Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

VÒNG TRÒN KHÉP KÍN: D.TRUMP CÓ THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC CẢ 3 CƠ QUAN QUYỀN LỰC MỸ

Замыкая круг: Трамп может получить большинство во всех трех ветвях власти
Lời dẫn: Trái ngược với dư luận đồn đoán bấy nay về những khó khăn của Tân Tổng Mỹ khi tiếp cận bộ máy chính quyền, Bình luận viên Vladimir Arda của Hãng truyền thông RIA Novosti cho rằng ông D.Trump đang thuận lợi hơn bao giờ hết. Như chúng ta đều biết, theo Hiến pháp Mỹ, bộ máy chính quyền được xây dựng theo nguyên tắc "tam quyền phân lập": Lập pháp- Hành pháp - Tư pháp, trong đó Tổng thống đứng đầu bộ máy hành pháp. Ba cơ quan Lập pháp- Hành pháp- Tư pháp tạo ra 3 nhánh chính quyền độc lập với nhau, có thể làm đối trọng và kiểm soát lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau. Trong lịch sử Mỹ, rất hiếm khi Tổng thống có thể kiểm soát được cả 3 nhánh chính quyền này. Ấy vậy mà hiện nay, theo phân tích của chuyên gia Vladimir Arda của Hãng truyền thông RIA Novosti, tỷ phú D.Trump đang đứng trước cơ hội thâu tóm quyền lực ở cả ba cơ quan- ba nhánh chính quyền Mỹ. 
Google.tienlang xin trân trọng giới thiệu bài viết VÒNG TRÒN KHÉP KÍN: D.TRUMP CÓ THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC CẢ 3 CƠ QUAN QUYỀN LỰC MỸ (Замыкая круг: Трамп может получить большинство вовсех трех ветвях власти) của Bình luận viên Vladimir Arda- Hãng truyền thông RIA Novosti qua bản dịch của fbker Thanh Phạm.
*****************************************************
Vào ngày cuối cùng tháng Giêng, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump giới thiệu ứng cử viên của mình vào vị trí Tòa án tối cao Mỹ đó là Neil Gorsach 49 tuổi đến từ Denver (Colorado), Tòa án phúc thẩm Thẩm phán quận mười.
Nếu ứng cử viên được sự chấp thuận của Thượng viện, đảng Cộng hòa sẽ sở hữu không chỉ là tổng thống và phần lớn các ủy ban của Quốc hội, mà còn nhận được đa số phiếu ủng hộ trong cơ quan tư pháp tối cao nhà nước.

·        Một người "bảo thủ gương mẫu"- bạn học cùng khóa với Obama
Trump đã đưa ra một ứng cử viên Thẩm phán Tòa án Tối cao- Nick McGill Gorsach - Tiến sĩ luật học và triết học. Ông được coi là một người ủng hộ các giá trị bảo thủ, tuân thủ các nguyên tắc giải thích chữ luật pháp Hoa Kỳ và làm giảm vai trò của tiền lệ pháp lý trong quá khứ.
Theo lời tổng thống Donald Trump, đề cử Gorsach bởi ông là người luôn tôn trọng luật pháp, hiến pháp và "diễn giải chúng (các luật) như đã được viết."
"Không thể nghi ngờ gì về Thẩm phán Gorsach”- Trump cho biết
Chính Gorsach tin tưởng rằng những phẩm chất chính của thẩm phán nên có tính khách quan, độc lập, đoàn kết và lòng can đảm. Ông lập luận: tính đảng của thẩm phán không nên ảnh hưởng đến việc quản lý công lý đối với mình và cho rằng cá nhân ông sẵn sàng làm việc với các đại diện của bất kỳ đảng nào.
Tạp chí Politico cho biết, tại Khoa Luật Harvard, nơi ông nhận bằng tiến sĩ luật năm 1991, Nick Gorsach học cùng với cựu Tổng thống Barack Obama.

Tiến sĩ Luật Nick McGill Gorsach

Nếu Gorsach thành công vượt qua quá trình phê duyệt tại Thượng viện, ông sẽ trở thành thẩm phán trẻ nhất của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ 49 tuổi. Người cao tuổi nhất đứng đầu cơ quan quyền lực - bộTư pháp Mỹ, Ruth Bader Ginsburg, sắp tới 84 tuổi, và người trẻ nhất hiện nay Thẩm phán Elena Kagan - 57 tuổi. Cả hai đều được đề cử của Đảng Dân chủ.

·        Tại sao cần phải đa số?
Việc cài cắm ''người của mình'' - ứng cử viên của đảng Cộng hòa vào chức vụ thẩm phán Tòa án Tối cao được coi là một trong những quyết định quan trọng nhất của tổng thống Trump, bởi Tòa án đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng pháp luật và đời sống xã hội. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ - cơ quan xét xử cao nhất và duy nhất của Liên bang, được ấn định trực tiếp bởi Hiến pháp Hoa Kỳ. Kể từ năm 1903, nó có quyền xem xét, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có phù hợp với Hiến pháp hay không. Như vậy, trên thực tế, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ kết hợp các chức năng của Cơ quan xét xử tối cao và Tòa án Hiến pháp. Do đó, Tòa án tối cao có quyền đình chỉ hiệu lực các luật của Mỹ, tuyên bố chúng không có hiệu lực kể từ thời điểm chúng được ban hành. Trong các thủ tục tố tụng hình sự và dân sự, Tòa án Tối cao thường hoạt động như là tòa án cấp phúc thẩm, nhưng có thể xem xét và phán quyết một số vụ việc ngay từ cấp sơ thẩm- ví dụ các vụ kiện tụng giữa các bang hoặc các vụ kiện mà một trong các bên là những nhà ngoại giao của các nước v.v...
Đứng đầu Tòa án tối cao là Chánh án có vị trí theo hiến pháp được gọi là "Thẩm phán chính Hoa Kỳ". Theo Hiến pháp, đó là quan chức liên bang thứ ba trong nước - sau Tổng thống và Phó Tổng thống. Hiện nay, giữ chức vụ này là John Roberts 62 tuổi.
Trụ sở Tòa án Tối cao Hoa Kỳ
Mặc dù hiến pháp không quy định số thành viên của Tòa án tối cao, nhưng theo thông lệ được thành lập từ năm 1869, nó bao gồm chín thẩm phán. Mọi quyết định được thông qua bởi tập thể của tòa án bằng cách bỏ phiếu. Vì lý do này, hai đảng chính trị lớn của Mỹ luôn quan tâm để đảm bảo rằng số lượng thẩm phán được đề cử của họ chiếm đa số - điều này làm giảm khả năng các luật không được thông qua ở Quốc hội về luật pháp và việc bãi bỏ các sắc lệnh của tổng thống đưa ra.
Tòa án Tối cao Hoa Kỳ thường đặt dấu chấm hết cho những tranh chấp mà xã hội quan tâm đến. Vì vậy, trong hai năm qua, nó đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, hỗ trợ các khía cạnh quan trọng của cải cách chăm sóc sức khỏe đã gây ra tranh cãi của Obamacare, mà Trump hứa sẽ bãi bỏ và cho phép các tiểu bang chống lại các lệnh điều hành của Obama về việc hợp thức hóa hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp.
Cùng trong thời gian này, một cuộc đấu tranh cho sự chiếm đa số trong Tòa án tối cao là rất khó khăn, bởi vì các thẩm phán được bổ nhiệm sẽ hiện thực hóa nguyên tắc không thay đổi đối với họ. Để rời khỏi chức vụ thẩm phán chỉ có thể là tự nguyện do nghỉ hưu, hoặc chuyển qua công việc khác, hoặc là kết quả của việc luận tội đặc biệt mà họ vi phạm.
Theo thống kê, thẩm phán mới của Tòa án Tối cao Tư pháp Mỹ được bổ nhiêm 22 tháng một lần.
Trong tháng 2 năm 2016, ở tuổi 79 thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, Antonin Scalia đã qua đời và kể từ đó Tòa án gồm tám người, bốn người trong số đó được đảng Cộng hòa đề cử, và bốn - đảng Dân chủ. Trong năm đó, Tổng thống Barack Obama đã cố gắng để ứng cử viên của ông, Merrick Garland, vào vị trí đang bỏ trống, nhưng với đa số đảng Cộng hòa tại Thượng viện đã ngăn chặn các phiên điều trần về việc đề cử đó, trì hoãn việc bổ nhiệm thẩm phán cho đến khi kết thúc cuộc bầu cử tổng thống.

* Kéo dài đã thành công, còn bao vây – không
Thành phần thiểu số đảng Dân chủ trong Quốc hội đành chấp nhận Neil Gorsach trong sự thù địch. Theo CNN cho biết, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện, Nancy Pelosi gọi sáng kiến của Trump cử Gorsacha là "giải pháp khó chịu" và than thở phải chịu đựng những hậu quả từ cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 năm qua.
Đồng nghiệp của bà tại Thượng viện, Chuck Schumer cũng bày tỏ "nghi ngờ rất nghiêm trọng" với Gorsach về phẩm chất cần phải có của một Thẩm phán Tòa án tối cao.
Sự không hài lòng của đảng Dân chủ là điều dễ hiểu, nhưng nó không thể có bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào- theo giám đốc của Viện Quốc tế về chuyên môn Chính trị Evgeny Minchenko. Để được chấp thuận làm thẩm phán Tòa án Tối cao chỉ cần với đa số tối thiểu (hơn 50 /100 %) mà đảng Cộng hòa đang có.
Đảng Dân chủ có thể nhờ đến cái gọi là "filibustering" -chiến thuật trì hoãn phục tùng, khi một thượng nghị sĩ ủng hộ người khác trong thời gian dài, nhưng nó chỉ có thể trì hoãn thời điểm quyết định, nhưng không ảnh hưởng đến chính quyết định. Tuy nhiên, để khắc phục những "filibusters" và chấm dứt tranh luận thì đảng Cộng hòa không thể làm được - để được như vậy họ cần có 60% số phiếu, mà không có ở họ.
"Sau khi Gorsach được sự chấp thuận của Thượng viện là thẩm phán của Tòa án Tối cao, đảng Cộng hòa có toàn quyền kiểm soát tất cả các nhánh của chính quyền: Lập pháp- Hành pháp- Tư pháp. Ông D. Trump sẽ mở rộng không chỉ trong cơ quan hành pháp, chính phủ liên bang - Nhà Trắng, mà cả hai viện của Quốc hội và Tòa án tối cao. Ngay bây giờ họ đang kiểm soát hai phần ba các thống đốc và cơ quan lập pháp ở các bang. Do đó việc chống lại các chính sách của phe đa số (đảng Cộng hòa) sẽ đảo lộn ở hàng loạt đô thị và các bang lớn do đảng Dân chủ lãnh đạo"- Eugene Minchenko cho biết.
Những "hang ổ chống đối" như thế, ví dụ, Thị trưởng New York City - Bill de Blasio, Thống đốc bang New York - Andrew Cuomo và Thị trưởng Chicago- Rahm Emanuel. Ngoài ra, các "hang ổ chống đối" với đảng Cộng hòa được môi trường đại học ủng hộ, và những đại diện chính của nó là những người tham gia những cuộc biểu tình hàng loạt chưa dịu bớt hiện nay ở Mỹ, chống lại Donald Trump, nhà phân tích giải thích.
Tuy nhiên, nhìn chung, Đảng Dân chủ hiện nay không thể là mối đe dọa đáng kể với Trump. Bởi Tổng thống có sự hỗ trợ từ "người của mình"- các thành viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Chiến lược Truyền thông, Dmitry Abzalov giải thích.
Đảng Cộng hòa ngày nay tuy đang chia rẽ một cách nghiêm trọng, và nó đã hình thành một lực lượng khá mạnh để chống đối lại chính sách Trump, nhưng sự chống đối của đảng Cộng hòa không thể kéo dài, nhà phân tích cho biết.
"Phản đối chính sách của Tổng thống-thành viên đảng Cộng hòa hiện tại, những người cùng đảng với ông chắc chắn sẽ ''nối giáo cho giặc '' -kẻ thù chính trị của mình- đảng Dân chủ, và họ không thể không hiểu điều này. Vì thế sớm hay muộn, đơn giản là họ sẽ buộc phải ủng hộ ông." - Lời của Dmitry Abzalov.
Cũng tương tự như thế, sự phá rối từ phía đảng Dân chủ trong Quốc hội không thể kéo dài mãi, bởi vì nó làm tê liệt toàn bộ hệ thống nhà nước và dẫn đến sự suy yếu của Hoa Kỳ, điều mà các vị nghị sĩ không thể không hiểu, chuyên gia cho biết.
Chính quyền Mỹ hiện nay đang mạnh mẽ cáo buộc đảng Dân chủ gây cản trở cho việc bổ nhiệm nhân sự do Tổng thống đệ trình. Cho đến nay, người ta đang chờ phê duyệt 16 đề cử những người đứng đầu các Bộ chủ yếu và các cơ quan ngang bộ- Nhà Trắng thông báo rõ. Theo công bố của chính quyền hiện nay, ở cùng giai đoạn (vào ngày thứ mười một nhiệm kỳ tổng thống) Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không được Thượng viện thông qua chỉ có bảy ứng cử viên của mình, và Tổng thống George W. Bush - chỉ có bốn.
 Vladimir Arda/ RIA Novosti

18 nhận xét:

  1. Thiết nghĩ đã là khách quan,độc lập thì cần gì tới chuyện đảng này đảng nọ chiếm đa số.Lấy đa số áp đảo đâu đã phải là khoa học,là dân chủ.
    Chi phối cả ba nhánh quyền lực thì tam quyền phân lập chỉ còn là hình thức.
    Ông Trump nói chuyển quyền lực từ chính quyền sang nhân dân nhưng ông lại đang tìm cách thâu tóm quyền lực vào tay cá nhân ông.
    Đúng là dân chủ kiểu Mỹ.

    Trả lờiXóa
  2. Nền Dân chủ khi đến đỉnh Parabol thì nó phải quay xuống . Đúng vậy , nứơc Mỹ sau quá trình Tự Do-Dân chủ thì nay gặp Trump thì cái Tự Do-Dân chủ ấy phải đi xuống , nghĩa là tập trung vào tay Tổng Thống chuyên quyền và độc tài .

    Trả lờiXóa
  3. Trump cũng muốn làm một Putin thứ hai, nhưng dân Mỹ lại không được ngoan hiền như người Nga, hay thuần như dân Việt ( chữ của một bác Lờ đờ). Nay, lệnh cấm nhập cư đã bị ách lại. Trump đưa đơn thưa lên tòa. Đơn bị bác rồi.

    Trả lờiXóa
  4. Thử động vào bọn lũng đoạn phố wall hay FED xem, Trum còn phải nhờ chúng nó mà mang danh tỷ phú, chẳng hiểu sao ở thế giới tư bản mà người ta không dám nói đến mặt "tiền nong", à mà obama định mót chút tiền của chúng còn bị chúng cho cả chính phủ nghỉ không lương hơn 10 ngày mà, hahaha.

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh 16:31 : bạn nói đúng, dân Mỹ bầu ra Tổng thống theo đúng nghĩa Bầu cử nhưng họ cũng không dễ để cho Tổng thống muốn làm gì thì làm. Chỉ riêng chuyện Tổng thống Mỹ vẫn bị kiện ra Tòa, vẫn phải thi hành Bản án của Tòa như bao nhiêu công dân khác đã là chuyện mà không biết các nước "nhiều lần ưu việt" hơn chừng nào mới làm được !?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy đời tổng Mẽo ném bom bao nhiêu nước sao không thấy ai kiện, hahaha, đúng là trò hề, chẳng khác gì Tập khựa đánh phá phe phái mang danh chống tham nhũng, hahahahaha.

      Xóa
  6. Nếu dân Mỹ, quốc hội Mỹ cứ để tổng thống muốn làm gì tùy ý thì làm sao ta có cơ hội thống nhất đất nước.

    Trả lờiXóa
  7. Bài này của Google.tienlang là để dẫn đến video clip dưới đây đó, Võ Khánh Linh!
    Một vài zân trủ gia đang hy vọng ông Donald J. Trump sẽ gặp khó khăn khi thực thi các cam kết tranh cử. Họ hy vọng rằng Donald J. Trump sẽ buộc phải đi theo vết xe đổ của Barack Obama để o bế mấy tên rận bọ VN chống phá chế độ trong nước...

    https://www.youtube.com/watch?v=fcDUVQ-ETZw

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngay sau khi ông Donald Trump làm tổng thống Mỹ, ngập trên các blog, web, facebook của các chiến lược gia zân chủ quốc nội, quốc ngoại là những lời than vãn, cảnh báo về tương lai đầy khó khăn, bĩ cực của phong trào zân chủ Việt...
      https://www.youtube.com/watch?v=fcDUVQ-ETZw

      Xóa
  8. Đúng vậy. Bọn cờ vàng Cali hay dân chủ cuội trong nước có tìm mọi cách phá Trump thì cũng vô ích mà thôi. Donald J. Trump sẽ nắm cả 3 cơ quan quyền lực Mỹ, không chỉ bộ máy hành pháp mà còn nắm luôn cả cơ quan lập pháp và Tư pháp Hoa Kỳ.

    Trả lờiXóa
  9. Hoàng Ngân Thươnglúc 14:19 6 tháng 2, 2017

    Tiếc rằng Donald J. Trump ko hề gặp khó khăn! Dù bọn cờ vàng Cali & các zân trủ gia tích cực tham gia phong trào biểu tình chống đối Donald J. Trump nhưng Donald J. Trump như con tàu vừa rời ga, lao về phía trước.
    Donald J. Trump sẽ nắm không chỉ bộ máy hành pháp mà còn nắm luôn cả cơ quan lập pháp và Tư pháp Hoa Kỳ.

    VÒNG TRÒN KHÉP KÍN: D.TRUMP CÓ THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC CẢ 3 CƠ QUAN QUYỀN LỰC MỸ
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2017/02/vong-tron-khep-kin-dtrump-co-kiem-soat.html

    Trả lờiXóa
  10. Phóng viên Tự dolúc 00:09 7 tháng 2, 2017

    Đánh giá bất ngờ của Giáo sư đại học về Nội các ông Trump
    Cho rằng mình là người may mắn khi có nhiều bạn bè theo chủ nghĩa bảo thủ và tự do nên có thể lắng nghe ý kiến từ cả hai phía, Giáo sư Steven G. Calabresi của Học viện Pháp luật Pritzker Đại học Tây Bắc nước Mỹ đã có nhận xét bất ngờ về Nội các ông Trump.

    Tổng thống Mỹ Trump (trái) và "Phó tướng" Mike Pence.
    Trong một bài viết đăng trên trang Fox News, Giáo sư Calabresi nói Nội các của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump bao gồm những thành viên bảo thủ nổi bật nhất.

    Trước tiên, Cựu Thống đốc bang Indiana Mike Pence – người được lựa chọn làm Phó Tổng thống, rất giỏi; và kể cả những người bạn phái Tự do của Giáo sư Calabresi cho rằng ông Pence đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận với đối thủ Dân chủ Tim Kaine mùa thu năm ngoái.

    Lựa chọn vị trí Ngoại trưởng của ông Trump là ông Rex Tillerson rất tuyệt vời. Ông Rex Tillerson có rất nhiều kinh nghiệm trong quan hệ ngoại giao với các lãnh đạo nước ngoài trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin, người mà Mỹ phải thận trọng để không bị cuốn vào một cuộc chiến tranh hạt nhân.

    Ông Trump đề cử ông Steven Mnuchin làm Bộ trưởng Tài chính là lựa chọn xuất sắc khác. Ông Mnuchin có hiểu biết về kinh tế học và có thể giúp Mỹ thoát khỏi tình trạng kinh tế trì trệ.

    Tổng thống Trump đưa Jeff Sessions làm Bộ trưởng Tư pháp cũng là một quyết định thông minh. Không giống như Bobby Kennedy thời cựu Tổng thống Kennedy, hay John Mitchell, quản lý chiến dịch của cựu Tổng thống Nixon, Jeff Sessions là người nhiều thành tích mà nổi bật là việc đã cùng với Thượng nghị sĩ Ted Kennedy thông qua dự luật cứu giúp những nạn nhân của bọn tội phạm. Giáo sư Calabresi cho rằng việc bổ nhiệm Jeff Sessions là sự lựa chọn tốt nhất mà một tổng thống Mỹ làm kể từ sau thời cựu Tổng thống Reagan bổ nhiệm Ed Meese.

    Theo ông Calabresi, vị trí Bộ trưởng Giáo dục dành cho bà Betsy DeVos là quyết định tốt. Bởi sự ủng hộ của bà có thể giúp khắc phục những thất bại trong hệ thống trường công lập của Mỹ.

    Rick Perry tiếp tục là quyết định xuất sắc của Trump cho vị trí Bộ trưởng Bộ năng lượng. Khi còn là Thống đốc bang Texas, ông ấy đã đạt được những thành công to lớn đẩy mạnh sản xuất dầu khí, giúp bang Texas trở thành bang đầu tiên sản xuất điện bằng sức gió. Hiểu biết của ông Perry về ngành công nghiệp nhiên liệu hạt nhân sẽ giúp ông ấy đảm nhiệm tốt vai trò người đứng đầu hệ thống tên lửa hạt nhân.

    Bà Nikki Haley, cựu Thống đốc bang Nam Carolina cũng là sự lựa chọn khôn ngoan của ông Trump cho vị trí Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc. Bà Haley, người Mỹ gốc Ấn Độ, là hình ảnh tiêu biểu cho tính đa dạng mang bản sắc Mỹ.

    Giáo sư Calabresi kết luận rằng kể từ sau thời Abraham Lincoln năm 1861 đến nay, ông Donald Trump là người xuất sắc nhất trong bổ nhiệm nội các hơn bất cứ vị Tổng thống nào khác. “Có thể nói, nội các của Trump nổi trội hơn nội các của Tổng thống Ronald Reagan, và nổi trội hơn so với nội các của các đời tổng thống từ sau khi Reagan mãn nhiệm năm 1989”, Giáo sư Calabresi nhấn mạnh.
    http://baotintuc.vn/the-gioi/danh-gia-bat-ngo-cua-giao-su-dai-hoc-ve-noi-cac-ong-trump-20170205113948076.htm

    Trả lờiXóa
  11. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  12. Chúc mừng năm mới ban Admin. Rất vui khi thấy các bạn trở lại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. à thằng cắp bòi đây rồi mày chốn ở đâu mà kỹ thế bây giờ mới thấy ló cái mẹt ra thế cu

      Xóa
  13. Phóng viên Tự dolúc 14:38 9 tháng 2, 2017

    Phong trào zân chủ Việt ngắc ngoải vìTrump?
    Những ngày này, ngập trên các blog, web, facebook của các chiến lược gia zân chủ quốc nội, quốc ngoại là những lời than vãn, cảnh báo về tương lai đầy khó khăn, bĩ cực của phong trào zân chủ Việt sau khi ông Donald Trump làm tổng thống Mỹ.
    Xin trích dẫn một số bài viết

    - Bài Viễn tưởng “một nước Việt Nam tốt đẹp hơn” ngày càng u ám? của “học giả” Trương Nhân Tuấn cảnh báo từ nay, phong trào zân chủ Việt ngày càng u ám, chuẩn bị “sẽ phải đấu tranh một mình” không với sự yểm trợ từ Mỹ, phương Tây, chính quyền Việt Nam thoải mái “đàn áp không nương tay bất kỳ phần tử nào đe dọa” mà không vấp phải bất cứ sự cản trở nào từ Mỹ , Tây phương như mọi bận.
    - Bài Don (Trump) với Vlad (Putin): Mối tình nguy hiểm của cô phóng viên kỳ cựu RFI Thụy Mi kết tội, tổng sỉ vả Trump như là điệp viên của Tổng thống Nga Putin, là kẻ “hội đủ” các nhân tố cho thảm họa về nhân quyền thế giới, mang đầy đủ tính cách mafia, gia đình trị trong điều hành nước Mỹ, kẻ thù của CIA và “tự do báo chí”, thậm chí còn ví ông Trump như một Mao Trạch Đông mới và là “người kế thừa của Mao không phải là Tập Cận Bình mà là Donald Trump” qua biểu hiện như “căm ghét trí thức, tàn bạo với những ai phản đối mình”, “Tấn công thô bạo vào báo chí, thường xuyên kêu gọi quần chúng ủng hộ mình”…
    - Bài Donald Trump: “Cơn ác mộng”? và vô khối các bài bình luận tương tư khác đều bộc lộ lo lắng về chính sách tân tổng thống Mỹ sẽ vì nước Mỹ, sẽ từ bỏ vai trò “bảo vệ giá trị dân chủ, nhân quyền Mỹ”, sẽ từ bỏ các cam kết an ninh, quốc phòng và cả kinh tế với đồng minh khắp năm châu… đồng nghĩa với việc Nga – Mỹ sẽ trở thành đồng minh chống khủng bố, đe dọa sự tồn vong của Liên minh EU, Trung Quốc sẽ bá chủ, độc chiếm Châu Á – Thái Bình Dương, các giá trị tự do báo chí, dân chủ, nhân quyền đều xếp dưới lợi ích nước Mỹ…
    Tuy nhiên một số zân chủ khác vẫn chưa từ bỏ hy vọng nước Mỹ sẽ dừng việc bảo kê cho họ. Ông Lê Xuân Khoa, người bạn đồng hành của Nguyễn Quang A và giới trí thức chống cộng trong nước vẫn nuôi hy vọng, Mỹ sẽ chống Trung quốc, phong trào zân chủ Việt sẽ vẫn còn đắc dụng với TT Trump nên cần giương cao lý tưởng “thoát Trung” để nhận sự bảo kê của Trump (xem bài Donald Trump, Quan hệ Mỹ-Trung và Tương lai Việt Nam) hay đám tay sai Việt tân ở Việt Nam khoác áo “Khối 8406” hay “Hội cựu tù nhân lương tâm” khởi xướng “Bản lên tiếng ủng hộ Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu” mục đích cầu xin Chính phủ Trump đừng xóa nốt đạo luật trên của chính phủ tiền nhiệm Obama khi ông này đang say cơn xóa sạch mọi “thành tựu” của chính phủ Obama. Hay đám rận chủ quốc nội bày tỏ hy vọng Trump vì mục tiêu chống Trung Quốc cần gây sức ép buộc Việt Nam từ bỏ chính sách đu dây giữa Mỹ và Trung, phải theo Mỹ hoàn toàn như bài “Giới hoạt động: Hy vọng ông Trump mạnh tay và chấm dứt chính sách ‘đu dây’ của Việt Nam”.

    Vậy nên dễ hiểu, khi Trump vừa đắc cử, trang Luật Khoa Tạp chí đã hô hào giới đấu tranh dân chủ, nhân quyền trên thế giới cần sử dung con bài luật pháp để phế truất Trump, các nhà “đấu tranh dân chủ Việt Nam” ở Mỹ đang mải miết trong các cuộc biểu tình chống Trump và hòa nhịp với “nền tự do báo chí” của Mỹ, Đảng Dân chủ Mỹ chống lại Trump… Với đà này, chẳng mấy chốc, các zận chủ Việt khi không còn hy vọng nào ở Trump nữa sẽ trở thành người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền của người dân Mỹ hăng say, quyết liệt nhất cũng nên.
    Loa Phường

    Trả lờiXóa