Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2018

HÃY NGHE HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG NÓI VỀ TRÒ "GẮP LỬA BỎ TAY NGƯỜI" CỦA MỸ NGỤY TRONG CÁI GỌI LÀ "THẢM SÁT MẬU THÂN HUẾ 1968"

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức trong phong trào Học sinh- snh viên ở Tp Huế
Nhiều tên rận bọ+ba que đến bây giờ còn dám xuyên tạc rằng ông Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thú nhận với báo chí Mỹ rằng "Cộng sản VN gây ra Thảm sát Huế Mậu thân 1968" nhưng chúng chả biết tìm đến cái video clip ông Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời một nhà làm phim Mỹ vào năm 1982 đó ra sao!
Cái clip này đây ạ:



Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Năm 1966, hoạt động trong phong trào học sinh sinh viên chống chế độ Mỹ - Thiệu, bị chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế truy lùng, HPNT đã lên “rừng” theo kháng chiến. Đó là sự lựa chọn của anh theo tiếng gọi của trái tim yêu nước, trước tình cảnh quân Mỹ ngập tràn miền . Lúc này Hoàng Phủ là  giáo sư dạy môn siêu hình học ở Trường Quốc Học Huế. Anh có viết báo làm thơ và làm chủ bút một số tờ báo của  lực lượng học sinh sinh viên đấu tranh, nhưng về văn học thì chưa có tác phẩm nào nổi tiếng. 
Cùng tham gia “xuống đường” đấu tranh với HPNT lúc đó có Hoàng Phủ Ngọc Phan (em trai), Nguyễn Đắc Xuân, Trần Vàng Sao, Ngô Kha, Trần Quang Long, giáo sư Lê Văn Hảo, Phương Thảo v.v. Năm 1966, HPNT “lên xanh” làm cán bộ, rồi viết báo ở Ban Tuyến Huấn Thành uỷ Huế, chẳng có chức vụ gì cả. 
Trong “Tổng tấn công” Tết Mậu Thân 1968, trong khi chiến trận đang hồi ác liệt tại Huế, thì một tổ chức mới ra đời gọi là Liên Minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hoà bình Thành phố Huế (gọi tắt là Liên Minh Huế) ra đời. Hoàng Phủ Ngọc Tường, là Tổng thư ký, giáo sư Lê Văn Hảo, chủ tịch, bà Nguyễn Đình Chi và Hoà thượng Thích Đôn Hậu là phó chủ tịch. Đây là tổ chức mặt trận trên danh nghĩa để kêu gọi tập hợp quần chúng đứng lên “chống Mỹ”, chứ không có bất cứ một quyền hành gì trong điều hành chỉ huy chiến trận cả. 
Những ngày nổ ra “Tổng tiến công” ở Huế, cả Chủ tịch, 2 phó chủ tịch và Tổng thư ký của Liên Minh đều ở “xanh”. Riêng Hoàng Phủ Ngọc Tường sau khi soạn xong “Lời hiệu triệu” kêu gọi quần chúng nổi dậy, thu băng tiếng nói, rồi được gửi về phát đi khắp các nẻo đường, phố phường ở Huế trong Tết Mậu Thân sau khi quân Giải phóng chiếm được thành phố. Sau khi viết lời “Lời hiệu triệu” ấy, HPNT và Lê Văn Hảo có tên chính thức tham gia chiến dịch Mậu Thân, đều có mặt ở Chỉ huy sở Tiền Phương của Mặt trận Huế ở núi Kim Phụng, phía Tây Huế. Bộ tư lệnh bảo chờ sáng mai sẽ về Huế, khi tình hình đã ổn định. Nhưng rồi tình hình ngày càng diễn biến phức tạp, nên hai người chỉ ngồi trong phòng Chỉ huy Sở. Ngồi như là ngồi chờ giao việc và sau đó không bao giờ trở lại thành phố Huế nữa cho đến năm 1972 được điều ra làm Trưởng Ty Văn hoá tỉnh Quảng Trị (vùng mới giải phóng của Mặt trận giải phóng).
Mà thực ra trong suốt những năm lên “Xanh” ở A Lưới, HPNT không được phân công về thành phố hay đồng bằng một chuyến nào cả. Điều đó có rất nhiều nhà văn như Tô Nhuận Vỹ, Xuân Thiều, Nguyễn Quang Hà, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Khoa Điềm biết rất rõ.

Thế mà bao năm nay, một số cây bút ở hải ngoại đã viết bài đổ tội cho HPNT, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Lê Văn Hảo, Nguyễn Đắc Xuân với những lời lẽ vô cùng đao búa như gọi là “đồ tể giết 2000 người Huế trong Tết Mậu Thân”, “thủ phạm chính của cuộc tàn sát”, “các hung thần can dự tới bữa tiệc máu” v.v.
Trên Tạp chí Sông Hương số 231 - 05 – 2008, Nhà văn Ngô Minh viết:
“...tôi cũng xin nói đôi lời về cái gọi là “vụ tàn sát Mậu Thân” ở Huế. Không một quân đội nào dạy cho binh lính mình giết người dân cả. Dân là chỗ dựa của quân đội. “Nâng thuyền cũng dân, lật thuyền cũng dân” (Nguyễn Trãi). Hơn nữa tư tưởng chiến tranh của Võ Nguyên Giáp là “chiến tranh nhân dân”, dựa vào dân mà chiến đấu. Nhưng chết nhiều người trong Mậu Thân là sự thật rất đau lòng. Trong chiến tranh khốc liệt, người chết do nhiều nguyên nhân: Hai bên bắn nhau, tên rơi đạn lạc. Những ngày Mậu Thân suốt tháng trời đó, máy bay Mỹ dội bom, quân đội Sài Gòn bắn pháo dữ dội suốt tháng trời khắp các nẻo đường Quân giải phóng đột nhập Huế, dội pháo vào Thành Nội, và thành phố Huế. Quân giải phóng cũng chống trả quyết liệt. Bom pháo, súng đạn đó không  biết cách phân biệt “Việt Cộng” hay người dân, tất cả đều bị chìm trong khói lửa. Rồi chuyện lợi dụng chiến tranh để thanh toán tư thù. Cả hai bên đều tìm cách diệt những người là tay chân thân tín của bên kia để trừ hậu hoạ v.v. Vì thế, không thể đổ việc nhiều người chết cho một bên nào được. 
Tạp chí Sông Hương số Xuân Mậu Tý (2 - 2008) có in bài “Me Mỹ kể chuyện Huế sau Tết Mậu Thân”, trích đăng hồi ký của bà Nguyễn Thị Thanh Sung, người An Cựu Huế là vợ của ông Bill Fleming, cố vấn An Ninh tại Toà lãnh sự Hoa Kỳ tại Huế lúc đó, gọi theo lối dân gian bà là “Me Mỹ”, hiện đang định cư ở Potomac, bang Maryland. 
Bà Thanh Sung đã kể chuyện sau Mậu Thân, bố bà là ông Nguyễn Đăng Hiếu bị cảnh sát chính quyền Huế bắt giam vì đã có tên trong  quyển Sổ Vàng, khi cuốn “Sổ vàng của Việt Cộng” lọt vào tay họ. Cuốn sổ vàng đó ghi tên những người đóng góp tiền của giúp Cách mạng trong chiến dịch Mậu Thân. Mấy ngày sau đó có thông báo gửi cho mẹ bà Thanh Sung “Bà và người nhà lên đường rầy xe hoả gần nhà ga để nhận xác chồng bà. Khi nhận ra nhớ đem về chôn cất ngay lập tức”, “qua khỏi nhà Ga, đi theo đường rày về phía núi, từ đằng xa nhìn tới, chúng tôi đã bắt đầu thấy những xác chết nằm la liệt hai bên đường rày”. (Theo www.tapchisonghuong.com.vn). Có bao nhiêu ngàn người bị chính quyền Sài Gòn trả thù “chết la liệt” như ở đường rày Ga Huế? Không ai thống kê được!”
Lê Hương Lan

46 nhận xét:

  1. Liên quan tới cuộc thảm sát trong biến cố Tết Mậu Thân 1968, em trích đăng lại bài phỏng vấn Hoàng Phủ Ngọc Tường của bs Nguyễn Đức Tùng.

    Trích Hoàng Phủ Ngọc Tường:

    [ Trước khi chúng ta trở lại nói chuyện về văn học nghệ thuật, tôi nhờ anh tóm tắt lại cho tôi ba điều với những độc giả sau này đọc bài nói chuyện của chúng ta hôm nay.

    Nguyễn Đức Tùng:
    Thưa anh, đó là ba điều gì?

    Hoàng Phủ Ngọc Tường:
    [Thứ nhất là tôi không liên quan gì đến vụ Mậu Thân. Thứ hai, tôi rất mong muốn có một chính phủ hòa giải dân tộc. Trước đây tôi đã nghĩ như thế mà bây giờ tôi vẫn nghĩ như thế. Chính phủ hiện nay không phải là chính phủ hòa giải dân tộc, mà là chính phủ của thể chế cộng sản. Thứ ba, tôi không liên quan gì đến đảng Cộng sản hiện nay cả. Họ không làm được những điều mà tôi mong ước ở họ. Họ không làm được những gì cho dân tộc như thời trẻ lúc đi kháng chiến chống Mỹ tôi đã từng kỳ vọng ở họ.] (ngưng trích).

    Toàn văn bài phỏng vấn: http://damau.org/archives/3...

    Tiếp theo, em đưa ra đây 2 tài liệu ‘sống’ mà chính Hoàng Phủ Ngọc Tường là vai chính, các bạn tự thẩm định.

    Hoàng Phủ Ngọc Tường tự mâu thuẫn về thảm sát Mậu Thân 1968:

    1. Năm 1982 thì tự nhận có mặt tại Huế trong Tết Mậu Thân 1968 (đài Open Vault, từ phút 00 đến 15:00);

    2. Năm 1997 lại chối bay chối biến (Thụy Khuê phỏng vần HPNT – RFI, 12/7/1997 từ phút 15:00).
    Texte Thụy Khuê phỏng vấn HPNT: http://thuykhue.free.fr/tk9...

    Trả lờiXóa
  2. Mặc dù theo tôi thì cũng đồng tình với nhiều bác vụ này không cần tranh luận gì với chúng nó cả vì nó nhảm giống như mấy cái "Sự thật Hồ Chí Minh", "Bóc trần huyền thoại HCM", "nội chiến VN" mà hay thấy trên google, youtube, facebook. Chả ai quan tâm đến mấy thứ rác rưởi này.

    Nhưng tôi cũng nghĩ nên khai thác vụ này để chống DBHB. Bởi vì vụ này là 1 trong những BẰNG CHỨNG rõ ràng nhất đậm đà nhất để cho người ta thấy sự bịp bợm của Mỹ và tầm ảnh hưởng của Mỹ và ngân sách của nó khi cần tiếp thị quảng bá cho quan điểm của nó.

    Vụ này ngoài nhân chứng Hoàng Phủ Ngọc Tường một người đấu tranh chính trị và không hề tham chiến mà chúng nó cứ gọi ông ta là đao phủ trực tiếp hành quyết thế là cả bầy cứ tin như vậy và lặp đi lặp lại như lũ điên, còn có nhân chứng Nguyễn Đắc Xuân cũng giống ông này cũng không cầm súng tham chiến cũng biến thành đồ tể đao phủ, bởi vì 2 ông này đã phỏng vấn trên phim tài liệu cho biết sự thật tai nghe mắt thấy ở Huế và vạch trần giả dối của nó nên nó gọi họ là 2 tên trùm đao phủ. Cho thấy sự bẩn thỉu, dối trá của lũ ngụy này. Thế mà có những đám trí thức và báo chí dùng cả "tài liệu" chiến tranh tâm lý giả dối của giặc để tham khảo chính, đưa lên sách báo truyền hình, đó là tội lớn.

    Một chuyện 2 bên Mỹ Việt bắn nhau chết lính chết dân và nhân dân trả thù giặc, trả thù những tên tay sai việt gian chó săn thực dân đế quốc mà người nhà của họ đã bị một số kẻ giết nhiều người, giờ Cách Mạng vào thì người ta vùng lên trả thù. Thế mà chúng nó ém đi vụ trả thù Hậu Mậu Thân sau khi chiếm lại Huế rồi biến sự kiện như đã nói thành 1 cái thảm sát 1 phía của phe kháng chiến VN gây ra đối với chính những người nuôi giấu mình mà còn làm rùm beng lên được quốc tế thì chứng tỏ sức mạnh truyền thông của Mỹ như nào và DBHB là như nào. Đây còn là 1 bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy sự ngu dốt, đần độn của lũ trẻ trâu và những ngụy già ba que cố gắng tin vào những dối trá bỉ ổi, đầu độc lẫn nhau và đầu độc con cháu bao năm qua. Nhiều giới trẻ ở Mỹ cũng đã lên mxh nói nhờ có thông tin đa dạng trên internet mới biết từ nhỏ tới lớn nghe bố mẹ nói bậy nên hiểu sai về chiến tranh Việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  3. Mấy ngày nay người ta kỉ niệm Chiến thắng Mậu Thân thật là rầm rộ. Tôi thấy hơi lạ.

    Chưa nói đến chuyện thảm sát ở Huế, vì dù sao thì “bên thắng cuộc” vẫn chưa có xác nhận chính thức. Chỉ nói đến những diễn biến được báo chí chính thống nêu thôi, thì đó đâu có gọi là chiến thắng được.

    Công nhận là có đánh chiếm Đại sứ quán Mỹ, nhưng cũng chưa chiếm toàn bộ Đại sứ quán được phút nào. Ngay cả cái phần chiếm được thì giữ được trong bao lâu? Tất cả các chiến sĩ tập kích vào Đại sứ quán Mỹ đều bị bắt hoặc bị giết chết. Thậm chí có người còn sống mà không hay biết, mãi đến khi trao trả năm 1973 mới biết. Như vậy có gọi là chiến thắng hay không?

    Công nhận là có đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, với bài thơ bất hủ “Dáng đứng Việt nam”. Nhưng giữ cái sân bay huyết mạch (nói cho đúng là một phần cái đường băng) đó được bao lâu? Có bao nhiêu cơ sở trong nội thành bị lộ, để phải chạy vô khu, hoặc bị bắt, bị giết? Có bao nhiêu chiến sĩ vào Sài gòn rồi mà không rút ra được?

    Con số thương vong do chiến dịch Mậu Thân hồi đó là như thế nào? Lớn hay nhỏ? Có phải là con số dự kiến trước hay không? Việc bộ đội hi sinh rất nhiều có nằm trong kế hoạch, dự trù hay không?

    Việc đánh vào thành phố rồi bị đánh bật trở ra có nằm trong kế hoạch hay không? Nếu có thì chiến dịch ấy để làm gì mà chấp nhận hi sinh như vậy? Còn nếu không thì làm sao lại gọi đó là chiến thắng được?

    Tôi vẫn giữ quan điểm là Việt nam thắng Mỹ trong cuộc chiến hồi đó. Nhưng đó là cả cuộc chiến, còn cái hồi Mậu Thân ấy mà gọi là thắng thì tôi thấy nó gượng ép làm sao ấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1 Bọn Lê Chiêu Thống dĩ nhiên là phải buồn vì lễ kỉ niệm chiến thắng Đóng Đa
      2 Bọn tay sai của quân xâm lược thua trận nhưng vẫn ngoan cố gọi nhân dân Việt Nam là bên thắng cuộc,hòng hạ thấp ,đánh đồng những người đấnh đuổi ngoại xâm xuóing ngang bằng thân phạn hèn hạ của chúng.
      ....VV ..VV NHƯNG CÓ MỘT ĐIỀU LÀ BỌN XÂM LƯỢC VÀ LŨ TAY SAI ĐÃ THUA VÀ CUT KHỎI ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA

      Xóa
  4. Lời Mẹ Dạy - Luật sư Lê Công Định

    Hồi nhỏ đi học, về nhà đọc thuộc lòng để trả bài môn lịch sử về "cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968", mẹ tôi nghe con ê a mà lắc đầu thở dài.

    Tôi hỏi vì sao, bà bảo: "Có ai nổi dậy đâu con, toàn chạy giặc thôi. Mẹ mang bầu con chạy giặc năm đó mấy lần. Nếu không có binh sĩ Cộng hòa chắc dân chết nhiều hơn." Tôi ngạc nhiên về chữ "chạy giặc" bà dùng, vì ở trường lớp thầy cô dạy chỉ có "giặc Mỹ".

    Tôi hỏi lại giặc Mỹ đánh vào thành phố phải không, mẹ bảo: "Người Mỹ đánh vào thành phố làm chi, chỉ có giặc Cộng thôi!" Tôi trố mắt, Việt Cộng mà bà gọi là "giặc" sao (?).

    Mẹ dạy: "Lớn lên con sẽ hiểu tại sao mẹ gọi là giặc Cộng. Còn bây giờ ráng học thuộc để trả bài thôi!" Nhờ lời dạy của mẹ, về sau tôi tìm hiểu thêm về lịch sử nước nhà và nền chính trị thực tại, cuối cùng đã sớm nhận ra vì sao đó là giặc Cộng, và tại sao Việt Cộng đi đến đâu người ta chạy giặc đến đó.

    50 năm trước, ngày 30/1/1968, lúc 0 giờ đêm giao thừa Tết Mậu Thân, trận tấn công của Việt Cộng vào các đô thị miền Nam nhằm vào thường dân đã diễn ra một cách hèn hạ và tàn bạo, bất chấp hai miền đã tuyên bố hưu chiến để cùng nhau ăn Tết.

    Đau buồn thay, cuộc tấn công lén lút lại biến thành cuộc thảm sát thường dân vô tiền khoáng hậu trong ký ức và tâm khảm người dân miền Nam.

    Năm 2008 tôi viết bài thơ "Cuộc Chiến Vô Nhân" dưới đây để kỷ niệm về một trong những cuộc thảm sát tàn bạo nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Ngay lập tức, bài thơ trở thành "tài liệu lật đổ
    chính quyền" mà một năm sau đó nhà cầm quyền sử dụng để kết án tôi. Họ nhận định rằng tôi đã bôi nhọ hình ảnh các "chiến sĩ quân giải phóng"(?!)

    Mậu thân ngày ấy bốn mươi năm
    Mẹ mang dạ chửa
    Vất vả ngược xuôi chạy giặc
    Bỏ của, bỏ nhà
    Suýt bỏ sinh linh sắp thành hình
    Năm tôi khóc chào đời
    Hàng vạn người xung quanh ngã xuống
    Oan khuất ngất trời …

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trên mạng hay xuất hiện cái goi là tâm thư...vv kí tên cán bộ lão thành cách mạng.Khi đén khi bọn Lê Công Định,Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt thì thì hóa ra mấy cái đó toàn do bọn này giả danh. Thời nào cũng vậy,quân xâm lược và bọn tay sai vì không có chính nghĩa nên phải dùng thủ đoạn dối trá ,xuyen tạc sự thật. Bọn Mĩ Ngụy tuyên truyền bịa đặt rằng quân giải phóng vô cùng hung ác... Mùa xuan năm 1975 ,khi quân ta đồng loạt tổng tiến công và quan địch rút chạy vô cùng hoảng loạn ,một số người dân miền Nam ,dặc biệt là số thân nhân gia dình lính ngụy tin vào thủ đoạn tam lý chiến của Mĩ ngụy đã bỏ chạy theo làm quân địch không còn tam lý chiến đấu,thủ đoạn dối trá của chúng lau nay bây giờ lại quay ra làm hại chính chúng

      Xóa
  5. CUỘC CHIẾN VÔ NHÂN - Luật sư LÊ CÔNG ĐỊNH

    Mậu Thân ngày ấy bốn mươi năm
    Mẹ mang dạ chửa
    Vất vả ngược xuôi chạy giặc
    Bỏ của, bỏ nhà
    Suýt bỏ sinh linh sắp thành hình
    Năm tôi khóc chào đời
    Hàng vạn người xung quanh ngã xuống
    Oan khuất ngất trời …
    Dẫu biết chiến tranh là tàn bạo
    Nhưng bạo tàn hơn
    Khi để “giải phóng con người”
    Người ta chôn ngàn người vô tội
    Và tự hào chiến thắng vinh quang?!


    Than ôi, những chiến binh
    Đếm huân chương đỏ ngực
    Vì xả súng bắn đồng bào không tấc sắt
    Miệng vẫn nở nụ cười trong buổi diễu hành kỷ niệm bốn mươi năm sau!?!?


    Tôi thương họ, những chiến binh ngày đó
    Ân oán chất chồng muôn đời khó trả
    Thay vì thắp nén nhang cầu khấn
    Đọc lời kinh sám hối
    Rung tiếng chuông nguyện hồn
    Họ vẫn hát bản hùng ca chiến thắng
    Nghe rợn người!

    Vô nhân dường ấy, giấy mực nào ghi cho hết tội?
    Bất đạo tận cùng, nước sông nào rửa sạch tiếng nhơ?
    Lịch sử gần đến lúc sang trang
    Những gì ngỡ vững bền rồi sẽ mất
    Máu đòi trả máu
    Quy luật muôn đời không bao giờ thay đổi
    Nên vay ít để về sau trả ít …

    - Lê Công Định

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xem clip Lê Công Định khi bị bắt thì lại gục đầu xin hưởng khoan hồng và được giảm án thật. Muốn băt trước có chính nghĩa và anh hùng như cộng sản thì cứ hiên ngang không khuất phục đi,lại còn nhận an xá làm gì

      Xóa
  6. Có phải bài thơ sau đây là của nhà thơ Chế Lan Viên không? Nếu đúng thế thì thật tiếc cho ông. Thất vọng quá.

    AI? TÔI?
    Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
    Chỉ một đêm, còn sống có 30
    Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
    Tôi! Tôi – người viết những câu thơ cổ võ
    Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong
    Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
    Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
    Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ
    Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
    Ai chịu trách nhiệm vậy?
    Lại chính là tôi!
    Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời
    Tôi ú ớ
    Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
    Mà tôi xấu hổ
    Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
    Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
    Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải bài thơ của Chế Lan Viên. Bọn tay sai bán nước chúng bay đến chết vãn dùng thủ đoạn xuyên tạc .Nhuwng ta bảo cho nghe này. Thằng Gơ Ben dạy chúng bay xuyen tạc dã phải tự tử,thằng Mĩ thày của chúng bay đã thua trận nhục nhã còn bọn chúng bay nếu có chính nghĩa thì đã thắng trận và giờ day không phải ngồi bàn phím

      Xóa
  7. Huế, Nam Việt, 16 tháng Hai 1968

    (Reuters)- Các sĩ quan Đồng Minh hôm nay nói rằng người ta đã tìm thấy xác ba người lính Bắc Việt ở Huế bị xiềng vào một súng trung liên và bị để mặc cho bảo vệ vị trí của họ đến chết.

    Ba người bị xiềng quanh mắt cá vào một báng súng trung liên nhẹ do Trung Cộng chế tạo. Họ giữ vị trí của họ cùng với những địch quân khác trong hai ngày ở một trường học cho đến lúc họ bị tiểu đoàn Năm Thủy Quân Lục Chiến Nam Việt tiêu diệt.

    Các sĩ quan Đồng Minh nói những người bị xiềng này đều là binh nhì. Họ đi chân không và xác họ đầy những lỗ đạn.

    "Họ đều là những người nhỏ con cỡ như tôi," người lính Thủy Quân Lục Chiến Nam Việt cao chỉ một mét rưỡi nói.

    Thiếu tá Paul Carlsen ở San Clemente, tiểu bang California, cố vấn với những người lính Thủy Quân Lục Chiến Nam Việt, nói dây xích xiềng những người này vào súng của họ là giống như loại dây xích lớn dùng để xích chó và có những mắt xích dày độ một phân ba.

    Súng trung liên này có băng đạn tròn một người có thể sử dụng thường được quân Bắc Việt và Việt Cộng dùng đến. Họ có ý định rõ ràng là sau khi người đầu tiên bị giết chết hai người kia sẽ sử dụng súng cho đến lúc tất cả ba người đều chết.

    Nguồn: Báo The New York Times số ra ngày 17 tháng Hai, 1968. Nguyên tác tựa đề tiếng Anh: "3 Dead Enermy Soldiers Reported Chained to Gun".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một dân tộc có truyền thống 4000 ngàn năm đánh giặc giữ nước vô cùng vẻ vang ,một quân đội nhân dân từ tay không đánh tan những đế quốc to thì không hèn đâu.Thes giới người ta biết cả đố chứ chả cần Mĩ ngụy tui bay xuên tạc. Chúng bay đã thua trận,néu đã thắng trận thì sao bay phải ôm hạn núp bàn phím

      Xóa
  8. “Me Mỹ” kể chuyện Huế sau Tết Mậu Thân
    15:08 | 11/09/2008
    NGUYỄN THỊ THANH SUNGLGT:Bà Nguyễn Thị Thanh Sung sinh năm 1949 tại An Cựu (Huế), cựu học sinh Đồng Khánh, cựu giáo sinh trường Sư phạm Qui Nhơn, dạy tiểu học ở Quảng Tín (Quảng Nam ngày nay). Năm 1973, lấy Bill Fleming cố vấn an ninh tại Toà Lãnh sự Hoa Kỳ tại Huế. Năm 1974, bà theo chồng qua định cư ở Mỹ. Bill vẫn tiếp tục phục vụ trong Bộ Ngoại Giao. Hiện bà sống cùng gia đình tại Potomac, Maryland .
    Đầu những năm chín mươi thế kỷ trước, bà cho xuất bản một hồi ký mang tên “Không Biên Giới”. Trước khi xuất bản, cuốn hồi ký được Nguyễn Văn Khanh (đài Á Châu Tự Do), nhà văn Bùi Bích Hà, nhà sử học Lê Xuân Khoa, ông Nguyễn Đình Vĩnh đọc bản thảo, rồi đưa và giới thiệu với nhà văn Doãn Quốc Sĩ và nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đọc qua, duyệt, sửa và hiệu đính.
    Hồi ký có 26 tiểu truyện. Trong một số tiểu truyện (số 16, 19, 23…) tác giả viết về sự tàn bạo của quân đội Mỹ-VNCH. Riêng tiểu truyện số 6 tác giả dành riêng kể chuyện chính quyền VNCH sau Tết Mậu Thân 1968. Một “me Mỹ” mà viết về chuyện tiêu cực của Mỹ và VNCH, với người thực việc thực, lại được nhiều nhà văn, nhà sử học duyệt sử chắc chắn có độ tin cậy cao. Sông Hương xin trích đăng tiểu truyện nầy đến độc giả gần xa.

    Hồi ký

    Về đến Huế, nhìn lại gia đình, nhìn lại mái nhà xưa, con đường cũ, lòng tôi hớn hở, hớn hở thật vì đây là lần đầu tiên trong đời tôi xa nhà. Tôi không thấy anh Mua, tôi tưởng là anh Mua không còn muốn ở nhà tôi nữa? Nhưng em tôi nói là anh Mua về nhà anh ăn Tết.
    Những ngày đầu Xuân, trời lành lạnh, hoa nở khắp nơi, hoa được bày bán khắp mọi nẻo đường. Cảnh vật như được phủ lên một lớp sơn của bầu trời xanh thẳm, lòng người rộn ràng theo với nhạc Xuân, bạn bè gặp nhau chào hỏi ríu rít. Người xa trở về đem lại niềm vui gói trọn trong lòng, trong những món quà trên tay, trong túi, và trong nụ cười luôn nở trên môi. Không gì đẹp bằng, rộn ràng bằng chúa Xuân. Để bày tỏ với chúa Xuân, để tranh đua với chúa Xuân, trong những ngày đầu Xuân là tuổi Xuân, tuổi Xuân trong lòng những người trẻ vì Xuân, cho Xuân.
    Chúng tôi là những mùa Xuân của chúa Xuân, bất kể đến chiến tranh, để sống cho trọn những ngày Xuân. Chúng tôi dạo phố mùa Xuân, may áo quần mới, mua hoa quả tươi, và mua những gì cần thiết để chào đón đêm Giao thừa, kể cả những phong pháo màu đỏ như máu, máu của chiến tranh.
    Đêm giao thừa, chúng tôi giúp Mẹ nấu cúng, bàn thờ hương khói nghi ngút. Trước bàn thờ, Ba, Mẹ tôi quì xuống, miệng cầu lẩm bẩm những gì đó. Một hồi lâu ông bà đứng dậy nhường chỗ cho chúng tôi. Chúng tôi chỉ còn lại sáu đứa, mấy chị lớn đã đi lấy chồng, đón Xuân ở nhà chồng, anh Trai có về nhưng lại đi chơi nhà bạn. Những người làm được nghỉ. Sáu đứa chúng tôi theo thứ tự từ lớn đến nhỏ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị Nhung, tôi, Huyền, Anh, Lan Anh đến Tiến quì trước bàn thờ tổ tiên, chúng tôi cầu xin bất cứ một cái gì theo ý muốn. Ban phước lành hay không là quyền của tổ tiên. Còn xin thì chúng tôi mặc sức mà xin. Xin nhiều quá rồi, hết chuyện để xin, nhưng không đứa nào trong chúng tôi dám đứng dậy trước. Thấy vậy Mẹ tôi ra lệnh cho đứng dậy, và cho phép đem thức ăn vào phòng ăn, chúng tôi được lệnh ăn, ăn bất cứ cái gì đã cúng xong. Còn cái gì chưa cúng thì không được sờ tay đến, hỗn với tổ tiên là không được với Mẹ tôi. Người luôn luôn kính trọng người chết hơn là người sống. Nhưng chúng tôi quá no rồi, xin Mẹ đi đốt pháo, khi đó tiếng pháo đêm giao thừa đã bắt đầu rộn rã vang dội khắp mọi nơi. Ba tôi không cho chúng tôi đốt pháo, vì nghĩ chúng tôi con gái lớn rồi, còn con trai, thì lại còn nhỏ. Đi ngủ là giải pháp thích hợp nhất, giúp Mẹ dọn dẹp xong là cả nhà đi ngủ, nhưng không làm sao ngủ được. Tiếng pháo mỗi lúc mỗi lớn, rồi lại càng dồn dập hơn, dồn dập như tiếng súng, thỉnh thoảng tiếng pháo trống phụ thêm vào làm như tiếng bom đạn. Càng về khuya, thì cả hai thứ tiếng đua nhau nổ, nổ một hồi thì tiếng pháo không đủ sức mạnh để đua tiếng súng. Tiếng pháo trống nhường lại cho tiếng bom, tiếng lựu đạn.
      Không còn nghi ngờ gì nữa cả. Chiến tranh đang đánh đuổi chúa Xuân ra khỏi thành phố, ra khỏi lòng người. Trong chốc lát, trong đêm tối, giấc mơ Xuân từ giã tuổi Xuân, thay thế cho nhạc Xuân là lời nguyện cầu. Lời cầu nguyện như không bao giờ chấm dứt, cầu nguyện để đừng bị chết oan trong đêm Xuân, đang độ xuân thì.
      Mặt trời mọc, ánh sáng mặt trời mạnh đủ để tạm dẹp yên tiếng súng trong phút chốc. Lợi dụng ánh sáng mặt trời, quân đội đồng minh Hoa Kỳ, và lính Cộng Hòa xuất hiện trên con đường Duy Tân, từng nhà một, họ gõ cửa, cửa mở, họ ra lệnh cho mọi người phải từ bỏ thành phố ngay lập tức, đi về vùng quê để tránh bom đạn. Thế là như bão táp, đoàn người lần lượt bỏ nhà ra đi, đi đâu, không biết đi đâu? Cứ cắm đầu đi như cái máy, đi như người không có hồn, đi theo làn sóng người.
      Riêng gia đình tôi, vì cây muối lớn ở trước nhà bị bom nổ trúng, nên gốc cây bật ra, thân cây và cành cây bổ xuống, chấn ngang cửa, cửa không mở được. Quân đội Mỹ để cho gia đình tôi chết cô đơn, chết một mình trong thành phố chết. Nhưng may thay, Ba tôi trèo lên cao, nhìn qua khe cửa thấy được những gì đang xẩy ra bên ngoài, Ba tôi ra lệnh Mẹ tôi, và chúng tôi gói ghém được bất cứ cái gì đem theo được là đem. Ba tôi lấy chìa khóa mở cánh cửa sau và chúng tôi ra đi, mặc dù có hơi muộn một tí, nhưng không sao. Làm cái đuôi lẻ loi, còn hơn chết cô đơn một mình.
      Ba, Mẹ tôi đi trước, đàn con sáu đứa lủi thủi theo sau, đi mà không biết đi đâu. Đến đầu cầu An Cựu, giữa ngã tư đường, sự lựa chọn thiên đàng nơi địa ngục trong lúc chiến tranh thật là khó. Ba tôi nhìn qua, nhìn lại, nhìn trước, nhìn sau, nhìn đến Mẹ tôi, rồi đến chúng tôi, không tìm được câu trả lời, cuối cùng Ba tôi nói:
      “Đằng trước mặt là cầu An Cựu, không qua cầu được, xác chết đang nằm trên cầu. Đằng sau lưng, không đi lui được, thành phố đằng sau đang bốc cháy. Không đi về phía tay mặt được, vì đó là con đường đi đến nhà thờ, chúng ta không phải là tín đồ Công giáo, Thiên Chúa sẽ không nhận chúng ta. Con đường còn lại duy nhất là con đường bất an nhất, vì ngay ngày thường, súng đạn còn hay nổ, nói gì đến lúc bất thường. Nhưng dừng chân ở đây cũng không được! Đây là địa ngục rõ ràng nhất, người chết đang nằm ở đó kìa.”

      Xóa
    2. Sau một hồi do dự, Ba tôi ra lệnh, đi con đường bất an, vì Ba tôi nghĩ rằng ngày thường nó bất an, nhưng ngày bất an thì biết đâu nó lại bình thường?
      Mẹ tôi dẫn chúng tôi theo Ba, vừa đi vừa nói:
      “Con người sống chết có số, có mạng cả rồi. Có đi đến chỗ chết cũng vì cái số, thôi thì đi mau lên, đi cho đến khi không còn đi được nữa thì ngừng. Ngừng để sống, hay ngừng để chết thì có đi mới biết được.”
      Con đường chúng tôi đi qua là con đường Phát Lát, khi đi ngang qua ngôi trường Tiểu học thời thơ ấu, ngôi trường xưa nhìn chúng tôi, chúng tôi nhìn lại, lòng nghẹn ngào, tê tái không nói được một câu. Trường thanh vắng quá, không vào thăm trường được, thế thì đoàn người lẻ loi của gia đình tôi tiếp tục trên con đường buồn tẻ.
      Khi đi ngang qua một ngôi nhà quen thuộc, Mẹ tôi biết được là nhà của một người bạn. Mẹ tôi dừng bước, nhìn vào trong nhà, biết được chủ nhà không chạy đi đâu cả. Mẹ tôi dẫn Ba tôi và chúng tôi vào, đến trước cổng nhà thì ông chủ nhà ra tiếp. Sau một hồi tay bắt mặt mừng, họ cho chúng tôi tạm trú tại đó, chờ ngày bình yên.
      Ở đó có một số người đang tỵ nạn. Họ là bà con của bà chủ. Ông chủ chỉ vào một bên góc và nói:
      “Trong góc là chỗ tránh dễ bom đạn nhất, anh chị cứ tự nhiên, hay muốn ở góc nào thì tự ý, chúng tôi đã có cái hầm ở đằng sau lưng nhà, rất tiếc là hầm không rộng đủ cho cả gia đình anh chị.”
      Sau khi cám ơn họ xong, Mẹ tôi lấy cái góc nhà, nơi có kê một cái sập gỗ lớn, để tất cả đồ đạc chúng tôi mang theo được trên sập gỗ, Ba tôi kê sập cao hơn để làm cái hầm tâm lý. Trải một chiếc chiếu lớn ở dưới sập gỗ là chúng tôi cả sáu đứa chun vào ngồi bên nhau, nhìn lên trên đầu thấy có tấm gỗ là chúng tôi yên tâm. Đêm đến tiếng súng lại vang lên, tiếng bom đạn phụ họa vào, lời nguyện cầu của chúng tôi vang lên trong đêm thâu như tiếng nhạc buồn.
      Cái đêm kinh hoàng nhất là cái đêm có một trái bom bay xuyên qua mái nhà chúng tôi đang tạm trú, làm thủng mái nhà, rồi đâm đầu xuống vạt đất trống bên hông nhà. Khi nghe tiếng nổ lớn, gần, rồi tiếng bom đâm thủng mái nhà, chúng tôi kêu gào thật lớn, ôm nhau thật chặt, xong nhắm mắt lại, nín thở để chờ tiếng nổ, và chờ sự chết. Chờ một giây, hai giây, mà giống như chờ cả thế kỷ, chờ gần tắt thở, tưởng là chết vì tắt thở, nhưng không nghe tiếng nổ, không thấy sự chết, chúng tôi thở ra thật mạnh, để biết mình còn sống.
      Mạng sống, và sự sống của chúng tôi như chuông treo chỉ mành, nhưng rồi thời gian vẫn trôi qua, những cái chuông tiếp tục đeo theo chỉ mành.
      Tối hôm đó, có ba người Việt Cộng đến gặp tất cả mọi người trong nhà. Họ đưa ra một cuốn sổ nhỏ, gọi là Sổ Vàng, mong Ba tôi đóng góp, ủng hộ Cách Mạng.
      Ba tôi sợ đưa hết tiền, gạo mang theo thì chúng tôi sẽ chết đói, Ba tôi lưỡng lự. Nhưng, mẹ tôi đã đưa hết số tiền đem theo cho họ. Họ hỏi tên Ba tôi, rồi lật Sổ Vàng ra ghi vào.
      Đêm hôm đó Ba tôi không hề nhắm mắt được, quyển sổ vàng ám ảnh Ba tôi. Màu vàng là màu của phản bội. Ngày xưa đời vua chúa, họ lấy màu vàng cho Hoàng tộc, ai mặc áo quần màu vàng, dùng đến cái gì có màu vàng là họ đem ra chém. Màu của độc tài.
      Những ngày còn lại ở đó là những ngày dài vô tận, những đêm đen tối kinh hoàng, những lời cầu nguyện khôn nguôi.
      Sáng sớm hôm đó, mặt trời thức dậy như có được thêm niềm hy vọng, bầu trời trong sáng hẳn ra. Khói thuốc súng của những đêm thiếu đạn trước đây, như tàn theo với mây, biến mất với gió.
      Rồi tiếng người nói, có tiếng bước chân ai nặng nề dưới cái nắng bình minh, bóng người to lớn dần, tiếng nói vang lên với âm điệu khác thường, xa lạ, giọng nói đượm vẻ anh hùng như ra lệnh, cái lệnh gì không ai hiểu cả. Chúng tôi ở “dưới hầm” chun ra, nhìn họ như nhìn vị cứu tinh, mặc dù không hiểu, nhưng nhìn hành động của họ là mình hiểu ngay:
      Quân đội đồng minh Hoa Kỳ đây! Tự do đây! Hòa bình đây!

      Xóa
    3. Chúng tôi như cá gặp nước, như người đói được cho ăn, như người chết được cứu sống, vội vàng khăn gói trở lại mái nhà xưa. Ba, Mẹ và chúng tôi cám ơn ông bà chủ nhà, ra về.
      Trên đường về, hai bên là những chàng lính Mỹ trẻ, tay cầm súng, miệng tươi cười, như vừa chào đón, vừa bảo vệ cho đoàn người đang lần lượt đi qua.
      Cũng con đường bất an ấy, bây giờ sao nó bình an quá. Chúng tôi nhìn lại những người lính Mỹ trẻ với sự cảm phục, với lòng biết ơn, và với chút thẹn thùng, e lệ. Đi qua khỏi họ, mang theo hình ảnh họ, hình ảnh mới nhất, khác nhất trong lòng tuổi trẻ chúng tôi.
      Về đến nhà, mới biết nhà tan, cửa nát, nhưng không vì thế mà buồn, chúng tôi vui vẻ như gặp lại, tìm lại được những kỷ niệm của mình. Ba tôi thuê người đến dọn sạch sẽ, lợp lại mái ngói, để tránh mưa, tránh nắng tạm thời. Mẹ tôi dò hỏi thân nhân, bà con, người ăn, kẻ làm v.v. Chỉ mấy ngày sau đó, thì tình hình vùng ngoại ô lại đến lúc bất an. Ba, Mẹ tôi mở cửa để chào đón ông, bà chủ nhà đã cho chúng tôi lánh nạn trước đây. Ngoài họ ra, Mẹ tôi còn tiếp một cặp vợ chồng người bà con cùng họ với Mẹ ở bên kia cầu An Cựu. Theo với vợ chồng này là hai anh con trai lớn của họ. Người anh tên Tứ, người em tên Đỗ. Họ chỉ ở nhà tôi có vài ba ngày là đi. Còn cặp vợ chồng cho chúng tôi tị nạn ở nhà họ, thì họ lại ở nhà tôi lâu hơn. Vì ở lâu hơn nên chúng tôi mới có dịp làm quen, nói chuyện với họ. Người chồng tên là Bùi Xuân Trữ, còn người vợ thì chúng tôi chỉ biết và nghe gọi là bà Ban Trữ, có thế thôi. Ông Ban Trữ là một người thông minh, học cao, hiểu rộng. Ngoài chữ Nho, ông còn nói thạo tiếng Pháp, ông đã từng đi học ở Pháp, và có con đang ở Pháp. Nói chuyện với ông chúng tôi học hỏi thật nhiều. Có lần ông gọi tôi lại và nói:
      “Cô Thanh Sung! Nhìn cô tôi tưởng cô là người trong tranh.”
      Nghe đến đây, tôi mừng thầm vì hiểu lầm ông, tôi tưởng ông khen tôi đẹp, tôi không nói gì cả, chỉ e lệ mỉm cười. Thấy thái độ của tôi như vậy, ông biết ngay là tôi đã hiểu sai ý ông, nên ông mới đính chính ngay:
      “Sở dĩ tôi nói như vậy là vì đã mấy ngày hôm nay rồi, tôi thấy cô vẫn mặc có một bộ áo quần mà cô đang mặc đó thôi. Ngày nào cô cũng giống ngày nào, chẳng khác gì người trong tranh.”
      Nhìn mặt ông lúc đó, tôi buồn muốn khóc. Không nói năng gì được nữa cả, tôi bỏ đi.
      Ngày tôi mặc bộ đồ khác, cũng chính là ngày họ giã từ chúng tôi. Họ đi nhưng không bao giờ chúng tôi quên được.
      Chỉ có vài ngày sau khi Huế không còn nghe tiếng súng nữa, thì gia đình tôi bất an. Khi chiếc xe Jeep màu xanh, hai ông lính đậu xe lại trước nhà, nhảy xuống xe, họ đi thẳng vào nhà, Ba tôi đang đứng đó, họ nói:
      “Ông là Nguyễn Đăng Hiếu”.
      Ba tôi trả lời: “Dạ thưa phải.”
      Họ không nói gì hết, đến gần và còng tay Ba tôi lại rồi kéo lên xe. Mẹ tôi ở nhà dưới chạy lên chận họ lại và hỏi:
      “Tại sao lại bắt chồng tôi? Ông ấy đã không làm gì cả.”
      Một ông trả lời với Mẹ tôi: “Chúng tôi có lệnh bắt. Chúng tôi không cần biết ông ta có làm gì hay không. Chúng tôi bắt ông căn cứ trong quyển Sổ Vàng. Khi đi bọn Việt Cộng đã vô tình hay cố ý để lại cho chúng tôi. Quyển Sổ Vàng của chúng, lọt vào tay của chúng tôi, nó trở thành quyển Sổ Đen. Bà có biết không?”.
      Nhìn vào mặt Ba tôi, ông kia vừa kéo vừa nói:
      “Ông nặng tội lắm, đi mau ra xe theo chúng tôi.”
      Ba nhìn theo chúng tôi, đôi mắt đỏ hoe, chúng tôi nhìn theo Ba nước mắt lưng tròng. Hình dáng Ba khuất hẳn đằng xa, nước mắt chúng tôi trào ra như mưa trút xuống trên nền nhà, tiếng khóc của Mẹ bây giờ vang lên như lời than thở, vừa khóc Mẹ vừa nói:
      “Lần đầu tiên Ba mấy con bị tù, Mẹ vì chưa biết phải làm gì, Mẹ đã đem số tiền lớn ra chạy hết, nhưng khi ba con vào tù lần thứ nhì, lần này thì Mẹ biết cách.

      Xóa
    4. Mẹ chạy đến cầu cứu Trung tá Nguyễn Sang. Trung tá là người tốt, người đã thương gia đình mình, đã thấu hiểu nỗi oan ức của Ba và nỗi khổ của Mẹ, cho nên Trung tá mới ra tay giúp đỡ nhà ta. Sau đó trở thành bạn, cho đến ngày Trung tá bị đổi vào . Trung tá đi rồi, Ba bị bắt lại, Mẹ mới chạy đến cầu cứu ông Võ Như Nguyện, cũng như Trung tá, ông Nguyện là một người tốt, đạo đức. Ông cũng ra tay giúp đỡ gia đình mình và cũng đã trở thành bạn. Bây giờ đây, đang lúc loạn lạc, chiến tranh, ông ấy và gia đình chạy loạn ở đâu chưa về, thì làm sao Mẹ tính đây. Mấy lần trước đây, Ba con bị tù là nghi oan. Lần này thì không còn nghi oan gì nữa, tên Ba đã nằm trong cuốn Sổ Vàng rõ ràng quá. Trời ơi là trời! Thật đúng là tình ngay, mà lý gian.”
      Vừa khóc, Mẹ vừa than. Nhìn Mẹ, chúng tôi cảm thấy bất lực, dư thừa. Mặt dầu trong nhà bây giờ là có đông đủ các con, và thêm ba ông rể.
      Một tuần sau ngày Ba tôi bị bắt, cũng một chiếc xe Jeep xanh đó, đậu trước mặt nhà, nhưng lần này thì họ không bắt ai cả, chỉ đến báo tin mà thôi, người lính đến gần Mẹ tôi và nói:
      “Bà và người nhà lên đường rầy xe hỏa gần nhà Ga, để nhận xác chồng bà. Khi nhận ra, nhớ đem về chôn cất ngay lập tức.”
      Nói xong, ông lên xe phóng đi không cần biết phản ứng của Mẹ tôi như thế nào? Khi nghe ông nói thế, ban đầu Mẹ tôi hơi hoảng hốt, nhưng đến khi hết hoảng hốt, thì Mẹ tôi ngất đi. Vài ba phút sau, Mẹ tôi tỉnh dậy. Còn chúng tôi thì như bầu trời tự đâu rơi xuống đổ lên đầu, không còn đủ sức để khóc nữa.
      Anh Trai khóc xong, lên tiếng:
      “Mẹ ơi! Mẹ đừng buồn, đừng khóc nữa, con tin rằng Ba không thể nào chết một cách thê thảm như vậy. Vì suốt đời Ba chưa làm một việc gì quá hung dữ, để bây giờ phải chết như vậy! Mẹ tin con đi.”
      Em của Mẹ là dì Nguyệt, đứng gần đó và cũng tin như vậy nên phụ theo:
      “Tôi cũng tin như Trai, và nghĩ rằng Trai nói có lý. Chị đừng khóc nữa, để từ từ xem coi.”
      Mẹ tôi lên tiếng lớn:
      “Từ từ gì nữa? Xem coi gì nữa? Đừng tin gì nữa? Người ta đến gọi đi lấy xác rõ ràng quá rồi, rõ ràng như cái tên nằm trong quyển Sổ Vàng thuộc về phía bên kia, màu vàng là màu của phản bội. Khi quyển sách vàng lọt vào tay bên này, thì nó trở thành màu đen là màu của chết chóc. Ba của các con chết rồi còn gì nữa mà tin với không tin. Không tin để đừng đi lấy xác về à!”.
      Nghe vậy dì Nguyệt mới nói:
      “Người ta đâu có nói đi lấy xác đâu? Người ta nói đi nhìn xác trước, nếu nhận ra thì đem về chôn. Nhưng không vì vậy mà không đi được. Chị thì quá khổ, quá yếu không đi nhìn xác được, tôi tình nguyện đi cho, Trai đi theo với tôi.”
      Nghe đến tên anh Trai, sợ thanh niên dễ bị bắt, nên Mẹ tôi nói:
      “Không, Trai không đi được, để Mẹ đi.”
      Thấy Mẹ tôi quá tội, tôi tình nguyện:
      “Con và dì Nguyệt là mau nhất.”
      Dì cầm tay tôi hai dì cháu vừa đi, vừa chạy lên đường rầy xe lửa, qua khỏi nhà Ga, đi theo đường rầy về phía núi, từ đằng xa nhìn tới, chúng tôi đã bắt đầu thấy những xác chết nằm la liệt hai bên đường rầy. Sự sợ sệt từ đâu bắt đầu chiếm lấy và bao phủ lên người tôi, tôi cầm chặt tay dì như có ý định kéo lui. Dì lên tiếng như để trấn an:
      “Họ bị bắn đêm hôm qua, bây giờ họ chết keo rồi, không làm gì tụi mình được đâu. Vả lại mình phải đến tìm Ba con chớ.”
      Nhìn đã gần hết số người rồi, mà vẫn chưa thấy Ba tôi, tự nhiên tôi hết sợ, và tự đâu niềm hy vọng dâng lên. Dì tôi lên tiếng:
      “Dì biết rõ lắm, dì tin vào lời Trai vì thấy nó nói có lý. Thôi đi về con hè! Hai mươi cái xác không có cái nào đi theo mình cả, cũng chẳng xác nào còn đủ sức để đưa tay ra vẫy chào.”
      Chúng tôi giã từ xác chết, trên đường về nhà thấy lòng thanh thản với niềm hy vọng.
      Về đến nhà thấy mặt chúng tôi như là đi chợ Tết về. Mẹ tôi nhìn tôi như có ý cho chúng tôi biết là bà đã chờ đến một thế kỷ dài. Dì lên tiếng:
      “Không có, không thấy, và không tin được là anh phải chết như vậy.”
      Tôi tiếp lời dì:
      “Ba chưa chết đâu Mẹ ạ! Con đói bụng quá, đi kiếm cái gì ăn đã.”
      Vừa nói tôi vừa chạy vào nhà bếp, chị Nhung, Huyền, Anh, Lan Anh, Tiến chạy theo, rồi cả bọn đua nhau lên tiếng:
      “Thấy gì? Dễ sợ không? Kể cho tụi này nghe với.”

      Xóa
    5. Đang đi tới phía bếp, tôi bỗng quay đầu hẳn lại phía họ và đột nhiên lên tiếng ồ ồ lớn, rồi vồ vào họ như xác chết đứng dậy để chụp lấy, cả bọn hét lên đâm đầu chạy.
      Kiếm được thức ăn, tôi đem ra bàn ngồi ăn, mới vừa bỏ thức ăn vào miệng, hình ảnh mấy xác chết hiện lên xin ăn vì đói quá. Tôi không nuốt xuống được, đem thức ăn vào lại bếp.
      Hai ngày sau đi tìm Ba tôi, Mẹ tôi ra lao Thừa Phủ. Đi một vòng ngoài thấy nhà tù vắng tanh, đến cổng dừng ngoài chờ. Không dám hỏi han, không dám khơi dậy, vì linh tính cho Mẹ tôi biết có một sự nhầm lẫn, thiếu sót gì đây trong việc Ba tôi còn sống. Đến gần chiều tối, thì trong cổng có một người gác cổng già đang lụm khụm mở cổng đi ra. Mẹ tôi chờ một phút sau mới dám chạy theo và hỏi:
      “Dạ thưa ông! Ông làm việc trong đó?”
      Ông ta chậm chạp trả lời:
      “Tôi gác ở trong bây giờ hết phiên, tôi đi về.”
      Mẹ tôi hỏi thêm:
      “Tôi có người chồng tên Nguyễn Đăng Hiếu đang bị tù bên trong ấy, ông có biết có ai tên đó không?”
      Nhìn chăm Mẹ tôi một hồi, ông mới lên tiếng:
      “Trời ơi! Bà là vợ của cái ông đầu trọc, ốm nhom đó phải không? Trời ơi! Ông ấy thật là may, trong cái đêm người ta đem nhóm ông đi, ông vì ốm, đau, ngồi trong góc, rồi chết luôn. Người ta đã không thấy, và không biết nên bỏ quên ông luôn. Ngày sau tôi đến gác, dọn dẹp, tưởng không có ai nữa, chết hết rồi, thì bỗng nghe tiếng rên rỉ, tôi chạy vào té ra ông còn một mình ở đó, còn sống. Thấy tội quá, tôi lặng lẽ đưa ông đến chỗ tù dành riêng cho mấy người mới bị tình nghi đến chính trị mà thôi. Tội của họ chưa nặng lắm. Thôi bà về đi, để một vài ngày nữa, tình hình lắng dịu bớt, bà tìm cách chạy cho chồng bà ra. Bây giờ vẫn đang còn lộn xộn lắm. Họ đang giành giựt quyền hành, đang lợi dụng tình hình để thanh toán lẫn nhau.”
      Mẹ tôi cám ơn ông, biếu ông một số tiền, rồi ra về.
      Đúng một tuần sau, Mẹ tôi tìm đến ông Võ Như Nguyện, như một ân nhân, như một người bạn chân tình. Ông giúp Mẹ tôi thêm một lần nữa. Mặc dù lúc đó ông là Viện trưởng Viện Hán học.
      Ba tôi về đến nhà, như người chết, sống lại...
      N.T.T.S

      (nguồn: TCSH số 228 - 02 - 2008)

      Xóa
    6. Lũ Lê Chieu Thống,Trần Ích Tắc sống vong nô bên đất người viết cũng nhiều lắm mà. Cứ bịa ra cho nhiều vào nhé để mà càng viết càng thấy buồn cho kiếp vong nô

      Xóa
  9. Ông Nguyễn Đắc Xuân nói về "Giải khăn sô cho Huế"
    https://www.youtube.com/watch?v=FSFPqOXuQYI

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 845. Nguyễn Đắc Xuân. (P2): Về phương diện tuyên truyền mình thua hoàn toàn!
      https://www.youtube.com/watch?v=2-3pYIDlc6E

      Xóa
  10. Ký giả Dan Southerland: "Chính phủ VN KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG NGƯỜI TỐT đang điều hành Quốc Gia"

    Hòa Ái, phóng viên RFA, 2018-01-30

    Cách nay tròn đúng 50 năm, vào thời điểm Tết Nguyên Đán Mậu Thân, Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ký thỏa thuận ngừng bắn 36 giờ đồng hồ để cho dân chúng đón tết cổ truyền. Thế nhưng Quân đội Bắc Việt, dưới danh nghĩa Mặt trận Giải phóng miền Nam đã đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố, thị trấn và hàng trăm thị xã miền Nam Việt Nam. Thời điểm cuộc tấn công diễn ra vào lúc giao thừa và hàng ngàn người dân bị thiệt mạng, trong đó cuộc thảm sát ở Huế vẫn là vết thương chưa lành.

    Cựu Tổng Biên tập Đài RFA, Ký giả Dan Southerland và Ký giả Bob Kaylor, cả hai vị đều là cựu phóng viên của hãng thông tấn UPI, chia sẻ nhân dịp đánh dấu 50 năm biến cố lịch thảm sát Mậu Thân.
    Vi phạm thỏa thuận ngừng bắn

    Hòa Ái: Xin chào hai Ký giả Dan Southerland và Bob Kaylor. Tôi được biết hai vị đã có mặt ở Việt Nam trong thời điểm biến cố Tết Mậu Thân xảy ra hồi năm 1968. Bây giờ đã 50 năm trôi qua, khi nhắc đến biến cố này, điều gì khiến cho hai vị nhớ nhất?

    Ký giả Bob Kaylor: Tôi đã ở Nha Trang trong lúc xảy ra cuộc tấn công, một đêm trước khi bắt đầu ở Sài Gòn. Quân đội Bắc Việt và Việt Cộng tấn công 5 đồn cảnh sát khác nhau trong thành phố và vanh đai của Nha Trang. Đây là một vụ lớn. Nhưng ngay lúc đó tôi không lường được vụ tấn công này lớn đến mức độ nào, bởi vì nó diễn ra ở Nha Trang và vào đêm sau đó, diễn ra ở Sài Gòn và nhiều nơi khác ở Việt Nam. Cho nên mọi thứ thật sự bị quá sức vì quá nhiều người tấn công vào nhiều nơi. Đối với giới báo chí, chúng tôi cho là có thể dẫn đến một trận đánh lớn cần phải quan tâm.

    Hòa Ái: Thưa Ký giả Dan Southerland, qua chia sẻ của ông với khán thính giả RFA nhân dịp 40 năm cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, tôi nhớ ông đã ở Sài Gòn khi biến cố Tết Mậu Thân xảy ra. Những hình ảnh nào của biến cố này đọng lại trong hồi ức của ông?

    Ký giả Dan Southerland: Tôi thức dậy vào sáng ngày 30 tháng Giêng, tôi nghe như là tiếng pháo nổ, người ta đốt để đón Tết. Khi tôi nhận ra tôi tiếng súng liên thanh nổ, thì tôi thật cẩn thận trên đường đến văn phòng để đưa tin về cuộc tấn công. Tôi vừa kết hôn nên tôi chọn công tác ở Sài Gòn vì tôi cho rằng đây là một nơi an toàn. Nhưng ngay lúc đó, tôi nhanh chóng nhận ra Sài Gòn không còn an toàn nữa.

    Hòa Ái: Tôi được biết Ký giả Dan Southerland lúc đó còn rất trẻ, vừa tốt nghiệp đại học ngành báo chí được vài năm. Những gì ông chứng kiến trong biến cố Tết Mậu Thân tác động đến nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống của ông như thế nào?

    Ký giả Dan Southerland: Tôi nhận thấy đây chính là công việc mà tôi muốn làm, cuộc tấn công này là một dịp để tôi thực hiện nghề nghiệp làm báo của mình. Và, tôi cũng nhận ra tôi không thể chỉ ngồi đợi ở Sài Gòn để chờ xem chuyện gì xảy ra, nên tôi tình nguyện đi ra khỏi thành phố Sài Gòn và tôi đã chứng những tổn thất của cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Tôi đã học được nhiều bài học từ biến cố này.

    Hòa Ái: Thưa Ký giả Bob Kaylor, ông có còn nhớ phản ứng của chính giới và dân chúng Hoa Kỳ ra sao khi UPI và các cơ quan báo chí nước ngoài khác, đặt tại Việt Nam loan tin về biến cố tết Mậu Thân, đặc biệt về các cuộc thảm sát tại Huế, thưa ông?
    Thảm sát Mậu Thân

    Ký giả Bob Kaylor: Tôi là người đang có mặt tại hiện trường và là một trong những người tích cực đưa nhiều tin tức về cuộc tấn công, nên tôi không có chú ý đến thế giới và nước Mỹ phản ứng như thế nào. Nhưng tôi tập trung đưa tin về những trận đánh và tôi còn nhớ những bản tin liên quan đến các cuộc hành quyết mà mãi mấy tuần sau mới biết được. Có những câu chuyện được kể lại quân đội Cộng sản vào trong thành phố, đi đến từng nhà ghi tên từng người và bắt họ đi, rồi họ bị mất tích luôn vào thời điểm đó. Không ai biết việc gì đã xảy ra với những người này. Sau cuộc tấn công nhiều tuần lễ, những hố chôn tập thể được khám phá và các cuộc thảm sát ghê rợn mới được phơi bày!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ký giả Dan Southerland: "Chính phủ VN KHÔNG PHẢI là NHỮNG NGƯỜI TỐT đang điều hành Quốc Gia"

      Hòa Ái, phóng viên RFA, 2018-01-30

      Hòa Ái: 50 năm biến cố Mậu Thân đã trôi qua, báo chí Việt Nam đưa tin về một sự kiện các cựu chiến binh VC giao lưu với học sinh ở một trường trung học cơ sở, tại phường Đa Kao, Sài Gòn hồi hạ tuần tháng 12 năm 2017. Tại cuộc gặp gỡ đó, một cựu chiến binh VC đã nói với học sinh rằng “giết kẻ địch trong chiến tranh không phải là tội ác”, nhưng người cựu chiến binh này cũng nhấn mạnh việc giết người vô tội như Pol Pot đã làm ở Campuchia là tội ác chiến tranh?! Thưa ký giả Dan Southerland, những người dân thường ở Huế bị giết hại trong biến cố Mậu Thân lên đến con số hàng ngàn người, mà lịch sử ghi chép do quân đội Bắc Việt gây ra, trong đó đa số là phụ nữ và trẻ em, ông có cho rằng các cuộc thảm sát này là tội ác chiến tranh hay không?

      Ký giả Dan Southerland: Vâng. Tôi nghĩ có thể xem đây là tội ác chiến tranh!!! Các cuộc thảm sát đó thực sự là khủng khiếp. Chúng ta không thể biết được con số thật sự bao nhiêu người đã biệt giết. Các ngôi mồ tập thể chứa khoảng từ 2800 đến 3000 nạn nhân. Như Ký giả Bob Kaylor đã kể thì không ai có thể biết con số cụ thể bao nhiêu người bị mất tích, nên số liệu người bị sát hại có thể cao hơn. Rất nhiều người bị mất tích.

      Hòa Ái: Cũng vào cuối tháng 12 năm 2017, truyền thông Việt Nam đăng bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân 50 năm tổng tiến công Mậu Thân 1968, khẳng định cuộc tổng tiến công có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng, dẫn đến đàm phán tại Hội nghị Paris để chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Thưa Ký giả Bob Kaylor, là nhân chứng lịch sử và là một nhà báo, ông ghi nhận một cách tổng quát cuộc tổng tiến công Mậu Thân của quân đội Bắc Việt như thế nào?

      Ký giả Bob Kaylor: Chúng tôi đã không biết được tầm ảnh hưởng của cuộc tấn công Mậu Thân cho đến một thời gian sau khi nó xảy ra. Thật sự các cuộc tấn công xảy ra ở Việt Nam đều do quân đội Cộng sản thực hiện và chiến thắng thuộc về họ. Nhưng trong các trận đánh, lực lượng quân đội Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh Hoa Kỳ cho thấy quân đội Cộng sản bị tổn thất nặng nề. Theo cách nói của quân đội thì đó không phải chiến thắng vang dội...

      Hòa Ái: Chúng tôi cũng được dịp trao đổi với một số gia đình có thân nhân là nạn nhân bị giết hại trong biến cố Mậu Thân. Nỗi sợ hãi và ám ảnh vẫn còn nguyên vẹn dù đã 50 năm trôi qua. Hai vị nghĩ rằng Nhà nước Việt Nam nên làm gì đối với những gia đình này để nỗi đau mất mát phần nào được xoa dịu?

      Ký giả Dan Southerland: Tôi nghĩ đó là ý tưởng hay. Nhưng tôi không nghĩ Chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện điều đó. Họ không phải là những người tốt đang điều hành Quốc Gia. Tôi nghi ngại họ sẽ không làm như vậy. Bởi vì, nếu họ làm thì sẽ rất tuyệt vời. Đã quá trễ để làm việc này đối với những người có liên quan trong biến cố Mậu Thân, cách đây 50 năm.

      Tôi muốn thêm vào nhận định của Ký giả Bob Kaylor về biến cố Mậu Thân. Tôi nghĩ một trong những thất bại lớn nhất của biến cố này là quân đội Bắc Việt chú trọng vào việc kích động hoặc làm cho lớn chuyện lên. Họ nghĩ rằng sẽ được dân chúng hỗ trợ khi vào đến các thành phố, trị trấn, làng ấp, nhưng họ đã thất bại vì thực tế không phải như vậy. Đây là một khía cạnh quan trọng.

      Điều thứ hai quan trọng nữa là họ muốn hủy diệt lực lượng quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Các quân nhân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa được về nhà đón Tết trong thời gian ngưng bắn, nhưng quân đội Bắc Việt đã vi phạm thỏa hiệp ngưng bắn đó. Tôi đã đến Bến Tre, một nơi bị tàn phá nặng nề sau cuộc tấn công Mậu Thân. Tôi thẩn thờ trước cái chết của hàng ngàn thường dân, đã bị giết trong thời gian ngưng bắn. Quân số của quân lực Việt Nam Cộng Hòa vào thời gian nghỉ Tết Mậu Thân có lẽ chỉ còn 1/6, và họ đã chiến đấu để chống trả lực lượng tấn công của đối phương.

      Xóa
    2. Kí tên bọn xâm lược và lũ tay sai thưa đô la ,vũ khí nhưng thua trận những người chống xâm lược trang bị kém hơn rất nhiều nên phải viết chuyện bịa hòng mong dỡ nhục

      Xóa
  11. Truyền hình Đức N-TV làm phóng sự ảnh về thảm sát Mậu Thân:
    "DIE TET-OFFENSIVE des VIETCONG"
    cho thiên phóng sự bằng hình ảnh về "Việt Cộng tấn công Tết 1968" sau 50 năm

    Lê Ngọc Châu (Theo N-TV, ngày 30 tháng 01 năm 2018)

    https://www.n-tv.de/mediathek/bilderserien/politik/Die-Tet-Offensive-des-Vietcong-article20244716.html

    Mỗi khi nhắc đến Tết Mậu Thân 1968, phải nói là không người Miền Nam nào không biết đến thảm cảnh do VC và tay sai gây ra và ai cũng rõ là không có nơi nào của Miền Nam VN (VNCH) gánh chịu nhiều tang thương và có hàng ngàn nạn nhân bị VC giết chết như ở Huế.

    Sáng nay (ngày 30 tháng 01 năm 2018), nhân lần đầu tiên thấy một đài Truyền Hình lớn của Đức là N-TV cho chạy tít với nhiều hình ảnh liên quan đến Tết Mậu Thân 1968 nên tôi mạo muội giới thiệu để độc giả biết.

    Điều đặc biệt ở đây là hình ảnh do ký giả ngoại quốc ghi nhận và phổ biến rộng rãi theo cái nhìn riêng của họ liên quan đến Tết Mậu Thân 68 và chiến tranh VN... do N-TV của Đức đưa lên internet và truyền hình, báo chí thì ít nhìều cũng sẽ có một suy tư nào đó về thảm trạng Tết Mậu Thân 68 mà tiêu đề đã được ghi rất rõ ràng, khó chối cãi: "DIE TET-OFFENSIVE des VIETCONG "!!!

    Ngay hình đầu tiên của thiên phóng sự bằng hình của N-TV đã ghi rõ phụ chú:

    "Die Überraschung ist perfekt, weder US-Soldaten noch die Geheimdienste hatten die leiseste Ahnung"

    => tạm dịch: " Sự bất ngờ là hoàn hảo, không những lính Mỹ mà các cơ quan tình báo bí mật cũng không có dự đoán trước nào hết!", cũng đủ cho chúng ta thấy một bên VC + cộng sản Bắc Việt thì có chuẩn bị trước trong khi "phía bên VNCH" hoàn toàn không biết gì cả vì đã ngây thơ đặt tin tưởng vào thỏa hiệp đình chiến ký kết giữa hai bên trong dịp Tết!

    Ký giả ngoại quốc đã viết: "Besonders schlimm trifft es die alte Kaiserstadt Huế, die 7500 Soldaten der nordvietnamesischen Armee einnehmen (hình 9)!
    => Tạm dịch: Đặc biệt xấu là Cố Đô Huế, nơi có 7500 binh lính của quân đội Bắc Việt chiếm đóng (hình 9)

    Và càng rõ ràng hơn: Rund 5700 Menschen töten oder sie, unter ihnen Polizisten, Lehrer, Journalisten und Juristen. Auch westdeutsche Mediziner und ein französischer Priester werden ermordet. Sie werden erschossen, zu Tode geprügelt, lebendig begraben. (hình 11+12).
    ==>Tạm dịch: Khoảng 5.700 người bị VC giết hoặc bị chúng lùa (mang) đi, bao gồm cảnh sát, giáo viên, nhà báo và luật sư. Các bác sĩ Tây Đức và một linh mục người Pháp bị giết. Họ bị bắn, bị đánh đến chết, bị chôn sống (hình 11+12).

    Mời xem phóng sự bằng hình (gồm 95 hình) để rõ hơn do N-TV thực hiện theo đường Link:

    https://www.n-tv.de/mediathek/bilderserien/politik/Die-Tet-Offensive-des-Vietcong-article20244716.html

    Tóm lại, với chủ nghĩa cộng sản, nạn nhân cũng là kẻ thù - là những người dân cùng một nước, cùng nói một ngôn ngữ tuy phát âm khác nhau và thậm chí là những người anh em ruột thịt, bà con hay từng là bạn với nhau. Và như chính chúng ta con dân của VNCH trải qua, điển hình là Tết Mậu Thân 1968 cách đây 50 năm mà ngay cả ký giả ngoại quốc đã trưng bày hình ảnh tội ác do VC gây ra cũng như hình ảnh của Quân-Cán-Chính VNCH bị đoạ đầy, giam tù, tra tấn trong các trại "cải tạo của VC" từ Nam ra Bắc sau 30.04.1975 mà chúng ta được nhìn thấy phổ biến trên các diễn đàn, Facebook, báo chí Việt & ngoại quốc.

    Thảm sát Tết Mậu Thân 1968 do Việt Cộng và tay sai nằm vùng gây ra cũng sẽ được nhắc đi nhắc lại mãi trong tương lai dù có cố tình che đậy, giấu diếm vì "Sự Thật muôn đời vẫn là Sự Thật".

    Nhìn người lại nghĩ đến ta, cộng sản VN thì trái ngược lại vì qua internet, họ "ăn mừng tội lỗi do chính chúng gây ra trên toàn Miền Nam VN trong dịp Tết Mậu Thân 1968"!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Con số "khoảng 5700 người bi VC giết hoặc bị chúng lùa (mang) đi lấy từ nguồn thông tin nào ? Ai kiểm chứng hay là tự phịa ra ? Bị giết hoặc bị lùa (mang) đi như vậy đâu đã phải là bị giết ?
      Đó là trong một thời gian dài tới gần một tháng trời, còn kém xa chiến dịch oanh kích bằng B52 của Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng nhằm "đua Việt Nam về thời kỳ đồ đá" mà chỉ trong 12 ngày đêm vào cuối năm 1972 đã giết hại gần 1700 người và gần 2000 người khác bị thương mà chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em . Sao bằng được chỉ có vài tiếng đồng hồ ở Mỹ Lai vào tháng 3/1968 Mỹ và nguỵ đã thảm sát bằng cách bắn, chặt đầu, cắt cổ chết hàng loạt tới trên 500 người cũng toàn là người già, trẻ em và phụ nữ. Con số trên ngay chính phủ Mỹ cũng đã phải công nhận, chứ không phải là ông nọ bà kia, kí giả này nọ cùng một giuộc nguỵ, cùng một giuộc chống công thêu dệt lên, viết chuyên để tố cáo cộng săn vớt vát tý danh dự khi bại trận.

      Công sản chiến thắng là nhờ có chính nghĩa, người chính nghĩa có nhân văn chứ không như những kẻ tiểu nhân làm tay sai cho giặc. Những kẻ bị trưng trị dưới làn đạn của cộng sản đều là giặc là tay sai bán nước. Đó chính là sự trừng phạt của trời đất đối với chúng, không oan uổng gì.

      Phi nghĩa, bại trận càng sủa càng thêm nhục mà thội.






      Xóa
  12. 1 Một số truyền hình lá cải ở Đức là truyền thông chống cộng. Mới đây truyền hình Đức còn dùng clip do một thằng nghiện cung cấp để bịa ra clip đó là Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc,chẳng cần biết rằng clip đó đã có cách đó 2 năm và quay về một vụ bắt cóc khác không liên quan. Vì sao Đức và thế giới tư bản ủng họ bọn tham nhũng,bọn chống chế độ,bọn phản động xuyên tạc lịch sử ? Vì họ là đế quố tư bản nên họ không muốn chính quyền cs lãnh đạo VN,một bọn ba que có truyền thống phản bội tổ quốc ,tôn thờ ngoại bang sẽ là lũ sàng bán rẻ Tổ Quốc lãnh đạo đất nước sẽ tốt hơn cho những đế quốc tư bản không bao giờ từ bỏ ý định xâm lăng VN
    2 Ngụy già cứ viết cho nhiều về cái sự ngây thơ,bất ngờ của lũ giặc nhé. Ngày xưa vua Quang Trung bí mật cho quân ăn tết sớm rồi hành quân thần tốc đánh tan 29 vạn quân Thanh và bè lũ Lê Chiêu Thống cút khỏi đất nước. Và xưa nay trừ bọn phản động bán nước ra thì có ai chê trách đội quân chống xâm lăng là bất ngờ và khoác lên cho bọn giặc tấm áo ngây thơ đâu. Ngụy già sống thêm vài năm nữa,chết đ là hết luyên thuyên,con cháu của lão chả đứa nào nghe những lời của lão và thường xuyên về VN du lịch,làm ăn. Thế là hết truyện. Bộ xương già chống phá suốt 42 năm chả làm ăn gì nổi chờ xuống âm ty mà phục quốc nhé

    Trả lờiXóa
  13. Sau trận chiến 25 ngày, Mỹ-ngụy trong một sự kiện ở Huế mà nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân và nhiều cư dân Huế gọi là sự kiện “Hậu Mậu Thân” đã lùng sục trả thù, giết hại. Người dân Huế nào có thiện cảm, có giúp đỡ Mặt Trận dù chỉ là vài lon gạo, vài đồng tiền dành dụm, hay cả nhà có 1 người nào đó theo cách mạng, đều bị đem ra trả thù, hành quyết. Họ đã tẩy trắng Huế bằng bom đạn trong nỗ lực chiếm lại thành phố. Và sau khi đã chiếm lại thì họ ngăn chặn phóng viên vào tác nghiệp, đồng thời mở cuộc tổng trả thù quy mô lớn.

    Một nhân chứng ở Huế, chị Nguyễn Thị Hoa khi trả lời phỏng vấn trong phần 7 của loạt phim tài liệu 13 phần Vietnam: A Television History (Việt Nam: Thiên lịch sử truyền hình), do đài PBS (Mỹ), WGBH Boston (Mỹ), CIT (Anh), Antenne-2 (Pháp) và LRE Production (Pháp) sản xuất và phát hành, đã cho biết: “Bắt đầu là chúng nó (Mỹ) dùng phi pháo. Chúng dội pháo vào khu vực chúng tôi sinh sống, san bằng nhà cửa, cây cối. Chúng bắn pháo vào nhà những khu vực quanh đó. Những nhà này bán xăng dầu nên khi pháo bắn thì cháy trụi. Tất cả người già, trẻ nhỏ, phụ nữ lánh nạn ở đây đều bị thiêu sống.”

    Sau đó, Mỹ-ngụy gom lại xác những nạn nhân chiến tranh lại, trong đó phần lớn là những người dân bị chết bởi bom đạn Mỹ, những người dân bị chính họ tàn sát trả thù, những thi thể chiến binh Giải phóng và lính ngụy, cũng như những cộng sự của Mỹ, gom lại hết, rồi quay phim và chụp hình tuyên truyền giả dối đó là “nạn nhân thảm sát của Việt Cộng”, thậm chí sau đó một số kẻ viết thuê ở Sài Gòn còn nâng lên thành “hành quyết”, “chôn sống”, con số thì có những bài báo phóng đại lên đến “hàng triệu”.

    Sau khi chiếm Huế, Mỹ-ngụy phong tỏa khu vực, ngăn cấm tất cả phóng viên nào muốn vào Huế kiểm chứng các “hố chôn tập thể”. Sau khi đã dàn dựng xong, họ mới cho các phóng viên báo chí ngụy quyền, hoặc chống cộng, hữu khuynh vào đưa tin, làm phóng sự về “tội ác Việt Cộng”, rồi sau đó mới hoàn toàn cho phép các phóng viên quốc tế, trung lập vào tác nghiệp.

    Nhà văn Trần Thị Thu Vân (Nhã Ca) sau đó được chỉ đạo viết tiểu thuyết “Giải khăn sô cho Huế” theo phong cách tự truyện, một dạng “hồi ký ma” được hư cấu từ trí tưởng tượng phong phú của một nhà văn tâm lý chiến chuyên nghiệp lĩnh lương Mỹ để tuyên truyền bôi nhọ lực lượng kháng chiến.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chiến dịch chiến tranh tâm lý này tuy đã thành công lừa gạt được một bộ nhận nhỏ, nhưng không lừa dối được nhiều người Việt Nam và người dân thế giới, bởi vì:

      Chỉ nói suông, không bằng chứng, không có hình chụp, thước phim nào có những người lính Giải phóng trong đó. Trong tất cả các hình ảnh về tội ác chiến tranh ở Việt Nam thì những bức ảnh lính Mỹ-ngụy gây tội ác nào mà có lính Mỹ-ngụy trong đó thì được công nhận là tội ác Mỹ-ngụy. Còn những bức ảnh không có lính Mỹ-ngụy trong đó thì bị các cơ quan tâm lý chiến tuyên truyền thành “tội ác cộng sản”. Tất cả các bức ảnh được giới tâm lý chiến Sài Gòn và các thế lực chống cộng tuyên truyền xưa nay đều không có bất kỳ 1 hình nào có người lính Giải phóng trong đó, chỉ thấy nạn nhân cùng những lời bình chụp mũ, gán tội vô căn cứ, không bằng không chứng và giấu đi ai là kẻ thủ ác thật sự.
      Không hợp thường lý và không có tiền lệ. Quân Giải phóng sống trong dân, sống nhờ vào dân, được dân nuôi giấu, che chở, thảm sát dân chính là tự sát, là tự tuyệt đường sống của quân mình.
      Trái ngược với luật pháp Việt Nam, các nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng cũng như chính sách của Nhà nước, hay các tuyên thệ, quân luật, cách làm, các hành động lâu nay của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chiến lược của Việt Nam là chiến tranh nhân dân, với phương châm “quân với dân như cá với nước”. Mỹ-ngụy đã phải xây các trại tập trung như Ấp chiến lược để gom dân, dồn dân vào đó để tách dân ra khỏi quân, “tát nước bắt cá”. Các chỉ thị từ trên xuống quân đội thường xuyên nhấn mạnh “phải dựa vào dân”. Vì vậy những hành động gây tai tiếng, làm xấu hình ảnh trước nhân dân và dư luận quốc tế là không hợp lý. Thực tế trước và sau chiến dịch Mậu Thân thì sự ủng hộ của người dân đối với cách mạng vẫn vậy không lay chuyển.
      Không phù hợp với các bằng chứng hay những lời kể từ các nhân chứng ở hiện trường, cũng như không được nhiều người trên thế giới tin tưởng, đề tài này không được các học giả xem là một đề tài nghiêm túc để đưa vào các tác phẩm, công trình nghiên cứu của họ. Nói chung thông tin này không phù hợp với các nguồn tin, sách báo, tài liệu quốc tế.
      Xưa nay có nhiều phóng viên chiến trường như David Duncan, Robert Shaplen, nhà báo, nhà nhiếp ảnh người Pháp Marc Riboud, nhân viên Bộ quốc phòng Hoa Kỳ Townsend Hoopes và các nhà nghiên cứu độc lập như tiến sĩ Noam Chomsky, nhà kinh tế học Edward Herman, giáo sư tiến sĩ Gerath Porter, tiến sĩ Alje Vennema, sử gia Stanley Karnow, cựu phóng viên Bưu báo Washington (Washington Post) Don Lux, giáo sư sử học Larry Berman v.v. đều đã góp phần vạch trần chiến dịch thông tin bôi nhọ này của Mỹ-ngụy.

      Xóa
  14. Bọn xâm lược Mỹ và bầy lính ngụy quân bát nháo mọi rợ tháo chạy tán loạn này đã thảm sát nhân dân. Bắn phá chết dân Huế rồi bảo là "Cộng sản" thảm sát. Hèn! Ngay dân Huế các cụ già giờ cũng kể lại đó là bom đạn Mỹ ngụy hoặc 2 bên bắn nhau chứ làm gì có vụ QPG thảm sát, phải ngược lại mới đúng. QGP cứu dân, giải phóng nhân dân. Mỹ ngụy là bọn giết dân. Ngụy quân việt gian thay Mỹ thảm sát dân trước năm 1963. Sau khi lính Mỹ vào thì chúng chỉ điểm, vẽ bản đồ cho Mỹ đi thảm sát dân làng. Không có bọn ngụy thì Mỹ làm sao biết đường đi nước bước, có bản đồ để đi thảm sát, đốt làng, đốt nhà, dùng chất độc da cam đầu độc giếng nước sông suối và các nguồn nước. Sau 1973 lính Mỹ chuồn về nước không còn trực tiếp đánh đấm thì ngụy lại thay Mỹ đi thảm sát dân cho Mỹ.

    Trả lờiXóa
  15. Hung thủ giết dân ở Huế đâu xa lạ gì, chính là những kẻ sát nhân tàn ác như các tiền lệ trước và sau đó. Thảm sát sơn Mỹ, thảm sát Thạnh Phong, cả ngàn vụ. Trước khi lính Mỹ vào thì ngụy chặt đầu dân, những người đào hầm nuôi giấu nghĩa binh kháng chiến, đặt ra luật rừng 1059 dã man, man rợ, trả thù những người đánh Tây trước năm 54, đưa cán bộ Đảng viên ra Côn Đảo Phú Quốc và các địa ngục trần gian để khủng bố và dày vò tra tấn hành hạ. Bọn con cháu Dê Xu và Maria đi khủng bố chùa chiền, rải xáp đèn cầy đốt đầu sư sãi hòa thượng. Tấn công vào chùa chiền. Dùng hơi độc giết chết tù nhân Phú Lợi. Những vụ này đã chấn động toàn cầu khiến ngụy quyền thứ nhất của Mỹ ở MN bị lung lay tận gốc rễ. Nên Mỹ phải giết chó rồi phế lập thay người để ổn định lại bộ máy tay sai.

    Sau khi lính Mỹ vô thì bè lũ chó săn lại lăng xăng đi đầu dẫn đường cho chủ đi giết người, đốt nhà dân, đầu độc giếng nước, rải chất độc hóa học, da cam. Gây ra hàng ngàn đợt thảm sát lớn nhỏ khắp MN, biến MN thành địa ngục trần gian. Nhốt dân vào các trại tập trung có lính gác canh giữ kiểu phát xít Đức rồi gọi đó bằng cái tên hoa mỹ "khoa học" là "ấp chiến lược" cho sang. Chiếm đất cướp nhà dân rồi đưa họ vào nhốt trong trại tập trung để quân CM không còn chỗ ở trong dân, dân không thể giúp được quân.
    Sau khi lính Mỹ trốn về nước thì ngụy quân tay sai bán nước và ngụy quyền của Ngụy Văn Thiệu tiếp tục làm bầy chó săn lai tạp đi thảm sát nhân dân thay cho chủ Mỹ.

    Trả lờiXóa
  16. Cuộc chiến tại Huế 1968 kéo dài khoảng 2 tháng, theo bên Mỹ ngụy:

    - Số Quân giải phóng chết khoảng 4000 người, quân ngụy khoảng 4400, có 2800 người chết, 3000 dân thường mất tích.

    Battle of Huế

    Vì những phương tiện giết người hàng loạt bên phía Mỹ (pháo 107mm bắn đạn tổ ong, bom napal, súng phun lửa) nên số thuờng dân bị ngộ sát do bom đạn tăng cao. Dân chết hàng loạt thì phải chôn hàng loạt vì nhu cầu thời gian và vệ sinh công cộng.

    Bên ngụy SG chiếm lại Huế sau cùng có lợi thế tuyên truyền:

    - Hễ thấy hố chôn tập thể nào thì đổ tội cho CM giết !

    Ai chứng minh ? Ai làm giảo nghiệm ?Ai truy tìm lý lịch của từng cái xác đã thối rữa ?

    Việc bên này giết bên kia vì trả thù cá nhân là có - ở cả hai bên, do hoàn cảnh chiến tranh nhưng quân đội nhân dân không có chính sách đi đến đâu giết dân đến đó !!!

    CHỨNG MINH:

    1. Bộ đội từ dân mà ra, nhờ dân che chở, nên mới ém quân được khắp lãnh thổ Nam VN, để đồng loạt tiến công trên mọi thành phố, đô thị.

    2. Nếu đi đến đâu, giết dân đến đó, thì sống với ai ? Lấy quân từ đâu ra ? Ai che chở ?

    3. Tất cả các thành phố, thị trấn, đô thị miền Nam đều bị tổng tiến công - tại sao bộ đội chỉ giết dân ở Huế ?

    4. Trận chiến Quảng Trị dài hơn, khốc liệt hơn trong 81 ngày (so với 30 ngày ở Huế), tại sao không có thảm sát?

    5. Trong chiến dịch thần tốc chiếm trọn miền Nam trong 54 ngày, tại sao không có nơi nào dân bị thảm sát (như tuyên truyền ở Huế 1968) ?

    6. Nếu bộ đội trả thù lính ngụy và sĩ quan ngụy, tại sao vẫn có những cựu binh ngụy còn sống nhăn, ra hải ngoại, được đoàn tụ thân nhân, quay đầu lại chửi tổ quốc rồi về Việt Nam du hí, ăn chơi?

    7. Suy đi thì phải nghĩ lại, phải nhìn toàn cảnh, phải suy xét mọi chiều, không thể để người ta nhét tà kiến vào đầu mình - PHẢI BIẾT TỰ CHỦ TƯ DUY !!!

    Vì độc lập là độc lập từ tư duy, chủ quyền là chủ quyền từ tâm thức. Mình không làm chủ được mình nối chi đến việc giữ vững chủ quyền dân tộc ?!

    Trả lờiXóa
  17. Trong đám ngụy 1948 - 1975 với 3 thằng tay sai, bán nước Bảo Đại, Diệm, Thiệu là 3 tên tuổi lớn nhất được quân giặc đưa lên đứng đầu hệ thống chính trị tay sai và đám quân lính tay sai thì "Nhà Ngô" là tàn ác nhất và bị đồng bào căm thù nhất trong số các ngụy quyền ở MN trong thời kỳ ngoại thuộc. Chúng ác nhất nên đã bị ác báo rất kinh khủng. Dù chúng là tín đồ Kito ngoan đạo, là những con chiên cuồng tín, nhưng chúng lại bị ác báo thật thê thảm.

    Hãy xem Kevin Trần cộng tác viên Sách Hiếm org/net nói gì về sự ác báo đối với gia đình thằng Diệm con thằng Khả.

    "Chế độ gia đình trị và Công giáo trị đã đi đời nhà ma vào độ cuối thu năm 1963 (xem Phụ Lục 4). Họ Ngô còn bị luật nhân quả báo ứng: Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Huân bị Việt Minh thủ tiêu ở Huế, mộ phần Ngô Đình Khả (tên này là tay sai của đại Việt gian Nguyễn Thân thời Pháp Thuộc, đào mả cụ Phan Đình Phùng) bị sét đánh ở Thừa Thiên, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị CIA mua người bắn chết trong thiết vận xa, Ngô Đình Cẩn bị hành hình ở pháp trường Sài Gòn, Giám mục Ngô Đình Thục bị Giáo hoàng dứt phép thông công, Ngô Đình Lệ Thủy và Ngô Đình Lệ Quyên bị tai nạn giao thông chết thảm ở Âu châu, Cha mẹ bà Nhu bị con là Trần Văn Khiêm hạ thủ giết chết ở Mỹ rồi sau bị nhốt trong nhà thương điên cho đến khi chết. Có gia đình dòng họ nào vô phước như thế không? Phải là đại gian đại ác, giết quá nhiều người, đày đọa quá nhiều dân, theo cái đạo gì mà chối bỏ cả Tổ tiên và chửi mắng cả Trời Phật ...... mới bị như vậy!

    Thời gian đã trôi qua hơn nửa thế kỷ, không biết bao nhiêu nước đã chảy qua cầu, không biết bao nhiêu tài liệu đã được giải mật … thế mà bọn tàn dư Ngô triều vẫn tìm cách xuyên tạc lịch sử, mạo hóa chứng cớ để rửa mặt cho bọn chủ nhân bất nhân bất nghĩa. Và đám Cân lao Công giáo vẫn đang dựng lại xác chết Diệm-Nhu để cho Vatican phong Thánh Tử đạo hầu phục vụ cho những mưu đồ chính trị (“hậu Cọng sản”) tương lai…

    Hừm! Bàn tay lông lá của Vatican ghê gớm thật, huy động bọn thủ hạ “cán bộ áo đen” lừa bịp được cả đám “sĩ phu Bắc Hà” trong nước và bọn “Mỹ con mới lớn” ngoài nước, vốn ngớ ngẩn về lịch sử nên cả tin về một “lá bài Ngô Đình Diệm”!"

    Kevin Trần

    Trả lờiXóa
  18. Với mục đích bảo vệ Phan Huy Lê, đám sỹ phu Bắc Hề ở Xưa Và Nay vừa tung ra lá thư gõ máy (không có chữ viết và chữ ký) bị cho là của ông Trần Huy Liệu, với mục đích của Xưa Và Nay là để tung hỏa mù tạo nghi ngờ về hình tượng Lê Văn Tám người anh hùng Phù Đổng đốt xăng Tây ở SG. Một lần nữa Xưa Và Nay của Dương Trung Quốc lại tham gia vào trò chơi xét lại nguy hiểm. DTQ sau 1 thời gian dài bị ăn gạch đá thì không còn công khai ra mặt chém gió phát ngôn bừa bãi nữa thay vào đó là dùng chiêu im re dấu mặt chỉ đạo.

    Tuy nhiên cũng nhờ bức thư này của Xưa Và Nay vừa tung ra mà VÔ TÌNH cho người ta thấy là ông Trần Huy Liệu chưa bao giờ bịa ra nhân vật Lê văn Tám, mà ở thời đó nhân vật Lê văn Tám đã tồn tại trong dân gian, được mọi người kể với nhau, có thể coi là 1 nhân vật dã sử. Phan Huy Lê và đám phởn ngoài nước, đám rận nội trong nước thấy bác Trần Huy Liệu từng làm Bộ trưởng Tuyên Truyền nên cái đầu bò của chúng tưởng ông ta phăng ra, sáng tạo sáng tác ra nhân vật hư cấu này. Đây là sự ngu dốt của chúng.

    Đây là bài viết mới của cụ Nguyễn Văn Thịnh, 1 nhân sỹ miệt mài năm tháng bao năm qua đấu tranh với các thế lực phản động và phản bội và xét lại, cơ hội, bọn "cấp tiến xuống hố" trong xà hội, bọn tráo trở, lũ hai hàng.

    Bài tham luận của GS. Nguyễn Văn Thịnh:
    http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7087

    Trả lờiXóa
  19. Từ một dân tộc bị quân đội Mỹ coi như súc vật, coi như một giống mọi da vàng (xin xem thêm sách "Mệnh lệnh lưỡi lê" - Kill anything that moves, NXB trẻ, của sử gia Nick Turse), người Việt Nam ngày nay dần dần có sự chuyển mình để từ từ chuẩn bị cho sự so vai với các nước bạn trong khu vực cũng như thế giới. Chúng ta biết ơn sự hi sinh của những thế hệ cha ông và nguyện mỗi ngày đều sống xứng đáng với sự hi sinh cao quý đó.

    Phan Hưng Duy

    Trả lờiXóa
  20. Kỳ tích kỷ lục đoạt ngôi Á quân huy chương bạc trong giải vô địch châu Á tổ chức tại Thường Châu TQ của đội tuyển bóng đá quốc gia VN đã làm cho ba que rất cay đắng hằn học, ghen ăn tức ở nên rải chó đi sủa khắp nơi làm phiền dân chúng. Nào là tổ chức ở "Trung Cộng", "Tàu Cộng" thì phải boycott mới đúng chớ. Ngày nay mà còn dùng từ Trung Cộng, Tàu Cộng thì đúng là ngôn ngữ của súc vật rồi chứ con người ai lại dùng mấy từ thần kinh đó. Nào là HS-TS còn đang bị chiếm tại sao lại ăn mừng. Giá xăng, Fomorsa, Tân Hiệp Pháp, dân chủ, nhân quyền, CS đang chà đạp nhân quyền sao lại ăn mừng, mà ăn mừng thì mừng sao lại lôi ra lá cờ Phúc Kiến của "Trung Cộng" rập đường phố chứ hả. Sao lại hát bài Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Đại Thắng chẳng phải chửi vào mặt ba que chúng tôi sao. Ngày đại thắng là ngày nào nếu không phải ngày ba que chúng tôi chạy tụt quần 30/4/2975. Lại còn hô vang khẩu hiệu Việt Nam Hồ Chí Minh, "thật là nhảm hết sức" (1 con chó nhục đã sủa như thế trên FB, cay cú rứa).

    Sau khi sủa trong các nơi người Việt và đã ăn gạch đá đến thê thảm. Ba que nhà ta tiếp tục đến các trang ngoài nước để còm tiếng Anh sủa. Như các trang Ả Rập youtube, khen ngợi nể phục đội VN và đất nước người dân VN, sự chiến đấu quả cảm kiên cường bất khuất của VN trong thể thao bóng đá giống như chiến tranh lịch sử.

    Thế là ba que nhà ta chịu không nổi nhiệt, sủa như bầy chó dại. Chửi người ta là Hồi giáo, đạo Hồi, Muslim. Hồi giáo thì sao? Hồi giáo tốt hơn nhiều so với đám Kito nhục nhã. Hồi giáo đâu có tự xưng là "Cha" của tín đồ? Hồi giáo đâu có coi tín đồ mình là súc vật? (Chủ chăn, chủ chiên, con chiên, bầy cừu) Hồi giáo đâu có dẫn dắt quân thực dân Pháp xâm chiếm VN và chia cắt nước VN thành 3 miền? Trung Đông 100% dân là Hồi giáo thì đương nhiên phải có Hồi giáo cực đoan khủng bố chớ. Sao lại chửi cả khu vực, chửi cả tôn giáo người ta chỉ vì hằn học cay cú khi cờ VN và ảnh Cụ Hồ, ảnh Đại tướng Giáp được fan bóng đá biểu dương khắp nơi?

    Bầy súc vật này còn gọi cờ VN là "cờ Cộng sản", "cờ Việt Cọng". Trong khi cờ Cộng Sản là cờ búa liềm công nông chỉ có cơ quan Đảng sư dụng. Cờ VC là cờ xanh đỏ chỉ lễ lạc văn nghệ văn gừng mới đem ra trang trí biểu dương. Chứng minh là bọn này ngu đến mức không biết phân biệt những thứ rất cơ bản ai cũng biết. Chúng không hiểu là ngày nay mà cứ mở mồm ra là chửi "Cộng sản" này đả đảo "CS" nọ thì nghe thấy ngu đến cỡ nào. Ở VN nghe đến Cộng Sản là nghĩ đến các anh hùng nghĩa sỹ đã hy sinh vì độc lập, nghĩ đến các kiên cường gan lỳ đến kinh người, trước tội ác của giặc và bầy tay sai. Thế mà chúng nó cứ chửi "CS", "CS" thì còn có cái ngu nào bằng. Ngu đến thế là ngu hết phần của chó rồi còn gì nữa.

    Trả lờiXóa
  21. Thông tin tham khảo để đập những kẻ ngụy sử, phản quốc:

    Nguồn Gốc và Bản Chất của chính quyền Sài Gòn

    Như vậy, ngụy quyền và ngụy quân Sài Gòn về bản chất còn là một nhóm phản quốc có tổ chức, vi phạm hiến pháp 1959 về tội phản bội Tổ quốc. Theo luật này thì những thành phần này đã phạm tội chống Nhà nước, một Nhà nước Việt Nam do bầu cử toàn quốc mà có. Họ theo giặc xâm lược, chống lại sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.

    Họ phạm tội phản quốc còn là vì họ đã phục vụ cho quân xâm lược Pháp – Mỹ, chống lại quê hương đất nước, giết hại tàn sát đồng bào hoạt động chống xâm lược, chống sự nghiệp độc lập và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Nếu 2 ông chủ của các ngụy quyền trong vùng tạm chiếm của miền Nam Việt Nam là ai đó tầm thường mà không phải là siêu cường giàu mạnh Pháp – Mỹ, vận động, thúc ép, áp lực, thỏa hiệp cho các đồng minh và đàn em công nhận và thiết lập ngoại giao với “quốc gia” này thì cái “quốc gia” này sẽ không được báo chí truyền thông cánh hữu gọi ưu ái là “Nam Việt Nam”, mà sẽ gọi họ theo đúng định nghĩa thông dụng trong thế kỷ 21: Một tổ chức khủng bố.

    Còn theo đạo lý và pháp lý Việt Nam, theo đạo lý dân tộc và luật pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì đây là những tổ chức phản động “tư nhân”, tổ chức phản quốc, bán nước, tay sai bù nhìn của giặc, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức trả lời nhiều lần với nhiều báo chí trong và ngoài nước.

    Trong cả hai cuộc chiến, khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muốn trao đổi, bày tỏ phản đối, muốn giải quyết vấn đề gì, muốn đề xuất việc gì thì tìm Pháp – Mỹ nói chuyện, những người có thực quyền mà không trao đổi với những kẻ bán nước cầu vinh. Trong hội nghị Paris về Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng chỉ đàm phán với Mỹ và chưa bao giờ đàm phán, nói chuyện với bên bù nhìn của Mỹ.

    Trong hội nghị Paris về Việt Nam, việc chấp nhận cho Nguyễn Văn Thiệu tham gia tranh cử để thành lập chính phủ liên hiệp 3 thành phần ở miền Nam cùng với Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam (lực lượng thứ ba) là một sự nhượng bộ lớn về pháp lý và đạo lý chỉ vì đại cuộc.

    Như vậy ngay cả hiệp định Paris 1973 cũng chỉ coi chính quyền Sài Gòn như là một thành phần chính trị gần ngang bằng với Chính phủ cách mạng lâm thời CHMNVN và Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, như một phe phái được phép tham gia tranh cử với chính phủ cách mạng lâm thời và lực lượng thứ ba.

    Tuy nhiên, sau đó Mỹ-Thiệu đã đơn phương xua quân tấn công những vùng giải phóng và vi phạm gần như tất cả điều khoản trong hiệp định Paris 1973, vậy thì quyền tranh cử của Nguyễn Văn Thiệu cũng không còn nữa. Một ít tư cách pháp nhân, danh nghĩa chính trị của ngụy quyền Sài Gòn theo hiệp định Paris 1973 cũng đã không còn hiệu lực.

    Mỹ sau khi đã thành công đưa đại quân khỏi Việt Nam một cách an toàn thì đã cùng Thiệu đơn phương bác bỏ việc tổ chức bầu cử theo hiệp định Paris 1973, và kể từ lúc đó ngụy quyền Sài Gòn càng phơi bày rõ hơn bản chất là một cánh tay nối dài của giặc xâm lược và không còn được coi là gần ngang hàng với Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

    http://luahong.com.vn/chuyen-bon-phuong/nguon-goc-va-ban-chat-chinh-quyen-sai-gon/

    Trả lờiXóa
  22. 1 bài viết hay trên báo điện tử Vĩnh Long online:

    Cùng khách quan nhìn lại chế độ "Việt Nam Cộng hòa"

    Chính quyền bất hợp pháp

    Có thể nói, ngay từ đầu, chính thể “Việt Nam Cộng hòa” đã không có một cơ sở pháp lý vững vàng nào. Mãi tới tận năm 1955 nó mới ra đời và ra đời một cách bất hợp pháp trên nửa lãnh thổ phía nam của Việt Nam như một “sáng tạo” thuần túy của người Mỹ nhằm theo đuổi các mục tiêu phản ánh lợi ích riêng của họ (thị trường Đông Nam Á, gia tăng ảnh hưởng ở vị trí chiến lược, ngăn chặn làn sóng xã hội chủ nghĩa…).

    Trong khi đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập một cách chính danh trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào năm 1945 sau cuộc Cách mạng tháng Tám của muôn triệu con dân đất Việt trước khi bất kỳ một lực lượng quân Đồng minh nào vào giải giáp quân Nhật.

    Ngay trong năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội theo chế độ phổ thông đầu phiếu trên toàn quốc với sự tham gia của đông đảo đồng bào và đã có bản Hiến pháp đầu tiên được thông qua – hai sự kiện này đặt cơ sở pháp lý vững chắc cho nhà nước dân chủ mới khai sinh.

    Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành những sắc lệnh, những văn bản pháp lý đầu tiên khẳng định nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ từ Bắc chí Nam.

    Không những vậy, sau năm 1954 nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dù đang trên thế thắng về mặt quân sự (với trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu) vẫn chấp nhận một cuộc tổng tuyển cử sòng phẳng trên tinh thần hòa hợp để thống nhất đất nước đang tạm thời bị chia cắt. Tuy nhiên cả phía Mỹ và cái gọi là Việt Nam Cộng hòa đều kiên quyết từ chối thiện chí đó!

    Theo Hiệp định Geneva, Việt Nam chỉ tạm thời bị chia cắt làm 2 miền, giới tuyến quân sự chỉ là tạm thời và không phải là biên giới quốc gia. Theo Hiệp định này, hai bên sẽ tiến hành hiệp thương để thống nhất đất nước trong năm 1956.

    Tuy nhiên ông Ngô Đình Diệm - do CIA (Mỹ) “tìm thấy” và đưa về Việt Nam làm Thủ tướng của chính phủ bù nhìn Bảo Đại - đã tuyên bố không có tổng tuyển cử gì hết, trắng trợn vi phạm Hiệp định Geneva, và đi ngược lại nguyện vọng thống nhất của dân tộc.

    Thời đó, người Mỹ và phe cánh của ông Diệm lo sợ uy tín to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mặt trận Việt Minh và Đảng Lao động Việt Nam và tin rằng nếu tiến hành bầu cử tự do, Hồ Chí Minh sẽ giành được tới 80% số phiếu.

    Tiếp đó, ông Diệm áp dụng nhiều chiêu thức man rợ để tàn sát những người kháng chiến cũ và những người yêu nước chân chính, khủng bố tinh thần của nhân dân, củng cố chính quyền phản động của mình, công khai phá hoại Hiệp định Geneva, mưu đồ chia cắt lâu dài đất nước.

    Trả lờiXóa
  23. Sau khi đã củng cố vững chắc chính quyền, Ngô Đình Diệm đã cho tiến hành “cải cách điền địa” với nội dung ngược với “cải cách ruộng đất” (mục tiêu dân cày có ruộng) mà cách mạng đã tiến hành trước đó.

    Với “cải cách điền địa”, ông Diệm đã tước đoạt đất đai của nông dân và khôi phục lại giai cấp địa chủ, tạo thêm chỗ dựa xã hội cho chế độ. Cho nên, sau này dù có mị dân đến mấy, chính quyền này cũng không giành được sự ủng hộ ở nông thôn.

    Về bản chất chính trị, “Việt Nam Cộng hòa” đại diện cho các tầng lớp tư sản mại bản và phong kiến thân Mỹ.

    Nền tảng trực tiếp cho sự ra đời của Việt Nam Cộng hòa là chính thể “Quốc gia Việt Nam” (1949-1955) – đây là một chế độ bù nhìn do Pháp lập nên trong thời kỳ kháng Pháp và do cựu hoàng Bảo Đại (mất ngôi hoàng đế sau Cách mạng tháng Tám) làm quốc trưởng. Quốc kỳ “ba que” của Việt Nam Cộng hòa cũng chính là quốc kỳ của “Quốc gia Việt Nam” được Pháp “trao trả độc lập”.

    Như vậy, ngay từ đầu, chính thể này đã phạm nhiều tội ác và mang “gene” Việt gian rất rõ nét, từ “từng lỗ chân lông” của mình.

    Bước chuyển từ “Quốc gia Việt Nam” sang “Việt Nam Cộng hòa” là bước chuyển từ làm tay sai cho thực dân Pháp sang làm tay sai cho đế quốc Mỹ.

    Theo thời gian, chính thể Việt Nam Cộng hòa ngày càng thối nát với tệ nạn tham nhũng, các cuộc đấu đá nội bộ và các cuộc đảo chính quân sự. Chế độ này không đại diện cho dân tộc và trên thực tế đã bị nhân dân và lịch sử quay lưng lại.

    Còn tính chính danh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là rất cao, nên Mỹ không thể lấy cớ để lôi kéo quân của Liên Hợp Quốc vào lãnh thổ Việt Nam tham chiến như đã từng xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.

    http://www.baovinhlong.com.vn/chinh-tri/201605/cung-khach-quan-nhin-lai-che-do-viet-nam-cong-hoa-2692339/

    Trả lờiXóa
  24. Ngụy quyền Sài Gòn không đại diện cho dân tộc, đất nước, và trên thực tế đã bị nhân dân và thực tế lịch sử đào thải. Các bác ngụy sử ở truyền thông sách báo muốn hòa hợp dân tộc thì hãy để yên cho kẻ đã chết dưới mồ chứ lôi xác ngụy lên bốc thơm làm gì để rạn nứt dân tộc, phẫn nộ dư luận.

    Trả lờiXóa
  25. Đề tài này từ xưa đến nay chỉ có 1 lần đề cập thoáng qua với 1 bác CCB Mỹ cùng bà me Mỹ đi du lịch Huế. Không phải là người ta không biết có cái tuyên truyền này, mà vì nó quá xàm nên chả ai để ý. Vừa nghe đến tiên đề của nó "bộ đội thảm sát dân" là thấy xàm l. rồi nên chả ai để ý tìm hiểu.

    Ngay cả bác Mỹ này cũng nói là chuyện "thanh toán tư thù" là chuyện cuộc chiến nào, thể loại chiến tranh nào cũng có. Còn chuyện bom đạn bắn nhau pháo kích vào nhau dân thường vạ lây cũng thế. Rằng thì là không thể đổ cho bên nào. Tất nhiên đây là quan điểm nước đôi của lão này nhưng là lính Mỹ mà có quan điểm như thế cũng tạm chấp nhận được, không bị nhồi sọ nặng như mấy thằng ngụy già ngu dốt, cực đoan, bị Chính phủ Mỹ nhồi sọ thành chó.

    Tôi lúc đó đang làm du lịch cũng có chút phản biện lại rằng đó không phải là "thanh toán tư thù" mà là thù nước, thù nhà, thù cá nhân hòa làm 1. Bởi vì lúc đó dân người ta chịu đựng quá nhiều rồi sau mấy chục năm Mỹ ở đây. Lúc đó nhà dân bị phân loại A, B, C. Loại A là gia đình Việt minh. Loại B là gia đình có họ hàng tám hoành nào đó tham gia VM, hay nói năng giống như CS. Loại C là gia đình việt gian phản quốc. Đám việt gian, chỉ điểm, thông dịch viên cho mỹ, đều lấy từ gia đình loại C bán nước này.

    Gia đình loại A bị đối xử tàn tệ, bị giam lỏng, quanh nhà đầy cảnh sát mật vụ, việt gian, chó săn chỉ điểm, có khác gì bị tù treo. Cách mấy ngày là bị đưa lên đồn đánh đập, tra hỏi, đe dọa. Đàn bà con gái thì bị làm nhục, có người phải tự sát. Có người bị hiếp đến chết rồi ném xác ngoài nghĩa địa hoặc treo lên "làm gương" rằng đây là Vẹm nằm vùng, đây là du kích Vẹm. Cách của chúng nó là đàn áp loại A để các nhà các hộ loại B phải sợ mà khuất phục. Người nhà bị hại bị giết, bản thân bị hại bị thương bởi đám tay sai của Mỹ thì đương nhiên là người ta sẽ thù. Có thù thì sẽ trả thù. Thù nước, thù nhà, thù cá nhân, hòa làm 1. Bác Hoàng Phủ Ngọc Tường đáng lẽ ra không cần nhắc đến vụ trả thù lũ việt gian tay sai sau khi TP Huế được giải phóng 1 tháng, nhưng bác ấy vẫn kể hết, chứng tỏ bác ấy rất khách quan và tự tin với chính nghĩa cách mạng.


    Từ những vụ trả thù lũ tay sai việt gian ở Huế liên tưởng đến thời sau giải phóng cả miền Nam thì sẽ thông cảm và hiểu rõ vì sao có những thiên vị đối xử sau chiến tranh, và cũng thấy là dân ta đã KỶ LUẬT và VỊ THA như thế nào, tấm lòng quảng đại Bồ Tát như thế nào sau cuộc chiến, khi chỉ dừng lại ở phân biệt đối xử ở những chuyện lẻ tẻ lặt vặt xã hội chứ không TRẢ THÙ lính ngụy, sỹ quan ngụy, các quan ngụy, như cách đã trả thù vũ lực ở chiến trường Huế.

    Chúng nó tuyên truyền là Lê Duẩn và Cộng Sản có chính sách ra lệnh cho phân biệt kỳ thị đối xử với quân dân cán chính ngụy SG. Nhưng làm gì có chính sách nào như vậy. Dân người ta họ oán ghét nên sẽ có những thiên vị trong xã hội lúc đó. Ví dụ thực tế như thế này, ông A có cha anh bị Mỹ ngụy hại. Sau GP ông A này lên làm hiệu trưởng 1 trường học. Thì tất nhiên lão này sẽ đek muốn cho con cháu hay người nhà của mấy thằng ác ôn vào học trường của lão. Đó là tâm lý thường tình của con người.

    Lũ cơ hội, xét lại nhiều thằng là mấy thằng đi học ở Đông Âu thời chiến tranh, nó không hiểu nợ máu của giặc và hội chứng giặc và tay sai để lại ở MN nên chúng nó cứ oán trách hằn học trong các bài viết cứ như là Đảng CS muốn trả thù ngụy ở MN vậy. Thời đó người ta không dám trả thù ráo máng với ngụy là vì trên nỗi đau mất mát cá nhân, trong nhà, thì có 1 niềm vui lớn hơn lấn át mọi thứ khác, đó là đất nước được giải phóng, phục hồi được độc lập. Và người ta tin vào CS. Nên người ta họ kỷ luật. Đồng thời dân ta vị tha, nhân văn, văn hóa tốt, nên mới chỉ có phân biệt đối xử 1 cách chừng mực mà từ bỏ việc trả thù kiểu nợ máu phải trả bằng máu đối với tội ác Mỹ ngụy. Ngoài ra còn có những người từng là chính trị viên được tổ chức phái đi gõ cửa từng nhà vận động mọi người tuân thủ pháp luật, không trả thù bạo lực, không gây bạo lực, nhà nào có súng thì giao nạp súng ống vũ khí lại cho CQ.

    Trả lờiXóa
  26. Nên bây giờ nhìn lại lịch sử, rồi nghĩ đến đám xét lại, ngoài những kẻ cố tình xuyên tạc vì bị mua chuộc thì cũng có những tên không hòa nhập không hiểu đúng thậm chí chả biết gì cả về cuộc chiến này, chỉ đọc Mỹ quá nhiều một cách lý thuyết suông và chỉ biết cuộc chiến này 1 cách rất quanh quẩn bên ngoài. Thực tế là bọn ngụy rất ác. Hồi đó người ta gọi là bọn ác ôn là thật. Là ác ôn thật. Không phải chém gió như trẻ trâu FB ngày nay.

    Dân ta đã vị tha rất nhiều, nhiều người theo đạo Phật, ôn hòa, vị tha. Nên mọi người đã tha thứ cho giặc và tay sai của giặc nhưng còn quên thì sẽ không bao giờ quên. Không bao giờ quên đi được các tội ác Mỹ ngụy. Và gọi là ngụy vì chúng nó là giả mà còn vì chúng nó là lũ tàn ác dã man. Chúng nó là ngụy, không phải là 1 quốc gia nhà nước song song với một quốc gia nhà nước Việt Nam chính thống chính danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên Ngôn Độc Lập 1945. Bảo Đại đã trao lại ấn kiếm và nói câu đãi bôi Tớ thà làm công dân 1 nước độc lập hơn làm vua 1 nước nô lệ. Nhưng ai mà không biết Bảo Đại chỉ là 1 thằng mê gái và 1 thằng bán nước hết lần này đến lần khác, bán nước lần 1 (pháp thuộc), bán nước lần 2 (phát xít Nhật), bán nước lần 3 (Pháp 1948). Thế "quốc kỳ" của Bảo Đại thời Pháp là cờ gì? Chính là cờ 3 que chứ cờ nào. Chính đám quân đội cuốc da này đánh thay chết thay cho Pháp ở ĐIỆN BIÊN PHỦ, thế còn không phải ngụy thì đến thế nào mới là ngụy? Gọi ngụy là chuẩn như Lê Duẩn rồi còn gì nữa. Không còn từ nào chuẩn hơn chính xác hơn.

    Trả lờiXóa
  27. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 21:13 7 tháng 2, 2018

    VỀ KARL MARX

    Tôi vừa đọc hai bài báo trên BBC có đề cập đến Karl Marx.
    Tôi xin trích chỗ họ viết về Marx, đưa về đây.

    1. Bài "Làm cách nào để lưu danh muôn thuở?" của Zaria Gorvett.
    Đọan ở tiểu mục: Chọn lựa sự nghiệp cẩn trọng:

    "Vào năm 2013, một nhóm nhà khoa học bắt đầu săn tìm học giả có ảnh hưởng nhất thế giới. Họ lùng sục Internet để tìm xem ai là người thường được nhắc tới nhất và tiến hành một phân tích phức tạp. Kết quả người thắng cuộc là Karl Marx".
    (Bài đăng ngày 6-2-2018).

    2. Bài có tựa "5 Điều Đáng Nhớ Vè Karl Marx".
    Tiểu mục 5: Suốt đời ốm yếu nhưng di sản thọ lâu.
    "Dù cuộc đời đầy vấn đề và các tác phẩm để lại gây nhiều tranh cãi, vừa được tôn thờ, vừa bị phỉ báng, Marx vẫn là nhân vật có ảnh hưởng lớn đến thế giới hôm nay.
    Ở Đức, do hệ thống cộng sản không còn được ửng hộ, vẫn có điều tra dư luận hồi 2004 cho rằng ông là 'người Đức vĩ đại thứ 3' trong lịch sử.
    Năm 2013, một nhóm nhà khoa học bắt đầu săn tìm học giả có ảnh hưởng nhất thế giới từ xưa tới nay. Họ tìm trên Internet để tìm xem ai là người thường được nhắc tới nhất và các phân tích phức tạp đem lại kết quả: người thắng cuộc là Karl Marx".
    (Bài này đăng hôm nay 7-2-2018).

    Trả lờiXóa
  28. IM LẶNG TRƯỚC CÁI XẤU LÀ ĐỒNG LÕA,CÁC BÁC CỨ LÊN TIẾNG LÀ NGỤY GIÀ NÓ CÚT

    Trả lờiXóa
  29. Xuân Trường VNlúc 12:13 8 tháng 2, 2018

    Tôi gặp các chủ chăn chỉ gọi họ là ông, nể lắm thì gọi là lm thôi. Không bao giờ gọi họ là "cha". Tôi chỉ có 1 người cha. Và ba tôi tự hào là 1 chiến sĩ Cụ Hồ, 1 người tù Côn Đảo, bị bọn tay sai Pháp Mỹ tra tấn ở nơi địa ngục trần gian. Đây mới chính là bọn đã giết người bừa bãi ở Huế và cả miền Trung và miền Nam. Trước đó Ngô Đình Cẩn tàn ác kinh hoàng, bị người Huế gọi là bạo chúa miền Trung. Giờ mỗi khi lạnh, mưa, ba tôi lên từng cơn nhói đau bởi các đòn roi lâu ngày của bọn việt gian bán nước , bị chấn thương nội thương không lành hẳn được. Mỗi khi ở trần thấy đầy vết thương rõ ràng. Do đó không bao giờ quên được tội ác Mỹ ngụy khi mà hội chứng chiến tranh vẫn còn quá rõ ràng trên thực tế, trong xã hội. Khi ba tôi ở trần trong nhà mọi người nhìn thấy các vết thương đó, không thể tưởng tượng ra đó là các vết thương của nơi khác gây nên. Đó rõ ràng là dấu tích tội ác, các vết thương đó chính là do tội ác giặc Mỹ và bọn tay sai của chúng gây ra. Ngụy quyền sài gòn như mọi người đã nói, dẫn nguồn, nó là 1 tổ chức tội ác tội phạm, nó là 1 thành phần chính trị phản quốc, cõng rắn cắn gà nhà, tội đồ dân tộc, hoạt động chính trị phi pháp, khủng bố, với bản chất tay sai và còn có tính chất nô lệ, nô tài của giặc, làm trâu ngựa khuyển mã cho địch vì bơ thừa sữa cặn.

    Trả lờiXóa