Không kể thời tiết nắng nóng hay mưa rét, cứ sáng
sáng đúng 6 giờ (nếu vào mùa hè) hoặc 6 giờ 30 phút (mùa Đông), lễ Thượng cờ
trước Lăng Bác được tiến hành trọng thể.
Đúng 6 giờ sáng, cùng với giai điệu bài hát 'Tiến
bước dưới quân kỳ' vang lên, cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ
tịch Hồ Chí Minh hùng dũng tiến bước ra Quảng trường Ba Đình để thực hiện nghi
lễ Thượng cờ hằng ngày trước Lăng Bác.
Lễ Thượng cờ ở quảng trường Ba Đình là một nghi lễ
cấp quốc gia của Việt Nam, ý tưởng thực hiện nghi lễ trên quảng trường do BTL bảo
vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất và được Chính phủ phê duyệt vào năm 2001,
đúng dịp kỷ niệm 111 năm ngày sinh Bác Hồ.
Lễ Thượng cờ và Hạ cờ do đội Tiêu binh danh dự thực
hiện hàng ngày ở Lăng Bác.
Theo đó, những cán bộ, chiến sỹ Đội Tiêu binh danh
dự có chiều cao từ 1m7 trở lên, quân dung đẹp và động tác điều lệnh đội ngũ chuẩn,
được tập trung luyện tập.
Đội hình thực hiện lễ Thượng cờ và Hạ cờ gồm 37 đồng
chí. Khối trưởng và vác Quân kỳ là sỹ quan. Còn lại, 3 đồng chí trong Tổ Quốc kỳ,
2 đồng chí bảo vệ Quân kỳ và 30 đồng chí thành 10 hàng ngang trong khối nghi lễ
đều do chiến sỹ đảm nhiệm.
3 chiến sĩ đội hồng kỳ tiến lên phía cột cờ chuẩn bị
các nghi thức Thượng cờ, cũng là lúc cửa của Lăng Bác bắt đầu mở. Sau khi có hiệu
lệnh, lá cờ được tung ra và bay lên theo tiếng Quốc ca. Lá cờ Tổ quốc được kéo
lên trên đỉnh của cột cờ cao 29 mét phía trước Lăng Bác.
Cùng lúc này nghi lễ chào cờ sẽ được bắt đầu. Sau lễ
Thượng cờ, đội tiêu binh diễu hành một vòng trước cửa Lăng Bác rồi trở về vị
trí cũ và kết thúc nghi lễ Thượng cờ.
Tương tự, nghi lễ Hạ cờ cũng sẽ được đội tiêu binh
thực hiện vào lúc 21 giờ tối hàng ngày, lễ Hạ cờ được thực hiện với nghi thức
tương tự như lễ Thượng cờ.
Người dân Thủ đô Hà Nội những ai có dịp đi qua quảng
trường Ba Đình, trước Lăng Bác vào sáng sớm hay buổi tối, đúng lúc nghi lễ Thượng
Cờ và Hạ cờ thực hiện cũng trang nghiêm thực hiện theo nghi lễ chào cờ và hát
Quốc ca với cảm xúc tự hào và thiêng liêng.
Ngay sau Lễ Thượng cờ, đoàn thành viên Google.tienlang cùng mọi người dân xếp hàng chầm chậm tiến vào viếng Bác.
Giờ mở cửa lăng Bác vào mùa hè (từ tháng 4 đến
tháng 10):
Thứ 3, thứ 4, thứ 5: Lăng Bác mở cửa lúc 7h30 phút
sáng đến 10h30 sáng. Không mở cửa vào buổi chiều, tối.
Thứ 7, Chủ Nhật: Lăng Bác mở cửa lúc 7h30 và đóng cửa
muộn hơn 30 phút. Không mở cửa vào buổi chiều, tối.
Giờ mở cửa lăng Bác vào mùa đông (từ tháng 11 đến
tháng 3):
Thứ 3, thứ 4, thứ 5: Lăng Bác mở cửa lúc 8 giờ sáng
đến 11 giờ trưa các ngày. Không mở cửa vào buổi chiều, tối.
Thứ 7, Chủ Nhật: Lăng Bác mở cửa lúc 8 giờ sáng đến
11h30 phút. Đóng cửa muộn hơn so với ngày thường 30 phút. Không mở cửa vào buổi
chiều, tối.
Lưu ý khi viếng thăm lăng:
Vào thứ 2, thứ 6 hằng tuần lăng Bác sẽ đóng cửa để
bảo trì nhưng nếu trùng vào các dịp lễ 19/5, 2/9 và Mồng 1 Tết Nguyên Đán thì
lăng vẫn mở cửa đón khách viếng thăm.
Viếng Bác xong, mọi người thường trở ra phía trước Lăng để chụp hình kỷ niệm. Google.tienlang xin bật mí: Các anh bộ đội ở BTL bảo vệ Lăng trông có vẻ nghiêm nghiêm nhưng họ đều là những người lịch sự, thân thiện, dễ gần. Chúng tôi đã đề nghị và được một anh đồng ý làm "phó nháy" giúp chúng tôi lưu lại khoảnh khắc trước Lăng Bác.
Tiếp theo, chúng tôi đến thăm Vườn cây Bác Hồ và căn Nhà sàn của Người.
Chúng tôi ghi lại tấm hình "Cây Kiên trì" mà Google.tienlang từng giới thiệu trong bài từ Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020- Cuối tuần: ÔN LẠI BÀI DẠY CỦA BÁC HỒ ĐỂ GIẢI “NỖIOAN HOA PHƯỢNG”:
Căn Nhà sàn của Bác Hồ:
Phòng làm việc giản dị của Bác:
Tôi vẫn nhớ tuyên ngôn của Google.tienlang CỨ THEO CHÂN BÁC, CHÚNG TA KHÔNG BAO GIỜ SỢ SAI ĐƯỜNG, LẠC LỐI!
Trả lờiXóaNăm mới 2022, chúc Google.tienlang chân cứng đá mềm!!!!
Theo tôi hiểu thì không phải ngẫu nhiên hôm nay các thành viên Google.tienlang chụp hình và nhắc đến Cây đa Kiên trì trong vườn Bác.
Trả lờiXóaHẳn là các bạn gái chủ trang muốn nhắc chúng ta phải Kiên trì trong cuộc chiến Chống Lật sử!
---
CÂY ĐA KIÊN TRÌ
Theo lối chính, trên con đường tới nhà sàn của Bác Hồ, khách thăm quan tới ngay góc ngã ba, cạnh một khóm tre tươi tốt có một cây đa lớn nằm bên tay trái, dáng vẻ rất lạ. Cây đa này, sườn bên phải có một rễ phụ rất dài và lớn (thật ra, gồm hai rễ phụ quấn chặt vào nhau), sườn bên trái có hai rễ phụ hơi xa nhau, ngắn hơn và nhỏ hơn rễ phụ sườn bên phải. Các rễ phụ từ các cành cao đâm thẳng xuống đất, trong đó một rễ có độ nghiêng khá lớn. Vì thế, dù theo nhánh đường nhỏ nào ở hai bên sườn cây đa để ra con đường ven ao cá hướng tới ngôi nhà sàn thì khách tham quan cũng đều đi dưới một rễ đa - tức là một rễ đa vắt chếch phía trên đầu. Rễ phụ, cành và thân đa tạo thành một cái khung tựa vòm cổng. Hai nhánh đường nhỏ, mỗi nhánh đi qua một vòm cổng tự nhiên do cây đa tạo thành. Chọn đúng khoảng cách và vị trí đứng thích hợp để ngắm, khách tham quan sẽ thấy cây đa có dáng vẻ rất đẹp. Nếu không có mấy rễ phụ to, cao, kéo nghiêng xuống thì cây đa sẽ không có được dáng vẻ đẹp rất lạ ấy.
Khi làm việc tại nhà sàn, Bác Hồ thường đi lại trên con đường có cây đa nói trên. Lúc đó cây đa chưa có rễ phụ to, cao, dáng đẹp như chúng ta thấy ngày nay và không phải ngẫu nhiên mà cây đa có được những rễ cây này.
Khoảng tháng 9-1965, anh em làm vườn thấy hai rễ đa nhỏ từ trên cành buông xuống lơ lửng cách mặt đường không xa. Vì lo hai rễ phụ này lớn dần thêm và dài xuống làm vướng lối đi lại của Bác, nên anh em phục vụ định cắt bỏ rễ đó đi. Biết được ý định đó, Bác không tán thành và gợi ý: Nên tìm cách kéo rễ đa xuống đất, nhưng sao cho rễ đa không vướng lối đi mà còn có thể tạo cho cây có một thế vững chắc và đẹp. Mặc dù anh em phục vụ đã hiểu được ý của Bác và không cắt bỏ hai cái rễ phụ nữa, nhưng vẫn chưa tìm được cách nào để thực hiện yêu cầu ấy.
Mấy ngày sau, Bác Hồ vẫn nhớ chuyện hai cái rễ đa và lại hỏi anh em phục vụ. Anh em thưa với Bác là chưa tìm được cách làm hợp lý và Bác đã bày cho mọi người cách làm như sau: Chẻ đôi một cây bương, đục rỗng những mấu bên trong, sau đó cho đất xốp vào lòng cây bương, ốp rễ đa vào giữa rồi dùng dây buộc chặt cây bương đó lại. Cây bương được chôn xuống đất và phải thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm cho rễ đa. Rễ đa nhờ có đủ độ ẩm sẽ phát triển nhanh. Khi rễ đa chạm đất, Bác nhắc anh em phục vụ vun đất cho rễ và tiếp tục chăm sóc. Làm theo cách Bác Hồ hướng dẫn, thời gian bén đất của rễ cây sẽ ngắn hơn, đồng thời hướng được rễ theo chiều ta muốn. Những rễ đa này sau khoảng ba năm (1965-1968) thì bén đất.
Khi hoàn thành công việc kéo rễ đa xuống đất, anh em phục vụ đến báo cáo kết quả với Bác, Bác vui vẻ nói: “Các chú thấy đấy, con người hoàn toàn có khả năng chinh phục và cải tạo được thiên nhiên, tuy công việc đó rất khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm cao”.
Sau này, cây đa lại có thêm hai rễ phụ nữa (hai rễ cách xa nhau chứ không xoắn chặt làm một) do các đồng chí phục vụ kéo thêm với phương pháp kể trên. Nhớ lời Bác nói khi hoàn thành công việc, anh em phục vụ đặt tên cho cây đa này là cây đa kiên trì, bởi làm cho rễ phụ của cây đa bén đất dù nhanh cũng phải cần thời gian tính bằng mấy năm, nhưng kiên trì thực hiện lời Bác dạy nhất định sẽ thành công.
https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/06/cuoi-tuan-on-lai-bai-day-cua-bac-ho-e.html
- Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019
Trả lờiXóaCHÂN LÝ BÁC HỒ- "Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu CNXH"
https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/05/chan-ly-bac-ho-yeu-to-quoc-yeu-nhan-dan.html
- Thứ Tư, 1 tháng 1, 2020
Mở đầu năm mới- ÔN LẠI NHỮNG TRANG VIẾT CỦA BÁC HỒ VỀ LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN
https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/01/mo-au-nam-moi-on-lai-nhung-trang-viet.html
- Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021
Nhân 19/5: ÔN LẠI CÁCH BÁC HỒ SỬ DỤNG CHỮ 'NGỤY' NHƯ THẾ NÀO?
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/nhan-195-on-lai-cach-bac-ho-su-dung-chu.html
- Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2021
NĂM MỚI, GOOGLE.TIENLANG ÔN LẠI BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ: "CHIẾN TRANH NHỒI SỌ"
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/01/nam-moi-googletienlang-on-lai-bai-viet.html
Năm mới, ôn lại bài viết của Bác là rất nên:
Trả lờiXóa===
Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2021
NĂM MỚI, GOOGLE.TIENLANG ÔN LẠI BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ: "CHIẾN TRANH NHỒI SỌ"
Lời dẫn: Từ năm 2003 đến nay, thực hiện nghị quyết các Đại hội toàn quốc của Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 04 chỉ thị về Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh. Điều đó thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng ta trong lãnh đạo, chỉ đạo việc học tập và làm theo gương Bác, mãi mãi đi theo con đường mà Người đã lựa chọn.
Tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, đồng chí Trần Quốc Vượng cho rằng, thời gian qua, công tác tuyên truyền về học tập và làm theo gương Bác có nhiều thành tích, kinh nghiệm, bài học quý, tạo được dấu ấn trong xã hội. Tới đây, phải duy trì thường xuyên, nâng cao chất lượng, tận dụng sự phát triển của khoa học-công nghệ, nhất là công nghệ thông tin để làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập và làm theo gương Bác; kịp thời giới thiệu, lan tỏa trong xã hội những tấm gương điển hình trong thực hiện Chỉ thị 05. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Cần phát huy tối đa vai trò của hệ thống báo chí, văn nghệ sĩ, báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp.
Trong thời đại ngày nay, không tính những “lý luận gia” ba que cờ vàng luôn xuyên tạc, bịa đặt nhằm hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh, đáng báo động đỏ là đã có những quan chức bự như ông chuyên gia (lật sử) Ts Nguyễn Mạnh Hà- thành viên Ban soạn thảo Bộ Quốc sử 30 tập, khi đòi bỏ chữ ngụy, ông ta cho rằng bây giờ là thời bình nên không còn khái niệm “Địch- Ta”! Ông ta cợt nhả những người dùng khái niệm “Địch- Ta”!
Xem video clip
Nguyễn Mạnh Hà đòi bỏ chữ ngụy
(Ghi chú của Google.tienlang- Đây là buổi Nguyễn Mạnh Hà gặp gỡ báo chí tại Tọa đàm về Bộ Quốc sử tại Câu Lạc bộ Café Số- Số 02, Nguyễn Công Hoan - Ba Đình - Hà Nội sáng Thứ Bẩy ngày 03/11/2018. Xem toàn bộ video clip tại link
https://www.youtube.com/watch?v=pERKOCgjc90&ab_channel=V%C5%A9Vi%E1%BA%BFtTu%C3%A2n)
Ông Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc thì nói trắng ra trên nghị trường Quốc hội: “Chúng ta không nên nhắc lại câu chuyện của Chủ tịch Hồ Chí minh hơn 70 năm, thời đại thay đổi rồi."
Google.tienlang cho rằng, những phát ngôn trên đây là bậy bạ, đi ngược lại tư tưởng Hồ Chí Minh. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, Google.tienlang khẳng định, cuộc chiến "Địch- Ta" trong Chiến tranh thông tin ngày nay đã phát triển lên 1 tầm cao mới và trở thành một mặt trận nóng bỏng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
XóaChính vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải ôn lại những bài viết của Bác Hồ nói về cuộc chiến tranh thông tin. Dưới đây là một bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1952 với tiêu đề CHIẾN TRANH NHỒI SỌ.
********
CHIẾN TRANH NHỒI SỌ
Mỹ chuẩn bị chiến tranh cả về mặt tinh thần. Chúng dùng báo chí, tranh ảnh, sách vở, ca hát, chớp bóng... đủ các thứ. Chỉ ở Pháp mà thôi, mỗi năm chúng tiêu 2.450 triệu quan vào việc tuyên truyền nhồi sọ. Chúng không ra mặt. Ở nước nào chúng mua chuộc người nước ấy làm thay cho chúng. Bộ trưởng tuyên truyền Mỹ nói: mỗi năm, các báo chí nước ngoài đăng tài liệu tuyên truyền của Mỹ cộng lại hơn 4 vạn trang báo (bằng 16 vạn trang báo Cứu quốc). Mỗi năm ở các nước in hơn 200 quyển sách khen Mỹ và chống cộng, mỗi quyển ra từ 3 nghìn đến 10 vạn bản. Ở các nước có hơn 400 cơ quan làm việc tuyên truyền cho Mỹ... Mỹ còn lập nhà thương, trường học, hội từ thiện, vân vân, ở các nước, để làm cơ quan tuyên truyền và ổ mật thám. Hiện nay, tại những vùng tạm bị chiếm ở nước ta, Mỹ đang ra sức xâm lược văn hóa để hủ hóa và gieo rắc bệnh phục Mỹ, thân Mỹ, sợ Mỹ vào nhân dân, nhất là vào thanh niên ở những vùng ấy. Đó là một điều mà cán bộ giáo dục và tuyên truyền ta phải đặc biệt chú ý và phải ra sức chống lại."
Đ.X. (một bút danh của Bác Hồ).
Báo Cứu quốc, số 2128, ngày 25-7-1952.
Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, in lần thứ ba.
Lê Hương Lan Giới thiệu
=======
https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/01/au-nam-2020-ve-tham-lang-bac.html?showComment=1641019988727#c4995732565810088162
Năm mới ôn lại những bài học Bác Hồ đã dạy, ta thấy:
Trả lờiXóaTrường Đại Học Fulbright Việt Nam chính là trường để Mỹ thực hiện CHIẾN TRANH NHỒI SỌ - điều Bác Hồ của chúng ta đã tiên đoán từ năm 1952!!!
Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016
SỰ THẬT VỀ ĐẠI HỌC FULBRIGHT
https://googletienlang2014.blogspot.com/2016/08/su-that-ve-ai-hoc-fulbright.html
Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2021
MỘT NGƯỜI MỸ CẢNH BÁO: “ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM- CON NGỰA THÀNH TROY CỦA MỸ Ở VIỆT NAM!”
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/07/mot-nguoi-my-canh-bao-ai-hoc-fulbright.html
Đầu Năm mới 2022 Về thăm Bác Hồ, thầm mong Bác tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta vững bước trên chặng đường phía trước...
Trả lờiXóa===
Theo lời khuyên của Google.tienlang, Tôi cùng gia đình cũng vừa về thăm Lăng Bác.
Thông cáo báo chí phiên Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khóa XV
Trả lờiXóaSáng mai, Thứ Ba, ngày 04/01/2022, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Quốc hội họp trực tuyến cả kỳ qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 62 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (riêng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội sẽ họp tại điểm cầu Nhà Quốc hội).
Thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan đã khẩn trương chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất.
Trước giờ khai mạc kỳ họp, vào 07 giờ 15, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đại biểu Quốc hội dự họp tại điểm cầu Nhà Quốc hội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vào 08 giờ 00 phút cùng ngày, Quốc hội tiến hành họp phiên trù bị. Tại phiên họp, các vị đại biểu Quốc hội nghe Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu; nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Sau đó, Quốc hội tiến hành thảo luận và biểu quyết thông qua Chương trình kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khóa XV qua phần mềm cài đặt trên iPad.
Vào 9 giờ 00 sáng cùng ngày, Quốc hội họp phiên Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khóa XV tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Phiên khai mạc được Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV1), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) và Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân cả nước theo dõi./.