Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

CHUYÊN GIA NGUYỄN TRẦN BẠT PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM “TRIỆU NGƯỜI VUI- TRIỆU NGƯỜI BUỒN” CỦA ÔNG VÕ VĂN KIỆT

Lời dẫn: Từ năm 2005 đến nay, mỗi khi nhắc đến cuộc chiến 1954- 1975 ở Việt Nam, lũ phản động cờ vàng và nay là lũ lật sử lại lôi phát ngôn ‘30/4/1875-TRIỆU NGƯỜI VUI, TRIỆU NGƯỜI BUỒN’ của ông Võ Văn Kiệt ra làm minh chứng để tố cáo "Cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam", gây ra “Cuộc Nội chiến Huynh đệ tương tàn”!

Quả thật, trong bài báo “Những đòi hỏi mới của thời cuộc” trên báo Quốc tế vào ngày 30/3/2005, ông Võ Văn Kiệt không nói thẳng ra hai từ “Nội chiến”, song, đọc kỹ toàn bộ bài báo này cùng bài trả lời phỏng vấn trên BBC hai năm sau, năm 2007 tại link https://www.youtube.com/watch?v=i1sACqOondw, theo đó, rất nhiều lần ông Kiệt nói đến “phía bên này- phía bên kia” và “phía quốc gia, phía cộng sản”. Từ đó, ta mới thấy ông Võ Văn Kiệt lúc cuối đời (ông mất ngày 11 tháng 6 năm 2008) đã có quan điểm lệch lạc về Cuộc Kháng chiến Chống Mỹ cứu nước, coi cuộc chiến này là “Nội chiến Quốc- Cộng”- “Nội chiến Bắc- Nam”!’

Quan điểm coi Cuộc chiến 1954- 1975 ở Việt Nam là “Nội chiến Quốc- Cộng” ”- “Nội chiến Bắc- Nam” không chỉ SAI TRÁI với quan điểm của Bác Hồ cùng Lãnh đạo Đảng CSVN mà quan điểm “Nội chiến Quốc- Cộng”- “Nội chiến Bắc- Nam” còn trái với SỰ THẬT LỊCH SỬ!

SỰ THẬT LỊCH SỬ Cuộc chiến 1954- 1975 ở Việt Nam là Cuộc chiến của Dân tộc Việt Nam, của cả hai miền Nam Bắc để chống lại sự xâm lược của Mỹ và bè lũ ngụy quyền tay sai Mỹ.

Có lẽ vì địa vị ông Võ Văn Kiệt quá cao nên dù rất nhiều người không đồng tình với quan điểm “triệu người vui- triệu người buồn của ông, nhưng đã e ngại, không nói ra. Rất mừng là đã có một người nổi tiếng là  Học giả Nguyễn Trần Bạt phê phán quan điểm “Triệu người vui- Triệu người buồn của ông Võ Văn Kiệt. Nhân kỷ niệm 46 năm Chiến thắng 30/41075- 30/4/2021, Google.tienlang trân trọng giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của Luật gia, Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt với báo Tiền phong.

*****

Nguyễn Trần Bạt luận về hòa hợp, hòa giải

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ và nói chuyện với kiều bào ở nước ngoài về Việt Nam ăn Tết xuân Mậu Tuất (7/2/2018). Ảnh: Như Ý.

TP - LTS. Trung thành, nhất quán hay là cố hữu một phong cách riêng có trong quan điểm, lập luận của học giả Nguyễn Trần Bạt? Lọt tai êm thuận hay nghịch nhĩ, có lẽ tùy thuộc vào sự thẩm định của bạn đọc về những luận bàn trên báo Tiền Phong thời gian qua những là doanh nhân biệt phủ, và cả về cải cách giáo dục…

Dịp 30/4 này, học giả Nguyễn Trần Bạt lại có dịp tâm sự với bạn đọc qua cuộc trò chuyện với nhà báo Xuân Ba.

 Hòa giải, hình như đã xong?...

Xuân Ba: Thưa anh, 30/4 lại đến. Chắc anh hẳn chưa quên cái thở dài nổi tiếng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt... Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu...

Rồi không hòa hợp hòa giải được, con người mà không quy tụ được thì nguồn lực nào cũng rơi rụng dần.

Ông Sáu Dân nói câu ấy cách nay đã hơn 10 năm. Ông còn nhấn mạnh muốn hòa giải hòa hợp được thì phải thực tâm khoan dung và nhân ái. Anh nghĩ gì về những chuyện trên? Về thực trạng hòa giải, hòa hợp?

Nguyễn Trần Bạt: Về hòa hợp, ta sẽ bàn đến sau. Riêng tôi thì lại nghĩ khác về hòa giải… Tôi khá băn khoăn về vấn đề anh đặt ra. Thứ nhất là vấn đề hòa giải nên xem lại, bởi vì bài toán xung đột của chiến tranh đã được giải xong rồi, người thắng kẻ thua cũng rõ rồi.

Hòa giải là phải có hai bên, bên thắng trận đã được khẳng định và vẫn còn nguyên đó, còn bên bại trận thì ai tập hợp để đặt ra vấn đề hòa giải? Trải qua một cuộc đấu tranh lâu dài, trong nội bộ một bên thế nào cũng có nhiều quan điểm khác nhau nên cũng có thể đặt ra vấn đề hòa giải giữa những cánh khác nhau của một bên. Thế nhưng bên thắng chưa bao giờ đề cập đến bất cứ một mâu thuẫn nào bên trong, nên chắc là không phải đặt ra vấn đề hòa giải các cánh trong một bên. Xưa cũng có ai dám đặt ra vấn đề giữa Vua Lê và Chúa Trịnh phải có hòa giải đâu. Vì thế tôi nghĩ bây giờ không có cơ sở nào để đặt ra vấn đề hòa giải. 

Một vài nhà chính trị trước đây cũng có đặt ra chuyện này, nhưng tôi nghĩ các cụ cũng nói một cách truyền thống thế thôi, chứ thực sự không còn tồn tại khái niệm hòa giải ở giai đoạn sau Giải phóng nữa. Có thể trong lương tâm của một vài cụ có cái áy náy, chủ yếu là cái áy náy thoáng qua của người thắng trận. Mấy năm cuối đời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tôi có mối quan hệ với ông cụ. Chúng tôi có vài ba buổi nói chuyện với nhau, tôi không nghĩ ở trong ông có vấn đề hòa giải mà là sự áy náy của một người thắng trận. Một vài nhà lãnh đạo có tình cảm có thể có sự áy náy, lăn tăn về cái gì đó thái quá của người thắng trận, thí dụ như mình có thô lỗ, có kiêu ngạo, có quyết liệt quá chăng? Thế nhưng, đấy là tình cảm không phải là vấn đề chính trị, nên không thể đặt ra vấn đề hòa giải.  Nhiều khi những tình cảm như vậy phải giấu đi vì tính dứt khoát tiến công, tính nhất quán của tâm lý cách mạng. 

Nhân dân Sài Gòn đón chào quân Giải phóng tiến vào giải phóng thành phố, ngày 30/4/1975. Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN.

Và những sắc thái khác nhau của hoà hợp 

Xuân Ba: Thế còn vấn đề hòa hợp? 

Nguyễn Trần Bạt: Hòa giải là kết quả của sự thương lượng chính trị của các phe chính thống giai đoạn trước 30/4/1975. Còn hòa hợp là công việc mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm từ năm 1946 đến giờ. Hòa hợp là một trong những thành tựu chính trị quan trọng nhất của những người cộng sản Việt Nam. Họ đã giải quyết vấn đề này qua từng giai đoạn khác nhau trong suốt cuộc chiến tranh.  Một Phạm Duy tham gia kháng chiến từ những ngày đầu và một trong những người đầu tiên thẩm định và hát  Tiến quân ca của Văn Cao. Một Phạm Duy dinh tê, chống cộng quyết liệt. Một Phạm Duy cùng hàng trăm ca khúc cổ vũ lính tráng Việt Nam cộng hòa (VNCH). Rồi Phạm Duy bùng sang Mỹ, cuối đời lại về xứ Việt ở và chết ở Sài Gòn. Anh thấy từ những ngày đầu tiên sự phân hóa trong các lực lượng tham gia cuộc cách mạng của chúng ta đã rất rõ ràng và ngay từ lúc ấy những người cộng sản đã phải giải quyết vấn đề hòa hợp rồi. Nếu không giải quyết tốt vấn đề hòa hợp thì những người cộng sản không thể tập hợp lực lượng tiến hành cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất với người Pháp và cả cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai với người Mỹ. Tôi biết có khá nhiều Việt kiều lặng lẽ tham gia cả cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và lần thứ hai. Tôi có quen một số người như vậy, trong đó có con gái của luật sư Trịnh Đình Thảo. Tôi gặp chị ấy trên đường đi B. Bố vợ tôi cũng là một Việt kiều, là bạn chiến đấu của những người như thế. 

Công nhận người cộng sản đã đưa ra rất nhiều giải pháp cho sự hòa hợp. Tôi từng cộng tác rất gần gũi với hai nhân vật hòa hợp với những người cộng sản, đó là bác Nguyễn Xuân Oánh, quyền Thủ tướng VNCH và Phó chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, bà Ngô Bá Thành. Họ từng là những người cộng tác và lĩnh lương trong công ty của tôi. Tôi biết cả bà Mã Thị Chu, vợ Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu. 

Nếu không giải quyết tốt vấn đề hòa hợp thì những người cộng sản không thể tập hợp lực lượng tiến hành cuộc chiến tranh Ðông Dương lần thứ nhất với người Pháp và cả cuộc chiến tranh Ðông Dương lần thứ hai với người Mỹ. 

Những người cộng sản rất có kinh nghiệm trong việc tổ chức sự hòa hợp dân tộc để xây dựng các lực lượng phục vụ cuộc cách mạng. Cho nên, có thể nói là ở nước chúng ta hòa hợp dân tộc không phải là vấn đề hậu chiến. Ở các quốc gia khác có bộ Cựu chiến binh để giải quyết vấn đề hậu chiến, còn ở Việt Nam, do đặc điểm của cuộc chiến tranh quá lâu dài, cho nên vấn đề hòa hợp dân tộc không chỉ là vấn đề hậu chiến, mà còn là vấn đề xây dựng lực lượng ngay trong cuộc chiến tranh. Đến giai đoạn hiện nay thì mở cửa và hội nhập, tham gia quá trình toàn cầu hóa về bản chất cũng là hòa hợp dân tộc. Những người cộng sản Việt Nam đã thay đổi bản thân mình từ Đại hội VI để tạo ra năng lực hội nhập, đấy là dấu hiệu triết học của quá trình hòa hợp dân tộc. 

Còn việc đặt ra vấn đề hòa giải hòa hợp, đâu đó trên truyền thông và mạng xã hội là chủ ý của một số lực lượng muốn những người cộng sản Việt Nam phải chính thức thừa nhận từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ con đường chủ nghĩa xã hội. Tôi tin chắc rằng những người cộng sản không bao giờ chấp nhận điều ấy, không chấp nhận đòi hỏi ấy, vì họ là lực lượng duy nhất thắng trong một cuộc cách mạng và chiến tranh lâu dài hơn nửa thế kỷ. Ở trong nước bây giờ không còn lực lượng chính thống nào khác để thương lượng về hòa giải, chỉ có vấn đề hòa hợp trên những khía cạnh khác nhau mà thôi. Những ai muốn hòa hợp thì hãy thừa nhận họ. Nếu chúng ta không thảo luận rõ ràng về chuyện này thì tôi với anh vô tình trở thành đồng minh vu vơ của những lực lượng không có tập hợp (hoặc chỉ tập hợp trên một không gian ảo là mạng xã hội). 

Xuân Ba: Anh Bạt ạ, hình như việc này phải có một sự chỉ huy thống nhất  và chẳng thể thiếu vai trò một thủ lĩnh, một nhạc trưởng chứ không đơn thuần có một chủ thuyết là ổn? 

Nguyễn Trần Bạt: Có thể nói Chủ tịch Hồ Chí Minh là người vô cùng tuyệt vời trong giải quyết vấn đề hòa hợp tất cả các lực lượng để tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ. 

Câu nói của Cụ: “Thôi Bác cháu mình lại lên Việt Bắc vậy” là biểu hiện đầy đủ của khái niệm hòa hợp. Bởi vì nếu không lùi một chút thì ông Cụ không tập hợp được lực lượng lên Việt Bắc. Chính những ứng xử có tính chất hòa hợp dân tộc đã giúp Hồ Chí Minh tập hợp được lực lượng lên chiến khu. Chính sách mặt trận nổi tiếng của Hồ Chí Minh chính là hòa hợp dân tộc, diễn ra ngay trong chính các quá trình cách mạng, chứ không phải hậu cách mạng. Đấy là thành tựu lớn về mặt khoa học chính trị của Hồ Chí Minh. Quá trình học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đừng nên bỏ sót việc tổng kết những kinh nghiệm của ông Cụ trong việc sử dụng khái niệm hòa giải và hòa hợp dân tộc để tổ chức ra lực lượng làm cách mạng. 

Như vậy, những người cộng sản Việt Nam đã giải quyết vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc ngay trong chính cuộc cách mạng của chúng ta. Do cuộc cách mạng lâu dài cho nên vấn đề ấy được giải quyết trong từng giai đoạn một, đến năm 1975 chúng ta chiến thắng và không còn phải giải quyết vấn đề hòa giải nữa. Ở qui mô toàn cầu, đất nước chúng ta cũng đã giải quyết vấn đề hòa giải với phương Tây và với thế giới thông qua chính sách mở cửa, hội nhập. 

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng chiến thắng. Ảnh: TTXVN.

Xuân Ba: Thưa anh, khái niệm thường là một cái gì chung chung. Ta nói chuyện thực tế đời thường cùng chi tiết nhé? Lần ấy tôi đi Hải Lăng, Quảng Trị, trên bàn thờ một gia đình thấy có ba tấm ảnh thờ. Hỏi gia chủ là một Bà Mẹ Việt Nam anh hùng. Mạ chỉ  ông tê chồng tui là liệt sĩ chống Mỹ. Thằng ni con tui cũng là liệt sĩ chống Mỹ. Còn thằng tê là sĩ quan VNCH chết trận. 

Chắc anh biết có rất nhiều những gia cảnh éo le như thế.

Anh nghĩ gì về những mất mát đau thương và lộ trình gian nan nhọc nhằn của việc hòa giải hòa hợp? Và có thực sự cốt lõi của sự hòa giải là giải tỏa những mâu thuẫn trong nội bộ người Việt phát sinh từ năm 1945? 

Nguyễn Trần Bạt: Xin lỗi anh, thế giới dạy chúng ta rằng nếu không minh bạch về mặt khái niệm, mọi quá trình chính trị đều bế tắc. Việt Nam chúng ta càng phải dứt khoát về mặt khái niệm, không thể lơ mơ, ề à. Còn thực tế thì luôn có mẫu số chung là sinh động. 

Chính sách mặt trận nổi tiếng của Hồ Chí Minh chính là hòa hợp dân tộc, diễn ra ngay trong chính các quá trình cách mạng, chứ không phải hậu cách mạng. Ðấy là thành tựu lớn về mặt khoa học chính trị của Hồ Chí Minh. 

Ví dụ nhé, chúng ta phải hòa hợp với thế giới trong việc xây dựng kinh tế thị trường. Trước năm 1986 chúng ta không có kinh tế thị trường. Việc thừa nhận tồn tại kinh tế thị trường trong khuôn khổ không gian chính trị của người Việt là một bước hòa giải về mặt tư tưởng, đấy là bước tiến khổng lồ của những người cộng sản. Tôi cũng có góp phần cá nhân vào quá trình này. Tôi từng đưa đại sứ Leonard Unger, và đại sứ Woodcock, hai quan chức tham gia việc xử lý vấn đề hậu chiến như viện trợ và đền bù chiến tranh đến Việt Nam. Tôi từng dự cuộc thảo luận giữa hai đại sứ với Bộ trưởng Ngoại giao của chúng ta lúc đó là anh Nguyễn Mạnh Cầm. 

Bây giờ thỉnh thoảng anh Cầm đến đây chơi với tôi với tư cách là Chủ tịch hội đồng hương Nghệ An ở Hà Nội. 

Tôi đưa cho anh một ví dụ khác về hòa hợp. Năm 1989, tôi đến Mỹ, một số người đề nghị tôi gặp anh Đoàn Văn Toại, lúc ấy là giám đốc Viện dân chủ hóa Việt Nam thuộc Quốc hội Hoa Kỳ. Sau này khi về nước tôi có mời anh ấy nhưng công an không cho phép. Cách đây khoảng chục năm, tôi gặp lại và ăn cơm với anh ấy ở Hà Nội, lúc đó tôi mới biết con trai của anh ấy là chồng của ca sĩ Trần Thu Hà, con nhạc sĩ Trần Hiếu. Bữa ăn ấy có cả một vị nguyên đại tá tình báo hải quân Hoa Kỳ, ông ấy có xưởng sản xuất chân tay giả của cựu chiến Mỹ ở Việt Nam để phục vụ những người cụt chân, cụt tay do chiến tranh gây ra. Chính họ là người hậu thuẫn cho tôi trong việc giúp giáo sư Nguyễn Huy Phan sau này tổ chức đội phẫu thuật nụ cười. Nói như thế để anh hiểu những người cộng sản cực kỳ biến tiệp và tế nhị trong việc xử lý những vấn đề chính trị liên quan đến hòa hợp dân tộc. 

Các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại Tuần lễ cấp cao APEC 2017.

Hòa nhưng phải hợp? 

Xuân Ba: Anh Bạt ạ, chiến tranh đã hủy hoại không chỉ thể xác mà còn tàn phá tinh thần của dân tộc Việt. Nó chia rẽ giữa những người Việt Nam với nhau, giữa bên thắng và bên thua. Phía nào cũng có cái lý của mình... Anh lý giải thế nào về sự loay hoay ấy trong vấn đề hòa hợp dằng dặc đến hàng chục năm trời? 

Nguyễn Trần Bạt: Không bao giờ có thể làm chuyện ấy một cách triệt để. Tôi từng kể với Thủ tướng Võ Văn Kiệt về một ví dụ mà tôi đã trải nghiệm. Năm 1990, tôi mua một cái nhà ở Sài Gòn. Nhà của tôi nhìn sang sân thể thao Lan Anh. Bà già bán nhà cho tôi muốn bán được nhanh để có tiền chia cho các con và sau đó sang Mỹ sống với một trong những người con. Em tôi thay mặt tôi mặc cả từ 85 lượng vàng xuống 80 lượng. Tôi nói với em tôi là cứ mua với giá 85 lượng bởi bà ấy có nói với tôi là bà phải chia cho các con tiền bán nhà rồi mới đi Mỹ được. Thế là tôi đã mua nhà của bà ấy với giá cao nhất. Sau đó một vài năm, mỗi lần quay lại Sài Gòn là bà ấy lại đến mượn ghế của quán cà phê đối diện ngồi nhìn ngắm ngôi nhà cũ của mình. Tất cả mọi người khi ra khỏi không gian sống cũ của mình đều lưu luyến như thế, không bao giờ con người có thể hòa hợp thật sự được. Chúng ta chỉ có thể tạo điều kiện vĩ mô để con người hòa hợp, chứ không thể sắp đặt để sự hòa hợp đến đồng đều trên từng con người một. Các nhà chính trị đôi khi chủ quan tưởng rằng giữa vi mô và vĩ mô đâu đó có quan hệ logic với nhau, nhưng không phải thế. Quan hệ vĩ mô là quan hệ của chính trị, quan hệ vi mô là quan hệ của tiền bạc. Đất nước chúng ta chắc là không đủ tiền bạc để thu xếp các quan hệ vi mô, cho nên đừng hy vọng vào chuyện ấy. Tôi có nói với ông Sáu Dân rằng, khi nào kiếm được 10 cái nhà ở bên Mỹ thì người ta mới quên được cái nhà cũ ở Sài Gòn. Còn nếu chỉ có 1-2 cái thì không bao giờ họ quên, bởi vì 1 cái nhà ở Sài Gòn bán đi mua được 2-3 cái nhà bên Mỹ. 

Chúng ta chỉ có thể tạo điều kiện vĩ mô để con người hòa hợp, chứ không thể sắp đặt để sự hòa hợp đến đồng đều trên từng con người một. 

Tôi nói thêm với anh rằng hòa hợp là một quá trình vô cùng tốn kém. Khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, Nhà nước ta buộc phải đối mặt với vấn đề xử lý tài sản của người Mỹ ở Việt Nam, trong đó vấn đề nhà đất của Việt kiều chiếm phần chủ yếu. Thủ tướng Phan Văn Khải lúc ấy là phó Thủ tướng phụ trách tài chính rất lo. Trợ lý của ông là ông Nguyễn Thiệu nói với tôi rằng: “Bây giờ tồn tại vấn đề như vậy. Cậu có cách gì không?”. Tôi đem câu chuyện này nói với Gary Hart, chủ của một công ty luật hàng đầu ở Mỹ, từng là ứng cử viên tổng thống Mỹ. Ông ấy nói,  nếu tôi có thể vận động Chính phủ thì ông ấy sẵn sàng đến Việt Nam để giúp tư vấn miễn phí. Tôi đã tìm nhiều cách để ông ấy đến được Việt Nam và đã gặp được Phó Thủ tướng thường trực Phan Văn Khải. Rốt cuộc chúng ta cũng đi qua được cửa ải ấy chỉ với mấy chục triệu  đô la chứ không phải mấy tỷ như dự kiến ban đầu. 

Những năm 1980, trước khi nước Đức thống nhất, chúng ta có hàng chục nghìn người lao động ở Đức, Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức cực kỳ đau đầu. Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức ở Hà Nội đã hợp tác với chúng tôi để nghiên cứu xử lý vấn đề người lao động Việt Nam trốn trại ở Đức. Những câu chuyện như vậy là nội dung của quá trình giải quyết vấn đề hòa hợp dân tộc. Gần đây những người như anh Phạm Nhật Vượng, anh Lê Viết Lam… về nước gây dựng những doanh nghiệp lớn cũng là kết quả của quá trình hòa hợp dân tộc. 

Xuân Ba: Nhân đây cũng cảm phiền anh thử ngoái lại nhiều quốc gia, dân tộc cũng có bi kịch chia cắt đất nước như nước mình, nhưng lộ trình hòa giải hòa hợp của họ không dai dẳng như mình? Cuộc chiến tranh Nam-Bắc Mỹ cũng phải đặt ra vấn đề hòa giải và hòa hợp chứ? Đức cũng từng có hai miền Đông-Tây và Bức tường Berlin… 

Nguyễn Trần Bạt: Tôi không rành lắm chuyện các dân tộc khác xử lý chuyện hòa hợp và hòa giải dân tộc cụ thể như thế nào, nhưng tôi cho rằng những người Cộng sản Việt Nam xử lý vấn đề này như vậy là rất khoa học. Tôi không nghĩ những người cộng sản Việt Nam vô tâm trong vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc, nếu không hòa hợp dân tộc trước năm 1975 chúng ta không thể giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sự thống nhất của người Tây Đức và người Đông Đức là sự sáp nhập hai nhà nước thuần túy, nó là biểu hiện của sự thống nhất chính trị, còn tài sản thì không thống nhất, nên ít phức tạp hơn. 

Còn cuộc chiến tranh Nam-Bắc Mỹ đã có  hàng chục tiểu thuyết mô tả chuyện ấy. Anh nên tìm đọc để tìm ra tính đặc thù của nó. Đó là sự thẳng thắn sòng phẳng nhưng không gay gắt. 

Xuân Ba: Có hẳn những công trình nghiên cứu về căn tính của người Việt… Không ít người đổ riệt cho căn tính chung chung của người Việt là cực đoan, bảo thủ nên khó ngồi lại được với nhau? Rằng người Việt ngày nay có chỉ số niềm tin vào nhau khá thấp. Ý anh thế nào? 

Nguyễn Trần Bạt: Có thể ở một số quốc gia người ta hóa giải hận thù và hòa hợp nhanh vì họ không có các lực lượng đòi hỏi những người cầm quyền phải làm thế này, thế kia để thỏa mãn cho mình. Ví dụ, đôi khi đâu đó có ý kiến cho rằng muốn hòa hợp hòa giải thành công thì hệ thống chính trị này phải từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ chủ nghĩa xã hội. Đòi hỏi ấy không thực tế. Không có kẻ thắng nào trên đời này từ bỏ các ưu thế của mình để hòa giải và hòa hợp với các lực lượng thua trận. 

Xuân Ba: Tôi thật sự hơi bị choáng khi các phương tiện truyền thông vừa qua đồng loạt nhấn mạnh một sự kiện lần đầu tiên nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong - Un và phu nhân cùng Ban lãnh đạo tối cao xem biểu diễn âm nhạc Hàn Quốc ngay tại thủ đô Bình Nhưỡng.  Rằng ông Kim Jong-un đã mỉm cười, chụp ảnh chung cùng với dàn nhạc K-pop của Hàn Quốc. Rồi ông Kim bắt tay các thành viên của Red Velvet, ban nhạc nổi tiếng nhất của Hàn Quốc mà những bài hát  của họ từng được quân đội Hàn Quốc dùng làm “vũ khí” trong cuộc chiến tranh tâm lý nhằm vào các binh sĩ Triều Tiên. Kết thúc buổi biểu diễn hơn 2 giờ đồng hồ, Ông Kim cười tươi “ Hãy gửi lời nhắn của tôi tới Tổng thống Moon rằng, chương trình giao lưu nghệ thuật này thật ý nghĩa. Cảm ơn các bạn vì đã mang món quà này tới cho người dân Bình Nhưỡng”. 

Nguyễn Trần Bạt (cười): Họ vẫn làm chính trị là chủ yếu. Thưa với anh, nếu khả năng hòa hợp của họ lớn thật như thế thì họ đã thống nhất lâu rồi. Rất nhiều đại sứ Hàn Quốc đã tự ái với tôi khi họ cổ vũ cho khái niệm thống nhất còn tôi lại nói phải thận trọng với sự thống nhất. Có một ông đại sứ bây giờ làm hiệu trưởng một trường đại học của người Hàn Quốc ở Đà Lạt đã từng cáu với tôi về chuyện đó. Sau này  gặp lại, ông ấy đã công nhận tôi nói có lý. Trước đây ông ấy nói về vấn đề thống nhất bán đảo Triều Tiên như là một tất yếu, vì Hàn quốc mạnh hơn. Tôi cười và nói rằng từ xưa đến nay tôi chưa thấy ở đâu trên thế giới này mà sự thống nhất bắt đầu từ miền Nam. Bây giờ anh thấy đấy, sự thống nhất bán đảo Triều Tiên nếu có xảy ra là bắt đầu từ miền Bắc. Ý chí để thống nhất là yếu tố mạnh nhất chứ không phải vũ khí và lực lượng. Đối với một quả bom hạt nhân thì tất cả sự giàu có của thủ đô Seoul không có mấy ý nghĩa. Người Hàn Quốc từng nghĩ đến chuyện dịch chuyển thủ đô Seoul lùi hơn nữa về phía Nam để tránh bị hủy diệt. Trong đấu tranh chính trị, chưa chắc người giàu đã là người mạnh. Gặp phải những đối tượng ghê gớm và liều lĩnh thì càng giàu càng yếu. 

Xuân Ba: Tôi từng gặp không ít những phàn nàn chuyện biểu tình hô hét trương cờ vàng ở nước nọ quốc gia kia sao cứ triền miên dai dẳng vậy? Anh nghĩ gì về việc này? 

Nguyễn Trần Bạt: Chuyện anh nhắc làm tôi nhớ từng đọc đâu đó rằng cứ mỗi sáng khi Putin đi làm, cứ đến điện Kremlin là ông ấy hỏi các trợ lý rằng hôm nay người dân biểu tình về vấn đề gì. Phải tập làm quen với các biểu hiện cơ bản của khái niệm dân chủ. Dân chủ không phải là nhường quyền cho ai mà là chuẩn bị thái độ để chấp nhận ai đó, cái gì đó. Tổng thống Mỹ đến đâu cũng gặp biểu tình, thế thì việc gì cá nhân ai đó phải đau đầu khó chịu? Chúng ta từng thích thú những cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam. Tại sao chúng ta phấn khởi về một loại biểu tình mà lại không chuẩn bị sức lực, tâm thế để đối phó với một loại biểu tình khác. Đấy là trạng thái chưa trưởng thành về mặt chính trị học. 

Xuân Ba: Hồi nãy nhân anh có nhắc đến loạt bài trên Tiền Phong vừa rồi về cuộc hội ngộ của hai người lính, một QĐND một VNCH sau 45 năm… Tôi nghĩ mạo muội thế này, 45 năm trước, hai bàn tay hai phía chiến tuyến ấy đã từng chìa ra như gợi mở báo hiệu cho một trữ lượng, một tiềm năng hòa hợp ăm ắp tràn đầy. Nhưng 43 năm đã qua, tỷ lệ hòa hợp chỉ là những cá nhân đơn lẻ và không phải số đông. Có phải người Việt mình còn đâu đó chưa thực tâm khoan dung, chân thành hòa hợp như ông Sáu Dân từng bày tỏ? 

Nguyễn Trần Bạt: Đó là một câu chuyện thú vị. Nhưng nếu cứ mải mốt đi tìm các bằng chứng về sự thân hữu của con người thì chúng ta sẽ phát hiện ra nhiều bằng chứng cơ hội. Hòa hợp là một thói quen. Dostoievsky nói như thế này: “Ta yêu loài người nhưng ta rất khó chấp nhận việc ngủ chung phòng với người khác”. Đừng suy luận theo kiểu hai bàn tay của hai cá thể đã bắt từ trước rồi để suy ra vấn đề hòa hợp dân tộc đang diễn tiến chậm chạp. Về nguyên tắc, chính trị kích động những tâm lý tiêu cực có thể dẫn đến các hiện tượng tiêu cực. Chúng ta đã đi qua những bước rất dài trong quá trình giải quyết các vấn đề hòa giải, hòa hợp.

Trong cuộc đấu tranh lâu dài của chúng ta, không hòa hợp thì không thể xây dựng lực lượng được, không hòa giải thì không có luật sư Nguyễn Hữu Thọ, luật sư Trịnh Ðình Thảo… tham gia các lực lượng của miền Nam.

Trong cuộc đấu tranh lâu dài của chúng ta, không hòa hợp thì không thể xây dựng lực lượng được, không hòa giải thì không có luật sư Nguyễn Hữu Thọ, luật sư Trịnh Đình Thảo… tham gia các lực lượng của miền Nam. Chúng ta đã hòa giải để xây dựng lực lượng và sau chiến tranh chúng ta đã hòa hợp, đỉnh cao nhất của hòa hợp là cải cách và mở cửa. Phải ghép tất cả các sự kiện vĩ mô như vậy với nhau để tạo ra dòng chảy của tư tưởng về lĩnh vực này, còn các biểu hiện tình cảm là ngẫu nhiên. 

Về phương diện vi mô, để thay đổi nếp sống, để hòa hợp con người khó lắm. Còn về vĩ mô thì chúng ta đã làm cái việc hòa hợp dân tộc rồi. Cuộc sống là như thế, sự hòa hợp diễn ra phong phú lắm, thể hiện dưới nhiều hình thức lắm. 

Tôi nghĩ cuộc sống tự nó làm thay đổi tất cả các ranh giới, các mức độ. Cuộc sống tự điều chỉnh. Khi nó điều chỉnh, nó sẽ tạo nền cho sự hòa hợp chính trị. Cái khó khăn nhất là hòa hợp. Nó thấm vào mỗi con người với mức độ nông sâu khác nhau, tạo ra các biểu hiện khác nhau của sự hòa hợp. 

Chúng ta đôi khi cứ hay lo lắng hơi bị viển vông do xuất phát từ những nhận định quan liêu, cảm tính. Ví dụ, nhiều người lo lắng về hiện tượng người dân Việt cõng thuê hàng lậu qua biên giới đông kìn kìn, cho rằng như vậy là người ta không có lòng yêu nước! Nếu xem xét lòng yêu nước bằng những chuyện như vậy thì chúng ta sẽ mua lấy những nỗi buồn không đáng có. Khuân hàng thì vẫn cứ phải làm để kiếm tiền, nhưng trước họa xâm lăng thì những người sẵn sàng cầm súng chắc chắn là sẽ đông hơn những người đi khuân hàng. Hãy để cho cuộc sống tự thu xếp và đừng sợ dân mình chểnh mảng đánh mất đi lòng yêu nước.

Xuân Ba: Xin cảm ơn học giả Nguyễn Trần Bạt về cuộc chuyện trò này. 

Xuân Ba/ Tiền Phong

Hoàng Ngân Thương Giới thiệu

======

Mời xem bài liên quan

Thứ Năm, 29 tháng 4, 2021

HOAN NGHÊNH TẠP CHÍ TUYÊN GIÁO SỬ DỤNG LẠI CHỮ “NGỤY QUÂN, NGỤY QUYỀN” TRONG BÀI VỀ CHIẾN THẮNG 30/4/1975

Lời dẫn: “VNCH” là “ngụy quân – ngụy quyền”. Đây là cách gọi phổ thông của nhân dân cả hai miền Nam- Bắc. Đây cũng là cách gọi mà Bác Hồ của chúng ta đã sử dụng để chỉ ra bản chất chế độ tay sai của ngoại bang (Pháp và Mỹ)- xem bài Gửi nhóm lật sử: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH SỬ DỤNG CHỮ "NGỤY" NHƯ THẾ NÀO? Thế nhưng chục năm gần đây, lũ ngụy sử đứng đầu là Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc, Trần Đức Cường, Nguyễn Mạnh Hà … âm mưu lật sử, biến trắng thành đen. Lũ lật sử (Nguyễn Mạnh Hà, Phạm Đức Bảo) cho rằng trước đây Bác Hồ gọi “VNCH” là “ngụy quân – ngụy quyền” chẳng qua chỉ là một thủ đoạn chính trị để mỵ dân, để tập hợp lực lượng… (Xem bài TS HOÀNG NGỌC GIAO - KẺ TỔ CHỨC CÁI GỌI LÀ “TỌA ĐÀM VỀ BÃI TƯ CHÍNH" MỚI ĐÂY LÀ AI?

Mời xem video clip ông Nguyễn Mạnh Hà thuyết trình tại Câu Lạc bộ Café Số- Số 02, Nguyễn Công Hoan - Ba Đình - Hà Nội sáng Thứ Bẩy ngày 03/11/2018

Không những đòi bỏ chữ “ngụy”, mà cao hơn, Trần Công Trục cùng Lê Văn Cương khẳng định chắc như bắp, rằng trước năm 1975 trên lãnh thổ Việt Nam có hai nhà nước độc lập (xem bài QUAN ĐIỂM CỦA ÔNG PHAN HUY LÊ "THỪA NHẬN VNCH ĐỂ ĐÒI HOÀNG SA" - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LÝ QUỐC TẾ). Đi xa hơn chút nữa, Nguyễn Nhã còn cho rằng: “Công nhận VNCH là bước tiến quan trọng”! (Google.tienlang không biết là “tiến” đi đâu? Hay là “tiến” đến việc lật đổ chế độ này?); Nguyễn Mạnh Hà nói: "Thời kỳ Việt Nam cộng hòa cũng rất có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa"; Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: "Thời kỳ đó, trên lãnh thổ Việt Nam hình thành hai chế độ Việt Nam dân chủ cộng hoà ở miền Bắc và Việt Nam cộng hoà ở miền Nam. Bỏ qua sự khác nhau về ý thức hệ thì mỗi chế độ đều lo phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống của người dân, đảm bảo chủ quyền của đất nước…”

(Xem bài NHỮNG VẤN ĐỀ GOOGLE.TIENLANG XIN TRAO ĐỔICÔNG KHAI VỚI GS NGUYỄN MINH THUYẾT VÀ TS NGUYỄN MẠNH HÀ)…

Trước những phát ngôn xằng bậy của lũ lật sử, báo chí lâu nay cũng ít sử dụng chữ “ngụy” khi nói đến lũ tay sai Sài Gòn. Chính vì vậy, chúng tôi vui mừng khi thấy TẠP CHÍ TUYÊN GIÁO SỬ DỤNG LẠI CHỮ “NGỤY QUÂN, NGỤY QUYỀN” KHI NÓI VỀ CHIẾN THẮNG 30/4/1975. Xin giới thiệu cùng bạn đọc:

*******

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bài học về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng

(TG) - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc như một trong những trang sử chói lọi nhất, đi vào lịch sử nhân loại như một trong những chiến công thần kỳ của cuộc đấu tranh chống áp bức dân tộc của nhân dân toàn thế giới trong thế kỷ XX. Đặc biệt, đại thắng mùa Xuân 1975 đã để lại nhiều bài học có ý nghĩa lịch sử.

Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. (Ảnh tư liệu)

Thắng lợi vĩ đại đó là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng - đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với điều kiện nước ta đến tinh thần chiến đấu, hy sinh quả cảm, thông minh của toàn thể nhân dân ta mà nòng cốt là lực lượng vũ trang ba thứ quân trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta; tình đoàn kết chiến đấu liên minh bền vững của nhân dân 3 nước Đông Dương và sự ủng hộ mạnh mẽ, chân tình của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới… Trong đó, “nhân tố quyết định thắng lợi quan trọng nhất là sự lãnh đạo của Đảng”(1). Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên định vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, giá trị truyền thống dân tộc và kinh nghiệm thực tiễn thế giới vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà đỉnh cao là đại thắng mùa Xuân năm 1975. Đây là những bài học quý báu về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong những giai đoạn quyết định của cách mạng.

Một là, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về bạo lực cách mạng và tư tưởng cách mạng tiến công, kiên quyết, khôn khéo dùng bạo lực cách mạng để kết thúc chiến tranh.

Hiệp định Paris về “Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam” ký ngày 27/1/1973 buộc đế quốc Mỹ phải đơn phương rút quân khỏi nước ta. Nhưng với bản chất xâm lược, chúng tiếp tục tăng cường viện trợ cho nguỵ quyền nhằm kéo dài chiến tranh theo kiểu “Việt Nam hoá”. Với ý đồ thâm độc, đế quốc Mỹ đã ráo riết thực hiện chủ trương “hiện đại và tinh nhuệ hoá” nguỵ quân, tăng cường chi viện quân sự khối lượng lớn và xúi giục quân nguỵ vi phạm Hiệp định Paris một cách trắng trợn, gây cho chúng ta rất nhiều khó khăn trong thực thi Hiệp định và bảo toàn vùng giải phóng. Bên cạnh đó, một số cấp ủy, địa phương do biểu hiện mơ hồ, ảo tưởng, trông chờ “thiện chí” thi hành Hiệp định Paris của phía đối phương, dẫn tới thiếu cảnh giác, để địch mở rộng lấn chiếm nhiều vùng giải phóng. Để khắc phục tình hình, tháng 7/1973, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III đã kịp thời ban hành Nghị quyết về “Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới” (Nghị quyết 21). Nghị quyết khẳng định: “Con đường của cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kỳ trong tình huống nào ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công và chỉ đạo linh hoạt để đưa cách mạng miền Nam tiến lên”(2).

Quán triệt quan điểm của Đảng, Quân ủy Trung ương và các cấp uỷ Đảng ở miền Nam đã nhất quán phương châm: “Con đường cách mạng miền Nam vẫn là con đường bạo lực cách mạng, tư tưởng chiến lược vẫn là tư tưởng tiến công, tuyệt đối không thể mơ hồ, ảo tưởng. Phương hướng hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là phải ra sức nhanh chóng tạo thế mới, quyết tiến lên giành thắng lợi cuối cùng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”(3).

Với nhận thức đúng âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, với ý chí và khát vọng độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, với quyết tâm “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương khóa III đã chỉ ra cho cách mạng miền Nam một hướng đi chính xác, tạo cơ sở lý luận, thực tiễn cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn. 

Hai là, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về đánh giá, so sánh lực lượng đúng đắn, hạ quyết tâm chiến lược chính xác, kịp thời.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết 21, sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, quân và dân ta ở miền Nam đã có nhiều hoạt động quân sự, chính trị nhằm chống địch phá hoại Hiệp định Paris đã phát triển lên đỉnh cao và thu được nhiều thắng lợi. Mặc dù đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố “dính líu” về quân sự ở miền Nam, chỉ huy quân nguỵ Sài Gòn tiếp tục thực hiện các hoạt động phá hoại, xâm lấn các vùng giải phóng, nhưng không còn khả năng đưa quân trở lại Việt Nam. Mỹ rút, nội bộ chính quyền ngụy ngày càng rối ren, lực lượng ngụy quân ngày càng bộc lộ những điểm yếu. Từ năm 1974, quân nguỵ cơ bản phải lui về giữ các đô thị, các đường giao thông và những vùng có ý nghĩa chiến lược. Chúng không thể đương đầu nổi với lực lượng ta đã mạnh hẳn lên cả về chính trị và quân sự. Quân và dân ta đã đánh cho “Mỹ cút” thì cũng có đầy đủ cơ sở và điều kiện để đánh cho “nguỵ nhào”.

Từ ngày 30/9 đến 8/10/1974, Hội nghị Bộ Chính trị khoá III và Quân uỷ Trung ương họp, đã đánh giá: bước ngoặt căn bản trong so sánh lực lượng giữa ta và địch đã hoàn toàn có lợi cho ta. Ta đã thúc đẩy thời cơ chiến lược chín muồi, đã tạo nên yếu tố chiến lược quan trọng để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Trên cơ sở đó Hội nghị “hạ quyết tâm lịch sử hoàn thành giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975-1976… nhất trí duyệt kế hoạch chiến lược cơ bản dự thảo lần thứ VII do Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị”(4) và nhấn mạnh: “thực hiện kế hoạch cơ bản năm 1975-1976 nhưng phải ra sức chuẩn bị về mọi mặt để khi thời cơ lịch sử đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức tập trung lực lượng của cả nước giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975”(5). Trước diễn biến mau lẹ của tình hình chiến trường miền Nam, Hội nghị Bộ Chính trị cuối tháng 12/1974 đã bổ sung và hoàn chỉnh quyết tâm chiến lược, kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 

Với quyết tâm chiến lược đúng đắn, chính xác, kịp thời, việc tổ chức thực hiện chiến lược của ta ngay từ đầu đã ở thế chủ động, nên có điều kiện đánh địch theo ý ta, làm xuất hiện thời cơ và nhanh chóng chớp thời cơ chiến lược, dấn lên đánh đòn quyết định để giành thắng lợi hoàn toàn. 

Ban Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn, Hà Nội, tháng 4-1975 (Nguồn: baotanglichsu.vn) 

Ba là, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về chủ động chuẩn bị lực lượng mạnh, xây dựng thế trận, tạo và chớp thời cơ, kiên quyết tiến lên giành thắng lợi trong thời gian ngắn nhất.

Trên cơ sở nắm vững quy luật “mạnh được, yếu thua” của chiến tranh, với quyết tâm chiến lược đã xác định, Đảng đã lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh chủ động chuẩn bị lực lượng mạnh, bí mật triển khai thế trận hiểm và bất ngờ, buộc địch mắc mưu, phải bị động đối phó. Từ sự bị động đối phó, chúng dẫn tới liên tiếp mắc sai lầm về chiến dịch, chiến lược, làm xuất hiện thời cơ có lợi cho ta. Ta nhanh chóng chớp thời cơ có lợi, tập trung sức đánh mạnh địch, đẩy chúng vào thế tuyệt vọng, buộc phải đầu hàng vô điều kiện, ta giành thắng lợi sớm hơn dự kiến.

Để thực hiện chiến lược đã đề ra và sẵn sàng đón thời cơ, chuẩn bị cho các đòn tác chiến chiến dịch quy mô lớn, từ tháng 10/1973, Đảng ta đã có chủ trương cho thành lập các binh đoàn cơ động chiến lược mạnh để tạo khả năng đánh các đòn quyết định chiến trường. Tháng 3/1975, ta đã thành lập các Quân đoàn 1, 2, 3, 4 và Đoàn 232 (tương đương quân đoàn) có sức cơ động mạnh để đánh địch trong các trận quyết chiến chiến lược.

Song song với chuẩn bị lực lượng mạnh, Bộ Chính trị đã chỉ thị cho Quân ủy, Bộ Tổng tham mưu chủ động chuẩn bị thế trận và chiến trường theo hướng tạo thế hiểm và bí mật, bất ngờ để chủ động đánh địch. Theo đó, Bộ Chính trị chỉ đạo chọn Tây Nguyên là chiến trường mở màn trọng điểm với hướng tiến công chiến lược từ phía Nam đánh lên, miền Đông Nam Bộ là hướng quyết định cuối cùng. Với cách đánh chiến lược, chiến dịch là kết hợp ba đòn mạnh (chủ lực, nông thôn, đô thị) và bằng 3 mũi giáp công trên cả ba vùng chiến lược, trong đó các trận đánh của các binh đoàn chủ lực cơ động mạnh là những đòn quyết định.

Đúng như dự kiến của Đảng, trận mở màn ở Nam Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4 đến ngày 24/3/1975 đã giành thắng lợi giòn giã, quân địch hoàn toàn bị bất ngờ, lúng túng cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật, tạo ra sự chấn động mạnh và phá vỡ một mảng lớn quân địch, buộc chúng phải đảo lộn thế bố trí chiến dịch và chiến lược, tác động dây truyền đến toàn bộ chiến trường, đẩy chúng đến chỗ cùng quẫn, hoảng loạn. Chớp thời cơ chiến dịch, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương kịp thời chỉ đạo quân và dân ta ở miền Nam mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chỉ đạo Quân khu 5 kết hợp với Bộ tư lệnh Hải quân mở chiến dịch giải phóng các đảo do quân nguỵ Sài Gòn đóng giữ.

Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị họp và nhận định: “Thời cơ chiến lược tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã chín muồi. Cần có sự quyết tâm lớn hoàn thành trận quyết định chiến lược cuối cùng tốt nhất trong tháng 4/1975”. Trong bối cảnh ấy, đầu tháng 4/1975, Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ Tư lệnh chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Đảng luôn nắm chắc tình hình chiến trường, lãnh đạo chỉ đạo kịp thời, linh hoạt các lực lượng thừa thắng xông lên, với tinh thần “một ngày bằng 20 năm”, với ý chí và quyết tâm “thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ thời gian, từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến, quyết thắng”(6), bộ đội và nhân dân ta trên khắp các chiến trường đã dũng mãnh xông lên với tinh thần “tất cả cho thắng lợi”.

Sau 55 ngày đêm tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công, thần tốc truy đuổi quân địch đến tận sào huyệt cuối cùng, bằng trận quyết chiến chiến lược lịch sử - chiến dịch Hồ Chí Minh, Sài Gòn - Gia Định được hoàn toàn giải phóng, 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 lá cờ cách mạng của quân và dân ta tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của bè lũ bán nước và xâm lược.

Bốn là, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân để giành thắng lợi trọn vẹn.

Thành công nổi bật khác về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ta trong đại thắng mùa Xuân 1975 là đã tạo ra và phát huy đến mức cao nhất sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, chiến tranh cách mạng để giành thắng lợi trọn vẹn, không để xảy ra đổ vỡ nghiêm trọng. Đảng chỉ đạo lấy tiến công quân sự của các binh đoàn cơ động chiến lược mạnh làm “đòn cân não”, kết hợp chặt chẽ với sự nổi dậy của quần chúng đấu tranh chính trị và binh vận, làm tan rã nhiều bộ phận quân địch, giải phóng từng địa bàn chiến lược rộng lớn, tiến tới tổng công kích, tổng nổi dậy để giành quyền làm chủ và giành thắng lợi hoàn toàn.

Đảng ta nắm vững quy luật chiến tranh, quy luật phát huy sức mạnh tổng hợp và quy luật “quyết định chiến trường là lực lượng vũ trang”, tin tưởng vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, vận dụng sáng tạo quy luật chiến tranh và quy luật khởi nghĩa vũ trang.

Cùng với sử dụng sức mạnh quân sự của các binh đoàn chủ lực để làm tan rã hệ thống phòng thủ của địch và lực lượng ngụy quân, ngụy quyền, Đảng đã chỉ đạo kết hợp chặt chẽ tiến công quân sự với phát động quần chúng nhân dân nổi dậy làm chủ địa bàn, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn và rộng khắp.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã thể hiện tinh thần quật khởi của cả dân tộc Việt Nam khi tiến hành một cuộc “trường chinh” vĩ đại với ý chí thép, chấp nhận hy sinh tất cả để đổi lấy hòa bình, non sông thu về một mối, hoàn thành khúc khải hoàn ca “to lớn nhất, toàn diện nhất, triệt để nhất, trọn vẹn nhất”. 

Năm là, Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo vận dụng sáng tạo, tài tình nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Vận dụng sáng tạo và tài tình nghệ thuật quân sự dân tộc đã là một tài sản và truyền thống quý báu của Đảng ta. Song, trong đại thắng mùa Xuân 1975, sự vận dụng đó đã phát triển thành một đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đảng đã xác định phương hướng và mục tiêu tiến công đúng đắn, lựa chọn thời cơ tiến công thích hợp, cơ động và tập trung lực lượng kịp thời, đề ra hình thức tác chiến có hiệu lực lớn nhất, tạo bất ngờ và triệt để lợi dụng và khoét sâu sai lầm của địch, buộc chúng phải bị động, bất ngờ đối phó. Ta chớp thời cơ thuận lợi, kiên quyết và thần tốc tấn công, chỉ huy chủ động, táo bạo, linh hoạt để liên tiếp tiêu diệt, phá tan hệ thống phòng ngự và các tập đoàn quân địch, làm tan rã nhiều lực lượng, tiến tới đập tan chế độ ngụy quyền được sự bảo trợ của Mỹ. 



Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên lễ đài tại Lễ mít tinh mừng Việt Nam đại thắng, ngày 15/5/1975 (Nguồn: baotanglichsu.vn) 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nghệ thuật quân sự Việt Nam đã phát triển lên tầm cao mới trong thời đại mới, nên đã tạo được sức mạnh áp đảo quân địch, luôn đánh địch ở thế mạnh và đánh tiêu diệt gọn, khiến địch phải bất ngờ và liên tục thất bại, tan rã. Đồng thời, làm cho nhân tố chính trị, tinh thần của bộ đội và nhân dân càng được tăng lên; cán bộ, chiến sĩ ta càng xốc tới mãnh liệt hơn, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt nam được tỏa sáng trong thời đại Hồ Chí Minh để đưa đất nước đến ngày toàn thắng. 

Đại thắng mùa Xuân 1975 chính là “cột mốc vàng” của lịch sử dân tộc, khẳng định đường lối lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta trong “cuộc đụng đầu lịch sử” chống đế quốc Mỹ xâm lược. “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi sâu vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”(7)./.

46 năm đã trôi qua, tầm vóc, ý nghĩa và những bài học lịch sử của đại thắng mùa Xuân năm 1975 ngày càng được khẳng định và nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn. Những bài học ấy sẽ còn có giá trị lâu dài đối với với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới

TS. NGUYỄN ĐÌNH TƯƠNG

Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn quân sự

HOÀNG MẠNH ANH

Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng

______________________

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2004, t.37, tr.983

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.34, tr.232. 

(3) (4) (6) Tổng cục Chính trị: Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam 1944-2000, Nxb. Quân đội nhân dân, H, 2002, tr.554-555, 571, 592.

(5) Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - những sự kiện quân sự, Nxb. Quân đội nhân dân, H, 1980, tr.281.

(7) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội lần thứ IV của Đảng, Nxb. Sự thật, H. 1977, tr.5-6.

Link nguồn:

http://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/dai-thang-mua-xuan-1975-bai-hoc-ve-su-lanh-dao-chi-dao-cua-dang-132702

Hoàng Minh Tâm Giới thiệu

Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

Hai nguyên tắc nằm lòng cho các nhà báo Việt Nam: TRUNG THỰC VÀ ĐỪNG NHÌN SỰ KIỆN BẰNG CON MẮT NGƯỜI MỸ!

I. Nguyên tắc thứ nhất: TRUNG THÀNH VỚI LUẬT BÁO CHÍ VIỆT NAM. 

Luật Báo chí Việt Nam hiện hành đòi hỏi các nhà báo và cơ quan báo chí phải "Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân." (Điều 4)

(Xem LUẬT BÁO CHÍ số 103/2016/QH13ngày 05 tháng 4 năm 2016)

Thế nào là "Thông tin trung thực"?

Đó là phản ánh ĐÚNG SỰ THẬT, có sao nói vậy, đừng vì cảm tính cá nhân yêu hay ghét ai mà xuyên tạc bịa đặt, "nhét chữ vào miệng người khác". Ví dụ như báo 

1. Vietnam+ từng "Nhét chữ vào miệng Putin", hoặc

2. Báo Thanh niên bịa đặt, xuyên tạc lời của ông Viktor Yanukovych

3. BÁO VNEXPRESS LẠI VU KHỐNG TỰ VỆ DONBASS

4. BÁO CHÍ VN NÊN KHÁCH QUAN VỀ TÌNH HÌNH UCRAINA

5, BÁO CHÍ VIỆT NAM LẠI XUYÊN TẠC LỜI PUTIN VỀ VỤ GIÚP YANUKOVICH CHẠY TRỐN KHỎI UKRAINA

6. Nóng! NHIỀU TỜ BÁO VN ĐƯA TIN SAI LỆCH VỀ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH “BỘ TỨ NORMANDY”

7. VOV xuyên tạc về vụ máy bay MH 17 rơi ở Ukraina.

Một số nhà báo trẻ hiện nay có vẻ hãnh diện khi được đào tạo ở Mỹ nên họ sùng Mỹ thái quá, họ chỉ biết viết báo như con robot vô tri, một cái máy dịch, bất cứ báo chí tiếng Anh- Mỹ viết gì là họ dịch rồi bê nguyên xi lên báo của mình. Ví dụ, rất nhiều tờ báo Việt Nam (Thanh niên, VnExpress, Giao thông...) loan tin bậy bạ, dường như Thủ tướng Lào kêu gọi đàm phán song phương với Trung Quốc về Biển Đông!

Gần đây, vì quá sùng bái Mỹ nên khi ông BT Ngoại giao Mỹ vừa phát đi lời tuyên bố, chưa tìm hiểu nội dung nhưng hầu hết các tờ báo VN vội vã đưa tin hoan hỉ, ca tụng Tuyên bố của Mỹ, bất chấp lời tuyên bố này gây hại cho lợi ích của Việt Nam! Vừa đăng xong, các báo phải nhận được lệnh gỡ bài, thay tít!

Xem bài VÌ SAO VIỆT NAM KHÔNG HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ CỦA MỸ VỀ BIỂN ĐÔNG? 

Việt Nam cũng có báo lá cải, trên thế giới lại càng nhiều hơn. Muốn giữ uy tín của người làm báo và của cơ quan báo chí thì chớ lấy thông tin nhảm nhí từ những trang báo lá cải, Ví dụ như báo Vietnam+ đưa tin ngày 16/03/15 về cuộc ĐẢO CHÍNH LẬT ĐỔ PUTIN,   hoặc báo An ninh Thủ đô và báo Đất Việt từng đưa tin nhảm về CHND Donetsk và CHND Lugansk CHUẨN BỊ ĐẦU HÀNG, TRỞ LẠI VỚI KIEV...

2. Nguyên tắc thứ hai: ĐỪNG NHÌN SỰ KIỆN BẰNG CON MẮT NGƯỜI MỸ!

Đương nhiên, nhà báo và cơ quan báo chí Việt Nam có quyền bình luận, nhận xét về các sự kiện, về các phát ngôn của nguyên thủ các nước. Song, trước khi bình luận thì nhà bình luận cần phải biết rõ vị nguyên thủ đó nói gì. 

Nguyên tắc dịch thuật là phải dịch từ bản gốc. Muốn biết sự thật vị nguyên thủ đó nói gì thì phải truy nguyên bản gốc. Chưa nói đến việc người dịch cố ý "nhét chữ vào miệng người khác" nhưng nếu bình luận  phát ngôn của Tổng thống Nga mà lại sử dụng bản dịch tiếng Anh thì đã giảm độ chính xác bởi lý do "tam sao thất bản". Vì vậy, chúng tôi khuyên các nhà báo Việt Nam, khi muốn biết Tổng thống Nga nói gì thì hãy cứ vào Trang web chính thức của Tổng thống Nga - Президент России tại địa chỉ http://kremlin.ru/.

Hơn lúc nào hết, các nhà báo Việt Nam cần phải biết, cuộc chiến tranh thông tin giữa Mỹ cùng phương Tây với nước Nga đang diễn ra vô cùng khốc liệt. Thực tế lịch sử đã cho thấy, Mỹ là bậc cao thủ trong Chiến tranh tâm lý, gọi ngắn gọn là "tâm lý chiến". Chiến tranh tâm lý của Mỹ bao gồm những hành động tẩy não, nhồi sọ, loan truyền tin giả, bóp méo, bẻ cong tin thật, mua chuộc, chiêu dụ, lôi kéo những kẻ địch ở nước sở tại thân Mỹ, theo Mỹ, đứng về phía Mỹ hoặc hiệu quả hơn đó là gia nhập hẳn vào hàng ngũ của Mỹ. (Google.tienlang sẽ có bài riêng về chủ đề về Chiến tranh tâm lý của Mỹ). 

Chỉ riêng ở Google.tienlang đã có khá nhiều bài viết nêu các ví dụ cụ thể, ví dụ bài

1. Video "Tôi là người Ukraina": VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH VỀ TÂM LÝ CHIẾN TRÊN MẠNG CỦA MỸ ,

2. “QUÝ VỊ ASEAN ƠI, HÃY TIN VÀO CÁC GIÁ TRỊ CỦA MỸ!”- POMPEO KÊU GÀO KHẢN CẢ CỔ NHƯNG CHẢ AI NGHE! , 

3. SỰ DỐI TRÁ CỦA MỸ NGỤY VỚI NHÂN DÂN NAM BỘ VỀ CHẤT DIOXIN MỚI ĐƯỢC PHÁT HIỆN

4. VÌ MUỐN XÂM LƯỢC VIỆT NAM, MỸ ĐÃ CỐ Ý DỰNG LÊN “SỰ KIỆN VỊNH BẮC BỘ” THÁNG TÁM/1964 

5. MỸ CHI 5 TỶ ĐÔ LA THUÊ BỌN CÔN ĐỒ LÀM “CÁCH MẠNG ĐƯỜNG PHỐ THÁNG HAI/2014 Ở UKRAINA” LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỢP HIẾN Ở ĐÂY,

6. HOA KỲ ĐÃĐƯA CHÚNG TA ĐẾN “THẾ GIỚI DÂN CHỦ” NHƯ THẾ NÀO? ....

7. CHÍNH MỸ ĐÃ CHI CẢ TRIỆU ĐÔ LA DÀN DỰNG VIDEO CLIP GIẢ DỐI VỀ CỐ BÉ TÌNH NGUYỆN VIÊN KUWAIT NAYIRAH TỐ CÁO IRAQ ĐỂ TẤN CÔNG XÂM LƯỢC IRAQ LẦN THỨ NHẤT- 1990.

8. CHÍNH MỸ ĐÃDỰNG LÊN CHUYỆN IRAQ CÓ VŨ KHÍ HÓA HỌC ĐỂ TẤN CÔNG NƯỚC NÀY LẦN THỨ HAI(NĂM  1993) VÀ TREO CỔ TỔNG THỐNG SADDAMHUSSEIN. CŨNG MỸ VU CHO SYRIA CÓ VŨ KHÍ HÓA HỌC ĐỂ DỘI TÊN LỬA XUỐNG NƯỚC NÀY.

8. KHI LÀ BẠN,MỸ ĐÃ “GIÚP” NGA SOẠN THẢO HIẾN PHÁP 1993 VÀ THAO TÚNG BÁO CHÍ CÙNG CHÍNH TRƯỜNGNGA RA SAO?

9. USAID (MỸ) ĐÃ TỪNG THAO TÚNG CẢ NỀN BÁO CHÍ NGA NHỮNG NĂM 90 THÌ BÁO CHÍ VIỆT HIỆN NAY, ÔNG MỸ CÓ THA?

10. Kỳ cục: TẠI SAO BÁO CHÍ VIỆT NAM KHOÁI TUYÊN TRUYỀN CHO CHỦ NGHĨA ĐƠN PHƯƠNG CỦA MỸ MÀ LẠI KHÔNG TUYÊN TRUYỀN CHO CHỦ NGHĨA ĐA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM, CỦA ASEAN, CỦA CHÂU ÂU???

11. Các nhà báo Việt Nam nên biết: NGUYÊN NHÂN QUAN HỆ NGA- UKRAINA ĐANG NÓNG LÊN LÀ DO UKRAINA CHỦ TRƯƠNG ĐẢO NGƯỢC LỊCH SỬ, QUYẾT LÀM TAY SAI CHO MỸ!

12. Từ 25/2/2014 TTXVN khẳng định: MỸ ĐẺ RA CHÍNH QUYỀN TAY SAI VỚI TƯ TƯỞNG PHÁT XÍT Ở KIEV

Lê Hương Lan