Tố cáo CEO Công ty Điền Quân Clor Man là đúng!
Nhưng phần bà Nguyễn Phương Hằng thì cộng đồng, tức cả các quan chức, cả các nhà báo lẫn thành viên mạng xã hội ngày càng thấy chán ngán!
Từ ngày Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021 Google.tienlang đã có bài:
GOOGLE.TIENLANG NHẬN XÉT VỀ LÙM XÙM NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG - NGUYỄN ĐỨC HIỂN- HÀN NI
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/11/googletienlang-nhan-xet-ve-lum-xum.html
Trích:
III. CỘNG ĐỒNG MẠNG GÓP Ý VỚI BÀ NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG: NÓI ÍT THÔI!
Cái gì cũng nên có giới hạn của nó!
Ông bà ta đã dạy: "Nói dài, nói dai, nói dại!"
Đây là ý kiến chân thành của bạn đọc Kiều Minh tại bài GOOGLE.TIENLANG ỦNG HỘ QUAN ĐIỂM CỦA PGS.TS TRẦN HOÀNG HẢI Q.HIỆU TRƯỞNG ĐH LUẬT TP VỀ ÔNG ĐẶNG ANH QUÂN:
"Kiều Minh 20:49 7 tháng 11, 2021 Tôi cũng như bác Cựu Chiến binh và nhiều ng khác ủng hộ sự lên tiếng của bà Ng Phương Hằng làm trong sạch giới nghệ sĩ và báo chí. Nhưng giá như bà Hằng giảm thời lượng và số lượng các buổi livestream thì sẽ hiệu quả hơn nữa!
Có buổi livestream của bà Hằng suốt 9 giờ đồng hồ thì làm sao có ai đủ sức mà nghe? 9 giờ mà lại lặp đi lặp lại, chẳng có thông tin gì mới!
Số buổi livestream trong 1 ngày thì lại quá nhiều. Nhiều người khác cũng truyền lại buổi live của bà Hằng nên mỗi khi mở Kênh youtube là thấy live của bà Hằng!
Nghe thấy ớn! Quá mệt mỏi!
Nếu ai đó quen bà Hằng thì nên góp ý với b Hằng: Một ngày chỉ 1 lần live vào một giờ cố định, ví dụ 20 h; Mỗi lần live chỉ 15 phút thôi!
Nhìn chung, tôi thấy các buổi live của bà Hằng có sức mạnh, có hiệu quả.
Tất cả các phát hiện, đề xuất của b Hằng đều đúng và được các cơ quan chức năng, kể cả ở Trung ương đã và đang thực hiện."
Google.tienlang bổ sung lời góp ý với bà Nguyễn Phương Hằng: Chỉ livestream khi có thông tin mới chứ không cần thiết mỗi ngày một buổi; không cần thiết phải "mở rộng" thành phần tham dự buổi livestream và nếu có mời thì phải lựa chọn kỹ, chớ mời những người như Long Ngô bởi anh này nổi tiếng vô văn hóa, chửi nhau vô tội vạ trên mạng từ nhiều năm nay!
====
Rất tiếc, bà Hằng không nghe lời góp ý của Google.tienlang, bà vẫn cứ say máu xông lên. Vì cái tôi của bà quá lớn, dường như bà Hằng nghĩ bà là thần là thánh hạ phàm để cứu nhân độ thế!
Đối tượng mà bà tố cáo quá rộng, dàn trải trong khi lẽ ra phải tập trung vào một hay vài vụ lớn có tính đột phá.
Vì dàn trải nên ở vụ nào cũng hời hợt, không đủ tính thuyết phục.
Bà ấy say LiveStream trên MXH mà không biết rằng Mạng Xã hội chỉ mang tính bề nổi; còn quyết định phải là cơ quan chức năng.
Nếu bà tập trung vào một hay vài vụ lớn có tính đột phá thì phải giảm bớt các buổi LiveStream tố cáo lung tung; bà hãy tập trung đeo bám các cơ quan chức năng.
Và gần đây, Công an Tp Hồ Chí Minh trả lời đơn của bà Hằng KHÔNG KHỞI TỐ ĐỐI VỚI VÕ HOÀNG YÊN là cú sốc lớn với bà Hằng và những người ăn theo bà Hằng.
Công chúng ngày càng xa lánh bà Hằng...
===
Google.tienlang cho rằng nhận định trên của Cô Trần Thị Thuận là đúng.
Trở lại với việc Thanh tra Sở TT&TT TP.HCM thông báo về kết quả giải quyết đơn của bà Nguyễn Phương Hằng liên quan đến yêu cầu xử lý hành vi vi phạm của nhà báo Hàn Ni.
Cô Trần Thị Thuận nhận xét: "Vì dàn trải nên ở vụ nào cũng hời hợt, không đủ tính thuyết phục."
Chỉ một cá nhân là nhà báo Hàn Ni, thật tiếc là bà Hằng phải gửi đơn thưa kiện đi nhiều nơi và "Vì dàn trải nên ở vụ nào cũng hời hợt, không đủ tính thuyết phục."
Theo Thanh tra Sở TT-TT TP.HCM,
bà Hằng yêu cầu bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni) phải thu hồi, tiêu hủy, chấm
dứt việc sử dụng hình ảnh của bà Nguyễn Phương Hằng mà không có sự đồng ý của
bà; Bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật và rút tất cả bài viết, clip,
bình luận có liên quan đến bà Hằng, Công ty CP Đại Nam, Quỹ từ thiện Hằng Hữu.
1. Thanh tra Sở TT-TT TP.HCM cho
biết: việc bà Hàn Ni có sử dụng hình ảnh của bà Hằng để đăng trên các tài khoản
mạng xã hội mà không được sự đồng ý của bà Hằng, đây không phải là quan hệ hành
chính giữa cá nhân với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Sở TT-TT TP.HCM). Đây là
quan hệ dân sự theo Điều 32 bộ luật Dân sự giữa bà Ni và bà Hằng. Bà Hằng có thể
khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền.
2. Bà Hằng yêu cầu xem xét hành
vi của nhà báo Hàn Ni đã nhân danh nhà báo sử dụng mạng xã hội để xúc phạm bà Hằng,
Công ty CP Đại Nam, Quỹ từ thiện Hằng Hữu là không đúng quy định nghề nghiệp
người làm báo và pháp luật. Xem xét làm rõ động cơ mục đích của nhà báo Hàn Ni
lợi dụng cương vị làm việc tại Báo Sài Gòn Giải Phóng để trục lợi cá nhân. Về vấn
đề này, phía Thanh tra Sở TT-TT TP.HCM cho rằng bà Hằng đã có đơn khiếu nại đến Báo Sài
Gòn Giải Phóng (nơi bà Hàn Ni làm việc) để xem xét, giải quyết theo quy định.
3. Bà Hằng cũng yêu cầu xem xét
hành vi, lời nói phát biểu của nhà báo Hàn Ni kích động, cổ vũ khởi kiện tập thể
và kiến nghị thu hồi thẻ nhà báo của nhà báo Hàn Ni. Thanh tra Sở TT-TT TP.HCM
cũng trả lời, không thuộc thẩm quyền của Sở.
Trước đó, bà Nguyễn Phương Hằng
đã gửi đơn yêu cầu xử lý và bản giải trình về hành vi vi phạm của nhà báo Đặng
Thị Hàn Ni đến Bộ TT-TT. Sau đó, Bộ TT-TT đã có công văn gửi Sở TT-TT TP.HCM đề
nghị xác minh, làm việc với các cá nhân liên quan.
====
Mời
xem bài liên quan:
1. GOOGLE.TIENLANG NHẬN XÉT VỀ LÙM XÙM NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG-
NGUYỄN ĐỨC HIỂN- HÀN NI
2. Cuối tuần: GỬI NHÀ BÁO ĐỨC HIỂN
"BÀI CA SAO KÊ"
3. GỬI BÁO PHÁP LUẬT TP HỒ CHÍ MINH: LẠI
PHẢI CẢNH GIÁC VỚI BÁO CHÍ CỦA TA!
5. LẦN ĐẦU TIÊN THẤY MỘT BÀI BÁO TRÊN
BÁO CHÍNH THỐNGNÓI CHÍNH XÁC VÀ ĐẦY ĐỦ VỀ TỊNH THẤT BỒNG LAI!...
6. Từ
kiến nghị của bà Nguyễn Phương Hằng: BỘ TT&TT BAN HÀNH CÔNG VĂN CHẤN CHỈNH
BÁO CHÍ...
7. Trả
lời bà Nguyễn Phương Hằng: BÀ HÀN NI VỪA LÀ LUẬT SƯ VỪA LÀ NHÀ BÁO LÀ TRÁI
LUẬT...
8. GOOGLE.TIENLANG GÓP Ý VỚI BÀ NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG: NÓI ÍT THÔI!!!
Theo tiêu chí của Google.tienlang- "GOOGLE.TIENLANG CHẢ BÊNH AI, CHẢ CHỐNG AI, CHỈ BẢO VỆ SỰ THẬT VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT"
Trả lờiXóaVậy nên bà Nguyễn Phương Hằng nên nghiên cứu kỹ góp ý của Google.tienlang để cuộc đấu tranh của bà hiệu quả hơn.
Tôi cũng mong các youtuber phe bà Hằng cũng đừng tung hô bất chấp bà Hẳng khiến bà ấy ảo tưởng về sức mạnh của bà.
Bà Hằng hơi tự cao tự đại. Nghĩ mình quyền thế, xinh đẹp và uy tín.
Trả lờiXóaNhưng cái dở của bà là không định vị được bản thân.
Chương tình livestream của bà phát theo phong cách nem Thanh Hóa, nghĩa là phần lõi rất ít, nhưng phần lá chuối thì quá nhiều. Nhưng tôi lạ là người dân trong đó lại rất thích và bỏ cả TV lẫn công chuyện để theo dõi.
Các cô Tiên góp ý cho bà Hằng là đúng và góp ý rất chân thành.
Thực ra việc góp ý đó của các cô có ý nghĩa không chỉ với bà Hằng đâu, mà cần cho nhiều người nữa đấy.
Bạn Tre Làng có nhận xét rất hay.
Trả lờiXóaTui là Người Long An nên tui phải để ý đến Bà Hằng với vụ Tịnh thất Bồng lai và với các vụ khác nói chung. Nhưng tui cũng như bác Cựu Chiến binh, bác Người Đất thép...đã quá ớn với cách làm của bà Hằng- chỉ biết say LiveStream trên MXH, chỉ thích được các YouTuber tung hô bất chấp.
Chúng ta phê phán những YouTuber bênh vực TTBL bất chấp như bà Nguyễn Thị Lan, như Toán Trần...
Nhưng những YouTuber - fan bà Hằng như chủ kênh Bản tin Việt, như Trai Đồng bằng TV, Phúc Tài chính, Trinh Nguyên, Y Nguyên... cũng bênh vực bà Hằng bất chấp thì có khác gì Nguyễn Thị Lan, Toán Trần...???
Chắc những vị đáng kính như Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân, Ls Nguyễn Đình Kim cũng đã hiểu ra và đã ớn với cách làm của bà Hằng- chỉ biết say LiveStream trên MXH. Chỉ xem một vài lần LiveStream chung với bà Hằng nhưng đều bị bà Hằng cướp lời là mọi người biết rằng bà Hằng cũng chẳng thèm nghe góp ý của Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân, Ls Nguyễn Đình Kim. Sự nhẫn nhịn của con người cũng có giới hạn. Tui lo là đến khi không chịu được nữa, Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân, Ls Nguyễn Đình Kim rút ra khỏi trận chiến này thì cuộc chiến sẽ đi về đâu?
Dân mạng cả trong Nam ngoài Bắc đã ớn bà Hằng chỉ bà Hằng là không biết chuyện này!
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhớ những năm 1980, từ cán bộ tới người dân đều được cấp sổ mua lương thực, sổ mua nhu yếu phẩm, người làm việc hành chính được mua 15 ký gạo, tôi hai vợ chồng mua được 30 ký, nuôi hai đứa con không có tiêu chuẩn gạo, nhu yếu phẩm, con "ăn theo" cha mẹ. Hàng tháng tôi phải về Mỹ Tho xin gạo của ông già vợ. Khi đi học trường Đảng, nhà trường bắt buộc học viên phải chuyển số lương thực, sổ nhu yếu phẩm về trường, ăn cơm căn ting do trường nấu. Nhà trường cấm nấu riêng sợ khói ảnh hưởng. Tôi và anh Đinh Phong lúc đó Trưởng phòng thời sự Đài Truyền hình HTV có hoàn cảnh giống nhau, dù được nhà trường giao cho làm Tổ trưởng, Bí thư chi bộ học tập, nhưng không thể chấp hành quy định của trường mà tự nấu cơm ăn riêng. Thế là giám thị không hài lòng. Tôi trình bày với ông ấy: "Tôi có hai đứa con 5 tuổi và 3 tuổi, ăn theo cha mẹ, nếu tôi chuyển sổ lương thực, nhu yếu phẩm về trường thì con tôi không có mấy lạng thịt hàng tháng, chúng sẽ suy dinh dưỡng, Vì vậy tôi chịu vi phạm kỷ luật chứ không thể để con tôi bị ảnh hưởng phát triển". Giám thị rồi cũng làm ngơ cho chúng tôi tự nấu cơm ăn riêng.
Trả lờiXóaTôi công tác chính quyền, nhiều lần đi họp ở UBND TP HCM do ông Võ Văn Kiệt Chủ tịch chủ trì, có bà Ba Thi Giám đốc Cty lương thực Thành phố dự họp, bà rất năng động xin ý kiến lãnh đạo cho đi miền Tây mua lúa của nông dân với giá thỏa thuận, hoặc trao đổi hàng công nghệ phẩm, nên có đủ gạo cho nhân dân Thành phố ăn. "Thế" của bà Ba Thi khiến nhiều người nể trọng. Từ đó trong dân gian có câu "mạnh vì gạo, bạo vì tiền".
Nhớ chuyện ngày xưa con người bị "nhốt" trong bao cấp để liên hệ chuyện ngày nay.
Khi Đảng có chủ trương đổi mới, từ chỉ một ngân hàng quốc doanh hoạt động, tiền mặt khan hiếm, (cứ Tết đến là khổ sở vì thiếu tiền mặt) nay nhiều ngân hàng ra đời thì nửa câu "bạo vì tiền" đã thấy rõ. Nhờ có chính sách cởi mở của nhà nước nhiều người làm ăn chớp cơ hội làm giàu nhanh, trở thành đại gia, rồi họ được manhg cái tên ngoại lai CEO này, CEO nọ mỹ miều, làm cho nhiều người phải kiên dè. Nhiều người đàng hoàng không ỷ giàu, giúp đỡ người nghèo rất đáng cho người đời có lời khen, song cũng xuất hiện những người khoe giàu, ỷ mình có nhiều tiền nên chơi "bạo vì tiền", hành động của họ mới nhìn thoáng qua không nhận thấy rõ nhưng suy xét cho sâu sẽ thấy họ là người coi thường nhân phẩm, danh dự nhiều người khác. Họ dùng cả chuyện kiện tụng tố cáo tràn lan, làm ảnh hưởng xã hội không ít để gây tiếng vang.
Kiện người ta mà người ấy không bị pháp luật xét xử hoặc xử vô tội, thì phải bị người ta kiện lại đòi bồi thường danh dự là tất nhiên.
Cụ Thép Sai rồi ạ!
Trả lờiXóaSai ở chỗ: ""Thế" của bà Ba Thi khiến nhiều người nể trọng. Từ đó trong dân gian có câu "mạnh vì gạo, bạo vì tiền".
Cái câu "mạnh vì gạo, bạo vì tiền" là một thành ngữ cổ của VN, không liên quan tới ông Võ Văn Kiệt hoặc bà Ba Thi.
Xem bài:
===
Thành ngữ “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”
Phạm Kim Thoa 14 Tháng Một, 2019 Ca dao tục ngữ thành ngữ 5930 Views
4.7/5 - (3 bình chọn)
Tôi lớn lên bằng những lời ru của mẹ, bằng câu ca dao của bà nên có một tình yêu tha thiết với dòng văn học dân gian của Việt Nam. Sau này, bản thân được tiếp xúc với nhiều thể loại hơn như tục ngữ, thành ngữ, vè,…lại thấy yêu thêm cái “hồn” mộc mạc mà thấm nhuần tư tưởng triết lý của dân tộc. Cứ mỗi khi gặp phải một tình huống nào đấy, tôi lại cố nhớ về một câu dạy của ông bà ta để nói cho nó có vẻ “văn chương”.
Và thật, chưa bao giờ tôi thất vọng bởi dù là bất kì hoàn cảnh nào cũng có câu phù hợp. Phải chăng là người xưa đã quá cao minh khi tinh tường tất cả mọi chuyện hay tự bao đời nay cuộc sống vẫn như vậy và tâm lý con người chỉ có bấy nhiêu thôi? Đã lâu như vậy rồi, mà những giá trị tư tưởng, bài học kinh nghiệm hay những lời nhắc nhở lớp con cháu đời sau vẫn còn ứng nghiệm. Hàng này, tôi nhìn những chuyện lướt qua mình, nhìn thế sự “vật đổi sao dời” chợt nhớ về một câu thành ngữ xưa của ông bà ta “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”.
https://gotiengviet.com.vn/thanh-ngu-manh-vi-gao-bao-vi-tien/
Cảm ơn bạn Linh Nguyễn chỉ ra câu "mạnh vì gạo, bạo vì tiền" là một thành ngữ cổ của VN.
Trả lờiXóaVậy thì xin sửa lại câu của tôi như sau:
"Thế" của bà Ba Thi khiến nhiều người nể trọng. Từ đó câu thành ngữ trong dân gian "mạnh vì gạo, bạo vì tiền", được người ta nhắc tới nhiều hơn.
Xin mượn trang G. TL kể chuyện TẾT của tôi.
Trả lờiXóaTôi từ miền Trung vô Sài Gòn từ năm 1956, ở nhờ nhà ông bà Tư bà con hai tháng thì đi bán bánh men bán báo tự lập nuôi thân, đi học.
Bán báo có lời khá nên tôi đưa má và em tôi vô Sài Gòn mướn nhà ở để má lo chuyện ăn uống cho tôi, cho em tôi đi học.
Nhà tôi ở gần nhà vợ chồng người anh cô cậu, có chú ruột tôi từ quê mới ra tù vô ở nhà anh tôi.
Cách vách nhà anh tôi là nhà của một ông làm cảnh sát hộ tịch quận Nhất, ông có bốn người con gái, người chị cả làm công nhân hãng thuốc lá Bastos, người em kế tên Hương không đi học cũng không làm gì, ở nhà, tôi định làm quen nhưng chưa có dịp nào thuận lợi.
Tết năm đó tôi 19 tuổi (nay 82 tuổi), là dịp tốt cho tôi thực hiện ý định của mình: làm quen cô Hương. Tôi nói với chú và người anh sáng mồng một ba chú cậu cháu sang nhà ông cảnh sát chúc Tết, chú và anh tôi ủng hộ ngay. Ba người mặc đồ giống nhau sang nhà ông ấy, không khí Tết nên ai cũng vui vẻ cả. Chú và anh tôi chúc Tết trước khi ra về, tôi không nói lời nào mà gửi lại tấm thiệp được nắn nót chữ rất đẹp. Ngày hôm sau, cô Hương chủ động chào khi thấy tôi cởi xe đạp từ ngoài đi vào. Rồi chị tôi và hai chị em Hương bàn tính chuyện đi xem hát, nhờ tôi ra rạp Nguyễn Văn Hảo (nay là rạp Công nhân, trên đường Trần Hưng Đạo, quận Nhất) mua vé. Buổi xem hát tôi được chị bố trí cho ngồi bên cạnh cô Hương nhưng chẳng nói được lời nào.
Nhưng nhờ dịp Tết nên đã tạo thời cơ cho tôi thực hiện ý muốn của mình, từ đó về sau có nhiều lần gặp gỡ cô Hương. Ông già của Hương phát hiện, cấm cô không được gặp tôi, nhưng đêm nào cô ấy cũng phải đi ra phông-tên gánh nước, là dịp cho tôi và cô ấy gặp nhau. Ông ấy nói tôi là "kẻ trôi sông lạc chợ", con ổng phải chọn người danh giá. Cấm không được, ông bán nhà ở đây mua nhà chỗ khác. Tôi đi bán báo dạo, chỗ nào cũng biết nên không khó tìm nhà mới của ông, nhưng vì tự trọng tôi không làm việc ấy.
Sau ngày 30-4-1975, tôi trở về Sài Gòn, chị tôi cho biết con Hương bây giờ giữ xe đạp ở tòa soạn báo Sài Gòn giải phóng, chồng nó làm thợ sắp chữ nhà in báo này. Tôi không đi gặp cô ấy làm gì.
Tôi kể chuyện này ý uốn nói ở đời chớ có vội chê bai người khác, ngày hôm nay họ là hạng "thấp hèn" nhưng ngày mai họ sẽ là người "đứng trên" mình. Ở đời (không chỉ ngày xưa), không chỉ riêng tôi mà vô số trường hợp giống như tôi.
Thêm tin buồn cho bà Nguyễn Phương Hằng: Ca sĩ Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng không chiếm đoạt tiền từ thiện
Trả lờiXóa23/01/2022 16:10 GMT+7
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có thông báo về kết quả giải quyết nguồn tin tố giác tội phạm liên quan đến hoạt động từ thiện của ca sỹ Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng...
Ngày 21/1, Cục Cảnh sát hình sự (C02, Bộ Công an) đã thông báo về kết quả giải quyết nguồn tin tố giác tội phạm.
Theo đó, từ tháng 5/2021, C02 nhận phản ánh việc ca sĩ Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng, MC Trấn Thành, MC Đại Nghĩa và bà Nguyễn Thị Hương huy động tiền từ thiện để cứu trợ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi đợt lũ năm 2020. Những người này bị tố giác thiếu minh bạch khi phân phối, sử dụng tiền quyên góp.
Quá trình xác minh, C02 xác định các nghệ sĩ trên không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt tiền từ thiện do người dân đóng góp, không có dấu hiệu phạm tội nên không khởi tố vụ án hình sự.
Ngày 17/1/2022, VKSND Tối cao có văn bản về việc thông báo kết quả kiểm sát quyết định không khởi tố vụ án hình sự, nội dung: Quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan CSĐT, Bộ Công An là có căn cứ và đúng pháp luật.
Trước đó, tại cuộc họp báo do Bộ Công an tổ chức ngày 28/12/2021, Thiếu tướng Hồ Sỹ Niêm, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự cho biết, trong thời gian từ tháng 5/2021, trên các trang mạng xã hội đưa thông tin phản ánh về sự không minh bạch của một số cá nhân nghệ sĩ kêu gọi từ thiện đợt mưa lũ năm 2020.
"Ngoài mạng xã hội, có một số người gửi đơn phản ánh về nội dung này. Các trường hợp gửi đơn, chúng tôi làm việc, được biết họ có gửi tiền từ thiện từ 100.000 đến 200.000 đồng. Trong đơn, những trường hợp này có góp nhặt các thông tin trên mạng xã hội để làm đơn, bản thân người làm đơn không chắc chắn về việc chiếm đoạt của những người kêu gọi", Thiếu tướng Niêm nói.
Ông Niêm cho biết, theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cục C02 xác định các cá nhân là các nghệ sĩ có kêu gọi từ thiện ủng hộ bão lụt, có công khai tài khoản để các cá nhân, tổ chức gửi tiền vào tài khoản đó. Sau một thời gian nhất định, họ đã đóng tài khoản và dừng kêu gọi. Khi có lượng tiền vào tài khoản, họ trực tiếp hoặc thông qua đại diện đi các địa phương làm từ thiện.
Qua kiểm tra công tác từ thiện, nghiên cứu tài liệu từ ngân hàng khi xem xét các tài khoản, C02 có căn cứ xác định, lượng tiền vào tài khoản và số tiền đi ủng hộ, xác định số tiền vào còn ít hơn số tiền các cá nhân đã đi ủng hộ các tỉnh.
Chuẩn ko cần chỉnh!!!
Trả lờiXóa=====
Trần Thị Thuận18:47 18 tháng 1, 2022
Bác Thép ạ!
Tố cáo CEO Công ty Điền Quân Clor Man là đúng!
Nhưng phần bà Nguyễn Phương Hằng thì cộng đồng, tức cả các quan chức, cả các nhà báo lẫn thành viên mạng xã hội ngày càng thấy chán ngán!
Từ ngày Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021 Google.tienlang đã có bài:
GOOGLE.TIENLANG NHẬN XÉT VỀ LÙM XÙM NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG - NGUYỄN ĐỨC HIỂN- HÀN NI
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/11/googletienlang-nhan-xet-ve-lum-xum.html
Trích:
III. CỘNG ĐỒNG MẠNG GÓP Ý VỚI BÀ NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG: NÓI ÍT THÔI!
Cái gì cũng nên có giới hạn của nó!
Ông bà ta đã dạy: "Nói dài, nói dai, nói dại!"
Đây là ý kiến chân thành của bạn đọc Kiều Minh tại bài GOOGLE.TIENLANG ỦNG HỘ QUAN ĐIỂM CỦA PGS.TS TRẦN HOÀNG HẢI Q.HIỆU TRƯỞNG ĐH LUẬT TP VỀ ÔNG ĐẶNG ANH QUÂN:
"Kiều Minh 20:49 7 tháng 11, 2021 Tôi cũng như bác Cựu Chiến binh và nhiều ng khác ủng hộ sự lên tiếng của bà Ng Phương Hằng làm trong sạch giới nghệ sĩ và báo chí. Nhưng giá như bà Hằng giảm thời lượng và số lượng các buổi livestream thì sẽ hiệu quả hơn nữa!
Có buổi livestream của bà Hằng suốt 9 giờ đồng hồ thì làm sao có ai đủ sức mà nghe? 9 giờ mà lại lặp đi lặp lại, chẳng có thông tin gì mới!
Số buổi livestream trong 1 ngày thì lại quá nhiều. Nhiều người khác cũng truyền lại buổi live của bà Hằng nên mỗi khi mở Kênh youtube là thấy live của bà Hằng!
Nghe thấy ớn! Quá mệt mỏi!
Nếu ai đó quen bà Hằng thì nên góp ý với b Hằng: Một ngày chỉ 1 lần live vào một giờ cố định, ví dụ 20 h; Mỗi lần live chỉ 15 phút thôi!
Nhìn chung, tôi thấy các buổi live của bà Hằng có sức mạnh, có hiệu quả.
Tất cả các phát hiện, đề xuất của b Hằng đều đúng và được các cơ quan chức năng, kể cả ở Trung ương đã và đang thực hiện."
Google.tienlang bổ sung lời góp ý với bà Nguyễn Phương Hằng: Chỉ livestream khi có thông tin mới chứ không cần thiết mỗi ngày một buổi; không cần thiết phải "mở rộng" thành phần tham dự buổi livestream và nếu có mời thì phải lựa chọn kỹ, chớ mời những người như Long Ngô bởi anh này nổi tiếng vô văn hóa, chửi nhau vô tội vạ trên mạng từ nhiều năm nay!
====
Rất tiếc, bà Hằng không nghe lời góp ý của Google.tienlang, bà vẫn cứ say máu xông lên. Vì cái tôi của bà quá lớn, dường như bà Hằng nghĩ bà là thần là thánh hạ phàm để cứu nhân độ thế!
Đối tượng mà bà tố cáo quá rộng, dàn trải trong khi lẽ ra phải tập trung vào một hay vài vụ lớn có tính đột phá.
Vì dàn trải nên ở vụ nào cũng hời hợt, không đủ tính thuyết phục.
Bà ấy say LiveStream trên MXH mà không biết rằng Mạng Xã hội chỉ mang tính bề nổi; còn quyết định phải là cơ quan chức năng.
Nếu bà tập trung vào một hay vài vụ lớn có tính đột phá thì phải giảm bớt các buổi LiveStream tố cáo lung tung; bà hãy tập trung đeo bám các cơ quan chức năng.
Và gần đây, Công an Tp Hồ Chí Minh trả lời đơn của bà Hằng KHÔNG KHỞI TỐ ĐỐI VỚI VÕ HOÀNG YÊN là cú sốc lớn với bà Hằng và những người ăn theo bà Hằng.
Công chúng ngày càng xa lánh bà Hằng...