Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

CHỈ CÓ CON GÁI CỰU BỘ TRƯỞNG NGUYỄN BẮC SON MỚI CỨU ĐƯỢC BỐ THOÁT ÁN TỬ!

Cựu bộ trưởng bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son.
* Ông Nguyễn Bắc Son có cửa thoát án tử hay không?
Hôm qua, Thứ Ba, ngày 3/9/2019, Google.tienlang đăng bài "Kinh khủng- 69 ÁN TỬ HÌNH CHỜ ĐỢI CỰU BỘ TRƯỞNG NGUYỄN BẮC SON!"
Một bạn đọc vốn yêu mến Google.tienlang là bạn Trang- Saigon có còm như dưới đây.
----
Một số báo vừa đăng những bài viết cho biết, Nguyễn Bắc Son có nhiều tình tiết giảm nhẹ như có nhiều bằng khen giấy khen, khai báo thành khẩn. tự giác khắc phục hậu quả...
Vâng, vì có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên tôi đề nghị Quý Tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt, miễn cho ông ta tổng cộng 68 án tử hình!
Giữ lại MỘT án tử hình thôi!

----
Nói như bạn Trang- Saigon thì có vẻ như kiểu gì ông Nguyễn Bắc Son cũng phải...nhận án TỬ?
Là trang web chuyên về pháp luật, Google.tienlang không đồng tình với quan điểm của bạn Trang- Saigon.
Bởi Bộ luật Hình sự năm 2015 có một điểm rất mới so với các bộ luật trước đó được quy định ở điểm c Khoản 3 Điều 40 như sau.
"
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn."

Đây là quy định có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hồi tài sản tham ô, hối lộ. Bởi, mục tiêu cuối cùng trong việc xử lý các vụ án kinh tế tham nhũng là thu hồi tối đa tài sản tham ô, hối lộ. Nếu xử lý tử hình tội phạm tham nhũng thì Nhà nước không thu hồi lại được tiền, mục đích cuối cùng không đạt được. Do vậy, quy định tại Điều 40 BLHS đã khuyến khích tội phạm ăn năn hối cải, bồi hoàn tài sản chiếm đoạt trái quy định,  có các biện pháp khắc phục hậu quả, giúp Nhà nước thu hồi tài sản một cách thuận lợi.

* Chỉ có cô Nguyễn Thị Thu Huyền- con gái ông Nguyễn Bắc Son mới cứu được bố thoát án tử.
Theo Kết luận điều tra, ông Nguyễn Bắc Son khai nhận,  sau khi nhận 3 triệu đô, ông đã đưa cho con gái là Nguyễn Thị Thu Huyền khoảng 10 lần, mỗi lần 300.000-400.000 USD. Lời khai nhận này của ông Nguyễn Bắc Son có thể tin được, dù hiện nay cô Huyền bác bỏ. Theo chúng tôi, lý do cô Huyền phủ nhận lời khai của bố là bởi cô lo sợ rằng nếu thừa nhận thì bản thân cô cũng sẽ bị khởi tố về tội Rửa tiền. Nộp tiền ra không có lợi gì cho bố mà bản thân lại vào tù thì nộp làm gì?
Google.tienlang cũng không đồng tình với phát biểu của Luật sư 
Nguyễn Văn Dũ, Đoàn Luật sư TP.HCM trên báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tại bài Vụ AVG: Nộp lại tiền nhận hối lộ có thoát án tử?, rằng "Quy định miễn án tử hình nếu nộp 3/4 tài sản nhận hối lộ chỉ áp dụng sau khi đã có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa. Còn trước khi xét xử bị can, dù có nộp lại đủ số tiền nhận hối lộ để khắc phục hậu quả đi chăng nữa thì vẫn chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ theo Điều 51 BLHS."
Xét về mặt câu chữ, phát biểu của Luật sư Nguyễn Văn Dũ là rất sát với điểm c Khoản 3 Điều 40 BLHS mà chúng tôi đã trích dẫn ở trên. Nhưng nếu xét về nguyên tắc pháp luật thì phát biểu này trái với Nguyên tắc xử lý, quy định tại Điều 3 BLHS "Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra."
Phát biểu của Luật sư Nguyễn Văn Dũ cũng trái với Điều 31 BLHS về Mục đích của hình phạt. "Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm."
Trên báo VOV hôm nay, ngày 4/9/2019, tại bài 
Vụ Mobifone mua AVG: 2 cựu Bộ trưởng nhận hối lộ đốidiện mức án nào? Luật sư Nguyễn Minh Long (Công ty luật Dragon, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nói sai sự thật về vụ án Hà Văn Thắm- Nguyễn Xuân Sơn. Ông Nguyễn Minh Long nói như sau.
"Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn – cựu Tổng giám đốc OceanBank bị tuyên án tử hình về 3 tội: Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản.
Tuy nhiên, Tòa thấy rằng bị cáo Nguyễn Xuân Sơn đã thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra. Ngoài ra, vợ của Nguyễn Xuân Sơn cho biết sẽ nộp 32 tỉ đồng khắc phục một phần thiệt hại cho chồng. HĐXX kiến nghị giảm từ tử hình xuống chung thân với bị cáo Sơn sau khi khắc phục 3/4 hậu quả..." 
Sự thật thì tại bản án phúc thẩm ngày 04/05/2018, HĐXX phúc thẩm vẫn tuyên Y án tử hình với Nguyễn Xuân Sơn. Còn chuyện "
kiến nghị giảm từ tử hình xuống chung thân" chỉ là câu nói của ai đó ngoài bản án. Bởi đến ngày xét xử phúc thẩm, gia đình bị cáo cũng mới chỉ nộp lại có 5 tỷ đồng. Ngay ở phiên phúc thẩm, vợ của bị cáo mới chỉ nói "SẼ nộp 32 tỷ" nhưng đến nay đã thấy nộp thêm đồng nào đâu?
Vụ Dương Chí Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines), theo bản án hình sự phúc thẩm số 235/2014/HSPT ngày 7/5/2014 của TAND Tối cao tại Hà Nội thì Dũng phải bồi thường hơn 100 tỷ.
Đến nay cơ quan Thi hành án đã xử lý hết các tài sản  của Dũng đã kê biên nhưng vẫn không đủ. Dũng vẫn nợ 88 tỷ đồng. Cơ quan thi hành án hình sự chưa xử bắn Dương Chí Dũng có lẽ vì vẫn đang đợi gia đình bị án nộp tiền?
Tóm lại, từ khi có quy định mới ở 
điểm c Khoản 3 Điều 40 BLHS BLHS 2015 (miễn án tử hình nếu nộp 3/4 tài sản tham nhũng, hối lộ) đến nay, điều khoản này chưa cọ sát với thực tiễn xét xử, chưa có bị án nào được miễn án tử theo quy định mới này. Như vậy, mục tiêu cuối cùng trong việc xử lý các vụ án kinh tế tham nhũng là thu hồi tối đa tài sản tham ô, hối lộ vẫn chưa đạt được. Nói cách khác, quy định mới ở điểm c Khoản 3 Điều 40 BLHS (miễn án tử hình nếu nộp 3/4 tài sản tham nhũng, hối lộ) chưa đi vào cuộc sống! Đến nay, đang xảy ra vụ án Nguyễn Bắc Son, ta mới có dịp suy nghĩ kỹ về quy định mới ở điểm c Khoản 3 Điều 40 BLHS (miễn án tử hình nếu nộp 3/4 tài sản tham nhũng, hối lộ).
Phát biểu của LS Nguyễn Văn Dũ cho ta thấy rõ sự bất công, sự vô lý của điểm c Khoản 3 Điều 40 BLHS - "Quy định miễn án tử hình nếu nộp 3/4 tài sản nhận hối lộ chỉ áp dụng sau khi đã có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa. Còn trước khi xét xử bị can, dù có nộp lại đủ số tiền nhận hối lộ để khắc phục hậu quả đi chăng nữa thì vẫn chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ theo Điều 51 BLHS"!
Tại sao lại vô lý như vậy? Pháp luật khuyến khích sự thành khẩn, sự ăn năn hối cải kia mà? Nếu nộp 3/4 tài sản sớm thì phải có ý nghĩa hơn so với trường hợp cố ý trì hoãn chứ?
Google.tienlang kiến nghị, trước mắt, để giải quyết vụ án cụ thể Nguyễn Bắc Son, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần sớm có Nghị quyết giải thích về 
điểm c Khoản 3 Điều 40 BLHS theo hướng "Nếu nộp 3/4 tài sản sớm thì phải có ý nghĩa hơn so với trường hợp cố ý trì hoãn" và về lâu dài, Quốc hội phải chỉnh sửa  điểm c Khoản 3 Điều 40 BLHS theo hướng này.

Google.tienlang tin tưởng rằng số tiền 3 triệu đô mà ông Nguyễn Bắc Sơn nhận hối lộ hiện vẫn đang được cất giấu đâu đó. Dù ông Nguyễn Bắc Son đang đối mặt với 
69 ÁN TỬ HÌNH thì ông vẫn còn một cửa thoát án tử!
Và chỉ có cô con gái ông Nguyễn Bắc Son - Nguyễn Thị Thu Huyền mới cứu được bố thoát án tử bằng cách sớm nộp lại khoản tiền mà cô đã nhận từ bố. Chúng tôi tin rằng sẽ chẳng ai khởi tố cô về tội rửa tiền đâu. Quy định ở 
điểm c Khoản 3 Điều 40 BLHS là quy định rất mới, chưa từng được áp dụng trong thực tiễn nên không tránh khỏi sự hiểu biết, giải thích chưa thống nhất. Mong cô Nguyễn Thị Thu Huyền dũng cảm là người đầu tiên thực thi quy định mới này. Các cơ quan bảo vệ pháp luật, các Đại biểu quốc hội và quần chúng nhân dân luôn ủng hộ, khuyến khích sự thành khẩn, sự ăn năn hối cải.

Lê Hương Lan

26 nhận xét:

  1. Trần Thị Thuậnlúc 23:07 4 tháng 9, 2019

    Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của bạn Lê Hương Lan trong bài này.
    Thật không hổ dang chủ trang web chuyên vầ pháp luật.

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sau ít giờ nữa, Nhận xét của bạn lala23:24 4 tháng 9, 2019 sẽ bị xóa vì lý do Vi phạm Nội quy Văn hóa và lạc đề.
      ---
      NỘI QUY VĂN HÓA GOOGLE.TIENLANG
      http://googletienlang2014.blogspot.com/p/ve-noi-quy-googletienlang.html

      Xóa
  3. Nguyễn Đức Kiênlúc 06:49 5 tháng 9, 2019

    Tôi ủng hộ quan điểm của các bạn trẻ chủ trang Google.tienlang.
    Từ trước đến nay, dù ở thời đại nào, tử hình cũng luôn là biện pháp cuối cùng để ngăn chặn các hành vi phạm tội.
    Theo điều 40 Bộ luật Hình sự 2015: Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do bộ luật này quy định.

    Nghiên cứu các quy định về hình phạt tử hình trong các BLHS nêu trên, chúng ta thấy rõ rằng xu hướng giảm hình phạt tử hình là chủ yếu.

    Lần sửa đổi BLHS năm 1997 có 44 tội danh áp dụng hình phạt tử hình, BLHS năm 1999 còn 29 tội, đến BLHS năm 2009 giảm xuống còn 22 tội. BLHS 2015 chỉ còn 18 tội ác bị phạt tử hình.

    Một số tội danh đã bỏ hình phạt tử hình, thậm chí như tội Cướp tài sản.
    Riêng đối với trường hợp người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản , tội nhận hối lộ, tuy vẫn giữ hình phạt tử hình song vẫn có điểm mới là mở lối thoát cho họ ở điểm c Khoản 3 Điều 40. Lý giải cho việc này là bởi vì đối tượng của nhóm tội phạm này là tiền tham ô, do đó, quy định này nhằm thúc đẩy kẻ phạm tội hoàn trả số tiền này xung công quỹ nhà nước thì đem lại hiệu quả cao hơn và nó cũng là mục đích chính của công cuộc phòng chống tham nhũng .

    Báo chí nói chung, kể cả báo mạng như trang Google.tienlang có chức năng hướng con người đến CHÂN THIỆN MỸ, khuyến khích cái THIỆN và trừng trị cái ÁC.
    Đọc các tờ báo, tôi thấy chỉ có ở Google.tienlang là làm tốt chức năng này hơn cả.

    Trả lờiXóa
  4. Ông Bắc Son thực hiện đúng câu chế nhạo của dân ta: "hy sinh đời bố, củng cố đời con", phải không cô Hương Lan?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cựu Chiến binhlúc 08:31 5 tháng 9, 2019

      Bác Bình Minh ạ,
      Theo Cơ quan điều tra thì ông Son cũng thành khẩn khai báo. Nhưng không được đề Cơ quan điều tra nghị áp dụng chính sách đặc biệt như Lê Nam Trà, Phạm Nhật Vũ... là bởi ông mới chỉ nộp ra 500 triệu trong tài khoản của ông ta thôi, còn các bị can kia đã nộp hết tài sản đã chiếm đoạt.

      Ông Son dù cũng muốn nộp hết nhưng ông ta trong trại giam, tiền thì đã tẩu tán hết. Lấy gì nộp?

      Vậy nên, đúng như các bạn chủ trang đã đề xuất, hãy mở lối cho cô con gái ông Son mang tiền đến nộp.
      Nếu cứ đe, mày mà nộp thì bố mày cũng không được miễn án tử và tao khởi tố bắt giam mày, thì dại gì cô con gái mang tiền đi nộp?

      Thà rằng "hy sinh đời bố để củng cố đời con" vậy!

      Xóa
  5. Chiều 4-9, tiếp tục phiên họp toàn thể thứ 13, Ủy ban Tư pháp tiến hành thẩm tra báo cáo phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Chính phủ.
    Trình bày báo cáo, Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm cho hay: Trong năm 2019, công tác PCTN tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh, “không dừng”, “không nghỉ”, “không chùng xuống” với cách làm bài bản, quyết liệt, đồng bộ, đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn; được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

    Theo ông Liêm, tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng có tiến bộ đáng kể nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều giá trị tài sản bị chiếm đoạt, gây thiệt hại.

    Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng thời gian qua “có nhiều con số tiến bộ”. Bà Hoa dẫn chứng: Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN, Chính phủ báo cáo tài sản tham nhũng thu hồi chỉ khoảng 7,8%. Năm 2018, con số này là 38%...

    Tuy nhiên, theo bà, qua thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tỉ lệ thu hồi ngày càng giảm đi. “Qua 37 vụ mà Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN chỉ đạo, đến giai đoạn thi hành án chỉ thu được hơn 13%” - bà dẫn chứng và đặt hàng loạt câu hỏi: Các cơ quan tố tụng đã thực sự quyết liệt, thực hiện các biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu chưa, có động viên, thuyết phục bị can, bị cáo nộp lại tài sản tham nhũng, tài sản chiếm đoạt của Nhà nước?...

    Nhắc lại vụ bị can Nguyễn Bắc Son thừa nhận đã nhận hối lộ 3 triệu USD, bà cho rằng “người đưa và người nhận nhận thế thôi nhưng thực sự thu hồi được bao nhiêu chưa rõ”.

    “Ngoài việc bị can Nguyễn Bắc Son nói sẽ nộp lại 500 triệu trong tài khoản VCB, bị can Lê Nam Trà nộp lại 2,5 triệu USD. Còn số tiền 3 triệu USD của bị can Nguyễn Bắc Son chưa thấy phương hướng gì?” - bà Hoa nói. Bà cũng cho rằng việc thu hồi tài sản tham nhũng vẫn là vấn đề nan giải khi qua đối chất giữa hai cha con ông Son, cha thì bảo có đưa tiền nhưng con gái bảo không nhận.

    Trả lờiXóa
  6. Cảm ơn chị Lê Hương Lan đã chỉ ra cái sai trong ý kiến hôm qua của em!
    Tâm phục khẩu phục!

    Trả lờiXóa
  7. Bài này rất hay.
    Nhưng có lẽ chỉ những người làm công tác pháp luật hoặc đã từng học Luật mới thấy hết cái hay của bài này.
    Chứ những nhà báo không học luật và ngay những Đại biểu Quốc hội không học luật thì chắc không thể thấy hết cái hay ở bài này.

    Thật tiếc, cơ quan soạn thảo BLHS 2015 và các Đại biểu quốc hội khi thảo luận thông qua BLHS và tất cả mọi người khác đã không nhìn ra sự bất cập ở điểm c Khoản 3 Điều 40 BLHS 2015.

    Điểm c Khoản 3 Điều 40 BLHS 2015 đã KHÔNG THỂ ĐI VÀO CUỘC SỐNG- VÌ SAO?

    Tôi đề nghị các bạn chủ trang sẽ trở lại chủ đề này nhiều lần nữa. Cho đến khi điều này được Quốc hội sửa đổi.

    Trả lờiXóa
  8. Trần Thị Thuậnlúc 16:02 5 tháng 9, 2019

    Nhìn chung, lần soạn thảo và thông qua BLHS 2015 này chất lượng rất kém.
    Đầu tiên là lỗi ở cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ tư pháp do ông Hà Hùng Cường (Bộ trưởng Bộ Tư pháp vào thời điểm cơ quan này chủ trì soạn thảo BLHS 2015).
    Sau là lỗi ở Ủy ban thường vụ QH.

    Điều này khiến BLHS 2015 vừa được chủ tịch nước công bố (ngày 09 tháng 12 năm 2015) thì nhân dẫn đã phát hiện rất nhiều lỗi nên ngày 30/6/2016, Chủ tịch nước lại phải công bố Nghị quyết lùi hiệu lực BLHS. Dự kiến ban đầu BLHS 2015 có hiệu lực từ 1/7/2016 nhưng vì có những sai sót, QH phải biểu quyết sửa đổi vào năm 2017 nên phải lùi hiệu lực đến 1/1/2018.

    Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp ở VN, một bộ luật vừa thông qua, sắp có hiệu lực nhưng phải Lùi hiệu lực.

    Về vấn đề này, ở Google.tienlang cũng đã có bài phản ánh.

    ---
    Sự cố Bộ luật Hình sự 2015: BẤT CẬP TRONG QUY TRÌNH LÀM LUẬT TỪ GÓC NHÌN CỦA MỘT NGHỊ SĨ ĐƯƠNG NHIỆM
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2016/06/su-co-bo-luat-hinh-su-2015-bat-cap.html

    Trả lờiXóa
  9. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 16:45 5 tháng 9, 2019

    Theo luật pháp thì sẽ xem xét ân giảm tội trạng khi người vi phạm thành khẩn khai báo hợp tác với cơ quan điều tra và nộp trả tài sản chiếm đoạt theo quy định.
    Nhưng theo luân lý thì trường hợp của ông Bắc Son này tội nặng lắm chứ không đơn giản đâu. Đó là tội của bản thân ông ấy và ông ấy làm cho con gái ông cùng phạm tội; cha hư hỏng làm hỏng luôn con thì tội phải gấp đôi chứ phải không các bạn?

    Xin chuyển qua chuyện hôm nay:
    Chiều tối nay đội tuyển Việt Nam đá với Thái Lan trên sân nhà người ta, người Thái cay cú lắm vì bị Việt Nam chiếm mất ngôi đầu ĐNÁ; nay họ quyết phục thù lấy lại cái đã mất. Họ thuê HLV giỏi, tập trung cầu thủ giỏi, che giấu bài khi tập luyện, v.v...là quyết tâm cao từ lãnh đạo xuống tới từng cầu thủ. Phía Việt Nam, cũng có bài của mình do ông thầy người Hàn Quốc, tài năng bài binh bố trận để đánh trả voi chiến Thái lan. Người hâm mộ Việt Nam thấy cầu thủ của ta ít có nhân tố mới, những gương mặt cũ người thì chấn thương chư khỏi 100%, người thì ra nước ngoài nhưng không được xung trận nhiều như Công Phượng, hay người thì phải thi đấu quá nhiều như Quang Hải có bị giảm sút phong độ không? Trận này mà Việt Nam thắng Thái Lan nữa thì đúng là ông thầy người Hàn quốc này quá giỏi, trả lương 50.000USD cũng chưa xứng đáng. Và cái chuyện tuyển Việt Nam 'sợ' tuyển Thái Lan sẽ biến mất một cách triệt để.

    Mong và chúc đội tuyển Việt Nam dành ít nhất 1 điểm trước Thái Lan.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Thép ạ,
      Tôi không phản đối bác rằng tội ông Son là "nặng lắm".
      Chính vì "nặng lắm" nên các bạn gái chủ trang Google.tienlang mới có bài
      Kinh khủng- 69 ÁN TỬ HÌNH CHỜ ĐỢI CỰU BỘ TRƯỞNG NGUYỄN bẮC SON
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2019/09/kinh-khung-69-tu-hinh-cho-oi-cuu-bo.html

      Nhưng nay Quốc hội thông qua điểm mới là điểm c Khoản 3 Điều 40.
      --
      " "3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
      c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.""

      Vậy thì cần làm sao đó để điểm mới này đi vào cuộc sống chứ?

      Theo tôi biết, như chị Trần Thị Thuận nói trên kia, BLHS 2015 có hiệu lực từ 1/1/2018 nhưng Quốc hội từng có nghị quyết quy định, tất cả những quy định có lợi cho bị can bị cáo trong BLHS 2015 thì vẫn được áp dụng kể từ ngày BLHS này công bố lần đầu, tức ngày 09 tháng 12 năm 2015.

      Như vậy, điểm c Khoản 3 Điều 40 thực tế đã có hiệu lực 4 năm nay.
      Nhưng tại sao QUY ĐỊNH MỚI NÀY KHÔNG ĐI VÀO CUỘC SỐNG???

      Đó là vấn đề mà các ĐBQH và nhân dân đang quan tâm.

      Xóa
  10. Cựu Chiến binhlúc 17:53 5 tháng 9, 2019

    Tiếp lời cụ Thép trên kia, tôi xin phép chủ nhà cho các cồng sĩ tạm nghỉ tối nay về vấn đề pháp luật, về vụ Son siếc để ... XEM BÓNG ĐÁ!
    * 19h00 ngày 5/9: Thái Lan vs Việt Nam
    https://www.youtube.com/watch?v=3wjrnA5fVJ8
    https://www.youtube.com/watch?v=579BFVCLl6s
    https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv5.htm
    https://www.vtc.gov.vn/kenh/VTC1
    (Trận Thái Lan đấu với Việt Nam được trực tiếp trên VTC1, VTC2, VTC3, VTC9, các kênh VOV, VTV5, VTVCab, HTV Thể thao, THVL,Truyền hình Nhân dân, BTV2 và K+PM).

    Trả lờiXóa
  11. Thông tin mới nhất, Văn Hậu dự bị, Tuấn Anh, Tiến Linh bất ngờ đá chính

    Trả lờiXóa
  12. Cách đây ít phút, danh sách ra sân của ĐT Việt Nam trong trận gặp Thái Lan đã được công bố. Và khá bất ngờ khi HLV Park Hang Seo đã đặt niềm tin vào Tuấn Anh, Tiến Linh ở trận này.

    Ít giờ trước trận thư hùng giữa hai đội tuyển Việt Nam và Thái Lan ở vòng loại World Cup, danh sách ra sân của ĐT Việt Nam đã được công bố.

    Và thầy Park đã gây bất ngờ lớn với giới truyền thông và người hâm mộ khi trao cơ hội đá chính ngay từ đầu cho tiền vệ Nguyễn Tuấn Anh, nhạc trưởng tuyến giữa của HAGL.

    Tại V-League mùa này, Tuấn Anh đã thi đấu rất cố gắng. Anh thi đấu khá tròn vai ở vị trí tiền vệ trụ. Là cầu thủ sở hữu kỹ thuật cá nhân tốt, Anh 'nhô' có khả năng thoát pressing cực tốt. Và đây cũng là lý do cầu thủ người Thái Bình được ông thầy người Hàn Quốc tin tưởng sử dụng ở trận đấu tới.

    Bên cạnh Tuấn Anh, HLV Park Hang Seo cũng để tiền đạo trẻ Tiến Linh đá chính ngay từ đầu. Có lẽ thầy Park muốn Tiến Linh thi đấu xông xáo hơn, thay vì tiếp tục sử dụng 'lão tướng' Anh Đức.

    Một cầu thủ dự bị cũng sẽ đá chính từ đầu là trường hợp của Nguyễn Phong Hồng Duy. Anh sẽ thay thế Văn Hậu đá chính bên hành lang cánh trái. Đây cũng là một quyết định bất ngờ của thầy Park khi nhiều người tin tưởng vị trí đó sẽ thuộc về Văn Thanh, cầu thủ vẫn được đánh giá cao hơn Hồng Duy.

    Ngoài 3 vị trí trên, những vị trí còn lại vẫn được giữ nguyên. Trước khung gỗ là thủ thành Văn Lâm. Phía trên anh là bộ 3 trung vệ Ngọc Hải, Tiến Dũng, Duy Mạnh. Trọng Hoàng đá cánh phải. Hùng Dũng đá giữa còn Quang Hải và Văn Toàn đá lệch cánh. Với một đội hình trẻ trung, giàu tốc độ, ĐT Việt Nam hoàn toàn có thể hướng tới một kết quả tốt trong màn đọ sức với người Thái sắp tới.

    Trả lờiXóa
  13. ĐT Việt Nam sẽ sử dụng trang phục với màu đỏ truyền thống trong chuyến làm khách đến xứ sở Chùa Vàng chiều tối nay (5/9). Trong khi đó, đội chủ nhà Thái Lan cũng sẽ ra sân trong trang phục màu xanh quen thuộc.

    Dưới thời HLV Park Hang Seo, trang phục màu đỏ có thể coi là một yếu tố may mắn với ĐT Việt Nam. Trong năm 2019, với bộ đồng phục thi đấu màu đỏ, ĐT Việt Nam từng làm nên lịch sử ở Asian Cup 2019 khi đánh bại Jordan và lọt vào tứ kết giải đấu số 1 châu Á trên đất Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

    Không những thế, cũng với trang phục này, ĐT Việt Nam đã đánh bại chính Thái Lan 1-0 ở King's Cup 2019 (khi ấy Thái Lan sử dụng quần áo màu vàng). U23 Việt Nam cũng đã "hủy diệt" U23 Thái Lan với tỉ số 4-0 ở vòng loại U23 châu Á 2020 trên sân Mỹ Đình trong trang phục màu đỏ.

    Trả lờiXóa
  14. Anh Quang Huy dự đoán đúng!
    Kết quả 0 - 0!
    VN được 1 điểm!

    Trả lờiXóa
  15. Được bạn bè mách bảo, hôm nay, lần đầu tiên tôi đến Google.tienlang đọc bài này. Lập luận của tác giả có lý có tình.
    Tôi ủng hộ!
    Mong sao kiến nghị của tác giả sớm đến được tai các vị có trách nhiệm.
    Vấn đề tác giả kiến nghị là MỞ LỐI cho cô con gái ông Nguyễn Bắc Son dũng cảm thực thi quy định mới của pháp luật, tự nguyện mang tiền đến nộp.

    Và kiến nghị của tác giả, không chỉ để phục vụ cho một vụ án Nguyễn Bắc Son mà còn để phục vụ cho xử lý tất cả các đại án tham nhũng ngàn tỷ khác nữa.

    Toàn bộ bài này rất hay.
    Đặc biệt là đoạn này.
    ---
    "Tóm lại, từ khi có quy định mới ở điểm c Khoản 3 Điều 40 BLHS BLHS 2015 (miễn án tử hình nếu nộp 3/4 tài sản tham nhũng, hối lộ) đến nay, điều khoản này chưa cọ sát với thực tiễn xét xử, chưa có bị án nào được miễn án tử theo quy định mới này. Như vậy, mục tiêu cuối cùng trong việc xử lý các vụ án kinh tế tham nhũng là thu hồi tối đa tài sản tham ô, hối lộ vẫn chưa đạt được. Nói cách khác, quy định mới ở điểm c Khoản 3 Điều 40 BLHS (miễn án tử hình nếu nộp 3/4 tài sản tham nhũng, hối lộ) chưa đi vào cuộc sống! Đến nay, đang xảy ra vụ án Nguyễn Bắc Son, ta mới có dịp suy nghĩ kỹ về quy định mới ở điểm c Khoản 3 Điều 40 BLHS (miễn án tử hình nếu nộp 3/4 tài sản tham nhũng, hối lộ).
    Phát biểu của LS Nguyễn Văn Dũ cho ta thấy rõ sự bất công, sự vô lý của điểm c Khoản 3 Điều 40 BLHS - "Quy định miễn án tử hình nếu nộp 3/4 tài sản nhận hối lộ chỉ áp dụng sau khi đã có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa. Còn trước khi xét xử bị can, dù có nộp lại đủ số tiền nhận hối lộ để khắc phục hậu quả đi chăng nữa thì vẫn chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ theo Điều 51 BLHS"!
    Tại sao lại vô lý như vậy? Pháp luật khuyến khích sự thành khẩn, sự ăn năn hối cải kia mà? Nếu nộp 3/4 tài sản sớm thì phải có ý nghĩa hơn so với trường hợp cố ý trì hoãn chứ?
    Google.tienlang kiến nghị, trước mắt, để giải quyết vụ án cụ thể Nguyễn Bắc Son, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần sớm có Nghị quyết giải thích về điểm c Khoản 3 Điều 40 BLHS theo hướng "Nếu nộp 3/4 tài sản sớm thì phải có ý nghĩa hơn so với trường hợp cố ý trì hoãn" và về lâu dài, Quốc hội phải chỉnh sửa điểm c Khoản 3 Điều 40 BLHS theo hướng này. "

    Trả lờiXóa
  16. Đồng Thị Kim Thanhlúc 12:18 6 tháng 9, 2019

    Để cụ thể quy định mới ở điểm c K3 Điều 40 BLHS này, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP

    Điều 2. Về việc chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân đối với người đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án mà có đủ các Điều kiện quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 40 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13

    1. Kể từ ngày 09 tháng 12 năm 2015, người đã bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ và bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thi hành án tử hình mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân:

    a) Sau khi bị kết án, người bị kết án tử hình đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, Điều tra, xử lý tội phạm;

    b) Sau khi bị kết án, người bị kết án tử hình đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và lập công lớn.

    2. “Chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ” là sau khi bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, người bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ hoặc người bị kết án đã tích cực tác động để cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em và những người khác khắc phục hậu quả và những người này đã thực hiện việc nộp lại ít nhất ba phần tư giá trị tài sản mà người bị kết án đã tham ô, nhận hối lộ.

    3. “Hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, Điều tra, xử lý tội phạm” là sau khi bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, người bị kết án chủ động cung cấp những tin tức, tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho việc phát hiện, Điều tra, xử lý tội phạm liên quan đến tội phạm mà họ bị kết án (như: chỉ đúng nơi cất giấu vật chứng quan trọng giúp cơ quan chức năng thu hồi được vật chứng đó; khai báo và chỉ đúng nơi đồng phạm khác đang bỏ trốn; khai báo về tội phạm và người phạm tội mới liên quan đến tội phạm mà họ bị kết án...). Ngoài những trường hợp nêu trên, có thể xác định những trường hợp khác là “hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, Điều tra, xử lý tội phạm” nhưng phải được các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất áp dụng.

    4. “Lập công lớn” là sau khi bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, người bị kết án đã giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, truy bắt, Điều tra, xử lý tội phạm không liên quan đến tội phạm mà họ bị kết án; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác; có phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị lớn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Ngoài những trường hợp nêu trên, có thể xác định những trường hợp khác là “lập công lớn” nhưng phải được các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất áp dụng.

    5. Đối với người bị kết án tử hình thuộc trường hợp hướng dẫn tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm chủ trì, phối hợp với Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp rà soát, báo cáo ngay Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân.
    https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Nghi-quyet-01-2016-NQ-HDTP-huong-dan-ap-dung-quy-dinh-khoan-3-dieu-7-bo-luat-hinh-su-2015-316651.aspx

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc chị Đồng Thị Kim Thanh cũng đã thấy, mọi người cũng đã thấy.
      Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao chỉ Hướng dẫn Điểm c Khoản 3 Điều 40 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13. Do vậy, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao buộc phải trung thành với Nội dung của điểm này, tức là chỉ nói tới các trường hợp ĐÃ BỊ KẾT ÁN TỬ HÌNH.

      Nhưng ông Nguyễn Bắc Son thì CHƯA BỊ KẾT ÁN TỬ HÌNH!
      Nếu bây giờ, con gái ông Son mang nộp 3 triệu đô thì sao?

      Xóa
  17. NGUYỄN MẠNH CƯỜNGlúc 09:25 14 tháng 9, 2019

    Tham ô 1000 tỷ, bị khui ra 100 tỷ, nộp vào 75 tỷ, dính án tử hình rồi giảm xuống chung thân. Đi bóc lịch 15 năm ra tù được sợ hữu hơn 900 tỷ, con cháu ăn 3 đời không hết. Lúc ở tù có lắm tiền thì vẫn sướng như tiên. Mà ông quản giáo nào được quản mấy ông này thì sướng lây

    Trả lờiXóa
  18. Coi chừng tham nhũng nhiều mà không hưởng thụ được đấy

    Trả lờiXóa