Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

LÊN BIÊN GIỚI LIÊN TRIỀU THẤY QUYẾT TÂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ BÁC HỒ THẬT VĨ ĐẠI!

Tác giả Nguyễn Đức Thái

Chuyến đi ngắn, nhưng có nhiều những trải nghiệm của cuộc sống.
Trước hết, ba, má muốn có lời cảm ơn con trai đã sắp xếp cho ba, má đi thăm quan đất nước Hàn Quốc theo đúng nguyện vọng của ba, má - Tức là không đi theo tua, mà đi thăm viếng, thưởng ngoạn, ngủ nghỉ tự do. Được gặp những anh bạn làm việc cùng con trò chuyện để hiểu thêm về văn hóa, ứng xử của những tri thức xứ Hàn.
Cảm ơn con trai nhiều.
********

Con đã sắp xếp cho ba má lên đến biên giới liên Triều, được nhìn thấy những hàng rào giây kẽm gai, những cự mã và những trạm gát của lính biên phòng dọc theo khu phi quân sự - vĩ tuyến 38. Nhìn những dãi băng của khát vọng hòa bình mà lòng đau đáu cho một dân tộc, đất nước biệt ly, bởi cái ranh giới oan nghiệt này do các nước Liên Xô và Mỹ vạch ra tháng 8-1945, sau khi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện quân đồng minh. Liên Xô đưa quân vào tiếp quản miền Bắc, còn Mỹ đưa quân vào tiếp quản miền Nam.
Năm 1949, quân Mỹ và Liên Xô rút khỏi bán đảo Triều Tiên.
Do thể chế chính trị hai miền Nam - Bắc khác nhau nên những người lãnh đạo đều nung nấu ý chí thống nhất đất nước và ngày 25-6-1950, cuộc chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên bùng nổ. Ở miền Nam (Hàn Quốc), Mỹ dựa thế can thiệp với Liên hợp quốc lôi kéo các quốc gia: Anh, Pháp, Hy Lạp, Hà Lan, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Canada, Colombia, New Zealand, Philippines, Nam Phi, Thái Lan cùng Mỹ nhảy vào cuộc chiến. Ở miền Bắc (Triều Tiên), Liên Xô, Trung Quốc đưa chí nguyện quân, tình nguyện quân xung trận. Cuộc chiến kéo dài bốn năm, đã cướp đi sinh mạng hàng vạn con người của nhiều quốc gia; đến ngày 27-7-1953, các bên mới ký Hiệp định đình chiến; đất nước, dân tộc Triều Tiên vẫn bị chia cắt từ đó đến nay.
Đầu tàu này và cây cầu đường sắt kia đã dừng lại nơi này ngày 27-7-1953. Bên kia cầu là đất Triều Tiên.
Mình nghĩ, có lẽ bên ngoài hàng rào kẽm gai ấy là những bãi mìn, những nòng pháo đen ngòm chĩa vào nhau, sẵn sàng nhả đạn khi có biến. Mình thấy những người Hàn Quốc lên thăm biên giới họ mang theo những dãi băng của khát vọng hòa bình, buộc khắp nơi. Những người có họ hàng, thân tộc ở phía bắc chỉ biết phóng tầm mắt về quê hương xa xăm rồi trút tiếng thở dài. Một đất nước, một dân tộc 65 năm biệt ly và đến bây giờ hai miền vẫn chưa có hiệp ước hòa bình. Có nỗi đau nào hơn thế!
Bên ngoài hàng rào kẽm gai là khu phi quân sự được thiết lập từ ngày 27-7-1953. Những trạm gác của lính biên phòng.

Nhìn lịch sử đất nước, dân tộc Triều Tiên, nghĩ đến lịch sử đất nước, dân tộc Việt Nam, nó cũng từa tựa như nhau. Nhưng cái cách dân tộc ta đứng lên khởi nghĩa lật đổ ách thống trị gần 100 năm của thực dân Pháp, phát xít Nhật giành độc lập dân tộc khác với Triều Tiên - Hàn Quốc. Đó là dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại, cả dân tộc Việt Nam từ Nam chí Bắc rùng rùng đứng dậy với gậy tầm vông, giáo mác xông vào các tòa khâm sứ, các dinh thự, các đồn lính, tước khí giới, hạ cờ quẻ ly, treo cờ đỏ sao vàng, giành chính quyền về tay nhân dân.


Và ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tuyên ngôn độc lập trước đồng bào toàn quốc và toàn thế giới rằng: “.... Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”
Sau tuyên ngôn độc lập lừng danh, đanh thép đó, Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã làm tất cả những gì có thể để cố níu kéo nền hòa bình vốn đã mong manh dưới những toan tính của các thế lực đế quốc. Nhưng ta càng nhân nhượng, bọn thực dân, đế quốc càng lấn tới và khi không thể nhân nhượng được nữa, chúng ta buộc phải cầm súng chiến đấu bảo vệ quyền tự do và độc lập của dân tộc mình. Thế là cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược lần thứ hai bùng nổ.
9 năm trường kỳ chiến đấu với quân xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ, chúng ta làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

Thực dân Pháp bại trận và ngày 21-7-1954, chúng buộc phải ký kết Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam. Theo hiệp định này, đất nước ta cũng tạm chia thành hai miền Nam - Bắc, cũng có khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17 - sông Bến Hải, Quảng Trị và 2 năm sau (1956) nhân dân hai miền Nam - Bắc tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất nước nhà.

Gia đình ta có bác Sáu, gia đình vợ ta có các bác Hai, bác Bảy, bác Tám theo những đoàn quân tập kết ra miền Bắc, những mong hai năm trở về sum họp bên gia đình, dòng tộc. Nhưng ở miền Nam, các thế lực đế quốc nhảy vào can thiệp, tiến trình thống nhất nước nhà đi theo một hướng khác và mãi đến 21 năm sau các bác mới được trở về.
Tiền bạc, súng đạn của Mỹ đổ vào miền Nam, xây dựng đội quân đánh thuê, đàn áp khốc liệt đồng bào miền Nam, trả thù những người kháng chiến, máu chảy thành sông. Nhân dân bị dồn vào các ấp chiến lược “hai sông ba núi”, mọi quyền lợi sơ đẳng nhất của một con người bị tước đoạt; cha không dám nhìn mặt con, vợ không dám gặp chồng, hờn căm, uất hận chất chồng.
Không thể chịu đựng được nữa, cả miền Nam đứng lên cầm vũ khí chiến đấu lật đổ ách thống trị tàn bạo của chính quyền do Ngô Đình Diệm đứng đầu. Cao trào đồng khởi cuối năm 1964 đầu năm 1965 của nhân dân miền Nam đã đẩy các thế lực do Mỹ bảo trợ đứng bên bờ vực sụp đổ. Để cứu nguy, Mỹ đưa quân viễn chinh vào xâm lược Việt Nam, chúng tuyên bố rằng chỉ cần 18 tháng quân đội Mỹ sẽ tiêu diệt sạch những người du kích ở đất nước “nhược tiểu” này.

Nhưng chúng đã lầm, bởi đất nước này, dân tộc này không bao giờ chịu cuối đầu làm nô lệ, bằng chứng là 1.000 năm giặc Tàu, 100 năm giặc Tây đô hộ, âm mưu đồng hóa; nhưng không, dân tộc Việt là dân tộc Việt, con cháu Vua Hùng là con cháu Vua Hùng, không có thế lực nào có thể khuất phục được. Và chính điều đó, nước Mỹ giàu có, quân đội hùng mạnh, được trang bị đến tận răng đã bị những người du kích ở đất nước “nhược tiểu” này đánh cho què quặt, chạy dài và buộc phải cút khỏi mảnh đất hình chữ S vô cùng thân thương này.

Triều Tiên ký hiệp định đình chiến trước Việt Nam một năm, họ bây giờ vẫn còn chia cắt; còn ta như Bác Hồ đã nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” và Người khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Luận điểm ấy của Hồ Chí Minh mang tính triết lý như bản tuyên ngôn ra đời trong thời điểm đất nước đang bị chia cắt hai miền Nam - Bắc; đây là lời hịch của non sông, đất nước con cháu Vua Hùng đối với đồng bào cả nước, đặc biệt là miền Nam. Dù cho sông cạn đá mòn, nhưng tinh thần ấy vẫn không bao giờ thay đổi, nó giúp con cháu Vua Hùng có sức mạnh vô biên để chiến thắng kẻ thù xâm lược và bà lũ tay sai, thống nhất đất nước.
Ngày 30-4-1975, chúng ta đã làm được điều đó, mặc dù phải trải qua 21 năm và hy sinh hàng triệu tính mạng công dân ưu tú. Có hạnh phúc nào lớn hơn thế!
Thế nhưng những toan tính và trò chơi chính trị của các nước lớn không như chúng ta nghĩ, đó là Trung Quốc và Mỹ đi đêm thỏa thuận chia chác với nhau trên lưng Việt Nam. Mỹ đồng ý không can thiệp để Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa do quân đội Việt Nam Cộng hòa kiểm soát, ngày 19-01-1974. Tháng 3-1975, khi ta mở chiến dịch đánh vào Ban Mê Thuột, giải phóng Tây Nguyên, Trung Quốc biết chắc chắn ta sẽ mở cuộc tổng tấn công lớn để thống nhất đất nước, họ tìm cách can ngăn. Nhưng Trung ương Đảng ta đã khẳng định: “Đất nước chúng tôi phải do chúng tôi tự quyết định, mong các “đồng chí” tôn trọng điều đó!” Dã tâm chia cắt Việt Nam không thành, ngay sau khi Quân giải phóng chạm bánh xích xe tăng vào Dinh Độc lập, Trung Quốc xúi dục bè lũ Pôn Pốt do họ nuôi dưỡng đánh chiếm đảo Thổ Chu, hành quyết 500 dân thường Việt Nam.
Đất nước thống nhất, chưa kịp vãn hồi trật tự xã hội, thì ở bên ngoài, Trung Quốc và Mỹ đi lại liên tục một cách bất thường; các đơn vị của Mỹ ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippinne tăng quân số, trang bị... Ở biên giới Tây Nam, quân Pôn Pốt hung hăng tàn bạo đang gây chiến; phía Bắc, Trung Quốc gây sức ép, tạo nên thế vòng cung siết chặt đất nước ta.
Với mong muốn hòa bình để phát triển sau 30 năm chiến tranh, thời đó, Việt Nam đã nhẫn nhịn tối đa, đến mức để cho quân Pôn Pốt tràn sâu vào nội địa hơn 10 cây số; ta chỉ đánh đuổi ra khỏi biên giới chứ không tiến vào Campuchia. Ta đã gửi đơn và hình ảnh thảm sát dân thường lên Liên hợp quốc tố cáo và nhờ can thiệp. Nhưng Liên hợp quốc lại phớt lờ, vì ta chưa phải là thành viên Liên hợp quốc và họ cho rằng các bằng chứng Việt Nam đưa ra khá mơ hồ, không thuyết phục và có thể là ngụy tạo.
Tháng 11-1978, Pôn Pốt ra nghị quyết tiêu diệt sạch người Việt Nam: “Hy sinh 2 triệu người Campuchia để “làm cỏ” 50 triệu người Việt Nam”. Ngông cuồng và thách thức lòng kiên nhẫn của dân tộc ta. Sau nghị quyết đó, quân Pôn Pốt đánh sâu vào nội địa, thảm sát khốc liệt tàn bạo hơn trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, ví như chúng giết một lúc 3 nghìn người ở Ba Chúc.
Tháng 12-1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu quốc Campuchia ra đời và nhờ Việt Nam giúp đỡ giải phóng Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng. Danh đã chính, ngôn đã thuận, chúng ta chỉ còn một cách duy nhất đó là sử dụng vũ lực để giải quyết cuộc xung đột này.
Ta mở cuộc phản công và giải phóng Campuchia vỏn vẹn không đến một tuần; nhưng lũ Pôn Pốt với vùng đệm là Thái Lan đã được Mỹ và Trung Quốc sắp xếp từ trước, tuồn vũ khí, tiền bạc giúp chúng tiếp tục đánh phá chính quyền non trẻ của lực lượng cứu quốc Campuchia. Trung ương quyết định để quân lại giúp bạn, thời điểm đó là quyết định mạo hiểm, sinh tử, nhưng là quyết định sáng suốt; nếu không, với lực lượng cứu quốc Campuchia non trẻ sẽ bị Pôn Pốt đè bẹp và chiến tranh sẽ tiếp tục nổ ra với chúng ta ở biên giới Tây Nam.
Pôn Pốt bị đập nhừ tử, lập tức, ngày 17-02-1979, giặc Tàu đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc; chúng ngông cuồng tuyên bố: “Dạy cho Việt Nam một bài học” và rằng: “Sáng ăn cơm Hà Nội, tối ăn phở Sài Gòn”.

Nhưng chúng đã vấp phải một bức tường thép kiên cường và hơn ai hết, giặc Tàu hiểu rõ là không thể chiến thắng dân tộc Việt Nam, nên chúng ra sức cướp bóc, phá hoại - kể cả những di tích lịch sử. Ngày 16-3-1979, chúng rút quân về bên kia biên giới, nhưng chúng đã gây ra cho chúng ta những thiệt rất nặng nề về kinh tế.
Những ngày chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, mình đã mang quân hàm Chuẩn úy, làm trung đội trưởng trung đội 1, đại đội 1, tiểu đoàn 7, trung đoàn 811, sư đoàn 342, cấp tốc lên tàu hành quân ra biên giới phía Bắc. Đoàn quân ra trận hát vang hành khúc.
Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới.
Toàn dân ta bước vào cuộc chiến đấu mới.
Quân xâm lược bành trướng dã man.
Đã dày xéo mảnh đất tiền phương.
Lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp nẽo biên cương...
Sư đoàn ra đến Nghệ An, Thanh Hóa, giặc Tàu đã rút về nước, bọn mình chưa chạm súng với chúng; trung đoàn theo đường 7 ngược lên biên giới Lào.
Không ai muốn chiến tranh, nhưng chúng ta không còn cách nào khác, bởi kẻ thù buộc chúng ta phải cầm súng để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc mình. Bây giờ, nếu có kẻ hậu sinh chỉ biết ngồi trên xương máu của đồng bào và chiến sỹ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc, để võ đoán, phán xét, quy kết theo cảm tính chủ quan… thì chỉ là những kẻ vô liêm sĩ, ăn cháo đá bát không hơn không kém! Chúng ta chỉ có thể thay đổi ở tương lai với một đất nước hùng cường và thịnh vượng để báo đáp tiền nhân mới xứng danh con dân đất Việt.
Quay lại chuyện ở Seoul, điều đầu tiên đập vào mắt mình là người dân rất vội vả; mua cốc cape nóng vừa đi vừa uống, họ quý thời gian lao động, làm việc chứ không như ở mình, suốt ngày la cà ở quán xá, hoặc “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”, đến tháng nhận lương và hưởng bổng lộc. Xe họ chạy như mắc cửi, nhưng dân đi bộ và sử dụng phương tiện công cộng xe buýt, tàu điện ngầm là chủ yếu. Nói về tàu điện ngầm dưới lòng đất như một mê cung, chằng chịt, nhiều hướng; nếu không rành, không có người hướng dẫn thì bó tay, không biết phương nào mà lần để về đến khách sạn
Những nhà lãnh đạo Hàn Quốc, kể cả các nhà tài phiệt, sau chiến tranh liên Triều họ đã dồn sức xây dựng một đất nước hiện đại; nhà cao tầng san sát, dưới những tuyến đường lớn giữa thủ đô là những siêu thị, hoặc nơi buôn bán của người dân. Họ cũng có những người già bán hàng ăn vặt, nhưng tuyệt nhiên không có bàn ghế lấn chiếm vĩa hè, lòng lề đường như ở thành phố, thị xã của xứ mình. Những tuyến đường được phép bán đồ ăn, khoảng 3 giờ chiều là họ cấm xe ô tô, chỉ dành riêng cho những người đi bộ, ghé lại thưởng thức các món truyền thống của họ. Trật tự và văn minh, rất đáng học tập.
Về văn hóa giao thông phải nói là tuyệt vời, dân họ vội vả, nhưng họ đi đúng phần đường giành cho họ, không hề thấy cảnh ô tô chen lấn làm kẹt cứng các con đường như ở Việt Nam. Không biết cái cách xử phạt vi phạm giao thông của họ như thế nào, nhưng không hề thấy cảnh sát giao thông đứng đường, tuýt còi chặn xe xử phạt hoặc làm luật với cánh tài xế như ở mình. Họ đi tàu điện ngầm hoặc xe buýt toàn quẹt thẻ; xe qua trạm thu phí toàn tự động, còn ở mình không muốn dùng thẻ mà dùng tiền mặt để dễ bề lách luật.
Mình xuống đảo Na Mi, một cù lao nho nhỏ như cái Cồn Si xã Tam Hải nhà mình, bách bộ một hồi là hết, nhưng nơi đây là khu du lịch nổi tiếng của họ. Họ trồng những hàng cây thẳng tắp, các loài chim trú ngụ hót ríu rít trên các cành cây; những con đường đất được tưới nước thường xuyên, sát mép sông là những Resort để những người ở lại qua đêm trên đảo, hưởng không khí mát lành của sông nước. Điều đặc biệt ấn tượng đối với mình, là trên chiếc phà lớn của họ lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió xứ Hàn làm mình cảm thấy tự hào. Không biết chiếc phà này hoặc hòn đảo này có công ty nào của Việt Nam không mà họ lại treo cờ Việt Nam. Nếu có thì hãy học cách làm của họ để phát triển ngành công nghiệp không khói này; bởi xứ mình có danh lam thắng cảnh nhiều hơn là chắc.
Họ rất tôn trọng lịch sử, chính phủ giành quỹ đất và nguồn kinh phí rất lớn để tôn tạo các cung điện của các đời vua Triều Tiên. Họ may rất nhiều loại trang phục cả nam và nữ thời xưa để cho du khách mượn đi thăm quan các cung điện. Mình gặp rất nhiều đoàn học sinh do các thầy cô giáo dẫn đi thực tế tìm hiểu lịch sử dân tộc tại các khu di tích cung đình. Rất hay. Ở biên giới liên Triều họ tôn tạo di tích đường hầm xuyên khu phi quân sự do Bắc Triều Tiên đào những năm 60 để du khách thăm quan; mình đi đúng thời điểm lãnh đạo hai miền hội nghị cấp cao tại làng Hòa bình ở Bàn Môn Điếm nên họ không cho du khách lên trên đó. Tiếc thật.
Về ẩm thực, phải công nhận dân Hàn họ ăn rất nóng và cay, cái gì bê ra cũng sôi sùng sục, vừa thổi vừa húp. Mình chứng kiến chàng thanh niên ăn cơm thập cẩm thấy là lạ, anh ta đổ hết các loại gia vị như kim chi, nước tương, canh... vào một cái tô lớn, trộn đều rồi cứ thế xúc ăn. Gọn và nhanh. Hay. Món ăn của dân Hàn hợp với khẩu vị của dân miền Trung, rất dễ dung nạp hơn món ăn của Sin và Mã.
Đáng tiếc thời gian của con trai không có nhiều, cu cậu phải về đi làm nên mình chỉ đi được ít nơi. Thôi hẹn lại dịp khác, nếu có điều kiện.
Tản mạn đôi điều về thời cuộc và chuyến đi ngắn đến xứ Hàn. Mình gửi kèm theo ít tấm ảnh ở xứ Hàn.

=========

22 nhận xét:

  1. Nước Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi! tùy theo từng thời điểm lịch sử cụ thể tên gọi, phạm vi lãnh thổ khác nhau (dù cho một số người Việt lạc loài cát cứ, hay giặc ngoại xâm chia cắt)thì Nước Việt Nam vẫn là một....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @Minh Thanh: nhất trí với bạn Việt Cộng. "Nước Việt Nam là một" mãi mãi ngàn đời, nhưng là Việt Nam CỘNG SẢN hay là Việt Nam CỘNG HÒA thì là do lòng dân và hoàn cảnh chính trị thế giới quyết định. Thân mến!

      Xóa
    2. VNCH thì mời về quá khứ mà sống , đừng mang cái thây ma 43 năm ra mà thổi cho nó sống lại . Người Việt Nam kiên trì đi theo con đường mà Hồ Chủ Tịch đã lựa chọn cho dân tộc này , mấy nhà dân chủ cuội đừng hòng mị dân ...

      Xóa
  2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhắc bạn Quyết tạ: Google.tienlang không phải là nơi để quảng cáo.
      Nể tình nhiều người đề nghị, Ban Quản trị Trang đã chấp nhận cho các bạn quảng cáo tại các bài viết sau khi đã đăng ít nhất là 5 ngày.

      Xóa
  3. Lưu ý bạn đọc:
    Qua trao đổi của bạn Hoàng Ngân Thương trên fb, tác giả Nguyễn Đức Thái đã thừa nhận có chút thiếu sót trong bài trên đây.
    Dưới đây là những ý kiến trao đổi trên fb:
    ----

    Hoàng Ngân Thương Trong bài này, Tác giả- bác Đức Nguyễn Thái viết:
    -----
    "Nhìn những dãi băng của khát vọng hòa bình mà lòng đau đáu cho một dân tộc, đất nước biệt ly, bởi cái ranh giới oan nghiệt này do các nước Liên Xô và Mỹ vạch ra tháng 8-1945, sau khi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện quân đồng minh. Liên Xô đưa quân vào tiếp quản miền Bắc, còn Mỹ đưa quân vào tiếp quản miền Nam.
    Năm 1949, quân Mỹ và Liên Xô rút khỏi bán đảo Triều Tiên.

    Do thể chế chính trị hai miền Nam - Bắc khác nhau nên những người lãnh đạo đều nung nấu ý chí thống nhất đất nước và ngày 25-6-1950, cuộc chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên bùng nổ. Ở miền Nam (Hàn Quốc), Mỹ dựa thế can thiệp với Liên hợp quốc lôi kéo các quốc gia: Anh, Pháp, Hy Lạp, Hà Lan, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Canada, Colombia, New Zealand, Philippines, Nam Phi, Thái Lan cùng Mỹ nhảy vào cuộc chiến. Ở miền Bắc (Triều Tiên), Liên Xô, Trung Quốc đưa chí nguyện quân, tình nguyện quân xung trận. Cuộc chiến kéo dài bốn năm, đã cướp đi sinh mạng hàng vạn con người của nhiều quốc gia; đến ngày 27-7-1953, các bên mới ký Hiệp định đình chiến; đất nước, dân tộc Triều Tiên vẫn bị chia cắt từ đó đến nay."
    ------
    Quả thật, bác tác giả chưa nói hết như bác Lê Ngọc Thống từng viết. Mấu chốt vấn đề ở liên Triều là sự hiện diện của quân Mỹ tại phía Nam.

    Về mặt công khai, Hàn Quốc (HQ) đang có vấn đề lớn về “quyền tự quyết” của mình trong chiến tranh hay hòa bình với TT.
    Biểu hiện công khai, Hiệp định đình chiến tháng 7/1953 chỉ được ký bởi Mỹ và Triều Tiên mà không có Hàn Quốc.
    Riêng với Hàn Quốc, Mỹ đã có một Hiệp định về “Kiểm soát hoạt động” (OPCON) theo đó, thành lập Bộ chỉ huy lực lượng kết hợp Mỹ- Hàn. Tư lệnh lực lượng kết hợp Mỹ- Hàn do một tướng Mỹ được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ.
    Thực tế là Tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc cũng là Tư lệnh lực lượng kết hợp Mỹ- Hàn, chỉ huy một đội quân gồm 28.500 quân Mỹ và hơn 600.000 quân HQ cùng các phương tiện trang bị đôi bên.
    Do vậy, “trong trường hợp xung đột” tất cả các lực lượng HQ sẽ dưới sự chỉ huy của một vị tướng Mỹ, là Tư lệnh lực lượng kết hợp Mỹ- Hàn chứ không phải dưới sự chỉ huy của Tổng thống và Tổng tư lệnh HQ.
    Kể từ tháng 10/1953 sau khi ký thỏa thuận “Kiểm soát hoạt động” thì Mỹ kiểm soát, chỉ huy quân đội Hàn Quốc không chỉ trong trường hợp xảy ra xung đột mà trong cả thời bình.
    Thời Tổng thống Roh Moo-hyun, một tổng thống có tư tưởng dân tộc đã yêu cầu Hoa Kỳ từ bỏ quyền kiểm soát hoạt động của mình đối với các lực lượng Hàn Quốc trong trường hợp chiến tranh, nhưng bất thành vì Mỹ không chấp nhận.
    Và, may mắn thay, quyền kiểm soát thời bình đã chỉ được trả lại cho Hàn Quốc vào năm 1994, nhưng, rủi thay, điều này không có ý nghĩa, vì giữa Hàn Quốc và Triều Tiên luôn trong trạng thái chiến tranh (chỉ mới đình chiến) mà chưa bao giờ có trạng thái thời bình.
    Đáng tiếc là chính phủ Tổng thống Park Geun-hye đã tiếp tục đồng ý gia hạn thỏa thuận OPCON (Kiểm soát hoạt động) “cho đến giữa những năm 2025”…Điều đó có nghĩa là khi chưa có hòa bình cho 2 miền thì quân đội Hàn Quốc vẫn thuộc chỉ huy của Mỹ.

    https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=486637485088388&id=100012264212885&comment_id=486837851735018&reply_comment_id=486838001735003&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R9%22%7D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đức Nguyễn Thái Đúng vậy Ngân Thương. Chú chưa nghiên cứu kỹ về đề tài này, nhìn thấy đất nước họ, tự dưng muốn liên hệ đến lịch sử đất nước mình. Viết để vạch trần các luận điệu xuyên tạc của những kẻ phản động. Góp một tiếng nói cho chính nghĩa ấy mà.

      Xóa
    2. Mời xem lại bài:
      TRIỀU TIÊN VÀ VỞ CẢI LƯƠNG: HÒA BÌNH- THỐNG NHẤT
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2018/05/trieu-tien-va-vo-cai-luong-hoa-binh.html

      Xóa
  4. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 13:03 26 tháng 5, 2018

    TIN BUỒN

    Báo Thanh Niên ngày 20-5-2018, đưa tin: "Nhạc sĩ Thế Song, tác giả của ca khúc Nơi đảo xa, đã từ trần vào hồi 18 giờ 5 phút ngày 20-5, sau thời gian lâm bệnh nặng, hưởng thọ 86 tuổi".

    Google tienlang rất quý trọng, dành nhiều cảm tình với nhạc sĩ Thế Song, đã đưa bài hát Nơi đảo xa lên trang nhà làm ca khúc "ruột", nhắc nhở mọi người hãy hát bài này để luôn nhớ về những chiến sĩ ngày đêm canh giữ Nơi đảo xa, tiền tiêu của Tổ quốc.

    Tôi cứ nghĩ G TL sẽ có một Stt về nhạc sĩ Thế Song như lời chia buồn với người thân và những người mến mộ nhạc sĩ. Nhưng đã 5 ngày qua không thấy điều tôi nghĩ. Vậy nên tôi mạo muội gửi lên đây mấy lời Phân ưu với gia quyến nhạc sĩ và mọi người yêu mến ông.

    Nhạc sĩ Thế Song sáng tác khoảng 600 ca khúc thuộc nhiều đề tài, thể loại, nhưng nổi bật hơn cả là những sáng tác về biển đảo, những người lính...
    Nhạc sĩ Thế Song sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Năm 1955, ông về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam...Sau 40 năm làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam, ông nghỉ hưu, rồi tiếp tục cộng tác với ban biên tập âm nhạc của đài, tham gia hoạt động âm nhạc của Hội Âm nhạc Hà Nội với 3 nhiệm kỳ là Ủy viên Ban Chấp hành của Hội (1995-2010) ...

    Năm 2017, nhạc sĩ Thế Song được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Nơi đảo xa, Bài ca trên đỉnh Pò Hèn, Tình yêu bên suối.

    Nhạc sĩ Thế Song có con trai là nhạc sĩ Thế Hiển, cũng là nhạc sĩ nổi tiếng trong làng âm nhạc Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  5. Hàn Quốc ngày nay đã phát triển thành một cường quốc kinh tế và quân sự tầm thế giới. Sức mạnh mềm của HQ đã đạt đến mức mà các lều báo ở Việt Nam không ngớt ca ngợi, tán dương đến mức quên đi những tội ác man rợ khi đánh thuê cho Mỹ của Hàn Quốc đối với đất nước này. HQ hiện đã đạt được quy chế đồng minh hạng nhất của Mỹ ngang bằng với các đồng minh trong khối NATO. Tuy nhiên, bất chấp các điều trên, HQ vẫn chưa đủ mạnh và độc lập tự chủ để có thể tự quyết về hòa bình và thống nhất trên bán đảo TT. Vì quyền lợi của mình, Mỹ áp lên HQ "cái vòng kim cô" - Hiệp định về “Kiểm soát hoạt động” (OPCON). Và do đó cái Mỹ cần là tình hình phải tiếp tục căng thẳng và bất ổn trên bán đảo TT cũng như NATO vẫn phải tồn tại dù đối thủ - Khối Vacxava - đã tan rã để khống chế các nước châu Âu mà trong số đó có những cường quốc kinh tế và quân sự mạnh hơn HQ nhiều lần. Vì vậy, việc Trump hủy bỏ thượng đỉnh với ông Kim là không có gì lạ. Do đó, "vở cải lương" hòa bình - thống nhất bán đảo TT sẽ chưa có hồi kết.

    Trả lờiXóa
  6. Cộng Sản cai trị và sự bất hạnh của các dân tộc bị trị

    Những người Việt trong cộng đồng tại hải ngoại, khi có tiếp xúc với những người Tây Phương hoặc các chủng tộc khác, thường gặp nhiều khó khăn để giải tích tại sao, cộng đồng người Việt Hải Ngoại lại thành công về mọi phương diện, không thua kém cộng đồng người da trắng, da vàng và đôi khi vượt trội, trong khi đất nước Việt Nam lại là một trong những quốc gia nghèo khổ, tham nhũng, kém phát triển nhất thế giới.

    Khi chúng ta nêu ra lý do là vì chế độ CSVN độc tài, tiêu diệt mọi đối lập và sử dụng các công ty quốc doanh lũng đoạn kinh tế, củng cố tham nhũng, làm chậm sự phát triển kinh tế, thì họ cảm thấy rất khó tin vì họ cho rằng trên đời không thể nào có những chế độ như thế. Họ liền hỏi lại, như thế thì hệ thống tòa án để đâu, quân đội đâu, cảnh sát đâu? Thì chúng ta lại đi vào những giải thích rất dài dòng.

    Tuy nhiên khi chúng ta gặp những người bạn đến từ Nam Hàn thì sự thông cảm vô cùng nhanh chóng. Một khi họ nghe mình giải thích rằng đất nước chúng ta chậm tiến vì bị cộng sản cai trị thì họ hiểu ngay và bày tỏ lòng chia xẻ sự bất hạnh của dân tộc Việt Nam.

    Khi chúng ta thân thiết hơn với họ, chúng ta liền nhận xét ngay rằng, tuy họ rất hãnh diện vì sự phát triển vượt bực của Nam Hàn trên các phương diện kinh tế và dân chủ hóa đất nước, nhưng họ vô cùng xấu hổ vì sự hiện điện của Bắc Hàn, không những như một chế độ CS, mà còn như một chế độ CS theo truyền thống Stalinist nữa. Họ cho rằng, CS Bắc Hàn còn tệ hại hơn CSVN và như thế, tuy họ có một nửa đất nước tự do và phồn thịnh, nhưng người dân trên nửa còn lại thì sống không khác những con vật.

    Sự đồng cảm của họ đối với dân tộc VN dĩ nhiên là có cơ sở. Cả hai dân tộc đều oai hùng bất khuất, vượt sống sau những đêm dài lịch sử phải phấn đấu với Bá Quyền Trung Quốc. Sau đó, sự du nhập của Phong trào CS Đệ Tam Quốc Tế qua các nhân vật lịch sử như Hồ Chí Minh và Kim Nhật Thành đã khai sáng 2 đảng CS liên hệ, trá hình dưới danh nghĩa 2 đảng Lao Động.

    Cả 2 quốc gia không phải là không có những đảng phái đối lập cạnh tranh với các đảng CS, nhưng vào năm 1949, với sự chiến thắng của Đảng CSTQ, dưới quyền lãnh đạo của Mao Trạch Đông, thì các đảng CS Việt Nam và Hàn Quốc vươn lên, tiêu diệt mọi thành phần quốc gia.

    Trong giai đoạn hậu Đệ Nhị Thế Chiến, Đại Hàn dưới mắt của cả Hoa kỳ lẫn Trung Quốc, có một vị trí chiến lược quan trọng, như một vùng trái độn, giữa lục địa Trung Quốc, cũng như thủ đô Bắc Kinh và quân đội Hoa Kỳ (đồn trú tại Nhật Bản). Chính vì thế khi đảng CS Triều Tiên phát động cuộc chiến xâm lược toàn bộ bán đảo Triều Tiên, năm 1950, với sự tham gia của hằng trăm ngàn quân Trung Cộng, đẩy lùi phe quốc gia và Hoa Kỳ về một vùng đất nhỏ ven biển thì Hoa Kỳ phản công. Sự giao tranh dừng bước với một cuộc ngưng bắn tạm thời kéo dài đến hôm nay chia cắt đất nước làm hai.

    Cũng cùng thời điểm đó, Pháp Quốc là chủ nhân ông thuộc địa Việt Nam thất trận tại Điện Biên Phủ năm 1954. Hồ Chí Minh và đảng CSVN bị Trung Quốc và Liên Xô ép buộc ký Hiệp Định Geneve chia cắt đất nước năm 1954. Tuy nhiên ngay từ đó, CSVN đã chuẩn bị kế hoạch và gài người để lũng đoạn hệ thống chính trị và xã hội dân sự miền nam, hầu tổng tấn công xâm chiếm sau đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cộng Sản cai trị và sự bất hạnh của các dân tộc bị trị

      Ngày hôm nay, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam nằm dưới sự cai trị của người CS, trong khi chỉ miền Bắc Hàn Quốc chịa số phận cay nghiệt này. Tuy nhiên tính về giai đoạn lịch sử thì cả 2 đảng CSVN và Lao Động Bắc Hàn hầu như 2 đảng cộng sản song sinh.

      Mặc dầu gần đây, thế giới sôi động vì tình hình Triều Tiên, bắt đầu bằng những cuộc thí nghiệm nguyên tử và phi đạn liên lục địa liên tục, sau đó là thương thuyết hòa bình bất ngờ với chính quyền dân chủ Nam Hàn ngày 27 tháng 4 vừa qua và mới nhất là đề nghị Hội Nghị Thượng Đỉnh giữa TT Hoa Kỳ Donald Trump và Lãnh Tụ Kim Jung-Un của Bắc Triều Tiên về võ khí nguyên tử.

      Một cách tổng quát, nhiều người lập luận rằng nhân dân Đại Hàn may mắn hơn nhân dân Việt Nam. Lý do là vì vào thời điểm 1975, chủ nghĩa CS đang trên đà bành trướng và Hoa Kỳ cũng như thê giới tự do đang rơi vào khủng hoảng chính trị (là Watergate) và Kinh Tế (về dầu hỏa Trung Đông).

      CSVN lúc đó đang quyết tâm chinh phục miền nam như công cụ bành trướng chủ nghĩa của Liên Xô và Trung Quốc.

      Ngày hôm nay, toàn bộ chủ nghĩa CS đã và đang tiếp tục thoái trào. Bắc Hàn tuy có võ khí nguyên tử nhưng chỉ còn thoi thóp về kinh tế. Dân chúng lầm than và dưới sự tuyên truyền liên tục của chính quyền dân chủ Nam Hàn, có thể nổi loạn bất cứ lúc nào.

      Một áp lực khác vô cùng lớn lao trên CS Bắc Hàn phát xuất từ đàn anh Trung Quốc. Thật vậy, những phiêu lưu nguyên tử của Bắc Hàn về tuy có tính chiến lươc thuận lợi cho việc bảo vệ chế độ Bình Nhưỡng, nhưng vô cùng nguy hiểm trên phương diện chiến lược đối với Bắc Kinh. Lý do là vì sự hiện diện của vũ khí nguyên tử Bắc Hàn là biện minh vô cùng thuyết phục, hầu các chính quyền Nam Hàn lẫn Nhật Bản tăng cường quân sự. Riêng Nhật Bản sẽ tái vũ trang kể cả chính thức hóa các hàng không mẫu hạm và trang bị vũ khí nguyên tử.

      Không có sự đe dọa nào lớn lao và kinh hoàng cho Trung Quốc bằng một nước Nhật tái vũ trang và sở hữu vũ khí hạt nhân.

      Chính vì thế, tuy CS Bắc Hàn đưa ra nhiều yêu sách và hăm dọa trước ngày đàm phán 12 tháng 6 sắp đến, hoặc có thể hủy bỏ cuộc đàm phán này ngắn hạn. Tin tức gần đây cho thấy TT Hoa Kỳ Donal Trump tuyên bố hủy bỏ hội nghị hội nghị thượng đỉnh ngày 12 tháng 6 vì những khó khăn do CS Bắc Hàn gây ra, nhưng sau đó một ngày lại tuyên bố có thể tiếp tục vì thái độ hòa hoãn hơn của Bình Nhưỡng.

      Tuy nhiên khách quan mà nói thì các thái độ khác nhau của CS Bắc Hàn chỉ là những trò hề vô thực chất. Các áp lực từ bên trong của nhân dân rên xiết, hoặc từ bên ngoài của đàn anh Trung Quốc và nhu cầu duy trì chế độ, sẽ buộc CS Bắc Hàn đàm phán sớm muộn mà thôi.

      Sự thật oái ăm là, trong giai đoạn này của lịch sử, con đường duy nhất để các chế độ CS sống còn, từ Việt Nam đến Bắc Hàn, là dùng nhân dân của chính họ, như những con tin nhân quyền, hầu thương thuyết những hiệp ước về kinh tế, kéo dài quyền thống trị của giai cấp chóp bu trong đảng trên sự thống khổ của toàn dân.

      Một cách tổng quát thì cả 2 dân tộc Hàn Quốc và Việt Nam đều là những vật hy sinh vô cùng bất hạnh cho sự sống còn của 2 định chế song sinh, phi nhân nhất của nhân loại, còn sót lại của thế kỷ 21: đảng CSVN và đảng Lao Động Bắc Hàn.

      Sự cáo chung của 2 định chế này tăng tốc tiến trình dân chủ hóa và sẽ kéo theo sự sụp đổ của chính đảng CSTQ lẫn sự cáo chung của nhiều chế độ độc tài khác trên thế giới, khai sinh một

      Kỷ nguyên dân chủ, hòa bình và thịnh vượng chưa từng có cho nhân loại.

      - Lật xư Đào Tăng Dực

      Xóa
    2. Thành phần quốc gia là những yếu tố tạo nên quốc gia như lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên, dân số, kinh tế, quân sự, ngoại giao, khoa học công nghệ,...
      Vậy "tiêu diệt mọi thành phần quốc gia" thì làm gì còn quốc gia mà lãnh đạo.

      Ngu hết cỡ mà vẫn huyênh hoang.

      Xóa
    3. Mỹ là lưỡng đảng, thực chất là một đảng, đảng của 1% là những nhà tư bản kếch sù nắm giữ tới 80% tài sản nước Mỹ. Đảng Cộng Hoà và đảng Dân Chủ thay nhau cầm quyền thì bản chất vẫn chỉ là đảng của người giầu cầm quyền, cũng chẳng khác gì là độc đảng.

      Ở Singapore chỉ một đảng cầm quyền liên tục hơn nưa thế kỷ nay và đã trở thành nước giầu manh, văn minh.

      Ở Trung Quốc chỉ một ĐCS cầm quyền
      Liên tục 70 năm nay đã trở thành nước có nền kinh tế thứ hai thế giới và sắp soán ngội Mỹ. Trong tương lai không xa Trung Quốc sẽ là số 1 thế giới....

      Một đảng cầm quyến đất nước vẫn phát triển nhanh, mạnh và bền vưng, trong khi nhiều nước đa đảng chỉ dẫn đến tranh giành quyền lực làm mất ổn định chính trị đất nước, gần đây nhất như Thái Lan, Malaysia,...

      Việt Nam đa đảng thì chỉ có đẩy đất nước vào nội chiến. Đó chính là âm mưu của các thế lựuc thù địch trong và ngoài nước.

      ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN VỚI CNXH THÌ CHỈ DUY NHẤT MỘT ĐẢNG CÔNG SẢN LÃNH ĐẠO, ĐÓ LÀ QUY LUẬT.

      Xóa
    4. Khi giặc Pháp chiếm nước ta suốt 80 năm,tội ác man rợ nhất của chúng là cấu kết với phát xít Nhật gây ra nạn đói giết chết trên 2 triệu đồng bào ta thì Việt minh đã lánh đạo nhân dân đấnh đổ ách nô lệ .

      Xóa
  7. E hèm, các bạn Việt Cộng cứ mãi thù dai với VNCH mà hổng chịu nhìn lại mình. Tui hỏi các bạn VC: Thời VNCH có bị mất tấc đất, tất biển nào vào tay ngoại bang như các bạn VC bây giờ không? VNCH chỉ là "tay sai" mà bảo vệ được chủ quyền đất nước như vậy, còn các bạn Việt Cộng bây giờ càng nói càng thấy xấu hổ. Thôi, lo đi học tiếng Tàu đi các bạn Việt cộng già Thép non, Tú Nô ít học ạ. Hảo lớ, hảo lớ. Chai chen, chai chen các lị. Ngọ bó tay với Vịt Cộng lị dzồi.

    Trả lờiXóa
  8. Cách nay hơn nửa thế kỷ có một chính trị gia nước VNCH đã tiên đoán :
    " Nếu chẳng may miền Nam thua miền Bắc thì Việt nam mất vào tay Trung cộng chỉ là thời gian ( ông cố vấn Ngô đình Nhu ) ".
    Lời tiên đoán nay từ từ thành hiện thực.

    Trả lờiXóa
  9. Đồng Thị Kim Thanhlúc 09:22 3 tháng 6, 2018

    Càng ngày càng cho thấy nhận định của G.TL càng chuẩn xác về tình hình liên Triều.
    Chính quyền Trump không biết mình muốn gì từ Triều Tiên?
    Tổng thống Mỹ và các quan chức cấp cao của ông thường xuyên có mâu thuẫn với nhau, đôi khi thậm chí với chính bản thân họ, trong xác định lập trường đàm phán với Kim Jong Un.
    Tại một cuộc họp của Ủy ban Nội vụ hồi đầu tháng này, Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Joaquin Castro của Texas hỏi đi hỏi lại Ngoại trưởng Mike Pompeo về kế hoạch của chính quyền Trump đối với Triều Tiên. "Làm thế nào để xác định sự phi hạt nhân hóa của bán đảo Triều Tiên?", Castro hỏi.

    "Chà, chúng ta vừa nói 'hoàn toàn'", Pompeo trả lời. Bị thúc ép dồn dập hơn, Pompeo nêu vài phần trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên mà theo ông Bình Nhưỡng sẽ phải bỏ, bao gồm khả năng phát triển tên lửa và sản xuất vật liệu phân hạch.

    "Các ông sẽ bỏ qua nếu đó là chương trình hạt nhân dân sự?", Castro hỏi. Sau một khoảng lặng dài, Pompeo đáp "chúng tôi đã nói rằng sẽ không thích hợp nếu họ có khả năng phát triển thêm". Nhưng ông nhanh chóng sửa câu trả lời của mình.

    "Tôi không thể trả lời câu hỏi đó", Pompeo thừa nhận. "Tôi không ở vị trí có thể trả lời câu hỏi đó cho các vị ngày hôm nay".

    Cuộc trao đổi hôm 23/5 ngắn nhưng đáng nói, minh họa một thách thức lớn đối với Mỹ khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh lịch sử với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un: Trump và các cố vấn hàng đầu của ông dường như không biết điều họ muốn.

    Trả lờiXóa
  10. Mùa hè đến rồi. Thời tiết nóng quá nên nhiều người chuyển sang kinh doanh bán nước, trà đá. Nghề bán nước đang ăn nên làm ra. Tôi cứ nghĩ, thời chế độ VNCH, nghề bán nước chỉ dành cho dân nghèo kiếm cơm qua ngày. Không ngờ đến thời "thiên đường XHCN", nhà nhà chạy theo nghề bán nước. Đúng là "thiên đường" thật, chỉ cần nghề bán nước thôi cũng đủ sống phè phỡn rồi, làm gì nữa cho mệt. Các bạn Việt Cộng sướng thật, các bác Thép non, Tú Nô ít học nhỉ? Hoan hô "thiên đường XHCN"! Thân mến!

    Trả lờiXóa
  11. Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu.
    Bàn tay năm ngón mưa sa.
    Dìu anh trong tiếng thở.
    Đưa tiễn anh đi vào đời.
    Mẹ Việt Nam ơi! Hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về.

    Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu.
    Bàn tay đón gió muôn phương.
    Bàn tay đan gối mộng.
    Đưa tiễn anh đi vào đời
    Mẹ Việt Nam ơi! Hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về.

    Tiếng hát hát trên môi.
    Giấc ngủ ngủ trong nôi.
    Một đàn, đàn chim nhỏ bay khắp trời Việt Nam mến yêu.
    Ôi tiếng chim muông gọi đàn.
    Mẹ Việt Nam ơi! Con xin dâng xin hiến trọn cả đời.

    Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu.
    Nằm nghe tiếng hát đu đưa.
    Dìu anh trong giấc ngủ.
    Ôi tiếng ru ru ngọt ngào.
    Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời?

    Trả lờiXóa
  12. Đúng như các bạn chủ trang nhận định, Hàn quốc làm gì có vị gì để bàn chuyện thống nhất với Triều Tiên???
    Hàn quốc chỉ là NGỤY, chỉ là tay sai Mỹ.
    Mỹ chưa/không cho thống nhất thì bố anh Hàn cũng không làm được!

    Cụ Hồ của VN ... thánh thật!

    Trả lờiXóa