Mấy
ngày nay, trên công luận tranh cãi không ngớt về việc Đà Nẵng đã thất bại trong
việc dự định vinh danh ông Tây mắt xanh mũi lõ- giáo sĩ Đắc Lộ mà mấy ông ở Hội
sử học Đà Nẵng nghĩ rằng ông Tây này là ông tổ chữ quốc ngữ.
Tranh
cãi nhiều, đau cả trôốc, à đau cả đầu.
Cuối
tuần, mời các bạn thư giãn chút nha!
Nhiều
vị khoe bằng cấp giáo sư tiến sĩ đầy mình nhưng lại không hề biết rằng từ trước
cả trăm năm, khi ông Tây mắt xanh mũi lõ- giáo sĩ Đắc Lộ đến Việt Nam để truyền
giáo (năm 1625) thì người Việt ta đã có tiếng nói, chữ viết của riêng mình. Tiếng
Nghệ là một trong số đó.
Tương
truyền, ngày xửa ngày xưa...
Từ
"nỏ" (nghĩa là “không”) trong tiếng Nghệ là từ tiếng Việt duy nhất mà
người Anh vay mượn, nhưng mà chưa thấy trả. Nó lấy luôn thành từ “No” mà chúng
ta được học ngày nay. Cũng chưa thấy ai đi đòi tiền bản quyền cả (Nhưng tôi
nghĩ sẽ phải có vụ kiện tầm cỡ Apple và Samsung ra đời)!
Vụ kiện Apple và Samsung
Chuyện
kể rằng vào thế kỷ XVI, một nhà thám hiểm người Anh tên là Francis Drake trong
chuyến hành trình vòng quanh thế giới của mình đã cập cảng Cửa Lò Gạch-Nghệ An
(Nay gọi tắt là Cửa Lò).
Phó Đô đốc Francis Drake, (1540 - 28 tháng 1 1596) là một nhà thám hiểm hàng
hải, thuyền trưởng người Anh vào thời nữ hoàng
Elizabeth I. Ông là người thứ hai đi chu du vòng quanh thế giới bằng đường biển.
Tiếp xúc với người dân nơi đây, ông Francis Drake thấy tiếng Nghệ
nghe hay và dễ thương quá đi, thế là đòi học cho bằng được. Sau 1 thời gian dùi
mài kinh sử, ông đã đọc thông viết thạo tiếng Nghệ, thi INTLTS (International
Nghệ - Tĩnh Language Testing System) được 9.0, thi TONTIC (Test of Nghệ - Tĩnh
for International Communication) được 990 điểm.
Hí
ha hí hửng ông ta quay trở về nước Anh với tham vọng truyền bá tiếng Nghệ -
Tĩnh cho toàn dân (dân ngu khu đen), lúc đó đang trong tình trạng ngu muội.
Nhưng tiếc thay trên đường trở về ông ta ăn nhầm phải cá nóc, không chết nhưng
bị mất trí nhớ. Vì vậy ông ta quên hết sạch toàn bộ từ tiếng Nghệ - Tĩnh đã được
học, chỉ nhớ mỗi từ "nỏ", mà lại đọc chệch thành "nâu". Từ
"no" trong English được ra đời từ đó. Giá như Francis Drake không bị mất
trí nhớ do sự cố ngộ độc cá nóc, thì chắc là tiếng Nghệ - Tĩnh (tiếng Việt) sẽ
là ngôn ngữ phổ thông toàn cầu. Thật tiếc! Một tai nạn (ăn cá nóc) tưởng nhỏ nhưng lại làm xoay chuyển lịch sử ngôn ngữ thế giới!
Thế nhưng, do những ưu việt của tiếng Nghệ, các nhà ngôn ngữ quốc tế ngày nay vẫn miệt mài nghiên cứu đặng phổ biến tiếng Nghệ trên toàn cầu.
Thế nhưng, do những ưu việt của tiếng Nghệ, các nhà ngôn ngữ quốc tế ngày nay vẫn miệt mài nghiên cứu đặng phổ biến tiếng Nghệ trên toàn cầu.
Mời bạn đọc thưởng thức video clip
Ví dặm xứ Nghệ- ĐÁNH MỸ
Cùng bài Ví dặm này dưng được đặt tên là
"Thần sấm ngã"
Biểu diễn- CLB dân ca Ví dặm xã Cẩm Mỹ huyện Cẩm Xuyên, Hà Tịnh
"Thần sấm ngã"
Biểu diễn- CLB dân ca Ví dặm xã Cẩm Mỹ huyện Cẩm Xuyên, Hà Tịnh
LÔNG
CƠN
Buồi
túi ả Chắt đang đóng cựa cấy chuồng ga thì nghe loa thông báo :
"
A lô a lô ! Đây là đài phát thanh cùa xà ta , sáng ngày mơi toàn thề mọi ngài tập
trung chộ cươi HTX đề đi lông cơn vô dịp tết.
Thanh
niên nam nự lông nhiều và dày ở giựa trọt , mấy cố tra lông lưa thưa ở hai bên
cẳng trọt . Còn mấy em nhi đồng không có lông thì múc nác tười cơn.
Khi
nghỉ giải lao dơ buồi vô háng Ả Hoe mà uống nác nỏ mất tiền mô
TRỒNG
CÂY
Buổi
tối cô Chắt đang đóng cửa cái chuồng gà thì nghe loa thông báo
"
A lô a lô ! Đây là đài phát thanh của xã ta , sáng ngày mai toàn thể mọi người
tập trung nơi sân HTX để đi trồng cây vào dịp tết.
Thanh
niên nam nữ trồng nhiều và dày ở giữa đồi , mấy ông bà già trồng lưa thưa ở hai
bên chân đồi. Còn mấy em nhi đồng không phải trồng thì múc nước tưới cây
Khi
nghỉ giải lao giữa buổi thì vô hàng cô Hoe uống nước không mất tiền đâu.
*
Trọt: Bãi đất hoang nhô cao ở giữa cánh đồng.
Hoàng Ngân Thương Sưu tầm
"Sốt" học tiếng Nghệ
Trả lờiXóaGiadinhNet - Chỉ trong một thời gian ngắn, bài viết có tựa đề "Giáo trình tự học tiếng Nghệ" đã lan truyền trong cộng đồng mạng với tốc độ rất nhanh.
"Giáo trình" trình bày chi tiết và khoa học những kiến thức cơ bản và những ví dụ sống động đã xuất hiện trên nhiều diễn đàn tạo nên một cơn sốt học tiếng Nghệ thực sự. Ký túc xá một số trường Đại học tại Hà Nội như ĐH Bách Khoa, ĐH Kinh tế Quốc dân,... "giáo trình" đã được in ra để truyền tay nhau học.
Cùng học "mô, tê, răng, rứa"
Đã từ lâu, xứ Nghệ (Nghệ An, Hà Tĩnh) thường được nhắc đến với hình ảnh rất đẹp: "Đường vô xứ Nghệ quanh quanh. Non xanh nước biếc như tranh họa đồ". Ở nơi nào cũng có ngôn ngữ địa phương riêng, cái vùng đất "như tranh họa đồ" ấy cũng có thứ ngôn ngữ rất đặc biệt.
Ghé thăm các diễn đàn của giới trẻ, chẳng có gì khó khăn để bắt gặp những dòng chia sẻ về tiếng Nghệ. Bởi phong trào học tiếng Nghệ đang trở thành "cơn sốt". Bạn trẻ có nickname: boy1202 chia sẻ: "Mình ở cùng thằng bạn người Nghệ An. Lúc nó nói với mình dùng từ phổ thông đã thấy khó nghe, còn lúc nó gặp đồng hương thì chẳng hiểu chi răng rứa. Tiếng Nghệ nói vừa nhanh lại dùng từ địa phương. Họ chuyện trò líu lo với nhau bằng "thổ ngữ" mà mình tưởng họ dùng ngoại ngữ. Chuyến này quyết tâm học tiếng Nghệ". Có bạn khác lại chi biết: "Hồi học Đại học, nghe hai ông Nghệ An cãi nhau, họ nói nhanh nên nghe chẳng hiểu gì, ngang ngửa kiểu nghe người nước ngoài nói chuyện. Hết 4 năm ở Vinh cũng có chút vốn tiếng Nghệ, nhưng có nhiều từ mình vẫn chưa biết"...
"Giáo trình" tiếng Nghệ đang gây sốt cho giới trẻ là bài viết tương đối công phu với mục đích nhằm "khắc phục tình trạng mình nói mà các bạn ngoài Bắc nghe không hiểu gì, đồng thời đáp ứng nhu cầu học tiếng Nghệ An ngày càng cao của một số anh chị em ngoài Bắc muốn làm dâu rể Nghệ An".
Theo giáo trình, tiếng Nghệ có ngữ pháp thống nhất với tiếng Việt nói chung và khá giống các tỉnh miền Trung (từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế) ở các từ vựng cơ bản như "mô, tê, răng, rứa".
Người Anh đã mượn "Nghệ ngữ"?
Tuy nhiên, để hiểu được tiếng Nghệ không phải là chuyện một sớm một chiều. Ngay sau khi nghiền ngẫm giáo trình tiếng Nghệ, cảm nhận đầu tiên của nhiều bạn trẻ không phải người Nghệ An, Hà Tĩnh là tiếng Nghệ cực kỳ khó "nhằn". Thành viên kubihihihi, diễn đàn Vozforum nhận xét: "Học tiếng này cũng như học tiếng Anh, cứ phải tiếp xúc nhiều mới nói sõi được, chứ cứ đọc công thức thì không thể nào mà nhớ nổi". Theo những thành viên là người gốc Nghệ thì "giáo trình" trên mới chỉ cung cấp những kiến thức cực kỳ sơ đẳng, đặc biệt là từ vựng tiếng Nghệ.
Người Nghệ vẫn đùa rằng người Anh đã mượn từ Nghệ vào vốn ngôn ngữ của họ. Đó là từ "nỏ" (nghĩa là "không"). Chuyện kể rằng vào thế kỷ XVI, một nhà thám hiểm người Anh tên là Francis Drake trong chuyến hành trình vòng quanh thế giới của mình đã cập cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh). Tiếp xúc với người dân nơi đây, ông ta thấy tiếng Nghệ Tĩnh nghe rất hay và dễ thương, thế là đòi học cho bằng được. Sau thời gian dùi mài kinh sử, ông đã đọc thông viết thạo tiếng Nghệ Tĩnh.
Nhiều bạn trẻ cho biết, người lập ra từ điển này là một người rất am hiểu tiếng Nghệ An và ngôn ngữ chung. Cách viết dễ hiểu và hợp với sự tiếp nhận của giới trẻ. Thậm chí trên website vidamdodua... có tác giả còn viết dài kỳ về từ điển tiếng Nghệ An gồm giọng Nghệ, tiếng Nghệ, ngôn ngữ riêng của người Nghệ... làm cho độc giả cảm thấy rất thích thú.
Học để... làm dâu
Những quy tắc thú vị trong tiếng Nghệ
Trong phần hướng dẫn đọc và hiểu tiếng Nghệ, người viết biên soạn "giáo trình" cũng đưa ra một số công thức để người đọc dễ hiểu từ âm tiết, các dấu, đến ngữ điệu để đọc. Tiếng Nghệ Tĩnh về cơ bản là giống với các tỉnh miền Trung (từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế), các từ cơ bản là "mô, tê, răng, rứa".
Về âm điệu, trong "từ điển tiếng Nghệ" cũng ghi rõ: "Dấu ngã (~) thành dấu nặng (.) nên mới nghe giọng Nghệ An và Hà Tĩnh nặng trình trịch (ở một số vùng, dấu hỏi (?) cũng nói thành dấu nặng (.). Các phụ âm s và x, tr và ch, r và d, người Nghệ Tĩnh phát âm rất rõ ràng (nên viết ít sai)"…
XóaTại ký túc xá Đại học Bách Khoa, nơi có rất nhiều sinh viên đến từ hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, phong trào học tiếng Nghệ khá phổ biến.
Lệ Xuân, sinh viên năm thứ 2 quê ở Đông Triều, Quảng Ninh kể: "Lúc mới xuống Hà Nội ở cùng phòng với 2 bạn người Nghệ An. Ban đầu, em thấy tiếng Nghệ rất khó nghe, thậm chí khi 2 bạn ấy nói chuyện với nhau thì những người còn lại trong phòng không hiểu được gì. Nghe dần thành quen lại thấy thú vị. Tại sao lại không nhờ họ bày cho mình học tiếng Nghệ. Nhưng nói thật học tiếng Nghệ trúc trắc khó nhớ lắm. Gần 2 năm làm quen với "ngoại ngữ" này, giờ em đã có thể giao tiếp tiếng Nghệ với người Nghệ rồi. Chỉ có điều, biết tiếng Nghệ là một chuyện. Phát âm được theo họ lại là chuyện khó hơn nhiều".
Mai Hương sinh viên năm cuối Đại học Bách Khoa chia sẻ: "Bạn trai của em người Hà Tĩnh. Lúc đầu mới nhập học, thấy "hắn" cố nói tiếng phổ thông mà phát âm cứ nặng trình trịch, rất "nhà quê". Quen rồi thân rồi yêu "hắn" lúc nào không hay. Chẳng hiểu sao khi yêu người, em yêu luôn cả cái giọng "nặng trịch" nhưng rất dễ thương của "hắn". Cũng từ lúc yêu nhau, cứ hẹn hò hoặc đi chơi với nhau bọn em thống nhất là dùng tiếng Nghệ. Bây giờ vốn tiếng Nghệ của em tương đối ổn. Không sợ lúc về làm dâu xứ Nghệ, bố mẹ chồng nói gì không hiểu lại bị cho là khinh người".
Hiểu thêm một nét văn hóa độc đáo
Để minh chứng cho khả năng tiếng Nghệ của mình rất tốt, Hương đọc cho tôi bài thơ khá nổi tiếng nói về con gái miền Bắc làm dâu xứ Nghệ. Đọc xong Hương cười: "Đó anh dịch được mấy từ Nghệ trong bài thơ đó đi ".
Hương đọc thơ tiếng Nghệ làm tôi chợt nhớ đến bài thơ đã truyền miệng rất lâu trong giới sinh viên, cũng là một cách học tiếng Nghệ: "Con trâu" thì gọi là "tru"/"Con giun" thì gọi là "trùn" đó nha/"Con gà" thì kêu "con ga"/Còn con "cá quả" gọi ra "cá tràu"/"Con sâu" lại gọi là "trâu"/"Bồ câu" thì gọi "cu cu" đó nà/"Con ruồi" lại gọi là "ròi"/"Con troi" đích thị "con giòi" nhớ chưa/"Con bê" còn gọi là "me"/Con "mọi" là "muỗi" khi nghe đừng cười/Mà cười là choa chửi thẳng tưng/"Trốc cha mi khái cạp" là "đầu bố mày hổ đớp...". Hương bảo, cô đã hiểu hết những từ địa phương trong bài thơ trên. Cũng như Xuân, Hương bó tay với giọng Nghệ: "Chỉ hiểu được, nói được, nhưng phát âm sao cho giống thì em đành chịu".
Chính những suy nghĩ rất cởi mở của các bạn trẻ là muốn tìm hiểu và học hỏi thêm văn hóa giao tiếp và ngôn ngữ vùng miền mà "Từ điển tiếng Nghệ An" được các bạn trẻ rất ủng hộ. Ngày càng có nhiều diễn đàn mở thêm để các thành viên trao đổi việc học "Nghệ ngữ". Điều đặc biệt là những topic này luôn thu hút được lượng bình luận lớn và nó thực sự đã trở thành một phong trào.
XóaHọc thêm tiếng nói của một địa phương chính là hiểu thêm về văn hóa của mảnh đất ấy. Học để nghe và hiểu được tiếng Nghệ lại chẳng dễ chút nào, bởi mỗi nơi mỗi vùng, âm điệu, từ ngữ luôn có sự khác biệt. Có lẽ vì thế mà "Nghệ ngữ" đang trở nên cuốn hút các bạn trẻ!
TIẾNG NGHỆ
Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
Cá quả lại gọi cá tràu
Vo troốc là bảo gội đầu đấy em...
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từ đá sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em.
Nguyễn Bùi Vợi
Hà Phương
Tiếng Nghệ mà phổ thông toàn thế giới thì lúc đó sẽ thế nào nhỉ?
XóaChúc mừng Đội tuyển nữ VN giành Huy chương Vàng Seageme 30!
Trả lờiXóaCứ trận nào vắng Thủy Tiên- Chuyên gia bóng đá của Google.tienlang, KHÔNG BÌNH LUẬN TRƯỚC TRẬN ĐẤU- thì Việt Nam thắng!
Trả lờiXóaHay quá!
Trả lờiXóaAi dịch sang tiếng Anh, làm phụ đề tiếng Anh clip "Ví dặm xứ Nghệ- ĐÁNH MỸ" cho cả thế giới xem!
Đây là một ý tưởng rất hay đấy
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaTỪ ĐIỂN TIẾNG NGHỆ BẰNG VĂN VẦN
Trả lờiXóa===*===
Con trâu thì gọi “con tru”
Con dâu thì gọi “con du” trong nhà
“Mấn” là “váy”, “ngái” là “xa”
“Đi mô?” để hỏi ai là “đi đâu? ”
“Nác su” ý nói “nước sâu”
“Trấy bù” để gọi “quả bầu” đấy nha
“Gác bếp” thì gọi là “tra”
“Lông cơn” thực chất đó là “trồng cây”
“Ra sân” thì nói “ra cươi”
“Đi nhởi” ý nói “đi chơi” ấy mà
“Chúng tao” thì nói là “choa”
“Các bạn”, thân mật gọi là “bọn bay”
“Tê” là “kia”, “ni” là “này”
“Mi” “mần” ý nói là “mày” “làm” thôi
“Chộ” là “thấy”, “nhác” là “lười”
“Mắm tôm” cứ gọi “ruốc hôi” đúng liền
“Đọi” là “bát”, ”nôốc” là “thuyền”
“Khủy chân” đích thị có tên “ắc lè”
“Đàng” là “đường”, “đấy” là “tè”
“Thế thôi” thì nói “rứa hè” là xong
“Rừng” là “rú”,“rào” là “sông”
“Ngá khu” tức thị “ngứa mông” thật rồi
“Mơ” là “mớ”, “thúi” là “hôi”
“Nỏ nhởi” ý nói “không chơi” đó mà
“Tê” là “kia, “tề” là “kìa”
“Cái môi” tên gọi “cái thìa” đó em
“Đánh nhau” – “đập chắc” nhớ liền
“Ra răng” là muốn hỏi em “thế nào”
“Ả” là “chị”, “tau” là “tao”
“Rứa” là “thế”, “răng” là “sao” đó mà
“Bổ” là “ngã”, “mả” là “mồ”
“Lọi cẳng” để nói đó là “duỗi chân”
Vải “đen” ắt hẳn vải “thâm”
”Trụt quỳn” ý nói “tụt quần” thế thôi
“Dốc” là “trôộc”, “đôộng” là “đồi”
“Mui” là để chỉ cái “môi” trước mồm
“Đầu” là “trôốc”, “hun” là “hôn”
“Ló” chưa hết là “Lúa” còn đấy em
“Ngượng” là “rầy” “thích” là “sèm”
Ai hỏi đến “lả” thì châm “lửa” liền
“Nỏ” là “không” nhé đừng quên
“Lá trù” chính xác là tên “lá trầu”
“Mắc” là “bận”, “mô” là “đâu”
“Ăn nể” , “ăn vã” như nhau cả mà
Có người gọi “bọ” là “cha”
“Nương” là “vườn”, “rẫy” gọi là “nương” thôi
“Bù rợ” “bí đỏ” đúng rồi
Nước chè” quê bạn, quê tôi “nác chè”
“Nướng” là phải “náng” đó nghe
Gọi mang lọ “mói” thì bê “muối” liền
Trốc cúi” là “đầu gối” chân
Gọi “đài” múc nước phải cầm “gầu” ngay
“Chủi” là cái “chổi” đây này
Nói “rờ” thì cứ đưa tay mà “sờ”
“Lúc này” tạm nói là “dừ”
“Luộc kỹ gốc” nhé, “Loọc nhừ côộc” nha,
“Con ga” để chỉ “con gà”
“Con bê” choa nói đó là “con me”
“Con suối” cứ gọi là “khe”
”Châu chấu” ngoài đó, ở quê “cào cào”
“Hồ” nước được gọi là “bàu”
“Cá quả” cứ gọi “cá tràu” không sai
“Con người” thì nói “Con ngài”
”Cù cu” tên gọi của loài “bồ câu”
“tối” nói “túi”, “túi” nói “bâu”
“Con sâu” có chỗ gọi “trâu” thật mà
“Hổ bắt” thì nói “khái tha”
“Muỗi”, “giòi” thì gọi đó là “mọi”, “troi”
“Con ruồi” thì nói “Con ròi”
Bắt “tôi” “Nhúng” đít thì “tui” “trụng” quần
“Con giun” phải nói “Con trùn”
“Với chắc” có nghĩa là cùng “với nhau”
“Lộ mô” có nghĩa “chỗ nào”
Nói “vo trôốc” là “gội đầu” đó em
“Gạo” thì gọi “gấu” đừng quên
Ai nói đến “trự” nhớ liền “chữ” ngay
”Chạc” là để chỉ cái “dây”
Nói đi “đâm” gạo hiểu ngay “giã” rồi
Cả anh, em mẹ tới chơi
Đều chào là “cụ” thế thôi em ờ
“Sạu” thì phải hiểu là “ngô”
”O” là bác gái và “cô” đó mà
“Mẹ chồng” vẫn gọi “mụ gia”
“Ràn tru” phải hiểu đó là “chuồng trâu”
“Ròi bu” ý nói “ruồi bâu”
Hỏi nơi “rửa bát” là đâu “lộ chồ”
Gọi “vợ” là “gấy”nhớ cho
Nói “Nhôông” ắt hẳn chính là “chồng” thôi
“Dao khoắm” là “rạ” đúng rồi
Bảo đi lấy “toóc” thì lôi “rạ” về
“Ruộng” là gọi “roọng” đó nghe
“Anh nha” cứ nói “eng hè” là xong
“Suôn” là “thẳng”, “ngoẹo” là “cong”
“Nỏ mần răng cả” là “không việc gì”
“Gõ đầu” là “trọi trốc” mi
“Kệ tau” ý nói làm gì “mặc tôi”
“Trúp vả” để chỉ cái “đùi”
“Ả nậy” – “chị lớn” biết rồi chứ em,
“Ngong” là “ nhìn”, “coi” là “xem”
“Mệ va” – “chị ấy” mong em chớ cười
“Lớn” thì nói “nậy” thế thôi
“Lõi” ngô, lõi mít nói “cồi” đừng lo
“Cây cọ” choa nói “cơn tro”
Gọi “tắn”, gọi “tít” “rắn” bò “rết” ra
“Mạo” là cái “mũ” đó nha
Trong đó từ “rạc” nghĩa là “xác xơ”
“Anh” là “eng”, “cô” là “O”
“Mun” trong bếp củi là “tro bếp” mà…
“Hãi” ma tức là “sợ” ma
Nói ai “khun nậy” chính là “lớn khôn”
“Cái ghế” thì gọi “cấy đòn”
“Ăn vụng” – “ăn phúng” là con một nhà
“Bà già” thì gọi “mụ tra”
Mẹ kêu lấy “đúa” cầm ra “rổ” này
“Tâm thần” thì gọi “ra ngây”
“Nồi đất” thì lại gọi ngay “trách bù”
Bạn biết nhiều quá nhiều về tiếng Nghệ đấy
Xóa