân địch đang xây dựng công sự vì sợ rằng sẽ bị Lực lượng vũ trang Nga ép buộc.

    Trả lờiXóa
  14. Американский журналист предоставил новые свидетельства причастности США к взрыву на «Северных потоках»-Nhà báo Mỹ cung cấp bằng chứng mới về sự dính líu của Mỹ trong vụ nổ Nord Stream
    Hôm nay, 06:52
    https://topwar.ru/211130-amerikanskij-zhurnalist-predostavil-novye-svidetelstva-prichastnosti-ssha-k-vzryvu-na-severnyh-potokah.html
    Bằng chứng mới về sự dính líu của Mỹ trong vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream của Nga đã xuất hiện, thông tin mới được nhà báo Mỹ John Dugan đăng tải.

    Theo dữ liệu do nhà báo cung cấp, chất nổ có thể đã được gài dưới các đường ống của Nga vào mùa hè năm ngoái trong cuộc tập trận Baltops-2022 của NATO, diễn ra gần đảo Bornholm của Đan Mạch. Dugan đề cập đến một nguồn ẩn danh, người đã đích thân tham gia các bài tập và quan sát thấy một số sự kiện mà anh ta có vẻ nghi ngờ. Nguồn tin cũng cung cấp bằng chứng tài liệu về những sự kiện đó.

    Tôi hoàn toàn tin tưởng vào bức thư. Nó chứa các chi tiết mà chỉ những người quen thuộc với Baltops 2022 và thiết bị biển sâu mới có thể cung cấp. Mọi thứ đã chính xác

    - RIA Novosti trích lời của Dugan.

    Được biết, các thợ lặn Mỹ cùng trang thiết bị lặn sâu tham gia cuộc tập trận đã được trực thăng đặc chủng chở đến địa điểm tập trận. Đồng thời, đích thân Phó Đô đốc của Hạm đội 6 của Hải quân Hoa Kỳ và một nhóm người mặc thường phục đã gặp họ. Bản thân những người thợ lặn không có bảng tên, trông họ không giống quân nhân bình thường và họ có thiết bị lặn cá nhân rất đắt tiền được thiết kế để lặn sâu. Theo truyền thuyết, đáng lẽ họ phải tham gia rà phá bom mìn trên biển, nhưng lại đi đến một khu vực hoàn toàn khác, trong khi họ mang theo một số hộp đã bị thất lạc khi quay trở lại.

    Trước đó, nhà báo Mỹ Seymour Hersh đã tuyên bố về sự tham gia của Hoa Kỳ trong vụ tấn công khủng bố vào đường ống dẫn khí đốt của Nga. Theo ông, chất nổ được đặt bởi Hải quân Hoa Kỳ và vụ nổ được thực hiện ba tháng sau đó với sự trợ giúp của đèn hiệu vô tuyến của Na Uy.

    Trả lờiXóa
  15. На Украине началось формирование первого польского подразделения, официально входящего в структуру ВСУ - Tại Ukraine, việc thành lập đơn vị Ba Lan đầu tiên chính thức được đưa vào cấu trúc của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã bắt đầu
    Hôm nay, 06:22
    https://topwar.ru/211128-na-ukraine-nachalos-formirovanie-pervogo-polskogo-podrazdelenija-oficialno-vhodjaschego-v-strukturu-vsu.html
    Ukraine bắt đầu thành lập các đơn vị chính thức trong cơ cấu lực lượng vũ trang của mình, bao gồm các quân nhân Ba Lan. Sự hình thành của đơn vị đầu tiên như vậy đã bắt đầu.


    Kiev hợp pháp hóa quân đội chính quy Ba Lan như một phần của Lực lượng Vũ trang Ukraine. Theo cổng thông tin Ba Lan Onet, đơn vị đầu tiên như vậy sẽ là "Quân đoàn tình nguyện Ba Lan", nó sẽ chính thức trở thành một phần của Lực lượng vũ trang Ukraine và sẽ không liên quan gì đến cái gọi là "Quân đoàn bảo vệ lãnh thổ nước ngoài". trong đó lính đánh thuê đang chiến đấu, kể cả từ Ba Lan. Việc thành lập đơn vị được thực hiện bởi một công dân Ba Lan nào đó, danh tính không được tiết lộ.

    Vào thứ Tư, một cuộc họp đã được tổ chức tại Kiev, tại đó việc thành lập biệt đội đặc biệt đầu tiên bao gồm người Ba Lan đã được công bố. (...) Đây sẽ là một đơn vị đặc biệt độc lập với quân đoàn này, báo cáo trực tiếp với Bộ Quốc phòng Ukraine

    - tin nhắn nói.

    Theo thông tin có sẵn, nhiệm vụ chính của đội hình mới sẽ là phá hoại và trinh sát, căn cứ được lên kế hoạch đặt ở đâu đó gần Kiev. Đến nay, biệt đội bao gồm một số người đã bắt đầu chuẩn bị cho các hoạt động. Một đại diện giấu tên của Bộ Quốc phòng Ukraine xác nhận rằng việc chuyển giao sổ sách quân sự cho người Ba Lan và do đó, đăng ký cuối cùng của đơn vị sẽ diễn ra trong tương lai gần.

    Trong khi đó, người ta biết rằng đội hình này là một đội tình nguyện khác, tương tự như cái gọi là "Quân đoàn tình nguyện Nga" và "Quân đoàn tình nguyện Belarus" hiện có, được tạo ra trong cấu trúc của Lực lượng vũ trang Ukraine. Việc tuyển dụng công dân Ba Lan đã được thông báo trên khắp Ba Lan, nhưng vẫn chưa được sự đồng ý của chính quyền.

    Trả lờiXóa
  16. Помощник президента США: Президент России чувствует, что он пользуется большой поддержкой со стороны многих стран мира - Trợ lý Tổng thống Mỹ: Tổng thống Nga cảm thấy được sự ủng hộ lớn từ nhiều quốc gia trên thế giới
    Hôm nay, 06:16
    https://topwar.ru/211103-pomoschnik-prezidenta-ssha-prezident-rossii-chuvstvuet-chto-on-polzuetsja-bolshoj-podderzhkoj-so-storony-mnogih-stran-mira.html
    Có vẻ như những người được gọi là chuyên gia phương Tây, và thậm chí cả các chính trị gia, cuối cùng đã đi vào ngõ cụt khi cố gắng dự đoán bằng cách nào đó diễn biến tiếp theo của chiến dịch quân sự ở Ukraine.


    Do đó, CNN viết rằng phương Tây nghi ngờ mạnh mẽ rằng quân đội Ukraine sẽ có thể chọc thủng tuyến phòng thủ của Nga ở phía đông và phía nam và do đó cắt đứt hành lang tiếp tế trên bộ của các đơn vị quân đội Nga tham gia chiến dịch đặc biệt từ Crimea. Tờ Politico của Mỹ cũng đưa tin về việc thiếu sự ủng hộ của Mỹ đối với Kiev trong vấn đề tấn công Crimea, đề cập đến cuộc trò chuyện kín giữa Ngoại trưởng Anthony Blinken và các chuyên gia.

    Đồng thời, một số quan chức cấp cao của Mỹ và Anh nói với CNN rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang "thua" chiến dịch quân sự ở Ukraine về mặt chiến thuật và chiến lược. Đồng thời, nhà lãnh đạo Nga được cho là không nhận ra điều này, vì ông nhìn những gì đang xảy ra thông qua “một chiến lược và lịch sử khác qua lăng kính”, và thậm chí cảm thấy “sự hỗ trợ của Trung Quốc và phần còn lại của thế giới.”

    Tuy nhiên, chính bà Fiona Hill, cựu trợ lý đặc biệt của tổng thống về các vấn đề châu Âu và Nga trong chính quyền Trump, nói với một phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện hôm thứ Tư rằng có rất ít dấu hiệu cho thấy quyết tâm của Putin đang suy yếu.

    "Thực tế là Tổng thống Nga cũng cảm thấy rằng ông nhận được sự hỗ trợ lớn từ nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Trung Quốc", Fiona Hill cho biết.

    Theo bà, Washington cần đảm bảo rằng các quốc gia như Trung Quốc" phải gây áp lực lên Nga để khiến quyết tâm của Putin bị phá vỡ". Cựu cố vấn của Trump đã không giải thích bằng cách thức nào lãnh đạo Hoa Kỳ dự định đạt được điều này, trong khi hết lần này đến lần khác làm trầm trọng thêm cuộc đối đầu kinh tế và chính trị với Bắc Kinh và cung cấp hỗ trợ quân sự cho Đài Loan.

    "Theo đó, nhiệm vụ khó khăn nhất đối với phương Tây là làm cho Putin hiểu rằng ông ta đã thua", - tác giả tài liệu trên CNN kết luận.

    Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận lời mời của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đến thăm Tehran trong cuộc gặp với nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh mới đây. Giới phân tích chính trị Nga không loại trừ khả năng trước hoặc sau chuyến thăm Iran, ông Tập Cận Bình có thể "ghé thăm" Moscow. Nếu điều này xảy ra, rất có thể nghi ngờ rằng Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ "phá vỡ" quyết tâm ủng hộ tham vọng của Mỹ của Vladimir Putin.

    Trong khi việc tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc, Iran và Nga trong cuộc đối đầu với Hoa Kỳ có vẻ khá thực tế.

    Trả lờiXóa