Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

THÁNG BẨY, NHỚ VỀ THẠCH HÃN, NHỚ VỀ "ĐÁY SÔNG CÒN ĐÓ BẠN TÔI NẰM"....

Theo yêu cầu của bạn đọc ở ĐÂY, Google.tienlang xin chép 1 stt của bạn Hoàng Ngân Thương - đại diện của G.Tienlang trên fb thành một entry độc lập.
****************************

THÁNG BẨY, NHỚ VỀ THẠCH HÃN, NHỚ VỀ "ĐÁY SÔNG CÒN ĐÓ BẠN TÔI NẰM"....
Thưa các bác, các cô chú và các bạn.
Mấy đêm nay, Thương miệt mài xem lại bộ phim Mùi Cỏ cháy và nhiều bộ phim chiến tranh khác do bạn tui Nguyễn Thu Trang tức Phạm Gia Hân giới thiệu. "Mùi Cỏ cháy" là bộ phim về 81 ngày đêm trong Mùa hè đỏ lửa 1972 ở Thành cổ Quảng Trị, biên kịch là nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm- bạn sinh viên và cũng là bạn đồng ngũ của thầy Toan Canh Nguyen. Tôi trách nhà thơ- tác giả kịch bản đã để người đọc sai 4 câu thơ của CCB Lê Dương Lê Bá.
Cách đây 4 năm, Google.tienlang đã có Lời dẫn ở 1 bài viết:
-----
Lời dẫn: Số phận "long đong" bài thơ 4 câu nổi tiếng của Lê Bá Dương liệu sắp có hồi kết? Bao nhiêu năm nay, dư luận bức xúc khi thấy tấm bia đá tại Bến thả hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ bờ Bắc Thạch Hãn có khắc bài thơ nổi tiếng của CCB Lê Bá Dương nhưng lại bị đục bỏ tên tác giả:
Còn tấm bia đá ở Bến thả hoa bờ Nam không những cũng không thèm ghi tên tác giả mà ngay nội dung bài thơ này cũng khắc sai:
Không có một giải thích chính thức nào của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị về lý do đục bỏ tên tác giả nhưng có câu chuyện truyền khẩu rằng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cho rằng bài thơ không phải là của tác giả Lê Bá Dương mà là của... "nhân dân"! Bản thân Lê Bá Dương thì nghĩ đơn giản rằng bài thơ là tiếng lòng của ông với đồng đội, miễn sao đồng đội và mọi người hiểu được "tiếng lòng" của ông là ông đã mãn nguyện chứ ông không đòi hỏi. Khi bàn về vấn đề này ở blog cũ, Google.tienlang đã nhấn mạnh:
Nói đến cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì không thể không nói đến Quảng Trị; Nói đến Quảng Trị thì không thể không nói tới con sông Thạch Hãn, tới 81 ngày đên đỏ lửa Thành Cổ mùa hè 1972; Và cuối cùng, nói đến sông Thạch Hãn, đến 81 ngày đêm Thành Cổ thì không thể không nói đến 4 câu thơ "tiếng lòng" nổi tiếng của Lê Bá Dương. Lê Bá Dương là tác giả 4 câu thơ nổi tiếng đó. Đây là điều hiển nhiên với mọi người dân Quảng Trị và mọi người lính thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khắc bài thơ vào bia đá là để truyền lại mãi mãi cho muôn đời sau. Do vậy rất cần sự thận trọng, chính xác chứ không thể mập mờ và cẩu thả theo ý kiến một vài cá nhân nào đó...
-----
Và thông tin mới nhất tui vừa hỏi và được biết từ CCB Lê Dương Lê Bá- tác giả 4 câu thơ "tiếng lòng" nổi tiếng đó:
"Dương Lê Bá Cảm ơn em đã nhắc. Bia thơ vẫn vậy, vãn trống tên, nhưng tiếng lòng người vẫn nguyên. Theo cam kết của đại diện tỉnh QT khi đề nghị tác giả đồng ý tạm không để tên tác giả khi còn sống ở bia, nhưng khi lễ lạt, vẫn giới thiệu đầy đủ tên tác phẩm, tác giả. Nên dù có đăng ký bản quyền, anh cũng chỉ muốn để địa phương xử sự sao cho vẹn cái tình, để tấm lòng anh vẫn nguyên trong lòng đồng bào đồng đội em à."
https://www.facebook.com/duonglebanew/posts/1401926089845214?comment_id=1402120036492486&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R9%22%7D
......
"cam kết của đại diện tỉnh QT khi đề nghị tác giả đồng ý tạm không để tên tác giả khi còn sống ở bia"???
Tại sao phải thế nhỉ?
Mà cái "cam kết" đó là bằng văn bản hay lời nói gió bay?
Đối với cá nhân CCB Lê Bá Dương thì việc để tên "không quan trọng". Tác giả đâu có mong gì sự nổi tiếng trước xương máu của đồng đội mình đã ngã xuống?.
Nhưng chúng ta- thế hệ sau của CCB Lê Bá Dương- thì phải coi chuyện này là quan trọng. Bởi lẽ, như các bạn thấy đó, ngày càng có nhiều kẻ đang rắp tâm xuyên tạc lịch sử cuộc kháng chiến Chống Mỹ cứu nước. Vì vậy, những SỰ THẬT LỊCH SỬ cần phải được khẳng định, phải được "chốt lại" càng sớm càng tốt, ngay khi tác giả đang sống, tránh những tranh cãi sau này.

Khắc bài thơ vào bia đá là để truyền lại mãi mãi cho muôn đời sau. Do vậy rất cần sự thận trọng, chính xác chứ không thể mập mờ và cẩu thả theo ý kiến một vài cá nhân nào đó...

Bài thơ tiếng lòng của CCB Dương Lê Bá viết về Thạch Hãn, về sự hy sinh của các Anh hùng Liệt sĩ bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Nhưng ngày nay, bài thơ 4 câu ngắn ngủi đó đã trở thành "tiếng lòng" của chung mọi người dân VN đối với tất cả các Anh hùng Liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập tự do cho dân tộc ta.

Do vậy, tôi- Hoàng Ngân Thương với tư cách đại diện cho 1 gia đình liệt sĩ, tôi mong mỏi 2 tấm bia đó được chỉnh sửa càng sớm càng tốt.

Trong số bè bạn của nhà báo Lê Bá Dương, đương nhiên là có rất nhiều nhà báo, kể cả những nhà báo lớn như Trung tá QĐND- Nhà báo Nguyễn Văn Minh chẳng hạn.
Tôi băn khoăn tự hỏi: Không hiểu vì sao không có 1 nhà báo nào đến hỏi thẳng ông Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh QUẢNG TRỊ 3 câu thôi:
"- Vì sao phải đục bỏ tên tác giả ở tấm bia thơ bờ Bắc?"
"- Vì sao cùng một bài thơ mà nội dung của nó thể hiện trên hai tấm bia bờ Bắc và bờ Nam sông Thạch Hãn, mỗi nơi một khác?"
-"Ai là người quyết định cho phép những cái sai trên tồn tại suốt từ 2009 đến nay?"
Hoàng Ngân Thương

10 nhận xét:

  1. Sai thì sửa. Hãy TRẢ LẠI TÊN CHO BÀI THƠ

    Trả lờiXóa
  2. Bài hát
    https://www.youtube.com/watch?v=Po4x7xKcA4s

    Trả lờiXóa
  3. Phóng viên Tự dolúc 09:18 22 tháng 7, 2017

    "CÓ TUỔI HAI MƯƠI THÀNH SÓNG NƯỚC" Nhạc: Trần Phú Cử ; Phỏng thơ :Lê Bá Dương, Nguyễn Hậu (Cstc QT)
    https://www.youtube.com/watch?v=HYmtvL8CxnM

    Trả lờiXóa
  4. THĂM LẠI THÀNH CỔ QUẢNG - TRỊ
    Lịch sử đất nước chúng ta
    Trong thời chiến tranh chống Mỹ
    Nhớ về Thành cổ Quảng Trị
    Một ngàn chín trăm bảy hai ( 1972 ) .
    .
    Suốt tám mốt ( 81 ) ngày dằng dai
    Liên tục vùng đất đỏ lửa
    Chúng ta thêm một lần nữa
    Chứng minh ý chí kiên cường …
    .
    Cả nước mãi mãi nhớ thương
    Về những người con của Mẹ
    Hy sinh khi còn rất trẻ
    Đời sáng lan toả bình minh .
    .
    Về thăm mảnh đất ân tình
    Cảnh quan đã nhiều thay đổi
    Nhìn sông Thạch Hãn mong đợi
    Tương lai rạng rỡ đất này .
    .
    Mỗi kỳ tháng Bảy về đây
    Thăm lại Thành cổ Quảng Trị
    Một thời đồng tâm, đồng trí
    Đập tan mọi cuộc xâm lăng .
    .
    Tre già có tiếp non măng
    Hậu thế kế tục truyền thống
    Nhắn cùng lớp trẻ đang sống
    Về thăm mảnh đất ân tình ./.
    ( 21/7/2017 )

    Trả lờiXóa
  5. Chỉ là cảm nhận thôi.
    Cùng một câu nói nhưng của người đã mất thì cảm thấy nó rung động lòng người hơn.
    Vô đề, vô tác giả, là của "Nhân dân", và cũng có thể là của chính người đang nằm dưới sông thì nó càng lay động lòng người hơn.

    Trả lờiXóa
  6. @ Trưởng nhóm Lê Hương Lan có thư điện tử.

    Trả lờiXóa
  7. NGƯỜI SAIGON - GIAĐỊNHlúc 12:15 22 tháng 7, 2017

    Những ngày này (27-7 hàng năm), ai là người có lương tri hẳn luôn nhớ công lao của bao anh hùng liệt sĩ, những người cha, mẹ đã hi sinh nấm ruột của mình cho đất nước, những thương bệnh binh đã "tàn nhưng không phế" ngày đêm chống chọi với cơn đau hành hạ thân xác họ...
    Có được độc lập tự do cho mọi người hưởng hôm nay, đất nước, dân tộc đã hi sinh biết bao người con ưu tú, biết bao người đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt...
    Người hi sinh nơi chiến trường ác liệt, người hi sinh trong ngục tù thực dân đế quốc không phải ai cũng còn được ghi tên bởi chưa tìm được tên của họ! Một địa phương có truyền thống cách mạng ở Sài Gòn - Gia Định có người bị tù ở Côn Đảo từ trước năm 1940 cho tới năm 1975, nhưng nay ở nghĩa trang Côn Đảo chỉ có 6 người được ghi tên! Điều này cho thấy kẻ thù dã man với người cách mạng khủng khiếp nhường nào?
    Những kẻ hôm nay được hưởng độc lập tự do nhưng họ không biết cái giá của sự hi sinh của dân tộc, họ quay sang chống phá đất nước là bọn người vô lương tri, là kẻ đáng lên án.
    Hãy sống, làm người có ân nghĩa để xứng đáng với những người đã hi sinh các bạn nhé.

    Trả lờiXóa
  8. . "Tiếng lòng" đây không phải là nỗi niềm riêng của tác giả mà là của triệu triệu người Việt Nam yêu nước.

    Nên để bốn câu thơ tạc trên bia đá của tác gỉa Lê Dương ẫn danh là hay hơn.
    Quyền tác giả chẳng gì cao hơn cái riêng trớ thành cái chung.Giá trị bài thơ là ở đó.

    Trả lờiXóa
  9. Tôi đồng ý với tác giả bài viết rằng thời buổi nhiếu nhương này rất sẵn bọn người xuyên tạc,lật ngược lịch sử để mong ân đền mưa móc của bọn phản động và ngoại bang.Cái chuyện vừa qua của bà Võ thị Sáu...còn đang nóng,bọn chó lợn vẫn còn sống nhăn ra đấy,chúng rất dễ đổi trắng thay đen để viết lại lịch sử, Việc làm rõ và làm ngay là điều cần thiết cho tác giả Lê bá Dương được chứng kiến.

    Trả lờiXóa
  10. VÀI CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ

    Tôi và bạn bè đã đọc cho nhau nghe nhiều lần về bài thơ " Lời người bên sông "
    Đò lên Thạch hãn , ơi chèo nhẹ
    Đáy sông nơi ấy , bạn tôi nằm .
    Có tuổi hai mươi thành con sóng .
    Vỗ yện bờ , mãi mãi ngàn năm .

    Lần nào cũng rất hào hứng và xúc động . Lúc ấy tôi cứ nghĩ là bài thơ khuyết danh .
    Chúng tôi cảm nhận cái hay của tứ thơ là rất mộc mạc , không dùng nhiều từ hoa mỹ . Nhưng thật lắng đọng . Đau thương nhưng bi tráng và lãng mạn .
    Đồng đội lần lượt hy sinh . Những cái chết đột ngột , tức tưởi . Xác chìm đâu đó dưới đáy sông mà không làm gì được . Cái đau ứ đầy vết thương đến tê dại . Người còn sống bên sông không thể khóc đuôc nữa . Họ cần một không gian yên tĩnh để tưởng nhớ , để suy tư , để không làm đau thêm người đã khuất .
    Đò lên Thạch hãn , ơi chèo nhẹ . Như một tiếng nấc nghẹn ngào . Ơi chèo nhẹ . Và chỉ có vậy thôi . Mọi lời an ủi , động viên vào lúc này có khi vô tình làm vết thương rỉ máu .
    Hãy nghiêng mình im lặng vì : Đáy sông nơi ấy bạn tôi nằm .
    Cả một thế hệ chấp nhận hy sinh để giải phóng miền nam . Để giành Độc lập , Tự do cho Tổ quốc . Biết vậy nhưng đau xót quá . Vết thương chiến tranh ấy vẫn rỉ máu : Đáy sông nơi ấy , bạn tôi nằm .
    Đau thương nhưng không bi lụy . Tuổi hai mươi không thể chết . Họ phải biến thành con sóng để ngàn năm mãi mãi vỗ bờ Thạch hãn . Nơi họ đã kiên cường chiến đấu và anh dũng hy sinh . Vượt lên nỗi đau là khát vọng sống , là sự bất tử của đồng đội .
    Có tuổi hai mươi thành con sóng .
    Họ hy sinh không vô ích . Đất nước Độc lập , Tự do để ngàn năm con sóng vỗ yên bờ . Một niềm tin sắt đá không gì lay chuyển được .
    Vỗ yên bờ , mãi mãi ngàn năm .

    Đó chính là bản chất anh hùng của một thời kỳ đất nước mà mãi mãi ngàn năm không thể nào quên .

    Cảm ơn tác giả Lê bá Dương .

    Trả lờiXóa