Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

TOÀN VĂN NGHỊ QUYẾT VỀ MUA VÀ SỬ DỤNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19

Bạn gái - Hotgirl Nguyễn Thụy Song Phương đã tiêm chủng rùi nha!
Lời dẫn: Sau khi đăng bài Tin cực vui và nóng sốt: VIỆT NAM BẮT ĐẦU TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM CHỦNG LỚN NHẤT TRONG LỊCH SỬ!, qua điện thoại và qua hộp thư điện tử, Google.tienlang nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc băn khoăn v/v những ai được ưu tiên tiêm chủng trước. Liên quan đến vấn đề này, Chính phủ đã có cả 1 Nghị quyết quy định rõ ràng. Google.tienlang xin đăng Toàn văn NGHỊ QUYẾT  VỀ MUA VÀ SỬ DỤNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19.

******

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/NQ-CP

Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ MUA VÀ SỬ DỤNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 50-CV/VPTW ngày 19 tháng 02 năm 2021 của Văn phòng Trung ương Đảng;

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2021 cho người từ 18 tuổi trở lên:

1. Số lượng: Khoảng 150 triệu liều. Bộ trưởng Bộ Y tế căn cứ yêu cầu phòng chống dịch, quyết định số lượng vắc xin cụ thể cần mua, nhập khẩu theo từng giai đoạn. 

2. Cơ chế mua vắc xin: Thực hiện mua sắm trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu năm 2013. 

Điều 2. Đối tượng, địa bàn ưu tiên tiêm và miễn phí: 

1. Đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí: 

a) Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm: 

- Người làm việc trong các cơ sở y tế; 

- Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...); 

- Quân đội; Công an. 

b) Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh; 

c) Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...; 

d) Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người; 

e) Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi; 

g) Người sinh sống tại các vùng có dịch; 

đ) Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội; 

h) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài. 

i) Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch. 

2. Địa bàn: Ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng tại khoản 1 ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có dịch; trong tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng ở vùng đang có dịch. 

3. Căn cứ khả năng cung ứng vắc xin, ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh, đối tượng ở vùng có dịch. 

Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện 

1. Ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách nhà nước: 

a) Ngân sách địa phương đảm bảo cho người dân trên địa bàn và các đối tượng do địa phương quản lý. 

b) Ngân sách trung ương đảm bảo cho các đối tượng do các cơ quan trung ương quản lý và hỗ trợ ngân sách địa phương theo quy định sau: 

- Các tỉnh miền núi, Tây Nguyên: Ngân sách trung ương hỗ trợ 70% mức ngân sách nhà nước thực chi theo quy định; 

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại: 

+ Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên: Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện; 

+ Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%: Ngân sách trung ương hỗ trợ 30% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; 

+ Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại: Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; 

Các địa phương sử dụng tối đa 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương, tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trường hợp địa phương chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở mức độ lớn, nếu phần ngân sách địa phương đảm bảo vượt quá nguồn lực của địa phương, gồm: 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% Quỹ dự trữ tài chính địa phương, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá nguồn lực của địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện. 

2. Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. 

3. Nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vắc xin tự nguyện chi trả. 

Điều 4. Tổ chức thực hiện 

1. Bộ Y tế: 

a) Làm đầu mối tổ chức việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ vắc xin; chịu trách nhiệm về chất lượng, giá cả, tổ chức quản lý, phân phối, sử dụng bảo đảm công khai, minh bạch, không để xảy ra lãng phí, tiêu cực theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Công văn số 50-CV/VPTW ngày 19 tháng 02 năm 2021 và của Thường trực Chính phủ tại Công văn số 312/VPCP-KGVX ngày 08 tháng 02 năm 2021. 

b) Thành lập Tổ công tác do Lãnh đạo Bộ Y tế làm tổ trưởng, thành viên là Lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Ngoại giao, Công Thương để tổ chức việc mua, nhập khẩu vắc xin. 

c) Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai việc tiêm chủng, bảo đảm an toàn. 

d) Quy định cụ thể giá dịch vụ tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về hoạt động tiêm chủng. 

đ) Tiếp nhận nguồn tài trợ, viện trợ trực tiếp và phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp nhận, sử dụng nguồn tài trợ qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho công tác tiêm chủng.

 e) Định kỳ báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện Nghị quyết này. 

2. Bộ Tài chính bố trí ngân sách trung ương theo quy định tại khoản 1 Điều 3 để mua, nhập khẩu, tiếp nhận vắc xin, vận chuyển, bảo quản, chi phí dịch vụ tiêm chủng theo đề nghị của Bộ Y tế, các Bộ, cơ quan trung ương. 

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kịp thời thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mua vắc xin trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu năm 2013 theo đề nghị của Bộ Y tế. 

4. Bộ Ngoại giao phối hợp tìm kiếm các đối tác, các thủ tục ngoại giao có liên quan. 

5. Bộ Giao thông vận tải phối hợp tổ chức vận chuyển vắc xin theo đề nghị của Bộ Y tế. 

6. Các Bộ Quốc phòng, Công an và các cơ quan liên quan phối hợp với Bộ Y tế để xây dựng kế hoạch, tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. 

7. Khuyến khích các đơn vị đủ điều kiện tổ chức tiêm chủng tự nguyện cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu và tự chi trả chi phí tiêm chủng. Các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được sử dụng kinh phí trong phạm vi dự toán chi thường xuyên đã được giao theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước hoặc nguồn kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc hạch toán vào chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp để tiêm chủng cho người lao động. 

8. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí ngân sách địa phương, tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. 

Điều 5. Điều khoản thi hành 

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. 

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG 

Nguyễn Xuân Phúc

26 nhận xét:

  1. Người Đất Cátlúc 17:36 21 tháng 6, 2021

    Ôí giời ơi! Sao không giới thiệu Quyết Định của Bộ Y Tế 2971/QĐ-BYT, ban hành ngày 17.6.2021. Cụ thể, kịp thời, chính xác đến từng chi tiết, kể cả căn cứ tinh thần NQ 21/NQ-CP. Dù sao thì hôm nay đã cách ngày ngày ấy những 04 tháng, ông Phúc đã là CT Nước, tình hình dịch bệnh lan tỏa rộng, sâu hơn, sản xuất, phân phối vắc xin thế giới biến động, nguồn kinh phí huy động từ nhân dân, các mạnh thường quân rất khủng...Những yếu tố ấy góp phần chỉ đạo đợt tiêm phòng lịch sử toàn quốc rất chỉnh chu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là cát tự nhận là stupit nhưng thích chê bbai dạy dỗ ng khác.
      Cậu không thấy trong Lời dẫn à?
      "Sau khi đăng bài Tin cực vui và nóng sốt: VIỆT NAM BẮT ĐẦU TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM CHỦNG LỚN NHẤT TRONG LỊCH SỬ!, qua điện thoại và qua hộp thư điện tử, Google.tienlang nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc băn khoăn v/v những ai được ưu tiên tiêm chủng trước."

      Google.tienlang muốn trả lời cho câu hỏi mà bạn đọc quan tâm nêu trên.

      Nghị quyết này ông Phúc ký khi còn là Thủ tướng, song vấn đề thứ tự ưu tiên ở Nghị quyết này không có gì thay đổi và nay các địa phương đang áp dụng.

      Xóa
    2. Đối tượng, địa bàn ưu tiên tiêm và miễn phí chỉ có trong Nghị quyết của Chính phủ chứ Bộ Y tế không có quyền đặt ra quy định này.

      Ngoài ra, Quyết Định của Bộ Y Tế 2971/QĐ-BYT là văn bản chỉ với 1 mục đích duy nhất, cụ thể: QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÂN BỔ VẮC XIN PHÒNG COVID-19 ĐỢT 5. Thế thì chỉ nhưng cơ quan nhận phân bổ mới thực sự quan tâm chứ đối tượng được tiêm quan tâm làm gì?

      Xóa
    3. Người Đất Cátlúc 19:29 21 tháng 6, 2021

      Ông không bao giờ muốn giao tiếp với những thằng người mang tính súc vật như chú mầy. Chú mầy xem 21/NQ giao việc vận chuyển cho Bộ GTVT, đối tượng ưu tiên chưa đề cập đến công nhân các khu công nghiệp; QĐ 2971/QĐ-BYT giao việc vận chuyển, bảo quản, tiếp cận vắc xin đến điểm tiêm phòng cho các Quân Khu và công nhân các khu công nghiệp là đố tượng ưu tiên. Gia súc thì thua đứa trì độn. Không lời quan tiếng lại với loài gia súc. Gãi dái khoái hơn nhiều. Đúng là bò đỏ chính hiệu.

      Xóa
    4. Cát thô quá.
      Đề nghị xóa đi!
      Nói chung, Cát nên im lặng thì hơn.

      Xóa
    5. Cát thì dễ trôi theo dòng,
      Đất cát là đất không trồng, bỏ hoang.
      Cát này tên tuổi lang mang
      Chốn nao tìm thấy Cát toang hết thời!

      Xóa
  2. Theo nghị quyết 21 của Chính phủ, có khoảng 20 triệu người được ưu tiên tiêm miễn phí vắc xin ngừa COVID-19. Như vậy, phải tiêm xong đối tượng này mới triển khai tiêm dịch vụ.
    Các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin lần lượt như nhân viên y tế, người tham gia phòng chống dịch, lực lượng quân đội, công an, người sinh sống tại vùng có dịch, người nghèo, đối tượng chính sách xã hội, người làm việc trong các ngành tiếp xúc nhiều người như giáo viên, nhân viên thu tiền điện, nước...
    Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh phức tạp tại các khu công nghiệp, chính quyền đã bổ sung thêm nhóm ưu tiên được chích vắc xin là công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Một tỉ lệ đáng kể công nhân tại vùng dịch Bắc Giang, Bắc Ninh và TP.HCM đã được tiêm ngừa thời gian qua theo chính sách này.
    Theo thống kê của ngành y tế, năm 2021 Việt Nam cần tiêm chủng vắc xin cho khoảng 70 triệu người từ 18 tuổi trở lên và đủ điều kiện tiêm ngừa COVID-19. Nếu tiêm đạt 70% số này (điều kiện đạt miễn dịch cộng đồng), thì số người được tiêm chủng là khoảng 70 triệu người.

    Đây là con số rất lớn nếu so sánh với số được tiêm chủng tính đến 18-6 là trên 2,2 triệu người (tiêm 1 mũi), 106.000 người đã tiêm đủ 2 mũi. So sánh với số lượng vắc xin đã nhận được (tính cả 500.000 liều nhận được ngày 20-6) khoảng trên 4,2 triệu liều, số người cần tiêm và nhu cầu vắc xin ngừa COVID-19 thời gian tới là rất lớn.

    Tại phiên họp thường trực Chính phủ diễn ra hôm 18-6, có ý kiến cho biết sau khi tiêm vắc xin cho nhóm ưu tiên xong mới xây dựng chính sách cho việc tiêm dịch vụ.

    Trả lờiXóa
  3. Nguyễn Đức Kiênlúc 20:57 21 tháng 6, 2021

    Trên kia, ông Cát đã hiểu sai vấn đề khi viết: "Chú mầy xem 21/NQ... đối tượng ưu tiên chưa đề cập đến công nhân các khu công nghiệp".
    Đối tượng ưu tiên tiêm miễn phí vắc xin ngừa COVID-19 theo Nghị quyết 21 của Chính phủ vẫn không có gì thay đổi.

    Nhưng, như bạn Trang- Saigon viết ở trên, "trước tình hình dịch bệnh phức tạp tại các khu công nghiệp, chính quyền (địa phương) đã bổ sung thêm nhóm ưu tiên được chích vắc xin là công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Một tỉ lệ đáng kể công nhân tại vùng dịch Bắc Giang, Bắc Ninh và TP.HCM đã được tiêm ngừa thời gian qua theo chính sách này."

    Tôi nói rõ hơn, theo Nghị quyết 21 của Chính phủ thì chỉ có 9 nhóm đối tượng, khoảng 20 triệu người được ưu tiên tiêm miễn phí (trong đó có những người như ông Cát, tức trên 65 tuổi trở lên).
    Số còn lại (dưới 18 tuổi không tiêm), từ 18 đến 65 sẽ tiêm Dịch vụ, tức phải trả tiền.

    Tuy nhiên, theo tôi được biết, một số địa phương, ví dụ Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Tp Hải Phòng, tỉnh Vĩnh Phúc... HĐND tỉnh- thành đã ra nghị quyết cấp ngân sách địa phương để mua và tiêm cho tất cả 100% công dân là người từ 18 đến 65 tuổi (không thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên theo NQ 21 của Chính phủ). Như vậy, ở những địa phương trên, 100% công dân đều được tiêm miễn phí, chỉ có khác là nhóm ưu tiên được tiêm trước; không ưu tiên thì tiêm sau.

    Trả lờiXóa
  4. Sáng 19-6- 2021, tại Tập đoàn FPT nằm trong Khu công nghệ cao (TP Thủ Đức), cơ quan chức năng bắt đầu tổ chức tiêm chủng cho 500 nhân viên. Đây là cột mốc mở đầu cho đợt tiêm 836.000 liều vắc xin mà TP.HCM vừa được phân bố.
    Theo Sở Y tế TP.HCM, đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất của thành phố với tốc độ triển khai thần tốc trong 7 ngày. Thành phố sẽ tổ chức các điểm tiêm trong cộng đồng với số lượng 650 điểm tiêm/ngày, bao gồm điểm tiêm tại trung tâm y tế, trạm y tế và các điểm tiêm lưu động.

    Để đảm bảo giãn cách trong quá trình tiêm chủng, mỗi điểm chỉ tiêm cho 200 người/ngày. Nếu thực hiện đúng tiến độ, trong một ngày có 200.000 người được tiêm chủng và hoàn thành trước 27-6-2021.

    Trả lờiXóa
  5. Tin mới nhận:
    Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ để tất cả người dân Việt Nam tiêm vắc xin Covid-19
    Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Oshima Tadamori khẳng định, Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ để đảm bảo tất cả người dân Việt Nam được tiêm vắc xin Covid-19, làm cơ sở để phục hồi và phát triển kinh tế bền vững.
    Chiều 21.6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Oshima Tadamori.
    Cùng tham dự cuộc hội đàm còn có đại diện các cơ quan của Quốc hội, lãnh đạo Bộ Ngoại giao hai nước.
    Tại hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tái khẳng định Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác chiến lược sâu rộng, quan trọng hàng đầu, lâu dài, với sự tin cậy cao trong chính sách ngoại giao của Việt Nam; ủng hộ Nhật Bản phát huy vai trò cường quốc toàn cầu, đóng góp tích cực cho hòa bình và phát triển của khu vực và thế giới.
    Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội trân trọng cảm ơn Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã chuyển 1 triệu liều vắc xin vào ngày 16.6 vừa qua, kịp thời hỗ trợ Việt Nam thực hiện chiến lược vắc xin ở những địa bàn trọng điểm.
    Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Oshima Tadamori cũng gửi lời cảm ơn Việt Nam đã gửi tặng khẩu trang y tế vào năm ngoái khi Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn và thiếu thốn về vật tư y tế trước dịch bệnh Covid-19, đồng thời thông báo dự kiến đến tháng 11 tới, tất cả người dân Nhật Bản sẽ được tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
    Ông Oshima Tadamori khẳng định Nhật Bản sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ chế, các tổ chức quốc tế như WHO, Liên Hiệp Quốc, các nước G7… để hỗ trợ vắc xin cho tất cả các nước trên thế giới.
    Đối với Việt Nam, Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ để đảm bảo tất cả người dân được tiêm vắc xin Covid-19, làm cơ sở để phục hồi và phát triển kinh tế bền vững. Ông cũng cảm ơn Việt Nam luôn giúp đỡ các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  6. Tối 21/6, ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TPHCM cho biết sau đợt tiêm chủng đầu tiên vào chiều 21/6, có tình trạng nhiều người đăng ký nhưng do lớn tuổi (trên 65 tuổi), không đảm bảo điều kiện tiêm nên buộc phải ra về.

    “Đợt tiêm chủng này sử dụng vắc xin của hãng dược AstraZeneca (Anh), chỉ tiêm được cho người từ 18 tuổi đến dưới 65 tuổi”, ông Từ Lương lưu ý.

    Trả lờiXóa
  7. Phó Chủ tịch UBND TPHCM khẳng định trong đợt này sẽ tiêm cho 100% công nhân làm việc ở các khu công nghiệp - khu chế xuất trên địa bàn thành phố, không để xảy ra tình trạng công này này được tiêm nhưng công nhân khác lại không được tiêm.

    Trả lờiXóa
  8. Hiện nay, Hệ thống trung tâm tiêm chủng Việt Nam (VNVC) có 56 trung tâm trên toàn quốc, trung bình mỗi ngày phục vụ 8.000-10.000 người dân, cuối tuần này lên tới 13.000-15.000 người mỗi ngày trên toàn quốc, năng lực triển khai tiêm cho 3-5 triệu người/tháng.

    VNVC đã sẵn sàng kế hoạch nâng công suất triển khai tiêm chủng gấp 2-3 lần trong trường hợp cần triển khai tiêm thần tốc trên diện rộng.

    Không có vắc xin nào đạt hiệu quả 100%. Nếu bạn tiêm đủ liều vắc xin ngừa COVID-19 theo quy định thì sẽ phòng được 60-95%, tùy từng loại vắc xin và khả năng đáp ứng của từng người. Tuy nhiên những người tiêm chủng vẫn có thể bị nhiễm nhưng mức độ nhiễm nhẹ hơn hoặc không triệu chứng. Trong trường hợp bạn tiêm đầy đủ sẽ ngừa được bệnh nặng, phải nhập viện và nguy cơ tử vong.

    Vì vắc xin COVID-19 không có tác dụng bảo vệ ngay. Vắc xin cần 2-3 tuần sau khi tiêm mũi 1 thì cơ thể mới tạo ra kháng thể. Cho đến 1 tháng sau mũi 2 thì vắc xin mới đạt hiệu quả tối ưu.

    Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, việc tiêm vắc xin COVID-19 là biện pháp chủ động rất quan trọng nhất. Tuy nhiên, người tiêm vắc xin COVID-19 phải cần ý thức về tầm quan trọng về việc hạn chế các hành vi nguy cơ, đồng thời thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định, trong đó có 5K.

    Vắc xin hiện nay đã được nhập về và sử dụng tại VN là vắc xin COVID-19 AstraZeneca. Theo thông báo của nhà sản xuất, vắc xin này có hiệu lực bảo vệ phòng lây nhiễm trên 70% sau khi tiêm liều 1 ít nhất 3 tuần, và sau tiêm liều 2 đạt trên 80%.

    Tuy nhiên với biến chủng Delta gần đây thì ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả phòng lây nhiễm của vắc xin. Nhưng hiệu quả phòng biến chứng và tử vong ở vắc xin vẫn ở mức độ cao.

    Trả lờiXóa
  9. Tính từ 18h ngày 21/6 đến 6h ngày 22/6 có 47 ca mắc mới (BN13484-13530):
    - 0 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
    - 47 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (36), Bắc Giang (9), Nghệ An (1), Gia Lai (1); trong đó 44 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
    Số ca mắc COVID-19 trên thế giới tính đến 6h ngày 22/6
    - Cả thế giới có 179.487.068 ca mắc, trong đó 164.106.557 khỏi bệnh; 3.886.902 ca tử vong và 11.493.609 ca đang điều trị (82.676 ca diễn biến nặng).
    - Trong 24 giờ qua, số ca mắc của thế giới tăng 237.350 ca, tử vong tăng 4.611 ca.
    - Châu Âu tăng 33.695 ca; Bắc Mỹ tăng 13.092 ca; Nam Mỹ tăng 55.509 ca; châu Á tăng 115.611 ca; châu Phi tăng 19.261 ca; châu Đại Dương tăng 182 ca.
    - Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 28.918 ca, trong đó: Indonesia tăng 14.536 ca, Philippines tăng 5.249 ca, Malaysia tăng 4.611 ca, Thái Lan tăng 3.175, Campuchia tăng 735 ca, Myanmar tăng 595, Singapore tăng 16 ca, Lào tăng 1 ca.
    Tính đến 6h ngày 22/6:
    - Việt Nam có tổng cộng 11.827 ca ghi nhận trong nước và 1.703 ca nhập cảnh.
    - Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 10.257 ca, trong đó có 2.679 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
    - Có 18 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hải Phòng, Tây Ninh, Bạc Liêu, Điện Biên, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Thái Bình, Vĩnh Phúc) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lực lượng chuyên trách chống Covid-19 của Nga ngày 23/6 cho biết nước này đã ghi nhận 548 ca tử vong trong 24 giờ qua - mức cao nhất được xác nhận trong một ngày kể từ tháng 2, với 88 ca ở Moscow và 93 ca ở St Petersburg - kỷ lục ở cả hai thành phố.

      Nga ngày 22/6 cũng ghi nhận thêm 17.594 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên hơn 5,3 triệu người. Tính đến nay, hơn 130.000 người đã tử vong vì Covid-19 tại Nga.

      Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin cho biết 90% ca nhiễm mới được phát hiện tại Moscow liên quan tới biến chủng Delta dễ lây lan hơn. Hệ thống y tế tại thủ đô của Nga hiện đã hoạt động "gần hết công suất".

      Thị trưởng Moscow cho biết thành phố này có 20.000 giường dành cho bệnh nhân Covid-19 và hơn một nửa trong số đó đã có người nằm.

      "Tình hình đang trở nên bùng nổ", Thị trưởng Sobyanin, người đóng vai trò hàng đầu trong chiến dịch ứng phó với đại dịch tại Nga, cho biết.

      Ông Sobyanin nói rằng hơn 50.000 ca nhiễm mới đã được ghi nhận tại thủ đô của Nga - nơi được xem là tâm chấn của đợt bùng phát dịch ở nước này trong 2 tuần qua.

      Giới chức Nga liên tục đưa ra cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Delta - biến chủng lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ. Đề cập tới sự gia tăng ca nhiễm ở tất cả khu vực của Nga, Phó Thủ tướng Tatiana Golikova kêu gọi các biện pháp hạn chế mạnh mẽ hơn và đẩy nhanh việc tiêm chủng.

      "Tuần trước, tỷ lệ tử vong vì Covid-19 đã tăng 21,3% so với những tháng trước", Phó Thủ tướng Golikova cho biết, trong bối cảnh Nga ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm mới và hàng trăm ca tử vong mỗi ngày.

      Các nhà chức trách Nga đã tăng cường các biện pháp nhằm khuyến khích những người dân còn hoài nghi về vắc xin Covid-19 đi tiêm chủng. Tuần trước, Thị trưởng Moscow đã yêu cầu tiêm chủng bắt buộc đối với 60% người lao động trong ngành dịch vụ trước ngày 15/8.

      Moscow cũng bắt đầu triển khai thẻ chống Covid-19 cho hoạt động ăn uống, bắt đầu từ ngày 28/6. Thẻ này chỉ cho phép những người đã được tiêm chủng, hoặc từng bị mắc Covid-19 trong 6 tháng qua nhưng đã khỏi bệnh, hoặc xuất trình xét nghiệm âm tính gần đây, vào các nhà hàng. Những người chưa tiêm chủng sẽ không được điều trị tại các bệnh viện nếu không phải trường hợp khẩn cấp.

      "Các biện pháp mà chúng tôi đã triển khai ở Moscow rất khắc nghiệt và không được ủng hộ, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, chúng tôi cần phải thực hiện các biện pháp như vậy", Thị trưởng Moscow cho biết thêm.

      Việc sử dụng thẻ có thể được áp dụng đối với hoạt động giao thông công cộng tại Moscow từ tháng 7. Phó Thủ tướng Tatiana Golikova kêu gọi các khu vực khác học theo Moscow khi cấm các sự kiện tập trung quá 500 người.

      Mặc dù Nga đã triển khai tiêm miễn phí cho người dân từ tháng 12 năm ngoái, nhưng cho đến nay mới chỉ có 20,6 triệu người trong tổng số khoảng 146 triệu dân đã tiêm ít nhất một liều vắc xin. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các nước phương Tây, mặc dù Nga đã tự sản xuất được vắc xin Covid-19.

      Xóa
  10. Đến cuối tháng 8-2021, khoảng 70% người dân Cuba sẽ được tiêm vắc xin, tức đạt chỉ số để có được miễn dịch cộng đồng.
    Bộ Y tế Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến vắc xin COVID-19 Abdala của Cuba. Vắc xin này đã trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Giai đoạn 1, thử nghiệm trên 123 người; giai đoạn 2 thử nghiệm trên 660 người và giai đoạn 3 trên 48.000 người trong độ tuổi 19-80 tuổi.
    Các kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 (giai đoạn cuối) cho thấy vắc xin Abdala có khả năng ngăn chặn các loại biến thể của virus SARS-CoV-2.

    Theo Reuters, phía Cuba bày tỏ sẵn sàng ký kết hợp tác với Việt Nam về cung ứng vắc xin Abdala, đồng thời hợp tác với Việt Nam để chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin này. Nếu Việt Nam có nhu cầu về vắc xin lớn hơn số vắc xin hiện Cuba đang sản xuất, Cuba sẽ mở thêm 2 xưởng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  11. Người ta đãi cát tìm vàng
    Vàng đâu không thấy, thấy chàng Quế Sơn.
    Mỗi khi anh ta khảy đờn
    Làng trên xóm dưới coi chừng hắn ca
    "Ta người hiểu biết, tài ba"
    Đầu trên xóm dưới, ba hoa ai bằng!
    Bao người mắng hắn "cái thằng"
    Dốt mà lên lớp khoe rằng "ta hay"
    Đồ rằng hắn chẳng là gì
    Thân bại danh liệt, còn gì mà khoe...

    Trả lờiXóa
  12. Heheh bọn GGTL này "đỏ" bao giờ mà bò đỏ hả thằng ngu Cát. "Đỏ" mà chưa bao giờ đả động gì đến bọn phản động về CNXH. Chỉ sau ĐHĐ năm 2016 mới bắt đầu hùa theo chiều gió, đú, hùa theo với chính nghĩa. Mượn danh chống lật sử và nấp sau Nga nghiếc cũng chỉ để tự bảo vệ bản thân. Nga ngố gì bọn này.

    Nếu là Nga, công dân Nga bên Nga thì tất cả là quan điểm cá nhân của tư nhân, việc gì phải giấu mặt? Tỏ ra vẻ trung thành với Nga chỉ để tự bảo vệ bản thân cáo mượn oai hùm.

    "Đỏ" mà người tốt chạy hết. Các DLV của các cơ quan liên ngành liên quan chỉ vào đây tuyên truyền cho xong nhiêm vụ rồi chạy ngay không ai gắn bò với Blog này. Ai cũng sợ hủi. Cho nên có thể thấy kết quả là từ đầu đến cuối từ vụ Đoàn Văn Vươn đến giờ Blog này bài viết thì chưa có gì phản động nhưng trong mục Comment thì là 1 ổ phản động, nuôi chó trong nhà như con chó Cát aka Quế sơn này đây, rồi thằng TTB, nhiều thằng khác.

    Còn lại thì không quá phản động nhưng cũng hay đả kích chính quyền, chê bai bất mãn, như lão gì đấy lâu quá quên tên rồi. Còn cụ Thép thì trung thành kiểu đám tuyên giáo Gorbachev theo môtíp ai đang cầm quyền thì nịnh người đó. Cụ Thép thì ai chẳng biết là nếu chính quyền mà thành như Gorbachev thì cụ cũng nịnh luôn chính quyền. Nên mới bảo vệ lão Thăng đến thế.

    Còn GGTL thì xin lỗi nhé, chỉ như kiểu Quan Làm Báo thôi, có các nhà báo bẩn, nhà báo "hai mặt" tuồn thông tin ra sớm cho QLB thế là nó tung lên blog tỏ ra nguy hiểm. GGTL cũng có thông tin theo kiểu quan làm fáo đó. Vô sỉ tới mức độ tự nhận là Ủy ban KTTW, Bộ chính trị. Loại khốn nạn và bỡn cợt chính trị (nhận xàm là BCT), bỡn cợt lịch sử ( gọi bất kỳ thằng nào chống Nga là "ngụy" để nịnh Nga, tỏ lòng trung thành với Nga ) này thì quí vị nghĩ chúng nó có chính kiến gì thật sự để mà gọi là "đỏ"? Đây là bọn "hai màu" giống như bọn nhà báo "hai mặt", nhà báo phản động núp bóng chế độ.

    Bọn này không trung thành với Nga hay VN gì cả mà cái mà nó trung thành là lợi ích cá nhân và phe nhóm. Nó cũng không hề có bất kỳ chính kiến vững vàng rõ ràng nào cả hay màu miết gì cả. Nó là bọn cơ hội trục lợi thế thôi. Cách điều hành phần bình luận và hiện tượng "thành viên quen thuộc ai gắn bó với Blog này" đã nói lên điều đó. "Muốn biết đối tượng là ai thì nhìn bạn bè gần gũi của đối tượng đó".

    Ngoài 1 hoặc cùng lắm là 2 người trong này thì chỉ có đám chó dại phản động vào đây xả rác như thằng Cát trên kia cho thấy chứ chẳng có bất kỳ 1 người đảng viên trung kiên, CCB nào gắn bó trong này dù chả cần đăng kí tk gì cả. Họ vào đây tuyên truyền cho lẽ phải vài cái là chạy hết. Nhiều người cả năm mới vào 1 lần.

    Thắc mắc về vx không còm dưới bài mà "gửi vào hộp mail", hehe. Thắc mác về vx không google hoặc gọi đt hỏi cơ quan chuyên môn, y tế và "hỏi GGTL", "sinh viên luật", "phóng viên Nga", ôi mẹ ơi. Nó vụng về, vô sỉ đến mức độ cùng cực.

    Ế quá phải tự còm cắt dắt đưa tin, chỉ 1 người thôi nhưng mỗi lần còm tin thì lại dùng 1 tên giả khác nhau. Bố của nhục.

    Bản chất của GGTL là gì thì đã lòi mặt chuột ra từ dạo đánh CCB Lê Văn Lực và sau đó liên tục tấn công nhiều người khác trong các nhóm chống lật sử. Nhiều người bị đưa lên bài viết để đấu tố. Nhiều người khác bị dùng nick giả còm nói xấu, bôi nhọ. Không liên quan gì tới vụ Trung đoàn 66, vụ ông Thệ hay fim ông Tùng.

    Đây đều là những người "đỏ", GGTL luôn đóng vai "đỏ" nhưng luôn đi tìm cắn những người "đồng chí chung chí hướng, chung chính kiến, chung quan điểm lập trường" này. Không hề có bất kỳ sự tôn trọng tối thiểu, sự nhường nhịn và tinh thần xây dựng nào đối với họ. Vậy thử hỏi đây là bọn "đỏ" nào mà thành "bò đỏ"? Bò "hai màu" thì đúng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trích lại câu trên kia: "Tới giờ Blog này bài viết thì chưa có gì phản động nhưng trong mục comment thì là một ổ phản động, nuôi chó trong nhà như con chó Cát aka Quế sơn này đây, rồi thằng TTB, nhiều thằng khác."

      Ông Nặc danh 22:17 22 tháng 6,2021 này nói chính xác, phải không các bạn?

      Xóa
    2. chính xác đây này SỰ THẬT13:18 23 tháng 6, 2021: Chân tướng GGTL ngày một lộ rõ, một hình thái chiến tranh thông tin trên mạng, định hướng xấu của thế lực thù địch, ban đầu mang các thông tin kích thích tò mò của cộng đồng, rồi sau chèn vào các bài viết, các nhận định của các phần tử chống đối, phản động, mang tư tưởng chống phá chế độ XHCN. Chúng ta có thể nhận diện thủ đoạn giống hệt như các thế lực giật dây tổ chức biểu tình chống Trung quốc đặt dàn khoan, Fomusa, đường lưỡi bò...với chiêu bài yêu nước, chống lật sử....chúng gây rối, tạo dư luận, lôi kéo, hòng làm thay đổi tiềm thức của nhân dân. Cần hết sức cảnh giác và tuyên truyền sâu rộng thủ đoạn kiểu này trong thời buổi hiện nay, diễn biến hòa bình được thể hiện theo nhiều biến thể khác nhau...

      Xóa
    3. Nặc danh14:31 23 tháng 6, 2021 đọc lại Nội quy Văn hóa của Google,tienlang đê!
      Nội quy đó đăng công khai, chả có gì bí mật đâu. Biết tiếng Việt là có thể đọc.
      NỘI QUY VĂN HÓA GOOGLE.TIENLANG
      TRích:
      "Các bạn trẻ tin rằng số người dân VN nói chung và số bạn đọc- còm sĩ trên G.TL đa phần là người nghiêm túc, yêu SỰ THẬT, yêu Tổ quốc, yêu cuộc sống thanh bình hiện nay. Và nếu là người "nghiêm túc, yêu SỰ THẬT, yêu Tổ quốc, yêu cuộc sống thanh bình hiện nay" thì chúng ta có đủ khả năng bằng lỹ lẽ bẻ gẫy mọi luận điểm của bè lũ phản động, rận chấy...
      Do vậy, chúng ta không cần sự can thiệp, hỗ trợ của Quản trị viên blog bằng cách xóa các ý kiến trái chiều. "
      https://googletienlang2014.blogspot.com/p/ve-noi-quy-googletienlang.html

      Xóa
  13. Lợi dụng bọn hai màu, hai mặt hóng hớt tuồn thông tin ra ngoài, có được những thông tin nhạy cảm trước sớm hơn người khác theo cách của QLB nhưng đã gáy thật to. Dám tự nhận mình là UBKTTW, BCT. Nhục!

    Trả lờiXóa
  14. Băn khoăn quá!

    Anh Nặc danh22:17 22 tháng 6, 2021 viết: "Heheh bọn GGTL này "đỏ" bao giờ mà bò đỏ hả thằng ngu Cát. "Đỏ" mà chưa bao giờ đả động gì đến bọn phản động về CNXH. Chỉ sau ĐHĐ năm 2016 mới bắt đầu hùa theo chiều gió, đú, hùa theo với chính nghĩa."

    Tui lại phải GÓP Ý CHO CÁC ANH CHỐNG PHÁ GOOGLE.TIENLANG
    Lần trước tôi đã có Góp ý tại đây:
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/06/kiev-quyet-inh-thay-washington-tro.html?showComment=1624243992727#c8777839123606242820

    "1.Nếu các bạn muốn chứng minh, ông Phạm Xuân Thệ KHÔNG PHẢI LÀ LÝ THÔNG, thì xin hãy tiếp tục đưa ra các chứng lý và đưa đúng chủ đề KẾT LUẬN CỦA GOOGLE.TIENLANG
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/ket-luan-cua-googletienlang-ve-vu-ly.html

    2. NẾU CÁC BẠN MUỐN CHỨNG MINH CHÍNH QUYỀN KIEV KHÔNG PHẢI LÀ NGỤY , thì xin hãy đưa ra các chứng lý bác bỏ bài trên báo Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam
    là bài này: Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021
    Từ 25/2/2014 TTXVN khẳng định: MỸ ĐẺ RA CHÍNH QUYỀN TAY SAI VỚI TƯ TƯỞNG PHÁT XÍT Ở KIEV
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/04/tu-2522014-ttxvn-khang-inh-my-e-ra.html"

    Giờ lại thấy các anh viết có vẻ theo dõi GGTL sát lắm.
    Nhưng tôi băn khoăn khi anh nói GGTL "đú" theo ai đó, khiến tôi phải nhớ lại giọng điệu của nhóm Trịnh Hoài Nam, Công Tâm Võ, Phan Văn Thiết, Dương Vương Kinh ở bài Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019
    CHÂN LÝ BÁC HỒ- "Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu CNXH"

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/05/chan-ly-bac-ho-yeu-to-quoc-yeu-nhan-dan.html
    Nhóm kia tấn công GGTL và cho rằng GGTL "bám" theo nhóm Tướng về hưu hết thời như bác Thượng tướng Võ Tiến Trung, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn.... Bạn Hoàng Ngân Thương đã phản hồi: "Và Thương đã phản ứng, rằng bác nói vậy là bác đang hiểu rất sai về HNT. HNT không phải "bám" vào bất cứ ai mà chỉ "bám" vào Chân lý Bác Hồ.
    Ngay sau đó, Hoàng Ngân Thương đăng stt "CHÂN LÝ BÁC HỒ-"Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu CNXH". "

    Bạn Hoàng Ngân Thương nói đúng vì ngay cả khi chưa có Hoàng Ngân Thương trong nhóm thành viên BBT GGTL thì Google.tienlang đã có cả loạt bài về cái NGO của anh bạn Lê Quang Bình công khai trên VietNamNet đòi xóa sổ ĐCS để "thoát thế kẹt trên biển Đông".
    Chính Google.tienlang là nơi có loạt bài này từ năm 2024:

    1. Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014
    KHẨN: QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT TÂN ĐÃ CÔNG KHAI TRÊN VIETNAMNET!

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/05/khan-quan-iem-cua-viet-tan-cong-khai.html

    2 - LUẬN ĐIỆU CỦA BÁO VIETNAMNET: NHƯỢC TIỂU, NGU DỐT
    3- THOÁT TÀU, THOÁT BÈ, THOÁT XUỒNG...!!!
    4- Gửi VietNamNet: ĐỐC BÌNH BỐC THUỐC
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/05/gui-vietnamnet-oc-binh-boc-thuoc.html

    Chính GGTL đã khởi xướng cuộc chiến chống lật sử từ năm 2014 qua các bài về ông GS lật sử Phan Huy Lê để bảo vệ người Anh hùng Lê Văn Tám; các bài về ông Tiến sĩ lật sử Trần Công Trục, về Lê Văn Cương, Nguyễn Thanh Sơn...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trên kia bạn viết "Bản chất của GGTL là gì thì đã lòi mặt chuột ra từ dạo đánh CCB Lê Văn Lực và sau đó liên tục tấn công nhiều người khác trong các nhóm chống lật sử "
      Thế bạn bênh Lê Văn Lực?
      Theo bạn thì Lê Văn Lực không phải là kẻ xuyên tạc bịa đặt để chống phá chế độ này?
      Thế thì xin bạn cứ thoải mái vào những bài về Lực để nêu dẫn chứng, chứng minh.
      Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015
      KẾT LUẬN VỀ TRẬN TỬ THỦ Ở ĐỒN BIÊN PHÒNG HOA LƯ- BÌNH PHƯỚC NGÀY 27 VÀ 28/2/1978

      https://googletienlang2014.blogspot.com/search?q=k%E1%BA%BFt+lu%E1%BA%ADn+t%E1%BB%AD+th%E1%BB%A7+%C4%91%E1%BB%93n+hoa+l%C6%B0

      Xóa
  15. - Liệu G TL do các cựu nữ sinh viên luật Hà Nôi chủ xướng hay không?
    Người bảo của TU Hà Nội, người khác lại bảo thân Nga. Tôi thì nghi ngờ những người này lấy tên phụ nữ, nhưng làm nam giới.
    - Chắc phía sau có người chống lưng, có "đỡ đầu" nên G TL mới có những nhận định trước khi sự việc xảy ra.
    - G TL là Blog cho nói thả ga nên lắm kẻ phản động lợi dụng chửi bới người tốt. Điều này đã làm cho nhiều người chán nãn, bỏ đi mà không trở lại nữa. Một số còn duy trì là "người nhà" của G TL nên nick của họ vẫn thấy hiện diện.
    - Vì sao có kẻ thay tên đổi họ quá nhiều như tên Người đất cát, Quế sơn, Đu đủ héo...để núp lùm che đậy bộ mặt thật, nhưng vẫn bị các còm sĩ phát hiện lôi ra. Bỡi hắn có một cách nói rất dễ phân biệt. Còn tên TTB cũng thay nick nhiều lần, dù khéo hơn nhưng cũng bị lôi ra cho mọi người biết.
    - Cái mà nhiều người không đồng tình là Ban biên tập G TL để cho những comment phun nọc độc lên đây mà không xóa đi. Chắc G TL cần nhiều còm để câu "vi-ép"?
    -G TL nên thay đổi nội quy không cho tồn tại các còm có nội dung xấu thì sẽ được nhiều người tốt hoan nghênh.

    Trả lờiXóa
  16. Trong tháng 7 và 8, Việt Nam dự kiến sẽ nhận thêm khoảng 13 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 từ nhiều nguồn.

    Đây là thông tin được Bộ Y tế báo cáo tại cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19 mới đây.

    13 triệu liều vắc xin nói trên từ nhiều nguồn, trong đó 8 triệu liều sẽ về Việt Nam trong tháng 7.

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, trong lúc khan hiếm vắc xin, người dân rất quan tâm các đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin.

    Phía Bộ Y tế dự kiến từ nay đến quý 3 sẽ tiêm hết cho nhóm đối tượng nguy cơ cao và lực lượng tham gia sản xuất.

    Trả lờiXóa