Lời dẫn- Ông Nguyễn Đăng Hưng sinh ngày 1 tháng 1
năm 1941 tại làng Bồ Mưng, xã Điện Thắng Bắc, huyện Điện Bàn, một vùng quê
nghèo thuộc tỉnh Quảng Nam. Ông mồ côi mẹ từ sớm. Từng học trường trung học
Pétrus Trương Vĩnh Ký, Saigon. Năm 1960, dưới thời ngụy Ngô Đình Diệm, Nguyễn
Đăng Hưng được đi du học ở Bỉ, học ngành Vật lý rồi ở lại đó suốt 40 năm. Sau
khi nghỉ hưu, Nguyễn Đăng Hưng trở về Việt Nam bắt đầu tham gia hoạt động của
những ổ nhóm phản động. Ngày 9.12.2015, Nguyễn
Đăng Hưng cùng với nhóm rận Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Quang A,
Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Đình Cống, Chu Hảo, Nguyễn Phước Tương (Tương Lai), Nguyễn
Trun... đã gửi một bức thư ngỏ đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa
XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam. Bức thư đề nghị "đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên
nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những “tù nhân
lương tâm”, đồng thời nêu ý kiến "Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm
của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối
xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin”.
Vì những hoạt động phản động này, Nguyễn Đăng Hưng
đã bị cơ quan an ninh Tp Hồ Chí Minh “mời uống trà”.
Với mác giáo sư Việt kiều, Nguyễn Đăng Hưng được mời
tham gia hoạt động của ĐH Tôn Đức Thắng, TP Hồ Chí Minh. Ai dè, chỉ thời gian
ngắn, trường này phải chấm dứt hợp tác rồi kiện ra tòa vì những lùm xùm tiền bạc.
Chúng tôi không biết trình độ ông Nguyễn Đăng Hưng
về chuyên ngành đào tạo của ông ta về vật lý thì ra sao, nhưng qua những bài viết
của ông ta về khoa học xã hội, đặc biệt là về lịch sử thì thấy sự am hiểu của
ông quá tầm thường. Thế mà ông này dám thành lập “Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ
và Bảo tồn tiếng Việt” (thuộc Đại học Duy Tân) rồi tự phong mình là “viện trưởng”. Hơn một năm, ông “viện trưởng” này chẳng làm
được cái gì cho ĐH Duy Tân. Ngược lại, ĐH Duy Tân thường bị ê chề vì những việc
làm và những phát ngôn phản khoa học, trái luân thường đạo lý của ông Nguyễn
Đăng Hưng khi cố tình “vinh danh” tên Việt gian Đắc Lộ. Cực chẳng đã, Ban Giám
hiệu ĐH Duy Tân mới đây đã phải ra Quyết định giải thể cái gọi là “Viện Vinhdanh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt”, và tất nhiên, ĐH Duy Tân đã tước đi
cái chức vị “Viện trưởng” của Nguyễn Đăng Hưng!
Thế nhưng, trước khi mất chức “viện trưởng”, từ
tháng 9/2019, Nguyễn Đăng Hưng đã dùng cái mác “viện trưởng” này để chuẩn bị cùng
với “ÔNG PHẢN ĐỘNG TRẦN ĐỨC ANH SƠN LẠI “HỘI THẢO
VINH DANH” ALEXANDRE DE RHODES!...
Từ tháng 9/2019, thông báo về cái “hội thảo” này được
đăng trang trọng trên trang web của Khoa Lịch sử- Đại học quốc gia Hà Nội tại địa
chỉ
Mới đây, nhóm “sử gia lật sử” ở Đà Nẵng thất bại
khi muốn vinh danh tên Việt gian Đắc Lộ qua dự định đặt tên một con đường tại
đây, quá cay cú và không tự lượng sức mình, Nguyễn Đăng Hưng có thư ngỏ tấn
công Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân.
Google.tienlang xin trân trọng đăng toàn văn THƯ TRẢ
LỜI CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN ĐĂC XUÂN. Dưới đó, chúng tôi cũng xin đăng toàn
văn thư ngỏ của Nguyễn Đăng Hưng để mọi người kiểm chứng nhận định trên kia của
chúng tôi, rằng kiến thức về khoa học lịch sử của Nguyễn Đăng Hưng là quá tầm
thường, “không đủ tuổi” để trao đổi với Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân!
Mời xem một phim tài liệu về Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân của ĐÀI PHÁT THANH & TRUYỀN HÌNH TT HUẾ
Bấm link dưới
********
“Nếu nhầm lẫn thì xin lỗi và im lặng”
Thư gởi GS. Nguyễn Đăng Hưng, Viện trưởng Viện Vinh
danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân, TP. Đà Nẵng
Thân gởi GS. Nguyễn Đăng Hưng,
Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn
tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân, Tp. Đà Nẵng
Anh Hưng thân,
Sau khi anh thấy tên tôi trong bản kiến nghị do một
nhóm thầy giáo và các nhà nghiên cứu Văn hóa Lịch sử ở Huế, Hà Nội và TP HCM gởi
cho lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng, đề nghị không nên lấy tên hai vị Linh mục
Francisco de Pina (Pi-na) và Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) đặt tên cho hai con
đường mới ở Thành phố Đà Nẵng, anh đã gọi điện thoại cho tôi bảo tôi “sai” rồi
và vào ngày 28-11-2019, anh và ông Nguyễn Huy Cường nào đó còn gởi thư cho tôi
với nhan đề “Nếu nhầm lẫn thì xin lỗi và im lặng”.
Anh Nguyễn Đăng Hưng,
Với hơn nửa thế kỷ cầm bút, tham gia phản biện hàng
chục đề tài với nhiều thể loại, nhiều cấp khác nhau nhưng chưa bao giờ tôi nhận
được những lời cảnh báo “sốc” đến như vậy. Thông thường mỗi khi gặp một trường
hợp phản biện tôi luôn phản biện lại ngay để bảo vệ ý tưởng của mình. Nhưng đối
với lá thư của anh (và ông Nguyễn Huy Cường nào đó), một người bạn thân nhau từ
hơn ¼ thế kỷ qua, tôi “im lặng” nhưng không xin lỗi. Xin lỗi ai? Và xin lỗi cái
gì?
Với tư cách là một người cầm bút thân thiết với
Thành phố Đà Nẵng, năm 1998, tôi đã từng phản biện giúp ông Nguyễn Bá Thanh,
lúc đó là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng xóa bỏ tên ông Nguyễn Hiển
Dĩnh đã đặt cho con đường song song với đường 2 Tháng 9 ở Đà Nẵng ngày nay, nên
tôi đã không ngần ngại tham gia vào Bản kiến nghị nói trên. Và lãnh đạo Thành
phố Đà Nẵng đã có thư phản hồi cám ơn những người có tên trong “Bản Kiến nghị”
và đồng ý (hứa) “chưa đặt tên đường hai vị linh mục lần nầy”. Như vậy, Bản Kiến
nghị của chúng tôi có kết quả. Việc kiến nghị như thế đã xong rồi. Nếu sau nầy,
Thành phố Đà Nẵng bỏ qua lời hứa với chúng tôi, họ lại dùng tên hai vị linh mục
ấy đặt tên đường thì chúng tôi mới cung cấp thêm thông tin và kiến nghị tiếp).
Chúng tôi phải lo công việc khác của mình chứ! Vì thế, tôi không biết tôi nhầm
chuyện gì và phải xin lỗi ai? Sở dĩ cho đến nay tôi im lặng không phải vì lời cảnh
báo rất sốc của các anh mà chính vì những lý do sau đây:
- Con cháu trong gia đình anh Cả tôi, gia đình tôi,
gia đình em trai tôi, gia đình em gái tôi đều có người làm dâu trong các gia
đình Thiên Chúa giáo. Bây giờ lật lại nói chuyện hay, chuyện không hay của các
linh mục Thiên Chúa giáo thật không nên chút nào;
- Những trang đen trong lịch sử dân tộc tưởng đã
giao cho lịch sử để bây giờ sống trong hiện tại, tự nhiên các anh bươi chuyện Đắc
Lộ ra, không khéo lại “tóa lọa lọa” gây mất đoàn kết dân tộc trong lúc giặc Tàu
đang rập rình cướp đất, cướp đảo ngoài Biển Đông, giữ được im lặng chuyện Đắc Lộ
là phải;
- Bỏ một đời nghiên cứu, học hỏi, trải nghiệm, được
học, được gặp gỡ tiếp xúc trao đổi với các bậc thức giả hàng đầu về văn hóa lịch
sử, trong đó có nhiều vị là tín đồ Thiên Chúa giáo, nói đâu có tài liệu kèm
theo đó,… lẽ nào lại quên hết để đi đôi co với những người mới đầu hôm sáng mai
điếc không sợ súng lên mặt dạy đời sao?
Nhưng rồi do hoàn cảnh thúc ép, tôi cũng chỉ có thể
giữ im lặng cho đến đây thôi. Tôi viết lá thư nầy gởi đến anh không có ý đề cập
đến 6 vấn đề chúng tôi đã nêu lên trong bản Kiến nghị gởi cho Thành phố Đà Nẵng
mà chỉ trao đổi với người bạn vừa nhận chức Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc
ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, Đại học Duy Tân thôi.
Anh Hưng ơi!
Anh có mời tôi xem cuốn phim “Chuyến đi Iran thăm mộ
Đắc Lộ của anh trên Net. Tôi đã xem và giới thiệu với các bạn tôi cùng xem. Cảm
tưởng đầu tiên của tôi là các anh đã làm rõ được nơi an nghỉ cuối cùng của một
vị linh mục có tên trong lịch sử CQN, có công lớn trong việc truyền Đạo Thiên
Chúa vào VN. Một người nổi tiếng như thế mà các Giáo hoàng Vatican bỏ rơi ông ở
một nơi hiu quạnh như thế thật bất nhẫn. Và không hiểu có biết bao linh mục,
giáo dân giàu có mà xưa nay đã có ai đến viếng mộ ông Đắc Lộ chưa (?).
Bài diễn
văn của anh trong buổi lễ có nhiều chuyện không đúng nhưng đó là chuyện của anh
tôi không nhắc lại ở đây.
1. Nhưng tôi thật bất ngờ trong diễn văn anh cho biết
các anh đã khắc một tấm bia ghi ơn đặt ở ngôi mộ linh mục Đắc Lộ với nội dung
“CHỮ QUỐC NGỮ CÒN, TIẾNG VIỆT CÒN, NƯỚC VIỆT NAM CÒN”. Như vậy ngày nay tiếng
Việt còn, nước Việt Nam còn là nhờ CQN của linh mục Đắc Lộ. Một khám phá vô tiền
khoáng hậu. Như vậy bảo vệ CQN của linh mục Đắc Lộ là bảo vệ Việt Nam. CQN của
Đắc Lộ có một nhiệm vụ thiêng liêng như thế cho nên anh mới dành cả tuổi già của
mình làm “Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ….”. Các nước Lào, Căm-pu-chia,
Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc Nhật Bản, Hàn Quốc không dùng chữ nước họ được
la tinh hóa như CQN VN, không rõ được thế lực nào đã bảo vệ mà các nước ấy đều
sốn ngon lành như ngày nay. Có hai việc cần nhắc ông Viện trưởng sau đây:
1.1.- Anh đã cóp và sửa ý tưởng khắc ở khu lăng mộ
cụ Phạn Quỳnh ở ấp Bình An, phường Trường An, TP Huế - địa điểm có dấu tích
Cung điện Đan Dương thân thiết của tôi trên 1/3 thế kỷ qua. Nguyên văn của cụ
Phạm Quỳnh trên bia đá là: “Truyện Kiều còn tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta
còn”.
Bia đá “Tiếng ta còn ...” ở lăng mộ cụ Phạm Quỳnh
Anh sửa lại “CHỮ QUỐC NGỮ CÒN, TIẾNG VIỆT CÒN, NƯỚC
VIỆT NAM CÒN” và khắc lên đá Non Nước đem qua dựng bên mộ linh mục Đắc Lộ ở
Iran. Thực hiện việc làm nầy anh mắc hai lỗi trọng: 1. Lỗi ăn cắp ý tưởng của
người khác sửa lại làm ý tưởng của anh; 2. Theo anh nước Việt Nam ngày nay còn
là nhờ CQN của linh mục Đắc Lộ. Điều đó có nghĩa anh xóa hết công lao xương máu
của bao thế hệ trường kỳ kháng chiến từ Ngày thất thủ Kinh đô vua Hàm Nghi xuất
bôn với Phong trào cần vương (1885) cho đến ngày thông nhất đất nước (1975)
–ròng rã suốt 90 năm. Người ngoại quốc đọc tấm bia làm ô nhục dân tộc VN đó họ
sẽ nghĩ như thế nào? Với tư cách là môt công dân VN; tôi đề nghị anh nhờ người
hủy tấm bia đá đó kẻo xấu hổ lắm;
1.2.- Anh không phân biệt được “tiếng” và chữ viết.
Có ai đó gọi tên anh, người học chữ Hán và chữ Nôm ghi ngay 登興, người học CQN ghi “Đăng Hưng”. Tiếng
của một dân tộc không thay đổi, luôn tồn tại và phát triển, nó có âm điệu, có
nhạc (nhất là tiếng VN), còn chữ chỉ là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ
theo dạng văn bản. Tiếng không thay đổi, chữ viết có thể thay đổi qua thời gian
như chữ Hán, chữ Nôm, chữ CQN của ta vậy. Trong ngành bưu điện hay ngành truyền
tin quân đội trước đây người ta còn dùng ký hiệu điện báo móoc (morse) nữa. Tiếng
nói mới là tâm hồn dân tộc. Cả một kho tàng ca dao tục ngữ, dân ca khắp ba miền
truyền khẩu qua bao đời nay có chữ chiếc gì đâu. Tôi không ngờ anh không phân
biệt được hai lãnh vực “tiếng” và “chữ” nên mới đem Tình Ca của Phạm Duy “Tôi
yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…” ra hát bên mộ giáo sĩ Đắc Lộ - tác giả Tự
điển Việt Bồ La. Con nít mới ra đời được nghe lời ru của mẹ từ ca dao, dân ca
chứ làm gì có chuyện trẻ con còn nằm trong nôi đã biết CQN của linh mục Đắc Lộ
của anh? Nếu Phạm Duy biết chuyện nầy sớm có lẽ nhạc sĩ không cho phép tôi đưa
anh đến thăm Phạm Duy năm ấy.
2. Trong buổi lễ nhớ ơn Đắc Lộ, các anh đã tôn vinh
sách Phép Giảng Tám Ngày của linh mục Đắc Lộ. Nội dung ngày thứ tư, Đắc Lộ đã mạ
lỵ, xúc phạm hết sức thô bạo:
Sách Phép Giảng Tám Ngày được GS Nguyễn Đăng Hưng dâng hiến trong lễ tôn vinh Cố đạo Đắc Lộ ở Iran
ngày 5-11-2018
-Ngày Thứ tư, Đạo bụt: “giáo ngoài và giáo trong”
(tr.101 và 102). Gọi Phật bằng nó, thóa mạ, miệt thị Đạo Phật là đạo gian, đạo
dối trá, đạo Phật dày đặc những truyện giả, xiêu dối thế gian nên phạm tội lỗi, đạo Phật là đạo “rợ mọi”,
theo đạo Phật là quỷ quái, ai theo đạo Phật là ngu, thờ Phật là đứa gian, ai
tin Phật, không tin chúa là phạm mọi tội.v.v.
-Ngày Thứ tư, mục “Những sự dối trá của Thích Ca về
linh hồn ta”. (Tr.110-111). Phê phán tục cúng ông bà tổ tiên của Việt Nam.
- Ngày Thứ tư, mục “Những điều lầm lỗi trong việc
thờ cúng cha mẹ” (Tr.112, 113). Cúng cha mẹ chết là có lỗi.
Anh tôn vinh Phép Giảng Tám Ngày, tức là anh tôn
vinh cho quan điểm trịch thượng bất kính ngạo mạng của linh mục Đắc Lộ đối với
giáo chủ của các tôn giáo khác. Trong Phép Giảng Tám Ngày có 9 lần Đắc Lộ nói đến
“Thích Ca”, 3 lần dùng chữ “rợ mọi” đối với Đạo Bụt (Đạo Phật), 20 lần nói đến
“đạo bụt” với tính cách miệt thị, dạy con chiên gọi những người thờ Bụt (Phật)
là “giáo ngoài”, con chiên gọi người khác đạo là “ngoại giáo”.
Anh tôn vinh Phép Giảng Tám Ngày, xóa bỏ hoàn toàn
đời sống văn hóa tâm linh Việt Nam của linh mục Đắc Lộ. Từ nay, anh có thể
không vào bất cứ nơi nào thờ Phật Thích Ca trên thế giới nầy nữa, nhưng lẽ nào
anh đập bàn thờ tổ tiên, không giỗ chạp cúng bái cha mẹ nữa được sao? Anh không
biết Cộng đồng Vatican 2 (từ 1962 đến 1965) đã cho phục hồi việc thờ cúng ông
bà cha mẹ của giáo dân ở VN rồi sao? Trong HTKH Mừng 400 năm Dòng Tên, …có hai
báo cáo, báo cáo thứ hai mang tựa đề “Cái nhìn về các tôn giáo theo sách giáo
lý (Cathechismus Phép Giảng Tám Ngày) của cha Đắc Lộ” của linh mục. Anton Nguyễn
Cao Siêu S.J. trình bày.
Tác giả đã kết luận tham luận “Phép Giảng Tám Ngày”
là một cuốn sách giáo lý nhằm dạy cho những ai muốn chịu phép rửa tội mà vào đạo
thánh Đức Chúa Trời. Đối với Đắc Lộ, chỉ Kitô giáo mới là đạo thật, giúp con
người được ơn tha tội và có sự sống vĩnh hằng. Chính từ xác tín này mà Đắc Lộ
nhìn các tôn giáo trên đất An Nam: Đạo thờ ông bà của người Việt, cũng như đạo
Nho, đạo Lão, đạo Phật. Khi giảng cho người dự tòng, Đắc Lộ muốn đề cao cái hay
của đạo mới, nên nhấn mạnh đến những điều mà Ông cho là không đúng, không hay
nơi các tôn giáo khác. Hơn nữa, cái nhìn của Đắc Lộ, một thừa sai Tây phương ở
thế kỷ 17, cũng chịu ảnh hưởng của nền thần học thời đó về ơn cứu độ. Đối với
chúng ta hôm nay, cái nhìn này có những giới hạn và sai sót, cả trong nội dung
lẫn cách trình bày. Chúng ta phải đợi Công Đồng Chung Vaticanô II mới có được
cái nhìn tích cực hơn về các tôn giáo ngoài Kitô giáo” (NĐX nhấn mạnh).
Như vậy, từ Công đồng Vatican 2 (từ 1962 đến 1965),
cách đây trên nửa thế kỷ TCG đã chính thức nhận sai lầm của Đắc Lộ trong Phép
Giảng Tám Ngày đối với Việt Nam, sao giờ nầy anh còn tôn vinh Phép Giảng Tám
Ngày say sưa đến vậy? Anh có biết nhiều linh mục Thiên Chúa giáo học Phật Thiền
Chánh Niệm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa giảng ở các Nhà thờ, vừa làm Giáo
thọ ở Trung tâm Phật giáo Làng Mai, Pháp quốc không?
3.- Anh tôn vinh cuốn Tự điển Việt Bồ La
(Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của linh mục Đắc Lộ. Như anh đã
biết phần Việt Bồ là sản phẩm của những người đi trước linh mục Đắc Lộ như Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa,
Francisco de Pina – những bậc thầy của linh mục Đắc Lộ. Phần La tinh Đắc Lộ
thêm vào theo lệnh của Vatican. Tự điển Việt Bồ La là công cụ trang bị cho các
Thừa sai Thiên Chúa giáo người Bồ, người sử dụng tiếng La tinh đi truyền giáo ở
VN, để cải đạo người VN theo Phép Giảng Tám Ngày.
Ngoài các Linh mục người Việt, những ai trong xã hội
VN xưa nay đã biết, đã sử dụng cuốn Tự điển ấy? Sử dụng vào việc gì? Một công cụ
giúp cho các Thừa sai Thiên Chúa giáo đánh vào văn hóa, vào đời sống tâm linh của
người Việt Nam, tại sao ta phải cám ơn người làm ra công cụ ấy? Đời thuở nào một
người có văn hóa đi cám ơn người đã chế tác ra “bom” rải thảm lên nền văn hóa của
dân tộc mình như thế? Anh sẽ trả lời con cháu anh như thế nào? Phải chăng như
anh đang rao giảng lâu nay vì linh mục Đắc Lộ đã có công “tạo tác chữ quốc ngữ”
như lời anh khắc trên bia dựng ở mộ Giáo sĩ Đắc Lộ bên Iran?
3.1. Xét về mặt đạo đức của người biên soạn sách,
người làm tự điển của linh mục Đắc Lộ), chúng tôi đã viết trong Kiến nghị gởi
Thành phố Đà Nẵng đề ngày 23-10-2019. Nay tôi mách thêm cho ông Viện trưởng Viện
Vinh danh Chữ Quốc ngữ cái giá trị đích thực của cái công cụ truyền giáo bằng
CQN của linh mục Đắc Lộ hồi ấy như sau:
* GS.TS. Nguyễn Văn Trung – một người tu xuất,
nguyên Khoa trưởng ĐH Văn khoa đầu tiên của Viện Đại học Huế, tác giả cuốn sách
Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp Ở Việt Nam – Thực Chất Và Huyền Thoại (Nam Sơn, Sài
Gòn, 1963), người rất nổi tiếng trước năm 1975 ở miền Nam, ông đã tham khảo hai
cuốn sách của Toàn quyền Đông Dương (1891-1894) de Lanesan:
- L'Expansion coloniale de la France: étude
économique, politique et géographique sur les établissements français
d'outre-mer (1886) (Sự mở rộng thuộc địa của Pháp: Nghiên cứu kinh tế, chính trị
và địa lý về định cư ở nước ngoài của Pháp (1886).
- L'Indo-Chine française, étude politique,
économique et adminis -trative sur la Cochinchine, le Cambodge, l'Annam et le
Tonkin (1889) (Đông Pháp, nghiên cứu chính trị, kinh tế và hành chính ở Nam Kỳ,
Campuchia, Annam và Bắc Kỳ (1889);
Trong mục Thái độ đối xử với người bản xứ, về
phương diện tôn trọng người, của cải, tôn giáo, phong tục, tập quán xã hội
(tr.114), tác giả Nguyễn Văn Trung viết:
“Theo Lanessan, các vị thừa-sai Công-giáo thường nhắm
quần –chúng, dân quê, bần cùng nghèo khổ, hoặc kẻ trộm cướp để giảng đạo. Nói
cách khác, người công-giáo thường thuộc thành phần những giai cấp thấp hèn nhất
trong xã-hội. Những người này thường được tập-hợp lại thành làng xóm riêng,
tách khỏi đoàn-thể dân-tộc. Lý do cô lập các làng theo đạo ở tại các thừa sai sợ
người theo đạo giao-thiệp với người Lương có thể quay lại những phong-tục lễ-nghi
ngoại đạo. Cũng vì lý-do sợ đó mà họ đã tạo ra chữ quốc-ngữ, chủ-đích là để
giáo dân khi biết đọc chữ quốc-ngữ, thì chỉ biết đọc sách báo đạo mà thôi, trái
lại để cho họ học chữ nho, sợ họ có thể thông cảm lại với tư tưởng ngoại-giáo.
Thành ra việc sáng lập chữ Quốc-ngữ phải chăng nhằm một mục đích “ngu dân” ly-
khai với văn-hóa dân tộc?” (2)
3.2. CQN của linh mục Đắc Lộ là một công cụ truyền
giáo “nhằm quần – chúng, dân quê, bần cùng nghèo khổ, hoặc kẻ trộm cướp để giảng
đạo”, ngoài ra không có ảnh hưởng, không có tác động gì đối với dân chúng ngoại
đạo Thiên Chúa, đối với tầng lớp Nho sĩ, tầng lớp quan lại của hai xứ Đàng
Trong và Đàng Ngoài (dù hai xứ nầy đối nghịch nhau).
Cả hai Đàng đều trục xuất Đắc Lộ ra khỏi nước Nam.
Nghiên cứu Lịch Sử Văn học Công Giáo Việt Nam(3) của Võ Long Tê khẳng định: Từ
khi có Phép Giảng Tám Ngày và Tự điển Việt Bồ La (1651) cho đến ngày Việt Nam
hoàn toàn bị mất vào tay thực dân Pháp (1885 - Thất Thủ Kinh Đô), trên hơn 200
năm ấy không thấy có bất cứ một tác phẩm văn học nào bằng CQN của linh mục Đắc
Lộ trong đời sống người dân Việt cả. (Nếu có cũng chỉ phổ biến trong các nhà thờ
mà thôi). Các tác giả Việt Nam, trong thời gian hơn 200 năm ấy, không hề biết
trong các nhà thờ Thiên Chúa giáo lớn ở VN đang có Phép Giảng Tám Ngày và Tự điển
Việt Bồ La bằng CQN của linh mục Đắc Lộ.
Các tác giả Việt Nam cứ tiếp tục sử dụng chữ Hán
Nôm của cha ông mình đã sử dụng, sáng tác nên các tác phẩm bất hủ trong cổ Văn
học sử Việt Nam như Truyện Hoa Tiên, Tụng Tây Hồ Phú, Sãi Vãi, Hoài Nam Khúc,
Ai Tư Vãn, Nhị Độ Mai, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm v.v.. Đặc biệt, Truyện
Kiều của Nguyễn Du. Nếu VN không mất nước, không bị thực dân Pháp và Thiên Chúa
giáo bắt buộc phải bỏ chữ Hán, bỏ chữ Nôm, thay vào đó bằng CQN thì Đắc Lộ và
các sách của ông ấy cũng cùng chung số phận bị lãng quên như các Tự điển La
tinh hóa chữ Nhật, chữ Tàu không còn ai nhắc đến nữa.
3.3. Vì sao các nước Nhật Bản, Trung Quốc loại bỏ
chữ la-tinh hóa mà VN thì vẫn giữ chữ Việt la-tinh hóa cho đến ngày nay? Để trả
lời câu hỏi nầy, Giáo sư Cao Huy Thuần – Giáo sư Đại học ở Pháp, Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu về Liên Hiệp Âu Châu tại Đại học Amiens. Năm 1990, với sự bảo trợ
của Đại học Yale, ông đã xuất bản Luận án Tiến sĩ Quốc gia Pháp: Les
missionnaires et la politique coloniale francaise au Viêt Nam (1857 1914). Tại
Chương IX: Văn thư và tin tức tình báo của Giám mục Puginier (gởi cho thực dân
Pháp) (tr. 276-303). Đoạn trích chụp lại nguyên văn dưới đây tại trang 300 và
tr. 301:
Có chú thích “Notes sur la question du Tong-King,
Mars 1884. Archives du ministers de la F.O.M., AOO (30) ou N.F.54.
Tác giả Cao Huy Thuần chuyển ngữ văn bản của Giám mục
Puginier qua CQN như sau:
“Điều thứ hai phải làm, chính là bãi bỏ chữ Nho và
thay thế, lúc đầu, bằng tiếng Việt Nam viết theo kiểu người Âu, gọi là Quốc ngữ,
rồi sau đó, bằng tiếng Pháp. Không có cách nào hữu hiệu hơn cách này để tiêu diệt
tinh thần đạo Nho và uy thế to lớn của nhà Nho trong dân chúng (NĐX nhấn mạnh)
Thật vậy, nếu không còn dạy và dùng chữ Nho nữa trong các văn kiện chính thức,
thì toàn bộ kiến thức của các nhà Nho nào có ích lợi gì? Và nếu người Việt Nam
không còn biết đọc các sách cổ viết bằng chữ Nho hoặc chữ Nôm, họ đã chẳng dần
dần bị dẫn đến chỗ không biết được chính văn hóa, văn minh dân tộc họ đó sao?
Khi ấy triết học Nho giáo, nền tảng của tổ chức chính trị và xã hội trong nước,
chẳng bị chết dần chết mòn sao?
“Nhưng công việc này phải tiến hành từ từ, tiệm tiến,
đừng nói gì cả vì ngại va chạm đến dân chúng đã quen dùng ngôn ngữ và chữ Nho,
và vì lý do chính trị, để tránh làm mích lòng Trung Quốc”.
“Từ lâu, tôi chủ trương dạy tiếng Pháp và dùng mẫu
tự Âu châu để viết tiếng An Nam, nhưng khốn thay, tôi không được ủng hộ trong
việc thực hiện kế hoạch mà tôi đã đề nghị sáu lần. Tuy nhiên, tôi vui sướng thấy
từ hai năm nay, chúng ta làm việc tích cực cho mục tiêu này; ngoài trường dạy
tiếng Pháp của Phái bộ truyền giáo, là trường đầu tiên được thành lập ngày 8
tháng 12 năm 1884, chính phủ còn lập nhiều trường khác từ ngày 5 tháng 4 năm
1885”.
“Cần phải dạy càng sớm càng tốt cho người An Nam viết
và đọc được tiếng họ bằng mẫu tự Âu châu, việc này dễ hơn tiện hơn nhiều so với
việc dùng chữ Nho. Rồi vài năm sau, nên bắt buộc mọi giấy tờ chính thức, thay
vì viết chữ Nho như trước, phải được viết bằng tiếng trong nước, và mọi viên chức
phải được dạy ít nhất để biết đọc và viết tiếng An Nam bằng mẫu tự Âu châu.
Trong thời gian đó việc dạy tiếng Pháp sẽ tiến triển hơn và chúng ta chuẩn bị một
thế hệ sẽ cung cấp các viên chức có học ngôn ngữ chúng ta. Thế là, có lẽ trong
vòng 20 hoặc 25 năm, chúng ta có thể bắt buộc mọi giấy tờ đều phải được làm bằng
tiếng Pháp và, do đó, chữ Nho sẽ dần dần bị bỏ rơi mà không cần phải cấm học”.
“Khi đạt được thành tựu to lớn đó, chúng ta lấy đi
một phần lớn ảnh hưởng của Trung Quốc tại An Nam, và đảng nhà Nho An Nam, rất
căn thù sự thiết lập thế lực Pháp, cũng dần dần bị tiêu diệt”.
“Vấn để này có tầm quan trọng rất lớn, và sau việc
thiết lập Gia-tô giáo, tôi xem việc phế bỏ chữ Nho và việc thay thế nó dần bằng
tiếng An Nam trước rồi kế đến bằng tiếng Pháp, là một phương cách rất chính trị,
rất tiện lợi và rất hiệu nghiệm để lập lên ở Bắc Kỳ một nước Pháp nhỏ của Viễn
Đông”(4).
Như vậy CQN của linh mục Đắc Lộ không những là một
công cụ xóa bỏ nền văn hóa Việt Nam mà còn thủ tiêu luôn cả tinh thần ý chí chống
Pháp để bảo vệ đất nước của người Việt Nam. Người làm ra CQN và áp đặt buộc người
Việt Nam phải học là kẻ thù của dân tộc VN, làm sao anh lại có thể làm ngược lại
là tôn vinh Đắc Lộ và Tự điển Việt Bồ La của ông ta? Thực dân Pháp đã thực hiện
đúng quy trình của Puginier đưa ra. Lúc đầu, bắt dân học CQN rồi sau đó bước
qua học tiếng Pháp dứt hẵn với chữ Nho và chữ Nôm, dứt hẵn với lịch sử, văn hóa
Việt Nam.
4.- Thực dân Pháp thực hiện mưu đồ của Giám mục
Puginier bắt dân ta học CQN của Đắc Lộ. Học CQN để quên đi quá khứ, quên đi lịch
sử, để cải đạo, phục vụ cho thực dân Pháp rồi dần dần trở thành công bộc của thực
dân Pháp. Nhà Nho Trần Tế Xương đã phản ảnh tình hình lúc đó qua bài thơ ngắn
sau đây:
"Nào có nghĩa gì cái chữ Nho
Ông nghè ông cống cũng nằm co
Chi bằng đi học làm thầy phán
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò"
Các chí sĩ yêu nước VN, các nhà văn hóa VN thấy rõ
cái nhục đó, đứng vào cái thế bị cai trị, không còn cách chọn lựa nào khác họ
đã vận dụng ngay cái công cụ phục vụ Thiên Chúa Giáo và thực dân Pháp biến
thành công cụ dạy bảo cho dân VN biết được tội ác của giặc, biến cái công cụ
thô sơ, hẹp hòi của địch thành một vũ khí sắc bén, vừa để đánh trả địch, vừa để
xây dựng ngôi nhà văn hóa của mình. Xây dựng ngôi nhà văn hóa đó không những bằng
gỗ giải hạ lấy được của giặc mà chủ yếu
bằng gạch đá của cha ông để lại (chữ Nho) cộng với tri thức của thời đại không
qua con đường CQN.
Thực dân Pháp nghe lời Giám mục Puginier loại bỏ chữ
Hán, chữ Nôm, nhưng chính trong giai đoạn nầy xuất hiện nhiều người Việt giỏi
Hán Nôm. Giỏi Hán Nôm không phải để trở thành khoa bảng như ngày xưa mà thực tế
để xây dựng văn hóa Việt Nam. Người Pháp không ngờ các trí thức Hán Nôm (như cụ
Đào Thái Hanh ở Sa-đéc, tác giả Ái Châu Danh Thắng, rất giỏi Hán Nôm và cũng là người giỏi tiếng
Pháp) và ngược lại những trí thức rất giỏi tiếng Pháp và cũng rất sành Hán Nôm
(như cụ Phạm Quỳnh, cụ Hoàng Xuân Hãn).
Tôi không nghiên cứu ngữ học Việt Nam, chỉ với tư
cách là một người cầm bút tôi nghĩ trong tiếng nói và chữ viết tiếng Việt hiện
nay có ít nhất từ 70% đến 80% là chữ Hán Việt (chữ Nho), còn lại 30% hay 20% chữ
thuần , trong đó có CQN do Giáo sĩ Đắc Lộ chép của các vị Thừa sai người Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha và chữ thuần Việt xuất phát từ các địa phương khác mà thời
các vị Thừa sai người Bồ, người Tây Ban Nha chưa biết. 70% đến 80% dùng chữ Hán
Việt (chữ Nho) là gì? Là các chữ do người VN sử dụng (chữ Nho) theo nghĩa của
người Việt, hoặc sử dụng những từ mới do các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
mới phát minh sau nầy. 70% đến 80% chữ
Việt dùng Hán Việt trong các lãnh vực Khoa học (Toán học, Vật Lý, Hóa học, Sinh
học, Y học, Địa chất học.v.v.), trong lĩnh vực Luật học, trong lĩnh vực Triết học,
Kiến trúc, Xây dựng, Nghệ thuật, Thương mại .v.v.. Và ngay bây giờ trong lĩnh vực
Công nghệ 4.0.
Ta nói “trí tuệ nhân tạo” có từ nào là thuần Việt
đâu? Tôi không nghiên cứu ngữ học tôi không biết hết, nhưng qua quá trình học vấn
hạn hẹp của tôi: Tôi đã học khoa học nhờ Danh Từ Khoa Học của Hoàng Xuân Hãn,
nghiên cứu Luật học nhờ từ điển Luật của
Vũ Văn Mẫu, học Triết học bằng Danh từ Triết học của Nguyễn Văn Trung. Gia tài
CQN ngày nay của VN do biết bao người đóng góp xây dựng nên. Tại sao ông Viện
trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc ngữ chỉ vinh danh các Giáo sĩ Pi-na và Đắc Lộ
không mà thôi?
Và, chắc anh cũng biết, sau ngày Cách mạng Tháng
8/1945 thành công, cuộc diễn hành mừng Cách mạng ở Hà Nội, bộ đội Việt Minh mặc
binh phục của Pháp, đeo súng Pháp. Đến ngày Toàn quốc kháng chiến, vũ khí chống
Pháp hầu hết cũng đều của Pháp. Vậy có khi nào ta đặt vấn đề tôn vinh cám ơn những
người đã làm ra những vũ khí và binh phục cho ta chống Pháp không? Chắc chắn là
không.
Anh là nhà vật lý chắc anh biết Giáo sư Tiến sĩ Trần
Chung Ngọc (1931–2014) là một học giả người Mỹ gốc Việt. Ông tốt nghiệp bằng Tiến sĩ vật lý tại
Đại học Wisconsin - Madison, Hoa Kỳ, ông từng giảng dạy tại trường ĐH Khoa học
Sài Gòn và các cơ sở giáo dục của VNCH đồng thời có thời gian nhập ngũ làm sĩ
quan trong quân đội VNCH, Trần Chung Ngọc sang định cư tại Hoa Kỳ, tiếp tục
nghiên cứu vật lý, nghiên cứu các vấn đề lịch sử, văn hóa, tôn giáo Việt Nam.
Năm 1994, ông kết luận bài viết Alexandre de Rhodes: Công hay Tội? như sau:
“Một tên giặc tới nhà chúng ta, tạo ra một thứ vũ
khí để dễ bề quyến rũ con em nhẹ dạ theo chúng phản lại tổ tiên, chúng ta dùng
vũ khí đó để mở mang đầu óc của tất cả những người trong gia đình nhờ đó mà gia
đình chúng ta bảo vệ được truyền thống luân lý đạo đức của gia đình,bảo toàn
gia sản của tổ tiên khỏi bị cướp đi, vậy chúng ta nên nhớ ơn những người trong
gia đình có sáng kiến dùng ngay vũ khí của địch để đánh địch hay là chúng ta
nên nhớ ơn kẻ đã mang vũ khí đến nhà chúng ta để cướp đi của cải và gây bất hòa
trong gia đình chúng ta?
Tôi hy vọng vấn đề công và tội của Alexandre de
Rhodes nay đã sáng tỏ”.(5)
Anh có thể không đồng
ý với nhận định của TS Trần Chung Ngọc, nhưng ít ra anh cũng biết được rằng
trong xã hội VN hiện nay, không phải ai cũng nghĩ về linh mục Đắc Lộ và CQN của
ông như anh. Anh có quyền vinh danh linh mục Đắc Lộ, anh có quyền vinh danh Phép Giảng
Tám Ngày nhưng anh không được nhân danh dân tộc VN vinh danh nhừng người anh
đang phấn đấu vinh danh như anh đã khắc lên bia đá “ CHỮ QUỐC NGỮ CÒN, TIẾNG VIỆT
CÒN, NƯỚC VIỆT NAM CÒN”.
5. Vừa rồi anh nói trên Net: “Đà Nẵng không đặt thì
ở Quảng Nam sẽ đặt tên đường hai vị”. Anh là Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc
ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân chứ đâu phải HĐND tỉnh Quảng
Nam mà có thể khẳng định như vậy? Mà nếu là tỉnh Quảng Nam đi nữa thì tỉnh Quảng
Nam đâu có thể vượt qua được chủ trương của nhà nước Việt Nam: “Điều 10, Khoản
5 về Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng như sau:
“Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác
nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố
và công trình công cộng”.
Alexandre de Rhodes là một người có công với
Vatican mà có tội với dân tộc Việt, rắc rối như thế làm sao HĐND tỉnh Quảng Nam
có thể chọn ông để đặt tên đường được chứ! Nhà thơ, ca sĩ Nguyễn Đăng Hưng mới
lãng mạn như thế chứ không phải ông Giáo sư Vật lý phá vỡ ở Bỉ!
6. Có lẽ anh đã cảm thấy bị hố nên anh lại viết lại
trên FB rằng “Đặt tên đường hay không đâu quan trọng, bởi trong tâm tưởng người
Việt, với nết nghĩ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vẫn có Alexandre de Rhodes, bởi chữ
quốc ngữ từ ông hiện hữu đang được dùng mỗi ngày”.
Anh lại sai nữa rồi. “Đặt tên đường hay không đâu
quan trọng” thế thì anh – một trong những người cổ vũ cho TP. Đà Nẵng lấy tên
hai linh mục Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes đặt tên đường phố làm gì
để gây nên cuộc tranh luận gây mất đoàn kết đang diễn ra như hiện nay? Anh dẫn
đoàn đi Iran vinh danh Đắc Lộ, vinh danh Phép Giảng Tám Ngày, việc Quảng Nam tổ
chức Hội thảo CQN, chuyện Quảng Nam thiết kế xây dựng công viên Dinh trấn Thanh
Chiêm CQN có ai chính thức phản đối gì đâu. Anh viết : “Bởi trong tâm tưởng người
Việt, với nết nghĩ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vẫn có Alexandre de Rhodes bởi chữ
quốc ngữ từ ông hiện hữu đang được dùng mỗi ngày”. Nhận thức của anh trên đây
có hai điều sai:
6.1. Giáo sĩ Đắc Lộ có làm ra CQN đâu, ông ta chỉ
là người cóp của các Thừa sai Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa, Francisco de
Pina. Cóp xong rồi hủy hết tất cả di cảo mà ông đã sử dụng của các tác giả từng
là ân nhân, là thầy của ông để dành cái quyền làm chủ CQN độc nhất là Alexandre
de Rhodes? Khối di cảo đó rất lớn mới giúp cho Alexandre de Rhodes khai thác
làm nên công trình Tự điển Việt Bồ La, làm sao có thể mất được? Tại sao anh
không lên án Alexandre de Rhodes về hành vi hủy di cảo CQN của những người đi
trước như đã đề cập mà chỉ vinh danh Alexandre de Rhodes là sao ?
Anh sống ở TP HCM lâu chắc anh biết học giả An Chi.
An Chi đã giải thích công việc anh đang theo đuổi là:
“Cái tâm lý
đòi dân ta phải mang ơn A.de Rhode chẳng qua là hậu quả của sự nhồi sọ mà bọn
thực dân Pháp đã thực hiện trong thời kỳ chúng còn cai trị dân ta, nước ta.
Ngoài ra, còn có thể có cả những nguyên nhân khác thuộc tâm thức riêng, và cả...tín
ngưỡng riêng nữa.”
6.2.- Anh xem thử CQN trong đời sống với công nghệ
4.0 hiện nay có bao nhiêu phần trăm CQN có trong Tự điển Việt Bồ La
(Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của Đắc Lộ? Có ít nhất 70% đến
80% từ Hán Việt (chữ Nho). Ví dụ “Công trình nghiên cứu chữ quốc ngữ” (cụm từ
1) của anh gồm 7 từ, chỉ có 1 từ (chữ)
Việt và có đến 6 từ do cha ông chúng ta
đã sử dụng Hán Việt (chữ Nho), 6 từ nầy không thể có trong Tự điển Việt Bồ La của
Đắc Lộ. “Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng tham gia Hội thảo Khoa học về Chữ Quốc Ngữ”
(cụm từ 2) có 15 từ, chỉ có 2 từ Việt (về, chữ) còn có đến 13 từ Hán Việt (chữ
Nho).
Chữ viết trong đời sống của chúng ta hiện nay như
thế đấy. Tại sao anh không nhớ những người làm ra 6 từ trong cụm từ 1 và 13 từ
trong cụm từ 2 ấy mà chỉ nhớ người chép mấy từ “chữ”, “về chữ” trong Tự điển của
Đắc Lộ mà thôi? Anh có biết sách Danh Từ Khoa Học của cụ Hoàng Xuân Hãn ra đời
năm 1942, đã được Hội Khuyến Học Nam Kỳ tăngh thưởng từ năm 1943 không? “Quyển
sách “Danh từ khoa học” của cụ Hoàng Xuân Hãn viết năm 1942 bàn về việc “nhập
khẩu” thuật ngữ khoa học, ở đó có các chỉ dẫn hữu ích để chọn cách tạo ra từ ngữ
mới khi dịch”.
Nếu trước đây không có Danh Từ Khoa Học của Hoàng
Xuân Hãn anh có học Toán, học khoa học bằng tiếng Việt được không? Anh có biết Cái học ban đầu đưa anh lên lấy bằng Tiến sĩ
vật lý sao anh không nhớ? Cái quả CQN ngày nay chúng ta đang sử dụng là một
công trình góp công góp sức của biết bao người qua hàng trăm năm, các nhà Nho
không tên tuổi, các ông Trương Vĩnh Ký với Gia Định Báo, Huỳnh Tịnh Của với Đại
Nam Quốc Âm Tự Vị, các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Đông Kinh Nghĩa Thục,
Nhóm Đông Dương Tạp Chí, Nguyễn Văn Vĩnh, Nhóm Nam Phong Tạp Chí, Phạm Quỳnh,
Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Tường Tam với Tự Lực Văn Đoàn, Hồ Chí Minh,
Phong trào Bình Dân Học Vụ, Phạm Văn Đồng, Nhóm Giáo sư trường Khải Định (sau
năm 1956 lấy lại tên Quốc Học) và trí thức Huế (như Tạ Quang Bửu, Đào Duy Anh,
Nguyễn Huy Bảo, Đoàn Nồng, Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Thúc Hào, Phạm Đình Ái, Nguyễn
Dương Đôn.v.v.), Nguyễn Bạt Tụy, Trương Văn Chình, Lê Ngọc Trụ, Vũ Văn Mẫu,
Nguyễn Văn Trung,.v.v. Anh chỉ vinh danh Đắc Lộ - người làm ra công cụ truyền
giáo là vô ơn bội nghĩa với những người đã góp công xây dựng nên CQN cho dân tộc
ngày nay.
7. Có lẽ đến hôm nay anh đã được đọc nhiều bài viết
về linh mục Đắc Lộ và Lịch sử CQN của ông mà trước khi nhận chức Viện trưởng Viện
Vinh danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường Đại học Duy Tân anh chưa đọc.
Và chắc anh cũng không ngờ chuyện linh mục Đắc Lộ trước đây nó đã dữ dội đến
như vậy và đang diễn ra trên mạng xã hội rầm rộ đến như vậy.
Có người gọi tôi: “Ông X. ơi, chuyện Đắc Lộ tôi tưởng
đã giấu được rồi để lo chuyện thời sự, ai ngờ ông Giáo sư Việt kiều Bỉ Nguyễn
Đăng Hưng xới lại, phát hiện thêm được nhiều thông tin thú vị quá: Chuyện ông Đắc
Lộ xin nước Pháp cấp cho ông nhiều binh sĩ để ông lên đường chinh phục toàn cõi
phương Đông, chuyện Lời thề của các giáo sĩ Dòng Tên trước Giáo Hoàng ghê quá.
Nhiều giáo dân không thể tưởng tượng được các vị Thừa sai Thiên Chúa giáo truyền
bá đạo Chúa vào VN bằng cuốn Phép Giảng Tám Ngày kinh khủng đến như thế!” Chắc
cũng đã có người gọi điện thoại thông tin đó đến anh phải không ?
Anh Hưng ơi! Thật tình tôi không muốn nói chuyện nầy:
Đã và sẽ, không những người ta đưa ra nhiều thông tin mới (hoặc cũ nhưng ít người
biết) về linh mục Đắc Lộ và CQN của ông mà còn lôi ra nhiều thứ nữa như những
trường hợp Thực dân Pháp và Thiên Chúa giáo cấu kết với nhau chiếm đất, cướp
chùa, phá tượng Phật Việt Nam, về Trần Lục (Cha Sáu) kéo 5.000 giáo dân triệt hạ
căn cứ chống Pháp ở Ba Đình, lôi ra các tên tuổi làm gián điệp cho Pháp và đặc
biệt là nhắc lại lịch sử Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại
Việt Nam (1857-1914).v.v.. Và tôi tin chắc với phương tiện in ấn dễ dàng và mạng
xã hội phổ cập hiện nay, trong tương lai sẽ còn nhiều tham luận, nhiều tranh luận,
nhiều sách của những người ủng hộ việc vinh danh linh mục Đắc Lộ của anh và những
người hạch tội linh mục Đắc Lộ.
Việc vinh danh linh mục Đắc Lộ hay lên án ông cho đến
nay không có gì mới. Chỉ xuất hiện những người viết mới thôi. Điều mà những người
tử tế trách anh là anh không nắm rõ vấn đề, anh vinh danh linh mục Đắc Lộ hay
ho đâu chưa thấy mà lộ ra bao chuyện không hay về Đắc Lộ và những gì liên quan
đến ông. Anh không để cho ông nằm yên bên Iran mà lôi ông về VN làm chi để cho
thiên hạ nhắc lại những điều không hay dành cho ông đã diễn ra trước đây và
đang được bổ sung hiện nay. Từ nay cho đến nhiều đời sau nữa, tên GS Nguyễn
Đăng Hưng - Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn tiếng Việt, trường
Đại học Duy Tân, Tp. Đà Nẵng luôn gắn với linh mục Đắc Lộ. Không biết nên buồn
hay nên vui anh Hưng hè?
Chuyện linh mục Đắc Lộ và CQN của ông (chứ không phải
CQN của VN ngày nay) còn có thể trao đổi tiếp nhưng dù sao cũng phải tạm dừng ở
đây. Nếu anh thấy chưa thỏa đáng lại sẽ trao đổi tiếp.
Tôi gởi lại anh lá thư anh đã vội gởi cho tôi: “Nếu
nhầm lẫn thì xin lỗi và im lặng”. Tôi gởi lại để anh thấy tôi hay anh nên thực
hiện nội dung lá thư ấy. Tôi chờ quyết định của anh.
Chúc anh “Rày hằng ngày dùng đủ”.
Thân chào anh.
Nguyễn Đắc Xuân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alexandre De Rhodes, Hành trình và truyền giáo
–Diverces Voyages et Missions, Bản dịch của Hồng Nhuệ, Bản Pháp ngữ của NXB
GRAMOISY 1653,TỦ SÁCH ĐẠI KẾT, Ủy Ban Đoàn Kết Tôn Giáo, TP Hồ Chí Minh -1994.
2. Alexandre De Rhodes, Phép Giảng Tám Ngày (Bản chụp
cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ *In tại Roma, Italia, 1651)* Sách phục
vụ nghiên cứu - không bán)
3. Cao Huy Thuần, LES MISSIONNAIRES ET POLITIQUE
COLONIALE FRANCAISE AU VIETNAM
(1857-1914), The Lac Viet Series-No 13, Council On Southeast Asia Studies Yale
Center For International And Area Studies.
4. Cao Huy Thuần, Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại
Việt Nam (1857-1914), Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2003.
5. Cửu Long Lê Trọng Văn, PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ,
TUYỂN TẬP, Hoa Kỳ, 1996.
6. Hội thảo HTKH
Mừng 400 năm Dòng Tên do Học viện Dòng Tên Việt Nam tổ chức tại P. Linh
Trung, Q. Thủ Đức ngày 12-7-2014.
7. Huỳnh Tịnh Paulus Của, Đại Nam Quốc Âm Tự Vị,
Tome I và Tome II, SAIGON, Imprimerie Rey,Curiol &Cie, 4 Rue d’Adran, 1895.
8. Nguyễn Sinh Duy, “Cuốn sổ bình sinh của Trương
Vĩnh Ký”, Nxb. Nam Sơn, Sài Gòn, 1975.
9. Nguyễn Văn Kiệm (Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo), Sự
Du Nhập Của Đạo Thiên Chúa Giáo Vào Việt Nam Từ Thế Kỷ XVII Đến Thế Kỷ XIX, Hội
KHLSVN, Hà Nội, 2001.
10. Nguyễn Văn Trung, Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp Ở Việt
Nam – Thực Chất Và Huyền Thoại, Nxb. Nam Sơn, Sài Gòn, 1963.
11. Nguyen Xuan Tho, Histoire de la Pénétration
Francaise Au Viet Nam (1858-1897), Giáo hội Phật giáo Linh Sơn Thế Giới, Trung
Tâm Văn Hóa Linh Sơn 98-847, ILEE ST., AIEA, HI 96701, Tel : 808-488-3425.
12. Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ
Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858-1897), Nxb. Hồng Đức, TP HCM 2016.
13. Nhiều tác giả, A. De Rhodes – Người đầu tiên vận
động Pháp chiếm Việt Nam và Chữ Quốc Ngữ, Giao Điểm, Hoa Kỳ, 1998.
14. Phan Phát Huồn C. SS.R, Việt Nam Giáo Sử, Quyển I (1533-1933), In lần thứ hai,
Copyright, 1965 By CỨU THẾ TÙNG THƯ - SAIGÒN.
15. Trần Tam Tỉnh, Thập giá và lưỡi gươm,
Sudestasie, Paris 1978.
16. Trên 35 tác giả, Từ Chùa Báo Thiên Đến Tòa Khâm
Sứ, Giaodiemonline.com và Sachhiem.net, 4-2006.
17. Võ Long Tê, Lịch Sử Văn học Công Giáo Việt Nam,
Nxb. Tư Duy, Sài Gòn, 1965.
18. Yoshiharu Tsuboi, Nước Đại Nam Đối Diện Với
Pháp Và Trung Hoa, Ban KHXH Thành ủy TP HCM, 1990./.
(1) Hội thảo HTKH Mừng 400 Dòng Tên do Học viện
Dòng tên Việt Nam tổ chức tại P. Linh Trung Q. Thủ Đức ngày 12-7-2014.
(2) Nguyễn Văn Trung , Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp Ở Việt
Nam – Thực Chất Và Huyền Thoại (Nam Sơn xuất bản, Sài Gòn 1963, tr.116
(3) Võ Long Tê, Lịch Sử Văn học Công Giáo Việt
Nam), Nxb. Tư Duy, Sài Gòn, 1965),
(4) Cao Huy Thuần, Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách
Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam (1857-1914), Nxb. Tôn Giáo, HN, 2003, tr.
442-443).
(5) Cửu Long Lê Trọng Văn, PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ,
TUYỂN TẬP, Hoa Kỳ, 1996, tr.161-162.
ÔNG NGUYỄN ĐẮC XUÂN, NẾU NHẦM LẪN THÌ XIN LỖI VÀ IM
LẶNG! - Nguyễn Đăng Hưng
Thưa ông Nguyễn Đắc Xuân.
Xem xét lý lịch khoa học và số lượng công trình
nghiên cứu về Huế của ông, tôi xin giữ lòng kính trọng với những luận điểm, tư
liệu đã và sẽ được lịch sử xem xét là đúng.
.
Nhưng riêng chuyện ông định “lột” bỏ tên đường dính
đến Giáo sỹ Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina ở Đà Nẵng , là những người
đã tạo ra chữ Quốc ngữ thì ông và những đồng chí của ông trong vụ này đã nhầm lẫn.
Tôi xin nêu 04 luận điểm của tôi, cũng là nhận thức
của tôi về “tên đường” để dư luận, công luận và các ông cùng trao đổi.
1.Tên đường
là một loại tín hiệu.
Nhiều nước có những con đường cực kỳ hoành tráng, họ
chỉ đánh số 1, 2.3 v.v…
Khi đánh, khi đọc, không ai nghĩ ông Một, ông Hai
hơn hoặc kém ông Ba cả. Nó chỉ là tín hiệu.
Do đó, cách hiểu đặt tên đường là “Tôn vinh” như ở
ta, chỉ đúng trong một số trường hợp. Tuyệt nhiên, nó không mặc định sự vinh
quang hay các định tính, định lượng, định danh mang tính phổ quát hay là một
nguyên tắc khác.
Trong trường hợp Alexandre de Rhodes và Francisco
De Pina việc này đã có các diễn đàn, các văn bản lịch sử ghi nhận minh tường rồi.
Tên đặt trên đường trong trường hợp này, hoặc rất,
rất nhiều trường hợp khác có thể có ý nghĩa lớn lao nhưng có ý nghĩa khắc họa một
dấu nhấn lịch sử.
.
Việc Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina truyền
bá, phát triển chữ Quốc ngữ trước hết là một điểm nhấn lớn trong lịch sử, văn
hóa dân tộc này, nó có tư cách như một công cụ mạnh để góp phần đẩy đất nước
này thoát sự nô dịch của một ngàn năm bắc thuộc thì rất đáng “Đánh dấu”. Chuyện
không có gì mà ầm ĩ cả.
.
2. Nếu xét
thấy việc đặt tên đường sai hoặc không thỏa đáng theo quan điểm lịch sử,
tôi sẽ cung cấp cho ông đủ 500 tên đường hiện tồn tại trong danh bạ hành chính
các đô thị Việt Nam, trong đó có những cái tên mà tôi đến Ban tuyên giáo quận,
tỉnh hỏi, không ai biết là gì cả ?.
.
Với góc nhìn của ông, từng ấy tư liệu, các ông làm
hết đời không hết việc.
Trong những việc làm đó, ông sẽ thấy nổi lên những
cái tên cực kỳ vô lý, những cái tên vô nghĩa, những cái tên sớm muộn cũng bị lịch
sử văn minh loại bỏ vì kiểu “Được làm vua thua làm giặc” khá lôm côm và phiến
diện hiện nay.
.
3. Về quan
điểm “Công, tội”.
Hãy ngước nhìn lại trước thời Pháp thuộc với một bề
dày lịch sử cả ngàn năm u mê tăm tối trong sự nô dịch, trong cái văn hóa Tàu đời
cũ để có một nhìn nhận tổng quan, thấu đáo và khái lượng thời kỳ sau Alexandre
de Rhodes và Francisco De Pina.
Thật không hàm hồ, khỏi tranh cãi khi thấy hơn trăm
năm Pháp thuộc, với văn hóa tây phương, tinh thần dân chủ tây phương, chữ viết
quốc ngữ du nhập từ tây phương thì dân tộc này mới có ngày nay.
Cần biết trong các chính phủ Nam, Bắc Việt Nam sau
thời Nguyễn, là một thế hệ cầm quyền có nhiều cố gắng cải biến phương thức sinh
sống, tiếp cận với thế giới văn minh thì ảnh hưởng của tây học chắc chắn trên
70%.
Từ đây, tôi nhìn nhận, không những Alexandre de
Rhodes và Francisco De Pina mà ngay cả những chiến binh đội quân xâm lược Pháp
khi tràn vào Việt Nam, cũng có cả “Công” và “Tội”.
.
Lịch sử không bao giờ quên điều đó.
.
Quên “tội” thì là đánh mất trí tuệ, đánh mất lương
tâm.
.
Nhưng quên “công” thì là đánh mất lương tri.
.
Đừng quên điều đó. Nếu cố tình quên, là ông tự sát
luôn tên tuổi mình.
.
4. Nhân hòa.
Hãy nhìn vào một vài hiện tượng này:
Trong những giao lưu giữa người VN với những quân
nhân Hoa Kỳ đã tham chiến tại Việt Nam, đã nhằm thẳng vào những nhân mạng Việt
Nam để xiết cò có cảnh này: họ bắt tay với ta, họ đem đến cho chúng ta nhật kỳ
Đặng Thùy Trâm, họ giúp chúng ta khai quật những phần mộ liệt sỹ ngay tại Biên
Hòa, họ giúp chúng ta tài lực để góp phần tái thiết đất nước, ta vẫn ôm họ vào
lòng trong một vòng tay lớn.
.
Có cả thơ, nhạc, nước mắt và hạnh phúc trong những
vòng tay ôm đó.
.
Khi làm việc này, không phải ta vô ơn, ta quay lưng
với đồng đội, đồng bào đã mất mát đau thương mà chính là ta thể hiện một ngưỡng
văn hóa cao cả, chuẩn mực: công ra công, tội ra tội.
Nếu biết rõ “Công” và “Tội” (tất nhiên theo những
luận điểm riêng, cần được thẩm trắc bằng lịch sử) để có một cái nhìn rộng dài,
thỏa đáng thì đó là tầm vóc của bậc thức giả đáng kính.
Còn nếu khuôn bó nhận thức trong thiên kiến, trong
những giới hạn của hận thù thì ta hãy còn ở một vùng tù túng đáng thương.
.
Tôi yêu mến vô cùng một câu cách ngôn:
“Biết một là kiến thức, biết hai là kiến thức , biết
nhiều hơn hai là văn hóa!.”
.
Ông Nguyễn Đắc Xuân và mười hai ông kễnh khác, đồng
tâm đồng chí với ông, có lẽ thiếu chút này chăng?.
.
Tái bút: Nếu báo chí nào dùng lại, nếu muốn, có thể
lược bỏ chữ “ông kễnh” mà thay vào đó chữ gì, tùy.
.
Kính nhờ bạn đọc chuyển stt này tới 12 sứ quân văn
hóa có trong danh sách của báo Lao Động có tên những vị muốn xóa tên các Giáo sỹ
bên trang của nhà báo Lê Thanh Phong
Nguyễn Đăng Hưng
Nguyễn Huy Cường.
======
======
MỜI XEM BÀI LIÊN
QUAN
1. Tư liệu quý: BÀI BÁO TIẾNG VIỆT HƠN 80 NĂM TRƯỚC ĐÃ BÁC BỎ CHUYỆN
ALEXANDRE DE RHODES LÀ "ÔNG TỔ" CHỮ QUỐC NGỮ
6. ĐẶT TÊN ĐƯỜNG
ALEXANDRE DE RHODES Ở TP HỒ CHÍ MINH- ÔNG VÕ VĂN KIỆT ĐÃ “LÀM TRỘM” TRONG ĐÊM
RA SAO?
10. VÌ MUỐN BÊNH ALEXANDRE DE RHODES, TRANG “NGHIÊN CỨU LỊCH
SỬ” LÔI CẢ CỤ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀO CUỘC!
Đọc hết cả 2 Thư ngỏ, một của ông Nguyễn Đắc Xuân và một của ông Nguyễn Đăng Hưng mới thấy
Trả lờiXóa1. Ông Nguyễn Đắc Xuân như một vị giáo sư khả kính giảng giải chân tình cho một trò hư Nguyễn Đăng Hưng.
2. Ông Nguyễn Đăng Hưng đúng là phường mất dạy, xã hội đen khi ông ta dùng từ ngữ như dưới đây.
---
"Ông Nguyễn Đắc Xuân và mười hai ông kễnh khác, đồng tâm đồng chí với ông, có lẽ thiếu chút này chăng?.
.
Tái bút: Nếu báo chí nào dùng lại, nếu muốn, có thể lược bỏ chữ “ông kễnh” mà thay vào đó chữ gì, tùy."
Phường mất dạy, xã hội đen thì luôn là những kẻ thiếu chữ nhưng thừa sự mất dạy!
Bác CCB nhận xét rất đúng.
XóaBác CCB nói quá chuẩn
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhiều người già cả nhưng vẫn rất thông tuệ và sáng suốt, đáng cho người trẻ nễ phục, kính trọng. Ông Nguyễn Đăng Hưng thì, đáng tiếc...!!! Những cái gọi là luận điểm của ông thật lôi thôi và đầy sơ hở. Thảo nào bác NGuyễn Đắc Xuân không buồn đụng đến chúng!
Trả lờiXóaÔng ấy, NĐH, cũng cho thấy một "hiểu biết" về lịch sử VN mà mình cứ ngỡ chỉ người kém học trong các xóm đạo mới có, thể hiện qua câu này:
"Hãy nhìn lại trước thời Pháp thuộc với một bề dày lịch sử cả ngàn năm u mê tăm tối trong sự nô dịch, trong cái văn hóa Tàu đời cũ để có một nhìn nhận tổng quan, thấu đáo và khái lượng thời kỳ sau Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina."
Nhiều kẻ muốn xem, hoặc bị nhồi sọ để xem, lịch sử của VN trước thời Pháp thuộc chỉ toàn một màu xám xịt ảm đạm... để tự trấn an/hoặc trấn an lẫn nhau, rằng sự có mặt ở VN của tôn giáo mà họ tin theo vv. là chính đáng. Nhưng một Nguyễn Đăng Hưng, nhà khoa học, mà cũng ấu trĩ, ngớ ngẩn như thế, thì đầu óc của ông chắc là có vấn đề rồi!
Nguyễn Đăng Hưng thì rõ ràng là phản động rồi chứ ko phải vô tình nữa. Ông ta thờ Pháp, thờ Mỹ. Tương tự như tên phản động San vẩu với câu "Đánh đổi 2 nền văn minh của nhân loại, nay Nguyễn Đăng Hưng viết
Xóa"3. Về quan điểm “Công, tội”.
Hãy ngước nhìn lại trước thời Pháp thuộc với một bề dày lịch sử cả ngàn năm u mê tăm tối trong sự nô dịch, trong cái văn hóa Tàu đời cũ để có một nhìn nhận tổng quan, thấu đáo và khái lượng thời kỳ sau Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina.
Thật không hàm hồ, khỏi tranh cãi khi thấy hơn trăm năm Pháp thuộc, với văn hóa tây phương, tinh thần dân chủ tây phương, chữ viết quốc ngữ du nhập từ tây phương thì dân tộc này mới có ngày nay.
Cần biết trong các chính phủ Nam, Bắc Việt Nam sau thời Nguyễn, là một thế hệ cầm quyền có nhiều cố gắng cải biến phương thức sinh sống, tiếp cận với thế giới văn minh thì ảnh hưởng của tây học chắc chắn trên 70%.
Từ đây, tôi nhìn nhận, không những Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina mà ngay cả những chiến binh đội quân xâm lược Pháp khi tràn vào Việt Nam, cũng có cả “Công” và “Tội”.
Ông Nguyễn Đăng Hưng khi nhận được thư này của ông Nguyễn Đắc Xuân chắc đau đầu lắm đây
XóaPhan Trí Đỉnh cùng đồng bạn rận bọ
Trả lờiXóaLời dẫn, Phản ứng của cộng đồng facebook xung quanh cuốn sách "Gạc Ma- vòng tròn bất tử" ngày càng dữ dội, chiếc mặt nạ giả tạo mà họ đang đeo rằng làm cuốn Gạc Ma - VTBT để tri ân các anh hùng liệt sĩ, để giáo dục thế hệ trẻ yêu từng tấc đất Tổ quốc bla bla...Cộng đồng ngày càng hiểu ra cái sự thật mà những người làm sách đang rắp tâm thực hiện là “BÀI TRUNG, PHÒ MỸ, VIẾT LẠI SỬ, DỰNG CỜ VÀNG, HẠ CỜ ĐỎ.”
Trước tình hình trên, những người làm sách cầu cứu đồng bọn là ông Phan Trí Đỉnh.
Đến lượt mình, Phan Trí Đỉnh lại bố láo đang nhét chữ vào mồm ông Lê Đăng Doanh nói láo về việc ông Nguyễn Cơ Thạch chất vấn ông Lê Đức Anh và ông Lê Đức Anh nhận mình là người ra lệnh không được nổ súng!
Bác Nguyễn Phê nhận xét chính xác “Mấy lão này chỉ thẩm du, bao bọc lẫn nhau chứ không hề có tư liệu, bằng chứng nào về việc này. Nói không có sách mà mách không có chứng.
Thứ nhất, Những người bình thường hẳn phải biết, ông Nguyễn Cơ Thạch- nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Ông Thạch là cha đẻ của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đương nhiệm) là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Vậy thì chuyện “đập bàn đập ghế”, quát tháo người đồng cấp của ông Thạch giữa cuộc họp của Bộ Chính trị là chuyện không thể có.
Thứ hai, Chiến dịch CQ-88 là một chiến dịch cực lớn, cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh khi đó Việt Nam đang cực kỳ khó khăn, “tứ bề thọ địch”. Chính vì vậy Chủ trương của Chiến dịch CQ-88 dứt khoát phải được xem xét, thông qua ở cấp cao nhất Đất nước là Bộ Chính trị với sự tham gia của ông Nguyễn Cơ Thạch chứ không thể là một quyết định của cá nhân ông Lê Đức Anh- khi đó là Bộ trưởng Quốc phòng.
Vậy tại sao ông Phan Trí Đỉnh lại có thể “nhét chữ vào mồm ông Lê Đăng Doanh” được? Bởi vì ông Lê Đăng Doanh lâu nay đã bị rận hóa. Cộng đồng mạng hẳn không còn lạ gì cái tên Lê Đăng Doanh nữa, phải không? Ông này “tuần chay nào cũng có nước mắt”. Ông Doanh đàn đúm với đồng bạn rận bọ như Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Đình Cống, Chu Hảo, Tương Lai, tức Nguyễn Phước Tương, Nguyễn Đăng Hưng, Nguyễn Trung… Ông Doanh từng Ký tên đòi thả “Em bé cờ vàng Nguyễn Phương Uyên”, ký tên đòi “Bạch hóa mật ước Thành Đô”, "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992"…
Ngày 9.12.2015, ông Lê Đăng Doanh cùng với nhóm người trên đã gửi một bức thư ngỏ đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bức thư đề nghị "đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những “tù nhân lương tâm” bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp"… Đồng thời họ khẳng định bậy bạ, rằng "Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin".
Về ông Phan Trí Đỉnh, xưa nay cộng đồng ít được biết tới.
Vậy Phan Trí Đỉnh là ai?
Google.tienlang trên fb với ông Phan Trí Đỉnh.
Hãy xem để vạch mặt Phan Trí Đỉnh
https://ar-ar.facebook.com/thuongdancom/posts/1962202157404345/
Nguyễn Đăng Hưng ngoài các hành vi chống cộng và xúi bậy hiến pháp, góp ý bậy về thể chế, đòi hủy bỏ CN Cộng Sản thì còn nhiều quan điểm lệch lạc về Hoàng Sa, "hòa giải", lật sử, đòi vinh danh tên đồ tể Bob Kerrey, chửi bới xúc xiểm những người phản đối Bob Kerrey giống như những gì đã làm đối với những người phản đối Đắc Lộ hiện tại, viếng mộ Ngô Đình Diệm, hay phát ngôn và giật tít FB ủng hộ những kẻ tội phạm, rất nhiều cái nữa. Hài hước là ông này có vẻ bài xích đạo Phật nhưng lại ủng hộ nghệ sỹ hài Thành Lộc xúc phạm Bác Hồ và cho rằng không thể đem Bác so sánh ngang hàng với đức Phật Thích Ca, cho đó là phạm thượng. Ông ta comment và like tít của Thành Lộc. Như thế cho thấy là bọn này bài bác Cụ Hồ chứ không phải là vì sùng bái Đức Phật.
Trả lờiXóaĐến giờ tôi cũng không hiểu vì sao có những kẻ như những tên Sơn và ông Hưng này, tên Sơn thì cố ý vi phạm, còn ông Hưng này thì dù vô tình hay vì già lú thì cũng vô hình trung đã tiếp tay cho các nhóm chống phá, phá hoại đất nước này.
So với Việt kiều Nga người giúp đỡ VN thì Việt kiều Pháp và Việt kiều Mỹ những kẻ thù xâm lược từng xâm phạm chiếm đóng VN thì chính những người như ông Nguyễn Đăng Hưng càng làm xấu hình ảnh của cộng đồng "tỵ nạn", những kẻ muốn được ăn bám hưởng ké nền kinh tế phát triển nhưng vẫn khoác vào mình chiếc áo "tỵ nạn chính trị" để lên mặt chém gió với con cháu cho đỡ tủi.
Mọi người hãy xen MV này: https://www.youtube.com/watch?v=waPxIE2B8FQ
Để thấy quan hệ 2 dân tộc, 2 đất nước và tình cảm hữu nghị truyền thống Việt Nga là như thế nào. Đây là bài hát rất cảm động ra đời trong bối cảnh cả nước này đang căng ra 2 đầu để chống giặc Đặng Tiểu Bình phía Bắc và giặc Poll Pot phía Nam.
Bạn nói đúng, tôi cũng nghĩ như vậy
XóaNgày nay đã hòa giải hết nhưng Mỹ vẫn tìm cách thay đổi chế độ thông qua chiến dịch Diễn biến hòa bình, chiến lược xoay trục để quay lại châu Á Thái Bình Dương với những chương trình kích động chia rẽ, bạo loạn đường phố, chia rẽ đoàn kết hữu nghị quốc tế, láng giềng. Trong khi đó TQ vì địa vị chính trị vẫn không chịu từ bỏ lập trường của họ về "đường chữ U" và Biển Đông. Còn phe chống Hun Sen vẫn điên cuồng dùng lá bài "chống Việt Nam xâm lược" như 1 át chủ bài để giành phiếu chống Hun Sen. Họ nhai lại các quan điểm của Pol Pot trước đây về những sự bành trướng mở cõi của các vương triều phong kiến VN, các chúa Nguyễn và triều nhà nguyễn dưới thời MM, cắt tỉa chọn lọc các vấn đề lịch sử này để kích động chủ nghĩa bài Việt ở Campuchia nhằm mục đích tranh quyền giống như cách mà các nhóm lợi ích làm ở VN đối với TQ.
Trả lờiXóa2 tên tuổi Việt kiều lớn nhất về đá bóng trong nước trong lịch sử đến nay thì 1 là Lee Nguyễn từ nước Mỹ và 1 là Đặng văn Lâm từ nước Nga. Hãy nhìn xem Lee Nguyễn kiêu ngạo hợm hĩnh và scandal như thế nào, gái gú như thế nào. Hãy xem nhân cách làm người của Đặng văn Lâm như thế nào, gia đình như thế nào. Thành công của họ ở bóng đá VN và sự đóng góp của họ cho đội tuyển VN là như nào. Trong khi xuất phát điểm của Lee Nguyễn sáng chói hơn Lâm Tây rất nhiều, từng là thành viên của U18 quốc gia Mỹ, thường xuyên đá ở giải hạng 1 Mỹ và ghi bàn rất nhiều cho màu áo Mỹ, trong khi Lâm còn chưa bao giờ lên được hạng 1 ở Nga League. Lee Nguyễn về đá cho HAGL thì lại vô cùng nhợt nhạt qua loa. Điều làm người hâm mộ nói chung có cái nhìn rất phản cảm và khác nhau giữa Việt kiều 2 nước nói chung, đọc các comment Youtube là thấy.
Hành vi của ông Hưng và chính quyền Đà nẵng đã gây tổn thương cho không chỉ đồng bào Phật Tử mà còn những người lương khác, nhất là những người có gia đình đã bị giặc Pháp làm hại. Vấn đề ở đây không phải là ghét bỏ gì Kito giáo hay hành động vì động cơ tôn giáo, giáo lý Phật môn dạy không sân hận vấn vương nhưng trắng đen phải trái thì phải rõ ràng, đạo lý phải được bảo vệ tương đương với pháp lý vậy, thậm chí đạo lý nhiều khì còn quan trọng hơn cả pháp lý, vì pháp luật thì lúc này lúc khác có thể thay đổi theo năm, còn đạo lý dân tộc thì tồn tại ngàn năm.
Trả lờiXóaMẹ của Lâm Tây cũng là người Kito giáo nên tôi không có lý do gì ghét bỏ tất cả những ai theo tôn giáo này. Có rất nhiều người lành người tốt đã theo tôn giáo đó, rất nhiều linh mục yêu nước đã đi theo Bác làm nên 1 điện biên chấn động địa cầu, 1 Điện Biên trên không và Mĩ cút ngụy nhào. Tuy nhiên, ở bức tranh vĩ mô thì cần nhận biết bản chất về sự ra đời của Kito giáo và các tông giáo ở Tây nói chung, đó là khía cạnh tôn giáo mà ông Các Mác đã nghiên cứu rất kỹ, sau đó tìm hiểu lịch sử và quan sát kỹ các hành động chính trị và các sự cấu kết với nhà cầm quyền của nó trong việc giành quyền thống trị, bành trướng quyền lực, vai trò Vatican, vai trò của nó trong việc làm 1 lợi khí cho nhà cầm quyền thực dân đế quốc làm đối quân thứ 5 tiên phong để họ xâm lược và nô dịch biến dân thuộc địa thành nô lệ để họ bần cùng hóa. Hơn 90% dân thời Bác là không biết chữ, số còn lại chủ yếu là chữ Nho và chữ Pháp, thế mà họ dám chém Đắc Lộ là sáng tổ của chữ Việt, thậm trí nhiều chiên chuối còn ngộ nhận rất ngu dốt giữa "tiếng" và "chữ", hoàn toàn không biết phân biệt. Như quá nhiều người làm khoa học và các nhà sư uy tín đã phân tích, Đắc Lộ chỉ là người "mã hóa", Latin hóa tiếng Việt, còn trước đó chữ Việt chính là chữ Nho (chữ Hán Nôm), chữ Hán ngàn năm qua chính là chữ quốc ngữ, sau đó người ta dùng chữ Nôm để viết lại các tiếng thuần Việt mà chữ Hán không viết được, nên nhiều tác phẩm từ thời nhà Lê trở đi mới thấy hỗn hợp cả Hán tự và chữ nôm là như thế. Các nước dùng chữ gốc Hán như TQ (giản thể và phồn thể), chữ Hàn hay chữ Nhật cũng đều cùng dạng như chữ Nôm VN, họ vẫn phát triển tân tiến đấy thôi. Trong khi bao nhiêu nước không chỉ dùng chữ cái Latinh mà còn dùng luôn cả tiếng Anh hoặc nửa tiếng Anh, đem tiếng Anh vào hiến pháp nhưng đất nước xã hội không ra gì cả, rất nhiều rất nhiều. Hoặc như Ấn Độ cả nước nói tiếng Anh và tiếng Ấn xen kẽ và dân số sắp vượt qua TQ nhưng cũng vẫn không phát triển bằng TQ. Vì vậy rõ ràng nếu cho rằng mẫu tự ABC Latinh và tiếng Anh là tiên đề của phát triển thì đó là ngụy biện sai sự thật. Nó đúng là giúp ta hội nhập hòa nhập tốt hơn nhanh hơn về mặt ngôn ngữ và sử dụng các công cụ khoa học công nghệ, nhưng nếu xét công tội thì tội của Đắc Lộ vẫn áp đảo "công". Huống gì cái "công" đó không phải là khó làm, cũng không phải vì mục đích tốt lành, mà vì mục đích đồng hóa cai trị và truyền giáo, bành trướng tôn giáo và xâm lăng văn hóa. Nếu bảo Đắc Lộ có công thì Nhâm Diên, Tích Quang, những kẻ thái thú của Trung Hoa ngày xưa đô hộ dân Việt cũng có công và nên đặt tên đường để ăn quả nhớ kẻ trồng cây như Nguyễn Đăng Hưng đã ngụy luận.
Người có công với chữ Việt ngày nay là Bác Hồ và cách mạng VN, người CS ở VN, những nhà cách mạng kháng Pháp trong thời Pháp thuộc, cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du. Những người này đã phát triển chữ quốc ngữ để dễ bề liên lạc đánh Pháp trong tầng lớp sỹ phu trí thức. Sau đó trong phong trào diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm thì Bác và CS mới cho người dân đi học chữ, mở các lớp bình dân học vụ, từ đó mới truyền bá quốc ngữ và toàn dân mới biết đọc. Như thế công của chữ Việt ABC này là của cách mạng và Bác Hồ chứ không phải của mấy ông Kito từ Âu Mỹ.
Những người có trình độ như ông Nguyễn Đăng Hưng mà đi xuyên tạc và chống phá đất nước thì sẽ có kết cục không ra gì cả
XóaGiáo xư, tiến sĩ, “Nhà khoa học” Nguyễn Đăng Hưng đáng sách dép cho nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân
Trả lờiXóaTheo tôi, cũng nên cảm ơn ông rận Nguyễn Đăng Hưng vì ông ta đã khới lại chuyện Đắc Lộ.
Trả lờiXóaLý do cảm ơn là
1. Vì có Nguyễn Đăng Hưng nên Google.tienlang mới có loạt bài chất lượng về sự thật Đắc Lộ như liệt kê trên kia.
2. Vì có Nguyễn Đăng Hưng nên chúng ta mới biết có rận chấy trong làng báo chính thống như Tuổi trẻ, Lao động, Vnexpress...
3. Vì có Nguyễn Đăng Hưng nên công chúng mới biết đến sự thật về oongVox Văn Kiệt
ĐẶT TÊN ĐƯỜNG ALEXANDRE DE RHODES Ở TP HỒ CHÍ MINH- ÔNG VÕ VĂN KIỆT ĐÃ “LÀM TRỘM” TRONG ĐÊM RA SAO?
https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/11/at-ten-uong-alexandre-de-rhodes-o-tp-ho.html
4. Vì có Nguyễn Đăng Hưng nên công chúng mới biết sự thật về cụ Nguyễn Văn Tố và Hội Truyền bá chữ quốc ngữ
VÌ ALEXANDRE DE RHODES MÀ PGS-TS PHẠM MAI HÙNG XUYÊN TẠC VỀ CỤ NGUYỄN VĂN TỐ VÀ HỘI TRUYỀN BÁ CHỮ QUỐC NGỮ
https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/12/vi-alexandre-de-rhodes-ma-pgs-ts-pham.html
Vân vân....
LẠC ĐỀ NHƯNG ĐÚNG THỜI SỰ:
Trả lờiXóaTôi có viết bài "CHỮ KÝ VÀ TRÁCH NHIÊM" đăng trên Tạp chí STXDĐ TP HCM (tháng 3-2014). Hiện nay có nhiều người làm sai từ chuyện ký tá, nên bị ra tòa, thụ án...Vậy nên xin ghi lại ở đây để bạn đọc xem chơi.
CHỮ KÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
Người cán bộ được Đảng, Nhà nước bổ nhiệm giao cho chức vụ, khi nhậm chức, việc trước tiên là lấy chữ ký "mẫu" để thông báo đến các địa phương, các cơ quan có quan hệ công tác. Từ đó, người thủ trưởng (hoặc thủ phó) này bắt đầu ký các văn bản theo thẩm quyền.
Chữ ký thể hiện cho một quyết định, hoặc ghi nhận một trách nhiệm của tập thể hoặc cá nhân về một vấn đề, một sự việc. Do vậy, điều vô cùng quan trọng là quá trình ra quyết định. Quyết định đúng làm tăng giá trị, quyết định sai làm giảm, thậm chí mất uy tín người có chữ ký đó. Dù đó là quyết định tập thể hay cá nhân thì người ký vẫn phải chịu trách nhiệm trước tiên.
Những chữ ký không để lại hậu quả, khi nó ra được quyết định đúng với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phù hợp với thực tế cuộc sống, vì lợi ích chung của nhân dân. Đó là tính "hợp pháp" và "hợp lý" của một văn bản. Nhưng, việc "vận hành" guồng máy không phải lúc nào cũng trơn tru, giúp người có trách nhiệm ra quyết định đúng đắn cả. Không ít trường hợp ra quyết định sai, người ký phải lãnh trách nhiệm, tạm phân ra các trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: có thể do thiếu thông tin hoặc xử lý thông tin không tốt, không sâu sát thực tế, bị bệnh quan liêu gây ra. Nói chung là do trình độ, năng lực yếu kém mà ra quyết định sai. Trường hợp này đã xảy ra nơi này, nơi khác. Nhưng thật đáng trách với những người khi được giao chức vụ thì vui mừng, hồ hởi. Khi làm sai, bị kiểm điểm thì nói do trình độ hạn chế, tìm cách đổ lỗi
cho khách quan, này nọ để chống chế hòng làm giảm nhẹ trách nhiệm. Phải chi họ từ chối không nhận chức vụ để khỏi gây hậu quả.
Trường hợp thứ hai: những giấy tờ thuộc "thủ tục hành chính" được người giúp việc làm sẵn, trình ký. Hồ sơ nhiều, dồn ứ, thời gian ít, người ký tin cấp dưới...thiếu kiểm tra. Khi phát hiện sai thì đã trót rồi.
Do đó, tùy tính chất quan trọng thế nào, người có trách nhiệm phải đọc kỹ rồi mới ký.
Trường hợp thứ ba: do nể nang mà ký. Trường hợp này không nhiều, nhưng có xảy ra. Tôi có quen một đồng chí trưởng phòng, bí thư chi bộ một sở ở TP HCM. Do nể nhau, cũng vì thân tình mà ký xác nhận sai nội dung và thẩm quyền trong hồ sơ cảm tình Đảng. Khi bị phát hiện, anh bị kỷ luật cảnh cáo và đưa ra khỏi diện quy hoạch phó giám đốc sở.
Trường hợp thứ tư: do phẩm chất đạo đức người có quyền hạn sa sút, dùng chữ ký của mình để làm điều sai trái. Tùy theo cương vị mỗi người, tính chất, mức độ sự việc lớn nhỏ mà tác hại nặng nhẹ khác nhau. Điều này không chỉ xảy ra trong lĩnh vưc kinh tế mà ở cả các lĩnh vực khác. Những sai phạm đó không phải dễ phát hiện ngay để ngăn chặn, khi "thấy" thì khối "u nhọt" đã quá to. Cũng không ít vụ việc chưa lộ diện vì được "che đậy" quá kỹ.
Trường hợp này là đáng lo ngại nhất.
Để ngăn ngửa những "chữ ký" có hại, công việc vô cùng quan trọng là lựa chọn người (công tác cán bộ). Cần phải xem xét, đánh giá một con người hết sức khách quan, vô tư, hiểu đúng, có niềm tin ở họ khi trao chức vụ.
Đề nghị nên chú trọng tiêu chuẩn chọn người có trách nhiêm cao, làm việc thận trọng, biết cân nhắc đắn đo trước một sự việc: nên hay không nên. Ký có lợi gì, không ký có hại gì cho lợi ích chung và ngược lại - chứ không vì tư lợi...Và cũng không được thiếu yếu tố tập thể, cơ quan cấp trên hay cơ quan có thẩm quyền giám sát, "nhòm ngó" để ngăn chặn kịp thời.
Ông cha ta xưa có câu "bút sa, gà chết". Ngày nay, bút sa không phải "gà chết", mà là "người chết"!
Vì vậy, hãy cẩn trọng trước khi hạ bút ký một văn bản quan trọng. Phải có trách nhiệm cao trong việc sử dụng chữ ký của mình, đối với nhiệm vụ chung và cả việc riêng.
Khổ lắm, cụ Thép hay lạc đề vậy nhỉ?
XóaĐang theo dõi về Đắc Lộ, về ông Đắc Xuân, Đăng Hưng, cụ đưa cái chuyện chữ ký vào đây làm gì?
Tôi đề nghị chủ nhà nhắc nhở và xóa ý kiến trên đi!
Chà chà, cụ Thép thâm sâu quá!
XóaTôi hiểu ý cụ muốn nói: ông Hưng hay ông Xuân nói, suy cho cùng cũng là "chữ ký" kèm theo...Chữ ký ông Xuân thì đúng, chữ ký ông Hưng thì sai, bậy bạ, bát nháo!
"Bút sa, gà chết", đó là ngày xưa.
Ngày nay "bút sa, người chết", ở đây vẫn nhìn thấy ai là "người chết", rõ như ban ngày bạn nặc ơi!
* Trong vườn chỉ có một loài hoa không đẹp bằng có chen thêm một bông hoa khác - sẽ lung linh hơn nhiều.
Xóa* Ăn một món thường ngán tới cổ. Có thêm món khác sẽ thú vị, hấp dẫn hơn.
* Đọc một thứ sao bằng có xen thứ khác vào sẽ hấp hơn, miễn là không phạm nội qui của trang nhà là được!
* Ý kiến của người đọc thì ai cũng có quyền nói, viết những điều họ thích, không hạn chế nội dung; không ai bắt phải "đi" theo một đường như dắt bò vào chuồng!
* Hãy thoái mái đi anh bạn nặc nhé!
Chí lý!
Trả lờiXóaHoan hô cụ Nguyễn Đắc Xuân!
---
"1.1.- Anh đã cóp và sửa ý tưởng khắc ở khu lăng mộ cụ Phạn Quỳnh ở ấp Bình An, phường Trường An, TP Huế - địa điểm có dấu tích Cung điện Đan Dương thân thiết của tôi trên 1/3 thế kỷ qua. Nguyên văn của cụ Phạm Quỳnh trên bia đá là: “Truyện Kiều còn tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”.
Bia đá “Tiếng ta còn ...” ở lăng mộ cụ Phạm Quỳnh
Anh sửa lại “CHỮ QUỐC NGỮ CÒN, TIẾNG VIỆT CÒN, NƯỚC VIỆT NAM CÒN” và khắc lên đá Non Nước đem qua dựng bên mộ linh mục Đắc Lộ ở Iran. Thực hiện việc làm nầy anh mắc hai lỗi trọng: 1. Lỗi ăn cắp ý tưởng của người khác sửa lại làm ý tưởng của anh; 2. Theo anh nước Việt Nam ngày nay còn là nhờ CQN của linh mục Đắc Lộ. Điều đó có nghĩa anh xóa hết công lao xương máu của bao thế hệ trường kỳ kháng chiến từ Ngày thất thủ Kinh đô vua Hàm Nghi xuất bôn với Phong trào cần vương (1885) cho đến ngày thông nhất đất nước (1975) –ròng rã suốt 90 năm. Người ngoại quốc đọc tấm bia làm ô nhục dân tộc VN đó họ sẽ nghĩ như thế nào? Với tư cách là môt công dân VN; tôi đề nghị anh nhờ người hủy tấm bia đá đó kẻo xấu hổ lắm;
1.2.- Anh không phân biệt được “tiếng” và chữ viết. Có ai đó gọi tên anh, người học chữ Hán và chữ Nôm ghi ngay 登興, người học CQN ghi “Đăng Hưng”. Tiếng của một dân tộc không thay đổi, luôn tồn tại và phát triển, nó có âm điệu, có nhạc (nhất là tiếng VN), còn chữ chỉ là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản. Tiếng không thay đổi, chữ viết có thể thay đổi qua thời gian như chữ Hán, chữ Nôm, chữ CQN của ta vậy. Trong ngành bưu điện hay ngành truyền tin quân đội trước đây người ta còn dùng ký hiệu điện báo móoc (morse) nữa. Tiếng nói mới là tâm hồn dân tộc. Cả một kho tàng ca dao tục ngữ, dân ca khắp ba miền truyền khẩu qua bao đời nay có chữ chiếc gì đâu. Tôi không ngờ anh không phân biệt được hai lãnh vực “tiếng” và “chữ” nên mới đem Tình Ca của Phạm Duy “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…” ra hát bên mộ giáo sĩ Đắc Lộ - tác giả Tự điển Việt Bồ La. Con nít mới ra đời được nghe lời ru của mẹ từ ca dao, dân ca chứ làm gì có chuyện trẻ con còn nằm trong nôi đã biết CQN của linh mục Đắc Lộ của anh? Nếu Phạm Duy biết chuyện nầy sớm có lẽ nhạc sĩ không cho phép tôi đưa anh đến thăm Phạm Duy năm ấy."
Các bạn chủ nhà và các bác, các bạn cho tôi hỏi xíu.
Tay Nguyễn Đăng Hưng có phản hồi gì không?
Mà phản hồi sao được!
Tranh luan voi GOOLE;TIENLANG(Lu ngu)thi cung tro thanh nguoi ngu nhu chung no.
Trả lờiXóaNhững nhà dân chủ cuội khi đọc bức thư của ông Nguyễn Đắc Xuân gửi ông Nguyễn Đăng Hưng chắc sẽ giật mình và ớn lạnh đây
Trả lờiXóa