Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

SỐ PHẬN "LONG ĐONG" BÀI THƠ CỦA LÊ BÁ DƯƠNG SẮP CÓ HỒI KẾT?

Lời dẫn: Số phận "long đong" bài thơ 4 câu nổi tiếng của Lê Bá Dương liệu sắp có hồi kết? Bao nhiêu năm nay, dư luận bức xúc khi thấy tấm bia đá tại Bến thả hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ bờ Bắc Thạch Hãn có khắc bài thơ nổi tiếng của CCB Lê Bá Dương nhưng lại bị đục bỏ tên tác giả:
Còn tấm bia đá ở Bến thả hoa bờ Nam không những cũng không thèm ghi tên tác giả mà ngay nội dung bài thơ này cũng khắc sai:
Không có một giải thích chính thức nào của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị về lý do đục bỏ tên tác giả nhưng có câu chuyện truyền khẩu rằng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cho rằng bài thơ không phải là của tác giả Lê Bá Dương mà là của... "nhân dân"! Bản thân Lê Bá Dương thì nghĩ đơn giản rằng bài thơ là tiếng lòng của ông với đồng đội, miễn sao đồng đội và mọi người hiểu được "tiếng lòng" của ông là ông đã mãn nguyện chứ ông không đòi hỏi. Khi bàn về vấn đề này ở blog cũ, Google.tienlang đã nhấn mạnh:
Nói đến cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì không thể không nói đến Quảng Trị; Nói đến Quảng Trị thì không thể không nói tới con sông Thạch Hãn, tới 81 ngày đên đỏ lửa Thành Cổ mùa hè 1972; Và cuối cùng, nói đến sông Thạch Hãn, đến 81 ngày đêm Thành Cổ thì không thể không nói đến 4 câu thơ "tiếng lòng" nổi tiếng của Lê Bá Dương. Lê Bá Dương là tác giả 4 câu thơ nổi tiếng đó. Đây là điều hiển nhiên với mọi người dân Quảng Trị và mọi người lính thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khắc bài thơ vào bia đá là để truyền lại mãi mãi cho muôn đời sau. Do vậy rất cần sự thận trọng, chính xác chứ không thể mập mờ và cẩu thả theo ý kiến một vài cá nhân nào đó...
Rất mừng là mới đây, Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Quyền tác giả bài thơ Lời người bên sông cho CCB Lê Bá Dương:


 

Nhân dịp này, tác giả bài thơ Lê Bá Dương có bài viết sau đây. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
LÊ HƯƠNG LAN
**********


BẢN QUYỀN CHO MỘT TIẾNG LÒNG
Và rồi cuối cùng, tôi đã phải làm cái việc đăng ký bản quyền cho một tiếng lòng - một việc mà vì không muốn làm tổn thương đến tình cảm thiêng liêng với đồng bào, đồng đội mà bao nhiêu năm nay tôi đã không nỡ làm. Cũng vì vậy, cho dù khi làm cái việc mang tính thủ tục pháp lý này, tôi cũng chẳng phải vì để đòi cái này, buộc cái kia, so đo chắc lép một tiếng lòng thiêng liêng, khi bài thơ đó, tiếng lòng đó đã , đang và mãi mãi được đồng bào, đồng đội GIỮ DÙM như một thứ BẢN QUYỀN NHÂN DÂN…
Vâng, cho đến bây giờ, kể từ chiều ngày 27/7/1987, khi rứt lòng thốt lên những câu chữ, thành bài thơ “ Lời người bên sông” như hiện nay …Tôi không nghĩ bài thơ lại được đồng bào, đồng đội cảm nhận, và trân quý, đồng thời cũng là đề tài tranh luận vê câu chữ, khiến bài thơ đến với mỗi người với những dị bản khác nhau, dù chỉ là vài từ xuôi, ngược… và dị bản nào cũng được người đọc, người ngâm khẳng định chắc như nêm: Đó là thơ Lê Bá Dương.
Từng đã có một quãng thời gian, hiện tượng: một bài thơ có nhiều dị bản được đưa lên luận bàn khắp nơi, đặc biệt cũng tốn khá nhiều giây mực…Theo đó, tôi với tư cách tác giả cũng đã có một vài bài viết, giới thiệu chính xác từng câu chữ, ý tứ bài thơ …Tuy nhiên, gần đây, không những không giảm, mà ngày một nhiều hơn những cuộc tranh luận xung quanh câu chữ trong bài thơ…Và thật tệ hơn, gần như đang có hẳn một “chiến dịch” cho rằng: Bài thơ này Lê Bá Dương “ăn cắp từ thơ dân gian, sửa lại thành thơ mình” ?. Thậm chí mới đây từ Thái Bình , một vài người xưng là hội viên hội văn học nghệ thuật Thái Bình, sau khi vào Quảng Trị làm fim tài liệu về đã quả quyết : Hai câu đầu trong bài thơ này là thơ của “lính ngụy”??? Những “hội viên “ này khi được đề nghị cho biết căn cứ về lời xác quyết trên, đã trả lời: Thông tin này được trưởng ban thời sự Đài truyền hình Quảng Trị khẳng định (?)… Thực lòng tôi cũng chẳng tin người Quảng Trị lại bạc ngôn với một tấm lòng như tôi. Nhưng dù sao thì những thông tin bịa tạc dù vô tình hay hữu ý đó cũng đã trực tiếp làm nhem bẩn sự trong trẻo của một tiếng lòng vẹn nguyên không chỉ riêng tôi được viết nên từ xương máu đồng bào, đồng đội. Hơn thế, đó còn là tấm lòng, và là sự tri ân của cả một thế hệ được sống trong hòa bình nhưng vẫn day dứt khôn nguôi khi nhớ về những đồng đội thân yêu đã dâng hiến trọn tuổi thanh xuân cho đất nước.
Vậy nên, dẫu rằng bài thơ và là tiếng lòng mình đã và đang được đồng bào đồng đội giữ gìn, nhưng để tiếng lòng đó không vì một sự vô tình hay hữu ý làm vẩn đục tôi đã phải thực hiện việc đăng ký bản quyền – một việc làm mang tính thủ tục pháp lý lẽ ra không nên áp cho một tiếng lòng .
Nhân đây, xin được trở lại bài viết THƠ TÔI MÃI MÃI MỘT TIẾNG LÒNG đăng trên tạp chí VĂN HIẾN VIỆT NAM , và cùng với bài viết này, xin được tặng anh chị em bạn bè trong và ngoài “làng phây” nguyên tác bài thơ trong bản in chính thức kèm bằng chứng nhận bản quyền.

THƠ TÔI MÃI MÃI MỘT TIẾNG LÒNG

NHỮNG DỊ BẢN QUANH BÀI THƠ
Bài thơ được “viết” vào chiều 27/7/1987. Xin được đóng ngoặc kép chữ “viết” vì cái cách làm thơ, hoặc làm vế đối bất chợt trong đầu và nhớ nhập tâm rồi sau này tiện lúc nào thì viết thành chữ vào nhật ký, hoặc in sách báo...Theo cách viết này, nếu in tôi có thể in vài tập đầy đặn, và bài thơ LỜI NGƯỜI BÊN SÔNG cũng cùng một cách viết như vậy.
Về nguyên bản bài thơ đầu tiên được thốt ra như thế này:
Đò lên Thach Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Tan chợ chiều xuôi đò có vội
Xin, xin đừng khuấy đục dòng trong.

Viết vậy bởi hôm đó, sau lễ hương hoa cho đồng bào, đồng đội. Tôi, một mình ngồi lặng lẽ bên bờ Thạch Hãn, chợt thấy từng chiếc thuyền của cô bác ngược dòng lên chợ Quảng Trị. Nhìn những mái chèo hối hả khuấy tung bọt nước, chạnh lòng khi nghĩ đến bạn bè, đồng đội vẫn còn gửi thân xác vào đáy sông mà xót xa. Cứ vậy từng lời như từ trong ngực tôi mà thốt ra thành câu, thành chữ như vậy thành bài thơ – đúng hơn là lời nhắn gửi, thỉnh cầu của một người lính với mọi người trong cả dòng đời xuôi ngược.
Bài thơ “viết” để trải lòng mình nên tôi không gửi in ở đâu, ngoại trừ một lần cuối năm 1987 khi cùng nhà văn Thế Vũ đi dự đại hội Văn nghệ thừa thiên Huế trở về Nha Trang, nằm trên tàu tôi có đọc cho Thế Vũ nghe. Sau này vào khoảng đầu năm 1990, trong một lần chuyện trò với 2 người bạn là nhà văn Đỗ Kim Cuông và nhà văn Thế Vũ tại hội văn nghệ Nha Trang, Thế Vũ bỗng gợi lại chuyện bài thơ và nói với nhà văn Đỗ Kim Cuông rằng: Lê Bá Dương không chỉ là nhà nhiếp ảnh mà còn viết ký và thơ “đọc được” lắm. Nhân đó Thế Vũ bảo tôi đọc lại bài thơ với ý định giới thiệu trên tạp chí Cánh Én (tạp chí của hội Văn Nghệ Nha Trang nơi Thế Vũ đang phụ trách biên tập). Đỗ Kim Cuông nghe xong nói ngay: Bài thơ rất cảm động, nhưng xót xa quá. Và về câu chữ, từ “xin” cứ lặp đi lặp lại nhiều lần có nên không? Nghe Đỗ Kim Cuông nhận xét, tôi giải thích là bài thơ chỉ là lời thỉnh cầu xuất phát từ tâm trạng xót xa của một người lính với đồng bào, đồng đội đã hi sinh, đó chính là cảm xúc, là tâm trạng của tôi. Nói vậy nhưng sau đó, khi ngẫm lại ý kiến của Đỗ Kim Cuông về từ từ xin, vậy nên khi chép lại cho Thế Vũ và Đỗ Kim Cuông, tôi đã sửa lại từ XIN trong câu đầu tiên thành từ ƠI… Đây là thán từ gọi đò theo phương ngữ Quảng Trị. So với từ xin thì từ ơi đò… bớ đò… hoặc đò ơ… khi gọi lên có tiếng đồng vọng nên nghe thắt thẻo hơn. Riêng 2 câu sau được viết lại thành hai câu: Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm. Với bản thơ này, anh Đỗ Kim Cuông đã biên tập sử dụng in trên tạp chí Khoa học công nghệ Khánh Hoà số kỷ niệm ngày TBLS 27/7/1990 với bản mới:
Đò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.

Bẵng qua năm 1992, tôi được mời về dự kỷ niệm 20 năm giải phóng Quảng Trị (2/5/72-2/5/92). Trong dịp này, nghe có cuộc hành hương về nguồn của đoàn thanh niên Quảng Trị về chiến khu Ba Lòng, tôi đã nhập cuộc với các bạn trẻ làm chuyến bộ hành về nguồn. Cùng đi có nhà báo Đào Tâm Thanh, nhà báo Lê Đức Dục ( cùng ở Báo Quảng Trị) và nhạc sỹ Thế Hùng.
Trong chặng đường về chiến trường xưa đầy ắp cảm xúc, cùng với những bài hát tếu táo hồi chiến tranh, tôi đã đọc một vài bài thơ ngẫu hứng viết trong một thời trận mạc, trong đó khi Lê Đức Dục hỏi về “sự tích” tôi thả hoa trên sông Thạch Hãn đã được nhà báo Văn Thuần viết cho chương trình Văn Nghệ mừng xuân của đài phát thanh Quảng Trị phát trong đêm 30 tết 1987. Kể lại cho Lê Đức Dục nghe câu chuyện trên, tôi buột miệng đọc lại bài thơ thay cho việc lý giải cả một câu chuyện dài về việc tôi về thắp hương, thả hoa cho đồng đội trên núi, trên gò đồi và sông suối ở Quảng Trị. Bẵng đến tháng 7 năm 1991, theo ý của Lê Đức Dục muốn “viết một cái chi đó” cho tạp chí Cửa Việt… Tôi đọc lại cho Lê Đức Dục bài thơ và sau đó không lâu, bài thơ được in thay cho phần mở đầu và được nhắc lại ở phần viết về tác giả bài thơ trong Tuỳ bút của Lê Đức Dục trên tạp chí Kiến thức ngày nay, số 180, nhân kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7/1992 (Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh) với tựa bài: “Thành cổ Quảng Trị- Khúc tưởng niệm của lau trắng và phượng hồng”. Và không chỉ một lần in trên KTNN, sau này từ mối quan hệ anh em, ngưỡng mộ và quý trọng nhau giữa tôi và Lê Đức Dục, bài thơ đã nhiều lần được Lê Đức Dục giới thiệu qua nhiều bài viết về Quảng Trị, và cả viết về chân dung nhân vật, sự kiện trên báo Tuổi Trẻ… Có thể nói, Lê Đức Dục là người đầu tiên và là người có nhiều bài viết rất sâu sắc, cảm động về tôi cũng như bài thơ của tôi. Trong đó đặc biệt là bài tuỳ bút: Sử thi về một giòng sông in trên Tuổi Trẻ chủ nhật số 29 (số ra tháng 7/1998) được nhiều bạn đọc quan tâm. Cũng trong bài viết này, Lê Đức Dục đã nhắc lại bài thơ:
Đò xuôi Thach Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.
Như vậy, cũng như bài thơ in trên KTNN, từ lên và ơi… trong câu đầu đã được viết thành từ xuôi và xin. Ở câu cuối từ mãi mãi được viết thành từ bãi mãi. Ngay trong bản thơ xuất hiện một cách khiêm nhường tại bảo tàng Thành cổ Quảng Trị, cũng có hai từ chưa chính xác. Đó là từ xuôi và từ xin vốn dĩ nguyên bản là từ lên và từ ơi.. Sở dĩ dùng từ lên bởi có ngược lên thì người ta mới phải vất vả khuấy mái chèo đến độ người lính phải xót xa. Và từ ơi là thán từ gọi đò ơ...ơi... đò. Ơ...ớ... đò ... nghe có tiếng đồng vọng... và là phương ngữ Quảng Trị nghe thắt thẻo hơn, da diết và âm vọng hơn trong không gian Thạch Hãn nhạy cảm và linh thiêng.

Nói vậy, nhưng có lẽ do bài thơ là tiếng lòng chung cho mọi người, đặc biệt là bài thơ còn được gắn với việc một người lính hàng năm một đôi lần về thắp hương thả hoa cho đồng bào, đồng đội. Vì vậy, từ khi xuất hiện trên báo bài thơ đã được mọi người chú ý. Người này nhớ một vài câu, người khác nhớ cả bài 4 câu, nhưng thường thì mọi người nhớ và thuộc hai câu đầu trong cả bài thơ 4 câu… Và ngay cả 2 câu đầu đó cũng vẫn có vài từ khác nhau. Vì vậy nếu nói như vậy là dị bản thì đây là một dị bản đầu tiên trong những dị bản được nhiều người ở Quảng Trị nói riêng và của cả nước nói chung đọc và ai cũng khẳng định đó mới chính là thơ... Lê Bá Dương. Các dị bản như vậy thường chỉ khác nhau một vài từ như :
DB1:
Đò XUÔI Thach Hãn XIN chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ BÃI mãi ngàn năm.

DB2 khác với DB1 ở từ ơi thay cho từ XIN trong câu đầu
Đò XUÔI Thạch Hãn ƠI chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ BÃI mãi ngàn năm

DB3 khác với DB2 ở từ LÊN thay cho từ XUÔI trong câu đầu và từ mãi thay cho từ BÃI trong câu 4
Đò LÊN Thach Hãn ƠI chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ MÃI mãi ngàn năm

Cũng có bản từ HAI MƯƠI trong câu thứ 3 được đổi thành từ ĐÔI MƯƠI … Như vậy, ngoại trừ nguyên bản ban đầu với “nguyên bản” thứ 2 do tác giả sửa thì các dị bản được truyền miệng trong nhân gian không khác nhau bao nhiêu. Tuy nhiên cho dù đọc với chính bản hoặc bất cứ một dị bản nào đều cảm nhận đó chỉ là tiếng lòng vẹn nguyên của tác giả gửi gắm vào những dòng thơ xót xa hòa lẫn máu và nước mắt, thấm đậm tình đồng đội, nghĩa đồng bào. Bởi vậy có lẽ cũng không nên đem các bản thơ đặt lên bàn cân săm soi chẻ từ, chiết nghĩa từng chữ trong một bài thơ dồn nén cảm xúc như vậy làm gì. Với tôi, tuy là tác giả, nhưng tôi vẫn coi bài thơ là tiếng lòng của mọi người. Và nói cho cùng, bài thơ không chỉ là bài thơ được viết bằng xương máu đồng bào, đồng đội. Hơn thế, đó còn là tấm lòng, và là sự tri ân của cả một thế hệ được sống trong hòa bình nhưng vẫn day dứt khôn nguôi khi nhớ về những đồng đội thân yêu đã dâng hiến trọn tuổi thanh xuân cho đất nước.
Nói như nhà báo Nguyễn Chính trong một buổi giao lưu với các bạn văn nghệ sỹ khi nhắc đến các bài thơ nổi tiếng rằng: Lịch sử dân tộc ghi nhận nhiều bài thơ, câu thơ nổi tiếng thời đại. Riêng bài thơ Lời người bên sông của Lê Bá Dương không những nổi tiếng mà còn là bài thơ có mãnh lực đánh thức mọi thời đại.

VÀ CŨNG NHIỀU GIAI THOẠI.
Do bài thơ là tiếng lòng lại được viết và xuất hiện từ mảnh đất thiêng, nhạy cảm là Quảng Trị nên được rất nhiều người trên cả nước biết đến. Hiện tại bình quân mỗi ngày tác giả cũng có một vài cuộc điện thoại từ đâu đó trên cả nước gọi hỏi về bài thơ. Thậm chí khách hàng tại Phú Yên còn gọi lên tổng đài 108 đề nghị cung cấp thông tin bài thơ, tên, số điện thoại tác giả…Ngay cả tựa bài thơ “Lời người bên sông” cũng là một trong những giai thoại đó. Do là một cảm xúc được biểu đạt như một lời thỉnh cầu, bởi vậy lúc đầu bài thơ không có tựa đề, cho dù chỉ là cái tựa “vô đề “ như những bài thơ khác. Sau này khi người biên tập tạp chí đưa bài thơ đi nhà in, thấy thiếu cái tựa bài liền gọi điện hỏi xem tựa bài thơ thế nào? Nghe hỏi vậy, tôi giải thích: Đó chỉ là lời người bên sông… Không ngờ người biên tập cứ nghĩ đó là câu trả lời của tác giả và thế là “Lời người bên sông” bỗng thành tên bài thơ…
Trở lại với bài thơ, có nhiều người cứ tưởng bài thơ còn nhiều câu nữa nên điện hoặc trực tiếp đề nghị tôi cho biết trọn vẹn cả bài thơ. Nhưng thực sự do lối viết thơ ngẫu hứng như viết nhật ký bằng văn vần, nên các bài thơ của tôi thường rất ngắn. Dài nhất cũng chỉ chục câu như bài “Cha con”. Tôi viết như một nén nhang thắp cho hai cha con đồng đội tôi cùng hy sinh trong một ngày, và ngắn là “bài thơ” vỏn vẹn có …2 câu được viết trong một tình huống khác. Hôm chuẩn bị vào sâu về phía nam mặt trận, cô bé trong nhà dân chợt hỏi: Chú ơi, tại sao lại gọi là quân giải phóng Bắc Quảng Trị. Vội quá, tôi lấy bút viết vội vào trang sách học trò của cô bé hai câu thơ và cũng là hai vế đối:
Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc
Một dấu chân in màu đất hai miền.

Mãi tới dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng Quảng Trị, cô bé bấy giờ đã là cựu du kích trao lại cho tôi tờ giấy kẻ ngang đã úa vàng nhưng vẫn nguyên nét chữ của tôi viết 2 câu thơ. Hôm mới rồi đi cùng đồng đội lên cao điểm 544, anh Đoàn Công Tính đã đề nghị một nhà thư pháp viết hai câu thơ mà anh nói là tuyên ngôn hay nhất bằng thơ về quân giải phóng Bắc Quảng Trị của Lê Bá Dương.
Nhân trải lòng như một sự thể hiện chính kiến của mình về bài thơ, xin được chép tặng bạn đọc nguyên tác bài thơ của tôi:

LỜI NGƯỜI BÊN SÔNG
Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ
Đáy sông còn đó, bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm


Nha Trang 1/1/2014
LÊ BÁ DƯƠNG
====
Nhận xét của bạn bè trên fb:
  • khác thích điều này.
  • Ha Quoc Quan Chúc mừng anh Lê Bá Dương. Như thế là đủ anh à. Người ta cố tình đục tên anh khỏi bia đá nhưng không thể dục tên anh khỏi tấm lòng của bao người Việt Nam ta.
  • Giang Le Em gái Út chúc mừng anh 2 Lê Bá Dương đã có GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ .LỜI NGƯỜI BÊN SÔNG. Ngày 02/12/2013.Sự thật vẫn là sự thật trả lại BẢN QUYỀN cho tác giả.
  • Hương Lan Lê Giấy chứng nhận từ 1987?
  • Lê Bá Dương Quảng TRị 1987 in trên bìa tệp thơ, chỉ thể hiện mộc thời gian , địa điểm công bố bài thơ thôi...mình ghép bìa tệp thơ đính kèm với tấm giấy chứng nhận ký ngày 2/12/2013
  • Hương Lan Lê À! Em thấy rồi, tấm hình bên phải!
  • Hương Lan Lê Mặt sau có ghi nguyên văn 4 câu thơ ko ạ?
  • Lê Bá Dương Đúng luật, "tác phẩm" bắt buộc đóng thành quyển, nên dù chỉ có một bài thơ tứ tuyệt, nhưng mình vẫn phải làm đủ cả 2 trang bìa và đây là trang ruột
  • Hương Lan Lê OK! Thế là yên tâm! Có thể khởi kiện UBND TP Quảng Trị- nơi quản lý chỉ đạo việc khắc bia trên cả 2 bờ Nam Bắc Thạch Hãn
  • Hương Lan Lê Làm đi anh! Không làm là có tội với các chiến stx đã hy sinh, với muôn đời con cháu sau này vì anh đã bao che cho sự không minh bạch của ai đó!
  • Son Pham Ông Lê Bá Dương ơi ..cái này có phải thử ADN nữa không
  • Lê Bá Dương Hương Lan Lê à. Kiện các tội danh: 1/ Sử dụng tác phẩm không gi rõ tác giả sở hữu...
    2/ Hoặc tội danh sửa chữa trái phép, làm biến dạng tác phẩm của tác giả
    .....
    Nhưng thắng đẻ làm gì khi nó sẽ làm đục tiếng lòng mình ...Anh nghĩ , vì đồng bào, đồng đội, người ta sẽ phải tự điều chỉnh nó là cách làm THẤU TÌNH, ĐÁO LÝ nhất
  • Son Pham Ý của Hương Lan Lê cũng giống ý mình ngay từ đầu bây giờ ta dễ nói chuyện rồi phải không hương lan lê
  • Son Pham Kiện thì không cần kiện ..nhưng từ bây giờ ta có thể nói chuyện với họ ..với một tư cách khác ...mà không thể nhập nhèm như trước đây được...
  • Hương Lan Lê Không! Ta ko cần kiện, quy họ về tội hình sự này tội khác mà ta chỉ cần: Yêu cầu Tòa án ra bản án dân sự Buộc UBND TP Quảng Trị khôi phục quyền tác giả bài thơ trên bia.
    Trước khi khởi kiện ra tòa, em ủng hộ giải pháp của bác Son Pham: Ta hãy làm việc công khai với UBND TP Quảng Trị trước!
  • Son Pham Chắc chắn là bây giờ sẽ khác trước...bởi bây giờ không thể nói đó là bài thơ của nhân dân nữa rồi...bây giờ nhẹ nhàng thôi không còn lý gì để cho họ trốn trách nữa...hương lan lê có thể đưa việc này lên trang để cho dư luận biết ...tự họ sẽ có tật giật mình ...nếu như không muốn bị khởi kiện
  • Hương Lan Lê Anh không thể lặng im với suy nghĩ:
    ====
    "Nhưng thắng đẻ làm gì khi nó sẽ làm đục tiếng lòng mình ...Anh nghĩ , vì đồng bào, đồng đội, người ta sẽ phải tự điều chỉnh nó là cách làm THẤU TÌNH, ĐÁO LÝ nhất"

    ===
    Bởi chuyện xảy ra từ 2009- 2010 đến nay đã có ai sửa chữa gì đâu?
    Anh lặng im, vèo cái là lại thêm 3- 4 năm nữa. Mà anh thì cũng đã cao tuổi, thương tật đầy mình, lỡ có mệnh hệ gì thì con anh về lý vẫn làm được nhưng sẽ có muôn vàn khó khăn...
  • Son Pham Lê Bá Dương làm việc này kể ra cũng có cái khó của nó...theo tôi tất cả những anh em .c.c.b có tâm huyết với vấn đề này cùng viết kiến nghị gửi về các cơ quan chức năng quảng trị thì chắc chắn sẽ được...lúc ấy bắt buộc họ phải tự mơi lê bá Dương Lê Bá nhập cuộc...
  • Son Pham Chúng ta cần một đại diện ...để tập hợp những chữ kí các c.c.b .sau đó đại diện sẽ trực tiếp đưa đơn ...đơn có hai cách một là đơn trực tiếp hai bằng email điện tử...có lẽ ta lên làm cả hai sẽ hay hơn...email điện tử có thể tiện cho bất kì một ai muốn kí tên kiến nghị
  • Hương Lan Lê Giơ cả hai tay ủng hộ bác Son Pham! Em không biết nhiều bạn bè CCB của các bác mà chỉ biết 1 người ở Quảng Trị là anh Trần Bình. Chắc anh Trần Bình không từ chối làm đại diện? Có lẽ không nên dùng từ Khiếu nại vì nếu nhiều ng ký đơn khiếu nại thì lại v...Xem thêm


  • Son Pham Tôi cũng fdang nghĩ làm thế nào cho hợp lý Hương Lan Lê về pháp lý rành hơn tôi ..có thể nghĩ ra cách nào đó cho thuận tiện.để anh em chúng tôi hưởng ứng ...tôi nghĩ đây là việc làm đúng...có liên quan đến vấn đề xương máu trong đó có cả xương máu công lao của các c.c.b..mà cũng là một sự thật suốt bao nhiêu năm qua bị che lấp bởi nhiều lý do khác nhau...
    ====
    Chúng tôi giới thiệu thêm bài báo trên Tạp chí Nghề báo của Hội Nhà báo TPHCM


    Sông Thạch Hãn của mùa hè Đỏ lửa trong trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị đã ôm vào lòng mình hàng vạn chiến sỹ lứa tuổi 20.
    Suốt gần 40 năm qua sau ngày giải phóng, hàng năm có một người lính vẫn lầm lụi vài ba lần về đây mua gom hoa, nhang thắp và thả xuống sông viếng linh hồn những đồng đội đang gối mây trời yên giấc. Người lính đó là Cựu chiến binh (CCB), Nhà báo Lê Bá Dương.
    Tấm bia khắc bài thơ và vết xóa tên tác giả: Ảnh chụp 2010

    Sau một lần thả hoa, đang thả hồn hoài niệm những ngày khói lửa, từng gương mặt đồng đội hiện về trong tâm trí, như thần giao cách cảm với hương hồn đồng đội khiến trong tâm trí nhà báo vụt lóe lên bốn câu thơ. Sau này có dịp ngồi bình tâm lại và trò chuyện cùng bạn bè, bốn câu thơ “thô” đã được trình bày trang trọng lại và nhanh chóng trở thành những vần thơ “thần” đối với cả người sống và anh linh người đã khuất. Đó chính là bài thơ nổi tiếng Lời Người Bên Sông của tác giả Lê Bá Dương, phóng viên thường trú của báo Văn hóa Khu vực Miền Trung – Tây Nguyên.


    Đò lên Thạch Hãn ơi…chèo nhẹ

    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
    Có tuổi hai mươi thành sóng nước
    Vỗ yên bờ, mãi mãi nghìn năm.

    Bài thơ vốn nổi tiếng bởi có rất nhiều dị bản, và bởi được nhiều Nhạc sỹ, văn sỹ phóng tác, phổ nhạc. Giờ đây, bài thơ lại làm nóng các trang mạng và công chúng khắp nơi râm ran phản ứng về việc vi phạm tác quyền và xúc phạm giá trị tâm linh của bài thơ.

    Từ năm 2010, nhờ sự kết nối của chính Nhà báo Lê Bá Dương, người ta đã quyên góp xây dựng lên hai bến thả hoa ở bờ Bắc và Nam sông Thạch Hãn. Đồng thời. Trên đó, họ cũng đã dựng lên hai tấm bia có khắc bốn câu thơ tâm linh kể trên.
    Một điều phi lý đến khó hiểu là người ta đã…đục bỏ tên tác giả ra khỏi bài thơ và hiện nay gắn vào đó một…đóa hoa sen. Sự việc mặc dù đã tồn tại suốt 3 năm qua nhưng mãi tới những ngày đầu tháng 6 mới đây, Báo Công an Đà Nẵng mới có đăng một bài viết về việc này. 
    Nhà thơ - nhà báo Lê Bá Dương (giữa) cùng đồng đội trở về dòng sông Thạch Hãn
    Bài thơ vốn được xem là tiếng lòng của những người còn sống và cả những người đã nằm dưới đáy sông hay sườn núi, con khe. Các cựu binh còn sống mỗi khi lẩm nhẩm bài thơ thì những hình ảnh khốc liệt, đau thương lại hiện về như chuyện mới hôm qua khiến mắt họ lại nhòa lệ. Với những người đã mãi mãi hòa tan vào đất, nước Quảng Trị thì bài thơ như lời nhắn nhủ của họ gửi tới đồng đội, đồng bào; tới các thế hệ Việt Nam hôm nay và mãi mãi mai sau về một con sông đầy bi hùng, oanh liệt. Vì thế, bất cứ một sơ suất nào trong việc sử dụng bài thơ đều khiến cả người sống và người đã hy sinh cảm thấy bị xúc phạm.

    Bài thơ bi tráng, linh thiêng là vậy nhưng theo thông tin trên các báo, việc đục bỏ tên tác giả là do những người có trách nhiệm đã cho rằng, bài thơ của Lê Bá Dương đã trở thành thơ…nhân dân, một khái niệm chưa từng tồn tại - kể cả với Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đây có phải là một cách giải thích hợp lý cho việc làm lách luật quyền tác giả, tác phẩm, và việc ngang nhiên chà đạp lên các giá trị tâm linh của bài thơ?

    Sau khi thông tin lan truyền khắp nơi, nhiều người đã chú ý đến tấm bia và một số đã cất công tới tận nơi để xem. Bên cạnh việc không ghi tên hoặc đục bỏ tên tác giả khỏi bài thơ, nhiều sai sót khác cũng được phát hiện.

    Độc giả T.M.Đ trên một trang blogs có lượng người truy cập hàng “top” của Việt Nam nói: “Chất lượng loại đá khắc cho tấm bia là loại không tốt, dễ rạn nứt, bị bào mòn, và bạc màu, sẽ nhanh bị bong tróc phần chữ”. Độc giả này cũng khuyên nên chọn loại đá có chất lượng tốt; khắc chữ phải sâu, rõ; và dùng sơn tốt để sơn chữ. Cũng theo người này thì không để tên bài thơ cũng là một khiếm khuyết.

    Độc giả An Nha Tran ở Quảng Trị nêu trên một trang mạng khác, bài thơ khắc ở bờ Nam sông Thạch Hãn thì sai bố cục. Bố cục vốn là thể tứ tuyệt (canh lề trái) nhưng khi khắc lại trình bày theo kiểu lục bát (canh lề giữa), và không thấy tên tác giả. Bia ở bờ Bắc trình bày đúng bố cục nhưng sau khi khắc lại đục bỏ tên tác giả (?). Một bài thơ tâm linh mà làm ẩu như vậy thì cũng thật xem thường các anh linh liệt sỹ.
    Nhà báo T.C.Y đăng trên trang mạng xã hội Facebook: “Cái tên Lê Bá Dương đã quá đỗi thân quen, đọc bài thơ lên có thể hiển nhiên biết đó là thơ của Lê Bá Dương. Việc làm này thật hết sức phi lý!”.

    Tại sao việc khắc bài thơ vừa thể hiện sự ngang nhiên vi phạm luật bản quyền, vừa thể hiện việc xem thường các giá trị tâm linh truyền thống mà vẫn tồn tại trong suốt ba năm qua? Qua trao đổi với người thân, bạn bè, đồng đội của Nhà báo Lê Bá Dương, chúng tôi được biết một sự thật buồn lòng. Suốt mấy năm qua, ông vẫn trăn trở và đắn đo về việc này. 

    Một mặt, nếu lên tiếng về bài thơ, có nghĩa là ông đòi quyền lợi cá nhân mình. Trong khi, bao nhiêu năm ngược xuôi Nam, Bắc, ông lo các việc ân nghĩa cho thân nhân Liệt sỹ, cho đồng đội, cho đồng bào Quảng Trị, ông chưa từng so đo thiệt hơn. Hơn nữa, ông không đành lòng lên tiếng về bài thơ khiến ít nhiều làm tổn hại đến thanh danh của mảnh đất mà ông xem như là quê hương thứ hai của mình.

    Mặt khác, ông thấy rõ việc khắc bài thơ với nhiều sai sót là một việc làm xúc phạm tới các Liệt sỹ, các CCB mà ông là một cá thể đại diện. Hơn cả là việc làm này rồi sẽ lọt vào mắt của du khách thập phương trong – ngoài nước, các cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước có dịp qua đây. Nếu không lên tiếng thì chính ông cũng cảm thấy chưa phải với những vong linh đồng đội của mình. 

    Dù vậy, hàng năm, ngoài việc luôn hoàn thành nhiệm vụ của một Nhà báo, CCB Lê Bá Dương vẫn chuyên cần thực hiện các hoạt động tri ân đồng bào Quảng Trị và đồng đội một thời trận mạc. Những việc làm của ông đã được hưởng ứng và nhân rộng, hình thành nên các chuyến hành hương với sự tham dự của hàng trăm CCB trong cả nước như hành hương Ấm rừng Đồng đội, Mang Quê hương vào cho Đồng đội, Đưa Đồng đội về với Quê hương...Nhiều phóng viên của các báo trong cả nước tham dự các chuyến hành hương này cũng đã có những tư liệu quý giá để viết lên các bài viết phong phú về đề tài lịch sử.


    Ngọc Long
  • =====================

7 nhận xét:

  1. Nguyễn Hoàng Thư Lêlúc 09:42 14 tháng 6, 2014

    Kính chuyển bài này đến UBND tỉnh Quảng Trị...
    Các anh không thể im lặng mãi được.

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết hay.Dùng nhiều từ " bẵng " quá và sau "bẵng" thứ 2 có in sai 92 thành 91.
    Có người nói rằng đó là thơ trời cho.Phút xuất thần của nhà thơ gần giống như trời cho.Ko biết có đúng ko,còn với LBD thì là linh hồn các LS dưới sông TH '' cho''.Tôi cũng đọc được ở Đài tưởng niệm các AHLS bộ đội TS ở bến phà Long Đại 2 câu thơ đối:THÂN NGÃ XUỐNG THÀNH ĐẤT ĐAI TỔ QUỐC / HỒN BAY LÊN HÒA NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA .( cũng ko ghi tên tác giả)
    Chỉ thương thân những người lính mà thôi.
    Đó là những bài thơ,những câu thơ " có mãnh lực đánh thức thời đại"(lời nhà báo NC".
    Ngoài ra lần đầu tiên tôi nghe từ "thắt thẻo" ;nghe thật lạ thật quen.Bữa nay những bến đò ngang gần tuyệt chủng,thì những ai năm xưa đã qua đò,đã lỡ chuyến đò vào lúc chiều muộn,để nghe lại tiếng gọi đò "thắt thẻo"...nghe mà não nùng,xa vắng... và thương nhớ làm sao! Nhà thơ đã dùng từ thắt thẻo mới đắt đỏ làm sao!
    Còn chuyện đục tên,không ghi tên tác giả thì đó là do lòng đố kỵ nhỏ nhen ghen ăn tức ở của 1 số quan chức nào đó mà nhà thơ ko chấp cũng được.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi là chiến sỹ của C16 E95 F325 nhập ngũ 6-9-1971 mỗi lần nghe bài thơ của anh LBD dù là đò xuôi hay đò ơi là nước mắt tôi lại rơi không nghe thêm được hết bài...những vần thơ này chắc LBD đã chắt lọc từ trái tim mình đừng vì sự nổi tiếng của bài thơ mà người đời vùi dập tác giả LBD và những lời lẽ độc ác kẻo mang tội với lịch sử

    Trả lờiXóa
  4. Tôi vừa thấy bạn Ngân Thương có 1 stt mới rất hay.
    Đề nghị chị Lê Hương Lan cho đăng stt này thành 1 bài độc lập:
    -----
    THÁNG BẨY, NHỚ VỀ THẠCH HÃN, NHỚ VỀ "ĐÁY SÔNG CÒN ĐÓ BẠN TÔI NẰM"....
    =========
    Xem trên Google.tienlang:
    http://googletienlang2014.blogspot.com/…/so-phan-long-ong-b…
    =========
    Thưa các bác, các cô chú và các bạn.
    Mấy đêm nay, Thương miệt mài xem lại bộ phim Mùi Cỏ cháy và nhiều bộ phim chiến tranh khác do bạn tui Nguyễn Thu Trang tức Phạm Gia Hân giới thiệu. "Mùi Cỏ cháy" là bộ phim về 81 ngày đêm trong Mùa hè đỏ lửa 1972 ở Thành cổ Quảng Trị, biên kịch là nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm- bạn sinh viên và cũng là bạn đồng ngũ của thầy Toan Canh Nguyen. Tôi trách nhà thơ- tác giả kịch bản đã để người đọc sai 4 câu thơ của CCB Lê Dương Lê Bá.
    Cách đây 4 năm, Google.tienlang đã có Lời dẫn ở 1 bài viết:
    -----
    SỐ PHẬN "LONG ĐONG" BÀI THƠ CỦA LÊ BÁ DƯƠNG SẮP CÓ HỒI KẾT?
    Lời dẫn: Số phận "long đong" bài thơ 4 câu nổi tiếng của Lê Bá Dương liệu sắp có hồi kết? Bao nhiêu năm nay, dư luận bức xúc khi thấy tấm bia đá tại Bến thả hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ bờ Bắc Thạch Hãn có khắc bài thơ nổi tiếng của CCB Lê Bá Dương nhưng lại bị đục bỏ tên tác giả:
    Còn tấm bia đá ở Bến thả hoa bờ Nam không những cũng không thèm ghi tên tác giả mà ngay nội dung bài thơ này cũng khắc sai:
    Không có một giải thích chính thức nào của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị về lý do đục bỏ tên tác giả nhưng có câu chuyện truyền khẩu rằng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cho rằng bài thơ không phải là của tác giả Lê Bá Dương mà là của... "nhân dân"! Bản thân Lê Bá Dương thì nghĩ đơn giản rằng bài thơ là tiếng lòng của ông với đồng đội, miễn sao đồng đội và mọi người hiểu được "tiếng lòng" của ông là ông đã mãn nguyện chứ ông không đòi hỏi. Khi bàn về vấn đề này ở blog cũ, Google.tienlang đã nhấn mạnh:
    Nói đến cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì không thể không nói đến Quảng Trị; Nói đến Quảng Trị thì không thể không nói tới con sông Thạch Hãn, tới 81 ngày đên đỏ lửa Thành Cổ mùa hè 1972; Và cuối cùng, nói đến sông Thạch Hãn, đến 81 ngày đêm Thành Cổ thì không thể không nói đến 4 câu thơ "tiếng lòng" nổi tiếng của Lê Bá Dương. Lê Bá Dương là tác giả 4 câu thơ nổi tiếng đó. Đây là điều hiển nhiên với mọi người dân Quảng Trị và mọi người lính thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khắc bài thơ vào bia đá là để truyền lại mãi mãi cho muôn đời sau. Do vậy rất cần sự thận trọng, chính xác chứ không thể mập mờ và cẩu thả theo ý kiến một vài cá nhân nào đó...
    -----
    Và thông tin mới nhất tui vừa hỏi và được biết từ CCB Lê Dương Lê Bá- tác giả 4 câu thơ "tiếng lòng" nổi tiếng đó:
    "Dương Lê Bá Cảm ơn em đã nhắc. Bia thơ vẫn vậy, vãn trống tên, nhưng tiếng lòng người vẫn nguyên. Theo cam kết của đại diện tỉnh QT khi đề nghị tác giả đồng ý tạm không để tên tác giả khi còn sống ở bia, nhưng khi lễ lạt, vẫn giới thiệu đầy đủ tên tác phẩm, tác giả. Nên dù có đăng ký bản quyền, anh cũng chỉ muốn để địa phương xử sự sao cho vẹn cái tình, để tấm lòng anh vẫn nguyên trong lòng đồng bào đồng đội em à."
    ......
    "cam kết của đại diện tỉnh QT khi đề nghị tác giả đồng ý tạm không để tên tác giả khi còn sống ở bia"???
    Tại sao phải thế nhỉ?
    Mà cái "cam kết" đó là bằng văn bản hay lời nói gió bay?
    https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=362344210851050&id=100012264212885

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Google.tienlang nhất trí với yêu cầu của bạn.
      ____
      THÁNG BẨY, NHỚ VỀ THẠCH HÃN, NHỚ VỀ "ĐÁY SÔNG CÒN ĐÓ BẠN TÔI NẰM"....

      http://googletienlang2014.blogspot.com/2017/07/thang-bay-nho-ve-thach-han-nho-ve-ay.html

      Xóa
  5. Biết anh lâu rồi, em cũng ở Hội VHNT Tỉnh QT, phân hội NA. Cảm ơn anh . Rất tiếc anh ra QT đợt này mà em lại vào SG không gặp nhau để giao lưu được. Hẹn lần khác anh nhé!

    Trả lờiXóa