Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CUỘC ĐỜI HOẠT ĐỘNG CỦA HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Ái Quốc
Lời dẫn.
Tôi, Lê Hương Lan, Trưởng Nhóm Biên tập Google.tienlang từng nói “Nghiên cứu về cuộc đời Bác Hồ và viết về Bác Hồ không biết bao nhiêu cho đủ! Và Viết về Bác Hồ không nên chỉ tập trung vào dịp sinh nhật Bác 19/5, xong rồi … thôi!”
Từ quan niệm trên, Google.tienlang cảm ơn bác NGƯỜI ĐẤT THÉP- một cây bút quen thuộc với độc giả chúng ta ngay từ những ngày đầu lập trang Google.tienlang. Qua Hộp thư điện tử, bác Thép vừa gửi đến Google.tienlang bài viết dưới đây. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
*******

NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CUỘC ĐỜI HOẠT ĐỘNG CỦA HỒ CHÍ MINH
Không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới các nhà nghiên cứu lịch sử về Việt Nam, nhiều người dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh những tình cảm kính trọng chân thành nhất. Khó có thể nêu hết tất cả những người như trên trong một bài báo ngắn này. Nhân dịp toàn Đảng, toàn dân ta đang đẩy mạnh phong trào Học tập và Làm theo Bác Hồ kính yêu, xin ghi chép lại những tình cảm của bà Josepphine Stenson. Bà là nhà khoa học đã dành thời gian dài, đi đến những nơi lưu trữ sưu tầm tài liệu, nghiên cứu, và cho ra đời những công trình có giá trị lớn về Hồ Chí Minh, nhằm cung cấp cho độc giả các nước trên thế giới, đặc biệt cho độc giả ở Mỹ.
Bà Josephine Stenson kém Bác Hồ gần 50 tuổi, là một nhà nghiên cứu lịch sử. Bà đã nói  “Tôi dứt khoát phải trở thành người yêu của Hồ Chí Minh” trong bài phát biểu của mình tại Hội thảo quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội tháng 5-1990.
Bài tham luận tiếng Anh, nhan đề “Hồ Chí Minh, một nhân cách lớn của thời đại” của bà sau đã được in tại kỷ yếu của hội thảo (do Bảo tàng Hồ Chí Minh xuất bản). Đây là một bài tham luận rất hay, có nhiều điểm mới mẻ, đặc biệt, cho thấy một cái nhìn khác, một quan điểm mới mẻ thông thoáng và đôi chút tế nhị, táo bạo, nhạy cảm về chuyện đời tư, phụ nữ, tình yêu của Bác Hồ, với một góc nhìn từ người ngoài, một phụ nữ, một trí thức Hoa Kỳ.

NGƯỜI ĐẤT THÉP
 ***
Dưới đây là Toàn văn bài tham luận của bà J. Stenson:
“Xin cho phép tôi được mặc chiếc áo dài của người mẹ Việt Nam, người mẹ đã sinh ra những anh hùng của nhiều thời đại chống ngoại xâm để bảo vệ tổ quốc thân yêu của mình. Và thời nay, có một người mẹ đã sinh ra thiên tài Hồ Chí Minh. Bà cũng đã mặc tà áo này.
Hôm nay tôi mặc tà áo này không phải để chưng món quà sang trọng của bạn bè Việt Nam tặng cho tôi. Đây là sự ngưỡng mộ một sắc phục dân tộc mà chưa có một sắc phục phụ nữ nào lại đẹp, có văn hóa, bề dày truyền thống và thanh lịch như chiếc áo dài Việt Nam.
Từ Hoa Kỳ, tôi sang Thái Lan và vào Thành phố Hồ Chí Minh, thấy ngỡ ngàng khi nhìn thấy nữ sinh các trường đều mặc áo dài - những chiếc áo dài tuyệt đẹp. Tôi như bị thôi miên cứ đứng nhìn ngây ngất những tà áo dài mềm mại trên thân hình rất đẹp của các nữ sinh.
Trong khi đó một cảm giác buồn tương phản đột nhiên xâm chiếm trong lòng tôi một cách bất ngờ khi tôi nhìn thấy nhiều chị em khác cũng tại thành phố này mặc những bộ đồ mà người phụ nữ Mỹ chúng tôi đã bỏ từ thập kỷ 60 sang thập kỷ 70. Khi ra Hà Nội tôi hiểu được bề dày của nền văn minh sông Hồng, nhưng không giống như Thành phố Hồ Chí Minh, phụ nữ ít mặc áo dài, phần lớn họ mặc quần áo giống như phụ nữ Bangkok và Philippines.
Hồ Chí Minh là người mà tôi dành nhiều thời gian nhất trong đời nghiên cứu lịch sử của tôi để tìm hiểu cho được đích thực tính cách của ông. Tôi thuộc tuổi con cháu Bác Hồ Chí Minh. Cho phép tôi được ca ngợi lời ca ngợi muộn màng của người hậu thế. Không phải tôi ca ngợi Hồ Chí Minh vì Việt Nam đã chiến thắng quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh. Tôi ca ngợi Hồ Chí Minh trong tình hình Việt Nam giảm sút uy tín quốc tế. Trên thế giới người ta gọi Việt Nam là vương quốc “chuột nhắt” vì tệ trộm cắp thì không nước nào sánh bằng.
Tôi đã bỏ tiền túi ra để đi từ Mỹ sang Pháp và Liên Xô cũ: Những nơi mà Hồ Chí Minh đã đặt chân tới đó, để tìm những di tích gốc về Hồ Chí Minh. Tôi đã ở Liên Xô một thời gian tương đối lâu để nghiên cứu về ông. Khi về Mỹ, tôi lại từ New York đến các đảo lửa vùng Đông Bắc châu Mỹ, nơi Cụ Hồ đã đi tàu xuyên đại dương đến đó. Tôi quyết tâm tìm cho được lai lịch văn hóa Hồ Chí Minh, mặc dù ngày đó người ta đã thừa nhận Cụ là danh nhân văn hóa của thế kỷ.
Rất tiếc, lâu nay Việt Nam chỉ cung cấp cho chúng tôi lai lịch chính trị của Hồ Chí Minh, ngoài ra không cung cấp những tư liệu gì đối với những vấn đề khác. Và tôi cũng hết sức ngạc nhiên và khó hiểu không biết tại sao Việt Nam cứ tuyên truyền rằng Cụ Hồ sinh ra trog một gia đình nghèo khổ? Đã nghèo thì làm sao có điều kiện ăn học và làm quan như cụ thân sinh ra ông và trình độ học vấn như ông?
Ngoài ra Việt Nam còn tuyên truyền rằng ông Hồ làm phu khuân vác ở Bến Nhà Rồng, bồi bàn dưới tàu Pháp, bồi bếp ở khách sạn Luân Đôn và làm thợ nhiếp ảnh...chỉ toàn là những lao động cơ bắp, không thấy trí tuệ Hồ Chí Minh ở chỗ nào cả! Có lẽ những nhà lãnh đạo Việt Nam lo ngại khi nói đến trí tuệ của ông Hồ Chí Minh thì ảnh hưởng đến đường lối giai cấp của Đảng Công sản chăng, vì sợ quần chúng hiểu rằng Bác Hồ là thành phần thuộc tầng lớp trên chứ thực chất không phải là bần cố nông và thợ thuyền, giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Xin lưu ý, bất cứ quốc gia nào coi rẻ và khinh miệt trí thức thì nhất định sẽ thất bại, lịch sử đã từng chứng minh thực tế đó.
Qua nghiên cứu tôi thấy rằng:
-Bác Hồ chọn việc bồi bàn trên tàu là để có điều kiện đi đến nhiều quốc gia.
-Bác Hồ chọn việc làm ở khách sạn là nơi có điều kiện tiếp xúc được với nhiều chính khách.
Thế nhưng người ta hiểu sai rằng Bác Hồ làm đủ mọi nghề chỉ để kiếm sống, không đúng!
Tôi đã đến luân Đôn tìm hiểu và thấy Nguyễn Ái Quốc kết thân với một số nhà đại văn hào, các nghệ sĩ danh tiếng như Romans Darwin, vua hề Charlie (Sac-lô)...
Người ta đồn rằng Cụ Hồ biết 28 thứ tiếng, nhưng theo kết quả tìm hiểu của tôi thì Cụ biết khá sành sỏi 12 thứ tiếng.
Tôi xin dâng tặng những lời ca đẹp nhất về Hồ Chí Minh, sau khi tôi đã đi đến những nơi có dấu chân ông đã đi qua, gặp lại những người biết về ông và đi đến kết luận rằng Hồ Chí Minh lúc còn trẻ là một thanh niên...rất đẹp trai, cho nên hiện giờ tôi vẫn cứ mơ ước về ông. Nếu tôi cùng thời với ông thì dứt khoát phải trở thành người yêu của ông! Ông không chấp nhận, tôi cũng theo đuổi đến cùng...Tôi ngưỡng mộ ông cả bằng đầu óc khoa học của tôi, đồng thời bằng cả trái tim của một người con gái hậu thế.
Khi tôi đã yêu ông và tôn kính ông ở góc độ khoa học thì tôi nghĩ ngay đến tượng Nữ thần Tự Do ở quê hương tôi. Tôi là nhà sử học, tôi đã lật ra xem những trang ghi cảm tưởng của mọi chính khách khi họ đến tham quan và chiêm ngưỡng tượng thần Tự Do và ca ngợi thần Tự Do.
Nguyễn Tất Thành khi đến New York và cũng đã đến chiêm ngưỡng tượng thần Tự Do như mọi chính khách sau khi đến tham quan thần Tự Do đều ghi cảm tưởng rằng những lời ca ngợi Ngôi sao tỏa sáng trên vòng Nguyệt quế và ánh sáng tự do...Duy chỉ có Nguyễn Tất Thành đến xem thần Tự Do, nhưng chỉ nhìn dưới chân và ghi: “Ánh sáng trên đầu thần Tự Do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng thần Tự Do thì người da đen đang bị chà đạp; số phận người phụ nữ bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ phụ nữ được bình đẳng với nam giới?”
Duy nhất chỉ có Nguyễn Tất Thành nhìn xuống chân thần Tự Do và ghi lại những ý kiến trên. Nguyễn Tất Thành nhìn số phận con người không chiêm ngưỡng hào quang tỏa sáng từ bức tượng thần Tự Do. Chính vì thế mà hôm nay tôi đến đây tìm đến con người này - Hồ Chí Minh - để xem giữa lời nói và việc làm của ông có tương phản không?
Hồ Chí Minh quả thật con người nói và làm đi đôi. Tôi đã vào nhà của ông. Lục tìm của riêng của ông. Ông không có của riêng. Thật rất lạ và hiếm thấy, chính khách nào khi cầm quyền đều ban hành sắc lệnh tôn trọng và bình đẳng cho phụ nữ nhưng khi sắc lệnh ký xong thì bản thân họ lại vào nhà thổ, cho phép phát triển kỹ nghệ “đàn bà”, thậm chí có một vị Tổng thống có đến 3 - 4 tình nhân.
Duy nhất chỉ có Nguyễn Tất Thành đứng trước tượng thần Tự Do ghi những điều trên khi mình còn lầm than, rồi khi mình làm Chủ tịch một nước và khi qua đời, trên giường ông vẫn vắng hơi ấm của đàn bà. Con người khi làm Chủ tịch nước 24 năm đến lúc qua đời trên giường không có hơi ấm đàn bà!
Hồ chí Minh là một người cộng sản vĩ đại, là một siêu nhân, ông càng vĩ đại hơn ở chỗ ông là một con người bình thường sống hòa lẫn vào trong cuộc sống của xã hội chứ không phải siêu phàm.
Tôi đọc nhiều tư liệu về ông và biết ông được nhiều phụ nữ yêu thương. Bà Lared theo đuổi Nguyễn Ái Quốc nhiều năm. Trong những đêm đi họp chi bộ về hai người đi bên nhau trên bờ song Seine, bà tỏ tình mà Nguyễn Ái Quốc không mềm lòng. Khi bà qua đời, để lại cuốn nhật ký, tôi được đọc quyển nhật ký đó và hiện giờ con gái bà đang giữ. Con bà cũng nói với tôi: “Mẹ tôi yêu Nguyễn Ái Quốc” Đấy, tôi phải đi tìm cho được những bằng chứng như vậy mới đủ cơ sở khẳng định nhân cách một con người của thời đại. Đúng, Hồ Chí Minh là nhân cách của thời đại.
Tôi cũng đến khách sạn Boston, ở Đông Bắc nước Mỹ, nơi Nguyễn Tất Thành ở đó làm thợ nặn bánh mì gần một năm trời và sau này chính các nhà đại văn hào châu Âu qua Mỹ đều ở khách sạn này. Nguyễn Tất Thành đã ghi lại tất cả những chính khách đến ở ở trong khách sạn Boston.
Tại đây có một cô gái quốc tịch Mỹ gốc Pháp tên Colét đã yêu say đắm Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành rất thích nghe hát và xem kịch, nhất là kịch cổ điển. Được biết Hồ Chí Minh rất yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ thuật rất phong phú, nhưng Nguyễn Tất Thành rời nước ra đi không phải để hoạt động chính khách mà ông đi tìm đường cứu dân tộc. Colét khuyên dụ ông đi với bà và tỏ ý muốn kết hôn với Nguyễn Tất Thành, nhưng ông đã tìm cách an ủi Colet để từ chối. Sau đó một thời gian, Colet trở thành một nhà văn lớn có tên tuổi. Nhuyễn Tất Thành tâm sự và bà Colet kể lại: “Nếu tôi muốn có một văn bằng thì tôi đã thi năm 1904 ở trong nước, vì lúc đó tôi có một người con gái quê nhà yêu mà đành bỏ lại trên bến cảng để ra đi”.
Vừa rồi, tôi có đọc một bài hồi ký đăng trên Tạp chí Lịch sử quân sự của Viện quân sự Hoa Kỳ, do một số sĩ quan Anh - Mỹ trong quân đội của Đồng Minh khi sang Đông Dương đóng ở Cao Bằng. “Tôi sống cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nhũng ngày đầu khởi nghĩa”. Họ kể lại, có dịp tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, họ hỏi:
- Không phải tò mò mà trên danh nghĩa là người đàn ông với nhau, tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh không lấy vợ, không lập gia đình? Hồ Chí Minh trả lời một cách chân tình và thân mật: “Khi còn trẻ phải đi hoạt động cách mạng, khi giành được độc lập thì đã già, nên không dám tính chuyện đó. Trước khi tôi ra đi, tôi có yêu một người con gái, người con gái đó cũng rất yêu tôi. Nhưng phải dừng lại về chuyện yêu đương, sau nhiều năm mất liên lạc, tôi không biết người con gái đó đang ở đâu, còn hay mất”!
Tôi đã đi Quảng Châu và tôi biết Nguyễn Ái Quốc còn có một người yêu nữa tên Lý Phương Liên (bí danh) thư ký của Đông Phương bộ thuộc cục Phương Nam là vợ của Lý Thụy (Cụ Hồ) ở phố Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc. Thực tiễn cuộc sống có những việc nhìn thấy tận mắt chưa hẳn là thật. Khi ông Phạm Văn Đồng cùng một số người trong tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội sang dự một khóa học chính trị tại nhà số 13 phố Văn Minh cũng tưởng Lý Phương Liên là “vợ” của Lý Thụy, nhưng sau mới biết thực tế không phải như vậy, đây chỉ là việc ngụy trang để che mắt mật thám.
Tôi không coi vấn đề này quan trọng, tuy vậy, thời gian tôi đến Liên Xô, tôi cũng biết có một cô gái Nga yêu ông, yêu tới mức bà ta không lấy được Nguyễn Ái Quốc và suốt đời ở vậy cho đến già rồi chết. Có một nhân chứng người Nga được bà ta tâm sự kể lại với tôi rằng: “Hai người yêu nhau nhưng không dám lấy. Nguyễn Ái Quốc nói lấy vợ thì phải để lại địa chỉ, phải có con, phải có trách nhiệm làm chồng, làm cha và rồi thế nào mật thám cũng phát hiện ra, cho nên Nguyễn Ái Quốc không lấy vợ và tôi cũng không lấy chồng!”
Dân tộc Việt Nam mãi mãi nên tự hào về Hồ Chí Minh, nền văn minh nhân loại của thế kỷ XX này luôn tự hào có một vĩ nhân được cả thế giới, đại diện bởi UNESCO phong tặng Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hóa kiệt xuất. Hồ Chí Minh mãi mãi là tấm gương về nhân cách một người thời đại cho mọi thế hệ tiếp theo.”

Josephine Stenson
======
Mời xem bài liên quan

20 nhận xét:

  1. Nhân cách đạo đức của Bác Hồ đến từ nền văn hóa truyền thống thuần phong mỹ tục của dân tộc và quê hương, đến từ 2 đấng sinh thành gương mẫu, người cha yêu nước và thanh liêm, đến từ nền giáo dục truyền thống Nho học, với đạo lý Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín, Hiếu Trung Nhân Nghĩa của Tam giáo Việt Nam (Khổng - Phật - Lão). Mọi người nên tìm đọc cuốn Búp Sen Xanh, trong đó có nhiều giai thoại quê hương về Bác, những cuộc đối thoại lúc ấu thơ của Bác khi tiếp xúc với cụ Phan Bội Châu khi hầu trà người lớn trò chuyện thảo luận quốc sự, thời sự. Ngay từ lúc còn niên thiếu Bác Hồ đã bộc lộ những dấu hiệu của 1 thần đồng siêu trí tuệ. Bác Hồ có 1 đầu óc trí não thiên phú, ngay cả khi già yếu thì Bác vẫn học tiếng Tây Ban Nha nhanh hơn nhiều so với các đồng chí thanh niên trong nhà tranh.

    Kẻ thù diễn biến hòa bình và bọn ba que, bọn bán nước hay xuyên tạc rằng Bác Hồ "có nhiều vợ", nhưng thực tế thì ai cũng hiểu. Chỉ là những kẻ có đầu óc u tối đen đúa thì nó không thể nào hiểu nổi thế gian lại có những nhân cách trong sáng như thế tồn tại, mà thật sự thời đó không phải chỉ có Bác Hồ có những nhân cách và đức tính đó, mà đó là nhân cách chung, đức tính chung của người cộng sản nói riêng và người làm cách mạng nói chung, thậm chí đó cũng là đức tính chung của những người Nho học cho dù họ không đi theo cách mạng.

    Thực tế lịch sử đến nay quá nhiều nhân chứng kể lại đã cho thấy là có rất nhiều người con gái đã say mê Bác Hồ nhưng Bác đều nhẹ nhàng từ chối chỉ giữ tình bằng hữu, tình đồng chí, tình tri kỷ đơn thuần, bởi vì Bác Hồ không muốn làm liên lụy họ.

    Bác Hồ biết rằng mình là người hoạt động cách mạng, kháng chiến, nguy hiểm luôn rình rập cận kề và luôn luôn bị mật thám mật vụ theo dõi. Vì vậy nếu kết hôn lập gia đình thì sẽ liên lụy vợ con, sẽ đem lại nguy hiểm cho họ. Tấm gương của Nguyễn Trung Trực vẫn còn đó, giặc Pháp không dẹp được nghĩa quân ông thì bắt mẹ già ông làm con tin ép phải ra hàng. Do đó các nhà cách mạng cộng sản sau này đều dùng bí danh và tên giả và không liên lạc với gia đình để tránh bị phát hiện thân phận thật, tránh bị liên lụy gia đình. Do đó Bác Hồ hy sinh không lập gia đình chính là chuyện hợp tình hợp lý với tình cảnh gian nguy khi đó.

    Khác với các lãnh tụ và đồng chí khác, khi tình hình ổn định thì họ vẫn còn trẻ và thuận lợi để lập gia đình. Trong khi Bác thì khi mà cách mạng Việt Nam ổn định rồi Bác đã quá tuổi để lập gia đình. Và vì thế Bác cũng không lập gia đình nữa.

    Vì vậy khi nói Bác Hồ đã hy sinh không lập gia đình vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc, vì sự nghiệp kháng chiến giành độc lập cho tổ quốc đều là thật và không thể xuyên tạc, không thể lật sử.

    Có lẽ trong số những người phụ nữ đã thầm yêu đơn phương và ngưỡng mộ Bác Hồ thì cũng có những người như vậy và họ đã chung thủy với Bác Hồ và cả đời không lấy ai nữa, như người phụ nữ Nga đáng kính kể trên. Năm 1990 của bài viết này thật ra lúc đó tôi cũng đang công tác ở TQ và được 1 đồng chí kể rằng trong thời Bác Hồ hoạt động với cách mạng TQ thì có nhiều nữ đồng chí yêu thầm Bác Hồ nhưng không dám nói, không dám tỏ tình, chỉ dám ngưỡng mộ từ xa, giữ khoảng cách với nhau. Sau này khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc về nước trở thành Hồ Chủ tịch thì có 2 nữ đồng chí được tổ chức giới thiệu đối tượng kết hôn nhưng họ kiên quyết từ chối và sau này hình như không lấy ai khác nữa. Đó là chuyện vô cùng hiếm có vì thời đó người ta rất phục tùng tổ chức Đảng. Thế mà có 2 cô gái sống chết từ chối chỉ vì yêu Bác Hồ lúc đó đã về VN rồi.

    Chuyện chung thủy ngàn năm này ngày nay nhiều bạn trẻ có lẽ thấy rất khó tin và chỉ thấy trên phim ngôn tình hay tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình chứ không phải ngoài đời, nhưng thời đó là thật, thời đó con người ta sống với nhau thủy chung trong sáng như vậy đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi không thể cảm ơn Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đủ để giúp tôi khôi phục lại cuộc hôn nhân của mình với niềm vui và sự an tâm của nhiều vấn đề gần như dẫn đến ly hôn. Cảm ơn Chúa, tôi đã tổ chức Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đúng giờ. Hôm nay tôi có thể nói với bạn rằng Tiến sĩ EKPEN TEMPLE là giải pháp cho vấn đề này trong hôn nhân và mối quan hệ của bạn. Liên lạc với anh ấy tại (ekpentemple@gmail.com)




































      Xóa
    2. Bạn Thanh Bình nói rất đúng và hay, tôi cũng đồng quan điểm với bạn

      Xóa
  2. Với bà Lady Borton:
    Mấy chục năm nay, Lady Borton đã trở thành quen thuộc trong gới quốc tế về Việt Nam và cũng khá thân quen với nhiều người Việt Nam. Đến Việt Nam lần đầu tiên năm 1969, bà dành nhiều năm tháng sống cùng bà con nông dân ở các làng quê Việt Nam, đi đi về về giữa Mỹ và Việt Nam không biết bao nhiêu lần với tư cách là một nhà báo, nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu và hoạt động từ thiện.
    Nhiều người đọc tác phẩm "Tiếp sau nỗi buồn", viết về cuộc sống nông thôn Việt Nam thời hậu chiến của Lady Borton, nghe bà kể làm độc giả quý mến người phụ nữ Mỹ này vô cùng.
    Bà trở lại Việt Nam trong vai đại biểu quốc tế tham dự Hội thảo "Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay" với tư cách của một nhà khoa học nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà đã từng viết sách "Hồ Chí Minh - Một hành trình", đã từng dịch tác phẩm "Vừa đi đường vừa kể chuyện" sang tiếng Anh và nhiều tác phẩm khác về Việt Nam, về Bác Hồ, về Đại tướng Võ Nguyên Gia1p...
    Bà Lady Borton kể: Lần đầu tiên tôi nghe nói đến Hồ Chí Minh là vào năm 1954, khi đang học lớp 6 tại một ngôi trường ở ngoại ô thủ đô Washington DC. Bấy giờ người ta bàn tán xôn xao về thất bại của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Thầy giáo chỉ định nhóm của tôi viết một bài để đăng trên một tờ báo dành cho học sinh khắp nước Mỹ.
    "Tôi đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1969, hoạt động thiện nguyện tại Quảng Ngãi. Tại vùng chiến sự ác liệt miền Trung đó tôi đã giúp đỡ nạn nhân chiến tranh ở cả hai phía. Và vào tháng 9 năm đó, tôi ngạc nhiên khi thấy người Việt Nam tuy ở hai chiến tuyến nhưng đều tỏ lòng thương tiếc khi được tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Thú thật bản thân tôi lúc ấy không biết nhiều về Hồ Chí Minh và cũng không hiểu hiện tượng lạ lùng này.
    Năm 1975, lần đầu tiên tôi đến Hà Nội và từ đó, tôi có rất nhiều người bạn Việt Nam, trở thành một người bạn của Việt Nam từ khi hai nước Việt Nam và Mỹ còn chưa bình thường hóa quan hệ. Vây nên khi mà hai nước đã bình thường hóa thì tôi càng là bạn bè thân thiết của những người bạn Việt Nam của tôi. Tôi đến Việt Nam như trở lại nhà của mình".
    Nói về tác phẩm "Hồ Chí Minh - Một hành trình" bà cho biết: Khi cuốn sách này được xuất bản (bằng tiếng Anh), tôi đã viết trong lời thựa của cuốn sách là: "Một cuốn sách mà đáng ra bản thân tôi đã phải được đọc vào thời còn rất trẻ, nhiều năm trước". Tôi có những người bạn thân thiết ở Việt Nam và họ kể cho tôi nghe nhiều chuyện về Bác Hồ. Nhưng khi tôi đọc những cuốn sách xuất bản ở Mỹ thì tôi ngạc nhiên vì có nhiều chi tiết sai quá. Ở đây không bàn đến quan điểm mà chỉ riêng số liệu, thời điểm, tính xác thực của thông tin đã sai rồi. Vì thế, tôi bỏ rất nhiều công đi khắp thế giới, thu thập các tư liệu về Hồ Chí Minh. Nhất là gần đây hồ sơ lưu trữ quốc tế về Việt Nam được công bố tại nhiều nước thì tôi được tiếp cận với những dữ liệu mới. Tôi cũng đến tận những nơi Hồ Chí Minh đã đặt chân đến, đã sống và cùng hoạt động...để tìm hiểu. Đó là lý do tôi viết "Hồ Chí Minh - Một hành trình", tác phẩm giản dị nhưng chính xác. Tôi muốn giải mã và trình bày thật đơn giản hiện tượng Hồ Chí Minh cho người đọc phương Tây.
    Cuốn sách không dừng lại ở thời điểm Hồ Chí Minh mất năm 1969 mà kết thúc với ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975. Cuộc hành trình của Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc chiến đấu giành độc lập của dân tộc VIệt Nam trong thế kỷ XX.
    Được hỏi là người nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, có trong tay những tư liệu quý, tình cảm cá nhân bà với Hồ Chí Minh, bà trả lời:

    Trả lờiXóa
  3. "Tôi cho rằng nếu không có Hồ Chí Minh thì Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam chắc không thành công. Tôi vô cùng khâm phục Hồ Chí Minh. Đó là một lãnh tụ tài giỏi. Trên thế giới có nhiều người giỏi, nhưng thường mỗi người chỉ giỏi một lĩnh vực, còn Hồ Chí Minh giỏi cả về thơ ca, ngoại giao, quân sự...Lãnh tụ giỏi thì có nhiều trên thế giới, nhưng Hồ Chí Minh khác người khác ở chỗ biết tập hợp những người giỏi quanh mình. Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam lúc ấy gồm toàn những người giỏi được mời tham gia không phân biệt thành phần, giai cấp...Hơn nữa, ảnh hưởng Hồ Chí Minh không chỉ ở Việt Nam mà còn phải xét trên bình diện đóng góp với phong trào Cộng sản thế giới".
    Về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", đối với mỗi cán bộ, đảng viên hiện nay đứng ở góc độ một nhà nghiên cứu, bà Lady Borton cởi mở:
    Tư tưởng Vì dân là tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Không chỉ ở Việt Nam mà cả một số nước khác trên thế giới, tôi thấy nghiêm trọng nhất bây giờ là nạn tham nhũng. Đúng là tham nhũng thì ở xã hội nào cũng có, ở quốc gia nào cũng tồn tại nhưng nó ở mức độ thôi. Phải hạn chế ở mức thấp thôi. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì phải chú trọng nhất vào vấn đề chống tham nhũng. Hồ Chí Minh đã phấn đấu suốt đời vì dân tộc, vì nhân dân, các thế hệ người Việt Nam phải học tập và làm theo tấm gương đó.
    Bà Lady Borton không chỉ viết nhiều tác phẩm về Hồ Chí Minh mà như bà nói đã đi nhiều nơi sưu tầm tư liệu về Hồ Chí Minh. Lần bà đến Anh quốc rồi Hồng Kông năm 2000 nhằm quyết tìm tài liệu vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông (1930-1933), vụ án nổi tiếng trong lịch sử tòa án Hồng Kông. Qua nhiều ngày tìm tòi tra cứu, bà đã phát hiện ra những tài liệu quan trọng về vụ án này được lưu trữ. Bà đã sao chụp 250 trang tài liệu quý này để mang về Hà Nội tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh. Tới lúc đó Việt Nam chưa có tư liệu gốc về vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông, ngoải những điều do chính Bác Hồ kể trong tác phẩm "Vừa đi đường vừa kể chuyện". So sánh hai nội dung rất khớp nhau. Qua đọc tư liệu do bà Borton tặng, các nhà nghiên cứu của Việt Nam đã nhận thấy rất sâu sắc lúc đó Bác Hồ phải đối mặt với đầy nguy hiểm và Người đã khôn khéo, tài tình, bản lĩnh vượt qua những âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp muốn Anh giao Nguyễn Ái Quốc cho họ đưa đi một nơi nào đó thủ tiêu.

    Câu chuyện của bà J. Satenson và Lady Borton làm cho chúng ta hiểu đầy đủ hơn về nhân cách của Bác Hồ tỏa rộng đến mọi người, dù họ chưa từng được vinh dự gặp Bác lần nào. Điều này cũng cho mọi người thấy rõ, bất cứ ai, khi có cái nhìn trung thực về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh thì họ cũng sẽ tìm thấy những điều rất cao cả và sẽ quý trọng nhân cách con người Bác như hai bà J.Stenson và Lady Borton.

    Rất cảm ơn hai bà đã dành tình cảm cao quý kính trọng lãnh tụ Hồ Chí Minh của nhân dân Việt Nam, người bạn tốt của những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó hai bà có một vị trí đặc biệt.

    NGƯỜI ĐẤT THÉP

    Trả lờiXóa
  4. Bà Lady Borton kể: Lần đầu tiên tôi nghe nói đến Hồ Chí Minh là vào năm 1954, khi đang học lớp 6 tại một ngôi trường ở ngoại ô thủ đô Washington DC. Bấy giờ người ta bàn tán xôn xao về thất bại của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Thầy giáo chỉ định nhóm của tôi viết một bài để đăng trên một tờ báo dành cho học sinh khắp nước Mỹ.
    "Tôi đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1969, hoạt động thiện nguyện tại Quảng Ngãi. Tại vùng chiến sự ác liệt miền Trung đó tôi đã giúp đỡ nạn nhân chiến tranh ở cả hai phía. Và vào tháng 9 năm đó, tôi ngạc nhiên khi thấy người Việt Nam tuy ở hai chiến tuyến nhưng đều tỏ lòng thương tiếc khi được tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Thú thật bản thân tôi lúc ấy không biết nhiều về Hồ Chí Minh và cũng không hiểu hiện tượng lạ lùng này."
    ----
    Đây là thông tin quý, nhiều người chắc cũng chưa biết như cháu.
    Cảm ơn bác Thép!

    Trả lờiXóa
  5. Nguyễn Đức Kiênlúc 10:29 19 tháng 12, 2019

    Người Mỹ còn có công bao năm trời đến nhiều quốc gia để "lần theo dấu tích Hồ Chí Minh" để có thể KẾT LUẬN "Dân tộc Việt Nam mãi mãi nên tự hào về Hồ Chí Minh, nền văn minh nhân loại của thế kỷ XX này luôn tự hào có một vĩ nhân được cả thế giới, đại diện bởi UNESCO phong tặng Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hóa kiệt xuất. Hồ Chí Minh mãi mãi là tấm gương về nhân cách một người thời đại cho mọi thế hệ tiếp theo.”

    Vậy mà Dương Trung Quốc - kẻ thường dẻo mỏ nói "Cụ Hồ dạy rằng", thế mà ngay trên diễn đàn quốc hội dám phát biểu, quan niệm của cụ Hồ là xưa rồi!

    Cụ thể, khi thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức,
    ĐBQH Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho biết, xưa kia Bác Hồ căn cứ theo ba tiêu chí. Một là, hỏi bạn học xem người ấy có giỏi không, những người mà cạnh tranh thừa nhận người ấy giỏi là người ấy giỏi. Hai là, hỏi hàng xóm xem người ấy có hiếu nghĩa với cha mẹ, hiếu lễ với anh em, có tình nghĩa với hàng xóm không? Nếu có - người ấy là người có đức. Ba là, vấn đáp xem người ấy hiểu biết về tình hình thế giới, chính sự thế nào, lòng dân ra sao; giao trọng trách có đảm nhận được không, nếu như hoàn thành người ấy là người có tài. Ba tiêu chí của Bác Hồ chính là 3 tiêu chí hiền tài mà chúng ta cần. Thế hệ cán bộ do Bác lựa chọn cũng chính là thế hệ cán bộ đã đi vào lịch sử nước ta. Giản dị như vậy thôi, nhưng Điều 6, dự thảo Luật, theo ĐB Lê Thanh Vân, vẫn chưa định nghĩa được thế nào là người tài…"

    Đáp lại phát biểu của ông Lê Thanh Vân, tên Dương Trung Quốc nói “Đánh máy giỏi không có lỗi chỉ để khỏi ảnh hưởng đến thủ trưởng thôi. Những chuyện đó nằm trong quy trình. Chúng ta không nên nhắc lại câu chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh hơn 70 năm, thời đại thay đổi rồi. Có những giá trị vẫn còn nhưng chúng ta phải nhìn nhận khác, nhất là chúng ta đánh giá con người thể hiện chính sách đãi ngộ. Thời Bác Hồ là thời kỳ có những giá trị lớn hơn tiền bạc, đó là yêu nước."

    Sau phát biểu tranh luận của ĐB Quốc, ĐB Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) đã giơ biển tranh luận. Ông nói: “Không biết các đại biểu khác cảm tưởng ra sao, riêng tôi rất sốc và buồn khi nghe ĐB Dương Trung Quốc phát biểu như vậy. Tôi nghĩ tư tưởng của Hồ Chí Minh, cách dùng người của Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị của nó cho dù nhiều chục năm trôi qua. Đây là điều chúng ta phải làm được như vậy. Tất cả chúng ta học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật buồn khi có ĐBQH mà phát biểu thiếu suy nghĩ như vậy

      Xóa
  6. Tôi thích và rất đồng tình với ý kiến bạn Nguyễn Đức Kiên, nhất là nhắc lại ba tiêu chuẩn chọn người tài của Bác Hồ do đại biểu Lê Thanh Vân nêu ở diễn đàn QH.

    Tôi ghi lại để dễ nhớ:

    * Tiêu chuẩn chọn người tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

    1. Hỏi bạn học xem người ấy có giỏi không, những người mà cạnh tranh thừa nhận người ấy giỏi là người ấy giỏi.
    2. Hỏi hàng xóm xem người ấy có hiếu nghĩa với cha mẹ, hiếu lễ với anh em, có tình nghĩa với hàng xóm không? Nếu có - người ấy là người có đức.
    3. Vấn đáp xem người ấy hiểu biết về tình hình thế giới, chính sự thế nào, lòng dân ra sao; giao trọng trách có đảm nhận được không, nếu như hoàn thành người ấy là người có tài.

    Ba tiêu chí của Bác Hồ chính là 3 tiêu chí hiền tài mà chúng ta cần.

    Tôi nghĩ các cán bộ làm công tác tổ chức, tham mưu lựa chọn cán bộ phải thuộc lòng ba điều này của Bác thì họ sẽ làm tốt công việc được giao.

    * Nói về ông Dương Trung Quốc: Ông này luôn có những phát biểu "khác người",lại lợi dụng diễn đàn QH để đưa ra những quan điểm ngược với những cách giải quyết của chính quyền, lãnh đạo của Đảng ở nhiều vụ việc xảy ra, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình riêng nơi có sự việc và cả ảnh hưởng tình hình chung đất nước. Hết nhiệm kỳ này, nên cho ông ta nghỉ, tôi không tìm thấy có lợi gì ở ông này nếu tiếp tục làm đại biểu QH.

    Trả lờiXóa
  7. Tiênlãng là một huyện của Hải Phòng, trang mạng G.TL dùng hình một thiếu niên làm hình nền.
    Tôi gửi bài thơ do Bác Hồ viết để tặng cho G. TL.

    "Kháng chiến chống Pháp, Hải Phòng là vùng địch hậu. Ở đây, cuộc chiến tranh du kích mang đậm tính nhân dân đã đi vào chiều sâu cả ở các ngõ ngách đường phố và xóm thôn hẻo lánh.
    Để đối phó với các tay súng du kích, tay dao nhân dân, giặc Pháp thường tổ chức những cuộc càn quét vào các thôn làng. Năm 1951, giặc càn vào xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng. Trận càn này, chúng bắt được em Đỗ Văn Sinh - một em liên lạc 10 tuổi.
    Bắt được em, chúng cho đây là một "đầu mối" để chúng khai thác hòng triệt phá cơ sở du kích của xã này. Chúng đánh đập bằng những đòn nặng tay. Em nghiến răng chịu cực hình, không khai một lời. Bọn giặc không khai thác được gì ở em bé liên lạc gan góc này.
    Tấm gương dũng cảm, gan dạ, mưu trí của em, được báo cáo lên Bác Hồ. Bác biểu dương tấm gương sáng này bằng một bài thơ dài. Thơ Bác là những lời động viên và viết một cách dễ hiểu để ai đọc cũng có thể học thuộc lòng.
    Báo Nhân Dân ra ngày 29-5-1952, đã đăng bài thơ này. Đầu đề bài thơ là "GIỮ BÍ MẬT BẢO VỆ CÁN BỘ":

    "Huyện Tiên Lãng có em tên Dinh (1)
    Tuổi lên mười mà tính rất ngoan
    Thấy quân giặc Pháp bạo tàn
    Giết người, cướp của, đốt làng mà đau
    Thấy quân dân thi nhau chiến đấu
    Họ hy sinh xương máu vì dân
    Em thương anh chị dân quân
    Em làm liên lạc góp phần đánh Tây
    Cuối năm ngoái giặc vây Tiên Lãng
    Chúng bắt em tra tấn thảm thay
    Dìm xuống nước, treo lên cây
    THân hình tiều tụy, chân tay tím bầm
    Chúng bắt em chỉ hầm bí mật
    Em cắn răng không thốt một lời
    Khi giặc tìm thấy hầm rồi
    Bắc em chui xuống tìm người trốn đây
    Em khẽ bảo:
    "Các anh chị ngồi quay lưng lại
    Em lấy bùn đắp đại lên lưng..."
    Rồi em báo với giặc rằng:
    "Không ma nào trốn ở trong hầm này"
    Giặc gầm thét rằng: "Mày nói dối"
    Lại đánh em túi bụi mấy hồi
    Em rằng: "Các quan nghi tôi
    Thì cùng tôi xuống tìm tòi mà xem"
    Giặc cho lính cùng em tìm lại
    Đập lung tung chẳng thấy ai ra
    Chờ khi giặc đã kéo xa
    Ba người cán bộ chui ra khỏi hầm
    Cháu Bác Hồ thật là oanh liệt
    Giữ bí mật dù chết không khai
    Cứu cán bộ khỏi giặc Tây
    Các em kháng chiến càng ngày càng hăng"

    C.B

    Bài thơ của Bác trên đây, không chỉ được lưu giữ ở số báo Nhân Dân đăng bài thơ này, mà một vài cuốn sách cũng đã lưu giữ được, vì đây là một "tài liệu" rất qúi góp phần làm phong phú thêm "chân dung" đích thực của chiến tranh nhân dân".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng Thị Kim Thanhlúc 21:14 19 tháng 12, 2019

      Lại một thông tin quý từ bác Thép.
      Tôi nghĩ nếu Google.tienlang không đăng thành 1 bài độc lập bài thơ của Bác Hồ khen ngợi gương thiếu niên dũng cảm Đỗ Văn Sinh ở ngay vùng đất mà trang web của các bạn mang tên thì thật thiếu sót!

      Xóa
    2. Cảm ơn bác Thép đã cung cấp cho bạn đọc bài thơ rất đặc biệt này

      Xóa
  8. Thiếu một chi tiết, xin bổ sung:

    Ở câu đầu: "Huyện Tiên lãng có em tên Dinh (1)

    Chú thích: (1) Bí danh của Đỗ Văn Sinh

    Trả lờiXóa
  9. Trong thời Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Trung Quốc, gặp rất nhiều người tại đây trong đó có cụ Phan Bội Châu. Lúc này ở TQ Quốc Dân Đảng đang nắm ngọn cờ cách mạng tiền phong và quan hệ giữa Quốc Dân Đảng đại diện cho giai cấp tư sản Trung Quốc với người Cộng sản chưa đến mức cạn tào ráo máng trở mặt thành thù. Nên vẫn hoạt động chung với nhau trong mục tiêu chung là phản đế phản phong (chống đế quốc chống phong kiến).

    Trong giai đoạn này khi ở Quảng Châu Bác Hồ có quen thân với 2 nữ đồng chí Cộng Sản, 1 người Thượng Hải 1 người Bắc Kinh đều là dân cành vàng lá ngọc bỏ nhà đi theo cách mạng. Buồn cười là 2 người này quen Bác nhưng không biết Bác là Nguyễn Ái Quốc mà 1 người gọi Bác là đồng chí Lý Thụy 1 người gọi bác là đồng chí Vương. Cô gái gọi Bác là Lý Thụy là người công khai 2 đảng tịch trong Quốc dân đảng khi đó, vì lúc đó QDĐ chấp nhận cho đảng viên của mình gia nhập Đảng Cộng sản và có thể đồng thời là đảng viên của cả 2 đảng, theo chủ trương "liên Nga, liên Cộng, phù trợ Công Nông" của Chủ tịch Tôn Trung Sơn. Tôn Trung Sơn chính là 1 "Hồ Chí Minh của Trung Quốc", ông được người TQ tôn xưng "quốc phụ", giống với khái niệm "cha già dân tộc" của VN mình.

    Sau khi Bác Hồ lưu lạc sang HK, Thái Lan rồi về VN. Trong giai đoạn này tổ chức muốn gá nghĩa cho 2 nữ đồng chí này nhưng họ đều từ chối nhưng lúc đó không ai biết lý do. 1 người chỉ đến khi bị nghi ngờ là có gì khuất tất mới nói lý do là "tôi cảm mến đồng chí Vương", chi bộ điều tra thì rõ ràng là quan hệ 2 người chỉ là tình bạn, tình tri kỷ, tình đồng chí, chủ đề đàm luận cũng đều là văn học, âm nhạc, không có bất kỳ hủ hóa hay khuất tất nào. Còn cô kia thì không bị chi bộ ép nên giữ im lặng mãi sau năm 1949 người ta mới tìm thấy nhật ký của cô này mới biết vì sao lúc đó cô này nhất quyết không chịu kết hôn theo ý của tổ chức, lý do cũng tương tự như cô kia. 2 người đều là bạn thân của Bác Hồ trong thời gian hoạt động ở Quảng Châu Trung Quốc.

    Ở Nghệ An tôi cũng nghe vài ông bà cụ xuất thân gốc gác làng Sen kể lại những giai thoại tương tự nhau là Bác Hồ có 1 mối tình "thanh mai trúc mã" lớn lên cùng nhau với 1 cô bé quê. Hai người yêu nhau rất sâu đậm cho đến tuổi thanh niên chứ không phải chỉ là tình trẻ con. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, hy sinh tình yêu đầu. Đó là sự hy sinh đầu tiên của Bác Hồ, mở đường cho rất nhiều hy sinh mất mát khác của Bác sau này trên con đường cứu nước.

    Nhìn lại, để nước ta có được cơ đồ như ngày hôm nay, để cho thế giới này có bộ mặt như ngày hôm nay, để cho người lao động ngày nay hưởng được những quyền con người, quyền dân chủ như ngày hôm nay, bao nhiêu người cách mạng, người Cộng Sản đã ngã xuống, bao nhiêu máu và nước mắt của họ đã đổ xuống, bao nhiêu sự hy sinh. Bác Hồ là 1 trong những ngôi sao sáng nhất trong đó.

    Trả lờiXóa
  10. Bác bỏ bộ phim xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Vừa qua, một nhóm người lưu vong ở hải ngoại đã thực hiện bộ phim tài liệu "Sự thật về Hồ Chí Minh," xuyên tạc lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước những hình ảnh nghèo nàn, chắp vá và những luận điệu vu cáo của những kẻ thực hiện bộ phim, đạo diễn-nghệ sỹ nhân dân Đào Trọng Khánh đã có bài viết bình luận, bác bỏ những luận điệu sai trái trong bộ phim tài liệu trên.

    "Con người hãy cảnh giác!" Câu nói đó lại vang lên trước luận điệu vu cáo, xuyên tạc lịch sử của những kẻ thực hiện bộ phim tài liệu "Sự thật về Hồ Chí Minh." Một bộ phim không có giá trị về mặt tư liệu bởi những hình ảnh nghèo nàn, chắp vá, được sử dụng tùy tiện để minh họa cho lời dẫn.

    Những hình ảnh tàn sát trong phim là những bức ảnh và phim về tội ác của thực dân Pháp và xâm lược Mỹ đối với nhân dân Việt Nam trong những trận càn quét, được đem gán cho những người kháng chiến yêu nước, những chiến sỹ Cộng sản. Các tác giả phim đã "khôn khéo" lờ đi xuất xứ và nguồn gốc thực sự của những hình ảnh đó. Một dàn nhân vật "chống cộng" điên cuồng được dựng lên làm cái loa phát thanh trong những đoạn phỏng vấn trơ trụi, không có hình ảnh minh họa, không có tính điện ảnh, thường gọi là Radiofilm - loại phim chỉ có lời, giống như radio.

    Với âm nhạc và cách mở đầu theo kiểu phường tuồng, bộ phim dựng một màn chữ dẫn lời của Stéphane Coustois: "Người ta bảo lịch sử là khoa học về sự bất hạnh của nhân loại, thế kỷ bạo lực đẫm máu mà chúng ta sống đã xác nhận câu nói đó một cách rộng rãi." Sự thật lịch sử không phải chỉ là như vậy. Những nỗ lực và sáng tạo, những phấn đấu không ngừng cho sự tiến bộ, đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân loại, là những điều cơ bản từ những bước đi thần kỳ của lịch sử trên tình thần nhân văn cao cả, trong đó có sự hy sinh không tiếc thân của những nhà cách mạng trên toàn thế giới. Cách đặt vấn đề mập mờ, phiến diện mang màu sắc bi thảm, đen tối dẫn đến cách diễn giải nội dung bộ phim cũng không ngoài những nhận thức sai lệch một chiều.

    Thật vớ vẩn khi một dàn "các nhà quan tâm," phát biểu một cách trầm trọng về ngày sinh và mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một sự thật đã được Việt Nam chính thức công bố. Vũ Ngự Chiêu, Trần Gia Phụng nhấn mạnh vào bức thư của Nguyễn Tất Thành, xin học ở trường Pháp năm 1912. Đừng quên đó là thời kỳ "tìm mọi con đường để có thể giúp dân, giúp nước" của Nguyễn Tất Thành. Đó là "từng bước, con người đến với chân lý," cũng như sau này, tìm ra con đường giải phóng dân tộc.Sống giữa xã hội tư bản, không hiểu được hoạt động của những nhà cách mạng, nên Sophic Quinn Judge đoán mò về quan hệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với những người phụ nữ như với nhà cách mạng nổi tiếng Nguyễn Thị Minh Khai. "Hình như có chuyện gì đó giữa hai người", bà Quinn nói. Đó không phải là cách làm việc của những nhà nghiên cứu. Thao tác của những nhà nghiên cứu không có "hình như." Chi tiết trong trường đoạn này là đơm đặt và đưa chuyện. Khó có thể tin cậy vào những tiến sỹ như kiểu Vũ Ngự Chiêu "Nhiều năm miệt mài trong những văn khố ngoại quốc" chỉ vì những chuyện ngồi lê đôi mách, chuyện riêng tư của những người khác, không liên quan đến lịch sử.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sự vu cáo có thể trầm trọng hơn nếu họ phải đối chứng với cơ quan luật pháp ở bất cứ nước nào, đó là trường hợp của Vũ Thư Hiên, Nguyễn Minh Cầm, Bùi Tín trong chuyện bà Nông Thị Xuân. Người ta không làm bởi không muốn làm buồn lòng những người đã khuất, kể cả cụ Vũ Đình Huỳnh là thân sinh ra nhà văn Vũ Thư Hiên.

      Khi biên soạn những tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi có dịp được xem bản gốc tập thơ "Nhật kí trong tù," cũng không để ý đến dòng chữ Bác ghi thêm ở ngoài bìa: 1923-1933. Sau nhiều năm có người quan tâm đến chuyện này, ông Nguyễn Huy Hoan - Phó Giám đốc bảo tàng hồi ấy nói rằng: " Người ta không hiểu nên cứ hay suy diễn. Ông cụ ghi thế là nhắc đến cái đại hạn 10 năm theo cách tính của cụ, không phải là thời gian ra đời của tập thơ."

      Chuyện nhà thơ Paven Antôncônxki - người đã dịch tập thơ "Nhật kí trong tù" ra tiếng Nga - gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi cũng được biết, kể cả lần gặp Rút Bécsatxki từ Liên Xô sang thăm Việt Nam cũng vậy, với sự cởi mở và lòng khiêm tốn, Người tự tay pha càphê mời khách và nói rằng: "Khi có thì giờ rảnh rỗi, chúng tôi làm thơ. Ở Việt Nam ai cũng làm thơ cả." Người không nhận danh hiệu nhà thơ cao quý, nhưng cả thế giới đã bị thuyết phục bởi vần thơ chân thật của Người. Chiến dịch chống phá, vu cáo của nhóm người lưu vong ở hải ngoại thực là một hành động bỉ ổi.

      Nghiên cứu về Di sản Hồ Chí Minh, học tập tư tưởng và đạo đức của Người không chỉ là một công trình nghiên cứu khoa học to lớn, lâu dài mà còn là sự chuyển biến tâm thức của toàn dân tộc hướng về chân-thiện-mỹ. Sự hằn học, vu cáo và xuyên tạc lịch sử là biểu hiện của sự thoái hóa về nhân cách, ngược dòng với chiều tiến hóa và sự thăng tiến tinh thần của nhân loại, tự trói buộc và đánh mất Cội nguồn. Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một huyền thoại, đúng là như vậy. Huyền thoại bao giờ cũng đẹp. Chứa đựng sự bí ẩn của tinh thần lãng mạn, phần siêu việt của nhận thức con người với thế giới. William J.Duiler - nhà báo Mỹ viết trong cuốn sách của ông về Hồ Chí Minh: "Tất cả những con người vĩ đại đều tiềm ẩn một vẻ huyền bí." Ông dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời BécnaPhôn - học giả nghiên cứu về Việt Nam - trong một cuộc phỏng vấn nói: "Người già thích có một vẻ bí ẩn nho nhỏ về mình. Tôi muốn giữ lại một chút những vẻ bí ẩn của riêng mình. Tôi tin rằng anh sẽ hiểu được đó."

      Huyền thoại Hồ Chí Minh mãi mãi là điều nhân loại trân trọng, tự hào, nhận biết và tìm lời giải đáp./.

      Theo TTXVN

      Xóa
  11. Tôi có tư liệu của nhà văn Sơn Tùng viết về người yêu của Bác Hồ phải chia tay trên bến cảng Nhà Rồng khi người xuống tàu đi tìm đường cứu nước.
    Sau giải phóng ông Sơn Tùng vào Thành phố HCM, đến một số nơi tìm và đã gặp người này trong chùa ở Bà Rịa...
    Bài khá dài, tôi sưu tầm từ tác giả Thiên Sơn, đăng 2 kỳ trên báo VN TP HCM.
    Tư liệu chỉ còn lưu trên báo giấy.
    Tôi sẽ gửi cho G.TL đăng phục vụ bạn đọc.

    Trả lờiXóa
  12. @ Cháu Lê Hương Lan
    Bác vừa gửi thư điện tử cho Hương Lan.

    Trả lờiXóa
  13. Bài viết rất hay và có ý nghĩa; rất tiếc là khi cả thế giới đều khâm phục và yêu mến Bác Hồ thì đâu đó vẫn còn những kẻ vì những đồng tiền bẩn thỉu mà dám xúc phạm đến Bác Hồ

    Trả lờiXóa