Lời dẫn: Ở blog cũ, Google.tienlang đã có cả loạt bài về Mỹ Lai với nhiều câu hỏi gửi về Quảng Ngãi nhưng chưa được hồi âm. Chúng tôi luôn nhớ rằng chúng tôi vẫn mang "món nợ" với Anh Trần Văn Đức - em bé Mỹ Lai ngày nào.... Hôm nay chúng tôi xin chép về bài viết của tác giả Hoàng Đồng Hới trên fb cùng các nhận xét dưới bài.
*******
Tấm hình "Anh che chở cho em" gây tranh cãi hàng chục năm nay chưa có hồi kết
Hai anh em Trần Văn Đức, Trần Thu Hà - hai "em bé" trong bộ ảnh Thảm sát Mỹ Lai hôm nay
Ronald Haeberle- tác giả bộ ảnh Thảm sát Mỹ Lai
11 Tháng 12 2013 lúc 16:51
Lịch
sử hiện đại Việt Nam là chiến tranh và đổ nát với hàng triệu tấn sắt
thép chết người và hàng triệu sinh mạng bị chôn vùi oan uổng. Trong đó,
dù là cuộc chiến nào đi chăng nữa thì thường dân vô tội vẫn là đích đến
của thần chết. Điều đó luôn không đổi.
Một thống kê sơ bộ cho
thấy, cuộc chiến tranh Việt Nam từ năm 1955 đến 1975 đã gây cho Nam Việt
Nam 254.000 người chết và 783.000 người bị thương, Bắc Việt Nam khoảng
1.7 triệu người chết và vẫn còn hơn 300.000 người mất tích. Phía Mỹ có
hơn 58.000 lính chết và 304.000 bị thương. Nói về quân số, vào năm 1969
là thời điểm đỉnh cao cuộc chiến, Mỹ đã có 540.000 quân trên đất liền,
150.000 quân trên biển và các căn cứ ở Nhật, Đài,Phi, Thái, Mã, … chưa
kể quân chư hầu rải khắp miền Nam như Hàn, Phi, Thái, Úc, Niuzilơn. Nói
đến vũ khí hủy diệt thì phải tính ngay đến 7 triệu tấn bom và 70 triệu
tấn đi-ô-xin mà tác hại của nó sẽ nhấn lên đầu ít nhất của 4 thế hệ con
người và thiên nhiên. Chừng đó cũng đủ thấy thường dân Việt Nam phải
gánh chịu một tai họa to lớn đến mức nào khi đối mặt với những cuộc
chiến khốc liệt.
Từ những năm 1965 đến 1972 tại miền Nam Việt Nam,
khái niệm “thảm sát” chẳng xa lạ với tất cả những ai còn mang một hệ
thống giác quan lành lặn. Đặc biệt, ngày định mệnh 16/3/1968 tại làng
Sơn Mỹ -Quảng Ngãi, đã có 504 thường dân gồm người già, phụ nữ, trẻ em
và trẻ sơ sinh đã bị tước đoạt vĩnh viễn quyền sống từ bàn tay khát máu
mọi rợ của Đại đội Charlie/Hoa Kỳ. Cái chết của họ, những nông dân Việt
Nam tuyệt đối không phải là một tai nạn hay lỗi của các bên liên quan
gây ra. Theo nguồn tài liệu được cơ quan điều tra lục quân Mỹ công bố,
thì lính Mỹ đã lên kế hoạch sát hại dân thường từ trước. Thật rõ ràng,
những đoạn tài liệu cho thấy những người xấu số này thường bị giết hại
dã man sau khi bị hãm hiếp hoặc tra tấn như một trò tiêu khiển. Cho đến
hôm nay, hình ảnh làng quê Sơn Mỹ với sự chết chóc tang thương vĩnh viễn
khắc sâu trong ký ức những cựu binh Mỹ đã từng tham chiến một lời sám
hối trăn trở trước giờ vào cõi chết: "Tôi luôn nghĩ rằng có ai đó sẽ bất
ngờ chỉ một ngón tay vào tôi và nói rằng: Hắn là một trong số đó."
Khu di tích hôm nay
Vẫn
còn bao hành động ghê rợn như thế hoặc hơn thế mà lính Mỹ đã gây ra tại
nhiều nơi trên thế giới. Nhưng thời gian cứ trôi cho những sự kiện đau
lòng đó chìm dần quên lãng mặc cho người Mỹ dần quên nỗi kinh sợ và sự
xấu hổ, mặc chính phủ Hoa Kỳ thản nhiên trét dày lên mình những mĩ từ
nhân quền và dân chủ rồi quên đi những gì đã qua bởi chính mình gây ra.
Hôm nay, không ai có thể mang lại quyền sống cho bao người vô tội từ cõi
chết trở về. Nhưng một điều an ủi là tội ác của lính Mỹ cuối cùng cũng
bị phơi bày trước ánh sáng công lý bởi chính nhữngngười Mỹ chân chính.
Nhưng
ở ta thì sao, những con người sống sót trở về như anh em nhà Trần Văn
Đức, tại sao cứ phải ép buộc con người ta đã chết? Tại sao linh hồn bà
má của họ vẫn buộc cần cải tên? Tại sao con đường tìm về chân lý của họ
ngay trên quê hương mà lại gập gềnh và gian truân hơn một nơi cách xa
nửa vòng trái đất?
Gần 40 năm súng bom im tiếng, ký ức kinh hoàng
của người Việt Nam về chiến tranh cũng dần phai nhạt với thế hệ trẻ,
nhưng những hình ảnh đau thương và nỗi băn khoăn này sẽ mãi mãi đợi ngày
sáng tỏ.
HĐH.
- Khù Văn Khoằm, Nguyễn Trung Thành, Hoàng Đồng Hới và 61 người khác thích điều này.
- Hoàng Đồng Hới Khốn khổ cho anh em nhà Duc, chứng cớ chưa hẳn là công cụ của công lý mà đường gặp Bao chưởng đâu ra.
- Lê Bá Dương Thấm thía từ bài đến ...nhân tình thế thái.
Có gì chúng ta sẽ trao đổi với nhau và tìm cách góp tay , góp trí vụ này HDH nhé - Thang Dang Ngoc Một xã hội tốt đẹp là phải biết hành xử có nhân, có nghĩa, có lý, có tình. Những chuyện to chà vá giữa thanh thiên bạch nhật mà sao lại cư xử như thế?
- Liên Trần Mỗi bức tường của bảo tàng chứng tích không cao, không dày lắm, nhưng nó đủ ngăn cách 2 bề mặt của cuộc đời, đáng thương thay số phận nghiệt ngã và cuộc đời bất hạnh của bao con người còn sống sót... ngày xưa, trách những người khác chiến tuyến độc ác bao nhiêu thì ngày nay lại trách những người cùng chiến tuyến bấy nhiêu.
- Thu Hà Trần Cảm ơn anh Hoàng Đồng Hới anh em mình còn sống đến ngày hôm nay , nhưng nhà chiến tích Sơn Mĩ cứ cho rằng : Anh em mình đã bị lính Mĩ kết liễu cuộc đời . Thế là họ lại muốn anh em mình phải chết .
- Hoàng Đồng Hới Cô giáo Thu Hà yên tâm, xung quanh cuộc sống vẫn rất nhiều nhân ái. Sự thật cũng buộc phơi bày mà thôi.
- Lý Quyết Tâm Cuội thì nhiều còn Hằng chỉ có một; chẳng ai giàu ba đụn, chẳng ai khó ba đời.
Ai vạch mặt ai do Thiên định. - Lão Gàn Trung đoàn 866 bắt sống lính Phỉ lào và Thái Lan thì tập trung cho học chính sách, băng bó, nuôi ăn.. còn nó thì...!
- Hoàng Đồng Hới Cái hờn căm cho lũ chó sói Hoa Kỳ thì vẫn vậy nhưng nối buồn cho cái tình đồng bào ở ta thì cũng quá đau. Có người còn chụp mũ cho Trần Văn Đức là "phản động", muốn thông qua chuyện của mình để xây dựng và cải thiện hình ảnh những tên lính Mỹ khát máu năm xưa. Một lối biện bạch thật đáng nguyền rủa.
- Hien Mai Những con số khủng khiếp, những hình ảnh kinh hoàng. tất cả chỉ có thể làm lay động những con người có lương tri, không có tác dụng với những loại người vô cảm ( câu này e đã nói một lần, giờ nhắc lại).
- Hoàng Đồng Hới Nếu các bạn tham khảo cuốn sách “Nhúc nhích thì giết” (Kill Anything That Moves – The Real American War in Vietnam – Nhà Xuất bản: Metropolitan Books, New York, 2013) gồm 370 trang này đoạt giải thưởng Ridenhour của National Press Club năm 2009, nguyên...Xem thêm
- Chiều Mưa Hà Nội That khinh bi nhung ke co trach nhiem da vo cam khi ko tra lai ten that cua me anh Tran Van Duc tren buc anh
- Hoàng Đồng Hới Điều quan trọng bây giờ là người ta cần minh bạch mọi chuyện, bỏ ngay lối chụp mũ vô căn cớ tàn nhẫn như đã nói trên đồng thời công nhận rằng anh em nhà Trần Văn Đức vẫn còn sống.
- Hoàng Đồng Hới Trong chiến tranh, vấn đề là không ai định nghĩa “mệnh lệnh bất hợp pháp” là gì. Khi Trung úy Maynard quăng lựu đạn xuống hầm một căn nhà trong làng, “Trung úy Bailey cho biết có con nít trong hầm ấy. Và Trung úy Maynard trả lời: “Kệ mẹ nó, rồi tụi đó lớn lên thì cũng trở thành Việt Cộng thôi.”
Trong một hoàn cảnh khác, anh em đứa bé Trần Văn Đức sống sót và sau này lớn lên cũng trưởng thành Việt Cộng thực sự khi công tác trong lực lượng công an hình sự ngay quê nhà. Nhưng lại phủ phàng bởi sau đó, chính anh ta và em gái mình lại "được" những người Việt Cộng đồng đội cho rằng có "âm mưu chính trị" và không công nhận là một người còn sống. - Thanh Tân Hải Rú e k hiểu rõ lắm về chuyện anh Đức nhưg lí do tại sao họ lại k côg nhận a Đ còn song
- Tho Pham Tuan Vì tên giám đốc bảo tangf ddax tự nhận hắn là người trong bức ảnh anh trai che đạn cho em gái nên giờ hắn tìm mọi cách để ngăn cản ,không cho anh Đức và những người có lương tâm làm rõ lịch sử-đi ngược với trách nhiệm,tiêu chí của bảo tàng.việc này anh...Xem thêm
- Thanh Tân Hải khổ cho a Đức và các nạn nhân vô tội , cám ơn Rú hôm nay cho e đọc bài viết hay like Rú
- Hoàng Thị chắc họ ngại sửa sai những thông tin đã công bố bao nhiêu năm qua Rú có thể giúp họ trở thành người sống thật sự ko anh?
- Hien Mai Họ sẽ không dám công nhận anh Đức, vì như thế khác gì họ tự nhận họ sai. Điều chua chát nhất là họ đã khai tử người đang sống.
Họ đang vì một thứ danh hão, hết sức phù phiếm nhưng lại quá cần cho một vỏ bọc hoàn hảo.
Qua câu chuyện này em liên tưởng tới trường hợp " liệt sỹ" LBD. - Hoàng Đồng Hới Hien Mai ạ, dân mình vẫn khổ hoàn khổ. Cái quyền được nói chỉ dành cho những kẻ chăn dắt kia rồi. Lý và định là ở họ bấy lâu.
- Duc Tran Van Hoàng Đồng Hới: Cái hờn căm cho lũ chó sói Hoa Kỳ thì vẫn vậy nhưng nối buồn cho cái tình đồng bào ở ta thì cũng quá đau. Có người còn chụp mũ cho Trần Văn Đức là "phản động", muốn thông qua chuyện của mình để xây dựng và cải thiện hình ảnh những tên l...Xem thêm
- Hoàng Đồng Hới Qua GĐ bảo tàng Quảng Ngãi và được biết: "Hiện nay, họ tên của bà má Trần Văn Đức đã được điều chỉnh đúng theo yêu cầu của anh Đức, nhưng các nội dung khác thì ..." (?) Nút thắt cần tháo gỡ trước mắt chính ngay ở BQL Khu chứng tích Mỹ Lai, hy vọng tất cả sẽ dần sáng tỏ một cách công khai, minh bạch.
- Pham Loan VIỆC NÀY BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU BGIỜ ?NHỮNG CÁI SAI TRONG MUÔN VẠN CÁI SAI.VẬY MÀ NÓ VẪN SỐNG VÀ ĐƯƠNG NHIÊN TỒN TẠI.LSỬ CHIẾN TRANH VN SAO PHẢI TÔ VẼ BẰNG NHỮNG GIẢ DỐI?
HY VỌNG TỪ CÕI CHẾT 'ANH" TRỞ VỀ CHÓI LỌI,VẬY THÔI...!
Nói đến vũ khí hủy diệt thì phải tính ngay đến 7 triệu tấn bom và 70 triệu tấn đi-ô-xin mà tác hại của nó sẽ nhấn lên đầu ít nhất của 4 thế hệ con người và thiên nhiên.
Trả lờiXóa=====
Chắc tác giả gõ nhầm, không thể đến con số 70 triệu tấn! Đúng như bác Minh Trinh phát hiện!
Báo QĐND đăng bài:
XóaKẻ giết người núp bóng khai quang
QĐND - Chủ nhật, 08/08/2010 | 23:50 GMT+7
---
Trích:
Cuộc chiến tranh hóa học này đã được Mỹ và chính quyền Sài Gòn lúc đó bật đèn xanh từ rất sớm. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ thời đó C.Van-xơ (Cyrus Vance) cho rằng: “Đường lối chính trị quốc gia Mỹ không cấm sử dụng các loại chất độc để đàn áp hàng loạt”. Ngô Đình Diệm-Tổng thống chính quyền Sài Gòn khi trả lời phỏng vấn của Đài tiếng nói Mỹ ngày 17-3-1963 tuyên bố rằng: “Việc rải các chất độc hóa học là một phương tiện chiến tranh rất hiệu nghiệm mà các nước chậm phát triển có thể thí nghiệm để chống lại cái mà người cộng sản gọi là chiến tranh giải phóng”. Cuộc chiến tranh hóa học núp dưới chương trình khai quang, phá hủy hoa màu ở Việt Nam của Mỹ đã được tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi (J.Kennedy) phê chuẩn vào ngày 30-11-1961.
Trong cuộc chiến tranh này, trong một không gian nhỏ hẹp khoảng 17 vạn ki-lô-mét vuông của miền Nam Việt Nam, Mỹ đã sử dụng hơn 110.000 tấn chất độc với trên 300.000 tấn chất cháy và 14 triệu tấn bom đạn với sức công phá bằng hai lần số bom đạn đã sử dụng trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chất độc hóa học đã được phun rải trực tiếp trên 1/4 diện tích miền Nam Việt Nam, trên 3 triệu héc-ta rừng bị phá hủy làm mất đi khoảng 112 triệu mét khối gỗ; 4,8 triệu người Việt Nam đã bị phơi nhiễm và khoảng 3 triệu người là nạn nhân.
------
Đã có bao nhiêu chất diệt cỏ được rải xuống Việt Nam ?
Theo các thống kê, từ năm 1961 đến năm 1971, 76 triệu lít chất diệt cỏ đã được trút xuống Việt Nam. Diện tích bị ảnh hưởng được ước tính là 29 triệu ares. Theo các số liệu mới đây nhất [1], riêng quân đội Mỹ đã rải xuống Việt nam hơn 300 kg đi-ô-xin TCDD. Vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất là miền nam Việt Nam, tuy nhiên, các nước Lào và Campuchia cũng phải chịu ảnh hưởng của các chất diệt cỏ.
tội ác Mỹ với nhân dân Việt Nam là không thể tha thứ được
Trả lờiXóa