Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

CÒN TỜ NGƯỜI ĐƯA TIN, HỘI LUẬT GIA CÒN BẼ MẶT

Báo Người đưa tin phủ nhận những gì đã viết

Đại diện Báo Người đưa tin cho rằng bà Ngọc không liên quan đến những bài viết về "kiều nữ cưỡng dâm" mà báo này đã đăng tải. Tuy nhiên tờ báo này lại không khẳng định bà Ngọc không phải là nhân vật trong các bài báo trên.
Chiều 15.1, trao đổi với Báo điện tử Một thế giới, luật sư Hoàng Cao Sang, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Phạm Thị Thanh Ngọc cho biết cuộc làm việc giữa các luật sư và Báo Người đưa tin diễn ra rất chóng vánh. 
Theo luật sư Sang, ông Nguyễn Thành Lân, Tổng thư ký tòa soạn Báo Người đưa tin được ủy quyền tiếp xúc với hai luật sư của bà Ngọc.
“Ông Lân cho rằng 'kiều nữ Hải Dương' trong những bài viết của Báo Người đưa tin không liên quan đến bà Ngọc”, luật sư Sang cho biết.
Tuy nhiên khi luật sư hỏi để xác nhận lại rằng “nghĩa là bà Ngọc không phải là nhân vật trong bài viết”, ông Lân nói "cũng không hẳn như vậy".
“Do đó, ông Lân cho rằng không có lý do để tiếp nhận đơn khiếu nại của bà Ngọc. Không đồng tình, luật sư nói bà Ngọc hay bất cứ công dân nào cũng có quyền gửi đơn và cơ quan báo chí phải tiếp nhận. Còn quá trình giải quyết đơn ra sao thì hậu xét. Vì vậy, ông Lân đã hướng dẫn chúng tôi xuống bộ phận hành chính để gửi đơn. Nhưng do hết giờ làm việc nên chúng tôi phải quay lại vào ngày mai”, luật sư Sang tường thuật.
 Bà Ngọc không đồng tình với cách giải thích mù mờ của Báo Người đưa tin.
Trao đổi riêng với Một thế giới, bà Ngọc nói việc Báo Người đưa tin cho rằng những bài viết đó “không liên quan” đến mình là “quá vô lý”.
“Họ viết tắt tên tôi là N. còn chụp cả ảnh căn nhà cũ của tôi lên nhưng giờ lại phủ nhận là rất nực cười. Hiện tại, những bài báo bôi nhọ tôi vẫn còn nhưng họ đã gỡ mất bức ảnh chụp “căn biệt thự của kiều nữ”. Tuy nhiên chúng tôi đã lưu lại được được đầy đủ bằng chứng”, bà Ngọc bức xúc.
Trong đoạn băng ghi âm buổi làm việc giữa bà Ngọc và đại diện báo Người đưa tin, ông Lân nói rằng họ "không có nghĩa vụ, không liên quan gì đến chị Ngọc. Chúng tôi thấy không cần có văn bản trả lời chị Ngọc." 
Vị nhà báo này khẳng định, "dù sao báo của chúng tôi là báo của Hội Luật gia, đã có tham khảo quy định cụ thể. Nếu các anh cảm thấy không thoải mái thì cứ đúng theo pháp luật mà làm thôi" và cho rằng loạt bài vừa qua là "đúng quy định của Luật Báo chí và những quy định của pháp luật khác."
Trong buổi chiều 15.1, bà Ngọc cũng đã đến phòng Lãnh sự Đại sứ quán Hoa Kỳ để thông báo toàn bộ sự việc của mình. “Nhân viên lãnh sự đã chia sẻ với tôi rất nhiều. Họ cảm thấy đáng tiếc khi thấy tôi gặp phải những chuyện không hay. Tôi tin họ sẽ có những biện pháp để bảo vệ công dân của mình”, bà Ngọc chia sẻ.
Cũng theo bà Ngọc, chiều nay bà đã được Công an tỉnh Hải Dương thông báo cơ quan này đã chính thức vào cuộc điều tra căn cứ trên đơn tố giác tội phạm của bà.
“Tôi mong các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc làm rõ để trả lại danh dự, nhân phẩm cho tôi và gia đình”, bà Ngọc nói.

7 nhận xét:

  1. http://timlaisuthat.blogspot.com/2013/12/oc-bao-nhieu-o-viet-nam-se-bi-ngu-au.html

    Trả lờiXóa
  2. CA nên thành lập chuyên án, lôi đầu mấy nhà báo "hy sinh đời trai" ra rồi áp dụng "các biện pháp nghiệp vụ" là rõ ràng hết mà.

    Trả lờiXóa
  3. Không công nhận và cũng không phủ nhận là cụm từ thời thượng...đểu !

    Trả lờiXóa
  4. Công Nông đối thoạilúc 09:52 18 tháng 1, 2014

    Tin đồn “kiều nữ Hải Dương” cưỡng dâm tài xế: Có cơ sở để khởi kiện ra tòa
    Ngày 16/1, tòa soạn tờ báo đưa tin đã nhận được đơn của hai luật sư đại diện cho bà Phạm Thị Thanh Ngọc - người được coi là “kiều nữ Hải Dương”.

    Theo đại diện tờ báo này, chiều 15/1 hai luật sư trực tiếp tới tòa soạn để gửi đơn. Vị này cho biết phía luật sư không có giấy ủy quyền của “chị gọi là kiều nữ”, đơn thư luật sư gửi tới tòa soạn là bản viết tay photocopy. Vị đại diện nói nội dung đơn nhắc tới bà Phạm Thị Thanh Ngọc nào đó trong bài viết của báo nhưng trong bài báo lại không hề nhắc tới nhân vật bà Ngọc nào. “Vì lẽ đó người tiếp nhận từ chối nhận đơn hai luật sư trực tiếp gửi tại tòa soạn. Còn hiện nay bản thân tôi đã nhận được đơn qua đường hành chính. Chúng tôi hoàn toàn làm đúng quy trình” - đại diện tờ báo nhấn mạnh.

    Phải trả lời chính thức

    Trong khi đó luật sư Vũ Anh - người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Ngọc - nói bà Ngọc nhận thấy bài viết liên quan tới bản thân, với tư cách là một công dân, bà Ngọc gửi đơn thư đến các cơ quan chức năng và đơn vị liên quan, trong đó có tờ báo đưa tin. “Khi tờ báo tiếp nhận đơn, dù nội dung đơn đó đúng có liên quan tới cơ quan này hay không, theo luật khiếu nại tố cáo, luật báo chí thì họ phải có trả lời chính thức cho người gửi đơn” - ông Vũ Anh phân tích.

    Liên quan tới phát ngôn của tổng biên tập tờ báo cho rằng bài viết trên báo không hề đề cập tới bà Ngọc mà chỉ là một nhân vật N. nào đó, luật sư Vũ Anh khẳng định những người trợ giúp pháp lý cho bà Ngọc có đủ lập luận và cơ sở pháp lý để chứng minh việc bài viết trên báo đề cập tới bà Ngọc. Về giấy ủy quyền, ông Vũ Anh cho biết do mới ở giai đoạn đầu của vụ việc nên luật sư cùng bà Ngọc chỉ gửi đơn tới tòa soạn chứ chưa xem xét các góc độ pháp lý khác.

    “Quan điểm của chị Ngọc khi về nước là không muốn đẩy vụ việc này lên mức quá nghiêm trọng. Trước mắt chúng tôi chờ sự hợp tác và động thái tích cực của báo đó. Nếu thuận lợi, có thể chị Ngọc sẽ tha thứ ở một chừng mực nào đó, còn nếu không sẽ khởi kiện ra tòa” - ông Vũ Anh nói. Về lá đơn tố cáo gửi công an Hải Dương, ông Vũ Anh cho biết đó là việc tố cáo liên quan tới trách nhiệm hình sự, cụ thể là tội vu khống, chủ thể tố cáo trong đơn là tác giả các bài báo này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công Nông đối thoạilúc 09:53 18 tháng 1, 2014

      Báo chí phải thông tin đúng sự thật

      Nhận xét về bài báo liên quan đến “kiều nữ Hải Dương”, luật sư Huỳnh Văn Nông - Đoàn luật sư TP.HCM - nói: “Xét về mặt khoa học y học, theo tôi được biết là không ai có khả năng quan hệ tình dục tới 30 lần trong hai ngày như thông tin bài báo viết. Vì sao một tờ báo lại đưa thông tin, miêu tả chi tiết vụ việc phi thực tế này là một câu hỏi mà những người có trách nhiệm trong việc quản lý báo chí cần phải trả lời. Dù với mục đích câu khách hay có động cơ khác, việc miêu tả một hành vi tình dục lệch lạc như vậy trên mặt báo là điều khó có thể chấp nhận”.

      Theo luật sư Nông, dù trong nội dung bài viết chỉ ghi tên tắt của người phụ nữ mà bài báo ám chỉ, nhưng các thông tin như Việt kiều Mỹ, chụp hình ngôi nhà của người bị ám chỉ trên cũng có thể chứng minh được tờ báo đó muốn nói ai. “Theo tôi tìm hiểu thì hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc khi nào viết tên tắt của nhân vật trên báo, nhưng bản chất của báo chí là thông tin sự thật khách quan. Để thông tin được sự thật khách quan thì phải dựa trên diễn biến thực tế, có bằng chứng về sự thật khách quan diễn ra. Trong một số trường hợp, nhà báo, tờ báo có thể sử dụng tên viết tắt, thay đổi tên họ của nhân vật theo yêu cầu của nhân vật, hoặc vì mục đích bảo vệ nhân vật. Tuy nhiên, nhân vật đó phải là người thật, câu chuyện phải có thật, phải có đầy đủ bằng chứng về sự thật ấy thì mới được đăng tải”.

      Đồng tình với ý kiến của luật sư Nông, luật sư Võ Xuân Trung - Đoàn luật sư TP.HCM - nói thêm: “Khi có đơn của bà Ngọc gửi đến cơ quan công an yêu cầu giải quyết sự việc thì cơ quan công an sẽ điều tra làm rõ có hay không sự việc như tờ báo đã đăng tải. Trong trường hợp không có sự việc như báo đăng thì phải làm rõ là người nào cung cấp tin bịa đặt, hay nhà báo tự bịa đặt”.

      Ví dụ cụ thể về sự câu khách

      Theo ông Thuận Hữu - chủ tịch Hội Nhà báo VN, chưa bàn tới chuyện thông tin đúng hay sai, nhưng với việc nhiều tờ báo vào cuộc và thông tin dày đặc, liên tiếp về vụ việc này, xét ở góc độ xã hội là rất phản cảm. “Sau khi cơ quan pháp luật làm rõ, hội sẽ chính thức có tiếng nói” - ông Hữu nói.

      Còn theo nhà báo Huỳnh Dũng Nhân - phó chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM, trong bài viết về “kiều nữ Hải Dương” dù tên nhân vật được viết tắt nhưng việc chụp ảnh ngôi nhà nhân vật có nghĩa là chưa giấu hết các dữ liệu liên quan, người đọc dễ dàng xác định được nhân vật. “Tôi cho rằng nên xem xét kỹ tất cả sự việc quanh vụ việc này, không chỉ là việc không che giấu các thông tin của nhân vật mà phải làm rõ nội dung bài viết nêu có thật hay không. Đứng ở góc độ độc giả, tôi đánh giá nội dung bài báo là câu khách, giật gân. Tại cuộc họp ngày 14/1 với các tổng biên tập báo đài trên cả nước, Ban Tuyên giáo trung ương cũng nhấn mạnh cần phải dẹp ngay những tác phẩm báo chí câu khách, giật gân. Và bài viết này là một ví dụ cụ thể về sự câu khách, giật gân đó” - ông Nhân nói.
      Nguồn Tuổi trẻ

      Xóa
  5. Chị Ngọc nên dậy cho lũ trẻ con ở Tờ Người đưa tin và cũng là dậy cho Hội Luật gia một bài học là khởi kiện việc này ra tòa,

    Trả lờiXóa
  6. LƯƠNG TÂM NGHỀ BÁO
    Có lương, mà chẳng có tâm
    Đơm đặt Kiều nữ hiếp dâm Bác tài.
    Phóng viên hiến cả đời trai,
    Hy sinh chịu hiếp, viết bài hiên ngang.
    Người Đưa tin báo tăng trang,
    Blog theo lề phải cả làng ăn theo.
    Vô liêm một lũ báo beo
    Để câu người đọc, phân heo vọc vào.
    Tung Tin Thất Thiệt đầu trào,
    Bộ 4T chẳng thằng nào, ăn không.
    Petrotimes tổng Như Phong,
    Mưu toan chấm mút ngựa ông rớt đài.
    Ăn xôi chịu đấm thật tài,
    Mặt trơ trán bóng viết bài bảo kê.
    Triệu đô nghe thấy đã mê,
    Phen này thoát án quan về thưởng cho.
    Bẻ cong ngòi bút giàu to,
    Lương Tâm thì mỏng, mặt mo thì dầy.

    Trả lờiXóa