Thứ Năm, 10 tháng 10, 2019

Vụ Panorama Mã Pí Lèng- BÁO CHÍ VÀ QUAN CHỨC ĐANG HIẾP ĐÁP PHỤ NỮ- CHỦ CÔNG TRÌNH!

Vụ Panorama Mã Pí Lèng đang là sự kiện nóng trên báo chí suốt chục ngày qua. Dù đã tuyên bố tạm gác lại những chủ đề khác để chuyên tập trung vào một chủ đề chống lật sử
song Google.tienlang không thể làm ngơ trước một ý kiến chân thành của bạn Phương Linh tại bài THÌ RA TRIỆU THỊ GIANG DO THẾ LỰCTHÙ ĐỊCH CÀI VÀO ĐỂ “ĐƯA BỐ CON ÔNG TRIỆU TÀI VINH VÀO TRÒNG”! như dưới đây.
----
“Phương Linh14:41 9 tháng 10, 2019
Tôi là cán bộ ở Văn phòng Chính phủ.
Tôi thấy các bạn chủ trang Google.tienlang là các chuyên gia pháp luật, từng có rất nhiều bài với những lập luận chặt chẽ, chứng lý rõ ràng để hóa giải nhiều vụ đình đám.
Hiện nay, vụ Panorama Mã Pì Lèng đang là vụ hót. Tỉnh Hà Giang đã có công văn xin ý kiến Thủ tướng.
Nếu các bạn chủ trang là cán bộ Văn phòng Chính phủ như tôi thì các bạn sẽ tư vấn cho Thủ tướng xử lý ra sao???
Cá nhân tôi, tôi rất bức xúc khi thấy báo chí và các quan chức ở bộ, ở sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch... chỉ phán bảo một chiều ra vẻ "yêu thiên nhiên, môi trường" nhưng không đứng về phía người dân. Tất cả mọi người đang hiếp đáp một phụ nữ- chủ công trình này!
Rất mong các bạn chủ trang lên tiếng!”
-----
Google.tienlang không có tham vọng làm nhiệm vụ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ để trả lời Báo cáo của UBND tỉnh Hà Giang, song chúng tôi đồng tình với nhận xét của bạn Phương Linh rằng những ngày qua, báo chí và các quan chức, đặc biệt là “quan chức ở bộ, ở sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch... chỉ phán bảo một chiều ra vẻ "yêu thiên nhiên, môi trường" nhưng không đứng về phía người dân. Tất cả mọi người đang hiếp đáp một phụ nữ- chủ công trình này!”
Ta có thể thông cảm, vì lý do trình độ có hạn nên Người dân có thể không am hiểu pháp luật. Nhưng báo chí và quan chức thì bắt buộc phải phát ngôn theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng thực tế ở vụ Panorama Mã Pí Lèng thì sao?
******
1. Bộ Văn hóa TT-DL lại không biết pháp luật?
Câu nói nổi tiếng mà rất nhiều báo chí đều dẫn, kể cả báo nước ngoài như báo Sputnik là câu nói của ông Nguyễn Thái Bình- Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ VH-TT-DL tại buổi họp báo thường kỳ ngày 8/10/2019-
“Nhà chúng ta chỉ sửa nhỏ, ngay lập tức đội quy tắc có mặt ngay. Đương nhiên cả công trình 7 tầng thì không thể không biết được”
Chu cha, ông Nguyễn Thái Bình đang so sánh việc xây cất ở giữa nội thành Hà Nội với việc xây cất ở vùng nông thôn, miền núi là huyện Mèo Vạc Hà Giang? So sánh như vậy, chứng tỏ ông Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ VH-TT-DL không biết rằng Panaroma Mã Pí Lèng NẰM NGOÀI khu vực cấp 1 và cấp 2 của di tích quốc gia Mã Pì Lèng? Ông Nguyễn Thái Bình không biết đến quy định của điểm k Điều 89 của Luật Xây dựng 2014?
"Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa... thuộc công trình được miễn giấy phép xây dựng".- Trích điểm k, khoản 2, điều 89, Luật Xây dựng 2014.

2. Sở Văn hóa TT-DL Hà Giang chỉ vì chút tự ái?
Ông Nguyễn Hồng Hải - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang 
Sở Văn hóa TT-DL Hà Giang cũng không biết pháp luật, tương tự như ông Nguyễn Thái Bình- Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ VH-TT-DL. Trong báo cáo số 240 của Sở VHTTDL tỉnh Hà Giang, Sở nêu kết quả kiểm tra danh lam thắng cảnh cấp quốc gia Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Sở khẳng định “SAI PHẠM” tại công trình Panorama do bà Vũ Thị Ánh làm chủ đầu tư là “chưa có Giấy phép xây dựng.” Phải chăng ông Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Hà Giang đang tự ái vì người ta đang "quên" sự hiện diện của ông trên đời?
Thật buồn cười khi lãnh đạo Sở VH-TT-DL tỉnh Hà Giang phát ngôn trên báo chí trách móc chủ đầu tư và UBND huyện Mèo Vạc  rằng “Đến nay chưa có văn bản đề nghị Sở VH-TT-DL tham mưu trình UBND tỉnh đề nghị Bộ VHTTDL cho ý kiến. Trách nhiệm này thuộc về UBND huyện Mèo Vạc và chủ đầu tư!”
Ô hay, sinh ra cái cơ quan là Sở VH-TT-DL của ông để làm gì ngoài việc giúp UBND tỉnh quản lý lĩnh vực VH-TT-DL trên địa bàn? Vậy thì hà cớ gì ông lại ngồi chờ “văn bản đề nghị” của ai đó thì ông mới vào cuộc?
“Căn cứ pháp lý” mà Sở VH-TT-DL Hà Giang bám víu là Điều 36 Luật Di sản văn hóa. Đáng tiếc là bản thân sở này cùng nhiều cơ quan báo chí cũng KHÔNG am hiểu nội dung Điều 36 Luật Di sản văn hóa.
“Khi phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích quy định tại Điều 32 của Luật này mà xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.”- Trích Điều 36 Luật Di sản văn hóa.
Câu quan trọng nhất trong quy định trên là hai chữ “XÉT THẤY”. Đương nhiên, bà Vũ Thị Ánh- chủ công trình Panorama Mã Pí Lèng và ông Nguyễn Cao Cường -Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cùng rất nhiều người, trong đó có Google.tienlang KHÔNG HỀ “xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích”!
Vậy ai có quyền và có nghĩa vụ “XÉT THẤY” ở đây? Xin thưa, chính là ông đấy, ông Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Giang ạ!
Lẽ ra, ngay từ khi công trình Panorama Mã Pí Lèng được khởi công (đầu năm 2018), thì ông Giám đốc Sở VH-TT-DL phải kiểm tra. Nếu ông “XÉT THẤY” công trình “có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích” thì NGHĨA VỤ của ông là ngay lập tức báo cáo, tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo, xin “ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch”.
Không phải đến giờ, gần hai năm kể từ ngày khởi công, ông Giám đốc Sở VH-TT-DL mới phách lối lớn tiếng đòi phá bỏ Panorama Mã Pí Lèng!

3. Google.tienlang tin lời bà Vũ Thị Ánh, rằng tỉnh và huyện ủng hộ việc xây dựng công trình.
Trao đổi với báo chí, bà Vũ Thị Ánh- Chủ đầu tư công trình Panorama trên đèo Mã Pí Lèng cho biết, bà không tự ý xây dựng mà đã được các cấp chính quyền ở Hà Giang đồng ý. Trong quá trình xây dựng, nhiều cơ quan chức năng đã đến kiểm tra độ an toàn, "hệt như một cuộc chạy việt dã" để kịp tái đánh giá công viên địa chất toàn cầu Đồng Văn.
Nếu không có bà Vũ Thị Ánh , không có Panorama Mã Pí Lèng thì chúng ta không thể có phút giây thư giãn tuyệt vời thế này... 
Bà khẳng định: "Tôi không hề làm vụng trộm, nếu vụng trộm không thể xây dựng được như này".
"Nói chung là họ hỗ trợ hết mình luôn, lúc ấy phải nghĩ nó như một cuộc chạy thi việt dã, làm sao cho nhanh để kịp tái đánh giá. Tôi thấy rất là tấp nập, các ban ngành cứ nói 'chị ơi cố gắng làm cái này, cố gắng dẹp cái kia cho sạch sẽ, nhiều người bảo thế lắm nhưng tôi không biết ai vào ai, thỉnh thoảng có người đến xem rồi bảo gạch ngói màu này không ổn, sân phải lát thế này'. Tóm lại là họ hỗ trợ rất nhiều, dù có nghìn tỷ, trăm tỷ cũng không thể bán đứng người đã vì tôi mà giúp cả đường điện về đây, mỗi khi báo có người trộm đường dây là họ đến ngay", bà Ánh nói như vậy.
Chính lãnh đạo huyện Mèo Vạc cũng đã thừa nhận lời bà Vũ Thị Ánh nói trên là đúng sự thật.
Ông Nguyễn Cao Cường - Chủ tịch huyện Mèo Vạc đã thành thật giãi bày trên báo VietNamNet như sau. “Khu vực này lại đúng vào mảnh đất thuộc sở hữu của gia đình bà Vũ Thị Ánh. Gia đình bà này đã mua từ rất lâu và mong muốn làm một điểm dừng chân, nên đã tiến hành xây dựng. Vì địa phương không có tiền, nên có nhà đầu tư làm được thì rất khuyến khích. Huyện Mèo Vạc cũng mong muốn các cá nhân, tổ chức đến đầu tư để phát triển du lịch."
Ông Nguyễn Cao Cường - Chủ tịch huyện Mèo Vạc
Ông Cường đồng thời cho biết, UBND huyện cũng yêu cầu bà Ánh phải xây công trình thân thiện với môi trường, không phá vỡ cảnh quan tự nhiên. Để đảm bảo điều này, ông Chủ tịnh đã chỉ đạo cán bộ Phòng Kinh tế - Hạ tầng kiểm tra, đôn đốc và giám sát thi công.
Chúng tôi rất tin tưởng ông Nguyễn Cao Cường - Chủ tịch huyện Mèo Vạc, rằng việc khuyến khích xây dựng công trình là hoàn toàn với mong muốn trong sáng để phát triển quê hương chứ không hề có lợi ích nhóm gì ở đây.
Những chứng cứ khách quan cho thấy ngay cả UBND tỉnh Hà Giang cũng đã ủng hộ xây dựng công trình này. Đó là việc kéo đường điện cao thế từ Đồng Văn đến công trình. Đó là quyết định mở rộng sâu vào lòng núi đá tới 2 mét ở phía đối diện với công trình. Những việc lớn như vậy, UBND huyện Mèo Vạc không tự làm được. Chủ công trình lại càng không thể làm được.
UBND tỉnh Hà Giang đã có báo cáo số 412 ngày 8/10/2019 gửi Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tỉnh nhắc lại việc điểm xây công trình này nằm ngoài khu vực 2 của danh thắng quốc gia Mã Pì Lèng.
Văn bản Báo cáo của tỉnh cũng viết: “Theo báo cáo khảo sát của Giáo sư Guy Martini, Tổng thư ký Ban điều phối Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu UNESCO (tháng 2.2018), khuyến nghị tỉnh Hà Giang xây dựng điểm dừng chân phục vụ du khách tại khu vực Mã Pì Lèng (khu vực xây dựng nhà nghỉ nêu trên). Căn cứ báo cáo khuyến nghị trên, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức hai đoàn đi kiểm tra và có Văn bản số 55/TB-UBND, ngày 14.3.2018 và Văn bản số 141/TB-UBND, ngày 8.6.2018 chỉ đạo, giao H.Mèo Vạc triển khai thực hiện xây dựng điểm dừng chân. Yêu cầu hoàn thành trước tháng 7.2018 để phục vụ cho kỳ tái đánh giá Công viên địa chất toàn cầu UNESCO cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ hai, năm 2018 (vào tháng 9.2018)”.

4. Có quy định nào v/v “Điểm dừng chân” thì không được xây phòng nghỉ?
Google.tienlang xin trả lời luôn- KHÔNG!
Nếu pháp luật đã không cấm thì người dân được làm thôi!
Mã Pí Lèng được coi là cảnh quan đẹp tầm quốc gia, quốc tế. Thế mà đến nay chả có cơ quan ban ngành nào lập kế hoạch nghiên cứu xem nên quy hoạch cảnh quan môi trường ra sao cả. Ở đâu rồi những Tổng cục Du lịch, Bộ Xây dựng, Hội kiến trúc sư trong việc tổ chức những cảnh quan mang tầm vóc quốc gia để gìn giữ và khai thác du lịch? Các ông không làm thì đừng thắc mắc, đừng trách dân làm “không theo quy hoạch”!
Khi mà đã không có quy họach gì cả, thì dân làm theo ý họ thôi. Bảo nó to, nó xấu thì chỉ là cảm tính, vì làm gì có chuẩn nào để mà đối chiếu đâu cơ chứ. 

Ông Nhà báo Trần Đăng Tuấn, ông Nhà văn Nguyễn Quang Vinh… cũng lớn tiếng ‘KHÔNG ĐƯỢC BÊ TÔNG HÓA”! Theo ý các ông thì cứ phải TRANH TRE NỨA LÁ mới là HOANG SƠ, mới là thân thiện môi trường? Xin thưa các ông, các ông ngồi phòng lạnh cào bàn phím là giỏi. Các ông hãy đến Hà Giang, đến Mã Pí Lèng để trực tiếp xem xét xem ở đây có thể xây dựng công trình TRANH TRE NỨA LÁ được hay không? Và thực tế thì các công trình BÊ TÔNG HÓA đã và vẫn đang mọc lên ở đây, làm cho cuộc sống người dân Mèo Vạc đang từng bước “thay da đổi thịt”. 

Một bạn quê Hà Giang chắc còn trẻ viết trên facebook- “Nói vui mồm chứ muốn trả lại nguyên sơ cảnh vật thì đập luôn cái thuỷ điện Nho Quế đi cho hoang sơ, trả lại con sông nguyên bản luôn!”
Một bạn khác bổ sung, nếu muốn “HOANG SƠ” có lẽ cũng nên phá bỏ cả tuyến đường HẠNH PHÚC để trở lại thời kỳ trước những năm 60 thế kỷ trước?
Đèo Mã Pí Lèng, theo âm tiếng H'Mông là Mả Pí Lèng (còn đọc là Mã Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng) là đèo trên quốc lộ 4C ở vùng đất xã Pải Lủng và Pả Vi huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang. Đèo Mã Pí Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài hơn 20 km vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Theo tiếng gọi của Bác Hồ kính yêu, con đèo dài hơn 20 km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng. 
Để hoàn thành tuyến đường, đã có 14 cô bác Thanh niên xung phong đã anh dũng hy sinh, vĩnh viễn nằm lại nơi đây!
Hoàng Minh Tâm

47 nhận xét:

  1. Tôi hoàn toàn ủng hộ những lập luận chặt chẽ của bạn Hoàng Minh Tâm- một trong những thành viên Nhóm Biên tập Google.tienlang.

    Tôi chỉ có 1 mong muốn, giá như tác giả viết thêm phần Kết luận hướng xử lý vụ Mã Pí Lèng!

    Hay trong số bạn đọc của chúng ta ở đây, có rất nhiều bạn am hiểu pháp luật, nên chăng các bạn đọc viết tiếp phần Kết luận???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác cựu chiến binh nói rất đúng, nếu có kiến nghị hướng xử lý thì thật tuyệt vời

      Xóa
  2. Kết luận.
    Điều 1- Cần kỷ luật cách chức mấy ông quan chức, mấy tờ báo phát ngôn không đúng pháp luật, xúc phạm chủ đầu tư là bà Vũ Thị Ánh!

    Điều 2- Cần Khen thưởng ông Nguyễn Cao Cường- Chủ tịch huyện Mèo Vạc, Khen thưởng bà Vũ Thị Ánh chủ đầu tư công trình Panorama Mã Pí Lèng về tinh thần vượt khó, dám làm để phát triển du lịch, phát triển huyện Mèo Vạc.

    Điều 3- Giao UBND huyện Mèo Vạc hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện những thủ tục hành chính cho công trình.

    Điều 4- Giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa- TT-DL tổ chức nghiên cứu Quy hoạch cảnh quan môi trường Di tích Mã Pí Lèng.

    Trả lờiXóa
  3. Đập là đập thế nào?
    Muốn đập bỏ Panorama Mã Pí Lèng thì trước hết phải chỉ ra được bà chủ công trình sai cái gì, vi phạm điều khoản nào của pháp luật chứ?
    Đâu phải cứ căn cứ vào ý muốn chủ quan của mấy ông ất ơ Trần Đăng Tuấn hay ông rận xĩ Nguyễn Quang Vinh???

    Ai bảo công trình là xấu?
    Riêng tôi thì thấy kiến trúc rất đẹp, độc đáo, giật cấp 7 tầng tương tự như ruộng bậc thang ở vùng cao Mèo Vạc.
    Không biết ai là tác giả Thiết kế? Nếu bà chủ tự thiết kế thì bà này quá giỏi.

    Còn về độ an toàn của công trình? Cần có nghiên cứu đánh giá thẩm định của chuyên gia.

    Việc "chấp thuận đầu tư" và chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất?
    Tỉnh và huyện đã kêu gọi, khuyến khích đầu tư thì tức là tỉnh và huyện đã chấp thuận đầu tư rồi, chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất rồi. Chỉ có điều tỉnh và huyện chậm văn bản hóa thôi.

    Trong cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư, hầu như tỉnh thành nào cũng cho phép nhà đầu tư có thể "nợ" một vài thủ tục hành chính. Giờ chưa làm thì tỉnh và huyện "văn bản hóa" việc chấp thuận đầu tư, chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất....

    Trả lờiXóa
  4. Ma Pi Leng Panorama Hotel - Khách yêu thích chỗ này vì...
    낍 Địa điểm hàng đầu: Được khách gần đây đánh giá cao (9,8 điểm)
    끸 Có chỗ đậu xe miễn phí tại khách sạn
    Nằm ở Mèo Vạc, Ma Pi Leng Panorama Hotel có nhà hàng, quán bar, khu vườn và WiFi miễn phí. Chỗ nghỉ này có dịch vụ phòng và sân hiên. Du khách có thể ngắm nhìn quang cảnh núi non từ khách sạn.

    Mỗi phòng nghỉ tại khách sạn đều có ban công nhìn ra vườn. Phòng còn có tủ quần áo, TV màn hình phẳng và phòng tắm riêng.

    Ma Pi Leng Panorama Hotel đã chào đón khách Booking.com từ Ngày 20 Tháng 6 Năm 2019.

    “The best located hotel I have ever visited - jaw dropping views accompanied with clean accommodation. Although more expensive compared to other hotels in the Dong Van Plateau, if you can budget for it you will not regret it.”

    https://www.booking.com/hotel/vn/ma-pi-leng-panorama.vi.html

    Trả lờiXóa
  5. Ngoài vòng vây bão tố, khách sạn vẫn 'cháy hàng'

    Dù phải hứng chịu 'cơn mưa' gạch đá từ cộng đồng mạng, khách sạn Panorama tại Mã Pì Lèng vẫn hết sạch phòng, khóa sổ không nhận thêm khách dịp cuối tuần.

    Khi gõ khách sạn Panorama lên các trang web đặt phòng phổ biến như Booking hay Agoda vào ngày cuối tuần 6/10, các kết quả trả về đều cho thấy khách sạn đã hết phòng.

    Cũng theo thông tin trên các website này, Mã Pì Lèng Panorama Hotel được đánh giá khá cao khi điểm số trung bình tại Booking là 8,8/10 và tại Agoda là 9/10. Nhìn chung, các khách hàng từng trải nghiệm trước đây đều cho rằng khách sạn có dịch vụ tốt, phòng ốc sạch sẽ và đặc biệt là ví trị quá tuyệt vời (cả Booking và Agoda đều đánh giá điểm vị trí là 10/10).

    Được biết giá phòng tại Panorama Hotel dao động từ từ 650.000 - 750.000 đồng/phòng (tùy loại phòng 2 hay 3 người ở). Đối với phòng tập thể, mức thu phí là 250.000 đồng/người, đã bao gồm ăn sáng.

    Phòng ngủ được trang bị đầy đủ tiện nghi như tủ quần áo, TV màn hình phẳng và phòng tắm riêng. Mỗi phòng nghỉ tại khách sạn đều có ban công nhìn ra vườn.

    Trả lờiXóa
  6. Trong buổi làm việc với Tiền Phong, ông Ma Văn Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc còn xếp công trình này là một trong 8 điểm lưu trú du lịch trên địa bàn huyện: "Ngoài những điểm lưu trú tại trung tâm huyện thì tính cả Panorama nữa chúng tôi có 8 điểm du lịch có dịch vụ lưu trú kể cả dạng Homestay".

    Khi được phóng viên hỏi về tính pháp lý của công trình này, ông Trưởng luống cuống xin phép ra ngoài gọi điện xin ý kiến của chủ tịch huyện vì vị Chủ tịch này đang đi họp dưới tỉnh: "Theo ý kiến Chủ tịch thì công trình này nằm trong diện kêu gọi đầu tư của huyện, vấn đề pháp lý thì có một số chỗ chưa đúng, chúng tôi cũng đang cho rà soát lại để hoàn chỉnh hồ sơ. Chủ tịch cũng có ý xin anh em báo chí đừng thông tin nữa".
    Huyện Mèo Vạc nói gì về công trình trái phép Panorama Mã Pì Lèng? - ảnh 2

    Điều đặc biệt, một công trình trái phép, quy mô như thế này nhưng chính quyền huyện Mèo Vạc tỏ ra vô cảm và cho rằng công trình này nằm trong diện kêu gọi thu hút đầu tư của huyện và có ý muốn hợp thức hóa về mặt sổ sách, giấy tờ.
    Cũng theo ông Trưởng, về phía UBND huyện Mèo Vạc tính cho đến thời điểm cuối tháng 9/2019, huyện chưa hề nhận được một ý kiến, báo cáo hay tham mưu gì từ các phòng ban của huyện về công trình này nên việc quản lý, giám sát tính pháp lý của công trình không ai để ý đến.

    Huyện Mèo Vạc nói gì về công trình trái phép Panorama Mã Pì Lèng? - ảnh 3
    Khối bê tông khổng lồ Panorama đang phá vỡ đi cảnh quan hùng vĩ của một trong "tứ đại đỉnh đèo" Việt Nam, làm xô lệch giá trị di sản Mã Pì Lèng (con đường hạnh phúc).

    Khi phóng viên chất vấn về trách nhiệm của chính quyền huyện khi để xảy ra sai phạm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cảnh quan di sản Mã Pì Lèng, ông Trưởng cho hay: "Không phải chúng tôi không biết mà trước đó, khi chủ đầu tư bắt đầu xây dựng công trình này, đã từng có đoàn của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng đoàn của BQL Công viên địa chất cao nguyên đá đi khảo sát. Họ thấy người ta xây nhưng cũng không có ý kiến gì nên chúng tôi nghĩ là được xây".

    https://www.tienphong.vn/van-hoa/bat-ngo-cong-trinh-chui-tren-dinh-ma-pi-leng-duoc-huyen-coi-la-diem-du-lich-1471807.tpo

    Trả lờiXóa
  7. Nguyễn Đức Kiênlúc 21:20 10 tháng 10, 2019

    Những lời ông Ma Văn Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc phát biểu với phóng viên báo Tiền phong mà bạn Mai Ngọc chép về ở trên càng cho thấy quan điểm của Google.tienlang là đúng.

    1. Thứ nhất, Công trình Panorama Mã Pí Lèng luôn được UBND huyện Mèo Vạc xác định là công trình "nằm trong diện kêu gọi thu hút đầu tư của huyện". Cả UBND huyện và cả chủ dự án chỉ quan tâm việc chạy đua tiến độ để kịp hoàn thành trước thời điểm háng 7.2018 "để phục vụ cho kỳ tái đánh giá Công viên địa chất toàn cầu UNESCO cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ hai, năm 2018 (vào tháng 9.2018)" theo Yêu cầu của UBND tỉnh Hà Giang tại Văn bản số 55/TB-UBND, ngày 14.3.2018 và Văn bản số 141/TB-UBND, ngày 8.6.2018.

    Huyện cũng đã công khai thừa nhận một vài sơ suất về thủ tục hành chính pháp lý của công trình. Nay UBND huyện muốn hoàn thiện các thủ tục này để "hợp thức hóa" công trình.

    2. Thứ hai, Qua lời ông Ma Văn Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc thì "khi chủ đầu tư bắt đầu xây dựng công trình này, đã từng có đoàn của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng đoàn của BQL Công viên địa chất cao nguyên đá đi khảo sát. Họ thấy người ta xây nhưng cũng không có ý kiến gì nên chúng tôi nghĩ là được xây".

    Điều này cũng càng cho thấy Google.tienlang phát biểu trong bài là đúng. Rằng từ khi khởi công công trình Panorama Mã Pí Lèng thì Sở VH-TT-DL Hà Giang ĐÃ BIẾT, ĐÃ KIỂM TRA nhưng KHÔNG HỀ "XÉT THẤY" công trình có khả năng ảnh hưởng xấu di tích. Chính vì vậy, Sở này đã KHÔNG HỀ tham mưu cho UBND tỉnh xin thẩm định của cơ quan chức năng.
    Điều này cũng là bình thường.

    Chỉ đến bây giờ, Sở VHTTDL bỗng nhảy dựng lên đòi phá bỏ công trình mới là chuyện KHÔNG BÌNH THƯỜNG!
    Rất có thể, ông Giám đốc Sở này chỉ vì tự ái cá nhân vì mọi người "dám bỏ quên ông ta trên cõi đời", chả ai có "văn bản đề nghị" ông ấy tham gia ... ăn cỗ?

    Trả lờiXóa
  8. Người Hmong dân Đồng Văn, Mèo Vạc "Sống trên đá chết nằm trong đá"!! Đó cũng là câu nói trong bài hát.

    Các bạn ủng hộ đập + phá vì nó ảnh hưởng đến kì quan ảo mộng mà nó được công nhận? Có phải trong đầu các bạn lúc nào cũng muốn Hà Giang phát triển du lịch và nâng cao cuộc sống của người dân không?
    Các bạn làm ở miền đồng bằng, TP Hà Giang trải xuống, nhiều ngành nghề để làm ra tiền. Để tiêu. Vậy ở đây chúng tôi làm gì ?
    Phụ vữa? Cửu vạn? Trồng ngô trên đá ? Ăn mèn mén ? Các bạn đã có dịp lên đay thăm chưa ? Biết trẻ e không có đôi tất mà đi không? Vì quê tôi nghèo lắm. Vì ko có điều kiện phát triển như các bạn. Chúng tôi không được đi học đầy đủ như các bạn. Nên làm sao rảnh rỗi có tiền đi du lịch rồi bắt chúng tôi phải bảo tồn nó trong khi đến bữa ăn hàng ngày cũng phải lo.

    Các bạn toàn kêu giữu gìn vậy dân ở đây ăn gì? Xây dựng Homestay nhằm thu hút du khách, muốn kéo người có tiền đưa lên đây. Thà tôi học tập Sa Pa , dân có điều kiện. Không phải mùa đông mặc áo rách, còn hơn là như các bạn nghĩ quá, làm như chúng tôi sẽ phá hỏng nó vậy. Đây là làm nó đẹp hơn, và cuộc sống của nhân dân ấm no hơn thôi mấy thằng anh hùng bàn phím ngu dốt, nhất là mấy thằng cán bộ con ông cháu cha. Phát biểu như 1 lũ ngu đần. Tầm nhìn bọn mày cũng hạn chế lắm.

    Trả lờiXóa
  9. Nếu muốn trả lại sự hoang sơ thì dỡ bỏ luôn con đường Hạnh Phúc đi, phá bỏ Thủy điện Nho Quế đi!
    Cái đơn giản là mỗi thứ xây dựng nên đều có giá trị riêng của nó, từ con đường hạnh phúc ta mới biết đến hẻm mã pì lèng, từ hẻm mã pì lèng và dòng sông nho quế ta mới xây nên thủy điện nho quế để phục vụ lợi ích cho bà con, từ nơi cảnh vật đẹp như vậy mới có một quán nhỏ trên đỉnh để ta an tâm ngắm nhìn cảnh vật và gặp gỡ du khách thập phương nâng cao về hiểu biết và du lịch thương mại.
    Tại sao ta có thể bài trừ những thứ có ích như vậy?


    Thiết nghĩ mấy ah chị báo lá cãi đưa tin lên là đúng sự thật, nhưng ah chị đâu hiểu rõ tất cả mọi chuyện như thế nào? Em là một người bản địa sinh ra và lớn lên ơn huyện Mèo Vạc e cũng đồng tính và ủng hôn cho cô chủ quán tại vì sao?
    Mọi người hay nói rằng “bài trừ” đòi lại vẻ đẹp hoang sơ? What?
    Vậy thì mọi người có muốn ngắm con đèo bằng cách leo núi lội sông hay người dân ở đó sống ko có điện? Hay ngắm con đèo ở giữa đường để ách tắc giao Thông gây nguy hiểm cho phương tiện đi chuyển trên con đèo?
    Nơi tóm lại mọi người và du khách muốn một chỗ an toàn, văn minh, lịch sự? Hay là muốn trải nghiệm con đèo bằng cách leo núi rồi xảy ra tai nạn gây ám ảnh tại con đèo rồi ko ai giám tới đó du lịch và ngắm cảnh nữa ?
    Theo cách khách quán mở ra cũng là một Mô hình ví dụ điển hình là tiền đề cho người dân có niềm tin để đầu tư và phát triển theo hướng chỉ đạo của nhà nước sao cho hợp lí nhất vậy thôi.

    Trả lờiXóa
  10. Chúc mừng Đội tuyển Việt Nam đã chiến thắng ĐT Maxlaisia 1-0!

    Trả lờiXóa
  11. ỦNG HỘ HIẾU ORION KHỎA THÂN VÌ MÔI TRƯỜNG
    Theo dõi về vụ Panorama Mã Pí Lèng, tôi phát hiện ra một điều thú vị rằng xưa nay, các bạn trẻ chủ trang luôn coi chủ blog Tre Làng, Mõ Làng là bậc đàn anh, coi các chủ blog mà Google.tienlang treo link bên trái trang chủ của mình là bè bạn, song về quan điểm thì các bạn trẻ chủ nhà Google.tienlang luôn giữ ĐỘC LẬP.
    Ngay vụ "HIẾU ORION KHỎA THÂN VÌ MÔI TRƯỜNG", báo chí và Tre Làng lên tiếng xỉ vả nhưng các bạn chủ trang lặng thinh!

    Cá nhân tôi thì tôi ỦNG HỘ HIẾU ORION KHỎA THÂN VÌ MÔI TRƯỜNG

    Trước hết vì hành vi của Hiếu Orion KHÔNG TRÁI PHÁP LUẬT.
    Trưởng Công an huyện Mèo Vạc ngay tối 8/10 đãcó mặt ở Panorama Mã Pí Lèng, đã gặp Hiếu nhưng anh cũng đã trả lời công khai trên báo chí rằng KHÔNG XỬ PHẠT Hiếu Orion vì hành vi của Hiếu không vi phạm pháp luật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không thể có chuyện bạn bè đăng cái gì thì mình cũng đăng cái đó bạn ạ

      Xóa
  12. Công trình 7 tầng Mã Pì Lèng Panorama xây “chui”, sếp Công viên ĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn chịu trách nhiệm?

    Liên quan Công trình 7 tầng Mã Pì Lèng Panorama xây "chui", dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền địa phương và “sếp” Công viên ĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn?

    Liên quan công trình đồ sộ 7 tầng gồm hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ Panorama của một hộ gia đình ở TP Hà Giang mọc lên tại khu vực đèo Mã Pí Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) khi chưa được cấp phép xây dựng, chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng, chưa có giấy chứng nhận đầu tư, chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, dư luận đặt hàng loạt câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền địa phương và trách nhiệm của lãnh đạo Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn?

    Những câu hỏi của dư luận có cơ sở khi ông Nguyễn Thanh Giang, Phó trưởng Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn cho biết, đèo Mã Pí Lèng thuộc khu vực công viên đang quản lý.

    Trong khi đó, theo ông Trương Văn Quảng, Phó Tổng thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam khi trao đổi với báo chí cho rằng, Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch, khai thác giá trị.

    Cong trinh 7 tang Ma Pi Leng Panorama xay �Schui�, sep Cong vien DCTC Cao nguyen da Dong Van chiu trach nhiem?
    Công trình nhà hàng, nhà nghỉ Panorama nằm trên đèo Mã Pí Lèng. Ảnh: NLĐ
    Do đó, tất cả những công trình xây dựng trong khu vực này phải căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong khi đó, quy hoạch nơi đây không cho phép xây dựng tại đèo Mã Pí Lèng mà chủ yếu khai thác cảnh quan kết hợp du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm…

    Sở VHTT&DL Hà Giang cho rằng, dù nằm ngoài vùng bảo vệ II của danh thắng Mã Pí Lèng, nhưng theo Luật Di sản văn hoá, công trình ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và môi trường thì phải có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý văn hoá và cho rằng, trách nhiệm thuộc về UBND huyện Mèo Vạc và chủ đầu tư.

    Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, việc để công trình Panorama 7 tầng xây dựng kiên cố xây dựng và tồn tại cả năm trời tại Mã Pí Lèng không thể nói rằng chính quyền không biết. Pháp luật quy định cả một bộ máy để quản lý trật tự xây dựng... Do đó, cơ quan chức năng sẽ làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan đối với việc để công trình xây dựng trái phép ngang nhiên tồn tại trong một thời gian dài mà không bị xử lý.

    Luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật) cho rằng, ngoài việc được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia thì khu vực Mã Pì Lèng còn nằm trong Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, được UNESCO trao danh hiệu vào năm 2016. Chính vì vậy, nơi đây phải tuân thủ theo quy định của quốc tế để bảo vệ giá trị cảnh quan của cao nguyên đá mang tính toàn cầu. Nơi đây cũng đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch, khai thác giá trị.

    Tuy nhiên, qua thông tin trên báo chí chúng ta được biết công trình này của một phụ nữ tên Vũ Ngọc Ánh (ở thành phố Hà Giang) chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, được xây dựng trên đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi từ năm 2018 và hoàn thành từ đầu năm 2019. Dự án chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cũng chưa được cấp phép xây dựng, nó đồng nghĩa với việc đây là công trình xây trái phép. Công trình này sẽ phá vỡ cảnh quan, tổng thể phát triển du lịch và đặc biệt là không tuân thủ quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ.

    Từ đó, luật sư Diệp Năng Bình cho biết, về hình thức xử lý, có thể áp dụng đối với chủ đầu tư của công trình này là xử phạt đến 50.000.000 đồng theo quy định tại điểm a, khoản 7, Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP về xây dựng với hành vi xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngoài ra, công trình này còn vi phạm quy định về sử dụng đất và có thể bị áp dụng Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, mức xử phạt cũng lên tới 50.000.000 đồng. Thẩm quyền giải quyết xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng này thuộc về UBND huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

      Hành vi vi phạm luật đất đai, vi phạm luật xây dựng (xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi) ngoài việc bị xử phạt hành chính còn bị buộc tháo dỡ công trình.

      “Những người có trách nhiệm quản lý di tích ở các địa phương để xảy ra những vụ xâm hại di tích nghiêm trọng cũng cần xem xét xử lý nghiêm minh. Trong đó, lãnh đạo Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn cũng phải chịu trách nhiệm”, luật sư Bình cho biết.

      Đồng thời, luật sư Diệp Năng Bình nói rằng, lâu nay chúng ta quan ngại về hiện tượng hình sự hóa các quan hệ dân sự nhưng tình trạng không xử lý hình sự những vụ việc có dấu hiệu hình sự chính là bỏ lọt tội phạm, khiến đối tượng mà pháp luật hình sự bảo vệ bị xâm hại ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, cần phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự xây dựng nêu trên để răn đe, không còn tái diễn những vụ việc tương tự.

      Điều 345 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

      “1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh, gây hư hại di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

      2.Phạm tội trong trường hợp gây hư hại di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia hoặc cấp quốc gia đặc biệt, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm”.

      Như vậy, Bộ Luật Hình sự đã dự liệu những tội phạm xâm hại di tích, danh lam thắng cảnh và quy định tội danh, hình phạt chặt chẽ. Do đó, đã đến lúc phải khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các đối tượng xâm hại để tăng tính răn đe, ngăn ngừa.

      Hải Ninh

      VietBao.vn
      https://vietbao.vn/Xa-hoi/Cong-trinh-7-tang-Ma-Pi-Leng-Panorama-xay-chui-sep-Cong-vien-DCTC-Cao-nguyen-da-Dong-Van-chiu-trach-nhiem/151285200/157/

      Xóa
  13. Đại diện UNESCO: Khách sạn Mã Pì Lèng là ‘bất ngờ đáng buồn’

    Trao đổi với Zing.vn, giáo sư Guy Martini của UNESCO, nói ông rất ngạc nhiên với việc xây dựng khách sạn 7 tầng trái phép ở đèo Mã Pì Lèng. Vụ việc không được tham vấn với UNESCO.

    Trao đổi với báo chí, chủ đầu tư công trình Mã Pì Lèng Panorama nói khách sạn 7 tầng gây tranh cãi được thực hiện vì "chuyên gia UNESCO khuyến nghị xây công trình".

    Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn với PV, giáo sư Guy Martini, Tổng thư ký Ban điều phối Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu (GGN) của UNESCO và là người trực tiếp gửi khuyến nghị cho tỉnh Hà Giang về phát triển Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn hồi tháng 2/2018, đã phủ nhận được tham vấn và nói việc xây dựng là “một bất ngờ đáng buồn”.


    Tòa nhà nằm ngay trên hẻm vực Tu Sản, được xây dựng từ năm 2018, đưa vào sử dụng đầu năm nay. Ảnh:Ngọc Tân.
    - Ông gợi ý cụ thể gì cho khu vực đèo Mã Pì Lèng và khu công viên đá Đồng Văn trong đề xuất tháng 2/2018?

    Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn trong vài năm vừa qua có lượng tăng đáng kể du khách và cần sự phát triển bền vững ở khu vực này, khi phần lớn dân cư ở đây là dân nghèo. Lượng du khách tăng đặc biệt cao ở tuyến đường Mã Pì Lèng.

    Chúng tôi đã thấy những cảnh rất nguy hiểm ở đây khi dân địa phương và du khách dừng đỗ xe hơi/xe máy ngay giữa đường, du khách đi bộ rất nguy hiểm trên đường.

    Vì những lý do này và sau trao đổi đồng thuận với các chuyên gia Việt Nam, tôi đề xuất việc nghiên cứu và thiết lập, nếu có thể, khu vực đỗ xe kết hợp với điểm ngắm cảnh mà có thể chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh quan và ngắm một số yếu tố địa chất đặc trưng riêng của khu vực.

    Trong chuyến thăm cuối tới đây, tôi đã thấy một số biến chuyển tích cực như việc xây bãi đỗ và điểm ngắm cảnh. Tôi cũng được thông báo là một quán café/bar nhỏ sẽ được dựng ở đó để cung cấp dịch vụ thêm cho du khách. Với tác động tương đối ít của những công trình nhỏ này, theo miêu tả (từ phía địa phương), phản ứng của chúng tôi là tích cực.

    - Việc xây nhà nghỉ 7 tầng ở đây có giống như những gì ông đề xuất?

    Tôi chưa bao giờ được thông báo hay tham vấn về việc có thể xây nhà nghỉ 7 tầng ở đó. Vì vậy sự xuất hiện của khách sạn này là bất ngờ đáng buồn lớn đối với tôi.

    Về mặt logic thì Ban quản lý Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn sẽ ra toàn bộ quyết định liên quan tới các công trình xây dựng trong khu công viên. Công việc của ban quản lý bao gồm cả việc kiểm tra thường xuyên tình hình thay đổi hiện trạng ở đây và các vùng đất xung quanh.

    Tôi rất ngạc nhiên khi một công trình vi phạm pháp luật ở khu vực nhạy cảm vậy mà Ban quản lý Công viên Đồng Văn không phát hiện và ngăn chặn trước khi công trình hoàn thành.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ Ban quản lý Công viên có thể nói rõ và giải thích thêm về vụ việc này.


      Giáo sư Guy Martini trong một hội thảo về phát triển du lịch ở tỉnh Cao Bằng. Ảnh:Nhân dân.
      - Việc cân bằng giữa nhu cầu phát triển và đảm bảo bảo tồn được cảnh quan thiên nhiên ở khu công viên đá Đồng Văn luôn là câu hỏi khó. Ông có lời khuyên nào cho việc xây dựng xung quanh những khu bảo tồn thiên nhiên để cân bằng được yếu tố này?

      Khác với hai danh hiệu khác của UNESCO (Di sản thế giới và Khu dự trữ sinh quyển), Công viên địa chất UNESCO… là những khu vực phát triển bền vững (có thể xây dựng). Nhưng khu vực chính của di sản cần được bảo vệ.

      Điều này đòi hỏi việc phân tích và cân bằng giữa nhu cầu bảo tồn và các vấn đề phát triển luôn là thách thức cho chúng tôi, trong nhóm phát triển Công viên địa chất UNESCO ở Việt Nam.

      Chúng ta cần xây dựng và duy trì các trao đổi gần gũi và rõ ràng với các nhà đầu tư, chính quyền địa phương, với việc chú ý tới lợi ích của vùng đất và người dân ở đây.

      Các trao đổi này đúng ra cần được bắt đầu từ rất lâu trước khi tiến hành bất cứ công trình nào và với tinh thần tích cực để tìm kiếm các phương án thay đổi mà bảo tồn được cảnh quan và đáp ứng được nhu cầu phát triển.

      Cá nhân tôi nghĩ các trao đổi này là rất cần và tôi tin rằng điều đó sẽ giúp tìm được ra giải pháp dung hòa cả hai giữa bảo tồn và phát triển kinh tế.

      Quay trở lại Mã Pì Lèng, tôi và những chuyên gia đồng nghiệp Việt Nam, chưa bao giờ được tham vấn về dự án này.

      - Xin chân thành cảm ơn ông.

      Nhà nghỉ Mã Pì Lèng Panorama 7 tầng với kết cấu bê tông cốt thép, được xây trên đèo Mã Pì Lèng từ năm 2018, đưa vào sử dụng đầu 2019.

      Công trình được xây dù chưa có giấy chứng nhận đầu tư, dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chủ đầu tư chưa được cấp giấy chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây sang đất thổ cư.

      Cuộc họp liên ngành ngày 8/10 ở tỉnh Hà Giang đã đề xuất phá dỡ 6 tầng nhô ra sông Nho Quế, phần còn lại được chỉnh trang làm nơi dừng chân cho khách du lịch (không có nơi ngủ nghỉ) theo đúng khuyến nghị của UNESCO.

      Thanh Tuấn/News.zing.vn

      Xóa
  14. Đồng Thị Kim Thanhlúc 22:12 11 tháng 10, 2019

    Bạn Nặc danh19:00 11 tháng 10, 2019 chép về đây 2 bài báo của Hải Ninh/Vietbao.vn và Thanh Tuấn/News.zing.vn với mục đích gì vậy?

    Xin bạn hãy tự đưa ra quan điểm của mình về 2 bài này xem sao?
    1. Nói về Ban quản lý Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, bạn có biết, đây chỉ là cơ quan tham mưu giúp việc cho UBND tỉnh Hà Giang, do vậy cơ quan này không thể có quyền cao hơn UBND tỉnh. Vậy đừng trách họ khi mà chính UBND tỉnh, UBND huyện Mèo Vạc đã ngay từ đầu kêu gọi, khuyến khích bà VŨ Thị Ánh xây dựng công trình này như trong bài của chủ trang Google.tienlang đã phân tích.

    2. Về giáo sư Guy Martini, Tổng thư ký Ban điều phối Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu (GGN) của UNESCO,
    Bạn Nặc danh có biết rằng ông Giáo sư này cũng chỉ là một người nước ngoài, chỉ có quyền trao đổi, khuyến nghị với các chuyên gia ở UBND tỉnh Hà Giang chứ không có quyền ra lệnh. Một lời "trao đổi, khuyến nghị" thì đương nhiên không thể chi tiết, cụ thể. Chỉ chung chung là ĐIỂM DỪNG CHÂN, chứ không cần chi tiết cụ thể như thiết kế công trình.

    Vì vậy, cũng không thể nào nói UBND tỉnh Hà Giang, UBND huyện Mèo Vạc và chủ công trình đã "LÀM TRÁI" khuyến nghị của vị Giáo sư Tây kia!

    Trả lờiXóa
  15. Đồng Thị Kim Thanhlúc 22:19 11 tháng 10, 2019

    Tôi đồng tình với những lập luận của các bạn chủ trang Google.tienlang.
    Tôi cũng đồng tình với lập luận của ông Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam đăng trên báo VietNamNet mới đây.

    Theo KTS Phạm Thanh Tùng, công trình trên đỉnh Mã Pì Lèng cần phải được đánh giá nghiêm túc từ góc nhìn luật pháp đến góc nhìn của nghệ thuật, kiến trúc.

    “Về luật thì rõ ràng chúng ta không thể đánh giá cảm tính. Dọc đường Mã Pì Lèng, với địa hình đồi dốc quanh co như thế ở thế giới đều làm những trạm dừng chân đồng thời có cả những đoạn đường cứu nạn. Tôi cho rằng, việc xây dựng những trạm dừng chân là rất cần thiết. Công trình trên cũng xuất phát từ việc kêu gọi đầu tư làm trạm ngắm cảnh dừng chân. Cung đường Mã Pì Lèng có ý nghĩa về giao thông nối với các huyện vùng xa của miền biên giới vì vậy đây là việc quan trọng cần phải nhìn nhận” – ông Tùng nêu ý kiến.

    Cũng theo vị Chánh văn phòng Hội KTS Việt Nam, việc xây dựng trạm dừng trên cung đường này là cần thiết nhưng nếu có bàn tay của kiến trúc sư với trách nhiệm cộng đồng thì chính đó lại giúp cho danh thắng Mã Pì Lèng đến gần hơn với mọi người.

    “Theo tôi vấn đề này cần có cái nhìn rất bình tĩnh, đánh giá đúng mức. Không nên đẩy những vấn đề cho một chủ đầu tư mà các cơ quan chức năng Hà Giang, giới kiến trúc sư cần vào cuộc. Có nhiều phương án kiến trúc tạo điểm nhìn hài hoà với cảnh quan du lịch. Có thể cải tạo lại mặt đứng công trình cho thân thiện với môi trường đặc biệt phải đảm bảo an toàn công trình và an toàn cho người sử dụng. Việc xử lý phải đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Chỗ nào sai phải dứt khoát sửa đồng thời cũng phải dũng cảm nhận trách nhiệm” – ông Tùng nói.

    Đã đến lúc làm quy hoạch cả cung đường Hạnh Phúc

    “Đèo Mã Pì Lèng nằm trên con đường Hạnh Phúc dài 200km từ TP Hà Giang đi Mèo Vạc. Đèo Mã Pì Lèng chỉ hơn 20km nhưng ngoài khu vực di sản thì có quy hoạch những khu vực còn lại không? Đã có một quy hoạch tổng thể nào cho cả con đường Hạnh Phúc chưa? Với địa hình đồi dốc quanh co như vậy ở nhiều quốc gia họ làm những trạm dừng chân để có sự cố khách có thể nghỉ lại và đồng thời còn có những đoạn đường cứu nạn. Qua sự việc từ nhà nghỉ, nhà hàng Panorama cũng cần đặt ra vấn đề này. Và đã đến lúc cần làm quy hoạch không chỉ cho đèo Mã Pì Lèng mà làm quy hoạch với cả tuyến đường Hạnh Phúc để con đường không chỉ nối các vùng miền biên viễn mà còn giúp cho danh thắng Mã Pì Lèng đến gần hơn với mọi người. Đấy là phát triển bền vững” – KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam.
    https://vietnamnet.vn/vn/bat-dong-san/du-an/ma-pi-leng-nhin-tu-goc-do-nghe-thuat-kien-truc-575369.html

    Trả lờiXóa
  16. Tôi vẫn thường đọc Google.tienlang nhưng ít tham gia tranh luận.
    Ngày 26/11/2014 tôi có cái còm ngắn trên kia.
    -----
    "Phùng Văn Nghĩa 00:00 Ngày 26 tháng 11 năm 2014
    Các chủ đề ở Google.tienlang rất rộng. Trong nước, ngoài nước có đủ.
    Google.tienlang là tập hợp của các bạn cựu nữ sinh trường Luật nên những lập luận của các bạn hết sức chặt chẽ, có trích dẫn cả đường link của các văn bản pháp luật liên quan, trích dẫn cụ thể các điều khoản của văn bản...
    Rất khó cho ai muốn bác bỏ những lập luận của chủ nhà."
    ---
    Cho đến bây giờ, đã năm năm trôi qua, các bài viết của các bạn gái trẻ chủ trang đã tăng lên vài ngàn. Ở đây cho phép Tự do ngôn luận thực sự, bất kỳ ai cũng có quyền tự do bày tỏ ý kiến và ý kiến được hiển thị ngay lập tức. Chủ nhà chỉ xóa khi ý kiến vi phạm Nội quy đã công bố (Xúc phạm Bác Hồ, chửi tục...).

    Dù cho tự do tranh luận, thoải mái tranh cãi nhưng không ai có thể bẻ gãy được các luận điểm trong các bài viết của các bạn trẻ chủ trang- đúng như nhận xét của tôi năm năm trước!

    Google.tienlang trong nhiều năm gần đây được cư dân mạng thừa nhận là trang web SẠCH NHẤT trên mạng xã hội.
    Ông Nghị sĩ quốc hội khóa trước là Hoàng Hữu Phước từng có bài coi Google.tienlang là ngọn cờ đầu trong hệ thống QUYỀN LỰC THỨ SÁU quả là không ngoa!

    Hoan nghênh các bạn trẻ chủ trang!
    https://googletienlang2014.blogspot.com/p/cung-ban-oc-vi-sao-ten-goi-tien-lang.html

    Trả lờiXóa
  17. Có mặt tại công trình nhà hàng - nhà nghỉ Mã Pì Lèng Panorama (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) chiều nay 11-10, Tuổi Trẻ Online ghi nhận điều bất ngờ khi công trình đang dần chuyển sang màu xanh lá.

    Các bức tường của 5 trong tổng số 7 tầng nhà đã được phủ sơn xanh. Các công nhân đang tích cực làm việc. Trước đây, chỉ có một tầng trên cùng được sơn màu cam, các tầng còn lại được sơn màu ghi, với các ô cửa sổ rèm đỏ.

    Mã Pì Lèng Panorama vẫn rất đông khách ngày 11-10 và đang sơn xanh - Video: VŨ TUẤN

    Hai tầng trên cùng của tòa nhà đang mở cửa phục vụ khách du lịch, các tầng giật cấp ra phía sông Nho Quế đóng cửa. Mặc cho những ồn ào trên báo chí và mạng xã hội, nơi đây vẫn rất đông người tới ngắm cảnh và sử dụng các dịch vụ nhà hàng - nhà nghỉ.

    Một nhân viên phục vụ của nhà hàng cho biết 7 phòng nghỉ của cơ sở này đã được đặt kín tới tháng 11. Hiện nhà hàng từ chối nhận thêm khách đặt cơm nhưng nhiều khách vẫn đến, mượn chỗ tự nấu ăn, tự phục vụ.

    https://tuoitre.vn/mac-de-nghi-do-bo-ma-pi-leng-panorama-bat-ngo-phu-son-xanh-la-20191011165132991.htm

    Trả lờiXóa
  18. Tôi đã bị thuyết phục khi đọc bài phân tích có lý, có tình của chủ trang và đọc hết ý kiến của mọi người.

    Mong Thủ tướng sớm trẻ lời theo tham mưu, gợi ý của bạn Trang.
    ----
    Trang- Saigon14:10 10 tháng 10, 2019
    Kết luận.
    Điều 1- Cần kỷ luật cách chức mấy ông quan chức, mấy tờ báo phát ngôn không đúng pháp luật, xúc phạm chủ đầu tư là bà Vũ Thị Ánh!

    Điều 2- Cần Khen thưởng ông Nguyễn Cao Cường- Chủ tịch huyện Mèo Vạc, Khen thưởng bà Vũ Thị Ánh chủ đầu tư công trình Panorama Mã Pí Lèng về tinh thần vượt khó, dám làm để phát triển du lịch, phát triển huyện Mèo Vạc.

    Điều 3- Giao UBND huyện Mèo Vạc hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện những thủ tục hành chính cho công trình.

    Điều 4- Giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa- TT-DL tổ chức nghiên cứu Quy hoạch cảnh quan môi trường Di tích Mã Pí Lèng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói chung trong vụ này không thể vội vàng kết luận chủ đầu tư sai được

      Xóa
  19. Bạn gái Chủ nhà mới check in Panorama Mã Pí Lèng????
    https://1.bp.blogspot.com/-Q40noLcQtdc/XaDsM7JukoI/AAAAAAAAWPs/X1ao4B0yWwAigywHLeT_VbUQ2a5gjjlsQCLcBGAsYHQ/s640/b%25C3%25A0%2Bb%25C3%25A1n%2Bph%25E1%25BB%259F.jpg

    Trả lờiXóa
  20. Hầu hết các quan chức, các nhà báo phản đối, đòi dỡ bỏ Panorama Mã Pí Lèng đều là mấy ông quen ngồi phòng lạnh ở cào bàn phím, chả chịu đến thực địa tìm hiểu.
    Hoặc là đã biết rồi nhưng vì sợ trách nhiệm nên loanh quanh đổ lỗi cho bà Vũ Thị Ánh- một phụ nữ đơn thân, thân cô thế cô!

    Phản đối BÊ TÔNG HÓA?
    Các ông hãy đến đèo Mã Pí Lèng đi.
    Chỉ cách chừng hơn 2km từ Panorama đi về hướng Đồng Văn từ bao nhiêu năm nay cũng có một công trình bê tông thô kệch, xấu xí, thua xa Panorama. Đó là công trình có tên gọi "Trung tâm thông tin du lịch và dịch vụ thuộc Hợp tác xã du lịch Cao nguyên xanh”.

    Xem hình
    http://baovanhoa.vn/Portals/0/EasyDNNNews/thumbs/22831/37556A3.JPG

    Và còn biết bao căn hộ - những cái gai bê tông xấu xí khác ở ven đường khác.
    Sao không ai lên tiếng?

    Tôi ủng hộ các bạn trẻ chủ trang.
    Vấn đề là các ông ở Bộ, ở Tổng cục DL hãy khẩn trương tổ chức nghiên cứu Quy hoạch cảnh quan môi trường Di tích Mã Pí Lèng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính thức.

    Khi đã có quy hoạch chi tiết thì mới bắt bẻ được những công trình nào vi phạm hay không vi phạm chứ?

    Mời các ông tham khảo bài báo của chính báo Văn hóa.
    http://baovanhoa.vn/van-hoa/artmid/428/articleid/22831/cong-tac-quan-ly-bao-ve-danh-thang-quoc-gia160ma-pi-leng-ha-giang-lo-dien-khoang-trong-trach-nhiem

    Trả lờiXóa
  21. Xin báo cáo với các bác,em xin có mấy ý kiến nhỏ như sau:
    1/Đất nông nghiệp chưa chuyển đổi thì rứt khoát không được xây dựng công trình quy mô như thế này,nhất là sau này TỤ TẬP RÂT ĐÔNG NGƯỜI nhé.
    2/Việc bà Ánh nói Tỉnh, Huyện ủng hộ và thúc giục tôi tin nhưng nhưng có gì đấy không minh bạch vì ngoài việc ông chủ tịch Huyện nói mấy câu chung chung...và kéo đường điện tốn rất nhiều tiền của phục vụ kip cho thi công công trình thì chưa nhìn thấy một văn bản,nghị quyết..nào của Huyện,Tỉnh ủng hộ công trình,chưa thấy Sếp nào đứng ra nhận.giờ phút nươc sôi lửa bỏng như thế này mà vẫn im ỉm chắc là có vấn đề.Nói được ủng hộ thúc giục mà từ lúc thi công đến nay đã 2 năm,công trình đã đưa vào sử dụng mà chả có 1 giấy tờ nào ngoài mấy câu nói của mấy Xếp giấu mặt theo lời bà Ánh.thế thì không biết bao giờ mới có.(Công trình đường điện quy mô như thế nào,phục vụ những đâu,thủ tục đầu tư và nguồn kinh phí cũng là vấn đề cần phải xem xét)
    3/Bỏ qua viêc thủ tục chuyển đổi từ ĐẤT NÔNG NGHIỆP sang đât xây nhà được cùng các loại giấy phép khác.riêng 1 công đoạn KHẢO SÁT,THIẾT KẾ,THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ,THI CÔNG,GIÁM SÁT THI CÔNG phải do các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân để làm.sau đấy mới tập hợp hồ sơ hoàn công gửi Sở xây dựng kiểm tra,khi nào nhận được giấy chứng nhận ĐẢM BẢO thì mới được cho khách vào nhé.LIỀU QUÁ.Công trinh quá đặc thù,chả giống ai,đứng chênh vênh bám vào bờ trươt dốc của vưc sâu,lượng người có thể đông bất thướng..nói dại chứ vài nốt hàn kém,vài ống thép bị rỉ phía trong không biết,vài điểm neo của móng vào măt nghiêng kém...thi không biêt hậu quả như thế nào.đấy la lỗi chủ quan.còn khách quan thì ghê hơn,hàng triêu năm nay mỏm nhô ra đó bền vững theo tự nhiên,bây giờ ta tác động vào đục phá cơi nới,xây nhà,bãi đỗ xe,hàng tram tấn tải trọng động thay đổi liên tục.dòng chảy tự nhiên của nước mưa bị thay đổi gây sói lở..ai dám đảm bảo cả cái mỏm đó sẽ không nhào xuống sông Nho Quế.
    Vì vây khi chưa có giây CÔNG TRÌNH ĐẢM BẢO YÊU CẦU KỸ THUẬT,ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐƯA VÀO SỦ DỤNG.thì phải cấm ngay.không cho khai thác không lại giống quán karaoke Trần Thánh Tông Hà Nôi.hoặc cả cây cầu to đùng của TQ cũng bị kềnh ra.chứ đâu sau khi lên báo lại càng đông,còn cổ vũ nhau lên đó CỞI TRUỒNG mới ghê

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi không là kỹ sư xây dựng nhưng đủ biết rằng ở đây hoàn toàn là núi đá.
      Bê tông cốt sắt dựng trên núi đá thì hẳn là vững chãi hơn nhiều so với TRANH TRE NỨA LÁ, nhỉ!

      Xóa
  22. Chuyển theo ý của các bác là các bác muốn vùng cao thật hoang sơ. để mỗi khi kiếm ăn đủ rùi các bác lên nghỉ mát. hưởng thụ. còn đông bào vùng cao. cứ cây ngô. củ xắn. ko bao h phát triển thêm j được. nếu nó làm mất canh quan. vậy tại sao mỗi ngày vẫn thu hút hằng trăm lược khách gé thăm. tại sao ko đứng ở gốc cây. hòn đá mà chêk in. mà lại vào đó thăm quan chek in làm j. ko có những người dám làm. dám đầu tư thế này thì vùng cao bao h mới theo được miền suôi các bác.

    Trả lờiXóa
  23. Bạn gái Chủ nhà mới check in Panorama Mã Pí Lèng!
    Xinh quá!

    Người Hà Giang, người hmong bọn mình rất mến khách.
    Lần sau nếu có lên thì a lo cho tôi nhé, tôi xin làm hướng dẫn viên tình nguyện cho bạn! Q40noLcQtdc/XaDsM7JukoI/AAAAAAAAWPs/X1ao4B0yWwAigywHLeT_VbUQ2a5gjjlsQCLcBGAsYHQ/s640/b%25C3%25A0%2Bb%25C3%25A1n%2Bph%25E1%25BB%259F.jpg

    Trả lờiXóa
  24. LUÂN:Tôi không cổ súy hay đả phá gì cả vê quy hoạch bê tông hóa hay hoang sơ tranh tre nứa lá,công trình có phù hợp cảnh quan hay không mà chỉ thấy sự việc quá rõ ràng nhưng được phức tap hóa lên quá nhiều
    1/Hiện tại
    về thủ tục pháp lý công trình không có lý do gì để tồn tại
    2/Công trình có quy mô không nhỏ nằm trên sườn dốc trên 40 độ,điểm cuối công trình còn dốc rựng đứng,với 7 sàn thép hoàn thành diên tich gần 300m2 có thể tập trung vài tram người nên tiềm ẩn nhiều rủi do nên phải có đơn vị chuyên môn thẩm định rõ ràng mới được đưa vào hoạt động và quy định rõ là mỗi sàn chỉ chịu được bao nhiêu người đồng thời vì là kêt cấu thép tùy vùng miên và đặc thù chịu lục mà có quy định bao lâu lại phải kiểm định lại nhé.cái bác truỏng ban quản lý DA cho dù có bằng kỹ sư xd chính thống mà không có chứng chỉ giám sát thì cũng không có giá trị nhé.đấy mới chỉ có 7 sàn kêt cấu thép dễ dàng kiểm tra bằng trực quan.Còn nền móng và khung cột ct được neo vào ta luy đá dốc đến 40 độ rất phức tạp không nắm rõ đặc điểm địa chât cũng như sự tồn tại của mỏm đá trong quá trình khai phá con đường Hạnh Phúc nên không dám nói.cũng rât may đến giờ phút này ct chưa phát hiện vụ mất an toàn lao động nào nếu không thì mọi người lai có cái nhìn nhận khác.
    3/Nhà hàng thông báo đã kín phòng đến thang 11 như vậy là đã hoạt đồng kinh doanh bình thường đồng thời vẫn đang thi công 2 sàn ngắm cảnh,vậy xẩy ra cháy nổ chết người ai ở địa phương chịu trách nhiệm.Tôi dám chắc rằng công trình chưa có hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng như phương án chữa cháy,nổ,cứu hộ thoát nạn được phòng cảnh sát pccc phê duyệt.như vậy là VI PHẠM TRẮNG TRỢN ĐẤY.Hay là làm ngơ là sự ủng hộ của địa phương.ngoài mấy câu chia sẻ của ông chủ tịch huyện và của bà Ánh nói là xếp tỉnh ủng hộ(xếp tỉnh đây có thể là chuyên viên,phòng,ban,thư ký....biết là ai có trách nhiêm)không có 1 tí tài liệu công văn nghị quyêt,tờ trình,xin chủ trương...nào.thời gian 2 năm có ít đâu.đừng ngụy biên do gấp gáp tiến độ....Tôi cũng chưa nhìn thấy quyết định nào buộc bà Ánh phải xây trạm dừng chân không thì thu hồi đất trong vòng 10 ngày.có là LUẬT MÈO VẠC

    Trả lờiXóa
  25. các anh các chị cứ ủng hộ kiểu phá rào, ngồi xổm lên pháp luật thì đúng là chịu, còn đâu là luật pháp nữa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bạn nói đúng, tất cả phải theo quy định của pháp luật

      Xóa
  26. Điều gì phải đến cũng đến thôi.từ sáng nay công trình đã dừng hoạt động.sau này có được tồn tại thì còn lâu công trình mới đủ điều kiên kinh doanh.chỉ riêng việc sử lý nươc thải của vài chục người lưu trú và vài trăm lượt khách vãng lai hàng ngày là cả 1 việc cưc khó nếu không đồng bộ làm ngay từ đâu.bây giờ chỉ có cách là xả thẳng xuống sông Nho Quế thôi

    Trả lờiXóa
  27. Chuyện ồn ào hơn chục ngày.nhiều đoàn kiểm tra .tranh cãi bao la mênh mông đủ kiểu.lại còn cởi truồng để thể hiện ủng hộ...nhưng đến sáng nay mới giật mình biết kịp thời DỪNG HOẠT ĐỘNG ngay và luôn.thật là lạ

    Trả lờiXóa
  28. ĐÚNG RA VIỆC NÀY PHẢI ĐƯỢC THỰC THI TỪ HÔM ĐOÀN CỦA TỈNH HÀ GIANG XUỐNG KIỂM TRA NHÉ.10 ngày rồi chứ ít gì.cũng may không xẩy ra sự cố nào.hình như Hà Giang cái gì cũng chậm,làm rối tung lên.viêc điều tra và xét sư gian lận trong kỳ thi 2018 hiện tại cũng gây nhiều bức xúc

    Trả lờiXóa
  29. "TẠM DỪNG HOẠT ĐỘNG" thôi, ông Thanh Pham!
    https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/yfsgs/2019_10_14/728dd573f9701f2e4661.jpg
    Ông Trần Thạch Hằng - chánh văn phòng UBND huyện Mèo Vạc nhấn mạnh.
    "Chủ nhà hàng - nhà nghỉ này tạm dừng hoạt động kinh doanh trong khi chờ các chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Giang."
    Ông Hằng nhấn mạnh đây là yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh chứ không phải là đình chỉ hoạt động.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    2. Cay cú làm gì, ông Thanh pham?

      Rõ ràng trong vụ này mấy ông quan chức ở Bộ và sở VHTTDL HIẾP ĐÁP PHỤ NỮ rồi.
      Cả 2 ông không hiểu luật, phát ngồn bậy, đòi đập công trình như chủ nhà Google.tienlang đã chỉ ra.

      UBND tỉnh Hà Giang đã báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng.
      Thủ tướng phải trả lời.
      Thủ tướng chắc chắn không thể hồ đồ đòi đập đập như mấy ông kia đòi.
      - Muốn đập thì trước tiên phải chỉ ra chị chủ Panorama MPL sai cái gì và vi phạm điều nào của luật chứ?
      - Nếu không chỉ ra được điều này thì nếu muốn đập là phải bồi thường chứ?

      Chứ kêu gọi người ta đầu tư, nay thích đập là đập là sao?
      Sống và làm việc theo pháp luật mà?

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
  30. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  31. Nguyễn Thị Huyềnlúc 09:24 6 tháng 1, 2022

    'Xóa tội' cho Panorama Mã Pì Lèng
    Nhiều người cho rằng Panorama Mã Pì Lèng chỉnh trang sau vi phạm lại bề thế và làm xấu cảnh quan hơn công trình cũ.

    Mọi tranh cãi trong hơn một năm qua về Panorama - ngôi nhà trên đèo Mã Pì Lèng (Hà Giang) bắt nguồn từ việc nhiều người cho rằng nó ảnh hưởng xấu đến cảnh quan xung quanh. Và dù nằm ngoài lỗi danh thắng quốc gia nhưng nó lại là một "công trình bốn không":

    Công trình không có giấy chứng nhận đầu tư. Dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bà Vũ Ngọc Ánh (chủ đầu tư) chưa được cấp giấy chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư, xây dựng. Công trình cũng chưa có giấy phép xây dựng. Dù không phép và gây tranh cãi nhưng công trình này được hợp thức hóa và cho phép sửa chữa để phù hợp hơn với cảnh quan.

    Sau khi nhiều ảnh chụp Panorama Mã Pì Lèng đã qua sửa chữa lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người băn khoăn về quy mô công trình chỉnh sửa bề thế hơn công trình cũ, xem nó là "cục mụn" của thiên nhiên. Và lại tiếp tục gây tranh cãi.

    Panorama trước và sau chỉnh sửa. Ảnh: Facebook.
    Panorama trước và sau chỉnh sửa. Ảnh: Facebook.

    Bạn tôi đã từng đi du lịch phượt qua cung đường này, và cũng như một số người khác rất ủng hộ sự hiện diện của ngôi nhà Panorama tại đây. Lý lẽ của họ là giữa một cung đường đèo dài heo hút gió, việc có một trạm dừng chân giữa đường là việc rất cần thiết. Nhỡ xe cộ có hết xăng, hư hỏng thì có chỗ trú chân chờ cứu hộ. Rồi việc có một chỗ ngồi nghỉ chân, có view ngắm nhìn sự hùng vĩ của núi non và sông Nho Quế cũng là điều du khách rất cần.

    Còn tôi, tuy không hâm mộ Khổng Tử, một triết gia Trung Quốc cổ đại lắm, nhưng tôi rất tôn trọng và đề cao thuyết chính danh của ông. Thuyết đó có thể tóm gọn và triển khai rằng con người và sự việc phải ở đúng vị trí vốn có của nó trong xã hội bởi "Danh có chính thì ngôn mới thuận". Danh đã không chính thì mọi lời bàn tán và bào chữa đều là vô nghĩa.

    Vì thế, ngay từ lúc cuộc tranh cãi bắt đầu rầm rộ, tôi đã cho rằng không thể hợp thức hóa và xí xóa ngôi nhà Panorama này bằng "sự thiết yếu và cần thiết của một nhóm khách du lịch" được. Việc cho phép một công trình "bốn không" tiếp tục tồn tại là một tiền lệ xấu, và có hệ nói là thách thức pháp luật. Luật chưa cho phép, thì không được làm. Công trình xây không phép thì phải tháo dỡ. Nếu ai cũng học theo chủ đầu tư Panorama thì cứ việc ào lên những thắng cảnh, xây xây dựng dựng kiểu tiền trảm hậu tấu, bị phát hiện thì sẽ được xí xóa hay chăng?

    Cũng chính vì không phép, không danh chính ngôn thuận nên những lời giải thích của cơ quan chức năng và chủ đầu tư đều khó làm người khác chấp nhận. Con đường từ Đồng Văn đến Mèo Vạc tuy vắng vẻ, heo hút nhưng nó không phải là con đường bỏ hoang trong rừng rậm. Vì thế, khi chủ đầu tư đang xây dựng, cơ quan chức năng đã có động thái gì để kiểm tra, ngăn chặn?

    Chúng ta cũng nói nhiều về đầu tư và phát triển du lịch. Nhưng đi từ câu chữ trên giấy đến tư duy và hành động xem ra khá xa. Ai cũng biết cung đường này cần một chỗ nghỉ chân, vậy ngành du lịch xem ra đã chưa nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu của du khách.

    Cũng chính vì không danh chính ngôn thuận, nên dù được hợp thức hóa, và sửa chữa bằng cách chuyển màu tòa nhà sang sắc xám của đá, kiến trúc có vẻ được làm "mềm" hơn với cảnh vật xung quanh so với trước. Nhưng dư luận sẽ cho rằng nó được cơi nới, bề thế hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Thị Huyềnlúc 09:25 6 tháng 1, 2022

      https://vnexpress.net/xoa-toi-cho-panorama-ma-pi-leng-4211367.html

      Xóa