Hội thảo chuyên đề “Huy động truyền thông trong bảo
tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể” vừa được UNESCO Hà Nội, Cục Di sản văn hóa và Viện Văn
hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam vừa phối hợp tổ chức tại Hà Nội vào ngày 18/12/2019.
Tại cuộc Hội thảo này, ông TS Frank Proschan, cựu
cán bộ chương trình cao cấp của UNESCO, cố vấn của UNESCO về Công ước 2003 về Bảo
vệ Di sản văn hóa phi vật thể, học giả Fullbirght 2019 -2020 đã đưa ra thông
tin rất sốc như sau.
“Trong Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản
văn hóa phi vật thể không có khái niệm di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Các thuật ngữ có vấn đề, đang được nhiều tờ báo sử dụng có thể kể đến như: “di
sản văn hóa phi vật thể quốc gia”, “di sản văn hóa phi vật thể thế giới”,
“UNESCO công nhận”... Công ước ghi rõ: “Di sản văn hóa phi vật thể” được hiểu
là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng cũng như
những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các
cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận
là một phần di sản văn hóa của họ.
Tức là di sản văn hóa phi vật thể chỉ được sở hữu,
công nhận bởi cộng đồng, nhóm cá nhân và một số trường hợp là các cá nhân.
Không có di sản văn hóa phi vật thể nào thuộc sở hữu của quốc gia hay của nhân
loại mà chỉ có di sản văn hóa phi vật thể hiện có tại quốc gia nào đó.”
Tại Hội thảo này, các vị đại diện cho Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch là các ông bà Nguyễn Thị Thu Trang , Phạm Cao Quý cũng đã nhất trí với phát biểu của ông TS Frank Proschan.
Tại Hội thảo này, các vị đại diện cho Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch là các ông bà Nguyễn Thị Thu Trang , Phạm Cao Quý cũng đã nhất trí với phát biểu của ông TS Frank Proschan.
Như vậy, theo Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ
di sản văn hóa phi vật thể thì chẳng hề có khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể
của nhân loại” và cũng chẳng có “Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia!”. “Di
sản văn hóa phi vật thể” đơn giản chỉ là của cộng đồng, thậm chí của một cá
nhân!
Ấy thế mà lâu nay, chính các quan chức ở Bộ
VH-TT-DL tham mưu cho Nhà nước ban hành Luật Di sản văn hóa, rồi các nghị định
của Chính phủ về Trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu
để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, rồi những di sản đặc
biệt thì đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc đưa
vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại!
Rồi cũng chính Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch phối hợp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan tổ chức
thẩm định và đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho ý kiến về hồ sơ. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ
chấp thuận, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao hoàn thiện các thủ tục để gửi hồ sơ tới UNESCO theo quy định. Rồi
cũng chính các quan chức Bộ VH-TT-DL trực tiếp ra nước ngoài tham dự các phiên
họp của Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO để
bình chọn, tham gia quyết định của Ủy ban này.
Sau phiên họp, chính các quan chức của Bộ VH-TT-DL là
người thông tin cho báo chí về kết quả phiên họp.
Mới đây nhất, báo Vietnam+ -cơ quan của TTXVN đưatin chi tiết- sốt dẻo “Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch), di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đã
chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
(UNESCO) ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Quyết định này được đưa ra vào hồi 15 giờ 23 phút
(giờ địa phương) ngày 12/12/2019, tức 3 giờ 23 phút (giờ Việt Nam) ngày 13/12 tại
Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14
của UNESCO diễn ra tại thủ đô Bogotá, Cộng hòa Colombia.”
Cũng trên báo Vietnam+ còn đăng cả hình Đoàn Việt
Nam tham dự hội nghị. Và chú thích Ảnh là của ông Phạm Cao Quý.
Bà Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa Lê Thu Hiền khẳng
định trong bài báo này chắc nịch như sau.
“Việc UNESCO
ghi danh Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái vào Danh sách Di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân
tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến
khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự
khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của Công ước
2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.”
Thế mà nay, ông TS Frank Proschan lại nói KHÔNG
CÓ khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” và cũng chẳng có “Di sản
văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia!”
Thế là thế nào???
Lâu nay Bộ VH-TT-DL lừa dối à?
Lập hồ sơ để làm gì để rồi nhận cái danh “Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia” không có trong Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, một mình Việt Nam đẻ ra?
Lập hồ sơ để làm gì để rồi nhận cái danh “Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia” không có trong Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, một mình Việt Nam đẻ ra?
Bằng chứng nhận của Bộ VH-TT-DL công nhận Lễ hội Cầu ngư thành phố Đà Nẵng là
Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được trao cho cho đại diện Ban tổ chức Lễ Cầu ngư
Lập hồ sơ để làm gì để rồi nhận một cái danh UNESCO không
có thật?
Các ông quan chức Bộ VH-TT-DL gửi hồ sơ đến cơ quan
tổ chức nào? Các ông bà tham dự các phiên họp gì ở nước ngoài rồi về nước đưa
ra thông tin tầm bậy rằng UNESCO đã công nhận cái này, cái kia?
Điều khiến dư luận bức xúc hơn là hiện nay, các
quan chức của Bộ VH-TT-DL phát biểu ráo hoảnh, đổ lỗi cho báo chí “sử dụng thuật
ngữ sai”, cơ quan truyền thông dường như đã nâng cao vấn đề, cho rằng vinh danh
di sản thì phải ở tầm thế giới mới xứng tầm vóc? “Mọi chuyện đang chạy theo hướng
“một miếng giữa làng”, cái gì cũng phải nâng lên tầm quốc tế mới “oai”- trích lời
ông TS Phạm Cao Quý trên báo Văn hóa- cơ quan của Bộ VH-TT-DL. Báo này đăng bài
với tít to đùng “Báo chí nhầm lẫn khi truyền thông về di sản văn hóa phi vật thể!”
Thế trách nhiệm của ông ở đâu, thưa ông TS Phạm Cao Quý? Nếu các ông bà không
cung cấp thông tin cho báo chí thì lấy gì để báo chí đưa tin chi tiết đến từng
giờ từng phút UNESCO ghi danh Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái vào Danh
sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại?
========
Mời xem bài liên quan
1. Nóng chuyện “Di sản văn hóa phi vật thể”- HÓA RA BỘ VĂN HÓA ĐÁNH LỪA NGƯỜI DÂN?
2. Toàn văn CÔNG ƯỚC UNESCO VỀ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
Tôi cho rằng chính ông TS Frank Proschan hiểu tiếng Việt nên mới đưa ra nhận xét "KHÔNG CÓ khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” trong Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
Trả lờiXóaHoặc cũng có thể người phiên dịch của Hội thảo hôm qua không hiểu rõ tiếng Anh nên cũng không hiểu những gì ông TS Frank Proschan nói và đã dịch sai. Rồi mấy ông bà đại diện cho Bộ VH-TT-DL cũng dốt tiếng Anh nên thấy người phiên dịch hội nghị dịch như thế thì vội tin ngay, rồi đổ lỗi cho báo chí...
Thật buồn cười với người Việt chúng ta.
Một từ "Soldats" trong tiếng Pháp mà Alexandre de Rhodes từng sử dụng mà toàn những cây đa cây đề trong giới nghiên cứu Việt Nam gần trăm năm qua đã tranh cãi dịch sang tiếng Việt như thế nào, đến nay chưa ngã ngũ! Tất nhiên, những người nghiêm túc công bằng và am hiểu thì phải dịch là "Những người lính". Nhưng những vị muốn bênh ông giáo sĩ này thì khăng khăng đòi dịch là "những người truyền giáo"!
Còn chuyện có hay không khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” trong Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể thì một điều hết sức đơn giản là hãy vào trang web chính thức của UNESCO xem Công ước đó nói gì. Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là một văn bản quốc tế. Đâu có phải bí mật gì đâu mà mấy ông bà Nguyễn Thị Thu Trang , Phạm Cao Quý và các nhà báo không thể đọc được? Hay là cũng dốt tiếng Anh?
Tất nhiên, trang web chính thức của UNESCO người ta dùng tiếng Anh.
Mời mọi người đọc Toàn văn Công ước năm 2003 của UNESCO trên trang web chính thức của tổ chức này.
Text of the Convention for the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage
https://ich.unesco.org/en/convention
Nguyên văn Phần IV và Điều 16 như sau.
----
"IV. Safeguarding of the intangible cultural heritage at the international level
Article 16 – Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity
1. In order to ensure better visibility of the intangible cultural heritage and awareness of its significance, and to encourage dialogue which respects cultural diversity, the Committee, upon the proposal of the States Parties concerned, shall establish, keep up to date and publish a Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity.
2. The Committee shall draw up and submit to the General Assembly for approval the criteria for the establishment, updating and publication of this Representative List."
---
Vấn đề còn lại là dịch cái đoạn tiếng Anh tên của Điều 16 này sang tiếng Việt như thế nào "Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity"? Có phải là "Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" hay không?
Trong phát biểu của ông TS Frank Proschan hôm qua (theo như báo Văn hóa phản ánh) nhấn mạnh đến thuật ngữ "sở hữu". Tức là ông ấy lo ngại rằng một khi coi "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" (hoặc của quốc gia) thì cộng đồng có di sản đó bị tước mất quyền sở hữu, rồi quốc tế hoặc nhà nước sẽ can thiệp vào di sản, sửa đổi di sản...
Thế nhưng, chắc chắn rằng ở Việt Nam, các cơ quan nhà nước sẽ không làm như vậy. Sự công nhận của nhà nước chính là sự bảo vệ các di sản.
ĐÍNH CHÍNH.
XóaNhấn đăng ý kiến này xong, đọc lại tôi mới thấy có lỗi kỹ thuật ở ngay dòng đầu tiên
"Tôi cho rằng chính ông TS Frank Proschan hiểu tiếng Việt nên mới đưa ra nhận xét "KHÔNG CÓ khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”...."
Nay xin đính chính, bổ sung 1 chữ "KHÔNG" vào đoạn này.
Xin sửa như sau
"Tôi cho rằng chính ông TS Frank Proschan KHÔNG hiểu tiếng Việt nên mới đưa ra nhận xét "KHÔNG CÓ khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”
Trang web chính thức của UNESCO đưa tin về Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO diễn ra tại thủ đô Bogotá, Cộng hòa Colombia ngày 12/12/2019 và Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đã chính thức được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Trả lờiXóaLink
https://en.unesco.org/themes/intangible-cultural-heritage/14session
Trang youtube của UNESCO cũng đăng riêng video clip về Then của Việt Nam tại link
https://www.youtube.com/watch?v=pEFIBZzEaPs&list=UUkD7gm3Am3M3k156lk46t3A&index=153
Như vậy cũng chỉ là do không hiểu tiếng Việt thôi
XóaTôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến chị Đồng Thị Kim Thanh.
Trả lờiXóaChỉ là chuyện dịch một khái niệm trong Công ước năm 2003 của UNESCO thôi mà các vị ở Bộ Văn hóa-TT-DL cũng không làm nổi? Lại còn đổ vấy sang cho báo chí!
Trên báo Đại Đoàn kết, bà Nguyễn Thị Thu Trang- Cục Di sản văn hóa cho biết "nhiều năm gần đây, Cục Di sản văn hóa đã chủ động điều chỉnh các khái niệm trong quá trình thông tin trên trang web và các văn bản của Cục. Nhưng để điều chỉnh một cách rộng rãi hơn nữa thì cần có thêm nhiều thời gian, sự nhập cuộc tích cực từ nhiều phía, trong đó, có vai trò quan trọng của báo chí, truyền thông…"
http://daidoanket.vn/van-hoa/truyen-thong-voi-di-san-van-hoa-phi-vat-the-tintuc455049
Tôi thấy sự thật thì chả có điều chỉnh gì hết.
Bài trên trang web của Bộ Văn hóa- TT-DL thì bản tin về "Then" chẳng khác gì so với bản tin trên Vietnam+ mà Google.tienlang đã dẫn trong bài.
Đó là tin
-----
Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
13/12/2019 | 07:01
Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam vừa chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Vào hồi 15 giờ 23 phút ngày 12/12/2019, giờ địa phương, (3 giờ 23 phút ngày 13/12/2019- giờ Việt Nam) tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO diễn ra tại Bogotá, thủ đô nước Cộng hòa Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại......"
----
Các bạn có thấy sự khác nhau ở đâu không?
Lẽ ra, khi thấy ông TS Frank Proschan nói ở hội thảo (như báo Văn hóa trích lời) thì các ông bà Phạm Cao Quý, Nguyễn Thị Thu Trang phải giải thích cho ông tây kia biết rằng ở Việt Nam không có ai “sử dụng thuật ngữ sai” cả! Chẳng có ai nghĩ rằng một khi coi "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" (hoặc của quốc gia) thì cộng đồng có di sản đó bị tước mất quyền sở hữu, rồi quốc tế hoặc nhà nước sẽ can thiệp vào di sản, sửa đổi di sản...
Tất nhiên, ai ai cũng hiểu rằng dù 13 di sản phi vật thể của VN được UNESCO công nhận, ghi vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại theo Điều 16 Công ước năm 2013 HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ UNESCO SỞ HỮU CÁC DI SẢN NÀY. Quyền sở hữu vẫn là cộng đồng nơi có di sản. Ngược lại, Nhà nước VN cũng như UNESCO có trách nhiệm hỗ trợ chủ sở hữu bảo tồn và phát triển di sản.
Nếu các ông bà ở Bộ VH-TT-DL nắm chắc Công ước, hiểu rõ tiếng Anh như chị Đồng Thị Kim Thanh để giải thích cho ông tây kia hiểu thì đâu có phát sinh vấn đề gì?
Tôi đề nghị các bạn chủ nhà Google.tienlang đăng ý kiến chị Thanh thành 1 bài độc lập kẻo dư luận hoang mang!
Ông Hoàng nói rất đúng.
Trả lờiXóaBà Đồng Thị Kim Thanh cũng rất đúng.
Trên báo Đại Đoàn kết, bà Nguyễn Thị Thu Trang- Cục Di sản văn hóa cho biết "nhiều năm gần đây, Cục Di sản văn hóa đã chủ động điều chỉnh các khái niệm trong quá trình thông tin trên trang web và các văn bản của Cục. Nhưng để điều chỉnh một cách rộng rãi hơn nữa thì cần có thêm nhiều thời gian, sự nhập cuộc tích cực từ nhiều phía, trong đó, có vai trò quan trọng của báo chí, truyền thông…"
http://daidoanket.vn/van-hoa/truyen-thong-voi-di-san-van-hoa-phi-vat-the-tintuc455049
Tôi thấy sự thật thì chả có điều chỉnh gì hết.
Bài trên trang web của Bộ Văn hóa- TT-DL thì bản tin về "Then" chẳng khác gì so với bản tin trên Vietnam+ mà Google.tienlang đã dẫn trong bài.
Đó là tin
-----
Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
13/12/2019 | 07:01
Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam vừa chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Vào hồi 15 giờ 23 phút ngày 12/12/2019, giờ địa phương, (3 giờ 23 phút ngày 13/12/2019- giờ Việt Nam) tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO diễn ra tại Bogotá, thủ đô nước Cộng hòa Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại......"
https://bvhttdl.gov.vn/thuc-hanh-then-cua-nguoi-tay-nung-thai-o-viet-nam-duoc-unesco-ghi-danh-vao-danh-sach-di-san-van-hoa-phi-vat-the-dai-dien-cua-nhan-loai-2019121306572164.htm
Còn đây là bản tin của chính Cục Di sản văn hóa đăng trên Cổng thông tin điện tử của Cục này
"Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Vào hồi 15 giờ 23 phút ngày 12 tháng 12 năm 2019 giờ địa phương (3 giờ 23 phút ngày 13 tháng 12 năm 2019 theo giờ Việt Nam), tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO diễn ra tại Bogotá, thủ đô nước Cộng hòa Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại."
http://dsvh.gov.vn/thuc-hanh-then-cua-nguoi-tay-nung-thai-o-viet-nam-duoc-ghi-danh-vao-danh-sach-di-san-van-hoa-phi-vat-the-dai-dien-cua-nhan-loai-3004
Chẳng có sự "điều chỉnh" nào của Cục Di sản văn hóa như bà Nguyễn Thị Thu Trang nói trên báo Đại Đoàn kết! Ba bản tin của báo Vietnam+, của Bộ VH-TT-DL, của Cục Di sản văn hóa giống nhau như đúc, đều sử dụng thuật ngữ "Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại".
Trên báo Công an Nhân dân, bà Phạm Thị Thanh Hường, phụ trách chương trình Văn hóa, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội cho rằng, "việc hiểu và chuyển tải sai về di sản văn hóa phi vật thể theo tinh thần của Công ước 2003 đã tồn tại từ lâu. Các sai lêch bắt nguồn từ việc chuyển ngữ từ tiếng Anh, tiếng Pháp sang tiếng Việt. Điều kiện hoạt động truyền thông của UNESCO còn hạn chế nên ngay cả thông tin về các phiên họp của UNESCO cũng chưa cập nhật kịp thời, liên tục được."
Vậy thì theo bà Phạm Thị Thanh Hường, phải chuyển ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt như thế nào mới là chuẩn? Thuật ngữ như bà Đồng Thị Kim Thanh đã dẫn ở Điều 16 Công ước UNESCO "Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity"?
Có phải là "Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" hay không?
Bản tin trên báo Công an Nhân dân mà tôi đã nêu là bản tin này
XóaUNESCO không vinh danh, công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại?!
Theo Tiến sĩ Frank Proschan, trong Công ước năm 2003, di sản văn hóa phi vật thể chỉ được sở hữu, công nhận bởi cộng đồng, nhóm cá nhân và một số trường hợp là các cá nhân. Như thế có nghĩa là không có di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia hay của nhân loại mà chỉ có di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng tại một quốc gia nào đó.
Công ước 2003 cũng bác bỏ việc xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể nên không có khái niệm xếp hạng di sản theo cấp tỉnh, cấp quốc gia hay cấp thế giới.
http://cand.com.vn/Tieu-diem-van-hoa/UNESCO-khong-vinh-danh-cong-nhan-di-san-van-hoa-phi-vat-the-cua-nhan-loai-574569/
Nếu ông Tiến sĩ Frank Proschan nói đúng như báo Công an Nhân dân dẫn "Công ước 2003 cũng bác bỏ việc xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể nên không có khái niệm xếp hạng di sản theo cấp tỉnh, cấp quốc gia hay cấp thế giới. " thì tôi xin khẳng định rằng ông Tiến sĩ Frank Proschan này cũng chém gió tào lao!
XóaChuyện có hay không khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” trong Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể thì một điều hết sức đơn giản là hãy vào trang web chính thức của UNESCO xem Công ước đó nói gì. Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là một văn bản quốc tế. Đâu có phải bí mật gì đâu mà mấy ông bà Nguyễn Thị Thu Trang , Phạm Cao Quý và các nhà báo không thể đọc được? Hay là cũng dốt tiếng Anh?
Tất nhiên, trang web chính thức của UNESCO người ta dùng tiếng Anh.
Mời mọi người đọc Toàn văn Công ước năm 2003 của UNESCO trên trang web chính thức của tổ chức này.
Text of the Convention for the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage
https://ich.unesco.org/en/convention
Nguyên văn Phần IV và Điều 16 như sau.
----
"IV. Safeguarding of the intangible cultural heritage at the international level
Article 16 – Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity
1. In order to ensure better visibility of the intangible cultural heritage and awareness of its significance, and to encourage dialogue which respects cultural diversity, the Committee, upon the proposal of the States Parties concerned, shall establish, keep up to date and publish a Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity.
2. The Committee shall draw up and submit to the General Assembly for approval the criteria for the establishment, updating and publication of this Representative List."
---
Vấn đề còn lại là dịch cái đoạn tiếng Anh tên của Điều 16 này sang tiếng Việt như thế nào "Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity"? Có phải là "Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" hay không?
Thuật ngữ tiếng Anh "international level" trong tên gọi của Phần IV "Safeguarding of the intangible cultural heritage at the international level" có phải là "cấp độ quốc tế " hay không?
Nếu đúng thì rõ ràng là Công ước có sự phân định cấp độ quốc gia, cấp độ quốc tế chứ? Sao lại nói như ông TS Frank Proschan như trích lời của báo Công an Nhân dân, rằng "Công ước 2003 cũng bác bỏ việc xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể nên không có khái niệm xếp hạng di sản theo cấp tỉnh, cấp quốc gia hay cấp thế giới."????
Tôi rất tin tưởng các bạn trẻ chủ trang Google.tienlang.
Trả lờiXóaHọ đều các chuyên gia về pháp luật, lại thông thạo nhiều ngoại ngữ nhưng họ luôn khiêm tốn tự nhận rằng "trình độ ngoại ngữ hạn chế"!
Thực tế cho thấy các bạn chủ trang Google.tienlang rất thông thạo tiếng Anh, t Pháp, t Nga, tiếng Tây Ban Nha, cả tiếng Trung Quốc qua bài
"Phát hiện chấn động- THÌ RA Đ/C HOÀNG CHI PHONG LÀ ĐẶC VỤ VIỆT NAM TẠI HONG KONG! "
https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/11/phat-hien-chan-ong-thi-ra-c-hoang-chi.html
Do vậy tôi tin khi đăng bài với câu hỏi"Nóng chuyện “Di sản văn hóa phi vật thể”- HÓA RA BẤY NAY BỘ VĂN HÓA ĐÁNH LỪA NGƯỜI DÂN? " thì các bạn chủ trang đã có sẵn câu trả lời.
Chắc chắn Google.tienlang sẽ sớm có bài để trả lời cho câu hỏi trên.
Và trả lời thì không có phương án nào chính xác hơn các ý kiến như của các ông bà bạn đọc nghiêm túc lâu năm của Google.tienlang đã phân tích ỏ trên.
Bạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như vậy
XóaBáo chí hôm nay lại có thêm bài mới là bài
Trả lờiXóaĐầu tuần nói chuyện về “di sản văn hóa phi vật thể” trên báo Diễn đàn Doanh nghiệp.
https://enternews.vn/dau-tuan-noi-chuyen-ve-di-san-van-hoa-phi-vat-the-163795.html
Mở đầu tác giả viết "Câu chuyện “Việt Nam không có Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại” đang gây sự tranh cãi lớn trong dư luận."
Bài viết lý giải lòng vòng rất dài, có trích dẫn phát biểu của ông TS Frank Proschan, phát biểu của bà Phạm Thị Thanh Hường - Phụ trách chương trình Văn hóa, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, "việc hiểu và chuyển tải sai về Di sản văn hóa phi vật thể theo tinh thần của Công ước 2003 đã tồn tại từ lâu.
Các sai lệch bắt nguồn từ việc chuyển ngữ từ tiếng Anh, tiếng Pháp sang tiếng Việt. Do điều kiện hoạt động truyền thông của UNESCO còn hạn chế nên ngay cả thông tin về các phiên họp của UNESCO cũng chưa cập nhật kịp thời, liên tục được."
Bài báo đưa ra kết luận
"Do đó, việc báo chí thông tin tới cộng đồng rằng UNESCO vinh danh, công nhận di sản nào đó là đại diện của nhân loại đã gây ra cách hiểu sai, rằng di sản đó được công nhận bởi UNESCO."
Thế nhưng
1- Tác giả lại không đưa ra cách hiểu đúng là gì nếu không nói là "UNESCO vinh danh, công nhận di sản nào đó là đại diện của nhân loại"?
2- Tại sao chính tác giả không mở Công ước bằng tiếng Anh ra, đọc điều 16 cho mọi người nghe?
Toàn văn công ước tiếng Anh, tiếng Việt ở đây
http://googletienlang2014.blogspot.com/
3. Tác giả cũng không trả lời câu hỏi đã nêu ở bài này, nếu bây giờ tin lời ông Tây thì "HÓA RA BẤY NAY BỘ VĂN HÓA ĐÁNH LỪA NGƯỜI DÂN?"
Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể: Vẫn sa đà vì danh hiệu
Trả lờiXóaThời gian qua, một số di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) như nghệ thuật múa Xòe Thái, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được thực hành, biểu diễn với quy mô lớn, hình thức ngày càng đa dạng. Ý tưởng này góp phần bảo tồn, phát huy giá trị DSVHPVT nhưng gây ra nhiều phản ứng trái chiều vì chỉ tập trung vào tính thẩm mỹ, giá trị giải trí của di sản.
Trình diễn trang phục hầu đồng của nghệ nhân Nguyễn Đức Hiển tại Tuần lễ Thời trang và làm đẹp quốc tế Việt Nam 2019. Ảnh: Hoàng Nguyên
Thận trọng thực hành di sản
Ngày 15/12, nằm trong khuôn khổ của Tuần lễ thời trang và Làm đẹp quốc tế Việt Nam 2019 (Vietnam International Beauty and Fashion Week 2019), những bộ trang phục hầu đồng của nghệ nhân văn hóa Nguyễn Đức Hiển được trình diễn trên trên sàn diễn thời trang. Sự việc đã nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng chủ thể của di sản. Bởi trang phục hầu đồng vốn chỉ xuất hiện trong không gian lễ hội hay địa điểm linh thiêng.
Việc hiểu và chuyển tải sai về DSVHPVT theo tinh thần của Công ước 2003 đã tồn tại từ lâu. Sai lêch bắt nguồn từ việc chuyển ngữ từ tiếng Anh, tiếng Pháp sang tiếng Việt. Điều kiện hoạt động truyền thông của UNESCO còn hạn chế nên ngay cả thông tin về các phiên họp của UNESCO cũng chưa cập nhật kịp thời, liên tục.
Phụ trách chương trình Văn hóa, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội Phạm Thị Thanh Hường
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này với phóng viên Kinh tế & Đô thị, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng: “DSVHPVT phải gắn với môi trường, không gian. Trang phục biểu diễn chỉ là một bộ phận của di sản, không thể tách rời. Tất cả nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, múa cần hòa quyện làm một trong thực hành tín ngưỡng”.
Liên quan đến DSVHPVT khác, tháng 9/2019, UBND tỉnh Yên Bái có xin ý kiến Bộ VHTT&DL về việc xin xác lập kỷ lục Guinness màn đại xòe Việt Nam lớn nhất thế giới. Những diễn biến trên cho thấy, DSVHPVT đang có nhiều hình thức thực hành, biểu diễn khiến cơ quan quản lý, nhà nghiên cứu văn hóa yêu cầu đơn vị thực hiện phải thận trọng. Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Hữu Sơn nhấn mạnh: “Chúng ta có quyền sáng tạo di sản nhưng điều đó tất cả chủ thể di sản (cộng đồng) phải thống nhất, không phải do một áp lực hay tác nhân bên ngoài. Nếu sáng tạo ra cái mới mà cộng động chấp nhận thì có nghĩa di sản đang được phát huy, thực hành như thế”.
Lầm tưởng vinh danh
XóaNgày 18/12, tại hội thảo "Huy động truyền thông trong bảo tồn và phát huy DSVHPVT”, TS Frank Proschan, cố vấn của UNESCO về Công ước Bảo vệ DSVHPVT năm 2003 khẳng định, DSVHPVT chỉ được sở hữu, công nhận bởi cộng đồng, nhóm cá nhân và một số trường hợp là các cá nhân. Như thế có nghĩa là không có DSVHPVT của quốc gia hay của nhân loại mà chỉ có DSVHPVT của cộng đồng tại một quốc gia nào đó. Công ước 2003 không có khái niệm xếp hạng di sản theo cấp tỉnh, cấp quốc gia hay cấp thế giới.
Tuy nhiên, trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước thường chuyển tải sai là UNESCO vinh danh, công nhận DSVHPVT nào đó là của thế giới, của nhân loại. Đây là cách hiểu lầm tai hại khiến các quốc gia có quyền can thiệp quá sâu, làm ảnh hưởng đến quyền của cộng đồng sở hữu di sản, làm di sản trở nên méo mó.
Hiểu theo cách này, nếu một cá nhân, tập thể can thiệp quá sâu, tự ý thực hành DSVHPVT không được sự thống nhất, đồng ý của cả cộng đồng. Điều này có thể đang vi phạm các quy định của UNESCO, vi phạm quyền sở hữu DSVHPVT chung của cả cộng đồng, - chủ thể của di sản. Vì vậy, việc trình diễn, tổ chức các hoạt động có sự tham gia của các DSVHPVT cần sự cân nhắc kỹ lưỡng. Đồng thời, cơ quan quản lý cần có các biện pháp, thiết chế cụ thể về việc thực hành DSVHPVT trong đời sống đương đại.
Minh An
http://doanhnghiephoinhap.vn/bao-ton-di-san-van-hoa-phi-vat-the-van-sa-da-vi-danh-hieu.html
http://kinhtedothi.vn/bao-ton-di-san-van-hoa-phi-vat-the-van-sa-da-vi-danh-hieu-360595.html
Xóa“Việt Nam không có Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại” - phải chăng là nhầm lẫn?
Trả lờiXóahttps://www.vcci.com.vn/%E2%80%9Cviet-nam-khong-co-di-san-van-hoa-phi-vat-the-cua-nhan-loai%E2%80%9D-phai-chang-la-nham-lan
Đó chỉ là nhầm lẫn thôi
XóaHe he!!!
Trả lờiXóaCÚ LỪA ĐẢO MANG TẦM QUỐC TẾ! LIÊN QUAN ĐẾN CÁC QUAN CHỨC BỘ VH-TT-DL VIỆT NAM CÙNG QUAN CHỨC UNESCO
Thế mà nay, ông TS Frank Proschan lại nói KHÔNG CÓ khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” và cũng chẳng có “Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia!”
Thế là thế nào???
Lâu nay Bộ VH-TT-DL lừa dối à?
Lập hồ sơ để làm gì để rồi nhận cái danh “Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia” không có trong Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, một mình Việt Nam đẻ ra?
Lập hồ sơ để làm gì để rồi nhận một cái danh UNESCO không có thật?
Các ông quan chức Bộ VH-TT-DL gửi hồ sơ đến cơ quan tổ chức nào? Các ông bà tham dự các phiên họp gì ở nước ngoài rồi về nước đưa ra thông tin tầm bậy rằng UNESCO đã công nhận cái này, cái kia?
Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam lợi dụng lòng tin người dân?
Trả lờiXóaMột tổ chức có tên là Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã nhiều năm nay mượn danh UNESCO để cấp chứng nhận, văn bằng cho các di tích lịch sử, đền chùa hay các cá nhân. Đây liệu có phải là một tổ chức chân chính hay là một trò lừa đảo để moi tiền của người dân?
Lừa đảo?
Trong cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Xuân Diện, Viện Hán Môn Ca trù, người đã từng yêu cầu Bộ trưởng bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lên tiếng giải thích về hiệp hội này, ông nêu quan điểm của mình về vụ việc ngôi chùa được cấp chứng nhận này:
Vừa rồi Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam có chứng nhận cho một ngôi chùa ở xóm 2, thôn Vũ Hạ, xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình một cái danh hiệu gọi là Việt Nam linh thiêng cổ tự. Linh thiêng cổ tự là cái gì? Đó chính là một cái chứng nhận vớ vẩn mà người dân bị tổ chức này lừa đảo như vậy.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-federate-of-unesco-association-trick-pp-f-money-lh-02242017112107.html
Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích trái thẩm quyền
Trả lờiXóaKhông tổ chức đón nhận bằng chứng nhận “Việt Nam linh thiêng Cổ tự” tại di tích chùa Văn Phú, quận Hà Đông, Hà Nội.
Đây là quan điểm của lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội trong buổi thông tin với báo chí vào ngày 29/12 khi đề cập đến việc chùa Văn Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã nhận bằng chứng nhận “Việt Nam linh thiêng Cổ tự” và “Không gian văn hóa du lịch tâm linh” do Liên hiệp các hội Unesco Việt Nam cấp. Hai bằng chứng nhận này đã được chùa Văn Phú đưa về di tích.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã làm việc với sư trụ trì chùa Văn Phú cùng đại diện UBND quận Hà Đông, UBND phường Phú La (quận Hà Đông) về vấn đề này.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị UBND quận Hà Đông chỉ đạo các phòng, ban liên quan của quận và UBND phường Phú La không tổ chức hoạt động đón nhận bằng chứng nhận “Việt Nam linh thiêng Cổ tự” và “Không gian văn hóa du lịch tâm linh” cấp tại chùa Văn Phú. Đồng thời, Sở đề nghị khẩn trương đưa hai bằng chứng nhận này ra khỏi di tích trước ngày 5/1/2018.
Đặc biệt, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị, Công an quận Hà Đông điều tra, làm rõ những khoản chi phí liên quan đến việc cấp bằng chứng nhận trên tại di tích.
Theo ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, chùa Văn Phú được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa năm 1998, việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích phải tuân theo quy định của pháp luật. Việc Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam tổ chức cấp bằng chứng nhận trên cho di tích là trái với thẩm quyền của tổ chức này.
Theo báo cáo của Phòng Văn hóa và Thông tin các quận, huyện, thị xã, thời gian qua Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã cấp bằng chứng nhận cho hệ thống đền đạt chuẩn hóa đền thờ Tam, Tứ phủ theo nghi lễ văn hóa truyền thống Việt Nam, bằng chứng nhận “Việt Nam linh thiêng Cổ tự” và “Không gian văn hóa du lịch tâm linh” cho các ngôi đền, chùa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Qua kiểm tra thực tế tại một số di tích được phản ánh trên địa bàn như trường hợp cấp bằng công nhận “Việt Nam linh thiêng Cổ tự” và “Không gian văn hóa du lịch tâm linh” cho chùa Văn Phú, quận Hà Đông, không thông qua các cơ quan quản lý tại địa phương, không được người dân, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội tiến cử, giới thiệu, không ban hành tiêu chí xét tặng, không có hồ sơ tiếp cận di tích.
https://baotintuc.vn/doi-song-van-hoa/lien-hiep-cac-hoi-unesco-viet-nam-cap-bang-chung-nhan-di-tich-trai-tham-quyen-20171229225209217.htm
Bộ Văn hóa 'tuýt còi' 3 hội vì cấp danh hiệu trái phép
Trả lờiXóaLiên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam vừa bị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu dừng việc cấp danh hiệu trái phép.
Trong văn bản gửi các địa phương ngày 10/3, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên khẳng định việc Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam tổ chức vinh danh và công nhận "Cây di sản"; cấp bằng cho hệ thống đền đạt chuẩn đền thờ Tam, Tứ phủ; Bằng công nhận "Việt Nam Linh thiêng cổ tự"; Bằng chứng nhận "Nghệ nhân văn hóa dân gian", là trái với thẩm quyền của các tổ chức hội.
Các hoạt động trên không phù hợp với quy định của Luật sửa đổi Luật di sản, Luật thi đua khen thưởng và Nghị định về các hoạt động của tổ chức hội, liên hiệp hội.
yêu cầu dừng việc cấp danh hiệu trái phép.
Trong văn bản gửi các địa phương ngày 10/3, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên khẳng định việc Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam tổ chức vinh danh và công nhận "Cây di sản"; cấp bằng cho hệ thống đền đạt chuẩn đền thờ Tam, Tứ phủ; Bằng công nhận "Việt Nam Linh thiêng cổ tự"; Bằng chứng nhận "Nghệ nhân văn hóa dân gian", là trái với thẩm quyền của các tổ chức hội.
Các hoạt động trên không phù hợp với quy định của Luật sửa đổi Luật di sản, Luật thi đua khen thưởng và Nghị định về các hoạt động của tổ chức hội, liên hiệp hội.
bo-van-hoa-tuyt-coi-3-hoi-vi-cap-danh-hieu-trai-phep
Bằng chứng nhận "Nghệ nhân văn hóa dân gian" bị Bộ Văn hóa "tuýt còi". Ảnh: Xuân Hoa.
Lãnh đạo Bộ Văn hóa đã yêu cầu 3 cơ quan phải dừng việc tổ chức tôn vinh và cấp các loại danh hiệu nêu trên, đồng thời đề nghị các tỉnh, thành không tổ chức các hoạt động nêu trên ở địa bàn quản lý, hướng dẫn lập hồ sơ xếp hạng di tích và xét tặng danh hiệu nghệ nhân đúng quy định.
Thời gian qua, các địa phương và báo chí đã phản ánh về việc các Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam; Hội Sinh vật cảnh Việt Nam tổ chức vinh danh và công nhận một số danh hiệu có nhiều biểu hiện tiêu cực, thậm chí có tình trạng cơ quan cấp bằng yêu cầu doanh nghiệp tài trợ tiền để được nhận danh hiệu.
https://vnexpress.net/thoi-su/bo-van-hoa-tuyt-coi-3-hoi-vi-cap-danh-hieu-trai-phep-3553610.html
Như vậy là trắng, đen đã rõ ràng; cần phải dẹp ngay các hiện tượng tiêu cực này
XóaChủ trang GTL phân tích có lý.
Trả lờiXóaTại sao lãnh đạo Bộ VHTTDL chưa lên tiếng vụ này nhỉ?
Bộ VHTTDL vẫn kiên trì ... im lặng, trong khi vẫn tiếp tục cấp bằng di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
Trả lờiXóaLễ kỷ niệm 434 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) và đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã diễn ra tối 23/12 (tức ngày 28/11 năm Kỷ Hợi), tại Quảng trường tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm tại xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.
https://cdnmedia.baotintuc.vn/Upload/3qVxwVtNEPp6Wp9kkF77g/files/2019/12/21/trang-trinh.jpg
Chú thích ảnh
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam trao Bằng chứng nhận của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cho lãnh đạo huyện Vĩnh Bảo. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Bảo Nguyễn Trọng Nhưỡng cho biết: Thông qua chuỗi hoạt động kỷ niệm ngày mất của Danh nhân và Lễ đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhằm tiếp tục tuyên truyền, giới thiệu về thân thế, sự nghiệp, công lao của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giá trị của lễ hội, giá trị của di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua đó, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống văn hóa, tinh thần hiếu học của các thế hệ học sinh, sinh viên và tỏ lòng tri ân của nhân dân với Trạng Trình. Sự kiện này là dịp để tiếp tục thu hút du khách trong nước và quốc tế về tham quan di tích, góp phần vào sự phát triển du lịch, dịch vụ, kinh tế của thành phố Hải Phòng và huyện Vĩnh Bảo.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi (1491), năm Hồng Đức thứ 21 đời vua Lê Thánh Tông tại làng Trung Am (huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương), nay là thôn Trung Am (xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Trạng Trình xuất thân trong gia đình có truyền thống khoa bảng. Phụ thân của ông được phong tước Thái Bảo nghiêm quận công, mỹ tự Văn Định, đạo hiệu Cù Xuyên tiên sinh. Thân mẫu Trạng là Nhữ Thị Thục, con quan Thượng thư Bộ Hộ Nhữ Văn Lan ở làng An Tử (huyện Tiên Lãng). Khi còn nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nổi tiếng là thần đồng với trí thông minh nổi bật.
Dưới thời nhà Mạc, trong hai kỳ thi vào năm 1529 - 1532 Nguyễn Bỉnh Khiêm không ra ứng thi. Năm 1535, Trạng đổi tên từ Nguyễn Văn Đạt thành Nguyễn Bỉnh Khiêm dự thi Hội ở Văn Miếu Mao Điền (trấn lỵ Hải Dương) và đỗ đầu (Hội nguyên). Tiếp đó vào thi Đình, ông lại đỗ đầu ba giáp Tiến sĩ, đạt danh hiệu Tiến sĩ cập đệ nhất danh (Trạng nguyên). Với thành tích thi cử này, ông được vua Mạc bổ nhiệm chức Đông các hiệu thu, Tả thị lang bộ Hình, rồi Đông các Đại học sĩ, Tả thị lang bộ lại...
XóaVào tháng 8 năm Nhâm Dần 1542, sau khi dâng sớ chém 18 lộng thần không được vua Mạc chấp thuận, ông treo ấn từ quan về quê mở trường dạy học. Về quê, ông dựng quán Trung Tân, lập Am Bạch Vân làm trường dạy học, lấy biệt hiệu Bạch Am cư sĩ, sáng tác thơ (đặc biệt là tập thơ Nôm "Bạch Vân thi tập"), tập hợp các thi gia sáng tác, xướng họa.
Từ trải nghiệm cuộc đời, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ẩn chứa ba cuộc đối thoại: đối thoại với cuộc đời xã hội, với thiên nhiên và với chính bản thân mình. Am Bạch Vân đã trở thành trung tâm đào tạo nhân tài của đất nước lúc đó với những tên tuổi còn mãi lưu sử sách như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Quyện, Đinh Thời Trung, Lương Hữu Khánh…
Sau khi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đời, năm 1586 vua Mạc ban cấp cho làng Trung Am ba ngàn quan tiền để lập đền thờ, gắn biển chính đề chữ của nhà vua: Mạc Triều Trạng Nguyên tể tướng từ (Đền thờ quan tể tướng, Trạng nguyên triều Mạc), ban cho địa phương một trăm mẫu ruộng thờ. Với câu sấm của Trạng "Đầu thu gà gáy xôn xao/Trăng xưa sáng tỏ lối vào Thăng Long", nhiều người đã giải mã: trăng xưa - cổ nguyệt ghép thành chữ Hồ, sáng là chữ Minh, tỏ là chữ Chí. Như vậy ý hai câu thơ dự báo Cách mạng tháng Tám năm Ất Dậu 1945 thành công, Hồ Chí Minh vào Thăng Long, Hà Nội, đất nước được độc lập, tự do.
Nhân dân ta, Nhà nước ta đã và đang trân trọng những di sản văn hoá quý báu của Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà văn hóa tiêu biểu của dân tộc ở thế kỷ 16. Di tích lịch sử đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015). Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm có sứ mệnh lịch sử đặc biệt, vừa là nơi để tri ân những đóng góp của một danh nhân trong lịch sử, vừa là địa điểm diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân thành phố Cảng và du khách thập phương.
Thành phố Hải Phòng đã chọn di tích lịch sử đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm để tổ chức lễ tôn vinh học sinh, sinh viên xuất sắc của thành phố hằng năm. Đặc biệt, tên của Danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được lấy đặt cho nhiều con đường, trường học ở Việt Nam. Tại Hải Phòng có một con phố mang tên Trạng Trình và con đường mang tên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc phường Bến Nghé, Quận 1, là một trong những con đường lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc bậc nhất của thành phố này.
Lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm diễn ra trong ba ngày 22, 23 và 24/12/2019 (tức ngày 27, 28 và 29/11 năm Kỷ Hợi). Ngoài các nghi lễ truyền thống, tại lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm dấu ấn vùng miền như: giải vật truyền thống, đu sòng, bắt chạch trong chum, kéo co...
Đoàn Minh Huệ (TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ đồng ý để Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay mặt Chính phủ ký Hồ sơ "Nghệ thuật Xòe Thái" trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật của loại hình múa truyền thống đặc sắc này.
Trả lờiXóahttps://www.vietnamplus.vn/bao-ton-phat-trien-nghe-thuat-xoe-thai-loai-hinh-mua-dac-sac/613776.vnp
Điều đó thật đáng mừng nếu được UNESCO công nhận
XóaTôi biết, chị Đồng Thị Kim Thanh là bạn đọc nghiêm túc đã theo dõi Google.tienlang ngay từ những ngày đầu mới lập trang này. Do vậy, chị Thanh hiểu các bạn trẻ chủ trang hơn ai hết. Câu trả lời của chị Thanh cũng chính là của chủ trang.
Trả lờiXóa=====
Đồng Thị Kim Thanh00:48 22 tháng 12, 2019
Tôi cho rằng chính ông TS Frank Proschan KHÔNG hiểu tiếng Việt nên mới đưa ra nhận xét "KHÔNG CÓ khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” trong Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
Hoặc cũng có thể người phiên dịch của Hội thảo hôm qua không hiểu rõ tiếng Anh nên cũng không hiểu những gì ông TS Frank Proschan nói và đã dịch sai. Rồi mấy ông bà đại diện cho Bộ VH-TT-DL cũng dốt tiếng Anh nên thấy người phiên dịch hội nghị dịch như thế thì vội tin ngay, rồi đổ lỗi cho báo chí...
Thật buồn cười với người Việt chúng ta.
Một từ "Soldats" trong tiếng Pháp mà Alexandre de Rhodes từng sử dụng mà toàn những cây đa cây đề trong giới nghiên cứu Việt Nam gần trăm năm qua đã tranh cãi dịch sang tiếng Việt như thế nào, đến nay chưa ngã ngũ! Tất nhiên, những người nghiêm túc công bằng và am hiểu thì phải dịch là "Những người lính". Nhưng những vị muốn bênh ông giáo sĩ này thì khăng khăng đòi dịch là "những người truyền giáo"!
Còn chuyện có hay không khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” trong Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể thì một điều hết sức đơn giản là hãy vào trang web chính thức của UNESCO xem Công ước đó nói gì. Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là một văn bản quốc tế. Đâu có phải bí mật gì đâu mà mấy ông bà Nguyễn Thị Thu Trang , Phạm Cao Quý và các nhà báo không thể đọc được? Hay là cũng dốt tiếng Anh?
Tất nhiên, trang web chính thức của UNESCO người ta dùng tiếng Anh.
Mời mọi người đọc Toàn văn Công ước năm 2003 của UNESCO trên trang web chính thức của tổ chức này.
Text of the Convention for the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage
https://ich.unesco.org/en/convention
Nguyên văn Phần IV và Điều 16 như sau.
----
"IV. Safeguarding of the intangible cultural heritage at the international level
Article 16 – Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity
1. In order to ensure better visibility of the intangible cultural heritage and awareness of its significance, and to encourage dialogue which respects cultural diversity, the Committee, upon the proposal of the States Parties concerned, shall establish, keep up to date and publish a Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity.
2. The Committee shall draw up and submit to the General Assembly for approval the criteria for the establishment, updating and publication of this Representative List."
---
Vấn đề còn lại là dịch cái đoạn tiếng Anh tên của Điều 16 này sang tiếng Việt như thế nào "Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity"? Có phải là "Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" hay không?
Trong phát biểu của ông TS Frank Proschan hôm qua (theo như báo Văn hóa phản ánh) nhấn mạnh đến thuật ngữ "sở hữu". Tức là ông ấy lo ngại rằng một khi coi "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" (hoặc của quốc gia) thì cộng đồng có di sản đó bị tước mất quyền sở hữu, rồi quốc tế hoặc nhà nước sẽ can thiệp vào di sản, sửa đổi di sản...
Thế nhưng, chắc chắn rằng ở Việt Nam, các cơ quan nhà nước sẽ không làm như vậy. Sự công nhận của nhà nước chính là sự bảo vệ các di sản."
http://googletienlang2014.blogspot.com/2019/12/nong-chuyen-di-san-van-hoa-phi-vat-hoa.html?showComment=1576950514319#c6175164515252958145
Bài của Google.tienlang rất đáng chú ý:
Trả lờiXóaThứ Bảy, 21 tháng 12, 2019
Nóng chuyện “Di sản văn hóa phi vật thể”- HÓA RA BẤY NAY BỘ VĂN HÓA ĐÁNH LỪA NGƯỜI DÂN?
http://googletienlang2014.blogspot.com/2019/12/nong-chuyen-di-san-van-hoa-phi-vat-hoa.html
Quan điểm của Google.tienlang thể hiện qua nhận xét của bạn Đồng Thị Kim Thanh nhận được sự đồng tình của ông Nguyễn Sanh Châu, nguyên Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Tổ chức UNESCO.
Đại sứ Phạm Sanh Châu khẳng định UNESCO vinh danh di sản ở phạm vi toàn cầu
CẬP NHẬT: 10:45 | 30/12/2019
Tại, hội thảo "Huy động truyền thông trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể" do UNESCO Hà Nội, Cục Di sản văn hóa và Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 18/12 tại Hà Nội, tiến sĩ Frank Proschan, cựu cán bộ chương trình cao cấp của UNESCO, cố vấn của UNESCO về Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể năm 2003, học giả Fullbirght 2019 - 2020 có chia sẻ và được dịch lại: Công ước năm 2003, di sản văn hóa phi vật thể chỉ được sở hữu, công nhận bởi cộng đồng, nhóm cá nhân và một số trường hợp là các cá nhân. Như thế có nghĩa là không có di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia hay của nhân loại mà chỉ có di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng tại một quốc gia nào đó.
di sản
Thày Then đang thực hiện nghi lễ. Ảnh: Hồ sơ đệ trình UNESCO (Ảnh: Cao Quý)
Tiến sĩ Frank Proschan cũng cho rằng, Công ước 2003 cũng bác bỏ việc xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể nên không có khái niệm xếp hạng di sản theo cấp tỉnh, cấp quốc gia hay cấp thế giới.
Tuy nhiên, trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều văn bản của cơ quan quản lý nhà nước, của chuyên gia, nhà nghiên cứu thường chuyển tải sai là UNESCO vinh danh, công nhận di sản văn hóa phi vật thể nào đó là của thế giới, của nhân loại. Đây là cách hiểu lầm tai hại. Nếu hiểu như thế, quốc gia, nhân loại có quyền can thiệp, thậm chí can thiệp quá sâu, làm ảnh hưởng đến quyền của cộng đồng sở hữu di sản, thậm chí làm di sản trở nên méo mó.
Chia sẻ của tiến sĩ Frank Proschan đã khiến nhiều người dậy sóng bởi lâu nay, những di sản phi vật thể của Việt Nam được UNESCO vinh danh vẫn được nước nhà vinh dự, tự hào là di sản phi vật thể đại diện nhân loại.
Ông Phạm Sanh Châu, nguyên Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Tổ chức UNESCO chia sẻ: "Với tư cách nguyên là Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Tổ chức UNESCO giai đoạn 2000-2003, là người trực tiếp tham gia thảo luận và thông qua Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hoá Phi Vật thể của UNESCO tháng 10/2003, là người tham gia xây dựng và bảo vệ rất nhiều hồ sơ di sản phi vật thể của Việt Nam, tôi xin trân trọng khẳng định rằng bằng việc xem xét, thảo luận, thậm chí bỏ phiếu để thông qua từng Nghị quyết ghi danh vào Danh sách Di sản vật thể đại diện của nhân loại, một di sản phi vật thể của một cộng đồng do một Quốc gia thành viên Công ước 2003 đệ trình, UNESCO đã chính thức vinh danh di sản đó ở phạm vi toàn cầu.
Hành động mà sau khi gõ búa thông qua Nghị quyết, Chủ tịch phiên họp chúc mừng, cả hội trường vỗ tay, các đoàn lần lượt đến chúc mừng và tất cả truyền hình trực tiếp cho thế giới biết được gọi là vinh danh. Giống như lễ trao giải Oscar tuy không hoành tráng bằng và Ban Giám khảo ở đây là một Uỷ ban gồm 24 Quốc gia được bầu chọn rất cạnh tranh".
https://vietnamnet.vn/vn/thong-tin-unesco/di-san/dai-su-pham-sanh-chau-khang-dinh-unesco-vinh-danh-di-san-o-pham-vi-toan-cau-604255.html
Để báo chí lên tiếng về vấn đề này là rất nguy hiểm; vậy nên cần phải rút kinh nghiệm ngay
Trả lờiXóaBỘ VĂN HÓA ĐÃ "NÓI LẠI CHO RÕ" VÀ ĐỒNG TÌNH VỚI GOOGLE.TIENLANG: ÔNG TS Frank Proschan NÓI BẬY!
Trả lờiXóaCục Di sản văn hóa trả lời về việc vinh danh di sản văn hóa của UNESCO
HOÀNG LÂN
dientu@hanoimoi.com.vn
Đánh giá tác giả:
14:16 thứ sáu ngày 03/01/2020
Hát Then được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
(HNMO) - Trước băn khoăn của dư luận về thông tin Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) không vinh danh, công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, sáng 3-1-2020, Cục Di sản văn hóa chính thức có ý kiến về vấn đề này.
Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đã được UNESCO ghi danh tại Danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tại cuộc họp báo thường kỳ quý IV năm 2019 diễn ra sáng 3-1-2020 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức, Chánh Văn phòng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Thái Bình và Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Trần Đình Thành đã trả lời những băn khoăn liên quan đến việc vinh danh của UNESCO đối với những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
Ngọn nguồn của những băn khoăn nói trên xuất phát từ ý kiến của Tiến sĩ Frank Proschan, cựu cán bộ chương trình cao cấp của UNESCO, cố vấn của UNESCO về Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể năm 2003 tại một cuộc hội thảo do UNESCO Hà Nội, Cục Di sản văn hóa và Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp tổ chức vào ngày 18-12-2019 tại Hà Nội.
Tiến sĩ Frank Proschan cho rằng, Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể năm 2003 bác bỏ việc xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể nên không có khái niệm xếp hạng di sản theo cấp tỉnh, cấp quốc gia hay cấp thế giới.
Ý kiến của Tiến sĩ Frank Proschan sau đó đã gây nên nhiều băn khoăn trong dư luận, đặc biệt là vấn đề hiểu thế nào cho đúng thuật ngữ mà UNESCO đã vinh danh những di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam.
Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Trần Đình Thành cho rằng, ý kiến phát biểu của Tiến sĩ Frank Proschan chỉ mang tính cá nhân, không đại diện cho một tổ chức. Hơn nữa, những ý kiến này được phát biểu tại một hội thảo, sau đó được chuyển ngữ, dịch lại bằng tiếng Việt nên có thể nội dung, ý tứ của lời phát biểu chưa được chuyển dịch một cách chính xác, thấu đáo.
Ông Trần Đình Thành khẳng định, Việt Nam lập các hồ sơ di sản trình UNESCO không với mục đích chạy theo hình thức, mà quan trọng hơn là để ghi nhận những nỗ lực của cộng đồng trong việc thực hành, bảo vệ, phát huy di sản.
“UNESCO đánh giá cao Việt Nam trong việc kêu gọi cộng đồng tham gia vào việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản. Những ghi nhận, vinh danh của UNESCO dành cho bất cứ di sản nào cũng mang mục đích tác động đến các địa phương, cơ quan quản lý nước sở tại có thêm nhiều hành động thiết thực để bảo vệ di sản. Thực tế, nhiều tỉnh, thành phố có di sản được UNESCO vinh danh đã có sự đầu tư cho công tác bảo tồn như xây dựng thêm nhà hát, tổ chức các lớp truyền dạy di sản cho thế hệ trẻ… Đó mới là tinh thần đáng quý từ những danh hiệu mà UNESCO vinh danh”, ông Trần Đình Thành cho biết.
Chánh Văn phòng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Thái Bình cho biết thêm, đến nay, Việt Nam có 13 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO vinh danh. Những di sản này đều được vinh danh dựa trên những tiêu chí của UNESCO và có giá trị nhất định với cộng đồng.
http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Van-hoa/954581/cuc-di-san-van-hoa-tra-loi-ve-viec-vinh-danh-di-san-van-hoa-cua-unesco